Vụ án Trịnh Vĩnh Bình kiện nhà nước CSVN tại Tòa án The Hague
Image: Trịnh Vĩnh Bình
A.TÓM TẮT VỤ KIỆN
Ông Trịnh Vĩnh Bình sinh năm 1947, là một người Việt tị nạn tới Hà Lan vào năm 1976. Ông kinh doanh giò chả, thức ăn chế biến kiểu Việt Nam trên đất Hà Lan thành công và thành tỷ phú nên có biệt danh “Vua Giò Chả”. Năm 1986, Đại hội đảng cộng sản lần thứ 6 ở Việt Nam đã mở cửa kêu gọi Việt Kiều về đầu tư làm giàu cho quê hương. Là người yêu nước vô bờ nên vào năm 1987, ông đem tiền về Việt Nam đầu tư. Để xây dựng nhà xưởng, ông phải mua đất nhưng vào thời điểm này, Chính phủ chưa cho phép Việt kiều mua nhà đất, chính vì thế ông Bình đã phải nhờ người thân sống ở Việt Nam đứng tên giúp (cho đến hiện nay, phía Việt Nam vẫn quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân và Chính phủ cho tư nhân sử dụng tạm thời). Từ năm 1987 đến 1996, ông Bình đã rất thành công, mua hơn 284 ha đất, 2 cơ sở sản xuất và 11 căn nhà ở Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai và TP.HCM, nâng số tài sản đầu tư lên gấp gần 8 lần số vốn, tới khoảng 30 triệu đô la Mỹ. Thấy số tiền của ông quá lớn, Tỉnh ủy đã chỉ đạo cho Công an Bà Rịa-Vũng Tàu đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam ông Bình về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ”. Năm 1998, TAND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Bình 13 năm tù. Sau khi kháng cáo, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM giảm xuống 11 năm tù (năm 1999) dù việc chứng minh 02 tội danh trên rất mất dạy. Đó là tội “vi phạm các quy định quản lý và bảo vệ đất đai” thì không có quy định nào về việc nhờ người thân đứng tên giùm là tội phạm cả; còn tội “đưa hối lộ” thì có một số quan chức đảng tố giác ông Bình đưa hối lộ nhưng họ chối bay chối biến là không nhận hối lộ. Kẻ đưa hối lộ nhưng không có kẻ nhận thì “cúng chùa” có phải hối lộ không? Tất cả tài sản của ông Bình đều bị Tỉnh ủy Bà Rịa Vũng Tàu chỉ đạo tịch thu để chia nhau sau khi nhập vào công quỹ đảng. Theo đó, nhiều số tài sản (nhà và đất) cũng được tòa phúc thẩm tuyên giao cho UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Đồng Nai tịch thu; 2 cơ sở sản xuất (diện tích gần 40.000 m2) cùng 9 căn nhà trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được giao cho Cục Thi hành án dân sự bán đấu giá.
Trịnh Vịnh Bình bị luật rừng của CSVN kết tội
Ông tìm cách ra tù trước thời hạn và sống trốn chui trốn nhủi vì an ninh chìm giả dạng côn đồ tìm cách giết ông nuốt trọn tài sản. Ông theo đường bộ vượt rừng trốn sang Campuchia và về Hà Lan. Đến năm 2003, ông Bình kiện chính phủ Việt nam ra một Trung tâm trọng tài quốc tế tại Stockholm, Thụy điển đòi bồi thường 100 triệu USD vào năm 2005.
Theo đơn kiện, ông Bình yêu cầu phía Việt Nam phải bồi thường số tiền khoảng 100 triệu USD. Ông Bình đã viện dẫn các quy định của Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư mà Việt Nam đã ký kết với Hà Lan vào năm 1994 để tiến hành khởi kiện và ông chứng minh bản án hình sự kết tội ông ta tại Việt Nam trước đây chỉ là cái cớ để Chính phủ Việt Nam tiến hành tước đoạt quyền sở hữu đối với tài sản của ông ta, và như vậy đã vi phạm thỏa thuận tại hiệp định nêu trên và phải bồi thường cho ông ta. Phiên tòa quốc tế nhằm giải quyết vụ tranh chấp này lúc đó được dự định là sẽ khởi sự vào tháng 12/2005 tại Stockholm (Thụy Điển). Cầm chắc thất bại nên phía Việt Nam chọn hòa giải ngoài Trung tâm Trọng tài vào tháng 9/2005 với các cam kết như sau:
1. Phía Việt Nam có các nghĩa vụ: (a) Bồi thường cho ông Trịnh Vĩnh Bình 15 triệu (mười lăm triệu) USD là tiền chi phí đi kiện số tiền này giao ngay trong năm 2005. (b) Phía Việt Nam trao trả toàn bộ tài sản ở VN cho ông Trịnh Vĩnh Bình bao gồm phân xưởng, nhà kho, đất đai bất động sản. Việc trao trả tài sản chậm nhất vào năm 2012. (c) Phía Việt Nam cho ông Trịnh Vĩnh Bình ra vào Việt nam tự do để làm từ thiện.
2. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình: Có nghĩa vụ giữ kín cam kết mật nói trên không được tiết lộ cho bất cứ cơ quan truyền thông nào.
Bản Cam kết trong buổi hòa giải này đã có sự chứng kiến của Trung tâm trọng tài Thương mại Stockholm và Văn phòng Thừa phát Lại xác lập vi bằng.
B. THỰC HIỆN CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
1. Phía ông Trịnh Vĩnh Bình: đã im lặng giữ đúng cam kết là không tiết lộ lên cơ quan truyền thông để giữ uy tín quốc gia cho phía Việt Nam.
2. Phía Chính phủ Việt Nam: năm 2006, theo báo điện tử Thanh niên, Chính phủ Việt Nam đã miễn chấp hành hình phạt tù cho ông Trịnh Vĩnh Bình, và cho ông được phép trở lại Việt Nam. Và số tiền 15 triệu USD thì cù nhây đến năm 2014 mới trả hết và ông Bình cũng không đòi tiền lãi suất từ năm 2005 đến 2014. Còn tài sản, các bất động sản là 02 nhà xưởng sản xuất với diện tích gần 40.000 m2 cùng 9 ngôi nhà và đất, đoàn xe vận tải 12 chiếc, căn nhà 86 m2 trên diện tích đất hơn 2.000 m2 ở đường Trần Phú- Vũng Tàu và nhiều bất động sản ở các tỉnh thành khác..v.v… thì chưa thực hiện hoàn trả..
Thấy việc cam kết ban đầu bị vi phạm ông Trịnh Vĩnh Bình lần này nhờ đến một Tòa án quốc tế can thiệp. Hiện nay, ông Trịnh Vĩnh Bình đưa chính phủ Việt Nam ra Tòa án Trọng tài Quốc tế The Hague (Tiếng Anh) hay La Haye (Tiếng Pháp) – Hà Lan.
Vụ kiện chính thức khởi hành vào tháng 1.2015. Ngày 30.4.2015, có sự trùng hợp lý thú là phía Tòa án Quốc Tế đã chính thức gởi lệnh thông báo đến nhà nước Việt Nam vào đúng ngày đảng cộng sản ăn mừng 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam. Người đứng tên là ông Trịnh Vĩnh Bình, mang quốc tịch Hà Lan. Nội dung đòi chính phủ Việt Nam với các liên can trực tiếp là Bộ kế hoạch đầu tư và UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu phải bồi thường cho ông 1 tỷ USD vì đã trắng trợn vi phạm cam kết mật giữa ông và phía chính phủ Việt Nam vào năm 2005.
Tổ hợp luật sư của ông Trịnh Vĩnh Bình kỳ này cũng là các luật sư từng giúp cho tỷ phú dầu mỏ của Nga là ông Khodorkovski. Đó là Hãng luật Covington & Burling nổi tiếng của Mỹ.
Thuận lợi cho ông Bình và tổ hợp Luật sư của ông là chính Tòa án Quốc tế này đã tuyên án chính phủ Nga phải có nghĩa vụ bồi thường 50 tỷ USD cho ông Khodorkovski. Lần này cùng với các hiệp ước thương mại giữa Việt Nam và Hà Lan cùng với án lệ có sẵn thì phía Việt Nam thua kiện là rất cao.
Không như giải pháp im lặng như cam kết bị Việt Nam trắng trợn vi phạm. ông Trịnh Vĩnh Bình có hứa dùng 90% tiền được sau khi trừ các chi phí vụ kiện sẽ dùng từ thiện, hoạt động nhân đạo hay giúp các nạn nhân của chế độ cộng sản đi kiện ra các tòa án quốc tế đòi bồi thường, việc hỗ trợ bao gồm tư vấn cả tiền bạc nhằm giúp các nạn nhân lấy lại công lý cho mình. Không loại trừ khả năng một số tiền sẽ được giúp các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam.
Ban đầu Nhóm Luật sư muốn ông Bình khoán toàn bộ vụ việc cho họ bởi họ phòng ngừa việc phía Việt nam sẽ cho người ám sát ông nhưng ông Bình chọn phương án đồng hành cùng họ. Chắc chắn hơn nữa cho tiến trình vụ kiện có thể lâu dài hay bị nhà nước Việt Nam cho người đi ám sát ông Trịnh Vĩnh Bình thì ông Bình cũng đã hoàn tất lập chúc thư thừa kế vụ kiện cho các thừa kế của ông ngõ hầu theo đuổi vụ việc đến cùng. Nguồn tin cho hay là ông Bình được chính Tòa án Quốc tế khuyến cáo không nên quay về Việt Nam lúc này, ông cũng tuyên bố sẽ không về Việt Nam cho đến khi công lý thực thi hoàn toàn cho ông.
Trong vài ngày tới các cơ quan truyền thông tại Hòa Lan và EURO-zone sẽ thông báo tin này trên các phương tiện truyền thông nhằm khuyến cáo Việt kiều cân nhắc khi về Việt Nam đầu tư làm ăn.
Phía Việt Nam hiện nay, Chính phủ cũng vội vàng thuê một hãng luật nổi tiếng của Pháp để bào chữa trước Tòa án Quốc tế La Haye.
Công ty luật Covington & Burling
C. NHẬN XÉT SƠ BỘ VỀ VỤ KIỆN SẮP TỚI GIỮA CÁ NHÂN TRỊNH VĨNH BÌNH VÀ NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
Đây là vụ kiện rất hay bởi các tác dụng của nó trên phương tiện truyền thông sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tiến trình thay đổi chế độ độc tài và cải thiện môi trường đầu tư, giúp cho kinh tế Việt nam phát triển. Bởi vì khả năng thua kiện của nhà nước Việt nam, theo cá nhân tôi, là 95%. Thời kỳ bao cấp, Việt nam đóng cửa về thông tin nên trình độ quan trí rất thấp, nhất là các quan chức đầu tỉnh và trung ương. Hình như quyền chức càng cao thì họ càng khôn với dân trong quốc nội để bóc lột, còn ra đấu trường quốc tế ngơ ngơ ngáo ngáo. Điểm sáng duy nhất hiện nay trong trí nảo của họ là thuê ngay hãng Luật của Pháp, còn như trước kia, vụ kiện chất độc dioxin “màu da cam” đã làm cho giới luật trên toàn cầu cười đến tét cả rốn. Không biết Hãng Luật của Pháp mà họ thuê sẽ bảo vệ cho Nhà nước Việt Nam trong vụ kiện này ra sao nhưng đa số các luật sư là bạn bè của Cù Huy Hà Vũ cả. Thật khôi hài.
Còn cá nhân kiện một chính phủ là việc rất bình thường theo luật pháp quốc tế. Ngay cả vụ Khodorkovski cũng tương tự. Do Khidorkovski là tỷ phú có ý định tranh cử tổng thống và tham gia vào hoạt động chính trường, Putin đã quy kết ông vì tội trốn thuế và bắt tù. Sau khi ra tù, Khodorkovski đã kiện Chính phủ Nga tại tòa án quốc tế này và thắng kiện. Phía Nga hiện đang bồi thường cho khoản 50 tỷ USD cho ông. Còn Trịnh Vĩnh Bình kiện Nhà nước Việt nam thắng kiện sẽ là một vụ kiện rất đặc biệt bởi vì liên quan đến quan điểm của đảng cộng sản về sở hữu tư nhân đất đai. Khi đất đai hiện nay ở Việt Nam vẫn là sở hữu toàn dân, nếu phán quyết phía Việt Nam thua kiện và phía Việt Nam tuân thủ bản án quốc tế này đồng nghĩa với việc sửa đổi cơ bản luật đất đai và cả hiến pháp của họ. Trường hợp phía Việt nam thua kiện nhưng không tuân thủ bản án theo kiểu “tao đéo chấp hành, chúng mày làm gì tao” thì hậu quả còn xấu hơn nữa vì tình hình thế giới hiện nay đã không còn phe xhcn và dân trí Việt nam đã cao hơn trước nhiều. Phán quyết của Tòa án quốc tế La Haye có thể gây chấn động chính trường Việt nam để họ phải đổi mới thể chế.
Chúng ta biết rằng đảng cộng sản thiết lập hệ thống ba bộ máy nhà nước để tham nhũng. Do vậy, sở hữu toàn dân về đất đai là cơ sở pháp lý cho tham nhũng hệ thống. Thật sự, về bản chất sâu xa của vụ kiện là ông Bình kiện đòi sở hữu bất động sản mà ông đã mua ở Việt Nam. Phía Việt Nam đang nợ nần khắp thế giới. Nên nếu thua kiện, không thể quy ra giá trị 01 tỷ USD để trả cho ông Bình. Còn trả bằng bất động sản thì phải sửa đổi Hiến pháp và Luật Đất đai cho phù hợp với quốc tế. Chúng ta biết rằng cơ sở tồn tại của nền độc tài dựa vào 3 cột chống chủ yếu là: độc quyền thông tin lừa đảo dân chúng; sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất để bóp chặt kinh tế tư nhân; và thủ tiêu các hội đoàn đảng phái dân sự độc lập. Do vậy, việc thừa nhận sở hữu tư nhân về đất đai sẽ có tác dụng chủ yếu làm tan rã nền móng kinh tế của đảng cộng sản làm cho đảng không vận hành được cơ chế tham nhũng nữa; và đảng không tham nhũng thì sẽ sụp đổ.
(Tổng hợp từ báo Pháp luật TP.HCM, báo Thanh niên, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, Huỳnh Bá Hải Dân Làm Báo.org)
Hoàng Phạm chuyển