Bom hạt nhân, lính Mỹ bị Erdogan bắt giữ tại căn cứ ở Incirlik. Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu công khai cáo buộc Mỹ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Bom hạt nhân, lính Mỹ bị Erdogan bắt giữ tại căn cứ ở Incirlik. Quan chức Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu công khai cáo buộc Mỹ

Căn cứ không quân Incirlik, ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. (Ảnh chụp màn hình) Tác giả: Andrei Popescu | Dịch giả: Kim Xuân

Đại Kỷ Nguyên

22 Tháng Bảy , 2016

Mặc dù căn cứ Mỹ ở Incirlik đã đóng cửa 4 ngày, còn lương thực và nước uống bên trong căn cứ đã phải hợp lý hóa ngiêm ngặt, nhưng không một đại diện Mỹ nào chính thức nêu vấn đề với nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ. Để làm phức tạp tình hình hơn nữa, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã bóng gió rằng người Mỹ đứng đằng sau cuộc đảo chính thất bại cuối tuần trước.

Khoảng 1.500 phi công Mỹ và gia đình của họ bị mắc kẹt trong căn cứ không quân Incirlik ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với một kho bom hạt nhân chiến thuật, kể từ khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan hôm thứ Bảy đã nghiền nát một âm mưu đảo chính rõ ràng. Như vậy, trong những ngày sau cuộc đảo chính, không có bất kỳ cuộc không kích nào chống lại nhóm thánh chiến Nhà nước Hồi giáo ở Syria và Iraq được phóng lên từ căn cứ này.

Theo Zero Hedge, tình trạng bất thường này, trong đó một nhóm lớn các nhân viên quân sự Mỹ thực tế đã bị một chính phủ đồng minh giam giữ, đã được thảo luận trong một cuộc điện đàm diễn ra hôm thứ Ba giữa Tổng thống Mỹ Barack Obama và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ  Erdogan .

Khía cạnh kỳ lạ nhất liên quan đến sự tiến triển của trường hợp này, đó là không một quan chức Mỹ nào đã nói chuyện công khai về toàn bộ tình hình – ngay cả những nhà hay phê bình nhất của chính quyền tại Đại hội đảng Cộng hòa, sự kiện mà họ vừa đề cử ông Donald Trump trong cuộc chạy đua Tổng thống.

Theo các nguồn tin quân sự được Debka trích dẫn, các hầm sâu nằm gần các đường băng hạ cánh chứa bom hạt nhân chiến thuật B61.

Trong chiến dịch làm sạch rộng lớn mà ông Erdogan triển khai trong mỗi ngõ ngách của đất nước, hàng trăm sĩ quan cảnh sát đi kèm với các nhà điều tra của Bộ Tư pháp và của Văn phòng Công tố, họ là những người duy nhất được phép vào trong căn cứ không quân chiến lược và chỉ trong trường hợp khẩn cấp thì ai đó mới có thể rời căn cứ, sau một sự phối hợp với giới chức Thổ Nhĩ Kỳ.

Căn cứ Incirlik thực tế nằm dưới sự bao vây của một đội ngũ lớn cảnh sát, bị cắt điện đã vài ngày nay, chỉ có các máy phát điện tại chỗ, mà trong thời gian ngắn nữa sẽ không còn nhiên liệu. Áp lực này có vẻ là phương pháp của Erdogan để biến hàng trăm người Mỹ trong căn cứ thành con tin để buộc Washington dẫn độ giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, bị cáo buộc là đạo diễn của cuộc đảo chính bất thành.

Các nạn nhân của chiến lược tống tiền được Erdogan áp dụng gồm một số đơn vị Mỹ đóng quân tại căn cứ Incirlik, thuộc các lĩnh vực như kỹ thuật, thông tin liên lạc, hậu cần, kiểm soát không lưu, một bệnh viện quân đội với các trung tâm y tế và chỉ huy, vận tải hàng không và các đơn vị khác.

Chỉ huy của căn cứ và của phi đội Thổ Nhĩ Kỳ, Chuẩn Tướng Bekir Ercan, đã bị bắt, bị nghi ngờ đã có một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và thực hiện cuộc đảo chính thất bại, bằng cách cung cấp các  máy bay và trực thăng cho quân đảo chính sử dụng. Ông cũng bị cáo buộc chịu trách nhiệm về sự biến mất của một số lớn  máy bay và bị cáo buộc đã giúp các phi đội không quân chạy sang Hy Lạp.

Ercan là một trong số hơn 6.000 nhân viên quân sự, gồm cả các tướng lĩnh đã bị bắt giữ vì nghi ngờ có sự đồng lõa tích cực về âm mưu đảo chính bất thành.

Tới thứ Tư, hơn 50.000 người đã bị chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ, sa thải hoặc đình chỉ chức vụ và công việc, kể cả 9.000 nhân viên cảnh sát. Ngoài ra, khoảng 3.000 thẩm phán bị đình chỉ và các biện pháp đã được mở rộng đối với giáo sư, các trưởng khoa của các trường đại học và các nhân viên của truyền thông đang bị cáo buộc có quan hệ với Gulen.

Những lo ngại về số phận của các phi công và binh lính Mỹ bị mắc kẹt tại Incirlik và của kho đầu đạn hạt nhân đã được khuếch đại lên bởi những bình luận đưa ra hôm thứ Ba của 2 quan chức hàng đầu của chế độ Erdogan.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã ám chỉ người Mỹ có thể được coi là đối tác, ít nhất là thụ động, vào âm mưu, khi xem xét việc quân đảo chính đã sử dụng căn cứ tại Incirlik để gửi và vũ trang máy bay đỗ ở đó để đánh chặn máy bay của tổng thống (mà nó đã không xảy ra) và để ném bom tòa nhà quốc hội ở Ankara (mà đã xảy ra).

Bộ trưởng Lao động Thổ Nhĩ Kỳ  Suleyman Soylu đã giải thích rõ ràng hơn: “Đằng sau cuộc đảo chính này là nước Mỹ”, trên tài khoản Twitter của mình. 

Sự thân trọng của chính quyền  Obama về tình trạng bế tắc tạo ra tại căn cứ không quân dường như xuất phát từ những lo ngại được chia sẻ bởi Riyadh, Cairo và Jerusalem rằng cuộc thanh trừng kiểu Stalin của nhà lãnh đạo độc đoán Thổ Nhĩ Kỳ diễn ra trong tất cả các ngành của chính phủ và tất cả các tầng lớp xã hội là một phần trong một cuộc cách mạng Hồi giáo toàn diện ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong trường hợp này, bất kỳ động thái sai nào từ phía Washington có thể đẩy nhanh quá trình.