Tin tức và Bình luận
Nhật Báo Ba Sàm
Trịnh Xuân Thanh, con dê tế thần (phần 9)
Posted by adminbasam on 11/09/2016
11-9-2016
Tiếp theo phần 1; phần 2; phần 3; phần 4; phần 5; phần 6; phần 7 và phần 8
Chiều nay tôi nhận lại chứng minh thư và bằng lái xe kèm theo thẻ đảng của Trịnh Xuân Thanh. Lần này người liên lạc là một người đàn ông lạ, anh ta nói hai người kia có việc gấp đã đi xa trong sáng nay, họ nhắn lại Thanh nhờ tôi đưa lá đơn mà họ dã gửi File ảnh qua Email.
Tôi nhận trước phong bì không đóng nắp, rõ là những giấy tờ bên trong mới được bỏ vào cái phong bì này. Nó chẳng có dấu bưu điện, hay dấu tích của từ nơi xa nào gửi đến. Có thể người ta đã thay cái phong bì gửi đi bằng một phong bì khác khi đưa nó đến tay tôi.
Anh ta nói anh ở tận Frankfurt, anh phải đi tàu từ sáng đến đây. Frankfurt cách Berlin khoảng 6 tiếng đi xe và tầm 5 tiếng đi tàu. Như thế có lẽ giờ tôi sẽ ít gặp những người của Thanh hơn trước.
Người đàn ông khi vào quán cà phê, anh ta chọn chỗ ngồi một cách tuỳ tiện, ngay ngoài trời bên sát hàng rào. Ở Đức có những tiệm ăn quán cà phê lấn ra cả vỉa hè, có quán người ta quây hàng rào ngang vai khi khách ngồi, tạo cảnh đẹp là chính. Đọc tiếp »
Chỉ xin được làm Người
Posted by adminbasam on 11/09/2016
11-9-2016
Ảnh: Teaching Kindness – Dạy tử tế. Nguồn: internet
Trong nhiều ngày liền, những lá thư mà tôi nhận được, đến từ nhiều nguồn và nhiều người nhưng tất thảy đều có chung một chủ đề, là kêu gọi ngăn chận việc hình thành một nhà máy cán thép ở Cà Ná, Ninh Thuận. Tôi không biết ai trong số họ – những con người xa lạ ấy, nhưng rõ là họ đang cố tìm mọi cách để đánh động đồng bào mình về một thảm họa chung sẽ đến.
Một bức thư khác, kêu gọi ký tên phản đối thông qua trang Change.org. Trong đó, nhóm viết thư ngỏ có tên là Green Trees Vietnam hỏi một cách thống thiết rằng “bạn chưa thấy hoảng sợ hay sao?”. Đọc tiếp »
Tâm lý nô lệ của người Việt
Posted by adminbasam on 11/09/2016
10-9-2016
Sĩ phu nước ta nhiều lần chỉ ra thói hư tật xấu của đồng bào mình. Phan Kế Bính viết phong tục, quá nửa phê phán thói xấu hủ tục. Tản Đà, Phạm Quỳnh, Nguyễn Trường Tộ cũng lên án kịch liệt người Việt xấu xí. Phan Khôi viết thế này: “Sĩ phong nước ta, suy đồi đi là từ thời Lê Trung Hưng về sau. Người trên người dưới bắt chước nhau, thành ra cả một nước đều bỏ mất đại nghĩa, quên mất liêm sỉ, mà đổ xô nhau vào vòng danh lợi. Lòng tự trọng của người mình như ngọn lửa đã tắt, không còn bừng lên, như hột giống bị ẩm, không còn nứt lên được. Lại thêm cái kiểu chuyên chế từ xưa đến nay, cứ ở trên đè xuống ở dưới đợ lên, làm cho nhân dân ngày một đê hèn yếu ớt…”
Cội nguồn mọi thói xấu có căn nguyên từ lịch sử dân tộc. Hơn nghìn năm lệ thuộc trực tiếp. Từ Đinh Lê đến Nguyễn, không kể10 năm thuộc Minh đen tối, còn thì độc lập mà vẫn danh nghĩa là lệ thuộc. Trên ông vua ta có một thiên triều. Song, cái chốt đích đáng là toàn bộ nền văn hóa, lý luận cốt lõi, nền tảng xã hội lấy cơ sở từ Nho giáo, triết học ngoại lai. Lý luận trị nước ở một nước lãnh thổ rộng lớn, phong thủy khác, văn hóa khác bị du nhập vào dưới lưỡi gươm của kẻ nô dịch bá chủ, nó càng bị ép buộc chặt chẽ. Cả dân tộc là tù binh của ý thức hệ ngoại lai. Đọc tiếp »
Kháng thư của các tổ chức xã hội dân sự độc lập về việc nhà cầm quyền cưỡng chế và phá hủy chùa Liên Trì
Posted by adminbasam on 11/09/2016
11-9-2016
Vào lúc 7 giờ sáng ngày 08-09-2016, nhà cầm quyền Quận 2, thành phố Sài Gòn đã huy động xe cứu thương, xe cứu hỏa, xe phá sóng và 50 xe ô-tô chở khoảng 500 nhân viên thuộc nhiều ban ngành (công an đa phần mặc thường phục), trang bị súng ống, dùi cui, roi điện, bình hơi cay, phá cổng xông vào chùa Liên Trì ở khu đô thị mới Thủ Thiêm. Họ dùng loa phóng thanh đọc cái gọi là “lệnh cưỡng chế” rồi lục soát mọi căn phòng, đồng thời cấm người trong chùa điện thoại, quay phim, chụp ảnh. Đang khi đó, với không ít lực lượng hung dữ, họ phong tỏa mọi con đường đến chùa (thậm chí canh giữ từ xa và từ cả mấy hôm trước) để ngăn chận mọi hành động hiệp thông và phản đối (cụ thể của Hội đồng Liên tôn Việt Nam sáng ngày 08-09)
Theo ghi nhận tức thời, Hòa thượng Viện chủ Thích Không Tánh đã dứt khoát từ chối đề nghị “bồi thường” và “hoán đổi” đưa ra trước đó nhiều lần của nhà cầm quyền, cũng như không ký vào bất cứ giấy tờ nào của lực lượng cưỡng chế. Các vị sư khác trong chùa thì tọa kháng để phản đối cách bất bạo động. Đọc tiếp »