Tin Tức và Bình luận – 2-10-2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Tức và Bình luận – 2-10-2016

Nhật Báo Ba Sàm

 Tại sao tôi vui khi nghe tin biểu tình Formosa hôm nay ngày 2.10.2016?

Posted by adminbasam on 02/10/2016

2-10-2016

h1Người dân miền Trung biểu tình phản đối Formosa. Nguồn: Facebook

1. Bởi tôi phẫn nộ trước việc người dân vốn đã khốn khổ lại phải thêm khổ bởi sai lầm của chính quyền khi cấp phép một cách dễ dãi cho Formosa hoạt động ở Việt Nam. Khi thảm hoạ môi trường xảy ra, chính quyền đã đơn phương nhận một khoản tiền đền bù ít ỏi mà không hỏi ý kiến những nạn nhân trực tiếp gánh chịu thảm hoạ biển. Số tiền nếu có đến được tay người dân thì cũng chỉ bằng 1/1000 thiệt thòi mà họ phải chịu. Số tiền ấy không có giá trị gì ngoài việc khiến người dân thêm bức bối. Đọc tiếp »

BỎ FORMOSA ĐI, HÃY LO CHO BA ĐÌNH

Posted by adminbasam on 02/10/2016

Chưa đầy 36h đồng hồ sau khi Chính phủ công bố phương án bồi thường, sáng nay gần 10,000 người dân Kỳ Anh, trong trạng thái phẫn nộ, đã bao vây Khu công nghiệp Formosa Hà Tĩnh.

Công an, quân đội – như bao cuộc biểu tình khác, ban đầu trấn áp quyết liệt người biểu tình, song khi thấy số lượng người tham gia quá đông, đã rời bỏ hàng ngũ tháo chạy. Nhiều quân nhân còn nhanh chóng cởi bỏ quân phục, để tránh bị phát hiện vì họ thừa hiểu trong mắt người dân bấy giờ họ đang bảo vệ cho Formosa – thủ phạm trực tiếp gây ra cảnh khốn cùng của người dân.

Trong suốt thời gian qua đã không dưới chục lần tôi cảnh báo rằng một cuộc biểu tình như thế này, mà còn có thể còn lớn hơn, sẽ xảy ra, bởi lẽ trong số hàng loạt sai lầm của chính quyền khi ứng phó tình hình, có 3 sai lầm cốt tử sau:

Từ vụ kiện của ông Trịnh Vĩnh Bình, suy nghĩ về khả năng nạn nhân cá chết kiện Formosa & Hà Nội

 Posted by adminbasam on 03/10/2016

Trần Phong Vũ

2-10-2016

h1Trường hợp ông Trịnh Vĩnh Bình

Sau khi cộng sản xâm chiếm miền Nam, ông Trịnh Vĩnh Bình đã cùng với hàng triệu đồng bào liều mình bỏ nước đi tị nạn. Năm 1976, gia đình ông được bảo trợ qua định cư ở Hà Lan. Với sáng kiến công nghệ hóa việc chế biến chả giò một món ăn khoái khẩu của người Việt Nam -và cũng được nhiều người ngoại quốc ưa chuộng-, chỉ trong vòng không đầy mười năm sau, gia đình ông Trịnh đã trở thành triệu phú.

Trong một bài tổng hợp của tác giả Huỳnh Bá Hải post trên mạng ngày vừa qua, người ta được biết, khoảng giữa thập niên 80, trước tình trạng khó khăn về kinh tế, đảng cộng sản Việt Nam miễn cưỡng phải mở cửa kêu gọi quốc tế đầu tư, trong đó bao hàm cả người Việt tị nạn ở hải ngoại. Vì tâm tình lúc nào cũng hướng về quê hương và cũng vì tin tưởng nơi thiện chí của nhà cầm quyền Hà Nội, ông Trịnh Vĩnh Bình đã đem tiền về Việt Nam làm ăn. Vì cần có đất để mở cơ xưởng, ông nhờ thân nhân đứng tên giúp vì theo luật rừng của chế độ, cho đến ngày nay đất đai vẫn thuộc “sở hữu toàn dân” một định nghĩa mơ hồ để không cho tư nhân làm chủ và trên thực tế tất cả điền sản công tư đều do đảng và nhà nước thủ đắc. Đọc tiếp »

2-10-2016

Tôi muốn gửi đến chính quyền lời khuyên: Hãy lắng nghe và đối thoại với người dân, chớ đàn áp những người dân biểu tình, khiếu kiện FORMOSA. Vì sao?

1. Vì người dân có lẽ phải, chính quyền đã sai trái. FORMOSA đã bị chính quê hương Đài Loan của nó xua đuổi, không nước nào chứa chấp, thế mà Việt Nam rước về với bao nhiêu ưu đãi đầy khuất tất. Khi FORMOSA gây ra thảm họa môi trưởng biển, chính quyền đã bênh che cho họ, mà không lắng nghe, thấu hiểu nỗi cơ cực, uất hận của hàng triệu người dân mất biển, mất nghề truyền thống ngàn đời, mất môi trường sống an lành cho họ và cho các thế hệ con cháu… Chính quyền đã sai khi chọn FORMOSA, bất chấp ý nguyện của người dân; đã phớt lờ bao nhiêu đơn thư, những lời kêu gọi chân thành và thiết tha; đã đàn áp dã man những cuộc biểu tình đòi “Biển sạch, chính quyền minh bạch”… Tức nước thì vỡ bờ! Giờ đây, chính quyền hãy chân thành, thấy lỗi ở mình, mà xử lý vấn đề, đừng đổ tại dân. Đọc tiếp »

Tất cả các cường quốc trên thế giới đều là những quốc gia khai thác rất tốt nguồn lợi từ biển. Biển cho cá tôm, cho tài nguyên, giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi…

Từ ngàn đời nay, người Việt tồn tại trước giặc phương Bắc cũng nhờ những dãy núi cao và có biển cả bao bọc chở che. Tuy chưa biết khai thác và làm giàu từ biển nhưng biển vẫn là nguồn sống của hàng triệu con người.

Thảm họa Formosa gây ra có lẽ nó là thảm họa khủng khiếp nhất từ ngày lập quốc. Biển bị giết chết thì nước Việt cũng chẳng còn. Chỉ có những kẻ bại não mới không thể nhận ra điều ấy.

SAI TỪ CÁI TÊN GỌI

Chúng ta hay nghe cụm từ “sự cố” thay vì “thảm họa”. Người ta có vẻ cố làm nhẹ nó đi. Chỉ là cái tên gọi nhưng nó lại hàm chứa nhiều điều trong đó. Sự thật vẫn phải là sự thật và người dân ở Miền Trung quá thấm thía nỗi mất mát của Biển và cái tên gọi đã làm cho họ cảm thấy mất mát ấy không được thấu hiểu và sẻ chia. Đọc tiếp »

 Posted by adminbasam on 03/10/2016

FB Phạm Đoan Trang

2-10-2016

h1

Ngày hôm nay (2/10), các cơ quan báo chí lớn ở Việt Nam đã tự khẳng định họ chỉ là những cái loa tuyên truyền cho Đảng Cộng sản, khi tất cả cùng im lặng, không đề cập tới cuộc biểu tình hàng nghìn người chống Formosa ở Hà Tĩnh. Website của Thanh Niên đưa tin được một lát rồi cũng gỡ.

Người dân ở Hà Tĩnh đối diện với bộ đội, công an, cảnh sát cơ động dày đặc, họ còn chẳng sợ.

Các cha xứ phải đương đầu với hàng trăm cơ quan báo đài ở Việt Nam và hàng chục website đen của dư luận viên, vu khống, mạ lị họ tàn tệ, họ còn chẳng sợ.

Những blogger, facebooker hoạt động dân chủ ở Hà Nội, Sài Gòn, Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng… sống trong vòng vây của an ninh, bị triệt mọi ngả công việc, bị bắt giữ tùy tiện thường xuyên, bị quấy nhiễu về đời tư, bị đánh đập, đe dọa liên tục, họ còn chẳng sợ. Đọc tiếp »

Posted by adminbasam on 03/10/2016

FB Phạm Thanh Nghiên

2-10-2016

h1

 Công an, bộ đội cởi áo tháo chạy. Ảnh: FB

Nhiều tên công an, bộ đội đã cởi bỏ sắc phục, rời bỏ hàng ngũ trong hoảng hốt khi những người biểu tình bao vây trụ sở Formosa Hà Tĩnh sáng nay 2/10/2016.

Có thể nói đây là hình ảnh chưa từng có trong lịch sử đàn áp của công an, bộ đội-lực lượng cốt cán và trực tiếp bảo vệ chế độ cộng sản. Cuộc biểu tình của người dân (đa số là giáo dân) trước đại bản doanh của Formosa Hà Tĩnh sáng ngày 2/10/2016 chắc chắn đi vào lịch sử. Đọc tiếp »

 Posted by adminbasam on 02/10/2016

Nguyễn Đăng Quang

2-10-2016

Ngư dân trên đường tới Tòa án TX Kỳ Anh nộp đơn kiện Formosa. Nguồn: FB

Ngày 26 và 27/9/2016 vừa qua, hàng ngàn giáo dân và ngư dân thuộc giáo xứ Phú Yên huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An đã vượt quãng đường gần 200km để vào Tòa án Thị xã Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh (nơi đặt nhà máy luyện thép Formosa) nộp đơn khởi kiện tập đoàn này. Tòa án Kỳ Anh đã nhận đơn của 506 hộ dân. Trước đấy, hôm 22/9/2016, hơn 1.000 hộ dân xã Kỳ Lợi (Kỳ Anh) đã gửi đến Chính phủ và Quốc hội yêu cầu được bồi thường 2.000 tỷ VNĐ cho những thiệt hại về vật chất, tinh thần, sức khỏe mà họ phải gánh chịu vì thảm họa cá chết do Formosa gây ra. Đọc tiếp »

Viễn cảnh lạc quan trong vụ kiện Formosa của các nạn nhân cá chết hôm 26/27-9-2016

Posted by adminbasam on 02/10/2016

Trần Phong Vũ

27-9-2016

Tóm tắt diễn tiến dẫn tới vụ kiện

Khởi phát từ ngày 06-4-2016 và liên tiếp nhiều ngày sau đó, ngư dân sống quanh Vũng Áng thuộc huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh phát hiện hàng chục ngàn tấn cá chết đủ loại phơi trắng dọc dài 240 cây số bãi biển tới tận Lăng Cô, tỉnh Quảng Nam. Ngay lập tức, sự kiện hi hữu này đã được những trang mạng trong và ngoài nước phổ biến rộng rãi với những hình ảnh cụ thể, lôi kéo sự nhập cuộc của dư luận quốc tế.

Cùng với những phát hiện sơ khởi từ các thợ lặn và các ngư phủ địa phương, nghi vấn về nguyên nhân cá chết được qui cho tổ hợp gang thép Formosa, một công ty xuất xứ từ Đài Loan nhưng về mặt kỹ thuật được trao phó cho MCC, một tổ hợp hóa chất đặt dưới quyền điều hành trực tiếp của nhà cầm quyền Bắc Kinh[1]. Bằng chứng được trưng dẫn là anh Lê Văn Ngày, người đầu tiên cùng với các đồng nghiệp thợ lặn sau đó, đã tìm ra miệng ống xả chất thải dưới đáy biển Vũng Áng nối từ nhà máy Formosa. Và anh Lê Văn Ngày bị nhiễm độc chất cực mạnh, phải nhập bệnh viện và không lâu đã qua đời một cách bí ẩn. Điều đáng quan tâm là cái chết của anh Ngày đã bị giới y tế địa phương do lệnh thượng cấp tìm cách ếm nhẹm, tương tự như những trường hợp bị nhiễm độc chất thủy ngân, chì của người bệnh và chết sau đó. Đọc tiếp »