Nguyễn Xuân Phúc triều kiến Tập Cận Bình mở “Một Kỷ Nguyên quan hệ mới” hay là gia hạn “Thời Kỳ Bắc thuộc mới” sau Hội nghị Thành Đô? – Bs Mã Xái
Thời sự nóng bỏng trong quốc nội gần đây về các tranh chấp quyền lực ẩn danh trong kich bản “đả muổi dẹp ruồi Trịnh Xuân Thanh”, các màn thanh toán tướng tá, lãnh đạo cấp cao trong“vụ Yên Bái”, và ở Quân Khu 02 đã phủ bóng chuyến triều kiến Bắc Kinh của phái đoàn Thủ tướng VC Nguyễn Xuân Phúc. Đây là chuyến công du đầu tiên kẻ từ ngày ông nhậm chức tháng Tư năm 2016 thay thế ông Dũng được tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho về hưu để làm “người tử tế.”! Ông Phúc có phúc hơn ông Obama được Bắc Kinh trải thảm đỏ tiếp đón trọng thể dành cho nguyên thủ quốc gia, chẳng những chánh thức hội kiến với chủ tịch Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Khắc Cường mà còn được tiếp chuyện với tất cả các vị Uỷ viện thường vụ Bộ chánh trị. Phúc hướng dẫn một phái đoàn đông đảo chưa từng thấy với 32 nhơn viên trong nội các và cả một số đại biểu quốc hội. Tập Cận Bình dù biết chắc Hà Nội chưa dám bước ra khỏi quỷ đạo Thành Đô 1990, nhưng cũng cần soát lại vòng kim cô “16 chữ vàng 4 tốt” đối với tân nội các do Nguyễn Xuân Phúc lãnh đạo, trong bối cảnh lòng tin quan hệ hai nước đã rạn nứt từ sau sự kiện giàn khoan HD-981, chắc Tâp cũng thấy chánh sách ngoại giao đa phương của Hà Nội, có dấu hiệu đảng CSVN xích lại gần Washington, tăng cường quan hệ quốc phòng với ToKyo, với New Dehli và cả với Moscou; và Hà Nội cũng không dấu diếm đầu tư mạnh mẽ vào việc tăng cường tiềm lực quốc phòng, trong việc mua vũ khí, trước khi Hoa Kỳ dở bỏ lịnh cấm vận võ khí sát thương. Sáu ngày thăm viếng của ông Phúc diễn ra không lâu sau thượng đỉnh Hàng Châu G-20 và thượng đỉnh ASEAN và Đông Á và cũng là thời gian Trung Cộng và Nga tập trận quân sự qui mô ngay trong Biển Đông, sau khi Putin tuyên bố với báo chí rằng Nga hoàn toàn ủng hộ lập trường của Trung Cộng là không công nhận phán quyết Toà Trọng tài La Haye ngày 12/07/2016. Trung Cộng cũng thừa biết tinh thần chống Trung Quốc của người dân Việt Nam đang tăng trưởng với thời gian, nhưng vẫn ngầm lịnh cho thừa sai CSVN ra tay trấn áp đồng bào ruột thịt của minh, khi người dân biểu lộ lòng yêu nước của mình trước hành động xâm chiếm Biển Đông. Trước cuộc thăm viếng của Phúc, một tuần trước đó, tướng Ngô Xuân Lịch Bộ trưởng quôc phòng Việt Nam cũng đã diện kiến người đồng nhiệm tướng Thường Văn Toàn để trình báo tinh hình an ninh trong nước.
Hội đàm Phúc-Tập-Cường.
Dẫn lại nguồn tin của Reuters, hôm 12/09, ông Lý Khắc Cường cho rằng “Trung quốc và Việt Nam cần nổ lực hơn nữa, tuân thủ nghiêm túc các thoả thuận và nhận thức chung cấp cao hai nước, duy trì ổn định hàng hải, giải quyết và kiểm soát tranh chấp, thúc đẩy hợp tác hàng hải, cùng hợp tác duy trì ổn định và hoà bình trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển song phương”. Một ngày sau khi gặp người đồng nhiệm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường nhân dân, Tập cho rằng những lợi ích chung sẽ giúp Trung Quốc và Việt Nam vượt qua khác biệt, đồng thời kêu gọi hai nước giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua cơ chế đối thoại.
Thật ra Bắc Kinh đâu cần chiêu dụ CS Hà Nội như tờ South China Morning Post nhân định nhằm giảm nhiệt căng thẳng trong tranh chấp Biển Đông; tập đoàn CSVN đã tự nguyện làm thân thái thú cho Bắc Phương từ sau hội nghị Thành Đô hầu bám giữ quyền bính, giữ đảng, và giữ chế độ.
Cũng theo thông tấn Tân hoa Xã, trong phần đáp từ, ông Nguyễn Xuân Phúc tuyên bố “Việt Nam sẵn sàng tăng cường hơp tác với Trung Quốc trong các vấn đề chánh trị, kinh tế văn hoá cũng như phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề quốc tế”. Thật ra ông Phúc nên nói CHXHCNVN sẵn sàng tăng cường sự lệ thuộc thì đúng với bản chất thừa sai hơn; chỉ nói riêng trong lãnh vực kinh tế ,trong năm 2015 “hợp tác” thương vụ song phương Trung-Việt 66.3 tỷ USD trong khi xuất khẩu chỉ đạt được 17 tỷ, nâng mức thâm thủng mậu dịch 32,3 tỷ USD; mức thua lổ còn cao hơn nhiều nếu tính thêm số lượng khổng lồ hàng lậu, tràn ngập liên tục vào Việt Nam, đủ loại, phẩm chất yếu kém, còn dự định kim ngach thương mại tăng lên 100 tỷ USD.Trong chín văn kiện “hơp tác” ký với Lý Khắc Cường Thủ tướng Phúc lại xin sớm tháo khoán tín dụng 250 triệu USD TC bổ sung cho dự án đường cao tốc Cát Linh Hà Đông , với thiết bị và chuyên viên TQ, một dự án quá nhiều tai tiếng; ông Phúc khẳng định thúc đẩy các dự án hợp tác kết nối khuôn khổ “Hai hành lang, một vành đai” phù hơp với sáng kiến “ Một Vành đai, Một Con đường” của Tập Cận Bình cùng với sách lược tài chánh Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ tầng Châu Á (AIIB); Phúc thoả thuận tái ký hợp đồng hơp tác kinh tế năm năm 2017-2021 v.v…Tình trạng lệ thuộc kinh tế vào Bắc Kinh loan toả trên mọi lãnh vực; nguy hiểm cho vấn đề an ninh của đất nước là các dự án đầu tư vào các cơ sở có vị trí địa chiến lược . Ban tuyên bố chung Việt Trung cho thấy áp lực chánh trị và kinh tế chỉ nhằm phục vụ lợi ích cho Bắc Kinh.
Trong vấn đề Biển Đông, như nhận định của nhà bình luận Carl Thayer, Thủ tướng Phúc thuận theo quan điểm với phía TC là tách riêng vấn đề tranh chấp Biển Đông ra khỏi “đại cục”, “nhẳm tiếp tục sâu rộng hơn mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước” như tuyên bố của chủ tịch Quốc hội Trung Quốc Trương Đức Giang (Global Times, 13/09). Nguyễn Xuân Phúc đã hiện diện trong thưởng đỉnh ASEAN và Đông Á tại Vientiane và đã thuận với tuyên bố chung tám điểm của thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc ngày 07/09/2016 về Biển Đông, trong đó không nhắc tới phán quyết của Toà Trọng tài Thường Trực LHQ ngày 12/07/2016, nhưng TC tuyên bố thực hiện DOC và sớm xây dựng COC (lại hứa). Nguyễn Xuân Phúc và tâp đoàn lãnh đạo CSVN đã bán đảo, bán đất, bán nước, bán biển cho đồng chí cùng ý thức hệ Phương Bắc thì còn gì để thương thảo; thỉnh thoảng vì áp lực của nhơn dân trước thái độ hèn nhác với giặc đại Hán , Hà Nội lại tỏ ra có lập trường cứng rắn trước các hành vi xâm lược của TC, những mỹ từ sáo ngữ đó không còn lừa dối được ai, quần chúng không còn chút tin tưởng vào bản chất dối gạt của đảng CSVN đã hơn bảy thập niên.
Tuy vậy, phái đoàn triều kiến mang dáng dấp “cầu phong” của Nguyễn Xuân Phúc được Tân Hoa Xã khen đăng trên bài bình luận ngày 13/09 “một kỷ nguyên mới trong mối quan hệ song phương phát triển mạnh mẽ đang ở trong tầm nhìn”, rằng chuyến thăm cấp cao như vậy của các lãnh đạo hai nước “chứng tỏ Bắc Kinh và Hà Nội cùng chia sẽ ý chí mạnh mẽ về việc tăng cường lòng tin giữa đôi bên”. Tiếp theo, ngày 14/09 tờ The Straits Times có dẫn lại bài nhận định của tờ China Daily: ”Láng giềng tốt, đối tác tốt”, bài viết khen quan hệ song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh trong nhiều năm qua dựa trên phương châm “bốn tốt” là “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt”, nhưng China Daily quên nhắc thêm “16 chữ vàng” làm hướng chỉ đạo cho Phúc trong quan hệ hai nước trong tinh thần lệ thuộc Bắc Kinh của “thời kỳ Bắc thuộc mới” như lời cố Bộ Trưởng ngoại giao VC Nguyễn Cơ Thạch dán nhãn cho nền ngoại giao Thành Đô của Hà Nôi; một trùng hợp khá hiếm hoi là trong phái đoàn thăm viếng Trung Quốc năm nay có phó thủ tướng kiêm Bộ Trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh là con của cố Nguyễn Cơ Thạch. “Bạn bè tốt” “láng giềng tốt” ở đâu, “tăng cường lòng tin“ ở chỗ nào khi miệng kêu gọi thương nghị hoà bình, tôn trọng luật pháp mà CSTQ lần lược chiếm Hoàng Sa 1974 rồi Gạc Ma (1988), tiếp theo , Bắc Kinh tăng tốc xây trường thành cát trên quần đảo Trường Sa, quân sự hoá các đảo Hoàng Sa, Trường Sa, đe doạ thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông… Một nhà cựu viên chức ngoai giao CSVN là Dương Danh Dy nói với đài VOA Việt ngữ 13/09: ”Ý đồ của Trung Quốc là bá chiếm Biển Đông của Viêt Nam, và Việt Nam cũng quyết tâm giữ, cho nên không bao giờ có chuyện xây dựng lòng tin với nhau”.
Quan hệ Việt Trung nhìn qua chuyến công du Bắc Kinh của thủ tướng Phúc
Nội dung Tuyên bố chung Việt-Trung Phúc-Tập Cận Bình- Lý Khắc Cường phản ảnh tinh trạng ngoại giao lệ thuộc Trung quốc về mọi mặt, được thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đoan chắc quyết gìn giữ tinh hữu nghị truyền thống “núi liền núi sông liền sông”, “chung nghe tiếng gà cùng gáy”, tăng cường hợp tác trong tinh thần quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trên các lãnh vực chánh trị. kinh tế, văn hoá, an ninh; ông được các cơ quan thông tin của đảng và nhà nước Trung Cộng khen đã mở thời kỳ quan hệ mới giữa hai nước, đi đúng phương châm “16 chữ vàng 4 tốt”, gợi lại chánh sách ngoại giao của “ thời kỳ Bắc thuộc mới” như trên đã dẫn. Một thứ trưởng ngoại giao VC Lê Hoài Trung nói với báo chí hôm 16/09 đánh giá về chuyến công du của Phúc: “Việc phát triển quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững với Trung Quốc luôn là lựa chọn chiến lược và là một trong những ưu tiên hàng đầu trong chánh sách đối ngoại của Viêt Nam (voatiengviet 18/09/2016). Đồng hành với chiến lược lệ thuộc kinh tế TC của Phúc, tuần trước, Bà Nguyễn thị Ngân chủ tịch quốc hội bù nhìn của đảng CSVN cũng đã từ chối đưa vấn đề phê chuẩn hiệp định TPP vào chương trình nghị sự của phiên hơp tháng 10 năm nay, không rõ vì vụ lâp trường tranh cử phức tạp của Trump và Hillary, hay vì Bà Ngân đang chờ phê chuẩn Hiêp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) mà Tập Cận Bình đang ráo riết vận động, trong khi Obama còn gặp khó khăn để Quốc hôi phê chuẩn hiệp định TPP. “Giậu chưa ngả mà bìm bìm đã định leo!”
Quan hệ ngoại giao “theo Trung” của Nguyễn Xuân Phúc là đi ngược lại lòng dân là muốn “thoát Trung”; tinh thần dân tộc Việt đã bừng dậy thách thức với chủ nghĩa bành trướng xâm lược của Bắc Phương, của một nước lớn láng giềng luôn đe doạ chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ nước ta; CSVN hơn bốn mươi năm qua chẵng những không tạo đươc quan hệ bình đẵng, bảo vệ quê hương mà còn chọn lấy con đường thừa sai cho Trung Quốc, chống lại dân tộc mình khi người dân đứng lên biểu tình chống hành vi xâm lược của ngoại bang, như vụ đàn áp biểu tình phản đối TC ngang nhiên đăt giàn khoan –HD 981 vào vùng đặt quyền kinh tế, vụ trấn áp nhơn dân tuần hành kỷ niệm ngày những chiến sĩ oan uổng chết trong trận hải chiến Gạc Ma, chết oan uổng vì lệnh nhà nước bó tay các chiến binh không được chống trả , để lực lượng TC tư do đánh chiếm; hai tháng trước chuyến công du của Phúc, khi Toà Trong Tài Thường trực (PCA) phán quyết thắng lợi cho Phi Luật tân ( 12/07), quần chúng thất vọng vì nhà nước không dám có hành động gì cụ thể nhơn vụ phán quyết này, mà còn bị giải tán khi biểu tình với tấm biểu ngữ “Cám ơn Phi Luật Tân ,một chánh phủ dũng cảm“, bên ngoài sứ quán Phi, do CSVN e sợ làm phật lòng TC!. Đông bào Miền Trung biểu tình đòi”biển sạch, chánh quyền minh bạch” cũng bị công an, cảnh sát đàn áp; người dân thấy rõ đàng sau thảm trạng mội trường Formosa là âm mưu diệt chủng dân tộc Việt của Bắc Kinh đứng phía sau vụ việc “cá chết”. “ Cá chết” cũng đã đẩy mạnh phong trào chóng Tàu Diệt Việt Cộng khắp trong cộng đồng hải ngoại trên thế giới, “cá chết” cũng xuất hiện ngay cả trong Quốc Hội Hoa Kỳ. Ông Phúc vẫn hành động như con đà điểu chui đầu vào cát theo đuổi điên cuồng trấn áp nhơn dân, chống phong trào chống Tàu xâm lược, chống phong trào dân chủ, nhân quyền, tự do tôn giáo, phong trào chống tham nhũng, các tổ chức xã hội dân sự độc lập, dân chúng trong nước, ngoài nước, tổ chức quốc tế cực lực lên án nhà cầm quyền CSVN cưỡng chế và phá huỷ chùa Liên Trì môt cơ sở của Phật Giáo có giá trị văn hoá lâu đời trên 70 năm.
Thay lời kết:
Với nhà cầm quyền cộng sản hiện tại “Trung Cộng luôn là lựa chọn hàng đầu trong chánh sách đối ngoại Việt Nam”. Nhưng, nhơn dân Việt Nam cũng luôn lựa chọn và kiên trì con đường tranh đấu cho nền đôc lập dân tộc, tự do dân chủ pháp trị và sự toàn vẹn lãnh thổ. Quần chúng Việt Nam tiếp tục nuôi dưỡng tinh thần thoát Trung và chống chế độ độc tài toàn trị CSVN. Tình trạng tranh chấp nội bộ công sản và “các nhóm lợi ich” hiên nay khá quyết liệt nhưng khả năng làm bể đảng còn quá thấp, phe thân Tàu vẫn còn ưu thế kể từ sau Đại Hội XII của đảng CSVN. Chủ trương của nhóm “cân bằng ngoại giao” mà một số nhà bình luận tây phương hay nhắc đến (mà ho thường nói đến danh từ balancing tactic,balancing act) nhằm giữ thế thẳng bằng ảnh hưởng của các cường quốc,đúng hơn là giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng; với chiến thuật cân bằng ngoai giao này, này Bắc Kinh đã phản đối và hăm doạ Tokyo quyết liệt với việc Bà Tổng Trưởng quốc phòng Nhựt Tomomi Inada quyết định tham gia tuần tra Biển Đông với Mỹ trong buổi nói chuyện tại CSIS 15/09); việc thủ tướng Ấn Độ Modi đến Hà Nội ngày 03/ 09 hứa cấp tín dụng 500 triệu USD để VC có thể mua tên lửa Brahmos, hay cả việc VC điều dàn phóng hoả tiển EXTRA ra Trường Sa đều hàm ý răn đe Bắc Kinh); Ấn độ và Nhật là đối tác thân hữu và đồng minh của Hoa Kỳ, có vai trò quan trọng trong chiến lược xoay trục về châu Á Thái Bình Dương chủ yếu là Đông Nam Á. Giả sử trong tình hình tranh chấp và thanh toán lẫn nhau, và phe Cộng sản thân Mỹ nắm được quyền lực thì họ vẫn là công sản, ông Obama/Hoa Kỳ hiện nay chỉ muốn có một chánh quyền Việt Nam ổn định và hổ trợ chiến lược Á Châu của họ, Hoa Kỳ không màng tới vấn đề ý thức hệ (Thượng đỉnh Obama-Trọng 2015). Trách nhiệm của nhơn dân Việt Nam là phải tự đứng lên tranh đấu giành lại quyền làm chủ đất nước đã bị tập đoàn cộng sản Việt Nam tước đoạt. Phong trào biểu tình chống Tàu Cộng, phong trào dân chủ có dấu hiệu lớn mạnh thành một lực lượng có khả năng đương dầu với các cột trụ chống đở chế độ vào thời điểm nào đó trở nên suy yếu (có thể do tự diễn, tự biến vì quá bất mãn với chế độ hay do tác động của phong trào đấu tranh bất bạo động) như các cuộc cách mạng đã xảy ra ở Liên Bang Xô-viết, Đông Âu. Vận động sự hổ trợ của thế giới tự do là cần thiết, nhưng quyết tâm và ý chí của nhơn dân trong nước là chánh, hải ngoại có trách nhiệm yểm trợ. Nhà ái quốc GS Nguyễn Ngọc Huy cố đảng trưởng đảng Tân Đại Việt cũng đã vạch ra con đườngng đấu tranh như vậy mà thế hệ nối tiếp của Giáo sư thường gọi là phương trình Nguyễn Ngoc Huy.
Chính Nghĩa phải thành công.
Tài liệu tham khảo
-Toàn văn Tuyên bố chung Viêt Nam Trung Quốc do Bộ Ngoại Giao công bố nhơn chuyến thăm Trung Quốc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từ 10 đến 15/09/2016.
-ASIA TIMES NEWS “Vietnamese PM’s China visit significant” by Xuan Loc Doan 09/16/2016.
-Southeast Asia from Scott Circle/Vol VII/Issue 19”/ September 15,2016/ CSIS
– THE DIPLOMAT “Vietnam and China: a Delicate Balancing Act”by Nicholas Chapman; September/16/2016.
-Reuters 13/09/2016 China says interests outweigh differences with Vietnam
–The DIPLOMAT “Vietnam’s Growing Protest Culture” by Arthur Beaufort 08/12/2016.
-South China Morning Post: “The questions facing Vietnam’s PM on his first China visit: how close to get to Beijing” September 11, 2016.
-Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sư độc lập và các tổ chức chánh trị Đại Việt Quốc Dân Đảng, Việt Nam Quốc Dân Đảng, đảng Tân Đại Việt về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá huỷ Chùa Liên Trì.