Với Mỹ, việc đơn giản ra khơi trên Biển Đông không phải là một chiến lược thành công
Tàu khu trục USS Lassen (DDG82) hạng Arleigh Burke, có trang bị tên lửa dẫn đường, đang tuần tra ở phía đông Thái Bình Dương vào ngày 10 tháng 3, năm 2016. (Chuyên gia truyền thông đại chúng/Hải quân Mỹ lớp thứ hai Huey D. Younger Jr.)Đại Kỷ Nguyên
Các ‘chuyến du ngoạn’ của hải quân Mỹ [trên Biển Đông] là phản ứng tạm thời [của chính quyền Mỹ] đối với việc lắp đặt thiết bị [quân sự] trên các đảo xây dựng nhân tạo của Bắc Kinh tại Biển Đông (tên quốc tế là South China Sea).
WASHINGTON – Sau chuyến thăm của Tổng thống Barack Obama tới Việt Nam và Nhật Bản, cả khu vực châu Á – Thái Bình Dương rộng lớn phải [lo lắng] tự hỏi liệu tương lai sẽ như thế nào khi mà một cuộc cạnh tranh địa chiến lược nguy hiểm đang diễn ra giữa nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Hoa Kỳ. Và khi xem xét những lợi ích [của các bên] thì những sự lo lắng như vậy là hoàn toàn hợp lý.
Sự nổi lên của Trung Quốc và chiến dịch “cắt lát xúc xích” [sách lược tằm ăn dâu/chiếm từ từ, dần dần, mỗi lúc một ít] của Trung Quốc – theo cách chiếm giữ các dãy đá san hô nhỏ, ngầm và bán ngầm ở Biển Đông, nhằm hướng tới việc thống trị khu vực – đang đe dọa vị trí thống trị của Mỹ ở Châu Á.
Nhu cầu dường như vô tận của Bắc Kinh nhằm kiểm soát khu vực sôi động nhất về kinh tế của thế giới, đã thể hiện trong một động thái mà Tờ báo New York Times đã gọi một cách đúng đắn là một “trò chơi thách đố” (game of chicken/trò chơi gà), với nhiều người lo sợ rằng nó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh bi thảm giữa các cường quốc.
Quảng cáo
Mục tiêu của Trung Quốc đơn giản là: thống trị khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và từ từ nhưng chắc chắn, đẩy bật Mỹ ra khỏi [khu vực này]. Để đạt được mục tiêu này, Bắc Kinh phải vô hiệu hóa những tài sản quân sự khá lớn mà Washington có trong khu vực – đặc biệt là Hải quân Mỹ. Để thực thi một chiến lược như vậy, Bắc Kinh đã phát triển một khái niệm được biết đến đối với các nhà phân tích chiến lược của phương Tây, đó là [chiến lược] chống tiếp cận/chống xâm nhập khu vực hay [còn gọi là chiến lược] A2/AD.
Tận dụng sức mạnh tổng hợp của nền tảng quân sự như: tàu ngầm siêu tĩnh; hơn 80.000 quả mìn biển, dự trữ [khí tài] lớn nhất thế giới, hệ thống phòng không, hệ thống phát hiện sớm tầu ngầm, tên lửa hành trình các loại, và hai hệ thống tên lửa đạn đạo chống tàu chính xác, Trung Quốc đã thiết lập giai đoạn nhằm biến các khu vực xung quanh vùng biển gần của mình, ra đến tận cùng của Biển Đông tới sát Indonesia, trở thành cái mà một số người gọi là “vành đai trắng”, không có tàu chiến và máy bay của Hải quân Mỹ.
Mục tiêu của Trung Quốc đơn giản là: thống trị khu vực châu Á-Thái Bình Dương và đẩy bật Mỹ ra khỏi khu vực, với một chiến lược gọi là ‘chống tiếp cận/chống xâm nhập’ (A2/AD)
Và chiến lược A2/AD của Bắc Kinh được khởi xướng vào đầu những năm 2000, dường như bây giờ đang được mở rộng sang cái mà tác giả Robert Kaplan gọi là “Vạc dầu của châu Á”, hay Biển Nam Trung Quốc (Biển Đông).
Trung Quốc đã thực hiện những gì mà chỉ có thể được mô tả như là một nỗ lực khôn ngoan nhằm xây dựng những tiền đồn quân sự nhỏ trên những dãy đá san hô nổi hay ngầm dưới nước đã được cải tạo và trên các đảo [ở Biển Đông].
Trong khi nhiều lần tuyên bố sẽ không “quân sự hóa” khu vực, Bắc Kinh đã đưa các vũ khí chống tàu chiến, vũ khí phòng không tiên tiến và các máy bay tiêm kích cánh quạt vào khu vực này nhờ có các sân bay rộng lớn mới [được xây dựng trên các đảo nhân tạo].
Nếu Trung Quốc tiến hành việc lắp đặt các tên lửa đạn đạo chống tàu chiến cùng với tổ hợp tên lửa [tầm cao] S-400 mới mua của Nga [trên các đảo nhân tạo tại Biển Đông], thì đây là một giai đoạn [chuẩn bị] không chỉ cho việc thành lập khu vực nhận diện phòng không (ADIZ) [của Trung Quốc] ở khu vực Biển Đông mà còn [thể hiện] sự mất thanh thế nghiêm trọng của khả năng quân sự của Mỹ trong khu vực biển rất quan trọng về mặt kinh tế này.
Trong trường hợp một cuộc khủng hoảng [xảy ra], Washington sẽ phải đối mặt với một sự lựa chọn khủng khiếp: hoặc tổn thất quân sự không thể tưởng tượng được hoặc đơn giản là rút khỏi khu vực, do đó phó mặc khu vực này cho Trung Quốc, [trong khi] Mỹ và mạng lưới đồng minh quan trọng của Mỹ bị gạt ra ngoài lề hoặc thậm chí bị tan rã.
Liên quan đến việc ứng phó với tình hình chiến lược thay đổi ở châu Á, Mỹ đã phải chịu một loạt những thất bại, một số là không thể tránh khỏi và một số là tự gây ra.
Khi Washington có thể chuyển sự chú ý của mình vào châu Á – bị phức tạp bởi những hành động của Nga ở Ukraina và sự nổi lên của Nhà nước Hồi giáo [tự xưng], cũng được biết đến [với cái tên] ISIS – thì các kết quả là lẫn lộn.
Trong khi Lầu Năm Góc đã cố gắng kiềm chế tác động của chiến lược A2/AD của Trung Quốc với một khái niệm hoạt động quan trọng có tên là ‘Tác chiến Không – Biển’ (Air-Sea Battle (ASB)) – được thiết kế để tăng cường sức mạnh hoạt động tác chiến liên hợp của Hải quân và Không quân Mỹ để chống lại những hệ thống chống tiếp cận của Bắc Kinh – những lo sợ về các cuộc tấn công leo thang có thể có vào Trung Quốc đại lục, mà nó có thể dẫn đến một sự đối đầu hạt nhân, đã gây ra những tranh cãi và nghi ngờ không cần thiết.
Ngoài ra, với bản chất tập trung vào các cuộc xung đột vũ trang, [chiến lược] ASB [của Mỹ] không làm gì để có được vật cản cần thiết nhằm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng khu vực tiềm năng của mình, thông qua việc cải tạo các dãy đá san hô và lắp đặt thiết bị quân sự ở Biển Đông.
Mỹ làm rất ít để có được vật cản cần thiết nhằm ngăn chặn Trung Quốc mở rộng thông qua việc cải tạo các dãy đá san hô ở Biển Đông.
Cho đến nay, hành động duy nhất thể hiện quyết tâm của Mỹ là việc tiến hành cái gọi là 3 quyền tự do hoạt động hàng hải hay FONOP – cho Bắc Kinh thấy rằng Washington “sẽ bay, sẽ ra khơi và hành động ở bất cứ nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép”.
Thật đáng tiếc cho Hoa Kỳ, trong khi hành động như vậy cho thấy một số phản ứng, Hoa Kỳ đã không làm gì để làm chậm lại cuộc tấn công của Trung Quốc ‘về nguyên trạng’ – và [Hoa Kỳ] vẫn còn thiếu một chiến lược toàn diện cần thiết.
Vì Washington chỉ đơn giản ra khơi trên Biển Đông, Bắc Kinh đã lấn tới, với việc lắp đặt các thiết bị quân sự ngày càng hiện đại hơn, và có thể họ đang lập kế hoạch cải tạo Bãi cạn Scarborough [có vị trí] chiến lược quan trọng, sắp tới.
Các đảo mới và thiết bị của Bắc Kinh là lâu dài, trong khi ‘các chuyến du ngoạn’ của Hải quân Mỹ là tạm thời, tàu đến [rồi tàu lại] đi.
Xem xét các lợi ích tại Biển Đông của nước Mỹ cùng với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Philippines, và những nước khác thì cần phải có những phương án mạnh mẽ hơn để có thể nhanh chóng làm chậm lại hay tạm thời làm dừng lại những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc thay đổi hiện trạng.
Cần phải có vật cản rất lớn đối với Trung Quốc để nếu vượt qua, Trung Quốc sẽ phải trả một giá rất đắt.
Trước đây, tôi đã đề xuất một khái niệm “công khai làm xấu mặt” (shamefare) như là một thách thức đối với các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, bằng cách công khai làm Trung Quốc bẽ mặt vì những động thái bành trướng của mình.
Hoa Kỳ, cùng với các đối tác và các đồng minh trong khu vực của mình, phải cố gắng hết sức tư liệu hóa các hành động của Bắc Kinh, và phân phối chúng trên toàn thế giới – đặc biệt là thông qua các phương tiện truyền thông xã hội.
Mỹ và các đối tác trong khu vực phải tư liệu hóa các hành động của Trung Quốc và phân phối những tài liệu này trên phương tiện truyền thông xã hội.
Ví dụ, các máy quay video phải được đặt trên bất kỳ một tài sản quân sự nào, có khả năng ghi lại các hoạt động của đối tượng quân sự và bán quân sự của Trung Quốc.
Nếu Trung Quốc thực hiện một hành động hiếu chiến như khi một máy bay chiến đấu của Trung Quốc J-11 bay sát một chiếc máy bay do thám của Mỹ trong vòng 15 mét vào ngày 17 tháng 5, thì chính phủ Mỹ nên công bố ngay băng ghi hình mà không có sự chậm trễ nào. Các báo cáo đã nhận thấy rằng Lầu Năm Góc đã có những thước phim về vụ việc, nhưng đã không phát hành nó – [đây là] một lỗi cần phải sửa lại ngay.
Ngoài ra, hoạt động FONOP gần đây của Mỹ ở Biển Đông, gần Đá Trữ Thập [trên quần đảo Trường Sa] cũng cần phải được tư liệu hóa – [để chứng minh] các hoạt động FONOP này là không đe dọa đối với con người và rất quan trọng.
[Khái niệm] ‘công khai làm xấu mặt’ cũng cần được mở rộng cho các đồng minh và đối tác như Philippines và Việt Nam, là những nước đã có các tương tác tiêu cực với Trung Quốc trên biển.
Hãy tưởng tượng nếu Manila tư liệu hóa việc tranh chấp giằng co trong năm 2012 với Bắc Kinh đối với Bãi cạn Scarborough, cho toàn thế giới biết? Điều gì [xảy ra] nếu Hà Nội quay phim chi tiết hơn giàn khoan dầu trị giá tỷ USD của Trung Quốc ở vùng biển của mình, bị bao quanh bởi hơn 100 cá và các loại tàu khác?
Hãy tưởng tượng nếu những hình ảnh và video đó được chia sẻ trên các mạng truyền thông xã hội được nhiều người ưa thích, sau đó tiết lộ cho các hãng truyền hình và báo chí – tác động và những sự phản đối [đối với Trung Quốc] sẽ mang tính lịch sử thực sự, trong khi nó cũng làm gia tăng đáng kể cái giá [mà Trung Quốc phải trả ] cho các hành động hung hăng như vậy.
Thế nhưng, ‘làm cho xấu mặt’ chính nó, không phải là một chiến lược. Nó phải được kết hợp với một khái niệm Tác chiến Không – Biển đã được hồi sinh với tên gọi bây giờ là JAM-GC; các hoạt động FONOP được tiếp tục; tài liệu hướng dẫn đầy đủ về sự hủy diệt môi trường xung quanh các dự án cải tạo đảo của Bắc Kinh; tăng cường ‘các hoạt động pháp lý’ với Việt Nam và các bên nguyên đơn khác ở Biển Đông khởi kiện Trung Quốc tại Tòa án quốc tế; và cuối cùng Washington phải làm cho châu Á trở thành trọng tâm trong chính sách đối ngoại quan trọng nhất của mình.
Bất cứ thiếu một trong những nỗ lực này sẽ khiến Trung Quốc thống trị khu vực.
Xem xét vấn đề khó khăn nan giải do Bắc Kinh tạo ra, Washington đã mất cảnh giác không đề phòng bởi phạm vi, quy mô, và sự tinh tế của sự ép buộc của Trung Quốc. Việc chỉ thực hiện ‘chính sách đối ngoại nào đó’ với đầy những khẩu hiệu và khái niệm quân sự dễ nghe, sẽ dẫn đến thảm họa.
Chỉ có một nước Mỹ tập trung, sẵn sàng ban hành một chiến lược táo bạo khi đối mặt với những hành động hung hăng của Bắc Kinh, mới có cơ hội thành công. Thật vậy, có một điều rõ ràng hiển nhiên – việc đơn giản ra khơi trên Biển Đông không phải là một chiến lược có thể mang lại thành công.
Harry J. Kazianis ( @Grecianformula ) là một thành viên cao cấp cho chính sách quốc phòng tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia , nhà nghiên cứu về an ninh quốc gia tại Potomac Foundation, và là biên tập viên cao cấp tại Trung tâm Lợi ích Quốc gia . Ông là cựu tổng biên tập của tạp chí ‘The Diplomat’. Kazianis là tác giả của một chuyên khảo mới về hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc “Chiến lược A2/AD”. Copyright © 2016 YaleGlobal . Bài viết này đã được xuất bản lần đầu tại YaleGlobalOnline.