Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo sau Brexit và thủ tướng Cameron từ chức?
Ảnh chụp những tờ báo với các vị trí sắp đặt khác nhau ở London vào ngày 24 tháng 6 năm 2016, sau kết quả bỏ phiếu của nước Anh rời khỏi EU trong trưng cầu dân ý vào ngày 23 tháng 6 (Daniel Sorabji / AFP / Getty Images)
Kỷ Nguyên
Tác giả: Gavin Barrett | Dịch giả: Phạm Duy
Nước Anh đã lựa chọn rời khỏi Liên minh châu Âu [EU]. Điều này có tác động ngay lập tức lên các thị trường. Nó cũng có sự phân rẽ chính trị ngay lập tức. David Cameron đã tuyên bố rằng ông sẽ không tiếp tục trong vai trò thủ tướng nước Anh của mình.
Tuy nhiên, về phương diện pháp lý, quá trình thực sự rút khỏi EU sẽ mất một số thời gian. Nước Anh bây giờ đang ở trong một giai đoạn Brexit “giả tạo”. Nước Anh vẫn đang là một thành viên của EU. Việc bỏ phiếu trưng cầu dân ý như vậy vẫn chưa phải là một ràng buộc pháp lý. Nó chỉ là một sự báo trước – nhưng nếu đây là kết quả lựa chọn của người dân Anh, nó tạo ra một mệnh lệnh chính trị cho chính phủ Anh sắp xếp việc ra khỏi EU của mình.
Luật điều chỉnh Brexit được qui định tại Điều 50 của Hiệp ước [Lisbon] về EU. Đây là quy định được các nước thành viên EU thông qua trong năm 2009, điều chỉnh các trường hợp giống như Brexit. Điều này qui định một thời hạn 2 năm để đàm phán cho việc rút khỏi [EU]. Khi hai năm hết hạn (hoặc vào ngày mà thỏa thuận đạt được trước đó, có hiệu lực), nước Anh sẽ chính thức ra khỏi EU.
Điều 50 đòi hỏi nước Anh phải kích hoạt quá trình rời khỏi bằng cách thông báo ý định rút khỏi EU của mình. Không chỉ có một, mà là một chuỗi các thỏa thuận, sẽ thực hiện theo thông báo Brexit này:
1. Thỏa thuận rời khỏi theo Điều 50
2. Một hiệp ước riêng, điều chỉnh mối quan hệ tương lai của nước Anh với EU – mà có thể mất nhiều năm để đàm phán (và nếu nó vượt xa khỏi các vấn đề thương mại, thì sẽ đòi hỏi sự phê chuẩn của từng nước thành viên EU).
3. Hiệp định thương mại giữa nước Anh với tận 134 nước thành viên WTO khác.
4. Một hiệp ước ‘sắp xếp lại’ giữa tất cả các quốc gia còn lại của EU, để loại bỏ tất cả các tham chiếu đến nước Anh từ các hiệp ước [trước đây của] EU.
Tuy nhiên, trọng tâm chính ban đầu rõ ràng sẽ là thỏa thuận Brexit theo Điều 50.
Điều đó sẽ thực hiện như thế nào?
Anh sẽ là nước đầu tiên rời khỏi EU, nhưng rất có thể là Ủy ban châu Âu, cơ quan điều hành của EU, sẽ đại diện cho 27 nước thành viên còn lại đứng ra đàm phán. Không nghi ngờ gì, các nước thành viên EU sẽ theo dõi chăm chú quá trình đàm phán, trước khi bỏ phiếu về thỏa thuận này.
Việc bỏ phiếu sẽ theo nguyên tắc đa số với trọng số, trong đó các quốc gia lớn như Đức, Pháp và Ý sẽ có tiếng nói mạnh mẽ hơn so với các thành viên nhỏ hơn (mặc dù trong thực tế, những nỗ lực mạnh mẽ được thực hiện để đảm bảo tất cả các nước thành viên đều có thể ‘chấp nhận được’ thỏa thuận trước khi một vấn đề được thông qua). Tuy nhiên, nếu thoả thuận Brexit theo Điều 50 vượi xa khỏi các các vấn đề thương mại [bao gồm cả các lĩnh vực khác], thì nó sẽ cần phải được phê chuẩn bởi mỗi nước thành viên EU.
[Do] Nghị viện châu Âu có quyền phủ quyết, nên họ là ‘một người chơi’ rất quan trọng. Vì thế, các đàm phán theo Điều 50 sẽ có rất nhiều ‘người chơi’ có tiếng nói mạnh mẽ – và nhiều nước không nhất thiết theo chiều hướng chấp nhận một thỏa thuận có lợi cho nước Anh vì lo sợ rằng nó sẽ giúp cho “những người muốn rời khỏi EU” trong chính đất nước mình có thêm động lực và ý tưởng.
Liệu nước Anh có thể trì hoàn ra thông báo theo Điều 50?
Có, là có thể về mặt pháp lý. Nước Anh có thể trì hoãn hoặc không thông báo theo Điều 50. Nhưng các quốc gia EU khác chắc chắn là sẽ từ chối đàm phán cho đến khi họ nhận được thông báo [từ nước Anh].
Những người tham gia chiến dịch [ủng hộ] Brexit đã đề nghị thông qua sự mở rộng của luật pháp trong nước, sao cho nước Anh có thể bỏ qua Điều 50.
Nhưng các biện pháp như vậy sẽ vi phạm luật pháp của EU, và có lẽ sẽ không nhìn thấy ‘ánh sáng ban ngày’. Việc ban hành chúng sẽ vô nghĩa, vì vi phạm các qui định của EU và pháp luật quốc tế, làm cho các đối tác đàm phán về tương lai của nước Anh trở nên xa lánh, và gây nguy hiểm cho mối quan hệ tương lai của nước Anh với EU.
Nước Anh có thể rút lại thông báo?
Điều này có thể thử thực hiện, nếu như, ví dụ, nước Anh không thích cách mà các đàm phán đang được tiến hành. Điều này cũng không rõ ràng là có được phép về mặt pháp lý hay không. Hiệp ước EU chắc chắn không có các qui định cấm việc này. Có rất nhiều mối nghi ngại chính trị – nhưng có lẽ có thể được đáp ứng bằng việc có một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về việc từ chối bất kỳ thỏa thuận theo Điều 50 rút cục đã đạt được.
Xét cho cùng, Bắc Ai-len đã có cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về các hiệp ước Lisbon và Nice, Đan Mạch đã có [cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Hiệp ước Maastricht, và Pháp và Hà Lan đã đồng ý một thỏa thuận về Hiệp ước Lisbon rất giống với Hiệp ước Hiến pháp 1994 trước đây, đã bị từ chối bởi cả hai nước [Pháp và Hà Lan] trong cuộc trưng cầu dân ý .
Nước Anh sẽ nhận được gì từ các cuộc đàm phán?
Điều đó phụ thuộc vào cách (và ai là người) tiến hành các cuộc đàm phán cho nước Anh, và vào những gì mà các quốc gia khác đang chuẩn bị đề xuất. Thậm chí, giả sử họ tỏ ra có trách nhiệm một cách dễ chịu, nước Anh sẽ đối mặt với những lựa chọn khó xử.
Liệu nước Anh có muốn tiếp cận thị trường chung EU với 500 triệu người tiêu dùng? Nếu vậy, nước Anh có thể phải có những nhượng bộ giống như Na Uy – bao gồm vấn đề di trú của EU được tiếp tục và thanh toán tiền mặt cho các đặc quyền. Liệu nước Anh có muốn ngăn chặn những người nhập cư EU? Trong trường hợp đó, nước Anh sẽ phải nói lời tạm biệt với việc tiếp cận thị trường chung EU.
Bất luận nước Anh sẽ lựa chọn điều gì, nước Anh sẽ không thể tránh được thấy chính mình ở bên ngoài hành lang quyền lực của EU, lần đầu tiên trong hơn 40 năm.
Có cách nào quay trở lại?
Điều 50 đúng là có liệu trước khả năng nước Anh tái gia nhập vào EU một ngày nào đó – nhưng sẽ phải chịu một cuộc bỏ phiếu nhất trí của tất cả các nước thành viên [EU]. Điều này gần như đảm bảo chỉ xảy ra khi mà nước Anh chấp nhận đồng tiền chung euro, và tham gia vào khu vực Schengen của tự do đi lại, và không có quyền [ra điều kiện] giảm bớt.
Chào mừng bạn đến với thế giới mới đầy dũng cảm mang tên Brexitland.
Gavin Barrett là một phó giáo sư và giáo sư [chương trình] Jean Monnet về luật kinh tế và hiến pháp châu Âu tại trường Đại học College Dublin ở nước Anh. Bài viết này ban đầu được công bố trên The Conversation.