Tin đặc biệt «Phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về Biện Đông»: một cú giáng mạnh vào TC

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tòa Trọng tài ra phán quyết Biển Đông

Tòa án quốc tế đã ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền của TC trên Biển Đông, ủng hộ vụ kiện của Philippines.

Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague nói không có bằng chứng TC trong lịch sử đã kiểm soát đối với vùng biển hay tài nguyên ở đó.

TC gọi phán quyết là “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước TC nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”

TC tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

Tòa án ở Hague nói TC đã vi phạm chủ quyền của Philippines.

Tòa nói TC cũng gây “thiệt hại nghiêm trọng cho môi trường san hô” khi xây các đảo nhân tạo.

CẬP NHẬT TRỰC TIẾP CỦA BBC

Ngoại trưởng Philippines kêu gọi “kiềm chế và tỉnh táo” tại Biển Đông ngay sau phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila.

“Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài.”

Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo.”Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này”.

“Đường Chín Đoạn” chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

“Đường Chín Đoạn” ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của Trung Hoa hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Cộng hoà Trung Hoa thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Hoa và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai “đoạn đứt quãng” được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài “và các biện pháp hoà bình khác”.

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

‘Sự ủng hộ quốc tế’

Trong khi đó, Hải quân TC tiến hành tập trận gần quần đảo Hoàng Sa.

Phiên điều trần của Tòa Trọng tài trước đây kết luận rằng tòa sẽ ra phán quyết ít nhất bảy trong 15 điểm Philippines đưa ra và vẫn đang xem xét tám điểm khác.

Bắc Kinh cố gắng tìm sự ủng hộ quốc tế cho lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa.

Các nhà ngoại giao TC đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.

TC cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai.

Philippines đưa vụ kiện ‘đường chín đoạn’ ra Tòa Trọng tài năm 2013.

Họ cáo buộc TC cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.

Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của TC về ‘đường chín đoạn’, chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của TC.

Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.

Theo http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160712_tribunal_south_china_sea_ruling

 

Tòa PCA bác bỏ ‘đường chín đoạn’

Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện TC về ‘Đường Chín Đoạn’, hay còn gọi là ‘Đường Lưỡi Bò’ trên Biển Đông.

TC từ 1949 tới nay đã đưa yêu sách đối với vùng biển rộng lớn, nơi Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền.

Philippines hôm 22/2/2013 đã đệ đơn kiện TC, theo đó yêu cầu toà xác định rằng yêu sách của Bắc Kinh là vô hiệu và là vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS).

Cụ thể, Philippines nói rằng những thực thể đá và bãi đá ngầm rải rác mà TC kiểm soát ở Biển Đông không thể là căn cứ để tính vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), là vùng được phép tính tối đa là 200 hải lý từ các thực thể đó trở ra.

Cập nhật trực tiếp.

Một số nội dung chính trong phán quyết của PCA

Trong phán quyết công bố hôm 12/7/2016, PCA đề cập tới năm trong số 15 vấn đề pháp lý mà Manila nêu ra.

Cụ thể, PCA ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của TC trên Biển Đông:

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp lý để TC đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’.”

“Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TC và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng TC đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc TC nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”

Về vấn đề pháp lý của “các hòn đảo” mà TC đã cơi nới mở rộng nhân tạo dựa trên các bãi cạn, đá ngầm, cùng vùng biển xung quanh, toà kết luận “không có thực thể nào ở Quần đảo Trường Sa đáp ứng được các điều kiện để làm căn cứ tính những vùng biển nới rộng”.

Toà cũng lưu ý về việc có sự hiện diện của con người trên một số điểm, nhưng xác định việc đó không làm thay đổi bản chất “không thể là nơi con người có thể sinh sống hoặc tự nó có giá trị kinh tế” của các thực thể này, bởi sự tồn tại của con người tại đó hoàn toàn “phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài chứ không phải dựa vào khả năng tự có”.

Do đó, toà cũng xác định rằng TC không thể lấy các thực thể đó làm căn cứ từ đó xác định vùng EEZ của mình.

Không những vậy, toà tuyên bố rằng “những vùng biển cụ thể đó nằm trong vùng EEZ của Philippines, bởi chúng không hề chồng lấn lên bất kỳ khu vực nào có thể thuộc về TC”.

Về tính pháp lý của ‘đường chín đoạn’ mà TC đưa ra làm căn cứ cho các tuyên bố chủ quyền của mình, PCA nói rằng bởi một số những vùng biển có tranh chấp là hoàn toàn thuộc EEZ của Philippines, nên toà xác định là TC đã vi phạm chủ quyền của Philippines tại khu vực này.

Ngoài ra, PCA nhắc tới vấn đề TC gây hại cho môi trường biển trên diện rộng qua việc bồi đắp đảo nhân tạo, và nói các hành động của TC đã làm trầm trọng thêm xung đột ở Biển Đông.

Giá trị pháp lý và thực tiễn

Phán quyết của PCA có giá trị ràng buộc pháp lý đối với các bên liên quan và phải được tuân thủ ngay lập tức.

Tuy nhiên, hiện chưa có cơ chế nhằm cưỡng chế thi hành phán quyết của toà.

Chỉ ít phút sau khi PCA ra phán quyết, TC đã tuyên bố phán quyết này là “vô căn cứ”, trong lúc Tân Hoa xã nói đây là một phán quyết “không có giá trị”.

Bắc Kinh từ trước tới nay luôn tuyên bố bác bỏ vụ kiện, không chấp nhận quyền tài phán của PCA và cũng không công nhận giá trị phán quyết mà toà này đưa ra.

Bắc Kinh cũng coi vụ kiện là một âm mưu do Hoa Kỳ giật dây nhằm cạnh tranh quyền lực, trang tin time.com viết.

“Ngay từ ban đầu, vụ kiện đã là một cái bẫy do Hoa Kỳ đặt ra nhằm duy trì vị thế thống trị của mình tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,” time.com trích bài xã luận ngày 8/7 trên Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Hoa. “Một trong những mục đích sâu xa là nhằm chia rẽ Trung Quốc với các nước láng giềng bằng cách nhân danh luật quốc tế phỉ báng Trung Quốc.”

Chỉ ngay trước khi PCA ra phán quyết, truyền thông TC hôm 11/7 chạy một loạt các tin bài theo đó nói ngọn hải đăng thứ năm mà Bắc Kinh cho dựng lên tại Đá Vành Khăn sẽ sớm đi vào hoạt động tại Biển Đông.

Trước đó, TC đã hoàn tất và cho vận hành bốn hải đăng tại Đá Châu Viên, Gạc Ma, Subi, Đá Chữ Thập tại Quần đảo Trường Sa, là các điểm Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

PCA là gì?

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài “và các biện pháp hoà bình khác”.

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

“Đường Chín Đoạn” là gì?

Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

“Đường Chín Đoạn” chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

“Đường Chín Đoạn” ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của TC hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Hoa và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai “đoạn đứt quãng” được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160712_pca_verdict

 

Biển Đông: Philippines kêu gọi các bên liên quan kiềm chế

Theo Anh Vũ

Hôm nay, 12/07/2016, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye (CPA) ra phán quyết liên quan đến vụ Philippines kiện TC về vấn đề Biển Đông, ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay đã có lời hoan nghênh phán quyết này.

Ông Perfecto Yasay cũng đồng thời khẳng định Philippinnes sẽ tôn trọng quyết định của Tòa Trọng Tài La Haye, coi đó là một đóng góp quan trọng vào nỗ lực giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Ông kêu gọi các bên liên quan hãy kiềm chế sau phán quyết của CPA.

Đối với người Philippines, đây là quyết định được mong đợi kể từ khi chính quyền của tổng thống Benigno Aquino khởi kiện cách đây hơn 3 năm, sau khi thấy các con đường ngoại giao đều dẫn đến bế tắc.

Thông tín viên RFI tại Manila Marianne Dardard cho biết thêm tình hình:

” Một quyết định lịch sử. Đó là đánh giá của người Philippines về phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực. Bởi các tranh chấp đã kéo dài từ nhiều năm nay. Mọi kế sách ngoại giao đều vô hiệu và giờ đây với Philippines thì đưa vấn đề ra tòa là cách làm duy nhất để đối phó trước sự lấn lướt của Trung Quốc.

Thách thức đối với Philippines trước hết là quyền đánh bắt và khai thác tài nguyên dầu mỏ trong vùng vốn nổi tiếng là dồi dào. Các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc lấn lên vùng đặc quyền kinh tế mà việc xác định đã khá rõ ràng. Những đòi hỏi đó có thể khiến Philippines mất 80% sản lượng đánh bắt hải sản trong vùng.

Là một người thực dụng, tân tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho biết sẵn sàng chia sẻ nguồn tài nguyên biển với Bắc Kinh. Nhưng liệu ông sẽ có được vị thế thực sự để đàm phán ? Trước khi được đắc cử tổng thống, ông cũng đã tuyên bố sẽ dùng xe lướt sóng ra cắm cờ philippines trên các đảo có tranh chấp… Là một người dân tộc chủ nghĩa hơn, tổng thống tiền nhiệm Benigno Aquino thậm chí còn so sánh các lãnh đạo Trung Quốc như Hitler “.

Theo http://vi.rfi.fr/chau-a/20160712-bien-dong-philippines-keu-goi-cac-ben-lien-quan-kiem-che

 

Biển Đông: Bắc Kinh bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng Tài

Không có gì ngạc nhiên, ngay sau khi Tòa Trọng Tài Thường Trực tại La Haye ra phán quyết phủ nhận các “quyền lịch sử” và yêu sách “đường lưỡi bò” của TC tại Biển Đông, hôm nay, 12/07/2016, Bắc Kinh đã thông báo “không công nhận và không chấp nhận” quyết định của Tòa.

Theo Tân Hoa Xã, “Trung Quốc đã nhiều lần nói rõ là Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye (CPA) không có thẩm quyền pháp lý nào trong lĩnh vực này ”. Bộ Ngoại Giao TC cũng ra tuyên bố khẳng định: “Trung Quốc không chấp nhận và không thừa nhận” quyết định của CPA.

Trang mạng của bộ Ngoại Giao TC hôm nay đã đăng một tuyên bố dài khẳng định lại “các quyền lịch sử của Trung Quốc trên biển Hoa Nam ” (tức Biển Đông). Tuyên bố của bộ Ngoại Giao TC còn nhấn mạnh: “Trung Quốc kiên quyết phản đối một số quốc gia có hành động xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp một số đảo và bãi cạn thuộc quần đảo Nam Sa (tên Bắc Kinh gọi quần đảo Trường Sa) và phản đối các hoạt động xâm hại đến các quyền và lợi ích của Trung Quốc” .

Tại TC, trong những ngày qua, chính quyền đang cố gắng khơi dậy tinh thần dân tộc chủ nghĩa trong dân chúng, chứng tỏ quyết tâm không từ bỏ tham vọng ở Biển Đông dù CPA ra phán quyết bất lợi cho TC.

Thông tín viên Heike Schmidt tại Bắc Kinh cho biết thêm tình hình :

« Cứ mỗi ngày Chủ nhật, tinh thần yêu nước lại như lên cơn sốt trên đường phố. Tiểu liên khoác trước ngực, hàng chục phụ nữ mặc áo dài hoa diễu hành qua các đường phố Bắc Kinh dưới lá cờ Trung Quốc. Mặc dù đó chỉ là những khẩu súng nhựa nhưng những phụ nữ hừng hực khí thế này có vẻ sẵn sàng bảo vệ tổ quốc như chủ tịch của họ, ông Tập Cận Bình mong đợi : Nhân dân trung Quốc không sợ những kẻ xâm lược. Chúng ta không gây rối nên chúng ta cũng không sợ gì. Đừng có nước nào hy vọng chúng ta sẽ phải nhịn nhục khi chủ quyền, an ninh và sự phát triển của chúng ta bị xâm phạm. 

Không có chuyện nhượng bộ trên biển Hoa Nam (Biển Đông), nơi họ vẫn đưa tàu tuần tra tới và xây dựng các cảng quân sự. Giọng điệu dân tộc chủ nghĩa có chủ ý như vậy làm hài lòng người dân, theo nhận định của bà Yanmai Xie, thuộc tổ chức phi chính phủ International Crisis Group : Người Trung Quốc ủng hộ đường lối cứng rắn. Họ coi đó như là một bằng chứng cho thấy Trung Quốc có khả năng và quyết tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Thêm vào đó là giáo dục dạy rằng người Trung Quốc đã sống trong nhục nhã suốt 100 năm dưới ách đô hộ của Nhật Bản và đế quốc phương Tây. Cuối cùng họ có thể tự hào là người Trung Quốc. 

Theo một thăm dò dự luận gần đây, 88% người Trung Quốc ủng hộ việc chính phủ của họ bác bỏ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực ra ngày hôm nay 12/07 liên quan đến các tranh chấp lãnh thổ với Philippines».

Theo http://vi.rfi.fr/chau-a/20160712-bien-dong-bac-kinh-chinh-thuc-bac-bo-phan-quyet-cua-toa-trong-tai-thuong-truc

 

Phản ứng các nước về phán quyết PCA

Ngày 22/1/2013: Philippines nộp bản Thông báo và Tuyên bố khởi kiện đối với TC trước Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về “Thẩm quyền trên các vùng biển của Philippines đối với Biển Tây Philippines”

Ngày 3/6/2014: hạn cuối cùng Tòa án đưa ra cho TC đệ trình Bản phản biện của bị đơn. TC từ trước vẫn duy trì quan điểm không tham gia vào vụ việc và vì thế, cũng không đệ trình Bản phản biện của bị đơn

Ngày 11/12/2014: Chính phủ Việt Nam đưa ra Tuyên bố về chủ quyền trên Trường Sa và Hoàng Sa, đồng thời yêu cầu Tòa trọng tài “cân nhắc đến lợi ích và quyền lợi pháp lý của Việt Nam”

Ngày 29/10/2015: Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra “Tuyên bố (Phán quyết) về quyền tài phán và thừa nhận” đối với vụ kiện giữa Philippines và TC. Tòa không bác bỏ quyền tài phán với bất cứ luận điểm nào trong Bản Tranh tụng của Philippines

Ngày 21-22/3/2016: Trong một động thái bất ngờ, Đài Loan đưa ra Tuyên bố Amicus curiae về Quan điểm về chủ quyền của Đài Loan tại Đảo Itu Aba (Ba Bình). Theo đó hòn đảo này có vùng biển 200 hải lý (bao trùm lên hầu hết các hòn đảo còn lại đang tranh chấp ở Biển Đông)

16:25Tin Mới Nhất

Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của TC trên Biển Đông.

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để TC đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague.

“Tòa xác định rằng, mặc dù các nhà hàng hải TC và ngư dân của họ, cũng như những người như vậy từ các Quốc gia khác, đã từng trong lịch sử sử dụng những hòn đảo này ở Biển Nam Trung Hoa, hiện không hề có chứng cứ gì rằng TC đã thực thi về mặt lịch sử sự kiểm soát đặc quyền trên toàn vùng nước hay tài nguyên. Vì thế, Tòa kết luận rằng không có căn cứ pháp lý cho việc TC nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn.”

TC đã ra phản ứng, nói phán quyết “vô căn cứ”.

Tân Hoa Xã nói phán quyết “không có giá trị”. Hãng tin nhà nước TC nói: “Toà trọng tài không có quyền tài phán, Trung Quốc không chấp nhận, cũng không công nhận.”

Philippe Sands, một luật sư cho Philippines trong vụ kiện, nói đây là “phán quyết rõ ràng và thống nhất ủng hộ pháp quyền và chủ quyền của Philippines”.

Trong văn bản 497 trang, các quan tòa nói các tàu chấp pháp TC gây rủi ro đụng chạm với tàu đánh cá Philippines trong vùng biển và việc xây dựng của TC gây thiệt hại vô kể với các rạn san hô.

Nhật Bản tuyên bố phán quyết của tòa án ở Hague là mang tính chung cuộc, ràng buộc pháp l‎ý, yêu cầu các bên liên quan tới vụ kiện thực hiện theo quyết định này.

Ngoại trưởng Fumio Kishida nói trong thông cáo rằng Nhật Bản đã luôn ủng hộ tầm quan trọng của luật pháp và việc sử dụng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hay cưỡng chế trong giải quyết tranh chấp hàng hải.

“Đường Chín Đoạn” là gì?

Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền không thể chối cãi” đối với khoảng trên 85% diện tích Biển Đông, tương đương 3 triệu trên tổng số 3,5 triệu cây số vuông toàn bộ vùng biển này.

“Đường Chín Đoạn” chạy có những chỗ cách xa khỏi Trung Hoa lục địa tới 2.000km và vào sát bờ biển Philippines, Malaysia và Việt Nam vài trăm cây số.

“Đường Chín Đoạn” ban đầu xuất hiện trên một bản đồ của TC hồi 1947 với 11 đoạn đứt quãng, khi lực lượng hải quân của Trung Hoa Dân Quốc thuộc Quốc Dân đảng khi đó kiểm soát được một số đảo vốn do Nhật chiếm đóng trong thời Đại chiến Thế giới lần thứ hai.

Khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949 và Quốc Dân đảng phải bỏ chạy ra Đài Loan, chính quyền cộng sản đã tự tuyên bố mình là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Hoa và thừa kế toàn bộ các tuyên bố về biển đảo của nước này trong khu vực.

Sau đó, đầu thập niên 1950, hai “đoạn đứt quãng” được bỏ đi ở khu vực Vịnh Bắc Bộ như một hành động thân thiện của Bắc Kinh với chính quyền miền Bắc Việt Nam.

PCA là tổ chức liên chính phủ lâu đời nhất thế giới, chuyên xử lý các vụ tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp trọng tài “và các biện pháp hoà bình khác”.

PCA được thành lập năm 1899 trong Hội nghị Hoà bình Hague, do Sa Hoàng Đệ Nhị của Nga tổ chức. Cơ quan này dẫn chiếu tới các hợp đồng, các thoả thuận đặc biệt, và nhiều hiệp ước khác nhau của Liên hợp quốc để phân xử tranh chấp.

PCA cũng hiện diện thường trực tại Mauritius, và có thể tiến hành các phiên tranh tụng trên toàn thế giới.

20:58

Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7, Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague (PCA) ra phán quyết chung cuộc vụ Philippines kiện TC về ‘Đường Chín Đoạn’, hay còn gọi là ‘Đường Lưỡi Bò’ trên Biển Đông.

Phóng viên Hồng Nga bình luận trên BBC World News từ Hague.

Theo Hồng Nga nói về phán quyết từ Hague

20:42

Luật sư trưởng của chính phủ Philippines Jose Calida sẽ gửi bản tóm tắt phán quyết cho Tổng thống Philippines Duterte sáng thứ Tư, và một giải thích “toàn diện” trong vòng 5 ngày nữa, theo trang báo Rappler.com.

20:27

Lãnh đạo cao nhất của TC, Tập Cận Bình, tuyên bố TC không chấp nhận mọi quyết định của tòa quốc tế về Biển Đông.

Theo Tân Hoa Xã, ông Tập phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker ở Bắc Kinh ngày 12/7.

Tập được dẫn lời nói chủ quyền của TC ở Biển Đông không bị ảnh hưởng vì phán quyết của tòa tại Hague.

20:16

Paul Reicher, luật sư tư vấn chính cho Philippines từ Washington trả lời BBC News: “Đây là thắng lợi của nước nhỏ trước nước lớn. Đây là chuyện TC chống lại toàn bộ các nước láng giềng chứ không chỉ Philippines. Các nước Việt Nam, Indonesia cũng thắng lợi hôm nay về mặt pháp lý.”

20:16Tin Mới Nhất

Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố nói phán quyết của tòa ở Hague là đóng góp quan trọng cho mục tiêu chung giải quyết tranh chấp Biển Đông trong hòa bình.

Người phát ngôn ngoại giao Mỹ John Kirby nói phán quyết có tính ràng buộc với cả hai phía, rằng Mỹ hy vọng TC và Philippines tuân thủ.

19:49

Hiện chưa rõ phán quyết của Toà Trọng tài LHQ có làm thay đổi sinh hoạt của các ngư dân vùng Scarborough, Philippines hay không. Ba người trong hình ở Masinloc từng nói việc đánh bắt cá của họ bị TC ngăn chặn.

19:29

Bộ trưởng Ngoại giao TC Vương Nghị ngày 12/7 có bài phát biểu:

“Hôm nay, một toà trọng tài được thành lập tạm thời đã đưa ra cái gọi là phán quyết về vụ trọng tài Nam Hải do chính phủ tiền nhiệm Philippines đơn phương nêu ra, mưu toan làm tổn hại chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải. Về việc này, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố, tỏ rõ lập trường nghiêm khắc của Trung Quốc không chấp nhận và không công nhận phán quyết của trọng tài. Bên cạnh đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn thừa ủy quyền ra “Tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển tại Nam Hải của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa”, trịnh trọng trình bày Trung Quốc có chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển tại Nam Hải. Trên cơ sở này, tôi sẵn sàng trình bày hơn nữa thái độ của Trung Quốc:

Thứ nhất, vụ trọng tài Nam Hải ngay từ đầu đã là một trò hề chính trị đội lốt pháp luật, cần phải vạch trần triệt để bản chất này.

Thứ hai, Trung Quốc không chấp nhận, không tham gia trọng tài là nhằm bảo vệ nền pháp quyền quốc tế và quy tắc khu vực theo pháp luật.

Thứ ba, chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải có cơ sở lịch sử và pháp lý vững chắc, không bị ảnh hưởng bởi cái gọi là phán quyết của toà trọng tài.

Thứ tư, Trung Quốc sẽ tiếp tục dốc sức giải quyết hoà bình tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương, giữ gìn tốt hoà bình và ổn định trong khu vực.

Cuối cùng, tôi muốn tái khẳng định rằng, phát triển quan hệ láng giềng hữu nghịv ới các nước xung quanh là phương châm đã định mà Trung Quốc kiên trì; giữ gìn hoà bình và ổn định của khu vực là trách nhiệm quốc tế không thể thoái thác của Trung Quốc; kiên trì đi con đường phát triển hoà bình là sự lựa chọn chiến lược kiên định bất di bất dịch của Trung Quốc.

Trung Quốc sẽ tiếp có sự đóng góp xứng đáng của mình vì bảo vệ tôn chỉ của “Hiến chương Liên Hợp Quốc” và các chuẩn tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế, giữ gìn sự công bằng, chính nghĩa của nền pháp quyền quốc tế, thúc đẩy sự nghiệp hoà bình và phát triển của loài người.”

19:29

Tường thuật của phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila, Philippines

Bộ trưởng Ngoại giao Perfecto Yasay ra thông cáo trong khoảng hai phút.

Trong khuôn khổ bốn đoạn văn, ông này giải thích rằng các chuyên gia đang phân tích về phán quyết của Tòa Trọng tài và nêu lên sự quan ngại về việc thi hành “một cách miễn cưỡng và có kiềm chế” phán quyết được cho là “quyết định mang tính lịch sử”.

Không có sự ăn mừng, thậm chí là không có một nụ cười. Và điều này có nguyên nhân của nó.

Chính phủ hiện tại của Philippines không là phải là người đã đưa hồ sơ ra Tòa Trọng tài ba năm rưỡi trước, hậu quả từ vụ xung đột tại bãi cạn Scarborough.

Hai tuần trước, Rodrigo Duterte tuyên thệ để trở thành Tổng thống mới của Philippines. Những chỉ dấu cho thấy, Tổng thống mới của Philippines sẵn sàng hòa giải với TC, khác hẳn người tiền nhiệm là ông Benigno Aquino.

Ngay tại Manila này, rất nhiều người cho rằng Tổng thống mới có xu hướng thu hút đầu tư từ TC để đổi lại phản ứng im lặng.

18:29

Phản ứng của Bộ Ngoại giao CSVN ngày 12/7:

Việt Nam hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên bố về nội dung phán quyết.

Việt Nam một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của mình về vụ kiện này như đã được thể hiện đầy đủ trong Tuyên bố ngày 05/12/2014 của Bộ Ngoại giao Việt Nam gửi Tòa trọng tài.

Trên tinh thần đó, Việt Nam ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình, bao gồm các tiến trình ngoại giao và pháp lý, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực theo quy định của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, duy trì hòa bình, ổn định trong khu vực, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Nhân dịp này, Việt Nam tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chủ quyền đối với nội thủy và lãnh hải, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, cũng như tất cả các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam liên quan đến các cấu trúc địa lý thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.

18:22

Một ngày bận rộng cho BBC: ba phóng viên tường thuật cho BBC World TV: Hồng Nga từ The Hague, Jonah Fisher từ Manila và Stephen McDonell từ Bắc Kinh về phán quyết của Tòa Trọng tài về Biển Đông.

17:55

Thông cáo chính thức của Bộ Ngoại giao TC ngày 12/7:

Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra tuyên bố về phán quyết của Tòa trọng tài vụ Nam Hải thành lập theo yêu cầu của Nước Cộng hòa Philippines:

Về việc Tòa trọng tài vụ Nam Hải thành lập theo yêu cầu đơn phương của Philippines (gọi tắt là Tòa trọng tài) ngày 12/7/2016 đưa ra phán quyết, Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trịnh trọng tuyên bố, phán quyết này là vô hiệu, không có sức ràng buộc, TC không chấp nhận, không công nhận.

Ngày 29/10/2015, Tòa trọng tài đưa ra phán quyết về quyền tài phán và vấn đề có thể thụ lý. Chính phủ TC lập tức tuyên bố phán quyết này là vô hiệu, không có sức ràng buộc, lập trường của TC là rõ ràng và nhất quán.

Mục đích của việc Philippines đơn phương đưa vấn đề lên trọng tài là ác ý, không phải là để giải quyết tranh chấp với TC, cũng không phải là giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải, mà là để phủ định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của TC trên Nam Hải, hành vi đưa lên trọng tài của Philippines là vi phạm luật pháp quốc tế.

Hành vi và phán quyết của Toà trọng tài đã trái ngược nghiêm trọng với thực tiễn thông thường của Toà trọng tài quốc tế, trái ngược hoàn toàn với mục đích và tôn chỉ thúc đẩy giải quyết hoà bình tranh chấp của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, phương hại nghiêm trọng tính hoàn chỉnh và uy tín của “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, xâm phạm nghiêm trọng quyền lợi hợp pháp của TC với tư cách là nhà nước chủ quyền và nước ký kết “Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển”, là phán quyết không công bằng và bất hợp pháp.

Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của TC trên Nam Hải không bị ảnh hưởng bởi phán quyền của trọng tài trong bất cứ tình huống nào, TC phản đối và không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào dựa trên phán quyết trọng tài này.

Chính phủ TC tái khẳng định, về tranh chấp vấn đề lãnh thổ và hoạch định biên giới trên biển, TC không chấp nhận bất cứ phương thức giải quyết tranh chấp nào của bên thứ 3, không chấp nhận bất cứ phương án giải quyết tranh chấp nào áp đặt TC. Chính phủ TC sẽ tiếp tục tuân thủ luật pháp quốc tế và các chuẩn tắc cơ bản của quan hệ quốc tế được xác định trong “Hiến chương Liên Hợp Quốc”, giải quyết tranh chấp hữu quan trên Nam hải, thông qua đàm phán và hiệp thương, giữ gìn hoà bình và ổn định trên Nam Hải.”

17:51

Chỉ công dân TC mới được đi tour ra Hoàng Sa.

TC ngay từ đầu đã nói không công nhận phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ và từ một thời gian qua đã tổ chức cho du khách ra Hoàng Sa.

Một số chuyến bay dân sự thử nghiệm từ Hải Khẩu, Hải Nam cũng được tổ chức ra sân bay mới tôn tạo ở Trường Sa.

17:31Tin Mới Nhất

Sau khi có phán quyết của tòa ở Hague, chính phủ TC ra tuyên bố chính thức:

“Để tái khẳng định chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc trên Nam Hải, tăng cường hợp tác giữa các nước tại Nam Hải, giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải, Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa ra Tuyên bố:

Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đảo Nam Sa. Nhân dân Trung Quốc đã có hơn 2000 năm lịch sử hoạt động tại Nam Hải. Trung Quốc là nước phát hiện, đặt tên và khai thác tận dụng sớm nhất các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, thi hành chủ quyền và quyền quản lý sớm nhất, liên tục, hoà bình và hiệu quả đối với các đảo trên Nam Hải và vùng biển liên quan, đã xác lập chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi liên quan tại Nam Hải.

Sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ 2, Chính phủ Trung Quốc năm 1947 đã biên soạn “Địa lý chí lược các đảo Nam Hải” và vẽ bản đồ “Vị trí các đảo Nam Hải” trên các đoạn đứt khúc, đồng thời chính thức công bố trước thế giới vào tháng 2/1948.

Từ khi thành lập vào ngày 1/10/1949 đến nay, nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa kiên định bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải. Chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển của Trung Quốc tại Nam Hải bao gồm:

1/ Trung Quốc có chủ quyền đối với các đảo trên Nam Hải, bao gồm Quần đảo Đông Sa, Quần đảo Tây Sa, Quần đảo Trung Sa và Quần đẩo Nam Sa;

2/ Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp;

3/ Các đảo trên Nam Hải của Trung Quốc có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;

4/ Trung Quốc có quyền lợi mang tính lịch sử tại Nam Hải.

Trung Quốc luôn kiên quyết phản đối một số nước xâm chiếm trái phép một số đảo và bãi đá thuộc Quần đảo Nam Sa của Trung Quốc, cũng như hành vi xâm phạm quyền quản lý vùng biển liên quan của Trung Quốc. Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục cùng với nước đương sự liên quan trực tiếp giải quyết hoà bình tranh chấp liên quan trên Nam Hải thông qua đàm phán và hiệp thương dựa theo luật pháp quốc tế trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử.

Trung Quốc tôn trọng và ủng hộ các nước được hưởng quyền tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải theo luật pháp quốc tế.”

17:27

Cảnh phản ứng của một số nhà hoạt động Philippines tại Manila sau khi có tin về phán quyết của tòa.

17:19

Nhắc lại vụ kiện Philippines về Đường Lưỡi Bò:

“Philippines đưa vụ kiện ‘đường chín đoạn’ ra Tòa Trọng tài năm 2013.

Họ cáo buộc TC cấm đánh bắt cá, nạo vét để bồi đắp đảo nhân tạo và gây nguy hiểm cho tàu bè tại Biển Đông.

Họ cũng yêu cầu tòa bác tuyên bố chủ quyền của TC về ‘đường chín đoạn’, chiếm giữ 90% Biển Nam Hải (Biển Đông), trên bản đồ chính thức của TC.

Theo nhà báo và cũng là nhà nghiên cứu Biển Đông Bill Hayton, phần lớn vụ kiện là yêu cầu tòa án ra phán quyết về những tuyên bố chủ quyền của mỗi quốc gia tại Biển Đông.

Các nhà ngoại giao TC đã viết một loạt bài trên các báo tiếng Anh chỉ rõ lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông.

TC cho biết khoảng 60 quốc gia ủng hộ lập trường của họ rằng nên bác phán quyết của tòa, nhưng chỉ một vài nước tuyên bố ủng hộ họ công khai.”

17:11

Phóng viên BBC Jonah Fischer từ Manila: “Nay TC chắc chắn lo sợ Việt Nam cũng sẽ làm theo Philippines là đem một vụ kiện ra Tòa.”

17:11

Phóng viên Jonah Fischer của BBC từ Manila: “Phán quyết của Tòa Trọng tài là một cú giáng mạnh vào TC.”

“Không chỉ Đường Chín Đoạn bị bác bỏ mà Tòa còn nói rằng các cấu trúc (features) TC xây trên Biển Đông không tạo ra cơ sở để có chủ quyền. Đây là thắng lợi lớn cho Philippines.”

17:05

Thái Lan thúc giục tất cả các bên liên quan tại Biển Đông duy trì hòa bình và ổn định.

Trong một thông cáo đưa ra trước phán quyết của tòa The Hague, Bộ Ngoại giao Thái Lan nói điều quan trọng là khôi phục sự tin tưởng và lòng tin của các nước trong khu vực.

Thông cáo nói tình hình tại Biển Nam Trung hoa (Biển Đông) nên được giải quyết “trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau và lợi ích công bình” theo đó thể hiện mối quan hệ lâu dài giữa TC và Asean.

17:05

Quan chức Bộ Ngoại giao Philippines từ Manila trong họp báo: “Đây là phán quyết có tính chất nền tảng.”

16:45

Reuters: Ngoại trưởng Philippines kêu gọi “kiềm chế và tỉnh táo” tại Biển Đông ngay sau một phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế có lợi cho Manila và lên án Bắc Kinh.

“Các chuyên gia của chúng tôi đang nghiên cứu phán quyết này cẩn trọng và triệt để bởi đó là kết quả quan trọng của tòa trọng tài.”

Ngoại trưởng Perfecto Yasay nói tại một cuộc họp báo.”Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên liên quan kiềm chế và tỉnh táo. Philippines khẳng định hết sức tôn trọng quyết định cột mốc này”.

16:38Tin Mới Nhất

Trích đoạn phán quyết của Tòa Trọng tài LHQ về ‘Đường Chín Đoạn’ của TC:

“Tính hợp pháp của các hành động Trung Hoa:

Tòa đã xem xét tính hợp pháp của các hành động Trung Hoa gây ra tại Biển Nam Trung Hoa. Tòa nhận thấy một số khu vực nằm trong vùng kinh tế đặc quyền (EEZ) của Philippines, và theo tòa, Trung Hoa đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong EEZ qua cách:

(a) Can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Philippines,
(b) Xây dựng đảo nhân tạo, và

(c) Không ngăn các ngư dân Trung Hoa đến đánh cá trong EEZ này.

Tòa cũng nhận định rằng ngư dân Philippines có quyền đánh cá truyền thống (traditional fishing rights) tại Bãi Scarborough và Trung Hoa đã ngăn cản quyền của họ.

Tòa nhận định rằng các tàu hải tuần của Trung Hoa đã tạo ra một cách phi pháp rủi ro nghiêm trọng cho các vụ va đập khi họ thực hiện việc ngăn cản các tàu thuyền Philippines.”

Một đoạn khác:

a. Về đường chín đoạn và những tuyên bố chủ quyền của Trung Hoa phán quyết của tòa viết

“Lập trường này đã bị bác bỏ, tuy nhiên văn bản cuối cùng của Công ước cho phép các Quốc gia khác có quyền đi lại có giới hạn để đánh cá ở khu vực đặc quyền kinh tế (trong trường hợp Quốc gia ven biển không thể đánh bắt với toàn bộ ở khu vực này) và không có quyền khai thác dầu và khí đốt cũng như các nguồn tài nguyên. Tòa thấy rằng tuyên bố của Trung Hoa với các quyền có tính lịch sử tới tài nguyên là không phù hợp với các vị trí cụ thể về quyền và các vùng hải phận theo Công ước và kết luận rằng, với mức độ Trung Hoa có quyền lịch sử ở vùng Biển Đông thì những quyền này sẽ bị loại bỏ do hiệu lực của Công tước và tuyên bố chủ quyền đó trở nên không phù hợp với hệ thống các vùng hải phận thể theo Công ước.

b. Tòa kết luận sự hiện diện của nhân viên chính thức trên nhiều cấu trúc địa l‎ý này không tạo lập năng lực của chúng, trong điều kiện tự nhiên, có thể duy trì sự ổn định của một cộng đồng con người và xét thấy bằng chứng lịch sử con người sinh sống hay đời sống kinh tế có liên quan nhiều hơn tới năng lực của các cấu trúc địa lý này. Xem xét các ghi nhận lịch sử, Tòa ghi nhận rằng Trường Sa theo lịch sử đã được sử dụng bởi nhiều nhóm ngư dân từ Trung Hoa cũng như các Quốc gia và một số công ty mỏ và đánh cá của Nhật Bản cũng đã thử khai thác vào những năm 1920 và 1930. Tòa kết luận rằng việc sử dụng tạm thời các cấu trúc địa lý này của các ngư dân không tạo lập sự sinh sống của một cộng đồng ổn định và tất cả các hoạt động kinh tế lịch sử …. Vì thế Tòa kết luận rằng mọi cấu trúc địa lý khi thủy triều lên tại Trường Sa là các “bãi đá” hợp pháp không tạo ra vùng đặc khu kinh tế hay thềm lục địa.

c. Hoạt động của TC tại Biển Đông:

Tòa quyết định là TC đã vi phạm các nghĩa vụ của họ thể theo Công ước Quốc tế và Quy định Ngăn ngừa Va chạm trên Biển (Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea) năm 1972, và Điều khoản 94 của Công ước liên quan tới an toàn hàng hải.

d. Tính nghiêm trọng của các tranh chấp giữa các bên:

Tòa ghi nhận TC đã (a) xây dựng đảo nhân tạo tại Bãi đá Vành Khăn, một cấu trúc địa lý nhô lên trên mặt biển khi thủy triều xuống tại đặc khu kinh tế của Philippines; (b) gây nguy hại vĩnh viễn và không thể khắc phục tới hệ sinh thái rặng san hô (c) phá hủy vĩnh viênc bằng chứng về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc địa lý đang được nói tới.

Tòa kết luận TC vi phạm nghĩa vụ của họ trong việc kiềm chế không làm nghiêm trọng thêm hay gia tăng tranh chấp trong thời gian chờ quá trình phán quyết.

e. Hành xử tương lai của các bên

Cuối cùng, Tòa án xem xét yêu cầu của Philippines có một tuyên bố rằng, trong tương lai, TC sẽ tôn trọng các quyền và tự do của Philippines và tuân thủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước. Trên khía cạnh này, Tòa lưu ý rằng cả Philippines và TC đã nhiều lần chấp nhận các nghĩa vụ của Công ước và nghĩa vị chung với niềm tin tốt đã xác định và định hướng hành vi của họ. Tòa cho rằng gốc rễ của vụ tranh chấp trong vụ kiện ra trọng tài này không nằm trong bất kỳ ý định nào của TC hay Philippines để xâm phạm quyền lợi hợp pháp của nước kia, mà là ở khác biệt hiểu biết cơ bản các quyền của mình theo Công ước trong các vùng biển ở Biển Đông. Tòa nhắc lại rằng một nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế là tin tưởng nhau và lưu ý rằng Điều 11 của Phụ lục VII quy định rằng “kết luận. . . phải được các bên có tranh chấp tuân thủ.” Tòa do đó cho rằng không cần có thêm một tuyên bố nào khác.”

16:25

Tờ Inquirer của Philippines tường thuật Nhật Bản đang dàn xếp một thông cáo chung về phán quyết Biển Đông với các đối tác trong nhóm các quốc gia G7 có nền kinh tế phát triển như một phần của xu hướng “ngoại giao chủ động”, mặc dù Nhật Bản có thể sẽ im lặng khi phán quyết được công bố.

16:19

Alexander Neill, chuyên viên nghiên cứu lâu năm tại Viện nghiên Cứu chiến lực châu Á IISS-Asia viết:

Việc xây dựng và cải tạo đảo phục vụ cho mục đích kép, vừa củng cố tuyên bố chủ quyền của TC và vừa tạo ra một sự hiện diện liên tục của TC, cả quân sự và dân sự tại Biển Đông.

… Có một vùng rộng lớn tại phía nam của Biển Đông là khá nông – độ sâu dưới 100m. Tuy nhiên, gần tiếp giáp với “đường chín đoạn” (đường mà TC tuyên bố chủ quyền của Biển Đông) thì thềm lục địa có độ sâu khoảng 4,000m, tạo điều kiện tốt hơn cho tàu ngầm hoạt động.

Đó là lý do tại sao một số chuyên gia tin rằng vùng nước sâu của Biển Đông, và những nỗ lực của TC tăng cường chống tàu ngầm ở đó, có thể tạo địa bàn cho các tàu ngầm của Trung Quốc trong tương lai.

Trong những năm gần đây, độ sâu của Biển Đông đã trở thành tâm điểm cạnh tranh ngày càng gia tăng giữa TC và Hoa Kỳ.”

16:17

Nếu TC tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quân chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters.

16:15

Hãng tin AFP nói Đại sứ Philippines tại TC cảnh báo công dân cẩn trọng với “đe dọa cá nhân” và tránh các tranh cãi chính trị trước thềm phán quyết hôm thứ Ba 12/7.

Công dân Philippines được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội,” AFP trích lại nội dung email.

Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho đại sứ quán hoặc cảnh sát TC.

16:15

Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn “như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển” trên tờ Bangkok Post của Thái Lan.

Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho TC và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung.

“Không đáng cho tham vọng lâu dài của TC là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng.”

16:14

Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, của Bộ Công an CSVN nói với BBC: “Trung Quốc gần như có một chiến dịch vận động ngoại giao và truyền thông để quảng bá quan điểm rằng Trung Quốc là có cơ sở pháp lý với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cơ sở pháp lý với chủ quyền vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn.”

“Họ có một chiến dịch truyền thông, là đòn tâm lý. Thứ nhất là để 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc biết. Thứ hai là tạo ra một dư luận ủng hộ của quốc tế với Trung Quốc khi tòa công bố phán quyết.”

Hành động như vậy để “dọn mặt bằng tâm lý,” Cương nói thêm.

http://bit.ly/28RAWqK

15:56Tin Mới Nhất

Cảnh biểu tình bên ngoài Lãnh sự quán TC tại Manila, Philippines, ngày 12/7, vài giờ trước khi Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague ra phán quyết về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

15:56

Tòa Trọng tài Thường trực tại Hague sẽ ra phán quyết đối với đơn Philippines kiện TC về các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông.

Hai điểm chính được quan tâm nhiều là “đường chín đoạn” và lập trường của tòa đối với một số đảo, đá và bãi ngầm có tranh chấp.

Vậy sự khác biệt về đảo, đá hay bãi ngầm thể theo luật pháp quốc tế là gì? Phóng viên BBC Jonah Fisher từ Manila giải thích trong video này.

15:52

Dự kiến hôm 12/07 Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague sẽ đưa ra phán quyết được chờ đợi từ lâu, với kết luận về tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của TC ở Biển Đông.

Philippines đưa ra vụ kiện tại tòa án ở Hague, nêu những hoạt động của TC trong khu vực này vi phạm luật pháp quốc tế.

TC tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông, bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

TC nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.
Vụ kiện được Tòa Trọng tài phân xử theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), mà Trung Quốc và Philippines đã ký kết.

Phán quyết này mang tính bắt buộc nhưng tòa không có quyền hạn thực thi.

15:51

Các điểm nóng bùng phát gần đây xảy ra trong vài thập niên qua là giữa CSVN và TC, và vụ giằng co giữa Philippines và TC. Điểm qua một vài vụ việc gồm có:

Năm 1974, TC chiếm Hoàng Sa từ Việt Nam, giết chết hơn 70 binh sỹ người Việt

Năm 1988, hai bên lại xung đột nhưng lần này ở Trường Sa, với phía Việt Nam gánh chịu thua thiệt, vì có khoảng 60 thủy thủ bị thiệt mạng

Đầu 2012, TC và Philippines có cuộc giằng co trên biển kéo dài, các bên cáo buộc nhau lấn vào bãi Scarborough

Các tin không được xác nhận nói Hải quân TC quấy phá hai điểm thăm dò khai thác của Việt Nam cuối 2012, dẫn đến các cuộc biểu tình chống TC lớn trên đường phố Việt Nam

Tháng 1/2013, Manila nói sẽ đưa TC ra Tòa án của Liên Hiệp Quốc căn cứ vào Công ước Luật Biển của Liên Hiệp Quốc để thách thức các yêu sách của TC.

Tháng 5/2014, TC đưa vào hoạt động dàn khoan gần Hoàng Sa, dẫn tới tàu thuyền của hai nước đã có một số va chạm

Cảnh các phóng viên đứng chờ bên ngoài Cung điện Hòa bình, Hague, Hà Lan hôm 12/7.

Dư luận đang quan tâm phán quyết sắp ra của Tòa án Trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông của Philippines.

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160712_philippines_china_scs_the_hague

 

Biểu tình trước lãnh sự quán TC ở Manila

Người dân Philippines tụ tập biểu tình trước Lãnh sự quán TC tại Manila, vài giờ trước phán quyết của tòa Trọng tài Thường trực ở Hague về vụ kiện trên Biển Đông hôm 12/07.

Khoảng 1100 giờ địa phương, tòa ở Hague, Hà Lan tuyên bố TC không có căn cứ pháp lý để đòi “chủ quyền lịch sử” trên Biển Đông.

“Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để TC đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực Quốc tế.

Theo http://www.bbc.com/vietnamese/multimedia/2016/07/160712_philippines_protests_scs

 

Truyền thông nói gì trước phán quyết?

Báo quốc tế dành nhiều bình luận trước phán quyết của Tòa trọng tài tại The Hague về vụ Philippines kiện TC trên Biển Đông.

REUTERS

Tờ Hoàn cầu Thời báo chạy tin phản ứng của TC với phán quyết sẽ “phụ thuộc vào khiêu khích”.

Cho tới giờ, chưa có bên liên quan nào muốn đối đầu quân sự. Nhưng các bên đều tăng cường chuẩn bị sẵn sàng quân sự, Reuters nói.

Các học giả Hoa Kỳ và các quan chức quân sự, tình báo ủng hộ phán quyết nói phản ứng của TC trước phán quyết của tòa sẽ ảnh hướng rất nhiều đến phản ứng của Philippines, Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, cũng như Hoa Kỳ.

Chẳng hạn, nếu TC tăng cường hoạt động quân sự ở khu vực tranh chấp, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác không có lựa chọn nào hơn là phản ứng bằng các nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải đa quốc gia và bay tuần tra, quan chức Hoa Kỳ ẩn danh nói với Reuters.

Kế hoạch dự phòng cho các cuộc tập luyện như vậy đã hoàn tất ở giai đoạn cuối, một quan chức nói và cho Reuters biết thêm: “Chúng tôi hi vọng mọi việc không đến mức đó.”

Quyết định của tòa về tính hợp pháp của đường chín đoạn sẽ là tín hiệu cho thấy các thẩm phán của tòa “quyết định làm lớn chuyện, ”Julian Ku, giáo sư Luật từ Đại học Hofstra nói. “Nếu đường chín đoạn bị công bố vô hiệu, thì về mặt lý thuyết tất cả các quốc gia khác đều sẽ bạo dạn hơn.”

Nhật Bản, quốc gia có tranh chấp chủ quyền với TC ở khu vưc Biển Hoa Đông nói quân đội của họ sẽ giám sát hoạt động của TC chặt chẽ sau khi Tòa tuyên phán quyết.

“Chúng tôi thúc giục các bên liên quan phản ứng theo cách không gây gia tăng căng thẳng,” Reuters tường thuật Bộ trưởng Quốc phòng tướng Nakatani nói trong cuộc họp báo ở Tokyo. “Chúng tôi sẽ quan sát chặt chẽ tình hình ở Biển Hoa Đông.”

Các quan chức Hoa Kỳ nói với Reuters họ lo ngại TC có thể tuyên bố một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông, cũng như đã từng làm vậy ở Biển Hoa Đông năm 2013, hay tiếp tục xây dựng các cơ sở trên các đảo nhân tạo.

Tuy nhiên, Tokyo lo ngại Bắc Kinh cũng sẽ có hành động ở khu vực Biển Hoa Đông, nơi hai cường quốc kinh tế ở Châu Á đang ở trong một tranh chấp khác.

AFP

Nhân Dân Nhật Báo của chính phủ TC chạy bài trên trang chủ hôm thứ Ba 12/7 với bức ảnh Đảo Phú Lâm ở Hoàng Sa, với dòng tít “Phán quyết vô hiệu”.

Hãng tin Tân Hoa Xã cũng chạy bài “Phán quyết Biển Đông vi phạm luật quốc tế: Học giả Trung Quốc nói”

“Tòa Trọng tài Thường trực phải tránh bị lợi dụng vì các động cơ chính trị” và “Ngư dân Trung Quốc sống chết cùng vùng biển” là một số tựa bài trên trang Tân Hoa Xã bản tiếng Anh.

Tuyên bố chủ quyền của TC dựa trên một bản đồ vẽ trong thập niên 1940 có một đường kéo dài từ TC xuống phía nam và bao quanh hầu hết vùng biển.

Để tăng cường vị trí của mình, TC đã nhanh chóng xây dựng các rạn san hô thành đảo nhân tạo có thể đưa máy bay quân sự đến , và hãng tin Tân Hoa Xã nói hôm Thứ Hai 11/7, TC đã xây dựng bốn ngọn hải đăng trên các rạn san hô trong vùng biển, và ngọn hải đăng thứ 5 đang được xây.

Hãng truyền thông nhà nước TC này nói Bắc Kinh sẽ “không lùi một bước nào” sau phán quyết, và chủ tịch TC Tập Cận Bình nói hôm đầu tháng 7/2016 TC sẽ không thỏa hiệp về chủ quyền và nói : “Chúng ta không sợ gặp rắc rối”.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao TC Lục Khảng nói TC vừa có thêm sự ủng hộ của Angola, Madagascar và Papua New Guinea, cho thấy “công lý và lẽ phải luôn được công chúng ủng hộ.”

“Những ai đang nắm tinh thần của luật quốc tế và ai đang phá luật quốc tế, tôi nghĩ mọi người đều đã rõ,” Lục Khảng nói.

Hãng tin AFP tường thuật Đại sứ Philippines tại TC cảnh báo công dân cẩn trọng với “đe dọa cá nhân” và tránh các tranh cãi chính trị trước thềm phán quyết hôm thứ Ba 12/7.

Trong email gửi công dân Philippines ở TC, Đại sứ quán cảnh báo công dân “cẩn thận”vì căng thẳng trước phán quyết.

Công dân được khuyên “tránh các cuộc thảo luận và tụ tập công cộng về vấn đề chính trị” và không ủng hộ hoạt động tụ tập và thảo luận nơi công cộng “đặc biệt là trên mạng xã hội,” AFP trích lại nội dung email.

Bức thư cũng cảnh báo công dân nên mang theo giấy tờ tùy thân “mọi lúc” và báo cáo ngay bất cứ đe dọa nào mà họ nhận được cho đại sứ quán hoặc cảnh sát TC.

Các cuộc biểu tình theo chủ nghĩa dân tộc không hiếm khi xảy ra ở TC, đôi khi rõ ràng có sự ủng hộ ngầm của chính phủ.

Năm 2012, người biểu tình TC đã xuống đường ở các thành phố lớn sau khi Tokyo tuyên bố chủ quyền với Đảo Senkaku ở Nhật (TC tên là Điếu Ngư).

Khi ấy người biểu tình tấn công các cơ sở ngoại giao và các công ty Nhật, quấy rối người Nhật và lật tung các biển quảng cáo xe hơi TC trong các đợt biểu tình được nhà chức trách TC bỏ qua, dù sau đó cuối cùng cũng phải cấm hoạt động này.

Hơn 20 cảnh sát TC được triển khai bên ngoài Đại sứ quán Philippines hôm Thứ Ba 12/7, với nhiều xe tải nhỏ xung quanh – rõ ràng là nhiều hơn thông thường – với hai xe tải lớn đầy các thanh chắn kiểm soát đám đông, một chỉ dấu cho thấy nhà chức trách TC trông đợi sẽ có biểu tình tại khu vực này.

INQUIRER

Tờ Inquirer của Philippines tường thuật Nhật Bản đang dàn xếp một thông cáo chung về phán quyết Biển Đông với các đối tác trong nhóm các quốc gia G7 có nền kinh tế phát triển như một phần của xu hướng “ngoại giao chủ động”, mặc dù Nhật Bản có thể sẽ im lặng khi phán quyết được công bố.

Truyền thông Nhật Bản nói các nước G7 có thể sẽ ra thông cáo, là thông cáo thư ba về an ninh hàng hải của nhóm quốc gia này từ Tháng 4/2016, với áp lực buộc TC tôn trọng phán quyết và tuân thủ luật pháp và các chuẩn mực quốc tế trong giải quyết tranh chấp.

Giáo sư Masashi Nishihara, chủ tịch của Viện Nghiên cứu Hòa bình và An ninh Nhật Bản cho biết Tokyo đang nỗ lực “đưa những người đồng nhiệm G7 lại gần các đồng minh Asean.”

Ông nói: “Trước cuộc họp các nước G7, một số quốc gia Châu Âu không thực sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề Biển Đông, nhưng từ sau hội nghị họ đã bắt đầu tỏ ra quan tâm hơn.”

Tuy nhiên Tiến sỹ Ryoko Nakano trong ngành Quan hệ Quốc tế từ Đại học Kanazawa của Nhật nói với tờ Inquirer Nhật Bản nên có phản ứng kiềm chế vì hai lý do.

Đầu tiên, Tổng thống Philippines mới đắc cử Rodrigo Duterte hiện chưa rõ sẽ phản ứng ra sao khi có phán quyết và Nhật Bản “sẽ không muốn trông có vẻ quá hào hứng”.

“Chính phủ Nhật Bản muốn dành khoảng trống để chất vấn quyết định của tòa khi cần,” bà nói.

“Nhưng Nhật Bản có lẽ sẽ lặp lại lập trường cơ bản, là tranh chấp trong khu vực nên xử lý theo cơ sở luật pháp.”

BANGKOK POST

Học giả về Asean Somkiat Onwimon nói đường chín đoạn “như một cái lưới cá bao bọc toàn bộ vùng biển” trên tờ Bangkok Post của Thái Lan.

Thitinan Pongsudhirak, nhà nghiên cứu chính trị từ Đại học Chulalongkorn, nói phản ứng sau khi có phán quyết là “tối quan trọng”.

“Manila có thể sẽ làm tốt cho quan hệ Asean – Trung Hoa bằng cách lùi lại dù có được phán quyết có lợi. Bắc Kinh xứng đáng có được không gian ngoại giao và hợp pháp, theo đó Singapore trong vai trò quốc gia điều phối có thể đóng vai trò trung gian,” ông nhận định.

Các nước thành viên khối Asean đã chia rẽ trong vấn đề xử lý tranh chấp trên biển với TC.

Campuchia không đồng ý với việc tuyên bố Asean ủng hộ phán quyết của tòa, nhưng Việt Nam hứa sẽ “tuân thủ đầy đủ” các quy ước.

Tháng trước, ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nói “chúng ta không thể ký vào một nguyên tắc có thể đúng” trong khi Tổng thống Indonesia Joko Widodo tổ chức một cuộc họp nội các về một tàu chiến ngoài khơi Quần đảo Natuna sau khi hải quân Indonesia bắt một tàu cá của TC.

Trong khi đó, với chính quyền quân sự Thái Lan, quan hệ với TC đang ngày càng được tăng cường sau lệnh trừng phạt của phương tây sau cuộc đảo chính năm 2014.

“Dù chúng ta không phải là quốc gia có tuyên bố chủ quyền, Thái Lan cũng không thể hành động như người trung gian, chúng ta đã mất ảnh hưởng ngoại giao sau hai cuộc đảo chính,” ông Somkiat nói.

Thitinan nói phán quyết của Tòa trọng tài sẽ cho TC và Asean một cơ hội hàn gắn những rạn nứt bằng cách cùng hành động trên luật lệ chung. “Không đáng cho tham vọng lâu dài của Trung Hoa là trở thành một siêu cường quốc toàn cầu lại đi có tranh cãi về biển đảo với các quốc gia nhỏ láng giềng, và sau đó phớt lờ phán quyết quốc tế về tranh chấp. Đó sẽ là hành xử không thể trở thành cường quốc toàn cầu đáng được tôn trọng,” Thitinan nói với Bangkok Post.

Theo http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/07/160712_scs_foreign_media_court_case

 

TC có ‘đòn tâm lý’ đón đầu phán quyết

Những hành động của TC là đòn tâm l‎ý đón đầu phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực về vụ kiện của Philippines, một thiếu tướng quân đội từ Việt Nam nói.

Lê Văn Cương, nguyên viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học, Bộ Công an nói: “Trung Quốc gần như có một chiến dịch vận động ngoại giao và truyền thông để quảng bá quan điểm rằng Trung Quốc là có cơ sở pháp lý với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và cơ sở pháp lý với chủ quyền vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn.”

Phán quyết của Tòa Trọng tài được nhiều người trông đợi sẽ có lợi cho Philippines về vụ kiện Biển Đông.

Nói với BBC Tiếng Việt hôm 12/07, Cương nhận định: “Họ có một chiến dịch truyền thông, là đòn tâm lý. Thứ nhất là để 1 tỷ 350 triệu người Trung Quốc biết. Thứ hai là tạo ra một dư luận ủng hộ của quốc tế với Trung Quốc khi tòa công bố phán quyết.”

Hành động như vậy để “dọn mặt bằng tâm lý,” Cương nói thêm.

‘Phân bua’

“Tại sao một siêu cường như Trung Quốc lại sợ Philippines kiện? Suy cho cùng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý nào đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và càng không có cơ sở pháp lý với vùng nước bao chiếm trong đường chín đoạn cả.

“Nên nhớ Trung Quốc mới chiếm Hoàng Sa của Việt Nam vào 19/1/1973, và bảy đảo chìm của Việt Nam ở Trường Sa vào 14/3/1988. Trước 14/3/1988 Trung Quốc chưa có mặt ở Trường Sa.

“Vì không có cơ sở pháp lý nên Trung Quốc rất sợ các cơ quan tài phán. Nếu họ có căn cứ pháp lý với Hoàng Sa Trường Sa như họ vẫn nói, thì họ sẽ còn thách đố Philippines, Việt Nam và các nước khác,” Thiếu tướng Cương nói.

Vị nguyên Viện trưởng Chiến lược này nhận định: “Chiến dịch vận động ngoại giao, chiến dịch tuyên truyền khủng khiếp nhằm để phân bua với thế giới rằng chúng tôi có cơ sở pháp lý”

Khi BBC hỏi liệu các hoạt động gần đây trên Biển Đông của TC liệu liên quan đến thời điểm Tòa Trọng tài công bố phán quyết, Cương cho rằng “đây là hoạt động bình thường của Trung Quốc bao năm nay rồi.”

“Thói quen của họ là vi phạm, bất chấp luật pháp quốc tế. Nhiều người có thể cho rằng các sự kiện này có liên quan. Nhưng cá nhân tôi cho rằng rất ít, bình thường cũng hay xảy ra sự việc này rồi, chứ không nhất thiết trước khi Tòa PCA công bố mới làm mạnh như vậy.

“Tập trận chẳng có ý nghĩa gì nếu so với việc họ bồi đắp bảy đảo nhân tạo, và triển khai sân bay ở Đá Chữ Thập, Gạc Ma. Việc này hệ trọng gấp nhiều lần tập trận,” ông Cương nói.

Dự kiến chiều hôm thứ Ba 12/7, Tòa trọng tài Thường trực tại The Hague sẽ đưa ra phán quyết về đơn kiện của Philippines.

Theo http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/07/160712_scs_levancuong_comment_pca_court_case