Thư Cho Con: Đại Họa Người Tàu Trên Đất Việt – Giáo Già
Ngày 20 tháng 9 năm 2016
H,
Trong thư trao giải “Hành tinh đen“, Ethecon vạch rõ ông chủ tập đoàn Formosa là kẻ ích kỷ, tham lam và rất ngoan cố trong tội lỗi phá hủy môi trường. Ngày 21/11/2009, trong cuộc họp công chúng Ethecon nói rằng Quyết định trao giải dựa trên các bằng chứng kéo dài, được quốc tế biết đến rộng rãi, các thông tin do các tổ chức công đoàn và nhân quyền quốc tế cung cấp, các kết quả điều tra của các chính phủ nhiều nước khác nhau.
Tập đoàn Formosa (FPG) có nguồn gốc từ thời kỳ chiến tranh lạnh. Nó được thành lập năm 1954 dựa trên nguồn viện trợ của Hoa Kỳ với Đài Loan. Đến nay, FPG trở thành một tập đoàn quốc tế với các chi nhánh tại Đài Loan, Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác kể cả Hoa Kỳ. Hoạt động của FPG bao gồm các sản phẩm hóa công nghiệp, công nghệ sinh học, điện tử, mỹ phẩm, phụ tùng xe hơi, dược phẩm… Thành tích “đen” của nó cho thấy:
- Năm 1998 FPG bị bắt quả tang khi định xả 3000 tấn rác độc tại vùng cảng biển Sihanoukville của Campuchia.
- FPG thường xuyên để xảy ra các tai nạn sản xuất gây chết người, nhiều vụ nổ tới mức cận thảm họa buộc phải di tản dân chúng.
- FPG nằm trong nhóm 10 thủ phạm gây ô nhiễm lớn nhất tại Đài Loan, gây ra 25% trên tổng số khí thải nhà kính do Đài Loan phát ra.
Nó khiến Hiệp hội thương mại của ngành hóa công nghiệp Hoa Kỳ phải từ chối hợp tác. Nhưng CSVN đã hân hoan tiếp đón nó, gây ra đại họa cho dân Việt, kể từ tháng 4/2016, do việc xả thải chất độc làm ô nhiễm môi sinh và làm chết cá suốt dọc bờ biển 4 tỉnh miền Trung VN. Chính Chu Xuân Phàm, một viên chức lãnh đạo Formosa, thú nhận [theo tờ Tuổi trẻ ngày 25/4]: “Tôi công nhận việc xả thải là ít nhiều có ảnh hưởng đến môi trường, nước xả thải là nước ngọt khi xả thải ra hòa lẫn với nước biển chắc chắn làm thay đổi môi trường, cá tôm ít đi là điều đương nhiên. Trước khi xây dựng dự án này thì công ty phải xin phép nhà nước VN. Nhiều khi được cái nọ mất cái kia, đây là tôi nói thật lòng. Hôm nay nhà nước mình muốn cho ngư dân đánh bắt ở đây hay là chọn cái nhà máy thép ở đây, đương nhiên nhà nước phải có sự cân nhắc. …Hồi xưa, khi giải phóng mặt bằng đã tính phương án hỗ trợ ngư dân đánh bắt cá chuyển sang nghề khác rồi, sao cứ phải đánh bắt quanh vùng biển này. Công ty khi xây dựng nhà máy ở đây có hậu quả ô nhiễm nghiêm trọng đến con cháu mình hay không là vấn đề cần quan tâm. Trách nhiệm của công ty, của tập đoàn mình cố gắng làm theo quy định của VN. Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà máy, cứ chọn đi. Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được…”.
Được biết, hiện tượng cá chết xuất hiện vào ngày 6/4 gần khu công nghiệp Vũng Áng (Sơn Dương, Kỳ Anh, Hà Tĩnh), sau đó lan ra các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Khoảng 70 tấn cá tự nhiên của 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế chết dạt bờ, chủ yếu là loài sống ở tầng đáy. Riêng Thừa Thiên – Huế có 35 tấn cá nuôi bị chết. Ngư dân 4 tỉnh lao đao vì cá biển không tiêu thụ được, hoặc bán với giá rẻ, không đủ bù chi phí đánh bắt.
Sau đó, chiều 29/6, Ông Trần Nguyên Thành – Chủ tịch Hội đồng quản trị Formosa (áo đen), đọc bản xin lỗi dài gần 7 phút, rồi cùng 6 đại diện khác cúi đầu xin lỗi nhà nước và nhân dân Việt Nam [xem hình].
Các hãng thông tấn quốc tế đều nhanh chóng đưa tin này:
- Reuters cho hay công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, nơi vận hành một trong những dự án đầu tư lớn nhất ở Việt Nam, hôm 28/6 đã nhận trách nhiệm gây ra hiện tượng cá chết quy mô lớn ở các tỉnh ven biển miền Trung…
- AP cũng dẫn lời Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết Formosa Hà Tĩnh chịu trách nhiệm về 70 tấn cá chết, bắt đầu dạt vào hơn 200 km bờ biển ở 4 tỉnh miền trung hồi đầu tháng 4. Hãng thông tấn Mỹ cho hay trong một video được phát tại cuộc họp báo, ông Trần Nguyên Thành, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh, đã bày tỏ sự hối tiếc về sự cố trên và nhận hoàn toàn trách nhiệm.
- Thông tấn xã Đài Loan CNA lúc 19h38 đưa tin Formosa Hà Tĩnh là thủ phạm gây ra cá chết hàng loạt tại các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam và đã thừa nhận kết luận điều tra của chính phủ Việt Nam.
- Trang thông tin kinh doanh toàn cầu Quartz, cho hay thời gian qua, ngành ngư nghiệp và du lịch miền Trung đã phải gánh chịu thiệt hại nặng nề do thảm họa môi trường trên, khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong nửa đầu năm nay sụt giảm…
- Hồi giữa tháng, một cuộc biểu tình đã diễn ra ở Đài Loan, với sự tham gia của các nhà môi trường, các nhà hoạt động, kêu gọi tập đoàn Formosa – nghi phạm chính trong vụ việc – điều tra nguyên nhân và chia sẻ thông tin…
- Các nghị sĩ Đài Loan cũng kêu gọi chính quyền vào cuộc điều tra và nhấn mạnh thảm họa này có thể gây nguy hại cho chính sách khuyến khích đầu tư vào khu vực Đông Nam Á.
- Chia sẻ trên Taipei Time, lãnh đạo Formosa Plastics Group (FPG) xác nhận sẽ hoãn việc khánh thành nhà máy (lò cao số I) tại Khu liên hợp gang thép Formosa tại Vũng Áng (Hà Tĩnh, Việt Nam) và chưa có kế hoạch mới cho sự kiện. Trước đó, Tập đoàn này dự kiến sẽ đưa nhà máy vào hoạt động vào ngày 25/6 tới.
Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp (FHS) thuộc Tập đoàn Formosa của Đài Loan bắt đầu xây dựng nhà máy tại Khu kinh tế Vũng Áng năm 2012. Đây là nhà máy liên hợp sản xuất gang thép từ nguyên liệu ban đầu là quặng sắt và than đá, thành gang thép thành phẩm. Dự án gồm 6 lò cao dung tích 4.350 m3, công suất ước đạt 15 triệu tấn gang thành phẩm với tổng mức đầu tư là 28,5 tỷ USD (giai đoạn một là 10,5 tỷ USD). Khi hoàn thành, công trình dự kiến tạo việc làm cho trên 35.000 lao động. Đầu tháng 4 vừa qua, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) bắt đầu chết. Hiện tượng bất thường này sau đó lan ra cá, tôm nuôi bằng nguồn nước biển, cá tự nhiên dọc 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Lượng cá tự nhiên chết dạt lên bờ đến ngày 25/4 gần 70 tấn, chủ yếu là các loại cá sống ở tầng đáy.
Được biết, ngày 16 tháng 9, Toà Hình sự Quốc tế – ICC đưa ra một chính sách mới, đó là các nhà chính trị và giới chủ nhân các công ty tòng phạm trong những vụ cướp đất đai, phá rừng nhiệt đới hoặc làm nhiễm độc nguồn nước có thể sẽ bị đưa ra toà ở La Haye như những kẻ tội phạm.
Từ đó, tin được loan trên đài RFA cùng ngày 16-09-2016 cho biết Ban Hỗ trợ Các Nạn Nhân Thảm họa Ô Nhiễm Môi trường Biển tại giáo phận Vinh vừa được Tòa giám mục Xã Đoài quyết định thành lập căn cứ vào đơn xin trợ giúp của giáo dân các xứ Đông Yên, Quý Hòa, Song Ngọc, Côn Sẻ, Xuân Hòa, Tân Mỹ, Nhân Thọ, Đan Sa, Chợ Sàng và Tân Phong. Quyết định được chính giám mục Phao lô Nguyễn Thái Hợp ký hôm 13 tháng 9 và bắt đầu có hiệu lực từ khi ký. Ba vị chịu trách nhiệm là Giuse Phan Sĩ Phương, Phê rô Hoàng Biên Cương, Giuse Nguyễn Công Bắc.
Vậy mà, tin được đăng trên báo Người Việt lại cho biết: “Một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm đang được chuẩn bị xây dựng tại hai xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), theo báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu 26 Tháng Tám cho hay như vậy. Đây không phải là một dự án sản xuất sắt thép đầu tư ngoại quốc mà do tập đoàn Hoa Sen, một công ty tư nhân kinh doanh và sản xuất tôn thép trong nước, đổ tiền ra… Đây là một dự án rất lớn thấy đề cập trên tờ Tuổi Trẻ với ‘quy mô vốn đầu tư lên tới $10.6 tỷ, khoảng hơn 230,000 tỷ đồng, với công suất 16 triệu tấn/năm. Trong khi đó, giai đoạn 1 của dự án thép Formosa tại Vũng Áng, Hà Tĩnh, là hơn 10 triệu tấn/năm…”
Bản tin của tờ Tuổi Trẻ cho hay một diện tích khổng lồ gồm khoảng 1,500 ha sẽ bị đại gia HSG chiếm lấy theo sự thỏa thuận của chính quyền tỉnh Ninh Thuận… Theo nguồn tin, dự án sắt thép của tập đoàn HSG “sẽ triển khai đầu năm 2017”. Khi đó, những dự án khu nghỉ dưỡng, du lịch, nổi tiếng nhiều năm nay ở hai xã Phước Diêm và Cà Ná có còn tồn tại hay bị nuốt chửng? Hàng ngàn gia đình cư dân đang sống bình yên có bị đẩy vào vòng khốn khó, buộc lòng phải biểu tình chống đối, như hàng ngàn gia đình giáo dân Công Giáo ở Vũng Áng, Hà Tĩnh?. Nó được nhà biếm họa Babui mau lẹ vẻ nên bước biếm họa đính kèm, được đăng trên nhiều diễn đàn điện tử [xem hình].
Còn nhớ, khi Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dự lễ khởi công xây dựng dự án gang thép Formosa ở Vũng Áng ngày 2 Tháng Mười Hai, 2012, báo tỉnh Hà Tĩnh viết rằng: “Dự án được ứng dụng kỹ thuật và các thiết bị tiên tiến trên thế giới về luyện gang, luyện thép và cán thép, đồng thời áp dụng các giải pháp kỹ thuật về tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường tốt nhất.” Nhưng đến đầu Tháng 4 năm nay, mới chỉ súc rửa hệ thống đường ống của nhà máy để chuẩn bị bắt đầu sản xuất, Formosa đã đầu độc một vùng biển rộng lớn của bốn tỉnh miền Trung Việt Nam. Cá và tất cả các loại thủy sản chết dạt lên bờ dài hơn 200 km.
Liên quan đến nội vụ, ngày 14/9, UBND tỉnh Ninh Thuận nói họ ủng hộ chủ trương đầu tư dự án nếu dự án “đáp ứng các yêu cầu về môi trường, công nghệ tiên tiến kiểm soát được môi trường theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”. Tỉnh Ninh Thuận nói dự án đang lập báo cáo tiền khả thi và sẽ trình lên Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để quyết định. Dự án cho thấy các ‘Ưu đãi’ của Ninh Thuận gồm:
- Tỉnh chịu toàn bộ chi phí thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng 1.500 ha đất dự án.
- Tỉnh chịu toàn bộ chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất dự án.
- Áp dụng miễn hoàn toàn tiền thuê đất, mặt nước cho toàn bộ 70 năm vòng đời dự án.
- Cho phép HSG toàn quyền ấn định giá thuê đất cho các nhà đầu tư thứ cấp trong suốt thời hạn dự án.
- Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế (hưởng thuế TNDN 0%), giảm 50% trong 9 năm kế tiếp (hưởng thuế TNDN 5%), và áp dụng thuế suất TNDN ưu đãi 10% trong 30 năm đối với Dự án KCN Hoa Sen – Cà Ná và Dự án Cảng tổng hợp quốc tế Hoa Sen – Cà Ná. Riêng với Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen – Cà Ná, thời gian hưởng thuế ưu đãi 10% lên tới 70 năm.
- Áp dụng mức thuế suất thấp nhất của Luật thuế tài nguyên.
- Giảm 50% thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thường xuyên và không thường xuyên, trong và ngoài nước làm việc tại tất cả các dự án cho HSG làm chủ đầu tư tại Ninh Thuận.
- UNND Ninh Thuận cam kết tự lo ngân sách và tự chịu trách nhiệm xây dựng 2 đê chắn sóng.
- UBND Ninh Thuận cam kết cùng với HSG vận động trung ương để xây đường sắt từ dự án đến ga Cà Ná, ưu tiên xây dựng hạ tầng đường bộ đảm bảo xe trọng tải lớn hoạt động, đáp ứng yêu cầu cung ứng điện đủ công suất cho toàn Dự án.
- UBND đảm bảo cung cấp nguồn nước đầy đủ, ổn định cho các dự án của HSG.
- UBND Ninh Thuận tạo điều kiện để cấp phép cho cán bộ, công nhân viên liên quan đến dự án của HSG được đưa đi đào tạo ở nước ngoài.
- Tỉnh hỗ trợ kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của Khu liên hợp nhà máy.
(Nguồn: Phân tích của Tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, từ Thỏa thuận hợp tác chiến lược giữa UBND Ninh Thuận với Tập đoàn Hoa Sen).
Từ đó, những câu hỏi được biên tập viên Mặc Lâm đưa lên đài RFA ngày 14-9-2016 như sau:
Xem hình vị trí xây dựng dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná tại Ninh Thuận. Courtesy photo
Tại sao đưa Tôn Hoa Sen vào quy hoạch?
Đó là câu hỏi mới nhất mà dư luận lẫn các chuyên gia đưa ra sau khi ông Trương Thanh Hoài, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng thuộc Bộ Công Thương cho biết việc sản xuất thép tại Cà Ná vốn được phê duyệt từ trước và ngay cả khi Ninh Thuận không đề xuất Hoa Sen làm, dự án vẫn sẽ được đưa trở lại quy hoạch. Một trong những phản ứng đến từ TS Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hỏi “Tại sao Bộ Công Thương lại ra quyết đưa dự án thép của Hoa Sen vào quy hoạch trong khi trên thế giới tình hình sản xuất thép đang ứ đọng”. Tiếp đến, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, cho biết nhận xét của bà vể quy hoạch “trái mùa” này: “Quy hoạch mà vẫn bám vào quy hoạch đã đưa ra cách đây 10 năm thì đã là một điều hoàn toàn không hơp lý bởi vì quy hoạch đưa ra cách đây 10 năm đó là áp dụng kinh tế vào lúc đó, chứ còn vào lúc này khi mà thị trường thép cả thế giới đã có sự dư thừa công suất cực kỳ lớn, đặc biệt sự dư thừa đó đang xuất hiện khắp Việt Nam và hôm nay thép Trung Quốc đã tràn sang Việt Nam như thế nào, gây điêu đứng như thế nào cho các công ty thép đã có tại Việt Nam thì điều đó ai cũng biết rõ.”
Năng lực tài chánh của Hoa Sen?
Khi ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Hoa Sen tuyên bố rằng sẽ đầu tư vào dự án nhà máy thép Cà Ná gần 11 tỷ đô la, giới hoạt động tài chánh ngay lập tức đặt câu hỏi ông ấy sẽ lấy tiền từ đâu khi mà số vốn của Hoa Sen chỉ vỏn vẹn chưa tới 3.000 tỷ đồng VN, và ngân hàng Công thương là nơi duy nhất hứa cho vay 500 triệu đô la…. Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc công ty tư vấn tài chính Invest Consult nhận xét: “Chắc chắn năng lực tài chính của Tôn Hoa Sen không đủ để làm một dự án như thế này. Thậm chí huy động vốn trên thị trường Việt Nam thôi cũng không đủ để triển khai dự án cỡ như Cà Ná, cho nên vấn đề tài chính của Tôn Hoa Sen phải nói rằng là vấn đề lớn đòi hỏi phải nghiên cứu rất kỹ chiến lược hay cách thức của tập đoàn Tôn Hoa Sen cho dự án này. Nghiên cứu tài chính của dự án này tức là nghiên cứu triển vọng thành công của dự án. Không có tiền thật đã khó, có tiền thật chăng nữa cũng rất khó bởi vì nó đưa ra trong một thời kỳ không thuận lợi và trong giai đoạn mà xã hội Việt Nam đòi hỏi rất khắc khe việc bảo vệ môi trường. Cho nên gọi vốn cho dự án này là việc không hề dễ.” Theo cách nói của ông Lê Phước Vũ thì người ta đoán rằng số tiền này sẽ đến từ Trung Quốc song song với trang thiết bị mà ông Vũ khẳng định chỉ có thể mua của Trung Quốc mới có lời…
Máy móc lạc hậu vào Việt Nam bằng cách nào?
Về câu hỏi tại sao Tôn Hoa Sen nhập máy móc của Trung Quốc liệu ai là người sẽ kiểm soát các thiết bị này cho phù hợp với quy định của Bộ Công thương…, và không loại trừ khả năng tham ô để các máy móc ấy lọt sổ…, về phía nhà cung cấp có thể đi đêm với các nhà thẩm định của Việt Nam bằng cách đút lót hay nhiểu cách khác để che giấu vì hối lộ thì người Trung Quốc họ quá rành trong chuyện làm ăn với Việt Nam theo cách nào đó có lợi cho họ…
Nhóm lợi ích trong các ban tham mưu chính phủ?
Câu hỏi đặt ra liệu các ban tham mưu của chính phủ có dính gì tới việc chấp thuận cho dự án này, ngay cả ban tư vấn cho Thủ tướng liệu có đủ khả năng và trung thực để đưa ra những lời khuyên hữu ích cho chính phủ hay không… Có nhiều khi tổ chức tham mưu cho chính phủ nói một đường nhưng chính phủ làm một nẻo. Chúng ta đã biết các nhà máy điện của Việt Nam bây giờ đang xây dựng lên thì 100% do Trung Quốc thầu và trúng thầu. Công nghệ của Trung Quốc thì lạc hậu làm nhà máy điện chưa xong thì đã lạc hậu rồi… Tại làm sao như thế? Tiền to chừng nào thì dự án bị mua chuộc càng lớn chừng ấy.
Vậy nên hay không nên?
Ông Nguyễn Trần Bạt, Giám đốc công ty tư vấn tài chánh Invest Consult người viết nhiều cuốn sách phân tích tình hình chính trị, kinh tế tài chánh Việt Nam chia sẻ về việc chính phủ không nên chấp nhận cho dự án Cà Ná vì thời điểm và lòng người dân hiện nay: “Tôi không thấy có biểu hiện rõ rệt nào về sự ủng hộ một cách tích cực của chính phủ. Dự án cụ thể này thì có những thông tin rất khác nhau. Ngày hôm qua thì UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết không có gì vội vàng, không có phê chuẩn nào mà mới chỉ là ý đồ chứ chưa phải là sự phê chuẩn nghiêm túc nào cả. Riêng cá nhân tôi thì tôi cho rằng phải rất thận trọng trong việc ủng hộ một dự án như thế này, kề cả sự thận trọng ấy từ phía chính phủ. Thái độ của chính phủ đối với dự án Formosa thì nó cũng rõ rồi vì thế cho nên từ dự án này sang dự án khác có cùng quy mô có cùng chất lượng, có cùng công việc thì bắt buộc phải thận trọng chả có cách nào khác. Tôi nghĩ chính phủ dù có ủng hộ mấy thì cũng phải thận trọng. Cái sự phân công một cách rõ ràng, sự khẳng định một cách rõ ràng, hay sự phê chuẩn một cách rõ ràng đều chưa có, thành ra tôi không có phát biểu gì về thai độ của chính phủ. Nếu có lời tư vấn nào, một lời khuyên nào cho chính phủ thì tôi cho là chính phủ phải rất thận trọng đối với loại dự án như thế này.”
(Xem hình: Sơ đồ vị trí dự án khu liên hợp nhà máy thép Cà Ná tại Ninh Thuận).
Ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Ban quản trị tập đoàn Tôn Hoa Sen khẳng định rằng sẽ mời ban tư vấn môi trường từ Hoa kỳ hay Âu châu kiểm tra các thiết bị nhà máy thép tại Cà Ná và ông đảm bảo rằng sẽ không xảy ra một Formosa thứ hai tại Ninh Thuận.
Tuy nhiên câu hỏi dư luận đặt ra cho ông Vũ và cho chính phủ ngày một nhiều hơn trong vấn đề môi trường, liệu một ban tư vấn, cho dù kinh nghiệm đến từ Mỹ hay bất cứ nước nào, khi họ ra về ai là người trực tiếp trách nhiệm với những tư vấn mà họ đưa ra nhưng chủ doanh nghiệp không tuân thủ, vì tốn kém và vượt khả năng tài chánh? Báo chí dẫn lời ông Heyno Michael Smith đại diện của Công ty GMC nơi được Hoa Sen chọn làm nhà tư vấn cho siêu dự án Cà Ná nói rằng: “Tất cả các khu liên hợp cán thép đều có hại cho môi trường bất kể máy móc của họ như thế nào”. Xác định này không mới nhưng đối với UBND Tỉnh Ninh Thuận câu hỏi đặt ra sẽ là có cần thiết phải đầu tư thép với bất cứ giá nào khi mà bài học Formosa vẫn còn đó?
Chất thải rắn, đổ đi đâu?
Nhà máy thép sẽ thải ra chất thải rắn từ xỉ than, quặng, cùng các chất vô cơ khác. Các chất này không thể tái chế để dùng và biện pháp duy nhất là chôn lấp như Formosa đã làm và bị phát hiện lúc gần đây. Đó cũng chính là lý do khiến ông Phạm Văn Chi nguyên chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa không chấp nhận cho Tập đoàn Posco của Hàn Quốc được mở nhà máy thép tại vịnh Vân Phong vào năm 2007 do lo sợ ô nhiễm môi trường khi chôn lấp chúng… Nay, tỉnh Ninh Thuận với những khó khăn không kém Hà Tĩnh, tuy cơ sở hạ tầng chưa có gì chắc chắn trong việc kiểm tra môi trường từ xả thải lẫn chất thải rắn; nhưng trong niềm khao khát đầu tư, tỉnh đã đưa ra các ưu tiên cho Hoa Sen từ chính sách thuế cho tới giải tỏa mặt bằng, cũng như nhanh chóng hứa xây dựng nhà máy cung cấp nước ngọt cho Hoa Sen trong khi người dân sống trong khô hạn. Chất thải rắn một khi chôn lấp không đúng quy trình kỹ thuật sẽ gây hại vô bờ cho người dân. Ai là người trách nhiệm? Tôn Hoa Sen hay UBND tỉnh Ninh Thuận? Ngay đối với Formosa báo chí cho biết dù đã trải qua 20 bộ ngành thẩm định, nhưng vẫn xảy ra thảm nạn môi trường; vậy Ninh Thuận sẽ rút kinh nghiệm gì về kiểm tra chất lượng môi trường của Tôn Hoa Sen khi nó đi vào vận hành?
Trình độ, năng lực của cán bộ môi trường, một câu hỏi lớn?
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế và từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, nhận xét về năng lực của các cán bộ môi trường như sau: “Trong 63 tỉnh thành của Việt Nam tôi nghĩ chỉ vài địa phương là còn có thể có được đội ngũ hoặc là những người có thể làm được công tác kiểm định môi trường thôi chứ tôi không tin họ có trình độ thật sự, tôi không tin họ có trình độ để hiểu nổi các công ty đầu tư nước ngoài ai là ai.” Trong khi đó GSTS Trần Hiếu Nhuệ, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Nước và Công nghệ Môi trường, cho rằng máy móc kiểm tra môi trường có thể tương đối nhưng ý thức tôn trọng môi trường của các nhà đầu tư mới là vấn đề, trong đó Trung Quốc vẫn là nước hàng đầu có hệ thống xử lý môi trường tồi tệ nhất, ai đảm bảo Tôn Hoa Sen không theo cách mà Trung Quốc đang làm để hạ thấp nhất giá thành sản phẩm?…
Có nên tin vào lời hứa?
Tuy môi trường là yếu tố hàng đầu nhưng các tỉnh nghèo như Hà Tĩnh trước đây và Ninh Thuận hiện nay vẫn khát khao nhà máy thép. Có lẽ những thuyết phục của ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Hoa Sen Group phần nào làm siêu ý chí của tỉnh Ninh Thuận qua các nhận định mà ông Vũ đưa ra trên hệ thống truyền thông đại chúng, khi nói: “Chúng ta phải hiểu như thế này: Bây giờ chúng ta trồng một cây ổi chẳng hạn, thấy người khác leo lên hái ổi bị té mà chúng ta không dám leo. Cái cơ hội vàng để chúng ta có thể công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước chỉ còn 20 năm nữa và chưa bao giờ chúng ta có cơ hội vàng như hiện nay. Chúng ta không thể tăng trưởng chỉ bằng nông nghiệp, bằng thủy hải sản, mà chính là công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây là giai đoạn vàng và chúng ta phải thấy Formosa là một bài học để từ cơ quan nhà nước cho đến doanh nghiệp phải thấy được đây là trách nhiệm hàng đầu.” Trách nhiệm hàng đầu mà ông Lê Phước Vũ tuyên bố thuộc về ông thì ít mà thuộc về UBND tỉnh Ninh Thuận thì nhiều hơn gấp trăm lần. Bởi khi có biến cố xảy ra người dân Ninh Thuận sẽ tìm tới chính quyền địa phương, nơi ký giấy cho ông Vũ hoạt động. Giống như Formosa người dân 4 tỉnh miền Trung không cách gì có thể đổ lên đầu Formosa mọi trách nhiệm mặc dù đơn vị này đã bồi thường một số tiền chiếu lệ. Trả lời báo chí về biện pháp chế tài nếu đơn vị doanh nghiệp nào vi phạm môi trường Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho biết sẽ xử lý nghiêm, kể cả việc dừng hoạt động hoặc đóng cửa các nhà máy thép không đáp ứng các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Nhưng, qua kinh nghiệm của Formosa cho thấy biện pháp mà Phó Thủ tướng nói dù có thực hiện đi chăng nữa thì mọi tai họa cũng đã đổ ập lên đầu dân chúng rồi.
Cam kết, liệu có giá trị pháp lý?
Ông Lê Phước Vũ, chủ tịch Ban quản trị tập đoàn Tôn Hoa Sen từng cam kết rằng: “Nếu dự án thép Hoa Sen Cà Ná gây ô nhiễm môi trường, chúng tôi sẽ đóng cửa nhà máy và giao toàn bộ tài sản cho Nhà nước; không xả thải một giọt nào ra biển.” Nhưng đối với cái nhìn của các chuyên gia kinh tế thì lời hứa của ông Lê Phước Vũ không có giá trị gì bởi ông hoàn toàn không có khả năng giữ lời khi tập đoàn mà ông quản trị có hàng ngàn cổ đông và những cổ đông ấy không ai dại gì tuân theo một lời hứa để mất những số tiền riêng của mình… Về mặt pháp lý cam kết của ông Lê Phước Vũ hoàn toàn không có chút giá trị gì để nhà nước có biện pháp chế tài. PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, Giảng viên Luật và chính sách công, quản trị nhà nước Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright cho biết: “Một cá nhân anh tuyên bố như thế nhưng sau này gây thiệt hại rất là lớn và lâu dài thì cá nhân ấy làm sao chịu trách nhiệm được vì không có năng lực chịu trách nhiệm. Một cá nhân tuyên bố như thế thì chịu trách nhiệm cách nào? Thành ra những tuyên bố như vậy rất ít giá trị về mặt pháp lý.”… Ông Lê Phước Vũ chấp nhận chính phủ tịch thu toàn bộ tài sản của Tôn Hoa Sen nếu tập đoàn này vi phạm môi trường. Đây cũng là một lời cam kết không giá trị bởi lẽ trang thiết bị của nhà máy thép Hoa Sen vận hành tại Cà Ná đều mua từ Trung Quốc thì giá trị tài sản cố định không đáng là bao so với thiệt hại môi trường mà nó gây ra. Chuyên gia Phạm Chi Lan đưa ra nhận xét: “Nhà nước không dễ dàng lấy lại cái thiết bị bỏ đi đó làm gì cả, kể cả bán sắt vụn. Mà bán đi thì được bao nhiêu, ai mua cái đống sắt vụn ấy còn mắc công đem đi đâu đấy để tiêu hủy. Vả lại cho dù nhà máy còn chút giá trị thì làm sao nhà nước lấy mà vận hành tiếp được? Và chi phí bán được có đủ để bồi thường cho môi trường bị ô nhiễm hay không?”
Trả lời ý kiến băn khoăn của cổ đông về việc sử dụng công nghệ, thiết bị nước nào cho dự án, ông Vũ lớn tiếng “Đừng thấy Formosa mà sợ. HSG sử dụng công nghệ luyện cốc nhưng không thu hồi hóa chất mà thu hồi nhiệt để làm phát điện thì chắc chắn không xảy ra như Formosa“… “Trung Quốc hiện có quá nhiều, quá rẻ về vật liệu cơ bản để chế tạo thiết bị. 90% dự án thép thế giới đều dùng của Trung Quốc chế tạo. Còn nếu nhập từ châu Âu thì làm gì có lời“(!?)…. Trả lời về việc lấy nước ở đâu để làm dự án, ông Vũ nói “Lấy nước biển làm chứ đâu, dù chi phí để đầu tư sẽ cao hơn. Nhưng khi nào thiếu nước thì mới dùng nước biển“… Còn hiện tại, theo ông Vũ, “Dự án hiện đã được tỉnh kéo đường nước xuống tận nơi rồi“… Nhưng, được biết, mấy năm gần đây, hạn hán ở Ninh Thuận ngày càng khốc liệt. Nhiều hồ chứa nước ngọt cạn trơ đáy. Lượng nước tích trữ chỉ còn 15,6% dung tích thiết kế. Sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại hàng trăm tỉ đồng vì hạn hán trong năm 2015. Hàng nghìn người thiếu nước sinh hoạt và vì hạn hán, đã có tới hơn 2.000 con cừu bị chết đói và khát.
Do vậy, một TUYÊN BỐ: CỰC LỰC PHẢN ĐỐI DỰ ÁN PHIÊU LƯU NGUY HIỂM THÉP HOA SEN Ở NINH THUẬN được 10 tổ chức, và sơ khởi đã có 230 cá nhơn, cùng ký tên lên tiếng cho rằng:
- Đại thảm họa môi trường khủng khiếp do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã cho thấy rất rõ ràng, vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của nhân dân. Hậu quả Formosa gây ra là cực kỳ tệ hại, khó lường hết mức độ và thời gian di hại. Khả năng chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay quá yếu kém…
- Dự án thép 16 triệu tấn thép/năm của HSG ở Ninh Thuận tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, khuất tất, hiểm họa rất lớn về kinh tế – xã hội…
- Rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý có uy tín và dư luận cả nước đã và đang lên tiếng phản biện, quan ngại, phản đối dự án hết sức nguy hiểm này của HSG…
- Lãnh đạo Ninh Thuận nhắm mắt ủng hộ dự án, nhưng nếu thảm họa môi trường xảy ra, họ có đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người dân Ninh Thuận? Có ngăn nổi thảm họa tác động đến cả nước?
- Vì những lẽ trên, chúng tôi kiên quyết yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành trung ương hữu quan, Ban Bí thư, Bộ Chính trị ĐCSVN, Quốc hội thực thi nghiêm túc bổn phận, trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước trước nguy cơ một Formosa 2 tại Ninh Thuận, dứt khoát không được phép để xảy ra sự đã rồi như Formosa Hà Tĩnh.
- Chúng tôi cũng kêu gọi nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, bằng mọi phương cách, cùng chung sức cương quyết phản đối dự án hết sức nguy hiểm này… [xem phụ đính]
Trở lại Formosa Hà Tỉnh, cho dầu người dân biểu tình, với số người có lúc lên hơn 30 ngàn, đòi Nhà nước đóng cửa Formosa, nhưng nhà cầm quyền vẫn cứ để Formosa tiếp tục “hành nghề”, với số lượng “quân dân Tàu” hiện diện lên đến hơn 10 ngàn người không ai kiểm soát hết được. Mai nầy, khi dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm thành hình ở Cà Ná thì số “quân dân Tàu trá hình” hiện diện ở Việt Nam sẽ lên đến bao nhiêu sư đoàn, sẵn sàng ứng chiến, cắt đôi nước Việt, đồng hành với đoàn quân ở các nơi khác làm thành cuộc xâm lăng toàn diện đất nước VN.
Một trong các nơi khác đó được nhận diện từ đầu năm 2014 là cảng Cửa Việt. Nó trở thành một vị trí chiến lược của TC. Hiện tại, một vùng chiến lược đã được xây dựng ngay tại Cửa Việt… gồm kho bãi, đèn hải đăng (lighthouse) báo hiệu cho tàu bè, và một khu “quân sự” hoàn toàn bị cô lập, người dân Quãng Trị không được bén mảng đến, ngay cả cán bộ CS Bắc Việt cũng bị cấm. Đây hành lang kinh tế Đông – Tây, và ở cuối Quốc lộ 9, cách cửa khẩu Lao Bảo 90 km về phía Đông, chạy xuyên qua Lào, đến tận hải cảng phía tây Thái Lan, tiếp giáp với Ấn Độ Dương, và người thủ lợi nhiều nhứt chính là Vân Nam của Trung Cộng. Nó đã được chuyển giao về cho Tập đoàn TC lập căn cứ “quân sự” thông qua một “dự án kinh tế” của Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam – một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, vốn thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Cộng thâu tóm sau đó. Đó là chưa kể con đường xe lửa Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội đã được khánh thành vào giữa năm 2008, chỉ cho xe lửa Tàu cộng di chuyển. vì đầu máy xe lửa Việt Nam không đủ kích thước để sử dụng. Từ đó, hàng hóa lậu và cả người Tàu di dân không cần chiếu khán cũng xâm nhập vào nội địa Việt Nam bằng phương tiện này.
Mới đây Trung cộng đã lên kế hoạch xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine (Huế) nằm ở khu vực đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam. Năm 2013, tỉnh Thừa Thiên – Huế đồng ý cấp phép gần 200ha đất ở khu vực đèo Hải Vân cho một công ty Trung Quốc để thực hiện Dự án xây dựng Khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine với tổng mức đầu tư lên đến 250 triệu USD. [Xem hình con đường bê tông dẫn vào khu dự án nghỉ dưỡng 5 sao trên đèo Hải Vân – nơi có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự của Việt Nam]. Nơi này có liên quan đến quân khu V và quân khu IV của Việt Nam, nếu TC chiếm được đèo Hải Vân tức là chiếm được Đà Nẵng.
Như vậy, coi như mọi nơi đều có mặt quân dân Tàu (trá hình). Hãy xem:
- Dọc biển, từ Quảng Ninh (Nhiệt điện Mông Dương 2 tại Cẩm Phả, khu công nghiệp Texhong Hải Hà tại Móng Cái…), đến Hải Phòng (Nhiệt điện Thủy Nguyên…), Hà Tĩnh (khu công nghiệp Fomosa gồm cảng Vũng Áng và cảng nước sâu Sơn Dương tại Kỳ Anh), Quảng trị (Công ty chăn nuôi tại Cửa Việt), cho đến Khu du lịch mũi Cửa Khẻm ở chân đèo Hải Vân (Thừa Thiên – Huế), các khu Trung Quốc dọc bờ biển Đà Nẵng, Bình Định (Khu kinh tế Nhơn Hội tại Quy Nhơn, Tuy Phước, Phù Cát), Bình Thuận (Nhiệt điện tại Vĩnh Tân), Ninh Thuận (Nhà máy titan tại Sơn Hải), Trà Vinh (Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải)…
- Trên đất liền, hai địa bàn quan trọng: Thứ nhứt là các nhà máy khai thác bauxite tại Nhân Cơ, Tân Rai coi như ngồi trên nóc nhà khống chế cả Đông Dương với số quân trá hình là công nhân tràn ngập cả vùng đất chúng cư ngụ. Chỉ riêng thị trấn Nhân Cơ, từ năm 2009, cũng đã có trên 20 ngàn nhân công Tàu làm việc… Thỉnh thoảng chỉ còn thấy một vài người thiểu số thả bộ dọc theo hay bên đường rực đầy ánh sáng với nhiều đèn màu về đêm, gây hại môi trường, tàn phá khu vực rộng lớn, và làm thua lỗ ngân quỹ quốc gia càng lúc càng trầm trọng hơn. Và Thứ hai là sự kiện nổi bật cho thấy cuối Tháng Giêng 2010, Trung Tướng Ðồng Sĩ Nguyên và Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh đã công bố lá thư về việc 10 tỉnh trong cả nước “đã cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích 305,353.4 ha, trong đó Hong Kong, Ðài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 ngàn ha; 87% ở các tỉnh xung yếu biên giới”. Đó là các tỉnh Cao Bằng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Kon Tum, Bình Dương… Đây là một hiểm hoạ cực lớn liên quan đến an ninh nhiều mặt của quốc gia. Cho Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc khai thác rừng đầu nguồn là tiềm ẩn đầy hiểm hoạ. Họ đã thuê được thì họ có quyền chặt phá vô tội vạ. Rừng đầu nguồn bị chặt phá thì hồ thuỷ lợi sẽ không còn nguồn nước, các nhà máy thuỷ điện sẽ thiếu nước không còn tác dụng, lũ lụt, lũ quét sẽ rất khủng khiếp. Ngoài ra, họ có thể đưa người của họ vào khai phá, trồng trọt, làm nhà cửa trong 50 năm, sinh con đẻ cái, sẽ thành những “làng Đài Loan”, “làng Hồng Kông”, “làng Trung Quốc”… [Xem hình: Tập đoàn Innov Green (Hồng Kông, Trung Quốc) được cấp phép thuê đất 50 năm trồng rừng nguyên liệu tại Quảng Ninh, Nghệ An, Quảng Nam, Lạng Sơn, Kon Tum].
Ngoài ra, tại Bình Dương, không xa Sài Gòn, còn có Đông Đô Đại Phố được Tàu xây dựng trên quy mô 26ha ngay tại trung tâm của thành phố mới Bình Dương. Dự án được xây dựng theo phong cách Tàu với mục tiêu tạo ra một khu đô thị hiện đại phục vụ cho cộng đồng người Tàu sinh sống và làm việc tại Bình Dương. Dự án có vị trí rất đắc địa tại trung tâm thành phố mới Bình Dương, tận hưởng các tiện ích xã hội hoàn hảo rất ít nơi có được. Đông Đô Đại Phố bao gồm nhiều hạng mục như: nhà phố liên kế, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại,… kết hợp hài hòa giữa phong cách hiện đại, sang trọng nhưng vẫn mang đậm dấu ấn kiến trúc Tàu. [Xem hình vị trí dự án]
Mặt khác, hầu như khắp nước, với sự cấu kết của nhà cầm quyền, các resort được Tàu bỏ tiền ra thành lập, hoặc nhờ người Việt đứng tên xin phép. Điển hình rõ nhứt là:
- Bình Thuận 104 resort
- Đồng bằng Sông Cửu Long 103 resort
- Kiên Giang 92 resort
- Đảo Phú Quốc 90 resort
- Quảng Nam 34 resort
- Bà Rịa – Vũng Tàu 25 resort
- Khánh Hòa 21 resort
- Thành phố Đà Nẵng 14 resort
- Thừa Thiên – Huế 14 resort
- Lâm Đồng 13 resort
- Hải Phòng 8 resort
- Vườn Quốc gia Cát Bà 7 resort
- Mũi Né 80 resort
- Dương Đông 69 resort
- Hội An 31 resort
- Đà Nẵng 14 resort
- Phan Thiết 14 resort
- Đà Lạt 11 resort
- Nha Trang 10 resort
- Huế 9 resort
- Vũng Tàu 8 resort
- Kê Gà 8 khách sạn
- Cát Bà 7 resort
- Cửa Cạn 5 resort
Điểm đặc biệt là 90% các dự án kinh tế trọng điểm quốc gia (công trình điện, khai khoáng, dầu khí, luyện kim, hóa chất…) đều nằm trong tay nhà thầu Trung Quốc. Và đồng Nhân dân tệ hiện khuynh đảo thị trường tài chính Việt Nam khiến một số cửa hàng khách Tàu “hách dịch” chỉ dùng Nhân dân tệ khi mua bán, chúng lớn tiếng từ chối dùng tiền VN…
Tàu đang dùng đủ mọi cách để cho di dân Tàu nhập tịch Việt Nam đủ để đưa Việt Nam thành một bộ phận thuộc lãnh thổ Trung Quốc trong khuôn khổ của một cuộc “trưng cầu dân ý”, y hệt cách thức Nga đã tiến hành ở Crimea để sáp nhập lãnh thổ này của Ukraine vào Nga. Nhưng thực tế vấn đề không bi quan như vậy, vì theo nhà báo Đoan Trang thì:
- 40 năm về trước (tức là khoảng sau năm 1975), những người làm như họ (chống đối nhà nước) có thể bị CA bắn chết ngay tại chỗ.
- 30 năm về trước, những người làm như họ có thể bị CA bắt, sau đó vài tháng bị tuyên án tử hình.
- 20 năm về trước, những người làm như họ có thể bị CA bắt, bị tuyên án chung thân hoặc vài chục năm tù.
- 10 năm về trước, những người làm như họ có thể bị CA bắt, bị dí án 5-7 năm tù.
- Năm 2015, những người làm như họ chỉ bị CA nện cho một trận, đẩy ra khỏi khu vực cổng đồn rồi bố trí xe vệ sinh chạy qua chạy lại phun nước cho sạch đường…
Sau đó, Đoan Trang nhận định: “Như thế rõ ràng là có sự thay đổi theo hướng bớt rừng rú hơn. Sự thay đổi này chẳng phải do chính quyền công an trị ở Việt Nam tự nhiên trở nên nhân hậu hơn, mà (có thể) là do chính quyền buộc phải học cách hành xử văn minh hơn để còn hội nhập với khu vực và thế giới; và do số người bất mãn, ‘phản động’ bây giờ đông hơn xưa nhiều quá, CA không đủ nguồn lực để tiêu diệt hết, chỉ đủ sức để tạm thời kiểm soát được thôi”.
Như vậy, vấn đề còn lại là việc “Chống Tàu Diệt Việt Cộng” cứ từng bưới đi tới, với sự dũng cảm của các dân oan, các blogger…, của tuổi trẻ… đạp qua sợ hãi để đi tới, của “3 thế hệ chung một tấm lòng Chống Tàu Diệt Việt Cộng”, của niềm tin thành dạt một ngày không xa hơn lòng mong đợi của mọi người.
Hẹn con thư sau,
Giáo Già
Phụ đính
TUYÊN BỐ: CỰC LỰC PHẢN ĐỐI DỰ ÁN PHIÊU LƯU NGUY HIỂM
THÉP HOA SEN Ở NINH THUẬN
(Cập nhật danh sách ký tên)
Hà Nội, ngày 16-9-2016
Chúng tôi, các tổ chức, cá nhân đứng tên dưới đây, tuyên bố cực lực phản đối dự án thép khuất tất, cực kỳ phiêu lưu, nguy hiểm đối với đời sống kinh tế xã hội đất nước của Tập đoàn Hoa Sen (Hoa Sen Group – HSG, còn gọi là Tôn Hoa Sen) đang toan tính triển khai ở khu vực Cà Ná, tỉnh Ninh Thuận, bởi những lẽ sau:
1. Đại thảm họa môi trường khủng khiếp do nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh đã cho thấy rất rõ ràng, vì lợi ích nhóm bất chính, chủ dự án và giới chức quản lý hữu trách Việt Nam bất chấp tính mạng, sức khỏe và lợi ích chính đáng của nhân dân. Hậu quả Formosa gây ra là cực kỳ tệ hại, khó lường hết mức độ và thời gian di hại. Khả năng chuyên môn, cơ sở vật chất kỹ thuật và trách nhiệm của các cơ quan, cán bộ quản lý, bảo vệ môi trường của Việt Nam hiện nay quá yếu kém.
2. Trong bối cảnh các quốc gia tiên tiến và minh bạch siết chặt quản lý môi trường, thận trọng, khắt khe với những dự án công nghiệp tiềm ẩn cao ô nhiễm, các chủ đầu tư luôn tìm mọi cách đưa những dự án này vào các quốc gia chưa phát triển, hệ thống pháp luật môi trường yếu kém, giới chức tham nhũng nặng nề, trong đó có Việt Nam.
3. Dự án thép 16 triệu tấn thép/năm của HSG ở Ninh Thuận tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn, khuất tất, hiểm họa rất lớn về kinh tế – xã hội:
– Ninh Thuận vốn vô cùng khan hiếm nguồn nước cho nông nghiệp, thậm chí cho sinh hoạt. Nhà máy thép ngốn một lượng nước khổng lồ. HSG tuyên bố sẽ không thải một giọt nước ra biển, nhưng lãnh đạo Ninh Thuận lại cam kết cung ứng đủ cho nhà máy thép 250.000 – 300.000 m3/1 ngày đêm (?). Vậy nước thải đi đâu?
– Ngoài nước thải độc hại, nhà máy thép còn thải một lượng khổng lồ chất thải rắn, tro xỉ, khói bụi độc hại đối với sức khỏe con người và nông nghiệp.
– Trong khi sản lượng thép trên thế giới nhiều năm qua và dự báo sẽ còn cung vượt xa cầu, thép giá rẻ Trung Quốc (có phần nhờ yếu tố lỏng lẻo trong quản lý chất thải) đang lũng đoạn thị trường, nếu bị buộc xử lý chất thải đạt chuẩn, liệu thép HSG có khả năng cạnh tranh? Phải chăng đây chỉ là điểm trung chuyển cho thép Trung Quốc, núp bóng xuất xứ Việt Nam, tuồn ra thế giới, tránh hàng rào thương mại?
– HSG huênh hoang tuyên bố, nếu gây ô nhiễm môi trường, sẽ giao tài sản cho nhà nước. Nguồn vốn chủ sở hữu của HSG hiện chỉ có khoảng 2.500 tỷ đồng. Tổng vốn đầu tư lên tới 230.000 tỷ đồng (10,6 tỷ USD), còn lại phải vay, không lẽ HSG trao khoản nợ khổng lồ cho ngân sách nhà nước? Tiền nào đổi được tính mạng, sức khỏe của nhân dân, thiệt hại to lớn của các ngành kinh tế khác?
– Ai cũng biết công nghệ sản xuất thép của Trung Quốc lạc hậu, tiềm ẩn lớn rủi ro môi trường. HSG công khai tuyên bố nếu mua công nghệ sản xuất thép Âu, Mỹ thì không có lời, chủ tâm mua công nghệ Trung Quốc. HSG cũng đã có văn bản xin phép Ninh Thuận cho 5 chuyên gia Trung Quốc vào khảo sát.
– Tại Đại hội cổ đông bất thường HSG ngày 6-9-2016, Chủ tịch HSG Lê Phước Vũ trắng trợn tuyên bố: “Một quý làm thép lời tới 2.000 tỷ đồng, ngu gì không làm?”. Rõ ràng, HSG chỉ chăm chăm lợi nhuận của doanh nghiệp, bất chấp nguy cơ khủng khiếp đối với tính mạng, sức khỏe, lợi ích nhân dân cũng như trật tự trị an xã hội.
4. Tại sao Bộ Công Thương lại sốt sắng đến bất thường (bổ sung hỏa tốc vào quy hoạch trong 4 ngày) ưu ái dự án thép HSG ngay thời điểm di họa Formosa đang nóng bỏng? Tại sao Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh liên tục xuất hiện tại các sự kiện, dù nhỏ nhoi, của HSG? Quan hệ gia tộc anh em cọc chèo giữa ông Trần Tuấn Anh với ông Lê Phước Vũ có phải là nguyên nhân?
5. Động cơ và căn cứ pháp luật nào để Phó trưởng Ban Tuyên giáo trung ương Phạm Văn Linh trắng trợn, lố bịch toan tính bịt miệng báo chí nhà nước (13-9-2016): “dừng phản biện, đưa tin về dự án thép của Tôn Hoa Sen”?
6. Rất nhiều chuyên gia, nhà quản lý có uy tín và dư luận cả nước đã và đang lên tiếng phản biện, quan ngại, phản đối dự án hết sức nguy hiểm này của HSG.
7. Lãnh đạo Ninh Thuận nhắm mắt ủng hộ dự án, nhưng nếu thảm họa môi trường xảy ra, họ có đảm bảo tính mạng, sức khỏe của người dân Ninh Thuận? Có ngăn nổi thảm họa tác động đến cả nước?
Vì những lẽ trên, chúng tôi kiên quyết yêu cầu Chính phủ, các bộ ngành trung ương hữu quan, Ban Bí thư, Bộ Chính trị ĐCSVN, Quốc hội thực thi nghiêm túc bổn phận, trách nhiệm của mình với nhân dân và đất nước trước nguy cơ một Formosa 2 tại Ninh Thuận, dứt khoát không được phép để xảy ra sự đã rồi như Formosa Hà Tĩnh.
Chúng tôi cũng kêu gọi nhân dân cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, bằng mọi phương cách, cùng chung sức cương quyết phản đối dự án hết sức nguy hiểm này.
———————–
(Tổ chức, cá nhân tán thành Tuyên bố này xin thư về vvtao.nb@gmail.com . Danh sách ký tên sẽ tiếp tục cập nhật. Trân trọng cảm ơn!)
DANH SÁCH TỔ CHỨC, CÁ NHÂN KÝ TUYÊN BỐ (Đợt 1)
I. Tổ chức:
1. Diễn đàn Xã hội dân sự, TS Nguyễn Quang A đại diện
2. Ban vận động Văn đoàn độc lập, nhà văn Nguyên Ngọc đại diện
3. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, TS Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội, đại diện
4. Diễn đàn Bauxite Việt nam, GS Phạm Xuân Yêm và GS Huệ Chi đại diện
5. Voice of Vietnamese Americans (Hội Tiếng nói người Mỹ gốc Việt), Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội đại diện
6. Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, Nguyễn Bá Tùng đại diện
7. Sài Gòn Báo, Linh mục Lê Ngọc Thanh đại diện
8. Hội Cựu tù nhân lương tâm, bác sĩ Nguyễn Đan Quế và linh mục Phan Văn Lợi đại diện
9. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: linh mục Nguyễn Hữu Giải
10. Khối Tự do Dân chủ 8406, linh mục Nguyễn Văn Lý và kỹ sư Đỗ Nam Hải đại diện
II. Cá nhân:
1. Nhà văn Nguyên Ngọc, Quảng Nam
2. GS Lê Xuân Khoa, Hoa Kỳ
3. TS sinh học Hà Sĩ Phu, Đà Lạt
4. TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
5. GS Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM
6. Nhà báo Võ Văn Tạo, Nha Trang
7. Linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn G.B. Huỳnh Công Minh, Sài Gòn
8. Nhà thơ Nguyễn Duy, TP HCM
9. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, Hà Nội
10. Đạo diễn, nghệ sĩ Nguyễn Thị Kim Chi, Hà Nội
11. Vũ Linh, cựu giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội
12. TS Chu Hảo, Đà Nẵng
13. Nhà thơ Bùi Minh Quốc, PCT Hội Nhà báo độc lập, Đà Lạt
14. Nhà báo Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, TP HCM
15. Nhà văn tự do Tiêu Dao Bảo Cự, Đà Lạt
16. Nhà thơ Hoàng Hưng, Sài Gòn
17. Nhà báo Trần Tiến Đức, Hà Nội
18. Đại tá Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
19. TS Phạm Gia Minh, TP HCM
20. TS Hán – Nôm Nguyễn Xuân Diện, Hà Nội
21. Dịch giả Phạm Nguyên Trường (Phạm Duy Hiển), Vũng Tàu
22. Nhà thơ Bui Hien, Canada
23. Kỹ sư, nhà báo tự do JB Nguyễn Hữu Vinh, Hà Nội
24. Kỹ sư Mai Đậu, hưu trí, Hà Nội
25. Nhà báo tự do Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), Sài Gòn
26. Nghệ sĩ Lại Thị Ánh Hồng, Sài Gòn
27. Nhà thơ Phan Đắc Lữ, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
28. Nhà văn Vũ Ngọc Tiến, Hà Nội
29. Trần Minh Thảo, viết văn, Bảo Lộc, Lâm Đồng
30. Hồ Phú Bông, hưu trí, Hoa Kỳ
31. GS Phạm Xuân Yêm, Paris
32. GS Nguyễn Huệ Chi, Hà Nội
33. TS Đặng Thị Hảo, Hà Nội
34. Nhà báo Kha Lương Ngãi, cựu Phó TBT Báo Sài Gòn giải phóng, TP HCM
35. Nhà văn Nguyễn Nguyên Bình, Hà Nội
36. GS Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học thủy – khí Việt Nam
37. PGS – TS Hoàng Dũng, TP HCM
38. Nhà văn Phạm Đình Trọng, Sài Gòn
39. Linh mục Đinh Hữu Thoại, Dòng Chúa Cứu thế, Giáo xứ Tiên Phước, Quảng Nam
40. TS Nguyễn Sĩ Phương, Thời báo Việt – Đức, Đức
41. Nhà văn Phan Tấn Hải, Hoa Kỳ
42. Nguyễn Thanh Tâm, Oregon, USA
43. Đạo diễn Trần Văn Thủy, Hà Nội
44. Phan Thị Hoàng Oanh, giảng viên đại học, TP HCM
45. TS – BS Đinh Đức Long, Sài Gòn
46. Genie Nguyễn Thị Ngọc Giao, Chủ tịch Hội Voice of Vietnamese Americans, Hoa Kỳ
47. Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì Chùa Liên Trì, Sài Gòn
48. André Menras Hồ Cương Quyết, nhà giáo, CH Pháp
49. Nhà báo Tống Văn Công, cựu Tổng Biên tập Báo Lao động, TP HCM
50. GS Nguyen Thanh Trang, Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam
51. Bùi Xuân Bách, giáo viên nghỉ hưu, Boston, Massachusetts, USA
52. Angelina Trang Huỳnh, Washington DC
53. Nguyễn Thị Ánh Tuyết (Tuyet Anh Jethwa), Hà Nội
54. Nhà báo tự do Lê Bá Diễm Chi (Song Chi), Oslo, Na Uy
55. Nguyễn Lan Chi, Nyon, Thụy Sĩ
56. TSKH Vũ Hải Long, nghỉ hưu, Q3, TP HCM
57. Phạm Đỗ Chí, Florida, Hoa Kỳ
58. Nguyễn Huy Vũ, Oslo, Na Uy
59. Phạm Anh Tuấn, kinh doanh, CH Sec
60. Nhà văn Phạm Viết Đào, Hà Nội
61. Trần Văn Huynh, hưu trí, Melbourne, Australia
62. Hà Dương Tuấn, chuyên gia CNTT, CH Pháp
63. Nguyễn Bá Tùng, Westminster, CA, USA
64. Kỹ sư Trần Ngọc Sơn, CH Pháp
65. Dược sĩ Nguyễn Thanh Hằng, CH Pháp
66. Kỹ sư tin học Phan Quốc Tuyên, Genève, Thụy Sĩ
67. Nguyễn Xuân Liên, hưu trí, Hà Nội
68. Trương Văn Vấn (T. Vấn), trang mạng Văn học T. Vấn & Bạn hữu
69. Hoa Nguyen, Sydney, Australia
70. Quang Ha, Sydney, Australia
71. Tú Quỳnh, nhà giáo, Hoa Kỳ
72. Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu độc lập, Đà Lạt
73. GS – TSKH Nguyễn Đông Yên, Hà Nội
74. Chuyên viên tư vấn tài chính Nguyễn Hồng Khoái, Tây Hồ, Hà Nội
75. Nguyễn Văn Đức, lao động tự do đã nghỉ, Nguyễn Kiệm, Gò Vấp, TP HCM
76. Luật gia, nhà báo Nguyễn Chính, Nha Trang
77. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, TP HCM
78. Lê Minh Hằng, hưu trí, Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội
79. Nguyễn Anh Ngọc, TP Hải Dương
80. Nhà văn, đạo diễn Đỗ Minh Tuấn, Hà Nội
81. GS Nguyễn Đình Cống, Hà Nội
82. Nguyễn Quang Vinh, cán bộ Bộ Quốc phòng, 109, Đội Cấn, Hà Nội
83. Nguyễn Việt, Q3, TP HCM
84. Nguyễn Ly, Q3, TP HCM
85. Nguyễn Vin, Q3, TP HCM
86. Phan Loan, Q3, TP HCM
87. Linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu thế
88. Kỹ sư xây dựng Lê Văn Oanh, Hà Nội
89. TS CNTT Lê Khánh Hùng, Hà Nội
90. Nguyễn Khánh Việt, cán bộ hưu trí, Hà Nội
91. Nguyễn Trần Hải, cựu sĩ quan HQNDVN, 39 Lê Đại Hành, Q. Hồng Bàng, TP Hải Phòng
92. Hoàng Công, Viện Hàn lâm KH-CN Việt Nam
93. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, đồng Chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm, TP HCM
94. Đỗ Nam Hải, kinh doanh, Hải Phòng
95. Nguyễn Thị Minh Phương, giảng viên Đại học Massachusetts, Boston, Hoa Kỳ
96. Nhà báo Hồ Ngọc Nhuận, TP HCM
97. Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng Thư ký Hội Trí thức yêu nước TP HCM, Chủ nhiệm CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
98. Tăng Thị Nga, cựu sinh viên Luật, tù chính trị trước 1975, TP HCM
99. MBA Huỳnh Kim Thanh Thảo, TP HCM
100. Kỹ sư cơ khí Nguyễn Văn Lịch, nghỉ hưu, Đống Đa, Hà Nội
101. Trương Bích Phương, nhân viên văn phòng, TP HCM
102. Trần Mạnh Thái, CHLB Đức
103. Hồ Văn Nhãn, giáo viên hưu trí, TP HCM
104. TS Trần Văn Bình, Phú Mỹ Hưng, Q7, TP HCM
105. Kỹ sư Hồ Sĩ Hải, hưu trí, Hà Nội
106. TS Lê Vinh Quốc, TP HCM
107. TS Mai Anh Tài, TP HCM
Đợt 2 (từ 17h ngày 16-9-2016 đến 17h ngày 17-9-2016)
108. GS Hoàng Tụy, Hà Nội
109. Trương Chí Tâm, cử nhân y khoa, TP HCM
110. Nguyễn Giang, cán bộ hưu trí
111. Kỹ sư Doãn Kiều Anh, TP HCM
112. Nhà báo Phương Dung, Hà Nội
113. Nguyễn Thái Minh, T8, P Quang Vinh, TP Thái Nguyên
114. Trần Thị Thảo, giáo viên hưu trí, P Bách Khoa, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội
115. Trinity Hồng Thuận, California, USA
116. Nhà văn tự do Chu Sơn, TP HCM
117. Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Thoa, TP HCM
118. Trịnh Thanh Hùng, TP HCM
119. Lê Phước Dạ Đăng, làm thơ, Sài Gòn
120. Nguyễn Thiện, tác giả chương trình “Dân ta biết sử ta”, TP HCM
121. Nhà báo Đặng Viết Trường, Hà Nội
122. Nguyễn Lương Thịnh, chuyên viên tư vấn
123. Nguyễn Thiết Thạch, hoạt động tự do, Sài Gòn
124. Lưu Hồng Thắng, 145 Elaine St. Morgan City, LA 70380 USA
125. Mai An Nguyễn Anh Tuấn, làm phim, viết báo, Hà Nội
126. Kỹ sư cơ khí Ngô Văn Tâm, Thái Bình
127. Kỹ sư Nguyễn Hữu Tuyến, hưu trí, 456/19, Cao Thắng, P121, Q10, Sài Gòn
128. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt
129. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt
130. Trần Đình Thắng, cựu giảng viên, TP HCM
131. Huỳnh Thị Kim Liên, nội trợ, Sài Gòn
132. Hà Quang Vinh, hưu trí, Q5, Sài Gòn
133. Kỹ sư cơ khí Uông Đình Đức, 168/37, Nguyễn Cư Trinh, Q1, TP HCM
134. Nguyễn Thái Bình, giám đốc Cty TM&XD Tây Tiến
135. Lê Minh Trí, công nhân, Sài Gòn
136. Đặng Minh Sơn, hưu trí, Nha Trang
137. Nhà giáo Đoàn Văn Tiết, Sài Gòn
138. Đặng Minh Liên, nhà nghiên cứu, dịch thuật phim, hưu trí, Hà Nội
139. PGS – TS Tâm lý học Mạc Văn Trang
140. Nhà văn, dịch giả Nguyễn Ước, Toronto, Canada
141. Nguyễn Minh Nhựt, lập trình viên, 61/42 đường số 8, P Bình Hưng Hòa, Q Bình Tân, TP HCM
142. Trần Khang Thụy, nguyên GĐ Trung tâm NCƯD KH-KT Đại học KT TPHCM, nghỉ hưu, TP HCM
143. Nguyễn Hữu Tiến, 827 Vienna St, San Francisco, CA 92117 USA
144. Nguyễn Quang Vinh, Q Tân Phú, TP HCM
145. Loan Wade, y tá, Hoa Kỳ
146. Matt Wade, viên chức, Hoa Kỳ
147. Cuc Nguyen, hưu trí, Hoa Kỳ
148. Ninh Nguyen, hưu trí, Hoa Kỳ
149. Nguyễn Phương Chi, biên tập viên chính, Hà Nội
150. Trần Đình Nam, biên tập viên, Hà Nội
151. Nguyễn Đèn Cù, chủ trang trại ở Bình Thuận
152. Đỗ Đăng Giu, nguyên GĐ nghiên cứu CNRS, Đại học Paris – Sud, CH Pháp
153. Kỹ sư điện cơ Nguyễn Tâm, TP HCM
154. Kỹ sư nông nghiệp Tôn Nữ Ngọc Diệp, Hamburg, CHLB Đức
155. KTS Trần Viết Tuyên, nghỉ hưu, Hamburg, CHLB Đức
156. Linh mục Phan Văn Lợi, Huế
157. Ngô Thái Văn, Maryland, Hoa Kỳ
158. Lê Thân, cựu tù Côn Đảo trước 1975, nguyên TGĐ Cty River Side
159. Nguyễn Cường, kinh doanh, Praha, CH Sec
160. Quỳnh Dao, Hội viên Ân xá quốc tế, Úc
161. Đào Văn Tùng, hưu trí, Mỹ Tho, Tiền Giang
162. Nguyễn Đức Tường, Ottawa, Canada
163. PGS – TS Hà Thúc Huy, Sài Gòn
164. Nhà báo độc lập Chu Vĩnh Hải, Vũng Tàu
165. Trần Văn Khoản, nghề nghiệp tự do, Vũng Tàu
166. Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ hưu trí, Đà Lạt
167. Nguyễn Trọng Thành, Tân Thới Hiệp, Q12, TP HCM
168. Nhà văn Đào Hiếu, TP HCM
169. Kỹ sư Bùi Viết Dũng, Sài Gòn
170. Trần Văn Terry, công nhân, Irvin, CA USA
171. Kỹ sư nuôi trồng thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh, ấp Hòa Bình, Bình Đại, Bến Tre
172. Nguyễn Đức Phổ, nông dân, Đà Lạt
173. Nguyễn Văn Tài, thường dân, Bà Rịa – Vũng Tàu
174. Đào Minh Châu, Hà Nội
175. TS Nguyễn Văn Nghi, Hà Nội
176. Nhà văn Mai Tú Ân, Sài Gòn
177. Hoàng Thị Hà, hưu trí, Hà Nội
178. Kỹ sư Trần Hưng Thịnh, hưu trí, Bắc Linh Đàm, Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội
179. Minh Nguyễn, công nhân, Hoa Kỳ
180. Huỳnh Văn Thắng, 704/51 Nguyễn Đình Chiểu, P1, Q3, TP HCM
181. Đỗ Như Ly, 327/46 Sư Vạn Hạnh, P9, Q10, Sài Gòn
182. Nguyễn Kha, Phúc Lai, Xuân Lai, Gia Bình, Bắc Ninh
183. Nhà văn Nguyễn Lệ Uyên, Thủ Đức, Sài Gòn
184. PGS – TS Phí Mạnh Hồng, giảng viên ĐH, Hà Nội
185. Trần Hữu Phong, Ninh Thuận
186. ThS Phùng Hoài Ngọc, An Giang
187. Chuyên gia kinh tế Trần Đức Nguyên, Hà Nội
188. Trần Phong Hữu, cựu chiến binh, TP HCM
189. Nhà giáo Phan Thành Khương, Ninh Thuận
190. Kỹ sư Nguyễn Trọng Khôi, cựu chiến binh, hưu trí, 2403, chung cư 93 Lò Đúc, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội
191. Lê Xuân Ban (FB Ban Le), giám định viên, 290 Lý Thái Tổ, Q3, TP HCM
192. PGS – TS Phạm Đức Nguyên, Hà Nội
193. Hồ Quang Huy, CTy CP đường sắt Phú Khánh, tổ 15, P Ngọc Hiệp, Nha Trang
194. Lê Xuân Thiêm, SXKD, TP HCM
195. Ngô Ngọc Hà, hưu trí, Thủ Dầu Một, Bình Dương
196. Kỹ sư hóa học Nguyễn Thanh Loan, Sài Gòn
197. Bùi Thu, Sài Gòn
198. Nguyễn Hữu Tế, 163 Đinh Tiên Hoàng, Đa Kao, Q1, TP HCM
199. Kỹ sư kinh tế Tô Xuân Thành, Vinh, Nghệ An
200. Đặng Phước, Giáo viên, Dak Lak
201. TS Lê Văn Tâm, Matsudo, Japan
202. TS Trần Tuấn Tú, giảng viên Khoa Môi trường ĐH Khoa học tự nhiên TP HCM
203. Trần Long, Nhóm Vietlist.us
204. Linh mục Nguyễn Văn Lý, Huế
205. Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Khối Tự do Dân chủ 8406, Sài Gòn
206. TS hóa học Hà Minh Hiển, Ba Lan
207. Kỹ sư Đào Văn Nam, Phó TGĐ Cty CP Tư vấn XD thủy lợi 2, TP HCM
208. Đỗ Tuyết Khanh, Nyon, Thụy Sĩ
209. Phạm Văn Nam, cựu chiến binh, Hà Nội
210. Trần Kim Thanh, hưu trí, Hà Nội
211. Huynh Trung Thanh, hưu trí, Australia
212. Nguyễn Thị Trâm, cán bộ hưu trí, Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
213. Kỹ sư xây dựng Nguyễn Quốc Bình, hưu trí, 126 Lý Tử Trọng, Q1, TP HCM
214. TS Lê Đức Quang, giảng viên ĐH, Huế
215. Phạm Gia Khánh, 96 tuổi, cán bộ hưu trí, 371/28 Hai Bà Trưng, P8, Q3, TP HCM
216. Nguyễn Thanh Quan, nội trợ, 18/23A Trần Quang Diệu, P14, Q3, Sài Gòn
217. Lê Văn Tuynh, Phan Thiết, Bình Thuận
218. Kỹ sư hóa học Nguyễn Đắc Thắng, Genève, Thụy Sĩ
219. GS Lâm Quang Thiệp, Hà Nội
220. Nguyễn Chí Trung, Đống Đa, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
221. Phạm Hữu Uyển, IT, U Jezera 2035, Praha, CH Sec
222. Lê Phước Nhất Sang, Sài Gòn
223. Chu Văn Keng, Berlin, CHLB Đức
224. Đinh Hùng, lao động tự do, Sài Gòn
225. TS Văn Thị Hạnh, hưu trí, Thủ Đức, TP HCM
226. Văn Phú Mai, cựu GV, Quảng Nam
227. KTS Trần Thanh Vân, Hà Nội
228. Nguyễn Quang Hưng, giám đốc chương trình, Q2, TP HCM
229. Đại tá Thái Quang Sa, hưu trí, Hà Nội
230. Vũ Minh Thoa, hưu trí, Nha Trang
———————————
(Tiếp tục cập nhật. Tổ chức, cá nhân tán thành Tuyên bố này, xin email về hộp thư vvtao.nb@gmail.com). Trân trọng cảm ơn!