Ý nghĩa phán quyết vụ xử Biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

Ý nghĩa phán quyết vụ xử Biển Đông

8 tháng 7 2016

Ngày 12 tháng 7 sắp tới, một Ủy ban gồm 5 thẩm phán của Tòa Trọng tài Thường trực đặt tại The Hague, Hà Lan, sẽ đưa ra phán quyết chính thức về vụ Phillipines kiện Trung Quốc về các hoạt động trên Biển Tây Philippines (mà Trung Quốc gọi là Biển Nam Hải, hay Biển Đông theo cách gọi của Việt Nam).

1. Tại sao vụ kiện Biển Đông quan trọng?

Đây là lần đầu tiên Phillipines khởi kiện Trung Quốc về Biển Đông, nơi có nhiều tuyến đường biển quốc tế quan trọng.

Căng thẳng ở Biển Đông đã diễn ra âm ỉ trong suốt nhiều thập kỷ qua những đặc biệt trở nên căng thẳng trong những năm gần đây.

Philiipines, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Brunei là các bên tranh chấp tại quần đảo Spratlys (Việt Nam gọi là quần đảo Trường Sa) và những vùng biển lân cận.

Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Tranh chấp này làm gia tăng sự đối đầu về chính trị và quân sự trong khu vực giữa một bên là Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, và một nước siêu cường từ trước đến nay là Hoa Kỳ.

Trong khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân, Hoa Kỳ tiến hành thắt chặt mối quan hệ với các nước đồng minh truyền thống tại khu vực như Nhật Bản và Philippines, bên cạnh những người bạn mới của Mỹ là Việt Nam, Indonesia và Myanmar.

PCA judgesImage copyright                  PCA                            
Image caption                                     Năm thẩm phán của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA)                

Những nhà phân tích của Trung Quốc nói Biển Đông ngày càng trở nên quan trọng đối với Bắc Kinh. Đặc biệt khi khu vực này có căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam là điểm quan trọng đối với khả năng ngăn chặn hạt nhân của Trung Quốc.

2. Các bên liên quan trong vụ kiện?

Vào tháng Một năm 2013, Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982, hay còn gọi là UNCLOS.

Về phía mình, Trung Quốc liên tục cảnh báo Phillipines về việc khởi kiện. Bắc Kinh cũng từ chối tham gia các phiên điều trần, và tự miễn quyền chỉ định luật sư bào chữa.

Trung Quốc nói phiên tòa này không có thẩm quyền xét xử và một lần nữa nhấn mạnh chủ quyền lịch sử của mình tại vùng biển Đông từ trước khi UNCLOS có hiệu lực.

Về bản chất, UNCLOS không giải quyết những vấn đề tranh chấp chủ quyền quốc gia. Tuy nhiên văn bản này đưa ra những thể trạng địa lý mà các quốc gia có thể tuyên bố chủ quyền, cũng như quy cách hành xử trên biển.

protestImage copyright                  AP                            
Image caption                                     Philippines là nước Đông Nam Á đầu tiên khởi kiện Trung Quốc lên tòa trọng tài                 

UNCLOS quy định khu vực 12 hải lý từ đảo đá là khu vực lãnh hải quốc gia. Bên cạnh đó vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) là khu vực 200 hải lý quanh những hòn đảo có thể khả năng duy trì sự sống cho con người.

Vùng đặc quyền kinh tế không thuộc chủ quyền lãnh thổ quốc gia nhưng các nước đó có quyền đánh bắt cá và sử dụng nguồn tài nguyên trong thềm lục địa, bao gồm dầu khí và khí gas tại đó.

Trung Quốc và Philippines nằm trong số 167 quốc gia và vùng lãnh thổ đã ký kết và phê chuẩn UNCLOS.

Hoa Kỳ chưa làm điều này vì UNCLOS từng bị Thượng viện Mỹ phản đối trong quá khứ. Tuy nhiên, chính phủ nước này công nhận pháp luật tập quán quốc tế, bao gồm việc tuần tra hàng hải tại khu vực Biển Đông.

3. Điểm mấu chốt trong vụ kiện của Manila?

Trong hồ sơ khởi kiện, chính quyền Manila đưa ra 15 điểm giải thích quyền lợi khai thác khu vực EEZ của mình tại biển Đông.

SCS mapImage copyright                  BBC World Service                            
Image caption                                     Bản đồ Biển Đông                

Họ cũng cáo buộc các hoạt động của Trung Quốc tại đây bao gồm việc đánh bắt cá, nạo vét và tuần tra thực thi pháp lý. Ngoài ra là các hoạt động cải tạo và bồi đắp đảo nhân tạo của Trung Quốc ở bảy rặng san hô trên trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Philippines cũng lên tiếng cáo buộc Trung quốc đã gần như đã kiểm soát toàn bộ Bãi cạn Scarborough (mà Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham). Phía Philippines mong muốn một phán quyết quy định Bãi cạn này nằm hoàn toàn trong vùng EEZ của Philippines.

Bất cứ phán quyết nào về tư cách pháp lý của đường 9 đoạn, hay những tuyên bố gây tranh cãi của Bắc Kinh đối với phần lớn khu vực Biển Đông, cũng sẽ được Tòa Trọng tài xem xét một cách kỹ càng.

Được đưa ra vào cuối những năm 1940 và in trong bản đồ chính thức của Trung Quốc, đường 9 đoạn chia cắt nhiều khu vực EEZ của các quốc gia trong khu vực. Nó cũng kéo dài và bao trọn vùng biển trung tâm khu vực Đông Nam Á.

Ngoải ra, các luật sư phía Manila đưa luận điểm là không có hòn đảo, bãi cạn hay rặng san hô nào trên khắp vùng quần đảo Trường Sa đủ lớn để tuyên bố là vùng EEZ.

Obama và Tập Cận BìnhImage copyright                  AP                            
Image caption                                     Biển Đông là nơi cạnh tranh ảnh hưởng chính trị và quân sự giữa Mỹ và Trung Quốc                

4. Điều gì xảy ra tiếp theo?

UNCLOS có giá trị pháp lý mang tính bắt buộc, nhưng lại không có một cơ quan cưỡng chế thi hành.

Trong khi đó, các luật gia nói cũng không tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc tuyên bố phớt lờ phán quyết của Tòa Trọng tài.

Những vụ kiện bao gồm phán quyết về chủ quyền cần có sự đồng thuận từ các bên liên quan, được điều trần ở Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) tại The Hague. Tòa ICJ có cơ quan cưỡng chế thực thi của mình là Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Các nhà chức trách Trung Quốc tuyên bố không bỏ qua phương án sẽ có những hành động quân sự nhằm thực thi chủ quyền của mình, bao gồm việc xây dựng các công trình trên Bãi cạn Scarborough, cũng như áp đặt một vùng không sự phòng vệ tại đây.

Họ đưa ra cảnh báo về sự bành trướng quân sự tại khu vực của Hoa Kỳ.

Trong khi đó, phản ứng được dự đoán của Hoa Kỳ bao gồm việc tăng cường độ của các hoạt động được gọi là bảo vệ tự do hàng hải (FONOPs).

Một quan chức giấu tên của Hoa Kỳ nói nước này sẽ tăng cường hoạt động không sự và hỗ trợ phòng vệ cho các quốc gia Đông Nam Á.

Những nước khác tuyên bố chủ quyền tại khu vực tranh chấp, đặc biệt là Việt Nam, đang xem xét khả năng đưa ra hành động đối với Trung Quốc.

Hà Nội có thể tìm đến ý kiến tư vấn pháp lý cho một vụ kiện tương tự, vì giới chức Việt Nam chưa bác bỏ khả năng sẽ có động thái trên trong tương lai.