Tập San Tân Ðại Việt – Số 9 – 2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 9 – 2016

Mục Lục

BS Mã Xái: Biển Đông nhìn từ chuyến công du Á châu lần cuối của TT Obama tại Thượng đỉnh G-20 Hàng Châu và Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á ở Vientiane.

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập và ba tổ chức chính trị Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Tân Đại Việt về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì               

Nhữ Đình Hùng: Cuộc họp thượng đỉnh G20 cuối cùng của tổng thống Mỹ Barack Obama: bị nhà cầm quyền Trung-Hoa đối xử tệ?      

Đào Văn Bình: Nhật Ký Biển Đông: Một Thế Giới Xuân Thu Chiến Quốc

Phan Văn Song: Trung Quốc Một Đế Quốc Thực Dân Của Thế Kỷ 21  

Nguyễn Thị Cỏ May: Bóng Đè Mai này Trung quốc không chỉ đô hộ Việt nam mà…   

Mai Thanh Truyết: Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng

Trần Gia Ninh: Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt

Phạm Đình Lân F.A.B.I.:

Liên minh hành động Nga – Hoa

Đông Nam Á và Hoa Kỳ

Trọng Đạt: Kennedy Quyết Định Rút Khỏi Miền Nam

Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm: Sơ qua tình hình chính trị và kinh tế của Trung Cộng, cùng  sự  khác biệt giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về cải tổ kinh tế

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn

Nhữ Đình Hùng: Thơ Trung Thu Viễn Xứ

Mai Thanh Truyết: Ngành Dược Phẩm Trung Cộng Hệ Thống và Ngành Dược – Phần II

Anders Åslund (Dịch Đỗ Kim Thêm): Các câu hỏi về Putin       

Jonathan London: Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là… mất công?

Trần ngọc Cư: Một thời mù chữ

Michael Benge: Tình trạng nô lệ thực dân tại Việt Nam và Mã Lai ngày nay

Nguyễn thị Cỏ May: Những ngày xưa thân ái

Biển Đông nhìn từ chuyến công du Á châu lần cuối của TT Obama  Tại Thượng đỉnh G-20 Hàng Châu  và Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á ở Vientiane – Bác sĩ Mã Xái

Tổng thống Obama đã hoàn tất chuyến công du cuối cùng tới Châu Á để tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 Hàng Châu kết thúc hôm 05/09/2016 trước khi lên đường sang Lào tham dự Thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á cho tới hết ngày 08/09/2016. Chuyến thăm lịch sử này đã in đậm dấu ấn tám năm cầm quyền mà giới chức Toà Bạch Ốc gọi là trung tâm của chánh sách ngoại giao Obama, chánh sách tái cân bằng, chuyển trục về Châu Á – Thái Bình Dương trong đó Hiệp định Xuyên Thái Binh Dương  TPP là cột trụ và “quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ“ tại Biển Đông phải được bảo đảm. TPP và biển Đông là hành trang quan trọng hàng đầu cho TT Obama cho chuyến công du trong bối cảnh thế giới đầy bất ổn và nguy cơ xung đột Mỹ-Trung tại Á Đông trở nên mối quan tâm hàng đầu cho nhơn loại.

Bài tiểu luân này chỉ nhìn lại Biển Đông, sau một bước ngoặt mới, khi Obama mở lại hồ sơ Biển Đông bên lề hội nghị Hàng Châu với Tâp Cận Bình, với các nguyên thủ  thượng đỉnh ASEAN và thượng đỉnh Đông Á tại thủ đô Vientiane nước Cộng hoà Dân chủ Nhân Dân Lào. Năm nay Lào là nước chủ nhà và là chủ tịch luân phiên của ASEAN. Cũng nên nhắc lại là sau phán quyết của Toà Trọng tài La Haye ngày 12/07, Bắc Kinh đã phản ứng hung hản khắp các vùng tranh chấp trên khắp Biển Đông, nhưng lúc bấy giờ nhiều nhà phân tích cho rằng các phản ứng tức thời lúc đó chỉ là màn “đánh gió”.  TC sẽ còn ra đòn độc hơn sau thượng đỉnh G20 Hàng Châu mà Trung Cộng là nước chủ nhà.

Hội đàm tiền Hội nghị giữa Tập Cận Bình- Obama.

Theo kế hoạch, Chủ tịch Tập Cận Bình muốn hội nghị tập trung vào chủ đề kinh tế cho thượng đỉnh G-20 Hàng Châu. Hồ sơ Biển Đông do đó không được  mở ra trong khoáng đại hội nghị khai mạc ngày 04/09/2016. Trái lại cuộc hội đàm Obama-Tập Cận Bình lại diễn ra bên lề hội nghị một ngày trước khi khai mạc tức 03/09. Cuộc hội kiến này kéo dài khác thường theo tin Reuters hơn bốn giờ, và thông cáo từ Toà Bạch Ốc cũng dài hơn thông lệ. Cuộc đấu khẩu chắc có phần gây cấn.

Tổng thống Obama đã nhắc nhở Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, nói trắng ra là tôn trọng phán quyết Toà Trọng Tài La Haye ngày 12/07/2016, tôn trọng các nghĩa vụ chiếu theo Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS) để giải quyết  các vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, về quyền tự do lưu thông trên biển trên không trong khu vực này. Ông cũng cũng nhấn mạnh với Tâp Cận Bình quyết tâm của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh cho các đồng minh trong khu vực, nói toạc ra là Tokyo và Seoul trên vùng Đông Bắc Á với lá chắn THAAD triển khai ở Nam Hàn, mà còn ngầm nhắc khéo việc Washington đã “lòn” võ khí sát thương cho đối tác tiềm năng CSVN dù biết bản chất hai mang của tập đoàn “16 chữ vàng bốn tốt” Hà Nội. Tập cũng chắc không vui khi hay Thủ tướng Modi trên đường phó hội, còn ghé Việt Nam, thuận cho Hà Nội môt tín dụng khắm khá có thể mua sắm vài trăm hoả tiển nguy hiểm BrahMos có thể phóng ra từ sáu chiếc tàu ngầm Kilo mà Hà Nội mua từ Nga- một đồng minh bất đắc dĩ của Bắc Kinh, thêm vào môt số giàn phóng hoả tiển EXTRA đã điều ra quần đảo Trường Sa. Obama còn kêu gọi TC tôn trọng “nghĩa vụ bảo vệ quyền tự do tôn giáo của các công dân.” Nhà báo còn thuật lại việc TT Obama nói ông đã cảnh báo TC sẽ lãnh “hậu quả” nếu tiếp tục những hành động gây hấn ở Biển Đông.  Cho tới nay chúng ta chưa thấy Bắc Kinh nhận lấy hậu quả gì dù họ luôn vi phạm luật pháp quốc tế. Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy hầu hết va chạm ở Biển Đông đều có TC tham gia, dựa theo bản liệt kê các hành vi TC hiếp đáp, sách nhiễu, đâm tàu, thường xuyên  xẩy ra ở Biển Đông.

Chúng ta cũng đoán được phần đáp lễ của Tập Cận Bình trong cuộc khẩu chiến cũng phản ảnh cung cách đối xử của Bắc Kinh trong buổi tiếp đón vị lãnh đạo của siêu cường thế giới. Theo bộ ngoại giao Trung Cộng, họ Tập thẳng thừng tuyên bố Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ chủ quyền không tranh cải và các quyền hàng hải của TC ở Biển Hoa Nam tức Biển Đông. Nói khác đi Trung Nam Hải vẫn xem phán quyết của PCA ngày 12/07/2016 là “tờ giấy lộn”, đồng thời lãnh đạo TC kêu gọi Hoa Kỳ nên đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ Biển Đông; như vậy lập trường Bắc Kinh về chủ quyền không tranh cải trên Biển Đông vẫn như cũ.

Chẳng những Tập đã thành công gạt được vấn đề Biển Đông ra khỏi hội nghị G-20 Hàng Châu, mà còn được Nga ủng hộ. Sau buổi bế mạc hội nghị Hàng Châu 05/09/2016, nhà độc tài Putin tuyên bố với báo chí “chúng tôi đoàn kết và ủng hộ lập trường của Trung Quốc về việc Bắc Kinh không công nhận phán quyết ủa Toà Trọng tài Quốc tế La Haye” trong vụ kiện của Philippines mà TC từ chối tham gia. Trả lời nhà báo về tình hình căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, Putin nói viêc can thiệp của các nước bên ngoài  khu vực Biển Đông chỉ làm tình hình xấu đi (ám chỉ  Hoa Kỳ cũng như các đông minh Nhựt, Úc…); các nhà bình luận ngạc nhiên và bàn tán về việc lần đầu tiên Putin có tuyên bố tiêu cực về phán quyết PCA, như vậy bất lợi cho Việt Nam, nhưng có nhận định cho rằng Putin đang lo lắng về việc ngoại trưởng Ukraine Pavlo Klimkin mới đây (08/2016) cân nhắc việc kiện Nga ra Toà PCA về vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Crimea! Nhưng với sự ủng hộ của Nga, Tập chắc cũng cảm thấy mát lòng với hộp kem mà Putin mang từ Mạc Tư Khoa đến biếu.

Hội thảo Obama-Thượng đỉnh ASEAN và Đông Á về Biển Đông.

Nhiều chuyện không may cho chuyến công du Châu Á  lần cuối, trong những ngày tháng cuối nhiệm kỳ Tổng thống đầy sóng gió, cũng không may mắn gì ở đất nước Triệu Voi hay Vạn Tượng. Tổng thống Obama đến Vientiane hôm 06/09/2016 và hội kiến với các lãnh đạo của thượng đỉnh ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Cũng như ở Hàng Châu, hồ sơ Biển Đông là ưu tiên, bên cạnh việc cổ suý chiến lược tái cân bằng về Châu Á, và cũng là cơ hội để ông Obama nhấn mạnh tầm quan trọng của thoả thuận tự do mậu dịch TPP còn lơ lửng chờ phê chuẩn của Quốc Hội Hoa Kỳ, thêm vào cái khó khăn trước mắt là cả hai ứng cử viên Tổng thống Hillary và Trump đều không mặn mà với Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương.

Tại thượng đỉnh Đông Á với sự hiện diện của Thủ tướng TC Lý Khắc Cường, thêm một lần nữa ông Obama đích thân kêu gọi TC phải tôn trọng phán quyết của Toà trọng tài La Haye công bố ngày 12/07/2016, bản phán quyết phủ nhận hầu hết các đòi hỏi chủ quyền của TC ở Biển Đông. Ông Obama cũng đã nhiều lần cảnh báo “sẽ có hậu quả” nếu vi phạm luật pháp quốc tế; nhưng tới nay chúng ta chỉ chứng kiến phản ứng mạnh mẽ  là  “những chiến dịch tuần tra FONOP (free of navigation operation)“ nhưng không thường xuyên hay những biểu dương răn đe sức mạnh hải quân của Hạm đội Bảy, Hạm đội Ba trên Biển Đông, ngoài những tuyên bố không khoan nhượng của quốc hội Hoa Kỳ. Từ sau khi chiếm đảo Hoàng Sa năm 1974, TC cứ tiến về nam và chiếm nhiều đảo ở Trường Sa và phát động qui mô xây đấp bãi, đá, rạn san hô thành đảo nhơn tạo, và tiếp tục quân sự hoá các đảo chiếm đóng (dù Tâp Cân Bình đã cam kết với Obama là không quân sự hoá).

Nhưng nhìn chung, tại thượng đỉnh Lào, Trung Cộng lại biểu dương ảnh hưởng nếu không muốn nói là khống chế ASEAN. Ngày 07/09/2016 ASEAN-Trung Quốc ra tuyên bố chung tám điểm (nguổn: Reuters Sept/08/2016 ) về Biển Đông tái khẳng định cam kêt với COC mà họ nói trước đây là sẽ hoàn thành (!); tuyên bố chung về DOC với sự cam kết các nguyên thủ quốc gia của 10 nước thành viên ASEAN và TC khẳng định cam kết duy trì và tăng cường an toàn cho các hoạt động của tàu thuyền trên vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. TC cũng như mấy lần họp trước cũng áp lực ASEAN không được đề cập đến phán quyết của Toà Trọng tài LHQ hôm 12/07 trong bản Tuyên cáo chung. Các nước ASEAN và TC hôm 07/09 cũng thoả thuận lâp đường dây nóng nói là để ngăn ngừa các đụng độ quân sự không cố ý ở Biển Đông; không thấy thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hiện diện hôm đó nói lên tình hình hiếp đáp, đâm tàu quá thường xảy ra do các lực lượng tuần duyên TC ngay trong hải phận Việt Nam.

Một sự kiện khá bất ngờ , ngày 07/09/2016, Philippines công bố hình ảnh tàu bè Bắc Kinh chuẩn bị xây một đảo nhân tạo trên bãi cạn Scarborough được công bố vài giờ trước cuộc họp giữa lãnh đạo ASEAN và thủ tướng TC Lý Quốc Cường. Manila và Bắc Kinh đang thảo luận việc này, tất nhiên Hoa Kỳ cũng không thể coi nhẹ sự việc.

Sự khác biệt giữa các thành viên ASEAN về chánh trị, kinh tế, tôn giáo ,văn hoá, lịch sử làm cho sự đoàn kết đã khó khăn, mà sự lệ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh đã khiến Cam Bốt, Lào phải ngả theo, hoặc vì quyền lợi kinh tế quấn quyện nhau nhiều thành viên phải ngậm miệng, không dám lên án Bắc Kinh; Trung Cộng đã nhiều lần thành công thuyết phục hai đồng minh Cam Bốt và Lào  dùng nguyên tắc đồng thuận để ngăn cản  lần bản thông cáo chung  không nêu vấn đề phán quyết La Haye. Hôm 07/09/2016, Lê Minh Lương, tổng thơ ký Hiệp hội Các Nước ĐNA (ASEAN) tuyên bố với Reuter : “Trung Quốc và Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng nhất của ASEAN và ASEAN không muốn phải lựa chọn giữa những đối tác”. (Source: “ ASIA Leaders Tiptoe Around China Sea Tensions/voa news/ trich bản tin Reuters/08/09/2016) .

Thượng đỉnh Đông Á đã qui tụ đủ 18 quốc gia thành viên  gồm 10 nước ASEAN và tám quốc gia đối tác (10 nước  ASEAN: Việt Nam, Phi luật Tân, Mã Lai, Brunie là những nước có tranh chấp và sáu nước còn lại Cam Bốt, Lào, Indonesia,Miến Điện, Singapore, và Thái Lan;  tám đối tác là Hoa Kỳ, TC, Nga, Nhựt Bổn, Ấn độ, Úc, New Zealand, Nam Triều Tiên). TC là cường quốc có yêu sách chủ quyền gần toàn bộ Biển Đông, con đường huyết mạch chiến lược chuyển tải hàng năm trên năm ngàn tỷ USD; Đài Loan cũng  có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Tại Thượng đỉnh Đông Á, TT Obama nhấn mạnh về tính ràng buộc của phán quyết của Toà Trong Tài, bác bỏ chủ quyền của TC ở Biển Đông,  phán quyết mà TC không công nhận; nhưng các lãnh đạo thành viên tham dự Hội nghị chỉ phát biểu với quan điểm ôn hoà trước tình hình căng thẳng ở Biển Đông, trong những vùng tranh chấp, không ai đề cập cụ thể đến các hoạt động gây hấn của TC.

Thượng đỉnh Đông Á kết thúc phiên họp ngày Thứ năm 08/09/2016 “ Tái khẳng định tầm quan trọng trong sự duy trì hoà bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải trên biển và bay ngang Biển Đông “.

Biển Đông đi về đâu sau chuyến công du Châu Á cuối cùng.

Tổng thống Obama người tự cho mình là “Tổng thống Thái Bình Dương” đã giả từ Châu Á từ Vientiane, nhưng di sản “xoay trục về Châu Á” còn dang dở, trước một ASEAN còn nhiều chia rẻ trước tham vọng bành trướng chiếm đoạt toàn bộ Biển Đông của Trung Cộng. Nhiều chuyên gia Á châu cho thấy chuyển trục /tái cân bằng  chưa thành công trọn vẹn vì ông Obama cùng lúc phải dối diện quá nhiều thách thức trầm trọng, từ cuộc chiến ở Trung Đông, với Quốc gia Hồi giáo IS, với nhà độc tài Putin làm xáo trộn Âu châu và thách thức  cho NATO.

Không ai chối cải quyết tâm của ông Obama luôn nhấn mạnh đến quyền tự do hàng hải và hàng không của Mỹ tại Biển Đông, nhưng ai cũng biết là Hoa Kỳ chủ trương không tiến hành chiến tranh với TC vì một hòn đảo hay vì mấy cái bãi cạn trên Biển Đông tít xa tận bên kia bên kia Tây Thái Bình Dương. Nhưng cựu ngoại trưởng Hillary cũng đã từng nói thẳng vào mặt Dương Khiết Trì Hoa Kỳ có “quyền lợi quôc gia” ở Biển Đông, và tại Thượng đỉnh Vientiane, ông Obama nhắc lại cho Lý Khắc Cường và các nguyên thủ ASEAN “ Tham gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương là điều mang tính hệ trọng đối với sự thịnh vượng và an ninh tương lai của Mỹ”. Chiến lược của Toà Bạch Ốc cũng nhắm mục tiêu làm đối trọng ảnh hưởng và quyền lực đang gia tăng của TC trong khu vực.”

Ông Obama cũng hy vọng và kỳ vọng vị tân tổng thống Hoa kỳ sẽ tiếp tục chánh sách hướng về Châu Á mà ông đã cam kết với ASEAN với ĐNA suốt hai nhiệm kỳ. Siêu cường Hoa Kỳ từ trước tới nay với chánh sách ũng hộ một TC thịnh vượng và vươn lên trong hoà bình, cả hai ở thế vừa hợp tác vừa cạnh tranh để cả hai cùng có lợi và cố tránh một chiến tranh gây thảm hoạ cho cả hai và thế giới.

Câu hỏi đặt ra là nếu Bắc Kinh xây đấp đảo chiến lược ở Scarborough chỉ cách các căn cứ quân sự Hoa Kỳ 150 km nằm trên đảo Luzon, liệu đồng minh cật ruột Phi Luật Tân dám đụng độ với lực lượng bất cân xứng từ phương Bắc, với phương tiện quân sự của Hoa Kỳ. Tổng thống Duterte cũng đã từng hỏi đại sứ Hoa kỳ tại Phi Luật Tân một câu hỏi như vậy. Biết đâu lợi dụng Hoa Kỳ đang bận rộn vì vụ bầu cử, hoặc thời gian chuyển đổi với tân chánh quyền Hoa Kỳ, cùng với sự xây đấp đảo, Bắc Kinh lại thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông hay quân sự hoá trên trên đảo nhơn tạo Scarborough thì TC sẽ thật sự khống chế Biển Đông, và sẽ ngăn trở con đường giao thông huyết mạch chuyển vận hơn 5 ngàn tỷ USD, và “quyền lợi quốc gia Hoa Kỳ “ bị đe doạ. Siêu cường Hoa kỳ với sức mạnh quân sự và kinh tế hiện nay, hay ít ra trong vòng thập niên tới, chắc không để Bắc Kinh tự tung tự tác, dù cho là Clinton Hillary hay Trump nắm lấy Toà Bạc Ốc. Ông Obama sẽ ra đi nhưng Uncle Sam vì quyền lợi sống còn sẽ trụ lại Đông Nam Á. Tập Cận Bình với nền kinh tế suy sụp hiện nay chưa đủ sức đẩy nổi siêu cường ra khỏi khu vực!

Tương lai Biển Đông đi về đâu khi đảng thái thú CSVN còn ngự trị Việt Nam, họ đã bán đảo và bán đất, bán nước cho đồng chí cùng ý thức hệ phương Bắc và đã đặt quê hương vào “thời kỳ Bắc thuộc mới” từ sau hội nghị Thành Đô. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không dám hé một lời tại hội nghi thượng đỉnh ASEAN Lào, để rồi sau đó một tuần lại sang Tàu từ ngày 10 đến 15/09 để lãnh chỉ thị mới và báo cáo cho thiên triều kết quả các vụ “thanh toán Yên Bái” hay diễn biến vụ thanh trừng nội bộ về việc tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khai trừ Trịnh Xuân Thanh ra khỏi đảng, trong khi Thanh tuyên bố tự bỏ đảng vì không còn niềm tin vào Nguyễn Phú Trọng. Trước đó (28/08) tướng Ngô Xuân Lịch cùng dàn tướng lãnh  cấp cao sang trình diện người đồng nhiệm thượng tướng Bộ Trưởng Thường Vạn Toàn trong bối cảnh rối loạn quân dội CSVN trong cuộc tranh giành quyền lực ở quân khu 2, cạnh sát biên giới Trung Cộng.

Tình hình Biển Đông và tương lai Việt Nam chỉ thoát ra cảnh bế tắt hiện nay bằng con đường dân chủ hoá; chừng nào thì toàn dân trong và ngoài nước mới nắm được thời cơ đứng lên giành lại quyền làm chủ? Nhà cầm quyền cộng sản không sẽ bao giờ chia quyền cho những ai còn nằm mơ chờ sung rụng. Hoa Kỳ chỉ hổ trợ khi chính chúng ta tự đứng lên năm lấy vận mang chúng ta, vận mạng của đất nước chúng ta.

 

Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập và ba tổ chức chính trị Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đảng Tân Đại Việt về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09)

Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động.

Lợi dụng việc Hòa thượng Viện chủ ngất xỉu do phẫn uất trước hành vi ngang ngược và phải đem đi cấp cứu (có sự tháp tùng của Thượng tọa Trú trì), nhà cầm quyền đã buộc các vị sư còn lại cùng chuyển các hũ tro cốt và đồ đạc lên xe đưa về Cát Lái xa xôi, tống vào ngôi nhà hẻo lánh mà họ đã xây để hoán đổi nhưng hoàn toàn không có công năng của một ngôi chùa. Nay thì chùa Liên Trì đã bị hoàn toàn phá hủy.

Như thế là một cơ sở của Phật giáo có giá trị văn hóa lâu đời (hơn 70 năm), có ảnh hưởng tâm linh quan trọng (nơi vô số Phật tử đến lễ bái kinh kệ và gởi tro cốt cầu siêu), có đóng góp nhân quyền kiến hiệu (làm chỗ tá túc cho dân oan khiếu kiện, chỗ an ủi cho thương binh VNCH, chỗ sinh hoạt cho các tổ chức xã hội dân sự độc lập) đã hoàn toàn bị xóa sổ sau nhiều cơ sở tôn giáo tại địa bàn Thủ Thiêm, để nhà cầm quyền tiến tới việc xây dựng một khu đô thị mới, tự hào sẽ hiện đại nhất Đông Nam Á, sạch bóng mọi dấu vết tôn giáo tâm linh, đúng theo tâm địa vô thần duy vật.

Trước sự việc đau thương và bất nhẫn này, các tổ chức xã hội dân sự độc lập ký tên dưới đây tuyên bố:

1- Nhiệt liệt hoan nghênh và cảm phục Hòa thượng Thích Không Tánh cùng  chư tăng chùa Liên Trì -trong tình thế căng thẳng ấy- đã tỏ ra bất khuất khi quyết liệt từ chối tự di dời chùa, từ chối nhận tiền bồi thường và không chấp thuận hoán đổi, để bảo vệ sự tồn tại rất cần thiết của cơ sở Phật giáo lâu năm này, sự tự do tôn giáo rất quan trọng giữa lòng xã hội, và để bảo đảm nhu cầu tâm linh rất chính đáng của cư dân khu đô thị mới.

2- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản VN từ trung ương tới địa phương đã dựa vào một nguyên tắc được hiến định và luật hóa nhưng hoàn toàn phi lý và ngang ngược: “Đất đai, tài nguyên…  do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Hiến pháp đ. 53, Luật Đất đai điều 5), để tự tiện trục xuất người dân (cá nhân hay tập thể) khỏi nơi cư trú và sinh hoạt, mà đa phần vì lý do kinh doanh, lợi ích tài chính, gây nên thảm trạng dân oan lên tới hàng triệu người. Não trạng bất nhân và bất công, độc đoán và độc địa này phát xuất từ hành động cướp chính quyền từ tay nhân dân cách đây 71 năm, tước bỏ mọi nhân quyền lẫn dân quyền từ đó cho tới hiện giờ, và tước đoạt nhiều mảng đất đai của Tiên tổ mà dâng cho ngoại bang để hy vọng giữ vững quyền lực.

3- Nghiêm khắc nhắc nhở những kẻ cướp đoạt tài sản nhân dân –và qua đó chà đạp tự do tôn giáo– trong bộ máy cai trị rằng: nhân nào sinh quả ấy, mọi hành vi tội ác thế nào cũng bị trừng phạt; và rằng kháng thư này là một trong những hồ sơ của bản cáo trạng mà nhân dân và lịch sử dành cho đảng và nhà cầm quyền Cộng sản trong tòa án công lý tương lai. Bản cáo trạng này mới đây còn được nối dài thêm tội ác cướp đoạt quyền của nhân dân được sống trong môi trường an lành và Tổ quốc được có một lãnh hải an ninh, qua việc nhà cầm quyền góp tay với Formosa Trung Quốc làm nhiễm độc biển.

4- Tha thiết kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ đặt lại Việt Nam vào Danh sách các Nước cần Quan tâm đặc biệt (CPC) vì những vi phạm quyền con người, nhất là quyền tự do tôn giáo một cách liên tục, và vì những chủ trương tìm kiếm lợi nhuận cho phe đảng cách phi pháp. Chúng tôi cũng kêu gọi mọi chính phủ dân chủ năm châu hãy có những biện pháp chế tài đối với chế độ bóc lột và đàn áp nhân dân tại Việt Nam.

Làm tại Việt Nam ngày 11 tháng 09 năm 2016

Các tổ chức xã hội dân sự độc lập đồng ký tên:

1- Bạch Đằng Giang Foundation. Đại diện: Thạc sĩ Phạm Bá Hải.

2- Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN. Đại diện: PGS TS Hoàng Dũng

3- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm

4- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: Tiến sĩ Nguyễn Quang A

5- Hiệp  hội  Đoàn  kết  Công  nông. Đại diện: Mục sư Đoàn Văn Diên

6- Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển

7- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn

8- Hội Bảo vệ Quyền Tự do Tôn giáo. Đại diện: Cô Hà Thị Vân.

9- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.

10- Hội Cựu tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế

11- Hội đồng Liên tôn Việt Nam. Đại diện: Các Đồng chủ tịch: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa, Linh mục Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Nhân sĩ Lê Văn Sóc, Hòa thượng Thích Không Tánh.

12- Hội Giáo chức Chu Văn An. Đại diện: Thầy Vũ Mạnh Hùng.

13- Hội Người dân Đòi quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bich Khương

14- Hội Nhà báo Độc lập. Đại diện: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng

15- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Lm Nguyễn Văn Lý và Ks Đỗ Nam Hải

16- Mạng lưới Blogger Việt Nam. Đại diện: Bà Phạm Thanh Nghiên

17- Người Bảo vệ Nhân quyền. Đại diện: Ông Vũ Quốc Ngữ.

18- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền: Linh mục Nguyễn Hữu Giải

19- Nhóm Từ đảng. Đại diện: Ông Vi Đức Hồi

20- Phong trào Liên đới Dân oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh

21- Sài Gòn báo. Đại diện: Linh mục Lê Ngọc Thanh

22- Tổ chức Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc. Đại diện: ông Huỳnh Trọng Hiếu

23- Tổ chức Tập hợp Vì Nền Dân chủ. Đại diện BS Nguyễn Quốc Quân.

Các tổ chức chính trị đồng ký tên:

1- Đại Việt Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Trần Trọng Đạt, Chủ tịch

2- Việt Nam Quốc Dân Đảng. Đại diện: Ông Lê Thành Nhân, Chủ tịch Hội đồng Chấp hành TƯ

3- Đảng Tân Đại Việt. Đại diện: Bác Sĩ Mã Xái, Chủ Tịch

 

Cuộc họp thượng đỉnh G20 cuối cùng của tổng thống Mỹ Barack Obama: bị nhà cầm quyền Trung-Hoa đối xử tệ? –  Nhữ Đình Hùng 04.09.2016

Tổng thống Hoa-kỳ Barack Obama đã đến Hangzhou ngày 03.09 để tham dự hội nghị thượng-đỉnh G20, đây là lần cuối ông tham dự hội-nghị thượng-đỉnh này trong tư-cách nguyên-thủ quốc-gia. Nhưng các nghi-thức đón tiếp dành cho ông đã rất lạnh nhạt nếu không muốn nói là bị đối xử tệ!

Vào buổi sáng hôm đó, các vị nguyên-thủ quốc-gia hay các người đứng đầu chánh-quyền khác đến tham dự hội-nghị đã được nhà cầm quyền Trung Hoa tiếp đón một cách long-trọng (như tổng-thống Nga Vladimir Poutine, tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye, thủ tướng Anh Theresa May, thủ tướng Ấn-độ Narenda Modi), ông Barack Obama đã được đón tiếp một cách đơn-giản ở một phần khuất của phi-trường Hangzhou. Không những chỉ lạnh nhạt mà còn phải nói là băng giá khi các viên chức của chánh-quyền Trung-hoa đã tìm cách đẩy các ký giả và cả một số nhân-viên tháp-tùng phái-đoàn Hoa-kỳ ra xa tổng thống Mỹ. Khi một viên chức trách-nhiệm của toà Bạch Ốc cho biết các ký giả đã được phép ghi nhận các hình ảnh khi ông Obama đến, một viên chức Trung-hoa đã nói lớn ‘đây là đất nước của chúng tôi, đây là phi-trường của chúng tôĩ. Chẳng những thế, một viên chức Trung-hoa còn cự bà Suzan Rice, cố-vấn an-ninh quốc-gia của Hoa-kỳ, việc bà này không đứng đúng vi-trí qui-định theo nghi-thức!
Theo cựu đại sứ Mexique tại Trung-hoa, Jorge Guajardo, trong một phỏng-vấn dành cho báo The Guardian của Anh, sự đón tiếp dành cho ông Obama không phải ‘do sự vụng về’. Vị đại sứ này đã ở nhiệm sở Trung-hoa trong sáu năm,cho biết ông đã tham dự nhiều chuyến viếng thăm và ông biết rằng mọi việc đã được tiên liệu và tính toán từng chi tiết nhỏ nhặt nhất. Nhưng tại sao Trung-hoa lại tiếp đón tổng thống Mỹ một cách lạnh nhạt như thế. Theo Jorge Guajardo, đó là một thông-điệp mà Trung-hoa muốn gởi cho người Trung-hoa và phần còn lại của thế-giới biết ‘Trung-hoa sẽ là một siêu-cường mới.’
Về phiá tổng-thống Obama, chuyến tham dự G20 cuối cùng trong cương-vị tổng-thống Hoa-kỳ, ông sẽ đề cập với chủ tịch Trung-hoa Xi Jinpin các đề tài gai góc như vấn-đề nhân-quyền và vấn đề biển Đông Trung-hoa. Đây là những tề tài khó chịu đối với Trung-hoa!

Trước mắt, tình hình tạm êm dịu khi cả hai phiá Hoa- kỳ và Trung-hoa cùng phê chuẩn thoả ước Paris về khí-hậu, vài giờ trước khi hội-nghị thượng-đỉnh G20 khai mạc.

Ngoài lề cuộc họp thượng đỉnh G20 tại Hanzhou, còn có những cuộc họp riêng để giải quyết vấn-đề Syrie giữa Obama, Poutine và Erdogan.

(theo bản tin français.rt.com)

 

Vui cười

– Cô bán vé: “Anh ơi, mua một vé xổ số nhé! bảo đảm là sẽ trúng lớn”.

– Người mua: “Tôi mua rồi!”

– Cô bán vé: “Mua thêm vé nữa, mua nhiều trúng nhiều”.

– Người mua: “Nếu không trúng thì sao?”

– Cô bán vé: “Đến gặp em!”

– Người mua: “Tìm em phỏng có ích gì?”

– Cô bán vé: “Mua thêm một vé nữa!”

 

Trong một vụ đắm tàu, 10 người đàn ông và một cô gái bám vào sợi dây ròng xuống từ một chiếc máy bay trực thăng cứu hộ. Tổ lái thông báo, một người phải buông tay, nếu không sợi dây sẽ đứt và tất cả sẽ chết. Ai sẽ là vật tế thần đây?

– Cuối cùng, cô gái kể cho cánh đàn ông nghe một câu chuyện thật cảm động về sự hy sinh. Cô kết luận rằng mình sẵn sàng hiến dâng cuộc sống để cứu họ, rồi hô to: Hy sinh cao đẹp là bất tử!

– Cô gái chưa dứt lời, cả đám đàn ông đều… vỗ tay!

 

Nhật Ký Biển Đông: Chính Sách Ngoại Giao Nguy Hiểm Của Phi Luật Tân – Đào Văn Bình 

Nhật Ký Biển Đông hai tuần đầu Tháng Chín ghi nhận những biến chuyển quan trọng như sau:

Tình hình thế giới:

Reuters ngày 1/9/2016: “Đại Tá Tom Hanson- Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Lục Quân Hoa Kỳ nói với Đài Phát Thanh Úc Châu rằng Úc phải lựa chọn liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ hay mối liên hệ kinh tế gắn bó với Hoa Lục và thúc giục Canberra phải có lập trường cứng rắn hơn với Hoa Lục tại Biển Đông.”

Dĩ nhiên lời phát biểu của một ông đại tá không phải là tiếng nói chính thức của chính phủ,  nhưng chắc chắn đã được cấp trên ra lệnh cho nói như một “quả bóng thăm dò”. Anh Quốc và Úc Châu là đồng minh chiến lược của Hoa Kỳ nhưng lại “đi hàng hai” bằng cách hợp tác kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc cho nên giữ thái độ “im lặng là vàng” trong một số vấn đề cần phải lên án Hoa Lục. Thế mới hay tiền bạc có thể chia rẽ tình nghĩa vợ chồng, cha con, bạn bè, thầy trò và đồng minh. Úc và Hoa Lục đã ký kết Thỏa Hiệp Mậu Dịch Tự Do ngày 17/6/2015 theo đó hai bên thanh toán thương vụ bằng Úc Kim và đồng Nguyên, không cần Mỹ Kim. Thống kê năm 2011 cho biết thương mại song phương giữa hai quốc gia là 141 tỉ Mỹ Kim. Chính vì thế mà Ô. Trump đã nói huỵch toẹt rằng các đồng minh Hoa Kỳ đã chơi xấu, “free ride” tức hưởng lợi, được Mỹ che chở mà không làm gì cả, nhưng đã bị đối thủ tấn công, bẻ quẹo là Ô. Trump không hiểu biết gì về các vấn đề an ninh toàn cầu

– CNSNews ngày 9/9/2016: “Hoa Kỳ vừa gửi thêm 400 quân tới Iraq để chuẩn bị tổng tấn công lấy lại Mosul, nâng tổng số lính Mỹ ở Iraq lên 4460.” Bà Hillary Clinton đưa ra sách lược giải quyết cuộc chiến Iraq kéo dài đã 13 năm bằng khẳng định “không gửi bộ binh” ((No ground troops). Hoa Kỳ có cả ngàn chuyên viên thượng thặng về chiến lược và chống khủng bố nhưng cuộc chiến Iraq vẫn chưa có lối thoát danh dự cho Hoa Kỳ. “Iraq hóa chiến tranh” đã thất bại. Đem quân ồ ạt vào như lúc Ô. Bush Con tấn công lật đổ Ô. Saddam Hussein thì sợ thương vong cao, mất lòng dân, gửi biệt kích rồi tăng quân nhỏ giọt thì cuộc chiến cứ “cù nhầy” mãi. Nhức đầu quá!

-UPI ngày 9/9/2016: “Một công ty Nga loan báo họ sẽ cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho các máy bay trực thăng của Thái Lan và Nam Dương.”

-Washington Post ngày 15/9/2016: “Tổng Thư Ký Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg dự trù sớm gặp gỡ Ngoại Trưởng Nga Lavrov để tìm cách giảm bớt những rủi ro đụng độ với Nga.”

Có thể NATO đã ngửi thấy mùi Ô. Trump có thể thắng cử và ông đặt ưu tiên “America First”- tức nếu có gì thì Âu Châu tự lo liệu lấy cho nên tìm cách né tránh một cuộc chạy đua vũ trang hay đụng độ quân sự với Nga mà chẳng đem lại lợi ích gì cho Âu Châu.

Tình hình Syria:

-AFP ngày 1/9/2016: “Iran- đồng minh quan trọng của Damascus thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc cuộc can thiệp quân sự vào Syrid đã kéo dài một tuần lễ và nói rằng đó là sự vi phạm chủ quyền của Syria không thể chấp nhận được.”

-AFP ngày 4/9/2016: “Quân đội chính phủ đã chiếm một trường huấn luyện thiết giáp phía nam của Aleppo, lại một lần nữa bao vây những khu vực do phiến quân chiếm giữ ở phía đông.” Trong khi đó Ô. John Kerry và Ô. Lavrov đã gặp nhau vài lần nhưng chưa đi tới một thỏa thuận nào cho Syria. Ô. Putin và Ô. Obama cũng đã gặp nhau bên lề G20 Hàng Châu nhưng cũng không tiến tới một giải pháp  nào. Ngày 8&9/9/2016 hai Ô.  John Kerry và Lavrov lại gặp nhau tại Genève để bàn về một giải pháp cho Syria. Theo ABC News ngày 8/9/2016, quân đội Syria và đồng minh đã lấn chiếm thêm một số vị trí nằm ở phía đông Aleppo và bảo vệ con đường tiến vào khu vực phía tây và dự trù mở cho dân chúng đi lại.

Cách đây vài hôm, Ô. GaryJohnson- chủ tịch Đảng Libertarian ra tranh cử tổng thống Hoa Kỳ, khi báo chí hỏi về Aleppo, ông ngơ ngác hỏi “Aleppo là gi?”. Thật tội nghiệp! Sự nghiệp chính trị của ông này coi như chấm dứt và điều đó chứng tỏ không phải người Mỹ nào cũng thông minh xuất chúng như chúng ta nghĩ. Aleppo đang là trung tâm điểm của thỏa hiệp Nga-Mỹ. Nếu nửa phần  còn lại (phía đông) Aleppo thất thủ, phe phiến quân do Hoa Kỳ và đồng minh hỗ trợ coi như xóa sổ.

-AP ngày 9/9/2016: “ Nga và Mỹ đã đạt được thỏa hiệp ngưng bắn cho Syria sẽ được thi hành vào tuần tới, trùng hợp với một ngày lễ của Hồi Giáo. Một số nhà bình luận cho rằng đây là chiến thắng của Moscow. Còn Thổ Nhĩ Kỳ, Ba Tư và Syria thì hoan nghênh thỏa hiệp này. ”

Tình hình Biển Đông:

 Hợp ngày 3/9/2016: “Thủ Tướng Ấn Độ Modi đã ghé thăm Việt Nam nhân dịp ông đến Trung -Quốc tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh G20 tại Hàng Châu. Trong cuộc hội kiến với Ô. Nguyễn Xuân Phúc, Ô. Modi nói rằng, Việt Nam là trụ cột quan trọng trong Hành Động Hướng Đông của Ấn Độ đồng thời loan báo cấp thêm 500 triệu đô-la tín dụng cho Việt Nam để tăng cường hợp tác quốc phòng. Hai bên cũng đã ký 12 hiệp định và các bản ghi nhớ, đồng thời cam kết đưa kim ngạch thương mại song phương lên 15 tỷ đô-la năm 2020. Nhân dịp này Ô. Modi cũng đã ghé thăm Chùa Quán Sứ mặc dù ông là một tín đồ Ấn Độ Giáo (Hindu). Tại đây ông nói rằng, “Thế giới cần phải đi trên con đường hoà bình, đem lại hạnh phúc và thịnh vượng, trong khi chiến tranh chỉ mang đến sự vĩ đại/phát triển tạm thời.” Hiện nay Ấn Độ đang tranh giành ảnh hưởng lãnh đạo Phật Giáo thế giới với Trung Quốc, nhất là Ấn Độ trở thành nơi che chở cho cộng đồng Tây Tạng lưu vong. Về cuộc viếng thăm này, VOA News 2/9/2016 đã trích dẫn lời bình luận của Giáo Sư Sukh Doe Muni của Institute for Denfence Studies tại Tân Delhi như sau, “Sự viếng thăm của vị lãnh đạo Ấn Độ là chỉ dấu mạnh mẽ cho thấy Ấn Độ muốn biểu lộ sự thân thiện, tình bạn, đoàn kết với Việt Nam, đặc biệt giữa lúc Việt Nam đang phải đối đầu với nhiều áp lực trong vùng từ phía Trung Quốc.” (Professor Sukh Doe Muni, fellow at the Institute for Defense Studies and Analyses in New Delhi, says the Indian leader’s arrival Friday comes as “the question of South China Sea has come up in a big way.” “Narendra Modi’s visit actually is the strong indication of India showing its friendship, camaraderie, solidarity with Vietnam, particularly at the time when Vietnam is facing lots of pressure in the region from China.)

VOA News ngày 3/9/2016: Trước Thượng Đình G-20 tại Hàng Châu, Tổng Thống Obama trong một cuộc phỏng vấn với CNN đã nói/ám chỉ Trung Quốc rằng, “Liệu bạn sẽ ký một thỏa hiệp yêu cầu tòa trọng tài quốc tế giải quyết những tranh chấp ở Biển Đông, thực tế là bạn đã “to” hơn Việt Nam và Phi Luật Tân hoặc các quốc gia khác….không có lý do gì bạn cứ đi chỗ này chỗ kia, phô trương sức mạnh. Bạn phải tuân thủ luật pháp quốc tế.” RFI đã trích dẫn bản tin của Reuters như sau, “Cuộc hội đàm giữa phái đoàn Trung Quốc và Hoa Kỳ kéo dài tới bốn giờ. Sau cuộc gặp với chủ tịch Tập Cận Bình, tổng thống Barack Obama đã kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng “các nghĩa vụ” chiểu theo Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông. Nguyên thủ Hoa Kỳ cũng nhắc lại các cam kết của Washington đối với các đồng minh trong khu vực. Còn chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Bắc Kinh tiếp tục kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền hàng hải của Trung Quốc ở biển Hoa Nam – tức Biển Đông. Lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc lại là sẽ giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình thông qua đối thoại tham khảo với các bên liên quan, đồng thời kêu gọi Hoa Kỳ đóng vai trò xây dựng trong hồ sơ/vấn đề này.” Tại Thượng Đỉnh Hàng Châu đã xảy ra một số vụ lộn xộn như Ô. Obama phải xuống máy bay bằng cầu thang thoát hiểm nên không có thảm đỏ, các phóng viên Mỹ bị ngăn chặn không được vượt qua hàng rào an ninh, Bà Susan Rice- Cố Vấn An Ninh Quốc Gia can thiệp, cãi vã với nhân viên an ninh Trung Quốc. Rồi lại vấn đề bao nhiêu nhân viên tháp tùng được vào tham dự cuộc họp Obama-Tập Cận Bình.

Chính ra các viên chức Hoa Kỳ không nên cãi vã. Họ là chủ, mình là khách. Nếu có gì không vừa ý thì ghi nhận và sau này phản đối hoặc trình bày bằng đường lối ngoại giao hoặc “trả đũa” tức ông đón tôi thế nào, tôi sẽ đón ông thế ấy. Xem lại đoạn phim ngắn (mà tiếng Việt lai Mỹ gọi là clip), trong đó một bà trong phái đoàn của Ô. Obama cãi nhau với một viên chức Trung Quốc, thật không đẹp tí nào, để đến nỗi họ nói, “Đất nước này là của chúng tôi. Phi trường này là của chúng tôi.”

Theo tôi nghĩ, vấn đề lớn như Biển Đông không thể giải quyết trong cuộc họp bên lề G20. Muốn giải quyết chắc chắn phải có “mật đàm” theo kiểu Kissinger/Nixon ngày xưa. Hiện nay Trung Quốc là quốc gia duy nhất trên hành tinh này, “nể Mỹ nhưng không sợ Mỹ”. Còn Mỹ thì “không nể Trung Quốc nhưng lại sợ Trung Quốc”: Sợ đụng tới thì khủng hoảng kinh tế. Còn nếu chiến tranh thì sợ hai bên đều hủy diệt.

-Reuters ngày 4/9/2016: “Phi Luật Tân bày tỏ lo lắng và yêu cầu Tòa Đại sứ Trung Quốc tại Phi Luật Tân giải thích về sự có mặt của một số lượng lớn tàu thuyền của Trung Quốc tại gần Bãi Cạn Scarborough- khu vực tranh chấp giữa hai nước tại Biển Đông.”

-AP ngày 4/9/2016: Trước thềm Thượng Đỉnh ASEAN Vạn Tượng, Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte, trước khi đáp máy bay đi Lào, đã cảnh cáo, “Tổng Thống Obama đừng có hạch hỏi tôi về việc giết người ngoài khuôn khổ luật pháp hoặc về “đồ chó đẻ” tôi sẽ chửi thể cho mà coi. Tôi không phải bù nhìn của Mỹ. Rằng Mỹ không chịu xin lỗi về những gì đã làm trong thời kỳ đô hộ Phi Luật Tân.” Đã có trên 2000 người bị sát hại do có liên quan đến việc buôn bán hoặc sử dụng ma túy để từ khi Ô. Duterte loan báo cuộc chiến chống lại ma túy tại đất nước ông vào 30/6/2016.”

Chúng ta chờ xem ông tổng thống “Trương Phi” này xử sự thế nào trước một diễn đàn quốc tế lớn như Thượng Đỉnh ASEAN. Tin giờ chót cho biết Hoa Kỳ đã hủy bỏ cuộc gặp gỡ giữa Ô. Obama và Ô. Duterte. Thật đáng tiếc! Chính ra Ô. Duterte không nên ăn nói thiếu đứng đắn như thế và nên lợi dụng cuộc gặp gỡ bên lề để trình bày những gì mà Phi Luật Tân muốn. Còn Ô. Obama cũng đủ khôn ngoan để không chạm tự ái ông tổng thống “Trương Phi” này. Lãnh đạo khôn ngoan là cứ gặp, còn về nhà có thi hành hay không lại là chuyện khác. Lãnh đạo có bản lãnh không sợ gặp bất cứ ai, không ngại bất cứ diễn đàn nào. Lúc nào cũng lịch sự, nhỏ nhẹ nhưng bên trong là cả “một bồ kinh luân” như Khổng Minh phó hội Giang Đông. Mình là nước nhỏ còn phải nương tựa vào ngoại bang để sống còn mà từ chối lời mời của lãnh tụ một siêu cường vốn là đồng minh của mình…thì không phải là hành động khôn ngoan. Hãy nhìn qua Cuba mà xem. Cuba chống Mỹ như thế nào cuối cùng cũng phải bình thường hóa ngoại giao để đất nước có cơ hội tiến lên. Lãnh đạo mà đặt tự ái lên trên quyền lợi của đất nước sẽ là thảm họa. Chính vì thế mà đối với những vấn đề trọng đại của đất nước- tại Hoa Kỳ phải họp bộ tham mưu, còn tại các quốc gia theo chế độ đại nghị phải họp đảng để quyết định. Chưa làm tổng thống thì muốn nói gì thì nói. Đã làm tổng thống rồi, thì hầu như các tổng thống Hoa Kỳ chỉ nói những gì, làm những gì đã được bộ tham mưu họp bàn kỹ lưỡng, giống như một kịch sĩ nói, cười, khóc than trên sân khấu…giống hệt như những gì đã được luyện tập theo kịch bản. Lãnh đạo một đất nước mà cương bậy, nói năng bừa bãi thì…”tử chết tới bị thương”. Cuối cùng, theo AP ngày 6/9/2016, Ô. Duterte đã bày tò sự hối tiếc đã tấn công cá nhân Tổng Thống Obama. “Dầu sao “Ông Trương Phi” mà biết xin lỗi cũng là điều tốt. Vì đại cuộc đoàn kết Đông Nam Á chúng ta có thể bỏ qua. Có lẽ rồi Ô. Obama cũng phải gặp Ô. Duterte mà thôi và cuối cùng đã gặp nhau chóng vánh trước dạ tiệc do Thủ Tướng Lào khoản đãi các vị nguyên thủ quốc gia. Ngoài ra, bên lề Thượng Đỉnh ASEAN, Ô. Duterte đã nhận lời mời của Ô. Nguyễn Xuân Phúc viếng thăm Việt Nam.

-Reuters ngày 5/9/2016: “Hội kiến bên lề thượng đỉnh G20, Chủ Tịch Tập Cận Bình nói với Thủ Tướng Abe rằng Nhật Bản cần hành động thận trọng vể vấn đề Biển Đông.” Đây có thể là điều nhắn nhủ của Hoa Lục rằng Nhật Bản chớ gửi chiến hạm cùng Hoa Kỳ tuần tra ở Biển Đông. Trong khi đó cũng tại Hàng Châu, Tổng Thống Putin nói rằng “Sự can thiệp của những cường quốc ngoài khu vực chỉ làm trở ngại (hamper) cho việc giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông.” Rõ ràng lập trường của Nga là chống lại sự can dự của Mỹ vào cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông

-Tổng Hợp ngày 6/9/2016: Tổng Thống Pháp Hollande thăm Việt Nam. Trong cuộc họp báo chung, Ô. Trần Đại Quang cho biết chuyến viếng thăm của tổng thống Pháp đã khiến quan hệ Việt-Pháp chuyển qua giai đoạn mới và tạo xung lực giúp hợp tác song phương hiệu quả hơn trên các lĩnh vực như kinh tế, giáo dục. Hai lãnh đạo nhất trí cần hướng tới tầm nhìn hợp tác dài hạn, quan hệ chính trị cần thắt chặt hơn, tăng cường hợp tác quốc phòng, đối thoại, hợp tác an ninh trên biển và trên không, tiếp tục thúc đẩy giáo dục, bảo đảm thành công hợp tác giữa Việt Nam và Pháp tại Cần Thơ. Còn Theo BBC tiếng Việt, Tổng Thống Hollande loan báo rằng trong chuyến thăm lần này, nhiều hợp đồng với các công ty Việt Nam đã được ký kết như các hãng hàng không Việt Nam mua 40 máy bay của Airbus trị giá 6.5 tỷ mỹ kim. Buổi chiều cùng ngày Ô. Hollande đã đi bộ thăm phố cổ Hà Nội, tiếp xúc với một số cựu học sinh du học Pháp tại một quán cà-phê và được người dân tiếp đón niềm nở nhưng không bằng Ô. Obama. Ô. Hollande cũng cảm thấy ấm lòng khi nhìn thấy một số bảng hiệu thương mại ở khu phố mang tiếng Pháp…di sản của thời thuộc địa. Khi Mỹ vào thì Pháp ra đi nhưng để lại khá nhiều dinh thự, cầu cống mang tính lịch sử như Cầu Long Biên (Cầu Paul Doumer), Khách Sạn Metropole Hà Nội, Phủ Chủ Tịch (Phủ Toàn Quyền), Tòa Đô Chính , Dinh Gia Long, Bưu Điện Sải Gòn và nhất là Thành Phố Đà Lạt với Biệt Điện…Ông Hollande cũng khuyên sinh viên Việt Nam nên du học Pháp. Tuy nhiên học ở Pháp không dễ như người ta tưởng.

-ibtimes ngày 13/9/2016: “Trung Quốc và Việt Nam cam kết để những khác biệt về Biển Đông qua một bên hầu tăng cường liên hệ song phương. Thủ Tướng Lý Khắc Cường nói rằng hai quốc gia phải làm việc chung để duy trì hòa bình và ổn định và kiềm chế căng thẳng trong vùng. Gặp gỡ Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 12/9/2016, Ô. Lý Khắc Cường xác nhận tranh chấp ở những vùng biển liên quan đến tình cảm quốc gia của Trung Quốc và Việt Nam.“

Tôi phải “xin lỗi” ông Lý Khắc Cường (Miền Nam gọi là “Thôi bỏ đi Tám!) Biển Đông chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Trung Hoa. Ông dùng sức mạnh cưỡng chiếm biển đảo của người ta – Hoàng Sa 1974, Gạc Ma 1988- rồi hô hoán lên là có “tranh chấp” theo kiểu “vừa đánh trống vừa ăn cướp”.

Nhận Định:

Trong hai tuần qua, dồn dập những tin xấu đến với Hoa Kỳ:

1)Theo Reuters ngày 7/9/2016, “Bên lề Thượng Đỉnh ASEAN tại Vạn Tượng, Thái Lan cho biết họ ủng hộ nỗ lực của Trung Quốc nhằm duy trì hòa bình trên biển chỉ vài giờ sau khi Phi Luật Tân công bố hình ảnh rất nhiều tàu thuyền của Hoa Lục xuất hiện gần Bãi Cạn Scarborough. Được hỏi liệu Thái Lan có về phe với Hoa Lục, phát ngôn viên Thái Lan cho biết Thái Lan muốn thấy hòa bình được duy trì trong quyền lợi của các quốc gia.”

Đây là lời tuyên bố “giội gáo nước lạnh” vào mặt Hoa Kỳ, trong lúc Hoa Kỳ đang vận động các quốc gia Đông Nam Á đoàn kết để chống lại sự bành trướng và quân sự hóa Biển Đông của Hoa Lục. Trong Chiến Tranh Việt Nam, Thái Lan là “đệ tử” của Mỹ. U-tapao là căn cứ xuất phát B-52 oanh tạc Việt Nam và Lào. Còn Udon nằm ở đông-bắc Thái Lan, là căn cứ không quân tiền phương của Không Lực Hoa Kỳ và là bộ chỉ huy của Air America tại Á Châu để tiến hành cuộc chiến tranh bí mật tại Lào và tung biệt kích vào Bắc Việt. Thái Lan cũng đã gửi Sư Đoàn Mãng Xà Vương tham chiến bên cạnh quân đội Mỹ. Thế nhưng chỉ sau 1975 khi Mỹ “rút lui trong danh dự” khỏi Việt Nam, thì Thái Lan “trở mặt” với rất nhiều lý do: Thái Lan là láng giềng của Trung Quốc đang trở thành một siêu cường kinh tế toàn cầu và một sức mạnh quân sự đáng nể. Trung Quốc bây giờ không còn giống như thời Mao Trạch Đông chỉ co cụm trong Lục Địa mà đã vươn toàn thế giới trong lúc sức mạnh, cũng như ảnh hưởng của Hoa Kỳ mỗi lúc mỗi suy giảm. Một lý do quan trọng nữa là Hoa Kỳ đi tới đâu đều giơ “ngọn roi nhân quyền “ ra để dọa người ta cho nên người ta sợ nhưng không mặn mà và luôn luôn cảnh giác với chính sách can thiệp và lật đổ của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ lên án cuộc đảo chính của giới quân phiệt Thái Lan năm 2014 khiến Tướng Payuth chan-Ocha tức giận và quay sang chống Mỹ – không ra mặt nhưng công khai hợp tác cũng như ủng hộ Trung Quốc.

Nếu dưới sự lãnh đạo của Ô. Duterte, Phi Luật Tân cũng lại “hòa hoãn” với Trung Quốc và Căm Bốt trở thành đàn em thân tín của Hoa Lục thì ASEAN chỉ còn xác không hồn. Lúc đó, Việt Nam trở thành “đồng minh” duy nhất của Mỹ tại Đông Nam Á để chống lại Trung Quốc. Bàn cờ thế giới biến chuyển quá nhanh và đầy bất ngờ. Bất ngờ là vì một quốc gia mà Mỹ muốn biến thành “Thời Kỳ Đồ Đá” nay lại là “người hợp tác toàn diện” với Mỹ. Còn Thái Lan- một “đệ tử” lâu đời của Mỹ lại quay lưng với Mỹ.

Do những biến động cùa tình hình thế giới, do bối cảnh địa lý chính trị, vì chiến lược an ninh và phát triển đất nước – ít ra cả trăm năm nữa, không có lý do gì để Việt Nam “chống Mỹ” hoặc “không chơi” với Mỹ. Việt Nam, do tình thế đã trở thành trọng điểm chiến lược trong chính sách “Xoay Trục” của Hoa Kỳ. Chính vì thế mà ba tổng thống Mỹ đã tới thăm Việt Nam trong khi chưa một tổng thống nào ghé thăm Thái Lan. Có thể chính vì thế mà Thái Lan ghen tức chăng? Còn Ô. Ted Osius – có lẽ là vị đại sứ Mỹ thân thiện nhất với dân Việt Nam- từ tiếp xúc với thanh nhiên, sinh viên, đạp xe đạp 1930 cây số từ Hà Nội vào Sài Gòn…cho tới việc đưa mẹ và chị đi lễ Chùa Quán Sứ trong ngày Vu Lan Báo Hiếu. Còn Ô. Đại Sứ Bunker thì trước năm 1975 được báo chí Miền Nam gọi là “Ông Già Tủ Lạnh” vì sự nghiêm nghị, lạnh lùng, không cười, không nói, không tiếp xúc với người dân hay bất cứ giới chức Việt Nam nào, ngoại trừ Tổng Thống Thiệu.

Thái Lan ngày nay kinh tế khá phát triển, nổi tiếng thế giới qua kỹ nghệ “du lịch mua dâm” (sex tour) và Võ Tự Do (Kick boxing) hay còn gọi là “Muay Thai”… theo chiều dài lịch sử, luôn luôn thành công trong chính sách ngoại giao “gió chiều nào theo chiều ấy” hay “sớm nắng chiều mưa”. Thế nhưng tình hình thế giới ngày nay vô cùng phức tạp, không biết rồi đây chính sách “ngoại giao cây sậy” có còn hữu hiệu không khi mà sách lược “Xoay Trục” hay “Tái Cân Bằng Lực Lượng” ở Châu Á của Mỹ bị tổn thương.

2) Theo Reuters ngày 12/2/2016, “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte kêu gọi Hoa Kỳ rút binh sĩ ra khỏi một đảo hẻo lánh nằm ở Mindanao vì sợ rằng sự hiện diện của họ có thể làm phức tạp cho cuộc chiến chống lại nhóm khủng bố Hồi Giáo nổi tiếng vì chặt đầu người Tây Phương. Ông Duterte được mọi người theo dõi tuần qua vì những lời công kích Hoa Kỳ và Tổng Thống Obama, nói rằng lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đang huấn luyện binh sĩ Phi Luật Tân tại đây là những mục tiêu rất tốt cho nhóm khủng bố Abu Sayyaf có liên quan đến Nhà Nước Hồi Giáo (IS). Ông Duterte nói rằng lực lượng đặc biệt này phải ra đi. Tôi không muốn rạn nứt với người Mỹ, nhưng họ phải ra đi.”

Đây là tin rất xấu cho Hoa Kỳ. Hầu hết các quốc gia như Iraq, A Phú Hãn, Ukraina, Yemen, South Sudan, lực lượng người Kurd, phiến quân Syria, kể cả các quốc gia trong NATO như Anh, Pháp, Ý, Đức… đều hoan nghênh lực lượng đặc biệt Hoa Kỳ đến nước họ và chiến đấu bên cạnh họ. Lý do, đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Hoa Kỳ, xử dụng những vũ khí vô cùng tối tân, kể cả những vũ khí bí mật và được yểm trợ bởi tất cả những phương tiện hiện đại nhất từ trên không. Thế mà “ông tổng thống Trương Phi” này lại “mời họ đi chỗ khác chơi”. Đây là dấu hiệu khởi đầu báo hiệu một giai đoạn khó khăn mới trong bang giao Mỹ-Phi. Theo VOA News ngày 13/9/2016: “Tổng Thống Phi Luật Tân Duterte hôm nay lại nói rằng chính quyền sẽ không cho phép quân chính phủ tuần tra chung với lực lượng nước ngoài tại khu vực biển đang tranh chấp, hiển nhiên xóa bỏ thỏa thuận với Hoa Kỳ của người tiền nhiệm (Tổng Thống Aquino). Ngoài ra Ô. Duterte còn nói rằng ông tính chuyện tìm kiếm vũ khi từ Nga và Trung Quốc.”

Theo tôi, Ô. Duterte đang theo đuổi một chính sách ngoại giao thật nguy hiểm. Rõ ràng Phi Luật Tân đang muốn hòa hoãn với Trung Quốc và tìm cách đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Phi Luật Tân, tức bẻ gẫy sách lược “Xoay Trục” của Hoa Kỳ. Trong khi Việt Nam dù hòa hoãn với Trung Quốc nhưng lại hợp tác toàn diện với Hoa Kỳ và dùng sức mạnh của Hoa Kỳ để giữ yên Biển Đông tức không cản trở kế hoạch “Xoay Trục”. Việt Nam cũng hiểu được vị thế xung yếu của Biển Đông nên cũng đã hợp tác chiến lược với các đại cường như Nga, Nhật Bản và Ấn Độ để cân bằng ảnh hưởng quốc tế. Xin Ô. Duterte nhớ cho, Đông Nam Á và Thái Bình Dương là “sinh mệnh” của Hoa Kỳ và là nguồn sống của Nhật Bản, Nam Hàn. Không bao giờ Hoa Kỳ để vùng này lọt vào tay bất cứ kẻ nào khác. Như tôi đã nói trong bài trước, không một siêu cường nào có thể đẩy Hoa Kỳ ra khỏi vùng Đông Nam Á mà trọng điểm là Biển Đông. Nếu Phi Luật Tân đi ngược xu thế này thì Phi Luật Tân cũng “khó sống” lắm chứ không phải chơi. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao Phi Luật Tân không thể theo đuổi sách lược vừa hòa hoãn với Trung Quốc nhưng vẫn giữ mối giao hảo với Hoa Kỳ, vẫn cần sự hiện diện của Hoa Kỳ ở mức tối thiểu để bảo đảm Hoa Lục bất ngờ trở mặt và nuốt trọn Biển Đông? Do yếu tố địa lý, Việt Nam có thể trung lập, nhưng Phi Luật Tân cũng giống như Nhật Bản không thể trung lập mà cần có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ mới có thể giữ yên đất nước. Tôi không đồng ý việc Hoa Kỳ can thiệp quân sự vào Iraq, Syria và Lybia, nhưng tôi ủng hộ và mong muốn Hoa Kỳ can dự vào vấn đề Biển Đông bởi vì Biển Đông là vấn đề “cá lớn nuốt cá bé” và chà đạp luật pháp quốc tế. Đông Nam Á không thể tự vệ nếu không có sự hiện diện của Hoa Kỳ tại đây. Chúng ta chờ xem phản ứng từ Hoa Thịnh Đốn như thế nào.

 

Trung Quốc Một Đế Quốc Thực Dân Của Thế Kỷ 21 – Phan Văn Song

Trung Quốc không còn là một quốc gia đang lên nữa. Nhưng mặt thống kê, Trung Quốc chưa hội đủ những điều kiện để được vào một quốc gia tiên tiến : GDP đầu người vẫn còn kém, vẫn còn kém những tiêu chuẩn an sanh xã hôi, chưa nói đến những thống kê về điều kiện về đời sống con người…Và Trung quốc đang phải giải quyết ba thách thức: về mặt đối ngoại, phải chứng mình rằng mình là một nước lớn, về mặt đối nội, phải giải quyết những sai biệt mức sống giữa ba vùng : Duyên hải và đô thị lớn phía Đông – Nội địa – và các vùng Biên giới phía Tây. Và cuối cùng quyết tâm biến thành một cường quốc Đông Bắc Á và Đông Nam Á.

Mộng Trung Quốc rất giản dị :  Chia thế giới với các cường quốc Âu Mỹ và Nga. Mặc dù sanh sau đẻ muộn : Bắc Mỹ-Đại Tây Dương-Bắc Âu-Tây Âu thuộc ảnh hưởng của Huê kỳ và Tây Âu ; Đông-Âu và Nga ảnh hưởng của của Liên Bang Nga, Đông Á–Đông Nam Á–Tây Bắc Thái Bình Dương phải thuộc về Trung Quốc. Phần còn lại của thế giới là những thị trường tự do : Phi Châu, Nam Mỹ, Đông và Nam Thái Bình Dương… Nhưng Tàu quên ngày nay có thêm Erdogan Thổ Nhỉ Kỳ cũng đang muốn lập lại Đế Quốc Ottoman kiểm soát con đướng tơ lụa. 

Đế Quốc Thực Dân Tàu:

Chưa bao giờ con số thương vụ giữa Trung Quốc và Phi Châu lên cao đến như vậy, vượt 89%. Hàng hóa Made in China tràn ngập lãnh thổ toàn lục địa Phi Châu, và trái lại Phi Châu xuất cảng nguyên liệu quặng mỏ càng ngày càng nhiều vào Trung Quốc. Để tìm hướng phát triển công nghiệp và kinh tế, Trung quốc rất cần quặng mỏ, nguyên liệu cho năng lực, Trung Quốc phải và đang đầu tư vào các quốc gia đang phát triển miền Nam của quả Địa Cầu : Phi Châu, Nam Mỹ, Nam Thái Bình Dương. Ví mình là một quốc gia đang lên, Trung Quốc mong có một thái độ thương mãi bình đẳng, tránh biến mình thành một quốc gia thuộc địa đi chiếm tài nguyên hay một Đế quốc ! Thế nhưng…

Nhớ năm xưa, tại Beijing, ngày 19 tháng 7 năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc thời ấy Hu Jintao – Hồ Cẩm Đào đã nhấn mạnh trong bài diễn văn khai mạc Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc – Phi (Châu) lần thứ tư : « Trung Quốc là một quốc gia đang phát triển lớn nhứt thế giới, và Phi Châu là một lục địa lớn gồm rất nhiều quốc gia đang phát triển ( …)vì vậy nhơn dân trung hoa và nhơn dân châu phi phải và đã kết tình nghĩa trong bình đẳng, trung thực và hữu nghị và với nhau tận tình tương trợ giúp đở nhau để cùng nhau phát triển » *(1)

Mặc dù đấy chỉ là một bài diễn văn ngoại giao, nhưng vẫn không tránh được những dư ảnh trong tiềm thức, trong ký ức của mọi người dân Trung Hoa, những kỷ niệm đau buồn tủi nhục khó phai nhạt của những năm tháng đất nước Trung Hoa bị xâm chiếm bởi các cường quốc âu châu và của Nhựt Bổn (Ngũ cường).

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày nay đều phải giải quyết nỗi quan tâm hàng đầu là phải luôn luôn giữ vững một sức phát triển vững mạnh. Muốn vậy, bằng mọi giá Trung Quốc cần phải có nguồn tiếp tế tất cả các nguyên nhiên liệu và năng lượng tất yếu, cần thiết cho phát triển đất nước. Vì vậy, bằng mọi giá, Trung Quốc phải bỏ quên tất cả những đạo đức « xã hội chủ nghĩa » hay những lý tưởng « bài phong đả thực », Trung Quốc ngày nay không ngần ngại kết tình kết nghĩa « hữu nghị tào khang – huynh đệ chi binh – đồng chí đồng tâm » với những chế độ thối nát, độc tài, tham nhũng nhứt trên thế giới, có khác khi ngày xưa các đế quốc thực dân lớn của Tây Phương đã làm !

Thử đặt mình vào hoàn cảnh người dân một quốc gia chậm tiến, nghèo nàn, nhưng chẳng may gặp cái nạn « giàu tài nguyên thiên nhiên » (Việt Nam ta là một điển hình). Có cái « giàu tài nguyên trời cho » mà không may « gặp những thằng phải gió lãnh đạo », thì cuộc đời thằng dân của quốc gia ấy kể như khốn nạn ! Chẳng những thằng xếp « tham nhũng hốt cả, không chia cho dân, cho đất nước, một miếng canh thừa, hay một miếng cá dư », trái lại hắn còn dùng tiền bạc mua chuộc để có một chế độ công an trị đàn áp. Tàu cũng nhưng Tây như Mỹ ngày nay là những quốc gia tiêu thụ, và thường đã tiêu thụ quá tải tài nguyên của mình nên cần phải đi mua. Và vì cần mua, nên cũng phải đành nhắm mắt làm ngơ, « vui duyên cùng tướng cướp », quên cả đạo đức, lý tưởng « nhơn đạo, nhơn quyền, dân chủ, công bằng công lý » !  Từ nay đành phải làm ngơ thôi ! Dù sao hắn đánh vợ nó, hắn giết con nó, bợp tai đá đít dân nó chứ có đụng đến dân ta đâu ? Vì vậy mới có câu tuyên bố xanh dờn của một ông cựu Tổng thống một quốc gia tây da trắng đạo đức nhơn bản năm nào rằng « Nhơn quyền cũng tùy quốc gia, nhơn quyền ta và nhơn quyền của họ khác nhau » (sic) *(2). Càng cần tiếp liệu, lại càng cần lái buôn, vì vậy nên « ủng hộ » một thằng bán hàng “vô đạo đức», hơn là lãnh hậu quả đầy rủi ro của một sự «thay đổi». *(3).

Huê kỳ có khác chi? 

Chớ vội chê Trung quốc, chớ nghĩ rằng các chế độ tiên tiến, dân chủ, nhơn bản, sẽ tử tế hơn. Tổng thống Huê kỳ từ năm 1933 đến năm 1945, Franklin Delano Roosevelt rất ghét thậm chí ghê tởm và chống hẳn những chế độ phong kiến, hay thuộc địa đế quốc. Thế nhưng, khi ông được các phụ tá cố vấn cho biết kho tàng của nhiên liệu năng lượng là dầu hỏa của Huê kỳ đã đến lúc cạn kiệt, cần phải đi tìm nguồn tiếp liệu, ông không ngần ngại trong suốt thời gian Thế chiến thứ hai, kết tình ngoại giao hữu nghị với Vương quốc phong kiến Ả rập Xê Út, anh vua dầu hỏa Trung Đông. Tổng thống Roosevelt lại còn « thân chinh » đến gặp Vua Abdelaziz Ibn Saoud vào tháng hai năm 1945, chỉ để ký một « cái deal – ngoéo tay không tên » (không có văn kiện) : Huê kỳ sẽ bảo đảm bằng vũ lực Vương quốc Ả rập XêÚt và ngược lại, Ả rập bán toàn bộ dầu hỏa cho Huê kỳ *(4). Ngày nay, mặc dù có tý thay đổi – tất cả các địa bàn khai thác đều là sở hữu của các gia đình hoàng gia ả rập, không còn sở hữu của các hảng khai thác Mỹ nữa – nhưng tựu chung « cái thỏa thuận nghéo tay » vẫn còn là cốt lõi của chánh sách ngoại giao Huê kỳ ở Trung Đông và Cận Đông. Nghĩ cho cùng, lúc ấy, cũng tội nghiệp Huê kỳ, Huê kỳ cũng muốn đi mua dầu hỏa ở những quốc gia bạn lắm chứ : các quốc gia tiên tiến, dân chủ, tự do tôn trọng nhơn quyền. Nhưng mưu sự tại nhơn thành sự tại …thổ nhưởng. Địa chất thế giới chia chát không công bằng, chia dầu hỏa cho các xứ ở Phi châu, ở Trung và Cận Đông, cho Nga, cho các xứ Ả rập. Theo hảng BP (British Petroleum), 80 % các khu dầu mỏ nằm ngoài khu vực các quốc gia của nhóm Tây phương *(5). Washington vì vậy, phải chơi với « dân man di », với những « tiểu quốc bất ổn », bắt buộc nhúng tay vào những « lỉnh kỉnh chánh trị địa phương », thương thuyết, mua chuộc những liên minh với những lãnh tụ bất tài, với những chánh sách bất hảo, đổi chác, dùng ô dù quân sự Huê kỳ chỉ để được mua dầu hỏa thôi. Ngày nay, thế kỷ thứ 21, khác hẳn, kỹ thuật ép đá phiến thành dầu đã đưa Huê kỳ vào hạng số một sản xuất dầu lửa. Tuy có dầu, nhưng vẫn là tay xài dầu nhiều nên vẫn tiếp tục mua dầu, nhập dầu để kiểm giá, thị trường. Tóm lại chính Huê kỳ ngày nay là tay tài phiệt đầu cơ làm giá thị trường dầu hỏa.

Đầu thế kỷ thứ 20, để giữ phần kiểm soát các quốc gia có tiềm lực dầu hỏa, than đá, cao – su, hay các mỏ khoáng sản, các đại cường quốc « đế quốc » Âu Mỹ tạo những đại công ty. Sau khi các cựu thuộc địa được « giải phóng », giành được hay được ban cho Độc lập, các đại công ty vẫn tiếp tục hoạt động tại các quốc gia mới độc lập nầy, « tình hữu nghị đặc biệt đầy lợi nhuận » với các chánh quyền mới, cũng cố địa vị ăn trên ngồi trước không khác chi dưới thời chánh quyền thuộc địa vậy. Đó là trường hợp của Hảng Xăng dầu BP của Anh (Bristish Petroleum, thoạt tiên là Hảng Anglo – Persian Oil Compagny), hay của Hảng Total của Pháp (một Tổ hợp của nhiểu Hảng xăng dầu các quốc gia nhỏ Phi châu cựu thuộc địa Pháp) hay trường hợp của Ente Nazionale Idrocarburi (ENI) của Ý…

Về phần Trung Quốc, Trung Quốc mong không đi vào vết chơn của các Tập đoàn tư bản nầy*(6). Vì vậy trong bài nói ở Diễn Đàn Hợp tác Trung quốc – Phi châu, Chủ tịch Hu đã hứa  sẽ cho các quốc gia phi châu vay 20 tỷ dollars trong vòng 3 năm để phát triển nông nghiệp và các trung tiểu công nghiệp. Các đại quan chức Tàu hứa rằng sẽ không bao giờ nhúng tay vào nội bộ hành chánh hay kinh tế của các quốc gia đang nhận được sự giúp đở. Nhưng hiện nay Beijing cũng vẫn phải đang gặp những vấn nạn của các quốc gia đi trước.

Đến năm 1993, có thể nói Trung Quốc tự túc dầu hỏa. Thế nhưng, từ đó, Trung Quốc biến thành con hạm đói dầu. Từ nhu cầu 1 triệu 5 ngàn tấn dầu một ngày vào năm 2000, đến 5 triệu tấn một ngày vào năm 2010 (+330 %), và sẽ là 11 triệu 600 ngàn tấn dầu/ngày vào năm 2035. Với sự phát triển của thị trường « xe hơi », vào năm 2040, Trung quốc sẽ có mức tiêu thụ dầu hỏa ngang ngữa với Huê kỳ*(7). Thế nhưng, nếu Huê kỳ lúc ấy có thể tự túc gần 100% sức tiêu thụ của mình – tính luôn tiềm lực dầu hỏa của anh láng giềng Canada, nhờ dầu hỏa đá phiến, và kỹ thuật điện năng bằng ánh sáng mặt trời và gió. Trong khi ấy Trung Quốc chỉ đủ sức cung ứng chưa đầy một phần tư (1/4) nhu cầu năng lượng của mình. Phần còn lại phải đi mua.

Nếu Beijing quyết duy trì mục tiêu là phải nhơn ba số lượng sản xuất điện trong vòng 25 năm tới, mức nhập cảng khí đốt, hoàn toàn không có vào năm 2005, sẽ vượt lên 87 tỷ thước khối (m3) hằng ngày vào năm 2020, đặc biệt nhập từ Trung Đông và Đông Nam Á châu, hoặc sẽ nhập từ Nga và Turkménistan (bằng ống dẫn dầu) *(8). Trung Quốc có thể tự túc nhu cầu than đá của mình, thế nhưng vì những hạn chế kỹ thuật, những nút chặn trong hệ thống phân phối và chuyên chở, nhập cảng than đá từ Úc châu hay từ Indônêsia để tiếp tế các thành phố miền duyên hải Tàu sẽ có lợi hơn và giá thành rẻ hơn. Từ con số không năm 2009, qua 2011, số than đá nhập cảng đã là 183 triệu tấn*(9). Chưa kể những đòi hỏi của các ngành công nghệ tin học mủi nhọn, các ngành luyện kim cao cấp đang cần có những khoáng sản nhập cảng như sắt, đồng, cobalt, chrome, nickel …

Nhu cầu càng cao, càng phụ thuộc vào nguyên liệu, càng phụ thuộc vào tiếp liệu. Và tiếp liệu biến thành quốc sách.

Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều (Nguyễn Du –Kim Vân Kiều câu 2362)

« Bổn phận của Trung Quốc, là phải lo cho 1 tỷ 3 trăm triệu dân trung hoa có một cuộc sống đàng hoàng. Thứ trưởng Ngoại giao Trung quốc Le Yucheng trong một bài phát biểu : « Quý vị có thể tưởng tưởng sự thách thức khổng lồ và sức ép mà chánh phủ chúng tôi phải chịu đựng. Tôi có thể tuyên bố rằng không có gì vượt hơn việc nầy. Tất cả mọi chánh sách đều phụ thuộc vào chánh sách ưu tiên nầy ! » *(10). Chương trình ngoại giao ưu tiên là giữ tình hữu nghị với các anh bán hàng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc rất sợ thiếu thốn tiếp liệu. Thiếu thốn tiếp liệu ngày nay có thể dẫn đến nổi loạn, nội chiến, thay đổi chánh quyền, mất ghế, mất Đảng. Vì vậy con đường của thuộc địa Tây phương là con đường phải bắt chước. Bằng mọi giá phải củng cố các tình hữu nghị với các chủ hàng, phải đầu tư vào các cơ sở hầm mỏ, khoáng sản hay nhiên liệu. Tất cả hệ thống cầm quyền Trung quốc được chỉ đạo phục vụ chánh sách nầy : từ hệ thống Ngân hàng, các công nghiệp nhà nước, bộ ngoại giao và cả hệ thống quân đội…*(11)

Về dầu hỏa, quốc sách Trung Quốc khuyến khích các công ty quốc doanh như China National Petroleum Corporation (CNPC), China Petrochemical Corporation (Sinopec) và China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) đầu tư, hùn hợp vào các mỏ dầu các quốc gia :  Ả rập XêÚt (Saudi Aramco), Vênêzuêla (Petróleos de Venezuela SA-PDVSA) hay Angola (La Sociedade Nacional de Pétróleos de Angola – Sonangol)….Hay về hầm mỏ, các công ty quốc doanh Tàu Cộng như China NonferrousMetals International Mining (CNMIM) hay China Minmetals Corporation (CMC) đều đã bỏ vốn hùn hợp đầu tư vào các hảng hầm mỏ  trên thế giới. Để tạo điều kiện, các lãnh tụ đảng Cộng sản Trung quốc ồ ạt mở những chiến dịch ngoại giao, giao tế như cho vay với tiền lời thấp, yến tiệc linh đình, xây cất biếu không những sân vận động, những nhà khánh tiết đồ sộ và … giúp đở, viện trợ, trang bị … vũ khí, quân sự. Trung Quốc cũng đã cho Vênêzuêla vay 20 tỷ dollars để giúp đở sự hợp tác giữa hai công ty dầu hỏa hai quốc gia là CNPC (Tàu) và PDVSA (Vênêzuêla)*(12).

Và cứ như thế Trung Quốc càng ngày càng đi sâu vào con đường « xâm phạm chủ quyền quốc gia » của các quốc gia bán hàng. Ở Soudan, năm xưa, để bảo vệ quyền khai thác của công ty Tàu Cộng CNPC, nhà cầm quyền Trung Quốc bị thế giới lên án là đã ủng hộ chế độ độc tài quân phiệt – vô dân chủ của tổng thống Omar-El-Bachir bằng viện trợ quân sự, bằng ủng hộ ngoại giao ngay tại Liên Hiệp Quốc. Gần đây, Trung Quốc đang lánh xa Omar-El-Bachir, có lẽ vì ở miền Nam Soudan, một quốc gia vừa mới ly khai, tuyên bố Độc lập ! Và với một sự trùng hợp đầy ngạc nhiên là ngay ở miền Nam, nơi quốc gia mới nầy, có rất nhiều…dầu hỏa* (13).

Thế nhưng, dù muốn hay không muốn, sự có mặt của Trung quốc ngày nay ở Phi châu cũng đóng góp rất nhiều vào sự phát triển của Phi châu. Năm 2014, có 14 quốc gia Phi châu có cán cân thương mại thặng dư !  Tất cả 14 quốc gia nầy đều có dầu hỏa, đều có hầm mỏ, và tất cả đều xuất cảng nguyên liệu và nhiên liệu … với Trung quốc. Miễn bàn !

Để kết luận:

Nếu Trung Quốc tiếp tục đặt vấn đề tiếp liệu làm quốc sách hàng đầu, Trung Quốc hành động chẳng khác chi các cường quốc thuộc địa thuở xưa. Chánh sách o bế các quốc gia « có tài sản », các quốc gia có tài nguyên, để khai thác trục lợi !  Không có một chánh sách phát triển đời sống văn hóa, kinh tế xã hội, mà chỉ là một chánh sách ngắn hạn thôi ; vì nếu không tạo điều kiện cho dân bản xứ có mãi lực thì hàng trung quốc sẽ không có người mua.

Nhưng muốn có một Trung Quốc tử tế, biết người biết ta, biết giao hữu với các đồng minh thương mại, cần phải có một cuộc cách mạng lớn trong cơ chế kinh tế trung quốc. Phải chuyển từ một bộ máy sản xuất « ăn nhiều – uống nhiều » cần nhiều nhiên liệu, « háu ăn mau đói », một bộ máy « lao động tay chơn » « lắp ráp » qua một bộ máy sản xuất « tiết kiệm », với các hệ thống dịch vụ cần « chất xám », phải từ sử dụng năng lượng dầu mỏ chuyển sang năng lượng xanh, bền vững…

Và Việt Nam?

Đến đây xin mở một dấu ngoặc về đất nước, quê hương Việt Nam của chúng ta. Bắt chước mô hình phát triển của Trung quốc, nhưng không có sức mạnh đế quốc của Trung Quốc chỉ là thằng đầy tớ học nghể của Thầy mà không có khả năng của Thầy. Trái lại ngay từ bây giờ, lợi dụng Thầy đang gặp phải những khó khăn của thời kỳ « đang lớn », đang chuyển mình mà tạo một con đường đi độc lập, tự túc. Đã đến lúc cần phải biết dựa vào sức mạnh của các nước láng giềng ASEAN, Nhựt Bổn, Đại Hàn … đang đoàn kết thành một khối chống sự bành trướng của Tàu.

«Hộ chiếu lưởi bò», «Tập trận với hàng không mẫu hạm», «Tàu hải giám», … «xung đột với Nhựt bổn về Đảo Điếu Ngư» … bồi cát đất để biến những bãi đá ngầm thành hải đảo …tất cả chỉ là những « vung vít » của một cậu bé « đang tuổi lớn » chưa trưởng thành, cần phải « biểu diễn » cho ra vẽ người lớn đấy thôi.

Việt Nam phải biết dựa vào thành phần người Việt Hải ngoại để làm một cuộc cách mạng công nghệ. Chuyển công nghệ «tay chơn láp ráp» sang công nghệ «chất xám», … Bỏ chạy theo khai thác bán nguyên nhiên liệu «trời cho», khai thác bán «gia tài trời cho» để chuyển sang công nghệ bền vững.

Và đặc biệt, nhóm người lãnh đạo ngày nay phải biết rõ rằng đây là thời cơ để có một cuộc thay đổi. Tàu đang lo chuyển mình. Vừa, canh tân, vừa cải cách, vừa đánh tham nhũng trong nhà, vừa hù dọa ngoài sân với láng giềng, vừa thay đổi thái độ giao tế…, lúc nầy là lúc phải «bỏ Tàu» để đi tìm con đường Độc lập.

Đảng Cộng sản Việt Nam hãy trả quyền công dân cho công dân Việt Nam, như vậy không còn lý do gì nữa, không còn công hàm Phạm Văn Đồng, không còn hữu nghị 16 chữ vàng, không còn đồng chí, hết nợ hết nần. Người công dân Việt Nam là người chủ mới.

Xin đóng dấu ngoặc lại, vì nói hoài mệt quá!

Vã lại, ngay bây giờ ban lãnh đạo Trung quốc cũng đã thay đổi cái nhìn rồi, Kế hoạch Ngũ Niên thứ XII (2011-2015) đã nói đến năng lượng xanh, nguyên liệu mới, biotechnology, chất xám.

Hàng xấu hàng dỏm đang giết hàng made in China. Và hàng xấu hàng dỏm cũng đang giết hàng made in Viet Nam. Việt Nam hãy đổi cách làm việc, hãy đổi cách suy nghĩ, canh tân cải cách! Cách mạng từ văn hóa, nảo trạng, đến cung cách đối xử, làm việc … Việt Nam phải trở về với cái tử tế dân tộc, cái cung kính truyền thống trong xã hội, cái tế nhị trong giao tế láng giềng. Vui lòng khách đến, được lòng khách đi. Muốn như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam phải trả lại quyền tự quyết cho công dân Việt Nam. Không còn chế độ ca tụng Đảng, nói láo, tuyên truyền. Không còn chế độ Công an trị, nói láo, xin cho, bao thư, tham nhũng. Không còn chế độ bao che phe đảng, nói láo, “lề phảỉ”, trốn tránh. Và khi không còn Việt Cộng thì không còn nợ thằng Tàu Cộng nữa.

Lúc ấy dù Tàu có Đế quốc với Phi châu, nhưng không thể  Đế quốc với Việt Nam được, vì Việt Nam ra ngoài vòng cương tỏa của Tàu.

Hồi Nhơn Sơn, Giữa Hè nóng bức.

Ghi Chú:

1 – Hu Jintao, “Open up new prospect for a new type of China-Africa strategic partnership” Bô Ngoại giao Trung quốc, Beijing 19 tháng 7 năm 2012. www.fmprc.gov.cn.

2 – Tổng thống Pháp Jacques Chirac trả lời phỏng vấn của một nhà báo về tình hình nhơn quyền ở Trung quốc.

3 – Michael L. Ross The Oil Curse: How Petroleum Wealth Shapes the Development of Nations. Princeton University Press, 2012

4 –  Blood and Oil Metropolitan Books, New York, 2004, và Daniel Yergin The Price Simon and Shuster, New York, 1993

5 – “Statistical review of world energy”, BP, London, june 2012

6 – Colette Braeckman “Pékin brise le tête-à-tête entre l’Afrique et l’Europe » L’Atlas du Monde Diplomatique,

La Librairie Vuibert, Paris 3012

7 – « The Rise of China and its implications: Executive summary » Forum sur l’énergie du James A. Baker  III Institute for Public Policy, Houston, 2011.

8 – US Energy Information Administration (EIA) “China Country Analysis brief” Nov 2011

9 – “China to boost coal imports on widerprice gap”, 23/04/2012, www.bloomberg.com

10 –  Le Yucheng “China ‘s relations with the world at a new starting point” diễn văn tại buổi Hôi luận của China Institut for International studies (CIIS), 10/04/2012.

11 – International Crisis group (ICG) “China thirst for oil”. Asia Report #153 .  09 june 2008.

12 – Jeffey Ball, “Angola possesses a prize as Exxon, rivals stalk oil” The Wall Street Journal, New York 05/12/2005 ; Simon Romero, “ Chávez says China to lend Venezuela $20billion” The New York Times , 18/04/2010.

13 – “China thirst for oil” op.cit

 

Bóng Đè

Mai này Trung quốc không chỉ đô hộ Việt nam mà … –  Nguyễn thị Cỏ May

«Bóng Đè» là tựa quyển truyện của nhà văn nữ Đỗ Hoàng Diệu xuất bản ở Đà Nẳng năm 2004 đã một thời gây sôi nổi ở Việt nam và cả không ít trong giới độc giả người việt hải ngoại.

Tác giả kể chuyện ông già chồng đêm hiện về đè cô con dâu nằm ngủ trên bộ ván kê trước bàn thờ ở giữa nhà mỗi khi cô về bên nhà chồng và ngủ lại. Lúc đầu cô hoảng sợ nhưng sau vài lần, cô thấy quen và có ý mong đợi.

Nhưng « Bóng Đè » ở đây chỉ mượn cái tựa truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu để muốn nói ngày nay cá đất nước Tàu, dân tộc Tàu vẫn còn bị «bóng đè».

Cái bóng của Mao Trạch-đông.

Hôm 8/9/2016, nhơn 40 năm sau ngày chết của Mao (Mao chết 9/9/1976), hảng tin AFP của Pháp cho phổ biến một bài phân tích về sự nghiệp của Mao và gọi đó là một di sản « cồng kềnh » để lại cho đất nước Tàu. Bởi  ngày nay, người dân Tàu đi đâu cũng bắt gặp Mao. Từ trong nhà ra ngoài ngỏ. Trên tờ giấy bạc cũng có hình Mao.

Điều cần nói là dân Tàu bị bóng Mao đè thì đành rồi. Còn dân Việt nam, nói ngày nay đã độc lập vì không còn bóng dáng thực dân và Mỹ Ngụy nữa, mà vẫn bị bóng Mao cồng kềnh đè lên. Không phải mới đây mà từ thập niên 50, cô dâu Hồ Chí Minh đã mong đợi cái bóng ấy tới không chỉ đè một mình cô dâu mà đè cả đất nước Việt nam.

Cũng về Mao, tuần báo «Người Quan sát Mới» (Le Nouvel Observateur, 18-24/8/2016), chạy tít trang bìa « Mao là tên tội phạm lớn nhứt lịch sử». Với hình của Mao trên nền màu đỏ.

Nhưng đừng quên Mao hiện là thần tượng của Tập Cận bình và cả của đảng cộng sản ở Việt nam. Bao giờ đảng cộng sản ở Việt nam còn thờ Hồ Chí Minh thì vẫn còn tôn thờ Mao như là tiền bối.

Người Tàu ở hải ngoại vừa rồi tổ chức lễ tượng niệm 40 năm ngày chết của Mao ở nhiều nơi đều bị người Việt nam và người Tàu tranh đấu dân chủ phản đối nên tổ chức không được. Nhưng còn năm tới, và năm tới nữa.

Cái hiểm họa mà người Việt nam nên để ý là khi Tàu đô hộ Việt nam thì chẳng những bị mất nước mà người dân có thể sẽ bị cán bộ đảng viên cộng sản Tàu ăn thịt nữa. Như đã xảy ra ở ngay nước Tàu trong cuộc cách mạng văn hóa.

Việt nam bị Bóng Mao đè

Từ sau cuộc gặp gở Staline năm 1952 ở Mạc-tư-khoa, Mao nhận nhiệm vụ “đặc trách Việt nam ” do Staline ủy nhiệm nên Mao nổ lực cung cấp Hà nội vừa cho nhu cầu chiến tranh, vừa lý luận tư tưởng Mao. Ở khắp Miền Bắc, chổ nào cũng thấy hình Mao chiếm vị trí tôn kính thay thế thánh thần.

Hồ Chí Minh bắt đầu học làm cách mạng với Lênin, kế tiếp với Staline. Khi bái sư với Mao thi Hồ Chí Minh hết lòng hết dạ vâng lời Mao vì Mao là Lê-nin + Staline. Như Lê-nin, Mao dùng dối trá và bạo lực cướp được chánh quyền và nắm giử chánh quyền. Như Staline, Mao là tội phạm chống nhơn loại lớn nhứt lịch sử ( Frank Dokotter, Đại Học Hồng kông, AFP, 9/9/2016, Paris).

Hồ Chí Minh nhận mệnh lịnh của Mao từ năm 1953 và chỉ thị cho đảng cộng sản bắt đầu làm cải cách ruộng đất. Và các năm 1956-1957 là toàn diện để kết thúc với thành quả hơn 500 000 nông dân vô tội chết tại hiện trường và tiếp theo sau đó do đói, bịnh tật. Trong số nạn nhơn có cái chết của nhà yêu nước phụ nữ Bà Năm ở Hà nội thể hiện đầy đủ bản chất đại gian đại ác của Hồ Chí Minh. Thế mà ngày nay, đám cộng sản hảy còn thờ vì là họ kẻ thừa hưởng sự nghiệp máu và nước mắt của cả dân tộc.

Từ sau 1965, đảng cộng sản hà nội hoàn toàn ngả hẳn theo Mao. Lê Duẩn vâng lời Mao dồn hết nổ lực đẩy mạnh chiến tranh vào Miền Nam, áp dụng chiến thuật biển người của Mao. Ở Bắc, Mao gởi qua 320 000 quân Tàu để bảo vệ Miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Sau khi chiếm được Miền Nam, Việt nam đã mất đi 10 trìệu nhơn mạng. Cái giá của “ Ta đánh đây là đánh cho Trung quốc và Liên-xô ”.

Nhìn lại di sản cồng kềnh của Mao

Cách nay 40 năm, ngày 9 tháng 9/1976, Mao chết. Năm nay 2016 là năm thứ 50 Cảch mạng Văn hóa tàn phá triệt để xã hội tàu và làm cho toàn tàu dân máu đổ, thịt rơi. Thế mà Mao vẫn được tôn thờ, không riêng ở quê hương của ông, mà cả ở Việt nam do đảng cộng sản hồ chí minh du nhập và phổ biến.

Cách mạng Văn hóa và Cải cách Ruộng đất thể hiện sự tàn bạo của chánh sách mao. Theo lý thuyết mao, cách mạng càng tàn bạo thì thành quả càng cao.

Trong Cách mạng Văn hóa, dân chúng chứng kiến cảnh rùng rợn, ngoài sự tưởng tượng. Cán bộ tổ chức

“tiệc liên hoan với thịt người”. Ăn thịt người không phải vì đói hay vì thói quen mà vì lòng hăng say cách mạng và thể hiện lòng thù hận kẻ thù của nhơn dân, của cách mạng.

Chuyện xảy ra ngày 4 tháng 5/1968. Trong một ngôi làng tỉnh Quangxi (Quảng tây), một người đàn ông và một người đàn bà bị lôi kéo tới một “ phiên đấu tố ” để bị quần chúng cách mạng đấu tố, buộc tội, sỉ nhục, tra tấn vì những tội “ phản cách mạng ” của họ. Sau cùng, họ bị cán bộ cách mạng ban cho mỗi người một viên đạn vào đầu. Thật ra cảnh này rất phổ biến từ năm 1949 khi ra đời Cộng hòa Nhơn dân Trung quốc nhưng nay được đưa lên tầm cao trong Cách mạng Văn hóa bắt đầu năm 1966.

Có điều là sự dã man của cách mạng hôm ấy không phải như trước giờ. Vì đó là cách mạng văn hóa. Đám đông quần chúng nhào tới hai xác người còn thoi thóp, cấu xé ra từng mảnh, đem chia nhau những miếng thịt của nạn nhơn mà không ai lạ, chính là bà con lối xóm trong làng từ bao lâu nay. Bửa ăn tập thể hôm đó gọi là “ bửa tiệc cách mạng thịt người ”.

Môt sự sáng tạo cách mạng rợn người ở thời đại mao. Và chỉ có dưới chế độ của Mao mà thôi !

Cả quận Wuxuan của tỉnh Quangxi đều biết chuyện động trời này. Chánh quyền vẫn giử im lặng. Không một cán bộ cấp cao nào dám can thiệp. Mao vẫn không ngừng nhấn mạnh hảy để quần chúng lãnh đạo cuộc cách mạng của nhơn dân. Suốt hơn hai tháng, tình trạng dã man này bao phủ tỉnh Quangxi. “ Tiệc cách mạng ăn thịt người ” lân lang từ làng này qua làng kia. Cứ mỗi lần kết thúc một “ phiên đấu tố ” là có một thành phần “ bất hảo ” của cách mạng được đưa ra làm vật tế thần. Bản báo cáo chánh thức cho biết ở địa phương có 291 người bị giết để ăn thịt. Theo kết quả điều tra sau này thì con số chính xác là 421 người. Nạn nhơn thường là người trẻ. Có khi là anh em hoặc cha với con nhỏ tuổi. Họ là những người bị buộc tội thuộc thành phần “ phi đẳng cấp ” (paria / outcast, theo văn hóa ấn độ, hạng người không nên gần gủi – intouchable). Tiếng tàu là “ heivulei ” (5 loại/thành phần đen, hắc ám ) hoặc thuộc “thiểu số phản động”. Những người này chống lại cán bộ kia thuộc đa số để xác nhận mình mới là những người đi đúng đường lối và tư tưởng Mao. Cả hai phe đều được lãnh đạo trung ương ủng hộ và giựt dây theo quyền lợi của phe nhóm.

Sau cùng nhờ ở vũ khí mạnh, phe đa số đàn áp phe thiểu số, kết thúc cuộc xung đột giữa những cán bộ Cách mạng Văn hóa với nhau. Có hai sinh viên bên phe thiểu số bị xử tội, treo lên cây, cắt thân thể ra từng mảnh vụn, đem chia cho bạn của nạn nhơn.

Từ nay, sự nhiệt thành tràn ngập vùng Quangxi. Để bày tỏ long trung thành tuyệt đối với Mao, học sinh xúm nhau đánh chết một bà giáo, chia nhau thịt của bà. Nhiều nạn nhơn khác bị đánh, bị kéo lê ngoài đường, vứt xuống bờ sông. Sau cùng, đám cán bộ Cách mạng Văn hóa nhào xuống, xẻ thân thể nạn nhơn, lấy các bộ phận cơ thể, cả bộ phận sinh dục được cho là vật hiếm quí, dành riêng đem dâng cho cán bộ chỉ huy đội ngũ. Phần còn lại, cán bộ thường chia nhau. Bộ xương ném xuống sông.

Thường thì nạn nhơn bị mổ bụng và lóc thịt lúc còn sống.

Những cảnh tượng cực kỳ dã man này một hôm kết thúc nhờ chánh quyền trung ương được thông tin nên can thiệp. Thật ra, khi thấy “ cách mạng” như vậy đã đủ nên cho lệnh ngưng lại mà thội.

Thảm cảnh ngày nay đươc biết tới nhờ nhà báo tàu Zheng Vi đã ra công điều tra, đọc những báo cáo mật được tiêt lộ năm 1988. Mục đích của ông là để trả lại công lý cho những nạn nhơn đã bị nhà cầm quyền cộng sản trung quốc bỏ quên.

Có gì đáng sợ hơn cái chết?

Thực tế ở Việt nam ngày nay, Bóng Mao đang ngày càng phủ trùm kín đất nước, áp lực ngày càng nặng đến khó thở. Cũng do ý muốn của đảng cộng sản ở Hà nội. Thậm chí có không ít đảng viên có thể nói “ Việt nam có trở thành một tỉnh lẻ hay vùng tự trị của Trung quốc thì đã sao ? Ta vẫn sanh sống và đảng vẫn lãnh đạo kia mà”.

Dỉ nhiên sẽ có những phong trào phản kháng, như lẻ tẻ hiện nay, vì dầu sau cũng còn một số người Việt nam chưa quên đất nước. Nhưng hảy nhìn qua Tây tạng để thấy cường độ đàn áp của Tàu đến mức nào. Và sau một thời gian lệ thuộc, dân tộc Việt nam sẽ còn được bao nhiêu. Và biết đâu, khi phản kháng hung hản và lan rộng khắp, cộng sản Tàu sẽ không cho làm lại cuộc cách mạng văn hóa của Mao để thanh lọc xã hội triệt để, thi ăn thịt người sẽ cần thiết để gieo kinh hoàng, theo thuyết Mao “ Cách mạng càng tàn bạo, càng dã man thì thành quả càng cao “ ?

May ra có nhiều người nghĩ tới viển ảnh rùng rợn đó mà không sợ công an ác ôn  bắt bớ, đánh  đập, tù đài, bức tử trong tù hiện nay !

 

Vui cười

Một nữ phóng viên  phỏng vấn bác nông dân nuôi bò: “Thưa bác, tại sao ngày càng xuất hiện nhiều bệnh bò điên?”.

Bác nông dân giải thích: “Để tui kể qui trình nuôi bò cho cô nghe, mỗi ngày bò sữa được vắt sữa một lần vào sáng sớm và mỗi năm nó được thụ tinh 1 lần để sinh bò con”. “Vậy thì sao hả bác?” Cô phóng viên hỏi.

Bác nông dân cau mày: “Chưa hiểu hả? Cô cứ thử tưởng tượng người ta bóp ngực cô mỗi sáng, nhưng 1 năm cô mới được … 1 lần xem cô có điên không?”

Tiến trình Bắc thuộc lần thứ 5 của Trung Cộng – Mai Thanh Truyết

Cuộc di dân Trung Hoa vào Việt Nam

Trước năm 2008, người Trung Hoa khi vào Việt Nam được miễn nhiễm visa (hộ chiếu) và có thể di chuyển tự do trong phạm vi miền Bắc mà thôi. Cuối năm 2008, Thủ tướng cs Nguyễn Tấn Dũng lại miễn chiếu khán và nới rộng vùng di chuyển của ngưới Tàu đến tận Cà Mau. Quyết định nầy chính là điểm mấu chốt và là điểm khởi đầu thực sự trong âm mưu Hán hóa Việt Nam của TC.

Có thể nói hiện nay, sự hiện diện của người Tàu trên khắp hang cùng ngõ hẹp của đất nước. Trong hơn 65 Khu chế xuất, Khu công nghiệp tập trung, không đâu là không thấy công nhân, quản đốc và chủ nhân người Hoa, trong lúc người lao động Việt Nam khắp nơi phải chịu cảnh thất nghiệp! Trong các nhà máy sản xuất có tính cách quốc phòng như nhà máy phát điện nhà máy gang thép, sản xuất hóa chất công nghiệp…đầu đâu cũng có chủ nhân và công nhân người Tàu…

Ngoài 9 tỉnh địa đầu hầu như chịu ảnh hưởng của người Tàu, đường xá mang tên Tàu, hàng quan, chợ búa mang tên Tàu, thậm chí cung cách trang hoàng những ngày Tết cũng đậm nét Tàu như treo lồng đèn đỏ dọc theo các đường phố chính, chưng bày hàng hóa thực phẩm Tàu…

Trên 306.000 hecta đất cho Tàu thuê mướn trong 50 năm với giá rẽ mạt, chiếm toán những vị trí chiến lược trọng yếu ở Bắc Việt, như căn cứ Tam Điệp là nơi Bộ Chính trị cs VN ẩn náo trong giai đoạn chiến tranh năm 1979!

Đồng hóa tiệm tiến các dân tộc thiểu số miền Cao nguyên Trung phần

Hiện tại, TC đã phối hợp một cách gián tiếp với người Chăm và người thiểu số ở cao nguyên Bolloven bên Lào, Cambodia và nhập nhằng tóm gọn các dân tộc Chăm và Thượng làm một, dưới danh nghĩa Fulro/Chăm để khích động nhu cầu dành lại chủ quyên của vương quốc Champa do một nhóm người Chăm bên Pháp dưới quyền lãnh đạo của một Tiến sĩ người Chăm tên Po Dharma cổ súy. Nhóm nầy cũng đã được hỗ trợ của thực dân Pháp vốn đã có nhiều quyền lợi tại vùng cao nguyên nầy hồi thời thuộc địa. Cũng cần nên biết thêm, người Thượng ở vùng cao nguyên hiện tại cũng đã được các hội thiện nguyên và tôn giáo Hoa Kỳ yễm trợ dưới danh nghĩa Dega.

Phạm Văn Đồng cùng Lê Duẩn “chia vui” ngày mất Hoàng Sa của VNCH 19/1/1974

Theo tin tức được loan tải trên mạng lưới toàn cầu, họ đã hình thành tổ chức The Cham National Federation of Cambodia (CNFC) và đã được Liên Hiệp QUốc công nhận qua Department of Economic and Social Affairs (DESA) dưới quy chế tham mưu (consultative status) kề từ năm 2009.

Một tổ chức thứ hai là The Overseas Cham Unity Organization (OCUO) cũng đang xúc tiến đưa hồ sơ lên LHQ và Thụy Điển để ghi danh xin thành lập Chính phủ lưu vong Chăm (The Cham National Government In Exile). Chính phủ nầy sẽ ở ngoài lãnh thổ truyền thống của Champa là miền Trung Việt Nam, mục đích nhằm duy trì sự hiện hữu của chính phủ hoàng gia Champa trước đây. Cũng theo dự định, chính phủ nầy sẽ phác thảo bản hiến pháp và triệu tập Đại hội để bầu ra Thủ tướng và các Bộ trưởng vào nội các.

Qua các tin tức trên, chúng ta thấy rõ ràng là phải có bàn tay lông lá của TC mới thực hiện được những dự tính thành lập chính phủ lưu vong của người Chăm. Theo một nguồn tin đáng tin cậy, chính phủ lưu vong ban đầu sẽ đặt trụ sở tại đảo Hải Nam (TC), nơi có một cộng đồng thiểu số người Chăm nay gọi là Utsat cư ngụ. Cộng đồng người Chăm nầy theo sử liệu đã sang tị nạn và định cư tại đây vào thời Lưu Kỳ Tông, một ông vua tiếm ngôi không phải gốc Chăm đã có một thời áp dụng chính sách cai trị hà khắc với dân tộc Chăm năm 988.

Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau đó, dự định trên đã được hủy bỏ vì muốn tránh sự phản kháng của các thành viên LHQ khác, văn phòng chính phủ lưu vong lấy Thụy Điển làm văn phòng tạm là P.O. Box 122, SE-33523, Gnosjo, vì tại nơi nầy, cũng có một tiến sĩ người Chăm định cư (TS Thành Đài là người Chăm Phước Nhơn, Phan Rang được VNCS cho sang học ở Ukraine, không tùng phục Dharma nên đã xảy ra vụ bêu xấu tố cáo Thánh Đài là Tiến sĩ giả. Phe Thành Đài chỉ có vợ là Đỗ Thanh Hương, ngoài ra không có cơ sở quần chúng, nhưng lập ra rất nhiều tổ chức đấu tranh từ Campuchea rồi đến Thụy Điển, nay mới chuyển vể Thái Lan), nhằm tạo danh nghĩa để gây áp lực với cs Bắc Việt một khi cần thiết. Và một trụ sở khác của chính phủ lấy Cambodia làm căn cứ địa đặt tại Phnom Penh, P.O. Box 1635 Phnom Peenh 12000.

Sau cùng, khi “Ông Thầy đỡ đầu” người Pháp của vị tiến sĩ Chăm đan cử ở phần đầu qua đời, vị tiến sĩ nầy đi tìm chỗ dựa mới là TC và chuyển trục hoạt động về Malaysia, phối hợp cùng một tổ chức chánh trị của một nhóm người Việt hải ngoại ở Hoa Kỳ, lấy danh nghĩa giúp đở người Chàm ở Cambodia để làm địa bàn hoạt động nhằm tiếp tay TC trong việc chia cắt cao nguyên Trung phần Việt Nam thành vùng tự trị!

Vậy, câu hỏi được đặt ra là: Trung Cộng giúp người Chăm hải ngoại nhằm mục đích gì? 

Câu trả lời giản dị sẽ là TC muốn hoàn toàn khống chế Việt Nam trong lãnh vực chính trị-kinh tế-quân sự qua việc kiểm soát vùng cao nguyên Trung phần Việt Nam. Nắm được cao nguyên nầy, TC sẽ biến thành một vùng lệ thuộc như miền đất Tây Tạng năm 1959 và Tân Cương 1960. Đã nắm được yết hầu của Việt Nam rồi, mặc nhiên TC có toàn khả năng khống chế lãnh đạo hiện tại của cs Bắc Việt trong mọi tình huống.

Như vậy, qua trường hợp Việt Nam, cuối cùng, âm mưu chiếm đóng tiệm tiến Việt Nam của TC qua việc cố gắng chia đôi Nam và Bắc Việt Nam bằng cách chiếm đóng cao nguyên Trung phần Việt Nam bằng nhân sự, bắng những cuộc hôn nhân dị chủng. Để rồi, từ đó khi họ đạt được mục tiêu và dân số, TC có thể vin vào lý do “công dân bản địa”, một Nghị quyết của LHQ ký vào năm 1986, để đòi “tự trị”. Và Việt Nam sẽ bị tách làm đôi không có một tiếng súng nào cả và thế giới khóng có lý do can thiệp cho sự chiếm đóng nầy của Trung Cộng. Và TC đã thành công trong việc tách làm đôi Việt Nam.

Tại miền Bắc hiện nay, TC đã kiểm soát 9 tỉnh địa đầu với tên đường xá hoàn toàn bằng tiếng Hán. Hầu hết các khu công nghiệp ở các thành phố lớn ở miền Bắc hiện nay là những khu “tự trị” của họ, trong đó công an, quân đội CS không được quyền léo hánh tới, ngay cả những khi có án mạng hay xung đột giữa công nhân Việt và Hoa.

Từ cung cách suy luận trên, TC sẽ biến Việt Nam thành hai vùng tự trị kinh tế khác nhau, trong đó hình thức kinh tế tập trung chỉ huy và lệ thuộc ảnh hưởng chánh trị TC dành cho miền Bắc. Và miền Nam, TC còn dè chứng sức đề kháng của dân miền Nam, do đó chưa thể mạnh tay vì còn có sự “dòm ngó” của thế giới bên ngoài.

Chia được Việt Nam rồi, vấn đề tiến chiếm trọn miền Nam cũng chỉ là vấn đề thời gian mà thôi.

Ảnh hưởng về Văn hóa và Giáo dục

Trung Cộng cũng có âm mưu gây ảnh hưởng về văn hóa. Điều nầy đã bàng bạc thể hiện qua nhiều lể hội có tính cách văn hóa xen lẫn y phục, lời ca, điễu múa Trung Hoa. Cung cách cấu trúc, bày trí các vỡ kịch cũng đầy máu sắc và kịch tính Tàu. Những ảnh hưởng trên thể hiện ra sau khi bình thường hóa quan hệ, cho phép các loại hình văn hóa của Trung Cộng được xuất bản rộng rãi tại Việt Nam. Rất nhiều các loại phim TC được dịch và trình chiếu tại các đài truyền hình Trung Ương và địa phương ở Việt Nam.

Một khía cạnh quan trọng khác là cách đây hơn 5 năm, TC lại thành lập một Cục giáo dục tiếng Hoa cho người ngoại quốc. Họ đã đào tạo giáo viên sinh ngữ từ bậc tiểu học. Từ năm 2010, họ đã bắt đầu cung cấp giáo viên qua việt Nam để giảng dạy tiếng quan thoại. Đây cũng là một âm mưu lâu dài nhằm đem tiếng Hoa vào trong hệ thống giáo dục Việt Nam, chuẩn bị cho công cuộc Bắc thuộc toàn diện. Một tin mới nhứt là vào dịp khai giảng năm học mới 2016-2017, Bộ Giáo dục CS Bắc Việt lại cho xuất bản sách giao khoa mẫu giáo hoàn toàn bằng tiếng Hán.

Xuất nhập cảng làm tê liệt các ngành sản xuất Việt Nam bằng cách tung hàng hóa với giá rẻ mạt.

Kể từ khi bình thường hóa quan hệ năm 1991 đến nay, quan hệ kinh tế thương mại Trung – Việt được khôi phục và phát triển nhanh chóng. Kim ngạch thương mại giữa hai nước từ hơn 30 triệu USD năm 1991 lên 22,5 tỷ USD năm 2009, tăng gấp gần 700 lần.  Và năm 2015, con số lên đến hơn 80 tỷ! Lợi ích thương mại song phương mang lại cho hai nước là điều dễ dàng nhìn thấy. Nhưng cùng với mối thương mại song phương liên tục tăng trưởng, vấn đề mất cân bằng trong cán cân thương mại giữa hai nước đã ngày càng bộc lộ. Việt Nam hết sức coi trọng vấn đề nhập cảng trong việc giao thương với TC.

Cũng cần nên nói thêm là TC còn xuất sang Việt Nam nhiều hàng hóa trong lĩnh vực thực phẩm, tiêu dùng với nhiều sản phẩm có tẩm, ướp, bảo quản, chế biến, sản xuất bằng các loại hóa chất độc hại, bằng công nghệ gây nguy hại lên sức khỏe người tiêu dùng mà thị trường TC đã tẩy chay khi phanh phui ra các vụ bê bối thực phẩm như các loại hoa quả, thực phẩm, xí muội, ô mai, nước tương, sữa, trứng gà…, ngoài ra còn có đồ chơi trẻ em có chứa chì, dày dép, đồ điện tử độc hại, bạo lực, kích dục, chứa chất nổ, dễ gây thương tích, ảnh hưởng đến nòi giống, sinh sản….

TC cũng xuất sang Việt Nam các giống cây trồng, vật nuôi có nguy cơ gây hại đến các giống loài bản địa, gây hại đến nông nghiệp của nước sở tại như ốc bươu vàng, đỉa trâu, sâu, nhộng, trùng cho chim cảnh, rùa tai đỏ và một số giống vật nuôi nguy hiểm khác…. điều đáng lưu ý là những sản phẩm này tràn lan trên thị trường Việt Nam, không thể kiểm soát được và người tiêu dùng Việt Nam đang dùng hàng ngày do giá rẻ và không phân biệt được thật giả, phẩm chất hay xuất xứ.

Về phần Việt Nam, hàng hóa xuất cảng sang TC của Việt Nam chánh yếu là dầu thô (năm 2009 xuất trên 8 triệu tấn dầu thô), than đá và một số nông sản và hầu hết các loại rau đậu, ngô khoai…Đối lại Việt Nam nhập cảng từ TC các mặt hàng như: máy móc thiết bị, thép, sản phẩm hóa chất, thiết bị vận tải, bông vải, máy móc cho kỹ nghệ dệt, da giày, phân bón và sản phẩm, máy móc dùng trong nông nghiệp, và hàng tiêu dùng. Chì tính cho năm 2014, riêng hàng nhập khẩu từ TC chiếm tới 80% tổng lượng nhập khẩu của Việt Nam.

Điểm sau cùng cũng cần nêu ra đây là vấn đề trúng thầu của các doanh nghiệp TC trong các dự án có tầm vóc quốc gia của Việt Nam mà báo chí trong nước vẫn đưa lên gần đây. Đa số các dự án lớn đấu thầu công khai thì đều lọt vào tay nhà thầu TC do giá đấu thầu của họ rất rẻ. Vấn đề tham gia của TC trong các dự án nhạy cảm, như trồng rừng ở biên giới, dự bán Bauxite trên cao nguyên Trung phần Việt Nam, các dự án gang thép ở Vũng Áng, Cà Ná, dự án cảng sâu ở Cửa Việt, các dự án Nhiệt điện ở khắp nơi từ Hải Phòng cho đến Cà Mau v.v… Nguồn vốn cho vay của TC ngày càng tăng chiếm trên 90% tổng lượng vốn vay của Việt Nam, dự báo cho một sự lệ thuộc hoàn toàn của nền kinh tế Việt Nam vào TC.

Tóm lại, TC dùng đủ mọi thủ đoạn để xuất cảng hàng hóa, vật dụng, thực phẩm chứa hóa chất độc hại nhằm…ngoài việc làm tê liệt kinh tế Việt Nam bằng cách triệt tiêu các kỹ nghệ nội địa, còn làm hũy diệt sức đề kháng chống ngoại xâm của các thế hệ thanh niên sau nầy của Việt Nam qua kinh nghiệm ngàn năm giữ nước của con dân Việt.

Câu hỏi được đặt ra là, nếu mô hình nầy là một tiến trình Hán hóa của Trung Cộng có nhiều xác suất có thể xảy ra.

Như vậy, chúng ta phải làm gì trước những dự kiến đã xảy ra như trên?

Đây là câu hỏi và mỗi chúng ta có bổn phận để tìm một hướng thoát cho quê cha đất tổ!

Trước những viễn kiến có thể xảy ra cho Việt Nam, người Việt hải ngoại và quốc nội cần phải tập trung toàn lực để giải tỏa và định hướng đấu tranh cho thật rõ ràng.

Ngày hôm nay, không còn là thời điểm chúng ta cần phải đi tìm chỗ dựa từ ngoại bang nữa!

Đã đến lúc chúng ta phải đứng trên hai chân của mình.

Sau đây là một vài giải pháp khơi mào cho mọi sự động não của toàn dân, hy vọng từ đó chúng ta sẽ cùng nhau tiếp tục truy tìm một sinh lộ mới cho Việt Nam.

Về phía Trung Cộng, có những mặt chính trị, quân sự, kinh tế và xã hội đang xảy ra trong điều kiện không thuận lợi cho nước nầy, từ đó chúng ta có thể vận dụng để làm suy yếu hay triệt tiêu được sức mạnh “Hán hóa” của Trung Cộng. Đó là:

Về Kinh tế: Tiếp tay vận động cuộc tầy chay đi du lịch “ngắm cảnh” TC và tẩy chay hàng hóa do TC sản xuất dưới bất cứ hình thức nào, từ thực phẩm, thuốc men, vật dụng dùng trong nhà, quần áo, sản phẩm làm đẹp cho phụ nữ…Nhóm Chống Tàu Diệt Việt Cộng đã có nhiều cố gắng trong việc chuyển tải những thông tin cho bà con ở hải ngoại và quốc nội. Xin bà con hãy cùng tiếp tay đẩy mạnh chiến dịch nầy.

Về chính trị: Hãy cùng phối hợp và hợp tác với chính phủ lưu vong Tây Tạng do một tiến sĩ trẻ, giáo sư Đại học Harward, không liên quan gì đến nạn quốc phá gia vong ở Tây Tạng vì năm 1959, khi mất Tây Tạng, ông chưa sinh ra. Đó là Thủ tướng Lobsang Sangay, sinh năm 1968.

Về xã hội: Hiện tại có thể nói, xã hội trong nội địa nước Trung Hoa có nhiều biến chuyển không thuận lợi. Người dân Duy Ngô Nhĩ, Tân Cương đang đứng lên đòi độc lập tích cực hơn qua cuộc đổ máu làm hàng tram người chết xảy ra ở nhiều tỉnh ở TC. Nhiều tỉnh và thành phố từ Vân Nam đến Quảng Châu, các cty điện, cộng đoàn taxi, cty vận tải v.v…đồng loạt biểu tình. Và quan trọng hơn cả là phong trào sinh viên, học sinh ở Hong Kong bãi khóa đòi bầu cử công bằng và tự do năm 2015. Và họ đã đạt được nhiều thành tích qua cuộc bầu củ ở Hong Kong vừa qua với ba thành viên sinh viên đã đắc củ vào quốc hội Hong Kong.

Trường hợp Giáo sư Ilham Tohti bị kết án chung thân cũng là một «tiếng nói độc lập duy nhất dám bày tỏ quan điểm chống lại chính sách đồng hóa cưỡng bức – về dân cư, về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo – của đảng Cộng sản Trung Hoa đối với 10 triệu cư dân Duy Ngô Nhĩ và nhiều ‘‘sắc tộc thiểu số’’ sống lâu đời tại vùng Tân Cương». Báo Libération lý giải vấn đề nầy như sau: «cách hành xử mang tính thực dân mới này là mãnh đất tốt cho các bạo lực giữa các sắc tộc ngày càng dữ dội» tại miền viễn tây TC. Để chống lại các cuộc tấn công mang tính khủng bố, Bắc Kinh đã trả đũa «bằng các cuộc đàn áp bằng quân đội, thường kết thúc bằng viêc bắn vào đám đông, hay bắt bớ hàng loạt».
Về phía Việt Nam

Mô hình giải pháp Việt Nam qua việc tìm lại tính cách pháp nhân của Việt Nam Cộng Hòa cũng cần được lưu ý, vì qua thỏa hiệp quốc tế ngày 2 tháng năm 1973 được ký kết do 9 quốc gia trong đó có 5 nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an là Mỹ, Anh, Pháp, Nga, và Trung cộng cùng 3 thành phần Việt Nam là Bắc Việt, Chánh phủ lâm thời miền Nam Việt NamN, và Việt Nam Cộng hòa….trong đó cam kết 3 thành phần sau phải thi hành hiệp định Paris 27/1/21973. Và Bắc Việt đã vi phạm hoàn toàn dù hiện nay là kẻ đang làm “chủ” Việt Nam.

Chúng ta cần phải liên lạc, theo dõi diễn tiến của các phong trào đấu tranh dân chủ và nhân quyền của những người như Lưu Hiểu Ba (Nobel Hòa bình 2010), Hồ Giai, Ngải Vị Vị cùng Hiến Chương 08 qua Bản Tuyên Ngôn đầu tiên gồm 350 chữ ký của các nhà hoạt động nhân quyền nỗi tiếng nhằm mục đích thúc đẩy cải cách chánh trị và dân chủ cho Trung Hoa. Người Tây Tạng trực diện tranh đấu cho độc lập Tây Tạng tại tỉnh Tứ Xuyên (có 5% dân số Tây Tạng), cũng như người Hồi Hột tranh đấu cho Tân Cương ở tỉnh Vân Nam (có 10% dân số trên 46 triệu người dân trong tỉnh). Cũng không quên nhắc đến phong trào Pháp Luân Công ở cùng khắp mọi nơi trong nước Tàu tranh đấu cho tự do tôn giáo và bất công xã hội.

Các phong trào trên chính là những ngòi nổ cho việc biến Trung Cộng trở thành “Đông Châu Liệt Quốc”. Và một khi TC bị xé tan thành nhiều mãnh, CS BẮc Việt, thái thú biết nói tiếng Việt của TC sẽ không còn “hậu phương” lớn làm điểm tựa, dĩ nhiên ngày tàn của chế độ sẽ không còn xa sau đó.Tất cả các phối hợp đấu tranh trên nhằm mục đích đẩy mạnh sự xáo trộn xã hội, kinh tế của TC; từ đó tiến trình mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền của TC sẽ được rút ngắn, vì sẽ không còn một quốc gia Trung Quốc Vĩ đại nữa.

Về Xã hội: Người Việt quốc nội và hải ngoại còn có khả năng kết hợp với các NGO trong lãnh vực môi sinh như Oxfam ở Hong Kong và Hà Nội, một cơ quan phi chánh phủ quốc tế tranh đấu cho sự nghèo đói, bất công xã hội, và môi trường để cùng nói lên tiếng nói chung nhằm đánh động dư luận và lương tâm thế giới.

Và câu chuyện Vũng Áng, có thể sẽ là bước đầu cho cuộc Cách mạng Cá ở Việt Nam. Hiện nay các phong trào Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Xã hội Dân sự, phong trào đòi miếng cơm, nguồn cá cho đời sống…ngày càng tỏa rộng.

Viễn ảnh một bình minh rực rỡ cho Việt Nam trong những ngày sắp tới chắc chắn sẽ xảy ra trong một tương lai không xa!

Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam

11/9/2016

 

Vui cười

Ba người đàn ông chết trong một vụ tai nạn và cùng lên Thiên đàng. Đến nơi, Thánh Peter nói:

– Ở đây chỉ có một luật lệ: Không được đạp chết vịt!

Bên trong Thiên đàng cơ man là vịt, thật khó mà tránh được chúng. Được vài bước chân, một người trong số họ đã lỡ giẫm chết một con. Thánh Peter xuất hiện cùng một người phụ nữ rất xấu xí, xích họ lại với nhau và nói:

– Hình phạt dành cho anh là phải sống suốt đời với người đàn bà này.

Ngày hôm sau, người thứ hai cũng đạp chết vịt và ông Thánh xích anh ta với một người phụ nữ cực kỳ xấu xí khác. Người thứ ba hết sức  thận trọng mỗi bước chân. Anh ta tránh được xui xẻo trong một thời gian dài. Một hôm, Thánh Peter mang anh ta đến gặp một cô gái tóc vàng đẹp hoàn hảo, xích họ lại với nhau rồi bỏ đi mà không nói lời nào. Người đàn ông thắc mắc với cô gái:

– Không hiểu tôi đã làm gì để may mắn được sống với cô nhỉ?

– Tôi không biết anh làm gì, nhưng tôi đã đạp chết một con vịt.

 

 

Nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt – Trần Gia Ninh

Tượng Thừa tướng Nam Việt Lữ Gia ở Linh Tiên Đạo Quán, Hoài Đức, HN.

Khi đọc những câu hỏi “Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. Hoặc “Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?(1), nhiều người nghĩ chắc là ý kiến của những anh chàng người Việt nặng đầu óc dân tộc chủ nghĩa. Nhưng thật bất ngờ, những câu hỏi này và tương tự như vậy hiện là những chủ đề nóng của các diễn đàn tranh luận trên mạng Internet của người Trung Hoa, bằng tiếng Trung chứ không phải của người Việt.

Họ đã chất vấn nhau, đại loại thế này: Hơn một nghìn năm, trước khi nhà Tống lên ngôi, Giao Châu là thuộc Trung Hoa, dù chị em họ Trưng có nổi dậy cũng chỉ mấy năm là dẹp yên. Thế mà vì sao từ đời Tống trở đi các triều đại Trung Hoa không thể thu phục nổi Việt Nam. Hơn nữa, dân tộc Việt Nam, người Kinh ấy, từ đâu mà ra, hình thành từ lúc nào? Người Hán chúng ta từ cổ xưa đã có sức đồng hóa cực mạnh. Số dân tộc đã bị Hán tộc đồng hóa không đếm xuể. Tại sao chừng ấy năm đô hộ vậy mà không đồng hóa nổi Việt Nam… Nếu An Nam là thuộc Trung Quốc từ thời đó, liệu bây giờ quần đảo Nam Sa (VN gọi là Trường Sa) có thành vấn đề không? Việt Nam có còn chiếm được nhiều đảo ở Nam Sa như bây giờ không?

Là người Việt Nam, chắc ai cũng muốn chính mình tìm câu trả lời cho những câu hỏi thú vị đó. Chúng ta từng nghe nói rằng, từ xa xưa một dải giang sơn mênh mông từ Nam sông Dương Tử trở về Nam là nơi các tộc dân Việt sinh sống và phát triển nền văn minh lúa nước rực rỡ. Thế rồi ngày nay, hầu hết đều trở thành lãnh thổ và giang sơn của người Hán, dùng Hán ngữ và văn hóa Hán. Quá trình đó người ta quen gọi là Hán hóa. Vì vậy nhìn lại lịch sử Bách Việt và quá trình Hán hóa Bách Việt, và quá trình Hán hóa Bách Việt, là một cách ôn cố tri tân hữu ích. Đáng tiếc là thời xa xưa đó lịch sử chủ yếu ghi chép lại bằng Hán ngữ cổ ở Trung Hoa, không dễ tiếp cận với đa số hiện nay. Vì lẽ đó người viết bài này cố gắng tóm tắt những gì mà sử sách cổ còn ghi lại, kết hợp với những tài liệu khoa học đã công bố của một số học giả uy tín trên thế giới, ngõ hầu cung cấp một vài thông tin hữu ích, nhiều chiều, kể cả còn đang tranh cãi.

Bách Việt là ai và ở đâu?

Vào thời thượng cổ, từ đời nhà Thương 商朝 (khoảng 1600-1046 TCN), trong văn tự thì chỉ có một chữ Việt 戉 (nghĩa là cái rìu), cũng là tên chung cho tộc người ở phía Nam không phải là người Trung Hoa, do tộc người này sử dụng rìu (Việt) làm công cụ. Về sau, vào thời Xuân Thu Chiến quốc 春秋 戰國 (722-221 TCN) bắt đầu trong văn tự có hai chữ Việt là 越 và 粤, đều chỉ bộ tộc Việt, dùng như nhau (Sách cổ viết là 越粵互通-Việt Việt Hỗ Thông), ta hay gọi 越 là Việt bộ tẩu 走 (đi, chạy) và Việt 粤 là Việt bộ mễ 米-(lúa)2.

Trong Hán ngữ cận, hiện đại, hai chữ Việt này (có thể từ sau đời Minh) thì dùng có phân biệt rõ ràng. Chữ Việt bộ tẩu 越 là ghi tên tộc Việt của nước Việt có lãnh thổ ở vùng Bắc Triết Giang, ngày nay là vùng Thượng Hải, Ninh Ba, Thiệu Hưng (Cối Kê 會稽 xưa). Một loại ca kịch cổ ở vùng này vẫn còn tên là Việt Kịch 越剧. Chữ Việt bộ tẩu này cũng là tên của tộc Nam Việt (Triệu Đà) Âu Việt và Lạc Việt (Việt Nam ngày nay), Mân Việt (Phúc Kiến), Điền Việt (Vân Nam, Quảng Tây)… Chữ Việt 粤

bộ mễ 米 ngày nay dùng ghi tên cư dân vùng Quảng Đông, Hồng Kong, Ma Cao… những cư dân này sử dụng ngôn ngữ gọi là tiếng Quảng Đông (Cantonese). (Ai đến Quảng Châu đều thấy biển xe ô tô đều bắt đầu bằng chữ 粤 là vì vậy).

Bởi vì xưa có đến hàng trăm tộc Việt, cho nên sử sách gọi chung là Bách Việt 百越 hoặc 百粤. Tên gọi Bách Việt xuất hiện trong văn sách lần đầu tiên trong bộ Lã thị Xuân Thu 吕氏春秋 của Lã Bất Vi 呂不韋 (291–235 TCN) thời nhà Tần.

Trong lịch sử Trung Hoa, toàn bộ vùng đất Giang Nam (tên gọi vùng Nam Sông Dương Tử), rộng bảy tám ngàn dặm từ Giao Chỉ đến Cối Kê, từ trước thời Tần Hán đều là nơi cư ngụ của các tộc Bách Việt.

Thời nhà Hạ gọi là Vu Việt 于越, đời Thương gọi là Man Việt 蛮越 hoặc Nam Việt 南越, đời Chu gọi là Dương Việt 扬越, Kinh Việt 荆越, từ thời Chiến quốc gọi là Bách Việt百越.

Sách Lộ Sử của La Bí (1131 – 1189) người đời Tống viết3: Việt thường, Lạc Việt, Âu Việt, Âu ngai, Thả âu, Tây âu, Cung nhân, Mục thâm, Tồi phu, Cầm nhân, Thương ngô, Việt khu, Quế quốc, Tổn tử, Sản lí (Tây Song Bản Nạp), Hải quý, Cửu khuẩn, Kê dư, Bắc đái, Phó cú,  Khu ngô (Cú ngô)…, gọi là Bách Việt.

Hán Hóa Bách Việt – Giai đoạn từ thượng cổ đến trước thời Tần-Hán

Gọi Hán hóa chỉ là để cho tiện thôi, thực ra không đúng, vì lúc này làm gì đã có nhà Hán. Hai nước Ngô – Việt là những tộc Bách Việt được ghi chép rất sớm trong sử sách. Nước Ngô 吴国,còn gọi là Cú Ngô 句吴, Công Ngô 工吴,攻吾… lập quốc vào thời Chu Vũ Vương (thế kỷ 12 TCN), kinh đô ở Tô Châu 苏州 ngày nay, từ thủy tổ là Ngô Thái Bá 吳太伯 truyền đến Phù Sai夫差 thì bị diệt vong bởi nước Việt (473 TCN). Thực ra ghi chép sớm nhất trong sử sách là Vu Việt 于越, tiền thân của nước Việt 越 国 thời Chiến quốc. Nước Việt đã tồn tại muộn nhất cũng từ thời nhà Thương, không tham gia vào sự kiện Vũ Vương Phạt Trụ (1046 TCN), nhưng sử có ghi là khá lâu trước đó đã làm tân khách của Chu Thành Vương 周成王(1132 – 1083 TCN). Nước Việt đã có một văn hóa dân tộc đặc sắc, gọi là Văn hóa Mã Kiều 馬橋文化, mà các chứng tích đã tìm thấy khi khai quật di chỉ Thái Hồ 太湖地區. Nước Việt định đô ở Cối Kê 會稽 (Thiệu Hưng ngày nay) truyền đến đời Câu Tiễn句踐 (496 – 464 TCN) thì bành trướng lên phía Bắc, năm 473 TCN sau khi diệt nước Ngô, mở rộng bờ cõi Bắc chiếm Giang Tô 江蘇, Nam đoạt Mân Đài 閩台 (tức Phúc Kiến ngày nay), Đông giáp  Đông Hải 東海, Tây đến Hoàn Nam 皖南 (phía Nam An Huy ngày nay), hùng cứ một cõi Đông Nam. Đến năm 306 TCN, nước Sở 楚國 nhân nước Việt, triều vua Vô Cương, nội loạn, bèn liên kết với nước Tề 齊國 tiến chiếm nước Việt, đổi thành quận Giang Đông, nước Việt tuyệt diệt và bị Sở hóa từ đó. Những sự kiện này được ghi chép tỉ mỉ trong bộ sử Ngô Việt Xuân Thu 吳越春秋 do Triệu Diệp 赵晔 thời Đông Hán soạn (~năm 25). Các nhà khoa học thế giới ngày nay cũng đã phục dựng đầy đủ lịch sử này, ví dụ xem Eric Henry4.

Đến đây cần nói rõ, Sở là gốc Hoa Hạ (sau này gọi là Hán) hay là Bách Việt, hiện còn nhiều tranh cãi. Dân Hoa Hạ (chính là tộc Hán sau này) nhận mình là con cháu của Tam Hoàng, Ngũ Đế. Tam Hoàng thì rất thần tiên, mơ hồ, Ngũ Đế có vẻ cụ thể hơn. Theo Sử Ký của Tư Mã Thiên5 thì đó là năm chi: Hoàng Đế (黃帝), Chuyên Húc (顓頊), Đế Cốc (帝嚳), Đế Nghiêu (帝堯), Đế Thuấn (帝舜). Dân nước Sở tự nhận thuộc chi Chuyên Húc, họ Cao Dương 高阳 tức là tộc Hoa Hạ (Hán). Đất nước Sở nằm ở đoạn giữa sông Trường Giang, vùng Nam Bắc Hồ Động Đình, quen gọi là vùng Kinh Sở (Hồ Bắc – Hồ Nam của Trung Hoa ngày nay). Vùng Kinh Sở nằm chồng lấn phía Nam lưu vực sông Hoài sông Vị của dân Trung Nguyên Hoa Hạ. Đó là vùng đất đầu tiên mà một chi của dân Hoa Hạ (chi Chuyên Húc) thiên di xuống. Nhà thơ Khuất Nguyên (340 – 278 TCN) người nước Sở, mở đầu bài thơ Ly Tao đã viết6: Bá Dung nhớ cha ta thuở nọ, /Vốn dòng vua về họ Cao Dương (Nhượng Tống dịch thơ). Trước khi con cháu Cao Dương nam thiên đến đây, dân bản địa là tộc nào? Nước Sở lập quốc vào cuối đời Thương đầu đời Chu (1042 TCN). Sách Sử Ký – thiên Sở Thế gia viết rằng người Sở là dân Man (Sở Man), vua Sở nhận mình là dân Man Di7. Man là chữ người Hoa Hạ gọi dân miền Nam không phải là Trung Hoa. Những khai quật khảo cổ ở vùng Kinh Sở gần đây cũng cho thấy rằng thực ra cư dân tối cổ ở vùng Kinh Sở có nguồn gốc Tam Miêu, một dân tộc thuộc nhóm Bách Việt. Đây có thể là nhóm Âu Việt ở phía Tây nên còn gọi là tộc Tây Âu, để phân biệt với Đông Âu là tộc Âu Việt phía Đông, tức vùng Mân – Đài (Phúc Kiến). Tộc Tây Âu, theo các nhà dân tộc học, có thể là tổ tiên các tộc H’mông, Lào, Miến, Thái… hiện nay, ít nhiều cũng có cùng huyết thống người Việt Nam cổ.

Như vậy là quá trình Trung Hoa hóa dân Man (Miêu tộc bản địa) đã bắt đầu từ cuối Thương đầu đời Chu rồi. Có thể tạm gọi đó là đợt đồng hóa thứ nhất.

Sự Trung Hoa hóa theo thế lực nước Sở, bành trướng đến Trùng Khánh, Quý Châu, về sau sang tiếp phía Đông, trở thành một trong thất hùng thời Chiến quốc. Đặc biệt là quý tộc Sở cổ đều có họ Hùng (熊 – con gấu), vua Sở là Hùng Vương, phải chăng có liên hệ gì đó đến Hùng Vương ở Việt Nam, chỉ khác chữ Hán viết 雄 – hùng mạnh, (trong sử Trung Hoa cổ không tìm thấy ghi Hùng Vương 雄 này, có lẽ đây là do các nhà Nho Việt Nam viết lại sau này!). Tóm lại đến thời Khuất Nguyên, rồi sau đó là lúc Sở diệt Việt phía Đông, thì Sở đã hoàn toàn biến thành dân Trung Hoa, và quá trình Trung Hoa hóa Ngô – Việt là quá trình đồng hóa thứ hai, tiến hành thông qua nước Sở.

Các nhà khoa học Nhật, Mỹ, đã có nhiều phát hiện, chứng minh nền văn minh Ngô Việt sau khi nước Việt bị diệt và Trung Hoa hóa (đúng hơn là Sở hóa), đã theo dòng người Ngô Việt chạy ra biển sang Nhật Bản (tiếng Nhật Bản đọc Hán tự theo kiểu nước Ngô, nên gọi là ごおん-Go On- Ngô âm 呉音). Nền văn minh đó chủ yếu theo bộ phận tinh hoa của dân Ngô Việt chạy xuống phía Nam hợp lưu cùng Việt bản địa, thành ra văn minh Việt kéo từ Lĩnh Nam (phía Nam dãy Ngũ Lĩnh – tức Bắc Lưỡng Quảng ngày nay) đến Giao Chỉ. Theo phát hiện của Jerry Norman và Tsu-lin Mei (Washington University và Cornell University) thì nhiều từ cổ của tộc Việt nước Ngô Việt hiện vẫn thông dụng trong tiếng Việt ngày nay, ví dụ các từ: chết; chó, đồng (trong đồng cốt), sông, khái (hổ), ngà (trong ngà voi), con (trong con cái), ruồi, đằm (trong đằm ướt), sam (con sam), biết; bọt , bèo…8 Điều này chứng tỏ rằng dân Lạc Việt ít nhiều có cùng huyết thống với dân Ngô Việt xưa. (Xem bản đồ).

Hán hóa Bách Việt- Giai đoạn sau thời Tần-Hán

Cho đến trước khi Tần Thủy Hoàng diệt được sáu nước, dẹp bỏ nhà Chu, thống nhất Trung Hoa (221 TCN) thì dân Hoa Hạ (Hán tộc) chỉ chiếm lãnh và đồng hóa được dải đất từ Hoàng Hà xuống đến Ngũ Lĩnh9, còn từ Ngũ Lĩnh trở về Nam (Lưỡng Quảng, Giao Chỉ, Hải Nam… gọi tắt là Lĩnh Nam) thuộc về Âu Việt (gọi chung Tây Âu và Đông Âu) và Lạc Việt. Từ Kinh Sở trở về Tây, Tây Nam (Vân Nam) vẫn còn thuộc về Điền Việt, Tây Âu, Đại Lý…

Vùng Bách Việt phía Tây Nam này (Vân Nam) thì mãi đến thế kỷ 12 còn độc lập, dù người Hán có tiến hành nhiều cuộc chiến tranh xâm chiếm lẻ tẻ. Chỉ sau khi Mông Cổ chiếm Đại Lý (1253), Vân Nam, rồi sau đó chiếm nốt Trung Hoa, lập ra nhà Nguyên, thì Vân Nam mới nhập vào Trung Hoa. Năm 1381, Minh Thái Tổ mới bình định xong Vân Nam và cuộc Hán hóa hoàn tất rất nhanh. Ngày nay hơn 61% cư dân Vân Nam là người Hán.

Vùng Lĩnh Nam chiếm làm đất Trung Hoa từ thời Tần – Hán, nhưng quá trình Hán hóa thì khá khó khăn và cho đến nay vẫn chưa xong hết (!). Cổ sử Trung Hoa chép thì Lĩnh Nam có nhiều bộ tộc Việt lập quốc như Tây Âu, Lạc Việt… có nước Dạ Lang (nhưng không thấy chép Văn Lang!). Âu và Lạc10 là một tộc Việt hay là hai tộc Việt khác nhau, cho đến tận ngày nay vẫn còn tranh cãi. Sách “Hoài Nam Tử” (139 TCN) thì chỉ viết có Tây Âu11 không có nói đến Lạc chỗ nào cả. Sách “Sử Ký” (94 TCN) muộn hơn một ít thì cũng có viết Âu, không tìm thấy chữ Lạc đứng riêng một mình, mà luôn luôn chỉ có chép Âu Lạc liền nhau12. Tuy nhiên trong Lã thị Xuân Thu (291–235 TCN) sớm nhất thì

có chép” Việt Lạc-越骆”13. Việt Lạc rất có thể chính là nước Lạc Việt trong sử sách sau này, Việt Lạc là ghi âm trực tiếp từ ngôn ngữ người Việt, theo ngữ pháp Việt, còn sau này ghi Lạc Việt là ghi chép qua thông dịch sang Hán Ngữ, theo ngữ pháp Hán.

Luận theo sử sách chép, có thể thời tiền Tần thì Âu và Lạc là hai chi Việt khác nhau. Thời kỳ chiến đấu chống lại Tần thì có thể hai chi Việt này liên minh lại với nhau thành một khối Âu Lạc. Lúc đó trung tâm là ở Nam Trung Hoa, vùng Vũ Minh Mã đầu (Nam Ninh – Quảng Tây ngày nay). Chỉ sau khi Hán Vũ Đế bình Nam Việt của Triệu Đà thì hai chi này mới lại phân chia ra, và trung tâm di về vùng quanh Hà Nội ngày nay.

Đồng thời với nước Lạc Việt có nước Tây Âu hay Âu Việt mà người đứng đầu trong sử chép là Thục Phán. Tuy nhiên Âu Việt lập quốc lúc nào và Thục Phán từ đâu ra thì sử sách không ghi rõ. Rất nhiều ý kiến cho rằng Thục Phán là hậu duệ của vương triều nước Thục. Quả thực sử có chép một quốc gia tên là Thục Quốc, ở Tây Nam Trung Hoa ngày nay. Thường Cừ (347)người đời Tấn viết trong Sách “Hoa Dương Quốc Chí”14: “Nước Thục Đông giáp nước Ba, Nam giáp Việt, Bắc phân giới với nước Tần, Tây tựa Nga Ba”. Vị trí địa lý như vậy nên cư dân ở đây bao gồm người Khương, người Việt, người Hoa Hạ. Dòng họ Khai Minh làm vua nước Thục, truyền được 12 đời, đến năm 316 TCN đời Chu Thận Vương thì bị nhà Tần diệt15, hậu duệ chạy về phương Nam. Sử chép đến đây thì đứt đoạn, không nói gì tiếp. Cho nên về sau nói Thục Phán là hậu duệ Khai Minh thị, cha Thục Phán là Khai Minh Chế chiếm lưu vực Diệp Du Thủy (tức thượng nguồn sông Hồng)16, xưng là An Tri Vương vua nước Tây Âu, sau truyền ngôi cho con là Phán, cũng chỉ là một giả thuyết, chép lại theo truyền thuyết của tộc dân Đại Y17.

Lúc này cũng là thời kỳ theo truyền thuyết là có nước Văn Lang ở phía trung và hạ lưu sông Hồng (trong cổ sử Trung Hoa không có tên nước Văn Lang, chỉ có tên một nước là Dạ Lang, liệu có liên quan đến Văn Lang không?), do dòng họ Hùng làm vua. Việc Thục Phán là hậu duệ nước Thục, cũng như nước Văn Lang có vua Hùng trị vì 18 đời trong sử An Nam là ghi lại theo truyền thuyết. Tuy nhiên Thục Vương Tử tên Phán, Hùng Vương vua Lạc Việt, Thục diệt Hùng Vương chiếm lãnh thổ, xưng là An Dương Vương thì có ghi trong sử cổ Trung Hoa từ đầu Công nguyên.

Theo quyển “Việt sử lược”18, của tác giả không rõ tên, có lẽ là người Việt Nam khắc in ở Trung Hoa vào quãng cuối Nguyên đầu đời Minh (~1360), có viết về nước Văn Lang, vua là Đối Vương 碓王, sau bị Thục Phán đánh đuổi, Phán xưng là An Dương Vương.

Sách cổ “Thủy kinh chú” dẫn lại lời ghi trong “Giao châu ngoại vực ký” rằng19 “… Thục Vương Tử dẫn binh tướng ba vạn đánh lại Lạc Vương 雒王, Lạc hầu 雒侯, thu phục các Lạc Tướng. Rồi đó Thục Vương Tử xưng là An Dương Vương”. Sách “Cựu Đường thư” dẫn lại “Nam Việt chí” chép20 “Đất Giao Chỉ vô cùng màu mỡ, xưa có vua xưng là Hùng Vương 雄王, có Lạc hầu phò tá. Thục Vương Tử dẫn quân tướng ba vạn tiến đánh, diệt được Hùng Vương. Thục xưng làm An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ”. Như vậy thì sử sách có ba tên gọi cho vua nước Lạc Việt: Lạc Vương, Hùng Vương, Đối Vương. Có nhiều ý kiến cho rằng ba tên gọi này là một, chính là Lạc Vương, các tên khác do về sau sao chép nhầm chữ Lạc 雒 của Hán ngữ mà thành21. Dầu sao thì cũng có hai lý giải về truyền thuyết danh xưng Hùng Vương, một là dòng dõi họ Hùng Vương nước Sở, hai là Lạc Vương vua của dân Lạc Việt. Dù tên tuổi đúng sai thế nào, thì Hùng Vương không chỉ thuần túy là truyền thuyết của Việt Nam, mà cũng có ghi trong cổ sử Trung Hoa. Nhân vật Thục Phán tuy nguồn cội chưa xác định, nhưng cũng có thật, đánh chiếm Lạc Việt lập nên nước Âu Lạc xưng là An Dương Vương cũng là có thật, có ghi trong chính sử không chỉ của Việt Nam22.

Tần diệt Sở, rồi đánh chiếm Lĩnh Nam, Đô Úy Triệu Đà được Tần cắt cử quản lĩnh Quế Lâm, Tượng Quận. Nhân khi nơi nơi nổi lên chống Tần, năm 204 TCN Triệu Đà bèn chiếm Lĩnh Nam lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và đánh chiếm Âu Lạc. Sách “Giao Châu ngoại vực ký” chép: “Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”23. Sách “Thái Bình Ngự Lãm” dẫn “Nhật Nam truyện” còn chép phóng đại hơn, nỏ một phát giết ba vạn người và còn kể tỉ mỉ chuyện tình Mỵ Châu Trọng Thủy, chuyện mất nỏ thần, dẫn đến An Dương Vương thất bại24. Nước Âu Lạc từ đó nhập vào nước Nam Việt25. Triệu Đà lập nước Nam Việt năm 203 TCN, giữ độc lập với nhà Hán được 92 năm, truyền 5 đời vua, đến đời Triệu Kiến Đức và thừa tướng Lữ Gia26 thì mất nước vào tay Hán Vũ Đế năm 111 TCN. Một dải Lĩnh Nam và Đông Hải bị Hán chiếm và Hán hóa kéo dài hơn ngàn năm, ngoại trừ Lạc Việt, còn lại hoàn toàn trở thành Hán. Lạc Việt, sau hơn 1000 năm nô lệ và Hán hóa, vẫn giữ được bản sắc và nền văn minh Việt, cuối cùng thì

giành được độc lập và trở thành Đại Cồ Việt, Đại Việt, Nam Việt và Việt Nam đến tận ngày nay. Đó là một trường hợp duy nhất mà Trung Hoa không thể Hán hóa được.

Vì sao Đại Việt không bị Hán hóa?

Đồng hóa dân tộc (national assimilation) gồm: 1 – Đồng hóa tự nhiên: đây là một xu hướng tự nhiên trong tiến trình lịch sử loài người. 2 – Đồng hóa cưỡng chế: sự cưỡng bức một dân tộc bị trị chấp nhận ngôn ngữ, chữ viết, phong tục, tập quán của dân tộc thống trị; đây là một tội ác.27 Người Hán đã thực hiện cả hai biện pháp đồng hóa này hơn một ngàn năm mà Đại Việt vẫn không bị đồng hóa, người Trung Hoa ngày nay tìm mọi lý lẽ để biện minh nhưng chính họ cũng không thấy thuyết phục lắm. Chẳng hạn:

* Việt Nam ở xa Trung Nguyên, núi sông cách trở không tiện đồng hóa. Phản bác lại: Tại sao Vân Nam cũng xa, núi sông cách trở hơn nhiều mà chỉ trong mấy trăm năm đã bị đồng hóa hoàn toàn.

* Việt Nam ở phương Nam, nóng ẩm, người Hán không ở được. Thế tại sao Hải Nam cũng như vậy mà lại ở được, đồng hóa xong rồi.

* Tại vì số lượng người Hán di dân xuống Việt Nam ít. Thực ra, không có bằng chứng nào là ít hơn Hải Nam, Vân Nam cả. Chỉ riêng số quan lại cai trị và số quân chiếm đóng trong hơn một ngàn năm, cũng không ít hơn số dân bản địa. Chỉ có thể hiểu người Hán ở đây đã bị Việt hóa. Cũng có ý kiến cực đoan bênh vực, nói rằng thực ra đã Hán hóa dân Việt rồi nhưng từ sau năm 1945, Việt Nam đã thanh lọc lại hết!

Cũng có một số kiến giải của người Trung Hoa bình thường ngày nay, xem ra cũng ít nhiều có lý, ví như:

* Người Kinh có ba nguồn gốc: Người Lạc Việt, Người Thục, Người Hán. Do vậy người Kinh hấp thụ được tinh hoa của ba chủng tộc nên trở thành một tộc người ưu tú.

* Người Hán ở Việt Nam kể cả các tầng lớp cai trị không đồng hóa được người Kinh, trái lại bị đồng hóa ngược trở thành người Việt. Người Kinh là một tộc người có năng lực đồng hóa mạnh, bằng nếu không nói là còn hơn người Hán. Hãy xem họ mở rộng về phía Nam thì rõ.

Nhưng đó chỉ là những lý do bề ngoài mà những người bình thường có thể nhận thấy được. Thực ra, theo các nhà chuyên môn, đồng hóa dân tộc là một vấn đề khoa học lớn, rất nhạy cảm và vẫn chưa có được một lý thuyết nào đứng vững cả, vì vậy tạm thời không bàn đến lý luận trong bài này. Thông thường đồng hóa dân tộc là một sự tổng hòa gồm:

* Đồng hóa chủng tộc, thường được thực hiện bằng một cuộc chinh phục và kẻ chinh phục hoặc diệt chủng dân bị chinh phục, hoặc xua đuổi dân bị chinh phục để thay thế bằng cư dân của phía chinh phục, hoặc pha loãng huyết thống.

* Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng.

* Đồng hóa về tổ chức cộng đồng, xã hội.

(Về vấn đề Văn Hóa, Ngôn Ngữ, Tín Ngưỡng, đều là những yếu tố bảo tồn dân tộc Việt, xin dành cho bài sau).

Sự đồng hóa dân tộc sẽ khó được thực hiện.

1. Nếu một dân tộc có sức sống sinh học và xã hội mãnh liệt thì sự đồng hóa chủng tộc khó thành công, ví dụ điển hình là dân tộc Do Thái.

2. Đồng hóa về văn hóa, tín ngưỡng phụ thuộc vào trình độ văn minh của dân tộc. Một dân tộc mạnh về chinh chiến, có thể chiến thắng trong cuộc chinh phục, nhưng nếu trình độ văn minh thấp hơn thì sẽ bị kẻ bại trận đồng hóa, điển hình như tộc Hung Nô, Nữ Chân, Mãn Châu… đều chiến thắng người Hán nhưng lại bị Hán hóa.

3. Khi một cộng đồng dân tộc có tổ chức tốt, cố kết các thành viên bền chặt, thì dân tộc đó rất khó bị đồng hóa.

Nhìn lại thì thấy người Việt (người Kinh) có đủ cả ba yếu tố 1,2,3: Người Kinh hiện nay là nơi tập hợp các thành phần ưu tú nhất của Bách Việt, bởi lẽ khi Bách Việt bị Hán hóa, các thành phần ưu tú, tinh hoa trong xã hội Việt là mục tiêu tàn sát của người Hán, do đó các thành phần này phải tháo chạy, và nơi dung nạp họ là mảnh đất cuối trời Bách Việt, tức Việt Nam ngày nay. Hãy xem thí dụ về ngôn ngữ Ngô Việt còn lưu lại trong tiếng Việt (như đã nói ở trên), đó là một bằng chứng cho sự dịch chuyển của người Ngô-Việt xuống đây. Vì vậy tộc người Kinh có sức sống mãnh liệt.

Tinh hoa của văn minh Bách Việt được cô đọng lại ở người Kinh, chắc chắn không kém nền văn minh Hoa Hạ. Người Việt dù không có văn tự riêng (hay có mà bị xóa sạch sau ngàn năm nô lệ) nhưng vẫn phát triển và bảo tồn được ngôn ngữ dân tộc, dù phải mượn Hán Ngữ để ghi chép, thì thật là một kỳ tích, chẳng kém gì người Do Thái vẫn giữ được tiếng Do Thái dù bị diệt chủng và xua đuổi hai ngàn năm.

Tổ chức xã hội của tộc Việt, điển hình là làng xã đã cố kết cộng đồng rất chặt. Tổ chức nhà nước cũng có rất sớm, từ thời Chiến quốc, do đó rất khó phá vỡ, nó tồn tại dấu tích sau khi khi đã độc lập. Hãy nhớ đến Hội Nghị Diên Hồng thời Trần để thấy tinh thần của tổ chức xã hội gắn kết người dân với triều đình chặt chẽ đến mức nào. Ngay cả một vương triều thất thế, bị truy đuổi như Triều Mạc, cũng không bán rẻ đất nước cho ngoại bang. Năm 1594, Mạc Ngọc Liễn chiếm giữ Vạn Ninh, trước khi chết để di chúc cho Mạc Kính Cung: “Nay vận khí nhà Mạc đã hết, họ Lê lại phục hưng, đó là số trời, dân ta vô tội mà để phải mắc nợ binh đao, sao lại nỡ thế… Lại chớ nên mời người Minh vào trong nước ta mà để dân ta phải lầm than đau khổ, đó cũng là tội lớn không gì nặng bằng”28.

Quân Minh đầu TK 15 cũng khó mà có thể chiếm được Đại Việt làm quận huyện nếu không có những nhóm quý tộc như nhóm Mạc Thúy, vì quyền lợi riêng bán rẻ dân tộc cho người Minh. Nên biết Mạc Thúy là hậu duệ của danh nhân Mạc Đĩnh Chi, một đại thần nhà Trần… Nhà Thanh không thể chiếm Thăng Long nếu không có vua quan bán nước Lê Chiêu Thống, tiếc thay y lại là dòng dõi của anh hùng dân tộc Lê Lợi…

Than ôi! truyền thống thì hào hùng rực rỡ, tổ tiên phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có, nhưng bán rẻ nó đi thì thật dễ dàng. May sao tự ngàn xưa số những kẻ bán rẻ dân tộc như vậy là vô cùng nhỏ trong cộng đồng người Việt.

Chú Dẫn

1为什么经历了一千多年的统治,中国始终不能同化越南?“Vì sao đã thống trị Việt Nam hơn ngàn năm mà cuối cùng Trung Quốc vẫn không thể đồng hóa Việt Nam?”. http://bbs.tianya.cn/post-no05-226522-1.shtml

越南人(京族)为何难以同化 “ Người Việt Nam (tộc người Kinh) vì sao mà khó đồng hóa như vây?”  http://lt.cjdby.net/thread-1440161-1-1.html

2 Có học giả Việt đương thời theo tự dạng vội suy đoán rằng viết như vậy có lẽ chỉ tộc người vác rìu đi (chạy) săn và tộc  người trồng lúa trong ruộng. Chứng tỏ thời bấy giờ tộc Việt thuộc văn minh săn bắn và trồng trọt. Có lẽ không phải đơn giản như vậy. Khảo sát lịch sử văn tự thì thấy rằng Việt 越 và Việt粵  âm đọc  giống nhau, “Sử ký” viết là 越, “Hán thư” viết là 粤. Âm đọc 粤 là từ âm đọc của chữ Vu 于, người cổ đọc 越 là于. Vu 于 viết theo lối chữ triện 篆 là 亏, hài thanh là chữ vũ 雨-mưa, viết lên trên thành 雩. Trong “Hán Thư” còn tồn nhiều chữ cổ, nên chữ Việt 越 đều cải viết thành雩, sau theo lối chữ lệ 隶, chữ khải 楷 mới viết thành ra 粤, tức biến hóa hình chữ vũ 雨 đặt trên chữ Vu亏.

3 “路史” 罗泌 (1131—1189) 宋朝 : 越裳, 雒越, 瓯越瓯皑,  且瓯, 西瓯, 供人, 目深, 摧夫, 禽人, 苍梧, 越区, 桂国, 损子, 产里(西双版纳), 海癸, 九菌, 稽余, 北带,仆句, 区吴(句吳), 是谓百越。

#4 http://www.sino-platonic.org/complete/spp176_history_of_yue.html

The Submerged History of Yuè. By Eric Henry, University of North Carolina

5 史記-司馬遷 (145 – 86 TCN)

6屈原在《离骚: 帝高阳之苗裔兮,朕皇考曰伯庸- Ðế Cao Dương chi miêu duệ hề, Trẫm hoàng khảo viết Bá Dung.

7《史记.楚世家》记载: “封熊绎于楚蛮- phong Hùng Dịch ư Sở Man “, “ 熊渠曰: 我蛮夷也不与中国之号谥- Hùng Cừ nói: Ta là dân man di, không cùng hiệu, thụy của Trung quốc. Hùng Dịch (~1006 TCN) là vua lập ra nước Sở, Hùng Cừ (~877 TCN) là vua Sở về sau. Sở Man là tên nhà Thương, Chu gọi dân Kinh Sở bản địa, Man tức là Man Việt, tên tộc Việt thời nhà Thương.

8 Jerry Norman and Tsu-lin Mei, Monumenta Serica, Vol. 32 (1976), pp.274-301, Published by: Taylor & Francis, Ltd.

9 五岭 Ngũ Lĩnh-dãy núi phía Nam Trung Hoa chạy qua biên giới các tỉnh Quảng Tây, Hồ Nam, Giang Tây, Quảng Đông, có năm đỉnh cao (Ngũ lĩnh) là 越城 (Việt Thành)、都庞 (Đô Lung), 萌渚 (Manh Chử), 骑田 (Kỵ Điền), 大庾(Đại Dữu).

10 Chữ Lạc có nhiều cách viết, đều đọc là Lạc. Hai chữ  雒,骆 thường dùng như nhau để chép Lạc Việt trong sách cổ. Tiếng Bắc Kinh đọc là Luo, Quảng Đông đọc lok, Đời Đường đọc lak. Nhiều học giả cho rằng nguồn gốc chữ Lạc là do người Hán ghi âm chữ Lúa, Ló của người Việt, người Mường mà ra. Người Việt là tộc người có nền văn minh lúa nước.

11《淮南子·人间训:“(秦皇)又以卒凿渠而通粮道,以与越人战,杀西呕君译吁宋。Hoài Nam Tử. Nhân gia huấn: (Tần Hoàng) cho quân đào kênh thông đường vận lương, rồi đánh người Việt, giết được vua Tây Âu là Dịch Hu Tống”.

12《史记·南越列传》赵佗上呈汉文帝的“谢罪书”:“且南方卑湿,蛮夷中间,其东闽越千人众号称王,其西瓯骆裸国亦称王。” Triệu Đà dâng thư tạ tội với Hán Văn Đế: “ đất phương Nam thấp, ẩm ướt. Trong các tộc man di ở đây, (chỉ dám) xưng vương phía Đông với dân Đông Âu vài ngàn khẩu, phía Tây với nước Âu Lạc khỏa thân (ý nói  đóng khố cởi trần).

13《吕氏春秋·孝行览·本味篇》:“和之美者:阳朴之姜,招摇之桂,越骆之菌。”高诱注:“越骆,国名。菌,竹笋。”  Lã thị Xuân Thu-Hiếu hạnh lãm, bản vị thiên:” Những thứ hoàn mỹ  là gừng Dương Phác, quế Chiêu Diêu, Khuẩn (Măng) Việt Lạc” Cao Dụ chú giải:” Việt Lạc là tên nước, Khuẩn là măng tre”.

14 常璩(347)华阳国志-(卷三蜀志): Thường Cừ, “Hoa Dương Quốc Chí” (quyển 3-Thục Chí): “历夏、商、周,武王伐纣,蜀与焉。其地东接于巴,南接于越,北与秦分,西奄峨嶓。” Trải qua Hạ, Thương, Chu,Vũ Vương phạt Trụ, cùng có nước Thục. Nước đó đông giáp nước Ba, nam giáp nước Việt, bắc phân giới với Tần, Tây dựa Nga Ba” (vì vậy cư dân ở đây có thể là người Khương, Hoa Hạ và Việt-TGN).

#15“华阳国志·蜀志:“周慎王五年秋,秦大夫张仪、司马错、都尉墨等从石牛道伐蜀,蜀王自于葭萌拒之,败绩。王遁走,至武阳为秦军所害,其相、傅及太子退至逢乡,死于白鹿山。开明氏遂亡,凡王蜀十二世 ““Hoa Dương Quốc Chí, thiên Thục Chí”: “Mùa thu đời Chu Thận Vương thứ năm, các Đại Phu nhà Tần là Trương Nghi, Tư Mã Thác, Đô úy Mặc v.v theo đường Thạch Ngưu tiến phạt Thục. Thục Vương thân cùng Gia Mạnh cự địch, bị thất bại. Vương tháo chạy đến Vũ Dương thì bị quân Tần hại, Thái tử thoái lui về và chết tại núi Bạch Lộc. Dòng họ Khai Minh, truyền được 12 đời, đến đây bị diệt”. Vũ Dương nay là huyện Bành Sơn,Tứ Xuyên.

16 叶榆水

17岱依人

18《越史略》卷一载:“周庄王时嘉宁部有异人焉,能以幻术服诸部落,自称碓王,都于文郎,号文郎国。以淳质为俗,结绳为政,传十八世,皆称碓王。越勾践尝遣使来谕,碓王拒之。周末为蜀王子泮所逐而代之。泮筑城于越裳,号安阳王,竟不与周通。” .: Việt sử lược: “thời chu Trang Vương, ở Gia Ninh bộ có người tài, dùng xảo thuật thu phục được các bộ lạc, tự xưng là Đối Vương, đô ở Văn Lang, nước là Văn Lang. Tục lệ thuần hậu, chính sự nghiêm chỉnh, truyền 18 đời, đều xưng là Đối Vương. Việt Vương Câu Tiễn đã từng đến dụ, Vương đều từ chối. Vào cuối đời nhà Chu bị Thục Vương Tử tên là Phán đánh đuổi,  thay thế trị vì. Phán xây thành Việt Thường, hiệu là An Dương Vương, tuyệt giao với nhà Chu”.

19《水经·叶榆水注》中注引《交州外域记》云:“交趾昔未有郡县之时,土地有雒田,其田从潮水上,民垦食其田,因名为雒民。设雒王、雒侯主诸郡县。??后蜀王子将兵三万来讨雒王、雒侯,服诸雒将。蜀王子因称为安阳王。Sách “Thủy Kinh.Diệp Du Thủy chú”, dẫn theo “Giao Châu Ngoại Vực Ký” viết rằng: Giao Chỉ thời chưa có quận huyện, đất đai thì có Lạc điền, nước ruộng lên xuống theo triều, dân làm ruộng sinh sống, nên gọi là Lạc dân. Thiết đặt Lạc Vương, Lạc hầu cai quản các quận huyện. ?? về sau Thục vương tử xua quân tướng ba van đánh Lạc Vương, Lạc Hầu, thu phục các Lạc Tướng. Thục vương tử xưng là An Dương Vương.

20《旧唐书·地理志》则引《南越志》云:“交趾之地,最为膏腴,旧有君长曰雄王,其佐曰雄侯。后蜀王将兵三万讨雄王,灭之。蜀以其子为安阳王,治交趾。Sách “Cựu Đường Thư” dẫn lại “Nam Việt Chí” viết rằng: Đất Giao Chỉ rất mầu mỡ, xưa có vua gọi là Hùng Vương, phò tá là các Hùng Hầu. Về sau ba van quân tướng của Thục vương đánh bại Hùng Vương. Con của Thục Vương xưng là An Dương Vương, cai trị Giao Chỉ.

21 So sánh các sách thì “Giao Châu ngoại vực ký” là cổ nhất, ít nhất là trước đời Ngụy Tấn (TK3), “Nam Việt Chí” soạn sau thời Bắc Ngụy, còn “Việt sử lược” có lẽ soạn thời Hồng Vũ (~1358) nhà Minh sau này. Quân Vương của nước Lạc Việt theo  sách cổ  nhất (“Giao châu ngoại vực ký”) ghi là Lạc Vương 雒王, sách về sau (Việt sử lược, Nam Việt chí) thì ghi là Đối Vương 碓王, Hùng Vương 雄王. Một số học giả Trung Hoa và Quốc tế ngờ rằng ba chữ 碓, 雄, 雒 (bộ thủ “chuy 隹 “) nguyên chỉ là chữ 雒 (Lạc) do mấy trăm năm sau sao chép nhầm phần các chữ ghép (chữ các 各thành chữ thạch 石 hay chữ quăng 厷) mà ra. Tuy nhiên nhiều học giả Viêt Nam không nhất trí, vì cho rằng các nhà Nho Việt Nam ngày xưa đều rất uyên thâm, khó mà lầm lẫn được. Ai cũng có lý cả!

22 Các sách của Việt Nam có nói đến Hùng Vương, An Dương Vương cổ nhất như Lĩnh Nam Chích Quái 嶺南摭怪, Việt Điện U Linh Tập 粵甸幽靈集 hay Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書  thì cũng soạn vào thời Trần, muộn hơn nhiều so với các sách của Trung Hoa như Giao Châu Ngoại Vực Ký 交州外域记, Thái Bình Ngự Lãm 太平御览. Cho nên các sự tích và tên tuổi như Hùng Vương, An Dương Vương… chắc là chép lại từ sách Trung Hoa, vì Việt lúc đó không có chữ viết… Tất nhiên, cũng không loại trừ có những ý kiến khác.

23《交州外域记: “南越王尉佗举众攻安阳王。安阳王有神人皋通,下辅佐,为安阳王治神弩一张,一发杀三百人”: Nam Việt Vương Úy Đà cử binh đánh An Dương Vương. An Dương Vương có thần nhân Cao Thông xuống phù tá, chế ra nỏ thần cho An Dương Vương, một phát giết được ba trăm mạng”.

24《太平御览》卷348:《日南傳》曰:一發萬人死,三發殺三萬人。佗退,遣太子始降安陽。安陽不知通神人,遇無道理,通去。始有姿容端美,安陽王女眉珠悅其貌而通之。始與珠入庫盜鋸截神弩,亡歸報佗。佗出其非意。安陽王弩折兵挫,浮海奔竄: “Thái Bình Ngự Lãm, quyển 348 dẫn “Nhật Nam Truyện” viết:.. một phát giết vạn người, ba phát giết ba vạn người. Đà lui, sai thái tử Thủy hàng An Dương. An Dương không biết Thông là thần nhân, thấy (vua) không hiểu đạo lý, Cao Thông bèn bỏ đi. Thủy có tư dung đoan mỹ, con gái An Dương Vương là Mỵ Châu vì thích y đẹp mà xiêu lòng. Thủy sai Châu vào kho cưa đứt nỏ thần rồi về nước báo tin. Đà liền xuất kỳ bất ý (tiến đánh). An Dương Vương nỏ gãy binh tan, trốn chạy ra biển. (Thái Bình Ngự Lãm là sách soạn vào thời Bắc Tống (977 -984), trích dẫn “Nhật Nam Truyện” thì chắc là còn cũ hơn. “Nhật Nam Truyện” hình như đã thất truyền, chỉ thấy trích dẫn lại ở sách này-TGN).

25 Người viết bài này đã đến thăm và khảo sát khá kỹ Bảo Tàng Nam Việt Vương ở Quảng Châu. Bảo tàng xây trên khu lăng mộ của Triệu Mô, vua kế vị Triệu Đà (Thủy chết sớm, Mô là con Thủy thay). Ngôi mộ được phát hiện năm 1983, hầu như còn nguyên vẹn, đồ tạo tác rất kỳ vĩ, tinh xảo chứng tỏ trình độ văn minh của người Việt lúc đó khá cao, nếu không nói là hơn hẳn người Hán. Xem bảo tàng thấy các cổ vật trưng bày như thạp đồng, trống đồng, vũ khí… giống in và còn phong phú hơn nhiều so với Bảo Tàng Lịch Sử quốc gia Việt Nam giai đoạn lịch sử đó.

#26 Lữ Gia, Thừa tướng nắm quyền hành của nước Nam Việt, chống lại nhà Hán,  thua trận bị chém chết. Lữ Gia và người ở Quận Cửu Chân (Thanh Hóa ngày nay), lăng mộ và đền thờ hiện còn ở Ân Thi, Hưng Yên

27 Nguyễn Hải Hoành: Tại sao Việt Nam không bị đồng hóa sau 1.000 năm Bắc thuộc? – http://nghiencuuquocte.org/2015/09/07/viet-nam-khong-bi-dong-hoa-1000-nam-bac-thuoc/#sthash.0FZriY2F.dpuf.

28 Đại Việt sử ký toàn thư – NXB VHTT năm 2000, tập 3, trang 294.

* Người viết bài này xin bày tỏ lời cảm ơn nhà Hán học, dịch giả Trần Đình Hiến về những thảo luận, góp ý quý giá cho phần dịch các đoạn trích trong các sách sử cổ viết bằng văn ngôn trên đây.

 

Liên minh hành động Nga–Hoa – Phạm Đình Lân F.A.B.I.

Thế giới có Ngũ Cường: Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và Trung Hoa Cộng Sản và Bát Cường kỹ nghệ: Anh, Pháp, Ý, Đức, Canada, Nhật, Nga, Hoa Kỳ. Trên thực tế chỉ có Tam Siêu Cường vì quốc gia to lớn, đông dân và có tiềm năng quân sự quan trọng. Đó là Nga, Hoa Kỳ và Trung Hoa Cộng Sản.

Cho đến khi Mao Zedong (Mao Trạch Đông) mất năm 1976, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc chỉ là một nước lớn đông dân nhưng chưa phải là một quốc gia có một nền kinh tế quan trọng và một tiềm năng quân sự đáng kể mặc dù Trung Hoa Cộng Sản có bom nguyên tử và phóng vệ tinh nhân tạo vào quĩ đạo trái đất. Nhờ sự chuyển hướng của Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình) với Bốn Hiện Đại Hóa, Trung Hoa Cộng Sản bắt đầu vươn lên. CHNDTQ gởi nhiều sinh viên sang Hoa Kỳ học hỏi kỹ thuật và mở cửa cho các nước Tây Phương giao thương và đầu tư trên lục địa. Không bao lâu Trung Hoa Cộng Sản trở thành một cường quốc kinh tế và quân sự quan trọng trên thế giới.

Liên Sô sụp đổ. Hoa Kỳ rút quân khỏi Nam Việt Nam (1973) và rời khỏi căn cứ Subic Bay ở Phi Luật Tân (1992).

Hoa Kỳ thắng trong cuộc Chiến Tranh Lạnh đối với Liên Sô. Nhưng tinh thần nhân dân Hoa Kỳ có vẻ uể oải qua phong trào phản chiến trong thời kỳ Chiến Tranh Việt Nam. Điều này được minh chứng qua sự thành công của những nhân vật chính trị phản chiến trong các cuộc bầu cử cấp cao ở Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ mở cửa lục địa Trung Hoa, phá vỡ tình trạng cô lập của Mao Zedong sau cuộc chiến tranh biên giới với Liên Sô trên đảo Damansky (đảo Chen Pao – Chấn Bảo theo cách gọi của người Trung Hoa) năm 1969. Sự sụp đổ của Liên Sô giúp cho Trung Hoa Cộng Sản bớt lo lắng về một quốc gia láng giềng to lớn, một quốc gia đồng đảng Búa Liềm, đồng chủ nghĩa Marx-Lenin, đồng màu hồng kỳ nhưng có quá khứ lịch sử không mấy tốt đẹp dưới thời Nga hoàng cũng như trong thời kỳ Sô-Viết.

Hoa Kỳ tạo điều kiện cho Trung Hoa Cộng Sản vươn lên sau khi lục địa này rơi vào sự tàn phá khủng khiếp do cuộc Cách Mạng Văn Hóa do Mao Zedong và Jiang Qing (Giang Thanh) gây ra từ năm 1966 đến 1976. Đến đầu thế kỷ XXI Trung Hoa Cộng Sản gặp nhiều thuận lợi để thực hiện chủ nghĩa bành trướng Hán tộc tôi xin được gọi là Pan-Hanism. Đó là ước vọng của các nhà lãnh đạo Trung Hoa từ thời phong kiến đến thời Cộng Sản từ Mao Zedong (Mao Trạch Đông) đến Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình), Jiang Zemin (Giang Trạch Dân), Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), Xi Jinping (Tập Cận Bình). Những thuận lợi đó tạm tóm lược như sau:

– Hoa Kỳ bận rộn với vấn đề Iran, khủng bố Hồi Giáo, chiến tranh Afghanistan rồi chiến tranh Iraq.

– Dưới thời tổng thống Clinton (Dân Chủ) Hoa Kỳ rời khỏi Subic Bay, Phi Luật Tân. Tổng thống Bush II hoàn toàn không quan tâm đến các phiên họp của quốc gia ASEAN (Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á).

– Hoa Kỳ bận tâm nhiều đến việc Iran và Bắc Hàn sản xuất bom nguyên tử.

– Kinh tế Hoa Kỳ suy thoái. Hoa Kỳ tiêu phí rất nhiều vì hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq. Nhiều công ty Hoa Kỳ di chuyển sang Trung Hoa lục địa hay Mễ Tây Cơ, Canada để có nhân công rẻ và được lời nhiều hơn. Tỷ lệ thất nghiệp ở Hoa Kỳ gia tăng. Tỷ lệ người có lợi tức thấp trong nước gia tăng.

– Năm 2008 Hoa Kỳ có tổng thống Da Đen đầu tiên: ông Barack Hussein Obama. Ông là tổng thống hai nhiệm kỳ. Cuối năm 2011 Hoa Kỳ rút quân khỏi Iraq. Cuối năm 2014 Hoa Kỳ sẽ rút quân khỏi Afghanistan. Rút quân không phải vì mục tiêu đã đạt mà vì hao hụt tài chánh. Hoa Kỳ mắc nợ 17.000 tỷ Mỹ kim. Chủ nợ lớn nhất là Trung Hoa Cộng Sản. Chủ nợ thứ nhì là Nhật Bản. Nga cũng là một trong những chủ nợ của Hoa Kỳ. Tổng thống Obama được lãnh giải Nobel hòa bình khi mới nhậm chức 09 tháng. Ông chú trọng đến các vấn đề y tế, xã hội như việc chăm sóc sức khoẻ, hợp thức hóa những người di dân bất hợp pháp phần lớn là người Hispanic, hôn nhân đồng phái, việc phá thai, việc dùng cần sa tiêu khiển và trị bịnh v.v… Ngân sách quốc phòng sút giảm trong khi tổng thống Obama tuyên bố Hoa Kỳ rất quan tâm đến trục Á Châu. Hoa Kỳ hiện nay kêu gọi các quốc gia gây hấn và de dọa hòa bình thế giới như Nga, Trung Hoa Cộng Sản nên giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng phương thức ngoại giao và luật pháp quốc tế. Đó là điều lý tưởng mà ai cũng mong mỏi nhưng bản chất của người gây hấn là không tôn trọng luật pháp, sự công bằng hay lẽ phải chi cả. Đường lối ngoại giao không tự nhiên hữu hiệu nếu không có sức mạnh tiền tài và sức mạnh của võ khí đảm bảo. Việc Beijing không dẫn độ Snowden cho Hoa Kỳ và việc Nga chứa chấp anh ta bất chấp sự yêu cầu của Hoa Kỳ đòi trả anh về nước cho thấy thế ngoại giao ‘khiêm tốn’ của Hoa Kỳ trên chánh trường quốc tế. Đó là một trường hợp trong nhiều thế ngoại giao ‘khiêm tốn’ khác. Năm 1974 Trung Hoa Cộng Sản làm càn khi đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của VNCH. Hoa Kỳ làm ngơ. Năm 1979 họ làm càn đánh Cộng Sản Việt Nam ngoài biên giới rồi đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa năm 1988. Liên Sô làm ngơ mặc dù có ký hiệp ước hữu nghị với CHXHCNVN năm 1978. Năm 2008 quân Nga tấn công Georgia và biển nam Ossettia và Abkhazia độc lập khỏi Georgia, một cựu Cộng Hòa Sô Viết. NATO và Hoa Kỳ không can thiệp. Đầu tháng 03 năm 2014 quân Nga xâm chiếm bán đảo Crimea nơi có 58% dân số là người gốc Nga. Chánh quyền Crimea quay lưng với chánh phủ lâm thời ở Kiev và sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngày 16-03-2014 để đưa bán đảo này vào nước Nga. Hoa Kỳ và NATO phản đối và dọa sẽ có biện pháp trừng phạt Nga nếu không rút quân ra khỏi Crimea. Xem chừng Putin không nao núng về sự trừng phạt kinh tế này (không cấp hộ chiếu cho một số nhân vật quan trọng, có thể tẩy chay hội nghị G8 ở Sochi vào tháng 06; Nga có thể mất tư cách thành viên G8; phong tỏa trương mục các nhân vật chánh trị Nga chủ trương xâm lăng Crimea v.v…). Sự trừng phạt kinh tế sẽ mang kết quả xấu chẳng những cho Nga mà cho các nước Âu Châu đầu tư ở Nga nữa. Do đó cuộc khủng hoảng này không thể giải quyết đầu hôm sớm mai được vì không thể dùng giải pháp quân sự và cũng không thể giải quyết bằng phương thức ngoại giao. Biện pháp trừng phạt kinh tế chưa hẳn đã có kết quả. Nếu có, phải mất bao lâu? Không ai đủ sức trả lời một câu hỏi giản dị như vậy. Trong khi bàn bạc về Crimea, có 80.000 quân lính Nga tập trung ngoài biên giới phía đông Ukraine. Họ có thể tiến vào các tỉnh đông bộ Ukraine nơi có từ 50 – 70% dân chúng nói tiếng Nga vì có nhiều người gốc Nga sinh sống và vì trong quá khứ các chánh quyền thời Nga hoàng lẫn Sô Viết đều bắt buộc người Ukraine phải học và nói tiếng Nga. Tiếng Ukraine không được dạy trong trường học.

Nga bực tức Hoa Kỳ vì làm cho đế quốc Liên Sô tan rã. Liên Sô trước năm 1992 rộng 23 triệu km2. Bây giờ các Cộng Hòa Sô Viết được độc lập. Diện tích nước Nga chỉ còn 17 triệu km2. Nga khó chịu vì NATO và Hoa Kỳ tìm cách bám sát các cựu Cộng Hòa Sô Viết ven Hắc Hải và dãy Caucasus.

Trước mặt, Nga và Trung Hoa Cộng Sản tạm thời làm bạn mặc dù luôn luôn ngờ vực nhau. Trong hoàn cảnh hiện hữu, Nga và Trung Hoa Cộng Sản cần liên kết để tạo sức mạnh dựa trên một số điểm chung:

– có quá khứ Cộng Sản

– ưa chuộng đường lối độc tài

– ủng hộ các nước độc tài vô điều kiện nhất là tại diễn đàn LHQ (Iran, Syria, Bắc Hàn, Sudan v.v…).

– vi phạm nhân quyền và xem thường luật pháp quốc tế. Nga và Trung Hoa Cộng Sản bất chấp những quyết định của Hội Đồng Bảo An LHQ vì có hai lá phiếu phủ quyết tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc.

– cả hai nước đều muốn tranh ngôi đệ nhất siêu cường với Hoa Kỳ và, vì vậy, họ muốn Hoa Kỳ phải suy yếu.

Hoa Kỳ có sáng kiến thành lập Hội Quốc Liên sau đệ nhất thế chiến (1919) và Liên Hiệp Quốc vào năm 1945. Trụ sở LHQ đặt tại New York. Hoa Kỳ và Nhật tài trợ rất nhiều cho tổ chức này nhưng Hoa Kỳ bị các nước Á – Phi – Châu Mỹ La Tinh bao vây với những nhãn hiệu chánh trị xấu như: tư bản bóc lột, sen đầm quốc tế, đế quốc sừng sỏ. Nhật không có chức vụ quan trọng nào trong tổ chức. Trái lại Nga và Trung Hoa Cộng Sản là hai nước ít đóng góp nhất lại là hai nước sử dụng quyền phủ quyết nhiều nhất. Venezuela, Iran mượn diễn đàn này để chửi tổng thống Bush II. Các nước vi phạm nhân quyền như Trung Hoa Cộng Sản, Nga, Cộng Sản Việt Nam, Cuba… đều được bầu vào Ủy Ban Nhân quyền LHQ!

LHQ ngày nay bất lực trước những khủng hoảng chánh trị quốc tế giống như Hội Quốc Liên giữa hai thế chiến (1919 – 1939) trước sự ra đời của Manchukuo (Mãn Châu Quốc) năm 1932, sự xâm lăng của Ý vào Ethiopia năm 1935, sự xâm lăng của Nhật vào Trung Hoa năm 1937, sự xâm chiếm Sudetenland của Đức năm 1938; sự xâm lăng Ba Lan của Đức năm 1939 mở màn cho đệ nhị thế chiến; sự xâm lăng Phần Lan và sự sáp nhập các quốc gia Baltic (Latvia, Estonia, Lithuania) vào Liên Sô năm 1940 v.v… Hội Quốc Liên lúc ấy không hoạt động hữu hiệu vì Hoa Kỳ, quốc gia có sáng kiến thành lập tổ chức quốc tế này, bị quốc hội đảng Cộng Hòa bó tay. Hiệp ước Versailles không được phê chuẩn. Hoa Kỳ trở về với chủ nghĩa cô lập (isolationism).

Ngày nay LHQ cũng bó tay trước sự tấn công của Hoa Kỳ vào Iraq năm 2003, Nga vào Georgia năm 2008, nội chiến Syria, việc Trung Hoa Cộng Sản vẽ đường Lưỡi Bò rộng 3 triệu km2 ở tây Thái Bình Dương, chiếm đóng bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân, chiến tranh Nga – Georgia năm 2008, sự xâm lăng của Nga vào bán đảo Crimea (03-2014) v.v…

Năm 1936 Đức và Nhật liên kết nhau bằng Minh Ước Chống Cộng Sản Quốc Tế. Năm 1937 phát xít Ý cũng tham gia minh ước này. Năm 1940 Đức-Ý-Nhật ký hiệp ước liên minh để thành lập phe Trục.

Ngày nay giữa Nga và Trung Hoa Cộng Sản không có liên minh quân sự nhưng trên thực tế có liên minh hành động.

Vào thập niên 1960 Mao Zedong ước muốn Liên Sô và Hoa Kỳ có một trận thư hùng để Trung Hoa Cộng Sản vươn lên lãnh đạo thế giới. Bù lại Liên Sô cũng muốn có một trận thư hùng giữa Hoa Kỳ và Trung Hoa Cộng Sản. Năm 1950 Stalin đã thực thi ước muốn nầy bằng cách ra lịnh cho đại diện Liên Sô bỏ phòng họp (nghĩa là không dùng quyền phủ quyết) trong lúc Hội Đồng Bảo An LHQ biểu quyết đưa quân vào Triều Tiên để Hoa Kỳ và Trung Hoa Cộng Sản đụng độ nhau trong Chiến Tranh Triều Tiên.

Ngày nay Beijing muốn Nga cầm chân Hoa Kỳ ở Âu Châu và Trung Đông. Nga cần độc quyền sử dụng Hắc Hải và cản lối thoát ra Địa Trung Hải để tìm một điểm tựa trong thế giới Hồi Giáo Trung Đông và Bắc Phi. Putin lăm le dòm ngó Ai Cập thời Sissi và Syria nơi Nga có cảng Tartus và có ảnh hưởng chánh trị và quân sự rất lớn. Thống chế Sissi sẽ đóng vai trò của Nasser nhưng thế liên kết Nga-Ai Cập không trơn tru như thời Nasser. Người Ai Cập có những kỷ niệm không tốt đẹp đối với các cố vấn Liên Sô. Khi lật đổ Morsi, Sissi nhận sự giúp đỡ tài chánh từ Saudi Arabia và các tiểu vương quốc Hồi Giáo. Saudi Arabia là đồng minh gắn bó của Hoa Kỳ mặc dù hiện nay có vài bất đồng ý kiến với tổng thống Obama về vấn đề Iran và Syria. Nga là nước hậu thuẫn cho Iran và Syria của Assad nên khó thân thiện với Saudi Arabia. Vương quốc này không đông dân nhưng là một vương quốc giàu có, sở hữu nhiều giếng dầu với số trữ lượng to lớn trên thế giới nên vua Saudi Arabia có tiếng nói quan trọng đối với các quốc gia Hồi Giáo khác. Chẳng những vậy, về phương diện tôn giáo, thành phố Mecca của Saudi Arabia là Thánh Địa Hồi Giáo. Bán đảo Ả Rập là quê hương của giáo chủ Mohamet.

Dưới mắt Beijing, sự hiện diện của Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương gây trở ngại cho tham vọng bành trướng Hán tộc của họ. Dù có nhiều tiến bộ về phương diện quốc phòng, họ lượng không đủ sức đương đầu với Hoa Kỳ. Những vướng bận của Hoa Kỳ ở Âu Châu, Trung Đông, những khó khăn kinh tế và nội bộ, sự lo ngại can thiệp quân sự ở nước ngoài của nhân dân Hoa Kỳ giúp cho Beijing đo lường thái độ của Hoa Kỳ trước các cuộc khủng hoảng quốc tế. Beijing và Nga đặt Hoa Kỳ trước những ‘chuyện đã rồi’. Nhân dân Hoa Kỳ ở trong tâm trạng ‘không ai điên khùng chết vì chuyện người khác’. Trung Hoa Cộng Sản bây giờ là một đại cường ‘kinh tế’ và quân sự. Bất cứ quốc gia hùng cường nào cũng có mộng đế quốc. Trung Hoa đã thực thi qui luật đó từ lâu. Đối với Trung Hoa ngoài mộng đế quốc họ còn nuôi mộng trả thù. Họ đã trả thù Mông Cổ, Mãn Châu, Tân Cương, Tây Tạng, từng quấy nhiễu và đô hộ họ bằng cách sáp nhập, đồng hóa và xóa bỏ văn hóa của những tộc ấy. Họ trả thù Cộng Sản Việt Nam vì đã theo Liên Sô chống lại họ. Họ muốn trả thù các cường quốc Bạch Chủng hạ nhục họ từ Chiến Tranh Nha Phiến (1840) đến Bát Quốc Liên Quân (1901) đã chia xẻ đất nước họ và hạ nhục họ. Họ thù hận Nhật Bản đã đánh bại họ năm 1894 và xâm lăng đất nước họ năm 1937. Họ oán hận Nga chiếm của họ trên 1,5 triệu km2 đất đai, phát huy ảnh hưởng ở Mãn Châu và chiếm cảng Port Arthur (Lữ Thuận – hoàn lại cho CHNDTQ năm 1952).

Việc Nga đưa quân vào bán đảo Crimea viện lẽ bảo vệ những người gốc Nga và nói tiếng Nga và hậu thuẫn cho những nhà lập pháp thân Nga trong quốc hội Crimea tiến đến việc sáp nhập Crimea vào nước Nga khích lệ Trung Hoa Cộng Sản không ít. Càng khích lệ vì thấy phản ứng của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu có vẻ yếu ớt, lấy lệ. Họ sẽ dùng cách hành sử này của Nga ở một nơi nào đó trong vùng Đông Á như Việt Nam, Phi Luật Tân hay Mã Lai chẳng hạn. Họ không coi trọng sự cảnh cáo của Hoa Kỳ sau khi nhà cầm quyền tỉnh Hainan (Hải Nam) thông báo tàu bè đánh cá hay khảo sát biển trong vùng Lưỡi Bò phải xin phép họ. Nhân việc xâm lăng Crimea của Nga, Beijing có lập trường cứng rắn với Nhật và cho rằng những yêu sách của các nước nhỏ (ám chỉ các nước Đông Nam Á) là phi lý. Họ tìm cách ly gián Hoa Kỳ với Nhật và tìm cách ngăn chận sự hung hãn của Bắc Hàn không phải vì yêu chuộng hòa bình mà vì sợ Hoa Kỳ và Nam Hàn tấn công Bắc Hàn lật đổ chế độ và bám sát gần biên giới xứ họ. Nếu họ can thiệp như đã làm năm 1950 thì lực lượng họ bị tiêu hao nặng nề vì phải đương đầu với Hoa Kỳ. Như vậy chương trình bành trướng của họ từ bắc Thái Bình Dương xuống nam Thái Bình Dương bị hỏng.

Chương trình bành trướng ưu tiên của Beijing nhắm vào Biển Đông để khống chế toàn bộ Đông Nam Á với gần 600 triệu dân và 4,5 triệu km2 đất đai, 3 triệu km2 biển và vô số tài nguyên và tấn công Nhật để rửa hận xưa. Hiện nay bộ máy tuyên truyền của Trung Hoa Cộng Sản không ngớt gợi lại sự thảm sát Nanjing (Nam Kinh) năm 1937. Họ đóng vai ‘cừu’ đối với các nước Đông Nam Á và gợi cảnh ‘sói’ mà Nhật đã gieo ở các thuộc địa cũ của Anh, Pháp, Hòa Lan và Hoa Kỳ. Điều này cho thấy họ chuẩn bị tâm lý chiến tranh cho dân chúng trên lục địa nên tìm cách ve vãn Taiwan (Đài Loan) vì Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc hay Trung Hoa Dân Quốc, cả hai đều là Trung Hoa. Đảo Taiwan nằm gần nhóm đảo đá Senkaku mà người Trung Hoa gọi là Diaoyu (Điếu Ngư) và quần đảo Okinawa. Dưới nhãn quan hiện nay của các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa, Nhật có thể bị đánh bại nếu Hoa Kỳ không tham chiến. Họ cũng thừa hiểu sự tham chiến của Hoa Kỳ có vẻ không rõ ràng mặc dù giữa hai nước Nhật – Hoa Kỳ có hiệp ước Hợp Tác và An Ninh Hỗ Tương ký tại Washington ngày 19-05-1960. Đó là hiệp ước tu chính của hiệp ước Hợp Tác và An Ninh Hỗ Tương đã ký ở San Francisco năm 1952. Sự lo lắng của Nhật về thái độ của Hoa Kỳ trước sự gây hấn của Trung Hoa Cộng Sản rất rõ rệt. Từ khi bại trận năm 1945 đển nay Nhật bị xem là quốc gia chiến bại không được có quân đội và sản xuất võ khí. Trong hai thập niên qua kinh tế Nhật suy kém hơn trước giữa lúc Trung Hoa Cộng Sản trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới. Ngân sách quốc phòng của Trung Hoa Cộng Sản gia tăng. Nước này mua khí giới của Nga, hàng không mẫu hạm của Ukraine, đóng tàu chiến, phi cơ, tàu ngầm, xe tăng, sản xuất bom nguyên tử, phóng vệ tinh lên cung trăng v.v… Hoa Kỳ rất lo ngại chiến tranh Hoa – Nhật bùng nổ. Nó đặt Hoa Kỳ vào cảnh khó xử. Hoa Kỳ cũng ái ngại khi thấy Abe thăm viếng đền Yasukuni và có chương trinh tái võ trang để tự phòng vệ. Đối với Trung Hoa Cộng Sản mọi chuẩn bị chiến tranh đã đầy đủ chỉ chờ cơ hội thuận tiện để chiến tranh nổ bùng ở Đông Á. Sở dĩ họ chưa khai hỏa vì vẫn xem Hoa Kỳ là một ẩn số khó hiểu. Hoa Kỳ hiện nay không khác Hoa Kỳ giữa hai thế chiến bao nhiêu:

–          Hoa Kỳ Giữa Hai Thế Chiến               

khủng hoảng kinh tế không có trong Hội Quốc Liên chủ nghĩa tự cô lập

–          Hoa Kỳ Ngày Nay

kinh tế suy yếu; nợ nần cao ảnh hưởng ở LHQ giảm sút nặng vấn đề nội bộ hơn vấn đề quốc tế

Người có hiện tướng đơn giản, dễ hiểu sẽ là người có bản chất phức tạp và khó hiểu nhất. Người cờ bạc chuyên nghiệp né tránh chơi bài với những kẻ du côn đánh bài với chủ trương ăn vùa, thua giựt. Hành động du côn là hành động của người bị động mất niềm tin thành công. Người đánh bạc chuyên nghiệp cố nhiên phải biết thuật gian lận kín đáo, khéo léo, tế nhị, tôn trọng luật cờ bạc để các con bạc khác tin tưởng hầu còn rủ họ tiếp tục ngồi sòng sau này. Bây giờ người cờ bạc chuyên nghiệp tỏ ra mình bi ̣các tay cờ bạc du côn ăn gian. Đó là cách tố cáo hai tay cờ bạc du côn ăn vùa thua giựt cho làng xóm biết. Cuối cùng người cờ bạc chuyên nghiệp ấy đóng vai cảnh sát theo dõi và bắt hai tay cờ bạc du côn với sự hỗ trợ của dân chúng trong làng xóm.

****

Không thể doán được Trung Hoa Cộng Sản đủ sức đạt được những tham vọng bao la của họ hay không. Nào là hoàn thành mộng đế quốc ở Đông Nam Á, tây Thái Bình Dương, mộng báo thù người Bạch Chủng (Anh, Nga, Pháp, Đức, Hoa Kỳ) và Nhật. Nào là thống nhất Taiwan (Đài Loan). Nào là dòm ngó các cựu Cộng Hòa Sô Viết nhất là Ngoại Mông và Kazakhstan. Nào là bành trướng ảnh hưởng về Ấn Độ Dương bằng cách tiến về phía nam Tây Tạng, đụng độ với Ấn Độ như đã xảy ra năm 1962. Và chương trình cuối cùng là đòi lại 1,5 triệu km2 nhường cho Nga hoàng vào thế kỷ XVII và XIX. Các nhà lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa muốn tái lập đế quốc hoàng chủng như Gengis Khan (Thành Cát Tư Hãn) đã làm vào thế kỷ XIII. Đế quốc Mông Cổ bao gồm các quốc gia to lớn như Trung Hoa, Ấn Độ, Nga, Ba Tư và các quốc gia Đông Âu nối liền lục địa Á – Âu. Trung Hoa Cộng Sản hiện nay nhắm vào Nhật và Việt Nam trước tiên. Nhưng đó là hai nước gây thất vọng cho nhà Nguyên (Yuan) sau khi Trung Hoa đặt dưới sự đô hộ của đế quốc Mông Cổ. Nhật được cứu vãn nhờ Thần Phong (kami kaze) tức bão nhiệt đới làm đắm thuyền bè của quân viễn chinh xâm lược xuất phát từ lục địa Trung Hoa. Đại Việt sạch bóng quân thù nhờ chiến công hiển hách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và sự đoàn kết chống quân xâm lăng của toàn dân tộc. Trong những ngày vừa qua Nhật gợi lại hình ảnh hào hùng của những đội Thần Phong Kami Kaze quyết tử cho sự quyết sinh và trường tồn của tổ quốc Phù Tang trong Đệ Nhị Thế Chiến như để nhắc nhở Trung Hoa Cộng Sản rằng họ thừa sức tự vệ dù có hay không có sự hỗ trợ của Hoa Kỳ và dù không được quyền sản xuất võ khí gần 70 năm qua. Giả sử Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc chiến Hoa – Nhật, nếu xảy ra, tỷ lệ thắng bại của Trung Hoa Cộng Sản xê dịch từ 49% đến 50% mà thôi.

 Mưu sự tại nhân,

Thành sự tại Thiên.

Con voi to lớn vẫn bị con cọp, beo hay sư tử tấn công và xé xác. Con voi cũng không bao giờ thắng con kiến. Chẳng những vậy nó còn sợ sâu! Trước khi trừng phạt và làm nhục kẻ dữ và ác, Trời vẫn dành cho họ được phùng thời trong một thời gian ngắn ngủi nào đó để tránh tiếng phạt lầm hay phạt khắc nghiệt hay bất công. Cũng có câu:

Trước khi trừng phạt người nào Thượng Đế làm cho người đó điên.

Lòng tham và sự độc hiểm làm cho Putin và các lãnh đạo Cộng Sản Trung Hoa từ Mao Zedong đến Xi Jinping trở nên điên cuồng, hành sự càn dở ngược lại với lý trí thông thường của nhân loại. Nói về hành động của Putin trong cuộc khủng hoảng Crimea, nữ thủ tướng Đức Merkel, nữ tiến sĩ Vật Lý sinh và sống ở Đông Đức trong thời kỳ qua phân, cho rằng bà có cảm tưởng ông Putin là người của thế giới nào khác!

Giữa Nga và Trung Hoa Cộng Sản có liên minh hành động nhưng không có minh ước thành văn. Đó là hai quốc gia láng giềng to lớn, đông dân, có quá khứ lịch sử thù địch hơn là thân hữu. Bề ngoài Nga và Trung Hoa Cộng Sản có vẻ thân thiện. Thực chất Nga là kẻ thù thiên thu trong tâm não các nhà lãnh đạo Trung Hoa Cộng Sản. Mao Zedong học tiếng Anh, tiếng Pháp nhưng không bao giờ học tiếng Nga. Chiến tranh biên giới Sô – Trung diễn ra khi Mao còn sống. Deng Xiaoping từng được huấn luyện ở Moscow nhưng khi cầm quyền ông hướng về Hoa Kỳ. Sinh viên Trung Hoa lục địa du học ở Hoa Kỳ chớ không du học ở Liên Sô. Những nhà lãnh đạo thời hậu Mao Zedong hay hậu Deng Xiaoping đều theo con đường mà hai vị tiền bối Cộng Sản ấy vạch ra. Chẳng lẽ họ đi giành từng đảo đá, đảo san hô chìm dưới mặt nước biển, bãi cạn… lại quên đi dải đất đầy tuyết trắng ở phía bắc sông Hei Longjiang (Hắc Long Giang) và phía đông sông Ussuri (Ô Tô Lý) rộng hàng triệu km2 ?

Chuyện đòi đất của Trung Hoa Cộng Sản chỉ xảy ra khi cán cân quân sự nghiêng về phía họ. Họ đang chờ thời gian T + N. Đến thời gian này Nga sẽ là thành viên của NATO (North Atlantic Treaty Organization)!!

Đông Nam Á và Hoa Kỳ 

Đông Nam Á chia ra làm hai vùng:

1. Đông Nam Á lục địa gồm: Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, Miến Điện, Tây Mã Lai.

2. Đông Nam Á quần đảo gồm: quần đảo Phi Luật Tân, quần đảo Indonesia, Đông Mã Lai, Singapore, Đông Timor, Brunei, Christmas Islands.

Tổng diện tích Đông Nam Á là 4.5 triệu km 2 với 625 triệu dân.

Các quốc gia Đông Nam Á ngoại trừ Thái Lan là cựu thuộc địa của Anh, Pháp, Hoà Lan, Hoa Kỳ, Bồ Đào Nha. Quần đảo Phi Luật Tân, cựu thuộc địa của Tây Ban Nha, trở thành thuộc địa của Hoa Kỳ sau khi Tây Ban Nha bị Hoa Kỳ đánh bại trong chiến tranh Cuba năm 1898. Phi Luật Tân được độc lập vào năm 1946 nhưng vẫn giữ quan hệ thân thiện với Hoa Kỳ.

Sau đệ nhị thế chiến Hoa Kỳ đặt chân lên lục địa Đông Á trong chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953) và Nam Việt Nam sau khi Việt Nam bị qua phân (1954) và trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai (1960 – 1975).

Năm 1954 SEATO (Liên Minh Phòng Thủ Đông Nam Á- Southeast Asia Treaty Organization) ra đời như một bức tường ngăn chặn làn sóng Cộng Sản đặc biệt là Cộng Sản Trung Quốc tràn xuống các nước Đông Nam Á sau khi Pháp bị đánh bại trong trận Điện Biên Phủ. Các quốc gia thành viên của SEATO là Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Thái Lan, Pakistan. Khác với NATO (North Atlantic Treaty Organization- Minh Ước Bắc Đại Tây Dương) SEATO là một liên minh lỏng lẻo vì không có quân đội. Năm 1956 Pháp rút quân ra khỏi Nam Việt Nam. Năm 1957 Anh trao trả độc lập cho Mã Lai sau khi Cộng Sản Mã Lai bị đánh đẹp. Pakistan là một thành viên bất đắc dĩ. Họ kình chống Ấn Độ và tỏ ra thân thiện với Trung Quốc. Vả lại Pakistan không phải là một quốc gia Đông Nam Á. Năm 1972 Pakistan chánh thức rời khỏi SEATO. Trong chiến tranh Việt Nam lần thứ hai Hoa Kỳ rất cô đơn. Anh và Pháp bàng quan trước cuộc chiến. Úc, Tân Tây Lan, Thái Lan chỉ gởi quân tham chiến tượng trưng. Phi Luật Tân chỉ có đoàn Dân Sự Vụ chớ không có quân đội.

Trong hai thập niên từ 1950 đến 1970 Trung Quốc không mạnh về phương diện quân sự nhưng họ có nhiều ưu thế khác:

a. Đông Nam Á là nơi có nhiều kiều dân người Hoa sinh sống. Hoa kiều và Ấn kiều do người Anh mộ làm lao động ở Mã Lai, Singapore trong các hầm mỏ, đồn điền cao su. Hoa kiều có mặt khắp các quốc gia Đông Nam Á từ Phi Luật Tân đến Miến Điện và từ Việt Nam xuống Indonesia.

b. Kinh tế các nước Đông Nam Á phần lớn do người Hoa kiều nắm giữ. Họ là những thị dân, những thương gia và nhà kinh doanh thiên phú, những người lao động cần cù để cải thiện cuộc sống từ nghèo sang giàu, từ không học vấn đến con cái thành đạt về học vị và tiền bạc để có vai trò quan trọng trong chánh quyền các quốc gia nơi họ cư trú.

c. Các đảng Cộng Sản ở Đông Nam Á đều theo chủ nghĩa Mao (Maoism) kể cả đảng Cộng Sản Đông Dương mặc dù Hồ Chí Minh, Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong đều được Liên Sô huấn luyện, đào tạo, có tên Nga và được xem là công dân Liên Sô. Thủ lãnh đảng Cộng Sản Mã Lai là Chen Ping, một người Hoa. Trên đảng ký của đảng Cộng Sản Phi Luật Tân có hình của Mao Zedong (Mao Trạch Đông). Dưới thời tổng thống Sukarno, Indonesia là quốc gia có số đảng viên Cộng Sản Maoist chỉ thua Trung Quốc mà thôi.

Hoa Kỳ không thành công trong việc ngăn chặn Cộng Sản miền Bắc chiếm lấy miền Nam Việt Nam năm 1975 nhưng trước đó 10 năm họ thành công trong việc phá vỡ đảng Cộng Sản lớn nhất Đông Nam Á: đảng Cộng Sản Indonesia.

SEATO có tên mà không có thực lực. Ngay khi tổ chức này còn hiện hữu các nước Indonesia, Phi Luật Tân, Mã Lai, Singapore và Thái Lan ra tuyên cáo ở Bangkok để thành lập ra ASEAN (Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á) ngày 08 – 07 – 1967. Từ năm 1984 đến 1999 ASEAN có thêm 05 hội viên căn cứ vào thứ tự năm gia nhập hội như sau: Brunei (1984), Việt Nam (1995), Lào (1997), Miến Điện (1997), Cambodia (1999). Việt Nam và Lào là hai quốc gia Cộng Sản trong ASEAN.

Sự rút quân Hoa Kỳ ra khỏi Nam Việt Nam và sự sụp đổ của phần đất này tưởng chừng như các nước Đông Nam Á sắp bị xích hoá dưới Cờ Đỏ Búa Liềm của chủ nghĩa Marx- Lenin. Trái với sự suy đoán về sự sụp đổ của thuyết Domino, từ năm 1975 đến 1989 khối Cộng Sản Sô Viết và Cộng Sản Mao xung đột nhau dữ dội. Cộng Sản Việt Nam dựa vào Liên Sô xâm chiếm Cambodia bằng cách đánh bại Khmer Rouge theo chủ nghĩa Mao do Pol Pốt, một người Khmer mang dòng máu Hán tộc lãnh đạo.

Năm 1979 chiến tranh giữa Cộng Sản Việt Nam và Cộng Sản Trung Quốc bùng nổ ngoài biên giới Việt- Trung. Đến năm 1990, trước nguy cơ sụp đổ của Liên Sô, Nguyễn Văn Linh hướng dẫn phái đoàn Cộng Sản Việt Nam sang Chengdu (Thành Đô) xin tái hàng phục Trung Quốc cho đến ngày nay.

Sau khi rời khỏi Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ còn căn cứ Subic Bay ở Phi Luật Tân. Đến năm 1992 Hoa Kỳ rời khỏi căn cứ này và chỉ thuê một ụ sửa tàu ở Singapore mà thôi. Hoa Kỳ không chú ý nhiều đến Đông Nam Á bằng Trung Đông và Âu Châu. Các nước Tây Phương nhất là Hoa Kỳ chú ý đến việc đầu tư ở Trung Quốc để được hưởng giá nhân công rẻ tiền. Bang giao với Trung Quốc, Hoa kỳ phải bỏ rơi Taiwan (Đài Loan) nhưng vẫn giao thương và thỉnh thoảng bán võ khí cho đảo này để tự vệ nếu bị Trung Quốc tấn công.

Sự vắng mặt của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam và Phi Luật Tân tạo điều kiện cho Trung Quốc phát huy ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Nhờ theo kinh tế thị trường, nhờ ngoại quốc đầu tư, Trung Quốc sớm trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì trên thế giới thay thế Nhật Bản và đe doạ sẽ vượt qua Hoa Kỳ trong thập niên sắp tới nếu vẫn giữ đà phát triển của thập niên 2000 – 2010. Sự phát triển kinh tế đi đôi với sự phát triển quân sự. Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới hơn hẳn Ấn Độ, một quốc gia có dân số tương đương với Trung Quốc nhưng bị Trung Quốc bỏ xa về nhiều mặt. Trung Quốc phát triển hải quân, hiện đại hoá quân đội bằng cách trang bị võ khí tối tân. Trung Quốc gây khiếp đảm cho các nước Đông Nam Á bằng cách tự nhận chủ quyền một vùng biển, đảo rộng 3 triệu km 2 ở Biển Đông. Trước sự bành trướng của Trung Quốc các quốc gia trong vùng lo sợ. Người thì mua tàu chiến, tàu ngầm của Nga. Người thì mua phi cơ và hoả tiễn của Nga. Người thì mua võ khí của Anh, của Pháp, tàu bè của Hoà Lan. Người thì mua súng của Do Thái. Sự đe doạ của con Rồng Đỏ Trung Quốc làm cho các nước sản xuất võ khí nhất là Nga có nhiều thân chủ. Nhưng các quốc gia mua tàu lặn, hoả tiễn phi cơ không dám nói rõ họ mua những thứ đó để đánh ai? Vì Nga cũng bán những thứ đó cho Trung Quốc, quốc gia mà các nước Đông Nam Á e dè và lo sợ. Các nước Việt Nam, Phi Luật Tân, Taiwan, Brunei, Mã Lai đều tranh giành chủ quyền với nhau trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà Trung Quốc chiếm đóng nhưng chỉ có Phi Luật Tân đám lên tiếng thưa Trung Quốc. Việt Nam là nước có trên 90 triệu dân, nước Cộng Sản tự hào đánh tan hai đế quốc Tây Phương nhưng là nước khiếp sợ Trung Quốc hơn cả Brunei, Phi Luật Tân và Mã Lai!

Vô tình hay cố ý mà Hoa Kỳ có hai đường lối trái ngược ở Đông Á?

Ở Đông Bắc Á, một mặt Hoa Kỳ bang giao với Trung Quốc và không bang giao với Trung Hoa Dân Quốc tức chánh phủ Taiwan, mặt khác Hoa Kỳ vẫn có quân sĩ ở Đại Hàn và Okinawa và bán võ khí cho Taiwan. Bề ngoài có thể xem như Taiwan bị bỏ rơi. Nhưng nếu Trung Quốc dùng võ lực để chiếm lấy đảo này thì sẽ gặp ngay phản ứng của Hoa Kỳ và Nhật Bản. Hoa Kỳ và Nhật Bản đều muốn duy trì nguyên trạng nghĩa là Trung Quốc không gây chiến với Taiwan và Taiwan cũng đừng khiêu khích Trung Quốc bằng cách tuyên bố độc lập với một quốc hiệu riêng ít ra trong thời gian này.

Hoa Kỳ gần như không quan tâm đến Đông Nam Á:

Đường Lưỡi Bò và các đảo tại Biển Đông do TQ chiếm và đắp

Miền Nam Việt Nam thất thủ (1975) và Hoa Kỳ rời khỏi căn cứ Subic Bay theo lời yêu cầu của nữ tổng thống Aquino (1992). Trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam hàng loạt những cuộc biểu tình rầm rộ chống Mỹ diễn ra ở các thành phố lớn ở Miền Nam Việt Nam từ Huế vào Sài Gòn. Những khẩu hiệu US Go Home! được tìm thấy nhan nhản ở miền Nam Việt Nam và ở vài quốc gia Đông Nam Á. Cộng Sản Việt Nam ra sức đánh Mỹ cứu nước! Ở miền Nam thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hoà và ở Phi Luật Tân thời Marcos và hậu Marcos đều thấy những cuộc biểu tình chống Mỹ. Bây giờ trước sự hung hãn của Trung Quốc dân chúng các nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á giữ sự im lặng vàng son. Nhiều người còn hy vọng viễn vông rằng Hoa Kỳ sẽ đánh nhau với Trung Quốc để lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa trao lại cho Việt Nam. Đó là sự lạc quan trong trắng đáng thương hơn là dễ thương. Đừng quên rằng các tướng Công An ở Việt Nam được thăng chức và có vai trò quan trọng trong Bộ Chánh Trị (03 vị tướng Công An) và trong chánh phủ (Chủ tịch nước là đại tướng Công An) nhờ thẳng tay đàn áp những ai dám nhắc đến những chữ Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ của Việt Nam!

Sau một thời gian gần như quên lãng Đông Nam Á, vấn đề xoay trục sang Á Châu Thái Bình Dương được tổng thống Barack Obama nêu ra năm 2008. Ngoại trưởng Hillary Clinton nhấn mạnh đến quyền lợi cốt lõi của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á.

Hoa Kỳ được giới hạn bởi hai đại dương. Ở phía đông là Đại Tây Dương và phía tây có Thái Bình Dương.

Hướng về Đại Tây Dương tức là hướng về Âu Châu và Trung Đông tức hướng về các nước dân chủ Âu Châu Bạch Chủng và các giếng dầu Trung Đông và Do Thái. Ở Trung Đông Hoa Kỳ có hai loại đồng minh không ưa thích nhau. Đó là xứ Saudi Arabia Hồi Giáo giàu dầu hoả nhất thế giới và xứ Do Thái, một ốc đảo dân chủ giữa đại mạc Ả Rập Hồi Giáo cừu dịch.

Hướng về Thái Bình Dương tức là hướng về Á Châu Thái Bình Dương.

Đảng Dân Chủ của Hoa Kỳ là đảng có khuynh hướng tự do, cấp tiến. Đảng Dân Chủ đã phá vỡ chủ nghĩa cô lập của Hoa Kỳ khi tham gia đệ nhất thế chiến vào năm 1917 và đệ nhị thế chiến vào cuối năm 1941. Hoa Kỳ tham dự chiến tranh Triều Tiên năm 1950 dưới thời tổng thống Truman của đảng Dân Chủ, chiến tranh Việt Nam lần thứ hai dưới thời tổng thống Johnson (Dân Chủ). Hai cuộc chiến tranh Afghanistan và Iraq dưới thời tổng thống Bush II (CH) làm cho kinh tế Hoa Kỳ suy yếu nên trong 08 năm qua tổng thống Obama tìm cách rút quân ra khỏi Iraq và giảm quân ở Afghanistan để phục hưng kinh tế và tránh việc gia tăng nợ nần.

Tổng thống Obama có lý tưởng dân chủ và hoà bình của tổng thống Wilson (DC) và ước muốn phục hưng kinh tế và ổn định xã hội của tổng thống Franklin Delano Roosevelt (DC). Về đối ngoại ông chưa có những thành công sáng chói của tổng thống Roosevelt. Ông không chú trọng nhiều đến các biện pháp quân sự để đối đầu với Nga, Trung Quốc, Iran trong các vấn đề quốc tế như Syria, Crimea, Ukraine, việc xây đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Thái Bình Dương. Đối với khủng bố Hồi Giáo ông kiên nhẫn chờ đợi các nước Ả Rập Hồi Giáo, Liên Âu, Thổ Nhĩ Kỳ kể cả Nga từ từ thấm thía. Ông né tránh việc đưa quân can thiệp vào các vùng phức tạp như Trung Đông, Bắc Phi tức các quốc gia Hồi Giáo. Hoa Kỳ sẽ độc lập với các quốc gia Ả Rập sản xuất dầu hoả để trở thành quốc gia sản xuất nhiều dầu hoả nhất thế giới trong những năm sắp tới. Vấn đề an ninh vùng do các quốc gia trong vùng võ trang tự vệ hay khôn khéo tìm đồng minh giúp đỡ và bảo vệ. Kinh tế, tài chánh và giá dầu sụt giảm trở thành võ khí mà Hoa Kỳ dùng để đương đầu với Nga, Trung Quốc, Iran, làm giảm thái độ kênh kiệu của các quân vương dầu hoả Vùng Vịnh Persian nhất là Saudi Arabia và các quốc gia chống đối Hoa Kỳ hùng hổ như Venezuela khi Hugo Chavez còn sống.

Tổng thống Obama xoay trục sang Á Châu. Hoa Kỳ tham dự các hội nghị thường niên của ASEAN như nhắc nhở với các quốc gia Đông Nam Á về sự trở lại của Hoa Kỳ như một sự cân bằng lực lượng quân sự với Trung Quốc trong vùng. Các quốc gia vừa mừng thầm vừa ngờ vực.

Singapore là quốc gia nhỏ bé nhưng giàu có nhất trong Hiệp Hội ASEAN thấy sự hiện diện của Hoa Kỳ là một điều tối cần thiết để đảm bảo an ninh các nước Đông Nam Á trước hiểm hoạ bành trướng của Trung Quốc.

Sunnylands ASEAN Summit, 15 tháng 2, 2016

Miến Điện say sưa trong giấc mơ quân phiệt.

Thái Lan bị ám ảnh bởi các cuộc đảo chánh triền miên từ năm 1932 đến giờ với đường lối nắng chiều nào nương theo chiều ấy. Thời chủ nghĩa đế quốc cực thịnh họ nương theo Anh, Pháp, nhìn theo gương canh tân và Tây phương hoá của Nhật để được độc lập. Trong đệ nhị thế chiến họ ngả theo Nhật. Thời hậu đệ nhị thế chiến họ ngả theo Hoa Kỳ. Sau khi Hoa Kỳ rời miền Nam Việt Nam họ hướng về Beijing (Bắc Kinh).

Mã Lai không tranh giành độc lập vẫn được Anh trao trả độc lập năm 1957, không võ trang chống Cộng Sản vẫn không mất vào tay Cộng Sản Mã mà thủ lãnh và đa số đảng viên đều là người Hoa. Mọi việc có người Anh lo liệu tốt đẹp. Sau khi độc lập còn được người Anh tặng cho Sarawak ở phía bắc đảo Borneo. 30% dân số Mã Lai gốc người Hoa. 75% dân thành phố Singapore là người Hoa. Singapore tách ra khỏi Mã Lai năm 1965 để trở thành xứ Singapore, một xứ nhỏ nhưng có lợi tức tính theo đầu người hàng năm trên 60, 000 Mỹ Kim.

Indonesia lặn hụp giữa các khuynh hướng độc tài Sukarno, âm mưu cướp chánh quyền của Cộng Sản, độc tài quân phiệt (Suharto) và Hồi Giáo cực đoan.

Việt Nam đắm chìm trong khói lửa chiến tranh để bảo vệ hoà bình cho Liên Sô và Trung Quốc như lời tâng công của ông Lê Duẩn và sự tự hào của ông Nguyễn Minh Triết khi Việt Nam được gọi là Cuba Phương Đông với cảnh Cuba ngủ thì Việt Nam thức và ngược lại! Cộng Sản Việt Nam đinh ninh rằng họ chế ngự Cambodia và Lào. Bây giờ họ vỡ mộng. Lào nhận viện trợ của Trung Quốc để xây đập trên sông Mekong làm cho đồng bằng sông Cửu Long thiếu nguồn nước ngọt để trở thành vùng đất vô sản xuất trong tương lai khi nguồn nước mặn lan dần vào nội địa. Cambodia tranh chấp biên giới với Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam và ngả theo Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông.

ASEAN rất rời rạc vì:

– có quá khứ xung đột lịch sử ( Miến Điện- Thái Lan; Thái Lan- Cambodia; Thái Lan- Lào; Thái Lan- Việt Nam; Việt Nam- Lào; Việt Nam- Cambodia; Mã Lai- Indonesia);

– dị biệt văn hoá và tôn giáo (văn hoá Ấn Độ, văn hoá Trung Hoa; Ấn Giáo, Phật Giáo Tiểu Thừa, Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Khổng Giáo, Phật Giáo Đại Thừa, Lão Giáo);

– dị biệt thể chế chánh trị (quân chủ, Cộng Hoà, Cộng Sản Việt Nam, Lào).

Các nước ASEAN đều là những nước đang mở mang. Kinh tế suy kém ngang nhau ngoại trừ Singapore. Nhưng Singapore là một đảo quốc rộng không quá 650 km 2 với 06 triệu dân không thể xem là đại diện của ASEAN được.

Miến Điện từng chịu ảnh hưởng của Trung Quốc suốt nửa thế kỷ qua. Khi Cambodia chủ trì hội nghị ASEAN họ cương quyết gạt bỏ vấn đề Biển Đông không cho vào nghị trình. Thực tế Hà Nội mừng thầm vì chính Hà Nội không muốn đề cập đến chuyện này vì sợ phật lòng Trung Quốc mặc dù bề ngoài cũng giả vờ nói đến chủ quyền trên các hải đảo trong Biển Đông. Indonesia, Miến Điện, Thái Lan im lặng vì cho rằng nước họ không nằm trên Biển Đông. Các nước tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Trường Sa như Việt Nam, Brunei, Mã Lai còn im lặng thì trách chi Miến Điện, Thái Lan và Indonesia.

Giải thưởng Nobel Hoà Bình là sợi dây vô hình trói tay vị tổng thống Da Đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Hoàn cảnh của tổng thống Obama và tổng thống Roosevelt thoạt mới nhìn có vẻ giống nhau. Thực tế khác nhau nhiều.

Tương đồng: Cả hai vị tổng thống lên cầm quyền để giải quyết khó khăn kinh tế. Tổng thống Roosevelt giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế 1929. Tổng thống Obama giải quyết sự suy thoái kinh tế và số nợ 15, 000 tỷ Mỹ kim do tổng thống Bush II để lại.

Khác biệt: Tổng thống Roosevelt giải quyết cuộc khủng hoảng kinh tế khi Hoa Kỳ nằm trên đỉnh cao của sức mạnh kinh tế và quân sự và được vui hưởng thái bình. Tổng thống Obama đương đầu với sự suy thoái kinh tế khi Hoa Kỳ phải gánh vác hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Hoa Kỳ.

Sự nghiệp kinh tế- chánh trị của tổng thống Obama sau hai nhiệm kỳ là TPP (Trans Pacific Partnership- Đối Tác Thái Bình Dương) và sự quan tâm đến các nước Đông Nam Á. TPP gồm các nước có duyên hải trên bờ Thái Bình Dương. TPP không có Trung Quốc và Nga. Đó là một thoả ước giao thương nhằm xoá bỏ quan thuế biểu giữa các quốc gia thành viên của TPP như Hoa Kỳ, Canada, Nhật Bản, Mễ Tây Cơ, Peru, Chile, Việt Nam, Singapore, Mã Lai, Brunei, Úc và Tân Tây Lan (11 quốc gia thành viên không kể Hoa Kỳ). Hoa Kỳ chú trọng đến 10 quốc gia trong khối ASEAN bằng cách đặt một đặc sứ Hoa Kỳ bên cạnh ASEAN. Ngày 15 và 16 – 02 – 2016 có một phiên họp của các thành viên ASEAN tại Sunnylands, California theo lời mời của tổng thống Obama. TPP và phiên họp của ASEAN tại Sunnylands khẳng định quyết tâm xoay trục của Hoa Kỳ sang Á Châu. Sự chuyển trục của Hoa Kỳ sang Á Châu Thái Bình Dương được ngầm hiểu là một sự hạn chế sự đe doạ của Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á khi tự nhận có chủ quyền không thể tranh cãi trên 3 triệu km 2 Biển Đông và các hải đảo trên cái mà họ gọi là Lưỡi Bò Chín Đoạn và đắp đảo nhân tạo để thiết lập đường bay và căn cứ quân sự đe doạ an ninh các nước trong vùng kể cả Indonesia, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan ở Nam Bán Cầu. Nó không đơn thuần có ý nghĩa kinh tế mà còn có ý nghĩa chánh trị và chiến lược khi vấn đề Biển Đông và việc xây đắp đảo trở thành một đề tài nóng bỏng. Hoa Kỳ thực sự muốn có ảnh hưởng ở Đông Nam Á.

Như đã thấy ASEAN có 10 quốc gia tổng cộng 4.5 triệu km 2 với 625 triệu dân. GDP của ASEAN là 2.6 trillion Mỹ kim tức 2,600 tỷ. Đó là khu vực kinh tế đứng hàng thứ 7 trên thế giới chiếm 13% tổng sản lượng giao thương trên thế giới. Hoa Kỳ đầu tư 226 tỷ Mỹ kim ở các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN tiêu thụ 25% hàng xuất cảng của Hoa Kỳ. Có ít ra 500,000 công nhân Hoa Kỳ làm việc trong các công ty xuất cảng hàng Hoa Kỳ sang các nước Đông Nam Á này. Hoa Kỳ và Nhật sẽ rút nhiều vốn đầu tư ở Trung Quốc để đầu tư ở các nước trong khối ASEAN. Kinh tế và tiền tệ Trung Quốc đang trên đà xuống dốc. Trong vòng một năm qua có 1,000 tỷ (1 trillion) Mỹ kim trong quỹ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc chạy ra khỏi nước. Số tiền này bằng 25% tổng số dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc. Đồng yuan ( đồng nguyên tức Nhân Dân Tệ) bất ổn định khiến các nhà đầu tư ngoại quốc lo sợ. Giá công nhân Trung Quốc không còn rẻ như 02 thập niên trước. Họ tự hào là công dân một đại cường quốc có 1.5 tỷ dân và đứng hạng nhì về phương diện kinh tế với một đạo quân võ trang hùng hậu và đông đảo nhất thế giới! Việt Nam, một thành viên TPP với 90 triệu dân, sẽ gánh chịu những khó khăn kinh tế và tài chánh mà Trung Quốc đang và sẽ trải qua bằng cách tiêu thụ hàng ế ẩm của Trung Quốc và đứng tên Việt Nam cho hàng Trung Quốc xuất cảng ra thị trường ngoại quốc. Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ đang điều tra vài món hàng xuất cảng của Việt Nam bị nghi ngờ là của Trung Quốc chớ không do Việt Nam sản xuất! Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản và tài biện luận sắc bén của các nhà lý luận của đảng, Việt Nam ra tay anh hùng cứu thầy Trung Quốc bằng cách làm như trên nếu đó là sự thật. Nếu việc cứu thầy diễn ra lâu dài thì người ta không khen người học trò lý luận, triết lý Marx- Lenin lỗi lạc. Trái lại người ta khen ông thầy nhiều hơn vì thầy khéo đào tạo một người học trò nghèo, nhưng hiếu đễ không phải vì sự hiếu đễ thiên bẩm mà vì thiếu ánh sáng trí tuệ. Lời khen ông thầy vừa xong thì có lời phê phán ông thầy không lương thiện và tàn độc, không dạy cho trò cái khôn mà dạy sự ngu muội để nó hiếu đễ và nô dịch ngàn đời. Hoa Kỳ cần thị trường và nhân công của vùng đất ven Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Sự hiện diện của hạm đội và oanh tạc cơ Hoa Kỳ trong vùng Thái Bình Dương nhằm đảm bảo an ninh trong vùng chống lại sự đe doạ và mọi hành vi càn dỡ của Trung Quốc. Khác với Trung Quốc, Hoa Kỳ không chiếm nước nào để sáp nhập vào nước họ. Trung Quốc cố sức phát triển hải quân theo gương Anh vào thế kỷ XIX để xây mộng đế quốc cổ điển. Hoa Kỳ thành công với Nhật Bản và Đại Hàn ở Đông Bắc Á. Đó là hai quốc gia có nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật cao. Sự thành công của Hoa Kỳ ở Đông Nam Á chậm hơn. Đó là những quốc gia nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, kinh tế chưa khả quan, xã hội bất công, giàu nghèo chênh lệch thái quá, trình độ dân trí còn khiêm tốn lại bảo thủ tư tưởng vì những ràng buộc tôn giáo và phong tục, tập quán cổ xưa.

Thuở ấu thời ông Obama sống ở Indonesia, quốc gia có số tín đồ Hồi Giáo cao nhất thế giới. Chắc chắn ông trải qua những kỷ niệm không mấy tốt đẹp ở nước này vì cái nhìn xa lạ của người kế phụ, người láng giềng và bạn học về một người có mẹ da trắng, cha da đen từ Hoa Kỳ đến sống ở Indonesia. Nhưng đó là kinh nghiệm quí giá của ông về vấn đề Á Châu và Hồi Giáo khi cậu bé Obama ngày nào đã trở thành tổng thống của một siêu cường quốc trên thế giới.

So với những người cực hữu của đảng Cộng Hoà, ông Obama đang hành sử theo tinh thần bài ngụ ngôn Phébus et Borée (Mặt Trời và Bắc Phong) của La Fontaine mà có thể ông chưa đọc qua nhưng đã nghe qua. Tính linh động khôn khéo giúp ông có những hành động tương tự như vậy. Nội dung bài ngụ ngôn đại cương như sau:

Có một người bộ hành mặc áo khoác. Thần Thái Dương và Thần Bắc Phong cá nhau làm cách nào cho người bộ hành cởi chiếc áo khoác.

Thần Bắc Phong cho gió nổi lên vừa mạnh vừa lạnh buốt xương. Người bộ hành bám chặt chiếc áo khoác của mình để khỏi bị gió cuốn đi.

Thái Dương Thần ra lịnh tăng nhiệt mặt trời. Trời oi bức khiến cho người bộ hành không thể nào tiếp tục mang chiếc áo khoác trên người được. Thái Dương Thần thắng cuộc.

Võ lực và bạo lực chưa hẳn là giải pháp tốt để giải quyết mọi vấn đề trên hành tinh này. Không thể đánh chết người mạnh và to lớn bằng sức lực. Nhưng nếu anh ta mất máu thì không ai đánh anh ta cũng tử vong. Kinh tế, tài chánh là máu huyết của một quốc gia. Kinh tế tài chánh suy sụp tựa như người thiếu máu huyết hay máu huyết bị nhiễm trùng nên dễ gần với Tử Thần vậy.

 

 

Kennedy Quyết Định Rút Khỏi Miền Nam – Trọng Đạt

Trước ngày đảo chính

Năm 1961 chiến tranh bắt đầu lan rộng tại miền nam VN, Việt Cộng  gia tăng lực lượng từ đầu năm 5,500 người tới 25,000 cuối năm 1961. Tổng thống Kennedy cho tăng quân số VNCH từ 170,000 lên 200,000 người, số cố vấn phụ trách huấn luyện gia tăng tới 3,200 người. Năm 1962 chính phủ Mỹ vội viện trợ cho quân đội VNCH ba đại đội trực thăng H-21, 16 phi cơ vận tải C-123, hai chi đoàn thiết giáp M-113 (1)…

Việt Cộng bị bao vây tiêu diệt dần dần, quân đội VNCH nhờ chiến thuật, vũ khí mới đã đạt thắng lợi năm 1962, quân phiến loạn bị mất tinh thần.

Năm sau1963, chính phủ Ngô Đình Diệm bị sa lầy vì vụ Phật giáo khởi đầu từ giữa cho tới cuối năm 1963 thì hoàn toàn sụp đổ.

Từ giữa 1962 chính phủ Kennedy có mục đích rõ ràng chỉ gửi cố vấn sang huấn luyện quân đội VNCH để tự bảo vệ đất nước họ (2), nghĩa là không gửi quân tác chiến. Bộ trưởng quốc phòng McNamara cho biết ông đã đặt giới hạn cho thời gian huấn luyện, nếu thành công thì phải rút. Ngày 23-7-1962 ông hỏi tướng Paul Harkins (3) tại Honolulu bao lâu ta có thể loại trừ hết VC, ông tướng nói có lẽ một năm. McNamara nghĩ có lẽ ba năm sẽ trấn áp địch, cuối tháng 3-1963 ông hỏi ý kiến Sir Robert Thompson (chiến lược gia chống du kích) về việc này, ông ta nói nếu bình định tiến bộ, có thể  rút bớt 1,000 người, lúc này tổng cộng có 16,000 cố vấn tại  miền nam VN.

Lần họp sau tại Honolulu với tướng Harkins ngày 6-5-1963, McNamara hỏi ông tướng và được biết cuộc chiến diệt du kích tiến triển tốt đẹp, ông bèn chuẩn bị cho rút 1,000 cố vấn cuối năm 1963. Trong khoảng thời gian này khủng hoảng tôn giáo chính trị bùng nổ, tới tháng 8-1963 tình hình căng thẳng hơn. Ban tham mưu không đồng ý kế hoạch rút quân khi được McNamara hỏi tới, họ nói khoan rút cho tới cuối tháng 10 vì tình hình chính trị VNCH xáo trộn, khủng hoảng lắng dịu hãy cho rút.

Theo McNamara ngày 21-8-1963, khoảng 2 giờ sáng, được sự đồng ý của Diệm, Nhu cho lệnh tấn công các chùa chiền (with Diem’s approval, Nhu ordered an elite military unit to raid the Buddhist pagoda..) (4), bắt giam mấy trăm sư tăng. Bắt đầu từ mùa hè McNamara được tin ông Diệm giao cho Nhu tiếp xúc bí mật với Hà nội, nhân cơ hội này De Gaulle kêu gọi VN thống nhất, trung lập. McNamara cho rằng ông Diệm định tháu cáy Mỹ vì họ đang ép ông bớt đàn áp những người chống đối. Tuần này những viên chức then chốt nắm quyết định về VN – Tổng thống Kennedy, Dean Rusk, McGeorge Bundy, John McCone, McNamara – đều không ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn (5)

Ngày 24-8 những bản tường trình về sự bạo hành từ VN tràn tới Washington. Các viên chức xử lý thường vụ tại trung ương cho đây là cơ hội để lật đổ chế độ Diệm. Người Mỹ chuẩn bị làm đảo chính, McNamara cho đây là một trong những quyết định nguy kịch nhất về VN dưới chính phủ Kennedy và Johnson. Người khởi xướng là Roger Hilsman, ông ta thay thế Averell Harriman trong chức vụ Phụ tá bộ trưởng ngoại giao đặc trách Viễn đông sự vụ, Hilsman và các cộng sự viên cho rằng nếu còn Diệm ta không thể thắng (CS), vậy phải loại bỏ ông ta (we could not win with Diem and, therefore, Diem should be removed)

Roger Hilsman bắt đầu soạn một công điện để gửi cho Henry Cabot Lodge, Đại sứ mới nhậm chức tại Sài gòn, khởi đầu bằng sự kết án Nhu xin sơ lược như sau (6)

Nhu lợi dụng thiết quân luật để tấn công các chùa chiền (to smash pagodas), rõ ràng Nhu trở thành người cầm đầu

Chính phủ Mỹ không thể tha thứ cho tình trạng quyền hành rơi vào tay Nhu, phải giúp Diệm loại bỏ Nhu và đồng bọn.

Nếu ông (tức Cabot Lodge) đã cố gắng hết mình mà Diệm vẫn ngoan cố (Diem remains obdurate) và từ chối thì có thể loại bỏ ông. Ta cũng cho các Tướng lãnh (Sài gòn) biết Mỹ sẽ cắt viện trợ trừ khi thả các sư tăng bị bắt và loại bỏ vợ chồng Nhu. Chúng ta sẽ cho Diệm cơ hội thuận tiện để loại bỏ Nhu nhưng nếu ông ta còn ngoan cố, bó buộc ta không thể ủng hộ Diệm. Ông có thể nói cho các Tướng lãnh (VN) rằng chúng ta sẽ trực tiếp giúp họ giai đoạn sau đảo chính. Thêm vào đó Đại sứ và các cộng sự của ông có thể tạm thời nghiên cứu chi tiết kế hoạch thay Diệm nếu cần.

Hilsman soạn xong trình Averell Harriman, Thứ trưởng ngoại giao (mới lên) chấp thuận. Công điện sau đó được gửi Kennedy (đang nghỉ mát), ông ta nói có thể đồng ý nếu các cố vấn của ông đã thuận. Dean Rusk (Bộ trưởng ngoại giao), được hỏi ý kiến và được biết Tổng thống đã đồng ý, Dean cũng thuận nhưng không nhiệt tình lắm.

McNamara chán nản vì chính phủ tại Sài Gòn gia tăng đàn áp nhưng không biết sẽ thay bằng chính phủ như thế nào, có lẽ tốt nhất là thuyết phục ông Diệm thay đổi lập trường, dọa cắt viện trợ có thể khiến ông từ bỏ đàn áp. Công điện đã được gửi đi Sài Gòn.

Kennedy sau đó lấy làm tiếc đã gửi công điện, coi đó là sai lầm, ông tưởng đã được McNamara, tướng Taylor.. .soạn và đồng ý nhưng thực ra chỉ là do Harriman, Hilsman, Mike Forrestal … những người này ủng hộ đảo chính mạnh. Ngày 29-9-1963 tướng Maxwell Taylor và McNamara tới dinh Gia Long họp 3 giờ với ông Diệm, sau có đãi tiệc, Lodge và tướng Harkins cũng tháp tùng. Ông Diệm nói hai tiếng rưỡi về chính sách và diễn tiến cuộc chiến. McNamara nói Mỹ muốn giúp VN thắng CS, chúng tôi lo âu về tình hình chính trị tại VN, tôi đề nghị ông chấm dứt đàn áp vì sự xáo trộn sẽ ảnh hưởng xấu nỗ lực của Mỹ.

Ông Diệm bác bỏ cho rằng báo chí xuyên tạc về chính phủ và gia đình ông khiến người Mỹ hiểu lầm về VN. McNamara nói mặc dù có một số bài báo sai nhưng không thể phủ nhận sự khủng hoảng niềm tin vào chính phủ Diệm tại VN cũng như tại Mỹ. Ông Diệm không đồng ý và trách những sinh viên non trẻ vô trách nhiệm bị bắt mới rồi, ông chua chát bảo tôi có trách nhiệm về vụ Phật giáo ấy là vì tôi quá tử tế với họ.

Taylor và McNamara về Hoa Thịnh Đốn tường trình Tổng thống với sự giúp đỡ của Phụ tá bộ trưởng quốc phòng về vấn đề an ninh quốc tế, bản văn gồm một số điểm chính.(8)

-Về quân sự có nhiều tiến bộ

-Sài Gòn căng thẳng về chính trị, chính phủ Diệm Nhu ngày càng mất lòng dân.

-Những hành động đàn áp trong tương lai của Diệm Nhu có thể thay đổi tình hình quân sự tốt đẹp hiện nay, một đường lối cai trị ôn hòa có thể làm dịu khủng hoảng chính trị.

-Không phải áp lực Mỹ sẽ làm Diệm Nhu ôn hòa, thật ra có thể khiến họ  ương bướng.

-Viễn tượng thay đổi chính phủ có thể cải thiện 50 – 50

Khuyến cáo (một số điểm chính)

Hai người khuyên:

-Một chương trình thiết lập, huấn luyện người VN có thể thay thế vai trò quân nhân Mỹ cuối 1965, có thể rút hết người Mỹ vào lúc này.

-Song song với chương trình huấn luyện người Việt nắm vai trò quân sự, Bộ quốc phòng sẽ thông báo một ngày rất gần chuẩn bị rút 1,000 quân nhân Mỹ cuối năm 1963

-Ngưng viện trợ tài chính.

-Giữ những liên hệ đúng với viên chức cao cấp VNCH

-Quan sát tình hình coi xem Diệm có bớt đàn áp và tăng hiệu quả quân sự không?

-Ta không khuyến khích việc thay đổi chính phủ (VN)

Hai người nhấn mạnh không tin tưởng hành động tổ chức đảo chính vào lúc này

Về Mỹ ngày 2-10-1963, Taylor và McNamara thuyết trình cho Kennedy nghe tại tòa Bạch ốc, chủ đề thảo luận chính là khuyên rút 1,000 cố vấn Mỹ.

“Thưa tổng thống, tôi nghĩ chúng ta phải tìm cách rút ra khỏi địa bàn, và phải cho dân chúng biết thế”

Chiều hôm ấy Kennedy triệu tập Hội đồng an ninh quốc gia để thảo luận về bản tường trình, ông nói chúng ta cần tìm cách thuyết phục ông Diệm thay đổi không khí chính trị tại Sài Gòn, ông nhấn mạnh chính phủ ta sau cùng nhất trí về VN, nay chúng ta có một chính sách và bản tường trình được mọi người cùng duyệt.

Mọi người đồng ý đó là cuộc chiến tại miền nam VN, chúng ta chỉ gửi cố vấn và giúp họ chiến đấu, nếu họ không tự vệ được thì sẽ không thắng được cuộc chiến. Thảo luận sôi nổi về lời khuyên của Bộ quốc phòng thông báo kế hoạch rút quân cuối 1965 bắt đầu bằng 1,000 người cuối 1963.

Cuộc thảo luận cho thấy không đồng nhất, một số cho quân sự tiến triển tốt, huấn luyện tốt ta có thể rút; một số cho không thấy chiến tranh tiến triển thuận lợi và không thấy quân đội VNCH được huấn luyện tốt nhưng cũng đồng ý cho rút vì người miền nam VN huấn luyện được và ta đã làm việc ở đó khá lâu, có kết quả; nhóm ba thể hiện ý kiến của đa số nói người VN huấn luyện được và tin cuộc huấn luyện chưa đủ, cần tiếp tục thêm.

Kennedy chấp nhận cho rút 1,000 người cuối tháng 12-1963, ông không lý luận. Vì chương trình bị nhiều người chống đối và sợ họ có thể cố gắng thuyết phục Kennedy đổi ý nên McNamara thúc Tổng thống thông báo chính thức. Kennedy đồng ý nhưng không kèm theo câu vào cuối năm vì sợ nếu thông báo mà không làm được trong ba tháng sẽ bị chỉ trích.

McNamara nói cái lợi của kế hoạch là chúng tôi cho Quốc hội, người dân biết ta có kế hoạch giảm quân số Mỹ tại nam VN mà người VN sẽ bình định đất nước họ, nó sẽ là thành quả tốt đẹp trước những nhận định cho rằng Mỹ sẽ sa lầy hàng chục năm.

Kennedy đồng ý, sau phiên họp, tòa Bạch ốc đã chính thức thông báo: Bộ trưởng quốc phòng McNamara và Tướng Maxwell Taylor  tường trình cuối năm nay chương trình của Mỹ huấn luyện cho người VN tiến triển tốt đẹp và 1,000 quân nhân Mỹ công tác tại đây sẽ được hồi hương.

Sáng 5-10-1963 thảo luận về tường trình. Tổng thống Mỹ chấp nhận đoạn nói về kế hoạch đảo chính. Bản tường trình viết “lúc này ta không nên cổ võ thay đổi chính phủ (bênVN). Một chính sách khẩn để tìm và tiếp xúc một lãnh đạo khác nếu có thể, Tổng thống chỉ thị gửi tới Sài Gòn qua đường CIA.

Quyết dịnh của Kennedy: Mỹ chủ trương không thay đổi chính phủ (VN). Ngày 25-10, trong môt điện khẩn gửi Mc George Bundy, Đại sứ Cabot Lodge (từ VN) cho biết âm mưu các tướng VN đã tiến hành mạnh, chúng ta không thể ngăn cản đảo chính, ông lý luận: ta có thể tin chính phủ sau sẽ không thối nát như chính phủ hiện tại. Thay lời tổng thống, Mac phúc đáp Lodge: ta hãy duyệt kế hoạch các tướng và làm cho họ nản chí vì khó thành công.

Bốn hôm sau trong một phiên họp với Kennedy, McNamara nói về trong số các viên chức Mỹ ở Sài Gòn âm mưu làm đảo chính và thấy tướng Harkins có thể không biết tòa Đại sứ và CIA làm gì. Theo ông này ủng hộ đảo chính nghĩa là đặt tương lai miền nam VN vào tay những người chưa rõ ra sao. Taylor đồng ý cho rằng nếu thành công nó sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực chiến tranh của Mỹ.

Lúc 6 giờ chiều họp tiếp, Kennedy không tin vào nhiệt tâm của Lodge về cuộc đảo chính cũng như các tướng VN. Họp xong Bundy gửi điện cho Lodge tại VN và bảo ông này đưa bức điện nói về âm mưu của các Tướng (VN) cho Tướng Harkins coi và hỏi ý kiến ông ta.

Tướng Harkins phàn nàn Đại sứ Lodge dấu không cho ông biết tin tức về đảo chính, Harkins chống đảo chính, không tin các tướng lãnh VN. Ông nói chúng ta không thay ngựa nhanh như vậy mà phải thuyết phục cho ngựa đổi hướng và thay đổi cách hành động.

Lodge sợ chính phủ Mỹ phản đối cuộc đảo chính bèn đánh điện trả lời bầy tỏ chán nản: “Chúng ta không có khả năng trì hoãn đảo chính”. McNamara và Bundy thắc mắc các tướng VN có tiếp tục đảo chính không nếu họ biết Mỹ chống lại đảo chính. Bundy đánh điện Lodge “Chúng tôi không chấp nhận lý do ‘ta không thể trì hoãn đảo chính’. Chúng tôi tin ông phải hành động và thuyết phục các tướng ngưng hay hoãn mọi kế hoạch chưa chắc đã thành công (tức kế hoạch đảo chính)”

Lodge định về Hoa thịnh Đốn ngày 1-11-1963 để tham khảo ý kiến. Trước khi lên máy bay ông theo Đô đốc Felt vào viếng xã giao ông Diệm. Trước đó ông Diệm đã gửi thiệp cho Lodge bảo ông này ở lại chừng mười năm phút sau khi Đô đốc Felt đã đi, Lodge đồng ý. Sau đó ông đánh điện về Hoa Thịnh Đốn

“Khi tôi đứng dậy định đi, ông ta (Diệm) nói: Ông làm ơn nói với Tổng thống Kennedy rằng tôi là một đồng minh tốt và ngay thẳng, chẳng thà thẳng thắn giải quyết vấn đề bây giờ hơn là nói về nó sau khi chúng tôi mất hết. Nói cho Tổng thống Kennedy biết tôi coi những đề nghị này nghiêm chỉnh và muốn thi hành nó nhưng chỉ có vấn đề thời gian thôi”

Lodge nhận xét “Tôi nghĩ đây là một bước tiến khác qua cuộc nói chuyện mà Diệm đã bắt đầu tại lần gặp nhau ở Đà lạt hôm chủ nhật (27-10) (lời Lodge)

“Nêu Hoa kỳ muốn thương thuyết nhiều vấn đề. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ làm được.. thật vậy ông ta nói : Cứ nói cho tôi biết các ông muốn gì, chúng tôi sẽ làm” (lời ông Diệm)

Tôi hy vọng chúng ta sẽ bàn tới nó ở Washington” (lời Lodge) (9)

Bức điện về Bộ ngoại giao lúc 9 giờ :18 phút sáng (giờ Washington) ngày 1-11-1963, tới 9 giờ 37 phút sáng tới Tòa Bạch Ốc, tại đó McNamara và các cố vấn họp với Tổng thống bàn về các biến cố ở Sài Gòn. Lúc đó thì đã quá trễ; cuộc đảo chính đã bắt đầu.

Trưa hôm ấy tin anh em ông Diệm bị giết khiến Kennedy xúc động mạnh.

Nhận định cuối cùng về VN trước công luận của Kennedy trong một cuộc họp báo ngày 14-11 ông nói “Chúng ta có từ bỏ VN không? Một chương trình quan trọng nhất, dĩ nhiên là an ninh của đất nước ta nhưng chúng ta không muốn Hoa Kỳ đóng quân ở đó”

Trước đó trong một cuộc họp báo khác ông cho biết mục tiêu của chúng ta là đưa người Mỹ về nước, để người miền  nam VN giữ quyền tự trị, độc lập của họ, theo ông miền nam VN phải tự bảo vệ  đất nước họ, Hoa Kỳ không thể chiến đấu cho họ

(The South Vietnamese must carry the war themselves, The United States could not do it for them)

Ngày 22-11-1963, Tổng thống Kennedy bị ám sát tại Dallas

Sang thời Johnson

Phó tổng thống L.B Johnson lên thay thế Kennedy, tình hình chính trị miền nam ngày càng phức tạp và xáo trộn. Đúng ba tháng sau cuộc đảo chính 1-11-1963, tướng Nguyễn Khánh lại đảo chính Dương Văn Minh ngày 30-1-1964 (10), cuối tháng 10-1964, ông Trần Văn Hương được mời làm Thủ tướng, nhưng chính phủ của ông chỉ tồn tại được đúng ba tháng. Năm 1964 là một năm đầy hỗn loạn, đảo chính, tranh quyền, biểu tình, tuyệt thực…Trong khi CS ngày càng gia tăng xâm nhập (11), Nga và Trung Cộng gia tăng viện trợ quân sự (12), chương trình rút quân của Kennedy đã không thực hiện được mà Tổng thống mới còn phải gửi thêm cố vấn lên 23,300 người tính tới cuối năm 1964 (13).

Ngày 1-12-1964, Tổng thống Johnson họp với các cố vấn tại tòa Bạch ốc, tướng Maxwell Talor, Đại sứ ở Sài gòn về, phó tổng thống Humphrey.. VNCH bất ổn, mất VN sẽ phá hỏng chính sách be bờ ngăn chận CS tại Đông nam Á.

Đại sứ Taylor trở lại Sài Gòn mang thông điệp của Johnson cho các Tướng lãnh VN, Mỹ tiếp tục viện trợ, các tướng phải thôi chống đối nhau và chống chính phủ, sự thực họ vẫn chống chính phủ dân sự, McNamara nghĩ  họ muốn nắm quyền. Trong một buổi họp với các tướng VN ngày 20-12-1964, hôm mà các tướng này giải tán Thượng Hội Đồng QG, Taylor có những lời lẽ nặng nề khiến các tướng VN gửi văn thư cho Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Trần văn Hương yêu cầu trục xuất đại sứ Taylor về Mỹ (14). Người Mỹ dọa cắt viện trợ, nhờ sự dàn xếp khéo léo của Thủ tướng Trần Văn Hương vụ khủng hoảng đã được dàn xếp ổn thỏa.

Ông Đại sứ tức giận gửi điện về Mỹ nhân dịp lượng giá cuối năm, ngoài các vấn đề khác, có nói “Nếu tình hình ngày càng tệ, chúng ta có thể tìm cách rút ra khỏi mối liên hệ này với chính phủ VNCH, rút hết cố vấn .. Nhờ vậy ta mới có thể dứt bỏ một đồng minh không đáng tin cậy và để cho họ tự lo lấy thân, có sụp đổ thì ráng chịu”

McNamara cho biết các viên chức tòa Bạch Ốc ít ai chịu chú ý tới điểm này vì sợ nó phá hỏng chính sách đắp đê ngăn chận CS của Mỹ. Taylor ám chỉ ta theo một chương trình sao cho miền nam VN yêu cầu chúng ta rút hoặc một tình trạng hỗn loạn khiến ta phải rút hết cố vấn, như vậy sẽ khiến Hoa Kỳ tiết kiệm được xương máu. Rõ ràng rút bỏ là con đường ta phải chọn lựa, nhưng ta đã không làm thế (15)

Gần cuối cuốn hồi ký In Retrospect của McNamara (trang 320) ông cũng nói  Hoa Kỳ có ba cơ hội để rút bỏ VN: Từ cuối 1963 khi tình hình xáo trộn sau đảo chính hoặc cuối 1964, hay đầu 1965 khi miền nam VN xáo trộn về chính trị và yếu kém quân sự.

McNamara sau này cho rằng cuộc chiến VN là sai lầm, đáng lý phải rút khỏi VN từ giữa thập niên 60 để khỏi thiệt hại nhân mạng cho người Mỹ.

Sau khi lên thay Kennedy, Tổng thống Johnson không thể rút quân vì tình hình chính trị và quân sự ờ miền nam không ổn định. Johnson bắt đầu cho oanh tạc BV từ 2-3-1965 mục đích buộc Hà nội phải đàm phán ngưng bắn nhưng ngược lại họ tăng cường xâm nhập và tấn công quân đội VNCH. Tháng 3-1965 theo yêu cầu của Tướng Westmoreland và Đô đốc Sharp, Johnson cho hai tiểu đoàn TQLC tới VN để canh giữ phi trường, dần dần tình hình quân sự ngày một xấu, tướng Westmoreland khẩn khỏan xin Tổng thống cho tăng thêm lực lượng.

Johnson rất lưỡng lự trước quyết định gửi quân sang VN khi ấy Quốc hội người dân ủng hộ cuộc chiến ngăn chận CS tại Đông nam Á, họ muốn ông không để mất miền nam, đồng thời tướng Tư lệnh yêu cầu khẩn thiết cho tăng quân. Việc gửi quân cho dù cần thiết nhưng nó sẽ phá hỏng chương trình phúc lợi xã hội (Great Society) của Johnson gồm nhân quyền, medicaire, medicaid, trợ giúp giáo dục, chống nghèo….Nó có thể hủy hoại sự nghiệp chính trị của ông. Nhưng cuối cùng Johnson đã đồng ý cho tăng quân vì nếu mất miền nam, ông sẽ phải chịu trách nhiệm về sự hủy hoại chính sách đắp đê be bờ của Mỹ. Trung bình một tháng năm 1965 tăng quân vào VN trên 10,000, tới cuối năm đã lên tới 184,000, cho tới 1968 đã lên tới 530,000 người. Chiến tranh ngày càng mở rộng, Mỹ tăng quân thì BV gia tăng xâm nhập y như truyện Sơn tinh Thủy tinh, nước càng lên cao thì núi cũng lên cao.

Giữa năm 1965 nếu Mỹ không đem quân vào miền nam VN thì sẽ bị mất trong vòng 6 tháng (16), trung bình một tuần ta mất một quận và môt tiểu đoàn. Những năm 1966, 1967 tại miền nam có vài bài báo nêu vấn đề chủ quyền, chỉ trích chỉnh phủ làm ngơ cho người Mỹ đem quân vào nước ta. Nay vẫn còn nhiều người chê các tướng lãnh, chính phủ VNCH hồi giữa thập niên 60 đã không giữ được chủ quyền, để cho Hoa kỳ ngang nhiên đem quân xâm nhập. Người mình hay ngủ mơ trên mây xanh, sắp chết tới nơi mà vẫn nói chuyện chủ quyền.

Kết luận

Kennedy quyết định rút quân bắt đầu từ cuối 1963 vì cho rằng cuộc bình định miền nam đã tiến triển tốt, VC đã bị đánh bại, đẩy lui. Kennedy và McNamara thiếu tin tình báo cũng như không hiểu biết gì nhiều về CSVN. Thực tế đã chứng tỏ cuộc chiến kéo dài tới mười năm chứ không phải sẽ chấm dứt cuối 1965 như Kennedy và McNamara mơ tưởng.

Cho tới 1969 Nixon mới bắt đầu cho rút 60,900 quân, năm sau 1970 rút 140,600 người, năm 1971 rút 177,800 người, năm 1972 rút 132,600 người chỉ còn để lại hơn 20,000. Nhiều người Việt quốc gia lên án Nixon, Kissinger rút quân, bắt ép VNCH ký hiệp định Paris bất bình đẳng khiến miền nam sụp đổ năm 1975.

Người Mỹ lại nói khác, tác giả Walter Isaacson (17) chỉ trích Nixon đã không ký Hiệp định Paris từ 1969, rút bỏ miền nam sớm hơn thay vì bốn năm nữa mới ký (1973). Cuộc chiến kéo dài thêm bốn năm làm chết thêm 20,000 người Mỹ. Nhận định này không phải riêng của Walter Isaacson mà phong trào phản chiến, đảng đối lập, Quốc hội thù nghịch, truyền thông báo chí cũng nghĩ như thế. Người ta oán trách Nixon đã không chịu bỏ rơi chế độ Thiệu sớm hơn 4 năm và ký Hiệp định Paris từ năm 1969, để tiết kiệm  xương máu cho người Mỹ.  Họ cho rằng Hoa Kỳ không đáng phải hy sinh thêm 20 ngàn lính Mỹ để bảo vệ cho miền nam VN sống thêm 4 năm nữa.

Cuối năm 1963, Kennedy, McNamara muốn rút khỏi VN nhưng dù muốn  cũng không làm được vì Quốc hội và người dân không muốn thế, qua thăm dò đại đa số tin vào thuyết Domino, mất miền nam Đông nam Á sẽ rơi vào tay CS. McNamara tiếc rẻ mãi, ông nói Hoa kỳ đáng lý phải rút bỏ VN từ 1963, 1964, 1965 vì đó là cuộc chiến sai lầm. Đây chỉ là một nhận định không tưởng vì tình hình lúc này không cho phép, người dân và Quốc hội sẽ chống đối không để Johnson McNamara làm như vậy. Nhận định này chỉ lả để bào chữa cho sự bất tài vô dụng của chính McNamara, người đã  được Quốc hội và nhân dân ủng hộ hết mình, đã nắm trong tay hơn nửa triệu quân mà chẳng làm nên trò trống gì.

Những năm đầu thập niên 70, Nixon dù có muốn giữ miền Nam VN, dù muốn ở lại miền Nam cũng không được, gió đã đổi chiều: người dân, Quốc hội Mỹ đã quá chán chiến tranh Đông dương, họ chỉ muốn nó chấm dứt sớm ngày nào hay ngày nấy. Những người kết án Nixon, Kissinger phản bội đồng minh cũng nên để ý, người ta đã có kế hoạch, dự tính rút bỏ VN từ những năm 1963, 1964, 1965 và cà 1969 chứ không phải đợi tới năm 1973, 1975.

Chú thích

(1) Nguyễn Đức Phương, Chiến Tranh VN Toàn Tập trang 20, 21.

(2) Robert S. McNamara, In Retrospect, The Tragedy and Lessons of Vietnam (in 1995) trang 48

(3) Tư lệnh Bộ viện trợ quân sự Mỹ tại VN

(4) In Retrospect, trang 51

(5) Đi vacation, nghỉ mát, trang 52

(6) In Retrospect, trang 52.

(7) Đài VOA, BBC khoảng thời gian này nói Nhu cầm đầu chính phủ Sài Gòn, đại sứ Trấn văn Chương tại Mỹ từ chức để phẩn đối ông Diệm tuyên bố Ngô đình Nhu, con rể ông hiện cầm đầu chính phủ Sài Gòn

(8) In Retrospect trang 77

(9) In Retrospect, trang 82, 83

(10) Lâm Vĩnh Thế,  VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn, Chương ba (trang30), Chương bốn (trang 52), Chương năm (trang 65.)

(11) Nixon, No More Vietnams trang 50: trong năm 1964 chủ lực quân địch tăng từ 10,000 lên tới 30,000 người; phụ lực quân địch tăng từ 30,000 lên 80,000 người.

(12) BBC Vietnamese.com. Viện trợ quốc tế cho miền Bắc trong chiến tranh 10-5-2006. Giai đoạn 1955-60: 45 ngàn tấn viện trợ vũ khí, giai đoạn (1961-64) lên 70 ngàn tấn

(13) Chiến tranh VN toàn tập trang 886

(14) VNCH 1963-1967, Những Năm Xáo Trộn (trang 97, 98), In Retrospect trang 164

(15) In Retrospect trang 164:  It is clear that disengagement was the course we should have chosen. We did not

(16) Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, Trận Chiến Trong Mùa Lễ Phục Sinh 1972, trang 16, 17

(17) Kissinger a Biography trang 484

 

Sơ qua tình hình chính trị và kinh tế của Trung Cộng, cùng  sự  khác biệt giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về cải tổ kinh tế – Chu Chi Nam và Vũ Văn Lâm

– Gần đây báo chí Trung cộng, Hồng Kông và báo chí ngoại quốc, đặc biệt là tờ Wall Street Journal, có đăng tải sự khác biệt quan điểm giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về vấn đề cải tổ kinh tế. Sự khác biệt này, nhất là ở giới chóp bu, từ xưa đến giờ vẫn được giấu kín, nay được bạch hóa.

Tại sao vậy? Chúng ta hãy cùng nhau bàn luận để nhìn rõ vấn đề hơn.

Nhưng để nhìn rõ vấn đề, chúng ta cũng cần nhìn sơ về tình hình chính trị và kinh tế nước Tàu:

I) Chính trị và kinh tế Trung cộng từ ngày mở của của Đặng Tiểu Bình

Chúng ta không ai chối cãi rằng từ ngày trở lại chính quyền, Đặng Tiểu Bình chủ trương chính sách mở cửa, từ năm 1978 tới nay, Trung cộng đã làm một bước tiến nhảy vọt, khác với chính sách “Đại Nhảy Vọt” của Mao Trạch Đông vào 1958-1960 đã đưa nước Tàu vào nạn đói, đưa đến hậu quả hàng 40 triệu dân Tàu đã chết. Bước nhảy vọt của họ Đặng không những đã chấm dứt nạn đói, mà còn đưa Trung cộng vào hàng cường quốc kinh tế đứng thứ nhì trên thế giới, nếu tính theo Tổng sản lượng.

Tại sao nước Tàu lại làm được một bước tiến nhảy vọt dưới thời Đặng Tiểu Bình. Đây là một câu hỏi mà nhiều nhà quan sát, nhiều nhà kinh tế đặt ra.

Tất nhiên khi trở lại chính quyền, họ Đặng đã lấy nhiều quyết định, không phải là một mình, mà do một nhóm người chóp bu. Nhóm người chóp bu này nằm trong 8 đại gia đình, theo đó:

1) Gia đình Đặng Tiểu Bình.

2) Gia đình tướng Vương Chấn, đây là một người tướng văn dốt, vũ dát, một thảo khấu. Vào thời Mao Trạch Đông bị Tưởng Giới Thạch ruồng bắt, phải làm cuộc Vạn lý Trường chinh, bị vây khốn, thiếu lương thực, thì đã được nhóm thảo khấu của Vương Chấn giúp đỡ. Từ đó họ Vương đã được Mao trao toàn quyền lo về vấn đề lương thực của quân đội, theo Mao hết mình, sau khi Mao chết, thì theo Đặng. Chính Vương Chấn và Trần Vân, đã đề nghị vào buổi họp Trung ương đảng vào ngày 10 đến ngày 22/03 /1977, dưới thời của Hoa Quốc Phong, người được Mao chỉ định chính thức kế vị, rằng cần phải phục hồi quyền lực của Đặng Tiểu Bình, nhưng đề nghị này bị từ chối và Vương Chấn bị Trung ương khiển trách.

Vì vậy sau khi họ Đặng truất phế được họ Hoa, Vương Chấn được trọng dụng, coi như nhân vật thứ nhì của Bát đại gia.

3) Gia đình đứng thứ ba là Trần Vân, như vừa nói ở trên. Ông này được coi như “giáo hoàng” về kế hoạch kinh tế, suốt trong thời kỳ Mao cầm quyền, hay xa hơn nữa là từ ngày đảng cộng sản Tàu được thành lập năm 1921. Đây cũng là người ủng hộ nhiệt tình họ Đặng, chấp nhận trao quyền kinh tế cho con cháu Bát đại gia.

4) Gia đình thứ tư là Dương Thượng Côn, đã là tay em của Đặng Tiểu Bình từ lúc ở Liên Sô về, là Phó tướng của họ Đặng, đặc trách về Quân ủy Quân đoàn 8, ở vùng Tây nam; sau được đưa lên Quân ủy toàn quân, rồi Chủ tịch nước, vào thời biến cố Thiên An Môn, 1989. Người ra đón Gorbatchev ở phi trường trong chuyến viếng thăm đầu tiên nước Tàu, chính là Dương Thượng Côn.

5) Lý Tiên Niệm, đương kim Chủ tịch Quốc Hội lúc bấy giờ.

6) Tống Niệm Cùng, Phó thủ Tướng, đặc trách về kinh tế nước ngoài.

7) Bành Chân, Thị trưởng thành phố Bắc Kinh, đặc trách về vấn đề pháp luật.

8) Bạc Nhất Ba, cha của Bạc Hy Lai, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn.

Bát đại gia đã lấy một số quyết định quan trọng, trên mọi lãnh vực từ chính trị quốc nội tới hải ngoại, từ kinh tế tới canh nông rồi xã hội, và vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm trên nước Tàu, cho tới ngày hôm nay.

Đại để những quyết định đó là:

Về đối ngoại: chấp nhận chính sách mở cửa và đứng hẳn về phía tư bản, nhất là từ khi Đặng Tiểu Bình viếng thăm Hoa Kỳ năm 1979, rồi dạy cho Việt Nam một bài học, thách thức Liên Sô lúc bấy giờ, mặc dầu Việt Nam và Liên Sô mới ký một hiệp ước hỗ tương quân sự vào năm 1978.

Về canh nông và kinh tế: Chấp nhận cho nông dân mướn đất, tự trồng trọt, một phần hoa lợi đóng cho chính phủ, phần còn lại để tiêu dùng và có thể bán trên thị trường. Quyết định đã được lấy từ thời thất bại của chính sách “Đại nhảy vọt” của Mao, nhưng nay được giữ lại. Về kinh tế, chấp nhận cho mở những hãng xưởng tư, mở cửa buôn bán với nước ngoài, thực hiện cuộc thử nghiệm tại một số địa phương, như vùng Thẩm Quyến ở Quảng Đông, mở cửa cho ngoại quốc đến đầu tư, khuyến khích mở những hãng xưởng có sự hợp tác của ngoại quốc, qua hợp đồng “Joint Venture”, một phần vốn của ngoại quốc, một phần vốn của tư nhân hay vốn của nhà nước.

Rút tỉa kinh nghiệm thành công của kinh tế Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Singapour, nay Trung cộng của họ Đặng đã hướng nền kinh tế về sản xuất để xuất cảng.

Nhưng một trong những quyết định quan trọng của Bát đại gia, đó là trao toàn tài sản quốc gia, tất cả những hầm mỏ, những hãng quốc doanh, những ngân hàng vào tay con cháu của tám đại gia này, nằm trong 3 tập đoàn chính (Holding), tập đoàn xây cất nhà cửa, do một người con gái và con rể Đặng Tiểu Bình nắm, tập đoàn lo về thực phẩm cho quân đội lúc ban đầu, sau lan sang ngành mở tiệm ăn, xây khách sạn, khu du lịch, khu giải trí, do Vương Quân, con của tướng Vương Chấn cầm đầu, tập đoàn khai thác hầm mỏ, sau lan sang xây cất cầu cống đường xá, đầu tư khai thác dầu mỏ ở nước ngoài, do một người con rể khác của họ Đặng cầm đầu.

Ngoài ra còn có quyết định thành lập một ngân hàng mang tên là Ngân hàng Trung ương Xây dựng Trung quốc, do Trần Nguyên, con của Trần Vân cầm đầu cùng nhiều phó tổng giám đốc là con cháu của Bát đại gia.

Theo tờ báo Bloomberg: “26 hậu duệ (tức con cháu của Bát đại gia) điều hành hay nắm giữ các chức vụ hàng đầu trong các công ty nhà nước thống trị nền kinh tế. Chỉ riêng 3 người con – con trai tướng Vương Chấn, Vương Quân, con rể Đặng Tiểu Bình, Hà Bính, và Trần Nguyên, con trai Trần Vân, đứng đầu hoặc vẫn điều hành các công ty thuộc sở hữu nhà nước với tài sản cộng chung là 1,6 ngàn tỷ $ năm 2011. Con số này tương đương với 1/5 tổng sản lượng lúc bấy giờ.” Trung cộng lúc này có vào khoảng 15000 doanh nghiệp nhà nước, được chuyển vào tay con cháu Bát đại gia, nhưng đằng sau có vào khoảng 3000 ngân hàng, người nắm giữ vai trò chính hệ thống ngân hàng, qua Ngân hàng Trung ương xây dựng nước Tàu, là Trần Nguyên, với sự phụ tá của Hà Bính và Vương Quân, yểm trợ những ngân hàng cũ, đồng thời lập ra những ngân hàng mới; cũng như yểm trợ những hãng xưởng quốc doanh cũ và đồng thời lập ra những hãng xưởng mới.

Kết quả là như thế nào: lúc đầu là 3000 ngân hàng, nay trở thành 30000 ngân hàng, vận dụng một số tiền khổng lồ là 30000 tỷ $, gấp 3 lần tổng sản lượng hiện nay. Về những doanh nghiệp quốc doanh thì như thế nào? Từ 15000 bước sang mức độ là 150000, vận dụng một số tiền là 15000 tỷ $, gấp 1,5 tổng sản lượng.

Họ đã đưa kinh tế nước Tàu từ thời chết đói Mao Trạch Đông sang một nền kinh tế tăng trưởng vượt bực, với 2 con số trong một thời gian dài là mấy chục năm.

Một vài con số để rõ:

Tăng trưởng năm 2002 là 9,1 % lên tới mức độ cao nhất là 14,2 % năm 2007, rồi xuống 7,5 % năm 2014, nay 2016 là 6,7 %.

Tất nhiên những con số này cũng chỉ có thể tin một cách tương đối, vì chính Lý Khắc Cường, đương kim Thủ tướng bây giờ, lúc chưa lên Thủ tướng, thường tuyên bố công khai với bạn bè và báo chí ngoại quốc, là những con số do chính phủ đưa ra là không chính xác, có phần thổi phồng. Tuy nhiên không ai chối cãi rằng có tăng trưởng. Trung cộng đã là nền kinh tế đứng thứ nhì thế giới về tổng sản lượng, đứng đầu thế giới về nhập cảng và xuất cảng.

Nền kinh tế chủ yếu là nhằm vào xuất cảng. Những hãng quốc doanh mới lập ra được coi như những trại lính, ban quản trị được chỉ định từ trên xuống, chỉ có nhiệm vụ là truyền lệnh, thợ thuyền là những người lính, hay hơn thế nữa những người nộ lệ, bị bóc lột tối đa, vừa bởi những ông tư bản đỏ, vừa bởi những ông tư bản trắng từ nước ngoài, chỉ biết vâng lời, sản xuất và sản xuất, sản xuất để xuất cảng.

Cán cân thương mại luôn luôn thặng dư, trung bình hàng trăm tỷ $ một năm. Một vài con số: Tính theo phần trăm của tổng sản lượng, thì cán cân ngoại thương năm 2002, thặng dư 2,4%, năm 2003, là 2,6 %, cứ như thế tăng, đến tột độ năm 2007 là 10,1 %, tất nhiên nay bắt đầu giảm như năm 2014 là 2 %. Như đầu năm 2016, xuất khẩu giảm 11,2% và nhập khẩu giảm 19 % so với cùng thời kỳ năm trước.

Chính sách mở cửa kinh tế của Đặng Tiểu Bình và Bát đại gia, có những thành quả tốt đẹp như trên; nhưng ngược lại cũng có những tiêu cực và mặt trái xấu xa của nó, không chỉ riêng trên phương diện kinh tế, mà cả chính trị, xã hội, môi sinh, môi trường và dân số.

Chỉ riêng lãnh vực dân số, chính sách một con làm cho dân số trở nên già sớm, giới trẻ bị hư hỏng, vì là một con, nhất là con trai, nên được nuông chiều.

Về chính trị xã hội, quyết định trao toàn quyền chính trị cho Bát đại gia, và toàn tài sản kinh kế quốc gia cho con cháu họ, đã là một quyết định đi phản lại lòng dân và phản lại chiều hướng tiến bộ của nhân loại. Đó chỉ là một quyết định kéo dài chế độ độc tài cộng sản, mặt trái của chế độ quân chủ, nay cộng thêm chế độ gia tộc. Thực ra nếu chúng ta theo dõi kỹ lịch sử Tàu, thì chế độ Bát đại gia này cũng chẳng có gì mới lạ, nó đã có từ lâu thời Xuân Thu – Chiến quốc (770-256 trước Công Nguyên), và gần hơn nữa là chế độ Bát Kỳ (Tám cái cờ), trao đất đai, lãnh thổ, quyền hành quân sự, chính trị cho con cháu nhà vua, được tiêu biểu bởi một màu cờ, từ Hoàng kỳ, đến Hồng Kỳ, Bạch kỳ v.v… Nói một cách khác đi là con cháu vua, mỗi người nắm một vùng chiến thuật, có tất cả quyền hành, đất đai, quân số v.v… Nhưng ai cũng biết, chế độ nhà Thanh rồi cũng sụp đổ vì đi ngược lòng dân và đi trái trào lưu tiến bộ của nhân loại.

Người ta có thể nói chuyện dân bất mãn, giới sĩ phu trí thức, nhất là giới trẻ, sinh viên học sinh, trong đó có cả những người cao cấp cộng sản, như cựu Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương, đã nổi lên trong biến cố Thiên An Môn 1989, là một thí dụ điển hình.

Từ năm 1989 tới nay, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, môi trường cũng không có gì tiến triển tốt đẹp, nếu không nói là càng tồi tệ hơn. Bằng chứng là những cuộc nổi dậy, biểu tình chống chính phủ, hàng năm có đến cả mấy trăm ngàn vụ. Riêng vấn đề ô nhiễm, thì chỉ cần quan sát ngay ở thủ đô, thành phố Bắc kinh, mỗi buổi sáng là sương mù ô nhiễm dày đặc, ai ra ngoài cũng phải mang khẩu trang.

Chính vì vậy mà ông La Vũ, có thể nói là bạn nối khố của Tập Cận Bình, vì cha của 2 người đều là đại công thần của Mao, đều là Phó Thủ tướng, một người đặc trách về công an, nội vụ, người khác đặc trách về thông tin, ý thức hệ, tuyên truyền, thêm và đó, hai bà mẹ lại chơi thân với nhau, khi lên voi cũng như lúc hoạn nạn, trong một bức thư gần đây, gửi họ Tập, đã viết:

“Trung quốc đang ngập lụt trong khủng hoảng: khủng hoảng về đức tin, đạo đức, môi trường, kinh tế, tài chánh, giáo dục, y tế, và tài nguyên thiên nhiên. Tại sao? Gốc rễ của vấn đề là chế độ độc tài một đảng của đảng CS Trung quốc.”

Ông kết luận:

“Cha của chúng ta là những nhà cách mạng nòng cốt của Mao Trạch Đông. Nhưng sau cuộc cách mạng, thay vì có được một nhà nước dân chủ, chúng ta trở thành một nhà nước độc tài. Đó là sự khác biệt giữa Mao Trạch Đông và Georges Washington.”

Về kinh tế, người ta có thể nói kinh tế tư bản nhà nước, với 150000 doanh nghiệp nhà nước, những trại lính, hay đúng hơn là những trại nô lệ, đã đạt tới cực điểm vào những năm 2000. Bảo rằng giới lãnh đạo Trung cộng, không ý thức được điều này thì cũng không đúng, vì vào năm 2002, trong Đại hội Đảng lần thứ 16, đưa Hồ Cẩm Đào lên chức Chủ tịch đảng và Chủ tịch nhà nước, với một chương trình “Bốn Hài hòa”. Đại để như sau:

Hài hòa xã hội: làm thế nào để giảm bớt sự chênh lệch giầu nghèo trong xã hội.

– Hài hòa kinh tế: không thể quá chú trọng về kinh tế hướng ngoại, chỉ nhằm vào xuất cảng mà quên đi kinh tế quốc nội, phải làm sao để tăng phần tiêu thụ quốc nội.

– Hài hòa giữa nông thôn và thành thị: không thể chỉ chú trọng đến thành thị, nhất là những vùng ven biển, mà bỏ mặc nông thôn.

– Hài hòa với thiên nhiên: tức vấn đề môi sinh, môi trường, không thể để ô nhiễm không khí, để 70 % sông ngòi bị nhiễm độc, nước không thể dùng được.

Có thể nói 4 vấn đề trên là đã xuất hiện đồng thời với chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, là những nguyên do đưa đến biến cố Thiên An Môn, và vẫn còn cho tới ngày hôm nay, trải qua suốt 20 năm cầm quyền của Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.

Nhưng riêng vê kinh tế, kinh tế Trung cộng bị khủng hoảng từ bao giờ.

Người ta có thể nói nó khủng hoảng cùng lúc với kinh tế thế giới vào năm 2008. Một lý do đơn giản là 1/3 hay hơn nữa 1/2 tăng trưởng của Trung cộng là dựa vào xuất cảng. Có năm xuất cảng chiếm 47 % tổng sản lượng quốc gia.

Tuy nhiên, nhờ tăng trưởng trong một thời gian lâu dài, nhờ vào cán cân thương mại thặng dư, nhất là nhờ vào chính sách hạ giá đồng Nhân dân tệ và làm tăng giá đồng $, bằng cách bán Nhân dân tệ và mua $ trên thị trường, nên Trung cộng có một dự chữ ngoại tệ lớn, có lúc lên tới 4200 tỷ $.

Nhờ số tiền này, khi bị khủng hoảng cùng với thế giới, giới lãnh đạo Trung cộng đã không ngần ngại bơm vào thị trường, giúp các doanh nghiệp nhà nước một số tiền khổng lồ là 4000 tỷ Nhân dân tệ, tương đương với 645 tỷ $, vào năm 2009.

Vào năm 2012, chính phủ lại bơm vào nền kinh tế một số tiền đúng như lần trước cũng là 645 tỷ $.

Nhưng như trên đã nói, trái bóng kinh tế Trung cộng là làm ra bởi 150000 hãng xưởng quốc doanh, bị xì hơi không phải một chỗ, mà là hàng trăm ngàn lỗ thủng nhỏ, rất là khó bịt. Ông Trương Duy Nghênh sẽ được đề cập sau này, bi quan cũng là vì vậy.

Với số tiền 645 tỷ $, trái bóng này chỉ căng một thời gian ngắn là 3 năm, rồi lại bị xẹp.

Nhưng lần này, thay vì dùng tiền chính phủ, thì giới lãnh đạo dùng tiền dân bằng cách khuyến khích dân mua cổ phiếu của những hãng xưởng quốc doanh, dưới nhãn hiệu tư doanh. Một chiến dịch khuyến khích dân mua cổ phiếu được phát động, đánh đúng vào tâm lý thích chơi cờ bạc của dân Tàu. Thêm vào đó, chính phủ ra lệnh cho những ngân hàng khuyến khích dân, cho dân vay tiền dễ dãi để mua cổ phiếu.

Hai trăm triệu dân Tàu, phần lớn là giới trung lưu, đã đổ xô đi mua cổ phiếu, chơi thị trường chứng khoán.

Tuy nhiên, những hãng xưởng quốc doanh, như những cái xác không hồn, bơm tiền vào, kích thích chất bổ, chỉ thoi thóp hay cựa quạy một thời gian ngắn, rồi lại nằm xuội đơ, đưa đến cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán Trung cộng vào tháng 8 năm 2015.

Đây là cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán to lớn và mau lẹ, làm cho thị trường chứng khoán Trung cộng ở Thượng Hải, Thẩm Quyến, Hồng Kông trong một thời gian ngắn mất đến 3 600 tỷ $, tương đương với tổng sản lượng của cường quốc kinh tế đứng hàng thứ 4 trên thế giới là Đức. Cuộc khủng hoảng này đã làm cho nhiều triệu dân Tàu trắng tay, có người mất cả hàng tỷ $, trong đó có nữ minh tinh nổi tiếng đang lên của Tàu, là Phạm Băng Băng, mất đến 700 triệu $.

Hiện tượng này làm cho nhiều nhà bình luận bi quan cho tương lai của kinh tế Trung cộng; vì bất cứ nền kinh tế nào, giai tầng trung lưu đều giữ một vai trò quan trọng. Nay giai tầng này đã mất hết tin tưởng vào chính quyền. Vì vậy có người tiên đoán là cách mạng sẽ xảy ra ở Trung cộng là vì vậy, vì giai tầng trung lưu không những quan trọng trong kinh tế, mà còn là giai tầng định đoạt những bước ngoặc quan trọng trong lịch sử.

Kinh tế Trung cộng ngày hôm nay có sáng sủa không?

Không mấy sáng sủa. Đầu năm 2016, xuất cảng giảm 11,2%, nhập cảng giảm 19%, so với cùng thời năm ngoái.

Nợ chính phủ lên tới 300% tổng sản lượng quốc gia. Các ngân hàng bị lâm vào cảnh lên đến 25% nợ khó đòi hay nợ chết. Ở những nước có nền kinh tế lành mạnh, nợ khó đòi của ngân hàng ở mức độ 5% đã là quá đáng.

Chính vì vậy, mà ngay từ thời Hồ Cẩm Đào, chính quyền Trung cộng đã phải nghĩ đến cải tổ, cải cách kinh tế, với chính sách “Bốn Hài Hòa”, như trình bày ở trên.

II) Tại sao kinh tế Trung cộng cần cải tổ

Một cách tổng quát, thì chế độ Trung cộng, không riêng về vấn đề kinh tế, mà chính trị và xã hội cũng cần cải cách, cải tổ, xin lập lại câu của ông La Vũ: “Cha chúng ta là đại cộng thần của cách mạng Mao trạch Đông, nhưng điều khác biệt giữa Mao trạch Đông và Georges Washington, đó là sau Mao là chế độ độc tài, sau Washington là chế độ dân chủ.”

Quyết định của Đặng Tiểu Bình và Bát đại gia chỉ là duy trì chế độ độc tài, vì vậy chế độ này cần phải cải tổ, cải cách, nếu không muốn nói đến là cần phải có một cuộc cách mạng.

Về vấn đề kinh tế, theo ông Trương Duy Nghênh, giáo sư kinh tế Trung cộng, trong một bài phát biểu ở Diễn đàn kinh tế Davos, Thụy sỹ, năm 2012:

“Nền kinh tế Trung quốc đang chao đảo. Mô hình kinh doanh cũ hàng thập kỷ theo định hướng xuất khẩu hàng hóa rẻ và bắt chước, được chi phối bởi các doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đã được diễn ra một cách tự nhiên. Nhiều lãnh đạo DNNN nhận thấy rằng họ cần phải sáng tạo hơn để có thể cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Một kế hoạch cải cách do Ủy Ban Trung ương đảng Cộng sản Trung cộng và Quốc Vụ viện (tức Chính phủ) ban hành, cũng đã đề xuất các thay đổi đối với tất cả các hoạt động của DNNN.”

Theo ông Trương Duy Nghênh, thì sự cải tổ, tách rời những DNNN khỏi chính quyền là rất khó, vì những lý do sau đây:

– Sự chi phối quá nặng nề của chính quyền vào kinh tế.

– Thiếu động lực: tại các DNNN, không có người có thẩm quyền và không có sự thúc ép. Chỉ là cảnh “Cơm chúa múa tối ngày”, “Cha chung không ai khóc.”

– Quản lý thiển cận: Giới lãnh đạo DNNN không những thiển cận, mà còn bị tinh thần thư lại. Những bổ nhiệm lãnh đạo DNNN không dựa trên tiêu chuẩn tài năng về kinh tế, mà dựa trên sự quen biết, móc ngoặc, tham nhũng hối lộ, con ông cháu cha.

– Chi tiêu ngân sách tùy tiện, phần tiếp tân, làm vừa lòng các cấp trên, bổng lộc, tham nhũng chiếm một phần không nhỏ, trong khi đó việc đầu tư nghiên cứu để cải tiến doanh nghiệp thì lại bị lãng quên.

– Lạm phát lương và lạm phát nhân công: Tiêu chuẩn đánh giá một hãng xưởng cũng sai, thay vì theo tiêu chuẩn khả năng, đưa ra những mặt hàng có thể cạnh tranh trên thị trường, thì lại đánh giá ở số lượng nhân công có đông hay không, và Ban lãnh đạo lương có cao hay không.

– Mặc dầu ông Trương là giáo sư quản trị kinh doanh của trường đại học nổi tiếng Quảng Hoa, Bắc Kinh, nhưng ông lại rất bi quan về tương lai của kinh tế Trung cộng.

III) Sự khác biệt giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường về vấn đề cải tổ kinh tế

Nếu theo dõi tình hình chính trị và kinh tế của Trung cộng, thì người ta có thể nói từ Đại hội thứ 16 năm 2002, khi Hồ Cẩm Đào lên ngôi, qua Đại hội thứ 17, năm 2007, chỉ định Tập Cận Bình kế vị, cho tới đại Hội thứ 18, năm 2012, khi họ Tập lên ngôi thì không có sự khác biệt chính kiến cũng như quan niệm về cải tổ kinh tế giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường.

Người ta còn nhớ khi họ Tập lên ngôi, thì nhiều lần họ Lý đọc diễn văn ủng hộ họ Tập hết mình. Chương trình cải tổ, cải cách kinh tế là quyết định chung của đảng, như đã nói, là đã quyết định bởi ngay từ lúc đầu thời Hồ Cẩm Đào, và thường là được trao cho Thủ tướng.

Tuy nhiên từ ngày họ Tập lên ngôi, ông đã can thiệp quá nhiều về lãnh vực kinh tế, có vẻ lấn lướt vai trò của họ Lý. Và từ đó người ta mới thấy xuất hiện sự khác biệt.

Họ Tập chủ trương vẫn giữ những doanh nghiệp nhà nước và còn làm cho nó lớn hơn mạnh hơn, bằng cách sát nhập nhiều hãng xưởng quốc doanh lại với nhau, những hãng xưởng lời thì phải sát nhập những hãng lỗ để giúp đỡ. Không những vậy, một quyết định khác không kém quan trọng của họ Tập, là những ngân hàng chủ nợ của những hãng xưởng thua lỗ, thì đương nhiên phải xóa nợ và tiền nợ này đương nhiên trở thành những cổ phần của ngân hàng đó trong hãng thua lỗ. Mới đây Tập cận Bình lại còn cho các DNNN thua lỗ mở ngân hàng tại các địa phương khác để gây vốn.

Quan niệm về cải tổ kinh tế của Lý Khắc Cường, đó là phải làm nhỏ những hãng xưởng quốc doanh, từ từ biến nó thành những hãng xưởng tư doanh, để đi vào kinh tế thị trường, tuân theo luật cung cầu, nhà nước từ từ rút phần trách nhiệm của mình, không can thiệp thái quá vào đời sống kinh tế.

IV) Ai có lý và ai sẽ thắng ai

Quan điểm của Lý Khắc Cường có vẻ thực tế hơn, đi vào thực tế của kinh tế Trung cộng, đi vào chiều hướng kinh tế thế giới, đó là kinh tế thị trường, tuân theo luật cung cầu.

Quan niệm cải cách cải tổ của Tập Cận Bình có vẻ không tưởng, duy ý chí, thiếu thực tế, ai cũng biết kinh tế quốc doanh đã lỗi thời, nay vẫn muốn duy trì, thêm vào đó lại lấy quyết định sát nhập những hãng xưởng thua lỗ vào hãng xưởng có lời, thì đây là một việc làm khó thành công, trên danh nghĩa thì đẹp, qua khẩu hiệu “Tình liên đới”, nhưng trên thực tế rất khó khăn, nguyên hai hãng xưởng làm ăn khá giả mà sát nhập với nhau còn khó, phải nghiên cứu kỹ lưỡng, khả năng và thị trường của mỗi hãng, rồi mới có thể đi đến việc phân chia công tác, sát nhập. Đây chỉ có tính cách lý thuyết, qua những sắc luật, trên giấy tờ, hành chánh.

Thêm vào đó, với chính sách chống tham nhũng, hối lộ, “đả hổ, đập ruồi”, nay Tập Cận Bình lấy quyết định, những hãng xưởng làm ăn thua lỗ, nợ ngân hàng, thì ngân hàng xóa nợ và trở thành cổ đông của hãng, qua số tiền nợ, do sự xắp xếp của 2 bên. Quyết định này trên thực tế là một hình thức hối lộ những giám đốc và ban quản trị của những hãng quốc doanh thua lỗ.

Thực ra sự khác biệt về cải tổ kinh tế giữa họ Tập và họ Lý không phải chỉ ở chỗ kinh tế, mà chính là chính trị, có tính cách bè phái ngay trong nội tình đảng cộng sản Trung cộng.

Hiện nay đảng Cộng sản Tàu chia làm 2 phe:

Phe thái tử đảng, gồm con cháu Bát đại gia, nắm giữ phần lớn những ngân hàng, những hãng xưởng quốc doanh.

Phe Đoàn Thanh niên cộng sản, tiêu biểu bởi Lý Khắc Cường, có thể nói đứng đằng sau là cựu Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào. Lúc đầu, khi họ Tập mới lên ngôi, thì họ Đào ủng hộ. Chính vì vậy, qua những bài diễn văn lúc đầu, Lý Khắc Cường đã ủng hộ Tập Cận Bình hết mình. Tuy nhiên, lúc đầu họ Tập, qua chính sách “Đả hổ, đập ruồi”, ông chỉ nhằm vào phe Giang Trạch Dân, nhưng nay lan sang phe Hồ Cẩm Đào. Người tay em thân tín, đã từng là Bí thư cho họ Hồ, kiêm Chánh văn phòng Trung ương

đảng, Lệnh Kế Hoạch, cũng vừa mới bị đưa ra tòa. Người em của ông này, Lệnh Thừa Hành, có thể nói là đặc trách về tình báo hải ngoại thời họ Hồ, đang sống ở Hoa Kỳ, bị yêu cầu dẫn độ về nước nhưng chính phủ Hoa Kỳ từ chối.

Sắp tới Đại hội Đảng thứ 19, theo dự định, thì sẽ diễn ra vào tháng 9/2017, để bầu người kế vị họ Tập, bầu thay thế 9 người trong Bộ Chính trị, và 5 người trong Ban Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyền lực lớn nhất, cao nhất của Trung cộng.

Theo ông La Vũ, bạn nối khố của họ Tập:

“Trong Ban Thường vụ Bộ chính trị, có một người theo Anh, một người đứng trung lập, còn 4 người kia chờ Anh ngã ngựa.”

Người theo Anh đây không ai hơn là Vương Kỳ Sơn, đặc trách về chiến dịch “Đả hổ, đập ruổi”, Đặc trách về kỷ luật đảng. Người đứng trung lập đây là Thủ tướng Lý Khắc Cường. Nay ông này đã tỏ thái độ công khai, ít nhất là quan điểm về sự cải cách, cải tổ kinh tế.

Bề ngoài hiện nay, có vẻ Tập Cận Bình có ưu thế, nhưng trên thực tế, thì họ Tập hiện nay có rất nhiều người chống đối. Lúc đầu là phe Giang Trạch Dân, qua việc chống đối một sống, một còn, vì họ Giang qua tay em của mình như Bạc Hy Lai, Từ Tài Hậu, Chu Vĩnh Khang đã tìm cách đảo chánh và nhiều lần ám sát hụt họ Tập.

Nay không những họ Giang, mà Hồ Cẩm Đào, cũng là một cựu Tổng Bí thư, lại tỏ ra công khai chống họ Tập.

Sự khác biệt quan điểm về cải cách kinh tế giữa Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường chỉ là bề ngoài, bề trong là sự khác biệt về chính trị, phe phái. Các phe phái trong Đảng cộng sản Tàu đang đấu đá nhau quyết liệt.

Ai sẽ thắng ai? Có lẽ không có người thắng, mà chỉ có người thua. Vì theo Đặng Tiểu Bình: “Chế độ Cộng sản Tàu, chỉ có thể sụp đổ, qua sự chia rẽ từ ngay trong nội bộ Đảng cộng sản.”

Dù sao đây cũng chỉ là sự tiên đoán tương lai. Nó có tính cách chiều hướng. Đưa ra những chiều hướng để nhìn rõ hiện tại hơn là tính cách quả quyết, nhất định (1).

Paris ngày 18/08/2016

http://danlambaovn.blogspot.com/2016/08/so-qua-tinh-hinh-chinh-tri-va-kinh-te.html

 

Dân Tộc Sinh Tồn – GS Nguyễn Ngọc Huy

Chương II

Khái Quan Về Con Người (tt)

 

D.- Tâm Hồn Con Người

1.-Đại lược về ý thức và tâm hồn người

Sụ phân-tích những cãm-giác bên trong của mình làm cho người nhận thấy rằng mình có ý-thức, có tâm-hồn. Ý-tưởng này đã đưa người đến chỗ phân-biệt thể-xác và linh-hồn. Nhưng sự-thật, trên đời này không có những thể-xác và linh-hồn riêng biệt, chỉ có những con người thuần-nhứt với nhiều hoạt-động khác nhau. Sự phân-biệt cơ-thể với tâm-hồn cũng như sự phân-biệt những hoạt-động của người ra làm hoạt-động sanh-lý và tâm-lý chỉ để giúp cho sự khảo-cứu được dễ dàng. Sự phân-biệt những hoạt-động tâm-lý làm nhiều phương-diện : trí-tuệ, tình-cảm, luân-lý, mỹ-cảm v.v….cũng để cho tiện việc suy-luận, chớ không phải hợp với sự thật ngoài đời.

Về vấn-đền bản-chất và nguồn gốc của tâm hồn, ta không có đủ những luận-chứng khoa-học vững để nói đến nó một cách quả-quyết. Đứng về phương-diện khoa-học, ta chỉ có thể nhận-thức nó và xem xét sự biểu-lộ của nó trong sự hoạt-động của người mà thôi.

2.-Trí thông minh, lòng tín ngưỡng và trực giác của người

Sự quan-sát chứng tỏ một cách chắc rằng người có trí thông-minh. Đó là khả-năng làm cho người hiểu biết những sự liên-quan giữa các sự vật. Khả-năng này không phải đồng đều ở tất cả mọi người. Nó khác nhau từng người, về tánh chất cũng như về lượng. Mặt dầu trí thông-minh không phải là một vật cụ-thể, người ta có thể đo lường nó được. Nhưng sự đo lường này chỉ có thể dựa vào những ước-định xã-hội. Nó cũng giúp ta đánh giá được con người về phương-diện trí-tuệ, nhung không phải rõ rệt chắc-chắn như những sự đo lường toán-học.

Dầu trí thông-minh của người nhiều ít thế nào, nó cũng phải có vận-dụng tập tành và có gặp nhiều điều-kiện thuận-tiện của hoàn-cảnh thì mới biểu-lộ được. Con người biết chịu khó quan-sát sự vật một cách đầy-đủ và sâu sắc, quen luận-lý một cách có mạch-lạc và minh-xác, cố sử-dụng một ngôn-ngữ rõ ràng, và noi theo một qui-phạm nội-tại chặt-chẽ, có thể tăng-cường khả-năng trí-tuệ của mình. Trái lại, con người chỉ quan-sát mọi vật một cách thiển-cận, sơ sài, quen luận-lý rời rạc, mù mờ, dùng ngôn-ngữ một cách mơ hồ, không noi theo một kỷ-luật tinh-thần và không chịu cố gắng, thì trí-não suy lụt, không thể mở- mang được.

Trí thông-minh của người là một yếu-tố tất-yếu cho sự xây dựng khoa-học. Bù lại khoa-học cũng tăng-cường trí thông-minh. Nó giúp cho người một thái-độ trí-tuệ là sự tin tưởng chắc chắn vào kinh-nghiệm và lý-luận.

Sự tin-tưởng khoa-học tuy vững chắc, nhưng không mạnh mẽ sâu xa bằng sự tín-ngưỡng. Tín ngưỡng vốn  không dựa vào lý-luận nên không thể đánh đổ bằng lý-luận. Gặp nó, khoa-học thường đành phải chịu nhượng-bộ, vì ít khi có thể phá vỡ nó được.

Ngoài ra người ta lại còn có trực-giác nữa. Đó là một khả-năng giúp người tự-nhiên biết được điều người cần biết. Dưới một vài hình-thức, nó là một lý-luận nhanh chóng, tiếp theo một sự quan-sát mau lẹ. Nhưng có khi nó phát-hiện tự-nhiên, không có quan-sát gì, cũng không phân-tích lý-luận gì. Ta có thể so sánh người dùng trực-giác để hiểu biết và người dùng trí thông-minh để hiểu biết với người đi qua núi theo đường hầm và người qua núi theo đường trên núi. Một bên đi nẻo tắt nên đến mục-đích nhanh hơn, nhưng không thấy phong cảnh bên ngoài thế nào, một bên thấy cả phong-cảnh núi nhưng phải vất vả và mất nhiều thì giờ. Như vậy, trực-giác là một phương-pháp trí-thức mạnh mẽ : nó giúp cho người khỏi mất thì giờ, nhưng nó rất nguy-hiểm, vì không dựa vào lý-luận minh-bạch, thành ra người ta khó phân-biệt nó với ảo-tưởng.

3.- Tình cảm và năng khiếu luân lý của người

Khi suy nghĩ, quan-sát và lý-luận, người cũng đồng-thời sung sướng hay khổ sở, hoảng-hốt hay điềm-tỉnh, bị sự kỳ-vọng, sự ham thích kích-thích cho hăng hái, hay sự hiềm-ố làm cho chán nản. Thật ra, con người thấy thế-giới dưới những bộ mặt khác nhau tùy theo trạng-thái tình-cảm và sanh-lý của mình. Những trạng-thái này là nền tảng của ý-thức người trong sự hoạt-động trí-tuệ.

Thất tình của người có thể làm rối loạn lý-trí của người. Trong khi buồn, giận, thương, vui, oán ghét… quá-độ, người có thể có những hoạt-động hay ngôn-ngữ điên rồ, không sáng suốt bằng lúc người bình-tĩnh. Khi những tình-cảm của người biểu-lộ, sự giao-hoán hóa-hợp trong cơ-thể cũng biến-đổi khác thường. Tình-cảm càng mãnh-liệt thì sự giao-hoán hóa-hợp trong cơ-thể càng mạnh mẽ và người hoàn-toàn khác với lúc bình-thường. Nhưng trong khi người làm việc bằng trí-tuệ, sự giao-hoán hoá-hợp của cơ-thể vẫn bình-thường, không thay đổi gì nhiều.

Như vậy, đời sống tình-cảm đi sát với đời sống sanh-lý hơn đời sống trí-tuệ. Nó tạo  nên tâm-tánh con người. Tâm-tánh này khác nhau từng người, từng dân-tộc. Có người rất trầm-tỉnh, có người lại nóng nảy vô-cùng. Trong các dân-tộc, có dân-tộc nổi danh trầm-tỉnh như dân-tộc Anh, cũng có dân-tộc nổi danh cấp-táo như dân-tộc Tây-ban-nha.

Dưới hình-thức của sự ham muốn, tình-cảm xô đẩy người hoạt-động. Tuy vậy, nó không phải mông-lung phóng-túng, và có thể uốn nắn được nhờ năng-khiếu luân-lý của người.

Năng-khiếu này là một khả-năng làm cho người tình-nguyện khép mình vào một qui-tắc, một hạnh-kiểm nhứt-định, và biết chọn lựa giữa nhiều thái-độ mình có thể có. Nó làm cho người thoát khỏi tánh độc-ác và một đôi khi thoát khỏi óc vụ-lợi. Nó tạo ra ý-niệm nhiệm vụ, bổn-phận. Nó có thật và phát-hiện ở mọi thời-đại lịch-sử. Đời nào cũng có những bực đạo-đức cao-siêu, đáng làm gương mẫu cho loài người.

Năng-khiếu luân-lý cũng như trí thông-minh một phần do nơi cơ-thể mà có. Nó bị sự chi-phối của kết-cấu cơ-bản các tổ-chức tế-bào và đời sống sanh-lý trong thời-kỳ phát-dục. Ngoài ra, nó cũng có tánh-cách thiên-nhiên: người sanh ra đã có những xu-hướng luân-lý khác nhau rồi. Tuy vậy, sự giáo- dục, kỷ-luật tinh-thần và ý-chí có thể giúp người phát-triển những đức-tánh tốt và chế-ngự những bẩm tánh xấu một phần nào.

4.- Nhửng trạng thái hoạt đông khác của tâm hồn: năng khieu thẩm mỹ và khuynh hướng thần bí

Ngoài ra trí thông-minh, lòng tín-ngưỡng, trực-giác, tình-cảm và năng-khiếu luân-lý, người lại còn có năng-khiếu thẩm-mỹ và khuynh-hướng thần-bí.

Năng-khiếu thẩm-mỹ là năng-khiếu giúp người nhận -thức và yêu chuộng cái đẹp. Năng-khiếu này không phải đi chung với trí thông-minh. Người dã-man cũng có khiếu thẩm-mỹ. Nhiều khi, khiếu thẩm-mỹ vẫn tồn-tại khi trí thông-minh đã mất. Do đó, người ngu và người điên có thể sản-xuất những tác-phẩm nghệ-thuật được.

Sự chế-tạo ra những hình-thức hay những thanh-âm khêu gợi mỹ-cảm là một sự cần dùng sơ-đẳng tự-nhiên của người. Người từ xưa đến giờ vẫn trông ngắm một cách thích-thú những loài thú, loài hoa, cỏ cây, phong-cảnh. Trong thời-kỳ tiền-sử, người đã biết chạm khắc trên cây, trên đá, trên ngà voi, hình dáng của các loài thú. Người cũng biết trang-điểm tự làm cho mình đẹp hơn. Bây giờ, người vẫn còn thích chế-tạo những đồ vật theo cảm-hứng mình.

Sự hoạt-động mỹ-thuật của người biểu-hiện trong sự sản-xuất và trông ngắm cái đẹp. Cái đẹp là một nguồn khoái-lạc cho những người biết tìm nó. Tuy vậy, ý-niệm về cái đẹp không phải tự-nhiên mà phát-triển được. Nó ở trong ý-thức người một cách tiềm-thế. Nhiều khi nó không thể phát-hiện được. Cũng có khi, nó bị biến-tánh hay là mất hẳn đi. Vì đó, người nhiều khi có thể đang tâm phá-hủy những công-trình nghệ-thuật hoặc sản-xuất những công-trình xấu-xí, thờ phụng một quan-niệm sai lầm về cái đẹp.

Khuynh-hướng thần-bí thật ra rất hiếm. Tuy vậy, nó cũng là một trạng-thái hoạt-động của người. Nhơn-loại bị ảnh-hưởng của tôn-giáo nhiều hơn là của triết-lý. Trong xã-hội cổ-thời, tôn-giáo là nền-tảng đời sống gia-đình và xã-hội. Nó là chủ-nghĩa chánh-trị của xã-hội loài người đời trước.

Dưới hình-thức đơn-giản nhứt, khuynh-hướng thần-bí là lòng tin-tưởng nơi một năng-lực siêu-hình chi-phối võ-trụ. Cao hơn, nó là sự hướng về Thượng Đế, sự đi tìm một cái đẹp tuyệt-đối, tìm cái toàn thiện, toàn mỹ. Nó đưa người đến ý muốn hòa-hợp tâm hồn mình với Thượng Đế, chúa-tể muôn loài.

Hoạt-động tôn-giáo thường hòa-hợp với hoạt-động thẩm mỹ. Các nghi-lễ tôn-giáo phần lớn là hoạt-động thẩm-mỹ: dân-tộc nào cũng dùng những điệu nhảy múa, những bài hát, những cung đàn, trong sự thờ phụng thần-minh, ít nhứt là trong buổi đầu của lịch-sử mình. Chỉ mãi về sau này, những loại hoạt-động tôn-giáo và thẩm-mỹ mới tách nhau ra mà thôi.

Ngoài đại-đa-số loài người có một khuynh-hướng thần-bí đơn-giản và một số giáo-sĩ thường, còn có những người tu khổ-hạnh, có một xu-hướng thần-bí rất mạnh. Sự tu khổ-hạnh bắt buộc người phải quên mình, phải bỏ những tài-vật ở đời. Lúc ban đầu, sự thiếu-thốn làm cho người khổ-sở và lọt vào chỗ mù tối. Có khi người thất-bại ngay trong thời-kỳ này và đâm ra chán-nản, hoặc điên rồ. Nhưng nếu vượt qua được giai-đoạn này, người sẽ thảnh thơi, thấy mình dứt được việc hồng-trần, được giải-thoát khỏi sự ô-trọc của cuộc đời. Người sẽ cảm thấy mình hòa-hợp với linh-hồn Thượng Đế.

Cảm-giác thảnh-thơi an-nhàn này thật hay là giả ? Nó là ảo-tưởng hay thật là một cuộc phiếm-du của tâm-trí người ra ngoài thế-giới mà thường-nhơn nhận-thức, hay chỉ là một sự tự-kỷ ám-thị ? Ta không thể biết được, chỉ nên nhận rằng những người có óc thần-bí mạnh mà tu khổ-hạnh thật-sự có được thơ thới yên-ổn, có một đời sống nội-tại phong-phú. Vậy, ta phải công nhận rằng khuynh-hướng thần-bí cũng có thật như khiếu thẩm-mỹ. Đối với nhà thần-bí cũng như đối với nhà nghệ-sĩ, chỉ có cái đẹp họ trông ngắm là thật-tại trên đời.

Đ.-Sự tương quan giữa những hoạt động sanh lý và tâm lý

Giữa những hoạt-động tâm-lý và hoạt-động sanh-lý có một sự tương-quan chặt chẽ. Những sự thay đổi trong cơ-thể phù-hợp với những thay đổi của trạng-thái ý-thức con người. Bù lại, tâm-lý cũng có thể qui định trạng-thái quan- năng của cơ-thể. Nói tóm lại, người là một tổng thể thuần nhứt có thể do sự biến đổi của cơ-thể hay tâm-lý mà biến đổi trạng-thái chung của mình.

Về phần cơ-thể, người ta cho rằng óc là trung-tâm-điểm của sự hoạt-động tâm-lý. Sự hư-tổn của óc đưa đến sự rối loạn ý-thức của người, và nơi trẻ con, trí thông-minh cũng mở- mang theo sự mở- mang của bộ óc.

Tuy vậy, óc không phải chỉ là một tập-hợp gồm các tế-bào thần-kinh. Nó còn là một nội-giới chứa đựng các tế-bào và bản-chất nó do huyết-dịch qui định. Huyết-dịch này chứa đựng các chất do những tuyến trong cơ-thể tiết ra. Do dó, các cơ quan đều có hiện diện trong vỏ não. Như vậy, trạng-thái ý-thức không phải chỉ tùy bản-chất các tế-bào thần-kinh mà còn tùy bản-chất các tiết-dịch nữa.

Khi nội-giới không có chất do nang trên thận tiết ra, người thấy bần thần dã dượi. Tuyến giáp trạng mà yếu, hoặc bị rối loạn quan-năng thì tâm-lý người bị hỗn-loạn. Bịnh gan, bao tử, ruột, có thể biến đổi cá-tánh của người. Ngoại-thận có ảnh-hưởng nhiều đến sức khỏe và trí khôn của người. Vì đó, cá-tánh những người hoạn bị suy-vi, và họ không tinh-tấn bằng những người thường.

Những điều trên này chỉ tỏ rằng cơ-thể người đều làm nền tảng cho các hoạt-động tinh-thần và trí-tuệ. Tư-tưởng không phải chỉ là sản phẩm của vỏ não, nó cũng là sản phảm của các tuyến trong người. Ta có thể nói rằng, người suy nghĩ, yêu, ghét, khổ, sướng, tán thưởng, chê bai v.v… vừa với vỏ não, vừa với tất cả các cơ-quan trong thân mình.

Bù lại, trạng-thái ý-thức cũng có biểu-lộ ở các khí-quan.

Sự cảm-xúc làm cho hệ tuần-hoàn thay đổi. Khi sung sướng, người đỏ mặt lên, khi sợ hãi hay giận dũi, người tái mặt đi. Đối với một số người, những tin dữ đột ngột có thể thâu khẩu-kính những huyết-quản quanh quả tim, làm cho tim thiếu máu, và người chết ngất đi, có khi chết thật nữa. Các tình-cảm có thể làm cho sự tuần-hoàn trong một bộ-phận của thân-thể tăng-gia hay giảm-thiểu. Do đó, nó ảnh-hưởng đến các tuyến, làm cho các thể-dịch tiết nhiều thêm hay ít bớt, hoặc thay đổi sự tác-động hóa-hợp đi. Khi trông thấy hay thèm muốn một món ăn ngon, người có thể chảy nước dãi. Cũng có khi người mới chỉ nghĩ đến món ăn ngon, mà đã chảy nước dãi rồi. Ngoài ra, các xúc-cảm có thể huy-động nhiều bộ-phận trong cơ-thể do các thần-kinh đại giao-cảm.

Như vậy, sự ganh ghét, sự thù hằn, sự sợ hãi có thể gây những biến-đổi trong các khí-quan. Nếu nó có mạnh mẽ và xảy ra thường, nó có thể làm cho người ngọa bịnh. Sự lo lắng hại cho sức khỏe người hơn là sự làm việc lao lực. Các xúc cảm mạnh có thể làm cho các tổ-chức tế-bào người dị cảm chịu những biến cải rõ rệt. Câu « Tâm sầu bạch phát » của ta thật có biểu-diễn một hiện-tượng từng xảy ra, chớ không phải chỉ là một từ-ngữ văn-chương.

Khi con người tổ-chức đời sống của mình hướng đến một mục-đích nhứt-định, các quan-năng tâm-lý dễ điều-hòa nhau. Người thống-nhứt được những sở-vọng của mình, hướng tâm-chí mình theo một chiều duy-nhất, hòa-hợp các khả-năng mình, và do đó, có một đời sống nội-tại vừa mạnh mẽ, vừa an-ổn.

Cũng như những hoạt-động sanh-lý, hoạt-động tâm-lý có thể tăng-cường nếu năng vận-động. Tùy theo đời sống của người, các quan-năng của cơ-thể phát-dục  một cách đầy đủ hay không.

Người ở rừng núi rẫy bái vận-động cơ-thể nhiều hơn người thành-thị nên cơ-thể phát-dục đầy đủ hơn. Sự phát-dục này được thực-hiện một cách tự-nhiên.

Về phương-diện tinh-thần, sự phát-triển không phải tự-nhiên mà có. Người không học hỏi thì phải chịu dốt dầu có khôn ngoan cũng vậy. Con nhà thông-thái nếu không chịu khó học-tập thì cũng không biết gì như con của người dốt nát. Vậy, các quan-năng trí-tuệ nếu không được giáo-dục và không gặp một hoàn-cảnh tâm-lý thuận-tiện thì chỉ ở trong trạng-thái tiềm-thế. Tánh-cách của hoàn-cảnh qui-định phần lớn những đức-tánh và cường-độ những biểu-lộ tinh-thần của người. Gặp hoàn-cảnh thiếu-thốn, trí-tuệ và đạo-đức người rất khó mở- mang ; trong một hoàn-cảnh xấu, trí-tuệ và đạo-đức người phải bị suy đồi.

Trí thông-minh của người tùy thuộc sự giáo-dục và hoàn-cảnh rất nhiều. Nó cũng tùy thuộc kỷ- luật nội-tại của người, và những tư-tưởng lưu-thông của thế-tục. Nó nhờ sự học hỏi về nhơn-bản, về khoa-học, nhờ thói quen lý-luận chặt chẽ, nhờ sự dùng ngôn-ngữ minh-xác mà phát-triển được. Người ta có thể sống trong một hoàn-cảnh xã-hội gồm toàn người dốt mà có một sở học cao. Nhưng sự đào- luyện đức-tánh, khiếu thẩm-mỹ và óc tôn-giáo, thì khác hơn, vì ảnh-hưởng của những hoàn-cảnh đối với trạng-thái ý-thức này tinh-tế hơn. Người ta chỉ có thể hiểu đạo-đức, nghệ-thuật và tôn-giáo khi ở giữa một cảnh giới trong đó những yếu-tố này hiện-diện và thành một phần đời sống hằng ngày của mọi người.

III.-Bản Tánh Con Người

A.-Những Bản Năng

1)- Đại lược về bản năng

Sự khảo-sát về bản-chất con người đã cho người thấy rõ rằng con người là một sinh-vật rất phức-tạp. Cơ-thể người là một tập-hợp nhiều tổ-chức có những quan-năng khác nhau. Tâm hồn người cũng nhiều năng-khiếu đặc-biệt. Tuy thế, các tổ-chức và quan-năng của cơ-thể luôn luôn điều hòa nhau, và cơ-thể với tâm-hồn người cũng hỗn-hợp nhau một cách chặt chẽ. Do đó, người bao giờ cũng cư-xử như một tổng- thể thuần-nhứt. Tổng-thể này là một động-vật sống, có tri-giác, có những thị-dục, những nhu-cầu, lại biết hoạt-động và biết ứng-phó với ngoại-giới một cách khéo léo.

Những hoạt-động, những sự ứng-phó với ngoại-giới của người thật nhiều và biến-hóa vô-cùng. Nó có rất nhiều hình-thức, nhiều phương-diện.

Những hoạt-động cùng cách ứng-phó với ngoại-giới của một loài vật thường phô bày bản-tánh của loài vật ấy. Loài người, cũng như loài cọp hay loài ong, vốn có một bản-tánh di-truyền cấu-tạo tự ngàn đời. Bản-tánh này tùy thuộc một cách chặt chẽ những bản-năng của người. Đó là những khuynh- hướng tự-nhiên thúc đẩy người hoạt-động. Nó lien-hợp mật-thiết với cơ-thể người, cùng xuất-hiện và cùng tiêu-diệt với cơ-thể ấy.

Cũng như hình-thể người, các bản-năng của người đã được cấu-tạo nhờ sự tuyển-trạch những kết-quả của những ngẫu-biến thích-hợp với khung-cảnh thiên-nhiên, rồi được sự di-truyền chuyển lại cho đời sau. Do đó, ta có thể bảo rằng nó là kinh-nghiệm của cả chủng-loại đã được thâm-nhập vào cơ-thể mỗi cá-nhơn. Nó điều-khiển tất cả những hành-động, cử-chỉ của người, từ hành-động vô-ý-thức đến các hành-động ý-thức. Những phản-ứng tự-nhiên của cơ-thể, những hành-động cử-chỉ mà người vô- tình làm ra và không tự giải-thích được, cũng như những hành-động cử-chỉ kết-quả của một sự suy- luận kỹ càng, đều đặt dưới sự chi-phối của các bản-năng.

Ta có thể nói rằng các bản-năng điều-khiển tất cả sự hoạt-động của con người biểu-hiện trong những trường-hợp can-hệ đến sự sống của người. Nền tảng nó là những thị-dục, những nhu-cầu của con người, và cứu-cánh của nó là sự sống còn của con người về hai mặt vật-chất và tinh-thần.

2.- Các loại bản năng

Các bản-năng của người lien-lạc chặt chẽ nhau, ảnh-hưởng qua lại với nhau và không phân-biệt nhau một cách rõ ràng. Tuy thế, ta có thể chia nó ra làm ba loại chánh-yếu : những bản-năng vị-kỷ, những bản-năng tình-dục và những bản-năng xã-hội.

a) Những bản năng vị kỷ

Những bản-năng vị-kỷ có mục-đích bảo-đảm sự sống còn cá-nhơn của người. Nó gồm nhiều hình-thức khác nhau.

1) Bản năng tự vệ

Đứng trước một tác-động ngoạI-lai hay một ngoại-vật có thể phạm đến thân-thể hay tánh-mạng mình, có thể làm mình lọt vòng trói buộc giam cầm, hay bị thương tổn, bị chết chóc, người đối-phó lại tức-khắc do sự điều-khiển của bản-năng tự-vệ.

Sự phát-hiện của bản-năng tự-vệ này tùy trường-hợp mà khác nhau. Có khi người gớm ghiếc ghê tởm người hay vật có  thể phạm vào sự sống của mình và tìm cách xa lánh nó. Cũng có khi người sợ hãi người hay vật ấy và chạy trốn nó. Người cũng có thể cúi đầu hàng phục kẻ mạnh hơn mình để khỏi bị họ giết hại.

Bản-năng tự-vệ cũng có thể khiến cho người tìm cách làm cho cái tác-nhơn có thể hại đến mình không chú-ý đến mình hay có thiện-cảm với mình. Thái-độ thụ-động cũng như sự giả-trá gian-dối của người do đó mà ra.

Trong nhiều trường-hợp, sự tự-vệ đưa người đến một thái-độ khiêu-khích hay sự tấn-công địch- thủ. Bắt chước những loài thú hiền lành nhưng rất biết biến hình, để có những bộ dạng ghê gớm dễ sợ trước những loài có thể hại mình, người tìm cách làm cho đốI-phương kinh-hoảng. Những tục xâm mình vẽ mặt cho rằn ri dữ dằn, việc dùng những tấm thuẫn, tấm khiên có hình-thù khủng-khiếp của người thời cổ, cũng như sự nộ nạt làm oai của người mọi thờI-đại không ngoài mục-đích trên này.

Muốn cho sự an-ninh của mình được chắc chắn hoàn-toàn hơn nữa, người lắm khi tìm cách triệt-hạ kẻ địch một cách thình lình. Lý lẽ « tấn công để tự-vệ » « gây chiến-tranh phòng ngừa » không phải hoàn-toàn là một luận-chứng do các nước đế-quốc xâm-lược đặt ra :  nó là một trong những quan-niệm căn-bản của loài người do bản-năng tự-vệ mà có. Và lắm lúc, ngoài đời, một thái-độ khiêu- khích hung hăng thật ra chỉ là biểu-hiệu của một sự lo sợ thái-quá của kẻ yếu mà thôi.

Bản-năng tự-vệ có thể chỉ gây ra những phản-ứng tự-nhiên của cơ-thể con người, nhưng cũng có thể đưa đến những hành-động do ý-thức điều-khiển. Khi người rờ nhằm một vật nóng, người tự-nhiên rút tay lại. Khi một hột bụi hay một hột cát lọt vào trong giác-mô của người, người nhắm ngay mắt lại, và nước mắt trào ra để đưa hột bụi hay hột cát ra ngoài. Những tác-động trên này là những tác-động phản-xạ, thực-hiện ngoài ý muốn người, và trước khi người kịp nhận-thức được sự khó chịu do ngoại- vật đưa đến, và suy nghĩ để đối-phó lại nó. Những cũng có nhiều khi người có đủ thì giờ suy nghĩ, và phương-pháp tự-vệ người nêu ra có thể là cả một hệ-thống phức-tạp, do trí óc người xây dựng nên và được nghị-lực người nâng đỡ.

Muốn có thể tự-vệ đối với thiên-nhiên, người nhiều khi phải xây cất những nơi trú-ẩn, và sự cần dùng này làm cho người có cái xu-hướng xây dựng. Từ đứa bé mãi miết trong trò chơi đắp thành cất nhà trên bãi cát, đến những người lớn say mê với những công-trình thủ-công của mình, tất cả đều sống dưới sự chi-phối của xu-hướng trên này.

2.-Bản năng dinh dưỡng

Khảo sát về cơ-thể con người, ta nhận thấy rằng nó là một hợp-tập những tổ-chức tế-bào cần phải được dinh-dưỡng. Sự dinh-dưỡng này là một điều-kiện tất-yếu của sự sống. Bởi đó, những nhu- cầu dinh-dưỡng của cơ-thể có tánh-cách rất khẩn-thiết. Khi các tế-bào thiếu những chất cần-thiết để tự bồi-bổ lấy mình, người cảm thấy đói, khi nó thiếu nước, người cảm thấy khát.

Những sự cần-dùng cơ-bản này khiến cho người hết sức chú-trọng đến sự ăn uống và để phần lớn  nếu không phải là tất cả thì giờ của mình để tìm thức ăn thức uống. Khi cơ-thể người bị thương tổn, người có xu-hướng tìm những món cần-thiết có thể chữa lành được mình.

Trong những trường-hợp trên này, những tác-động của người đặt dưới sự chi-phối của bản-năng dinh-dưỡng. Bản-năng dinh-dưỡng không những thúc giục người tìm kiếm món ăn món uống. Nó lại làm cho người có xu-hướng xúc-tích để dành. Chính nó là nền tảng của tánh lo xa, tánh cần-kiệm, những đức-tánh tốt có thể trở thành quá-độ và hóa ra tật tham-lam hà-tiện. Chính cái bản-năng vị-kỷ này làm cho người thái cổ đuổi kẻ yếu ra khỏi chỗ chia phần, và người văn-minh bóc lột kẻ kém thế hơn mình.

3.-Bản năng tự do vả bản năng hoạt động

Về phương-diện tinh-thần, con người có những tình-cảm, những tư-tưởng, những năng-khiếu trí-tuệ như tánh hiếu-kỳ chẳng hạn. Trừ ra những người nô-lệ vì tình thế bắt buộc hay vì một sự giáo-dục đặc-biệt từ nhỏ làm cho biến tánh đi. Con ngườI thường tự-nhiên có xu-hướng bảo vệ những tình-cảm, tư-tưởng, và những hoạt-động của trí-tuệ của mình, chống những kẻ xâm-phạm đến nó. Điều này chỉ tỏ rằng người có bản-năng tự-do. Sự tranh-đấu để binh vực sự tự-do của người có thể mang nhiều hình-thức khác nhau như sự tranh-đấu để tự-vệ vậy.

Ngoài sự dinh-dưỡng, cơ-thể người còn phải vận-động mới duy-trì và phát-triển được. Bởi thế, người cần phải hoạt-động. Nhu-cầu đó gây ra bản-năng hoạt-động. Sự hoạt-động này có thể trùng-hợp với sự hoạt-động để tự-vệ hay để tìm kiếm món ăn. Nhưng có khi những hoạt-động để tự-vệ hay tìm kiếm món ăn không tiêu-phí hết tinh-lực của người, và người xoay năng lực hoạt-động của mình về những cuộc chơi. Nếu vì một lẽ gì mà người không thể hoạt-động một cách  thực-tế được, người nhờ sự tưởng-tượng để thỏa-mãn thú ham hoạt-động của mình.

Cũng như bản-năng tự-vệ có thể đưa người đến xu-hướng tấn công kẻ khác, bản-năng tự-do và bản-năng hoạt-động có thể biến thành bản-năng ngự-trị làm cho người có ý muốn vượt lên trên kẻ  khác và đàn-áp họ, chế- ngự họ, vì người cho rằng sự ngự-trị lên thiên-hạ là phương-pháp chắc chắn nhứt để bảo vệ sự tự-do của mình.

4.- Những bản năng vị kỷ phức tạp

Ngoài những bản-năng kể trên đây, lại còn có những bản-năng vị-kỷ cao hơn làm cho người có ý muốn cảI-thiện đời sống vật-chất mình và mở- mang những quan-năng tinh-thần của mình. Thêm nữa, xu-hướng vị-kỷ lại còn xuất-hiện trong những hành-động thuộc các bản-năng tình-dục và các bản-năng xã-hội nữa. Trong những xu-hướng hoàn-toàn có tánh-cách vị-kỷ, cũng có những cái phức-tạp vô-cùng. Ý muốn báo thù và lòng căm hận đối với những kẻ chắn đường mình là những khuynh-hướng tự-nhiên, vị-kỷ, có dính dáng ít nhiều đến các bản-năng vị-kỷ quan-trọng trên này, nhưng không thuộc hẳn cái nào.

b.- Những bản năng tình dục

Những bản-năng tình-dục nhắm vào mục-đích bảo-đảm sự sống còn của chủng loại. Nó gồm có bản-năng tình-dục chánh-danh và những bản-năng phức-tạp mà ta có thể gọi chung là bản-năng gia-đình.

1.-Bản năng tình dục chánh danh

Khi cơ-thể người ta phát-dục một cách hoàn-toàn đầy đủ, những tuyến sinh-dục của người tiết ra huyết-dịch những kích-thích-tố bồi-dưỡng và đốc-thúc các cơ-quan sinh-dục của người. Điều này gây cho cơ-thể người một nhu-cầu mới, nhu-cầu tình-dục. Bản-năng tình-dục lúc này có một hiệu-lực rất mạnh đối với người. Người cảm thấy bị lôi cuốn về phía những người bạn dị-tính, và bằng cách tự trang-sức, bằng lời ca tiếng hát, bằng những cử-chỉ hành-động phô-trương cái hay cái giỏi, cái đẹp của mình, người làm cho bạn dị-tính chú-ý đến mình.

Những người đàn ông thời cổ, cũng như các con thú đực khác, đã đánh nhau kịch-liệt để tranh lấy người yêu. Tánh hiếu-chiến khinh-sanh trái với bản-năng tự-vệ bình-thường do sự tranh-đấu ấy mà ra. Bản-năng tình-dục này cũng làm cho người đàn ông có khuynh-hướng đa-thê, và người đàn bà dễ cảm những bực anh-hùng, những kẻ chiến-thắng và nhiều khi vô-tình đến tàn-nhẫn đối với những kẻ ươn yếu hay thất-bại.

Người đàn bà thời thái-cổ thường phải chứng-kiến những cuộc tranh-hùng giữa đàn ông để chiếm lấy quyền yêu mình. Nếu họ để lòng thương-hại những kẻ chiến-bại chết ngay trước mắt họ, sự ân-ái với người đàn ông chiến-thắng sẽ mất sự êm-đẹp, và những đứa con, kết-quả  cuộc tình duyên, sẽ không được hoàn-toàn sởn sơ mạnh mẽ. Sự đào-thải thiên-nhiên đã làm cho cái bản-năng tình-dục của người có tánh-cách tàn-bạo đó, và điều này hãy còn di-tích trong bản-tánh của con người sống trong thời đại văn-minh.

2.-Bản năng gia đình

Bản-năng gia-đình là một bản-năng phức-tạp, dính dáng chặt chẽ với bản-năng tình-dục và có lẽ do bản-năng tình-dục mà ra.

Ban đầu nó chỉ thúc đẩy người đàn ông binh vực người đàn bà có mang, và làm cho người đàn bà có khuynh-hướng trung-thành với người đàn ông trong một thời gian năm bảy năm cần-thiết cho sự trưởng-thành của đứa con. Về phần những đứa bé, những bản-năng vị-kỷ phức-tạp phụ thêm vào bản-năng tình-dục tiềm-thế  – vì những tuyến sinh-dục của chúng chưa phát-triển – làm cho chúng đeo theo cha mẹ cho tới lúc chúng có thể sống một mình.

Những bản-năng gia-đình lần lần mở rộng thêm ra và gây những mối dây luyến-ái mạnh mẽ và bền chặt giữa người cùng huyết-thống. Nhứt là đối với con, người thường có một lòng thương rất mạnh. Lòng thương này thật ra có thể xem là một phương-diện, hay nói cho đúng hơn, là một sự mở rộng của lòng thương mình, vì như ta đã thấy, đứa con do một tế-bào sanh-dục, tức là một phần của người mà ra.

Trong sự sanh-dục và bảo-dưỡng đứa con, người mẹ đóng một vai tuồng quan-trọng hơn người cha. Do đó, người mẹ có một bản-năng mẫu-ái hết sức mạnh mẽ. Người mẹ thường yêu con hơn người cha, và những khi cần, thì cũng tỏ ra dõng-cảm và hiếu-chiến không kém người cha để bảo-vệ đứa con. Bản-năng mẫu-ái mạnh mẽ đến nỗi nó phát-triển  trước sự phát-triển hoàn-toàn của các cơ quan sinh-dục. Trong khi các cậu bé mải miết với những cuộc vui bạo-tợn ; các cô gái thường chơi trò nuôi em, dỗ em, nếu không phải nuôi và dỗ em một cách thật-sự. Sự ham thích em bé của các cô gái là một xu-hướng tự-nhiên, có trước khi các tuyến sinh-dục chưa nảy nở ; nó đã dọn đường cho cuộc đời làm mẹ của chúng sau này.

(tt)

 

Thơ: Trung thu viễn xứ – Nhữ Đình Hùng

Trăng mỗi trung thu vẫn sáng soi

Nơi này, nơi đó, đã đôi nơi:

Trăng ở nơi kia còn phẳng lặng?

Nơi ta trăng đã rối tơi bời!

***

Chốn cũ trăng xưa như chẳng đổi

Vẫn còn vằng vặc giữa thinh không!

Chốn lạ tạm dung lòng vẫn nhớ,

Những mùa trăng cũ thuở nhi đồng!

***

Trăng ở cõi người dù vẫn sáng,

Mà sao không giống trăng nơi ta

Trung thu thiếu đẻn lồng,bướm, cá

Dù thừa trà, rượu, bánh cùng hoa!

***

Trăng cố quốc đẹp vì ‘trăng cố quốc’

Vầng trăng kỷ niệm những ngày xa

Nay ngắm vừng trăng nơi đất khách

Chùng lòng nghĩ đến cõi quê nhà!

***

Chẳng biết ta còn bao lượt nữa?

Được nhìn trăng vào buổi trung thu!

Mà vẫn nuôi hoài lòng ước nguyện,

Ngắm trăng Sài Gòn, trăng thủ-đô!

Nhữ Đình Hùng 12.09.2016

Sự Thách Thức của Ngành Dược Phẩm Trung Cộng Sản Xuất và Hệ Lụy, Phần II – Mai Thanh Truyết

Kiểm phẩm hóa chất và dược phẩm Trung Cộng

Trong vòng mười năm trở lại, TC đã làm quốc tế e ngại về tính an toàn của sản phẩm xuất xứ từ Hoa lục.

Qua quá nhiều “sự cố” về mức an toàn của thực phẩm và dược phẩm TC, xảy ra thường xuyên hơn: vụ thức ăn gia súc TC bị nhiễm độc vào 4/2007, rồi kem đánh răng có chứa dimethylglycol  và gần đây nhất thức ăn “há cảo” (2008) TC sản xuất qua Nhật Bản chứa nhiều dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, thuốc bổ dành cho nam giới dùng thai nhi làm nguyên liệu đã bị khám phá ở Đại Hàn vào tháng 9 năm nay càng khiến thế giới gay gắt nêu vấn đề an toàn sản phẩm của TC.

Dù hiện tại chính quyền TC đang đặt trọng tâm nhiều hơn về việc kiểm soát an toàn sản phẩm để có thể đạt tiêu chuẩn quốc tế, trên thực tế, vấn đề càng trở nên phức tạp hơn qua nhiều yếu tố:

•         Ý thức về an toàn phẩm chất và an toàn vệ sinh chưa được đánh giá đúng mức cả về phía người sản xuất lẫn tiêu thụ;

•         Tâm lý chạy theo lợi nhuận, quên đi các yếu tố an toàn vệ sinh và tiêu chuẩn cần có của sản phẩm của những nhà sản xuất; và

•         Quan trọng hơn cả là não trạng của nhà cầm quyền hầu như “nhắm mắt” để cho những tệ trạng trên xảy ra.

Có thể nói, cứu cánh duy nhất của nhà cầm quyền TC hiện nay là tạo ra của cải vật chất dưới bất cứ giá nào, và nạn nhân nếu có, dù là người dân trong nước hay người nước ngoài, cũng không làm thay đổi não trạng. Đây mới chính thực là nỗi lo chung của nhân loại ngày hôm nay.

Chúng ta còn nhớ vào năm 2007, TC đã xử tử hình Giám đốc Cơ quan Quốc gia Thực phẩm và Dược phẩm qua vụ hối lộ 832.000 Mỹ kim của các nhà sản xuất để xuất cảng một số hoá chất và dược phẩm không an toàn ra thị trường ngoại quốc. Việc nầy có mục đích duy nhất là xoa dịu sự phản đối của thế giới hơn là giải quyết một cách rốt ráo các tệ trạng trong sản xuất của TC, vì các “xì căn đan” vẫn tiếp tục diễn ra với nhịp độ cao hơn và tinh vi hơn.

Kỹ nghệ thực phẩm và dược phẩm của TC dưới mắt của những nhà quan sát quốc tế như Peter Kovacs, Cố vấn thực phẩm ở Nevada đã được phân chia ra 3 thành phần:

•         Thành phần có sự tham dự và cố vấn cùng đầu tư ngoại quốc thì đạt được tiêu chuẩn quốc tế là Good Laboratory Practice (GLP);

•         Còn lại thành phần sản xuất thứ hai và thứ ba hoặc không dựa theo tiêu chuẩn nào cả, hoặc do móc ngoặc với chính quyền hay thanh tra để tung ra thị trường sản phẩm chẳng những không đạt tiêu chuẩn mà còn có nguy cơ ảnh hưởng lên sức khoẻ của người tiêu dùng nữa.

Phế thải dược phẩm của Trung Cộng

Harbin Pharmaceutical Group, một công ty dược phẩm lớn ở tỉnh Hắc Long Giang (Heilonjiang) phía đông bắc của Trung Cộng chuyên về thuốc kháng sinh, đã ký kết một thỏa thuận với thành phố A Thành (Acheng), một vùng ngoại ô của Cáp Nhĩ Tân để xây dựng một nhà máy sản xuất mới. Ngay sau khi có thỏa thuận này, một vụ bê bối liên quan đến ô nhiễm gần đây của công ty đã dẫn đến nhà máy sản xuất dược phẩm phải đóng cửa.

Vụ bê bối gây ô nhiễm – khí thải và nước ô nhiễm nầy vượt quá giới hạn cho phép đã được phát thải vào môi trường của Cáp Nhĩ Tân. Theo Tân Hoa Xã của TC, nhà máy Cáp Nhĩ Tân nầy quy kết sẽ không phát tán các chất ô nhiễm dựa trên các tiêu chuẩn quốc gia, đã được hoàn thành vào năm 2013 và có giá trị 2 tỷ đồng Nguyên (193.300.000 £).

Đây chỉ là một thí dụ điển hình trên trăm ngàn trường hợp khác xảy ra trên khắp nước. Và kết quả của những vi phạm trên trong ngành dược đang là nguyên nhân chính làm cho nguồn nước của quốc gia nầy hầu như bị ô nhiễm hoàn toàn.

Từ năm 2013, các chuyên gia từ Trung Hoa Học viện Khoa học (CAS) nhận định rằng:”Quy định mới về ô nhiễm kháng sinh không có khả năng được thông qua trong một tương lai gần, tuy nhiên, những thử nghiệm theo dõi nồng độ kháng sinh trong khu vực nơi có vấn đề ô nhiễm là có thể thực hiện được”.

Trên thế giới, hiện đang có một cuộc khủng hoảng ngày càng tăng của sức đề kháng với thuốc kháng sinh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chất ‘kháng kháng sinh’ (antimicrobial resistance – AMR) đặt ra một “mối đe dọa ngày càng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng toàn cầu”, ảnh hưởng đến tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay quốc tịch. WHO đã kêu gọi ngay phải hành động ngay lập tức để chận đứng ngay hiện tượng nầy.

Sascha Marschang, một điều phối viên chính sách của Hiệp hội Y tế Công cộng Âu châu (EPHA), một tổ chức y tế phi lợi nhuận, cho biết: “EU phải chịu trách nhiệm và làm việc để tìm ra giải pháp hữu hiệu., nếu không, chúng ta đang phải đối mặt với một kịch bản thực sự thảm khốc và quay trở lại với thời đại đen tối của y học nơi các hoạt động đơn giản và bệnh nhiễm trùng là một lần nữa đe dọa tính mạng.

TC là nhà sản xuất và xuất cảng các loại thuốc kháng sinh lớn nhất thế giới. Đáp lại, các cơ quan quốc tế đã kêu gọi TC cần phải quản lý khắc khe hơn trong lãnh vực nầy.

Lần đầu tiên trên thế giới, vào tháng 11 năm 2015, EPHA, đã tổ chức một hội thảo tại Brussels kêu gọi các nhà hoạch định chính sách quốc tế để đưa ra luật mới và buộc các nhà sản xuất thuốc kháng sinh phải công khai hóa quy trình sản xuất của họ. Mục tiêu chung là giảm thiểu khối lượng kháng sinh thải vào môi trường trong nước thải từ sản xuất.

Đề kháng với thuốc kháng sinh đang gia tăng vì ba lý do:

•           Sử dụng thuốc kháng sinh không đúng do con người;

•           Việc lạm dụng kháng sinh trong nông nghiệp thâm canh;

•           Việc phát thải ô nhiễm kháng sinh trong sản xuất.

Có thể nói, TC sản xuất thuốc kháng sinh chiếm khoảng 90% trên thị trường thế giới và xử dụng những quy trình không thân thiện với môi trường. Do đó, TC là một trung tâm gây ô nhiễm kháng sinh toàn cầu. Và tệ hại hơn nữa, mặc dù là nhà sản xuất lớn nhất thế giới của các loại thuốc kháng sinh, TC không có tiêu chuẩn môi trường để điều chỉnh ô nhiễm kháng sinh.

Tỉnh Hà Bắc, phía bắc TC, là một trung tâm sản xuất thuốc kháng sinh, sản xuất 30% thuốc kháng sinh để xuất cảng. Một nhóm bảo vệ môi trường nói chinadialogue rằng trong khi lái xe qua Khu công nghiệp Thạch Gia Trang Luancheng (Shijiazhuang Luancheng Industrial Zone) trong tháng 10 năm 2015, họ phải thở một mùi thuốc thật khó chịu mặc dù cửa xe đã đóng kín.

Các bản đồ ô nhiễm duy trì bởi Institute of Public and Environmental Affairs (IPE)  liệt kê gần 3000 trường hợp mắc bịnh do ô nhiễm từ các nhà sản xuất dược phẩm trong vùng, bao gồm cả những công nhân làm việc cho nhà máy.

Thái độ của người tiêu dùng

Như đã nói ở phần trên, chúng ta, người tiêu thụ sản phẩm TC hiện tại, từ đồ chơi cho trẻ em, đến hầu hết vật gia dụng trong nhà bếp hay dụng cụ trang trí, từ thức ăn tươi, khô, đến những món “cao cấp” như yến, sâm nhung chẳng hạn, từ viên thuốc cảm cúm cho đến các loại thuốc trị liệu nhiều bịnh rất phức tạp… tất cả những sản phẩm trên có thể gây nguy cơ bất ngờ và bất cứ lúc nào cho chúng ta. Mọi đề phòng hầu như bất lực, ngoại trừ hoàn toàn tẩy chay sản phẩm có mang nhãn hiệu “Made in China” “Made in RPC”, nhưng điều đó không thể xảy ra được.

Nhưng cũng không hẳn chúng ta hoàn toàn “miễn nhiễm” hội chứng TC đâu, vì còn biết bao nhiêu hàng nhái, hàng giả không nhãn hiệu hay có nhãn hiệu dưới một thương hiệu khả kính như Colgate (trong vụ kem đánh răng giả), Cà phê Starbuck, M&M, Nestle, Coffee-mate, Pizza Hut, Maxwell House,v v…  tất cả đều có xuất xứ từ TC!

Thế giới đã biết và biết rất rõ não trạng cùng cung cách làm ăn của TC. Thế mà vẫn cho quốc gia nầy gia nhập vào WTO từ năm 2001 mặc dù TC không hội đủ tiêu chuẩn về nhân quyền, hệ thống kinh tế còn khép kín dưới hình thức quốc doanh, chưa có sự trong sáng trong nhiều quyền căn bản của người dân theo tiêu chuẩn của Liên Hiệp Quốc. Điều sau cùng dưới đây đã chắp cánh cho TC có thể ngang nhiên vi phạm những điều đã hứa và phê chuẩn khi gia nhập. Chẳng những thế, họ còn ngang nhiên an nhiên tự tại hơn nữa nhờ chiếc ghế đặc quyền phủ quyết trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Một vài quyết định gay gắt trong quá khứ của các quốc gia trên thế giới nói lên mối quan tâm trước vấn nạn hàng già, hàng nhái của TC:

•         Trong một phát biểu ngày 21/2/2008, Bà Đường Vân Hoa thuộc Văn phòng An toàn Thực phẩm Bắc kinh nói rằng: “TC tuyên bố với cộng đồng quốc tế rằng thức ăn tại Olympic Bắc Kinh sẽ an toàn và các đội tuyển không cần phải tự đưa thức ăn tới TC”. Tuy công bố như trên, nhưng Uỷ ban Thế vận Hoa Kỳ cũng sẽ cho chở sang TC 15.000 Kg thịt bò, gà, heo cho vận động viên của mình.

•         Liên Hiệp Âu châu đang dự định khởi tố TC lên WTO năm 2009;

•         Hoa Kỳ bắt giữ 4 gián điệp dược phẩm TC năm 2009;

•         Nhật Bản phát hiện thuốc bảo vệ thực vật trong “hắc cảo” TC;

•         Nhật Bản lại phát hiện thuốc trừ sâu trong cá thu đông lạnh chế biến tại TC.

Những sự kiện điển hình trên có thể cho chúng ta liên tưởng đến thái độ và phản ảnh cung cách ứng xử của thế giới trước những vi phạm về an toàn hóa chất và dược phẩm cùng hàng nhái, hàng giả của TC trong thời gian gần đây chăng?

Riêng tại Hoa Kỳ, truyền thông và dư luận bắt đầu nhập cuộc ngay sau khi khám phá kim loại độc hại như Chì (Lead) và Thủy ngân (Mercury) và Thach tín (Arsenic) trong đồ chơi trẻ em và thức ăn cho chó mèo bị nhiễm độc năm 2007. Báo chí khắp nơi khuyến cáo người tiêu thụ tẩy chay hàng hóa TC. Và, Xướng ngôn viên hệ thống truyền hình quốc gia ABC, Bà Diane Sawyer đã tung ra chiến dịch:

Boycott K9 Killers! Boycott K9 Commie Red

Support MADE IN USA

Chiến dịch bắt đầu từ ngày 1/6/ đến 30/6/2011, và tiếp tục trong tháng tám năm 2014,  trong đó kêu gọi người tiêu thụ tại Hoa Kỳ hãy vất bỏ tất cả hàng hóa sản xuất tại TC trong nhà với lập luận: “Nếu mỗi người Mỹ chỉ cần tiêu xài thêm $64 hàng hóa sản xuất tại đất nước nầy trong năm nay (2011), chắc chắn sẽ có thêm 200.000 công việc ngay tức khắc!”.

Hoặc:

“Nếu 200 triệu người Mỹ từ chối mua $20 hàng hóa TC, chắc chắn sẽ có hàng tỷ Mỹ kim thuận lợi về phía Hoa Kỳ trong cán cân thương mại Mỹ – Trung.”

Từ đó, sẽ làm thiệt hại 8% hàng xuất cảng của TC sang Mỹ; và điều nầy sẽ làm cho TC xét lại tính ngạo mạn (arrogance) và cung cách làm ăn bất chấp luật lệ của mình!

Đặc biệt, gần đây nhứt, trước sự phản kháng của hầu hết các quốc gia trên thế giới, TC “bắt đầu” chiến dịch truy lùng vá bắt những nhà sản xuất và gian thương buôn bán hàng giả và hàng nhái với quy mô toàn cầu…mặc dù họ trước đây đã làm ngơ hay âm thầm cổ súy cho việc làm ăn dối trá nầy.

Vào ngày 4/10/2011, TC đã cho bố ráp 117 nhà bào chế thuốc tây tại vùng tỉnh Hồ Nam và bắt 114 dược sĩ cùng trị giá thuốc bị tịch thu lên đến 65 triệu Mỹ kim. Ngay sau đó, TS Fake Corrigan, chuyên viên và là Đại diện của FDA Mỹ vội bay qua TC và khuyến cáo uốc gia nầy cần chấm dứt việc sản xuất thuốc giả, thuốc lậu cùng chuyển tải ra tiêu thụ cùng khắp các quốc gia trên thế giới.

Chỉ vài ngày sau đó, ngày 18/11, một cuộc hành quân khác phối hợp với quan đội và cảnh sát gồm trên 18 ngàn người ở 29 tỉnh khác, bắt 1.770 người, tịch thu trên 315 triệu Mỹ kim gồm hơn 100 nhãn hiệu thuốc già…

Những tin tức vùa kể trên cho thấy, mặc dù thế giới phản kháng mạnh mẽ, nhưng TC vẫn chỉ làm xoa dịu phản ứng thế giới ngõ hầu giữ được “khách hàng” qua những hợp đồng chính thức cũng như những “con đường tơ lụa” nói ở phần trên.

Kinh nghiệm cho Việt Nam

Hẳn chúng ta còn nhớ, Việt Nam cũng trải qua quá nhiều kinh nghiệm trong quá khứ về hóa chất và dược phẩm TC. Xin nhắc lại một vài sự kiện “thương đau”:

•         Năm 2005, TS Nguyễn Quốc Tuấn đã phân tích và khám phá các loại hóa chất dưới dạng bột bảo quản và tăng trưởng được bày bán tự do ở Hà Nội, sau đó, hoá chất trên tràn ngập Sài Gòn. Đó là hóa chất 2,4,5-T, thành phần chính trong chất Da Cam có chứa Dioxin. Khám phá nầy làm cho TS Tuấn mất chức Trưởng Phòng Phân tích Môi trường và không biết đã bị thuyên chuyển đi nơi khác hay mất tích?

•         Phẩm màu Sudan, TC gây hậu quả không nhỏ qua các vụ nhiễm độc tập thể ở Việt Nam năm 2005; rồi gần đây, 2010, phẩm đỏ kỹ nghệ Rhodamine B dùng để là tương ớt, bột nêm bún bò, làm cho múi mít và sầu riêng đậm màu, dễ bắt mắt người tiêu thụ;

•         Thức ăn có trộn hóa chất Clenbuteron làm tăng cân và béo phì ở một số trường mẫu giáo cũng đã làm náo loạn dư luận một thời năm 2006;

•         Và những vụ trúng độc trong các quán ăn tập thể hay trong căn tin hầu như xảy ra hàng ngày ở khắp nơi do thức ăn bị nhiễm độc, do rau đậu được trồng bằng những loại hoá chất “không tên” bày bán khắp nơi, rất hữu hiệu, bảo đảm tăng một vài cm trong một đêm, như trường hợp cọng giá xuất hiện hầu như ở khắp nơi trên đất Mỹ.

•         Về dược phẩm, qua kinh nghiệm bịnh SARS được phát hiện đầu tiên ở Thượng Hải, TC, đã bị giấu mãi đến khi có người chết ở đây và lây lan sang Việt Nam, TC mới chịu cho nhân viên LHQuốc vào điều tra;

•         Biết bao hóa chất bảo quản thực vật, động vật không tên sản xuất từ TC được bày bán ngang nhiên từ bao năm nay đã được báo chí trong nước kêu gào nhưng Việt Nam không có một phản ứng nào để ngăn chặn. Nếu có chỉ làm cho có lệ mà thôi. Hầu hết các hoá chất trên là đã bị cấm dùng trong thực phẩm hay sử dụng với một vi lượng cực nhỏ và phải có độ tinh khiết là 99,9999%. Điều nầy TC đã không làm.

•         Rốt ráo hơn nữa, qua nhiều bịnh lạ xảy ra cho trẻ em, hoặc học sinh cấp I ở nhiều nơi từ Bắc chí Nam, ở những vùng nông thôn xa các khu công nghiệp hóa chất đã được một số quan sát viên, bác sĩ và bình luận gia đặt nghi vấn, vì chưa từng xảy ra trong lịch sử y khoa. Nghi vấn đó còn có thể là một loại vũ khí sinh học phát xuất từ TC để thử nghiệm vũ khí giết người hàng loạt?

Từ những sự kiện kể trên, chúng ta có thể nhận định và đề cao cảnh giác rằng Trung Cộng không những là mối nguy về chính trị, về việc xâm chiếm lãnh thổ, về kinh tế… mà mối nguy nguy hiểm nhất là mối nguy làm cho người Việt không còn khả năng đề kháng trước đàn anh nước lớn, cũng như trí tuệ của thanh thiếu niên trong tương lai sẽ bị hủy diệt không còn đủ thông minh để phát triển và khai mở Đất và Nước Việt Nam nữa.

Điều cảnh báo trên thiết nghĩ sẽ làm động não những người đang cai quản đất nước hiện tại nếu họ còn một chút nhứt điểm lương tâm.

 Hội Khoa học & Kỷ thuật Việt Nam (VAST)

Tháng 7/2016

Các câu hỏi về Putin – Anders Åslund, Dịch: Đỗ Kim Thêm

Khi cơn sốt chiến tranh trở lại Ukraina, thì lý do tại sao Tổng thống Nga Vladimir Putin, từ một con người mơ ước tạo ra hiện đại hóa lại thành một kẻ chuyên quyền hung hăng, là một vấn đề được làm sống lại. Cho dù với lý do nào đi nửa – nổi lo sợ cho sự an toàn của riêng mình hoặc ý nghĩa về sự bất bình thuộc lịch sử, hoặc là cả hai – khi Putin không có khả năng để cải cách cho nền kinh tế của Nga, thì dường như chắc chắn là ông sẽ sụp đổ.

Tổng thống Nga Vladimir Putin ở vào thời điểm gây được nhiều chú ý trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ cũng giống như Hillary Clinton và Donald Trump. Như theo các chuyên gia an ninh khả tín cho biết rằng Putin có tay chân thâm nhập được các vào máy vi tính của Đảng Dân chủ và lọt qua các kết quả cuả WikiLeaks, nên Putin dường như đang cố làm thiên lệch cuộc bầu cử theo cách của Trump. Bên cạnh việc kêu gọi Nga thâm nhập vào các điện thư của Clinton, Trump dường như đã trả ơn cho Putin bằng cách chấp nhận các lý do của Putin trong việc sáp nhập Crimea và phủ nhận sự hiện diện của quân đội Nga ở miền Đông Ukraine. Nhìn trong con người của Putin, nhiều nhà quan sát thấy có cả lý tưởng lãnh đạo của Trump: độc đoán, không kềm chế và có phong cách riêng.

Trở lại về vấn đề của Nga, Putin đã thậm chí vượt trội hơn Trump trong việc chế ngự các tin tức. Tất nhiên, ông có bộ máy tuyên truyền hùng hậu của Điện Kremlin trong tầm tay, một trong số bộ máy này là không ngừng phóng chiếu hình ảnh của ông như là một Nga Hoàng toàn năng và toàn trí qua hình thức sùng bái cá nhân trong phong cách mới của truyền hình. Tuy nhiên, bất chấp sự hiện diện của một Sa Hoàng khôn ngoan này, nền kinh tế Nga đã gần như nổ tung, dường như đang đi theo một tiến trình trì trệ như thời Leonid Brezhnev, nếu không nói là tệ hơn.

Với thành tích về chủ trương phiêu lưu quốc tế và vụng về trong kinh tế, chuyện không có gì là ngạc nhiên khi Putin đã cuốn hút và gây quan tâm cho các nhà bình luận của Project Syndicate về 16 năm cầm quyền của ông. Ivan Krastev của Center for Liberal Strategies ở Sofia có thể nắm bắt được quan điểm của các nhà bình luận này một cách hay nhất: “chúng ta bị mê hoặc bởi Tổng thống Nga không phải vì Putin là hợp lý, hoặc thậm chí vì ông là mạnh hơn, nhưng vì ông chủ động sáng kiến”, trong khi các nhà lãnh đạo phương Tây dường như quá nhút nhát và/hoặc bị tê liệt trong hành động.

Thuần lý trong ngang bướng

Vladimir Putin là ai và điều gì thúc đẩy ông ta? Khi Putin nắm quyền vào năm 2000, ít ai biết về ông mà mọi người có xu hướng nhìn thấy những gì họ muốn biết. Sau khi nhìn vào đôi mắt của Putin, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush nói rằng ông có thể “nhận được một ý nghiã trong tâm hồn của Putin”, ông nhìn thấy Putin là “một người dấn thân cao độ vì lợi ích tốt nhất của đất nước”. Chris Patten, Ủy viên Ngoại vụ của Liên Âu và có quan hệ với Putin, qua các cuộc gặp gỡ này, ông có một ấn tượng tối tăm hơn nhiều: “Putin nhìn chúng tôi trong ánh mắt và nói dối, gần như chắc chắn ông nhận thức rằng chúng tôi biết ông đang nói dối”.

Ngày nay, việc đánh giá tốt đẹp về Putin mà Bush thêu dệt đã đột nhiên biến mất trong số các nhà lãnh đạo của thế giới, một vài người trong giới này như Thủ tướng Đức Angela Merkel chẳng hạn, họ đã có những kinh nghiệm tương tự như Patten. Nhưng đánh giá càng đáng ngờ nhiều hơn này đã chỉ đem lại những vấn đề khác. Có phải Putin là một bậc thầy về  chiến lược luôn dẫm chân lên các đối thủ, gần đây nhất là ông tìm cách gần gủi hơn với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan trong khi đồng thời tăng thêm căng thẳng mới với Ukraine không? Hoặc có phải Putin là một kẻ vụng về liên tục, người không nhận ra các chiến thắng về mặt chiến thuật ở Ukraina và Crimea, hoặc trong việc ký kết thỏa thuận về năng lượng với giá hạ cho Trung Quốc, tất cả là những thất bại về mặt chiến lược mà nó đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho các lợi ích lâu dài của Nga không?

Adam Michnik, nhà lãnh đạo của phe đối lập chống Cộng sản của Ba Lan trước năm 1989, ông thấy tính cách hung hãn quốc tế của Putin như là nổi lên từ “quan điểm bất thường mà cả thế giới đã phân biệt đối xử chống lại Nga trong ba thế kỷ qua.” Tuy nhiên, Michnik nhấn mạnh rằng theo quan điểm bất động của phương Tây, quan điểm lệch lạc này về lịch sử đã khiến Putin nắm lấy các chính sách có thể được cấu trúc theo một cách thuần lý. Trong xâm lược và thôn tính Crimea, “việc thu tóm bằng bạo lực đã xãy ra – và Putin biết điều đó.”

Một trong những người chỉ trích Putin gay gắt nhất trong nước (mà gần đây bị phải chạy khỏi nước Nga), đó là nhà phân tích chính trị Andrei Piontkovsky, ông đi xa hơn trong khi nhấn mạnh đến tính cách thuần lý của Putin. Ông lập luận là “Putin được hướng dẫn bởi một mục tiêu duy nhất.” Và mục tiêu đó không phải là “tham vọng đế quốc.” Thay vì thế, “mọi chính sách lệ thuộc với mục tiêu cầm quyền Nga của Putin là cho đến khi nào mà ông còn sống”. Các hành động của ông ta không được thúc đẩy bởi một ham muốn đầy bệnh hoạn cho quyền lực, nhưng đang “dựa trên các mối quan tâm hoàn toàn thực tế về sự an toàn cá nhân của mình,” Piontkovsky khẳng định như vậy. Nói một cách đơn giản, Putin “hiểu các quy luật của hệ thống độc tài mà ông đã giúp xây dựng lại nước Nga.”

Nina Khrushcheva của Trường phái mới đồng ý khi lập luận là lo sợ của Putin cho sự an toàn cá nhân là biện minh có cơ sở. Bởi vì “Putin đã thể hiện là ít kiềm chế khi săn đuổi các đối thủ,” dù ông hiểu rằng có “các thỏa thuận bất thành văn giữa các giới lãnh đạo là không bao giờ có thể từ bỏ quyền lực một cách tự nguyện mà không lo sợ cho sự an toàn trong tương lai”. Vì vậy, số phận của người hùng là một loại hoang tưởng thường trực mà nó đòi hỏi Putin duy trì quyền lực cho đến ngày cuối đời của mình.

Để đạt được mục tiêu này, Putin đã làm vô dụng một nền dân chủ còn non  trẻ của Nga và thậm chí bịa ra một ý thức hệ giả tạo – “một nền dân chủ với chủ quyền tối thượng” mà trong đó, như cựu Tổng thư ký Liên minh  Bắc Đại Tây Dương (NATO) Anders Fogh Rasmussen nói: “tổng thống loại bỏ tất cả đối lập, hạn chế tự do của truyền thông vàrồi thì ông nói với người dân rằng họ có thể lựa chọn các nhà lãnh đạo của họ.”

Mối quan tâm của Putin cho an toàn cá nhân cũng đi theo một con đường dài hướng tới việc giải thích lý do tại sao ông đã kích động sự nhiệt tình  tinh thần dân tộc ở trong nước. Vladislav Inozemtsev của Moscow’s Higher School of Economics thấy trong con người của Putin và cách cai trị của ông là một dấu hiệu lờ mờ của chủ nghĩa phát xít, mà theo định nghĩa của  nhà sử học Robert O. Paxton là: “Mối bận tâm đầy ám ảnh về sự suy sụp của cộng đồng, ô nhục, hoặc mang tâm trạng là nạn nhân, tinh thần sùng bái cho đoàn kết, tinh thần nhiệt huyết và thuần khiết.”

Viễn kiến này hỗ trợ cho sự khẳng định của Harold James thuộc Đại học Princeton. Đó là một lỗi lầm nghiêm trọng để biến “chính sách của Điện Kremlin thành một bi kịch tâm lý mà chỉ có thể hiểu được thông qua một cuộc thăm dò sâu xa về tinh thần của nước Nga.” Kết quả của một tìm kiếm như thế chỉ là “các quan niệm sai lầm tràn lan về những gì đã thúc đẩy làm cho Putin thay đổi từ một lập trường có vẻ như đang hiện đại hóa, hòa giải, và thậm chí thân phương Tây” trong đầu nhiệm kỳ tổng thống chuyển sang một  “chủ nghĩa xét lại hung hăng” ngày nay.

Đáp ứng trước sự đe doạ của một quyền lực đang suy vong

Joseph S. Nye của Đại học Harvard, người có tiếng nói hàng đầu trong học giới về chính sách đối ngoại của Mỹ, ông nhìn thấy “một tình trạng suy vong trường kỳ” của nước Nga, nhưng trong đó “Nga vẫn còn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế với trật tự quốc tế ở châu Âu và các nơi khác.” Vấn đề vượt qua khỏi Putin là: “Các quốc gia đang suy vong – thí dụ như Đế quốc Áo-Hung vào năm 1914 – có xu hướng trở nên ít sợ rủi ro và do đó mà họ tạo ra nguy hiểm hơn nhiều.” Thực ra, đối với Nye, mối đe dọa của Nga đặt ra “vượt xa khỏi Ukraine,” nơi mà Putin thôn tính Crimea và sự xâm nhập vào khu vực phía đông Donbas đã đặt ra một thách thức nghiêm trọng nhất đối với trật tự thế giới từ năm 1989. Như vậy, phương Tây phải đứng lên để đáp ứng lại thách thức của Putin, nhưng không phải là làm “cô lập Nga hoàn toàn.”

Shlomo Ben-Ami, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Israel, theo cách lý luận này trong một bước sâu xa hơn. “Đối với một số quốc gia, thất bại về mặt chính trị hay quân sự là chuyện không thể nào chịu đựng được, quá nhục nhã đến độ mà các nước này sẽ làm bất cứ điều gì để lật đổ những gì họ xem như là một trật tự quốc tế bất công. Ben-Ami lập luận rằng:” Mặc dù Putin có thể bị thúc đẩy nhằm để tự bảo tồn, Putin thực sự cảm thấy bị phẩn uất.“ “Chiến lược mới để báo thù ” của Nga có vẻ như là một phản ứng tự nhiên với sự nhục mạ trong thất bại của họ trong Chiến tranh Lạnh và sự bần cùng đi kèm với sự sụp đổ kinh tế của đất nước trong những năm 1990.

Có thể làm gì để kiểm soát đất nước và lãnh đạo bị thúc đẩy bởi các cảm giác nhục nhã? Ben-Ami tiếp tục lập luận là: “Một quyền lực theo chủ  trương xét lại có thể bị phản đối với sự nhiệt tình tương ứng” hoặc người ta có thể chờ đợi cho phản ứng này “đạt đến giới hạn của sức mạnh quân sự và kinh tế” và nổ tung giống như Liên Xô. Những giấc mơ của Putin về nước Nga “duy trì thiên hướng và các đặc điểm của một cường quốc: một nền văn hóa và lịch sử phong phú, tầm vóc quy mô, khả năng kinh khủng về hạt nhân, ảnh hưởng mạnh mẽ trên khắp vùng Âu Á, và năng lực để có một nơi điều chỉnh trong một vài cuộc xung đột.” Nhưng  Putin dường như mù quáng trước các giới hạn về các nguồn lực của nước Nga.

Đối với Richard N. Haass, Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, thì việc quyết định của Putin gửi quân sang bán đảo Crimea và sau đó là phía Đông Ukraine đã dẫn đến việc không chỉ làm phật ý phương Tây, nhưng là một phần của nỗ lực không ngừng để tăng cường “nắm quyền lực của mình trong nước.” Haass không ủng hộ việc kết hợp Ukraine vào khối NATO, nhưng ông đề xuất một sách lược đa phương. “Chính sách của phương Tây là nên tìm cách làm đe doạ chiến lược của Putin, bằng cách tăng cường cho Ukraine về phương diện chính trị và kinh tế, hỗ trợ an ninh và đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga.

Ulkraine và Syria là các ván cờ đầu của Điện Kremlin

KHi Ngoại trưởng Thụy Điển Carl Bildt là một trong những kiến trúc sư về Quan hệ Đối tác của Liên Âu với các quốc gia Đông Âu trong năm 2009 (cùng có sự hợp tác của Ngoại trưởng Ba Lan lúc bấy giờ là Radosław Sikorski). Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, các Chương trình Đối tác với các quốc gia Đông Âu đã bị chỉ trích là một sáng kiến ngây thơ. Bildt cũng không biện hộ. “Trong khi viễn kiến của Liên Âu cho một ‘châu Âu rộng hơn’ dựa vào quyền lực mềm, hội nhập kinh tế và xây dựng thể chế dài hạn, thì chính sách Nga nới rộng của Putin phụ thuộc vào sự đe dọa và bạo lực”. Chuyện không may là một tình trạng bất đối xứng còn dai dẳng. “Đối với Nga, gây thêm biến động trong ngắn hạn còn dể hơn là đối với châu Âu trong việc giúp xây dựng sự ổn định lâu dài.”

Yuliya Tymoshenko, người đã hai lần làm Thủ tướng Ukraine, bà nói rằng một tình trạng ổn định như vậy không thể phụ thuộc vào cách đặt niềm tin vào thiện chí của Điện Kremlin. Đối với bà Tymoshenko, Putin đã hành động theo một niềm tin đơn giản: “những gì ông có thể chia là để dể trị”. Đó là lý do tại sao số phận của đất nước của bà là rất quan trọng. Bà tin rằng “Những gì xảy ra ở Ukraine sẽ là một thử thách tối hậu để xem liệu việc thống nhất châu Âu và Xuyên Đại Tây Dương có chịu đựng được không” khi đối mặt với những cái bẩy mà Putin đặt ra cho họ.

Nhưng Jeffrey Sachs của Viện Địa Cầu thuộc Đại học Columbia tin rằng niềm tin của Putin là bước thoát ra khỏi các thực tế của thế kỷ XXI. “Putin dường như tin rằng Nga có thể làm đảo lộn bất kỳ tình trạng tồi tệ nào của quan hệ kinh tế với phương Tây bằng cách tăng cường quan hệ kinh tế với Trung Quốc”, Sachs ghi nhận rằng: “Nhưng những công nghệ và kinh doanh được kết hợp nhau trong toàn cầu là để phân chia thế giới thành các khối kinh tế.” Trong khi đó, “Trung Quốc biết rằng sự thịnh vượng kinh tế dài hạn phụ thuộc vào quan hệ tốt đẹp với Mỹ và châu Âu”,  điểm này dường như Putin không nhận ra, có vẻ như Putin không hiểu vấn đề “là nền kinh tế Liên Xô sụp đổ mà kết quả là do tình trạng bị cô lập từ các nền kinh tế công nghệ tiên tiến.”

Việc xâm nhập gần đây của Nga tại Trung Đông thể hiện cả hai vấn đề là sự táo bạo và các giới hạn của chủ thuyết Putin. Anne-Marie Slaughter,  cựu Giám đốc Hoạch định Chính sách tại Bộ Ngoại giao Mỹ và Chủ tịch đương nhiệm của New America, bà cho rằng: “Putin đã hành động vì lý do quốc nội – để đánh lạc hướng sự chú ý của người Nga ‘từ thất bại của nền kinh tế trong nước và để xoa dịu sĩ nhục khi xem những kẻ biểu tình ủng hộ châu Âu lật đổ chính phủ Ukraina mà ông hỗ trợ”.

Và từ khởi thuỷ, ông tin tưởng rằng Nga sẽ phải chịu ít chi phí. Đối với một nhà lãnh đạo tự đo lường cho mình theo điều kiện của một kẻ bạo dâm thô kệch”, thực tế thì “Hoa Kỳ là một cường quốc quân sự lớn nhất và linh hoạt nhất trên thế giới, đã được lựa chọn để đàm phán khi bàn tay bị trói sau lưng,” là một lời mời gọi công khai đưa tới việc gây bất hoà.

Ben-Ami nghĩ là Putin đã đạt được mục tiêu ở Syria, ngay cả khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad rút cục sẽ sụp đổ. “Sau nhiều năm đứng chung hàng ngũ, Nga hỗ trợ trong tâm điểm của trò chơi thuộc về địa chiến lược ở Trung Đông” và “đã củng cố vị trí như là một quyền lực phải được quan tâm đến”. Bằng cách tự khẳng định trong cuộc xung đột, Nga đã buộc Mỹ phải làm theo Nga. Do đó: “Các nhà lãnh đạo Trung Đông hiện nay hướng đến Moscow, không phải nhìn về Washington để gia tăng các lợi ích”.

Trận chiến Potemkin của nước Nga

Vấn đề chính của Putin ở Syria đã không phải là các phản đối của phương Tây, nhưng thực tế là nền kinh tế của Nga là quá yếu để hỗ trợ các hoạch định lớn lao của Putin trong thời gian dài. Trong vòng sáu tháng của sự can thiệp, chi phí tốn kém của việc phối trí quân đội Nga đã gây cho Putin phải triệt thoái nhiều lực lượng.

Yuriko Koike là Đô trưởng vừa mới được bầu tại Tokyo chỉ ra một cách trung thực là sự can thiệp của Putin tại Ukraine thể hiện sự yếu đuối mà  không có hành động kinh nghiệm trước đó. Bà lập luận là “chổ yếu trong tham vọng quyền lực của Putin là một nền kinh tế còn bấp bênh và chưa đủ đa dạng của Nga, và nhiều mong đợi của người Nga bình thường về các tiêu chuẩn sống được cải thiện.“

Thật vậy, vào tháng Ba năm 2014, ngay sau khi Nga chiếm đóng Bán Đảo Crimea, Sergei Guriev, cựu Viện Trưởng New Economic School ở Moscow, hiệnnay đang lưu vong, ông liệt kê những thiệt hại kinh tế lớn mà Nga gây ra như là kết quả trong một chuyến phiêu lưu sai lầm của Putin tại Ukraine. Điều này không chỉ bao gồm các “chi phí trực tiếp của hoạt động quân sự và hỗ trợ chế độ Crimean và nền kinh tế không hiệu quả”, nhưng cũng có những chi phí nhiều thương đau hơn do các biện pháp phong toả về thương mại. Kết quả của cả hai đã “làm suy yếu niềm tin của nhà đầu tư Nga và nước ngoài và gia tăng việc thất thoát vốn tư bản”.

Putin là một nhà chiến thuật, ông đã sử dụng phản ứng của phương Tây để làm lợi cho mình. Cựu Ngoại trưởng Đức Joschka Fischer và Henrik Enderlein, Giáo sư tại Trường Quản trị Hertie tại Berlin, dự đoán việc này. “Nếu phản ứng của phương Tây trước việc xâm lược của Nga tại Ukraine  giới hạn có hiệu quả trong các biện pháp trừng phạt kinh tế”, họ viết: “Putin sẽ dễ dàng hơn để có thể đổ lỗi cho phương Tây và Nga cáo buộc sự thù địch làm cho đời sống của người dân Nga bình thường suy sụp, do đó nó làm cho Putin tăng gấp đôi về chủ thuyết dân tộc hiếu chiến”.

Nhưng ý tưởng cho rằng các biện pháp trừng phạt là nguyên nhân của tình trạng khốn cùng kinh tế của Nga chỉ là một phần khác trong tuyên truyền của chế độ. Các biện pháp phong toả chỉ kết hợp các yếu kém dài hạn của nền kinh tế Nga, phản ánh trào lượng tư bản khổng lồ bị thất thoát mỗi năm. Nguyên nhân của việc này, nói như Guriev và Aleh Tsyvinski của Đại học Yale, rõ ràng đây là: “Mặc dù các cơ hội đầu tư ở Nga rất nhiều, các cơ hội này đang bị đè nặng hơn bởi những rủi ro của sự truất hưũ tài sản.” Do đó mà  “cổ đông tư nhân muốn bán cho nhà nước nhiều hơn, và lý do tại sao các công ty nước ngoài ưu tiên làm kinh doanh với các doanh nghiệp nhà nước.”

Một phần vì lý do này mà Giáo sư Simon Commander của IE Business School và tôi tin rằng nỗ lực để đa dạng hóa nền kinh tế thoát ra khỏi khu vực dầu mỏ và khí đốt đã thất bại. Hơn nữa, dưới thời Putin, khu vực công đã mở rộng nhanh chóng đến 70% của nền kinh tế, về cơ bản đảo ngược các cải cách tư nhân hóa và thị trường tự do của những năm 1990. Các người trung thành với Putin quản lý doanh nghiệp nhà nước kém cỏi và ít có sự minh bạch tối thiểu, nó làm cho vấn đề còn tệ hại hơn. Chúng tôi đã lập luận là: “Nước Nga của Putin làm ngày càng gợi nhớ đến Tổng thống Suharto của Indonesia – một hệ thống phức tạp của tư bản thân tộc và không ai có quyền sở hữu thực sự.”

Nhưng Charles Wyplosz của Trường Graduate Institute of International Studies tại Geneve đã cảnh báo chống lại các vấn đề phóng đại về khó khăn kinh tế của Nga. “Nga không phải là trường hợp của một cái rổ chờ để chứa các vấn đề kinh tế”, ông lập luận. “Tình hình hiện nay rất khác so với năm 1998”, khi thâm hụt ngân sách lớn lao của Nga và nợ công buộc chính phủ phải vỡ nợ.

Wyplosz nhấn mạnh rằng trong những năm gần đây chính phủ của Putin đã theo đuổi một chính sách kinh tế vĩ mô bảo thủ với mức khiếm hụt ngân sách nhỏ và một khoản nợ công có giới hạn, trong khi tỷ giá hối đoái của đồng rúp mất giá so với giá dầu, làm cho Nga có thể duy tình trạng thặng dư trong tài khoản thanh toán vãng lai. Vì không có tình trạng tổn thương về mặt tài chính nên đã cho phép Nga khắc phục được các biện pháp phong toà kinh tế lâu dài hơn. Và trong khi “quyết định của Putin không thực hiện các cải cách không được phổ cập mà nó có thể tạo ra một khu vực mạnh không thuộc dầu khí và có thể tác hại lâu dài cho tình trạng lành mạnh của nền kinh tế”. Ông tiếp tục lập luận là: “Tình hình này đã cho phép Putin duy trì sự hỗ trợ của đông đảo quần chúng.”

Vladimir Brezhnev?

Tuy nhiên, lựa chọn đó chỉ làm trì hoãn các việc không thể tránh khỏi. Putin là một kẻ cơ hội khéo léo, nhanh chóng chuyển biến lợi thế trong ngắn hạn khi ông cảm nhận sự yếu kém hoặc thiếu quan tâm của giới đối kháng. Nhưng ngoài mối quan tâm của ông về sự ổn định về  nền kinh tế vĩ mô, Putin dường như không có cách làm cho cải cách tạo ra cạnh tranh cho nền kinh tế của Nga.

Thật vậy, mặc dù Putin thường đem nhiều lời hứa hẹn lớn lao và hoạch định cho một tương lai rạng rỡ của Nga, thậm chí đoan chắc rằng đến năm 2003 GDP sẽ tăng gấp đôi trong một thập kỷ, ông “đã không báo hiệu bất kỳ các kế hoạch cụ thể nào để giải quyết những yếu kém của nền kinh tế Nga”, nhà kinh tế học Ba Lan Jan Winniecki nói. “Nga phải đối mặt với một thách thức tương tự như trong các năm 1970 và 1980 – và, như Putin ngày nay, các nhà lãnh đạo đã thất bại trong việc làm những gì xem ra là cần thiết.”

Do đó, George Soros lập luận là “chế độ Putin phải đối mặt với sự phá sản vào năm 2017, khi một phần lớn các khoản nợ nước ngoài tăng lên, và bất ổn chính trị có thể bùng dậy sớm hơn. “Với dự báo này, vấn đề cơ bản của Putin hôm nay là: nhờ sự cứng rắn, quá chú trọng vào đầu tư quân sự, và lơ là của phương Tây mà chế độ của ông sẽ kết thúc trong cùng một số phận sụp đổ như Liên Xô?

Nếu Nga sụp đổ, các dự đoán Michnik sẽ được xác minh là đúng. “ông trùm của băng đảng Mafia thường gặp một số phận bất hạnh”. Ông nhắc nhở chúng ta là: “tôi không nghĩ rằng Putin sẽ tiến triển nhiều trong khi hạ màn kết thúc. Tuy nhiên, trong khi đó, nhiều người – trong nước Nga và ở các nơi khác nữa – có thể phải còn chịu khổ.“

Anders Åslund là Thành viên Cao cấp của Atlantic Council in Washington, DC. Tác phẩm gần đây nhất của ông là Ukraine: Went Wrong và How to Fix It.

https://www.project-syndicate.org/onpoint/the-putin-question-2016-08?barrier=true

* Bài trích đăng chỉ nhằm mục đích thông tin. Nội dung bài viết không nhứt thiết phản ảnh quan điểm của TDV.

 

 

Học tiếng Hán làm gì? Chủ yếu là … mất công? – Jonathan London

Về tranh cãi ‘học tiếng Hán làm gì ?’ Được biết người Việt trong nước đang cãi nhau về chữ Hán (Old Chinese Script) hơn là tiếng Trung (Modern Chinese language, Mandarin) – Song, xin góp ý ngắn gọn về vấn đề dạy học cả về tiếng Hán lẫn tiếng Trung:

Việt Nam không nên mất quá nhiều thời gian và quá nhiều công sức trong việc học cả tiếng Hán lẫn tiếng Trung.

Việc học tiếng Trung/Hán chỉ cần thiết cho những người cần…. v.d. cho những người đang hay có ý định sống ở Hoa Lục, hoặc có việc với Trung Quốc, có quan tâm sâu sắc đến lịch sử của đất nước và nhất là sự phát triển của Tiếng việt, những người buôn bán, những mục đích bảo vệ đất nước, bãi biển Đà Nẵng của Việt Nam v.v….còn đối với những người khác…. hỏi học tiếng Hán để làm gì là đúng… học tiếng Trung làm gì… là hai câu hỏi sâu sắc.

Mặt khác, có khá nhiều lý do để không học. Trong đó, đối với tôi lý do lớn nhất và đúng nhất đó là mất công ! Nghe có vẻ hoặc thực chất là quá đáng, có lẽ không nên nói thế….. Xin giải thích thế này:

Khi còn đang sống ở HK cả hai nhóc trong nhà (8 tuổi và 6 tuổi) đều ‘được’ hoặc buộc phải học tiếng Trung phổ thông (TTPT – tức Mandarin) ít nhất năm tiết trong tuần. Thực ra, nếu chúng học tiếng Quảng Đông tôi sẽ yên tâm hơn vì lúc đó chúng tôi đang sống ở HK.

Mặc dù hai con của tôi học rất giỏi, đặc biệt là đứa lớn nhưng không vì thế mà tôi buồn, còn bây giờ thì tôi rất vui vì chúng sẽ không phải học tiếng TTPT nữa.

Vì sao? Vì theo tôi, học tiếng Trung/Hán là vô cùng không hiệu quả (cả về thời gian lẫn về sự phát triển con người) … tuy là một ngôn ngữ dù giàu truyên thống đi nữa nhưng phải nói là vô cùng mất công ….

Trẻ em Việt Nam vốn đã phải mang gánh nặng lớn bởi nền giáo dục phô thông/thêm của mình…vì vậy, thực sự là nên tập trung vào việc giáo dục trẻ em tốt đã. Nếu có vài phần trăm học sinh (hoặc có cha mẹ) muốn học tiếng Tầu thì ok…

Ở các nước nói tiếng Trung, nhất là Hoa Lục và Hồng Kông, trẻ em phải dành quá nhiều thời gian để thuộc lòng vô số chữ của một hệ thống viết vô cùng phi logic…. cách học duy nhất là học thuộc lòng.

Ừ thì biết rằng tiếng Nhật cũng khó ở chỗ đó. Ừ thì biết rằng tiếng Hán có một vị trí cốt yếu trong lịch sử ngôn ngữ học của Việt Nam.

Nhưng tôi đã thấy trực tiếp số phận của bao nhiều trẻ em ở HK không có thời gian để nghỉ ngơi và để phát triển một cách bình thường. Con tôi có máy bạn cuối tuần chả đi đâu cả, chỉ học chữ mà thôi. buồn!

Ở Đồng Á, hai nước Triều Tiên và Việt Nam khá là may mắn khi đã thoát khỏi hệ thống ngôn ngữ lỗi thời của Hoa Lục.

Như ta biết, Hangul của Hàn Quốc mới phát triển từ thế kỷ 16 và theo hệ thống alphabet chứ không phải là một writing system based on characters (chữ viết dựa trên ký tự). Dù ngữ pháp của tiếng Hàn không dễ nhưng ít nhất hệ thống viết cực kỳ đơn giản, dễ học. Ta có thấy một tỷ lệ lớn người Hàn Quốc học tiếng Hán không ? Không.

Cụ thể, tôi đề nghị như thế này; Đừng buộc trẻ em Việt Nam học tiếng Trung hay tiếng Hán. Nếu chúng muốn học thì sẽ tạo điều kiện. V/v làm sao dạy trong trường cấp III hay cấp II thì tôi không nói. Chỉ xin đề nghị rằng không hề có bất cứ lý do tốt nào đề bắt buộc một tỷ lệ lớn trẻ em Việt Nam học tiếng Trung/Hán cả.

Nếu không đồng ý với ý kiến của mình thì o.k. Nếu dạy hay là chuyên gia về tiếng Trung/Hán thì xin đừng hiểu ý sai. Nếu đang ăn lương của Học Viện Không tử hay có âm mưu thì tôi cũng hiểu.

Cũng sẵn sàng thừa nhận quan điểm của mình về vấn đề này là hơi quá … (ngay trong gia đình của tôi có một trong những học giả hàng đầu trên thé giới về vấn đề dậy tiếng Trung mà… )

Chỉ muốn trẻ em Việt Nam để lớn lên một cách vui vẻ. Để bay và không bị bắt.

http://xinloiong.jonathanlondon.net/2016/09/05/hoc-tieng-han-lam-gi-chu-yeu-la-mat-cong

 

Một thời mù chữ –  Trần ngọc Cư

Tôi cắp sách đến trường ở Huế từ cấp tiểu học cho đến hết bậc đại học, rất yên chí mình là một người biết chữ. Nhưng sự tự tin này đã bị thách đố ít nhiều trong những lần tôi đứng trước các bia văn, các câu đối, các cổng tam quan, thậm chí cả bia mộ viết toàn bằng chữ Hán, những di sản vẫn tồn tại rất nhiều trong và chung quanh Cố đô Huế. Nhan nhản trong hoàng thành và tại các thắng cảnh có nhiều tấm bia ghi laị các bài thơ, nghe nói là của các vị vua triều Nguyễn — những di tích văn hoá lẽ ra rất sống động và đáng tự hào của dân tộc nếu người dân bình thường có thể đọc được.

Tôi dùng từ “nghe nói” vì trước những văn bia vua chúa ấy tôi là thằng dân mù chữ một trăm phần trăm. Thật là lúng túng, “ốt dột” biết chừng nào nếu một cư dân địa phương tình cờ bị người nước ngoài nhờ giải thích những câu chữ hoặc những bài thơ trên các bia văn ấy. Nhất là trong bối cảnh cố đô Huế được UNESCO bầu chọn là di sản văn hoá thế giới.

Mặc dù “Huế của ta ơi, ta có Huế tự hào”, nhưng tâm trạng của người mù chữ này biết đâu cũng là mặc cảm của rất nhiều người Việt khác khi đứng trước một di tích lịch sử mà ý nghĩa của nó mình không giải mã được.

Nếu văn chương của những bài thơ văn chữ Hán trên các di tích lịch sử không đến nỗi tệ quá, thiết tưởng các trung tâm du lịch cũng nên dịch những di sản văn hoá này ra chữ Quốc ngữ hay tiếng nước ngoài và phát cho nhân viên hướng dẫn (tour guides) để tiện bề ứng phó khi bị khách nước ngoài hỏi đến. Trong thâm tâm của kẻ mù chữ này có nỗi hoài nghi: Phải chăng những bài thơ ấy quá dở, dịch ra “sợ trẽn”, nên cứ giữ nguyên văn để cho được phần bí nhiệm (mystique), phảng phất ngụ ý của câu văn trong một bài tập đọc thời tiểu học của tôi: “… Đây Trung Việt với miếu môn lăng tẩm, chốn đế đô nghiêm mật mơ màng…”

Ước gì vua quan nhà Nguyễn có thể để lại những ghi chú trên các di tích lịch sử như Vua Lê Thánh Tôn đã viết về “Thiếu phụ Nam Xương” bằng một thứ văn chương quốc âm:

 Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,

 Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.

 Ngọn đèn dù tắt đừng nghe trẻ,

 Dòng nước chi cho lụy đến nàng.

 Chứng quả có đôi vầng nhật nguyệt,

 Giải oan chi mượn đến đàn tràng.

 Qua đây mới biết nguồn cơn ấy,

 Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

Khổ thật! Vừa trích dẫn xong bài thơ là tôi thấy ngay mình tự mâu thuẫn, câu sau bắt đầu chửi câu trước. Vì mọi người đều biết, muốn viết được chữ Nôm (như vua Lê), trước hết là phải tinh thông chữ Hán, vì một từ Nôm được cấu tạo bằng cách thêm nét hay kết hợp chữ Hán để lấy ý hoặc thanh trên một từ Hán – nghĩa là chữ Nôm còn phức tạp hơn chữ Hán rất nhiều. Đã vậy, chữ Nôm lại còn bị giới trí thức (còn gọi “kẻ sĩ”) thời trước rất coi thường vì nó không phải là chữ của thánh hiền.

Thái độ phục tùng văn hoá Trung Hoa được biểu lộ trong câu dè bỉu “Nôm na là cha mách qué”, ý nói chữ Nôm là một ngôn ngữ thiếu đứng đắn, thậm chí là một loại chữ viết dùng để xỏ xiêng vì việc sử dụng chữ Nôm [Nam] ngụ ý một tinh thần độc lập với văn hóa chính thống, tức văn hoá phương Bắc, gây dị ứng không ít cho giới Nho học An Nam.

Tương phản với sự coi nhẹ chữ Nôm là thái độ thánh hoá chữ Hán không những trong giới Nho sĩ mà cả trong dân gian mù chữ nói chung. Tôi đã chứng kiến sự kiện này ngay trong cuộc đời tôi. Cha mẹ tôi không bao giờ cho phép con cái để những bao hương hay giấy gói trà có chữ Hán nằm ở những nơi bị chê là uế tạp. Tôi đã bị nhồi sọ đến nỗi có thể tưởng tượng khi chết tôi có thể về địa ngục ngay tức khắc nếu có lần đã lấy một mảnh giấy gì đó có chữ Nho để dùng sau khi đại tiện.

Kinh nghiệm mù chữ thứ hai mà tôi cảm nhận trên thành phố quê hương là kinh Phật chữ Hán. Phần lớn đồng bào Phật tử Huế theo Phật giáo Đại thừa (được truyền từ Trung Hoa) và kinh kệ thường được viết bằng chữ Hán. Tôi từng tham dự những buổi lễ cầu an, cầu siêu, và thú thật có rất nhiều bài kinh tôi không hiểu được bao nhiêu. Chỉ biết chắc một điều là giọng các nhà sư ở Huế đọc kinh nghe rất hay, nên cũng có nhiều người mê nghe kinh mặc dù không hiểu gì hết. Điều này chắc cũng giống như các cụ già bên Công giáo vẫn thích nghe kinh bằng tiếng La-tinh hơn nghe kinh tiếng Việt.

Như mọi người đều biết, chữ Hán Việt không phát âm giống hệt như tiếng nói của người Trung Hoa. Chẳng hạn, khi người Trung Hoa dùng chữ Hán để phiên âm Montesquieu thì họ đọc gần như người Pháp phát âm tên của nhà tư tưởng Montesquieu, nhưng qua tiếng Hán Việt các nhà Nho An Nam sẽ đọc thành Mạnh Đức Tư Cưu. Napoléon đọc thành Nã Phá Luân, Rousseau đọc thành Lư Thoa… Một cách tương tự khi các nhà sư Trung Hoa dùng chữ Hán để phiên âm tiếng Phạn thì họ phát âm gần giống tiếng Phạn, nhưng qua tiếng Hán Việt những bài chú tiếng Phạn sẽ không còn phát âm trung thực bao nhiêu.

Thời niên thiếu, sinh hoạt trong Gia đình Phật tử, mấy đứa con nít như chúng tôi phải dùng phương pháp liên hệ để nhớ những bài chú. Như bài chú “Thất Phật diệt tội chơn ngôn… Li bà li bà đế cầu ha cầu ha đế…”, chúng tôi tinh nghịch đổi thành “Li của bà thì bà [uống] đế, của cậu Hai cậu Hai đế…” cho dễ nhớ.

Nghi lễ Phật giáo Huế nặng nề hình thức và đầy bí ngữ. Nhất là trong các tang lễ, là lúc con cháu của người quá cố thường phải đội sớ và quì cả tiếng đồng hồ cho xong một biến kinh. Kinh nghiệm của tôi khi mẹ tôi qua đời là, trong khi quì đội sớ, một phần vì không hiểu kinh một phần vì cảm nhận cái đau từ hai đầu gối, tôi mất đi sự quán tưởng về hương linh của mẹ. Trong một biến kinh như thế, đến cả việc pha trà, thầy cũng trịnh trọng: “Tiến trà”. Đệ tử rót trà xong, thầy nhắc: “Lễ nhị bái.” Con cháu lạy hai lạy xong, thầy chủ lễ xướng: “Bình thân quì”. Thao tác cung kính này được lặp lại nhiều lần trong một biến kinh.

Trong các biến kinh đầy chữ Hán này, xin thú nhận, bài kinh tôi thích nhất là bài “Hồi hướng” (“Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh thề trọn thành Phật đạo.”) Vì đây là một bài kinh tiếng Việt dễ hiểu và nhất là vì nó báo hiệu sắp kết thúc buổi lễ.

Nói vậy, nhưng tôi tin các đạo hữu của tôi ở Huế sẽ không cho tôi là một tên phản đồ hay dị giáo, vì qua trao đổi tản mạn, nhiều người cũng chia sẻ kinh nghiệm mù chữ như tôi. Tôi vẫn thấy mình theo đạo Phật, hay chí ít, văn hoá Phật giáo vẫn là văn hoá gần gũi với tâm hồn và nhân sinh quan của tôi nhất.

Xin phân bua thêm điều này: vào những năm trưởng thành của tôi, trong thập niên đầy biến động 1960, tôi có cơ duyên đọc được nhiều sách của nhà sư Thích Nhất Hạnh, trong đó nổi bật nhất là những tác phẩm như Đạo Phật đi vào cuộc đời, Đạo Phật hiện đại hoá, Nói với tuổi hai mươi, Hoa sen trong biển lửa…Và cũng trong thời gian này, với sự hiện diện của trên nửa triệu lính Mĩ ở miền Nam, sách tiếng Anh từ các trại lính đồng minh của Việt Nam Cộng hoà cũng tràn ra các đống rác và được con buôn lượm về bày bán trên các vỉa hè, nhờ vậy mà không hề thông qua một chế độ kiểm duyệt nào cả. (Trong khi đó các báo chí công khai phải kinh qua chế độ “cắt, đục, bỏ”, còn mệnh danh là “tự kiểm duyệt” khá khắc khe, để lại trên mặt báo những khoảng trắng nom thật buồn cười.) Và, từ các đống rác ấy, không những tôi đọc được People’s War, People’s Army by Vo Nguyen Giap, Ho Chi Minh by Jean Lacouture, mà cả những  tác phẩm thiền học của D.T. Suzuki.

Cái nghịch lí là, tôi lớn lên trong chiếc nôi Phật giáo là cố đô Huế nhưng tiếp cận tinh túy của đạo Phật không phải qua những kinh kệ Hán văn do “quí ôn, quí thầy” tụng đọc, nhưng chủ yếu xuyên qua những tác phẩm tiếng Việt của thầy Nhất Hạnh, các vị sư hay cư sĩ trước thầy và sách tiếng Anh.

Đạo Phật chờ đợi con người tự mình thắp đuốc lên mà đi và có hàng vạn Pháp môn để tu tập, nên tất nhiên có hàng triệu đạo hữu không chọn hoặc thậm chí phản bác đường lối hiện đại hoá của thầy Nhất Hạnh. “Đường [cái] quan và rộng, và dài”. Riêng phần mình và có liên quan đến sự trưởng thành của tiếng Việt, tôi ghi nhận công đức của những vị thầy như Thích Nhất Hạnh trong nỗ lực Việt hóa các nghi thức tụng niệm. Có hiểu kinh khi đó định lực và sự quán tưởng của người dự lễ mới tăng trưởng dễ dàng. Đương nhiên, người Phật tử cũng rất biết ơn những nhà sư và cư sĩ trước thầy Nhất Hạnh đã đóng góp cho việc dịch các kinh sách chữ Hán ra tiếng Việt, trong đó một trong những nỗ lực quan trọng phải kể đến là công đức của Cư sĩ Minh Tâm Lê Đình Thám và Tạp chí Viên Âm, mà vào thời tiểu học tôi còn mua được ở nhà sách Liễu Quán của Bác Mừng ở Huế (thập niên 1950).

Tôi tin vào sức mạnh tiềm thức (the power of the subconscious mind), một năng lực tinh thần có sức trị liệu và giúp con người vượt qua nhiều tai ách cũng như thực hiện những việc to lớn vượt quá kích thước của mình. Đức tin đặt vào Thượng Đế, Allah, hay một năng lực siêu nhiên nào đó sẽ tác động lên sức mạnh tiềm thức này xuyên qua các lời cầu nguyện – mà phải cầu nguyện với tất cả thành tâm (“nhất tâm kính lễ” hay “nhất tâm bất loạn”) mới có linh nghiệm.

Người Ki-Tô giáo tin rằng sức mạnh của lời cầu nguyện có thể di dời cả ngọn núi (mountain moving faith). Người theo Phật giáo Đại thừa tin rằng sức mạnh của lời kinh có thể đưa người tụng niệm đi qua được bảo lửa (và chắc cả tường lửa), “như nhập đại hoả, hoả bất năng thiêu” (Kinh Phổ Môn).

Tuy nhiên, cái chià khoá ở đây là “một lòng kính lễ”. Nhưng khi đọc kinh mà anh không hiểu gì cả (như trường hợp của tôi khi nghe kinh chữ Hán) thì làm sao có được cái định lực cần thiết, phát sinh từ “nhất tâm kính lễ”?

Trừ những tôn giáo hô hào thánh chiến để trừng phạt người ngoại đạo, tôi tôn trọng mọi đức tin vì đức tin là chiếc phao cuối cùng, không thể thiếu trong biển đời giông bão. Với người Việt Nam, đó là biển đời đầy những sunami, “sợ khi sóng gió bất kì, con ong cái kiến kêu gì được oan”, Kiều. Vì vậy, theo ngu ý, khi một nhà nước xã hội chủ nghĩa chưa xây đủ bệnh viện và chưa cung cấp đủ phương tiện y tế cho dân, các tôn giáo lẽ ra là đồng minh quí giá của chế độ vì đức tin là một nguồn trị liệu cơ bản của đại khối nông dân và dân nghèo thành thị.

“Tôn giáo là thuốc phiện”, nhưng thuốc phiện vẫn có thể làm giảm những cơn đau. Phương chi, càng ngày giới y khoa càng có nhiều bằng chứng xác nhận rằng đức tin có tác dụng rất tích cực trên sự phục hồi của bệnh nhân.

Những bi văn và kinh sách chữ Hán khiến tôi ý thức sâu sắc về nạn mù chữ của bản thân đồng thời nhắc nhở tôi sự lệ thuộc văn hoá dài hun hút của dân tộc Việt Nam.

Cứ gọi là người Việt Nam có hai ngàn năm lịch sử được ghi chép (tính từ thời Sĩ Nhiếp sang “khai hoá” dân ta), thì có đến trên 19 thế kỉ giới tinh hoa của ta phải dùng chữ viết của người Trung Hoa. Tuyệt đại đa số dân chúng đã sống trong đêm dài tăm tối của nạn mù chữ, vì không có chữ viết phản ảnh ngôn ngữ mà mình đang nói.

Nạn mù chữ tước đoạt khả năng truyền thông giữa người và người với nhau, giữa địa phương này và địa phương khác, tạo sự cách li xã hội giữa các làng xã, nếu không muốn nói là sự chia rẽ, nghi kị lẫn nhau. Các làng nghề thường giữ kín một số kĩ năng trong biên giới địa phương của mình vì sợ cạnh tranh, vì lòng ích kỉ, là lẽ đương nhiên. Nhưng nếu có phương tiện truyền thông (qua chữ viết) dễ dàng, những nghề bí truyền đó cũng có lúc lọt ra ngoài và được chia sẻ cho nhiều người và cho nhiều cộng đồng khác nhau, nhờ thế kinh nghiệm sẽ được bồi đắp tinh vi và mức sản xuất được gia tăng hơn trước.

Nạn mù chữ không những gây trở ngại cho việc trao đổi kinh nghiệm giữa những người đang sống với nhau mà còn cắt đứt kinh nghiệm giữa những người đang sống với các thế hệ tiền nhân. Lịch sử Việt Nam qua các thời đại được các quan của triều đình ghi lại bằng chữ Hán, không hề coi đại khối dân chúng mù chữ như những chứng nhân lịch sử. Lịch sử mất luôn tính khách quan của một khoa học, vì sử gia cũng chỉ là cái lưỡi gỗ mà sự an sinh của ông và thân thuộc ông nằm trên nỗ lực đánh bóng chế độ ông ta đang phục vụ.

Trong lịch sử, triều đại sau thường được sáng lập bởi kẻ cướp ngôi của triều đại trước, nên chắc chắn đã sai người viết sử phóng đại, bóp méo, hay bưng bít sự kiện lịch sử nhằm biện hộ cho sự nghiệp của mình và đương nhiên bôi bác triều đại trước. Sử quan (historian mandarins) của triều Nguyễn, chẳng hạn, đã gọi anh em nhà Tây Sơn là Ngụy Tây Sơn. Truyền thống viết sử một chiều này vẫn còn được kế tục cho đến ngày nay. (Trong nước cũng như ngoài nước.) Có người còn trân trọng tính chủ quan của người viết sử nữa chứ: Đem tâm tình viết lịch sử, một tự truyện của Nguyễn Mạnh Côn, là ví dụ.

Cho đến nay, lịch sử Việt Nam được viết ra, nếu không phải vì mục đích tuyên truyền cho một chế độ thì phần lớn cũng dựa vào cảm tính hơn lí tính, bất chấp cả phương pháp nghiên cứu sử học khách quan và khoa học (historiography). Vì chính trị phe phái can thiệp quá nhiều vào việc viết lịch sử, nên có nhiều vụ việc xảy ra cách đây chừng vài thập niên thôi, mà mỗi phe viết theo một cách nhìn khác nhau, người nghiên cứu phải mất nhiều công “gạn đục, khơi trong” mới tìm ra những hạt sự thật. Vì bên này Bến Hải là chân lí, bên kia là ngụy trá.

Người có đầu óc bình thường không thể không tự hỏi câu này: Vậy những điều các sử quan ghi lại bằng chữ Hán cách đây một vài thế kỉ có thể chứa đựng được bao nhiêu phần trăm sự thật? Nạn mù chữ cũng tước đoạt quyền theo dõi thông tin về vận mệnh đất nước, và vì thế người dân không có ý kiến về việc điều hành đất nước của vua quan ở chốn cửu trùng. Nạn mù chữ không nằm chung một giường với chế độ dân chủ. Một trùng hợp tình cờ: nạn mù chữ có hệ quả nghiêm trọng tương đương với việc bưng bít thông tin của các chế độ toàn trị.

Nếu xã hội Việt Nam truyền thống là một tảng băng sơn, thì người mù chữ là khối lượng khổng lồ nằm chìm dưới mặt nước. Phần nổi nhỏ bé ở phía trên là giới Nho sĩ, những người trước là theo đuổi chữ nghĩa thánh hiền, sau nữa (phần quan trọng) thông qua con đường cử nghiệp nuôi mộng ra phò vua và hưởng ơn mưa móc. Nếu có thất bại trên đường hoạn lộ, kẻ sĩ cũng có thể trở về sinh quán, được ngồi chiếu trên ở chốn đình trung, được “ăn phần cảnh nọng” và được dân làng kính trọng.

Về lịch sử Việt Nam, nếu có ai hỏi những vị anh hùng nào là đáng kính nễ nhất, tôi sẽ không trả lời theo các sách giáo khoa mà tôi đã học, vì tôi nghi ngờ tính trung thực của những người viết chính sử (official history), là loại lịch sử viết theo mệnh lệnh của triều đình. Tôi cũng không có ấn tượng dữ dội về những vị tiến sĩ tên được khắc bia trong Văn Miếu, vì những người này chỉ là những học sĩ của một loại chữ viết mà bản thân họ thậm chí không nói được, đó là tiếng Trung Hoa.

Một điều chắc chắn là các sứ giả ta [kể cả nhà cách mạng Phan Bội Châu] khi sang Thiên Triều chỉ có thể bút đàm với các đối tác đàn anh Trung Quốc. Bút lông và giấy bổi không cho phép đối đáp thông minh, nhanh nhạy như thường được dân gian truyền tụng qua thiên tài Trạng Quỳnh, một nhân vật láu cá mà tôi nghĩ chỉ là phóng thể tâm lí của người phương Nam nhằm giải tỏa mặc cảm tự ti của mình. Vả lại, “thập niên đăng hoả”, mười năm đèn sách, thời gian người xưa phải bỏ ra chuẩn bị cho đủ trình độ để đi thi, đỗ đạt và ra làm quan, trong hoàn cảnh thiếu thốn phương tiện học tập, gợi ý cho tôi về một tri thức quanh quẩn ở lớp 10.

Hình như lịch sử cũng đang tự lặp lại chính nó. Nếu các quan xưa phải là ông nghè, ông cống, thì điều kiện khoa bảng của các quan chức đầu ngành hiện nay cũng phải là thạc sĩ hay tiến sĩ gì đó cho xứng mặt với một nền văn hiến chứ! Tuy vậy, nhiều trí giả trong nước cũng dám than phiền tệ trạng các quan chức nhà nước, với trình độ học vấn lớp 10, bon chen làm luận án tiến sĩ, kể cả thông qua con đường gian lận—mà mục đích nhiên hậu là để nắm giữ địa vị quan trọng trong guồng máy cai trị và để nhà nước khỏi mang tiếng là đi theo chính sách “hồng hơn chuyên”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng cũng khá trăn trở với quốc sách đào tạo cho bằng được 20 ngàn tiến sĩ trước năm 2020, việc này có thể khiến cho nhiều người có ảo tưởng rằng nếu kiếm đủ sỉ số tiến sĩ vừa nói thì chất lượng giáo dục, tiến trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá trong nước đương nhiên sẽ được cải thiện nhanh chóng. Tuy nhiên, người dân không thể không thắc mắc: nếu trong số 20 ngàn ông hay bà nghè đó, có đến 15 ngàn tốt nghiệp từ các học viện chính trị, hay có đến vài ngàn chuyên gia về văn minh Trung Quốc hay văn hoá Chăm thì sao?

Khi các nhà đầu tư nước ngoài bắt đầu than phiền công nhân Việt Nam không có đủ tay nghề, khi Vietnam Airlines phải nhập cảng các phụ tùng máy bay từ nước ngoài với giá cắt cổ, chắc người dân thích nghe nói đến việc đào tạo gấp 20 ngàn thợ tiện hơn là 20 ngàn tiến sĩ bàn giấy. Cũng trăn trở về thực trạng giáo dục và kinh tế của đất nước, nhưng Obama chỉ biết kêu gào là cần mở thêm thật nhiều community colleges (đại học cộng đồng, thời gian đào tạo là 2 năm tiếp theo bậc trung học), nhằm cải thiện sức cạnh tranh của thị trường lao động Mĩ, quyết tâm giành lại công ăn việc làm đã trót giao cho công nhân nước ngoài trong mấy thập niên qua.

Về vai trò của kẻ sĩ hay trí thức truyền thống Việt Nam, trong thời gian gần đây tôi có đọc hai bài viết rất ấn tượng, một của nhà văn hoá Nguyễn Gia Kiểng và một của nhà văn Phạm Thị Hoài. Cả hai cây viết này đều nhận định rằng kẻ sĩ hay “trí thức quan văn” tự bản chất đi theo lề thói phù chính thống—nghĩa là tự hiến mình làm tay sai cho kẻ thống trị. Trong văn cảnh này, chúng ta cũng thường nghe nói đến “trí thức trùm chăn” – trùm chăn cũng chỉ vì người trí thức chưa tìm ra một vị minh chuá để phục vụ.

Cũng nên nói thêm, một khi kẻ sĩ đốt đuốc đi tìm minh quân để phò, hắn không loại trừ được khả năng rơi vào vòng tay của một bạo chúa. Người trí thức truyền thống Việt Nam được đào tạo cho một chế độ nhân trị (rule of men), gặp vua tốt thì nhờ, gặp vua tồi dở thì ráng chịu. Gần đây, trên talawas blog, khi một vài tác giả áp dụng chuẩn mực trí thức phương Tây vào “kẻ sĩ” Việt Nam, muốn họ phải có một thái độ dứt khoát với chính quyền toàn trị, tôi thấy đây là một đòi hỏi khá gượng ép vì truyền thống trí thức của ta là phò vua, bây giờ có Đảng thì tự đặt mình dưới Đảng, là khứng chịu và thích nghi hơn là phản kháng.

Người ta có thể tìm thấy những tấm gương dũng cảm ở trong bất cứ tầng lớp xã hội nào, không nhất thiết phải ở trong lớp người được gọi là trí thức. Ngoài ra, khi một người đang sống ở nước ngoài, an ninh bản thân và gia đình được bảo đảm, vội vàng lên án những trí thức trong nước chỉ vì họ khuất phục trước bạo lực  là nhục nhã, tôi thấy  thái độ nghiêm khắc như thế là thiếu sòng phẳng, thậm chí có thể là ngụy tín (mauvaise foi).

Trong tình hình hiện nay, tôi nghiêng mình trước những tấm gương dũng cảm như Lê Thị Công Nhân, Hà Sĩ Phu, Nguyễn Văn Ðài, Phạm Hồng Sơn và nhiều người nữa, bên cạnh đó tôi vẫn trân trọng ghi nhận những nỗ lực tuy âm thầm nhưng tích cực của nhiều trí thức khác, trong cũng như ngoài nước trên nhiều lãnh vực khác nhau.

Bằng thái độ tương tự, tôi nghiêng mình trước gương hi sinh của Nguyễn Thái Học và những đồng chí của ông, nhưng tôi vẫn biết ơn Phạm Quỳnh về những đóng góp của ông cho sự trưởng thành của văn chương quốc ngữ. Không thể đòi hỏi “mọi thứ hoa cúc phải nở ra cúc vạn thọ”, theo cách nói của nhà văn Phan Khôi thời Trăm hoa đua nở.

Nhìn lại lịch sử Việt Nam, với tất cả tâm thành và không một chút nghi ngờ như tôi đã nghi ngờ một số nhân vật lịch sử, tôi dành sự kính trọng cao nhất cho những ai đã đặt ra và phát huy loại chữ viết mà tôi đang dùng để viết bài này. Mặc dù Alexandre de Rhodes đã kết tập ra chữ Quốc ngữ vào thế kỉ 17 nhưng phải đợi đến thế kỉ 20 mới thấy được sự đại tập thành của nó nhờ những nỗ lực ráo riết để quảng bá nó trong đại chúng, qua Ðông Dương tạp chí, Nam Phong tạp chí, qua Tự Lực Văn Đoàn, Tiểu thuyết Thứ bảy, qua các đóng góp của những người tâm huyết như Nguyễn Văn Tố, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Hữu Đang…

Và phải đợi đến Chính phủ Trần Trọng Kim, tiếng Việt (Quốc ngữ) mới trở thành chuyển ngữ chính trong học đường. Với tôi, đây là một quá trình lịch sử rất thật và rất cảm động. Ngay trong thời niên thiếu của  tôi, giữa thập niên 1950, ở miền Nam phong trào chống nạn mù chữ vẫn còn rầm rộ, phản ảnh qua một bài hát điệu Đăng đàn cung ở Huế mà tôi còn nhớ: “Này trai gái thuộc phái lao cần, mỗi ngày sau khi rồi việc, nên vào học các lớp bình dân. Cùng đôi mắt rạng quắc như người, tội tình chi ta mà chịu tối tăm mịt mù. Ta càng học càng khôn, càng tiến lên càng nhanh…”

Chữ Quốc ngữ giải phóng chúng ta ra khỏi những bí nhiệm do từ vựng Hán Việt tạo ra. Ở Huế ngay trong thế kỉ 20, người ta vẫn trịnh trọng dùng chữ Hán trong sinh hoạt cung đình. Xin trích một đoạn trong bài “Vua Khải Định, hình ảnh và sự kiện” của Võ Hương An:

“Viên quan Bộ lễ phụ trách điều khiển chương trình bắt đầu xướng:

1 Bài ban 俳班 (chỉnh đốn hàng ngủ ngay thẳng)

2 Ban tề 班齊 (quay mặt về phía ngai vàng)

3 Cúc cung bái 鞠躬拜 (lạy năm lạy)

4 Hưng 興 (đứng lên)

5 Bình thân 平身(đứng thẳng người)

6 Hành tấn quang lễ 行晉光禮 (làm lễ đăng quang)

7 Bách quan giai quị 百官皆跪 ( Tất cả các quan đều quì xuống)”.

Hình ảnh một ông vua Việt Nam dùng chữ Hán để diễn tả ý tưởng bình thường của mình đã được nhà văn Phạm Quỳnh ghi lại thật dí dỏm như sau:

Khi dâng Hoàng thượng ta ngự phê thì thấy ngài cầm quản bút ra dáng nghĩ ngợi, các quan Tây có ý chờ đợi ngóng trông, bọn mình thì tưởng rằng chắc ngài nghĩ một bài thơ nôm hay thơ chữ Đường luật hay tứ tuyệt  gì, nên mới lâu như thế.  Lúc bấy giờ cử hội im phăng phắc, ai cũng để mắt vào nhìn, có cái vẻ oai nghiêm vô cùng. Tưởng chừng đức Chí tôn ta, đương khi mấy trăm con mắt ném ánh sáng vào bàn tay ngọc đó, – ngọc thật, vì ngài thường đeo nhẫn kim cương quý giá lắm, – thời:

 Tay tiên gió táp mưa sa,

 Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu

ngay tức thì. Nhưng mà không! Cứ thấy cái quản bút quằn quại trên tay, mà không thấy viết chữ gì. Năm phút, mười phút, mười lăm phút, người đứng chung quanh đã thấy thì thào động đậy, kẻ nói nhỏ, người đưa mắt, anh em đồng bang mình thì vừa nóng ruột, vừa động lòng. Sau mới thấy ngòi bút chuyển động; ai nấy thở dài! Hỏi ra thì không phải thơ ngũ ngôn tứ tuyệt  gì,  chỉ có  một câu chữ Hán  rằng:  năm ấy, tháng ấy, đức  Hoàng đế Việt Nam đến ngự nhà Hội, thế mà thôi – Ấy đức Chí tôn ngài viết một chữ một câu cũng thận trọng như thế…

(Trích từ “Hoàng đế Khải Định dưới con mắt thần dân Phạm Quỳnh”, Pham Ton’s Blog)

Phạm Quỳnh ghi lại sự kiện này trên trang nhật kí đề ngày 26 tháng 6 năm 1922. Việc Khải Định dùng chữ Nho để phát biểu một ý nghĩ bình thường chứng tỏ rằng trong hầu hết lịch sử của mình, người Việt Nam gần như không mấy quan tâm đến chữ viết để kí âm ngôn ngữ họ đang nói. Hay nói cách khác, dân tộc ta đã kinh qua một lịch sử mù chữ quá lâu dài.

Sự kiện này là một trong những nhân tố gây ra tình trạng chậm tiến của toàn dân tộc. Chúng ta đã có những trang sử hoành tráng (có khi huyênh hoang) về những chiến tích chống giặc ngoại xâm, nhưng chúng ta đã phớt lờ những cá nhân và phong trào đã nhiệt tình đi tiên phong trong việc chống giặc dốt (tức nạn mù chữ). Tượng Alexandre de Rhodes bị đập phá dưới “ngọn cờ vẻ vang” chống thực dân đế quốc, Nguyễn Hữu Đang bị vất qua một xó ở một làng quê xa xôi.

Trong trí tưởng của tôi, một anh lao động phổ thông Trung Quốc có lẽ sẽ nở mũi tự hào khi đứng trước miếu môn lăng tẩm ở Huế, mặc cảm tự tôn sô-vanh nước lớn của anh sẽ được căng phồng, chỉ vì anh nhận ra dấu ấn văn hoá của Tàu đã in sâu đậm như thế nào trên mảnh đất chữ S dễ thương này, anh đọc lưu loát các bia văn bằng tiếng mẹ đẻ cuả anh, trong khi người bản xứ là đám ngu ngơ mù chữ ngay trước di tích lịch sử của mình. Trong mắt anh, các hoàng đế của ta bất quá cũng chỉ là những con rồng bé so với những con rồng sừng sõ ở Thiên triều.

Sự khinh thị là mẹ đẻ của mọi hành vi bạo ngược, chẳng hạn như chế độ phân chủng Jim Crow, từng tồn tại ở Hoa Kì cho đến thời Kennedy, đặt cơ sở trên tín lí rằng người da đen là một chủng tộc hạ đẳng (inferior race) đối diện với tính ưu việt của người da trắng (White supremacy). Trước khi bị Hitler cho vào trại tập trung và phòng hơi ngạt, người Do Thái đã từng bị văn hóa phương Tây bôi bác, vùi dập, là “quân dữ” đã giết Đức Ki-Tô, là một giống dân bần tiện và sa đọa.

Việc “tàu lạ” ủi vào thuyền đánh cá của bà con ngư dân và cảnh đến cả trăm công nhân Trung Quốc cầm gậy gộc đến hành hung một gia đình hàng quán Việt Nam trên đất Việt Nam là dấu tỏ của một sự khinh thị có từ trong huyết quản của các “đồng chí Trung Quốc” đối với bọn “Nam man”, bọn đã mang ơn Trung Quốc từ chữ viết (mà giới tinh hoa bản xứ đã sử dụng trong gần hết lịch sử), đạo lí thánh hiền, cả sức người sức của trong các cuộc chiến tranh chống “thực dân, đế quốc” của Việt Nam trong thế kỉ 20.

Như trên đã thú nhận, người viết bài này chia sẻ kinh nghiệm mù chữ có tính lịch sử của đại khối dân tộc. Những điều vừa giải toả chỉ là ý nghĩ thành thật của một người bình dân, dựa vào tri thức thường nghiệm là chính, nên nhất định có những sai lầm đáng trách, rất mong được quí học giả có trình độ văn chương và sử học về xã hội Việt Nam truyền thống chỉ giáo.

Tình trạng nô lệ thực dân tại Việt Nam và Mã Lai ngày nay – Michael BengeNguyễn Trọng Dân lược dịch

Trong cuộc họp của UB Đối Ngoại Thượng Viện Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng Tám-giới Thượng Nghị Sĩ của lưỡng đảng đều chỉ trích Tổng Thống Obama về một điểm nguy hiểm của hiệp định “Thuơng Mại Châu Á – Thái Bình Dương ” gọi tắt là TPP- đó là dung dưỡng tình trạng nô lệ thực dân tại Mã Lai; tuy nhiên; sự lên án của Thượng Viện chỉ mới đúng có một nữa sự thật. Cộng đồng quốc tế đều lên án cả Việt Nam lẫn Mã Lai về tình trạng nô lệ thực dân đang xảy ra- thí dụ như Việt Nam đã cưỡng bức lao động khổ sai tù nhân tại các nông trường trồng hạt điều chẳng hạn- mà quốc tế gọi là “hạt điều máu”; cũng tàn nhẫn ngang bằng tình trạng lao động khổ sai tại các nông trường sản xuất dầu cọ ở Mã Lai. Thế mà hai quốc gia này, Việt Nam và Mã Lai, đang được bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tán thuởng một cách hết sức khôi hài là “đang nỗ lực cải thiện nhân quyền hết mình”(?!) bất chấp một sự thật quá rõ là chính quyền ở hai quốc gia này vẫn đàn áp nhân quyền một cách công khai mỗi ngày.

Đối với tình trạng lao động khổ sai theo kiểu thực dân tại các nông trường trồng hột điều ở Việt Nam, các tù nhân chính trị bị buộc phải lao động khổ sai trong điều kiện lao động nghiệt ngã bảy tiếng đồng hồ không nghĩ trong một ngày suốt cả tuần với ba dollar Mỹ tiền lương cho một ngày kéo dài năm này qua năm nọ, có khi lên đến bảy năm, dẫn đến tình trạng phạm nhân bị tàn phế, chấn thuơng, thậm chí bị mù cả mắt để có thể đem về cho đảng Cộng Sản Hà Nội một nguồn lợi nhuận xuất khẩu hạt điều sang Hoa Kỳ và nhiều thị trường khác lên đến 1,5 tỷ Mỹ kim mỗi năm!

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hành xử chiều theo mưu tính cho quyền lợi chính trị trước mắt, loại bỏ nhiều quốc gia ra khỏi danh sách cấm vận để đảm bảo mưu đồ chính trị được thuận lợi mà không cần phải đắn đo kỹ lưỡng trước thực tế chà đạp nhân quyền tàn nhẫn ở các quốc gia này. Giống như người ta vẫn thường nói, “quốc gia dễ đổi, bản chất khó dời”, các chính phủ độc tài chà đạp nhân quyền một cách tàn nhẫn nay chỉ cần chà đạp quyền con người một cách khéo léo kín đáo hơn trước một chút là được, cũng như hạn chế thông tin và ngăn cấm giới báo chí đến tận nơi điều tra để đảm báo sự thật được giấu kín một cách an toàn cho chế độ. Quốc Hội Hoa Kỳ và các tổ chức Nhân quyền, vốn có trách nhiệm điều tra mọi sự vi phạm, vì thế không biết thật hư của tình trạng chà đạp nhân quyền ra sao, không có bằng chứng cụ thể để lên án sự chà đạp nên cứ thế mà họp báo cáo là mọi việc tốt đẹp, rồi bỏ qua nỗ lực giám sát các chế độ vi phạm nhân quyền tàn bạo này, tiến tới một sự hợp tác cởi mở mà không biết thật tế, sự chà đạp nhân quyền ở các chế độ này vẫn còn y nguyên, chẳng có gì thay đổi cả!

Hai mươi năm qua quan hệ với Việt Nam; đưa ra biết bao nhiêu nỗ lực hỗ trợ kinh tế với kỳ vọng cao cho sự tiến bộ để rồi nay chỉ để đánh đổi lấy hết sự lường gạt này đến sự lường gạt khác cùng với những lời hứa suông dối trá và sự tàn bạo chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn không ngưng tay từ chế độ Cộng Sản đang cầm quyền mà thôi! Đó là chưa kể các đảng viên và giới chóp bu của Cộng đảng cầm quyền thì tư lợi tham nhũng, bóc lộc lên chính nhân dân của họ một cách công khai tàn nhẫn để trở nên giàu to trong suốt thời gian hai mươi năm qua.

Trên lãnh vực nhân quyền, Cộng Sản Hà Nội vẫn tiếp tục siết chặt bàn tay sắt để đối phó với những ai bày tỏ bất đồng chính kiến hay chỉ trích chế độ ở trên mạng, hay đối với những ai muốn có cải cách chính trị, muốn cải thiện sự tự do về tôn giáo tín ngưỡng bằng cách đưa ra các điều khoảng phạt tiền năng nề vô lý, xử án cầm tù rất bất công dã man có khi lên đến 17 năm, thậm chí, tiến tới cả hạ sát. Điều này cho thấy nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội chẳng có đổi thay hay cải thiện một tí nào cả về Nhân quyền- dựa trên những bằng chứng điều tra mới nhất từ tổ chức Human Right Watch hay các tố chức phi chính phủ khác, cũng như từ chính báo cáo của bộ Ngoại Giao (Hoa Kỳ). Cộng Sản Hà Nội thật sự là xứng đáng với danh hiệu là:“Chế độ chà đạp nhân quyền tàn bạo nhất ở Đông Nam Á!”

Đối sách luồn lách che giấu sự tàn bạo về nhân quyền của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội:

Khi viếng thăm Hoa Kỳ, TBT của Cộng đảng là Nguyễn Phú Trọng, không những yêu cầu thúc đẩy TPP mà còn làm bộ đòi thêm tiền cho những tổn thất của chất độc “màu da cam” Chính phủ Hoa Kỳ đã tung hàng triệu dollar để làm sách những vùng ảnh huởng bởi loại hóa chất này trong thời gian chiến tranh. Trớ trêu thay, chính Cộng Sản Hà Nội lại là kẻ đem hoá chất này hay các loại hóa chất có ảnh hưởng tương tự rãi lên đất nước Campuchia xuyên suốt khu vực gọi là “Đường Mòn Hồ Chí Minh” để buộc nông dân Cao Miên phải rời bỏ khu vực này dựa trên tường trình gởi về Liên Hiệp Quốc gần đây.

Bổn phận của Hoa Kỳ là phải lên tiếng mạnh mẽ để yêu cầu nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội chấm dứt chà đạp tôn giáo, bãi bỏ cấm đoán báo chí truyền thông, tôn trọng quyền bài tỏ chính kiến, chấm dứt sự kiểm soát sách nhiểu những người bất đồng trên mạng để có đủ điều kiện tham gia vào TPP; thế nhưng mà dường như chính phủ Obama sẽ nhắm mắt làm ngơ trước những điều kiện tiên quyết này để có thể gia nhập hiệp định TPP.

Chính phủ Obama đang cố nhắm mắt làm ngơ tối đa nếu có thể được về mặt Nhân quyền đối với hai quốc gia Mã Lai và Việt Nam, đang ngày một vi phạm quyền con người một cách trắng trợn và dã man. Cộng Sản Hà Nội đang có triển vọng trở thành một lực lượng quân sự chủ yếu chống lại và ngăn cản bớt sự bành trướng của Trung Cộng tại biển Đông theo đối sách “lấy độc trị độc” của chính phủ Obama. Mã Lai thì lại nắm giữ eo biển Malacca rất then chốt để phong tỏa kinh tế Trung Cộng khi cần thiết với hơn 40% số lượng hàng hóa của thể giới theo đường hàng hải, đó là chưa kể một phần ba lượng dầu hỏa thiết yếu nhập cảng vào Trung Cộng, đều đi ngang qua nơi này.

Câu hỏi đặt ra là “Thưa Tổng Thống Obama, vậy còn đồng minh chính yếu của chúng ta (tức Hoa Kỳ)- những người Việt Nam không Cộng Sản yêu chuộng Tự Do, thì chúng ta phải tính ra làm sao và như thế nào đây?”

Michael Benge từng làm việc tại Việt Nam hơn 11 năm như là một quan sát viên nên ông rất am tường nhiều sự dối trá của nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội. Ông cũng là một người hoạt động nhân quyền rất tích cực. Lối viết của ông hóm hĩnh nhưng vô cùng sắc bén, cứa thẳng vào chổ ung nhọt của chế độ Cộng Sản Hà Nội.

Nguồn: http://www.americanthinker.com/articles/2015/08/modern_day_slavery_in_vietnam_and_malaysia.htm

 

 

Vui cười

Bà vợ đang tình tự với bồ là lính dù. Bất ngờ ông chồng về. Chàng lính dù chỉ kị p nấp ngoài ban công. Vài giờ trôi qua, anh ta không thể thoát ra ngoài được, đành mở cửa phòng bước vào và nói:

– Xin lỗi vì đã làm phiền. Đang có diễn tập. Tôi nhảy dù và gió đưa đến ban công nhà này…

Bà vợ tái mặt, lấm lét nhìn chồng. Ông chồng nói tưng tửng: Em đừng sợ, mấy hôm trước, trong buồng tắm nhà Peter, ông chồng còn nhìn thấy cả người thăm dò dầu khí nữa cơ.

 

Cô gái đang tắm thì có tiếng gõ cửa.

– Có ai ở nhà không? – Ai đó? – Anh mù hàng xóm đây.

Cô gái nghĩ thôi khỏi mặc đồ, dù sao anh ta cũng mù mà. Cô gái ra mở cửa và hỏi:– Tìm tôi chi vậy?

 – Cô chúc mừng tôi đi!

– Vì sao?

– Tôi đi mổ mắt và đã thành công, giờ thì mắt tui sáng rồi.

 

 

Những ngày xưa thân ái – Nguyễn thị Cỏ May

Trên chiến trường Quảng Trị năm 72, giữa cái chết và cái sống gần như không còn biên giới, một bộ đội cộng sản Bắt Việt, về đêm, tay ghì súng, nằm lén nghe qua làn sóng của đài Sài gòn bài hát « Những ngày xưa thân ái » :

 « ….Những ngày xưa thân ái anh gởi lại cho ai

Gió mùa xuân êm đưa rung hàng cây lưa thưa

Anh cùng tôi bước nhỏ áo quần nhăn giấc ngủ

Đi tìm chim sáo nở ôi bây giờ anh còn nhớ?

 Dừng chân quán năm xưa

Uống nước dừa hay nước mắt quê hương

…. » (Phạm Thế Mỹ)

Và anh đã thuộc nằm lòng cho đến những năm cuối thập niên 80, lao động ở Đông Đức, chạy qua Tây Đức tỵ nạn sau khi bức tường Bá-linh sụp đổ, anh còn thinh thoảng vẫn hát một mình. Hoặc lên hát giúp vui  những buổi văn nghệ địa phương của Cộng đồng người Việt nam tổ chức.

Bảo lảnh được vợ con qua, ngày nay, anh và gia đình sanh sống an nhàn, hạnh phúc tại thành phố Hannover. Những người quen giờ đây ít khi được nghe anh hát lại bài hát ấy nữa!

Hannover, những ngày xưa thân ái

Phải đi thăm bạn ở xa khi có thể đi được. Thế là lấy quyết định đi Hannover thăm bạn và Trung Tâm Việt nam Nhân Quyền. Sau đó, qua thăm bạn ở Bá-linh. Tiện đường sẽ qua Prague, Cộng Hòa Tiệp. Hoặc không đi Tiệp mà đi về phía Tây, ghé qua Hòa-lan, thăm nhiều bạn cũng từ khá lâu không có dịp gặp nhau.

Phát thảo chương trình thật vĩ đại nhưng thực tế có chìu lòng người lúc này hay không ? Bạn bè đã hẹn rồi.

Thôi khi đúng ngày lành, thì cứ lên đường rồi tính sau !

Rời Paris, chúng tôi chọn đi quốc lộ, tránh xa lộ pháp để khỏi nạp tiền mải lộ. Qua Belgique, ngang qua Luxembourg, tới Đức, nhắm hướng Tây-Bắc đi thẳng. Xa lộ ở ba nước này miển phí. Theo dự báo trên máy định vị GPS, chúng tôi sẽ tới Hannover vào 5 giờ 30 chiều. Nhưng xa lộ bị kẹt xe bất ngờ, chúng tôi tới hơn 9 giờ tối. Anh Lâm Đăng Châu đã có mặt ở nhà anh chị Sông Lô đợi chúng tôi để cùng ăn cơm chiều. Chị Sông Lô làm sẳn nồi phở đải khách đi đường xa. Thật đúng điệu Hà nội ở Hannover. Ai cũng hài lòng mỗi người một tô xe lửa. Riêng Cụ Phan nhà ta phải hai tô mà vẫn ngầm ý muốn thêm môt tô nhỏ nữa.

Về nhà trọ được Trung Tâm Việt nam Nhân Quyền dành sẳn tiếp bạn. Phòng ốc khang trang và tiện nghi. Anh em nhắc lại bửa phở Hà nội của chị Sông Lô, ai cũng  bảo là ngon  tuyệt. Ngon hơn phở ở Paris cả chục lần. Phở nhà phải khác phở chợ chớ ! Phải kiếm cớ trở lại ít nhứt cũng một lần nữa cho đả.

Trưa hôm sau, anh Lâm Đăng Châu hướng dẩn chúng tôi tới thăm anh Nguyễn văn Mài và vuờn rau của anh ấy. Anh Mài là người yêu bản nhạc “ Những ngày xưa thân ái ” từ lúc còn đi bộ đội Bắc Việt. Trong một buổi văn nghệ ở Đức, anh hát. Anh Sông Lô, ngạc nhiên vì biêt anh mới từ bên Đông qua, được anh kể lại chuyện bộ đội của anh và trận Quảng Trị năm 72. Anh Sông Lô, Thiếu úy Nhày dù của Quận đội VNCH, cũng có mặt tham chiến sanh tử trận ấy. Thế là hai người, kẻ bên này, người bên kia, giờ đây cùng cất tiếng hát “Những ngày xưa thân ái ”, kết nghĩa bạn bè, Nam-Bắc một nhà trong lòng người.

Anh Mài cùng theo anh Sông Lô, anh Lâm Đăng Châu sanh hoạt tích cực trong Trung Tâm Việt nam Nhân Quyền. Cả ba anh về Việt nam đều bị nhà cầm quyền Hà nội đuổi trở lại nhiều lần chỉ vì ở Hannover mà các anh dám tranh đấu đòi nhơn quyền cho xứ sở của mình.

Anh Lâm Đăng Châu qua Đức du học năm 68, hiện vẫn là Chủ tịch Trung Tâm Việt nam Nhân Quyền Hannover từ hai mươi năm nay. Anh liên tiếp ba lần được Chánh quyền Đức tưởng thưởng huy chương về những hoạt động văn hóa và xã hội Cộng đồng. Trung Tâm Việt nam Nhân Quyền tọa lạc trong một tòa nhà lớn, cùng chung với nhiều Trung Tâm, Tổ chức của nhiều sắc dân khác cùng làm việc về văn hóa xã hội cho kiều dân của mình.

Vườn rau của anh Mài rộng 350 m2, với cái nhà cất bằng vật liệu nhẹ chiếm mất 50 m2, phần đất còn lại, anh trồng nhiều thứ hoa màu thuần túy việt nam. Chợ có thứ gì, anh có đủ những thứ đó.

Bửa trưa hôm đó, chị Mài đải khách sà-lách rau vườn nhà và sút-xít Đông Đức nổi tiếng nướng lửa thang. Bạn ở xa tới, lần đầu tiên được ăn món gốc xã hội chủ nghĩa, ai cũng thấy ngon vô cùng. Có lẽ vì sản phẩm làm phục vụ thị trường tư bản ! Và người bạn của chúng tôi phải ăn bốn cái, hơn 1 kg, để hoan nghênh sản phẩm xhcn đổi mới. Mà ăn sút-xít Đức thì phải uống la-de Đức nữa thì mới đúng điệu gốc dân chơi chánh hiệu Cầu Ba cẳng, Chợ lớn củ.

Tối kéo về nhà anh Sông Lô ăn cơm tối. Có thêm ông bà Hải nên thật vui. Cụ Hải gốc Thiếu tá Quân đội vnch, lớn tuổi, quên nhiều nhưng thơ tình của Cụ làm (Thi bút Hoài Thu) thì Cụ đọc không thiếu một chữ. Thơ thật ướt át, dầm dề. Dễ cảm lòng người :

“… Em ạ ! Đêm qua không ngủ được

 Chỉ vì mơ mãi dáng em thôi

 Anh gom tất cả bao thi tứ

Để tặng riêng em một chút lời.”

(Hoài Thu, Kiên nhẫn nghe em)

Sáng hôm sau, cùng ăn sáng với nhau để tạm từ giả. Nhà thơ Hoài Thu đề tặng chúng tôi mỗi người một tập do Trung Tâm Việt nam Nhân Quyền xuất bản 1990.

Lên xe ra xa lộ thẳng Bá-linh. Mùi phở Hà nội, mùi thơm sút-xít Đông Đức, mùi rau muống xào tỏi như vẫn còn bám sát theo người phải đi khỏi Hannover cho kịp 15 giờ.

Bá-linh thống nhứt

Đêm 12 rạng sáng 13 tháng 8 năm 1961, bức tường ô nhục dựng lên chia đôi Bá-linh thành Đông-Tây bị hơn 300.000 dân Đức kịch liệt phản đối. Máu đã đổ trên bức tường này khi gần 5000 người đã tìm cách vượt qua biên giới, trên 200 người đã ngã xuống trả giá cho tự do.

Nhưng 28 năm sau, bức tường ô nhục ấy đã bị người dân Đức chỉ dùng búa, vì không cần liềm, đập vỡ ra từng mãnh vụn trong niềm hân hoan dân tộc, dẫn theo cả khối cộng sản Đông âu và Liên-xô sụp đổ trọn vẹn.

Bức tường dài 155 km, thành trì cộng sản quốc tế, nay chỉ còn là một vành đai xanh cho người đi xe đạp, vết tích một giai đoạn đen tối của lịch sử Đức.

“Đêm hôm đó, cảnh sát Đông Đức tự động bỏ súng xuống để cho người dân tự do đi qua cửa biên giới. Riêng ở Berlin, từ 21 giờ đến 2 giờ sáng, đã có khoảng 20.000 người vượt bức tường Bá-linh để đi qua Tây Bá-Linh.

Những người Đông Đức tràn vào các siêu thị. Một tình trạng hỗn loạn nhưng hỗn loạn trong sự vui mừng. Người Tây Bá-Linh đón tiếp người Đông Bá-linh trong tình nghĩa đồng bào. Không khí ngày hôm đó đúng là một ngày hội lớn ».

Ông bà Thiên-Mỹ Lâm ở cách bức tường non 1 km nên đã chứng kiến khá đầy đủ ngày hôm ấy.

Như đã hẹn, chiều thứ bảy, 6/8, chúng tôi tới Bá-linh đúng giờ. Chị Hiền từ Francfort đã có mặt ngày hôm trước để chờ đón bạn tại nhà anh chị Thiên-Mỹ Lâm.

Từ khá lâu, bạn bè không có dịp gặp nhau, nay gặp lại, nói cười vui như hội Tết. Cơm chiều, chủ nhà đải khách những món thuần túy Nam kỳ Lục tỉnh : canh chua, cá kho, … Bạn hôm ấy đủ ba Miền đất nước nhưng chị Mỹ Lâm lại ưu ái làm món Nam kỳ. Nhưng người đất Thăng Long hay Hồng Lĩnh, đất Thần kinh hay xứ Quảng đều hài lòng về nghề làm bếp tuyệt vời của chủ nhà đã thể hiện đủ nét độc đáo nền văn minh miệt vườn.

Buổi tối kéo dài tói 2-3 giờ sáng mà mọi người vẫn chưa cạn nguồn cảm hứng. Cụ Phan vẫn là người ăn nói lưu loát, có tài hoạt náo mọi buổi họp bạn. Gặp giới nào, thành phần nào, lớp tuổi nào, cụ cũng hội nhập trọn vẹn được. Cụ kể chuyện tướng HXL ở Vùng II thuyết trình trước phái đoàn quân sự Huê kỳ bằng tiếng mỹ đặc sệt giọng huế làm mọi người chỉ có ôm bụng mà cười. Chị Hiền cười nhiều hơn hết và nhờ đó về tới Francfort, chị trẻ lại như đã uống mấy trăm thang thuốc bổ.

Hôm sau, anh Thiên đưa chúng tôi đi nhìn lại một đoạn chừng 1km bức tường ô nhục còn giử kỷ niệm.

Gần đó là khu lễ hội bia quốc tế Berlin tổ chức từ 5-7 tháng 8, với vài trăm gian hàng và 1200 thứ bia Đức, Tiệp, Ba-lan, Anh, Pháp, … Hội bia bắt đầu từ Công trường Strausberger nơi có 2 di tích đáng nhớ : bức tượng Lénine đứng trước vòi nước bổng bị chặt mất đầu vào biến cố cộng sản tan rả. Không ai để ý cái đầu Lénine vứt ở đâu ? Mải gần đây, người ta mới phát giác cái đầu ấy chôn trong rừng gần đó, nay được moi lên đem cất vào viện bảo tàng.kỷ vậy cộng sản. Kế đến, Karl Marx Allée là con đường dài 2km 500, rộng 90m, nơi đi dạo sang trọng của Đông Bá-linh xhcn và cũng là nơi diển binh ngày lễ lớn. Năm 1949, mang tên Staline Allée, qua năm 1961, lấy tên Karl Marx Allée (Allée nhưng đó là Avenue = Đại lộ). Ngày nay, vẫn giử để nhắc nhở ngày 17/6/1953, dân Đức nổi dậy biểu tình tại đây chống chế độ cộng sản bị xe tăng liên-xô nghiền nát. Nhà cửa hai bên được lệnh xây cất phải khác hơn kiến trúc tư bản. Dân Đức gọi đó là kiểu « kiến trúc tìệm bánh ngọt ».

Người mình mà sao …

Sáng thứ hai, cậu B tới đưa chúng tôi đi dạo chợ Đồng Xuân. Nay có tới Đồng Xuân VI. B là một thanh niên từng đứng bán thuôc lá ở lề đưởng Đông Bá-linh, bị cảnh sát Đức bắt nhiều lần, gởi trả về Việt nam. Anh vẫn tìm cách trở qua, đều bằng đường bộ, bị bọn dẩn đường hành hạ đủ điều, bắt lội sông giửa mùa đông tưởng đâu đã chết. Tới lần thứ ba, B mới ở lại được nhờ làm hôn thú với một cô gái Việt nam thường trú hợp lệ. Nay anh trở thành triệu phú. Từ tay trắng làm nên sự nghiệp. Bằng khối óc và mồ hôi. Không dựa vào quyền lực – mà anh cũng không có khả năng dựa vào quyền lực – chỉ dựa vào kinh tế thị trường tự do, luật pháp dân chủ của Cộng Hòa Đức. Cả vợ của B cũng vô cùng niềm nở với chúng tôi tuy không thường gặp nhau. Chúng tôi đến thăm nhà ở và cơ sở làm ăn của B.

Trong bửa ăn tối, chúng tôi có dịp quen biết vài người bạn ăn nên làm ra của B ở Berlin. Số thanh niên Việt nam qua Đức làm ăn lúc sau này giàu có không ít. Theo chúng tôi được biết thì số triệu phú ở đây đông hơn hết, rồi mới tới Tiệp, Bungary, … Và cả bạn vong niên của B ở Sài gòn qua du lịch chửa bịnh.

Những người bạn Sài gòn của anh đều khá lịch sự, vui vẻ nhưng qua câu chuyện trao đổi, về cách làm ăn của họ ở Sài gòn, tôi vẫn cố giử phản ứng tâm lý của mình và lập đi lập lại với tôi « đây là bà con người Vìệt nam của mình». Bởi làm sao nghe lọt tai được một cách người ấy làm giàu là trong nhà ở Q.VI Tp/HồChíMinh lúc nào cũng nuôi ít nhứt 90 cô gái nhà quê, được huấn luyện theo yêu cầu, để cung cấp cho mọi dịch vụ ? Việc làm ăn này đáng bị truy tố trước Tòa Án Quốc tế Nhơn quyền. Còn bao nhiêu chuyện kiếm tiền bất lương khác nữa ?

Người đi chửa bịnh, khi có kết quả khám nghiệm như chụp hình, thử máu, … vẫn nài nỉ khám lại ở một nhà thương khác cho chắc. Không tin kết quả lắm vì thấy kết quả xấu quá. Phải chăng tâm lý này do ảnh hưởng ở bộ máy y tế của Vìệt nam ? Xưa nay, một quốc gia phát triển được đều nhờ hai yếu tố căn bản : y tế và giáo dục. Thế mà hai nơi này ở Việt nam lại là hai ổ tham nhủng vĩ đại và tồi tệ nhứt bởi nạn nhơn trực tiếp là nhơn dân nghèo. Đảng viên cộng sản cho con em học trường tư, đi ra ngoại quốc chửa bịnh. Không bao giờ xử dụng hai sản phẩm xhcn này tại chổ.

Ông Sarkozy, cựu Tổng thống Pháp, thường nói về bản sắc dân tộc. Để biết mình là ai ? Ông có cha ngườì Hungary, mẹ Hi-lạp, sanh trưởng tại Paris. Ông vẫn xác nhận ông là « người Pháp ». Mỗi khi đi qua Phi châu, Á châu, ông nhận thấy rỏ thêm ông là người Pháp hơn là Đông âu hay Địa-Trung hải. Và dân Pháp đã nhìn nhận ông hoàn toàn là người Pháp nên đã bầu ông thay mặt quốc dân Pháp.

Còn tôi, tuy không phải lai-căng, tại sao tôi vẫn phải xác nhận với chính mình những người bạn Việt nam từ Sài gòn qua, ngồi chung bàn ăn ở đây, là «bà con người Việt nam của mình»?

Nhưng thật sự họ có phải là người Việt nam không?