Tin tức và Bình luận (tt) – 14/7/2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận (tt) – 14/7/2016

Dân Luận

PCA – Formosa – Pháp Luân Công & Hơn thế nữa

Bởi Biên tập viên – 14/07/2016

  • Lúc này, chỉ có hai câu chuyện làm người ta quan tâm nhất là phán quyết của Tòa Trọng tài (PCA) và thảm họa môi trường do Formosa gây ra. Nó làm người ta tốn nhiều thời gian vì đọc không xuể thông tin (như lạc vào rừng rậm Amazon). Cả hai câu chuyện này đều liên quan đến Biển Đông và Trung Quốc. Còn câu chuyện thứ ba cũng liên quan đến Trung Quốc là tội ác diệt chủng đối với Pháp Luân Công (Falun Gong).
    Bởi Admin – 14/07/2016
    Khi cần “chiến” với Việt Nam, Trung Quốc sẵn sàng huy động tổng lực cả hai loại. Thật là giống với cách làm của an ninh Việt Nam, hay nói đúng hơn, với nhà nước công an trị ở Việt Nam: Khi cần “đấu tranh với các thế lực thù địch”, Nhà nước huy động cả các cơ quan ngôn luận chính thức như báo Quân Đội Nhân Dân, Công An Nhân Dân, An Ninh Thủ Đô v.v. lẫn đội ngũ dư luận viên phủ sóng trên mạng bằng hàng chục blog và hàng nghìn comment từ mỉa mai, khiêu khích tới mạt sát, chửi rủa. Tiếc là đội ngũ dư luận viên của công an và tuyên giáo Việt Nam chỉ giỏi phồng mang trợn mắt lăng nhục, ngậm máu phun… đồng bào mình thôi chứ chưa bao giờ dám “oanh tạc” nước bạn – ngoại ngữ và trình độ là cả một vấn đề.
    Bởi Admin -14/07/2016
    Nếu tiếp tục đi theo đường lối ngang ngược, Trung Quốc sẽ giáng một đòn chí mạng vào quyền lực mềm của mình. Nên nhớ năm 1996, Trung Quốc đã phê chuẩn Quy ước Quốc tế về Luật Hàng hải – theo đó, họ sẽ phải chấp nhận tính pháp lý của bất cứ phán quyết nào được đưa ra chiếu theo quy ước ấy. Nếu bây giờ phủ nhận tính pháp lý của phán quyết đưa ra sau vụ kiện “đường lưỡi bò,” người ta sẽ không khỏi đặt câu hỏi, sẽ còn bao nhiêu quy ước quốc tế mà Trung Quốc sẵn sàng phá vỡ nữa đây?
    Bởi Admin – 13/07/2016
    Trung Quốc đã phản đối dữ dội phán quyết này, một điều hoàn toàn hợp logic khi hầu hết các đòi hỏi quan trọng nhất của họ đã bị phán quyết của toàn PCA bác bỏ. Họ đã tốn vài năm trời cố tình tìm cách bác bỏ vai trò của phiên toà và hậu quả pháp lý của nó nhưng thất bại. Điều này đặt Trung Quốc trước một tình huống cực kỳ bất lợi: Bất cứ động thái leo thang nào của họ nhằm vi phạm phán quyết và gia tăng căng thẳng ở Biển Đông đều sẽ là trái với luật pháp quốc tế. Đây là thất bại nặng nề không phải chỉ về mặt ngoại giao, mà nó còn để lại những hậu quả hết sức lâu dài đối với chiến lược bành trướng xuyên suốt nhiều thập kỷ của Trung Quốc.
    Bởi Admin – 12/07/2016
    Ngân sách nhà nước trống rỗng, nợ công cao, đầu tư kinh tế không hiệu quả, nhiều dự án tiền tỉ bỏ hoang, tham nhũng, lãng phí, lạm phát tăng, vốn vay viện trợ bị cắt giảm. Trong khi đó nguồn lực trong nước cũng đã cạn, tài nguyên khai thác không hiệu quả, rừng không còn, biển bị nước ngoài lấn chiếm, sông ngoài ô nhiễm, đồng ruộng khô hạn, nhiễm mặn, sức dân có hạn… Các khoản thuế phí vốn đã nhiều, đã cao dù đã tăng thêm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu chi của ngân sách. Điều đó cho thấy một tương lai không mấy sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam.
    Bởi Biên tập viên – 12/07/2016
    Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.
    “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.”Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TQ và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng Trung Quốc đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”
    Bởi Admin – 12/07/2016
    Trong thời gian qua sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chính quy và dân quân ở Biển Ðông đã quá rõ ràng. Giữa tháng 5 và tháng 7 năm 2014 các tàu tuần duyên, tàu dân quân đánh cá và lực lượng hải quân đã hộ tống giàn khoan HYSY 981 đến một vị trí phía tây nam của quần đảo Hoàng Sa đang có tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Bởi Admin – 12/07/2016
    Nơi chôn lượng chất thải như bùn, có mùi hôi của hoá chất này nằm ngay trong trang trại của ông Lê Quang Hòa, Giám đốc Công ty Môi trường – Đô thị thị xã Kỳ Anh. Và nguy hiểm hơn, vị trí của nơi chôn lượng chất thải này nằm ngay thượng nguồn sông Trí, gần đập tràn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho hàng ngàn hộ dân quanh vùng.
    Bởi Admin – 12/07/2016
    Một quốc gia mất chủ quyền là một nước mà người dân họ luôn trông chờ kết quả một vụ kiện chủ quyền của một nước khác và hy vọng vụ kiện đó có ảnh hưởng tích cực đến việc “khẳng định chủ quyền” bằng miệng hơn là hành động của chính phủ nước mình, thông qua việc nộp một đơn kiện tương tự.
    Bởi Gió Nghịch Mùa – 12/07/2016
    Những chính sách sai lầm, bảo thủ và không theo ai, không dựa vào ai cùng với việc không dám làm mất lòng ai của chính quyền Việt Nam trong thời gian gần đây đã mang lại hệ quả xấu khi đã tự vứt bỏ đi chính mình. Một chính quyền mà không biết bảo vệ chính đáng người dân của mình thì người dân của chính quyền đó sẽ phải khổ sở lắm trên con đường mưu sinh. Với Việt Nam chúng ta thì giờ đây người ngư dân và gia đinh của họ là những người khổ sở nhất, khốn cùng nhất…
    Bởi Admin – 12/07/2016
    TQ đã bênh vực thái độ của họ qua nhiều cách. Phổ biến là các bài viết đăng trên các tờ báo lớn trên thế giới (theo kiểu đăng quảng cáo). TQ được diễn tả như là một “nạn nhân” bị sự ức hiếp của Mỹ. Phiên Tòa tại CPA được mô tả là một “âm mưu chính trị” của Mỹ nhằm bắt chẹt TQ.