Bao Nhiêu Thắc Mắc Cho Vừa Về Thảm Trạng Đất Nước Hôm Nay?!

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bao Nhiêu Thắc Mắc Cho Vừa Về Thảm Trạng Đất Nước Hôm Nay?!

Trích: ” Cô Giáo Trần Thị Lam: thắc mắc biết hỏi ai?”

Sinh ra trong thời bình, đã từng tự hào vể màu cờ sắc áo, đã từng yêu đảng, yêu bác. Nhưng càng trưởng thành, tôi càng đặt ra cho mình nhiều câu hỏi: thắc mắc biết hỏi ai?

Và cô giáo đặt ra 13 câu hỏi:

1-Việt Nam có 9.000 giáo sư, 24.000 tiến sĩ nhưng không có bất kỳ bằng sáng chế nào. Vậy những giáo sư, tiến sĩ đó, họ làm gì?

2- Giáo dục Việt Nam cải cách không ngừng, vậy tại sao 63% sinh viên thất nghiệp khi ra trường?

3- Báo chí ca ngợi người Việt Nam thân thiện hiếu khách, vậy tại sao đa số du khách nước ngoài tuyên bố sẽ không quay trở lại Việt Nam lần thứ 2?

4- Đảng Cộng sản Việt Nam thừa nhận rằng chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là “Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, vậy rốt cuộc ai nghĩ ra mô hình này?

5- Nhiệm vụ của báo chí truyền thông là nói lên sự thật hay là nói lên những điều có lợi cho đảng?

6- Nhà nước nhận lương từ tiền thuế của dân để làm việc phục vụ nhân dân hay để cai trị nhân dân?

7- Công an là lực lượng được thành lập để bảo vệ dân hay bảo vệ chế độ?

8- Khẩu hiệu của quân đội là “trung với đảng”, vậy sao khi hy sinh lại ghi trên bia mộ là “tổ quốc ghi công” chứ không phải “đảng ghi công”?

9- Tại sao có “huân chương kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ” mà lại không có “huân chương kháng chiến chống Tầu”?

10- Đảng cử thì đảng bầu, tại sao đảng cử lại bắt dân bầu?

11- Chủ nghĩa xã hội là chế độ ưu việt, vậy tại sao nó sụp đổ tại Nga, nơi nó được sinh ra và tại sao chỉ còn vài quốc gia theo mô hình này?

12- Tư tưởng Mác-Lenin là tư tưởng khai sáng nhân loại, vậy tại sao tượng Lenin bị phá sập tại Nga và các nước đông Âu trong tiếng hò reo của nhân dân?

13- Hồ Chí Minh từng nói: “Không, tôi chẳng có tư tưởng gì ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác-Lê”. Vậy giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh ở đâu ra?

Theo ý tôi, cho dẫu rằng đặt ra muôn ngàn câu hỏi và cùng nhau cố gắng giải đáp thì e rằng cũng không nói hết mọi nỗi niềm về thảm trạng Đất nước hôm nay!

Xin mạo muội đặt một câu hỏi khái quát về thảm trạng của Đất nước và cố gắng tự trả lời:

VÌ SAO MÀ ĐẤT NƯỚC TANG THƯƠNG?

Chỉ vì cái “ Quyền sở hữu “ Tàn “ dân!”

Đêm hè Hoàng Liên Sơn nóng bỏng. Tù dật dờ học tập. “ Vì sao phải củng cố “ Quan hệ sản xuất ” trên Miền Bắc và cải tạo quan hệ sản xuất ở Miền Nam? “. Tù đội trưởng cầm tài liệu đọc. Đọc dài nhằng dài cuội chẳng ra giống gì. Đực làng Bưng Cầu phát nực, chứng nào tật nấy, ở tù vẫn nói ngang: Khoan, anh đọc hoài không ai hiểu cái gì. Yêu cầu nói dùm “quan hệ sản xuất” là gì cái đã. Đội trưởng ta ngắc ngứ gạt phắc: Quan hệ sản xuất là quan hệ sản xuất, có gì mà hỏi.

Nhác nhìn thấy thấp thoáng bên ngoài song sắt. Tên cán quản giáo thập thò ngó nghiêng. Đực ta tỉnh tuồng phang tiếp:
Muốn nói quan hệ sản xuất, trước tiên nói về sản xuất.

Nói sản xuất, trước hết là nguyên, vật liệu.
Kế đến là máy móc, dụng cụ.

Sau hết là phải có người làm.

Sản xuất công nghiêp, nguyên liệu là sắt, thép, hóa chất…
Sản xuất nông nghiệp là phân bón, giống má. Trong nông nghiệp, thay cho máy móc là đất đai.

Nói về quan hệ sản xuất là nói về tương quan giữa các yếu tố sản xuất kể trên: Ai làm chủ nguyên liệu, máy móc, đất đai?

Ai quyết định việc phân chia thành quả sản xuất?

Trong chế độ tư bản với “quyền tư hữu,” tư nhân chủ xí nghiệp quyết định lương bổng cho công nhân. Địa chủ quyết định tô tức cho nông dân.

Trong chế độ XHCN với “Quyền sở hữu toàn dân,” đảng , nhà nước thay tàn dân hành xử quyền làm chủ. Đảng phân phối cho công nhân, nông dân bao nhiêu, được bấy nhiêu, mặc dầu trên lý thuyết là: Làm theo khả năng, hưởng theo kết quả lao động.

Hiện tại trên miền Bắc, quan hệ sản xuất đặt trên nền tảng “sở hữu tập thể” với hình thức Hợp tác xã.
Cho nên cần củng cố để tiến lên trình độ sở hữu toàn dân với qui mô quốc doanh: Nông trường quốc doanh thay cho HTX nông nghiệp…

Ở Miền Nam còn đang làm ăn cá thể, phải “cải tạo” thành tập đoàn sản xuất trên nền tảng “sở hữu tập thể!”

Thằng Đực vừa múa lèo giỡn mặt cán quản giáo. Bởi vì cả ngày lao động khổ sai, mệt tắt thở mà hổng cho ngủ, còn bắt học tập những điều cán ngố chưa thông, trong khi tù Miền Nam thuộc nằm lòng mà còn bắt học!

Thuật lại câu chuyện kể trên để cho thấy rằng: Giới trẻ có học Miền Nam biết rõ cọng sản là sai lầm, tai họa.
Cho nên mới liều chết chiến đấu. Giữ được Tự do, no ấm cho đồng bào Miền Nam được 21 năm.

Bây giờ để cho thấy cái sai lầm, tai họa chết người của cái “sở hữu tàn dân” vô trách nhiệm, thử đối chiếu với xã hội Miền Nam sanh hoạt trên nền tảng tư hữu, kinh tế thị trường Tự do.

Miền Nam: Tư hữu – Kinh tế thị trường tự do

Ngày Miền Nam mới thu hồi Độc lập, dựng lên nền Đệ nhất Cộng hòa, giới làm việc điều hành guồng máy quản trị công quyền, nhận thức theo kinh nghiệm Âu châu, hệ thống công quản ( Régie nationale ) thường chậm chạp, yếu kém nên chỉ giữ lại 4 bộ phận Điện, nước, xe bus và hỏa xa để bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của người dân. Ngoại giả là tư nhân kinh doanh theo kinh tế thị trường tự do.

Ngay khi nhận thấy công quản xe bus lỗ lã, không kiến hiệu, chánh phủ đã mau lẹ giải tán.

Hơn thế nữa, chánh phủ chủ trương sở hữu hóa người dân để họ có phương tiện độc lập, phát triển đời sống. Tiêu biểu là chương trình “ sở hữu hóa “ tài
xế taxi. Chánh phủ nhập cảng xe taxi bán trả góp cho tài xế lái xe taxi thuê. Thêm một chi tiết ở đây cho thấy sự ích lợi của chương trình nầy: Chủ xe cho thuê là loại xe cở nhỏ hiệu Renault, trong khi chương trình sở hữu hóa của chánh phủ là loại xe Dauphine tiện nghi và sang trọng hơn!

Chương trình “tư hữu hóa nông dân” còn vĩ đại hơn. Thời Đệ nhất Cộng hòa còn dè dặt, chỉ mua lại ruộng đất của chủ điền và bán lại cho nông dân trả góp. Qua Đệ nhị Cộng hòa thấy làm như vậy vừa chậm lại thêm nông dân dụ dự, không hăng hái hưởng ứng nên đi một bước dứt khoát: Truất hữu điền chủ có trên 100 mẫu ruộng và trả bằng công khố phiếu, rồi cấp phát miễn phí cho mỗi gia đình nông dân 3 mẫu đất theo chương trình “ Luật Người cày có ruộng.”

Chưa hết, chương trình tư hữu hóa nông dân còn tiếp tục.
Sau hiệp định Paris 1973, khi tiếng súng giảm bớt, chánh phủ đẩy mạnh chương trình “khẩn hoang, lập ấp.” Sơ khởi, chánh phủ tổ chức di dân từ những khu vực nghèo miền Trung đưa vào các khu vực còn hoang dã, dựng
cho mỗi hộ một căn nhà vách ván lợp tôn, cung cấp lương thực cho một năm để chờ tới mùa thu hoạch.

Mỗi gia đình được cấp nửa mẫu đất sơ khởi do nhà nước ủi quang. Phần còn lại, người dân tự khai phá.

Tóm tắt lại là: Trong khi cọng sản miền Bắc bần cùng hóa nhân dân, tịch thâu sản nghiệp tập trung vào tay của đảng thì Miền Nam làm trái lại: Nỗ lực tư hữu hóa người dân bằng mọi cách thế có thể thi hành được.

Cho nên Miền Nam thời ấy phát triển không kém gì Đài Loan, Đại Hàn mặc dầu quốc gia đang lâm chiến.

Sở dĩ được như vậy là bởi vì quốc dân Việt Nam long trọng tuyên ngôn trên Hiến Pháp Đệ nhị VNCH 1967:

ĐIỀU 19
1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu
2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân “

Bây giờ nhìn lại, vì sao mà đất nước tang thương, dân tình khốn khó như ngày nay?

CHXHCN: Sở hữu toàn dân– Kinh tế thị trường theo định hướng xhcn

Sở dỉ nền kinh tế xã nghĩa nó nhập nhằng nửa nạc, nửa mở, chẳng xác định được phương hướng là do cái điều 15 Hiến pháp 1992 nầy đây:

Điều 15
Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần với các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh đa dạng dựa trên chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, trong đó sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể là nền tảng.

Cái điều luật hiế(p) pháp nầy nó cũng giống như câu thần chú phù thủy: Tay trái cho đi, tay mặt léo lại. Khi mà cơ chế thị trường cho đi thì cái định hướng xã nghĩa rút lại. Cũng dzậy, khi cái sở hữu tư nhân đưa ra thì cái sơ hữu “tàn” dân rút dzô!

Rốt cuộc lại là: Xã nghĩa tàn dân léo qua léo lại vẫn u như kỷ. Cốt khỉ hườn cốt khỉ.

Nói rằng cái sở hữu tàn dân là vô trách nhiệm, bởi vì cha chung không ai khóc. Tập thể chỉ huy, cá nhân phụ trách nên không ma nào chịu trách, bởi vì như ba Dê nói:
Đảng sai đâu, đánh đó. Nên hư gì thì đảng chịu chớ nó hổng trách nhiệm gì hết trơn. Nhưng mà đảng là ai?
Khi nào giành phần ăn thì ta là đảng. Khi nào hư bại thì đảng là nhân dân, nhân dân là đảng, ai cũng có trách nhiệm nên không biết ai chịu trách nhiệm như cái “Hội đại” TW6 vừa rồi, ai cũng có lỗi, vậy người nầy vái người kia xin lỗi rồi huề.

Cái chế độ mà ai cũng chỉ huy mà không ai trách nhiệm như vậy không thể nào tồn tại được, bởi vì mạnh ai nấy cướp giựt, giựt riết một hồi dân chỉ còn cái khố lấy gì giựt tiếp? Như gia đình anh Đoàn Văn Vươn đó! Mười mấy năm trời gian khổ, đổ mồ hôi, sôi nước mắt, một con , một cháu nhỏ đều vùi thây nơi cống Rộc, dời đê, lấp biển tạo nên hồ đầm nuôi thủy sản làm sinh kế. Công cuộc vừa thành khoảnh, cường quyề lang sói, nhân danh “quyền sở hữu tàn dân” ào vào cướp giựt. Nhà cửa chúng giựt sập. Người chúng bắt bỏ tù. Chồng cha tù trong khốn nạn. Vợ con nheo nhóc tù ngoài! Thảm cảnh người dân thấp cổ, bé họng là như vậy!

Cho nên khi thằng Đực Bưng Cầu thấy có ông bà trí thức cầu cao giở giọng đạo đức bà lang trọc bảo:

Đất nước trải qua chiến tranh, đổ máu đã nhiều rồi!
Thôi, cứ tranh đấu từ từ, từng bước, 10, 20 năm nửa cũng có tự do, dân chủ chắc ăn hơn, Đực ta chửi thầm trong bụng, giở giọng trả treo: Quí ông, bà ngồi trên cao ngó xuống mà coi. Mới hôm kia, 4 người đàn ông nhà Đoàn Văn Vươn bị mafia xã nghĩa cướp đầm, phá nhà mà lại bị tù tổng cọng 15 năm. Hôm qua, côn an Hải Phòng đi bắt sòng bài, rượt dân chạy một hồi thì thấy cái chú xã viên Quệ, 47 tuổi, mạnh cùi cuội như vậy mà nằm chết ngoẻo bên vệ đường, tay bị còng. Gia đình, chòm xóm ức lòng chở cái xác tội nghiệp vô “Quỉ ban xã “ khiếu nại.

Vậy đó, việc côn an “nhăn răng” giết hại dân hầu như hàng ngày như vậy làm sao người dân chịu được ngày nầy qua tháng khác, chờ cho tới 10 năm, 20 năm để quí vị trí thức ngồi cao thuyết phục trùm đảng ban ơn bố đức cho có tự do, dân chủ cho được?

Đôi lời thưa thỉnh

Quân Dân Cán Chính Miền Nam biết rõ ràng: Chiến tranh là chết chóc, đau thương, xương trắng máu đào. Hai trăm năm mươi ngàn tử sĩ đã nằm xuống. Mấy trăm ngàn đồng bào vô tội phơi thây. Vậy mà phải cắn răng, chằng con mắt, cầm súng đánh giặc cọng. Để làm gì?

Chỉ là để gìn giữ lại nửa mảnh dư đồ của tổ tiên trước làn sóng xâm lăng của cọng sản Nga Tàu do tay sai Bắc Việt ào vào cướp phá. Để giữ Tự do, no ấm cho 17 triệu rưởi dân lành Miền Nam.

Thua trận, đi tù cs, xương trắng tù Miền Nam rải rác khắp núi rừng Việt Bắc!

Cái giá của cuộc chiến bảo vệ Tự do, Dân chủ thê thảm là như vậy đó!

Còn như ngày nay, bọn VGCS phao truyền: Quân Dân Cán Chính Miền Nam vì thù hận, chống cọng quá khích, từ sáng tới chiều. Một huynh trưởng QGHC nghe thấy, bảo: Chẳng những chống tới chiều mà còn tới tối. Khi cọng sản sụp đổ rồi vẫn còn chống, bởi vì nếu lơ là, tàn dư cọng sản ngóc đầu dậy như cs Putin bên Nga.

Thật ra, lời huynh trưởng là nhắc lại truyền thống chống cọng của Việt Nam Cộng Hòa, long trọng tuyên bố trên Hiến Pháp Đệ nhị Cộng Hòa 1967:

ĐIỀU 4

1- Việt Nam Cộng Hòa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi hình thức
2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ

Đó là lý do vì sao mà chúng tôi chống lại mọi mưu toan thỏa hiệp với cọng sản để gọi là từng bước dân chủ hóa Đất nước.

Câu nói nầy có thể chỉ những người chưa từng cầm súng chiến đấu chống cọng sản mới thản nhiên nói như vậy được.

Những ai có kinh nghiệm với cọng sản đều biết: Mỗi khi bắt tay thỏa hiệp với cọng sản thì…từ bị thương tới chết.

Những thành phần Quốc gia tham dự cái gọi là Chánh phủ Liên Hiệp Đoàn Kết Quốc Gia 1946 bị bè lũ già hồ giết hại là một.

Chánh phủ Quốc gia Việt Nam tham dự Hội nghị Genève 1954 bị mất đi nửa nước về tay cọng sản là hai!

Việt Nam Cộng Hòa bị cưởng bức tham dự Hội nghị Paris 1973, Miền Nam bị cọng sản nuốt trọn là ba.

Những vụ lật lọng, giết hại cá nhơn người Quốc gia lu bù không kể.

Cho nên xin làm ơn, đừng nói với người Quốc gia chúng tôi về cái trò Hòa hợp Hòa giải, “đấu tranh chánh trị với cọng sản” mần chi.

Trước khi TT Nga Yeltsin nói câu bất hủ “ Cọng sản là bấttrị. Phải loại trừ tận gốc” thì từ non nửa thế kỷ trước, Hiến pháp VNCH đã xác quyết trong điều 4 kể trên.

Trong hiện tại, nếu như “ sĩ khí rụt rè, gà phải cáo” thì xin làm ơn đứng ra một bên để cho những anh thư hào kiệt Việt Nam rộng đường tiến lên tiêu diệt loài sói lang cọng sản.

Để kết thúc, xin đọc Bình Ngô Đại Cáo cho các bạn trẻ nghe:

“ Việc Nhân Nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt chỉ vì khử bạo

Như nước Việt ta từ trước vốn xưng văn hiến đã lâu
…………………………………………………….
Dẫu cường nhược có lúc khác nhau song hào kiệt đời nào cũng có
…………………………………………………………

Đem Đại Nghĩa để thắng hung tàn, lấy Chí Nhân mà thay cường bạo
………………………………………………………………

Nhật nguyệt hối mà lại minh, kiền khôn bỉ mà lại thái
Nền vạn thế xây nên chắc chắn, thẹn nghìn thu rửa sạch làu làu ”

* Bài trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết phản ảnh quan điểm của Website. BBT