Dù muốn hay không, phán quyết trọng tài theo UNCLOS có ràng buộc pháp lý với TC
East Asia Forum – Tác giả: Jerome A. Cohen – Theo Dịch giả: Đỗ Kim Thêm – 11-7-2016
Lời người dịch: Tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc ra tòa Trọng tài Quốc tế sau khi Philippines đã thắng kiện? Dù Việt Nam có tố quyền và bằng chứng lịch sử nhưng lại không muốn sử dụng mà cố tìm một giải pháp ngoại giao với hy vọng là được quốc tế ủng hộ để nhằm tránh căng thẳng trong bang giao Hoa-Việt.
Khi Trung Quốc tuyên bố là không tuân thủ phán quyết trọng tài theo UNCLOS với Philippines, đó là một lý do “khôn ngoan“ khác để Việt Nam lập luận là không thể khởi động tố quyền.
Nhưng cộng đồng quốc tế cũng không thể làm gì khác hơn ngoài việc khuyến khích Việt Nam giải quyết tranh chấp với Trung Quốc thông qua luật quốc tế. Liên minh Quân sự Mỹ-Việt trong tương lai và Liên minh Quân sự hiện nay giữa Việt Nam với các quốc gia trong khu vực cũng không có mục tiêu phục hồi chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam.
Phản ứng trực tiếp với Trung Quốc thì Việt Nam thiếu can đảm, nhưng khi Việt Nam gửi thông điệp gián tiếp đến Trung Quốc qua nhiều nước khác thì cũng không có kết quả.
Việt Nam phải nghĩ gì và làm gì trong khi người dân đang chờ đợi một đối sách khả thi khác? Thực tế cho thấy là cơ đồ và biển sâu của Việt Nam đã từ lâu lọt vào tay Trung Quốc. Mọi vấn đề muộn màng hiện nay có thể sẽ được giải quyết được một phần nào khi có sự hiểu biết của toàn dân, đồng thuận chính trị, và quyết tâm chuyển hướng để thoát ra khỏi tinh thần nô lệ tư nguyện của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
***
Các phương tiện truyền thông quốc tế đã quan tâm đến một phán quyết được dự kiến vào ngày thứ ba để trọng tài cho việc Philippines chống lại TC. Các tuyên truyền gần đây và các cuộc tấn công chớp nhoáng về mặt ngoại giao của Bắc Kinh đã đưa tầm quan trọng của vụ kiện lên tới những cao điểm mới. Có ít nhất là 15 vấn đề liên quan đến vụ tranh tụng, mà một vài vấn đề trong số này có tính cách chuyên môn cao độ. Tuy nhiên, cho dù phán quyết sẽ ràng buộc về mặt pháp lý cho TC cũng như Philippines hay không, thì những vấn đề cơ bản trong vụ kiện này là thẳng thắn một cách hợp lý. Dường như vẫn còn có một sự hiểu lầm khá phổ biến xung quanh vấn đề.
Chúng ta nên nhận ra rằng đây sẽ không phải là một phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực tại Hague, như một số tường thuật của báo chí đề cập. Định chế này là tổ chức điều hành tạo điều kiện cho tòa án trọng tài mà nó đã được thành lập theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để đáp ứng với khiếu nại do Philippines đệ trình nhằm chống lại TC. Phán quyết này sẽ được thực hiện bởi tòa án UNCLOS, trong đó bao gồm năm chuyên gia hàng đầu của thế giới về luật biển.
Cho dù có bất cứ kết quả nào mà nó có thể được tự ý gạt bỏ như là vấn đề “còn gây tranh cãi“, nếu hiểu một cách đúng đắn thì cho dù Bắc Kinh không ngừng tố cáo về tính hợp pháp của tòa – và thậm chí ngay cả tư cách thẩm quyền và tính công bằng của các trọng tài viên – TC sẽ bị ràng buộc theo phán quyết của tòa về mặt pháp lý, đó là điều không nên nghi ngờ.
TC cáo buộc rằng họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” về các đặc điểm của các vùng đất đai và vùng biển liên quan đến Biển Đông. TC không chấp nhận bị ràng buộc bởi phán quyết của tòa với các lý do là quyết định phải nhất thiết liên quan với các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ (ai là người sở hữu về các quần đảo còn tranh chấp) và cách phân định thuộc về hàng hải (các cáo buộc về lãnh hải quốc gia xung đột nhau nên được giải quyết như thế nào) và TC đã không bao giờ đồng thuận cho bất kỳ trọng tài đệ tam nhân vô tư nào về các vấn đề này.
Lập luận của TC ở đây là sai lầm. Tòa đã chỉ ra rằng phán quyết của toà sẽ không quyết định những vấn đề này, nhưng sẽ chỉ quan tâm đến những vấn đề quan trọng khác, tất cả đều liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và do đó thuộc phạm vi thẩm quyền quyết định của tòa. Bằng việc phê chuẩn Công ước, trong đó yêu cầu giải quyết tranh chấp bắt buộc và buộc tất cả các bên tranh tụng phải tuân theo bất cứ kết quả nào của phán quyết, TC đồng ý rõ ràng chấp nhận phán quyết của tòa trọng tài.
Thí dụ như toà có thể nhấn mạnh ý nghĩa của Điều khoản chính 121.3 của Công ước bằng cách giải thích và áp dụng các tiêu chí để xác định xem có hay không một hòn đảo mà nó được hưởng quyến về một vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) và thềm lục địa cũng như lãnh hải 12 hải lý mà nó gắn vào mỗi đảo, bất kể xem ai là sở hữu của nó.
Toà cũng có thể minh xác mối quan hệ của Công ước với các khiếu nại về hàng hải quốc gia đã có trước khi chuẩn nhận Công ước. Đặc biệt hơn, toà có thể quyết định liệu rằng Đường chín đoạn đầy mơ hồ của TC nên được coi là một “quyền lịch sử” làm hồi sinh sự chuẩn nhận của Công ước không, đường này lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ của chính quyền TC sau Thế Chiến II trước khi chính quyền Cộng sản hiện nay được thành lập.
Công ước đơn thuần đề ra nhằm xác định những vấn đề như vậy bởi một nhóm gồm năm chuyên gia độc lập khách quan mà tư cách thành viên và luật thủ tục được quy định đã từ lâu với nhiều chi tiết. Không có sự đồng thuận nào chi tiết hơn từ bất kỳ quốc gia đã phê chuẩn Công ước và có yêu sách liên quan để chống lại vấn đề.
Khi TC phê chuẩn Công ước và đồng ý bị ràng buộc bởi bất kỳ phán quyết nào, mà đó là kết quả của quyết định do đệ tam nhân bắt buộc như vậy, thỏa thuận này là một sự hành sử tự do của chủ quyền TC và là một cam kết long trọng về hiệp ước quốc tế để tôn trọng và tuân thủ bất cứ quyết định nào nảy sinh từ trong các thủ tục tố tụng.
Dĩ nhiên, khi TC lập luận rằng từ trong bản chất, các vấn đề đặt ra bởi luật trọng tài liên quan đến các vấn đề về chủ quyền lãnh thổ và phân định về hàng hải – và do đó nằm ngoài phạm vi thẩm quyền tài phán của tòa – TC có quyền trình bày những lập luận này để tòa quyết định. Nhưng TC từ chối tham gia thủ tục tố tụng của tòa, đơn phương tuyên bố rằng vì sự hài lòng cho riêng mình đối với các lập luận là chính xác về mặt pháp lý, nên TC không cần phải trình bày các lập luận này đối với việc cứu xét vô tư của toà. Dù vậy, tòa đã làm hết sức mình để đánh giá các lập luận về thẩm quyền xét xử của TC.
Ngay khi nghĩ đến những gì mà một hệ thống pháp luật trên thế giới sẽ có, nếu như một quốc gia đã đồng ý tạo ra một phán quyết bắt buộc của phiá đệ tam nhân – như các nước có trên 90 hiệp định quốc tế – chỉ có thể đơn thuần từ bỏ lời hứa long trọng trong hiệp ước, trong khi họ còn tham gia trong hệ thống hiệp ước và tỏ ra miệt thị về phán quyết của tòa án độc lập có thẩm quyền. Các quy định của UNCLOS cấm hành vi như vậy một cách rõ ràng, mà hiển nhiên nó tạo nên một sự vi phạm luật quốc tế.
Rõ ràng là TC lo lắng điên cuồng để tránh bị mang tiếng là kẻ vi phạm luật quốc tế. Dù vậy, khi các người ủng hộ TC chỉ ra rằng cách đây ba thập kỷ trong cuộc tranh chấp với Nicaragua, Hoa Kỳ bỏ qua một phán quyết của Tòa Quốc tế Công lý, sau khi tòa bác bỏ yêu sách của Hoa Kỳ cho rằng tòa thiếu thẩm quyền tài phán. Đó là hành động không may của chính quyền Reagan tiếp tục gây tổn hại đến thanh danh của Mỹ cho đến ngày nay. Sự do dự của Washington trong việc chấp nhận giải quyết tranh chấp của đệ tam nhân vô tư cũng có thể là một trong những lý do tại sao Hoa Kỳ chưa bao giờ phê chuẩn UNCLOS, một vấn đề gây thất vọng.
Các nhà lãnh đạo hiện tại của TC dường như chỉ vừa mới gần đây nhận thức được sự phản đối lan rộng về lập trường pháp lý của họ về Biển Đông, họ đang phấn đấu để hạn chế các thiệt hại mà họ sẽ phải gánh chịu. Người phát ngôn của họ đã trình bày tất cả các loại lập luận bảo vệ trong viêc chính phủ từ chối tôn trọng cam kết với UNCLOS, nhưng không thuyết phục. Thậm chí còn có một số ít đã lập luận rằng TC khi tố cáo các hành động không phù hợp của tòa, họ đã trở thành người bảo vệ đích thực cho luật quốc tế. Thay vì lo đặt luật quốc tế lên hàng đầu, TC nên khôn ngoan hơn để tái khởi động các cuộc đàm phán song phương với Philippines trên cơ sở phán quyết của tòa án với hiệu lực ràng buộc.
***
Jerome A. Cohen là Giám đốc của Viện Luật Mỹ – Á, Giáo sư Luật khoa, Đại học New York và Thành viên cao cấp của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, đặc trách châu Á.
Nguyên tác: Like it or not, UNCLOS arbitration is legally binding for China