Người Buôn Gió – Hướng về phương Bắc
12-11-2016
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) hội kiến Ủy viên thường vụ Bộ Chính trị – Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường chiều 8-4 |
Các câu trả lời dần dần hé mở ở những tháng sau đó. Đáp án chung đều chỉ về một dấu hiệu, đó là Việt Nam thắt chặt với Trung Quốc hơn, đồng thời xa cách thế giới phương Tây.
Quốc hội Việt Nam trước chuyến thăm của tổng thống Hoa Kỳ Obama đã làm một việc hy hữu, đó là bãi miễn chức vụ của các uỷ viên trung ương, bộ chính trị đã bị loại khỏi hàng ngũ quyền lực trong đảng trước đó ở đại hội đảng khoá 12. Tổng thống Hoa Kỳ Obama đến Việt Nam với một nghi thức đón tiếp tồi tệ , lạnh nhạt từ giới lãnh đạo mới của Việt Nam.
Trước chuyến thăm của Obama đến Việt Nam ít ngày, tập đoàn Formosa đóng ở Hà Tĩnh xả ra một lượng chất độc cực lớn, gây ô nhiễm môi trường 4 tỉnh miền Trung trầm trọng như một thảm hoạ lịch sử. Formosa là tập đoàn chủ người Đài Loan, nhưng phần hùn vốn ở Hà Tĩnh có đến ít nhất 70% từ Trung Quốc qua nhiều nguồn lắt léo khác nhau.
Chỉ sau sự đón tiếp nhạt nhẽo với tổng thống Hoa Kỳ ít ngày, Việt Nam dấy lên một cuộc chống tham nhũng ầm ĩ mà cách dạo đầu mang mầu sắc của Trung Hoa cổ xưa, đó là việc TBT Nguyễn Phú Trọng nhận tin trên báo chí về một chiếc xe sang đeo biển xanh. Từ đó ông Trọng chỉ đạo dắt dây đến việc thất thoát hàng ngàn tỷ ở Bộ Công Thương và Dầu Khí Việt Nam. Sự việc này lây lan nhanh chóng đến hai quan chức cấp cao là Đinh La Thăng đương kim bí thư thành uỷ Bắc Kinh, uỷ viên bộ chính trị khoá 12 và bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng đã về hưu . Xuất hiện nhiều bài báo tấn công hai quan chức này rất nặng nề từ phía chính thống cũng như trên mạng xã hội.
Thế nhưng, một điều lạ lùng là trong việc điều hành kinh tế thất thoát ở Bộ Công Thương, Dầu Khí Việt Nam còn liên quan đến những quan chức khác như các uỷ viên bộ chính trị đương nhiệm là Hoàng Trung Hải, Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ. Các vị này lại không hề được nhắc đến, mặc dù trong thời gian thất thoát tiền bạc ở Bộ Công Thương, Dầu Khí Việt Nam những vị này đều có vị trí quan trong liên quan. Ngay cả việc luân chuyển cán bộ được phanh phui sai trái song song với việc truy cứu thất thoát tiền này, cũng có những né tránh. Chẳng hạn không thấy nhắc đến vai trò của trưởng ban tổ chức trung ương Tô Huy Rứa.
Tất cả những người liên quan không được nhắc đến như Vương Đình Huệ, Nguyễn Xuân Phúc, Hoàng Trung Hải, Tô Huy Rứa đều có đặc điểm chung là không bộc lộ quan điểm thân thiện với Hoa Kỳ, không có thái độ làm Trung Quốc khó chịu. Trái lại những người bị nhắc đến như Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng đều có thái độ thân thiện với Hoa Kỳ. Nhất là Đinh La Thăng từng lớn tiếng mắng nhà thầu Trung Quốc và ủng hộ trường đại học do Hoa Kỳ mở tại Việt Nam. Vũ Huy Hoàng là người xúc tiếp thương thảo ký kết hiệp định TPP.
Chỉ có điểm giống nhau , bọn họ đều là cán bộ cao cấp của đảng cộng sản và đều có tài sản lớn, có anh em, con cái, bè cánh tham gia lũng đoạn đất nước.
Xin mời quý độc giả xem Video : NS. Tuấn Khanh: Chúng nó bán đất nước mình cho Trung Quốc thật rồi!
Cuộc tấn công tham nhũng có chọn lọc đối tượng của Nguyễn Phú Trọng, tức những đối tượng nào có thái độ thân thiện với Hoa Kỳ bị đem ra xử trước. Còn những đối tượng tham nhũng, bè phái, luân chuyển có vấn đề nhưng không thân Hoa Kỳ. Sẽ được để đó tính sau, hoặc có thể không bao giờ bị tính đến, nếu như quan hệ Việt Trung vẫn nồng thắm như bây giờ.
Quan hệ Việt Trung tăng cường tốc độ chóng mặt trong thời gian này. Các uỷ viên bộ chính trị trọng yếu như bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch, thường trực ban bí thư Đinh Thế Huynh, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc liên tiếp sang Trung Quốc ra mắt cầu kiến. Phía Trung Quốc cũng có những uỷ viên bộ chính trị cao cấp đến Việt Nam xem xét và truyền đạt chỉ đạo như bộ trưởng công an Quách Thanh Côn và uỷ viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc , chủ tịch nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang cũng đến Việt Nam và dự phiên họp của quốc hội Việt Nam. Tàu hải cảnh Trung Quốc cập bên Cam Ranh , 1000 thanh niên Trung Quốc đến Việt Nam giao lưu. Tất cả những hoạt động chính trị tầm vóc to lớn này diễn ra cấp tập trong vòng 3 tháng.
Trong cụm từ đối đáp ngoại giao Việt Trung xuất hiện hai từ ” thân thiết ”. Chúng được lặp đi lặp lại giữa hai bên được Thông Tấn Xã Việt Nam nhấn mạnh như chủ ý về tâm quan trọng. Trong cuộc gặp Trương Đức Giang, thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dùng từ thân thiết được mô tả trong đoạn viết từ tin của Thông Tấn Xã Việt Nam như sau.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng gửi lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình; Thủ tướng Lý Khắc Cường và lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Trung Quốc.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng dùng từ ” thân thiết ” như vậy.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng những thành công của Hội nghị Trung ương 6 vừa qua của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, và qua đồng chí Trương Đức Giang, gửi lời thăm hỏi thân thiết và lời chúc tốt đẹp tới Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc.
Chưa từng có trong lịch sử quan hệ ngoai giao Việt Trung mà cường độ thăm gặp, làm việc cấp độ cao lại diễn ra cấp tập trong thời gian ngắn ngủi vài tháng như vậy. Có lẽ Trung Quốc đã biết tận dụng thời khắc xung đột ý thức hệ của hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam, chớp được thời cơ bầu cử tổng thống Mỹ sẽ thành khoảng trống trong quan hệ Việt Mỹ. Lúc mà những nhân vật có ý thân Mỹ bị cô lập tại Việt Nam. Người Trung Quốc ráo riết đòi ông Trọng cùng bộ sậu lãnh đạo mới, những món nợ mà ông đã cam kết trước đây Trung Quốc đã giúp đỡ phe ông thắng lơi tại đại hội đảng 12.
Sự thắng lợi của phe Nguyễn Phú Trọng ở đại hội 12, gắn liền với những hoạt động gia tăng cường độ gắn bó với Trung Cộng sau đó của đảng cộng sản Việt Nam là điều ai cũng thấy rõ bằng mắt thường. Trong thời gian tới chuyện Việt Nam gắn bó, lệ thuộc vào Trung Quốc toàn diện hơn, sâu rễ hơn là điều tất yếu. Vận mạng đất nước và dân tộc Việt Nam đã chính thức bắt đầu công khai nằm trong tay những người phương Bắc vốn là kẻ thù truyền kiếp.
Tương lai đất nước Việt Nam này, có phát triển hay không?
Câu trả lời tuỳ thuộc vào quyết định của những người lãnh đạo Trung Quốc. Một khi lãnh đạo Việt Nam đã đồng lòng hướng về phương Bắc như thế, lẽ tất nhiên câu trả lời là vậy.