Vì sao Hồ Chí Minh không được lấy Lâm Y Lan?
Ảnh: Hồ gian tặc
Đặng Chí Hùng – Bảo Vệ Cờ Vàng – 12/09/2016
Ai cũng biết họ Hồ có nhiều vợ và bồ, cả người Việt, Tàu hay Tây. Có những người bị chết vì đã trót trao thân cho Hồ Chí Minh như Nông Thị Xuân. Vụ án này đã được ông Bùi Tín, Vũ Thư Hiên là những cựu công thần cộng sản nói rõ. Cũng đã được trình bày tại “Những sự thật không thể chối bỏ – phần 15”. Ngoài Tăng Tuyết Minh là người Tàu ra, còn phải kể đến trường hợp Lâm Y Lan. Câu chuyện về Lâm Y Lan đưa đến một khẳng định thêm rằng họ Hồ có xác xuất gần như rất lớn là người Tàu? Vì sao lại có thể nói vậy. Xin được trình bày tại bài viết này.
Đầu tiên, câu chuyện về Lâm Y Lan được Trung Quốc Bách Độ Bách Khoa (Baidu book) tiết lộ: “ Trong những năm tháng đặc biệt, lãnh tụ Hồ Chí Minh của Cách mạng Việt Nam đã để lại mối tình cách mạng tấm tức suốt đời ở Trung Quốc.
Năm 1930, Trung Quốc đang lâm vào cảnh khủng bố trắng, Hồ Chí Minh đến Quảng Châu. Để yểm hộ cho việc triển khai công tác của Hồ Chí Minh ở Quảng Đông và Hồng Kông, Tỉnh ủy Quảng Đông đã bố trí nữ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh. Lâm Y Lan đã chăm sóc hết mức mọi sinh hoạt ăn ở của Hồ Chí Minh, khiến cho ông vô cùng cảm kích, nhưng mãi vẫn không dám thổ lộ tình yêu. Không lâu sau, Hồ Chí Minh bị bắt. Trước lúc chia tay, ông lấy cuốn nhật ký quý báu trao cho Lâm Y Lan và nói: “Anh để trái tim mình lại bên em, hãy nhận lấy đi!” Ba hôm sau, Hồ Chí Minh được giải cứu. Ông tặng hoa lan cho Lâm Y Lan và tình yêu của hai người cuối cùng đã bắt đầu.
Sau khi Trung Quốc mới được thành lập, Hồ Chí Minh về nước tiếp tục sự nghiệp cách mạng còn chưa hoàn thành. Sau khi xa cách Lâm Y Lan, nỗi nhớ của Hồ Chí Minh ngày càng nặng thêm. Khi được mời đến thăm Trung Quốc, ông xin Mao Trạch Đông bố trí cho gặp lại bạn cũ ở Quảng Đông để ôn lại tình xưa. Mao Trạch Đông lập tức gọi điện cho Tỉnh ủy Quảng Đông, Đào Chú và Lâm Y Lan… đến Bắc Kinh gặp mặt Hồ Chí Minh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, ông thấy Lâm Y Lan chạy về phía mình. Hai người đắm đuối nhìn nhau rất lâu và đều không ngăn được những dòng lệ.
Năm 1958, Hồ Chí Minh trịnh trọng nói với Đào Chú nguyện vọng muốn đón Lâm Y Lan đến Hà Nội để cử hành hôn lễ bí mật. Sau khi về đến Bắc Kinh, Đào Chú chuyển ý của Hồ Chí Minh lên Trung ương Đảng và Mao Chủ tịch. Mao Chủ tịch trầm ngân giây lát rồi nói: “Cá nhân tôi ủng hộ lời yêu cầu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, nên không thể khinh suất được”. Chu Ân Lai cũng nói: “Nên bàn bạc với các đồng chí bên Đảng Cộng Sản Việt Nam một chút, nếu như họ đồng ý, thì chúng ta quyết không làm hòn đá cản đường”.
Thế nhưng, trong phòng họp của Bộ Chính trị Trung ương Đảng Bắc Việt, một vị lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam (Lê Duẩn) đã điềm tĩnh nói với Hồ Chí Minh: “Anh đã từng nói rằng Việt Nam còn chưa giải phóng thì anh sẽ suốt đời không lấy vợ, câu nói này có ảnh hưởng rất lớn, một khi Bác đã phản bội lại lời hứa đó, thì có nghĩa là chúng ta đã từ bỏ sự nghiệp thiêng liêng giải phóng Miền Nam, điều này không chỉ làm tổn hại đến hình tượng Cha già dân tộc của anh, mà ngay cả Đảng cộng sản Việt Nam cũng sẽ vì thế mà mất hết sạch danh tiếng. Cho nên, tôi thà bị anh trách móc, thù ghét, chứ không thể để cho dân chúng Việt Nam chửi mắng chúng ta là kẻ tội nhân ngàn đời”.
Nghe xong, Hồ Chí Minh vô cùng nản lòng, cười một cách đau khổ, bỏ chỗ ngồi đi ra… Lâm Y Lan lúc này đang nằm trong bệnh viện thành phố của Quảng Châu mỏi mắt trông chờ, rồi điều bà trông đợi lại là một mẩu thư ngắn của Hồ Chí Minh: “Y Lan thân yêu, chúng mình không có duyên tái hợp. Em đã nghe tình yêu tinh thần của Plato chưa? Xin hãy để linh hồn của hai đứa chúng ta mãi mãi hòa làm một!” Y Lan đặt lá thư lên bậu cửa sổ, để cho gió lành cuốn nó đi. Bà nhìn theo lá thư bay lượn trong gió, lặng khóc thầm. Mối tình giữa Hồ Chí Minh và Y Lan đã đánh một cú quá lớn vào tinh thần Y Lan, bệnh tình của bà bắt đầu trở nên xấu đinăm 1968, Lâm Y Lan mất, trước lúc lâm chung, bà còn không quên nhờ người giao trả lại cuốn “Nhật ký tình yêu” mà Hồ Chí Minh đã tặng cho mình, đồng thời dặn lại ông hãy ghìm nén nỗi đau. Hồ Chí Minh đã sốc khi nhận được tin người yêu mất, đau đớn chẳng muốn sống, nước mắt giàn giụa… Sau đó một năm, cũng chính là vào sáng sớm ngày 2 tháng 9 năm 1969, Hồ Chí Minh cũng đã qua đời. Trong lúc hấp hối, ông còn đã gọi tên Lâm Y Lan…” (Trích: Bách Độ Bách Khoa trang 223).
Về cơ bản, câu chuyện của Bách Độ Bách Khoa viết là đúng hoàn toàn. Lê Duẩn muốn tiếp tục cùng bè lũ CSVN lừa dối dân tộc Việt cho nên hắn ta muốn họ Hồ tránh rắc rối với cô vợ Lâm Y Lan để gạt dân Việt về cái gọi là “cha già dân tộc”.
Nhưng có một sự thật khác cũng cần phải nói đến cho rõ ở đây. Năm 1930, Hồ Chí Minh bị truy bắt ở Việt Nam, không chốn dung thân, thông qua liên lạc viên cầu sự trợ giúp từ Tỉnh ủy Quảng Đông Đảng Cộng sản Trung Cộng đang còn trong vòng bí mật. Đào Chú bố trí cho nữ đảng viên Đảng cộng sản Trung Quốc là Lâm Y Lan giả làm vợ Hồ Chí Minh, đồng thời dặn dò nhất hiết phải đảm bảo an toàn cho Hồ Chí Minh. Lúc đó Hồ Chí Minh 40 tuổi, Hồ cảm thấy Lâm Y Lan đặc biệt giống người yêu Nguyễn Thanh Linh đã hy sinh, ông viết trong nhật ký: “Cô ta giống hệt Nguyễn Thanh Linh cả về lời nói cử chỉ lẫn tính cách sở thích. Ánh mắt vừa chạm nhau, tôi đã tự thấy mình sẽ không còn là một kẻ vô thần thuần túy nữa. Tôi cho đây tất cả đều là ý trời”.
Hồ Chí Minh sang thăm Trung Cộng vào những năm 50, yêu cầu gặp lại người bạn cũ Lâm Y Lan. Mao Trạch Đông lập tức cho gọi Đào Chú và Lâm Y Lan lên Bắc Kinh. Đúng lúc Hồ Chí Minh chuẩn bị lên máy bay về nước, Lâm Y Lan chạy đến bên ông, hai đôi bàn tay nắm chặt lấy nhau. Trước khi máy bay cất cánh, Lâm Y Lan lấy cuốn nhật ký trả lại cho Hồ Chí Minh, nhưng Hồ Chí Minh nhẹ nhàng đẩy lại và nói: “Bên mình anh không có em, rất lâu rồi anh không còn viết nhật ký nữa, cứ để nó lưu lại nơi em làm kỷ niệm!”.
Đi vào chi tiết của sự việc Lâm Y Lan, Dương Thành Vãn Báo (Báo Vãn Thành buổi chiều) 羊城晚報, 12-11-2011 có đăng bài viết của tác giả Đinh Đông Văn – Trung Cộng cho biết rõ về sự kiện này: “Năm 1958, Hồ Chí Minh 68 tuổi, có mời Đào Chú sang thăm cùng đi câu. Ông nói: “Tôi và Lâm Y Lan yêu nhau đã hơn 20 năm, vì sự nghiệp cách mạng mà đã lỡ tuổi thanh xuân. Bây giờ tuổi đã cao, muốn nhanh chóng được đoàn tụ với Y Lan. Mong anh khi về nước thử thăm dò thái độ của Chủ Tịch Mao Trạch Đông và Thủ tướng Chu Ân Lai xem sao, nếu họ tán thành, tôi muốn đưa Y Lan đến Hà Nội cử hành hôn lễ bí mật để thỏa nỗi mong muốn đã ấp ủ từ nhiều năm”.
Mao Trạch Đông nói: “Chúng ta khuyến khích tự do yêu đương, tự chủ hôn nhân. Thế nhưng việc này lại liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng và hai nước Trung-Việt, không thể khinh suất được”. Còn khi Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam họp để thảo luận về việc này, số ý kiến phản đối đã vượt quá số ý kiến tán thành.”.
Tại sao Mao lại nói việc của Lâm Y Lan và Hồ Chí Minh liên quan đến mối quan hệ giữa hai Đảng CSVN và Trung Cộng? Đó chỉ có thể là Mao lo rằng khi vui vầy bên Lâm Y Lan, những sơ suất của họ Hồ sẽ được tiếp tục vạch ra vì Lan là người Tàu. Người Tàu sống với người Tàu thì sớm muộn cũng bị lộ ra trong những sinh hoạt, cử chỉ thường ngày. Mà điều đó thì Mao không hề muốn vì giai đoạn này, Mao và Trung Cộng cần giữ kín để có thể dùng họ Hồ xâm chiếm nốt miền nam và điều khiển bộ máy đảng CSVN.
Kết hợp với điều này, chúng ta có thể thấy một logic rất hợp lý khi Lê Duẩn cũng phản đối họ Hồ lấy Lâm Y Lan như đã nói ở trên. Ở trên. Lê Duẩn công khai phản đối vì muốn Hồ là “cha già dân tộc” với việc “Cả đời lo cho nước, không lấy vợ”. Nhưng sự thật đằng sau đó là Duẩn cũng muốn che dấu Hồ là người Tàu, toàn bộ đảng CSVN là tay sai cho một tên gián điệp Tàu.
Chưa dừng lại ở đó, cuốn “Kinh Văn Khai Quốc” của nhà xuất bản Dương Cục – Trung Quốc trang 146 xuất bản năm 1971 tại Trung Cộng đã viết: “Vì những lý do hết sức đặc biệt và tế nhị mà chủ tịch Hồ Chí Minh không thể đem người vợ yêu của mình là Lâm Y Lan về nước. Mao chủ tịch đã kịch liệt phản đối sự đoàn tụ này vì ông không muốn Trung Hoa mất đi một công trình mà chính Mao chủ tịch đã dày công vun đắp…”.
Thử đặt câu hỏi xem “lý do hết sức tế nhị và đặc biệt “ ở đây là gì? Tại sao Hồ đem Lâm Y Lan sang Việt Nam lại làm hỏng công trình do Mao “dày công vun đắp”? Có lẽ những ai am hiểu kết hợp với nhiều yếu tố có thể tin chắc rằng Mao rất sợ chuyện họ Hồ không phải người Việt sẽ bị phanh phui mà thôi!
Sẽ còn rất dài trong đề tài Hồ là Tàu hay Việt, bài viết này cũng chỉ để củng cố thêm nhận định họ Hồ có rất nhiều vợ con chứ không như hắn ta tự xưng “cả đời vì nước, không gia đình, vợ con”. Bài viết này còn khẳng định thêm cho chúng ta thấy cả đảng CSVN và Mao đều rất lo nếu Lâm Y Lan sang Việt Nam sẽ để lộ thân thế thực sự của họ Hồ. Mong rằng, bài viết này là một gợi ý cho người dân chúng ta thoát khỏi u mê của tên diệt chủng, bán nước, hại dân Hồ Chí Minh bao năm qua.
Đặng Chí Hùng
12/09/2016