Phán quyết trọng tài về tranh chấp Biển Đông phơi bày tuyên truyền giả dối của TC
Một viên chức thuộc Hải quân Malaysia đang liên lạc với tàu Bảo vệ Bờ biển TC, trong khu vực Biển Đông gần Kuantan, Malaysia, ngày 15 tháng 3 năm 2014. (Rahman Roslan/Getty Images)
Tác giả: Leo Timm, Epoch Times |Dịch giả: Phạm Duy – 14 Tháng Bảy , 2016 Phân tích Tin tức
Khi nói đến các vùng biển bị nóng trong tranh chấp ở Biển Đông (South China Sea), Bắc Kinh chưa bao giờ là một bên đưa ra bất kỳ sự nhượng bộ nào về tuyên bố của mình – được cho cho dựa trên quyền lịch sử của Trung Quốc – đối với gần như toàn bộ vùng biển, nơi có ý nghĩa quan trọng đối khu vực hàng hải thương mại đông đúc ở eo biển Malacca.
Và khi phải đối mặt với sự phản đối ngày càng gia tăng của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc dường như không còn hy vọng tô vẽ thêm cho cái mã bên ngoài, hỗ trợ cho tính hợp pháp về những tuyên bố của mình.
Quảng cáo
Trong khi việc xét sử của tòa trọng tài quốc tế [tại La Hay] vẫn đang tiếp tục, chính quyền Philippines và các chuyên gia pháp lý đã tranh luận nhiều lần rằng những tuyên bố của Trung Quốc là không có trước năm 2009, thời điểm mà chế độ cộng sản đã đưa ra yêu sách “đường chín đoạn”, xâm phạm đến vùng [biển đảo] mà không ít hơn 6 nước Đông Nam Á khác đang nắm giữ hoặc tuyên bố chủ quyền.
Tòa trọng tài tại La Hay [tên tiếng Anh là The Hague] hiện đang xử lý vụ tranh chấp này, và dự kiến sẽ đưa ra một quyết định có lợi cho Manila trong phán quyết sắp tới vào ngày 12 tháng 7.
Trung Quốc đã tuyên bố không thừa nhận phán quyết của Tòa trọng tài La Hay, nhưng có những dấu hiệu cho thấy phán quyết của tòa trọng tài sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với câu chuyện bịa đặt của Trung Quốc.
Sự thống nhất trong việc chống lại sự bành trướng của Trung Quốc, dường như đã khiến cỗ máy tuyên truyền của cộng sản và những cố gắng ngoại giao của Trung Quốc, làm việc quá sức. Các cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc đã không thừa nhận vụ kiện, [và coi nó như một] “trò hề”, và đã đẩy mạnh việc tập hợp sự ủng hộ [đối với chính quyền Trung Quốc] ở bên ngoài biên giới Trung Quốc.
Khi tìm kiếm với [từ khóa] “South China Sea” [Biển Đông] trong ‘phần ý kiến’ của ấn bản tiếng Anh ‘China Military Online’ [Quân đội Trung Quốc trực tuyến] của xuất bản phẩm tin tức chính thức của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), sẽ cho thấy gần 40 kết quả trong số 80 bài viết trên trang nhất. Trong số này, 10 bài viết xuất hiện với từ “trọng tài” trong tiêu đề của mình, và bài đầu tiên thì gọi hành động pháp lý là động thái “đơn phương” và “trái pháp luật” của Manila.
Chiến dịch truyền thông mạnh mẽ dường như là một phần của rất nhiều hoạt động mà Trung Quốc đang thực hiện để gây ảnh hưởng và thống trị dư luận theo hướng có lợi cho mình.
Đưa thông tin sai lạc là chiến lược đã tồn tại từ lâu của các chế độ cộng sản nhằm thống trị hoặc chuyển hướng dư luận trong và ngoài nước. Trong học thuyết cộng sản Trung Quốc, điều này được gọi là [lý thuyết] “Tam chiến” – chiến tranh truyền thông, chiến tranh pháp lý, và chiến tranh tâm lý. Nó được sử dụng để làm mất phương hướng và chia rẽ các đối thủ thông qua các hình thức phá hoại khác nhau.
Chiến dịch truyền thông mạnh mẽ dường như là một phần của rất nhiều hoạt động mà Trung Quốc đang thực hiện để gây ảnh hưởng và thống trị dư luận theo hướng có lợi cho mình.
Đưa thông tin sai lạc là chiến lược đã tồn tại từ lâu của các chế độ cộng sản nhằm thống trị hoặc chuyển hướng dư luận trong và ngoài nước. Trong học thuyết cộng sản Trung Quốc, điều này được gọi là [lý thuyết] “Tam chiến” – chiến tranh truyền thông, chiến tranh pháp lý, và chiến tranh tâm lý. Nó được sử dụng để làm mất phương hướng và chia rẽ các đối thủ thông qua các hình thức phá hoại khác nhau.
Chiến thuật đưa thông tin sai lạc đã bị thất bại thảm hại ?
Tại một cuộc họp ngày 23 tháng 6 tại Tashkent, nhiều quốc gia thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, là một khối kinh tế được dẫn dẵn chủ yếu bởi Trung Quốc và Nga, đã bày tỏ sự ủng hộ đối với Trung Quốc ở Biển Đông.
Nhưng, với một cái nhìn sâu hơn về trò chơi quan hệ công chúng mà Bắc Kinh đang tiến hành, cho thấy vẻ bề ngoài đáng khinh [của Trung Quốc] hơn là một khối [các nước] có uy ực. Xét thấy mối quan hệ đối tác giữa Mỹ và các nước Đông Nam Á đang được tạo ra xung quanh mối đe dọa từ Trung Quốc, cùng với thắng lợi trong phán quyết của trọng tài tiếp tục củng cố liên kết [giữa các nước có liên quan], [chiến thuật đưa] thông tin sai lạc của Trung Quốc dường như bị thất bại thảm hại.
Ông Katsuji Nakazawa làm việc cho tờ báo tài chính Nikkei của Nhật Bản, đã mô tả về việc ‘lôi kéo’ nông cạn và bất thường [của Trung Quốc] đối với các nước có ý định đứng về phía Trung Quốc trong tranh chấp ở Biển Đông. Đa số các nước ủng hộ Trung Quốc là những quốc gia châu Phi xa xôi hay các quốc gia Trung Á, với rất ít quyền lợi hay ảnh hưởng ở khu vực biển Đông Nam Á – và thậm chí sau đó, có rất ít các nước xác nhận rõ ràng [về sự ủng hộ của họ đối với Trung Quốc].
“Những người, mà đã thực sự cho thấy là đã đưa ra những ý kiến ủng hộ Trung Quốc, thì chỉ giới hạn trong các quan chức của các đảng chính trị ở các nước không có lợi ích trực tiếp ở Biển Đông”, ông Nakazawa viết trong một bài báo ngày 01 tháng 7 .
Bắc Kinh có vẻ thèm muốn nhất sự ủng hộ của Nga. Vào cuối tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp nhà lãnh đạo Đảng cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình 2 lần trong một khoảng thời gian ngắn – một lần tại hội nghị thượng đỉnh Tashkent, và một lần nữa vào ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh, được cho là theo “yêu cầu mạnh mẽ” từ phía Trung Quốc.
Trong khi cả tổng thống Putin cũng như chính phủ Nga không công khai ủng hộ Trung Quốc, ông Nakazawa nói rằng Bắc Kinh muốn sử dụng các cuộc họp [với Nga] để tạo ra một ấn tượng về sự thỏa thuận, tán thành [về tranh chấp ở Biển Đông] giữa [2] quốc gia lớn nhất thế giới về dân số và diện tích.