TT Obama công du Tháng Tư 2014 và việc củng cố lại niềm tin Chiến-lược “Tái cân bằng” về Châu Á – Bs Mã Xái

Cac Bai Khac

No sub-categories

TT Obama công du Tháng Tư 2014 và việc củng cố lại niềm tin Chiến-lược “Tái cân bằng” về Châu Á – Bs Mã Xái

Tổng thống Obama dự kiến mở chuyến công du vào các quốc gia Đông Nam Á và Bắc Á vào cuối tháng Tư năm nay cũng vào thời điểm của Mùa Quốc Hận Tháng Tư Đen. Chưa có lộ trình chánh thức nhưng tin từ Bạch Ốc, ông Obama sẽ  thăm Mã Lai, Phi-Luật Tân, Nam Triều Tiên , Nhựt Bổn, không thấy nói tới Việt Nam. Theo như khuyến cáo của những người làm chánh sách, mục tiêu của chuyến công du mùa Xuân năm nay nhằm gây lại niềm tin về sự cam kết của Hoa Kỳ có vẻ đang bị lay chuyển kể từ khi TT Obama hủy bỏ chuyến công du tại các nước Phi Luật Tân, Mã Lai, Indonesia, Brunei tháng mười năm  ngoái (2013) do Hành Pháp tranh chấp với Quốc hội về ngân sách khiến Nhà Nước có thể bị đóng cửa dài hạn, để mặc tình cho cường quốc Trung Cộng thao túng tại hội nghi Bali (Indonesia). Nhắc lại nhiệm kỳ đầu, trong chuyến công du Á Châu lần đầu tiên tháng 11 năm 2009, ông Obama đã từng tuyên bố Hoa kỳ quyết tâm bám trụ Châu Á và nhắc lại quảng đời tuổi thơ của mình ở Indonesia và Hawaii, ông đã tự cho mình là Tổng Thống Thái Bình Dương đầu tiên của Hiệp chủng quốc; rồi chuyến công du chín ngày tham dự APEC 2011, tại Hawaii, ông Obama và bà Hilary Clinton đã không ngần ngại tuyên bố Thế Kỷ 21 Thái Bình Dương của Hoa Kỳ rồi gởi thông điệp cho thế giới biết “chiến lược Đổi Trục” về Á Châu, một vùng năng động, đầy tương lai của thế kỷ. Một mặt, chiến lược kinh tế được phát động với sự chủ động đẩy mạnh hình thành mạng lưới mậu dịch tự do hiện đại bao gồm 12 nền kinh tế cho khu vực trong khuôn khổ của ”Hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP)”, tăng cường quan hệ kinh tế thương mại với Á Châu, một vùng mà trước đây vì sa lầy ở Trung Đông trên một thập niên, Hoa Kỳ đã để Trung Cộng mặc tình làm mưa làm gió tại Đông Nam Á; một cánh trục thứ hai của “Tái Cân Bằng” là dự kiến cho đến năm 2020, Hoa Kỳ sẽ điều động 60% lực lượng hải quân về khu vực Châu Á Thái Bình Dương, và hơn ba năm qua Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực quan hệ với các liên minh quân sự  Á châu (Australia, Thái, Phi Luật Tân, Nhựt Bổn, Nam Triều Tiên) và các đối tác ruột thịt Indonesia, Singapore, Mã Lai và cả với đối tác tiềm năng CSVN. Ngoài hai cột trụ kinh tế và quân sự, các giá trị tự do, dân chủ, nhơn quyền cũng được Hoa kỳ đề cao trong chánh sách ngoại giao, trong chiến lược ba mũi dùi kinh tế, an ninh, ngoại giao.

Cuộc khủng hoảng Ukraine và việc Nga thôn tín Crimea như một hồi chuông báo thức cho EU và đặc biêt là NATO một liên minh tây phương với 28 thành quốc gia, và từ khi Hoa kỳ tiếp tục tiến trình giảm thiểu cam kết quân sự với Âu Châu cho sự thực hiện “tái cân bằng”, NATO đã không ở tư thế sẵn sàng trước tham vọng bành trướng của Kremlin. Hoa Kỳ với tư thế một siêu cường thế giới, dù phải xoay trục về Á Châu, không thể  quay lưng lại với cam kết tại Châu Âu như đã thể hiện qua sự hợp tác quân sự ở Afganistan và như thực tế đang phơi bày, Hoa Kỳ đã không thể phủi tay với Châu Âu trong cuộc khủng hoảng Ukraine, trong khi nền kinh tế tài chánh EU vẫn còn dở dang trong tình trạng trì trệ. Những nhà phân tích lo ngại Hoa Kỳ lại bẻ lái quay ngược trở lại Âu Châu vì quá bận tâm giải quyết các hồ sơ còn nhiều ẩn số ở Trung Đông, từ bài toán Israel-Palestine, nội chiến Syria, vấn đề lò tinh luyện nguyên tử Iran cho đến nỗ lực đối phó với các thử thách hậu sự Mùa Xuân Ả Rập.

Rõ ràng chánh quyền Obama đang trực diện với mặt trận đối ngoại với nhiều thử thách; nhưng thử thách trong nhà cũng là điều đáng quan tâm không kém, với một Quốc Hội không mấy đồng tình với hành pháp về ngân sách, về an sinh xã hội (trong đó có Obamacare, vấn đề lao động…), ngay cả trong sách lược kinh tế TPP, các lãnh tụ của đảng Dân Chủ Hoa Kỳ lại chủ trương làm trì trệ việc thông qua hiệp ước khi nó thành hình như đã tuyên bố trong việc không hỗ trợ cho phép hành pháp ưu quyền TPA, (Trade Promotion Authority) và đảng Cộng Hòa thì ít khi đồng tình với ông Obama, chưa kể áp lực về tranh cử sắp tới của hai đảng. Việc Putin cố tình phân định lại biên giới và dùng võ lực để xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của một nước khác là sự kiện  khiến các nước Nhựt Bổn, Nam Triều Tiên, Phi, Mã Lai, Việt Nam quan ngại trước động thái Trung Cộng trong việc tranh chấp lãnh hải lãnh thổ và việc đơn phương phân định và mở rộng vùng nhận dạng phòng không.

Trước biến chuyển dồn dập đầy căng thẳng, áp lực từ bên ngoài lẫn bên trong nước, liệu chánh quyền Obama còn đủ sức mở rộng cánh chim đại bàng phủ che từ Á sang Âu. Đây là lúc mà chánh sách tái cân bằng lực lượng ở Châu Á của Hoa Kỳ phải được thể hiện cụ thể, minh bạch, quả quyết mới mong tạo lại lòng tin, như ông Obama đã từng mạnh dạn tuyên bố trong các các chuyến công du trước đây, đặc biệt cho các quốc gia ASEAN và vùng Bắc Á, nơi mà Trung Cộng liên tục gây hấn, gây tình trạng căng thẳng và mối đe dọa an ninh cho vùng, khi mà Trung Cộng và gần đây thêm Nga, cả hai bắt tay đang kềm chơn Hoa Kỳ trong chiến lược “xoay trục” Ông Obama chắc không thể lại đình hoãn chuyến công du vào cuối Tháng Tư năm nay, trái lại ông phải tái khẳng định sự cam kết của Washington tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương, trong chuyến công du dự trù tại Nhựt Bản, Nam Triều Tiên, Mã Lai, Phi Luật Tân, tiếp theo cuộc găp gỡ với các lãnh đạo Châu Á tại Hội Nghị Thượng đĩnh An Toàn Hạt Nhân tại La Haye tháng Ba (2014) vừa qua; đã có những chuẩn bị tiền-trạm cho chuyến du hành Tháng Tư cho Tổng Thống,  ông Ngoại Trưởng Kerry đã thực hiện nhiều công du tại vùng Đông Nam Á trong đó có thăm CHXHCN, và ngay vào những ngày đầu tháng Tư, tại Hội Nghị Quốc Phòng Mỹ-ASEAN từ hôm 2 đến 4 tháng Tháng Tư tại Honolulu do ông Hagel chủ trì chứng tỏ quyết tâm Hoa Kỳ trong chiến lược xoay trục và ông muốn trấn an các đồng minh và đối tác ở Châu Á rằng dù ngân sách có bị cắt giảm, nhưng nó không ảnh hưởng đến sách lược quốc phòng tại vùng này; từ Hawaii ông Hagel đến Tokyo ngày 05/04/14 ngay vào thời điểm quá phức tạp khi Nam Triều Tiên và Trung Cộng phản đối phúc trình ngoại giao của Nhật qua đó Thủ Tướng Abe bày tỏ kiên định lập trường cứng rắn về chủ quyền trên đảo Senkaku (Điếu Ngư) và Takeshima (Dokdo); hành động này chẳng khác gì đổ dầu thêm vào lửa, tăng thêm căng thẳng trong vùng Biển Hoa Đông với động thái khiêu khích leo thang của Bắc Kinh, trong khi đó mối quan hệ giữa hai đồng minh cật ruột của Hoa thạnh Đốn là Nhựt Bổn và Nam Hàn vẫn chưa thật sự nồng ấm do vấn đề lịch sử. Sau khi gặp đồng nhiệm Itsonuri Onodera, Ông Hagel tuyên bố với cơ quan truyền thông cho biết Hoa kỳ quyết định tăng viện thêm hai chiến hạm phòng chống tên lửa Aegis cho Tokyo, đáp ứng với vụ Bắc Hàn nã phi đạn vào vùng biển Nam triều Tiên gần đây, và ông còn cho biết sẽ ủng hộ quân sự cho các đồng minh Á Châu. Ông Hagel cũng cho biết kế hoạch bố trí tàu cận chiến duyên hải loại cực hiện đại tại Singapore. Ông Hagel lên đường sang Bắc kinh Thứ Hai 7 tháng Tư (2014), tại Bắc Kinh, sau khi gặp Bộ trưởng quốc phòng Trung Cộng Chang Waquan hôm thứ Ba, ông tuyên bố cho Bắc Kinh biết Hoa kỳ khẳng định bảo vệ hai đồng minh Nhựt Bổn và Phi Luật Tân là hai quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với TC, ông cũng chỉ trích việc TC đơn phương mở rộng vùng nhận dạng phòng không.

Cuộc thăm viếng Trung Quốc là trạm cuối chuyến du hành 10 ngày của các cấp lãnh đạo Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ tại Á Châu là biểu tượng cho quyết tâm của Hoa Thạnh Đốn trong việc chuyển dịch trọng tâm về vùng này, chuẩn bị cho chuyến công du của TT Obama vào cuối Tháng Tư này. Theo tin từ Bạch Ốc Ông Obama sẽ dừng chân đầu tiên có thể là Nhựt Bổn hoặc có thể Malaysia. Malaysia là một trong những thành viên sáng lập ASEAN; Ông Obama là vị TT Hoa Kỳ đầu tiên đã gặp tất cả 10 nhà lãnh đạo các thành viên Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bên lề hội nghị APEC năm 2010 vào nhiệm kỳ đầu tiên; ông cũng là vị TT đầu tiên chính thức thăm Malysia kể từ khi Lyndon Johnson dừng chơn tại Kualampur năm 1996. Malaysia sẽ là chủ tịch luân phiên ASEAN 2015, năm mà Maylasia và các quốc gia thành viên nỗ lực thành hình Cộng Đồng ASEAN; trong tiến trình đàm phán TPP, Thủ Tướng Mã Lai Najib Razak quá bị nhiều áp lực của đảng đối lập và ngay cả thành phần bảo thủ của đảng ông, trong đó có cựu Thủ Tướng Mahatir Mohamad đòi rút ra khỏi TPP; trước đó năm 2008 hiệp ước song phương tự do mậu dịch US-Malaysia đã bị loại sau hai năm đàm phán. Đây là dịp để TT Obama cùng Malaysia duyệt xét lại những dị biệt cần vượt qua trong vòng đàm phán sớm hoàn tất hiệp ước TPP; Hoa Kỳ cần minh bạch và khẳng định rằng ông đặt hết nổ lực để hiệp ước được Quốc Hội thông qua, dù có khó khăn nhưng có thể đạt được quyền TPA (Trade Promotion Authority) trước thời điểm bầu cử bán nhiện kỳ vào tháng 11 khi Đảng Dân Chủ còn đa số ở Thượng Viện và TT Obama thăm viếng Malaysia nói lên sự quyết tâm đổi trục “tái cân bằng” về Châu Á như ông Hagel đã trấn an các đồng minh và đối tác trong hội nghị US-ASEAN hôm đầu tháng vừa qua; ông sẽ ghé thăm quốc gia đồng minh Phi Luât Tân đang có tranh chấp với Trung Quốc về biển đảo và đang kiện xứ này tại Liên Hiệp Quốc; ngoài việc kết thúc việc đàm phán với Phillipine để xử dụng các cơ sở quân sự tại căn cứ Subic Bay, cũng như chia xẻ gánh nặng do thiên tai tàn phá; Hoa Kỳ nên minh bạch và khẳng định với đồng minh mình trong trường hợp Phi Luật Tân hay đồng minh Á Châu bị Trung Quốc xăm lăng. Sau đó Obama sẽ thăm Nhựt Bổn, và Nam Triều Tiên, và theo nguồn tin của tòa Bạch Ốc, ông Obama có thể dừng chơn tại vùng Bắc Á trước thay vì Đông Nam Á vì tình hình căng thẳng giữa Trung Cộng và Nhựt Bổn, giữa Bình Nhưỡng và Seoul.  Ông sẽ cùng Thủ Tướng Abe rà lại 54 năm kết ước liên minh, gắn bó trong quan hệ kinh tế, chánh trị và cam kết bảo vệ nhau trước sự xăm lăng từ đâu đến, nhứt là trong tình hình căng thẳng nâng cao đến độ nguy hiểm giữa Trung Cộng và Nhựt Bổn và tại các vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông; tại Tokyo theo tin từ Bạch Ốc, hai vị lãnh đạo sẽ mưu tìm sang bằng các dị biệt trong đàm phán TPP vì thực ra Hoa Kỳ và Nhựt Bổn là hai thành viên mạnh nhứt trong tổ chức, mà các chuyên gia kinh tế cho biết hai cường quốc kinh tế này có thể sẽ thu vô lợi nhuận rất cao hằng năm sẽ là $76.6 và $104.6 ức (billion) hai vị tất nhiên sẽ thảo luận tình hình thế giới. Tại Nam Hàn, Ông Obama sẽ gặp lại Tổng Thống Park, khẳng định lời cam kết bảo vệ Nam Triều Tiên, một đồng minh Bắc Á luôn đặt trong tình trạng phòng thủ, báo động trước sự khuyến khích thường xuyên của Bình Nhưỡng.  Vấn đề chấm dứt chương trình hạt nhân của Bắc Hàn và việc thực hiện hiệp ước mậu dịch tự do Đại Hàn – Hoa Kỳ (Korean-US FTA); bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh An Toàn Hạt Nhân La aye, Hòa Lan (25 tháng Ba năm 2014), ông Obama cũng đã thành công đưa hai nhà lãnh đạo TT Park Guen Hye và Thủ Tướng Shinzo Abe ngồi lại với nhau và cả hai đã thực tâm vượt qua khó khăn bất đồng để cùng nhau đối phó hiểm họa đang đe dọa trong vùng Đông Bắc Á có nguy cơ đưa đến chiến tranh, nếu Hoa Kỳ không hòa giải được các bên. Cũng nhơn dịp gặp Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc Tập Cận Bình tại Hòa Lan bên lề Hội Nghị Thượng Đỉnh An Toàn Hạt Nhân, TT Obama đã nhắc lại mối quan hệ về tình hình ở Biển Đông (South China Sea) và Biển Hoa Đông khi Trung Cộng thường uy hiếp đe dọa các nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, về việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Hoa Đông; trong vấn đề tranh chấp chủ quyền, Washington không nghiêng về bất cứ bên nào, nhưng Hoa Kỳ muốn thấy vấn đề phải được giải quyết bằng đường lối ngoại giao, ôn hòa, hợp pháp theo đúng luật định quốc tế; các bên liên quan cần tự chế, không đưa ra những hành động trấn áp tinh thần khiêu khích gây bất ổn cho khu vực.  Ông Tập Cận Bình cho rằng trong vấn đề Biển Đông hay Hoa Đông, Hoa Kỳ nên có thái độ công bằng và khách quan hơn, ông hy vọng hai quốc gia cùng xây dựng mối quan hệ quốc phòng sâu sắc hơn, mở cuộc trao đổi và tập trận chung nhiều hơn để tránh hiểu lầm hoặc tính toán sai, không có lợi cho hai quốc gia. Được biết ông Tập Cận Bình cũng đã gặp ông Obama tại California năm rồi, và chắc sẽ gặp lại nhau tại Thượng Đỉnh Đông Á năm nay (EAS), Bộ Trưởng Quốc Phòng Hagel đã đến Bắc Kinh hôm 07 tháng Tư năm 2014, và cũng được biết Trung Cộng sẽ tham dự cuộc tập trận hỗn hợp lớn nhứt thế giới mag tên RIMPAC 2014 do Hoa Kỳ khởi xướng.

Thay lời kết

Việc Tổng Thống Hoa Kỳ công du Á Châu vào mùa Tháng Tư Đen, ngày Quốc Hận đáng cho chúng ta quan tâm. Chúng ta không vẽ đường cho hươu chạy, nhưng những nhà làm chánh sách đã vạch rõ cho chánh quyền Obama cần có những hành động cụ thể để đạt được mục tiêu trong chuyến công du trong Tháng Tư này hầu tạo lại niềm tin chiến lược “tái cân bằng” về Châu Á, ông phải nói lên sự phồn thịnh, thịnh vương, ổn định, an ninh của Á Châu và tương lai Hoa Kỳ nằm trong sự thành công vào chiến lược đổi trục này. Một TPP mà không hoàn thành sớm sẽ là thất bại trong chiến lược kinh tế trong khu vực, một vòng đai an ninh hùng mạnh của siêu cường Mỹ thừa sức phòng ngự, nhưng chiến thuật Trung Cộng là không tạo cuộc chiến tranh với Mỹ mà là lấn áp các nước lân bang, và tuần tự TC đặt sự kiện đã rồi cho Hoa Kỳ và Tây phương; do đó Hoa Kỳ cần có một chiến thuật hòa bình nhưng tích cực hơn để đối phó, nhằm xây dựng một nền an ninh bền vững và tạo được niềm tin cho vùng, tạo nên điều kiện thuận lợi cho một thị trường tự do mở rộng của thế hệ mới TPP, trước sự cạnh tranh ráo riết của Trung Cộng qua Hiệp Địng Đối tác Kinh Tế Toàn Diện (Regional Comprehensive Economic Partnership RCEP) gồm 16 quốc gia trong đó có 10 nước của ASEAN đang trong vòng đàm phán, dự trù hoàn tất vào năn 2015. Việt Nam ở vào vị trí địa chánh trị trọng yếu vùng ĐNA cho nên trong chiến lược “tái cân bằng”, Hoa Kỳ vẫn bền bỉ hy vọng và tin tưởng CSVN sẽ là đối tác tiềm năng trong lãnh vực an ninh là khúc mắc xích trong vòng cung quân sự từ đông bắc Á Châu qua xuống ĐNA nối liền hai đại dương Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca và trong việc đàm phán TPP Hoa Kỳ vẫn mời CSVN tham gia dù biết CSVN lệ thuộc Trung quốc, vì Hoa Kỳ vẫn coi Việt Nam là một đối tác quan trọng trong chánh sách mậu dịch và Washington cũng đã sáng mắt thấy rõ CSVN đã ký hiệp định bán nước cho Trung Nam Hải trong “Tuyến Bố chung Hoa Việt” tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tập Cận Bình và Trương Tấn Sang trong tháng Sáu năm rồi (2013), trước khi Chủ Tịch nhà nước Việt Nam sang gặp TT Obama  (25/07/2013). Chúng ta nghĩ rằng Hoa Kỳ cần Việt Nam vì chiến lược “đổi trục” là hướng về ASEAN mạnh mẽ, một Cộng Đồng ASEAN mạnh mẽ, nhưng thành viên Việt Nam trong đó phải là một quốc gia dân chủ, tự do, tôn trọng nhơn quyền; CSVN là một quốc gia độc tài độc đảng, toàn trị; cho dù ông Obama, bà Hilary Clinton hay ông Kerry hay tổ chức nhơn quyền quốc tế có lên tiếng rất nghiêm túc kêu gọi họ thả một số tù nhơn chánh trị chỉ vì họ chỉ phát biểu ôn hòa qua truyền thông qua mạng xã hội đòi hỏi tự do, dân chủ, tự do tôn giáo; và ai cũng rõ nhà cầm quyền đáp ứng lời kêu gọi đó ra sao. Họ chỉ thả những người đấu tranh bất đồng chánh kiến khi có nhu cầu trao đổi và sẽ cho xuất ngoại “để chữa bịnh”. Theo nhà luật sư bất đồng chánh kiến Nguyễn văn Đài, thì ngoài Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ vừa được trả tự do sang Hoa Kỳ (07/04/14), còn có LS Lê Quốc Quân, ông Hải Điếu Cày, bà Bùi thị Minh Hằng và một số nhơn vật khác trong đó ông Đài có thể được trả tự do, nhưng không chắc vì các nhà đấu tranh này chấp nhận đồng ý đi nước ngoài để “chữa bịnh.” Cũng được biết sự việc tương tự gần đây trong việc đặc xá muộn màng cho hai ông Đinh Đăng Định và nhà tù lương tâm Nguyễn Hữu Cầu. Ông Đài cho biết đây là một nỗi buồn và một thiệt thòi cho cuộc đấu tranh vì dân chủ, tự do và nhơn quyền trong nước. (Source: BBC 09/04/14). Thực tế là còn nhiều trăm nhà bất đồng chánh kiến những nhà hoạt động dân chủ vẫn còn bị giam cầm. Không biết xảo thuật trả tự do cho Ông Cù Huy Hà Vũ và kế hoạch thả những nhà hoạt động dân chủ có phải chăng đây là tín hiệu trao đổi để CSVN được chánh thức vào TPP khi cuộc đàm phán hoàn tất, hy vọng cuối vào năm nay, và việc Hoa Kỳ bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, hay chỉ là một hoạt cảnh trao đổi “bánh ít đi bánh qui lại” làm quà cho TT Obama trên đường công du Châu Á. Chúng ta không chống lại sự đàm phán đó, nhưng với thẩm quyền áp lực của cử tri người Mỹ gốc Việt để mở những cuộc vận động hành lang quốc hội Hoa Kỳ để cài đặt các điều khoản trong TPP áp lực CSVN thực thi về nhơn quyền, quyền tự do thành lập nghiệp đoàn, quyền sở hữu trí tuệ, về môi trường, về việc trả tự do cho những nhà dân chủ đang bị giam cầm. Một Hạ Viện Mỹ do đảng Cộng Hòa đa số có khuynh hướng hỗ trợ chúng ta. Ông Obama cổ võ cho chiến lược tái cân bằng, nhưng ông Obama không có được những thuận lợi và cương quyết như cố TT Reagan trong việc đối đầu với cộng sản và các nước độc tài. Trong thời ông, Trung Cộng lấn sân không kiêng dè ở Biển Đông, đe dọa Biển Hoa Đông; ông nhượng bộ Putin trong hồ sơ Syria để Nga đang gậm nhắm Đông Âu và Trung Á; ông là vị TT đang giữ tiếng thơm của một TT hòa bình với giải Nobel, và ông bận tâm nhiều vấn đề an ninh xã hội cho nước Mỹ; tuy nhiên dù ngân sách bị cắt giảm, theo các buổi điều trần trước quốc hội của các cơ quan nghiên cứu chiến lược, Hoa Kỳ vẫn còn đủ phong độ của một siêu cường số một, vẫn còn qua mặt các cường quốc đang lên là Trung Cộng, Nga, Nhật, Ấn độ; việc xoay trục về Châu Á phải thành công về cả ba mặt kinh tế, an ninh, tự do dân chủ; tương lai của Hoa Kỳ là ở Châu Á Thái Bình Dương, chủ yếu là ĐNA mà trọng tâm là ASEAN. Nội tình Trung Cộng hiện rất phức tạp, Bắc Kinh đang tăng ngân sách để đổ vào kinh phí quốc phòng hòng qua mặt Hoa Kỳ nhưng sẽ thất bại như trước đây Liên –Xô đã sụp đổ không đủ sức chạy theo kế hoạch Star Wars của Reagan, trong khi dân Nga phải xếp hành để mua lấy một ổ bánh mì. Do đó mà Tập Cân Bình sẽ không dám động binh vì trong sự phát triển  đất nước Trung Cộng vẫn cần Hoa Kỳ vì cả hai còn quá nhiều quyền lợi tròng tréo lẫn nhau và cần làm việc chung.

Chuyến công du của Ông Obama về Á Châu trùng hợp vào mùa Tháng Tư Đen, mùa Quốc Hận, nhằm hâm nóng lại chánh sách Tái Cân Bằng/ Đổi Trục về Á châu, trong công tác đó Ông cũng đã mưu tìm cải hóa kẻ cựu thù CSVN đi vào con đường hợp tác toàn diện, nếu chưa phải là đối tác chiến lược. Chúng ta cũng cần nhắc nhở cho Ông Obama rằng chế độ CSVN với những người CS giáo điều không thể sửa đổi được; chế độ đó cần phải được nhổ tận gốc và phải được thay thế bằng một chế độ dân chủ tự do, pháp trị, nhằm bảo vệ sự sống còn của dân tộc, đó là mục tiêu mà phong trào đấu tranh dân chủ trong quốc nội Việt Nam đang phát triển dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn trước những trấn áp tàn bạo của chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng, tham nhũng. Người Việt Nam hải ngoại đoàn kết tiếp tục hỗ trợ phong trào và cá nhơn đấu tranh trong nước, với sự hỗ trợ của thế giới tự do và người Việt Hải ngoại sẽ tiếp tục phá vỡ âm mưu chia rẽ cộng đồng hải ngoại của CSVN qua nghị quyết 36. Nhơn dân Việt Nam đang lắng nghe tiếng nói của vị lãnh tụ luôn đề cao giá trị dân chủ tự do, trên chuyến công du về Châu Á. Công việc giải thể chế độ CS thuộc về quyền quyết định của nhơn dân quối nội, ngày toàn dân vùng lên chắc cũng không xa.

Chánh Nghĩa tất thắng.

Bác sĩ Mã Xái