Thử giải mã Thông Cáo chung của phái đoàn Tòa Thánh và CSVN – Lê Minh Nguyên

Cac Bai Khac

No sub-categories

Thử giải mã Thông Cáo chung của phái đoàn Tòa Thánh và CSVN – Lê Minh Nguyên
Theo history.com, Vatican là quốc gia nhỏ nhất thế giới. Bao quanh bởi một đường viền 2 dặm với nuớc Ý, Vatican là một quốc gia độc lập bao gồm hơn 100 mẫu Anh, bằng 1/8 kích thước của Công viên Central Park ở New York. Vatican được cai trị như một chế độ quân chủ tuyệt đối với Đức Giáo Hoàng là lãnh đạo tối cao (http://bit.ly/2eKkYQ9).
Tuy là quốc gia nhỏ nhất thế giới về phuơng diện địa dư, nhưng Vatican là chính quyền có ảnh hưởng và trị vì lâu dài nhất thế giới.
Nếu tính từ mốc thời gian năm 1,377 cho đến nay thì Vatican đã hiện hữu 639 năm. GS Nguyễn Ngọc Huy khi còn sinh tiền đã từng nhận xét, đây là một nhà nước lâu đời nhất thế giới, cho nên cũng già dặn kinh nghiệm ngoại giao nhất thế giới. Sứ mạng rao giảng Phúc Âm được Vatican khéo léo trong chính sách đối ngoại để tối đa hoá sự lan toả, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, hay trong các chế độ dân chủ hay độc tài nào. Sự khéo léo này được thể hiện ở Việt Nam Cộng Hòa trước năm 1975 hay Việt Nam Cộng Sản như hiện nay.
Sự khéo léo ngoại giao này của Vatican được cả thế giới biết đến và công nhận chứ không riêng gì ở VN hay chỉ một vài người thấy được. Một nhà tranh đấu VN có tiếng ở San Diego hôm trước gọi cho người viết cũng nêu lên vấn đề này khi thấy phái đoàn CSVN đi Vatican họp khoá thứ 6. Vị này tỏ ra lo lắng vì trước đây khi Chủ tịch nước CSVN, ông Nguyễn Minh Triết gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI tại Tòa thánh Vatican ngày 11/12/2009 thì sau đó Đức Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt ở Hà Nội được lệnh của Toà Thánh phải di chuyển, xảy ra sau biến cố đất đai ở Thái Hà và Tòa Khâm Sứ.
Do mối ưu tiên khác nhau giữa Toà Thánh (rao giảng Phúc Âm) và giáo dân (yêu nước) nên vị Giáo Sư này e ngại cuộc họp diễn ra từ ngày 24-26/10/2016 ở Vatican giữa phái đoàn CSVN do Ông Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao, hướng dẫn và phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Antoine Camilleri, Thứ trưởng ngoại giao, làm trưởng đoàn, sẽ cho ra kết quả giống như trường hợp của Đức TGM Ngô Quang Kiệt, nghĩa là các vị như Giám Mục Nguyễn Thái Hợp, Linh Mục Nguyễn Đình Thục, Linh Mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Trần Đình Lai… có thể được Toà Thánh di chuyển đi nơi khác để lo mục vụ.
Bây giờ ta thử xem qua Thông Cáo chung để giải mã những gì hai bên đã đồng ý (http://bit.ly/2eL4oCz). Trong Thông Cáo chung có các đoạn sau đây:
“Phía Việt Nam… cải tiến liên tục và cụ thể trên bình diện lập pháp và chính trị… liên tục tạo điều kiện dễ dàng cho sự dấn thân tích cực của Giáo Hội Công Giáo trong chính nghĩa quốc gia…”. – Ở đây ta thấy CSVN hứa hẹn với GIÁO HỘI (không phải giáo dân) là làm luật và cư xử chính trị thích ứng để GIÁO HỘI phát triển, với điều kiện phải phù hợp với “chính nghĩa quốc gia” tức với các chính sách của CSVN.
“Tòa Thánh… đã bày tỏ sự hài lòng với chính phủ Việt Nam vì đã quan tâm đến các nhu cầu của Giáo Hội Công Giáo, như việc khánh thành Học Viện Công Giáo mới đây và giúp tổ chức các buổi lễ…”. – Ở đây, ta thấy mối quan hệ tốt đẹp giữa Toà Thánh và CSVN, các công tác liên quan đến rao giảng Phúc Âm được CSVN tạo dễ dàng.
“Hai bên thỏa thuận rằng Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam sẽ tiếp tục lấy hứng từ giáo huấn của Giáo Hội liên quan đến việc thực hành ‘sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc’… Tòa Thánh cầu mong cộng đồng Công Giáo có thể tiếp tục cống hiến sự đóng giúp quí giá bằng cách cộng tác với các tác nhân khác trong xã hội Việt Nam, và phù hợp với luật pháp…” – Ở đây ta thấy Toà Thánh muốn GHCG Việt Nam lo việc đạo và sống hoà bình với CSVN (sống Phúc Âm giữa lòng dân tộc). Toà Thánh muốn giáo dân VN cộng tác để giải quyết các mâu thuẩn (cộng tác với các tác nhân khác) và tuân thủ luật pháp CSVN (phù hợp với luật pháp).
Trên đây là các điểm chính trong Thông Cáo chung. Qua các điểm này, người viết e ngại rằng giáo dân ở bốn tỉnh miền Trung và các vị lãnh đạo tinh thần khả kính sẽ ở trong một tâm trạng rất là khó xử, giữa một bên là sứ mạng rao giảng Phúc Âm như Toà Thánh mong muốn và một bên là lòng yêu nước muốn bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc. Cả hai đều hết sức quan trọng, nhưng nếu đặt theo thứ tự ưu tiên thì phải đặt như thế nào đây!?
Lê Minh Nguyên
27/10/2016
image1.jpeg
image2.jpeg