Chuyện quốc tịch VN, quốc tịch nước ngoài

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chuyện quốc tịch VN, quốc tịch nước ngoài
Image copyright JOHANNES EISELE AFP GETTY IMAGESB
Image captionLuật quốc tịch Việt Nam hiện tại thừa nhận chuyện song tịch
BBC
27 tháng 8 2016
Việc hàng ngàn người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm ngoái là “vấn đề quyền con người, rất bình thường”, một luật sư nói với BBC Tiếng Việt.

Thống kê của Bộ Tư pháp cho thấy trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4.474 người.

Đây là “số liệu chính thức được quản lý tại Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực”, báo Dân Trí dẫn nguồn Bộ Tư pháp.

Hôm 27/8, luật sư Trần Quốc Thuận, cựu Phó Chủ nhiệm Thường trực Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nói với BBC: “Theo tôi, con số 4.474 người thôi quốc tịch Việt Nam trong năm 2015 cũng là bình thường.”

“Việc ai đó quyết định thôi quốc tịch là quyền con người, quyền sống tự do.”

Hồi đầu năm 2014, báo Gia đình dẫn nguồn Bộ Tư pháp nói bố có 2.055 trường hợp thôi quốc tịch Việt Nam, tuy không nêu rõ đây là các trường hợp nộp đơn trong khoảng thời gian nào.

Vấn đề song tịch, đa tịch

“Thực tế là có hàng triệu người Việt đang định cư ở nước ngoài vẫn chưa từ bỏ quốc tịch Việt Nam,” luật sư Trần Quốc Thuận nói.

“Luật Quốc tịch Việt Nam hiện tại thừa nhận chuyện song tịch, tuy nhiên có thể một số quốc gia mà người Việt nhập tịch đòi hỏi phải bỏ quốc tịch cũ.”

Theo ông Thuận, có nhiều nguyên do khiến “những người Việt có điều kiện” tìm đường đi định cư nước ngoài.

“Một đồng nghiệp luật sư của tôi gần đây lên tiếng rằng do cuộc sống tại Việt Nam bây giờ không an toàn từ nhà ra ngoài đường, vì nỗi lo thực phẩm bẩn, ô nhiễm môi trường… nên những người có điều kiện kinh tế khá giả tìm đường ra đi.”

“Tôi chỉ mong rằng những người Việt ra nước ngoài làm ăn, sinh sống, đến một lúc nào đó sẽ quay về đóng góp cho quê hương,” ông Thuận nói với BBC.

Image copyrightOTHER
Image captionBà Nguyệt Hường bị tước tư cách đại biểu quốc hội do ‘phạm luật’

Truyền thông Việt Nam gần đây đưa tin về trường hợp một đại biểu quốc hội có thêm quốc tịch nước ngoài.

Hồi tháng Bảy 2016, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường bị phát hiện là có quốc tịch thứ hai, và đã nhanh chóng bị tước tư cách dân biểu do “phạm luật”.

Khi đó, Chánh Văn phòng Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận với báo giới, bà Nguyệt Hường có quốc tịch thứ hai là của Cộng hòa Malta.

Trong khi ông Phúc nói nguyên nhân tước tư cách đối với đại biểu Hường là vì người ta “không trung thực trong kê khai hồ sơ” và “nói dối” thì ông cũng nói rằng: “Tôi không chắc chị Nguyệt Hường biết mình đăng ký quốc tịch thứ hai là vi phạm pháp luật hay không.”

Tuy nhiên, ông Phúc nói thêm rằng Luật Quốc tịch đã quy định “công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch” và rằng “muốn có quốc tịch thứ hai thì phải xin thôi quốc tịch của mình”.

“Trường hợp một người Việt Nam ra định cư ở nước ngoài, nếu quốc gia sở tại cho phép công dân có nhiều quốc tịch thì đương nhiên người đó có từ hai quốc tịch trở lên.”

“Vấn đề ở chỗ, cho dù một người có hai quốc tịch thì khi về Việt Nam chỉ được sử dụng một quốc tịch, chứ không thể cùng lúc hai quốc tịch.”