Tin Tức và Bình luận
Nhật Báo Ba Sàm
Các thách thức cho Donald Trump về chính sách đối ngoại
Posted by adminbasam on 13/11/2016
Tác giả: Joseph S. Nye
Dịch giả: Đổ Kim Thêm
09-11-2016
Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump trong chiến dịch tranh cử đã có đặt vấn đề về các liên minh và định chế đã củng cố cho trật tự của thế giới tự do, nhưng ông chỉ nêu ra vài chính sách cụ thể. Có lẽ một câu hỏi quan trọng nhất đã đề ra trong chiến thắng của ông là liệu giai đoạn lâu dài của toàn cầu hóa mà trào lưu này bắt đầu vào cuối Thế chiến II về cơ bản là đã kết thúc chưa.
Không tất yếu phải như vậy. Ngay cả khi các hiệp định thương mại như Đối tác Xuyên Thái Bình Dương và Đối tác Thương mại và Đầu tư Xuyên Đại Tây Dương thất bại và toàn cầu hóa về kinh tế chậm lại, thì công nghệ đang thúc đẩy toàn cầu hóa về sinh thái, chính trị và xã hội trong các hình thức của biến đổi khí hậu, khủng bố xuyên quốc gia và di dân – cho dù Trump thích các vấn đề này hay không. Trật tự của thế giới không chỉ là kinh tế, mà còn hơn thế và Hoa Kỳ vẫn là trung tâm của trật tự này. Đọc tiếp »
Nước Mỹ với Trump sẽ bị Bắc Kinh Lấn Lướt ở Châu Á
Posted by adminbasam on 11/11/2016
Nước Mỹ với tổng thống mới Donald Trump sẽ cho phép Bắc Kinh gia tăng ảnh hưởng và kiểm soát nhiều hơn ở châu Á. Việc Trump trở thành tổng thống đang làm cho các đồng minh lâu năm của Mỹ trong khu vực lo lắng, và đặt ra mối nguy cơ kinh tế và chiến lược cho Hoa Kỳ.
Với việc bầu chọn Donald Trump làm tổng thống, cử tri Mỹ cho thấy họ ủng hộ chủ nghĩa hướng nội “Mỹ trước hết”, và phản đối chính sách hướng ngoại toàn cầu hoá của Tổng thống Barack Obama. Đông Nam Á gần như chắc chắn sẽ thành chuyện bên lề và không còn được chú ý nhiều như thời Obama. Thương mại và an ninh trong khu vực sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.
Trump đã nói rõ là ông ta hoài nghi về giá trị của các liên minh ở châu Á, và thậm chí còn cho rằng Hàn Quốc và Nhật Bản nên được trang bị vũ khí hạt nhân để tự bảo vệ mình. Sự lạnh nhạt của Trump với an ninh của các đồng minh châu Á cho thấy một sự hiểu lầm cơ bản về lợi ích của Hoa Kỳ với các liên minh nước ngoài và các thỏa thuận chiến lược; điều có khả năng dẫn đến những tính toán sai mà hậu quả là các xung đột hạt nhân thảm khốc. Đọc tiếp »
“Cú sốc khó chịu” và “sự thể hiện dễ chịu” của Donald Trump
Posted by adminbasam on 11/11/2016P
Giáo sư – nhà xã hội học Mỹ Jonathan London, Đại học Leiden (Hà Lan) – hy vọng rằng, Mỹ và thế giới sẽ ổn dưới sự lãnh đạo của Tổng thống đắc cử Donald Trump, mặc dù với ông, kết quả bầu cử này là “một cú sốc khó chịu”.
– Ông nhận định thế nào về kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ? Có phải nước Mỹ chưa sẵn sàng cho một nữ tổng thống?
– Chiến thắng gây choáng váng của Donald Trump phản ánh 5 đặc điểm của nền chính trị đương đại Mỹ: Sự phân cực chính trị cực đoan của đất nước; Sự bất mãn lớn của dân chúng Mỹ về việc thực thi chính sách công cũng như sự nhận thức và thực tế rằng chính sách công không giúp cải thiện mức sống trong hơn 3 thập kỷ qua; Sự nhạy cảm sâu sắc của người dân Mỹ với thông điệp mị dân, đặc biệt là của cử tri da trắng ít học và cả với những người khác; Sự suy giảm chất lượng của diễn thuyết chính trị Mỹ, một phần do các phương tiện truyền thông cố áp đặt phong cách và chiến thuật “Hãy nhìn tôi” trên bản chất; và chiến lược thất bại của bà Hillary Clinton. Bà Clinton đáng nhẽ nên truyền tải thông điệp đến tất cả người Mỹ thì lại chọn chiến lược nhằm vào các nhóm riêng biệt, bỏ qua tầng lớp xã hội mà ở bất kỳ nước nào, mặc dù có lẽ đặc biệt là ở Mỹ, là một hiện tượng văn hóa. Đọc tiếp »
Hiện tình nước Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống ngày 08.11.2016
Posted by adminbasam on 11/11/2016Posted
Thạch Đạt Lang
10-11-2016
Cuộc bầu cử tổng thống của Mỹ ngày 08.11.2016 đã có kết quả chính thức, ông Donald Trump trở thành tổng thống thứ 45 của siêu cường số 1 trên thế giới.
Đây là cuộc bầu cử lạ lùng, nếu không muốn nói là đáng ghét nhất trong lịch sử nước Mỹ. Lần đầu tiên một tỉ phú chỉ biết kinh doanh địa ốc, không phe đảng, không biết gì về chính trị, không có kinh nghiệm ngoại giao, kiến thức, hiểu biết về quốc phòng, ăn nói bổ bả, vong mạng, bất cần đời…, tự ứng cử và đắc cử. Đối đầu với ông Trump là bà Hillary, cựu bộ trưởng ngoại giao, khôn ngoan, nhiều kinh nghiệm trên chính trường, am hiểu tình hình thế giới nhưng đồng thời có quá nhiều tai tiếng về sự trung thực trong khi làm việc.
Việc đắc cử tổng thống của ông Donald Trump gây ngạc nhiên lẫn thất vọng cho khá nhiều người vì những cuộc thăm dò dư luận cho đến sát ngày bầu cử cho thấy khả năng ông Trump thành tổng thống thứ 45 của Mỹ thấp hơn bà Hillary rất nhiều. Tuy nhiên điều mà ít người nghĩ đến là số lượng người da trắng đi bầu ở những tiểu bang quyết định thắng bại như Florida, Ohio, Pennsylvania… lên đến 70%, đa số bầu cho ông Trump. Đây là những người thuộc giai cấp lao động bị bỏ quên nhiều năm, nay họ thật sự muốn có một sự thay đổi toàn diện trong thể chế chính trị của Mỹ. Đọc tiếp »