Tập San Tân Ðại Việt – Số 7 – 2016 – Tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt – Số 7 – 2016 – Tưởng niệm GS Nguyễn Ngọc Huy

Mục Lục

Lê Minh Nguyên: Lễ Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Huy Diễn văn chào mừng quan khách
Đằng Phương: Anh hùng vô danh    
Trần Nguyên: Thi sĩ & Học giả Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy                 
Mai Thanh Truyết: Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
Đằng Phương: Giã bạn lên đường 
Câu Lạc Bộ Đằng Phương: Tưởng niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy
Phục Hưng: Cố Giáo Sư NGUYỄN NGỌC HUY Hồn thiêng khi đã về Trời
Nhữ Đình Hùng: Một trường hợp «ngôn hành hợp nhất»
Bác sĩ Mã Xái: Phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ một bước ngoặt trong thế trận Biển Đông     
Lê Minh Nguyên: Phán quyết của Tòa Trọng Tài LHQ & thực tế Biển Đông
Quốc Phùng: Dân Tộc Sinh Tồn và Phán Quyết PCA
Thanh Thủy: Nhận Định Về Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Ngày 12/7/2016 Và Những Việc phải làm
Phạm Đình Lân: Từ Mãn Châu đến lưỡi bò chín đoạn   
Phan Văn Song: Phán Quyết La Haye Và Thái Độ Việt Nam     
Lê Minh Nguyên: Hiện Tượng Cá Chết Nhìn Qua Luật Sinh Tồn Của Dân Tộc
TS.Mai Thanh Truyết: Thức ăn sạch: cung cách ăn uống lành mạnh       
Trọng Đạt: Cuộc đảo chính ông Hoàng Sihanouk năm 1970 
Nguyễn thị Cỏ May: Pháp thật sự lâm chiến?
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn
Nguyễn thị Cỏ May: Chứng bịnh xã hội thâm căn của Pháp

 

Diễn văn chào mừng quan khách ngày Chủ Nhật 17/7 Lễ Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Kính thưa quý vị trưởng thượng, quý quan khách và những người bạn trẻ.

Thay mặt Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt, BS Mã Xái, trước hết tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và tham dự của quý vị trong sinh hoạt Trại Ngọn Đuốc Sinh Tồn và Lễ Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Huy. GS mất ngày 28/7/1990 tức 26 năm qua. Điều này nói lên tình cảm thâm sâu của quý vị đối với GS dù đã gần 3 thập niên khuất bóng, quý mến ông như một người con tinh hoa của dân tộc. Quý vị vẫn luôn quan tâm cho sức sống và sự vươn lên của dân tộc ta, nhất là đang trong điều kiện có thể nói là vô cùng đau thương của ngày hôm nay ở Việt Nam.

Nhân cơ hội Lễ Tưởng Niệm GS Huy này, chút nữa đây, tôi muốn nói về công trình tư tưởng của ông trong việc phát huy Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, một chủ nghĩa quốc gia khoa học do chính người Việt Nam làm ra để phục vụ cho dân tộc Việt Nam.

Cách đây 44 năm, vào năm 1972 Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, một tổ chức quần chúng của Đảng Tân Đại Việt đã có một cuộc Rước Đuốc Xuyên Việt để tưởng nhớ GS Nguyễn Văn Bông bị Cộng Sản Việt Nam ám sát một năm trước đó, vì biết ông sắp trở thành thủ tướng của Việt Nam Cộng Hoà, họ ngăn chận một đảng phái có thực lực quần chúng lúc đó tham chánh ở Miền Nam. Tôi may mắn có được vinh hạnh là một nguời chứng nhân trong độ tuổi 20, tham gia và chăm sóc cho ngọn đuốc trên quãng đường xuyên Việt.

Trại Ngọn Đuốc Sinh Tồn như trong flyer của Ban Tổ Chức đã đưa ra, nhằm xiển dương thế hệ trẻ, thế hệ của hy vọng, thế hệ của thay đổi cuộc sống mà từ đó có thể bước chân trên hành trình để thay đổi vận mệnh dân ta, để xây dựng sự Sinh Tồn hùng mạnh cho Dân Tộc ta.

Tôi hy vọng nơi đây chúng ta sẽ tạo được sự quan tâm, sự cảm thông, cơ hội kết được bạn mới cùng chung lý tưởng, cùng chung hệ thống giá trị, giá trị dân chủ pháp trị trong ánh sáng Dân Tộc Sinh Tồn để soi sáng con đường hướng tới một dân tộc mạnh, sánh vai cùng những dân tộc mạnh khác trên thế giới như dân tộc Do Thái, dân tộc Anh-Mỹ (Anglo-Saxons), dân tộc Nhật, dân tộc Ấn Độ v.v.. 

Như bạn trẻ Đổ Quang Khải của chúng ta hôm qua có nói, chúng ta có một dòng Sử Việt hào hùng ngàn năm vươn lên, chúng ta có một nền văn hóa không kém thua ai trước khi bị Cộng Sản Việt Nam tàn phá – chúng ta sẽ xây dựng lại, và chúng ta tự hào với dòng lịch sử và nền văn hoá của chúng ta. Chị Đặng Kim Ngọc và những người bạn trẻ như Khải và quý anh chị em khác, tổ chức trại Ngọn Đuốc Sinh Tồn đã làm một bước đi khiêm tốn ban đầu để tìm tình bạn, tìm sự cảm thông trong tinh thần trân trọng Di Sản và Cội Nguồn của dân tộc ta.

Tôi hy vọng tuy trời đang đông nhưng lòng chúng ta ấm áp khi có bên nhau, nhìn nhau trong ánh mắt thương yêu, trong tình tự dân tộc, và cùng nhau hướng về dòng sống tương lai của dân tộc ta, hướng về sự Sinh Tồn và một dân tộc mạnh.

Dân ta đang lầm than ngay trên đất nước mà đáng ra là văn minh và đẹp mỹ miều, nhưng chua chát thay, như GS Nguyễn Ngọc Huy khi còn sinh tiền đã nhận xét: Dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, dũng cảm, nhưng lại chịu quá nhiều bất hạnh.

Sự hiện diện của quý vị ngày hôm nay, tôi tin rằng, sẽ phần nào làm giảm đi sự bất hạnh đó cho các thế hệ mai sau.

Trong lòng chúng ta ai cũng có một lý tưởng, một ý nghĩa để sống, nó có thể là bất cứ cái gì mà ta cảm thấy cuộc sống của mình có nghĩa lý và hạnh phúc, thí dụ như người yêu, mái gia đình, con cháu. Đó là những ý nghĩa rất tự nhiên cho cuộc sống của chúng ta. Bên cạnh những ý nghĩa này còn có những ý nghĩa sống vượt thời gian hay chí ít nó dài hơn cuộc sống của chúng ta như quốc gia dân tộc hay đức tin tôn giáo. Chúng ta cần có thêm nó để chống chọi lại những phong ba bão táp của cuộc đời. Có niềm tin vào quốc gia dân tộc, chúng ta vừa có thêm sức mạnh tinh thần cho chính chúng ta, vừa giúp cho dân tộc ta được tiến tới.

Tôi chứng kiến chị Đặng Kim Ngọc và quý anh chị em hết sức cố gắng trong việc tổ chức, như văn hào Alexander Pope có nói: Tha thứ là thiên thần, lỗi lầm là con người. Cho nên nếu ban tổ chức có những sơ xuất và lỗi lầm thì mong tấm lòng thiên thần của quý vị tha thứ bỏ qua cho.

Tôi xin ghi ơn chị Đặng Kim Ngọc và quý anh chị em đã toàn tâm toàn sức hy sinh giúp hình thành trại Ngọn Đuốc Sinh Tồn và Lễ Tưởng Niệm GS Nguyễn Ngọc Huy, nhất là quý chị, tuy vất vả nhưng rực rỡ tiếng cười, một sự hy sinh mà tôi cho là không nhỏ, trong sự góp phần vì thế hệ tương lai của dân tộc ta.

Kính chúc quý vị có một sinh hoạt thật đầm ấm và vui tươi, đầy tình thân ái.

Xin trân trọng kính chào quý vị.

Lê Minh Nguyên – Phó Chủ Tịch Đảng Tân Đại Việt

 

Thơ Đằng Phương – Anh Hùng Vô Danh

(Tặng những chiến sĩ vô danh tranh đấu cho tổ quốc)

Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh,

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước.

Họ là kẻ tự nghìn muôn thuở trước

Đã phá rừng, xẻ núi, lấp đồng sâu

Và làm cho những đất cát hoang vu

Biến thành một giải san hà gấm vóc.

Họ là kẻ không nài đường hiểm hóc,

Không ngại xa, hăng hái vượt trùng sơn

Đâm thầm chuẩn bị giữa cô đơn

Cuộc Nam Tiến mở giang sơn lớn rộng

Họ là kẻ khi quê hương chuyển động

Dưới gót giày của những kẻ xâm lăng,

Đã xông vào khói lửa, quyết liều thân

Để bảo vệ Tự Do cho Tổ Quốc,

Trong chiến đấu, không nài muôn khó nhọc,

Cười hiểm nguy, bất chấp nỗi gian nan,

Người thất cơ đành thịt nát xương tan

Những kẻ sống lòng son không biến chuyển.

Và đến lúc nước nhà vui thoát hiểm,

Quyết khước từ lợi lộc với vinh hoa,

Họ buông gươm quay lại chốn quê nhà

Để sống lại cuộc đời trong bóng tối.

Họ là kẻ anh hùng không tên tuổi

Trong loạn ly như giữa lúc thanh bình

Bền một lòng dũng cảm, chí hy sinh

Dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch.

Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,

Tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên

Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

Nhưng máu họ đã len vào mạch đất,

Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.

Và anh hồn chung với tấm tinh trung

Đã hòa hợp làm linh hồn giống Việt.

Nhân tài xứ bưởi Biên Hòa Thi sĩ & Học giả Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy – Trần Nguyên

Biên Hòa xứ bưởi thường được ca ngợi là vùng “đất lành chim đậu”. Đặc biệt về mặt phong thủy, Biên Hòa có rất nhiều địa danh tứ linh bao hàm Long Lân Quy Phung. Điển hình như núi Bửu Long , đình Tân Lân, cù lao Rùa, bàu Phụng… Dưới có giòng sông Đồng Nai ngọt ngào trên có núi Bửu Long linh thiêng nên đời đời đã tạo ra biết bao nhiêu anh hùng hào kiệt cho dân tộc Việt. Cũng như hun đúc ra khá nhiều nhà thơ nổi tiếng đóng góp trên diễn đàn văn chương. Nhưng khách quan mà nói, Đằng Phương (1924 -1990) là thi sĩ đầu tiên của xứ Bưởi đi vào văn học sử với những bài thơ ái quốc nổi tiếng được giảng dạy trong học đường như bài thơ “Anh hùng vô danh”:

Họ là những anh hùng không tên tuổi

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh

Không bao giờ được hưởng ánh quang vinh

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước

và nhiều bài thơ quen thuộc ái quốc hùng tráng tương tự như: Ngày tang Yên Bái, Ngọn đuốc Việt Nam, Quyết sống, Lời sông núi, Anh hùng đất Việt, Lẽ sống, Thanh niên Việt Nam, Việt Nam thống nhất, Nước Việt trường tồn … Toàn bộ cuộc đời của nhà thơ Đằng Phương khá ly kỳ. Năm 17 tuổi đã bắt đầu sáng tác được những bài thơ nổi tiếng nêu trên. Đến lứa tuổi đôi mươi xuất bản tập thơ ái quốc đầu tiên mang tên Hồn Việt (nxb Đuốc Việt 1950). Vì lúc đó dưới thời thực dân Pháp nên phải giấu danh tánh thực của tác giả. Sau đó đặc biệt cả hai miền Nam Bắc đều giảng dạy những dòng thơ ái quốc đó trong học đường, mà ai cũng tưởng là tác giả vô danh. Mãi đến lúc tròn 60 tuổi, tác giả cho tái bản tập thơ Hồn Việt (nxb Thanh Phương Paris 1984). Không ai ngờ nổi, thi sĩ Đằng Phương lại là một học giả nổi tiếng của miền Nam về hoạt động văn hóa, giáo dục, báo chí và chính trị. Ông là dân Biên Hòa, quê ở Tân Uyên. Đó chính là Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy. Một niềm hảnh diện lớn lao của Biên Hòa xứ Bưởi chúng ta.

I. Tiểu Sử Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

Sanh vào ngày 2 tháng 11 năm 1924, quê tại Mỹ Lộc, quận Tân Uyên, tỉnh Biên Hòa.

Văn bằng:

§ 1963: Tiến Sĩ Chánh Trị Học, Trường Đại Học Luật Khoa & Kinh Tế Paris. Luận án: “Đề tài người ưu tú trong tư tưởng chánh trị Trung Quốc cổ thời”

§ 1960: Cao Học Chánh Trị, Trường Đại Học Luật Khoa & Kinh Tế Paris.

§ 1959: Cử Nhơn Luật Khoa và Kinh Tế, Viện Đại Học Paris.

§ Tốt nghiệp Viện Nghiên Cứu Chánh Trị Đại Học Paris.

§ Tự học thi đậu bằng Tú Tàị.

§ Học sinh trường Pétrus Trương Vĩnh Ký, thi đậu bằng Trung Học. Một trong học sinh đậu xuất sắc nhứt tại Đông Dương (xem phim tài liệu về Thân Thế & Sự Nghiệp Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Câu Lạc Bộ Đằng Phương thực hiện năm 2007).

Chức vụ:

Trong Ngành Giảng Huấn:

§ Từ 1976: Phụ Khảo tại Trường Đại Học Luật Khoa Harvard (Hoa Kỳ).

§ 1965-1975: Giáo Sư Chánh Trị Học và Luật Hiến Pháp ở Học Viện Quốc Gia Hành Chánh tại Sài Gòn, Trường Đại Học Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ, Trường Đại Học Sư Phạm tại Sài Gòn, Trường Đại Học Luật Khoa tại Huế. Ngoài ra còn giảng dạy tại các Trường Đại Học Đà Lạt, Vạn Hạnh, Minh Đức, Minh Trí… và ở Trường Cao Đẳng Quốc Phòng, Trường Chỉ Huy Tham Mưu Cao Cấp, Trường Đại Học Chiến Tranh Chánh Trị.

§ 1967-1968: Khoa Trưởng Luật Khoa và Khoa Học Xã Hội tại Cần Thơ.

Trong Chánh Quyền:

§ 1973 và 1968-1970: Nhơn viên phái đoàn tham dự thương thuyết Hòa Đàm Paris.

§ 1967: Hội Viên Hội Đồng Dân Quân.

§ 1964: Đổng Lý Văn Phòng Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Bình Định.

Hoạt Động Chánh Trị:

§ Từ 1986: Hội Viên Ủy Ban Danh Dự của Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ VN Tự Dọ

§ Từ 1981: Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương Liên Minh Dân Chủ Việt Nam.

§ 1973-1975: Đồng Chủ Tịch Liên Minh Quốc Gia Dân Chủ Xã Hội (gồm 6 đảng).

§ 1969-1975: Tổng Thơ Ký Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến.

§ 1964-1990: Thành lập đảng Tân Đại Việt và là lãnh đạo đảng cho đến năm 1990.

§ 1945-1964: Đảng viên Đại Việt Quốc Dân Đảng và tham dự Ủy Ban Chấp Hành Trung Ương năm 1948.

Tưởng Lục:

§ WHO’S WHO đông bộ Hoa Kỳ, ấn bản lần thứ 18, 1981-1982.

§ Giải thưởng của Viện Đại Học Paris trao luận án Tiến sĩ xuất sắc nhất trong năm.

Chuyên Môn:

§ Luật Hiến Pháp, Tư Tưởng Chánh Trị, Định Chế Chánh Trị, Bang Giao Quốc Tế.

§ Thông thạo ngôn ngữ Việt, Pháp, Anh và Hán văn.

Tác phẩm:

§ Tiếng Việt:

1. HỒN VIỆT, thơ, Sài Gòn, 1950, tái bản ở Paris năm 1984.

2. QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT (Quyển A), Việt Publisher, Canada, 1990.

3. DÂN TỘC SINH TỒN, chủ thuyết của Đại Việt Quốc Dân Đảng, được bổ túc, phong phú hóa và thâu nhận các nguyên tắc tự do dân chủ, (2 quyển), Sài Gòn, 1964.

4. DÂN TỘC HAY GIAI CẤP ?

5. BIỆN CHỨNG DUY XẠO LUẬN (Trào phúng).

6. CÁC ẨN SỐ CHÁNH TRỊ TRONG TIỂU THUYẾT VÕ HIỆP KIM DUNG, Thanh Phương Thư Quán, San Jose, Hoa Kỳ, 1986.

7. HÀN PHI TỬ: bản dịch ra Việt ngữ tác phẩm của Hàn Phi, nhà lý thuyết trứ danh của học phái Pháp Gia Trung Quốc, (2 quyển), Lửa Thiêng, Sài Gòn, 1974.

8. LỊCH SỬ CÁC HỌC THUYẾT CHÁNH TRỊ, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1970-1971.

9. ĐỀ TÀI NGƯỜI ƯU TÚ TRONG TƯ TƯỞNG CHÁNH TRỊ TRUNG QUỐC CỔ THỜI, bản dịch Luận án Tiến sĩ viết bằng tiếng Pháp, Cấp Tiến, Sài Gòn, 1969.

10. Tên Họ Người Việt Nam. Mekong-Tỵnạn, California, USA

– Cùng viết với Gs Trần Minh Xuân (2 cuốn 11 và 12 trong danh sách này):

11. Hiệu đính và chú thích LỤC SÚC TRANH CÔNG. Đi tìm tác giả và dụng ý chánh trị trong tác phẩm. Mekong-Tỵnạn, California, USA, 1991.

12. HỒ CHÍ MINH: TỘI PHẠM NHƠN QUYỀN VIỆT NAM. Mekong-Tỵnạn, USA, 1992.

§ Tiếng Pháp:

13. POUR UNE NOUVELLE STRATÉGIE DE DÉFENSE DU MONDE LIBRE CONTRE L’EXPANSION COMMUNISTE, Alliance Pour La Démocratie Au Vietnam, Paris, 1985.

§ Tiếng Anh:

14. THE LÊ CODE: LAW IN TRADITIONAL VIETNAM, bản dịch ra tiếng Anh và chú thích bộ QUỐC TRIỀU HÌNH LUẬT, tục danh LUẬT HỒNG ĐỨC của nhà Lê (1428-1788), Ohio University Press, Hoa Kỳ, 1987 – cùng viết với Gs Tạ Văn Tài và Gs Trần Văn Liêm –

15. A NEW STRATEGY TO DEFEND THE FREE WORLD AGAINST COMMUNIST EXPANSION, Alliance For Democracy In Vietnam, 1985.

16. PERESTROIKA OR THE REVENGE OF MARXISM OVER LENINISM, Việt Publisher, Canada, 1990.

Cùng viết với Gs Stephen B. Young (2 cuốn 16 và 17 trong danh sách này)

17. UNDERSTANDING VIETNAM, do T.D.T. Thomason xuất bản, The Displaced Persons Center Information Service, Bussum, The Netherlands.

18. THE TRADITION OF HUMAN RIGHTS IN CHINA AND VIETNAM, Yale Southeast Asia Studies, The LẠC VIỆT Series, New Haven, CT, USA, 1990.

Bài Đăng Báo:

§ Tiếng Việt:

– 1947-1990: Bài nhận định Tình Hình Thế Giới Trong Tháng Vừa Qua cùng nhiều bài báo về văn hóa & chánh trị Việt Nam trên nhiều tờ báo tiếng Việt ở trong và ngoài nước, như TỰ DO DÂN BẢN, ĐƯỜNG MỚI, MEKONG-TỴNẠN, SAIGON, THẰNG MÕ, HỒN VIÊT, HƯỚNG VIỆT, DIỄN ĐÀN VIỆT NAM, CẤP TIẾN, DÂN QUYỀN, LỬA THIÊNG, QUỐC PHÒNG, ĐUỐC VIỆT, THANH NIÊN…

§ Tiếng Pháp:

– LA FRANCE ET LE VIETNAMIEN PARTISAN DE LA DÉMOCRATIE LIBÉRALE, trong ĐƯỜNG MỚI, Pháp Quốc, số 4, 1985.

– LE CODE DES LÊ, nhận xét về bản dịch bộ luật nhà Lê ra tiếng Pháp của Ông Deloustal và về niên biểu ấn hành của bộ luật này, trong BULLETIN DE L’ÉCOLE FRANCAISE D’EXTRÊME ORIENT, Quyển LXVII, Pháp Quốc, 1980.

§ Tiếng Anh:

– Cùng viết với Gs Tạ Văn Tài: THE VIETNAMESE LEGAL TEXTS, trong THE LAW OF SOUTH-EAST ASIA, Quyển 1, THE PRE-MODERN TEXTS, do M.B. Hooker xuất bản, Butterworth & Co, 1986.

– LIMITS ON STATE POWER IN TRADITIONAL CHINA AND VIETNAM, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 6, Hè-Thu 1985.

– THE MING CODE IN VIETNAMESE LEGAL HISTORY: ITS INFLUENCE ON THE VIETNAMESE CODES AND OTHER LEGAL DOCUMENTS, trong MING STUDIES, số 19, Thu 1984.

– ON THE PROCESS OF CODIFICATION OF THE NATIONAL DYNASTÝS PENAL LAWS, trong THE VIETNAM FORUM, Ban Nghiên Cứu Đông Nam Á Châu của Đại Học Yale, Hoa Kỳ, số 1, Đông-Xuân 1983.

– THE PENAL CODE OF VIETNAM’S LÊ DYNASTY, trong STATE AND LAW IN EAST ASIA, để kỹ niệm ngày Ông Karl Bunger trí sĩ, do Dieter Eikemeier và Herber Franke xuất bản, Otto Harrassowitz, Weisbaden, 1981.

Thuyết Trình:

· VAI TRÒ HỒ CHÍ MINH TRONG DIỄN TIẾN CỦA TÌNH TRẠNG NHƠN QUYỀN TẠI VIỆT NAM, HỘI THẢO VỀ ĐỀ TÀI “CON NGƯỜI VÀ DI SẢN CỦA HỒ CHÍ MINH” tại Điện Luxembourg (Trụ sở Thượng Nghị Viện Pháp), trong 2 ngày 25 và 26-5-1990.

· CHÁNH SÁCH QUỐC PHÒNG CỦA CỘNG SẢN VIỆT NAM tại Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, ngày 11-4-1988.

· KINH NGHIỆM CỦA HOA KỲ TẠI VIỆT NAM , Đại Học Không Quân Hoa Kỳ, Colorado Springs, ngày 12-4-1988.

· CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH Á CHÂU tại Đại Học Monash, Melbourne, Úc Đại Lợi, ngày 17-9-1987.

· LIÊN MINH LIÊN SÔ – CỘNG SẢN VIỆT NAM VÀ NỀN AN NINH CỦA ĐÔNG NAM Á CHÂU, Hội Thảo Bàn Tròn do Hội Đồng An Ninh Quốc Tế tổ chức ở Bangkok từ ngày 6 đến 8-7-1986.

· TRẬN CHIẾN ĐẤU CUỐI CÙNG VÀ SỰ SỤP ĐỔ CỦA MIỀN NAM VIỆT NAM: 1973-1975, Hội Thảo do Đại Học Glassboro tổ chức trong ngày 7 và 8-4-1986.

· VIỆT NAM DƯỚI ÁCH CỘNG SẢN, Hội Thảo tại Đại Học Harvard, ngày 23-11-1981, sau được Đại Học George Mason đăng trong bài nghiên cứu về VN.

· THỰC TRẠNG Ở VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO CÁC VẤN ĐỀ DO CÁC NƯỚC ẤY GÂY RA, Đại Học Minnesota, 3-10-1981.

· NGUYÊN NHƠN VÀ HẬU QUẢ CỦA VIỆC MIỀN NAM VIỆT NAM SỤP ĐỔ NĂM 1975, tại Đại Học Washington ở Seattle, 1980.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28-7-1990 tại Paris hưởng thọ 66 tuổi, mang lại tiếc thương vô vàng cho mọi người mến mộ. Không những cho riêng người Việt, mà ngay cho cả người ngoại quốc. Có lẻ lần đầu tiên một người Việt Nam qua đời , được chính Tổng Thống Hoa Kỳ đương nhiệm – ông George Bush – chia buồn và lên tiếng ca ngợi là một nhân vật tận tụy phụng sự cho dân tộc Việt với tấm gương sáng ngời cho thế hệ mai sau (xem : Nhà Chí Sĩ Thời Đại : Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy / Câu Lạc Bộ Đằng Phương xuất bản năm 2003 / trang 11).

II. Một hiện tượng hiếm có 

Kể từ đó cứ đến độ giửa hè vào dịp cuối tháng bảy , ở quốc nội và tại hải ngoại, âm thầm hoặc công khai đều có Lễ Tưởng Niệm Cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy. Như vậy tính đến nay đã gần 20 năm rồi. Một thời gian quá dài để thử thách mức độ thực lòng thương nhớ của quần chúng đến một nhà lãnh đạo đã nằm xuống. Sự ra đi vĩnh viễn của Giáo Sư Huy vào ngày 28 tháng 7 năm 1990 xảy ra đúng vào lúc thế lực cộng sản đang trên đà gục ngã tại Đông Âu. Bây giờ gần 2 thập niên sau nhìn lại toàn bộ thấy tiếc nuốt đã mất một cơ hội hiếm có trong đời để xoay chuyển dân chủ hóa được cho VN. Rỏ ràng lúc đó không có yếu tố cấp lãnh đạo uy tín và sáng suốt với tầm vóc cở Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nên không ai đưa ra được kế hoạch hữu hiệu nào cả và để rồi tình thế thuận lợi vuột mất đi.

III. Công trình sáng tác

Nhìn lại, Giáo Sư Huy để lại một công trình sáng tác đồ sộ gồm hàng chục tác phẩm lẩy lừng trải dài trên nhiều lãnh vực khác nhau. Điểm rất lạ là suốt đời Giáo Sư Huy hoạt động tranh đấu, lãnh đạo đoàn thể, đấu trí chống chỏi các thế lực độc tài, rồi lại bị bịnh ung thư kéo dài gần 10 năm, vậy mà vẫn có thể viết ra được quá nhiều những tác phẩm độc đáo.

Vào ngày 4.8.1990 tại Austerlitz (Hoà Lan), Bác Sĩ Trần Ngọc Quang (Pháp) đã ca ngợi kiến thức uyên bác hầu như lãnh vực nào giáo sư Huy cũng thông suốt. Mà quả thực vậy, nhìn lại toàn bộ các tác phẩm của ông đã cho thấy rỏ điều đó. Chỉ nội trong quyển ‘‘Quốc Triều Hình Luật’’ dầy 263 trang được dẩn chứng 478 lần rút từ trên 100 quyển sách. Còn quyển Perstroika (Anh, Pháp) dầy 497 trang với 639 dẫn chứng của trên 200 tác phẩm ngoại quốc.

Có lẽ nhờ kiến thức uyên bác , trí nhớ hiếm có , lối làm việc đam mê khác thường bất kể không gian và thời gian và nghị lực phi thường , Giáo Sư Huy viết được nhiều tác phẩm bất hủ như vậy. Ông còn rất nhiều dự định sáng tác, và khi ra đi ông còn để lại nhiều di cảo. Trong những năm cuối cùng ông thường tâm sự, nếu có thì giờ rảnh rổi thì cứ mỗi tháng có thể viết xong một tác phẩm. Mặc dù trách nhiệm đè nặng trên đôi vai gầy, ông đã cố gắng viết được các tác phẩm giá trị như liệt kê trong phần tiểu sử phía trên. Trong đó có 6 tác phẩm được coi là đắc ý nhứt:

Thơ Hồn Việt

Đây là tác phẩm đầu tay được Giáo sư Huy qua thi hiệu Đằng Phương trân quý và hảnh diện nhứt. Bao gồm những bài thơ đầy lòng ái quốc, thể hiện rỏ lý tưởng của giáo sư Huy từ lúc thiếu thời dấn thân vào con đường tranh đấu đến khi lìa đời. Những bài thơ “Anh Hùng Vô Danh”, “Ngày tang Yên Bái”…. đã được chọn giảng dạy tại học đường và đã trở thành những vần thơ lịch sử nổi tiếng của Dân Tộc Việt.

Dân Tộc Sinh Tồn, Chủ Nghĩa Quốc Gia Khoa Học

Qua kinh nghiệm đau thương, tổ chức bị phân tán khi lãnh tụ Trương Tử Anh bị thất tung, Giáo Sư Huy đã dụng tâm, suy nghĩ, điều chỉnh chủ thuyết lại để thâu nhận các nguyên tắc tự do và dân chủ hợp hiến, phù hợp với tiến trình nhân loại. Ông đã dứt khoát bác bỏ đường lối lãnh tụ chế, vì nhận thấy sẽ đưa đên thảm họa độc tài.

Đề Tài Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chánh Trị Trung Quốc Cổ Thời

Là luận án Tiến Sĩ của Giáo Sư Huy và được chấm xuất sắc nhứt trong niên khóa 1962-1963 tại Viện Đại Học Paris.

Các Ẩn Số Chánh Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung

Thoạt nhìn thì đây là quyển sách chỉ nhằm giải trí. Nhưng thực sự Giáo Sư đã dụng tâm lớn lao khi viết tác phẩm này. Ai cũng biết, nhờ hành văn kể chuyện đầy hấp dẫn và bố cục kết cấu tinh vi, truyện kiếm hiệp của Kim Dung đã lôi cuốn cả hàng tỷ đôc giả trên thế giới. Ngay tại Việt Nam hầu như đa số đã có thời say mê kiếm hiệp Kim Dung. Vì vậy lợi dụng qua đề tài hấp dẫn này Giáo Sư Huy muốn trình bày, giải thích lợi hại của đường lối chính trị (nhứt là tai hại của chủ trương độc tài) và từ đó đưa ra thông điệp chính trị với đề nghị cụ thể nhằm đạt được mục tiêu mang lại yên vui hạnh phúc cho người dân. Tác phẩm này được ghi nhận bán chạy nhứt với xuất bản lần thứ tư tại Hoa Kỳ, Pháp và Úc.

Quốc Triều Hình Luật

Đây là bộ sách bách khoa bao gồm nhiều lãnh vực văn hóa lịch sử Việt Nam. Qua thời gian dài nghiên cứu, Giáo Sư Huy khám phá ra ai là tác giả thực sự của Bộ Luật Hồng Đức và từ triều đại nào phát sinh tinh thần giáo điều, mà đã làm một dân tộc Việt Nam thông minh, can đảm, quật cường nay phải chịu thảm cảnh đất nước tan nát nghèo đói. Trong di bút cuối cùng được đọc tại Hòa Lan vào ngày 4 tháng 8 năm 1990, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy ước mong khi đất nước được thanh bình thì lập tức lui về quê nhà viết sách phân tích rỏ ràng tại sao một dân tộc có lịch sử oai hùng mà lần lần lụn bại đến nổi nay trở nên một trong vài quốc gia nghèo nhất thế giới.

Perestroika

Sự kiện lãnh tụ Liên Xô Gorbachev thay đổi chính sách làm đão lộn tình hình thế giới. Điều này đã dẫn tới cuộc cách mạng tại các xứ cộng sản Đông Âu và chắc chắn sẽ làm chủ nghiã cộng sản độc tài tan biến trong tương lai để Việt Nam sẽ thoát khỏi gông cùm cộng sản. Giáo Sư Huy đã phân tích tiên đoán rỏ ràng trước trong tác phẩm này. Theo lời Gs Cao Thế Dung, đây là một tác phẩm rất quan trọng của Giáo Sư Huy qua 2 thứ tiếng (Anh, Pháp) để góp vào diễn đàn tư tưởng chánh trị quốc tế.

Một giai thoại hi hữu là bản thảo “Tên Họ Người Việt Nam” bị thất lạc lúc Giáo Sư Huy qua đời và ai cũng tưởng rằng bị mất luôn tài liệu quý giá này. Chúng tôi tiếc lắm, vì biết rỏ Giáo Sư Huy đã bỏ rất nhiều thì giờ nghiên cứu biên khảo tác phẩm này. Có lần Giáo Sư nhờ chúng tôi tìm kiếm một số danh tánh của các nhân vật nổi tiếng có ý nghĩa giải thích được nguồn gốc tên họ xuâ’t phát ở Âu Châu. Chúng tôi đã sưu tầm và dịch ra gửi đến cho Giáo Sư xử dụng. Bất ngờ gần 10 năm sau, có lẻ nhờ sự hiển linh của hương hồn Gs Huy, nên Tiến Sĩ Nguyễn Văn Trần (Paris) tình cờ có được bản thảo và giao lại nhà xuất bản Mekong-Tỵ Nạn in phổ biến. Chúng tôi nhận được sách tặng và rất cảm động đọc thấy lại kỷ niệm năm xưa qua những dẩn chứng với tên họ của các nhân vật nổi tiếng như Tổng Thống Freiherr von Weizsaecker , Nữ vô địch quần vợt Steffi Graf , Bộ Trưởng Nội Vụ Zimmerman , Nam vô địch bơi lội Michael Gross…

IV. Con Người Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy

Tình Yêu Tổ Quốc

Lớn lên với tâm tình nồng nhiệt cho quê hương, năm 21 tuổi ông đã dứt khoát gia nhập đảng cách mạng để tranh đấu tự do cho đất nước. Từ đó cho đến hơi thở cuối cùng, con người Nguyễn Ngọc Huy hiến dâng trọn vẹn cho Dân Tộc Việt Nam. Những vần thơ Hồn Việt đầy rung động đã được ông gởi gắm vào tâm tình nồng nàn ấy. Vì tình yêu tổ quốc, con người tài hoa lổi lạc đó chọn một cuộc sống đạm bạc, đơn giản và đầy gian nan thử thách. Ông đã đi rất nhiều nơi, xuất hiện biết bao nhiêu lần trên diễn đàn và hội nghị quốc tế để bênh vực chính nghĩa người Việt Tự Do.

Tình Yêu Gia Đình

Trong buổi lễ ra mắt tập thơ Hồn Việt tại California (Hoa Kỳ) có thính giả hỏi về bài thơ tặng bạn Ngọc Điệp phải chăng dành cho bạn gái. Giáo Sư Huy đã cho biết đó chỉ là người bạn cùng tranh đấu. Với giọng thổn thức đẩm lệ ông còn cho biết trong đời ông chỉ có một tình yêu cho người đàn bà duy như’t. Đó là người vợ (nhủ danh Dương Thị Thu) đã qua đời vào năm 1974 (tai nạn tại bải biển Vũng Tàu) và một tình yêu nữa là cho Tổ Quốc Việt Nam mà thôi. Khi bà Huy qua đời, mặc dù lúc đó còn ở tuổi trung niên đầy danh vọng và tài hoa, Giáo Sư Huy ở vậy nuôi con tôn thờ hình ảnh người vợ hiền cho đến chết. Thật là trường hợp hạn hữu. Đặc biệt hơn nữa, ông để lại ước nguyện được hoả táng để sau này tro tàn mang về Việt Nam thổ táng trộn cùng xương cốt của ngươì vợ hiền năm xưa.

Tình Nghĩa Thâm Sâu

Một điểm nổi bật nhứt của Giáo Sư Huy là được mọi cộng sự viên kính nể và thương yêu thật sự. Thực là hiện tượng hiếm có trong thời đại đầy nhiểu nhương và đổ vỡ này. Tiền bạc, danh vọng, ông chả còn gì trong tay để lôi cuốn dẫn dụ người khác cả. Nhưng rất nhiều người đã hết lòng hết dạ hy sinh thời giờ, tiền bạc và hạnh phúc gia đình để đi theo ông. Có nhiều chủ quan khác nhau, nhưng chắc chắn một điều là họ đặt niềm tin thực sự vào con người Nguyễn Ngọc Huy. Một con người chân thành không hề chủ trương bá đạo, đạt tình yêu Tổ Quốc lên trên hết và luôn luôn có tình nghĩa thâm sâu với các cộng sự viên đồng hành.

Tấm Lòng Quảng Đại và Tận Tụy

Hoạt động tích cực trong lảnh vực chính trị vơ’i nhiều tranh châ’p va chạm, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy cũng luôn luôn giử được nét mặt hòa nhả với nụ cười vui vẻ từ tấm lòng chân thành mà ra. Từ năm 1982 bị mắc bịnh ung thư, tuy vậy ông cố gắng kiềm chế không để tâm tình nóng nảy bộc lộ. Cuối cùng, biết sức mình sắp tàn, Giáo Sư Huy đã ráo riết làm việc không ngừng , chạy đua với tử thần để cố ráng làm tròn trách niệm trước tổ quốc. Di sản tư tưởng của ông để lại bàng bạc trong các tác phẩm. Giáo Sư Huy là người chủ trương tự do dân chủ thực sự, quyết liệt chống đường lối lãnh tụ chế, độc tài (dù là loại độc tài yêu nước mà các xứ chậm tiến thường ca ngợi). Ông đã đưa ra bài học Bắc Mỹ và Nam Mỹ cũng được độc lập. Bắc Mỹ chọn con đường tự do dân chủ thực sự nên đã thành cường quốc, dân chúng sống hạnh phúc ấm no. Trong khi đó Nam Mỹ chủ trương độc tài yêu nước, rốt cuộc đến nay vẫn còn xảy ra đảo chánh hổn loạn chính trị, dân chúng sống trong áp bức bất công.

Ngoài ra ông âu lo nhiều về tinh thần giáo điều đã thấm sâu vào huyết quản dân tộc Việt Nam, đưa đến nạn chia rẻ, kỳ thị (tôn giáo, địa phương, chủng tộc…) làm đất nước càng ngày càng suy vong.

Tuy vậy Giáo Sư Huy đặt rất nhiều hy vọng vào tương lai, vì nọc độc đó đã phát hiện được thì sẽ tuyệt trừ được. Ông đã từng tâm sự tin chắc đất nước Việt Nam mai này sẽ được tự do dân chủ và thế hệ tương lai sẽ tài giỏi hơn, xây dựng được một đất nước ấm no hơn thế hệ của ông.

Có lẽ đó chính là biểu tượng rỏ ràng cho tinh thần Nguyễn Ngọc Huy, lúc nào cũng đầy quyết tâm và lạc quan hướng về tương lai dân tộc. Dù khen hay chê, phải khách quan nhìn nhận trong cùng hoàn cảnh thời đại này chưa ai dám chắc làm được nhiều việc tốt đẹp hơn ông. Một người Biên Hòa xứ Bưởi đã dám sống tận tụy một tay chăm sóc mọi việc lớn nhỏ cho đến nổi kiệt sức trút hơi thở cuối cùng. Thật khó tìm lại được một tấm gương tài đức vẹn toàn và cung cúc tận tụy hy sinh cho đại cuộc như vậy trong cỏi đời đầy nhiểu nhương này.

http://www.aihuubienhoa.com/a144/nhan-tai-xu-buoi-bien-hoa-giao-su-nguyen-ngoc-huy

 

 

Tưởng Niệm Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy –  TS. Mai Thanh Truyết

 1 – Đại Việt & Con Đường Đang Đi.

Lại thêm một năm nữa, hôm nay chúng ta lại cùng nhau làm Lễ Tưởng niệm Gs Nguyễn Ngọc Huy lần thứ 26, nhưng với một tâm trạng khác thường khá đặc biệt. Đó là:

  • Thứ nhứt: TC chuyển hướng áp lực của người dân Trung Hoa, các mối bất ổn trong nội địa và kích thích tinh thần quốc gia cực đoan Đại Hán trong vấn để biển Đông;
  • Thứ hai: Phong trào dành độc lập trong nước nổi lên và TC không muốn thế giới bên ngoài chú tâm vào, cho nên càng làm nổi thêm đình đám trong vần đề biển Đông;
  • Thứ ba: Phát triển kinh tế của TC trong mấy năm gần đây giảm sút mạnh không còn giữ ở mức độ 9-10% nữa (thống kê mới nhất chỉ có 7.1%); do đó, uy tín của nhà cầm quyền bị sụt giảm, người dân không còn tin tưởng chính sách của đảng nữa. Riêng năm 2015, xuất cảng giảm sút 25% do Liên hiệp Âu châu và Hoa Kỳ tẩy chay hàng hóa tạo ra một lượng không nhỏ lao động thất nghiệp vì hàng tồn kho ứ đọng;
  • Thứ tư: Việc thiết lập các phi trường quân sự trên các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, cùng hành động cho máy bay tiếp liệu hạng nặng, máy bay quân sự hoạt động trên các vùng đảo TC chiếm đóng của Việt Nam từ 1974 và 1988 đến nay. TC cũng không ngừng thành lập bộ chỉ huy quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa và đảo Vành Khăn, Trường Sa. Hiện tại, TC dự định biến hai nới nầy thành hai trung tâm du lịch và bắt đầu tiếp nhận du khách dự trù vào đầu tháng 9 tới đây. Do đó, những sự kiện nầy cho thấy âm mưu không chế biển Đông của TC càng rõ nét hơn;
  • Thứ năm: Đây chính là cốt lõi của vấn đề TC làm ồn ào ở biển Đông. Đó là việc che đậy tiến trình Hán hóa một cách tiệm tiến và vững chắc của TC vào suốt chiều dài của Việt Nam từ Bắc chí Nam bằng cách xây dựng xí nghiệp, nhà máy, mang thiết bị, nhân công xâm nhập, thuê mướn rừng đầu nguồn dài hạn, thuê mướn đất nông nghiệp, thu mua tất cả sản phẩm chăn nuôi hay nông nghiệp và nguyên liệu của Việt Nam bằng bất cứ giá nào. Từ đó khống chế nền kinh tế VN và xâm nhập nhân công, đưa tình báo vào khắp mọi miền đất nước.

Chúng ta thấy rõ ràng âm mưu của TC thể hiện rõ qua năm chỉ dấu trên và hệ lụy của những sự kiện đó đưa đến kết quả là:

  • Ở phía Đông,TC đã vây hãm Việt Nam ở Biển Đông với bản đồ 9 đoạn và thiết lập các đường bay và khu quân sự trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa chiếm của Việt Nam;
  • Ở phía Tây, TC đã dùng thế trận “nước” qua việc xây dựng các đập ở thượng nguồn để khống chế dòng chảy của sông Mekong, hạn chế  việc phát triển kinh tế và làm xáo trộn xã hội Việt Nam trên bình diện cả nước;
  • Trong đất liền, với 49 tụ điểm tập trung từ Bắc chí Nam, đặc biệt: – vùng nước sâu Vũng Áng, Sơn Dương, yết hầu của dãy đất hình chữ S Việt Nam; – và nóc nhà Việt Nam qua sự chiếm đóng vùng Tân Rai và Nhân Cơ trong việc khai thác bauxite. Nơi đây, TC có thể kiểm soát sinh hoạt đi lại của toàn vùng biển Đông, thủy lộ của 40% hàng hóa thông thương trên thế giới. Đây là đạo quân thứ V của TC một khi có chiến tranh xảy ra.

Và trong nước hiện tại, tuổi trẻ Việt Nam, ngay từ sau thảm nạn cá chết bắt đầu ở Vũng Áng từ ngày 6/4, bắt đầu đứng lên thực sự và thể hiện tinh thần đòi quyền được sống qua việc bảo vệ môi trường. Công cuộc chống TC đã chuyển sang một thế trận mới…Và thế trận nầy làm cho chính những người đã từng làm thân khuyển mã cho Đảng CS Bắc Việt cần phải nghĩ lại cung cách đàn áp người dân. Lương tri và lương tâm của công an, quân đội chắc chắn phải được đánh động. Vá trong những ngày sắp tới đây, cơ may cho vận nước chuyển sáng một sinh lộ mới có thể được bắt đầu.

Từ đó, một lần nữa tinh thần Nguyễn ngọc Huy lại được rực sáng khi thấy những hành động vừa nói của tuổi trẻ!

Vậy, nhân ngày tưởng niệm ngày anh Ba ra đi, Đại Việt cần phải suy nghĩ, hành động và có những trách nhiệm gì với Việt Nam hôm nay  và trong những ngày sắp tới?

 2 – Tiếp Nối Con Đường Nguyễn Ngọc Huy

Với tư cách một đảng viên Đại Việt, chúng tôi rất tự hào đứng dưới danh nghĩa đảng chính trị Đại Việt, đã do một thiên tài của đất nước là Cố Đảng trưởng Trương Tử Anh khai sáng và xây dựng khi vừa mới 25 tuổi, nhưng đã có khả năng lập thuyết “Dân Tộc Sinh Tồn” (DTST):

(a)  Để làm khung cho nền tảng lý luận,

(b)  Để điều hướng hoạt động đấu tranh vững mạnh cho các  mục tiêu chiến lược lâu dài, và

(c) Để tạo điều kiện cho Đại Việt trường tồn đến ngày nay.

Trên trận tuyến đấu tranh chống CS Bắc Việt hiện tại, Đại Việt có thể giương cao ngọn cờ DTST, đặt trên căn bản đầy tình tự dân tộc và nhân bản, làm đối lực đương đầu với chủ nghĩa CS vô thần, mị dân, với ảo tưởng dựng nên một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà ngay cả những người đề xướng ra cũng không xác định được xã hội chủ nghĩa cụ thể là gì.

Mỗi người trong chúng ta, dù có những suy nghĩ nào dị biệt đi nữa, cũng khó có thể phủ nhận được tính cách mạng đầy nhân bản của chủ thuyết DTST. Chính chủ thuyết nầy, theo quan điểm của riêng của người viết, cho đến ngày hôm nay, vẫn còn là một đối trọng vững chắc, đối với ý thức hệ của chủ thuyết Cộng sản, để từ đó áp dụng vào các điều kiện thực tế Việt Nam, hầu thúc đẩy nhanh hơn tiến trình dân chủ hóa Việt Nam.

 Đó là một xác quyết.

Chúng tôi muốn lập lại một lần nữa, trước tiến trình tòan cầu hóa hiện nay, cùng với vai trò của từng quốc gia trên thế giới, dù muốn dù không, Việt Nam cần phải hôị nhập vào cộng đồng nhân loại, trong đó chủ thuyết DTST có khả năng không phải để chuyển hóa, nhưng để xóa tan chủ nghĩa CS hiện đang cai trị Việt Nam.

 3 – Đại Việt & Sự Biến Cải Học Thuyết DTST

Qua luật tiến hóa của Darwin, GS Nguyễn Ngọc Huy, người đã đề ra một lối nhìn mới, được biến cải từ học thuyết DTST, để thấy rằng sức mạnh của con người, chưa phải là một yếu tố then chốt, để đưa đến thắng lợi sau cùng, nhưng cần phải có nhiều yếu tố khác của môi trường chung quanh, mới quyết định sự thắng lợi tòan vẹn.

Do đó, Gs Huy đề xướng ra sự biến cải vừa nói, tức là khả năng thích nghi tùy theo hoàn cảnh, lúc tiến, lúc lùi để ứng phó với những thuận lợi cùng bất lợi. Để rồi, sau cùng, tranh thủ phần thắng lợi trước mọi tình huống, dù là bất lợi, cho đòan thể của mình. Khái niệm DTST biến cải, trong giai đoạn nầy, sẽ được hiểu theo ý nghĩa và chiều hướng của sự tiến hóa và sự tiến bộ của loài người.

Điều vừa nói đó, là một sự chuyển hướng lớn về luận thuyết của Đại Việt. Tên tuổi của GS Huy đã đựợc nằm trong danh sách những người khai sáng và tiếp nối truyền thống Đại Việt. GS Huy còn đã đưa ra một số điều kiện cho sự sinh tồn trong luận thuyết biến cải cùng 2 hình thức tranh đấu dựa theo hai nguyên tắc đối nội và đối ngoại. Đó là hai hình thức tranh đấu bên ngoài thân và tranh đấu bên trong, với chính nôị tâm của mình.

(a)  Từ suy nghĩ trên, công cuộc tranh đấu của GS Huy được thể hiện dưới hình thức ôn hòa hay bạo động tuỳ theo trường hợp và tùy theo diễn biến của hòan cảnh chính trị quốc gia trong từng thời điểm vừa nói.

(b)  Từ sự nhận định những khả năng tranh đấu vừa nói, GS Huy đã khai triển thêm thành ba bước khác nhau như 3 định luật, để rồi căn cứ theo đó mà hành xử, tuỳ theo tình huống đang xảy ra. Đó là luật sức mạnh, luật biến cải, luật hợp quần và giáo dục.

1. Luật sức mạnh, đứng trước thế phân cực mới trên thế giới, quả thật sức mạnh ngày hôm nay không còn căn cứ theo khả năng quân sự nữa, mà khả năng kinh tế mới là thước đo quyền lực tòan cầu. Thí dụ như TC với khả năng kinh tế vừa vượt qua Nhựt Bổn chiếm vị trí thứ hai sau Hoa Kỳ.

2. Luật biến cải, cũng được GS giải thích là khả năng thích nghi theo hòan cảnh và điều kiện trong tình trạng xã hội lúc bấy giờ. Trước tình thế mới ngày hôm nay, cần phải vận dụng trí óc để thẩm định tình hình, để biến cải mọi hợp tác quốc gia, thì phải dựa theo quan điểm đồng thuận và đồng lợi cho đôi bên cùng có lợi (win-win situation) mà vẫn giữ được tính chất độc lập dân tộc.

3. Luật hợp quần và giáo dục. Đây là một yếu tố nhập môn rất sơ đẳng, đã được giảng dạy từ những ngày đầu tiên của trẻ con miền Nam, trong chương trình giáo dục tiểu học, qua những câu chuyện ngụ ngôn trong sách quốc văn giáo khoa thư. Nhưng để thực hiện và áp dụng luật trên không phải dễ. Nhìn lại chính chúng ta, hiện tại bao nhiêu hệ phái của Đại Việt, đã thực sự làm suy yếu tiềm lực lớn lao của một Đảng, đã có quá trình tranh đấu lâu dài, và một thời đã được sự ngưỡng mộ và ủng hộ của đại khối dân tộc Việt Nam.

Kể từ ngày thành lập đảng Đại Việt cho đến ngày nay, thế giới đã hoàn toàn biến đổi, đi từ một thế giới với những quốc gia khép kín đến hình thái một thế giới mở như ngày hôm nay. Tiến trình toàn cầu hóa, hẳn nhiên là một tiến trình phải hướng tới, vì sự phát triển chung của toàn cầu. Đây là một tiến trình tự nhiên trong phát triển, để cùng đưa các quốc gia đến gần nhau hơn và bổ túc cho nhau hơn, để đôi bên cùng được lưỡng lợi.

Hiện tại, trong nhiều lãnh vực kinh tế – kỹ thuật – khoa học và môi sinh, thế giới đang biến thành một quốc gia lớn, một trật tự mới đang thành hình. Trong bối cảnh đó, càng ngày càng thấy rõ ràng mọi người đều có trách nhiệm.

Những gì xảy ra tại Tây Tạng, Vân Nam đều trực tiếp ảnh hưởng đến đồng bằng sông Cửu Long. Rốt ráo hơn nữa, mọi người Việt đều có trách nhiệm về tình trạng thụt lùi của Việt Nam. Và dĩ nhiên đảng viên Đại Việt cũng phải có trách nhiệm trước dân tộc.

Nhưng, trách nhiệm đó sẽ được thể hiện như thế nào?

Đó là câu hỏi của tất cả đảng viên Đại Việt cùng phải hợp lực để có câu trả lời. Việc ứng dụng chủ thuyết DTST ngay từ bây giờ sẽ là một đề tài để mỗi đảng viên cùng suy nghĩ.

4 – Đại Việt Hôm Nay – Ngày Mai và Chủ Nghĩa DTST

Ngày hôm nay, bất cứ người Đảng viên Đại Việt nào cũng phải được trang bị kiến thức, và phải có đởm lược để phát huy tiếng nói của Đại Việt Dân Tộc Sinh Tồn. Phát huy không phải là nói suông là phải biết nói, biết viết. Nói lên, viết lên chính nghĩa của chúng ta. Nói và viết lên những sai trái của chế độ về những việc làm hiện tại của họ trong công cuộc quản lý đất nước Việt Nam, và để tạo điều kiện cho cộng đồng dân tộc hiểu rõ hơn bộ mặt thật dưới bất cứ hình thức nào của chế độ độc đảng cai trị.

Đó là Trách Nhiệm của Đại Việt Hôm Nay và Ngày Mai.

Thêm nữa, trong giai đọan nầy, người Đảng viên Đại Việt- DTST phải biết hy sinh cho đại cuộc bằng việc đóng góp vật lực, tài lực, và sự đóng góp dấn thân chân chính cho nhu cầu dành lại dân chủ, tự do và hạnh phúc chân thật cho người dân Việt.

Đảng viên ĐV DTST của Việt Nam phải lên đường, bắt đầu ngay từ bây giờ, cùng nhau điều chỉnh hướng đi để có thể ứng hợp với khuynh hướng toàn cầu hóa trên thế giới, hầu tạo được một chất keo kết dính, để hình thành một hình thức “think-tank” và hy vọng rút ngắn tiến trình mang lại dân chủ, tự do cho Việt Nam.

Tóm lại, trong hiện tình chánh trị, Chủ nghĩa dân tộc sinh tồn là luận thuyết duy nhất lấy dân tộc và ý thức nhân bản làm trung tâm nên có đủ điều kiện làm đối lực với chủ nghĩa cọng sản phi nhân, vô thần, đang đội lốt chủ nghĩa xã hội, lại còn đang qua giai đoạn “quá độ” xây dựng giai cấp tư bản bản đỏ cần thiết để phát triển.

Lời kết

Khi miền Nam mất, khi sang Mỹ, Gs. Huy, đã đi trong con đường hầm chưa thấy ánh sáng của Dân tộc Việt Nam, tuy nhiên, anh Ba đã bền bĩ, cô đơn, bôn ba khắp thế giới ngõ hầu quy tụ Đồng chí, Chiến hữu, và Đồng bào. Kết quả là Anh Ba đã được sự ủng hộ đồng tình khắp nơi qua phương trình Nguyễn Ngọc Huy với đáp số như sau:

Lực Lượng Quốc Nội + Lực Lượng Hải Ngoại + Yểm Trợ Thế Giới  =  Việt Nam

Và Anh Ba đã xây dựng được tổ chức “Ùy Ban quốc tế yểm trợ Việt Nam Tự Do”.

Do đó, để tiếp tục phát triển công trình Nguyễn Ngọc Huy, chúng ta cần vận động, nhen nhúm lại ngọn lửa đấu tranh theo các phương hướng vừa nói, mà chính GS Nguyễn Ngọc Huy đã nghiên cứu và kiểm nghiệm, thật thích hợp với bối cảnh chánh trị hiện tại, và được xác định rõ ràng rằng, đường hướng cách mạng bạo lực chống CSVN không còn thích hợp trong tương lai nữa.

Cho nên, để có cơ hội và triển vọng tương lai phát triển quốc gia, cùng đời sống kinh tế và tâm linh của mỗi người dân Việt được nâng cao hơn và hoà nhập với cộng đồng nhân loại, con đường ĐẠI VIỆT đang đi phải là sự nối tiếp tinh thần và chiến lược chính trị của Trương Tử Anh & Nguyễn Ngọc Huy và bao nhiêu Đồng Chí Đại Việt đã nằm xuống vĩnh viễn vì Dân Tộc Việt Nam. Và con đường đã vạch ra đó đã được xây dựng, tô bồi kể từ ngày thành lập Đảng.

Và Đại Việt khẳng quyết con đường đó là:

  1. Thuyết DTST của cố Đảng trưởng Trương Tử Anh đã mở rộng không gian sinh tồn của chúng ta và đã bảo vệ người Việt Nam thoát khỏi ách đô hộ của Pháp.

2.    Luật Biến cải về thuyết DTST mở rộng đến không gian sinh tồn của Gs Nguyễn Ngọc Huy đang mang đến một Đại Việt mở cho chúng ta trước tiến trình toàn cầu hóa.

3.    Ngày nay, chúng ta có nhiệm vụ và bổn phận phải cùng nhau thực hiện thành công kế hoạch và chương trình cho MỘT ĐẠI VIỆT NHÂN BẢN MỞ. Từ đó, chúng ta mới có điều kiện để bảo vệ được đất nước và nòi giống Việt Nam thoát khỏi Hán thuộc và Hán hóa!

Cương quyết: Một Đại Việt Nhân Bản Mở Phải Hoàn Thành Trách Nhiệm với Dân Tộc cho cả Hôm Nay và Ngày Mai.

Kỷ niệm lần thứ 26 ngày Anh BA ra đi

 

 

Thơ Đằng Phương – Giã Bạn Lên Đường

(Thân tặng các bạn đường tranh đấu cho lý tưởng)

Cùng nhau cạn chén sẽ lên đường
Chia gánh tang bồng quảy bốn phương
Non nước nghìn trùng người mỗi ngã,
Muôn lòng chung một mối tơ vương.

Khói lửa rồi đây bốc ngụt trời,
Gió tên mưa đạn dậy nơi nơi.
Cuc đời tranh đấu đầy vô định,
Tái ng mai đây được mấy người?

Nhưng đã gần nhau, ắt có xa.
Thường nhân vẫn nhận thế kia mà!
Huống chi ta! những người tranh đấu
Thề lấy non sông thế cửa nhà.

Vả lại dầu xa mấy núi sông,
Dầu còn tái ngo nữa hay không,
Hồn ta vẫn ở bên nhau mãi,
Vẫn sống trong tim những bạn lòng.

Như thế, ta còn bận bịu chi,
Còn lo chi nữa lúc ra đi ?
Cười lên cho tiếng vui hăng hái
Ðánh bạt u buồn lúc biệt ly.

Ta hãy cười lên đón ánh dương
Ngày mai sẽ chói rạng quê hương
Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng
Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường!

 

Tưởng niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy –  Câu Lạc Bộ Đằng Phương

Nửa thế kỷ trước đây, lưu hành trong dân gian, dưới mái học đường khắp nước những vần thơ hùng tráng của Ngày Tang Yên Báy và Chiến Sĩ Vô Danh với bút hiệu Đằng Phương, đã làm xúc động bao thanh niên Việt Nam yêu nước. Có ai ngờ tác giả những bài thơ bất hủ ấy chỉvừa tuổi hai mươi. Rất nhiều người thuộc lòng những vần thơ ấy từ tuổi học trò, mãi về sau mới biết tác giả là Nguyễn Ngọc Huy. Theo ông Đỗ Tiến Đức, mỗi bài thơ của ông là một bản tuyên ngôn mạnh mẽ về tình yêu nước và vinh danh các chiến sĩ đã hy sinh cho đất nước.

Ròng rã hơn bốn mươi năm, qua nhiều hoàn cảnh lịch sử khác nhau, ông đã miệt mài tranh đấu cho nền độc lập của dân tộc Việt Nam và tận hiến đời mình để phục vụ xứ sở. Từ thi ca đến biên khảo, từ hợp tác với chính quyền đến gia nhập đảng phái, từ lãnh đạo các tổ chức chính trị hải ngoại đến vận động các chính khách quốc tế, ông đã tạo ra một ảnh hưởng sâu rộng trong nước và trên thế giới về kiến thức, khả năng lãnh đạo chính trị và quyết tâm tranh đấu cho một tương lai Việt Nam Tự Do Dân Chủ.

Nếu như trước năm 1975, ông đã có những cống hiến đáng kể cho đất nước, thì sau ngày ra hải ngoại, ông lao vào những hoạt động chính trị qui mô. Trước hết là thành lập Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, một tổ chức chính trị khá rộng lớn cùng khắp thế giới.

Sau đó, ông bôn ba khắp các quốc gia vận động các chính khách, các nhà lãnh đạo, các tướng lãnh, các nhà báo nổi tiếng để thành lập Ủy Ban Quốc Tế Yễm Trợ Việt Nam Tự Do hầu hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu của người Việt trong và ngoài nước.

Nhà bình luận Trần Bình Nam cho rằng sự tận hiến cuộc đời cho Tổ quốc là quan niệm được nhắc nhở trong những trang anh hùng sử, và là một ý niệm trừu tượng để nung nấu lòng yêu nước của con dân, nhưng với Giáo sư Huy, ông đã cụ thể hóa bằng chính cuộc đời mình. Đó là một tấm gương có thể sờ mó được, và là một bài học hiện tiền không chút trừu tượng đáng để giáo dục lớp trẻ ngày nay. Ông tin rằng, nếu mỗi người có được một phần nhỏ đức tận tụy của Giáo sư Huy đối với quốc dân thì đó là cái may lớn cho dân tộc vậy.

Hơn ai hết, cựu Đại sứ VNCH Bùi Diễm là bạn tâm giao của Giáo sư Huy từ lúc còn trẻ, luôn luôn trân quý tấm lòng sắt son của ông với đất nước. Còn nghĩa cử nào cao quý hơn với cụ Trần Văn Ân khi bậc cao niên nầy ghi thêm bài vị trên bàn thờ của mình tên chí sĩ Nguyễn Ngọc Huy bên cạnh Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Tạ Thu Thâu?

Sự tận hiến ấy đã khiến cựu Tổng Thống Hoa Kỳ George Bush cho rằng không những ông đã phục vụ dân tộc Việt Nam mà còn phục vụ dân chúng Hoa Kỳ và là một tấm gương phục vụ đối với các thế hệ mai sau. Suốt đời mình, ông chỉcó một nỗi đam mê là phụng sự Tổ quốc. Quả thực, tấm lòng đối với đất nước cũng như những hoạt động của ông đã tạo nên sự ngưỡng mộ nơi những chính khách nổi tiếng, như Dân Biểu Canada, ông David Kilgour, đã ca tụng ông là một Gandhi Việt Nam trước Quốc Hội Canada, nhận xét rằng chưa có ai phục vụ lý tưởng lâu dài như ông. Hoặc như Tiến sĩ Stephen B. Young bị lôi cuốn bởi đạo đức và khâm phục sự hiểu biết, phong cách của nhà cách mạng Nguyễn Ngọc Huy, khuyến khích chúng ta hảy tiếp tục phục vụ đất nước trên con đường của đức độ và bổn phận để đáp lại tấm lòng của nhà ái quốc nầy.

Ở một lãnh vực khác, nơi giảng đường hay trong các buổi thuyết trình chính trị, theo nhà báo Lê Duy Việt, ông là một giáo sư lỗi lạc và cũng là một nhà hùng biện với lý luận uyển chuyển vi tế, với những nhận định và tầm nhìn xa chính xác, không dễ gì có một bộ óc thứ hai. Hay như ông Vương Trọng Tài, đã diễn tả khi thuyết giảng, giọng nói ông lung linh đam mê, dịu dàng đôn hậu, nhưng hình như có sắt, có thép, có lửa trong đó. Giáo sư Lưu Trung Khảo đã thuật lại rành rõi thành công ngoạn mục của Giáo sư Huy trong việc phá vỡ âm mưu của cộng sản hạ nhục phái đoàn VNCH tại Tây Đức, khi bình tĩnh giảng giải cho đám sinh viên thân cộng, rồi bất ngờ trưng dẫn những tài liệu không thể chối cãi được để kết tội Hồ Chí Minh đã rước quân xâm lăng vào Việt Nam.

Chính nhờ đức độ, khả năng thuyết phục của ông đã giúp ông đạt được kỳ công là kêu gọi được trên 150 chính khách, dân biểu, nghị sĩ, tướng lãnh, nhà báo tham gia thành lập Ủy Ban Quốc tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do. Ông thực xứng đáng là nhà vận động xuất sắc ít ai đủ khả năng thực hiện được.

Cuộc sống đạm bạc của ông chẳng khác nào một nhà tu hành. Đi xe buýt, ngủ nhà người quen là nét sinh hoạt thường nhật của ông. Ông đã dồn tâm trí và thì giờø cho những cuộc du thuyết, các cuộc vận động hay tổ chức đoàn thể. Oái ăm thay, tuổi già sức yếu cộng với căn bệnh hiểm nghèo đã khiến những thân hữu và chiến hữu của ông lo ngại ông ra đi bất ngờ không người kế vị. Bác sĩ khuyến cáo ông bớt làm việc và di chuyển, nhưng ông quyết chạy đua với thời gian như linh cảm tử thần đã lẩn quẩn bên mình. Cuối cùng, chỉcòn vài ngày là khai mạc Đại Hội Thế Giới LMDCVN tại Hòa Lan, chập tối ngày 28 tháng 7 năm 1990, trong một căn phòng nhỏ tại Paris, ông vĩnh viễn ra đi.

Ngọn hải đăng đã vụt tắt.Ký giả Lô Răng nhận định rằng, trong những mất mát của người quốc gia ở hải ngoại, mất mát nầy là to lớn nhất.

Nguyễn Ngọc Huy, ông là ai mà vợ chồng lãnh tụ sắc tộc thiểu số Ha Krong đã khóc nức nở bên quan tài? Ông là ai mà tướng Vang Pao của kháng chiến Lào coi ông như một người bạn tri kỷ khả tín nhất? Ông là ai mà cựu Dân Biểu Dương Thanh Tồn tôn vinh ông là danh nhân của thời đại? Ông là ai mà những người đối lập với ông đã rơi lệ khi hay tin ông ngã xuống?

Nghị sĩ Phạm Nam Sách đã trút tâm sự u ẩn với người đã khuất bằng niềm tiếc thương vô hạn trong bài “Suối tuôn giòng lệ”. Nhà văn Hãi Bằng ví ông như người làm vườn mẩn cán mà bất hạnh. Gần gũi hơn, nhà văn Trường Sơn Lê Xuân Nhị, coi ông như người anh khả kính, đã vắn dài nhắc lại những hy sinh âm thầm của ông từ nhu cầu cá nhân đến gia đình cho đại cuộc. Hình ảnh mô tả của ông Nguyễn Cao Tuấn về một Nguyễn Ngọc Huy sức cùng lực kiệt, lại mang trọng bệnh ung thư, lầm lủi trên đường thiên lý bất kể nắng mưa để tìm phương cứu vớt đồng bào khỏi xiềng xích cộng sản, là hình ảnh của tình nhân ái vô cùng lớn lao trong thời đại ngày nay.

Ông Trần Sĩ Hải đau đớn vì sự tổn thất của Cộng Đồng Người Việt hải ngoại, bởi cho rằng sự nghiệp chính trị của ông quá lớn lao, con người của ông quá vĩ đại, con đường ông vạch ra quá rõ ràng, nhưng việc chưa xong thì ông đã ra đi. Ý thức mạnh mẽ hơn, Giáo sư Nguyễn Toản muốn trong lòng người Việt một câu tự vấn: hảy làm gì để khỏi thẹn với người quá cố!

Nhà văn Mộng Bình Sơn nhìn thấy được, khi ông nằm xuống, các chiến hữu, bạn đồng hành, những người tranh đấu thực lòng mất đi một cánh tay thép trong mặt trận vận động và đấu tranh, đất nước mất đi một con người lỗi lạc, nhưng kẻ thù sẽ cười ngạo mạn vì đã loại trừ được một địch thủ đáng kể.

Nhà báo Trần Củng Sơn cho rằng một người tham gia hoạt động chính trị từ mười chín tuổi cho đến mãn đời tóc bạc, quả thật khó tìm được một nhân vật nào uy tín và đạo đức như Giáo sư Huy. Khi khóc người chiến sĩ miệt mài tranh đấu cho lý tưởng cách mạng nầy, nhà báo Long Ân đã thốt lên: “Liệu ta có còn thấy ai khi thắp đuốc đi giữa ban ngày hay không?”

Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, ông đã không thực hiện được lời hứa gặp lại nhà văn Hải Bằng ở Sài Gòn, ông còn nợ với nhà văn Xuân Vũ lời mời lên Tân Uyên, quê ông để ăn măng cụt sầu riêng.

Mười mấy năm trôi qua. Thân xác đã trở về tro bụi, nhưng với hậu thế, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy mãi mãi là tinh hoa, là tài sản của đất nước, là danh thơm đi vào những trang sử tranh đấu bất khuất của dân tộc Việt Nam kiêu hùng.

Xin mời quý vị cùng chúng tôi, thắp lên những nén hương lòng cho người quá cố, Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy cũng như tất cả những Anh Hùng Vô Danh của đất nước đã nằm xuống, sau một đời tận tụy với non sông Việt Nam. Để có ngày, được ấp ủ bởi tình tự dân tộc muôn thuở, những người con dân Việt lưu lạc bốn phương nối lại vòng tay, về lại nơi chôn nhau cắt rốn, dựng lại cơ đồ đã mất.

Ngày ấy ắt sẽ đến.

Saturday, 29 July 2006

http://anhduong.net/Tincongdong/July06/TuongNiemNNH.htm

 

 

Cố Giáo Sư NGUYỄN NGỌC HUY Hồn thiêng khi đã về Trời – Phục Hưng

​Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, Chủ Tịch Ủy Ban Chấp Hành Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, tạ thế ngày 28 tháng 7 năm 1990 tại Paris, 5 ngày trước khi Ðại Hội LMDCVN Thế giới Kỳ I khai diễn tại Hòa Lan. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy mất đúng vào lúc công cuộc tranh đấu dành tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam tiến vào một khúc quanh lịch sử đầy triển vọng, đúng vào lúc vai trò lãnh đạo của ông sáng tỏ và được công nhận rộng rãi trong hàng ngũ những người quốc gia.

Cuộc đời của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là một bản trường ca chính khí, giống như nhũng bản anh hùng ca trong tập thơ “Hồn Việt” do ông sáng tác với bút hiệu Ðằng Phương. Thực vậy, đọc thơ ông rồi đối chiếu với cuộc đời thấy có một sự thể hiện trung thực lạ lùng. Thơ của ông, từ thuở thiếu niên đến lúc bạc đầu, là tiếng đam mê một đời sống phụng sự Tổ Quốc cao thượng. Ông đã sống cuộc đời cao thượng ấy cho đến giây phút cuối cùng. Hơn 40 năm tận tụy làm việc, tranh đấu không ngừng nghỉ, bất chấp bao nỗi gian nan:

Ðây những người sinh nhằm thời quốc biến

Trong gian truân cố chuyển lại cơ trời

Giữa đêm sâu mưa máu rộn tơi bời

Vẫn thẳng tiến không rời đường cách mạng

(Anh Hùng Ðất Việt)

Tiếc thay đến lúc nhắm mắt ông vẫn chưa thấy được bình minh trên quê hương Việt Nam:

Lúc bước chân vào nẻo đấu tranh

Trên đầu mái tóc vẫn còn xanh

Nửa đời nếm đủ mùi cay đắng

Giấc mộng ngày xưa vẫn chưa thành

(Xuân Cảm)

Những năm cuối trước khi mất sức khỏe của ông sa sút một cách rõ rệt, cơ thể chỉ còn xương bọc da, lưng còng như sắp gập xuống. Trước kia là một nhà hùng biện, lời nói thao thao như nước chảy, nay cả hàm răng đã mất, hết cổ đau và lưỡi đau, phát âm chỉ nghe được tiếng còn tiếng mất. Mỗi bửa ông chỉ ăn được rất ít, thường chỉ là một chén súp đặc. Sức khỏe càng suy kém, ông càng làm việc nhiều hơn. Ông đã đi khắp nơi, năm châu bốn biển để xây dựng cơ sở cho tổ chức, huấn luyện cán bộ, biến Liên Minh Dân Chủ Việt Nam thành một đoàn thể chính trị tranh đấu vững mạnh và có đường lối qui củ rõ ràng. Ông đến diễn thuyết, nói chuyện với đồng bào, tiếp xúc với chính giới các nước, rồi bằng uy tín cá nhân và tài thuyết phục đã cùng với các chiến hữu trong đoàn thể vận động lập nên Ủy Ban Quốc Tế Yểm Trợ Việt Nam Tự Do qui tụ hàng trăm nghị sĩ, dân biểu, chính trị gia, tướng lãnh, nhà văn, nhà báo . . . của các nước Anh, Pháp, Ðức, Bỉ, Hòa Lan, Hoa Kỳ, Gia Nã Ðại và một số nhân sĩ Việt Nam. Hai thành viên lỗi lạc, của Ủy Ban Quốc Tế này, Giáo sư Stephen Young, cựu Phó Khoa Trưởng Ðại Học Luật Khoa Havard ở Hoa Kỳ và ông David Kilgour, Phó Chủ Tịch Quốc Hội Canada đã nhiều lần bày tỏ sự khâm phục đối với ông và hết lời ca ngợi ông là Gandi của nước Việt Nam.
Trong khi cơ thể ông khô héo, chết dần, ý chí hay phép lạ nào khiến óc ông vẫn minh mẫn, mắt vẫn sáng, thần thái vẫn ung dung, tư tưởng vẫn lạc quan và đầy hào khí. Tác phẩm “PERESTROIKA” – Sự Phục Hận của Chủ Nghĩa Mác Ðối Với Chủ Nghĩa Lenine – dầy 300 trang chữ nhỏ viết bằng Anh ngữ hoàn tất 2 tháng trước khi ông mất là một tác phẩm lớn của thời đại, trình bày thực chất những thay đổi chấn động trong thế giới Cộng Sản – ở Liên Sô, ở Trung Hoa và ở Việt Nam – hậu quả cũng như triển vọng đối với nhân loại và các dân tộc liên hệ. Cuốn sách đã được đề tặng cho các chiến hữu của ông trong Ủy Ban Quốc Tế đang sát cánh tranh đấu cho một nhân loại tự do và tốt đẹp trong ngày mai.

Cuốn sách đã được viết trong bóng tử thần!

Khi thấy ông tiều tụy quá, nhiều người khuyên can xin ông bớt làm việc, nhưng Ông chỉ mỉm cười nói qua chuyện khác hoặc lặng yên ghi nhận. Cách đó vài năm có báo chí đoán già đón non về bệnh trạng của ông, nhưng rồi thấy ông vẫn bình thản làm việc lại đâm ra bán tín, bán nghi. Họ không biết được sự thực bởi vì ông không nói ra. Ðúng ra ông chỉ nói với một vài người thân cận, có lẽ ông nghĩ nói ra sẽ làm trở ngại cho cuộc vận động xây dựng thế quốc tế của cuộc tranh đấu và có thể làm nản lòng một số người đặt kỳ vọng vào sự lãnh đạo của ông. Chỉ đến khi biết cái chết đã gần kề, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy mới tiết lộ đầy đủ về bệnh trạng của ông: Ông bắt đầu bị ung thư từ năm 1982, từ lưỡi, xuống cổ họng, xuống ngực và lan khắp cơ thể rồi làm tiêu hết máu và thịt. Những năm sau cùng, các bác sĩ chuyên khoa đều bó tay và lấy làm lạ tại sao ông còn sống, vẫn làm việc và đi lại như thế vì người bị ung thư đến giai đoạn cuối rất đau đớn có khi phải dùng morphine để chống đỡ. Sau khi ông mất, tang lễ chưa cử hành, bản di chúc của ông được tuyên đọc trước Ðại Hội Thế Giới của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam họp tại Hòa Lan với trên dưới 200 đại biểu có mặt, trong một khung cảnh rất bi tráng, hào hùng và đầy nước mắt! Bấy giờ thì mọi người mới hiểu rõ: khi cuộc đời còn lại đếm từng ngày thì nghỉ ngơi tĩnh dưỡng chỉ làm ông mất thời gian quí báu, cho nên bất chấp sự cấm cản của bác sĩ, trung tuần tháng 7, năm 1990, ông đáp máy bay từ Boston vượt Ðại Tây Dương đến Âu Châu nhất quyết tham dự Ðại Hội, sinh hoạt với các chiến hữu thân yêu. Lúc máy bay đáp xuống đất Bỉ thì ông đã bất tỉnh và được đưa ra khỏi phi trường trên chiếc băng-ca. Sau đó ông tỉnh dậy, về Paris sống được thêm 10 ngày nữa. Trong 10 ngày này mặc dầu kiệt quệ ông chủ tọa các phiên họp tiền đại hội, hoàn tất một số bài viết sắp xếp cho cuộc ra đi ngàn thu vĩnh biệt:

Những người sống là những người dám sống

Là những người luôn dũng cảm hiên ngang

Ðương đầu cùng trở lực chắn ngang

Là những người không hề màng vất vả

Nhằm mục đích thiêng liêng và cao cả

Tiến theo đường đã định mãi không thôi

Lúc hết hơi mới biết đến mạng trời 

Và nhắm mắt mới đành thôi hoạt động

(Quyết Sống)

Lịch sử Việt Nam quả không thiếu những bậc anh hùng vị quốc vong thân, nhưng hiếm thấy người như ông – kiên trì tận tụy với dất nước trong một thời gian đằng đẵng, hết năm này đến năm khác đến nỗi lãnh đạm với mọi sinh thú ở đời, lãnh đạm cả với cái chết. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã đảm đương sứ mạng cứu nước một cách tự nhiên, thung dung tựu nghĩa, không cần ép uổng hay cố gắng. Ông cũng đảm đương vai trò lãnh đạo một cách tự nhiên và can đảm phi thường. Cuối năm 1971, sau khi đặc công Cộng Sản, ngay tại Saigòn, giữa thanh thiên bạch nhật, tung mìn ám sát Giao Sư Nguyễn Văn Bông, Chủ Tịch Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến, người đồng chí thân thiết nhất của ông thì ai cũng biết rõ ông sẽ là mục tiêu kế tiếp. Thực vậy, Cộng Sản đã mưu toan ám sát ông nhiều lần kể cả

lần định dùng chất nổ để giết ông tại nhà riêng trong ngỏ hẻm. Thế mà ông không chút sợ hãi, vấn tiếp tục hoạt động chính trị, diễn thuyết khắp nơi, đi dạy học như bình thường, chỉ thay vì đi xe đạp thì ngồi vắt vẻo sau chiếc Honda hai bánh có người chở với một người đồng chí cận vệ cũng lái xe gắn máy đi kèm, và thay đối lộ trình cùng giờ giấc đi về.

Năm 1973, vợ ông bất ngờ mất vì tai nạn. Ðứng cạnh quan tài người vợ hiền yêu quý mấy mươi năm, đáp lễ khách đến phúng viếng gồm Tổng, Bộ trưởng, chính khách, đồng chí, bạn đồng sự, môn đệ . . . nét mặt ông bình thản, nghiêm trang khiến ai cũng khâm phục trước sức tự chủ ghê gớm ấy. Ngày sau cùng ở Paris, kiệt quệ như ngọn đèn hết dầu, ông đã yêu cầu bác sĩ chích nước biển vào cơ thể, chích tới đâu mạch máu vỡ ra đến đó, nước tràn lênh láng vậy mà ông vẫn thản nhiên, không một lời thở than hay rên rỉ. Sự can đảm và tự chủ của ông một lần nữa làm cho những người chứng kiến đều kinh hồn động phách và không cầm được nước mắt. Dáng người bé nhỏ, tánh nết giản dị khiêm cung, nhưng ý chí bằng thép Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã sống và chết như một đại dũng sĩ:

Nhưng đã gần nhau ắt có xa

Thường nhân vẫn nhận thế kia mà

Huống chi ta, những người tranh đấu

Thề lấy non sông thế cửa nhà

Vả lại dầu xa mấy núi sông

Dẫu còn tái hội nữa hay không

Hồn ta vẫn ở bên nhau mãi

Vẫn sống trong tim những bạn lòng

Như thế ta còn bận bịu chi

Còn lo chi nữa lúc ra đi

Cười lên cho tiếng vui hăng hái

Ðánh bạt u buồn lúc biệt ly

Ta hay cười lên đón ánh dương

Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng

Tiếng khải hoàn ca dậy phố phường

(Giã Bạn Lên Ðường)

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy có 3 người con, hai trai một gái , đều học giỏi, hiền lành và đức hạnh. Ông không sống với các con vì nay đây mai đó, nhiều khi đi vắng cả hai ba tháng, lại muốn tập trung tâm trí vào việc nước. Hai người con lớn đã trưởng thành, tốt nghiệp Cao học và Tiến Sĩ, người con trai ở Paris, con gái ở Nữu Ước. Người con trai Út tên Nguyễn Ngọc Khánh Thụy, mồ côi mẹ từ lúc 6, 7 tuổi đi trọ học xa, trong nhà một người Mỹ, tánh hay buồn rầu vì thiếu tình gia đình. Năm 1982, có lẽ được biết bố bị ung thư, Khánh Thụy khủng hoảng tự vẫn chết. Làm lễ hoả táng con xong, ngay ngày hôm sau, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đáp máy bay sang Pháp tham dự một phiên họp quan trọng của Liên Minh Dân Chủ Việt Nam, Liên Khu Bộ Âu Châu đúng như dự định. Không ai ngờ ông vừa mắc bệnh nan y và mất một người con yêu quí:

Ðã là kẻ hiến thân đền nợ nước

Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường

Éo le thay muốn phụng sự quê hương

Phải dẵm nát bao lòng mình yêu mến.

(Ngày Tang Yên Bái)

Sự cương quyết sắt đá của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy khiến người ta liên tưởng đến lời khẳng khái nghĩa khí can trường của nhà chí sĩ Phan Ðình Phùng hơn 100 năm trước, khi trả lời thư dụ hàng của Kinh Lược Sứ Hoàng Cao Khải, đại diện cho chính quyền thực dân Pháp: “Ta chỉ có một ngôi mộ rất to phải giữ, đó là nước Việt Nam, người bà con rất to phải cứu, đó là mấy mươi triệu đồng bào. Về sửa sang phần mộ của nhà mình, ai sẽ lo cho ngôi mộ của cả nước? Về để cứu lấy bà con mình, ai sẽ lo mấy mươi triệu anh em khác? Ta thề chỉ có chết mà thôi !” Thực ra với tâm hồn của một nhà thơ, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là người rất tình cảm. Chỉ vì lấy phụng sự quê hương làm lý tưởng, ông phải chôn dấu cảm xúc xuống tận đáy lòng. Trong suốt mười mấy năm bôn ba tìm phương cứu nước, đi đâu người ta cũng thấy ông mặc một chiếc áo măng-tô cũ bằng da, chiếc áo đã quá cũ bạc màu và rách tơi tả bên trong đến nổi không còn khâu vá lại được. Có anh em nằn nì xin ông thay áo khác thì ông nói giản dị: “Không phải vì tôi muốn tiết kiệm đâu, áo nầy nhà tôi mua cho tôi, lúc còn cùng sống lưu vong bên Pháp mấy chục năm trước, nay nhà tôi đã mất nên tôi không nở bỏ.” Chỉ sau nầy chiếc áo đã rách quá, lại phải tiếp xúc nhiều hơn với các nhân vật chính trị Âu Mỹ, cần một bề ngoài tươm tất nên mới thấy ông mặc một chiếc áo mới hơn. Một lần hiếm hoi khác, tâm hồn đa cảm của ông hé lộ trong một bài thơ tạ tội với mẹ già viết trong những ngày lưu lạc ở quê người vào đầu thập niên 60:

Bọn chúng tôi cùng một lứa tuổi đầu xanh 

Không can tâm nhìn đất nước điêu linh

Mới cương quyết lao mình vào chiến đấu 

Ðời cách mạng từ bao lâu bôn tẩu 

Ðể mẹ già sống cực nhọc lầm than 

Trước những giòng lệ ngọc ứa chứa chan 

Lòng con há dững dưng không cảm xúc? 

Nhưng đất nước chưa qua hồi tang tó

Phải nghiến răng cắt đứt mối thâm tình 

Tuy chẳng vì vụ lợi hay ham danh 

Nhưng cũng đã trót làm cho mẹ khó

Và con sẽ phải làm cho mẹ khó

Hởi quê hương hởi đất nước thân yê

Dầu gian truân dầu cực khổ bao nhiê

Chúng tôi cũng vẫn sẵn sàng nhận lấy 

Chỉ mong ước ngày mai còn được thấy 

Cả non sông giống Việt hết điêu linh 

Cả toàn dân giống Việt sống thanh bình

Và chỉ dầu một ngày hay một buổi 

Dầu một phút hay một giây ngắn ngủi 

Ðược như lời Phật nguyện chốn dương trần 

Còn có cơ qu dưới gối từ thâ

Ðể khấn thiết cúi xin người thứ lỗi

(Lời nguyện cầu của những kẻ làm cho mẹ khóc)

Nuôi tâm thì làm thiên tài

Trong suốt nửa thế kỷ vừa qua có lẽ ông Lý Ðông A, Ðảng Trưởng Ðại Việt Duy Dân Ðảng và Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là hai nhà lý thuyết chính trị Việt Nam xuất sắc nhất. Ông Lý, nhà cách mạng gần như huyền thoại, bị Cộng Sản sát hại lúc còn thanh niên, là người sáng tạo chủ nghĩa Duy Dân, một chủ nghĩa chính trị và triết lý được viết rất cô động và cao siêu nên người đời sau dù bái phục nhưng không mấy ai hiểu được đầy đủ. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, bút hiệu Hùng Nguyên đã san định, bổ túc, hệ thống hoá và phong phú hoá Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn của nguyên đảng trưởng Ðại Việt Quốc Dân Ðảng Trương Tử Anh để xây dựng một căn bản tư tưởng cần thiết và thích nghi cho cuộc đấu tranh cứu quốc và kiến quốc.

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy sống lâu hơn Ông Lý Ðông A nên ngoài tác phẩm Chủ Nghiã Dân Tộc Sinh Tồn, còn để lại những công trình trước tác và biên khảo đồ sộ hàng vạn trang giấy gồm hàng trăm bài viết, mấy chục pho sách Việt, Anh và Pháp ngữ về các thể loại chính trị, luật pháp và văn hoá. Ðọc những tác phẩm của ông, từ luận án tiến sĩ “Người Ưu Tú Trong Tư Tưởng Chính Trị Trung Quốc Cổ Thời”, đến “Hàn Phi Tử”, “Chủ Thuyết Dân Tộc Sinh Tồn”, “Những Ẩn Số Chính Trị Trong Tiểu Thuyết Võ Hiệp Kim Dung”, “Perestroika”… người ta luôn luôn tìm thấy những đặc điểm sau đây:
– Những cái nhìn rất mới lạ, bao quát và sâu sắc

– Phương pháp làm việc khoa học: cẩn thận, bằng cớ rõ ràng, phát biểu ôn hoà, lý luận chặc chẻ, trình bày sáng sủa, lời lẽ giản dị và dễ hiểu

– Khả năng phân tích và tổng họp phát huy tới mức cao độ.

Giáo Sư Cao Thế Dung, một nhà văn hoá, đồng thời một lãnh tụ chính trị, đã nhận xét về tác phẩm Quốc Triều Hình Luật và tác giả Nguyễn Ngọc Huy như sau: “Người ta có thể tìm trong quyển A Quốc Triều Hình Luật một vùng đầy hoa thơm và dị thảo của văn minh văn hoá toàn Việt. Với tựa đề tưởng như khô khan vì chỉ là những nhận định luật pháp cổ thời, nhưng ngay từ những trang đầu đã cuốn hút người đọc vào thế giới của sử liệu của những đặc thù độc đáo trong hệ thống tư tưởng Tam Giáo qua một lối hành văn đơn giản trong sáng. Là một nhà khoa bảng uyên thâm về Hán học, nên Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã sở trường về cách dùng từ và chữ một cách bình dị mà vẫn giữ được sự chính xác của từ và chữ. Văn là người thì qua văn của tác giả thể hiện trong tác phẩm đã hiện rõ một Nguyễn Ngọc Huy chừng mực, phong cách, tôn trọng sự thực và nhất là tràn đầy tình tự quê hương dân tộc. Từ cái khô khan, cứng và khuôn thước của văn chương luật pháp và là luật pháp cổ, tác giả bằng cả tâm hồn và trí tuệ, ông đã dẫn người đọc vào dòng tình tự đầy phong hoa với những rung động truyền kỳ qua từng diễn biến lịch sử đã hình thành nên các hệ thống pháp chế cổ.

Tôi đã say mê đọc một “lèo” quyển A, Quốc Triều Hình Luật, nhiều lần phải dừng lại, lim dim mắt với hình ảnh một học giả uyên bác trước mặt. Hình ảnh Nguyễn Ngọc Huy nhà nho, một nhà nho khai phóng và cũng là người theo con đường đạo học và thiền học, ông là một tổng hợp của Tam Giáo trong dòng tình tự dân tộc. Và chính nhờ thế, tác giả đã làm nổi bật được Quốc Triều Hình Luật trong khu vườn trăm hoa của văn minh và văn hóa Việt. Từ nhiều năm qua với tư cách một người cầm bút, tôi rất khâm phục Giáo Sư Huy về sở học uyên bác của ông về nhiều bộ môn; tác giả quả là một hào kiệt hiếm quí, một hào kiệt văn hóa và cũng là một chiến sĩ văn hóa mà từ nếp sống của ông, chữ viết của ông trong tất cả các tác phẩm của ông đã tỏa ra tấm lòng rất nhân bản và khai phóng của ông. Cái tâm của Giáo Sư Huy rất lớn tuy lúc nào cũng ẩn dấu trong phong cách khiêm tốn, bình dị nhưng tràn đầy tình người và tình dân tộc. Ðọc Quyển A Quốc Triều Hình Luật sẽ bắt gặp cái tâm vĩ đại và trí tuệ của dân tộc Việt và cái tâm của một học giả yêu nước Nguyễn Ngọc Huy.”
(Tự Do Dân Bản Số 49 tháng 3/90, trang 55)

Tất nhiên luôn luôn có những người không hoàn toàn đồng ý với quan điểm hay nhận định của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy nhưng chưa thấy ai có đủ khả năng bác bỏ những lập luận của ông. Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy là người trí thức của những người trí thức ông, ông thầy của những ông thầy – ông rất xứng đáng là bậc Tôn Sư của thời đại. Kiến văn quảng bác, thông minh lạ kỳ, một phần do bẩm sinh, nhưng chủ yếu là do – như lời ông Lý Ðông A đã nói – “Nuôi tâm thì làm thiên tài, nuôi trí thì làm nhân tài, nuôi thân thì làm nô tài.” Ông không nuôi thân – làm việc tận tụy 40, 50 năm, tài sản đến khi chết chỉ có vài bộ quần áo cũ và một ít sách. Ông cũng không nuôi trí để tự hào về sở học của mình và khuất phục người khác. Khả năng đặc biệt do tâm đức mà có. Dâng hiến cuộc đời cho Tổ Quốc cho đến giọt máu khô kiệt cuối cùng, cho đến khi thân xác đã thành tro bụi, ông đã tập trung tất cả năng lực để nhiên cứu, học hỏi, suy nghĩ, hoạt đông cho một mục đích duy nhất. Một người có một lý tưởng cao cả và bền bỉ như vậy không trở thành thiên tài sao được?

Tinh anh rực rỡ nghìn sau

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy không còn nữa – thể xác đã theo lửa hồng trờ về cát bụi – nhưng cái chết của ông, cái chết của ông mang bao nhiêu ý nghĩa và ảnh hưởng quan trọng:

1. Từ đây ông cùng với các bậc anh hùng liệt nữ Trưng, Triệu, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Phan Ðình Phùng, Nguyễn Thái Học, Trương Tử Anh, Lý Ðông A … hợp thành hồn thiêng của sông núi Việt Nam. Nguyễn Ngọc Huy đã trở thành nhân vật lịch sử dân tộc, tên tuổi vĩnh viễn gần liền với nòi giống Việt. Nguyễn Ngọc Huy tuy chết nhưng đã trở thành bất tử:

Dù lăng ngà hay cổ khâu

Tuy tồn tại với thời gian việc làm chính nghĩa

Tranh sáng với trăng sao tấm lòng trượng phu

Hào khí người còn sang sảng

Ðâu đây lòa chói giấc mơ

Nước sông Dịch còn trôi hay đã cạn?

Gương anh hùng vằng vặc sáng thiên thu

(Vũ Hoàng Chương)

2. Sự ra đi đột ngột của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là lúc người ta nhìn lại cuộc đời, công nghiệp, tinh thần và tư tưởng của người chiến sĩ quốc gia lỗi lạc và rửa sạch những lời cáo giác do kẻ thù Cộng sản tung ra hay những người đố kỵ loan tuyền rằng ông kỳ thị địa phương, làm việc cho cựu tổng thống Thiệu, tham nhũng tiền bạc, thân Trung Cộng, CIA v..v.. Hãy đọc bài “Suối Tuôn Giòng Lệ” đăng trên báo Ngày Nay số ngày 15 tháng 8 năm 1990 vừa qua của một lãnh tụ chính trị khác, cựu thượng nghị sĩ Phạm Nam Sách, người mà trong quá khứ nhiều lần tấn công và đả kích Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy dữ dội nhất:

“Người ta thường nghĩ anh Nguyên Ngọc Huy có tinh thần kỳ thị Nam Bắc. Tôi không nghĩ như vậy. Anh có dè đặt khi nhận người Bắc vào hàng ngũ chẳng phải vì anh kỳ thị mà chính vì anh cẩn trọng. Nếu anh nhận lầm một cán bộ cộng sản, hậu quả cho đoàn thể sẽ không lường. Mà anh sanh trưởng ở trong Nam biết sao hết người miền Bắc. Có lần anh hỏi tôi biết người này, biết người nọ hay không. Tôi xem lại thì toàn là người Bắc. Khi tôi trả lời biết chắc thì anh giao ngay công tác mà không chút nhần ngại. Ai bảo anh Huy kỳ thị Nam Bắc, tôi không nghĩ thế. Làm chịnh trị phải thận trọng. Tôi có viết ở đâu đó rằng chẳng phải một sớm một chiều người ta có thể thành một người hoạt động yêu nước, một kẻ lăn lưng vào cách mạng, sẵn sàng quên hết mọi vui thú ở cuộc đời. Nhìn vào hàng ngũ những người lãnh đạo hiện nay thì anh là một người thật hiếm hoi mà tôi gọi là có dòng máu cách mạng. Anh cũng như anh Hà Thúc Ký, cũng như anh Nguyễn Văn Xuân, cũng như anh Nguyễn Quốc Xủng… đều có máu cách mạng, nói cách khác, các anh là những người yêu nước cả trăm phần nồng nhiệt. Ở các anh không có chỗ cho vợ con, gia đình; ở các anh không có chỗ cho danh vọng, bạc tiền. Ở các anh là Ðất Nước, là Quốc Dân, ở các anh là Anh Em, là Ðảng. Năm 1950 mới hồi cư về Nam Ðịnh, tôi đã đọc say mê từng bàt thơ yêu nước ký tên Ðằng Phương, đặc biệt là Ngày Tang Yên Bái:

“Mười ba người liệt sĩ Việt hiên ngang

Thong thả tiến đến trước đài danh dự

Trong quần chúng đứng cúi đầu ủ rũ….”

Nổi vui của tôi biết lấy chi cân khi biết Ðằng Phương là anh, ồ anh, các ngày anh viết bài thơ này anh đang học ở Hà Nội. Phải có tâm hồn yêu nước trong sáng, chân thành và tuyệt đối thế nào người ta mới viết được những câu thơ làm rung động lòng người. Anh chính là một trong những nhà thơ yêu nước dưới bút hiệu Ðằng Phương. Hồn nước đã hun đúc anh, tạo nên con người tuấn kiệt, đấu tranh không biết mỏi mệt cho ngày mai. Lòng dân đã thúc đẩy anh đi lên và đi lên mãi. Cuộc hành trình của chúng ta chỉ ngưng lại khi sức cùng lực kiệt. Và anh đã ngừng cuộc hành trình vì sức anh đã cùng, lực anh đã kiệt. Ở tôi vẫn là “suối tuôn giòng lệ ….”.

Anh Huy ra đi, đất nước mất người con yêu, quốc dân mất người can đảm. Với cái tuổi ngoài 50, tôi đã chứng kiến nhiều cái chết của anh em. Mỗi lần như vậy tôi cảm thấy cô đơn thêm. Nhìn con đường trước mặt tôi rùng mình. Các bậc đàn anh rủ nhau đi hết, Quốc Dân ở lại vẫn chịu nhiều đớn đau. Ngày mai trên quê hương đầy bất trắc, những người quốc gia còn tấm lòng vẫn chia năm, xẻ bảy. Anh Nguyễn Ngọc Huy, tôi xin mượn mấy câu thơ của cụ Phan Chu Trinh để giải tỏ tấm lòng:
Thanh sơn bích thủy ủng cô phần

Phong vũ thiên nhai khắp cố nhân

Vi cảm tận tình quyên huyết lệ

Hồi đầu quốc thổ chính trầm luân”

3. Trong đời tranh đấu Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã lập ra các đoàn thể – kể theo thứ tự thời gian: Ðảng Tân Ðại Việt, Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến và Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Mặc dù thương yêu các đồng chí và chiến hữu như anh em ruột thịt, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy hoàn toàn không có tình thần tư đảng vì ông luôn luôn coi đảng là phương tiện phục vụ Tổ Quốc, chứ không phải là cứu cánh. Khi hoàn cảnh thay đổi, phương tiện cũng phải thay đổi hay cải biến.

Vì vai trò lãnh đạo của ông trong cả 3 đoàn thể nên Liên Minh Dân Chủ Việt Nam ngày nay bao gồm những phần nhân sự cốt cán của Tân Ðại Việt và Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến – ở cả trong và ngoài nước. Trong 9 năm qua Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã dồn tâm lực xây dựng và phát triển Liên Minh thành một đoàn thể chính trị mạnh với các cơ sở hoạt động khắp nơi. Các đoàn viên gia nhập Liên Minh một phần vì lý tưởng tranh đấu, một phần vì cảm phục cá nhân Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy, coi ông là hình ảnh để noi theo. Hệ quả là đoàn viên của Liên Minh thường có một số đặc điểm chung: tuổi trung niên trở lên, trình độ học thức tương đối cao, đứng đắn, ôn hòa, có tinh thần dân chủ và cởi mở, có khả năng lãnh đạo, chỉ huy – ít ra là trong phạm vi các cộng đồng địa phương. Một đội ngũ đoàn viên có phẩm chất như thế thì 100 cán bộ cũng có thể huy động hàng vạn người vào những mục tiêu tranh đấu khi cần thiết.

Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã để lại cho Liên Minh một di sản tinh thần vô giá: chủ thuyết chính trị, đường lối và sách lược tranh đấu, một chương trình huấn luyện cán bộ đầy đủ và nhất là sự ngưỡng mộ của nhân dân Việt Nam đối với con người và công nghiệp của ông – Liên Minh Dân Chủ Việt Nam chính là một trong những công nghiệp kiệt xuất của ông. “Dưới tay tướng giỏi không có quân hèn” cho nên dù có phải trải qua một giai đoạn bối rối lúc giao thời, Liên Minh đã mạnh mẽ tiếp tục con đường phụng sự Tổ Quốc rất vinh quang mà người lãnh tụ anh hùng quá cố đã vạch ra.

4. Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy mất, công cuộc cứu nước vẫn còn dang dở, giống như Khổng Tử thời Xuân Thu Chiến Quốc muốn dùng sở học để bình thiên hạ như Gia Cát Lượng đời Tam Quốc nhất tâm phục Hán, Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã tận nhân lực và tri thiên mệnh. Nhưng ai dám nói những vĩ nhân này thất bại? Quốc Gia hưng vong, thất phu hữu trách, cứu nước là bổn phận của toàn dân, nào phải riêng ai. Riêng Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy ông đã làm hơn rất nhiều bổn phận của một con dân đất Việt và như một danh nhân Tây Phương nào đã nói “Quần chúng đối với thiên tài là một cái đồng hồ đi trễ”, công việc cứu nước chưa hoàn tất có lẽ vì người đương thời đã không theo kịp ông. Cái chết của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy ít nhiều không khỏi là một trường hợp lương tâm của người Việt Nam. Bởi vì trước thảm họa quốc gia suy vong đã có bao nhiêu người công dân Viện Nam, như bản Quốc Ca thường hát, thực sự đứng lên đáp lời sông núi, hy sinh tiếc gì thân sống, chấp nhận hiến thân dưới cờ, lấy máu đào đem báo thù nước….? Có được bao nhiêu công dân Việt Nam trong lúc nệm ấm chăn êm, nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan thành thực ủng hộ hay quan tâm đến một người nghĩa sĩ, tuổi già, tóc bạc, thân mang trọng bệnh ung thư sống chết trong sớm tối, lầm lũi trên đường thiên lý bất kể ngày đêm, bất kể sương tuyết, một lòng một dạ tìm phương cứu vớt 70 triệu đồng bào đang bị đày đọa trong địa ngục cộng sản?

Cái chết của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy gây xúc động lớn lao trong và ngoài nước, đã lay tỉnh người dân nước Việt và như vậy là thông điệp về chính nghĩa Quốc Gia và quyết tâm loại trừ chế độ cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam thực sự Dân Chủ, Tự Do. Là thông điệp về lòng yêu nước và cuộc đời phục vụ lý tưởng cao thượng đối chiếu với cuộc đời tầm thường, nhỏ nhen. Là thông điệp về chính trị vương đạo so với chính trị bá đạo. Là thông điệp về yêu thương và đoàn kết. Cái chết của Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy như thế vừa là một cái tang đau đớn, vừa là một niềm cảm hứng vô biên; vừa là một mất mát to lớn không thể thay thế được, vừa là một thông điệp của hy vọng về một ngày mai tươi sáng trên quê hương Việt Nam.

http://www.tinparis.net/vietnamhaingoai/0706TN2_gsNguyennHuy.html

 

 

Một trường hợp «ngôn hành hợp nhất» –  Nhữ Đình Hùng

Một môn-sinh ca ngợi vị giáo-sư của mình; một đảng viên ca-ngợi vị thủ lãnh tổ-chức chánh-trị của mình, một đoàn-viên ca ngợi vị lãnh-đạo đoàn-thể của mình, tất cả những công việc đó đều rất bình thường.  Đó chỉ là tiếng nói của con tim, của sự mến yêu và tôn-kính! Và khi tình-cảm lên tiếng,  sự chủ-quan là đều không thể tránh khỏi.  Làm thế nào để có được sự khách quan trong việc phê-phán, phân-tách sự nghiệp của một người mình yêu thương quý mến? Nếu không phải là chỉ phê-phán và phân-tích về những điều đã được phát biểu và đã được thực-hiện? Ở đây,  để nhận xét về sự nghiệp của cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm kiếm những điều ông đã nói và những việc ông đã làm, với một ước mong duy nhất rằng những nhận xét đó không chỉ là tiếng nói của tình cảm mến yêu và tôn-kính mà còn là tiếng nói của trí phán-đoán chân-thực.

Đôi dòng  tiểu-sử  Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy.

Theo những tài-liệu đã thu-thập, người ta được biết ông chào đời ngày 02/11/1924 tại bện-viện Chợ Rẫy. Vốn người gốc Biên-Hoà nên thuở nhỏ ông đã theo học bậc tiểu-học ở trường xã Mỹ-Lộc rồi sau đó trường quận Tân-Uyên và học bực trung-học ở trường Pétrus Ký.  Ông bắt đầu làm việc năm 1943 khi mới 19 tuổi, làm thơ ký hành-chánh tại Toà Hành-Chánh tỉnh Cần Thơ.  Ông cũng đã tham-gia hoạt động chánh-trị rất sớm, năm 1945 ông đã tham-gia vào Đại-Việt Quốc-Dân-Đảng để tranh-đấu cho độc-lập của đất nước Việt-Nam.  Ông cũng đã tham-gia vào phong-trào kháng-chiến và nhờ đó biết rõ mặt thật của cộng-sản việt-nam, đã bỏ về thành. Năm 1946, ông về Sài-Gòn làm việc trong thư-viện quốc-gia và ngủ lại sở ban đêm. Trong thời-kỳ ông viết nhiều tài-liệu chánh-trị cho đoàn-thể và cho hai tổ-chức ngoại-vi là báo Thanh-Niên và báo Đuốc-Việt. Nhiều bài thơ đã được sáng-tác trong thời-gian này ký bút hiệu Việt Tâm và chỉ sau khi được sưu-tập lại trong tập thơ Hồn-Việt xuất bản năm 1950 ông mới lấy bút hiệu Đằng Phương.

Năm 1949, ông bỏ tất cả mọi công việc để chỉ hoạt-động cho đoàn-thể, làm huấn-luyện-viên chánh-trị cho trường Cán-Bộ Thanh-Niên Nha-Trang, sau năm 1951 được đảng đưa ra Bắc Việt hoạt động cho Thanh Niên Bảo Quốc Đoàn. Khi tổ-chức Thanh-Niên Bảo-Quốc-Đoàn bị chánh-phủ Nguyễn Văn Tâm giải-tán, ông trở về Sài-Gòn và dạy quốc-văn ở tư-thục Lê Bá Cang. Trong thời kỳ này, ông tự học để lấy bằng Tú-Tài. Năm 1953, Đại-Việt Quốc-Dân-Đảng hợp-tác cùng với ông Ngô Đình Nhu, với một số nhân-sĩ và các đoàn-thể quốc-gia khác để thành-lập phong-trào đoàn-kết hoà-bình, đòi hỏi Pháp phải trả thực quyền cho Việt-Nam và quốc-trưởng Bảo-Đại phải dân-chủ-hoá xứ sở. Khi ông Diệm được về nước cầm quyền, ông Nhu đã không giữ đúng lời cam-kết là thành-lập một chánh-phủ liên-hiệp các đoàn-thể quốc-gia và dân-chủ-hoá chế-độ, ngược lại, đã thiết lập một thể-chế độc-tài và đàn áp tiêu-diệt các đảng-phái quốc-gia. Ông Nguyễn Tôn Hoàn phải rời Việt Nam đi Pháp năm 1955,  ông Nguyễn Ngọc Huy được đoàn-thể chỉ định đi Pháp phụ giúp cho ông Nguyễng Tôn Hoàn. Vừa làm việc, vừa đi học, vậy mà ông đã lần lượt tốt nghiệp Viện Nghiên-Cứu Chánh-Trị Paris năm 1958, cử-nhân luật năm 59, Cao-học chánh-trị năm 60 và Tiến-Sĩ Chánh-Trị năm 1963. Cùng lúc đó, chánh quyền của ông Ngô Đình Diệm bị lật đổ và ông Nguyễn Ngọc Huy đã trở về nước vào tháng 11 năm 1963. Ngày 30/01/64, ông làm Đổng-Lý Văn Phòng cho ông Nguyễn Tôn Hoàn, Phó Thủ Tướng đặc trách bình-định. Khi tướng Nguyễn Khánh chỉnh-lý tướng Dương Văn Minh,  ông Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Tôn Hoàn bị buộc phải rời khỏi Việt Nam. Giáo-Sư Huy đã phải lưu-vong ở Hồng-Kông và Nhật-Bản trong hai tháng 9 và tháng 10/64. Khi tướng Khánh phải lưu-vong, Giáo-Sư Huy trở lại Việt-Nam để cùng với các anh em hoạt-động.

Do những bất-đồng quan-điểm trong nội-bộ Đại-Việt, Giáo-Sư Huy đã cùng với xứ-bộ miền Nam thành-lập Tân Đại-Việt. Kết-hợp với các nhân-sĩ và các chánh-đảng, giáo-sư Huy đã cho thành-lập Phong-Trào Quốc-Gia Cấp-Tiến mà lập-trường của Phong-trào là ủng-hộ chánh-phủ quốc-gia trong mọi nỗ-lực chống cộng, không tham-chánh, đòi hỏi chánh-phủ phải thực-thi dân-chủ và bài trừ nạn tham nhũng, bè phái…Từ năm 1965, ông làm Giáo-Sư cho Học-viện Quốc-Gia Hành-Chánh dạy về Chánh-Trị Học và Luật Hiến-Pháp. Ông còn là giảng-viên cho nhiều viện đại-học khác như Đại-Học ĐLạt, Huế, Cần-Thơ, Vạn-Hạnh, Minh-Đức và Đại-Học Sư-Phạm Sài-Gòn. Ông cũng được mời làm giảng-viên chánh-trị cho các trường quân-sự như trường Cao-Đẳng Quốc-Phòng, trường Tham-Mưu Cao-Cấp, trường Đại-Học Chiến-Tranh Chánh-Trị; Ông làm Khoa-Trưởng trường Đại-Học Luật-Khoa và Khoa-Học Xã-Hội Cần-Thơ vào năm 1967, tham-dự phái-đoàn hoà đàm Paris 1968 và 1973. Sau khi VNCH mất, từ năm 1975 ông làm chuyên-gia khảo-cứu cho viện đại-học Harvard, tham dự việc dịch bộ luật Hồng Đức ra anh-ngữ và lo việc chú-thích bộ luật này. Trong khi đó, ông vẫn tiếp tục việc tranh-đấu chống cộng, liên-kết với các nhân-sĩ, cựu đồng-chí, môn-đệ và những người yêu nước để thành-lập Liên-Minh Dân-Chủ Việt-Nam từ năm 1981 và liên-tục hoạt-động cho đến khi từ trần vào ngày thứ bảy 28/7/90 vào lúc 9giờ 30 tối tại nhà một đồng-chí ở Paris, trong lúc ông đang chuẩn-bị tham-dự Đại-Hội LMDCVN thế-giới kỳ I.

Cuộc đời tranh-đấu của chí-sĩ Nguyễn Ngọc Huy: Một trường-hợp ngôn hành hiệp nhất.

Như đã trình-bày trong phần tiểu-sử,  ông Nguyễn Ngọc Huy đã tham-gia sinh-hoạt chánh-trị rất sớm khi vừa mới 21 tuổi.  Ở lứa tuổi mà những chàng trai khác còn đang mơ màng những chuyện bướm hoa kiểu :

« Hễ thấy gió là ôm là ôm ngang lấy gió

tưởng chừng đâu trong đó có hương

của người mình nhớ mình thương

ngờ đâu gió tạt chẳng vương vấn gì »

hoặc

« dừng chân trước cửa nhà nàng

thấy hoa vàng với bướm vàng hôn nhau

tìm nàng chẳng thấy nàng đâu

lá rơi lả tả bên lầu như mưa. »

thì Nguyễn Ngọc Huy- hay nhà thơ Đằng Phương- đã tìm ra một lẽ sống Vào lúc mà mạch máu căng tràn sinh-lực như nhà thơ Đằng Phương cảm nhận :

« Có những chàng trai sóng dạt dào,

Dòng đời cuồn cuộn mạnh dâng cao,

Bao nhiêu sinh-lực trong cơ-thể,

Náo nức reo vang giữa máu đào »

Thì lẽ sống của ông không phải là mơ ước có một kiếp sống riêng và để mặc nhân dân thống khổ:

“Lẽ sống đời ta chẳng phải là,

Ở trong kiếp sống của riêng ta,

Ai đành tự vạch riêng đường sống,

Giữa lúc chung quanh máu lệ nhoà »

Lẽ sống của ông cũng không phải là mơ-ước áp-đặt một lý-thuyết, một chế-độ làm tàn hại giang-sơn :

« Lẽ sống đời ta quyết cũng không

phải là tàn hại cả non sông ! 

Bắt toàn dân-tộc đi theo những

Lý-thuyết mơ hồ quá viễn vông »

Nhưng lẽ sống của Đằng Phương Nguyễn Ngọc Huy chính là :

« Tranh đấu cho dân tộc sống còn,

Liều mình để phục-vụ giang-sơn ! 

Đó là lẽ sống người trai Việt,

Muôn thuở không sờn dạ sắt son »

(Lẽ sống – Tập thơ Hồn Việt trang 49)

Đứng trước cảnh đất nước bị ngoại-bang đô-hộ, chàng trai Nguyễn Ngọc Huy thấy lòng quặn thắt :

« Đang vui sống thảnh thơi ngoài ánh sáng,

Bỗng lọt vào trong bóng tối âm u ! 

Hồn nước Việt giữa ưu sầu chĩu nặng,

Mãi căm thù nhớ tiếc quãng đời xưa »

Nhưng không như Thế Lữ đã gói kín nỗi niềm u oán như một mãnh hổ trong cũi sắt nhớ tiếc quãng trời cao đất rộng những ngày xưa :

« Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,

Thuở tung-hoành hống-hách những ngày xưa »

Nguyễn Ngọc Huy đã đáp ứng những ngậm ngùi than thở của đất nước bằng hành động :

« Hỡi hồn nước mãi ngậm ngùi than thở,

Giống Lạc Hồng đang cố gắng hy sinh,

Để khôi phục những ngày vui rực rỡ,

Hãy an-lòng chờ đợi buổi bình-minh »

(Nhớ thuở tung-hoành – Tập thơ Hồn Việt trang 47)

Chúng ta cũng đã thấy trong phần tiểu-sử, Nguyễn Ngọc Huy cũng đã có dịp lê chân trên những nẻo đường đất nước, từ Cần Thơ, Sài-Gòn đến Nha Trang rồi ra Bắc,  ông đã sớm ghi nhận được điều chỉ có một nước Việt Nam, chỉ có một nhân-dân Việt Nam,  đất nước Việt Nam là do tập-thể nhân dân tạo dựng ra và góp công gìn giữ:

« Suốt mấy nghìn năm giống Lạc Hồng

Đã cùng hợp sức đắp non sông,

Đã cùng chung sống trong thân ái

Và phải chung mưa nắng bão bùng »

Cho nên trong giòng lịch-sử, mặc những lần bị đô-hộ bởi Trung-Hoa, nhân-dân Việt vẫn bền tâm hợp lực tranh-đấu:

« Dưới ách Trung-Hoa mấy bạo-tàn,

Tinh-thần cố-kết vẫn không tan,

Toàn dân hợp-lực lo tranh-đấu,

Cho đến khi ca khúc khải-hoàn »

Và mặc cho những âm mưu nhằm chia rẽ nòi giống Việt, nhân-dân Việt-Nam vẫn đoàn-kết với nhau:

« Mặc những âm-mưu rẽ giống nòi,

Mà người cố dựng mãi không nguôi,

Người dân nước Việt luôbn kiên-quyết,

Nắm chặt tay nhau chẳng để rời! 

Cùng một non sông một giống dòng,

Sao đành chia rẽ Bắc, Nam, Trung,

Muốn dân-tộc Việt sinh-tồn được,

Phải để hoà-chung máu Lạc-Hồng »

(Việt-Nam thống-nhất – tập thơ Hồn Việt trang 67)

Công cuộc tranh-đấu cho độc-lập và tự-do, cho dân-tộc và cho đất nước không thể chỉ là công cuộc riêng lẻ của một người hay một nhóm người. Cần phải có sự kết-hợp với nhân-dân, có sự đoàn-kết của những người đồng lý-tưởng:

« Hỡi những bạn đồng-hành chung lý-tưởng,

chung nguyện-thề, chung ước-vọng cùng nhau,

hồn mân mê một mục đích cao sâu,

lòng dào dạt một mối tình sông núi,

dù cách trở vạn dặm đường gió bụi,

hãy chen vai gần gũi ở bên mình,

dù từ xưa đã sẵn mối thâm tình,

hay còn lạ chưa từng quen gặp mặt

dây thân-ái xin cùng nhau xiết chặt,

niềm cảm-thông xin hãy cố khơi sâu,

để cho niềm đoàn-kết mãi dài lâu,

lúc tranh-đấu cũng như hồi chiến-thắng »

(gởi các bạn đồng lý-tưởng – Tập thơ Hồn Việt trang 102)

Nếu như trên bước đường tranh-đấu, vì phương-pháp khác nhau mà tách ra,  ông Nguyễn Ngọc Huy vẫn luôn luôn tôn trọng các bạn đồng-hành theo đuổi chung một mục-tiêu phục-vụ quê-hương dân-tộc:

« Ví dẫu đang đi khác nẻo đường,

ta cùng lo phụng-sự quê-hương,

ngày mai mới biết trong hai ngã,

đâu đã đem về được ánh dương ! 

Em cứ đường em, anh nẻo anh,

miễn sao chung một ý chơn-thành,

ta cùng bền chí lo tranh-đấu,

đến lúc san-hà rạng vẻ thanh »

(Hai Ngã – tập thơ Hồn Việt trang 83)

Nguyễn Ngọc Huy đã theo đuổi một công cuộc tranh-đấu vì quốc-gia dân-tộc.  Ông không tìm kiếm một danh-vọng hay chức tước ,  điều này ông đã trình-bày khi thành-lập Phong-Trào Quốc-Gia Cấp-Tiến,  ông đã xác-định rõ là không tham-chánh mà là để giúp chánh-quyền Quốc-Gia đối phó với cộng-sản. Sự hy-sinh cho đất nước mà không cần được biết tới đã từng được ông bày tỏ và ca ngợi trong bài chiến-sĩ vô-danh:

« Họ là những anh-hùng không tên tuổi,

Sống âm thầm trong bóng tối mông mênh! 

Không bao giờ được hưởng ánh quang-vinh,

Nhưng can đảm và tận tình giúp nước! 

Họ là những anh hùng không tên tuổi,

Trong loạn ly như giữa lúc thanh-bình,

bền một lòng dũng cảm, chí hy-sinh,

dâng đất nước cả cuộc đời trong sạch,

tuy công nghiệp không ghi vào sử sách,

tuy bảng vàng bia đá chẳng đề tên,

tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên,

không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật,

nhưng máu họ đã len vào mạch đất,

thịt cùng xương trộn lẫn với non sông,

và anh-hồn chung một tấm tinh-trung,

để hoà-hợp làm linh-hồn giống Việt »

Trở về

Lẽ sống của người trai Việt theo Nguyễn Ngọc Huy phải là:

« tranh-đấu cho dân-tộc sống còn,

liều mình để phục-vụ giang-sơn,

đó là lẽ sống người trai Việt,

muôn thuở không sờn dạ sắt son »

Nhưng không phải chỉ tìm ra lẽ sống là đủ mà còn phải dám sống và quyết sống.  Đành rằng những người hiểu được lẽ sống sẽ dễ dàng trở thành :

« những người sống là những người biết sống,

là những người không chịu đứng khoanh tay »

và những ngưòi biết sống :

« là những người luôn trông xét, nghĩ suy,

để tự mình vạch lấy lối mình đi,

là những người biết phụng thờ lý-tưởng,

biết say mê một cuộc đời cao thượng,

là những người hiểu nghĩa vụ làm người,

và suốt đời mãi cố gắng không thôi,

để tiến tới những cảnh trời cao rộng »

đó là những người đã dám :

« . . phá lối mở đường cho cả nước,

để tiếp-tục công-nghiệp người lớp trước, 

để bảo toàn đời sống kẻ sinh sau »

Biết sống, dám sống và quyết sống đối với Nguyễn Ngọc Huy không phải là sự tham sống, không phải là sự sống ích-kỷ chỉ biết nghĩ đến riêng mình, chịu thu hình, khiếp nhược để mặc cho dòng đời lôi cuốn không chống trả. Biết sống, dám sống và quyết sống được thể hiện trong cuộc sống của :

« .  . những người luôn dũng cảm hiên ngang,

đương đầu cùng những trở lực chắn ngang,

là những người không hề màng vất vả »

đó là cuộc sống của :

«  của những người khinh khổ cực đớn đau,

dám liều mạng hy-sinh cho nòi giống »

Cuộc đời của Nguyễn Ngọc Huy là một cuộc tranh đấu liên tục cho quyền-lợi của tổ-quốc, mục đích thiêng liêng và cao cả mà ông đã đề ra, ông đã là người có lẽ sống, biết sống, dám sống và quyết sống:

« Những người sống là những người biết sống,

là những người dám sống ra hồn người,

là những người quyết sống bạn lòng ơi,

và quyết sống có nghĩa là tranh-đấu ».

Bên cạnh con người Nguyễn Ngọc Huy có một hoài-bão cao-thượng, có một lý-tưởng thiêng-liêng, có một nhiệt-tình tranh đấu, còn có một con người Nguyễn Ngọc Huy đầy tình cảm. Trên bước đường tranh đấu, nhiều khi phải đặt việc nước trước việc nhà, nhưng đó chỉ là một việc phải làm vì không thể nào làm khác được :

« Đã là kẻ hiến thân đền nợ nước,

Tình thân yêu quyến thuộc phải xem thường,

Éo le thay muốn phục vụ quê-hương,

Phải dẫm nát bao lòng mình kính mến »

(Ngày tang Yên Bái)

không nhớ một nhà thơ kháng-chiến nào đó khi vào chiến khu đã thốt lên « mẹ già coi như là chẳng có, và em thì thôi cũng đừng trông », Nguyễn Ngọc Huy đã tạ lỗi với mẹ già vì đã không làm tròn chữ hiếu :

« Đời cách-mạng tự bao lâu bôn tẩu,

Để mẹ già sống cực nhọc lầm than,

Trước những giòng lệ ngọc ứa chan chan,

Lòng con há dửng dưng không cảm xúc,

Nhưng cũng đã trót làm cho mẹ khóc »

Biết thế, nhưng Nguyễn Ngọc Huy đã không thể làm khác được:

« Và con sẽ phải làm cho mẹ khóc,

Hỡi quê-hương, hỡi đất nước thân yêu,

Dầu gian truân khổ cực bao nhiêu,

Chúng tôi vẫn sẵn sàng nhận lấy,

Chỉ mong ước một ngày mai được thấy,

Cả non sông giống Việt hết điêu linh,

Cả toàn dân giống Việt được thanh-bình,

Và chỉ dẫu một ngày hay một buổi,

Dẫu một phút hay một giây ngắn ngủi

Được như lời nhất nguyện chốn dương trần,

Còn có cơ quì dưới gối từ thân,

Để khẩn-thiết cúi xin người thứ lỗi »

(Lời nguyện cầu của những kẻ làm cho Mẹ khóc)

Chỉ vì phục-vụ quê-hương mà Nguyễn Ngọc Huy đã cố gắng chôn dấu những cảm xúc riêng tư. Sau năm 1975, tiếp-tục hoạt-động để tranh-đấu giành lại tự-do và dân-chủ cho nhân-dân Việt-Nam, Nguyễn Ngọc Huy lúc nào cũng chỉ khoác một chiếc măng-tô cũ. Thấy chiếc áo đã quá cũ, bạc mầu, anh em đã năn nỉ xin ông thay áo khác, lúc đó ông mới tâm sự “không phải vì tôi muốn tiết-kiệm đâu,  áo này nhà tôi mua cho tôi lúc còn sống lưu- vong bên Pháp mấy chục năm trước, nay nhà tôi đã mất nên tôi không nỡ bỏ. Ông quyến-luyến tình-cảm với người bạn đời quá cố nên đã không thể bỏ đi chiếc áo, bởi vì chiếc áo đó đã là hình ảnh của mối tình phu phụ, nói lên tình -cảm “tào khang chi thê bất khả hạ đường”. Tình-cảm thầm kín yêu thương của ông dành cho người vợ khi bà bị tai nạn chết đuối ở Vũng Tàu đã được biểu-lộ trong bài “Nhớ Thu”:

« từ lúc em đi chẳng trở về,

Cuộc đời trống trải lạnh lùng ghê,

Trong lòng đã hết còn sinh-thú,

Chỉ thấy u-buồn với chán chê »

Ấy vậy mà ông cứ phải nén buồn để cùng với các bạn đồng tâm chí tiếp-tục công-tác:

« Công việc thường xuyên vẫn chẳng rời,

Nụ cười vẫn phải nở trên môi,

Để cho các bạn đồng tâm chí,

Vẫn giữ niềm tin rạng sáng ngời »

Không còn người vợ hiền ở bên cạnh để an ủi, khích lệ, Nguyễn Ngọc Huy đã hết sức cô-đơn:

« Đành phải từ đây chỉ một mình,

Trên đường nhiệm-vụ rộng mênh mông,

Một mình nếm hết mùi cay đắng,

Trải hết vui buồn với nhục vinh »

Trên bước đường tranh đấu ở hải ngoại, Nguyễn Ngọc Huy không có nhiều thì giơ để lo cho con:

« Đức bạc tài sơ trí thấp hèn,

Nhưng đường tranh-đấu phải bon chen,

Vì Ba không thể nhìn dân-tộc,

Khổ sở điêu-linh dưới bạo-quyền.

Việc nước đa-đoan bỏ việc nhà,

Trong khi lưu-lạc cõi trời xa,

Để Con đau khổ trong cô-độc,

Cha đã không tròn nhiệm-vụ Cha »

Nhưng, một trong những người con trai của ông đã tự tử ở Hoa-Kỳ khi biết tin ông bị bệnh ung-thư.  Ấy thế mà ngay sau khi làm lễ hoả táng cho con,  ngày hôm sau ông đã đáp phi cơ đi dự đại-hội Liên Khu Bộ Âu Châu vì có những việc quan-trọng phải thông-báo và phải làm. Nhưng đừng nghĩ là ông đã quên vợ, quên con Những người này vẫn sống mãi trong tâm trí ông,  ông chờ đợi giây phút được cùng những người thân yêu này tái-ngộ ở miền cực lạc. Khi người vợ thân yêu,  ông đã từng đêm cầu nguyện :

« và cứ đêm đêm lại nguyện cầu,

Hồn em siêu thoát cõi tiên châu,

Đợi Anh đến lúc tròn công quả,

Tìm đón Anh về tái-hội nhau »

Và khi người con trai mất đi,  ông đã lại :

« Ba lại ngày đêm mãi khấn nguyền,

Cho Con cùng Má ở non tiên,

Hoàn-toàn siêu-thoát và thanh-thản,

Ngày tháng tiêu-dao hết não phiền .

Rồi khi Ba dứt nợ trần-hoàn,

Với Má, Con về lại thế-gian,

Để đón Ba đi miền cực-lạc,

Cùng nhau đoàn-tụ hưởng thanh-nhàn »

Biết mình bị bện nan-y, Nguyễn Ngọc Huy càng nỗ-lực làm việc để chạy đua với thời gian còn lại :

« gánh nặng,  đường xa thân mỏi mệt,

Nhưng còn trách-nhiệm vẫn còn đi »

Nào là vận-động để thành-lập Ủy-Ban Quốc-tế Yểm-Trợ Việt-Nam Tự-Do, nào là móc nối với các chiến-hữu đảng-viên trong nước để tỏchức và thành-lập một lực-lương đối-lập…Ông bất-chấp các ngăn-cản của bác-sĩ, dành hết thì giờ để hoạt động. mặc dù đã suy nhược, tháng 7/90 ông lại lên đường sang Âu Châu để tham-dự Đại Hội LMDCVN thế-giới lần I. Khi máy bay đáp xuống Bỉ,  ông bị bất tỉnh  phải đưa ra khỏi phi trường bằng băng-ca. Khi tỉnh lại,  ông lại sang Pháp để chuẩn-bị cho Đại-Hội sẽ được tổ-chức ở Hoà-Lan.  Ông đã thu xếp một số công việc cho Tiền Đại Hội, hoàn tất một số bài tham luận. . Nhưng,  ông chỉ sống được  10 ngày ở Pháp và đã vĩnh viễn ra đi vào ngày 28/07/90 vào lúc 21 giờ 30 tại nhà anh Trần Cẩn Trọng, một đồng-chí thân-tín.  Ông đã liên tục hoạt-động cho đến khi nhắm mắt tàn hơi như chính ông đã từng viết :

« Tiến theo đường định-mạng mãi không thôi,

Lúc hết hơi mới biết được mạng trời,

Và nhắm mắt mới đành thôi hoạt-động »

Ông Nguyễn Ngọc Huy đã suốt đời tranh-đấu tận-tụy cho sự sinh-tồn của dân-tộc. Cho đến lúc tàn hơi,  ông vẫn chưa thấy được sự thành-công :

« Lúc bước chân vào nẻo đấu tranh,

Trên đầu mái tóc hãy còn xanh,

Nửa đời nếm đủ mùi cay đắng,

Giấc mộng ngày xưa vẫn chửa thành »

Mặc dù ông vẫn luôn tin-tưởng :

« Ta hãy cười lên đón ánh dương,

Ngày mai sẽ chói rạng quê hương,

Lòng ta đã thoáng nghe văng vẳng,

Tiếng khải-hoàn ca đậy phố phường »

(Giả bạn lên đường  )

Có thể nói gì đây về cuộc đời của ông Nguyễn Ngọc Huy ? Chúng tôi xin mượn lời của Phục-Hưng trong bài tưởng niệm cố Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy nhan đề  ‘Hồn thiêng khi đã về trời’ : « Cuộc đời của cố GiáôSư Nguyễn Ngọc Huy là một bản trường ca chính-khí, giống như những bản hùng-ca trong tập thơ Hồn Việt do ông sáng tác với bút hiệu Đằng Phương. Thực vậy,  đọc thơ ông rồi đối chiếu với cuộc sống, thấy có sự thể hiện trung thực lạ lùng. Thơ của ông từ thuở thanh niên cho đến lúc bạc đầu là tiếng nói đam mê của một đời sống phụng sự tổ quốc cao thương.  Ông đã sống đời sống cao thượng ấy cho đến giây phút cuối cùng » Cùng đồng ý với Phục Hưng, chúng tôi coi cuộc đời của cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy là một trường hợp  « ngôn hành hiệp nhất ».  Đối với những người đã hy-sinh cho tổ-quốc, Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy đã đốt nén hương lòng để tưởng-niệm :

« Hỡi những ai kia đã lụy mình,

Đã vì non nước chịu hy-sinh,

Đã vì chủng-tộc khơi đường sống,

Đây nén hương lòng kẻ hậu-sinh »

Ngày hôm nay, 28/07/2006,  đúng 16 năm sau ngày Giáo Sư đã vĩnh viễn ra đi, chúng tôi cũng xin « đốt nén hương lòng  kẻ hậu sinh » để thành tâm tưởng nhớ đến một người mà từ lời nói chánh trực đến việc làm quang minh chỉ nhằm phục vụ cho tổ quốc và dân-tộc. Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy đã vĩnh viễn ra đi,  đó là định mệnh con người như chính Giáo Sư đã nhận định :

« nhung đã gần nhau ắt có xa,

Thường nhân vẫn nhận thế kia mà »

Nhưng,  ông vẫn sống mãi trong lòng những người đồng lý-tưởng tranh đấu cho quốc gia dân-tộc :

« Hồn ta vẫn ở bên nhau mãi,

Vẫn sống trong tâm những bạn lòng »

Dâng hiến cuộc đời cho tổ quốc cho đến giọt máu khô kiệt cuối cùng, cho đến khi thân xác trở thành tro bụi, di-sản của ông để lại cho chúng ta là gì nếu không phải là tinh thần phục vụ cho sự sinh tồn dân tộc. Xin thành kính dâng lên hương linh của Giáo-Sư Nguyễn Ngọc Huy :

« Thân anh dù hoá bụi trần,

Anh còn để lại tinh thần Ngọc Huy »

Tài liệu tham khảo:

-Đằng Phương: Hồn Việt   – Thanh Phương thư quán

-Thích Giác Đức: Thương tiếc một người đi -TDDB bộ cũ số 55

-Phục Hưng: Hồn thiêng khi đã về trời  -TDDB bộ cũ số 55

-Nguyễn Duy Ca: Giã biệt Nguyễn Ngọc Huy  «như trên»

-Trần Hữu Phúc: Tưởng nhớ GS Nguyễn Ngọc Huy  TDDB 56

-Nguyễn Duy Ca: Khóc nhớ anh Ba Huy

-Trần Ngọc: Khóc Thầy

-Trường Sơn Lê Xuân Nhị: viết cho một người vừa nằm xuống

-Phục Hưng & Huệ Vũ: Liên Minh Dân Chủ Việt Nam –tinh thần Nguyễn Ngọc Huy và cuộc hẹn ước với lịch sử

-Minh Dũng: Sống mãi với thời gian: Nguyễn Ngọc Huy

-Lê Duy Việt: Tưởng nhớ cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy

-Nguyễn Văn Tiết: Cảm nghĩ về một người Thầy :tinh thần Nguyễn Ngọc Huy

-Phạm Đăng Sum: Tưởng niệm cố Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy.

(các bài tham khảo đã đăng trên TDDB)

 

 

Phán quyết của Toà Trọng Tài LHQ, một bước ngoặt trong thế trận Biển Đông – Bác sĩ Mã xái

Ngày 12/07/2016 Toà Trọng Tài Thường Trực (PCA) ở La Haye đã ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc và, đúng như các chuyên gia công pháp quốc tế tiên đoán, Philippines đã giành thắng lợi to lớn với các phán quyết bác bỏ bản đồ” đường lưỡi bò”, “rằng không có cơ sở pháp lý cho việc Trung Quốc (TQ) đòi hỏi quyền lịch sử trên những tài nguyên tại các vùng nằm trong đường chín đoạn, với những phán quyết có lợi trên hầu hết mọi  điểm mà Manila trình Toà. Con đường chín đoạn là nền tảng yêu sách của TQ đối với các hoạt động khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nay các khẳng định đó giờ đây trở nên phi pháp phi lý với phán quyết này. Phán quyết còn vạch rõ thêm những hoạt động của TQ trong Biển Đông đã đi ngược lại  Công Ước Quốc tế về Luật Biển 1982 ( UNCLOS) mà TQ đã tham gia phê chuẩn. Như vậy cũng đã trải qua 03 năm từ khi Philippines đưa TQ ra Toà Trọng Tài LHQ (PCA) tại La Haye tháng 1-2013 sau khi hải quân TQ chiếm bãi cạn Scarborough từ tháng 06 năm 2012.

Phán quyết của PCA là một đòn thâm độc giáng lên Bắc Kinh ; Tập Cận Bình biết trước mà không đở nổi! Ít ai ngờ Obama là người “ lãnh đạo từ phía sau” khuyến khích tổng thống Aquino trong vụ kiện. Toà đại sứ Hoa Kỳ lên tiếng ngay, ngợi khen “phán quyết PCA này là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung cho một giải pháp hoà bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa,( tức Biển Đông) rằng Hoa Kỳ  ủng hộ mạnh mẽ pháp trị, chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông một cách hoà bình trong đó thông qua trọng tài. Và các bên khi gia nhập UNCLOS nhứt trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công Ước Quốc Tế về Luât Biển”. Các quốc gia ASEAN nhứt là các nước có tranh chấp chủ quyền (ngoại trừ TQ) như Brunie, Phi, Malaysia,Viêt Nam đều hoan nghinh phán quyết, trừ Campuchia, Lào còn tân tổng thống Thái Anh Văn nói phán quyết PCA không có tính ràng buộc với Đài Loan và nó làm xói mòn các quyền của chánh phủ của bà vì PCA đã xuống cấp Ba Bình thành thực thể  bãi đá (rocks).

Phản ứng của Trung Quốc trước Phán quyết PCA:

Từ lâu Trung Cộng kiên định không tham gia vụ kiện và cũng không tuân thủ phán quyết PCA, khẳng định Toà không có thẩm quyền trong vụ viêc. Dù vậy thời gian trước ngày phân xử, TC cũng đã “phân tâm” bận rộn trong vận động ngoại giao tìm sự ủng hộ quan điểm của mình. Nhưng giờ đây đối mặt với một phán quyết mà Bắc Kinh cho là bị làm nhục, có mưu toan làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Biển Đông. Ngay sau phán quyết, Bộ trưởng Ngoai giao Vương Nghị, nhân danh chánh phủ Cộng hoà Nhơn dân Trung Quốc, trình bày bản Tuyên bố bốn điểm có thể tóm lược để độc giả tiện bề theo dõi những động thái đáp trả sau này của Bắc Kinh :

  1. Vụ phán quyết Biển Đông ( South China Sea) là  một trò hề chánh trị đội lốt pháp luật
  1. Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia trọng tài là  nhằm bảo vệ nền pháp trị quốc tế (international of rule of law) và qui tắc khu vực theo pháp luật
  1. Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của TQ tại Biển Đông có cơ sở lịch sử và pháp lý vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là phán quyết của Toà Trọng Tài.
  1. Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc sức giải quyết hoà bình các tranh chấp thông qua đàm phán (negotiation) và  thương nghị (consultation), giữ gìn tốt hoà bình và ổn định trong khu vực. Về điểm này Vương Nghị nói cánh cửa vẫn mở cho đàm phán  với tân tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte, người có những tuyên bố sẵn sàng hoà giải với TQ.

Kết luận cho bản tuyên bố, Bộ Trưởng Vương Nghị tiếp” TQ tiếp tục đóng góp xứng đáng của mình vì bảo vệ tôn chỉ của Hiến Chương LHQ và các chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, thúc đẩy hoà bình và phát triển của loài người. (!)

Hôm sau 13/07 tại CSIS đại sứ TC tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải(Cui Tiankai) giải thích thêm  cho các phóng viên bảng tuyên bố bốn điểm của bộ ngoại giao TC. Trung Quốc khẳng định bản phán quyết là “ vô giá trị và vô hiệu” và khẳng định chủ quyền không tranh cải trên Biển Đông không thay đổi, là tuyệt đối. Tập Cận Bình tuyên bố trước đó “Đừng có một nước ngoại bang nào…chờ chúng ta chấp nhận uống liều thuốc đắng gây tổn hại cho lợi ích chủ quyền quốc gia, cho an ninh và phát triển” (tuyên bố nhơn ngày kỷ niệm năm thứ 95 ngày  thành lập đảng CSTQ)

Những tuyên bố cứng rắng của đảng và chánh phủ TC với các  chuyển động quân sự chung quanh ngày phán quyết khiến mối lo lắng về phản ứng đáp trả từ Bắc Kinh khiến Hoa Kỳ và đồng minh và đối tác cũng đã sẵn sàng có kế hoạch đối phó. Nhiều chuyên gia chiến lược của các think tank cũng đưa ra nhiều kịch bản mà TQ có thể đáp trả  trước  phán quyết hoàn toàn bất lợi cho Bắc Kinh.

Ngay trong ngày phán quyết 12/07 Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ( CSIS) tổ chức Hội Thảo Thường Niên Năm Thứ Sáu về Biển Đông ( Sixth Annual CSIS South China Sea) kéo dài trọn ngày các vấn đề dài hạn và mới nẩy sanh  sau ngày phán quyết. Cũng trong ngày 12/07 CSIS cũng mời Đại Sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) đến thuyết trình đề tài “ Phản ứng của Trung Quốc trước phán quyết của Toà Trọng Tài (PCA); ông nói chính “chuyển trục /Tái Cân Bằng” là đầu mối cho tình Biển Đông căng thẳng và phán quyết PCA sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề.Tất nhiên có nhiều ẩn số cho các phản ứng của Bắc Kinh, những động thái tức thời và dài hạn được phân tích sâu rộng; liệu có xung đột Mỹ Trung; liệu con bài hoà giải Rodrigo Duterte sẽ là đáp số cho mô hình giải quyết tranh chấp  hoà bình  thông qua đàm phán và thương nghị ? nhưng hôm14/07 theo AFP, Phiippines kêu gọi TQ nên tôn trọng phán quyết mà Vươnng Nghị cho là trò hề, và ngoại trưởng Phillippines sẽ gặp thủ tướng TC Lý Khắc Cường  tại thượng đỉnh Âu-Á ở Mông Cổ nhưng TQ không  muốn vấn đề phán quyết đem ra bàn luận nơi đây.

Cung cách phản ứng của Bắc Kinh còn tuỳ thuộc nhiều yếu tố. Việc từ chối phán quyết PCA của Bắc Kinh cũng tạo nên tiếng thị phi vì là cường quốc và là thành viên UNCLOS, nhưng một khi đã tuyên bố rồi thì Bắc Kinh sẽ phải có  hành động phù hợp chứng tỏ mình có chủ quyền không tranh cải trên Biển Đông.

Hôm 13/7 TC cho máy bay dân sự Cessna-CE-680 đáp xuống đá Subi và đá Vành Khăn thuộc quấn đảo Trường Sa ; có thể Bắc Kinh sẽ khai triển chiến đấu cơ ra Trường Sa, nhiều nhà chứa máy bay đã chuẩn bị xong tại đảo nhơn tạo Chữ Thâp ( Fiery Cross);lại thêm Đài Loan cử một chiến hạm đến đảo Ba Bình và tân tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố với thuỷ thủ rằng họ có nhiệm vụ bảo vệ lãnh hải của đảo quốc này; Itu Aba bị PCA xuống cấp thành đá (rocks).Tới hôm nay thì chưa nghe Bắc Kinh hăm he bồi đấp bãi Scarboroug (Hoàng Nham), hay phong toả bãi Cỏ Mây ( Second Thomas Shoal), hay Cỏ Rong của Phi Luật Tân, điều này có thể hiểu là hai quốc gia Trung Quốc, Phi Luật Tân đang chuẩn bị bắt tay  hơp tác làm ăn. Không nghe Vương Nghị nhắc tới viêc rút ra khỏi Công ứơc LHQ về Luật Biển như Trung Quốc từng doạ. Nhiều chuyên gia về Á Châu nghĩ TC sẽ thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như họ đă từng tuyên bố rằng họ có quyền làm như vậy, như họ đã làm ở Biển Hoa Đông nhưng sau phán quyết PCA, thứ trưởng bộ ngoại giao Trung Cộng nói quyết định đáp trả còn tuỳ thuộc vào mức độ phản ứng của Hoa Kỳ ; phát ngôn viên bộ ngoai giao TQ  Lục Khảng cũng tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt nếu “ai đó “muốn tiến hành một hành động khiêu khích chống lại các lợi ich an ninh của TQ trên cơ sở phán quyết này.

Theo nguồn tin Reuters 13/07 dẫn lời một quan chức Mỹ muốn ẩn danh, trong vụ việc Biển Đông này, Hoa Kỳ dùng “ ngoại giao thầm lặng” để thuyết phục Việt Nam, Philippines, Indonesia và các quốc gia châu Á khác không nên có động thái hung hăng nhằm lợi dụng phán quyết PCA; ”những gì chúng ta muốn là trấn tĩnh để những vấn đề này có thể được giải quyết một cách hợp lý thay vì dựa trên cảm tính”. Đây không phải là nổ lực tâp hợp các nước trong khu vực chống lại Trung Quốc vốn đặt giả định sai lầm rằng Hoa Kỳ đang dẫn đầu liên minh nhằm kềm chế TQ. Ben Carden, quan chức Ngoại Giao Thượng Viện Hoa Kỳ cho biết “cuộc đối đầu quân sự ở Biển Đông ít có khả năng nổ ra nếu Việt Nam, Philippines, Indonesia và các nước khác hợp tác với Hoa Kỳ hơn là tự tìm giải pháp vì tôi không nghĩ Trung Quốc muốn đối dầu với Hoa Kỳ”. Một viên chức bộ ngoại giao cho biết nếu tinh hình Biển Đông căng thẳng leo thang, Hoa Kỳ có nhiệm vụ là bảo vệ quyền tự do hàng hải,hàng không”. Nói như thế cũng hàm ý là một quốc gia nào trong khu vực bị TQ “cho một bài học” thì Hoa Kỳ sẽ khoanh tay trừ khi có một hiệp ước an ninh (như hiệp ước an ninh Mỹ Nhựt).Thực tế là các quốc gia ASEAN đã không  đưa ra  nổi một tuyên bố chung về phán quyết PCA dưới áp lực của Trung Cộng; ai cũng rõ là Obama đã không thuyết phục được ASEAN ngay từ thượng đỉnh Sunnylands ; nhưng TC đã lôi kéo được Campuchia và Lào. Một nguồn tin cho biết Bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Carter đã nói cho người đồng nhiệm Phi Luật Tân là Hoa Kỳ và TQ sẽ hết sức kềm chế và tiếp tục giải quyết các dị biệt qua ngoại giao. Nói như vậy nhưng ai cũng biết là Ngũ giác đài đă sẵn sàng giáng trả mạnh nếu TQ ra tay động binh trước;  nguy cơ xung đột quân sự Mỹ-Trung khó xảy ra vì nền kinh tế hai nước còn quấn quyện với nhau, nhứt là nền kinh tế TQ đang đi xuống, tăng trường chậm, thi trường tài chánh chao đảo, nội tình xã hội rối loạn đang hồi gia tăng. Nhưng TC có thể chuyển nỗi bất mãn của dân chúng sang hướng khác, bằng hành động quân sự bên ngoài như cho “Viêt Nam một bài học”,để đáp ứng  tinh thần dân tộc Đại Hán quá khích, nhứt là bản phán quyết PCA mang tín nhục mạ dân TQ. Sáng 14/07 hai ngày sau phán quyết PCA tàu tuần duyên TQ lại chặn ngư dân Phillipines tới bãi cạn đang có tranh chấp trên Biển Đông, bất chấp phán quyết 12/07 của PCA theo đó Philippines có quyền đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Phán quyết PCA không có cơ chế cưỡng hành để bắt buộc Bắc Kinh phải tuân thủ. Bà Giám đốc Chương Trình Đông Nam Á của CSIS đã tiên liệu “trong ngắn hạn, cho dù PCA ra phán quyết như thế nào chăng nữa, nó sẽ làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông, thay vì nó làm hạ giảm, Trung Quốc đã nói rõ không chấp nhận và tuân thủ.”Trong dài hạn, nếu TQ vẫn không thay đổi lập trường dù tây phương khắp nơi kêu gọi tôn trọng phán quyết của PCA, Trung Quốc có nguy cơ tổn hại về uy tín và có thể bị xa lánh, nếu không muốn nói là bị cô lập hay chính mình tự cô lập. Công luận quốc tế nghĩ sao về một Trung Cộng tự cho mình là một cường quốc đang lên trong hài hoà, có trách nhiệm, yêu chuông hoà bình lại từ chối phán quyết Toà Trọng Tài LHQ?

 

Phán quyết PCA một bước ngoặt trong thế trận Biển Đông

Phán quyết Toà Trọng Tài Thường Trực ngày 12/07/2016 tạo một nền tảng pháp lý, một mô thức khung hướng dẫn cho các quôc gia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc ở Biển Đông; vụ kiện Phi Luât Tân chống Trung Quốc này là trường hợp điển hình mẫu cho các “nước nhỏ” phải đối đầu với một cường quốc ỷ mạnh hiếp yếu, bằng phương tiện pháp lý, lại biết vận dụng sự hổ trợ quốc tế, với lòng kiên trì Phi Luật Tân đã giành được thắng lợi,và với thắng lợi đó đã làm cho các quốc gia có tranh chấp trong  khu vực tin tưởng hơn trong tranh đấu, để giải quyết cho các tranh chấp tương tự.Nhơn dân Việt Nam trân trọng cám ơn nhơn dân và chánh phủ Phi Luât Tân.

Nhơn dân Việt Nam nhiệt liệt hoan nghinh phán quyết của PCA, phán quyết hoàn toàn có hiệu lực pháp lý ràng buộc với Trung quốc và các bên liên quan theo luât pháp quốc tế ; phán quyết này cho nhơn dân Viêt Nam thấy: không có cơ sở pháp lý để TQ yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển bên trong đường lưởi bò, nó bao gồm một vùng biển  khoảng 95% Biển Đông trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường  Sa, và phán quyết PCA  đã vô hiệu hoá đường chin đoạn. Nhưng Tâp Cận Bình vẫn luôn hồ đồ tuyên bố có chủ quyền không tranh cải đường chín đoạn và tất cả đảo nằm trong đó.

Nhà cầm quyền Cộng Sản Viêt Nam thỉnh thoảng có những” tuyên bố định kỳ” mỗi khi có sự kiện như tàu lạ, vụ Trung cộng bắn giết ngư dân, nhứt là từ sau vụ HD-981, như mới đây hoan nghinh phán quyết của PCA nhưng không bao giờ dám can đảm hành động như một quốc gia có chủ quyền như Phi Luật Tân, trái lại còn tiếp tay với kẻ thù cùng ý thức hệ Phương Bắc và hành động như kẻ thừa sai, kể từ  thoả thuận Thành Đô; đất nước biển đảo đã cầm cố, bán cho Trung Cộng rồi còn kiện tụng gì với ai. Chừng nào nhơn dân đứng lên lấy lại quyền làm chủ, xây dựng lại một Viêt Nam tự do dân chủ pháp trị, độc lập chủ quyền thì mới mong chống lại kẻ xâm lược, mới mong giải quyết được vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa. Chừng nào chế độ độc tài toàn trị CSVN còn thì tương lai Biển Đông càng mờ mịt và sẽ mất vào tay Trung Cộng.

Hoa Kỳ bày thế trận pháp lý nhằm đưa Trung Cộng và các bên tranh chấp ở Biển Đông theo con đường đàm phán, ngoại giao hoà bình tôn trọng luật pháp quốc tế, nhưng sau ngày phán quyết Washington lại thầm lặng ngoại giao, khuyên Việt Nam, Philippines, Indonesia bình tĩnh, tránh hành động khiêu khích và nên hợp tác với Hoa Kỳ hơn là tự tìm một giải pháp vì Trung Cộng và Hoa Kỳ  đã ngầm thoả thuận tự kềm chế, không có nguy cơ đối đầu vì cả hai cần nhau ở thế cộng sinh và quyền lợi kinh tế còn quấn quyện với nhau. Ông Obama trong chuyến công du châu Á đã nói với nhơn dân Viêt Nam tự lo cho vận mạng tương lai của mình, và trong vấn đề Biển Đông cái mục tiêu cốt lỏi của Hoa Kỳ là bảo vệ tự do hàng hải hàng không trên con đường huyết mạch Biển Đông, khiến  tân tổng thống Duterte cũng lo không biết liệu Hoa Kỳ sẽ can thiệp ra sao khi Philippines bị tấn công, và TC  ngày 14/07 đã thử nắn gân Hoa Kỳ khi cho tàu tuần duyên ngăn chận và đuổi tàu ngư dân Phi có cả đoàn báo chí muốn vào bãi cạn Scarborough ! Bắc Kinh muốn nói cho thế giới biết phán quyết không hiệu lực với họ, và cũng báo hiệu cho Manila sớm lo đàm phán song phương với họ! Thật là vừa trịch thượng vừa lố bịch.

Thế giới văn minh cần có áp lực cần thiết làm cho phán quyết của Toà được các nước liên quan thi hành nghiêm chỉnh.

Đã đến lúc toàn dân đứng lên giành quyền làm chủ đất nước.  Chánh nghĩa sẽ thắng.

Phán quyết của Tòa Trọng Tài LHQ và thực tế Biển Đông – Lê Minh Nguyên

Ngày Thứ Ba 12/7/2016 Tòa Trọng Tài LHQ, qua văn bản 497 trang, đã đưa ra phán quyết với các nội dung như Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong “đường lưỡi bò”, và “đường đứt khúc 9 đoạn” này không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Toà phán rằng không có hòn đảo nào tại quần đảo Trường Sa cho phép TQ có đặc khu kinh tế, và rằng các hoạt động xây cất trên Đá Vành Khăn đã gây “thiệt hại không thể cứu vãn được” cho hệ sinh thái của bãi cạn này. Toà xác nhận các ngư dân Philippines có quyền đánh cá tại các ngư trường truyền thống của họ, trong khi đó các tàu chấp pháp của TQ đã hành động trái pháp luật, gây ra rủi ro khi dùng tàu chấp pháp ngăn cản hoặc đâm các tàu của Philippines (http://bloom.bg/29CBOi3).

TQ đã tiên liệu trước là sẽ thua trong vụ kiện này nên một mặt họ đe doạ Việt Nam bằng tập trận bắn đạn thật ở Hoàng Sa từ ngày 5-11/7 và dùng tàu tuần duyên truy đuổi 2 tàu cá Việt Nam ở ngoài khơi tỉnh Quảng Ngãi, nhảy lên tàu đánh ngư dân, ép ngư dân nhảy xuống biển và đâm chìm tàu hôm 9/7. Một mặt họ thương thảo với Phi Luật Tân để Phi tương nhượng quyền đánh cá ở Scarborough và quyền khai thác khí đốt ở bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Đại Sứ TQ ở Phi, ông Triệu Giám Hoa hôm 7/7 đã đến họp ở Bộ Ngoại Giao Phi để thương lượng và hôm sau 8/7 hai bên tiếp tục họp ở Toà Đại Sứ TQ để tìm sự thoả hiệp. Rồi trong cùng ngày 8/7 ngoại truởng Phi, ông Perfecto Yasay, nói với hãng tin AFP rằng nước ông sẵn sàng chia sẻ bãi Scarborough với TQ về nguồn lợi cá ở nơi này dù nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EZZ) của Phi, cũng như chia sẻ nguồn lợi khí đốt với TQ ở bãi Cỏ Rong, nơi có trữ lượng dồi dào, dù cũng nằm trong EZZ của Phi, bất chấp phán quyết của toà sẽ như thế nào (VOA 8/7).

Cùng thời điểm này, Hoa Kỳ có cuộc điều trần ở Quốc Hội hôm 7/7 mà bà Colin Willet, Phó Trợ Lý Ngoại Truởng và ông Abraham Denmark, Phó Trợ Lý Bộ Truởng Quốc Phòng, đại diện cho chính quyền Obama tham dự. Trong cuộc điều trần này ta thấy hành pháp né tránh việc đáp trả quân sự nếu TQ xây dựng căn cứ ở Scarborough, nói rằng phán quyết tòa sẽ không giải quyết vấn đề chủ quyền, nhưng sẽ thu hẹp vùng tranh chấp, hành pháp hổ trợ giải pháp ngoại giao, tạo hiện diện hàng hải của các nước trong vùng hay hiện diện chung với họ như biện pháp răn đe, HK không công nhận chủ quyền bên nào cả ở Scarborough (VOA 8/7).

Theo VOA, phản ứng của TQ như thế nào với Phi tùy thuộc vào các hành động của tân Tổng thống Rodrigo Duterte, người đã kêu gọi đàm phán song phương để giải quyết tranh cãi. Tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino là người có lập truờng dân tộc, chấp nhận đương đầu với TQ và dùng phương tiện pháp lý, sau khi phương tiện ngoại giao đã thất bại. Ngược lại, ông Duterte là người thực dụng, ông cho biết sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên biển với Bắc Kinh và muốn Bắc Kinh đầu tư vào Phi.

Cho nên có thể nói ở dưới mặt nổi của vấn đề là chính sách không đương đầu với TQ của HK, HK muốn các nước có tranh chấp dùng ngoại giao (như chính phủ mới của Phi) để giải quyết, và Phi với sự khuyến khích của HK đã chấp nhận tương nhượng quyền lợi trong vùng EEZ của mình cho TQ. Trong khi đó thì VN không được hưởng lợi gì nhiều ngoài việc vùng tranh chấp được thu hẹp như bà Phó Trợ Lý Ngoại Truởng Colin Willet nói.

Không chối cải là phán quyết toà có lợi cho cộng đồng quốc tế và cho các nước có tranh chấp (ngoại trừ TQ), nó là cái khung sườn để các nước tranh chấp giải quyết với nhau vấn đề chủ quyền và nó cũng cố Công Ước LHQ Về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Nó hổ trợ cho lập trường của HK là giữ nguyên trạng/”status quo” trật tự thế giới và từ chối TQ trong việc đòi sửa luật chơi. Nhưng HK vì quyền lợi kinh tế quá lớn với TQ nên cho đến nay chỉ đánh đòn gió để trấn an đồng minh trong vùng và TQ biết rõ điều đó.

Theo VOA tại Bắc Kinh cho biết bên ngoài đại sứ quán Phi có đầy nhà báo và cảnh sát, nhưng không thấy có người biểu tình nào. Theo tường thuật của phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila, Bộ trưởng Ngoại giao Phi ra thông cáo chỉ với bốn đoạn văn dài khoảng hai phút nói rằng các chuyên gia đang phân tích, không có sự ăn mừng, thậm chí là không có một nụ cười. BBC cho rằng điều này có nguyên nhân của nó, chính phủ hiện tại của Phi không phải là người đã đưa hồ sơ ra Tòa Trọng tài năm 2013, Tổng thống mới sẵn sàng hòa giải với TQ, ngay tại Manila rất nhiều người cho rằng Tổng thống mới có xu hướng thu hút đầu tư từ TQ để đổi lại phản ứng im lặng (BBC 12/7).

Ông Harry Kazianis, nhà nghiên cứu cấp cao về Chính sách Quốc phòng nói rằng TQ có thể có ba sự lựa chọn để đáp lại phán quyết của toà: (1) tiếp tục với hướng hành động hiện tại, tức vẫn lấn sân các nước nhỏ nhưng tránh đụng độ với HK, (2) tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trên Biển Đông, và (3) bất hợp tác hay trở thành nước bất hảo (VOA 12/7). Trong ba phản ứng này thì phản ứng đầu được coi là nhẹ nhất, ta thử phân tích xem dù là phản ứng nhẹ nhất nhưng nó sẽ ảnh hưởng lên VN như thế nào.

TQ từng đe doạ là sẽ rút ra khỏi UNCLOS (bit.ly/29CH6tV) nếu phán quyết của toà bất lợi cho TQ, và điều này TQ có thể làm để áp lực HK, khi HK tiếp tục chỉ trích TQ mà không tham gia UNCLOS. Cho nên điều tối thiểu mà TQ có thể làm là tiếp tục sự lựa chọn thứ nhất và rút ra khỏi UNCLOS để không bị luật quốc tế ràng buộc, tương tự như HK đã đứng ngoài. HK đứng ngoài nhưng tôn trọng UNCLOS, trong khi TQ đứng trong nhưng không tôn trọng, vậy thì với phán quyết này TQ càng không muốn đứng trong để không bị ràng buộc. Như thế, TQ sẽ rộng đường để thương lượng trong tư thế mạnh với một nuớc Phi đang muốn nhường nhịn (cùng HK hài lòng) và sẽ nặng tay hơn với VN để lập hàng rào sắt ở vùng biển Hoàng Sa và tiếp tục cảnh tầm ăn dâu ở vùng biển Trường Sa.

Sau phán quyết, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao CSVN Lê Hải Bình trong tuyên bố đưa ra cùng ngày, không dám kêu gọi tất cả các bên thi hành phán quyết mà chỉ tuyên bố “ủng hộ mạnh mẽ” việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông “bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý”. Việt Nam tiếp tục khẳng định “chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa” (RFI 12/7). Nó vừa yếu xìu vừa láo sạo vì cũng như Phi, CSVN đã thất bại trên mặt trận ngoại giao, nhưng hèn hơn Phi vì không làm gì trên mặt trận pháp lý. Hoàng Sa hoàn toàn mất, Trường Sa tiếp tục bị lấn sân và CSVN dựa lưng chế độ vào TQ nên chỉ đánh võ mồm để gạt dân.

NS John McCain, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện HK và NS Dan Sullivan, ngay sau phán quyết, đã lên tiếng “khuyến khích các nước có tranh chấp ở biển Đông, như VN, mưu tìm một phương cách xử lý tranh chấp lãnh hải tương tự (như Phi) thông qua tòa trọng tài cũng như thông qua đàm phán giữa các bên liên quan” (VOA 12/7). Đàm phán đã thất bại, toà trọng tài thì người ngoài ai cũng thấy nhưng CSVN thì không.

Nếu CSVN đừng chống lưng chế độ của họ vào TQ thì cái thay đổi thực sự và không tốn kém (game changer) để thoát ra khỏi sự hèn yếu này là hoả tiển Brahmos mà Ấn Độ muốn bán sau chuyến đi VN vừa qua của TT Obama (và chừng 10 ngày sau thủ tướng Ấn đến thủ đô HK thăm TT Obama). Với giá khoảng 3 triệu đôla một cái và VN mua chừng 300 cái với giá hữu nghị chưa đầy 1 tỷ đôla là TQ hiểu ra ngay, VN sẽ có vùng A2/AD “không cho tiếp cận từ chối vào vùng” mà tàu TQ nào hó hé thì có thể bị bắn chìm.

Cũng nằm trong phản ứng thứ nhất, TQ có thể mượn cớ để chiếm thêm một số đảo nữa của VN, thách thức HK gây chiến và ván xì phé này có huê dạng là HK không dám tố như TQ vì các lý do (1) HK đang trong mùa bầu cử, (2) không như với Liên Xô trước đây mà hai hệ thống kinh tế hoàn toàn biệt lập, hai nền kinh tế HK-TQ thì quấn quyện và lợi ích kinh tế của HK ở TQ quá lớn, (3) dân HK không chấp nhận việc đem tàu chiến ra bắn đùng đùng vì mấy cái mõm đá xa xôi không liên quan trực tiếp đến quyền lợi HK, chính quyền HK khó mà giải thích được với dân chúng. Chỉ trừ khi TQ tính toán sai hay lỡ bắn rơi máy bay HK, bằng không HK cao lắm là la hét trên diễn đàn quốc tế, vì đây là TQ, không phải Iraq. Cuộc chơi xì tố coi bên nào nổ súng trước, TQ không ngu gì đi bắn máy bay HK và HK không ngu gì đi bắn tàu TQ để bảo vệ máy cái đảo của VN, kết cuộc là VN sẽ mất thêm vài đảo nữa.

TQ dùng cơ hội này để biến trái chanh thành một ly nước đá chanh đường, làm màn che chắn hoàn hảo (perfect cover) để lấn sân VN vì  trong tính toán của TQ, nếu để lâu, VN sẽ có hoả tiển Brahmos, có nhiều liên hệ với Mỹ, Nhật, Ấn hơn và lúc đó TQ sẽ khó hơn, cho nên làm bây giờ là hay nhất, vài năm sau sẽ huề cả làng như từng xảy ra ở Hoàng Sa 1974 và Trường Sa 1988. HK bị đặt vào thế rất khó xử vì phải đối phó với TQ và Nga cùng một lúc.

Bây giờ nó là quyền lợi của TQ để làm ồn và tạo sự bất ổn vì nó tái lập (reset) nhiều biến số kinh tế ở TQ (như mức hối đoái của đồng quan tệ sẽ xuống mà đó là điều TQ đang muốn mà chưa thể làm được), làm cho dân chúng TQ quên đi sự giảm tốc kinh tế, có gì thì cứ đổ lỗi cho HK với dân chúng và cùng lúc cũng cố vị trí lãnh đạo của đảng cộng sản TQ. Kịch bản tốt nhất cho VN (best case scenario) là TQ rủi ro bắn rớt máy bay HK, HK phản ứng lại bằng cách dội bom và phá sạch các đảo nhân tạo. Nó sẽ khó hơn cho TQ xây dựng lại sau đó.

Những sự dò dẫm nắn gân nhau trong hai năm qua cho thấy Nam Dương, Phi, HK đang từ từ vẽ lằn ranh đỏ và biên giới biển cho TQ, làm cho TQ khó tự tung tự tác hơn, trừ khi TQ muốn đâm tàu hay nổ súng: phía Đông TQ không được xây thêm đảo, phía Nam TQ không được đánh bắt cá ở Natuna, phía Tây TQ không được khoan dầu trong vùng EEZ của VN, phía Bắc TQ không được cho tàu vào vùng Senkaku. Phần còn lại thì tranh chấp và phần lớn là các vùng mà VN và TQ tranh chấp. Tâm điểm để TQ củng cố ở Biển Đông hiện nay là vùng chính giữa, nơi mà TQ và VN đang nóng trong việc tranh chấp chủ quyền.

Các đại cường có khuynh hướng làm ra luật của mình chứ không muốn tuân theo luật do nước khác làm ra, cũng không chấp nhận phán quyết của ai đó cho dù là toà án quốc tế, cũng như không muốn xin lỗi ai. TQ đang có cung cách này và HK đã có từ lâu. Nếu VN là đại cường thì VN cũng làm vậy. Đó là quy luật của sức mạnh và để cho mọi người dễ chấp nhận họ đặt ra luật chơi cho có vẻ công lý được thượng tôn.

Newsweek ngày 10/10/2015 cho biết một nhân vật cao cấp giấu tên trong quân đội TQ nói rằng còn 209 mõm đá vô chủ ở Biển Đông và TQ có thể chiếm hết và xây xong tất cả trong 18 tháng.  TQ có thể xây mỗi năm một thành phố lớn bằng Los Angeles cho nên khả năng này là có. TQ đã tạo ra thêm 2,900 mẫu Anh ở BĐ so với VN chỉ có 80 mẫu, Mã Lai 70 mẫu, Phi 14 mẫu, và Đài Loan 8 mẫu (VOA 24/8/15). Việc quân sự hoá sau khi xây xong là một tiến trình đương nhiên của họ. Trong cuộc điều trần ngày 23/2/2016 trước Uỷ ban Quân vụ Thượng viện HK, Đô đốc Harry Harris nói “Quý vị phải tin là trái đất vuông thì mới có thể tin là TQ không quân sự hoá BĐ” (VOA 24/2/16).

CSVN vì dựa lưng chế độ vào TQ nên ngồi mơ ước “bất chiến tự nhiên thành”, Tòa Án LHQ, Hoa Kỳ và các nước khác sẽ giải quyết vấn đề chủ quyền cho VN. Họ có nghe bà Bonnie Glaser của viện nghiên cứu chiến lược CSIS ở HK than thở hay không? “VN không đưa vấn đề ra tòa quốc tế theo UNCLOS như Phi đã làm… VN muốn có lợi về mặt kinh tế trong quan hệ với TQ trong khi hy vọng là sẽ dựa vào các nước như HK, Nhật hay các nước khác tạo áp lực lên TQ. Nhưng thành thực mà nói các nước có đòi hỏi về chủ quyền như VN cần phải làm hơn nữa. HK không thể một mình làm hết. Nhật thì còn bị phân tâm bởi sức ép của TQ ở biển Hoa Đông nên những gì mà họ có thể làm ở Biển Đông là rất giới hạn. Hiện tại chúng ta vẫn còn phải chờ xem là liệu Úc có thể tham gia nhiều hơn vào vấn đề biển Đông hay không… tôi không hiểu họ (VN) mong HK làm gì thêm nữa. Đây là một ví dụ về một số nước muốn HK chống lại TQ, đưa nền kinh tế của HK vào những rủi ro nhưng chính họ lại không muốn kinh tế nước họ gặp rủi ro. HK được trông đợi là phải tham gia, phất một chiếc đũa thần còn những nước khác chỉ đi nhờ. Điều này hoàn toàn không thực tế. Tôi nghĩ là họ cũng phải tham gia cuộc chơi” (RFA 18/11/15 – bit.ly/1kHx9j0).

Trong khi phán quyết của toà được Phi tiếp nhận mà “không có sự ăn mừng, thậm chí là không có một nụ cười” thì ở VN có nhiều người xem đó là sự chiến thắng của mình, nhưng mây đen thì đang nổi lên ở phía chân trời cho chủ quyền của VN ở Biển Đông cũng như ở sườn Tây, khi TQ vẫn hung hăng bành truớng, HK vẫn không muốn đối đầu, và CSVN vẫn dựa lưng chế độ của họ vào TQ để nắm quyền là tất cả.

Đã đến lúc dân chúng Việt Nam đứng lên làm sự thay đổi để thực sự bảo vệ chủ quyền đất nước.

Lê Minh Nguyên – 12/7/2016

Dân Tộc Sinh Tồn và Phán Quyết PCA – Quốc Phùng

Cuối cùng rồi tòa Trọng tài Thường Trực PCA (Permanent Court of Arbitration) cũng đưa ra phán quyết ngày 12-7-2016 phủ nhận hoàn toàn các đòi hỏi của Trung Cộng về chủ quyền của đường Lưỡi Bò (Nine-Dash Line) bao trùm toàn bộ biển Đông. Bộ Ngoại Giao Trung Cộng rồi đến CT Tập Cận Bình liên tiếp đưa ra những lời phản đối lẫn đe dọa. Trung Cộng than thở rằng mình là nạn nhân (?!) và tuyên bố sẽ có biện pháp mạnh để bảo vệ “biển đảo truyền thống” (?!) hàng ngàn năm.

Ngay sau phán quyết, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao của chính quyền Cộng Sản Việt Nam (CSVN) nói nước đôi rằng “ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở biển Đông bằng các biện pháp hoà bình bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực…” (sic). Không thấy CSVN đả động gì tới việc thực thi phán quyết PCA!

Nhân dân Việt Nam mong mõi nhìn thấy các hành động cụ thể từ nhà cầm quyền CSVN (một trong 5 chính thể Cộng Sản cuối cùng còn lại trên hành tinh, trong đó Lào và Cu Ba đang dần biến thể). Việt Nam cần mạnh mẽ có hành động, chứ không phải lên tiếng xuông, bảo vệ chủ quyền quốc gia cùng sinh mạng cũng như tài sản ngư dân khi Trung Cộng hống hách đánh đập, giết hại và đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam.

Một bài học từ nước láng giềng, nhờ có một chính thể dân chủ tự do, Nam Dương đã mạnh mẽ dứt khoát đương đầu với Trung Cộng (dù không có thành tích “chống ngoại xâm” như CSVN thường rêu rao tự đề cao mình). Theo tin RFI, ngày 17-6-2016, tại vùng quần đảo Natuna, hải quân Nam Dương rượt đuổi nhiều tàu cá Trung Cộng, bắn hư hại một tàu, làm bị thương một người và bắt giữ các ngư dân TC xâm nhập trái phép. Tàu hải giám Trung Cộng không dám vào tiếp cứu như mọi khi. Gặp phản ứng mạnh, Trung Cộng đành… gởi công hàm phản đối và… muối mặt bỏ qua! Dĩ nhiên sau đó, tàu hải giám lẫn tàu cá Trung Cộng chạy mặt, không dám lai vãng đến gần vùng biển Natuna đặc quyền kinh tế của Nam Dương nữa.

Trong luật Sinh Tồn của muôn loài, điều kiện căn bản cho sự sinh tồn là Luật Tranh Đấu. Muốn đạt được mục tiêu tranh đấu của mình, có 3 điều kiện để quyết thắng. Đó là (1) Luật Sức Mạnh, (2) Luật Biến Cải (để đạt thắng lợi trong mọi nghịch cảnh) và (3) Luật Hợp Quần (để cùng hành động hiệu quả).

Trong cả 3 điều kiện đấu tranh nhằm bảo vệ quốc gia và dân tộc trước sự lấn áp của bá quyền bành trướng Trung Cộng, CSVN hoàn toàn đi ngược lại các định luật Sinh Tồn của Dân Tộc.

1. Luật Sức Mạnh: Để bảo vệ một quốc gia, có hai lãnh vực cần phải phát triển là sức mạnh kinh tế và sức mạnh quốc phòng.

Về Sức Mạnh kinh tế: Trong khi Trung Cộng đặt hết trọng tâm vào phát triển kinh tế và đầu tư vào chất xám (chưa kể trộm cắp kỹ thuật cao) suốt mấy mươi năm qua, ngoài vấn đề vượt trội về sản xuất, năng suất làm việc của một công nhân hoặc một chuyên viên Trung Cộng cũng cao gấp nhiều lần so với Việt Nam. Vì đâu nên nỗi? Cả hai nước cùng theo một mô hình cộng sản mà! Mãi lực kinh tế của hai quốc gia chênh lệch nhau “một trời một vực”. Đừng đổ thừa là nước ta nhỏ bé hơn! Chúng ta thử so sánh, Việt Nam với dân số và lãnh thổ gần tương đương Nhật Bản và gần gấp đôi Nam Hàn (Hàn Quốc), Việt Nam cũng thua kém hai quốc gia Á Châu này “một trời một vực”. Diện tích và dân số Nhật khá tương đồng với Việt Nam nhưng sức mạnh kinh tế của Nhật ngang ngữa với Trung Cộng. Lợi tức (thu nhập, income per capita) của Nhật cao hơn Trung Cộng rất nhiều. Kỹ thuật Nhật tân tiến hơn, môi sinh lành mạnh và trong sạch hơn nhiều…

Người dân Việt Nam ra ngoại quốc hiện nay luôn luôn đi làm thuê, làm điếm, làm tôi tớ cho thiên hạ. Không như những người liều chết vượt biên, vượt biển  tránh họa Cộng Sản 40 năm trước đây đã làm vẻ vang cho dân Việt trên khắp các châu lục. Vì đâu có sự khác biệt to lớn giữa người Việt hải ngoại tị nạn Cộng Sản 40 năm trước và người Việt hiện nay ra hải ngoại 40 năm sau như vậy? Có phải đó là thành quả 60 năm trồng ở miền Bắc và 40 năm trồng người ở miền Nam của đảng CSVN?

Về Sức Mạnh quốc phòng: Trong khi Trung Cộng chăm chú tăng cường và hiện đại hoá sức mạnh quân sự suốt mấy chục năm qua, dù chưa đủ mạnh như Đặng Tiểu Bình nhắn nhủ “Thao quang dưỡng hối” đã vội phô trương sức mạnh với Hoa Kỳ, Việt Nam dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản vẫn loanh quanh với mấy chiếc xe “đặc chủng” hiện đại dùng để đàn áp nhân dân. Tàu ngầm Kilo chỉ để huấn luyện vì không trang bị vũ khí. Máy bay Sukhoi chưa ra khỏi không phận đã bị bắn hạ!… Quân đội nhân dân từ cấp cao nhất trở xuống chỉ lo chí thú làm ăn. Cho ngoại quốc mướn đất công và đầu tư vào các lãnh vực truyền thông và ngân hàng …

Có phải chính sự bất tài và tham nhũng của chính quyền CSVN đã làm quốc gia ngày càng suy nhược, dân khí ngày càng lụn bại hay không?

2. Luật Biến Cải: Sau đây là những cách thế Biến Cải của đảng CSVN

Trong lịch sử CS từ trước đến nay, đảng CSVN luôn tự hào rằng nhờ sự lãnh đạo “tài tình” của đảng nên Việt Nam tránh được biết bao nhiêu xung đột, tiết kiệm biết bao xương máu của nhân dân… Sách lược đu dây đó đã được Hồ Chí Minh triệt để áp dụng suốt thời kỳ chiến tranh Việt Pháp (1945-1954): Bắt tay với Pháp để tiêu diệt các lực lượng quốc gia trước, rồi sau đó mới hô hào toàn dân kháng chiến chống Pháp. Trong chiến tranh Quốc Cộng giữa hai miền Nam Bắc (1954-1975),  dưới sự lãnh đạo của Lê Duẫn, đảng CSVN trong tư thế đứng giữa Nga và Hoa, không ngã về bên nào để hưởng được lợi nhiều nhất của cả hai bên.

Về chính trị, hiện nay dù đang bị Trung Cộng đè đầu cưỡi cổ nhưng CSVN vẫn một lòng cúc cung tận tụy và chứng tỏ sự trung thành để mong mõi “hoà bình và ổn định”. Một đồng phạm đã về hưu trước đây phải thốt lên: “Không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viễn vông…”. Mỗi lần bộ Ngoại Giao CSVN lên tiếng phản đối hành động giết hại ngư dân hoặc phản đối giàn khoan 981 để vỗ an dân chúng thì thế nào cũng có những liên lạc riêng với đại sứ quán Trung Cộng hoặc phái sứ thần đi chầu tại Trung Nam Hải để trần tình mong được sự cảm thông và tha thứ.

Về quốc phòng, CSVN vẫn nhu nhược tối tăm trong chính sách 3 không như con đà điểu vùi đầu vào cát khi gặp hiểm nguy: Không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam, không đi với nước này để chống nước kia và không cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một nước khác. Bài học của Phi Luật Tân kiện Trung Cộng ra toà hay thái độ dứt khoát của Nam Dương bảo vệ vùng biển Natuna khiến Trung Cộng phải chùn bước có làm Bộ Chính Trị ôm đầu suy nghĩ?

3. Luật Hợp Quần: Thật ra, nếu nghiên cứu mọi lãnh vực như hợp tác kinh tế, quốc phòng và an ninh tình báo của CSVN, không ai là không thấy CSVN hoàn toàn cô độc.

Trong khối Asian, các quốc gia khác đều e dè Việt Nam, xem đây là loài “sói đơn độc” (lone wolf) không ai muốn gần. Việt Nam dưới sự cai trị của đảng Cộng Sản đã biến mình thành một loại người cơ hội “opportunist” không đáng tin cậy và hay xin xỏ. Những khoe khoang tán tụng với dân chúng rằng Việt Nam được sự kính trọng của thế giới thật ra là những lời láo khoét. Dựa vào những thăm viếng ngoại giao hời hợt (diplomatic) hoặc những hiệp ước thương mại mà Việt Nam chỉ là kẻ làm gia công quốc tế thì Việt Nam được kính trọng chổ nào? Đó là chưa kể các toà đại sứ, lãnh sự, hàng không Việt Nam là những ổ buôn lậu từ ngà voi đến sừng tê, tàng trữ những đồ ăn cắp từ siêu thị và cả ma túy mà truyền thông quốc tế tại các quốc gia sở tại vẫn thường phanh phui…

Việt Nam rất muốn kết thân với Nga Sô, nhưng mỗi lần sáp lại gần Nga thì đàn anh Trung Cộng lại “chia uyên rẽ thúy”. Hơn nữa chơi với Việt Nam, Nga cũng không có lợi bằng chơi với Trung Cộng. Việt Nam cũng muốn kết thân với Ấn Độ, nhưng thật ra Ấn cũng biết rằng Việt Nam chỉ là một tên lợi dụng, hay xin xỏ vặt, tình cho không biếu không. Ấn chỉ muốn giữ một khoảng cách vừa phải với Việt Nam để gây ảnh hưởng mà thôi.

Với chính sách xoay trục sang Á Châu của Hoa Kỳ, Việt Nam vô tình là một quân cờ rất đắc dụng có thể làm lệch cán cân quyền lực của các đại cường. Truyền thông Việt Nam, nhờ sự bật đèn xanh của Ban Tuyên Giáo T.Ư., nói rằng Hoa Kỳ và thế giới rất trân trọng và kính nể Việt Nam! Hãy nhìn lại mình đi. Trong khi các dân tộc khác đang ra sức chạy đua thi tài, cạnh tranh với nhau về mọi lãnh vực thì Việt Nam như một đứa trẻ mới tập đi. Qua những bài nói chuyện của Tổng Thống Obama từ Hà Nội đến Sài gòn, ai ai cũng thấy rõ được điều đó. Ân cần, nâng đở và gây cảm tình nhằm mục đích lôi kéo không có nghĩa là kính trọng!

Thế giới có kính trọng Việt Nam vì thành tích nhân quyền tồi tệ nhất trong mười quốc gia đứng chót bảng hay không? Người viết bài này, như thường lệ, xin nhắn nhủ quí bạn đọc rằng nếu muốn kiểm chứng những sự kiện hoặc số liệu có nhắc đến trong bài viết, quí bạn vui lòng tìm cách vượt tường lửa hoặc tìm kiếm dữ liệu qua google v..v… Người viết không cung cấp nguồn (links) để tránh những nguồn thông tin này bị an ninh ngăn chận.

Tóm lại, trong Luật Hợp Quần, khi một cá thể đứng riêng rẽ một mình mà không có sự cam kết bảo vệ hoặc tôn trọng của quần thể chung quanh, sớm muộn gì cá thể đó cũng bị sáp nhập hay diệt vong.

Việt Nam như đã nói hoàn toàn không có bạn bè đồng minh, trừ một nước duy nhất là Trung Hoa Cộng Sản. Trung Hoa là quốc gia lân bang suốt mấy ngàn năm lúc nào cũng lăm le thôn tính Việt Nam. Trong cuộc chiến Việt-Trung năm 1979, báo đài trong cả nước ra rã hàng ngày “Trung Quốc là Kẻ Thù Truyền Kiếp” để khơi động lòng dân. Nay CSVN kết thân với “Kẻ Thù Truyền Kiếp” bằng 16 chữ vàng và 4 tốt, môi hở răng lạnh cho rạng ngời danh tiếng “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Hay là hội nghị Thành Đô ký kết năm 1990 sắp sửa đến hạn kỳ 30 năm rồi chăng?

Kết luận: Phán quyết của tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) đã mở ra cho Việt Nam một cơ hội vĩ đại để giữ nước. Khi quốc tế cùng lên tiếng phản đối Trung Cộng, Việt Nam phải mạnh dạn đứng lên cùng các lân bang Đông Nam Á cương quyết hành động, giữ lập trường không chấp nhận đường lưỡi bò, bảo vệ ngư dân và biển đảo. Cùng với sự yểm trợ của Hoa Kỳ, Nhật, Úc và Âu Châu… tạo sự Hợp Quần kềm chế mộng bành trướng của Trung Cộng. Việt Nam phải thật sự chuyển từ độc tài độc đảng sang dân chủ tự do thì mới mong đoàn kết được toàn dân chống ngoại xâm. Đó là xu hướng Biến Cải để Sinh Tồn. Và cuối cùng nhưng quan trọng nhất là Việt Nam phải có Sức Mạnh để bảo vệ Tổ Quốc. Muốn được vậy, Việt Nam phải tận diệt tham nhũng, trọng dụng nhân tài và tích cực vũ trang theo đường hướng kỹ thuật cao.

Nếu đảng Cộng Sản Việt Nam không làm được những điều trên, nhân dân sẽ đứng lên làm đúng vai trò của mình để bảo vệ Tổ Quốc và bầu lên một Quốc Hội cùng một chính quyền đích thực của Dân (người dân tự ứng cử), do Dân (người dân tự bầu cử) và vì Dân (người được dân bầu lên chỉ phục vụ nhân dân chứ không phục vụ đảng phái).

 

Vui cười

Nghi lễ kết hôn đã hoàn tất. Chú rể thò tay vào túi áo ngoài và hỏi vị mục sư rằng mình phải thanh toán tất cả là bao nhiêu. Vị mục sư nói: “Các phần này nhà thờ không tính tiền”.

Tuy nhiên, ông cũng nói tiếp với vẻ ngại ngùng:

– Nhưng con có thể trả tùy theo nhan sắc của cô dâu. Con có vợ đẹp thì con vui, mà con vui đóng góp cho nhà thờ thì ta cũng vui.

Chú rể bèn đưa cho vị mục sư 1 đô la. Hơi tò mò, vị mục sư cũng xin phép vén tấm màng che mặt cô dâu. Quan sát xong xuôi, ông thọc tay tìm kiếm gì đó ở trong túi ra và nói:

– Đây là 50 xu ta thối lại cho con!

 

Một tạp chí của Mỹ mở một cuộc thi trả lời câu hỏi.

Câu hỏi họ đưa ra là: Có 4 người, một kĩ sư, một bác sĩ , một vận động viên và một hoa hậu cùng trên một khinh khí cầu, nếu như khinh khí cầu đó bị hỏng cần bỏ đi một người để có thể bay tiếp thì cần bỏ ai?

Giải nhất đã được trao cho một em bé 6 tuổi với câu trả lời: Cần bỏ người nặng nhất trong số đó

 

Nhận Định Về Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế Ngày 12/7/2016 Và Những Việc phải làm – Thanh Thủy (19/7/2016)

A.- Những phản ứng của Bắc Kinh về Phán Quyết ngày 12/7/2016 của Toà Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế:

Ngày 12/7/2016 Toà Trọng Tài Quốc Tế tại La Haye (Hòa Lan) đã ra Phán Quyết bác bỏ Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn mà Bắc Kinh đã tự vạch ra và tuyên bố chủ quyền. Dĩ nhiên là Tập Cận Bình và tập đoàn lãnh đạo Bắc Kinh đã tỏ thái độ giận dữ và ra sức phản đối, chống lại bản Phán Quyết nầy.

Thái độ nầy của Bắc Kinh không phải chỉ tỏ rỏ sau khi Tòa Trọng Tài ra Phán Quyết mà nó đã thể hiện ngay từ khi Phi Luật Tân bắt đầu khởi kiện, Tập Cận Bình đã lên tiếng chống đối, cho rằng Toà Trọng Tài Quốc Tế không có thẩm quyền xử kiện vụ nầy và Bắc Kinh sẽ không tham dự vụ kiện cũng như không bao giờ tuân thủ bất cứ phán quyết nào của Tòa Trọng Tài nầy ban ra, vì hơn ai hết, tập đoàn Bắc Kinh cũng thừa hiểu rằng hành động xâm lăng, cướp đất, cướp biển của người ta rồi tuyên bố là của mình “từ thời cổ đại”mà không cần trưng ra bất cứ bằng cớ gì để chứng minh quả là hành động bất chánh, nhưng vì lòng tham lam nên vẫn phải cố ngang ngược, tuyên bố rằng đó là tài sản của mình từ thời cổ đại.

Lời tuyên bố nầy của Bắc Kinh giống như lời phát ngôn của một tên cướp cạn, dùng vũ lực cướp hết tài sản của người ta rồi tuyên bố số tài sản vừa cướp đoạt được là tài sản “không thể tranh cải” của ông cố, ông cha anh ta để lại mà khổ chủ không được quyền khiếu nại hay tranh cải.

Điều ngược lại, nếu quả thật Trung Quốc có cơ sở pháp lý về chủ quyền  lịch sử trong vùng Lưỡi Bò Chín Đoạn thì chắc chắn rằng Bắc Kinh sẽ không bao giờ tẩy chay vụ kiện của Phi Luật Tân mà trái lại Bắc Kinh sẽ cổ võ phiên xử của Tòa Trọng Tài Quốc Tế để nhờ đó làm sáng tỏ chủ quyền lịch sử của mình.

Nay thì mọi việc phải trái đã tỏ rõ, Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế đã phân minh: « Tòa nhận định rằng không có bất cứ cơ sở pháp lý nào cho việc Trung Quốc đòi hỏi quyền lịch sử về các nguồn lợi trong các vùng biển bên trong ‘‘đường 9 đoạn’’. Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế », tức khu vực 200 hải lý xung quanh, đặc biệt là việc ngăn trở hoạt động đánh cá và tìm kiếm dầu khí. Tòa án cũng không công nhận các thực thể mà Trung Quốc đòi chủ quyền là « đảo », như vậy « không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế xung quanh ».

Như vậy, rõ ràng là Trung Quốc không có « quyền lịch sử » gì tại Biển Đông, và Phán Quyết nầy là chung cuộc, cho nên, nếu biết điều và thật sự muốn hòa bình và ổn định chung cho toàn vùng để cùng nhau phát triễn thì việc trước tiên là Bắc Kinh lên tiếng xin lỗi Phi Luật Tân và rút hết lực lượng của mình về nước, trả lại biển đảo mà mình gian lận, đánh cướp của người ta trong đó có Việt Nam, Mã Lai và Bruney. Nhưng Bắc Kinh đã không làm như vậy, từ ba năm qua, đã liên tục lên tiếng tẩy chay phiên tòa, và sau khi bản Phán Quyết được công bố, ngay lập tức Bắc Kinh phán rằng phán quyết của Tòa Trọng Tài là “Tờ giấy lộn”, là “vô giá trị”.

B.- Sự kiện lịch sử thế giới và qui luật chế tài:

Thái độ nầy của Bắc Kinh hiện nay cũng giống như thái độ của Đức đối với Anh hồi Thế Chiến thứ I là khi thế chiến thứ I bắt đầu bùng nổ, Đức muốn đánh Pháp cho nên phải xua quân tràn qua đánh chiếm Bỉ để mượn đường, nhưng vì Bỉ lúc đó được các cường quốc công nhận là theo quy chế trung lập pháp lý vĩnh viễn, nên Anh cho rằng Đức vi phạm luật quốc tế nên mới nhảy vô can thiệp, tuyên chiến với Đức. Ngày ông Đại sứ Anh đến bộ Ngoại Giao Đức để trao lá thơ tuyên chiến thì ông ngoại trưởng Đức nói :”Mấy ông đánh chúng tôi chỉ vì một tờ giấy lộn”.

Luật quốc tế không có cơ quan chế tài, Tòa Trọng Tài Quốc Tế có thẩm quyền phân xử, ra phán quyết chung cuộc, mang tính bắt buộc nhưng không có quyền lực để cưỡng chế thi hành, cho nên khó đặt vấn đề thượng tôn luật pháp, vì vậy biện pháp để chế tài đối với Đức hồi thế chiến thứ I, cũng như đối với Trung Cộng hiện nay chính là Chiến Tranh, vì chỉ có chiến tranh mới có thể đập tan tham vọng xâm lăng để mưu đồ thôn tính cả thế giới qua châm ngôn “Bình Thiên Hạ” của bọn người Đại Hán mà vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông chỉ là bước khởi đầu.

C.- Tương Quan lực lượng trong việc đối đầu:

Về sự tương quan lực lượng quân sự hiện nay, Bắc Kinh chỉ sợ Mỹ, và Mỹ thì lên tiếng kêu gọi các bên liên hệ phải tôn trọng phán quyết nầy. Thái độ của Mỹ và Bắc Kinh cho thấy rõ ràng hai siêu cường nầy đang đối đầu với nhau một cách quyết liệt, nhưng liệu rằng Mỹ có chịu làm, dám làm như Anh đã làm với Đức thời thế chiến thứ I không? Vấn đề nầy tùy thuộc vào nhiều điều kiện:

1.- Đối với Mỹ: Tuy mang tiếng là lãnh đạo thế giới, nhưng trước mọi vấn đề  có tánh cách chiến lược lớn, Mỹ thường không hành động đơn phương mà chỉ hành động khi nào có quyền lợi ưu tiên và có nhiều đồng minh tích cực cộng tác. Vấn đề kinh tế và mậu dịch của Mỹ đối với Bắc Kinh có dân số 1,3 tỉ người là vấn đề rất quan trọng, tuy nhiên, nghĩ cho cùng thì dầu cho chiến tranh có thật sự xãy ra thì sau đó chưa chắc gì quyền lợi của Mỹ đối với Bắc Kinh sẽ bị sụt giãm. Điển hình cụ thể là trường hợp Mỹ và Nhựt sau thế chiến thứ II cũng như Mỹ và Đại Hàn sau trận chiến Triều Tiên, kinh tế hai bên chẳng những không bị chậm lại mà còn phát triễn không ngừng và giúp cho sự ổn định trật tự trong vùng cho đến ngày nay. Chắc không ai có thể chối cãi điều đó.

Chưa biết được chủ trương chống lại sự bành trướng của Trung Cộng có còn đủ mạnh với một vị Tổng thống mới hậu Obama không. Chưa biết chủ trương của Mỹ sẽ vẫn tiếp tục xoay trục về Châu Á- Thái Bình Dương như hiện nay hay hành xử giống như TT.Nixon năm nào, đã thay đổi chiến lược, trở mặt với đồng minh, quay sang bắt tay với kẻ thù Trung Cộng.

Chuyện nầy thật khó biết trước, chỉ biết một điều là TT.Obama trước khi mãn nhiệm kỳ cũng đã sang thăm Việt Nam hồi tháng 5/2016 để ký hiệp ước tháo bỏ toàn bộ lệnh cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, giống như các chuyến đi của những vị Tổng thống Mỹ tiền nhiệm Bill Clinton và Giorge Bush, trước khi mãn nhiệm kỳ đều đã bay sang Việt Nam để ký một loạt các văn kiện: gở bỏ lệnh cấm vận, tháo gỡ Việt Nam ra khỏi danh sách các nước kỳ thị Tôn Giáo, cho Việt Nam vào tổ chức Mậu Dịch Thế Giới WTO, v.v…Đó là điều kỳ lạ, vì Mỹ là một cường quốc dân chủ tự do tiêu biểu bậc nhứt trên thế giới mà lại chuyên tâm đi ủng hộ độc tài. Quyền lợi gì cho những vị Tổng Thống đó khi đã ký những hiệp ước như vậy? Chuyện khó hiểu nhưng có thật và đáng lưu tâm.

Vấn đề đặt ra không phải để mang niềm bi quan mà là vấn đề tiên liệu để hoạch định chánh sách đấu tranh sao cho kịp thời của Người Việt Quốc Gia và đồng bào trong, ngoài nước trước mọi tình huống rất có thể xãy ra.

2.- Đối với Bắc Kinh: Sau phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, dĩ nhiên là Bắc Kinh tỏ vẻ giận dữ và bộc lộ thái độ hung hăng dữ tợn, thiếu ngoại giao để chỉ trích và tẩy chay vụ kiện, xem phán quyết nầy là “một tờ giấy lộn”, xem vụ kiện nầy là “một trò hề” và còn tiến xa hơn nữa, theo một nguồn tin quân đội lấy từ trang Boxun ở Bắc Kinh, thì Tập Cận Bình đã phát đi mệnh lệnh “chuẫn bị tác chiến” (trích bản tin TĐV ngày 14/7/2016), Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) tuyên bố: “Nếu ai đó muốn tiến hành một hành động khiêu khích chống lại các lợi ích an ninh của Trung Quốc trên cơ sở phán quyết này, thì Trung Quốc sẽ đáp trả một cách kiên quyết”.

Báo chí Bắc Kinh cũng đồng thời loan tin hai máy bay dân sự Trung Quốc hôm 13/7/2016 đã hạ cánh thành công xuống hai phi đạo mới được xây dựng trên Đá Vành Khăn (Mischief Reef) và Đá Xu Bi (Subi Reef). Trung Quốc cũng tuyên bố đã hoàn tất bốn hải đăng và động thổ ngọn hải đăng thứ năm trên các đá thuộc quần đảo Trường Sa.

Tóm lại, Bắc Kinh càng ngày càng tỏ thái độ quyết liệt chống lại bản Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, cương quyết không tương nhượng vấn đề chủ quyền Biển Đông trong vùng khoanh của Đường Lưỡi Bò Chín Đoạn do họ tự vạch ra và đe dọa sẽ đáp trả một cách kiên quyết đối với bất cứ quốc gia nào chống lại họ, đó là những thách thức cao độ chẳng những đối với những nước liên hệ như Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney và Việt Nam mà còn đe dọa luôn cả Mỹ, Úc, Nhựt và luôn cả khối Âu Châu.

3.- Phi Luật Tân là quốc gia đối đầu trực tiếp với Bắc Kinh qua vụ nọp hồ sơ khởi kiện Bắc Kinh lên Toà Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Haye ở Hòa Lan dưới thời chánh phủ tiền nhiệm của Tổng thống Benigno Aquino. Ông Benigno Aquino là vị Tổng thống dám làm và biết làm sau khi mọi nổ lực ngoại giao với Bắc Kinh đều bị thất bại, hy vọng rằng Tân Tổng thống Phi Rodrigo Duterte sẽ nhận thấy điều đó để có thái độ thích ứng hơn trong nổ lực ngoại giao với Bắc Kinh trong những ngày sắp tới thay vì nhượng bộ hay chia quyền đất nước của mình cho ngoại bang trong những vùng tranh chấp.

4.- Mã Lai, Bruney: cả hai quốc gia nầy cũng bị Bắc Kinh cướp mất một vùng biển đảo vì bị đặt trong vùng lưỡi bò, nhưng phản ứng của họ rất yếu vì chịu ảnh hưởng kinh tế và sợ áp lực đe dọa của Bắc Kinh. Sau Phán Quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế, cho đến nay vẫn chưa thấy họ có tiếng nói nào đáng kễ.

5.- Việt Nam:Trong vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh, Việt Nam thật sự là quốc gia bị thiệt hại nhiều nhứt, bị Bắc Kinh uy hiếp và lấn chiếm nhiều nhứt, năm 1974 bị xâm lăng đảo Hoàng sa, năm 1988 bị xâm lăng quần đảo Trường sa, năm 2000 bị mất một vùng lãnh hải trong vịnh Bắc Bộ. Ngoài ra, Việt Nam còn bị Bắc Kinh chiếm mất những vùng lãnh thổ dọc theo biến giới phía Bắc, trong đó có thác Bản Dốc và Ải Nam Quan, cho nên, lẽ ra quốc gia đứng ra khởi kiện Bắc Kinh lên Tòa Trọng Tài Quốc Tế đầu tiên là Việt Nam chớ không phải Phi Luật Tân.

Phi Luật Tân nhỏ hơn Việt Nam, nghèo hơn Việt Nam, sức mạnh về quân sự yếu hơn Việt Nam, lãnh hải bị Bắc Kinh cướp mất ít hơn Việt Nam và lãnh thổ không hề bị lấn chiếm như Việt Nam, không có những trang lịch sử oai hùng chống xâm lăng như Việt Nam, nhưng tại sao Phi Luật Tân dám mạnh mẻ và công khai nhờ trọng tài quốc tế can thiệp để đòi lại những vùng lãnh hải đã bị Bắc Kinh cướp đoạt mà tập đoàn Cộng sản Việt Nam lại không dám hở môi? Đã vậy mà các giới lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn Việt cộng còn luôn miệng cổ vũ cho quan điểm 4 Tốt (Láng giềng tốt, Bạn bè tốt, Đồng chí tốt, Đối tác tốt) và 16 Chữ Vàng   (Láng giềng hữu nghị, Hợp tác toàn diện, Hướng tới tương lai) do Bắc Kinh đề xướng.

Trung Cộng xâm lăng, chiếm đất, chiếm biển, chiếm đảo của Việt Nam, đâm chìm tàu cá và giết chết ngư dân Việt Nam thì tốt ở chổ nào? Hữu nghị ở chổ nào? Nhập lậu hàng hóa tiêu dùng và thức ăn độc hại vào Việt Nam, thải chất độc vào biển (công ty Formosa là một trường hợp tiêu biểu) để giết hại thủy sản, phá hoại môi sinh, đầu độc con người thì tốt ở chổ nào? Thì ra vàng có nhiều loại, nhưng tình hình và sự thật của lòng dạ Bắc Kinh đối với dân tộc Việt Nam thì 4 tốt và 16 chữ vàng ở đây mà cả hai phía đều hô hào cổ võ quả thật tệ hại cho đất nước không khác gì sự tệ hại của loại vàng đen (nha phiến) hay vàng trắng (bạch phiến), hay chính là sự tệ hại cộng lại của cả hai.

D.- Leo thang căng thẳng để thăm dò:

Thật ra thì rất có thể những cuộc thao diễn sức mạnh quân sự bắn đạn thật của Bắc Kinh ở Biển Đông, những phản đối vụ kiện của Phi Luật Tân và phán quyết của Toà Trọng Tài Quốc Tế ở La Haye, Hòa Lan ngày 12/7/2016 và sự tiếp tục leo thang, tạo căng thẳng mỗi ngày một trầm trọng hơn ở Biển Đông chỉ là nước cờ chánh trị của Bắc Kinh, tung ra để thăm do “Độ Cứng” của Mỹ và những quốc gia Tây Phương như khối Âu Châu, Nhựt, Đại Hàn, Nam Dương, Australia, Đài Loan và những quốc gia đang bị uy hiếp như Phi luật Tân, Mã Lai, Bruney và Việt Nam.

Những quốc gia đang bị uy hiếp thì không đáng kễ vì quá yếu và quá nhỏ trong đó thì Việt Nam là tay sai, bảo sao làm vậy. Nam Dương thì dám rượt bắn tàu cá Trung Quốc đánh bắt cá trái phép ở gần đảo Natuna, Bắc Kinh giận lắm nhưng tạm thời nuốt nước bọt làm im, Âu Châu thì tạm thời có đồng minh là Nga kềm chế, còn Nhựt thì họ yêu cầu không nên can dự vào vì Nhựt không có tranh chấp gì với ở Biển Đông, còn đối với Úc thì Bắc Kinh dùng lời lẻ kém ngoại giao hơn là Úc chạy theo Mỹ là thiếu khôn ngoan, tức là ngu muội.

E.- Những trường hợp có thể tiên liêu:

1.- Nếu như Mỹ cũng chỉ nói chiếu lệ chớ không làm gì cả thì lập tức Bắc Kinh sẽ “nuốt” trọn Biển Đông, Nhựt, Úc và những quốc gia Tây Phương dầu phản đối nhưng cũng chỉ sẽ phản đối suông mà thôi.

2.- Nếu như Mỹ vẫn cứng rắn chống lại, thì Bắc Kinh sẽ thương lượng để chia quyền, nếu như Mỹ không đồng ý chia quyền và cương quyết chống lại tới cùng thì nếu khôn ngoan, có thể Bắc Kinh tạm thời rút lui vì chưa đủ sức để chống lại với Mỹ.

3.- Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cứng rắn, không đồng ý chia quyền và Bắc Kinh cũng nhứt quyết không chịu rút lui thì những rủi ro đụng chạm sẽ khó tránh khỏi, chiến tranh sẽ xãy ra giống như trận Trân Châu Cảng hồi thế chiến thứ II năm 1945 và chính cuộc chiến mới nầy sẽ chế tài và dập tắt vĩnh viễn được tham vọng bành trướng của người Đại Hán, tránh cho nhân loại một thảm họa khủng khiếp về sau, trước mắt là giúp cho Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney và Việt Nam thoát được ra khỏi gộng kềm của người Đại Hán và tái lập trật tự lưu thông hàng hải và không phận vùng trời Biển Đông theo đúng như luật pháp quốc tế đã quy định, giúp cho mọi quốc gia không phân biệt lớn nhỏ, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt chũng tộc được tự do di chuyễn thông thương làm ăn mà không còn sợ bị bất cứ quốc gia nào uy hiếp.

Muốn đạt được như vậy thì những quốc gia đang bị uy hiếp như Phi Luật Tân, Mã Lai, Bruney phải tỏ ra mạnh dạng hơn bằng hành động trong việc ủng hộ phán quyết ngày 12/7/2016 của Toà Trọng Tài Quốc Tế, riêng Việt Nam thì tuy ngoài miệng vẫn tuyên bố đòi chủ quyền và ủng hộ phán quyết nầy nhưng một mặt thì ra lịnh cho công an thẳng tay đàn áp những ai làm theo lời họ nói.

Bọn Việt cộng thường rêu rao:” Thà chịu mất nước chớ không chịu mất đảng”, ý muốn nói chạy theo Trung Cộng thì mất nước, còn bỏ Trung Cộng thì mất đảng. Thật vậy, nếu mất nước thì lập tức đảng của chúng sẽ mất theo, tất cả bọn họ đều là đảng viên, không còn đảng thì bọn họ không còn chổ bám để làm độc tài, tham nhũng, để bốc lột nhân dân, làm giàu phi pháp. Cho nên, chúng ta cần phải nhận chân rằng, những ai còn hy vọng bọn cầm quyền Hà Nội còn nghĩ đến quốc gia, dân tộc để thoát Trung là những hy vọng hảo huyền, sẽ không bao giờ có được.

F.- Kết luận: Giải pháp đề nghị:

1.- Tập đoàn đảng Cộng sản Việt Nam đã ký kết bán nước cho Tàu qua Hội Nghị Thành Đô năm 1990 thì không bao giờ họ dám kiện Bắc Kinh như Phi Luật Tân đã làm. Nhưng mọi cơ cấu của đảng Cộng sản Việt Nam từ Quốc Hội, Chủ tịch Nước cho đến Thủ Tướng đều không do dân bầu ra cho nên dù có ăn nói cách nào đi nữa thì thực chất cũng chỉ là những cơ cấu của một chánh thể độc tài, tàn bạo, không thể đại diện cho dân tộc Việt Nam được, cho nên những thỏa hiệp của họ bán nước cho Trung Cộng không có giá trị pháp lý, chỉ là những tờ giấy lộn, cho nên, nếu muốn, họ vẫn có thể phủ nhận những việc làm của những tên tiền nhiệm và khởi kiện Bắc Kinh như Phi Luật Tân đã làm. Nhưng ngược lại, chẳng những họ không làm như vậy mà lại còn thẳng tay đàn áp, bắt bớ những người yêu nước lên tiếng ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Quốc Tế nói trên, điều đó không lạ vì chính bọn họ cũng chỉ là một tập đoàn thái thú cho Tàu giống y như những tên tiền nhiệm mà thôi, vì vậy, vụ kiện nầy phải do chính nhân dân Việt Nam đứng lên thực hiện.

Nhân dân trong nước thì khó có thể trực tiếp làm được vì hai lý do, thứ nhứt là không có đại diện pháp lý chánh thức, thứ nhì đảng Cộng sản Việt Nam không bao giờ chấp nhận cho dân làm việc đó và thẳng tay đàn áp nếu có người đứng ra vận động.

Giải pháp đề nghị có thể làm được là Người Việt ở hải ngoại tạm thời có thể đảm nhận công việc nầy để làm đầu cầu cho đồng bào trong nước bước lên. Muốn vậy, trước tiên phải vận động tổ chức một Đại Hội Toàn Diện ở hải ngoại, mời đại diện của tất cả các Cộng Đồng, của tất cả các Tôn Giáo, của tất cả các Hội đoàn, đoàn thể chánh trị, đảng phái đến tham dự để bầu ra một Hội Đồng Đại Diện cho tất cả người Việt ở hải ngoại để tạm thời làm 2 công việc chánh yếu là khởi kiện đảng Cộng sản Việt Nam với 2 tội danh diệt chũng và bán nước để lật đổ chúng, và khởi kiện Bắc Kinh xâm lăng, đòi lại chủ quyền những vùng đất bị lấn chiếm, những vùng biển bị cướp mất trong đó có đảo Hoàng sa và Trường sa và phủ nhận đường lưỡi bò chín đoạn như Phi Luật Tân đã làm.

Kinh nghiệm thực tế cho thấy một Cộng Đồng, một tập thể chánh trị, một đảng phái hay một Tôn giáo dù thực lực có mạnh đến đâu cũng không thể tự làm một mình mà có thể đi đến thành công, nhưng nếu đạt được một Hội Đồng Đại Diện như nói trên, tuy lõng lẽo về mặt kết hợp vì mỗi tổ chức đều giữ nguyên chánh sách và đường lối đấu tranh của mình, nhưng có được chánh danh trong việc huy động quần chúng và vận động sự hổ trợ của quốc tế.

2.- Vấn đề quyền lợi và sự Sinh Tồn:

Chúng ta nhận thấy có hai thứ quyền lợi trong cuộc sống của con người là Quyền Lợi Riêng và Quyền Lợi Chung, thông thường con người vì có tánh vị kỷ nên chỉ lo quyền lợi riêng cho mình hay cho gia đình mình, cho phe nhóm của mình mà không nghĩ gì tới quyền lợi chung cho đất nước. Khi đất nước bị ngoại bang xâm lăng (đang từ từ diễn ra do bạo quyền Việt cộng hiến dâng đất nước cho Bắc Kinh qua Hội Nghị Thành Đô năm 1990) hay quốc gia bị sụp đổ như Việt Nam Cộng Hòa sau ngày 30/4/1975, thì tất cả quyền lợi chung đều bị mất, quyền lợi riêng dĩ nhiên đều bị mất theo. Tài sản cá nhân, tài sản các Tôn Giáo, tài sản các đoàn thể đều bị tịch thâu, mọi quyền lợi riêng tư đều bị cướp đoạt sạch hết, gia đình tan nát, lưu lạc khắp nơi, đạo đức suy vong, bỏ của chạy lấy thân mà nhiều người vẫn còn lo không kịp.

Hiện nay, đứng trước nguy cơ mất nước vào tay Bắc Kinh như đã và đang diễn ra từ trong đất liền cho đến ngoài biển khơi, nếu tất cả người Việt Nam cả trong lẫn ngoài nước đều vô cảm, chỉ lo cho bản thân của mình, chỉ lo cho quyền lợi riêng của mình, của gia đình hay phe nhóm của mình mà không nghĩ đến vận mệnh chung của đất nước thì trước sau gì chúng ta cũng sẽ mất vĩnh viễn tất cả về tay ngoại bang.

Do đó, muốn được Sinh Tồn, muốn quyền lợi riêng được bảo đảm, chúng ta không tranh đấu riêng tư nữa mà phải nghĩ đến chuyện hợp quần gây sức mạnh, cùng nhau quyết tâm đoàn kết, đánh đổ bè lũ bạo quyền Việt Cộng để cứu nước, đòi lại chủ quyền quốc gia những nơi mà bọn Bắc Kinh đang chiếm giữ.

Điều nầy rất khả thi, phải cần đến sự dấn thân và quyết tâm của những Cộng Đồng, những Đoàn Thể, những Tôn Giáo để tạo niềm tin, để người dân có điểm tựa mà dần dần xoá đi những tinh thần vô cảm, có điều xin thưa là đừng để quá muộn.

Để kết luận phần nầy, xin được mượn lời trong 2 bản nhạc của Tổng Cục Chính Huấn Việt Nam Cộng Hòa, do ban hợp ca của Biệt Đoàn Văn Nghệ Trung Ương trình bày như sau:

 1.-  Còn quê hương là còn cơm ngon Còn quê hương là còn danh thơm

 Còn quê hương là còn yêu thương, là còn tất cả, tất cả những gì ta mến yêu

2.- Anh em ơi, vùng lên diệt bạo tàn (Việt Cộng),

 Anh em ơi vùng lên diệt xâm lăng (cả Việt Cộng lẫn Trung Cộng)

Anh em ơi! Đất nước còn, ta mới còn,

 Còn Tự Do là còn cơm no.

 

 

Vui cười

Trên sa mạc, một anh đi đường hỏi một thổ dân vừa gặp:

– Anh cho biết đến làng gần nhất còn bao lâu nữa?

– Sắp đến rồi. Anh cứ đi thẳng, đến thứ sáu tuần sau thì rẽ phải và thứ bảy là tới.

 

– Tớ chẳng thấy nhà cậu có buồng tắm. Cậu tắm rửa ở đâu?

 – Ra ngoài sông.

– Thế mùa rét thì sao?

– Mùa đông thì cũng chỉ vài tháng chứ mấy!

 

 

Từ Mãn Châu Quốc đến lưỡi bò chín đoạn – Phạm Dình Lân, F.A.B.I

Từ năm 1932 đến 2016, thế giới trải qua 84 năm biến đổi thăng trầm. Trong thời gian này tự thân nước Trung Hoa cũng có nhiều tang thương biến đổi, vinh nhục tiếp nối nhau liên tục. Trong 84 năm nay Trung Hoa đóng hai vai đối nghịch trên sân khấu chánh trị quốc tế.

Năm 1928 Chiang Kaishek (Tưởng Giới Thạch) thống nhất Trung Hoa sau khi mở cuộc Bắc phạt đánh bại các đốc quân ở Hoa Bắc. Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ Hoa Kỳ. Ở Nhật đảng Hắc Long ( Kokuryukai), một đảng yêu nước cực đoan bí mật, chủ trương bành trướng nước Nhật sang tận bờ sông Hắc Long Giang (Hei Longjiang) ở Mãn Châu, được nhóm quân phiệt Nhật nhiệt liệt hưởng ứng. Năm 1931 quân đội Nhật chiếm Mãn Châu. Năm 1932 họ thành lập Manchukuo ( Mãn Châu Quốc) và đưa vị vua cuối cùng của nhà Thanh (Qing) là Pu Yi ( Phổ Nghi) về làm vua Manchukuo, một quốc gia bù nhìn của đế quốc Nhật.

Mặc dù Chiang Kaishek đánh bại các đốc quân ở miền Bắc, Trung Hoa rất suy yếu. Một mặt chánh phủ Trung Hoa Quốc Dân Đảng ở Nanjing ( Nam Kinh) phải đương đầu với phong trào Cộng Sản. Năm 1931 Mao Zedong (Mao Trạch Đông) thành lập Cộng Hoà Sô Viết Jiangxi (Giang Tây). Mặt khác Nanjing phải đương đầu với sự bành trướng của Nhật nhắm vào Mãn Châu đất đai màu mỡ và có nhiều khoáng sản. Sự thành lập Manchukuo tách rời Mãn Châu ra khỏi nước Trung Hoa mặc dù lúc bấy giờ 90% dân số ở Manchukuo là người Hán và 10% là người Mãn. Trung Hoa yếu thế nên chỉ biết khiếu nại với Hội Quốc Liên (League of Nations gọi tắt là LN) mà thôi.

Hội Quốc Liên ra đời năm 1919 (hiệp ước Versailles) do sáng kiến của tổng thống Woodrow Wilson của Hoa Kỳ. Trụ sở đặt tại Genève, Thuỵ Sĩ. Hội Quốc Liên cử một uỷ ban điều tra về sự chiếm đóng của Nhật ở Mãn Châu và sự thành lập Mãn Châu Quốc. Uỷ ban này do Lord Lytton, một nhà quí tộc Anh, đứng đầu. Khi ông Lytton gặp Araki Sadao, tổng trưởng bộ Lục Quân Nhật, ông này có lời khinh miệt đối với Trung Hoa. Ông cho rằng Trung Hoa không phải là một quốc gia thống nhất và văn minh!

Sau hàng năm đi điều tra ở Nhật, Trung Hoa và Mãn Châu, Uỷ Ban Lytton đi đến kết luận là Nhật phải rời khỏi Mãn Châu (1933). Nhật Bản không chấp nhận quyết định của Hội Quốc Liên căn cứ vào báo cáo của Uỷ Ban Lytton. Trong vòng một tháng sau khi có quyết định của Uỷ Ban Lytton, Nhật Bản rút khỏi Hội Quốc Liên. Hội Quốc Liên hoàn toàn thất bại vào thập niên 1930 trước vấn đề Mãn Châu Quốc, sự xâm lăng của Ý vào Ethiopia (1935), nội chiến Tây Ban Nha (1936 – 1939), Đức chiếm Sudetenland (1938) v. v.

Sự thất bại của Hội Quốc Liên trước tham vọng bành trướng lãnh thổ của các quốc gia phát xít Nhật ở Mãn Châu Quốc, Ý ở Ethiopia và Đức ở Sudetenland rất dễ hiểu:

1. Hội Quốc Liên ra đời do sáng kiến của Hoa Kỳ. Quốc Hội Hoa Kỳ lúc bấy giờ do đảng viên Cộng Hoà chiếm đa số. Quốc Hội không phê chuẩn hiệp ước Versailles. Hoa Kỳ không là thành viên của Hội Quốc Liên.

2. Hai cường quốc trong Hội Quốc Liên lúc bấy giờ là Anh và Pháp. Cả hai quốc gia này có nhiều thuộc địa trên thế giới. Họ không muốn gây chiến với các nước phát xít chuẩn bị chiến tranh bằng những chánh sách đầy gây hấn.

3. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1930 làm cho các nước uể oải không hợp tác nhau chặt chẽ.

Nhật Bản khống chế Mãn Châu Quốc, một vùng đất phì nhiêu và có nhiều quặng mỏ rộng trên 1.5 triệu km 2 từ năm 1932 đến 1945. Dùng Mãn Châu Quốc làm bàn đạp trên lục địa Á Châu, Nhật tấn công Trung Hoa năm 1937 mở đầu cho cuộc chiến tranh Hoa- Nhật (1937 – 1945).

Đó là lúc Trung Hoa kêu cứu Hội Quốc Liên và nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ để đương đầu với sự xâm lăng của Nhật. Chiang Kaishek được mời tham dự Hội Nghị Cairo năm 1943. Năm 1945 Nhật bị bại trận, Trung Hoa nghiễm nhiên trở thành một trong 05 cường quốc thắng trận trên thế giới.

****

Lưỡi bò 11 đoạn 1946

Khi Hoa Kỳ liệng trái bom nguyên tử thứ hai xuống Nagasaki ngày 09 – 08 – 1945 Liên Sô tuyên chiến với Nhật. Quân Liên Sô đánh bại lực lượng Quan Đôngcủa Nhật ở Mãn Châu. Đó là địa bàn mà Liên Sô dùng để tiếp tế võ khí cho Cộng Sản Trung Hoa sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt và cuộc nội chiến Quốc- Cộng tái diễn trên lục địa Trung Hoa. Trong đệ nhị thế chiến Nhật Bản chiếm vùng duyên hải đông bộ Trung Hoa. Chánh phủ Quốc Dân Đảng rời

Nanjing ( Nam Kinh) về Zhongqing (Trùng Khánh).

Sau chiến tranh kinh tế, tài chánh và xã hội, Trung Hoa rách nát. Chiang Kaishek vẫn lạc quan và xem Trung Hoa là một cường quốc Đông Á. Trung Hoa được hội nghị Potsdam cho phép giải giới quân Nhật ở phía bắc vĩ tuyến 16. Năm 1947, giữa lúc quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng phải đương đầu với những cuộc tấn công của quân Cộng Sản một cách yếu ớt, chánh phủ Nanjing cho vẽ bản đồ chữ U (Lưỡi Bò) 11 đoạn trên Biển Đông và xem đó là vùng biển và đảo của Trung Hoa.

Năm 1949 Chiang Kaishek bị Mao Zedong đánh bại phải rút tàn quân ra đảo Taiwan (Đài Loan). Lục địa Trung Hoa theo chế độ Cộng Sản. Mao chiếm Tân Cương, Tây Tạng, Mãn Châu, Nội Mông nhưng chưa chiếm được đảo Taiwan (Đài Loan) vì chưa có lực lượng hải quân hùng hậu khả dĩ đánh bại Đệ Thất Hạm Đội của Hoa Kỳ trên Thái Bình Dương. Thời Mao Zedong cầm quyền (1949 – 1976) lục địa Trung Hoa rơi vào cảnh nghèo đói và chết chóc ghê rợn sau sự thất bại của Bước Tiến Nhảy Vọt (1958) và Cách Mạng Văn Hoá (1966 – 1976). Thời Mao, Trung Hoa Cộng Sản đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) của Việt Nam Cộng Hoà năm 1974. Thời Deng Xiaoping ( Đặng Tiểu Bình) họ chiếm một phần của quần đảo Trường Sa (Spratley Islands) của Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam năm 1988. Sau 20 năm theo kinh tế thị trường Trung Hoa lục địa sớm trở thành cường quốc kinh tế và quân sự trên thế giới. Đến đầu thế kỷ XXI Beijing (Bắc Kinh) bắt đầu nghĩ đến sự phát triển hải quân và tự nhận chủ quyền trên hình chữ U chín đoạn được biết là đường 09 đoạn của Lưỡi Bò rộng lối 3 triệu km 2 trên Biển Đông với lối 140 đảo đá và đảo san hô. Ở Đông Bắc Á họ tranh chấp chủ quyền với Nhật trên chòm đảo đá không người ở Senkaku mà Trung Hoa gọi là Diaoyu ( Điếu Ngư).

 Lưỡi bò 9 đoạn

Trung Hoa Cộng Sản theo gương Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hoà Lan, Pháp, Anh và Hoa Kỳ phát triển hải quân để thực hiện mộng đế quốc cổ điển của các nước vừa kể. Họ tự cho có chủ quyền không thể tranh cãi trên một diện tích biển rộng 3 triệu km 2 chạy từ Việt Nam, Phi Luật Tân xuống tận Indonesia cách đảo Hainan ( Hải Nam) 1, 600 km. Họ đe doạ các nước trong vùng, ngăn chặn không cho ngư phủ trong vùng đánh cá; không cho chánh phủ các quốc gia trong vùng khai thác hay cho các công ty ngoại quốc thăm dò và khai thác dầu khí. Năm 2012 Trung Hoa Cộng Sản chiếm bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân và dùng tàu có võ trang đuổi ghe thuyền Phi Luật Tân lại gần vùng này.

Năm 2013 Phi Luật Tân đưa Trung Hoa Cộng Sản ra Toà Án Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế ở La Hague (PCA: Permanent Court of Arbitration) phân xử. Đại diện Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc không xuất hiện trước toà và không nộp cho Toà Án Quốc Tế La Hague những bằng chứng lịch sử chứng minh họ có chủ quyền trên bãi cạn Scarborough và trên đường 09 đoạn hình chữ U gọi nôm na là Lưỡi Bò như họ thường nói. Ngày 12 – 07 – 2016 Toà Án Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Hague phán quyết sự khiếu nại của Phi Luật Tân là đúng. Bãi cạn Scarborough nằm cách Phi Luật Tân 160 km và cách đảo Hainan ( Hải Nam) trên 800 km.

Toà ghi nhận có ngư phủ Trung Hoa đánh cá trên các đảo không người cư trú trên Biển Đông nhưng không có bằng chứng lịch sử nào cho thấy Trung Hoa kiểm soát các đảo ấy. Ngư phủ Nhật cũng có đánh cá và khai thác phần chìm trên đảo Hoàng Sa (Paracels). Nhưng không vì thế mà quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Nhật!

Trung Hoa Cộng Sản vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân khi ngăn chặn ngư phủ Phi Luật Tân hoạt động và ngăn chặn chánh phủ Phi thăm dò và khai thác dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Trung Hoa Cộng Sản xây dựng đảo nhân tạo và phá huỷ nhiều rặng san hô làm hư hại hệ sinh thái trong vùng.

Đường Lưỡi Bò 09 đoạn không có cơ sở pháp lý của nó. Nó vi phạm Công Ước LHQ về Luật Biển (UNCLOS: United Nations Convention on the Law of the Sea). Công Ước này được phê chuẩn năm 1982 và được 166 quốc gia phê chuẩn và ký kết trong đó có Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc. Theo UNCLOS các đảo nhân tạo mà Trung Hoa Cộng Sản xây đắp không được xem là đảo. Đặc vùng kinh tế (EEZ: Exclusive Economic Zone) là quyền khai thác tài nguyên dưới lòng biển như hải sản, dầu khí, khoáng sản cách đảo (phần nổi lên khỏi mặt nước biển) hay cách đất liền 200 hải lý tức là 200 x 1.852 = 370 km.

Kết quả sự phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế La Hague tương đối dễ suy đoán nếu căn cứ vào luật biển, lịch sử và tổ chức hành chánh. Khi Xi Jinping thăm viếng Đức nữ thủ tướng Merkel tặng ông một tấm bản đồ như nhắc khéo ông một điều gì mà ông không muốn nghe. Trước khi Toà Án Trọng Tài Thường Trực (PCA) phán quyết, Xi Jinping đoán biết trước kết quả không mấy tốt đẹp của sự phán quyết này nên ông đã đi một vòng thế giới mua chuộc cảm tình các nước thăm viếng bằng những lời hứa viện trợ để được sự ủng hộ của các nước ấy. Ông tốn khá nhiều thì giờ và tiền bạc nhưng chỉ được 06 quốc gia ủng hộ Trung Hoa Cộng Sản về vấn đề Biển Đông mà họ gọi là vấn đề Nam Hải (South China Sea). Sáu quốc gia đó là: Cambodia, Angola, Liberia, Madagascar, Senegal, Papua New Guinea. Trong 06 quốc gia ấy có 04 quốc gia Phi Châu và hai quốc gia Đông Nam Á. Tất cả đều không có duyên hải trên Biển Đông.

Beijing phủ nhận quyền phán xử của Toà Án Trọng Tài Thường Trực và cho rằng vị chủ tịch Quốc Tế Pháp Đình Hải Luật (ITLOS: International Tribunal of the Law of the Sea) bổ nhiệm các thẩm phán trọng tài là người Nhật, ông Shunji Yanai. Sau khi bị xử thất kiện Xi Jinping bác bỏ kết quả vụ kiện quốc tế mà họ không cử đại diện tham dự vì không nắm vững phần thắng về mặt pháp lý. Ngoại trưởng Trung Hoa Cộng Sản là Wang Yi ( Vương Nghi) gọi phán quyết của Toà Án Quốc Tế La Hague là một trò hề.

Báo chí và truyền thông Trung Hoa Cộng Sản lên tiếng chửi bới, đe doạ Phi Luật Tân và cương quyết không tuân hành phán quyết của Toà Án Quốc Tế. Quân đội Trung Hoa Cộng Sản cương quyết dùng sức mạnh quân sự của mình để bảo vệ chủ quyền của họ trên Lưỡi Bò 09 đoạn. Liu Zhenmin (Lưu Chấn Dân), thứ trưởng bộ Ngoại Giao Trung Hoa Cộng Sản, doạ sẽ thành lập Vùng Phòng Không và Nhận Dạng (ADIZ) trên các đảo nhân tạo. Có người doạ Phi Luật Tân muốn thành tỉnh Phi Luật Tân không,  nghĩa là Trung Hoa Cộng Sản sẽ đánh chiếm Phi Luật Tân và biến quần đảo này thành một tỉnh của Trung Hoa? v. v.

Toà Án Trọng Tài La Hague chỉ phân xử trên cơ sở pháp luật. Còn việc thi hành bản án hay không toà không có cảnh sát để bắt buộc người thua kiện (quốc gia) tuân theo bản án. Phán quyết của Toà Án La Hague ngày 12 – 07 – 2016 làm cho Trung Hoa Cộng Sản bị một vết thương tinh thần rất nặng.

1. Bản án ngày 12 – 07 cho thấy Trung Hoa Cộng Sản không xứng đáng là một cường quốc lãnh đạo thế giới vì thiếu tinh thần trọng pháp.

2.  Lưỡi Bò Chín Đoạn là một sản phẩm làm càn của một quốc gia không xứng đáng có quyền phủ quyết tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc.

3. Một quốc gia tự nhận mình có văn hoá lâu đời, có văn minh và từng xem người Da Trắng là Bạch Quỉ và các dân tộc khác là Man Di lại là một quốc gia chà đạp luật pháp quốc tế, vi phạm những gì mình đã ký kết và hứa tuân thủ như Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS). Hành động như vậy khác với các dân tộc Man Di ở chỗ nào?

4. Phán quyết của Toà Án La Hague ngày 12 – 07 – 2016 chẳng những đánh dấu sự thắng kiện của Phi Luật Tân trên bãi cạn Scarborough mà còn là sự phá vỡ chánh sách bành trướng lãnh hải của Trung Hoa Cộng Sản trên Biển Đông. Nó cô lập Trung Hoa Cộng Sản và đặt Beijing vào hai sự lựa chọn đối nghịch nhau: a. tôn trọng sự phán quyết của Toà Án Quốc Tế.  b. không tuân thủ sự phán quyết để sẵn sàng chạy theo chánh sách bành trướng bằng sức mạnh quân sự.

Năm 1932 Trung Hoa than vãn và nhờ sự can thiệp của Hội Quốc Liên để làm áp lực cho Nhật Bản rút ra khỏi Mãn Châu. Uỷ Ban Lytton có những kết luận dựa theo luật pháp và chủ quyền hợp pháp của Trung Hoa khi buộc Nhật phải rời khỏi Mãn Châu tức là không có nước Mãn Châu Quốc tách rời ra khỏi Trung Hoa. Nhật không công nhận quyết định của Hội Quốc Liên dựa vào báo cáo của Uỷ Ban Lytton. Quân đội Nhật vẫn hiện diện ở Mãn Châu cho đến ngày bị bại trận năm 1945. Đó là thời gian Trung Hoa quá yếu trước Nhật nên họ cần đến công lý quốc tế.

Vào đầu thế kỷ XXI Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc là một cường quốc kinh tế số 2 và cường quốc quân sự số 3 trên thế giới. Việc tự cho chủ quyền trên Đường Chín Đoạn Chữ U gọi nôm na là Lưỡi Bò rộng 3 triệu km 2 với 140 đảo đá, san hô cho thấy điều ấy. Beijing xem thường quyết định của Toà Án Trọng Tài Thường Trực ở La Hague, Hòa Lan. Lần này Trung Hoa đóng vai người xâm lấn lãnh hải bất chấp công lý quốc tế.

Trong 84 năm Trung Hoa đóng hai vai đối ngược nhau.

Năm 1932 Trung Hoa van xin công lý và sự che chở của Hội Quốc Liên.

Năm 2016 Trung Hoa chà đạp công lý quốc tế với vai trò của kẻ xâm lăng bất chấp luật pháp và an ninh, trật tự quốc tế.

Nếu so sánh thái độ kẻ mạnh của Nhật năm 1932 và Trung Hoa Cộng Sản năm 2016 ta thấy:

1. Nhật Bản hào hùng hơn nhiều. Năm 1932 Nhật là một quốc gia độc lập. Địa vị của họ trên thế giới chưa quan trọng bằng Hoa Kỳ, Anh hay Pháp. Nhưng từ năm 1894 họ đã đánh bại Trung Hoa trên chiến trường Triều Tiên, cùng các liệt cường Bạch Chủng tham gia Bát Quốc Liên Quân; chi phối Yuan Shikai (Viên Thế Khải) và các bộ hạ của ông, các đốc quân ở Hoa Bắc; chiếm bán đảo Shandong năm 1919 (Sơn Đông); chiếm Mãn Châu (1931) và thành lập Mãn Châu Quốc (1932). Nhật Bản là một nước nhỏ ít dân so với diện tích và dân số lớn nhất thế giới của Trung Hoa. Năm 1937 Nhật tấn công Trung Hoa và chiếm toàn thể các thành phố duyên hải của nước này.

2. Trên đường thực thi chủ nghĩa Đại Đông Á Thịnh Vượng Chung, Nhật Bản đối đầu với các cường quốc Tây Phương như Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Hoà Lan ở Đông Nam Á. Năm 1905 họ từng đánh bại Nga tan tác ở Mãn Châu và tại eo biển Tsushima.

3. Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc hiện nay là một trong Ngũ Cường tại tổ chức Liên Hiệp Quốc, một cường quốc kinh tế và quân sự khả dĩ thay thế Hoa Kỳ để lãnh đạo thế giới. Nhưng họ thiếu tinh thần trọng pháp và sự hào hùng mà họ rêu rao mà chỉ dùng số đông về người, về tàu bè để áp đảo kẻ yếu nằm trong Lưỡi Bò Chín Đoạn như Phi Luật Tân, Việt Nam, Mã Lai, Brunei và cả Indonesia nữa. Một nghị sĩ Hoa Kỳ thuộc Uỷ Ban Ngoại Giao Thượng Viện, ông Ben Cardin, đưa ra một nhận xét rất thực nhưng đầy tính khôi hài như sau: “Họ (Trung Hoa Cộng Sản) không ngại đối đầu với một tàu cá Việt Nam nhưng họ không muốn đối đầu với Hoa Kỳ.”

Phi Luật Tân thắng kiện nhưng chánh phủ Phi khuyên dân chúng đừng reo mừng chiến thắng pháp lý này, e sợ va chạm tự ái của Xi Jinping (Tập Cận Bình). Hoa Kỳ, Nhật Bản xem phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Hague là cách giải quyết vấn đề Biển Đông một cách ôn hoà tốt đẹp nhất. Hoa Kỳ, Nhật Bản, các nước Liên Âu và ASEAN (ngoại trừ Cambodia và Lào) đều mong muốn Trung Hoa Cộng Sản tuân hành phán quyết. Việt Nam không dám kiện Trung Hoa Cộng Sản như Phi Luật Tân nhưng luôn luôn nói có bằng chứng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc Việt Nam!! Xi Jinping, phe quân đội chủ chiến và một số dân Hán chủ chiến vẫn tiếp tục xây đảo nhân tạo, lập phi trường, tổ chức du lịch để chứng minh các hải đảo trong Lưỡi Bò thuộc chủ quyền Trung Hoa Cộng Sản. Các phi trường trên đảo nhân tạo cho thấy Trung Hoa Cộng Sản chuẩn bị chiến tranh lớn.

Hoa Kỳ và Nhật Bản như hai võ sĩ thượng thừa đang nhìn một võ sinh hiếu chiến và hiếu thắng sau khi học được một vài thế võ học lỏm của Hoa Kỳ và Nga. Họ nhìn xem tên võ sinh nhảy múa tung tăng đe doạ mấy đứa trẻ láng giềng hoang mang sợ hãi nhưng có vẻ ngưỡng mộ võ thuật của tên võ sinh. Phán quyết của Toà Án Quốc Tế La Hague không ngăn chặn được mộng bành trướng lãnh hải của Beijing nhưng nó là một cảnh báo vô tư của các thẩm phán quốc tế như: Thomas Mensah (Ghana), Jean Pierre Cot (Pháp), Rudiger Wolfrum (Đức), Alfred H. Soons ( Hoà Lan), Stanislaw Pawlak (Ba Lan). Những vị thẩm phán này phân xử theo luật biển đảo của UNCLOS hay theo cảm tính cá nhân hay quốc gia? Nếu các vị ấy vì quyền lợi cá nhân hay quốc gia của họ thì họ phải xử cho Trung Hoa Cộng Sản thắng vì ở đời người ta phù thịnh bất phù suy. Đằng này họ xử Phi Luật Tân thắng vì luật pháp, lương tri và công lý chớ không vì cảm tình cá nhân hay lợi ích của quốc gia họ.

Hoa Kỳ hay Nhật Bản đều không muốn có chiến tranh với Trung Hoa Cộng Sản. Hoa Kỳ không can dự hay đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông. Họ chỉ nghĩ đến sự tự do hàng hải trong vùng. Đường hàng hải này chiếm 5,000 tỷ Mỹ kim trong giao thương thế giới mỗi năm.

Đường lối cố hữu của Hoa Kỳ xưa nay vẫn là cây cà rốt và cây gậy (carrot and stick). Năm 1932 Hội Quốc Liên không có sự hiện diện của Hoa Kỳ. Nhật không quan tâm đến Uỷ Ban Lytton và tự ý rút ra khỏi Hội Quốc Liên. Năm 2016 Hoa Kỳ là thành viên quan trọng của Liên Hiệp Quốc. Trung Hoa Cộng Sản xem thường sự phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Hague với tư cách là một thành viên có quyền phủ quyết tại tổ chức quốc tế này. Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc dám rút khỏi LHQ như Nhật đã làm năm 1933 không? Xi Jinping, phe Cộng Sản quân phiệt trên lục địa và nhóm quần chúng hiếu chiến sẽ đưa Trung Hoa vào chiến tranh không sao tránh khỏi nếu tiếp tục thực hiện mộng Lưỡi Bò Chín Đoạn (nine- dash line) trên Biển Đông bằng cách lập vùng Phòng Không và Nhận Dạng ADIZ trên các đảo họ chiếm lấy của Phi Luật Tân và Việt Nam?

Phán quyết của Toà Án Trọng Tài Thường Trực La Hague là bản án sơ khởi tố cáo mộng bành trướng lãnh hải của Trung Hoa Cộng Sản. Đối với Beijing tuân theo phán quyết thì mất mặt. Mà không tuân thì hậu quả sẽ không ngờ được vì LỢI NHỎ HẠI TO không lường trước được. Cái hại trước mắt là một nước tự nhận có văn hoá ngàn năm, tự xem là siêu cường lãnh đạo thế giới lại không tôn trọng luật pháp quốc tế. Trung Hoa là một thành viên được xem là có mặt trong ngày thành lập tổ chức LHQ, một tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ hoà bình thế giới, trở thành nước gây hấn và phá hoại hoà bình ở tây Thái Bình Dương. Đó là sự tổn thương danh dự mà Trung Hoa Cộng Sản đang gánh chịu. Hoa Kỳ, Nhật và các nước Tây Phương không muốn khêu gợi sự tổn thương to tát này nên kêu gọi các nước không nên nhảy múa trước thắng lợi pháp lý ngày 12 – 07 – 2016 này. Tất cả chỉ mong muốn có hoà bình và hy vọng Beijing tuân thủ phán quyết của Toà Án Quốc Tế La Hague.

Chánh sách mềm của Hoa Kỳ là kiên nhẫn chờ đợi tinh thần phục thiện và tôn trọng luật pháp của Trung Hoa. Trung Hoa càng ngoan cố, họ càng tốn kém rất nhiều trong việc bồi đắp đảo nhân tạo, xây cất phi đạo, dùng tiền để có nhiều nước ủng hộ đường lối của mình như Cambodia, Kenya, Liberia, Angola, Madagascar, Senegal, Papua New Guinea. Không ủng hộ viên nào làm việc không công.

Chánh sách cứng là tiếp tục cho tàu bè và phi cơ tuần tiễu trong hải phận và không phận của những đảo nhân tạo với ước vọng mong manh rằng Trung Hoa Cộng Sản không ngại đối đầu với một tàu cá Việt Nam nhưng họ không muốn đối đầu với Hoa Kỳ như nghị sĩ Ben Cardin nói. Đến thời gian T không xa, nhận xét đó không đứng vững. Đó là lúc chánh sách cây gậy phải được thực thi. Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc sẽ làm bá chủ hoàn cầu hay mất sạch những gì đang có ?

 

 

Phán Quyết La Haye Và Thái Độ Việt Nam! Và Tại Sao Nhơn Quyền Vẫn Còn Xa Lạ Ở Việt Nam? – Phan Văn Song

Nhờ Phi Luật Tân, lẽ phải đã thắng, Tòa Án Quốc Tế La Haye đã phán quyết rõ ràng chánh sách xâm phạm, bành trướng bá quyền của Trung Cộng là hoàn toàn sai và những luận điệu nhơn danh lịch sử của Tàu là không có cơ sở và bị bác bỏ. Thế nhưng, nhà cầm quyền Cộng Sản Bắc Việt chỉ biết « ủng hộ » suông thôi ! Và còn đàn áp, đánh đập, dùi cui, bắt bỏ tù các người dân chủ biểu tình chống Tàu.

Còn chờ gì nữa mà không cùng Phi Luật Tân đòi lại chủ quyền hai quần đảo « đất nước quê hương lịch sử của Việt Nam » Hoàng Sa và Trường Sa ? Còn chờ gì nữa, mà không buộc Formosa phải « thật sự » bồi thường ngư dân Việt Nam. ? Ngữa tay nhận 500 Triệu chung chung, khơi, khơi là một nỗi nhục !

Phải có một chánh sách, một chương trình bồi thường rõ ràng : cho mỗi ngư dân, cho môi trường, vùng biển…Và Phải có một đề án kiểm soát của Việt Nam trong mọi đầu tư nước ngoài, để không còn những Vũng Áng, Nhân Cơ những thiệt hại kiểu Cá Chết, Bùn Đỏ xảy ra nữa …

Và Quan trọng hơn phải để người dân trong vùng có quyền kiểm soát, có quyền khiếu nại vì họ là những người bị thiệt hại, là những nạn nhơn đầu tiên khi có tai nạn ! Đó là NHƠN QUYỀN !

Nhưng đối với Việt Nam Nhơn Quyền VẪN là một quan niệm, một Ý niệm XA LẠ-VÔ DANH-VÔ NGHĨA-DƯ THỪA-PHẢN ĐỘNG !

Nhà Cầm Quyền Cộng Sản Hà Nội có biết không ? Rằng :

Quyền Con người là những quyền tự nhiên, những quyền cổ điển ? :

Quyền Tư Tưởng, Quyền Đi Lại, Quyền Thông Tin, Quyền Ngôn Luận …và nhiều nữa, tất cả những « quyền xưa » ấy, « quyền cổ điển » ấy, « quyền ai cũng biết rồi, khổ lắm nói mãi » ấy, nhờ ngày nay vì ăn, vì ở, vì sống ở Âu Mỹ, người Việt tỵ nạn Cộng Sản chúng ta hầu như không ai nói đến, không ai nghĩ đến, chúng ta sử dụng các quyền ấy một cách tự nhiên, chúng ta thản nhiên sống với những quyền ấy, trong những sanh hoạt hằng ngày, trong cả những cử chỉ hằng ngày, chúng ta chỉ cảm nhận được, biết được, và chỉ phẫn nộ, hay đấu tranh đòi hỏi, khi một ai đó dám « xâm phạm ».

Ngày nay, ở các quốc gia tiên tiến Tây phương, Âu châu, Mỹ, đấu tranh, bàn cãi, tranh luận cho các quyền của các thành phần « thiểu số » trong xã hội. Trong các xã hội Âu Mỹ Tây phương, các « thành phần xã hội » ấy được chia xếp thành nhiều thành phần đa dạng, với nhiều đòi hỏi đặc biệt, với các đặc quyền đặc lợi. Chia theo thứ tự hàng dọc, trên dưới giai cấp giàu nghèo, bằng cấp, « cổ trắng » hay « cổ xanh », nhưng cũng chia theo hàng ngang, theo cộng đồng, tùy mầu da, tùy chủng tộc, tùy thời gian tỵ nạn, tùy hội nhập, cư ngụ, tùy vùng… chia theo Tôn giáo, chia theo tập quán tình dục (đồng tình luyến ái) chia theo cả mập ốm,  béo tròn … Ngày nay, người Tây phương sợ «  kỳ thị » đủ mọi thứ…từ tên tuổi, già trẻ (có những chổ công cộng chống trẻ con, có nơi chống người già, có nơi chống súc vật), đến nhơn danh sức khỏe, cấm hút thuốc, cấm ăn mỡ, cấm uống rượu… Những quyền đặc biệt các thành phần « thiểu số » ấy phải được phát biểu, ít ra phải được đem ra tranh luận, biểu quyết, thậm chí là những đề tài đấu tranh, tranh cử…

Thử thí dụ về « quyền Đàn Bà » (dưới cái đề tài chung chung « Đàn bà »), nhiểu tiết mục khác nhau cho nhiều Quyền khác nhau, và đấu tranh khác nhau. Khi thì « Nam nữ bình quyền » đơn thuần : Nam nữ bình quyền trong – nghể nghiệp –  lương bổng – chức vụ…Nhưng có khi là những quyền lợi bảo vệ đặc biệt cho cái « đặc biệt » của người Đàn bà : sanh đẻ, nuôi con, quyền thụ thai như ý muốn – lúc nào, thời gian nào – cả quyền phá thai nữa – cả quyền thụ thai có con nhưng không có đàn ông (Thụ thai Nhơn tạo, từ ngữ dịch sai, thụ thai lúc nào cũng Nhơn Tạo, hổng có Nhơn làm sao có thai ?) Cùng song song với quyền Phụ nữ, là « Quyền Thai nhi », bao nhiêu tuổi thai nhi có quyền ? Khi mới thụ thai ? Một tuần ? Một tháng ? Đấy là những đấu tranh, đòi hỏi, tranh chấp, trong thế giới các quốc gia tiên tiến ! …

Nhưng đối với các quốc gia chậm tiến, trong ấy có cả Việt Nam chúng ta, có những cuộc đấu tranh rất khó khăn « chỉ » để nhằm « bảo vệ nhơn phẩm người phụ nữ » : chống lại những tập tục hủ lậu các nước chậm tiến : nào là cưởng hôn, tảo hôn, ấu hôn, mua trinh, giá trị của màn trinh, cắt quy đầu âm hộ, may âm hộ … hay cả mua bán phụ nữ… Đấu tranh nhằm bảo vệ vai trò người đàn bà trong gia đình cũng vẫn còn là một vấn đề trong thế kỷ thứ 21 nầy ! Nào bịt mặt, bịt đầu, nào đàn bà không được ra đường một mình, « tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử » của Khổng giáo hủ Nho, ra đường phải có đàn ông, hoặc chồng, hoặc con trai, cháu trai dẫn dắt của Hồi giáo…

Ngày nay, nếu Quyền « làm lễ hôn phối giữa người đồng tính » tạo xì-căng-đan cho mọi xã hội, thì Quyền phải « có nhà ở » cho mọi công dân, Quyền một người ngoại quốc « có di trú thường trực» được bầu cử, Quyền được « lánh nạn »… đang diễn ra ở các quốc gia Tây phương, là những bước tiến đáng để chúng ta suy nghĩ ! Thế giới phương Tây ngày nay đưa nhiều ý kiến, nhiều quan điểm đấu tranh về Nhơn quyền. Nhiều đến một anh bạn người Syrie, tỵ nạn chánh trị không hiểu được, anh bảo, làm sao dân Syrie chúng tao làm cách mạng Dân chủ, đòi hỏi tôn trọng Nhơn quyền được ? Khi tụi bay, (nói chuyện với người viết) bảo Nhơn quyền có cả quyền « các con vợ có quyền ngang chồng trong gia đình, dám bàn cải với chồng, dám không nghe lời chồng ». Khi cả các thằng « đồng tình luyến ái » được quyền sống tự do, cái mà Chúa cấm (Chúa của Hồi giáo), nay lại đòi làm lễ hôn phối mà tụi cũng không nhốt, không bỏ tù, ở xứ tao là tụi tao treo cổ vì phạm tội Chúa ? Khi người viết trả lời rằng, đàn bà là 50%, có khi 60% nhơn loại, và những người đồng tình luyến ái cũng là con người, cũng là Con Chúa, cũng là anh em chúng ta, và nếu họ cần yêu người đồng tính, họ chỉ tìm hạnh phúc với người đồng giới tính, là biết đâu, đó là do ý Chúa. Nếu thật sự các anh là những người ngoan đạo, thi các anh phải thương yêu tất cả…như tình yêu Thiên Chúa thương yêu tất cả nhơn loại. Anh bạn người Syrie đến nay vẫn không hiểu mình, khi mình nói Dân chủ đầu tiên là nghe ý kiến người khác, và nếu mình không đồng ý vẫn phải tôn trọng ý kiến người khác, Dân chủ là những dị biệt, những bất đồng sống cạnh nhau, không bắt buộc phải hòa hợp với nhau ? trao đổi, thông cảm, tương kính, và phục vụ cho một cộng đồng chung, vì đó là trật tự xã hội.

Người viết xin kể với quý độc giả câu chuyện trên để chứng mình rằng quan niệm Dân chủ còn rất xa vời với nhiều dân tộc, nhiều văn hóa khác nhau. Người bạn Syrie của tôi là một anh chiến sĩ Dân chủ đáng khen, đáng nể phục, chống độc tài Bachar al-Assad, anh thường kể cho tôi biết những giấc mơ Dân chủ của anh, anh có những giấc mơ dân tộc Syrie được những Quyền con người, Quyền công dân, những Quyền « tuy rất xưa của thế giới phương Tây »  như « Quyền ngôn luận », « Quyền bầu cử », « Quyền đi lại », quyền…, quyền… Nhưng anh không đồng ý với vài cái quyền, anh tranh luận với tôi về « Nam nữ bình quyền », anh chấp nhận « có thể » có đàn bà làm đại biểu, dân biểu Quốc hội, nhưng chỉ  « đại diện khối Đàn bà », « đại diện tiếng nói phụ nữ », anh chấp nhận đàn bà đi học, có bằng cấp, nhưng chỉ trong những ngành nghề « đàn bà », như  đàn bà « có thể » làm Bác sĩ « để chửa bịnh, khám bịnh đàn bà », làm Cô giáo, làm cô Hộ sinh…Ráng lắm, anh chấp nhận cho đàn bà làm Tổng Bộ trưởng các  Bộ « Đàn bà », các Bộ « Gia đình »…Ráng thêm tý  nữa … Bộ « Xã hội » hay Bộ  « Y tế » Chứ các Bộ Kinh tế, Quốc Phòng, hay Thủ Tướng thì … Đàn bà biết cái gì mà làm ! Và đến cả ngày nay,mặc dù  anh tỵ nạn ở Pháp, từ cả năm nay, sống trong một gia đình người Pháp, rất tiến bộ, nói sành sõi hai sanh ngữ Anh Pháp …anh vẫn tiếp tục trình bày say sưa những quan niệm ấy, mặc dù anh có kiến thức đại học, mặc dù anh là một chiến sĩ Dân chủ, mặc dù anh đã ở Syrie, biết thế nào là độc tài, đánh nhau, vào sinh ra tử … Anh hiện bị thương, cụt một chân, anh về dưởng thương ở một gia đình người Pháp ủng hộ phong trào kháng chiến Syrie quen với chúng tôi. Tôi thường đến thăm gia đình ấy vì cùng họ đạo (Tin Lành), và do đó làm quen với anh bạn người Syrie nầy.

Qua kiến thức anh bạn người Syrie nầy, tôi đo lường được các khoảng cách khổng lồ giữa ý thức chánh trị và quan niệm Dân chủ của thế giới thứ ba chậm tiến và các quốc gia tiên tiến Âu Mỹ. Cá nhơn chúng tôi tự hỏi : « những đấu tranh chống độc tài, những cách mạng màu các quốc gia cựu Sô-Viết, những cách mạng hoa lài, những nổi dậy A rập, những mùa xuân A rập có phải thật sự là những đấu tranh đòi Dân chủ, đòi Nhơn quyền, đòi quyền Tự quyết cho người dân hay chỉ là những bạo động cướp chánh quyền của nhóm nầy chống nhóm nọ, của phe nầy chống phe kia, giành giựt quyền lợi. Dân chủ, Nhơn quyền ? Tự do, Độc lập chỉ là những bánh vẽ, những chiêu bài rỗng tuếch bán cho người dân, những nạn nhơn muôn thuở của muôn cuộc Cách mạng, của muôn cuộc Chiến ? ». Hỏi để mong quý vị trả lời giùm.

Ấy là chúng tôi, người viết không dùng chữ « tự do », đi với chữ « quyền ». Vì đối với cái suy nghĩ của những công dân các quốc gia tiên tiến, dùng thêm từ « tự do » với từ « quyền » biến thành điệp ngữ « pléonasme », đúng hơn là điệp ý. Việt Nam ta đấu tranh đòi Tự do Ngôn luận, Tự do Tư tưởng…Đòi như vậy, Nhà nước Cộng sản cầm quyền sẽ trả lời, và đã trả lời rằng « Người dân Việt Nam có quyền chứ ! có tất cả mọi quyền, nhưng không được tự do lung tung đó thôi ». Quan niệm vả từ ngữ « lề phải » xuất phát do từ đấy. Để so sánh, Nhà cầm quyên Việt Cộng ưa dùng từ ngữ « Dân chủ Đa nguyên », để nói họ vẩn Dân chủ nhưng họ vì Đảng nên Độc Đảng thôi ! Dân chủ phải là Đa Nguyên, Đa Ý, Đa quan điểm, Đó là cái tự nhiên ! Nói Dân chủ Đa nguyên là điệp ý và tai hại hơn mở cửa cho Việt Cộng nói bướng nói láo, cãi chầy cãi cối ! Như vậy :

Đòi Quyền, là đủ rồi… Bản Tuyên Ngôn Quốc tế Nhơn Quyền đã nói chữ quyền là đủ rồi. Quyền là cái điều tự nhiên của Con Người. Tại sao phải thêm chữ Tự do, chỉ vì anh cấm cái quyền tự nhiên của tôi.

Lịch sử Nhơn Quyền :

Hôm nay, ta ôn cố để nói rằng những cái « quyền mà ta cho là xưa » là cổ điển ấy, cũng không tự nhiên mà có. Nó là cả một gia tài trong một gia phả đấu tranh, một lịch sử dài phát xuất từ gốc judéo-chrétien – do thái cơ đốc giáo, và đặc biệt do các cuộc đấu tranh của các phái Cơ đốc Tin lành.

Những người đầu tiên đòi nhơn quyền, đòi quyền (tự do) tư tưởng cho những người ngoài Thiên Chúa giáo là những nhà truyền giáo người Tây Ba Nha, Giòng Tên – Jésuites, Thiên Chúa giáo La mã, trong thời kỳ xâm chiếm các thuộc địa ở Nam Mỹ : Anton de Montesinos, Francisco de Vittoria và đặc biệt Bartolomé de Las Casas, ba vị ấy lập ra nhóm « Trường phái Salamanque ». Chính ba nhà truyền giáo ấy đã đứng ra bảo vệ những thổ dân Nam Mỹ (Indios-Việt Ngữ dịch sai là Mọi Da đỏ) không để các nhóm di dân gốc Âu châu khai thác họ và biến họ thành những người nô lệ. Những Quyền mà Vittoria bảo vệ và đòi hỏi cho thổ dân Nam Mỹ là Quyền được (tự do) đi lại, Quyền tư hữu, Quyền có thể tậu nhà, tậu gia sản, đất đai, Quyền bình đẳng như một công dân khác và Quyền không được một ai đuổi họ ra khỏi nơi họ cư ngụ, nhà vườn, tài sản (rf thử so sánh : chuyện Đoàn Văn Vươn ở Việt Nam ngày nay)

Những tư tưởng của Vittoria đã giúp linh mục Giòng Tên – Jésuite Francisco Suarez (1548-1617), một nhà hiền triết, một nhà thần học, một luật gia, được người đời thường so sánh với Saint Thomas d’Aquin (1225-1274). Francisco Suarez với Luận án Tractatus de Legisbus ac de Deo legislatoreLuận về Luật và Chúa, Người làm Luật, Ngài được xem là cha đẻ của Luật Quốc tế, Ngài cũng tuyên bố rằng các lãnh thổ của dân bản địa Indio từ nay là đất bất khả xâm phạm, không một vương quyền nào kể cả Vua Y Pha Nho, kể cả ông Giáo Hoàng, không một di dân gốc Âu châu nào có quyền xâm phạm, người bản địa Indio sanh đẻ trên đất nước mình có mọi Quyền như một di dân Âu châu Thiên chúa giáo.

Anh Quốc, Mỹ Quốc, Pháp Quốc :

John Locke (1632 -1704), một nhà triết học, hưởng tinh thần và giáo huấn của cha mẹ, một gia đình Tin lành ngoan đạo, ủng hộ phe ông hoàng Tin Lành Anh Giáo Guillaume d’Orange-Nassau (1650-1702) trong cuộc tranh chấp Ngai Vua Anh Quốc từ 1660 đến 1689. Khi lên được ngôi năm 1689 Ngài lấy tên là Vua Guillaume III. Trước đó Ngai Vua Anh quốc do Charles II 1660-1685 và Jacques II 1665-1688, gốc Thiên Chúa Giáo La mã.

John Locke phục vụ cho Vua mới, đặt những viên đá đầu tiên cho một « Nhà Nước Pháp Trị » : « mỗi người đều được hưởng những quyền do xã hôi do Nhà Vua (Nhà Nước) tạo lập, tôn trọng và khởi xướng ». Tư tưởng của John Locke đã giúp đở tạo thành Bản Tuyên Ngôn Nhơn Quyền đầu tiên của lịch sử nhơn loại, năm 1689 : the Bill of Rights.

Bill of Rights nhìn nhận một số quyền cho người công dân và người thường trú trong một nền quân chủ lập hiến và quan trọng hơn cả, ngăn chận một phần các quyền hạn của Nhà Vua để trao trả cho người dân qua nhóm đại diện là Quốc hội.

Nếu chúng ta có dịp đọc kỹ bản văn Bill of Rights nầy, chúng ta sẽ thấy sự ảnh hưởng sâu xa của cuộc nội chiến Tôn giáo đã xâu xé lịch sử Anh Quốc suốt thế kỷ thứ 17. Thật vậy đây là một bản văn do phe thắng trận viết. Cũng vì phe thắng trận là phe Tin Lành, nên người Tin Lành nhấn mạnh rằng từ nay, sẽ không chấp nhận những đàn áp Tôn giáo do Triều đình (bất cứ Tôn giáo nào) đàn áp người Tin Lành (Tự do Tôn Giáo, Tự do Thờ phượng). John Locke rất chú ý, và nhấn mạnh nhiều lần những điểm nầy.

Bản văn Bill of Rights đã làm nền tảng :

Cho Tuyên Ngôn Virginia tháng 6 năm 1776, 

Cho Tuyên Ngôn Độc Lập Huê kỳ ngày 4 tháng 7 năm 1776, do Thomas Jefferson thảo

Tuyên Ngôn Quyền Con người và Quyền Công dân Pháp tuyên bố ngày 26/ 8 năm 1789.

Tuyên Ngôn Huê kỳ đều do hậu duệ hay chính những thuyền nhơn của chiếc thuyền Mayflower cặp đất Mỹ Tự do, tỵ nạn năm 1620, gồm toàn là những Giáo dânTin lành người Anh. Những dân tỵ nạn người Anh nầy đấu tranh để được độc lập đối với Mẫu quốc Anh. Họ đòi Vương triều Anh phải tôn trọng họ, trao cho họ Quyền Ngôn luận, Quyền Tôn giáo và Tâm linh. Bản kêu gọi lòng bao dung Tôn giáo và sự đãi ngộ ôn hòa đối Tôn giáo trong văn phong, trong lời lẽ của bản kêu gọi phản ảnh sự lo lắng của nhóm Tin lành đối với thái độ gây hấn và đàn áp người Tin Lành của Vương Triều Anh lúc xưa. Làm như Nhơn quyền và những Quyền Con người chỉ được nói đến trong một không khí đàn áp đầy sợ hãi !

Làm như phải nói đến, phải đấu tranh, phải bảo vệ Nhơn quyền, chỉ khi nào Nhơn quyền bị xâm phạm.

Nhưng ngày hôm nay, Nhơn quyền được nói đến nhiều. Nhiều Hiệp hội quốc tế được ra đời để bảo vệ Nhơn quyền, để quan sát xem ở đâu Nhơn quyền bị xâm phạm. Và cũng như thành ngữ « Quét nhà ra rác ». Càng quan sát, càng bảo vệ Nhơn Quyền, càng nhận thấy Nhơn quyền bị đàn áp mỗi ngày một nhiều, và ở những nơi chúng ta không tưởng tượng được.

Tuy nhưng, Giáo hội Vatican vẫn chống  :

Năm 1776, khi Tuyên Ngôn Huê kỳ được công bố, Tòa Thánh Roma phản ứng chống ngay, cho đấy là Tà giáo. Roma cho đấy là kết quả của Tin Lành, chống lại Nhà Thờ La mã. Cũng vì lý do đó, mà Tòa Thánh Roma kết án ngay bản Tuyên Ngôn Pháp ngày 12 tháng 7 năm 1790. Chính cái điều số 10 là cái điều nguy hiểm nhứt đối với Giáo hội La mã : Điều 10 Tuyên Ngôn Quyền Con Người và Công dân Pháp cho phép công dân Pháp có quyền Tôn giáo và Tín ngưởng không bị ràng buộc bởi Nhà Nước. Giáo hội Thiên Chúa Giáo La mã chỉ chấp nhận Quyền Tín ngưởng nầy sau Công đồng Vatican II ngày 7 tháng 12 năm 1965.

Còn Việt Nam ?:

Là một nước Cộng sản chủ nghĩa và Xã hôi chủ nghĩa, Việt Nam hoàn toàn không biết Nhơn quyền là gì cả ! Và khổ thay, cả người công dân Việt Nam cũng không biết « quyền công dân » của họ có những gì, gồm những gì ! Chế độ độc tài, đặt Đảng trên tất cả : Luật lệ, Hiến Pháp, Quốc hôi, Nhà Nước… thì là sao biết quyền công dân, quyền con người là gì ?

Chế độ Xin/Cho. Mỗi mỗi chuyện, mỗi phải làm đơn Xin. Khi Xin thì được Phép, tức là Cho Phép. Nếu không Xin được thì Mua. Mua bằng đút lót, mua bằng bao thư… tất cả đều có giá ! Nói tóm lại : tham nhũng.

700 tờ báo, 700 cách nhưng chỉ một kiểu, để phát biểu ý kiến, nhưng không một tờ báo tư nhơn. Tất cả do Đảng Cộng sản kiểm soát. Kiểm soát Ngôn luận, kiểm soát Thông tin, chưa đủ ! Kiểm soát cả Tư tưởng. Thư riêng, blog là những phát biểu ý kiến riêng không có tầm vóc thông tin cũng bị kiểm duyệt, đi tù. Trung Cộng và Việt Cộng là hai Nhà cầm quyền đàn áp các người sử dụng mạng thông tin tin học. Đàn áp quyền ngôn luận, đàn áp quyền tư tưởng. Đàn áp cả quyền tín ngưởng. Những Nhà thờ Tin lành miền Thượng du Nam Việt, các Linh mục, các Mục sư, các tu sĩ Hòa Hảo, các tu sĩ Phật giáo đều bị kiểm soát, kiểm duyệt, sai trái có thể đi tù… Kiểm soát các Chùa , kiểm soát các Nhà Thờ, các Nhà Nguyện … buộc phải tu hành một kiểu, cúng kiến một kiểu… Thặm chí Trung Cộng đánh như thế, hạ nhục Nhà Nước Việt cộng như thế, mà người Việt Nam tử tế vẫn không có quyền bàn tán, có thái độ, tỏ thái độ, phát biểu thái độ, bất mãn, biểu tình phản đối chống Tàu là bị « dùi cui »,  là đi tù, là lãnh án. .

Nói tóm lại từ ngày 30 tháng tư 1975, dưới chế độ cầm quyền của Cộng sản, tất cả những quyền con người vắng bóng hoàn toàn trên dãi đất Việt Nam. Người dân chi có những bổn phận đối với Nhà nước Cộng sản, chỉ biết làm ăn, để sanh tồn, để sanh sống. Kiếm ăn, kiếm sống, sanh tồn qua bửa, qua ngày chả khác chi một loài thú vật. Công dân một đất nước không có quyền Trung thành với đất nước, với Tổ quốc, mà chỉ Trung thành với Đảng. Vậy thi quyền công dân ở đâu ?

Tình hình kinh tế, vật giá đang leo thang, lạm phát phi mã, dân càng ngày càng nghèo, càng đói ! Bất mãn, chống đối càng ngày càng nhiều, nhưng phong trào đấu tranh cho Nhơn quyền vẫn chưa rầm rộ, trái lại phong trào yêu nước càng ngày càng dâng cao, Trung Cộng càng làm nhục ta, lòng dân càng bất mãn. Bất mãn Tàu chưa đủ, phải bất mãn cả với Việt Cộng đã quá hèn kém, không bảo vệ được đất nước, không bảo vệ được dân, để dân ta bị nhục.

Mong rằng nỗi nhục sẽ đưa đến đấu tranh đòi Nhơn quyền, đòi Dân chủ lật đổ Cộng quyền.

Hồi Nhơn Sơn, Những ngày sau khi La Haye phán quyết nhìn nhận Tàu hoàn toàn sai lầm

 

 

Xếp hạng

– Người đàn ông đầu tiên có sữa cho trẻ em bú ở Việt Nam : Ông Thọ.

– Món hàng đặc biệt nhất mà Hàn Mặc Tử rao bán: Trăng.

– Khách sạn sang nhất thế giới: Khách sạn” Ngàn Sao” ở đường Hai Bà Trưng, Saigon (vào năm 1991).

– Việt Nam là nước giàu nhất hành tinh vì có” Rừng vàng, biển bạc”.

 

 

Hiện Tượng Cá Chết Nhìn Qua Luật Sinh Tồn Của Dân Tộc – Lê Minh Nguyên 2/7/2016

Hiện tượng cá chết xuất hiện ở bốn tỉnh Miền Trung bắt đầu từ ngày 6/4/2016 và trãi dài từ Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế. Chất độc theo dòng hải lưu và lây lan sang các tỉnh phía nam như Quảng Nam-Đà Nẵng và đi vào sợi dây chuyền thực phẩm như rong rêu, nghêu, sò, cá, chim, muối… và tiếp tục hiện hữu như trầm tích kéo dài nhiều thập niên để tương tác vào dây chuyền thực phẩm, gây ung thư lên sức khoẻ người dân như đã xảy ra trước đây ở nhiều nơi trên thế giới mà điển hình là vịnh Minamata bên Nhật kéo dài hơn nửa thế kỷ (bit.ly/29dA2I0).

Do đặc tính của chế độ là bưng bít và tuyên truyền nên đại nạn này, nó ảnh hưởng trực tiếp lên sức khoẻ của hàng triệu người dân phải mất gần ba tháng mới được chính quyền chính thức công bố hôm 30/6/2016. Sự công bố là kết quả của một sự thương lượng kín giữa chính quyền CSVN và công ty Hưng Nghiệp Formosa Hà Tỉnh (FHS – Formosa Hatinh Steel Corporation), nạn nhân hoàn toàn bị gạt ra bên ngoài làm kẻ bàng quan. Theo luật sư Trần Vũ Hải, mặc dù FHS đã chịu trách nhiệm và nhận lỗi, nhưng vẫn chưa chân thành, họ vẫn cho rằng trách nhiệm của họ không lớn mà đó là bởi lỗi của các nhà thầu phụ.

Số tiền 500 triệu đôla bồi thường là một sự móc ngoặc của CSVN và FHS, nó được nặn ra (mà không cho biết căn cứ vào đâu) để CSVN chứng tỏ là có thực thi vai trò lãnh đạo, hơn là giải quyết một cách có trách nhiệm vấn đề, vì nó quá nhỏ và gần như vô nghĩa so với sự sinh tồn của hàng triệu dân mà nhiều khía cạnh sinh tử khác không được minh bạch chỉ ra. Các chuyên gia cho rằng vụ việc chưa thể kết thúc tại đây vì những tác động lâu dài vẫn còn đó và chưa rõ hướng khắc phục. Cựu Thứ trưởng Tài Nguyên và Môi trường GS Đặng Hùng Võ nói rằng đền bù mới chỉ giải quyết được “cái ngọn của vấn đề”.

Luật Sinh Tồn nhấn mạnh đến khía cạnh giao thoa giữa sinh vật với môi trường sống. Môi trường sống quyết định không gian sinh tồn và quan năng biến cải quyết định sự sinh tồn hay tuyệt chủng của sinh vật. Hai vấn đề then chốt của sinh tồn là môi trường có còn hổ trợ cho sự sống của sinh vật hay không và sinh vật có khả năng biến cải theo sự thay đổi của môi trường hay không (với điều kiện môi trường tuy thay đổi nhưng còn sinh khí).

Áp dụng vào trường hợp cá chết, ta thấy FHS đã huỷ diệt môi trường sống của ngư dân, điển hình là CSVN nói sẽ dùng một phần trong số tiền này để “chuyển đổi nghề nghiệp sang khu vực dịch vụ, thương mại, nông nghiệp…” cho khoảng một triệu ngư dân bị ảnh hưởng. Nó giết đi ngành nghề chiến lược của một quốc gia biển, nghề vừa phục vụ sự sinh tồn cá nhân của ngư dân, vừa phục vụ sự sinh tồn của dân tộc trong việc bảo vệ ngư trường và biển đảo, giết với giá rẽ mạt $500/người.

Đây có thể không phải là vô tình mà là chủ ý của FHS, nhưng FHS đã không ngờ rằng thay vì gây ra tác hại từ từ thì độc tố lại giết tất cả trong một vùng rộng lớn, từ sinh vật nước cạn đến sinh vật nước sâu. Sự chủ ý đã được lộ ra mà điển hình là ngay sau khi sự cố nổ bùng, ông Chu Xuân Phàm, Giám đốc đối ngoại FHS, hôm 25/4 trả lời kênh truyền hình VTC News, nói rằng Hà Tĩnh “không thể được cả hai nên phải lựa chọn, hoặc là nhà máy thép, hoặc là cá tôm”, chứng tỏ FHS đã biết điều chết cá này từ trước. Nếu dân không đánh bắt cá được thì làm sao Việt Nam tranh chấp được ở Hoàng Sa, khi đội quân triệu người đã bị đối phương tiêu diệt?

Khối dân tộc Việt ở bốn tỉnh Miền Trung giờ đây đứng trước ngã ba của Luật Sinh Tồn, khi vùng đất nước này (hay không gian sinh tồn) đang mất dần sinh khí. Không gian sinh tồn này tồn tại cơ bản là nhờ vào yếu tố biển, vì nơi đây đất hẹp dựa lưng Trường Sơn và khô cằn sỏi đá. Nay yếu tố biển không còn nữa thì quan năng biến cải phải như thế nào nếu không muốn bị diệt vong?

Trước ngã ba đường này Luật Sinh Tồn bảo rằng dân ta phải Tranh Đấu, trong gene của dân tộc Việt thì cái code tranh đấu đã được khắc ghi từ khi dân tộc này hiện hữu. Dân tộc phải tranh đấu với thiên nhiên, với kẻ thù đe doạ sự sinh tồn, dù đó là Trung Quốc, là FHS hay CSVN. Dân tộc ta là dân tộc biển, với bờ biển dài xinh đẹp đã bảo vệ sự sinh tồn của dân ta từ nghìn năm, ngày nay CSVN đã cho dựng lên trên 30 nhà máy gây ô nhiễm thay vì là các trung tâm du lịch, chưa kể các nhà máy điện nguyên tử dự trù xây ở Ninh Thuận sau này. Nó chỉ phục vụ quyền lợi của đảng CSVN qua tham nhũng đậm trong các chương trình xây dựng bạc tỷ đôla và qua phát triển bằng mọi giá để phục vụ việc nắm quyền mà không cần biết đến không gian sinh tồn và dòng sống của dân tộc sẽ bị di hại ra sao!

Luật Sinh Tồn bảo rằng dân ta phải tranh đấu chống chính sách diệt chủng dân tộc Việt Nam của Cộng Sản TQ, chống những kẻ đang tiếp tay cho chính sách này là FHS và CSVN. Và để chiến thắng trong cuộc tranh đấu này, chúng ta phải có sức mạnh, khả năng biến cải và sự hợp quần.

Sức mạnh ở đây là sức mạnh hợp lực của toàn dân ta ở bên trong và bên ngoài Việt Nam. Sự biến cải để chúng ta sử dụng được lợi thế của môi trường như làm sao cho thế giới và nhất là Hoa Kỳ hiệp lực để bảo vệ sự sinh tồn của ta, hay sự đương đầu bất cân xứng (asymmetrical) với đối thủ mạnh hơn ta (David chống Goliath), thí dụ VN có thể trang bị 2,000 hoả tiển BrahMos dọc bờ biển với giá khoảng 2 triệu đôla/chiếc (hay 4 tỷ đôla) để tạo không gian “không cho tiếp cận/từ chối vào vùng” (A2/AD – Anti-Access/Area Denial), một phiên bản MAD của VN (Mutual Assured Destruction) để TQ biết rõ rằng sự sinh tồn của dân VN cũng là sự sinh tồn của dân TQ. Nếu thương lượng được với Ấn Độ để sản xuất tại VN, nó có thể rẽ hơn nhiều và số lượng có thể gấp đôi hơn. Vì có cùng kẻ thù, Ấn Độ có thể chia sẻ bản quyền cho VN. Sự hợp quần gây sức mạnh của dân ta sẽ dễ thực hiện hơn với những quốc gia có cùng cảnh ngộ, như Nhật, Phi, Ấn, vì họ đang là nạn nhân của một TQ xâm lược.

Các đại cường có khuynh hướng làm ra luật của họ chứ không muốn tuân theo luật do nước khác làm ra, hay chấp nhận phán quyết của ai đó cho dù là toà án quốc tế, cũng như không muốn xin lỗi ai. TQ đang có cung cách này và HK đã có từ lâu. Lịch sử của VN phần lớn là đấu tranh sinh tồn với TQ, dân tộc Việt đã tìm cách thoát khỏi sự đồng hoá của TQ nhờ vào năng lực biến cải, từ văn tự đến văn minh. Ông Robert D. Kaplan trong quyển “Asia’s Cauldron” nhận xét rằng nếu dân Việt không biến cải để tiếp cận với các nền văn minh khác như Ấn Độ và Hồi Giáo thì đã bị TQ đồng hoá từ lâu.

Chủ nghĩa cộng sản đặt nặng nghĩa vụ quốc tế hơn quyền lợi quốc gia. Luật Sinh Tồn của dân tộc lấy quyền lợi quốc gia dân tộc làm nền tảng cho sự sinh tồn của công dân. Trong vấn đề cá chết, sự sinh tồn của công dân và của cả dân tộc bị đe doạ, mối đe doạ lớn nhất là chính quyền (qua đảng CSVN) không bảo vệ dân mà chỉ lo độc quyền lãnh đạo, nó đưa đến chính quyền móc ngoặc với tư bản cá mập cá xà và chỉ lo làm đẹp lòng kẻ muốn tiêu diệt dân tộc VN.

Luật Sinh Tồn thôi thúc sự tranh đấu của dân ta và không chấp nhận sự diệt chủng. Để lấy lại không gian sinh tồn, như truyền thống dân tộc đã chứng minh, sự khởi nghĩa thường phát xuất từ các tỉnh Miền Trung, nơi mà sự sinh tồn của dân tộc dễ bị đe doạ và dễ bị ảnh huởng nặng nề, vì không gian sinh tồn khắc nghiệt hơn Miền Bắc và Miền Nam.

Đã đến lúc dân tộc đứng lên bảo vệ sự sinh tồn và các tỉnh đang mất không gian sinh tồn của Miền Trung ra tay phất cờ chủ đạo.

Thức ăn sạch: cung cách ăn uống lành mạnh –  TS. Mai Thanh Truyết

– Trước tình trạng thức ăn trên thế giới ngày càng bị nhiễm độc vì nhiều nguyên do khác nhau; nhưng một nguyên do chánh yếu là do cung cách nuôi “thúc” gia súc và tôm cá bằng hóa chất kích thích tố tăng trưởng, cũng như việc trồng trọt cũng được tăng cường thêm phân bón cùng hóa chất đã bị cấm dùng trong nông nghiệp. Một thí dụ điển hình nhất là việc nuôi heo của Trung cộng và dĩ nhiên “kỹ thuật” nầy đã được nhập cảng qua Việt Nam.

Thức ăn cho heo được cho thêm hóa chất Salbutamol và Clenbuterol. Hai hóa chất nầy đã bị ngành nông nghiệp cấm sử dụng trong chăn nuôi như một loại hormone tăng trưởng. Tác dụng của hai hóa chất nầy là làm cho heo tăng trưởng nhanh, tạo ra nhiều thịt nạt, và ít mỡ.

Hiện tại, Việt Nam đang trở thành nước có tỷ lệ ung thư cao nhất thế giới về tỷ lệ dân số vì nguồn thực phẩm có chứa hóa chất độc hại từ Trung Cộng, thủ phạm chính gây ung thư. Những người dân vô tội ăn phải thực phẩm độc hại do TC, cấu kết với nhà cầm quyền và con buôn vô lương tâm, đưa sang Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nhau, từ hóa chất nuôi gia súc, kích thích tăng trưởng trong việc trồng trọt, thuốc bảo quản thực phẩm. Và trung tâm phân tán tất cả những hóa chất trên và nhiều loại khác như formol, hàn the, các thứ hương liệu, phụ gia dạng bột và dạng lỏng, các thứ phẩm màu, các chất làm mềm, dẻo, dai, giòn thực phẩm… hầu hết đều gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng cùng các loại bột nêm hóa học hay các thủ thuật làm nước mắm, xì dâu giả hiệu… chính là chợ Kim Biên. Những thứ này nếu nhìn lại sẽ còn tệ hại, tàn độc, man rợ gấp ngàn lần hơn những hành động của bọn ISIS đang gây ra cho thế giới.

Vì vậy, đối với con người, việc lựa chọn thức ăn trong cung cách ăn uống ngày hôm nay rất quan trọng. Cần phải tìm các loại thức ăn sạch, nghĩa là không có chứa hóa chất kích thích tăng trưởng, hóa chất bảo quản không đúng quy định cho thực phẩm, hay các thức ăn qua biến chế v.v…

Nhưng thức ăn sạch là gì?

Bà Diane Welland là một ký giả, một nhà giáo, và cũng là một chuyên viên về dưỡng sinh nổi tiếng. Vào ngày 22 tháng 2 năm 2016 vừa qua, Bà đã viết một bài báo về “cách ăn sạch”. Chúng ta cùng quan tâm đến sức khỏe của chính mình, do đó, việc “ăn sạch” là một khái niệm trong sáng ngày hôm nay.

Có rất nhiều cách tiếp cận trong việc ăn uống “sạch”.

Các nguyên tắc về ăn sạch được dựa trên khoa học dinh dưỡng hiện tại và tương ứng với nhiều đề nghị của các tổ chức y tế và an toàn vệ sinh trong thực phẩm. Cách tiếp cận về ăn uống sạch nầy trong sinh hoạt hàng ngày cũng cung cấp cho bạn năng lượng cần thiết hàng ngày và tối ưu hóa sức khỏe của bạn. Đó là một lối sống, được xây dựng với sự linh động trong quyết định, có nghĩa là cung cách ăn uống nầy có thể được điều chỉnh để thích ứng và phù hợp với nhu cầu cơ thể của bạn.

Vào những năm 60 của thế kỷ trước, việc “ăn sạch” là một phong trào giữ gìn sức khỏe qua thực phẩm được chăn nuối hay trồng trọt giống như trong thiên nhiên, mà xa lánh cung cách chế biến thực phẩm. Tất cả, vì lợi ích của các giá trị đạo đức và xã hội, chứ không phải là vấn đề sức khỏe và dinh dưỡng.

Qua thời gian, khái niệm về ăn uống sạch sẽ trở nên tinh tế hơn và hợp với sự phát triển của khoa học hiện đại. Do đó, Bà Welland đề nghị bảy nguyên tắc cốt lõi của việc ăn uống ngày hôm nay:

 

 

1. Chọn toàn, thực phẩm nuôi trồng tự nhiên và tìm cách loại bỏ hoặc giảm thiểu các thực phẩm chế biến.

2. Không dùng các loại thực phẩm đã tinh chế.

3. Trong mỗi bữa ăn, cần phải cân bằng số protein, carbohydrate và chất béo. Hầu hết chúng ta thường ăn nhiều carbohydrate và chất béo, nhưng chúng ta thường “bỏ quên” protein, đặc biệt là trong buổi ăn sáng và trưa. Protein rất quan trọng vì nó cũng có thể giúp kiềm chế sự thèm ăn của bạn. Khi ăn thức ăn có nhiều protein giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn.

4. Hạn chế các chất béo, muối và đường.

5. Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ trong ngày. Ngoài ba bữa ăn chính trong ngày như sáng, trưa, chiều, bạn cần ăn thêm hai bữa “giữa bữa”. Ăn theo cách này sẽ ngăn cản bạn ăn nhanh và ăn quá nhiều. QUan trọng hơn nữa, cung cách nầy làm cho bạn giữ lượng đường trong máu của bạn được ổn định.

6. Không uống nhiều thức uống làm tăng thêm lượng calo hàng ngày của bạn

7. Hãy vận động. Hoạt động thể chất thường xuyên nhằm mục đích làm giảm chất béo, giúp bạn đốt cháy nhiều năng lượng dư thừa mà cơ thể không tiêu thụ hết trong ngày, và giữ cho tim, phổi, và xương khỏe mạnh và mạnh mẽ.

Ăn sạch cũng là một phương pháp tốt nhứt để bảo vệ sức khỏe.

Một thực tế hết sức đơn giản là bạn không thể nào khỏe mạnh mà không cần ăn uống một cách lành mạnh. Nếu bạn ăn “rác”, tức thức ăn không lành mạnh, cơ thể của bạn sẽ tiếp cận nó và chịu nhiều hậu quả về sau, hay trước mắt. Nếu bạn ăn thực phẩm tự nhiên, tươi, cơ thể, làn da và cả tâm hồn của bạn sẽ tươi mát, tỏa sáng với một sức khỏe tốt và nhứt là… yêu đời hơn.

Ba phương pháp ăn uống sạch

Phương pháp 1:

Hóa chất, chất phụ gia, thực phẩm biến đổi di truyền (GMF-genetic modified food), chất bảo quản và thực phẩm giả tạo… cần phải được loại bỏ trong khẩu phần của bạn. Nhiều người muốn tránh các loại thực phẩm giả, nhằm mục đích cải thiện sức khỏe, nhưng điều nầy cần nên tránh.

Phương pháp 2:

1. Ăn rau quả và các loại đậu và hột trong thiên nhiên.

2. Ăn thịt trực tiếp từ cửa hàng thịt tươi. Không mua các sản phẩm thịt đóng gói sẵn bởi vì bạn không bao giờ biết những gì trong đó.

3. Thưởng thức ngũ cốc chưa được pha chế hay không thêm thắt hương vị theo thị hiếu.

4. Xem xét nhãn hiệu “thật” kỹ lưỡng để biết thành phần cầu tạo ra thực phẩm trên.

5. Ăn ít hương vị pha trộn vào thực phẩm hơn.

6. Ăn 5-6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày. Hãy nhớ, bạn đang ăn những phần nhỏ hơn. Nếu bạn thực sự có khó khăn với việc làm này, bạn chuẩn bị thường xuyên ba bữa ăn của bạn và một bữa ăn nhẹ trong ngày, và phân chia bữa ăn trưa và ăn tối lại một nửa. Bạn đã có ngay lập tức 6 bữa ăn nhỏ!

Phương pháp 3:

Ngoài ra còn có một phương pháp khác của việc ăn 3 bữa chính và thêm 1 bữa ăn nhẹ với tổng số 4 bữa ăn.

Từ đó, bạn thấy rằng cung cách ăn uống sạch sẽ có thể làm cho bạn cảm thấy một chút bị áp đặt lúc ban đầu, đặc biệt là nếu bạn có rất nhiều cơ hội thay đổi để thực hiện chế độ ăn uống của bạn. Nhưng với việc thực hiện một vài thay đổi nhỏ mỗi ngày, bạn sẽ không cảm thấy bị áp lực trong việc thay đổi cung cách ăn uống sạch. Nếu bạn cần một chút thông tin tổng quát hơn, đây là một số ý tưởng nhiều hơn để giúp bạn bắt đầu.

Đối với một số không nhỏ chúng ta, vì đã quen với các loại thức ăn nhanh, thức ăn chế biến cho nên cần phải có thêm một thời gian khó khăn với các hương vị tự nhiên của thực phẩm thực sự. Lời khuyên của nhiều nhà dưỡng sinh là “Ăn rau tự nhiên (organic) bổ dưỡng hơn là ăn rau trộn với “dressing””.

Thực phẩm sạch và “không sạch”

Khi đi chợ, bạn cần phân biệt thực phẩm nào sạch và không sạch.

Những gì bạn sẽ không nên mua là:

– Những loại thực phẩm nhân tạo, hoặc hạt được biến chế thành bột sản phẩm

– Gluten trong ngũ cốc hoặc các thành phẩm có chứa gluten.

– Các loại Carbohydrate tải đường huyết cao: Nếu bạn muốn tìm kiếm một thực đơn hoàn toàn thấp carbohydrate, chỉ cần bạn bỏ qua các mục tinh bột và thay thế bằng rau thêm. Thật đơn giản phải không bạn?

Những gì bạn sẽ nên mang theo vào thực đơn của mình là:

– Bí quyết sử dụng một loạt các loại protein khác nhau, các loại đậu, các loại hạt, các loại dầu có phẩm chất tốt, phối hợp và cân bằng trong việc pha chế thực phẩm nấu chín và thô.

– Sữa là một loại thực phẩm cần thiết dù cho bạn ở trong bất cứ lứa tuổi nào.

– Rau đậu cần thiết cho nhu cầu hàng ngày.

Nên nhớ, tất cả các bữa ăn sạch sẽ cần một lượng tương đương của các chất dinh dưỡng và năng lượng. Do đó, cần có một sự cân bằng tốt giữa các chất dinh dưỡng.

Về chế độ ăn uống: Không thể nào có một chế độ ăn uống hoặc thực phẩm có “hệ thống” nào hoàn hảo để ăn, bạn cần đi tìm một sự cân bằng tốt giữa thực phẩm động vật và thực vật, với nhiều công thức nấu ăn hài hòa khác nhau giữa carbohydrate, protein và chất béo.

Tóm lại, triết lý của chế độ ăn uống là ăn nhiều các thực phẩm có phẩm chất cao nhất, hoàn toàn sạch có nguồn gốc từ thực vật và động vật khỏe mạnh. Một thí dụ điển hình là dân tộc Nhựt có đời sống dài hơn tất cả các dân tộc trên thế giới vì họ ăn thức ăn trong tự nhiên, ăn nhiều cá, hạt, rong biển, và các sản phẩm đậu nành lên men và trái cây, kết hợp vào bữa ăn.

Những điều y học ghi nhận về thực phẩm (trích từ bài viết của BS Trần Bá Thoại)

Về chất thịt: Theo một kết quả nghiên cứu mới nhất của Cơ quan Nghiên cứu Quốc tế về Ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các loại thịt đã qua chế biến có khả năng gây ung thư rất cao, như ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tụy hoặc ung thư tuyến tiền liệt…

Trong thịt đỏ, có nhiều chất myoglobin hơn thịt trắng, rất giàu chất đường Neu5Gc, một loại đường “không của người” (non-human sugar), sẽ thúc đẩy phản ứng viêm và phát triển ung thư.

Trong tiến trình bảo quản thịt, lạp xường, thịt nguội, xúc xích, jambon người ta hay dùng diêm (lưu huỳnh) tiêu (muối diêm, saltpetre) nếu vượt quá liều sẽ gây bệnh tiêu hóa, ung thư. Ngoài ra, nitrit có thể oxy hóa huyết cầu tố hemoglobin thành chất độc methemoglobin gây tím tái, trụy hô hấp, tuần hoàn. Trong quá trình ướp và gia nhiệt, natrinitrit có thể kết hợp với acid amin (do protein phân hủy ra) để tạo ra nitrosamine có khả năng gây ung thư.

Trong chế biến thịt và các phó sản, đặc biệt khi được nướng rán một số chất gây ung thư có thể được tạo ra như acrolein, acrylamide.

Về cá: Cá cũng là thực phẩm có hàm lượng chất đạm (protein) rất cao. Protein trong cá lại rất dễ tiêu hóa, hấp thụ, tốt cho sức khỏe đặc biệt cho người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính như tim mạch, béo phì. Trong cá còn có nhiều vitamin như vitamin A, D, các khoáng chất như calcium, phốt pho, magnesium, kẽm, và i-ốt…

Khác với các loại thịt động vật như thịt bò, thịt lợn… thường giàu cholesterol, không tốt cho sức khỏe, cá chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo không bão hòa, đó là các axit béo omega-3, omega-6. Đây là thành phần đặc biệt cần thiết đối với phụ nữ và quá trình phát triển não bộ của trẻ em.

Về chất béo: Chất béo cũng là thành phần quan trọng trong bữa ăn. Tất cả chất béo là dạng ester của các axit béo. Các axit béo này được chia làm hai loại là no (bão hòa) và không no (có nhiều nối đôi).

Y học chứng minh rõ ràng rằng các chất béo no, thường có trong mỡ động vật, có nguy cơ gây bệnh hơn các chất béo không no, có trong cá và dầu thực vật.

Rượu vang: Nhiều nghiên cứu y học cho thấy trong rượu vang đỏ có các polyphenol như flavonol, flavan-3-ols, anthocyanins, axit phenolic và đặc biệt là resveratrol, giúp bảo vệ tim mạch cho người già.

Chất xơ sợi: Chất xơ sợi có nhiều trong rau, củ, thực vật. Tuy không có tác dụng dinh dưỡng nhưng chất xơ vô cùng cần thiết cho hệ tiêu hóa: Ngăn ngừa táo bón do tăng khối lượng phân và giảm thời gian vận chuyển đường ruột, cần thiết cho tế bào đại tràng hoạt động nên có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh và các rối loạn như bệnh trĩ và ung thư đại tràng. Chất xơ hòa tan làm chậm tiêu hóa và hấp thu chất bột đường, như vậy không làm tăng đường máu đột ngột sau khi ăn. Vì vậy chất xơ giúp người đái tháo đường ổn định chỉ số đường huyết. Cải thiện rõ các chỉ số chất mỡ trong máu, giảm nguy cơ bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành. Kiểm soát tăng cân, béo phì do chất xơ. Dù không có giá trị dinh dưỡng, không tạo ra năng lượng, nhưng chất xơ làm tăng khối độ và độ nhớt thức ăn, gây đầy bụng, cảm giác no kéo dài và giảm cảm giác thèm ăn.

Rong biển: Rất giàu chất dinh dưỡng – chất đạm rất cao, nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và các loại vitamin như iốt, cần thiết cho tuyến giáp trạng, calcium cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả….

Khẩu phần 3 bữa ăn và 2-3 bữa ăn nhẹ

Các thực phẩm dưới đây thể hiện những khẩu phần hàng ngày của mỗi chúng ta. Việc dung hòa thực phẩm và chia đều ra tùy theo sự hạp khẩu và sự thích ứng của cơ thể là phương cách tối ưu để có một bữa ăn vùa ngon vừa sạch.

– Bao gồm một protein nạc, nhiều trái cây tươi và rau quả, và một carbohydrate phức tạp trong mỗi bữa ăn. Lượng thức ăn ổn định sạch sẽ giữ cơ thể bạn tràn đầy sinh lực và đốt cháy calo một cách hiệu quả trong suốt một ngày dài;

– Chọn thực phẩm sạch hữu cơ bất cứ khi nào có thể;

– Uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày;

– Chúng ta “phải” là bạn của môi trường trong cung cách ăn uống, nghĩa là tránh tối đa việc tạo ra phế thải trong bữa ăn như chén, đũa, ly… dùng một lần;

– Hạn chế uống rượu, hàng ngày, chỉ uống với một ly rượu vang đỏ chứa nhiều hóa chất chống oxy hóa.

– Thực phẩm sạch chỉ chứa một hoặc hai thành phần. Bất kỳ sản phẩm với một danh sách thành phần dài là một phần do con người làm ra và không nằm trong danh sách của chế độ ăn uống sạch sẽ.

Tránh các loại thực phẩm chế biến và tinh chế như bột mì trắng, đường, bánh mì và mì ống. Thưởng thức carbohydrates phức tạp như các loại hạt.

Một kẻ thù của tim mạch là mỡ trans. Mỡ trans là các loại mỡ động vật hoặc thực vật có chứa những carbon không bão hòa, được hydro hóa. Mỡ nầy được dùng trong việc chiên, xào thực phẩm như french fries hay gà chiên trong các tiệm thức ăn nhanh, nhằm mục đích làm cho dai, giòn lâu ngay khi để nguội…

Tránh các chất bảo quản, chất phụ gia màu và chất kết dính, chất ổn định, chất nhũ hóa.

Tiêu thụ thịt địa phương nuôi trong điều kiện thiên nhiên và thủy sản biển đánh bắt tự nhiên, tránh các loại thủy sản nuôi bè dù trong nước ngọt hay nước mặn.

Kết luận

Thực phẩm là một chất kết dính trong xã hội cần được chia sẻ với những người thân yêu. Cải thiện phẩm chất cuộc sống của gia đình bạn cùng với cá nhân bạn bằng cách ăn uống sạch và lành mạnh như là một châm ngôn cần phải nghiêm chỉnh thi hành.

Các thống kê dưới đây cho chúng ta thấy nguy cơ có được thực phẩm sạch càng hiếm đi, và thực phẩm không được an toàn đang xuất hiện tràn lan trên thế giới ngày nay. Nguy cơ trên ngày càng tăng vì rất nhiều lý do khác nhau do con người tạo dựng lên.

– Năm 1945, thế giới tiêu thụ 7 triệu tấn phân bón tổng hợp, hiện nay đã tăng tới 150 triệu tấn cho mỗi năm.

– Có 500 chủng loại thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong kỹ nghệ nông nghiệp.

– Có 90% dư lượng thuốc trừ sâu được tìm thấy trong thực phẩm động vật, trong khi trái cây, rau và các loại ngũ cốc chứa ít hơn 10%.

– Trong một năm, bạn hấp thụ từ 2,7 đến 4 kg hóa chất phụ gia, đặc biệt là trẻ em, có trong đồ ngọt và thức uống nhân tạo.

– Có 1 tỷ 400 triệu con bò trên trái đất (đa số ở Hoa Kỳ) sản xuất khí thải gây hiệu ứng nhà kính tới 20% nhiều hơn so với tất cả các phương tiện giao thông vận tải hợp lại.

– Gia súc ở Mỹ và châu Âu thải ra 110 tấn phân trong mỗi giây, điều này gây ra 50% ô nhiễm nước ngầm trên thế giới.

– Trên toàn thế giới hàng ngày có 125 km² rừng nhiệt đới bị sa mạc hoá. Mỗi phút có 30 ha rừng bị phá hủy.

– Mỗi ngày trên thế giới có năm loài thực vật bị biến mất vĩnh viễn, vị chi hơn 1800 loài bị tuyệt chủng cho mỗi năm.

– Khoảng 97% chủng loại thực vật thường đã được tìm thấy trên danh sách của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ được coi là mất tích.

Thống kê trên còn dự phóng cho chúng ta thấy rằng nhân loại đang cùng nhau tự hủy diệt môi trường sống của chính mình thể hiện rõ qua các bữa ăn hàng ngày hiện tại của chúng ta.

Như vậy, ăn uống phải như thế nào mới gọi là “ăn sạch”?

Mỗi chúng ta chỉ có câu trả lời riêng cho chính cá nhân mình mà thôi!

Ngạn ngữ Anh có câu “Con người tự đào mồ bằng chính hàm răng của mình” (People dug graves with their own teeth).

Ông cha ta cũng có lời khuyên: “Bệnh tật đến từ chính miệng của chúng ta”.

Houston, 25.06.2016

Mai Thanh Truyết – Hội Khoa học & Kỹ thuật việt Nam (VAST)

 

Cuộc đảo chính ông Hoàng Sihanouk năm 1970 –  Trọng Đạt

Diễn tiến lịch sử

Đây là một biến cố chính trị lớn trong chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, nó đã lôi cuốn xứ Chùa Tháp vào cuộc chiến tranh đẫm máu, năm năm sau đưa tới tấn thảm kịch diệt chủng hàng triệu sinh linh. Cuộc đảo chính cũng đã gây ảnh hưởng lớn tới sự phân hóa trầm trọng giữa lòng nước Mỹ. Sự kiện này cũng ít được nhắc đến, trong số các sách vở đề cập tới biến cố, Kissinger kể lại chi tiết hơn các tác giả khác trong hồi ký của ông (1T).ựa theo lời Kissinger và có tham khảo thêm các dữ kiện trong hồi ký của Tổng thống Nixon và vài tác giả khác. ôi d

Gần 30 năm nay chính trị xứ Căm Bốt (tiếng Anh Cambodia, Pháp Cambodge) đồng nghĩa với cá tính của ông Hoàng Sihanouk. Ông lên ngôi năm 1941 khi 18 tuổi, thoái vị năm 1955 (2), làm Thủ tướng tháng 6-1960, được Quốc Hội Miên bầu làm Quốc trưởng. Sihanouk đã lãnh đạo vương quốc Cao Miên giành dộc lập từ tay người Pháp năm 1953. Ông là nhà lãnh đạo khéo léo đánh đu giữa Đông và Tây, giữa Nga-Tầu, giữa CS Bắc Việt và Việt Nam Cộng Hòa, giữa tả khuynh và hữu khuynh trong nước. Ông giữ cho xứ Chùa Tháp được hòa binh trong khi Đông Dương bị sâu xé vì cuộc chiến tranh khốc liệt.

Số là ngày 7-1-1970 ông Hoàng cùng gia đình sang Pháp nghỉ hè và cũng để chữa bệnh béo phì. Đứng đầu chính phủ là Thủ Tướng Lon Nol, người được ông cử lên giữ chức vụ này tháng 8-1969 là người tín cẩn nhất cùng với Đệ nhất Phó thủ tướng Sirik Matak. Sihanouk có nhiểu khuyết điểm như không đuổi được CSBV chiếm biên giới phía đông, tham nhũng. Tháng 7-1969 Mỹ tái lập bang giao với Căm Bốt sau khi bị đoạn giao từ tháng 5-1965. Hà Nội đã dùng đất Miên để đánh Mỹ và VNCH bất chấp luật quốc tế công pháp. Sihanouk khuyến khích Mỹ oanh tạc các căn cứ CSVN tại biên giới. Ngày 30-7-1969 TT Nixon gặp TT Thiệu tại Sài Gòn, Nixon hỏi ý kiến Thiệu về Sihanouk, ông Thiệu cho biết hiện nay Sihanouk không tốt, chúng ta không muốn tình hình xấu hơn, theo ông hoặc Quân đội Miên (Lon Nol) hoặc Cộng Sản có thể lật đổ Sihanouk, Miên rất yếu có thể CS sẽ chiếm xứ này.

Nixon và Kissinger đồng ý với Thiệu, bi kịch Căm Bốt do căng thẳng nội bộ, nó đã đảo lộn sự cân bằng mà ông Hoàng đã gìn giữ. CSBV đóng quân tại Miên khiến người dân thù ghét người VN chiếm cứ đất nước họ. Đất Sài Gòn cũng là đất Miên bị VN chiếm từ thế kỷ thứ 19, nếu quân Pháp không tới (Đông Dương) có thể toàn cõi xứ Chùa Tháp đã bị người Việt chiếm rồi (3) Người Miên ghét người Việt có từ xưa nên Sihanouk không đuổi được CSVN ra khỏi đất Miên khiến người dân bất mãn, ông mất uy tín nhiều.

Ông Hoàng công khai phản đối CSBV xâm phạm chủ quyền. Tháng 6-1969 (tức 3 tháng sau khi Nixon cho oanh tạc B-52 tại căn cứ địch biên giới), trong một cuộc họp báo ông nói tỉnh Ratanakiri nay là đất của BV và VC, họ đã xâm nhập tỉnh Svay Rieng. Tháng 10-1969 báo Sangkum của Sihanouk phản đối BV và VC đóng quân tại biên giới Việt-Miên. Tháng 12-1969 Sihanouk ca ngợi vai trò của Mỹ tại miền Nam VN, sự hiện diện của Mỹ khiến các nước nhỏ như Cam Bốt được người Âu châu và CS Á châu nể trọng.

Ngày 15-12-1969 Sihanouk lên tiếng chửi CS gây thiệt hại cho Căm Bốt, ông nói nếu đoạn giao với Mỹ thì cũng phải đoạn giao với CS và ông quyết định không đoạn giao với Mỹ như có người đề nghị. Ngày 22-2-1970  nghỉ hè xong, ông cho biết tháng 3 khi trở về Căm Bốt sẽ ghé thăm Nga và Trung Cộng để nhờ họ giúp loại bỏ sự hiện diện của CSVN tại Miên. Ngày 8-3-1970 dân làng thuộc tỉnh Svay Rieng biểu tình chống CSBV chiêm đóng Cao Miên , ngày 14-3 hai chục nghìn thanh niên Miên biểu tình trước tòa đại sứ CSBV và VC tại Nam Vang (chắc do chính phủ giúp tổ chức).  Quốc Hội Miên nhóm họp xác định đất nước họ trung lập và bảo vệ đất đai. Họ đòi tăng cường quân đội mà ông Hoàng để yếu vì ông sợ phản.

Từ Paris Sihanouk điện tín cho bà Mẫu hậu tại Nam Vang nói “một số nhân vật trong chính phủ muốn giao đất nước vào tay Đế quốc tư bản”  và ông sẽ về Nam Vang ngay để hỏi ý kiến dân quân quyết định. Tại Paris ông Hoàng trả lời phỏng vấn nói BV, VC hoặc tôn trọng nền trung lập của Căm Bốt hay để đất nước này rơi vào tay một chính phủ thân Mỹ. Ngày 12-3, Phó Thủ tướng Sirik Matak tuyên bố bãi bỏ giao thương với VC và sẽ cho tăng quân đội thêm lên mười ngàn người.

Dân Nam Vang biểu tình bài người Việt Nam, họ tấn công các nhà thờ, cửa hàng VN. Ngày 13-3 Bộ ngoại giao Miên yêu cầu tòa Đại sứ BV, VC phải cho rút hết lực lượng của họ khỏi lãnh thổ xứ Chùa Tháp ngày 15-3-1970. Cùng  ngày (13-3) Sihanouk rời Paris qua Nga mà trước đây ông muốn về Nam Vang ngay, mặc dù Chủ tịch Nga Podgorny khuyên ông nên về nước hôm sau nhưng ông lại ở Nga năm ngày để xin viện trợ quân sự. Sau đó ông lại không về Nam Vang mà đi Bắc Kinh và cho biết (trong hồi ký) Lon Nol và Sirik Matak không cho ông về, tới 18-3 Quốc hội mới truất phế ông, phi trường Nam Vang đóng cửa. Ông được hung tin do Thủ tướng Nga Kosygin báo khi trên đường ra phi trường Moscow. Nhóm tùy viên của ông không dám nói cho biết tin sét đánh này, 92% các vị dân cử  Miên đã bỏ phiếu truất phế ông.

Khi tới Bắc Kinh ông Hoàng được Chu Ân Lai đón tiếp, ôm tại phi trường như không có gì sẩy ra, Chu cam kết vẫn coi ông như Quốc trưởng Cam Bốt. Đây không phải là cuộc đảo chính quân sự mà là một chính phủ Sihanouk không có Sihanouk. Sau này Sainteny (chính trị gia Pháp) cho biết nếu Sihanouk về Nam Vang sớm ít ngày thì sẽ không bị lật đổ, ông quá tự tin chẳng lẽ những cận thần trung thành lại lật đổ ông. Nhưng sau này theo như ông kể lại, bà Mẫu hận ở Nam Vang điện tín cho ông biết nếu trở về Nam Vang sẽ bị nguy hiểm.

Động cơ thúc đẩy Căm Bốt vào cuộc chiến đẫm máu bắt đầu từ chỗ này:  Lon Nol và Sirik Matak đe dọa dùng quân sự chống lại kẻ địch mạnh là BV, VC. Ngoài ra cũng tại Sihanouk do dự không trở lại Nam Vang, ông được phía Nga khuyên về, Mỹ cũng muốn vậy và tin rằng nếu ông về lại thì tình hình sẽ lắng dịu có lợi cho cả mọi phía. Từ 20-3 người ta không thể kiểm soát nổi tình thế.

Về vai trò của Mỹ, họ không có mục đích gì trong chuyện này, theo lời Kissinger Mỹ không can thiệp vào nội bộ Căm Bốt vì bận giải quyến tình hình Lào những tháng đầu năm 1970 và thực ra không có nhân viên tình báo Mỹ ở Nam Vang. Mỹ không biết gì về tình hình Miên, không khuyến khích đảo chính hay biết trước tí nào, thực ra Mỹ không chú ý tới Miên nhiều.

Kissinger trình văn thư lên Nixon nói: có thể Sihanouk giả vờ tạo đảo chính giả để xin Nga, Trung Cộng đòi BV, VC rút khỏi đất Miên nếu không ông sẽ bị loại bằng một chính phủ hữu khuynh thân Mỹ. Mục đích để áp lực  Nga, Trung Cộng, có thể họ (ông Hoàng, Lon Nol) thông đồng với nhau trong lá bài.

Ngày 19-3, Kissinger trình văn thư lên Tổng thống, ông cho là có thể Sihanouk sẽ về lại Nam Vang sắp xếp mọi việc. Có thể sẽ sẩy ra một trong ba trường hợp

-Lon Nol và Sirik Matak sẽ nắm chính quyền do quân đội ủng hộ.

-Hoặc Sihanouk sẽ trở về làm Quốc trưởng nhưng ít quyền hơn.

-Sihanouk thắng, quân đội chống Lon Nol.

Ngày 20-3, Kissinger và Nixon bàn về cuộc họp báo nay mai, Kissinger khuyên Tổng thống cần tôn trọng nền trung lập của Căm Bốt, Nixon đồng ý nói có thể ông Hoàng sẽ trở về lại Nam Vang nắm quyền như xưa. Trong cuộc họp báo ngày 21-3, Nixon nói không thể lường trước biến cố tại Miên và hy vọng BV tôn trọng nền trung lập của xứ này, ông hy vọng Sihanouk sẽ trở lại Nam Vang.

“Nay chúng ta tạm thiết lập liên hệ với chính phủ lâm thời do Quốc hội lập lên và ta dè dặt vì Sihanouk có thể trở về lại”

Buổi họp WSAG (Nhóm hành đông đặc biệt Hoa Thịnh Đốn)  ngày 19-3 (tại Bạch Ốc) chú trọng Lào nhiều, ít chú trọng vào Miên. Ngày 17-3 Kissinger báo cáo cho Nixon biết Lon Nol muốn tăng quân thêm mười ngàn người, Tổng thống nói ta hãy giúp họ.

Tại Bắc Kinh hôm 20-3 (sau đảo chinh hai ngày) Shihanouk lên án Quốc hội đã truất phế ông bất hợp pháp, tố cáo CIA thông đồng với bọn phản bội và bênh vực CSBV ở Miên chống Đế quốc. Hôm sau ông tuyên bố sẽ chống chính phủ phản bội tới hơi thở cuối cùng. Bây giờ nếu ông Hoàng trở về không phải để tái lập chính sách trung lập mà là rước quan thầy CS (Nga, Trung Cộng) về.

Ngày 21-3 Quốc hội Miên bỏ phiếu thuận sẽ bắt Sihanouk nếu ông trở về, báo chí tại Nam Vang chỉ trích và lên án ông. Ngày 22-3 CSBV kết án chính phủ Cam Bốt mới (Lon Nol) thân Mỹ, tố cáo Mỹ giúp lật đổ Sihanouk và tuyên bố “dân tộc ta ủng hộ triệt để cuộc cuộc đấu tranh của nhân dân Cam Bốt”. Ngày 23-3 Sihanouk tuyên bố sẽ thành lập quân giải phóng, ca ngợi CS Việt Nam, Miên, Lào chống Mỹ. Đầu tháng 4-1970 BV, VC rời căn cứ tiến về Nam Vang để lật đổ chính phủ Lon Nol, ngày 3-4 chúng tấn công Svay Rieng và thành lập “Mặt trận Quôc gia thống nhất”, Sihanouk bắt tay với CS.

Ngày 4-4 tại Hòa đàm Paris, Lê Đức Thọ lên án Mỹ giúp Lon Nol lật đổ Sihanouk, Kissinger bác bỏ, ông nói không có người lính Mỹ nào tại Miên trong khi tại Lào quân Pathet nói tiếng Việt (tức lính CS), tại Miên cũng vậy. Kissinger bàn về việc trung lập hóa Miên trở lại nhưng Thọ phản đối, ông ta nói ba dân tộc Việt-Miên-Lào sẽ đoàn kết chống thực dân, đế quốc, Thọ cũng nói phải lật đổ Lon Nol, Matak. Ngày 6-4, ông Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc U Thant tuyên bố công nhận chính phủ Lon Nol. Hà Nội không chịu thương thuyết về Căm Bốt trái lại họ mở rộng cuộc chiến xâm lăng, họ chỉ muốn nắm quyền.

Mấy tuần trước, Mỹ chỉ muốn cho Sihanouk tại vị, nay nếu ông ta trở về lại do Hà Nội sắp đặt thì Căm Bốt sẽ trở thành căn cứ hậu cần nguy hiểm của địch. Đường tiếp vận của BV qua cảng Sihanouville sẽ nguy hiểm gấp đôi, Mỹ sợ hãi một chính phủ CS Sihanouk sẽ thành một căn cứ địa và hậu cần cho CSBV và VC.

Chính phủ Lon Nol lần đầu tiên xin Mỹ giúp khi Mỹ biết Miên không thể trở thành trung lập được nữa. Ngày 9-4, Tổng tư lệnh và Tổng trấn Nam Vang (em Lon Nol) đề nghị họp với một viên chức tòa Đại sứ Mỹ.Ông nói về việc tăng quân từ 35 ngàn người lên 60 ngàn người (gấp đôi), cần ngay từ 100 ngàn tới 150 ngàn vũ khí và sau cùng từ 200 tới 250 ngàn vũ khí cả đạn dược. Xử lý thường vụ Lloyd Rives thấy con số quá lớn nên ông về Mỹ và khuyên cần giúp qua trung gian tránh can thiệp trực tiếp, nên gửi vũ khí âm thầm lén lút và đặt giới hạn số lượng để tránh cho BV có cớ đánh lớn.

Mỹ quyết định nhờ Pháp giúp Miên, lấy những súng AK tịch thu được của VC tại VNCH để giúp trang bị quân đội Căm Bốt, không hề có súng Mỹ. Rives cho Bộ giao Miên biết Pháp sẽ cung cấp vũ khí, Mỹ bất đắc dĩ phải can thiệp, Chính Phủ Miên cần tiếp xúc rất ít với Tòa Đại sứ Mỹ.

Ngày 13-4 căn cứ tiền đồn tỉnh Kampot gần biên giới Việt-Miên bị VC chiếm, chúng đánh nhiều tỉnh trong mấy ngày liền để cắt đường liên lạc với Nam Vang và để làm cho chính phủ mới sụp đổ. Lon Nol tuyên bố tình trạng đất nước lâm nguy và xin các nước ngoài giúp vô điều kiện.

Kissinger báo cáo với Nixon, ông nói ta không thể để Chính phủ Lon Nol  sụp đổ. Ông ta cho triệu tập buổi họp WSAG (Nhóm hành động đặc biệt Washington), mọi người đề nghị gửi 3,000 khẩu AK lấy được của BV, VC tại VNCH do miền Nam gửi cho Miên. Chỉ vài tuần sau khi BV, VC tấn công chiếm Miên, xứ này sẽ thành căn cứ địa CS, chương trình VN hóa chiến tranh và việc rút quân của Mỹ sẽ gặp khó khăn. Mỹ cần phải giúp ngay chính phủ Lon Nol. Ngày 4-4 Thọ từ chối bàn về ngưng bắn tại Đông Dương, trung lập Miên.

Căm Bốt đang hấp hối, CSVN nhất định chiếm hết xứ Chùa Tháp, Sihanouk nay kết bạn với kẻ thù (CS) trong khi Mỹ đang rút quân, nay Hành pháp không còn quyền lực để kiểm soát các biến cố

Trước khi đánh tiếp ván bài mới (tấn công căn cứ BV tại Miên), Mỹ phải ngừng một tí là lúc quyết định rút quân.

Kết Luận

Đa số các nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ không có thiện cảm khi nhận xét về Sihanouk, tác giả George Donelson Moss nói ông ta luôn đánh đu giữa Trung Cộng, CSVN và Mỹ, VNCH, ông ta cho BV lập căn cứ dọc biên giới Việt-Miên, cho BV xử dụng cảng Sihanoukville chở vũ khí đạn dược để đổi lại BV làm ngơ cho ông tiêu diệt Khmer đỏ (4)

Tướng Davidson (5) nói Sihanouk đu giấy giữa Trung Cộng, CSBV và Mỹ, cho BV đóng quân tại biên giới và xử dụng cảng Sihanoukville, rồi khuyến khích Mỹ oanh tạc các căn cứ BV tại biên giới với điều kiện giữ bí mật. Từ thập niên 60 tới 70, ông ngả về Trung Cộng và xa BV, những năm đầu 1970 dân Căm Bốt ghét Sihanouk, biến cố lật đổ ông Hoàng thay đổi cuộc chiến.

Phía CSBV tuyên truyền Mỹ giật dây Lon Nol lật đổ Sihanouk, một số người không thiện cảm với Mỹ cũng nghĩ như CS, sự thực không phải như vậy, đây là một biến cố hoàn toàn tự phát.

George Donelson Moss nói (trang 333) đây là một biến cố bất ngờ đối với cả Hà Nội, Hoa Thịnh Đốn.Tổng thống Nixon nói

“Cuộc đảo chính diễn ra khiến ta vô cùng ngạc nhiên, chúng ta không khuyến khích cũng chẳng biết trước tí gì về biến cố. Những kẻ cho rằng CIA kích động cuộc đảo chính cần biết rằng Mỹ không hề có một nhân viên tình báo nào tại Miên khi đó. Thật ra chúng tôi nghĩ có thể có cuộc đảo chính khi Sihanouk đi nghỉ mát” (6)

Tác giả John Prados (7) nói trong các hồi ký và hồ sơ giải mật không thấy một dấu hiệu có sự thông đồng (của Mỹ) và cho thấy Washington lấy làm ngạc nhiên khi cuộc đảo chính sấy ra.

CSBV thừa biết là Hành pháp Mỹ không muốn và không đủ khả năng giật dây cuộc đảo chính nhưng họ cứ la làng tố cáo Mỹ khích động để chúng có cớ tấn công chính phủ mới, chiếm Cam Pu Chia làm căn cứ địa.

Hành pháp Nixon không muốn làm như vậy vì họ đang lo rút quân khỏi Đông dương. Họ cũng không đủ khả năng làm đảo chính vì đang bị Quốc hội, phản chiến, truyền thông chống đối mạnh nhất là không có ngân khoản để giúp chính phủ mới. Nixon lúc này bị Quốc hội giới hạn cấp ngân khoản chiến tranh, họ muốn Mỹ phải rút bỏ Đông Dương.

Cuộc đảo chính ông Hoàng đưa Xứ Chùa Tháp tới cuộc chiến đẫm máu, những bi kịch kéo dài tới mười năm sau, kết thúc bằng cuộc diệt chủng núi xương sống máu. Nó lôi kéo CSBV, Hoa Kỳ và VNCH vào cuộc chiến lớn đưa tới phân hóa trầm trọng nội tình nước Mỹ, chưa bao giờ đất nước này bị chia rẽ đến thế.

Đầu thập niên 1960, dưới thời ông Diệm, Sihanouk thân Cộng hiềm khích với VNCH đã có lần cho tấn công tàn sát mấy ngàn người Việt tại biên giới. Chính phủ mới Lon Nol thù ghét CSVN cũng lại tiếp tục tàn sát, cáp zuồn  người Việt tại Miên kinh hoàng hơn trước. Mấy năm sau, Khmer đỏ cũng lại tiếp tục tàn sát người Việt như Sihanouk và Lon Nol trước đây.

Cao Miên lấy đạo Phật làm quốc giáo thì họ phải hiểu rõ hơn ai hết ý nghĩa của thuyết nhân quả, gieo nhân nào thì hái quả nấy, hễ ai gieo gió thì người ấy gặt bão, hậu quả là Xứ Chùa Tháp đã bị chìm đắm trong địa ngục của Quỉ đỏ một thời gian dài.

 

(1) Henry Kissinger: White House Years chương XII The War Widens,  trang 457- 475 The Overthrow of Sihanouk.

(2) Có thể xem thêm tiểu sử Sihanouk trong Wikipedia tiếng Anh, tiếng Việt

(3) Đây là lời kể của Kissinger, ông này nói không đúng, chưa có sử liệu nào xác định rõ miền Nam VN xưa là đất Miên.

(4) George Donelson Moss: Vietnam, An American Ordeal trang 333

(5) Phillip B. Davidson: Vietnam At War, The History 1946-1975 trang 624

(6) Richard Nixon: No More Vietnams trang 117-118

(7) John Prados: Viet Nam, The History of An Unwinnnable War 1945-1975, trang 363

 

 

Pháp thật sự lâm chiến? – Nguyễn thị Cỏ May

Nửa năm đầu 2016 người dân Pháp sống trong ác mộng nhiều hơn an vui. Một giai đoạn dưới mắt người ngoại quốc, Pháp thật đáng tội nghiệp vì những thảm nạn cứ liên tiếp đổ ập xuống. Là nơi bất ổn hơn hết ở Âu châu.

Tổng thống Pháp tuyên bố “ Pháp đang lâm chiến ”. Và ông vừa ban bố tình trạng khẩn trương thêm 3 tháng nữa thay vì sẽ kết thúc vào cuối tháng 7 này. Nhưng Quốc Hội lại biểu quyết kéo dài cho tới năm 2017.

Thật ra không ban hành tình trạng “ khẩn trương ” thì Pháp vẫn thật sự sống trong tình trạng “ khẩn trương”rồi. Biểu tình, đình công liên tục, đập phá tài sản xã hội, đốt xe trên đường phố, bạo loạn đổ máu, chiếm nơi công cộng kéo dài cho tới trước hôm Quốc khánh 14 tháng 7, …

Vụ khủng bố giết người hàng loạt ở Nice, thành phố du lịch phía Đông-Nam, làm thiệt mạng 84 người gồm cả phụ nữ, trẻ con, du khách ngoại quốc và 202 người bị thương trong đó có 52 nạn nhơn khó phục hồi, đã không khỏi làm cho nhiều người liên tưởng tới vụ 11 tháng 9 năm 2001 và từ đó lại nghĩ phải chăng từ nay “911” là của ta ?  Của nước Pháp ?

Chánh phủ Pháp ban hành 3 ngày tang.  Trưa thứ hai 18 tháng 7, cả nước làm một phút mặc nìệm và kết thúc quốc tang.

Con đường thơ mộng đêm Quốc khánh

Khủng bố hồi giáo đã chọn ngày lễ 14 tháng 7 của Pháp, phải chăng nhằm ý Nhà nước Hồi giáo (Daech) chủ trương chống Tây phương mà nền tảng văn hóa là tư tưởng  Dân chủ Tự do ?

Ở Đức, khủng bố hồi giáo cũng bắt đầu hoạt động. Sau vụ Nice ở Pháp, một thanh niên người Pakistan tỵ nạn vào Đức dưới lý lịch Afghanistan, dùng mã tấu và dao bén chém 5 hành khách xe lửa ở thành phố Wurtzbourg. Giết những « kẻ ngoại đạo » ( infidèles), tức những người không phải hồi giáo, để được sớm về Nước Trời» (Thơ tuyệt mạng của hung thủ để lại gởi cha). An ninh Đức nhận xét Hồi giáo ở Đức hoạt động cá nhơn đơn lẻ, trẻ tuổi, vị thành niên, chưa có hồ sơ ở An ninh. Chiến thuật này rất khó đề phòng.

Hôm 14 tháng 7 vừa rồi, ở Nice cũng vậy. Cũng chỉ một cá nhơn gây kinh hoàng. Phải chăng tổ chức khủng bố hồi giáo bắt đầu áp dụng chiến thuật mới tương tợ ? Một thanh niên á-rập, một thân một mình, lái xe cam-nhông nhắm thẳng vào đám đông, phóng xe tới để gây được tối ta nạn nhơn, tạo sự kinh hoàng trong dân chúng, làm khủng hoảng đời sống xã hội trong một thời gian khá dài.

Cho tới khi điều tra ghi lại diển tiến vụ khủng bố có kết quả, dân chúng vẫn thắc mắc tự hỏi làm sao tên Tunisien Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, 31 tuổi, có thể đem xe tải cồng kềnh 18 tấn vào được con đường La Promenade des Anglais, nơi hơn 30 000 người đang tụ tập chờ xem pháo bông truyền thống vào 22 giờ ?

Mohamed được Nhà nước Hồi giáo nhìn nhận là « chiến sĩ thánh chiến » sau vụ khủng bố qua nguồn tin của Amaq.

Thì dây trả lời thắc mắc của dư luận : vào lúc 22 giờ 45, Mohamed đi xe đạp tới chổ chiếc cam-nhông trắng, loại chở hàng đông lạnh, được Mohamed đậu sẳn từ ngày hôm trước ở một ngã tư của đường La Promenade des Anglais. Anh xếp xe đạp lại, đem cất vào cam-nhông, leo lên ngồi vào tay lái, thông thả mở máy xe và cho chạy ra đường Promenade des Anglais. Có vài xe cảnh sát đậu ở lòng đường, anh leo lên lề đường để tránh. Khi tới đám đông, Mohamed bắt đầu phóng xe tới, cán lên mọi người, vừa rút súng bắn vào đám đông. Dân chúng hoảng loạn. Cảnh sát chạy theo bắn hung thủ để ngăn chận, nhưng phải mất 2 km mới hạ được tên khủng bố. Chiếc cam-nhông ngừng lại.

Theo lời những người hàng xóm của Mohamed, anh này là một người có tâm thần không ổn định và đang ly dị vợ. An ninh pháp không có hồ sơ của Mohamed Lahouaiej-Bouhlel, ngoài những vi phạm hình sự thông thường.

Tin từ Bộ Nội vụ, ông Tổng trưởng Bernard Cazeneuve cho biết hung thủ đã trở nên cực đoan trong một thời gian rất ngắn, trường hợp điển hình của những cá nhân vừa kịp « giác ngộ» lời kêu gọi thánh chiến, ra tay hành động giết hại tàn bạo, mà không nhất thiết phải từng tham gia chiến đấu hoặc được huấn luyện dài hạn.

Bạn bè của Lahouaiej-Bouhlel kể lại biết anh ấy có ý muốn mướn xe tải đều lấy làm ngạc nhiên vì không biết anh ta mướn xe để làm gì.Và quả thật Mohamed đã mướn trước Lễ Quốc Khánh vài ngày tại Saint Laurent-du-Var.

Chiến thuật mới

Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (Daech) vẫn thường xuyên đe dọa trả đủa nước Pháp về việc Pháp tham gia liên quân quốc tế tấn công lực lượng thánh chiến ở Syria và Irak. Pháp vẫn được Nhà nước Hồi giáo chọn làm mục tiêu ưu tiên hàng đầu, sau Huê kỳ, cần phải sớm tiêu diệt. Thông cáo chánh thức của Nhà nước Hồi giáo phổ biến tháng 9/2014 hăm dọa sẽ trả thù nước Pháp.

Tới nay Lực lượng Liên quân đã giành lại 60% vùng đất và những thành phố bị Nhà nước Hồi giáo kiểm soát. Một số lớn quân thánh chiến bị mất căn cứ nên rút vào bí mật, phân tán mỏng. Những thánh chiến quân gốc Tây Âu hay Phi châu quay trở về xứ, bắt lại liên lạc với cơ sở, tiếp tục hoạt động dưới hình thức quen thuộc khủng bố.

Liên quân có tiếp tục dội bom nhưng vẫn không thể dứt điểm được quân khủng bố vì ý thức hệ khủng bố tự sát của Hồi giáo cực đoan sẽ không vì đó mà bị tiêu diệt. Khả năng khủng bố tự sát chi hết khi Tổ chức Hồi giáo không còn tuyển mộ đưọc thanh niên ở Phi châu và Âu châu sẳn sàng chết để giết người chỉ vì được nhồi nhét tư tưởng hận thù Tây phương, văn hóa Tây phương, nhơn danh một thứ tôn giáo mà chúng chưa hiểu rỏ tường tận, gia nhập mà chưa kịp tiêu hóa.

Vậy một sự hòa giải cần thiết? Một chương trình lớn, dài hạn, tổ chức hội nhập các thành phần xã hội?

Pháp đã ban hành chánh sách hội nhập, dành nhiều ưu đải cho các sắc dân di dân. Từ năm 1981, ông Mitterrand, sau khi đắc cử Tổng thống, liền hợp thức hóa cho 600 000 người phi châu hồi giáo có mặt ở Pháp không giấy tờ, vừa chuẩn bị cho 7 năm sau tái ứng cử. Cho tiền một sinh viên da đen lai pháp lập hội « SOS Racisme » bênh vực người di dân và chính những người di dân ngày nay trở thành kỳ thị dân bản xứ. Anh Chủ tịch « SOS Racisme » nhờ lý lịch đặc biệt đó mà phất lên, làm Tổng Bí thư đảng PS, rồi Bộ trưởng, Dân biểu. Qua tới Chánh phủ Hollande cũng chủ trương « o bế » các thành phần hồi giáo kiếm phiếu và  mong nhờ đó Pháp sẽ không bị khủng bố. Trong Chánh phủ có nhiều Tổng Bộ trưởng gốc dân Hồi giáo. Dĩ nhiên những người này tuyên bố chống lại Hồi giáo làm khủng bố. Thị trưởng các thành phố lớn, cả Paris, luôn luôn tỏ ra ưu ái hết mực với dân Hồi giáo. Bà Hidalgo bỏ ra 75 000 euros mở tiệc ngay trong Tòa Thị chánh Paris khoản đải Hồi giáo Paris khi kết thúc mùa chay Ramadan vừa rồi. Martine Aubry, Thị trưởng Lille, thành phố lớn phía Bắc, tới tham dự lễ hội Hồi giáo, ăn vận y phục hồi giáo, để tỏ ra « hòa mình » với cử tri hồi giáo. Bà còn tuyên bố « Có bao nhiêu người ngoại quốc hay Hồi giáo (ở trong thành phố của bà), bà không cần biết » !

Và về sanh hoạt tôn giáo tại Pháp là nước Thiên chúa giáo, Trưởng Nữ của Vatican, Hồi giáo có 2449 giáo đường, tính ra cứ 1500 tín đồ có một giáo đường nhưng Chủ tịch Hồi giáo ở Pháp, ông Boubakeur, cho hảy còn quá ít. Người hồi giáo vẫn chưa có đủ nơi cầu nguyện và làm lễ đàng hoàng. Phải gia tăng trong vài năm tới để cứ 500 tín đồ phải có một giáo đường.

Luật 1905 ở Pháp không cho phép chánh phủ tài trợ các nơi thờ cúng tôn giáo, ngoại trừ luật năm 1801 cho phép riêng 2 vùng Alsace và Lorraine, Thị xã có quyền tài trợ hoạt động tôn giáo. Phát triển hồi giáo ở Pháp nhờ Á-rặp-bi dầu hỏa tài trợ.

Một trường hợp sẽ gợi ý ít nhiều để giúp phán xét chánh sách dễ dải của Chánh phủ xã hội chủ nghĩa (Socialiste) ở Pháp dành riêng cho di dân hồi giáo khi tới Pháp. Adama, người Malien, hiện ở Thành phố Bobigny (93 Seine Saint Denis, ngoại ô Đông-Bắc Paris), có 4 vợ và 46 đứa con, lảnh trợ cấp hằng tháng 7110 euros, chưa kể thêm những phụ cấp như 6157 euros theo số con dưới 18 tuổi, và tiền nhà, tiền nhập học, sức khỏe …

Nhưng chánh sách ưu đải của Chánh phủ sẽ thay đổi chủ trương của Tổ chức Hồi giáo, họ sẽ ngưng khủng bố nước Pháp ? Người ta không muốn thấy sự dễ dải, trái lại, sẽ là điều kiện tốt để phát triển khủng bố. Mục tiêu dài hạn của Hồi giáo vẫn là hồi giáo hóa Âu châu. Và bắt đầu bằng nước Pháp. Văn hóa lịch sử ra đời Hồi giáo đã chứng minh điều đó. Khủng bố chỉ là chiến thuật của chiến lược lớn. Cũng như với việt cộng, chiến tranh khủng bố, du kích, chỉ là những mục tiêu chiến thuật, giai đoạn, của chiến tranh giải phóng để sau cùng đi đến chiến tranh cộng sản hóa toàn thế giới. Nhưng phúc đức cho nhơn loại, cộng sản đã sụp đổ. Chỉ còn bất hạnh riêng cho dân tộc Việt nam vì bổng đâu có tên Hồ chí Minh.

Nice là thành phố du lịch nhưng cũng là cơ sở của tổ chức khủng bố hồi giáo vì từ đây phát xuất nhiều thanh niên qua Syrie, Irak tham gia thánh chiến. An ninh Nice có hồ sơ. Nhưng còn bao nhiêu người chưa lộ ? Hung thủ ở Orlando và Nice hôm Quốc khánh là kẻ chưa từng tới Syrie.

Những Merah, hung thủ vụ Bataclan, hiện là thần tượng trong tim của lớp trẻ, tân tòng như Mohamed Lahouaiej-Bouhlel. Ý hệ cực đoan về tôn giáo hay chánh trị đang lớn mạnh ở lớp tuổi trẻ này. Chúng tin tưởng đời sống chỉ thật sự bắt đầu sau khi chết. Và mục đích là lên Thiên đàng. Đời sống ở đây, thế gian, chỉ có 20 %. Còn đời sống sau đó mới được 80 %. Nên chúng yêu cái chết hơn cái sống. Mọi hành động của chúng, như khủng bố giết người, đều nhằm phục vụ cho Lẽ Phải tối thượng vì góp công vào việc làm sạch sẻ thế giới này, thế giới xấu xa, ghê tởm.

Pháp sẽ thua cuộc chiến này bởi hiện nay, các phe phái chánh trị chỉ «nói» vì thật sự đều chỉ lo nghĩ làm sao thăng cử vào mùa Xuân năm  tới.

Hồi giáo có khủng bố nhưng vẫn là những lá phiếu quyết định ở vòng nhì!

Dân Tộc Sinh Tồn – GS Nguyễn Ngọc Huy

III.- Những khuyết điểm của những lý thuyết và chủ nghĩa chánh trị đã ra đời

Những lý-thuyết và chủ-nghĩa chánh-trị đã ra đời đã được trình bày trong phần thứ nhất sách này và những nhược-điểm của nó về phương-diện thuần lý-thuyết cũng như về phương-diện thực-hành cũng đã được phân-tích kỹ càng. Lập lại những lý-luận cũ là điều vô-ích, nhưng đứng trên một quan-điểm khái-quát để vạch rõ những khuyết-điểm của các lý-thuyết và chủ-nghĩa chánh-trị đã ra đời tưởng cũng cần để ta có ý-niệm rõ rệt về tánh-cách tất-yếu của một chủ-nghĩa chánh-trị muốn thành-công trong sự xây dựng một xã-hội điều-hòa.

A.-Khuyết điểm của lý thuyết thần quyền

Những lý-thuyêt thần-quyền đã phát sanh lúc con người chưa hiểu rõ những hiện-tượng thiên-nhiên trong võ-trụ nên đã dựa vào một quan-niệm rất sai lầm về đời sống của người. Vì đó, nó lấy việc phụng-sự những lực-lượng siêu-hình làm mục-đích chánh-yếu mà lãng quên đời sống thực-tế của người.

Sự sai lầm về cứu-cánh nêu ra đã làm hư hỏng cả những cơ-sở được xây dựng. Mặc dầu hệ-thống lý-luận của nó cũng có mạch lạc vững chắc và những phương-pháp và phương-tiện trị dân nó cống-hiến cho người cũng có dựa vào những kinh-nghiệm già giặn, những lý-thuyết chánh-trị thần-quyền đã thất-bại trong sự tổ-chức một xã-hội điều-hoà.

Suốt thời-kỳ ngự-trị dài-dặc của nó, nhơn-loại đã phải sống trong cảnh tối tăm hỗn-loạn. Và những khoảng thạnh-trị ngắn ngủi mà con người được hưởng lúc đó thường chỉ lả kết-quả của sự ngẫu- nhiên , của đức-tánh đặc-biệt một số người lãnh-đạo, nếu không phải là một cảm-giác do sự đối-chiếu cảnh huống đương-thời với một tình-thế quá hỗn-loạn trước đó mà có.

B. Khuyết điểm của lý thuyết dân chủ

Lý-thuyết dân-chủ xuất-hiện từ thế-kỷ thứ 17 không còn chủ-trương phụng-sự những lực-lượng siêu-hình mà biết lấy việc phụng-sự đời sống của người làm cứu-cánh. So sánh với những lý-thuyết thần-quyền, nó biểu-hiệu một bước tiến khá dài cùa tư-tưởng chánh-trị con người. Với cứu-cánh phụng-sự đời sống con người của nó, với những tri-thức về võ-trụ mà những phát-minh khoa-học giúp cho người trong thế-kỷ thứ 18 và 19, đáng lẽ nó phãi đưa người đến một chế-độ hoàn-mỹ. Nhưng nó không đạt được kết-quả tốt-đẹp ấy, vì nó đã được xây dựng trên những nguyên-tắc triết-lý nhiều hơn trên nguyên-tắc khoa-học.

Con người với một tánh-chất bẩm-sanh tốt và có những quyền thiên-nhiên bất-khả xâm-phạm mà Locke và Rousseau đã dựa vào để xây dựng những thuyết tự-do bình-đẳng hoàn-toàn là một con người hư-ảo. Đó là một sản-phẩm của trí-tuệ, nằm trong óc tưởng-tuợng của những triết-gia chớ không hề xuất-hiện trong đời sống thực-tế. Những xã-hội kiến-thiết cho con người lý-tưởng ấy tự-nhiên không thích-hợp cho con người thật sự. Những chỗ sở-đoản trong bản-chất con người đã làm cho những xã-hội dân-chủ mất tánh-cách tốt đẹp lý-thuyết của nó và nhiều khi phải đắm chìm trong sự hỗn-loạn.

C.-Khuyết điểm của lý thuyết xã hội

Những lý-thuyết gia xã-hội đã khởi-hành với một lập-trường hợp-lý hơn các lý-thuyết gia dân-chủ. Chẳng những lấy việc phụng-sự đời sống của người làm mục-đích, họ còn chủ-trương đặc nền tảng sự suy-luận của họ trên những luận-cứ khoa-học nữa. Chủ-trương này rất đúng và có thể mang đến những kết-quả khả-quan. Nhưng sự thật, lý-thuyết xã-hội  cũng lại phụ lòng kỳ-vọng của người. Như thế, là vì những lý-thuyết-gia xã-hội đã tự mình phản-bội chủ-trương của mình.

Mặc dầu tự xưng rằng mình có tinh-thần khoa-học hoàn-toàn, những lý-thuyết-gia xã-hội đã bắt đầu hệ-thống lý-luận họ bằng sự giải-quyết một vấn-đề có tánh-cách triết-lý nhiều hơn khoa-học : vấn-đề nguồn gốc vật-chất và tinh-thần. Đó là một vấn-đề vượt khỏi sự nhận-thức của người. Bởi đó, tuy hiện giờ cả hai bên duy-vật và duy tâm đều có dùng những lý-luận khoa-học để chứng tỏ rằng mình hữu-lý, lòng tin tưởng của họ dựa vào sự tín-ngưỡng nơi lẽ phải của mình nhiều hơn là vào lý-trí thật sự. Với một khởi-điểm sai lầm như thế, lý-thuyết xã-hội tự-nhiên không thể có một cơ-sở vững chắc và đúng đắn được. Xét một cách khách-quan, những nguyên-tắc chánh-yếu của thuyết duy-vật, của duy-vật biện-chứng-pháp và duy-vật sử-quan đều là những khẳng-định tiên-nghiệm. Những luận-chứng khoa-học chỉ được ghép vào sau đó để chống đỡ cho những khẳng-định tiên-nghiệm này. Một sự-kiện nêu ra cũng có phù-hợp với những khẳng-định ấy,nhưng, như ta đã thấy trong phần nghiên-cứu về lý-thuyết xã-hội , phần lớn những  luận-cứ cộng-sản không đúng với sự-thật. Đọc lý-thuyết đó, người ta có cảm-giác rằng, những nhà học-giả cộng-sản đã uốn nắn lịch-sử và xã-hội để bắt buộc nó khép mình vào khuôn khổ họ tạo ra.

Trong hệ-thống tư-tưởng Karl Marx, con người làm trung-tâm-điểm cho mọi lý-luận có phần cụ-thể hơn con người của lý-thuyết dân-chủ. Tuy nhiên, con người ấy chỉ được quan sát dưới một quan-điểm cố-định và hẹp-hòi nên bị biến-hình đi rất nhiều và không phù-hợp với con người thật-sự.

Vì những  lý-do trên này, lý-thuyết xã-hội duy-vật không đủ tánh-cách để được xem là một chủ-nghĩa chánh-trị khoa-học. Nói cho đúng ra, nó là một chủ-nghĩa khoa-học ấu-trĩ, chỉ khoa-học ở một số luận-lý mà không khoa-học trong nền tảng.

Với chủ-trương “động” và “tiến-hóa” của biện-chứng-pháp, đáng lẽ lý-thuyết xã-hội có thể mở mang và tự sửa chữa những chổ sai lầm để trưởng-thành lên và trở nên một chủ-nghĩa khoa-học thật sự. Nhưng thái-độ võ-đoán của đám môn đồ Karl Marx đã giữ mãi những nguyên tắc chánh yếu của lý- thuyết duy-vật trong hình-thức Marx nêu ra, và triệt-để bài-xích tất cả những ai dựa vào lý-luận biện-chứng-pháp mà sửa chữa những chủ-trương của Marx.

Cũng như tục bó chơn làm cho bàn chơn của người đàn bà Trung-Hoa trước kia hóa thành bịnh-tật và dị-dạng, chánh-sách của những môn-đồ Karl marx đã dồn lý-thuyết xã-hội duy-vật vào chứng bịnh “phát dục bất toàn”, làm cho nó thiếu hẳn điều-kiện để thi hành sứ-mạng mà nó muốn đảm nhiệm. Được cấu-tạo với mục-đích mưu-đồ hạnh phúc cho người, nó đã không giải-quyết được những  nỗi đau khổ của người , mà ngay ở những chỗ nó hoàn-toàn thành-công, nó lại còn làm cho cuộc đời của người hóa ra đen tối hơn trong thời-kỳ họ sống dưới những chế-độ cũ mà nó bài-xích.

D.-Khuyết điểm của những chủ nghĩa phát hiện sau những lý thuyết dân chủ và xã hội

Những chủ-nghĩa phát-xít và quốc-xã chống chọi lại các lý-thuyết dân-chủ và xã-hội đã đi quá xa trên con đường phản-động lại trào-lưu tiến-hóa của tư-tưởng chánh-trị con người.Thật ra, nó chưa đến nỗi trở về hẳn với lý-thuyết thần-quyền, và chủ-nghĩa quốc-xã cũng có nêu ra một số lý-luận dựa vào khoa-học. Nhưng cũng như các lý-thuyết thần-quyền, những chủ-nghĩa phát-xít và quốc-xã phủ-nhận hẳn mục-đích phụng sự con người và bắt buộc người phải tùy-thuộc đoàn-thể một cách mù quáng. Trong trường hợp đó, tự nhiên nó phải đưa đến những sự lạm dụng làm khổ cho người.

Chủ-nghĩa Tam-Dân đã cố sửa chữa những chỗ sai lầm của những lý-thuyết dân-chủ và xã-hội, và tìm cách dung-hòa hai lý-thuyết ấy với nhau. Chủ nghĩa Tân-Dân cũng lọc lấy phần lý-tưởng của lý-thuyết dân-chủ để ghép vào chủ-trương giai-cấp tranh-đấu của lý-thuyết xã-hội. Như vậy, những chủ-nghĩa Tam-Dân và Tân-Dân vẫn chấp-nhận cứu-cánh phụng-sự con người, nhưng cũng đặt lý-luận mình trên ý-niệm về những con người hư-ảo hay khiếm-khuyết mà lý-thuyết dân-chủ và xã-hội đã nêu ra. Do đó, các chủ-nghĩa ấy cũng không thể thành-công hơn các lý-thuyết dân-chủ và xã-hội được.

IV.- Điều kiện cần thiết để thành công trong sự kiến thiết một xã hội điều hòa : một chủ nghĩa chánh trị hợp lý

A.- Chỗ bất hợp lý của các lý thuyết và chủ nghĩa chánh trị đã ra đời

Những lý-thuyết và chủ-nghĩa chánh-trị đã ra đời từ trước đến nay đã đóng góp một phần công-nghiệp vào việc duy-trì xã-hội. Nó đã nêu ra những lý-tưởng tốt đẹp và đã cố tìm cách thỏa-mãn một phần nào những nguyện-vọng của con người. Thành thật mà nói, nó cũng có hữu-ích cho người. Tuy vậy, nó đã không thành-công trong sự xây dựng một xã-hội điều-hòa, vì hãy còn chứa nhiều khuyết-điểm. Những khuyết-điểm này không sao có thể tránh được với trình-độ trí-thức thấp kém của người thuở trước. Đặt những lý-thuyết gia chánh-trị trước đây, từ những nhà tôn-giáo đến những triết-gia của thế-kỷ thứ 17 và 18 và những nhà cách-mạng của thế-kỷ thứ 19 và 20 vào khung-cảnh xã-hội của họ, ta đều có thể nhận thấy rằng họ đã đi trước thời-đại họ và đã có một công-nghiệp rất lớn trong sự hướng-dẫn xã-hội loài người trên con đường tiến-hóa. Nhưng tưởng ta không nên để cho lòng tôn-kính của ta đối với họ, làm cho ta mù quáng đến nỗi chấp-nhận cả những chỗ sai lầm, những chỗ bất-hợp-lý trong tư-tưởng họ, và nhắm mắt để khỏi trông thấy sự thất-bại của họ.

Lấy lý-trí của người thời nay mà xét thì từ trước đến giờ, các lý-thuyết-gia chánh-trị đã thất-bại trong sự xây dựng một xã-hội điều-hòa phụng-sự được con người. Nguyên nhơn sự thất-bại này nằm trong sự bất-hợp-lý các lý-thuyết họ nêu ra.

Những lý-thuyết thần-quyền cũng như hai chủ-nghĩa phát-xít và quốc-xã đã phạm vào cái lỗi lầm rất lớn là không lấy việc phụng-sự con người làm cứu-cánh cho mình. Các lý-thuyết dân-chủ xã-hội và các chủ-nghỉa Tam Dân và Tân-Dân có tiến-bộ hơn vì đã biết lấy con người làm trung-tâm-điểm cho mọi hoạt-động chánh-trị và chủ-trương mưu-đồ hạnh-phúc cho người. Tuy thế, các lý thuyết và chủ-nghĩa này lại phạm vào một lỗi lầm khác không kém phần quan-trọng là không xây dựng những nguyên-tắc căn-bản của mình trên con người thật-sự, con người bằng xương bằng thịt sống ngoài đời. Những con người làm gốc cho sự lý-luận của họ nếu không phải là những con người hư-ảo không hề có ngoài đời thì cũng chỉ là những hình bóng khiếm-khuyết về con người.

Nói như thế không phải là bảo rằng những lý-thuyết-gia dân-chủ và xã-hội cùng những lý-thuyết-gia cố dung-hòa hai lý-tưởng dân-chủ và xã-hội không hề quan sát xã-hội trước khi nêu ra lý-thuyết của mình. Thật-sự, họ có quan-sát xã-hội trong đó họ sống.

Nhưng trong sự quan-sát này, họ chỉ nhắm vào những tệ-đoan làm cho con người khổ-sở. Locke và Rousseau chỉ quan-tâm đến sụ thiếu tự-do và bất-bình-đẳng của xã-hội Âu-châu vào thế-kỷ thứ 17 và 18. Karl Marx chỉ nhìn vào sự bóc lột lao-động của những nhà tư-bản thế-kỷ thứ 19, Tôn Văn chú-trọng nhiều nhứt đến cảnh dân-tộc Trung-Hoa bị liệt-cường chi-phối và uy-hiếp, Mao Trạch-Đông chỉ cố gắng áp-dụng lý-thuyết Marx vào xã-hội Trung-Hoa.

Sự quan-sát trong một phạm-vi hẹp hòi đã đưa các lý-thuyết-gia trên đây đến cái phản-úng tự-nhiên là đánh đổ chế-độ cũ để cải tổ xã-hội lại cho nó tốt đẹp hơn. Nhưng trong sự xây-dựng xã-hội mới, họ lại không nghiên-cứu đến bản-chất con người, mà lại nêu ra một định-lý là con người vốn tốt và có đủ đức-tánh cần thiết để tạo ra một xã-hội hoàn-toàn, một thiên-đường ở chốn trần-gian. Lý-luận của Karl Marx để chứng-minh rằng xã-hội hoàn-tòan này nhứt-định phải thực-hiện được quả có dựa vào nhiều chứng-cứ khoa-học, nhưng lập-luận khoa-học này vẫn không cải-hóa được tánh-cách không-tưởng của cái cứu-cánh được nêu ra.

Với những lời chỉ-trích rất đúng đắn về các chế-độ cũ, với những lời hứa hẹn phù-hợp với nguyện-vọng nhiều người, những lý-thuyết và chủ-nghỉa sau này đã huy-động được một số chiến-sĩ đông đảo và phá-hoại được hay ít nhứt cũng làm lung lay được những chế-độ cũ. Tuy thế, trong sự xây dựng chế-độ mới, nó không thành công được như ý muốn.

Điều này cũng không có chi lạ. Con người, dẫu có thộng-minh tài-trí đến đâu, cũng chĩ là một phần-tử nhỏ-nhặt của võ-trụ. Do đó, người không thể sửa đổi bản-chất của võ-trụ và không thễ đi trái với những định-luật thiên-nhiên chi-phối võ-trụ.

Những định-luật thiên-nhiên này, người đã cãm thấy tự ngàn xưa. Người thái-cổ đã nhận-chân rằng trong thế-giới, có một trật-tự hiển-nhiên. Mặt nhựt sáng mọc ở phương đông, chiều lặn ở phương tây. Mặt nguyệt tự bao giờ vẫn tròn khuyết, khuyết tròn theo một châu-kỳ bất biến. Sự luân-chuyển ngày đêm và bốn mùa xuân hạ thu đông không khi nào sai lạc. Dựa vào những sự nhận xét này, người tổ-chức sự sanh-hoạt vật-chất của mình : việc cày cầy, chăn nuôi, săn bắn, chài lười, tầm tang v.v   ngày trước cũng như bây giờ, đều tùy theo thời tiết.

Khoa-học hiện-tại đã cho người hiễu rõ thêm về sự diễn-tiến của các hiện-tượng thiên-nhiên đó, lại giúp cho người biết những đặc-tánh các vật-chất : người đã nghiên-cứu được những cơ-cấu của các tác-động vật-lý và hóa-hợp một cách rành rẽ.

Những phát-minh khoa-học trong mấy thế-kỷ gần đây ghép vào sự nhận xét của người thời trước, đều chứng tỏ rằng võ-trụ cấu-tạo theo một qui-phạm chặt-chẽ, và tất cả các hiện-tượng phát sanh trước mắt ta đều đặt dưới sự chi-phối của những định-luật thiên-nhiên bất di bất-dịch. Vì đó, dầu gán cho những định-luật thiên-nhiên này một nguồn gốc thần-quyền, hay cho rằng nó chỉ là một tánh-cách nội-tạo tự-nhiên của vật-chất, người ta đều phải công-nhận rằng những định luật thiên-nhiên có thật, và con người phải lệ-thuộc nó một cách chặt chẽ.

Ngày nay, những kẻ có học đều hiểu rằng con người, dẫu là Mahomet đi nữa, không bao giờ, có thể khiến cho quả núi chạy lại bên mình : muốn đứng gần bên núi, người chỉ có cách duy-nhứt là tự mình đi đến quả núi. Sự nhận-chân được tánh-cách bất-di bất-dịch của định-luật thiên-nhiên và sự bất-lực của người trong việc chống-chọi lại các định-luật ấy, đã đưa con người đến lòng tin nơi khoa-học, và khẩu-hiệu “phải tuân lịnh thiên-nhiên nếu muốn điều khiển nó”.

Áp-dụng được khẩu-hiệu này trong các ngành kỹ-nghệ, người đã thực-hiện đuợc những công-trình vĩ-đại. Người đã thâu-phục được nhiều lực-lượng thiên-nhiên mạnh mẽ, người đã chế-ngự được vật-chất và bắt nó phụng-sự đời sống của mình. Sự hiểu biết các định-luật thiên-nhiên về  các tử-chất đã giúp người làm chủ địa cầu và nâng cao trình-độ kỹ-thuật của mình lên một mực chưa từng thấy trong lịch-sử.

Những định-luật thiên-nhiên chi-phối đời sống các sanh-chất và sanh-vật khó nhận-thức hơn những định-luật thiên-nhiên chi-phối các tử-chất. Như thế là vì các sanh-chất vốn mỏng manh khó vận dụng, dễ mất sanh-khí, dễ biến-chất, lại có thể phản-ứng lại các kích-thích ngoại-lai theo nhiều lối, thành ra khó khảo-sát và khó thí-nghiệm hơn các tử-chất.

Thêm nữa, những định-luật thiên-nhiên về sanh-chất và sanh-vật không thể dự-định một cách chắc chắn những tác-động của sanh-chất và sanh-vật, mà chỉ nêu ra những xu-hướng qui-định những tác-động của sanh-chất và sanh-vật. Do đó, nó không được rõ ràng nghiêm-xác bằng những định-luật thiên-nhiên chi phối các tử-chất. Nếu người ta có thể nói trước bao giờ có nhựt-thực, nguyệt-thực, hay quả-quyết hiện-tượng gì sẽ xảy ra khi ta trộn chung một toan-chất và một diêm-cơ, người ta không thể nói trước ngày giờ chết của một người bình thường, tuy có thể biết rằng người ấy thọ hay yểu. Người ta cũng không thể quả-quyết một sự-kiện nhứt-định  – thí-dụ như chiến-tranh hay việc áp-dụng một chánh-sách kinh-tế nào đó –  ảnh-hưởng đến một dân-tộc như thế nào.

Nhưng mặc dầu khó nhận-thức và không nghiêm-xác bằng những định-luật thiên-nhiên chi-phối các tử-chất vô-cơ, những định-luật thiên-nhiên về sanh-chất và sanh-vật cũng chi-phối đời-sống con người một cách chặt chẽ. Nói cho đúng ra, người có thể phạm vào nó, trong khi người hoàn-toàn không thể phạm vào các định-luật về tử-chất vô-cơ. Nếu người không thể tự mình bay bổng lên không-trung, người có thể sống một cách trác-táng, phung-phí sanh-lực mình.

Nhưng sự vi-phạm các định-luật thiên-nhiên về sự sống luôn bị trừng phạt một cách gắt gao, tuy sự trừng-phạt này âm-thầm, không một lời cảnh-cáo. Con người trác-táng không những phải chứng-kiến sự hao mòn của thể-chất, trí-tuệ và tinh-thần mình, mà còn phải chứng-kiến những kết-quả khốc-hại của hạnh-kiểm mình đối với con cháu mình nữa, “Đời cha ăn mặn, đời con khát nước” đó là một sự thật mà tổ-tiên ta đã nhận thấy từ xưa.

Như thế, một cách ý-thức hay vô-ý-thức, người đã biết đến các định-luật thiên-nhiên chi-phối đời sống mình. Người cũng đã từng áp-dụng những định-luật ấy trong đời sống mình. Những thuật dưỡng sanh, những phép ngừa bịnh và trị bịnh, những phương-pháp giáo-dục, và gần đây hơn nũa, những phương-pháp tuyên-truyền, vận-dụng quần-chúng, cũng như những phương-pháp chế-ngự con người, đều không ít thì nhiều, dựa vào các định-luật thiên-nhiên trên này. Kinh-nghiệm đã cho chúng ta biết rằng trong những công việc làm trên đây, người càng đi sát với đinh-luật thiên-nhiên thì càng dễ thành-công.

Nhưng trong sự xây-dựng một lý-thuyết chánh-trị hướng-dẫn sự tổ-chức đời-sống công-cộng của mình, người đã gạt qua một bên những định-luật thiên-nhiên, chỉ nhìn vào những nguyện-vọng, những mơ-ước của mình. Con người vốn không thể thay đổi bản-chất võ-trụ, và sự đi ngược lại các định-luật thiên-nhiên, nếu có được, cũng đưa đến những kết-quả tai-hại cho người, sự xây-dụng xã-hội với những nguyên-tắc không hợp với các định-luật thiên-nhiên chi phối đời sống con người tất-nhiên phải thất-bại, và đưa đến cho người những sự đau khổ khốn-cùng.

B.- Những nguyên tắc tất yếu hướng dẫn sự xây dựng một chủ nghĩa chánh trị hợp lý

Sự nghiên-cứu những chế-độ xã-hội đã được xây dựng và những lý-thuyết hướng-dẫn sự xây-dựng những xã-hội ấy, đã cho chúng ta thấy rõ rằng từ trước đến giờ, những chánh-khách chưa lúc nào thiết-lập được một xã-hội điều-hòa như ý muốn, vì họ đã phạm vào một lỗi rất lớn : không nghĩ đến việc phụng-sự con người, hoặc nghĩ đến việc phụng-sự con người nhưng không thèm biết đến đời sống thật-tế của người, hay chỉ biết nó một cách sai lạc.

Muốn cho sự tổ-chức đời sống công-cộng đưa đến những kết-quả mỹ-mãn hơn, chúng ta cần phải noi theo một chủ-nghĩa chánh-trị hợp-lý hơn. Chủ-nghĩa này không những phải nhằm mục-đích phụng-sự con người, mà lại còn phải đủ điều-kiện để phụng-sự con người một cách đắc-lực. Nó phải giải-quyết mọi vấn-đề theo quan-điểm của con người, nhưng không thể dựa vào những ảo-vọng không tưởng của người, mà phải dựa vào những nhận xét xác-thật về đời sống của người và về sự tương-quan giữa người với thế-giới bên ngoài.

Nói một cách khác, nó phải được cấu-tạo cho những con người thật-sự, những con người bằng xương bằng thịt sống ngoài đời, với những khả-năng hiện tại của họ và những phát-triển mà họ có thể đi đến trong tương-lai. Nó phải hướng về chỗ tổ-chức một xã-hội phù hợp với con người thật-sự đó.

Để xây dựng chủ-nghĩa chánh-trị hợp-lý này,chúng ta phải nghiên-cứu về vị-trí con người trong võ-trụ, về bản-chất con người, về những động-lực thúc đẩy người hoạt-động, và những điều-kiện hoạt-động của người. Như thế, chúng ta phải ích-dụng nhiều tri -thức của nhiều ngành khoa-học khác nhau, nhứt là những ngành khoa-học con người.

Những khoa-học này thật ra rất nhiều, và những vấn-đề nó nghiên-cứu không thể kể xiết, lại rất nhiều phức-tạp và rộng rãi. Một mặt khác, nhiều vấn-đề mãi đến nay vẫn chưa giải-quyết được một cách ổn-thỏa hoàn-toàn, và người ta chỉ có thể đưa những giả-thuyết để hướng-dẫn sự nghiên-cứu của mình. Bên một số người chấp-nhận những giả-thuyết với tư-cách là giả-thuyết, một số người khác đã lấy một hay nhiều giả-thuyết làm những định lý và tin tưởng nhiệt-thành nơi nó. Đó là một thái-độ triết-lý hơn là khoa-học. Chính thái-độ này đã đưa các lý-thuyết-gia xã-hội đến một chủ-nghĩa khoa-học ấu-trĩ rất có hại cho người. Chúng ta không thể noi theo con đường sai lầm ấy. Chúng ta phải có can-đảm thú-nhận rằng có những vấn-đề vượt khỏi sự nhận-thức của con người như vấn-đề nguồn gốc và ý-nghĩa của vật-chất và tinh-thần chẳng hạn. Sự giải-quyết vấn-đề này thật ra cũng cần-thiết cho tinh-thần người, nhưng nó không cần-thiết cho sự tổ-chức xã-hội.

Lấy một giả-thuyết làm một định-lý rồi bắt buộc người ta phải nghĩ như mình là một thái-độ độc-đoán sẽ làm khổ cho một số đông người trong xã-hội. Nếu ta không thể nhận được việc  những nhà tôn-giáo dùng võ-lực bắt buộc người khác theo đạo mình, ta cũng không thể tán-thành thái-độ những kẻ vô-thần dùng sự bạo-tàn để cấm người ta theo đạo. Thiết-tưởng về những vấn-đề đó, chúng ta nên để cho mỗi người tự tìm lấy câu trả lời thích-hợp cho mình. Với tư-cách là những nhà chánh-trị, chúng ta chỉ cần nhận-chân sự sống là thực-tại, và lấy việc phụng-sự đời sống của người làm mục đích mà thôi.

Thái-độ trên này không phải là phản khoa-học. Nó còn khoa-học hơn thái-độ những kẻ nhứt-quyết theo chủ-trương duy-tâm hay duy-vật, mà không hoàn toàn chứng-minh được rằng chủ-trương mình hoàn-toàn đúng. Ta nên nhớ rằng tinh-thần khoa-học chơn-chánh không phải chỉ bài-xích những khẳng-định tiên-nghiệm mà thôi, nó còn bài-xích những phủ-định tiên-nghiệm nữa. Chủ-trương duy-vật khi quả quyết rằng không có Thượng-Đế mà không trả lời bằng khoa-học nhiều câu hỏi được nêu ra, thí-dụ như câu “tại sao những sự tác-động ngẫu-nhiên của vật-chất lại có thể đưa đến những sự tiến-hóa rất lạ lùng trong võ-trụ?” thật ra đã có một phủ-định tiên-nghiệm và không hoàn-toàn hợp với tinh-thần khoa-học chơn-chánh. Tinh thần này đã được một nhà đạo-đức đông-phương, Khổng Tử, tóm lại trong câu : “Biết thì bảo mình biết, không biết thì bảo mình không biết, đó là mới thật là biết” (Tri chi vi tri chi, bất tri chi vi bất tri chi, thị tri dã.) Chủ-nghĩa chánh-trị hợp-lý phải được xây dựng trên tinh-thần này, và sẽ nhường những vấn-đề siêu-hình lại cho các nhà triết-lý và tôn-giáo giải-quyết.

Về sự tiến-hóa của nhơn-loại và cơ cấu của tâm-hồn người, khoa học hiện-đại chưa đi đến những tri-thức chánh-xác, nhưng cũng đã phác ra được một khuôn khổ đại-cương mà ta có thể nhận là đúng đắn. Chủ-nghĩa chánh-trị hợp lý có thể dựa vào khuôn-khổ đại-cương này. Sự tiến-triển của các nghành khoa-học sau này sẽ mang đến nhiều tri-thức mới ghép thêm vào khuôn-khổ đó. Chủ-nghĩa chánh-trị hợp-lý của chúng ta sẽ có thể được bồi-bổ và được sửa chữa nhờ các tri-thức mới này. Nó sẽ không ngưng-kết lại trong một hình-thức cố-định như các lý-thuyết và chủ-nghĩa chánh-trị đã ra đời, mà sẽ trưởng-thành lên mãi mãi để có thể hướng-dẫn dân-tộc chúng ta trong sự tổ-chức một xã-hội điều-hòa.

 

 

Chứng bịnh xã hội thâm căn của Pháp – Nguyễn thị Cỏ May

Nước Pháp từ đầu tháng 3 cho tới nay (14-06-2016), nhiều nghìệp đoàn xuống đường  biểu tình và đình công liên tục, gây tổn thất xã hội, tính ra lên tới 20 triệu euros ngày, trong lúc nước Pháp sống qua ngày nhờ nợ.

Vừa thấy yên thì liền đó, nghìệp đoàn lại kêu gọi tiếp tục xuống đường nữa, chống Dự luật Lao động của bà Bộ trưởng Lao động El Khomri. Tuần này, biểu tình và đình cộng có thêm công nhơn Métro, Xe lửa,  xe đò, xe vận tải tham gia vì những nghiệp đoàn này cũng muốn đưa ra đòi hỏi cho quyền lợi của mình. Riêng Air France và KLM, phi công cũng  hưởng ứng đình công tuy quyền lợi của họ không bị ảnh hưởng. Ở đây đình công vì thấy Air France-KLM vừa có lời, mặc dầu mức lời chưa chắc đủ bù tổn thất do mấy vụ đình công phá phách trước đây gây ra.

Mỗi lần biểu tình là có đập phá, đốt xe, gây thương tích cho cả hai bên, người biểu tình và cảnh sát. Cường độ biểu tình gia tăng vì Dự luật, sau khi được chánh phủ tu chính rất nhiều, gần như thay đổi gần hết, được thông qua bằng luật 49.3 mà không đưa qua Quốc Hội biểu quyết. Một hình thức vi phạm dân chủ bằng luật của chế độ dân chủ pháp trị.

Nghiệp đoàn chống ? Chỉ đơn cử một chi tiết. Về khoảng giờ phụ trội. Theo luật củ thì giờ phụ trội sẽ được trả – theo qui định – từ 10%, 25% tới 50%. Nay, Dự luật El Khomri cho phép chủ nhơn, tùy điều kiện làm ăn của xí nghiệp, có thể thương lượng với công nhơn, thù lao giờ phụ trội có thể thấp hơn qui định theo sự thỏa thuận của hai bên nhưng không được dưới 10% bắt buộc. Nghiệp đoàn cho rằng điều này sẽ giúp chủ nhơn bốc lột sức lao động công nhơn.

Những cuộc biểu tình và đình công kéo dài tới hôm nay, đúng là phản đối Dự luật Lao động, nhưng không tránh khỏi nhằm làm ồn ào cho mọi người biết những yêu sách của họ đưa ra từ lâu mà chánh phủ không quan tâm giải quyết. Nhưng tác hại của suốt 3 tháng biểu tình và đình công lên sự sản xuất xã hội pháp là cực kỳ thảm hại. Thất nghiệp chỉ có tăng. Nghiệp đoàn tranh đấu chỉ nhằm bảo vệ việc làm cho người có việc làm chớ không nhằm giải quyết nạn thật nghiệp là ưu tiên. Vì mục đích thật là chánh trị. Nghiệp đoàn vẫn là công cụ và áp lực chánh trị đảng phái.

Nay nghiệp đoàn hỏa xa tham gia biểu tình vì muốn làm áp lực lên cuộc thương thuyết dự án tư nhơn hóa hoả xa vào năm 2026 , điều này chắc chắn miếng beefteak của họ sẽ nhỏ lại. Hiện nay, công nhơn hỏa xa vẫn hưởng luật của thời xe lửa chạy bằng than củi. Họ nghỉ hưu năm 50 tuổi. Lương hưu được tính trên căn bản của 6 tháng lương cuối. Ngoài ra, còn nhiều quyền lợi khác nữa như đi xe “chùa” cho cả gia đình, cả lúc hưu trí. Mặc dầu ngày nay, lái xe lửa bằng computer, tài xế có thể nhắm măt, nghe nhạc và ngủ trên ghế được.

Nghiệp đoàn hỏa xa đang kêu gọi sẽ đình công hằng tuần ngày thứ tư và thứ năm kể từ tuần này. Một bộ phận Hỏa xa phía Nam Paris (Sud Rail) thông báo sẽ ngưng làm việc từ tuần này cho tới 11/07.

Và họ kêu gọi công nhơn bìểu tình và đình công tránh bạo động, đập phá như trước đây nhưng biểu tình hôm 14-06-2016, số người tham dự lên tới gần cả triệu, đã đập phá nát tang khu thương mải Montparnasse (Parìs XIV/XV), cả nhà thương Nhi đồng Necker, khu République (Paris X) và các thành phố lớn như Rennes, Lyon, Toulouse, …

Trong lúc nước Pháp bị nghiệp đoàn biểu tình, đình công, làm tê liệt sản xuất xã hội, trời mưa kéo dài từ mấy tháng nay, làm ngập lụt nhiều nơi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân chúng, bộ sậu chánh quyền lại quan tâm tới việc vận động bầu cử vào đầu năm tới hơn là giải quyết tình trạng xã hội hiện tại là ưu tiên. Tiếp xúc cử tri ở Bordeaux, TT. Hollande đã phải động viên một lực lượng an ninh hùng hậu bảo vệ nhưng vẫn không tránh được một sự viếng thăm dân gượng gạo.

Ông Tổng trưởng Kinh tế thì bị ăn trứng của dân chúng phản đối.

Lại thêm khủng bố hồi giáo vừa giết chết cả gia đình một sĩ quan an ninh pháp ở ngoại ô Paris. Trước những thảm cảnh dồn dặp đổ ập xuống nước Pháp từ mấy năm nay, vừa thiên tai, vừa nhơn sự, dân chúng có người nhắc tới ngày đăng quang, ngay buổi chiều, ông Tổng thống xã hội (chủ nghĩa) François Hollande, đi qua Berlin họp với bà Thủ tướng Merkel, phi cơ vừa cất cánh thì bị sét đánh phải hạ cánh khẩn cấp vì mất hết điện, đổi phi cơ khác. T.T. Hollande tới trể. Một điềm không lành cho ông Tổng thống mới đắc cử ngày nhặm chức !

Mới biết sức hấp dẩn của chiếc ghế quyền lực là khủng khiếp ! Đặc biệt đối với những người xã hội chủ nghĩa thường nhơn danh “cấp tiến “. Vì nhơn dân lao động!

Chứng bịnh thâm căn của Pháp

Nghiệp đoàn tập hợp sức mạnh công nhơn để cân bằng quyền lực chủ nhơn nhằm bảo vệ quyền lợi chánh đáng của công nhơn trong sự hài hòa với sự phát triển xí nghiệp. Nghiệp đoàn Anh, Đức, Nhựt, Mỹ, … thể hiện rất rỏ nhiệm vụ của tổ chức công nhơn. Trái lại nghiệp đoàn Pháp, riêng CGT (Confédération Générale du Travail – Tổng Liên Đoàn Lao động) ra đời từ đầu thế kỷ XX, tự khoát lên mình nhiệm vụ cách mạng. CGT trong mấy ngày qua, vận dụng mọi cách để bắt nước Pháp làm con tin. Dân chúng đều chán ngán trước những vụ biểu tình, đình công, đập phá, đốt xe cộ, …kéo dài như vô tận làm cho người ta thấy Pháp quả là một quốc gia không thể cải tổ chánh trị hay xã hội để tiến bộ. Dù Tả hay Hữu gì lên cầm quyền cũng bất lực. Nghiệp đoàn pháp là thứ “ông vua du đảng” !

Nay là lần đầu tiên, nhà báo đặt vấn đề hảy tìm cội nguồn của nghiệp đoàn pháp để hiểu tại sao nghiệp đoàn pháp luôn luôn chống chủ nhơn chết bỏ. Để biết tại sao xã hội pháp, kinh tế pháp bị khủng hoảng triền miên, tăng trưởng ở mức O từ nhiều năm nay trong lúc Pháp là một cường quốc về mặt tài nguyên và nhơn lực.

Năm 1906, tại thành phố Amiens phía Bắc nước Pháp – phía Bắc tập trung kỷ nghệ và hầm mõ – diển ra đại hội  IX của CGT. Sau 5 ngày thảo luận, Tổng Bí thư Victor Griffuelhes của CGT, đảng viên cộng sản, đã hướng dẫn hội nghị thông qua bản Hiến chương Amiens. Ngày nay, các nghiệp đoàn CGT, FỌ (Force ouvrière), CFDT và Sud đều tranh đấu theo bản Hiến chương Amiens. Đây là thánh kinh của nghiệp đơàn.

Bản văn vừa là khai sanh, vừa thể hiện rỏ CGT là một nghiệp đoàn cách mạng. Một thứ chủ thuyết nghiệp đoàn theo kiểu hoàn toàn của Pháp.

Hiến chương Amiens không thừa nhận nghiệp đoàn nào chỉ chủ trương cải thiện đời sống công nhơn, tức không theo đường lối cách mạng vô sản – bị Jules Guesde, người đem cộng sản vào xứ Pháp, công kích, và cũng không thừa nhận đảng phái chánh trị, không cho đoàn viên gia nhập.

Bản Hiến chương chứa những lời lẽ rất gay gắt. Rất cứng rắn. Theo nội dung bản văn, nghiệp đoàn là phải chuẩn bị một sự giải phóng trọn vẹn, toàn bộ xã hội. Mà giải phóng chỉ thực hiện được khi nào chiếm hữu được tư bản. Hiến chương chủ trương tổng đình công như là phương tiện hành động và nghiệp đoàn, hôm nay là lực lượng công nhơn tranh đấu, mai này, là tập thể sản xuất và phân phối, cơ sở tổ chức lại xã hội.

Theo ông Frank Georgi, (Giảng sư tại Đại học Paris I môn Lịch sử và nghiên cứu tại Trung tâm Lịch sử xã hôi thế kỷ XX), Hiến chương Amiens còn hàm chứa giấc mơ về một xã hội mà nền kinh tề phải trong tay nghiệp đoàn. Vì nghiệp đoàn là hiện thân chánh đáng và trực tiếp giai cấp thợ thuyền. Nó cao hơn sự đại diện của dân biểu quốc hội. Nó cho phép CGT xác định mình chính là một tác nhân chánh trị. Chính nghiệp đoàn mới đảm bảo thực hiện cải tổ xã hội. Và sau cùng, chính nghiệp đoàn mới dẩn tới cách mạng. Nên CGT kết hợp, ngoài các đảng phái chánh trị, tất cả công nhơn lao động ý thức tới cuộc tranh đấu nhằm xóa bỏ giai cấp công nhơn lảnh lương và cả giai cấp chủ nhơn.

Trung thành với Hiến chương, CGT lúc bấy giờ chọn đứng riêng tách bạch hẳn với hai tổ chức có sẳng ở nước láng giềng : mô hình Trade unioniste Anh và mô hình Social-démocrate Đức. Theo hai hệ thống này thì nghiệp đoàn không có thiên chức làm chánh trị, mỗi tổ chức có phạm trù giới hạn rỏ và tổ chức này tôn trọng tổ chức kia. Ở đó nghiệp đoàn và người làm chánh trị không xung đột nhau, không ngờ vực nhau như ở Pháp. Trái lại là khác.

Nghiệp đoàn Anh vì thế đã thành lập Đảng Lao động năm 1900 để có công nhơn làm đại biểu ở Quốc hội, điều này thuận tiện cho việc phổ biến tư tưởng cải cách trong nghiệp đoàn. Đảng Dân chủ Xã hội Đức họp Đại hội, thừa nhận quyền tự trị của nghiệp đoàn và dành cho nghiệp đoàn những đặc quyền về kinh tế.

CGT tự chọn vai trò cách mạng nhưng so với hai nghiệp đoàn láng giềng thì yếu hơn. CGT có 300 000 đoàn viên trong lúc đó, trước Thế chiến I, nghiệp đoàn Anh có hơn 4 triệu. Dễ hiểu vì chủ trương làm cách mạng triệt để thay vì tranh đấu cho quyền lợi công nhơn nên CGT không bắt rể sâu rộng được vào dân chúng lao động.

Cho tới ngày nay, mặc dầu mang nội dung hiếu chiến, Hiến chương Amiens vẫn là bản Thánh kinh của các nghìệp đoàn Pháp. Một bản văn mà các nghiệp đoàn đều qui chiếu trong mọi thảo luận ở Đại hội để nhắc nhở đoàn viên đừng xa rời cơ sở tư tưởng của tổ chức khi đi đến một quyết định quan trọng.

Từ sau Thế chiến, nghìệp đoàn bị nhiều phân hóa, nhiều cài tổ nhưng tất cả đều giử Hiến chương Amiens làm nền tảng (ngoại trừ CFTC – Liên Đoàn Công nhơn Công giáo).

Các nghìệp đoàn, nhứt là CGT, vẫn bám theo lý thuyết cách mạng mác-xít để cải tạo xã hội, xây dựng một xã hội “người không bốc lột người ” tuy điều này chẳng có mấy ai tin. Nhưng thực tế, họ làm cách mạng trong suốt 3 tháng qua, trên gần khắp nước Pháp, không gì khác hơn là đập phá, đốt xe, đốt cửa hàng, làm tê liệt sanh hoạt xã hội. Làm cho nước Pháp mang nợ càng thảm hại hơn.

 

Vui cười

Nếu 1 ngày nào đó bạn cảm thấy buồn và muốn nhậu…hãy gọi cho tôi…tôi không  hứa sẽ trả tiền nhậu cho bạn nhưng tôi hứa sẽ ngồi ăn mồi giùm bạn trong suốt buổi nhậu. Nếu 1 ngày nào đó bạn cảm thấy buồn và muốn uống cafe…hãy gọi cho tôi …tôi không hứa sẽ trả tiền cafe cho bạn nhưng tôi hứa sẽ ngồi uống cafe cùng bạn…Còn nếu 1 ngày nào đó bạn gọi cho tôi mà không thấy tôi trả lời…hãy đến bên tôi…vì lúc đó chính tôi là người đang buồn và cần bạn rủ tôi đi nhậu hay uống cafe …và bạn hứa sẽ trả tiền cho tôi nhe.

 

Mỗi câu văn của VN có thể hiểu nhiều nghĩa nếu ta đặt dấu chấm dấu phảy khác nhau

Ví Dụ với câu : “Mỗi gia đình có 2 con, vợ chồng hạnh phúc” ; bây giờ ta chuyển dấu phảy đến sau chữ vợ, câu trên sẽ thành : “Mỗi gia đình có 2 con vợ, chồng hạnh phúc.”