‘Kết luận bồi thường vụ cá chết quá sớm’

Cac Bai Khac

No sub-categories

Người biểu tình tại TP. Hồ Chí Minh đã chỉ tên Formosa là thủ phạm gây cá chết nhiều tuần trước khi chính phủ công bố 

BBC

1 tháng 7 2016

 luật sư Việt Nam bình luận với BBC về khoản tiền 500 triệu USD cũng như quy trình bồi thường thảm họa cá chết do Formosa gây ra.
Hôm 1/7 từ Hà Nội, luật sư Hà Huy Sơn, một trong 27 luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý trợ giúp ngư dân miền Trung, nói với BBC: “Theo tôi, con số bồi thường 500 triệu đôla là không có căn cứ pháp luật”.
“Cơ quan pháp luật, cụ thể ở đây là cơ quan điều tra của Bộ Công An phải lập tức khởi tố vụ án theo điều luật Bộ Luật Hình sự để xác định tội phạm và định mức thiệt hại của ngư dân miền Trung”.
“Kết luận bồi thường vụ cá chết quá sớm. Ngay cả Thủ tướng cũng không đủ thẩm quyền để tuyên bố và chỉ đạo về việc bồi thường vô căn cứ trước khi có một bản án hình sự”.
Ông cũng cho biết thêm là đến nay, chưa có ngư dân nào nhờ các luật sư khởi kiện thủ phạm gây thảm họa cá chết và ông “không rõ lý do”.
“Tuy vậy, những ngư dân bị ảnh hưởng bởi vụ cá chết không cần phải chứng minh thiệt hại của họ mà cơ quan điều tra sẽ làm việc này”.
“Tôi không trông chờ quan chức chính phủ nào sẽ từ chức sau vụ này, nhưng hy vọng cơ chế điều hành pháp luật trong lĩnh vực môi trường có sự thay đổi”.
“Ngoài ra, theo Điều 4 Hiến pháp thì ban lãnh đạo Đảng phải xin lỗi nhân dân vì để xảy ra vụ cá chết, vì Đảng lãnh đạo mọi hoạt động trong xã hội thì cũng phải chịu trách nhiệm”.

‘Trợ giúp lâu dài về sinh kế’

Image captionNgư dân Hà Tĩnh nói về sinh kế bị ảnh hưởng trong phóng sự về cá chết trên truyền hình Đài Loan
Cùng ngày, trả lời BBC, luật sư Nguyễn Duy Bình, Văn phòng luật sư Duy -Trinh (TP Hồ Chí Minh, người cũng tham gia Liên danh Phục vụ Công lý trợ giúp ngư dân), nói: “Số tiền 500 triệu đôla là số tiền lớn, tuy nhiên đến được tay ngư dân bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ phía cơ quan chức năng, trong đó có yếu tố tham những”.
“Tôi chỉ mong rằng những đồng tiền này phải đem hết để bồi thường cho dân, không để cho những kẻ khác trục lợi”.
“Dự kiến, số tiền 500 triệu đôla sẽ được phân bổ làm hai phần: một phần bồi thường cho những hộ dân làm nghề đánh bắt, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại trực tiếp do nguồn nước bị nhiễm độc tại bốn tỉnh miền Trung”
“Phần còn lại sẽ bồi thường cho những người dân phải chuyển đổi việc làm do không thể tiếp tục ra khơi”.
“Một vấn đề quan trọng khác là chính phủ sẽ xử lý trách nhiệm của những người liên quan thế nào”.
“Để xảy ra hậu quả khủng khiếp này không loại trừ hành vi thiếu trách nhiệm của bộ trưởng các bộ ngành có liên quan cũng như lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh cùng các cán bộ, công chức có nhiệm vụ giám sát việc xả thải”.
“Bên cạnh đó cần điều tra, xử lý những cá nhân có trách nhiệm trong việc vận hành hệ thống xả thải của Formosa theo quy định của pháp luật”.
Hôm 1/7, báo trong nước tường thuật Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự thảo chủ trương chính sách cùng Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Tài nguyên – Môi trường giải quyết, sử dụng khoản bồi thường đạt hiệu quả cao nhất.
“Thủ tướng lưu ý cần trợ giúp lâu dài về sinh kế cho ngư dân, chú trọng hỗ trợ theo hướng đầu tư cho chương trình đánh bắt xa bờ để mang lại hiệu quả dài lâu, bền vững hơn, đồng thời với kế hoạch phục hồi môi trường biển”, báo Tuổi Trẻviết.
Cuối tháng 4/2016, 27 luật sư tham gia Liên danh Phục vụ Công lý cùng ký thư ngỏ đề nghị cơ quan chức năng làm rõ vụ cá chết tại bốn tỉnh miền Trung và yêu cầu Bộ Công an “cân nhắc khởi tố vụ án hình sự”.
“Chúng tôi đề nghị Bộ Công an yêu cầu cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an xem xét vụ thảm họa này, cân nhắc khởi tố vụ án hình sự về những hành vi gây ô nhiễm môi trường và hủy hoại nguồn lợi thủy sản theo các điều 182 và 188 Bộ luật Hình sự”, bức thư viết.