Phận đàn ông ở Tây Sumatra, Indonesia

Cac Bai Khac

No sub-categories

Phận đàn ông ở Tây Sumatra, Indonesia

BBC

Rathina Sankari
4 tháng 10 2016
Trong xã hội mẫu hệ ở cao nguyên Tây Sumatra, người đàn ông bị coi như ‘người dưng’ ở trong nhà vợ.

Phụ nữ nắm quyền

Image copyrightRATHINA SANKARI
Là dân bản địa ở vùng cao nguyên Tây Sumatra, Indonesia, nhóm người sắc tộc Minangkabau là xã hội mẫu hệ lớn nhất thế giới hiện còn đang tồn tại.
Truyền thuyết kể rằng vào giữa thế kỷ 12, Vua Maharajo Dirajo, người lập ra vương quốc Koto Batu, băng hà. Vua để lại ba hoàng tử bé thơ cùng ba bà vương phi. Bà hoàng hậu, Puti Indo Jalito, chấp chính thay các con và cai quản cả vương quốc, đặt nền móng đầu tiên cho chế độ mẫu hệ. (Hình: Rathina Sankari)

Phụ nữ được hưởng tất

Image copyrightRATHINA SANKARI
Trong cơ cấu xã hội độc đáo và phức tạp này, các tài sản do tổ tiên để lại như ruộng lúa, nhà cửa, đều trở thành tài sản thừa kế của những người con gái. Con cái lấy tên theo họ mẹ, và người đàn ông bị coi như ‘người dưng’ trong ngôi nhà của vợ. (Hình: Rathina Sankari)

Pha trộn tôn giáo

Image copyrightRATHINA SANKARI
Minang về mặt truyền thống theo thuyết linh vật, thờ phượng các yếu tố tự nhiên, cho tới khi Ấn giáo và sau đó là Phật giáo từ Ấn Độ được truyền bá tới đây.
Nền văn hóa của họ vẫn dựa trên ‘adat’ (tức các tập quán, tín ngưỡng, pháp luật địa phương, được xây dựng dựa trên thuyết linh vật và các hệ thống tín ngưỡng Ấn giáo), trong lúc ‘pawang’ (tức các thầy tế chăm lo phần hồn) giữ vai trò cứu chữa bệnh tật, dự đoán tương lai, và giữ mối liên hệ với thế giới thần linh.
Tuy nhiên, bất chấp việc có một nền văn hóa chú trọng đề cao người mẹ, người Minang cũng tiếp nhận Hồi giáo. (Credit: Rathina Sankari)

Mối quan hệ khác thường

Image copyrightRATHINA SANKARI
Khác với truyền thống Hồi giáo thông thường, với việc cô dâu lẽ ra phải chuyển đến ở nhà chồng sau khi cưới, trong cộng đồng người Minang thì chú rể sẽ dọn vào nhà cô dâu và sống cùng gia đình cô dâu. Của hồi môn do bên nhà cô dâu định ra, dựa trên học vấn và nghề nghiệp của chú rể. (Hình: Rathina Sankari)

Cuộc đời mới

Image copyrightRATHINA SANKARI
Hôn nhân là mối quan hệ phức tạp. Vào ngày cưới, chú rể được đưa từ nhà mình tới nhà cô dâu để làm lễ. Trong buổi lễ, các nghi thức đám cưới, gọi là ‘nikah’, sẽ được thực hiện theo đúng nghi thức Hồi giáo. Chú rể được chào đón bởi các cô gái nhảy múa trong tiếng gandang tambua (trống) và talempong (chiêng) do những người đàn ông gõ. (Hình: Rathina Sankari)

Lễ cưới sặc sỡ

Image copyrightRATHINA SANKARI
Các thành viên trong gia đình cô dâu mặc những bộ đồ truyền thống đẹp nhất, đội tiền, quà và đồ ăn trên đầu, tới tặng chú rể. (Hình: Rathina Sankari)

Thân phận đàn ông

Image copyrightRATHINA SANKARI
Hôn nhân đem lại những đặc quyền về kinh tế và địa vị xã hội cho người phụ nữ Minang – những người lớn tuổi kiểm soát mọi thứ trong gia đình. Là chủ hộ, và là người kiểm soát đất đai, con người, cho nên họ phân xử các vụ cãi cọ, quở trách những ai mắc lỗi, và đóng vai trò quan trọng trong các cuộc bàn bạc dựng vợ gả chồng cũng như trong nhiều nghi lễ khác.
Đàn ông Minang được trông đợi là người đóng vai trò tạo thu nhập đều đặn cho gia đình, phải trang trải các khoản chi phí nuôi dạy con cái. Nhiều người rời làng quê đi kiếm việc, thỉnh thoảng mới trở về. Khi về nhà, họ không có tiếng nói gì trong gia đình. (Hình: Rathina Sankari)

Chọi trâu

Image copyrightRATHINA SANKARI
Theo truyền thuyết, khi Quốc vương của đế chế Majapahit ở Java tuyên chiến với người Minangkabau, Vua Sumatra đã đề nghị chọi trâu thay vì chiến tranh. Trâu của người Minangkabau giết chết trâu của Majapahit bằng cách đâm cặp sừng nhọn vào bụng đối phương.
Truyền thuyết nói rằng cái tên Minangkabau bắt nguồn từ chữ Minang, tức là chiến thắng, và kabau, tức là con trâu. Đây là lý do khiến mái nhà của người dân nơi đây cũng như các mũ đội đầu truyền thống của phụ nữ được tạo hình như chiếc sừng trâu. (Hình: Rathina Sankari)

Kiêu hãnh

Image copyrightRATHINA SANKARI
Dù sự lụi tàn của chế độ mẫu hệ đã được dự đoán từ lâu, nhưng nhóm sắc tộc này vẫn rất tự hào gìn giữ truyền thống, vượt qua những thử thách của thời gian.
Lá cờ mang màu đen, đỏ và vàng của Minangkabau tượng trưng cho ba khu vực chính của vùng cao nguyên này: Luhak Limopuluah Koto bất khuất, Luhak Agam quả cảm, và Luhak Tanah Datar gìn giữ văn hóa, tập quán. (Hình: Rathina Sankari)
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Travel.