Thử phân tích của nguyên nhân máy bay SU 30MK2 rơi!
14/06/2016
Đôi lời: Nếu phân tích trong bài này này là đúng, thì khả năng chiếc Su 30 bị rớt vừa rồi là do bị Trung Cộng áp chế điện tử từ Formosa hay từ các tàu vận tải trá hình, nên phi công bị mất lái và do bay ở cao độ thấp, phi công không trở tay kịp. Nếu đúng như vậy, thì sẽ còn nhiều chiếc Su 30 sẽ bị rớt, cũng như nhiều phi công sẽ tử nạn khi đang bay huấn luyện.
____
14-6-2016
A/ Nhóm dữ liệu SU 30:
– A1: Đây là máy bay hiện đại nhất của Việt, mới mua năm 2015.
– A2: Máy bay này của trung đoàn không quân 927 đóng quân ở sân bay Thọ Xuân.
– A3: Tầm tác chiến của máy bay này là 3000km, đóng quân ở Thọ Xương có vĩ độ ngang với Hải Nam, trung đoàn này không có chức năng tham chiến Hoàng Trường Sa mà nhằm tấn công phủ đầu các căn cứ Trung+ ở Hải Nam.
– A4: Phi công máy bay là chuyên nghiệp, có nhiều giờ bay và là lực lượng tinh nhuệ của Việt.
– A5: Máy bay bị mất liên lạc tại đảo Hòn mắt, nơi cách bờ biển chỉ 20km. Cách sân bay Thọ Xuân 100km về phía Nam.
– A6: Máy bay mất liên lạc bất ngờ không thông báo kịp tình hình về đài chỉ huy, độ cao máy bay khi xảy ra sự cố thấp nên dầu hai phi công kinh nghiệm nhưng không bung dù được.
B/ Nhóm dữ liệu máy bay VN168 ngày 7/6 hạ cánh khẩn cấp ở Lào:
– B1: Cất cánh từ Đà Nẵng bay tới Hà Nội.
– B2: Hạ cánh khẩn cấp tại Viêng Chăn Lào.
– B3: Để khách vẫn ở trên máy bay xác định là sẽ nhanh bay lại.
– B4: Thông báo xử lý kỹ thuật và cho khách xuống máy bay.
– B5: Sau 2h đồng hồ xử lý xong, mời khách lên bay về.
– B6: Một nữa khách không về, sáng hôm sau máy bay khác đón.
C/ Nhóm dữ liệu liên quan Trung+:
– C1: Trung+ có 100 chiếc SU 30 các loại.
– C2: Từ năm 2006 Nga đã liên kết với Trung+ để phát triển Rada cho dòng SU30 này, có tên mã là Zhuk-MSF
– C3: Từ 2006 trở đi Trung+ chỉ mua máy bay Nga nhưng bỏ lại các thiết bị điện tử lại, mà dùng của họ.
– C4: Ngày 19/3 tàu chiến của Indo bắt một tàu cá Trung+, sau đó một tàu Hải cảnh Trung+ lao vào giành tàu cá. Khi một tàu chiến Trung+ tới thì chiến hạm của Indo mất liên lạc với chỉ huy trên bờ. Sau một hồi giằng co mà không liên lạc được với chỉ huy, tàu Indo chỉ bắt 8 ngư dân và thả tàu cá lại cho Trung+
D/ Tổng hợp dữ liệu:
– D1: Từ A5: cho thấy các tướng lãnh Việt đã xác định tránh chạm trán với Trung+ nên lập đường bay tập luyện hướng về phía Nam và chỉ ven bờ. Kết hợp thêm A6 cho thấy, khả năng máy bay bị Trung+ bắn hạ là rất thấp.
– D2: từ A1, A4, A6; cho thấy, máy bay rất khó bị trục trặc kỹ thuật hay là lỗi người phi công.
– D3: từ B2 cho thấy khi máy bay VN168 phát hiện bị sự cố nó nằm trong vòng tròn màu nâu có tâm là sân bay Viêng Chăn. Nguyên tắc vị trí đó phải gần Viêng Chăn hơn sân bay Vinh, Đồng Hới.
– D4: Từ B1, B2 và C3 cho thấy thay vì đường bay màu đỏ, VN168 bay theo đường màu xanh.
– D5: Từ C4 và B3 cho thấy phần cong của đường xanh là giai đoạn VN168 mất liên lạc đài chỉ huy và hệ thống GPS của máy bay bị nhận tín hiệu GPS giả, đánh lừa thay vì bay về Hà Nội thì hướng qua Lào. Khi liên lạc được thì nó đã gần Viêng Chăn hơn Vinh, Đồng Hới. Nên phải hạ cánh ở Lào và họ hy vọng lỗi đã qua chỉ hạ xuống kiểm tra lại sơ nên không cho khách xuống.
– D6: Từ B5 cho thấy việc sửa chữa mất 2 tiếng tại sân bay Lào, nơi không có kỹ thuật chuyên môn mà chỉ từ phi hành đoàn. Thì đây không phải là sự cố Cơ Điện, mà chỉ là chuyện phần mềm, và công việc sửa chữa chỉ là Reset hay Khôi phục cài đặt gốc.
– D7: Từ B6 cho thấy, có một số hành khách nhận được điện thoại từ người nhà, biết chuyện chưa tìm được nguyên nhân nên họ không chịu bay về, dẫn tới 102 người ở lại.
– D8: Từ C1, C2, C3, C4 cho thấy Trung+ đạt những thành tựu rốt lớn về điện tử và họ rất rành phần điện tử của SU30.
– D9: Từ D5 đường cong màu xanh và A5 vị trí Hòn Mắt, cho thấy vị trí của hai chiếc bị sự cố và nạn là ở ven Biển Hà Tĩnh, nơi có Formosa.
– D10: Từ A6 và D2 cho thấy khả năng Su 30 bị tác động điện tử làm mất khả năng định vị và mất lái nên đâm xuống biển bất ngờ.
E/ Từ đó tạm kết luận:
– E1: Từ D1, D2 và D10 cho thấy khả năng SU 30 bị bắn, bị sự cố kỹ thuật, bị lỗi người lái là rất thấp.
– E2: Từ D3 tới D9 cho thấy khả năng SU 30 bị Trung+ áp chế điện tử nên mất lái và cao độ thấp quá nên phi công không trở tay kịp.
Việc áp chế điện tử này không thể từ chiến hạm Trung+ vì không thể vào sát bờ biển Việt như thế được, tàu cá thì nhỏ quá để chứa thiết bị này, mà chỉ có thể từ Formosa hay từ các tàu vận tải trá hình trong cảng đó.
Cám ơn bạn Nguyễn Việt Dũng đã hỏi tôi sự liên hệ hai vụ máy bay để tôi mới có hướng phân tích này!
Việt Nam rớt thêm một chiến đấu cơ Su-30 mới mua của Nga
14/06/2016
Đôi lời: Nếu thông tin trong bài này là đúng, tính đến thời điểm này, đã có 5 chiếc Su-30MK2 trong số 40 chiếc mua của Nga, bị rơi trong khi đang huấn luyện. Tỉ lệ máy bay rơi khi đang huấn luyện ở thời điểm hiện tại, so với số máy bay đã mua là 12,5%. Sẽ còn bao nhiêu chiếc Su-30MK2 này rơi nữa trong những đợt huấn luyện sắp tới? Chưa kể thiệt hại về tiền mua máy bay, 5 chiếc mất 250 triệu Mỹ kim, có bao nhiêu phi công đã tử nạn theo 5 chiếc máy bay kia? Còn bao nhiêu phi công sắp tử nạn trong những đợt huấn luyện sắp tới?
Trích: “Trang web lenta.ru của Nga ước tính giá trị 12 chiếc Su-30MK2 mà Việt Nam hỏi mua của Nga khoảng 600 triệu Mỹ kim. Tính ra giá mỗi chiếc Su-30MK2 khoảng 50 triệu Mỹ kim… Trong 40 chiếc Su-30MK2 đã mua, có bốn chiếc đã rớt lúc huấn luyện: Một vào năm 2006, một vào năm 2009, hai vào năm ngoái khi đâm vào nhau ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Thuận. Tất cả các phi công lái những chiến đấu cơ này đều tử nạn.”
____
14-6-2016
NGHỆ AN (NV) – Trong khi đang luyện tập tại vùng biển thuộc tỉnh Nghệ An, một chiến đấu cơ loại Su-30MK2 bị mất liên lạc, sau đó được xác định là đã rớt gần đảo Mắt, cách thành phố Vinh 40 cây số.
Tai nạn xảy ra vào sáng sớm ngày 14 tháng 6, chiến đấu cơ bị rớt mang số hiệu 8585, thuộc Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 Không quân CSVN. Lúc gặp nạn, trên chiếc Su-30MK2 có hai phi công: Một thượng tá tên Trần Quang Khải là Tham mưu trưởng Trung đoàn 923 và một thiếu tá tên là Nguyễn Hữu Cường, Phi đội trưởng của một phi đội thuộc trung đoàn vừa kể.
Chính quyền Việt Nam đã kêu gọi các tàu đánh cá hỗ trợ tìm kiếm. Bộ Quốc phòng Việt Nam đã điều động nhiều tàu của lực lượng Biên phòng, Cảnh sát biển và phi cơ của Không quân tham gia tìm kiếm – cứu nạn.
Báo chí Việt Nam đã từng có nhiều bài viết, hình ảnh giới thiệu về Su-30MK2 và dựa theo tuyên truyền của Không quân CSVN gọi loại chiến đấu cơ này là “Hổ mang chúa”.
Su-30MK2 là chiến đấu cơ chuyên thực hiện các phi vụ trên biển do tổ hợp Komsomolsk-on-Amur của Nga sản xuất. Su-30MK2 dài khoảng 22 mét, sải cánh gần 15 mét, cao khoảng 6,3mét. Trọng lượng khoảng 25 tấn. Có thể mang thêm khoảng 10 tấn cả nhiên liệu lẫn vũ khí. Tốc độ tối đa chừng 2,000 cây số/giờ. Lên đến độ cao tối đa là 17,000 mét. Tầm hoạt động khoảng 3,000 cây số.
Su-30MK2 được trang bị hệ thống tác xạ tự động (gồm các loại hỏa tiễn đối không, đối hải, đối đất và pháo tự hành), có thể mang bom, có thể tìm kiếm, tấn công nhiều mục tiêu từ các loại phi cơ (chiến đấu cơ, oanh tác cơ) đến các loại phương tiện hoạt động trên biển (chiến hạm, xuồng cao tốc) của đối phương, trong phạm vi từ 70 cây số đến 250 cây số.
Theo nhiều nguồn khác nhau của cả truyền thông quốc tế lẫn Việt Nam thì Việt Nam đã mua 40 chiến đấu cơ loại Su-30MK2 của Nga.
Tháng 1 năm 2009, Việt Nam đặt mua tám chiếc Su-30MK2 đầu tiên. Đến tháng 7 năm 2010, Việt Nam ký hợp đồng mua thêm 20 chiếc Su-30MK2 nữa.
Hợp đồng đặt mua Su-30MK2 gần nhất được ký kết hồi tháng 8 năm 2013 với số lượng là 12 chiếc. Theo hợp đồng này, trong năm 2014 (tháng 10 và tháng 12), Nga đã giao cho Việt Nam bốn chiếc đầu tiên (mang các số hiệu: 8581, 8582, 8583, 8584). Năm 2015 (tháng 8 và tháng 12), Nga giao thêm cho Việt Nam bốn chiếc nữa. Trong hai tháng 1 và 2 của năm nay, Nga đã giao cho Việt Nam bốn chiếc còn lại của hợp đồng đã ký vào tháng 8 năm 2013. Việc thực hiện hợp đồng vừa kể lẽ ra phải hoàn tất trong năm 2015 nhưng cuối cùng đã bị chậm gần hai tháng.
Cả Nga lẫn Việt Nam đều không loan báo trị giá hợp đồng mua bán 12 phi cơ loại Su-30MK2 là bao nhiêu. Tuy nhiên hồi tháng 8 năm 2013, sau khi hợp đồng đã kể được ký kết, Ria Novosti – một hãng tin của Nga cho biết, giá mua bán lô Su-30MK2 khoảng 450 triệu Mỹ kim. Dựa trên một số nguồn thạo tin, AFP cho biết, giá mua bán lô Su-30MK2 khoảng 603 triệu Mỹ kim. Trang web lenta.ru của Nga ước tính giá trị 12 chiếc Su-30MK2 mà Việt Nam hỏi mua của Nga khoảng 600 triệu Mỹ kim. Tính ra giá mỗi chiếc Su-30MK2 khoảng 50 triệu Mỹ kim.
Dựa trên các thông tin đã kể (các đợt giao hàng và cách đặt số hiệu của Không quân CSVN) thì chiếc chiến đấu cơ vừa rớt thuộc một trong hai chiếc mà Nga mới giao cho Việt Nam hồi tháng 8 năm ngoái.
Trong 40 chiếc Su-30MK2 đã mua, có bốn chiếc đã rớt lúc huấn luyện: Một vào năm 2006, một vào năm 2009, hai vào năm ngoái khi đâm vào nhau ở vùng biển thuộc tỉnh Bình Thuận. Tất cả các phi công lái những chiến đấu cơ này đều tử nạn. Chiến đấu cơ vừa rớt vào sáng 14 tháng 6 là chiếc thứ năm gặp nạn khi đang huấn luyện. (G.Đ)
Tiêm kích Su-30MK2 của Không quân Việt Nam mất tích
14-6-2016
Tàu tìm kiếm cứu nạn của Hải quân tiếp cận bờ lấy nước và thực phẩm. Ảnh: Ngọc Tú.
Lực lượng người nhái đã được điều động đến hiện trường, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tìm kiếm máy bay Su-30MK2 và 2 phi công đang mất tích.
16h50: Lực lượng người nhái đã được điều động đến hiện trường, sử dụng các thiết bị chuyên dụng để tìm kiếm máy bay Su-30MK2 và 2 phi công đang mất tích.
Ông Huỳnh Thanh Điền Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An, đại diện ban chỉ huy tìm kiếm cứu nạn tỉnh Nghệ An xác nhận chưa có thông tin nào nói về việc phát hiện hay phi công bơi được vào bờ.
Cũng theo ông Điền hiện ông đang tham dự cuộc họp triển khai công tác tìm kiếm cứu hộ cứu nạn diễn ra tại Nhà điều dưỡng Quân khu 4 ở Thị xã Cửa Lò với các ban chỉ huy, Biên phòng, Quân khu 4 và các lực lượng chức năng liên quan.
Ông Điền cho biết thêm, vừa nghe thông tin tàu cá và tàu hàng của ngư dân ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) thông báo về sáng nay có phát hiện máy bay và có thể máy bay rơi ở vị trí cách bờ chừng 40km. Hiện phía tỉnh đang chỉ đạo các tàu thuyền, các lực lượng chức năng đến vị trí ngư dân cung cấp để kiểm tra và xác minh đồng thời triển khai kế hoạch để tìm kiếm khu vực xung quanh.
16h45: Thượng tá Nguyễn Công Lực – Phó Chỉ huy trưởng, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An cho biết: “Tin từ đội tàu cứu hộ của đơn vị mới phát hiện một vết dầu loang trên biển ở phía Tây đảo Mắt, nghi là địa điểm máy bay rơi. Hiện tại các lực lượng chức năng vẫn chưa xác định được vị trí chính xác máy bay gặp nạn, nhưng đã tìm thấy dấu hiệu nghi là của chiếc Su 30MK2”.
16:30: Theo Phòng Thông tấn Quân sự – Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Su-30MK2 mất liên lạc khi thực hiện bài bay “chặn kích mục tiêu trên biển”.
15:35: Các chiến sỹ bốc nước thực phẩm lên tàu cứu hộ cứu nạn số hiệu 211 của Hải đội 137 Vùng 1 hải quân chuẩn bị quay trở lại tìm kiếm. Các chiến sỹ trên tàu cho biết, hiện nay gió biển đang ở cấp 4, 5. Ngoài 2 tàu của hải đội 137 vùng 1 hải quân thì còn rất nhiều tàu của các lực lượng chức năng khác cùng tàu cá của ngư dân tham gia tìm kiếm máy bay mất tích.
Các chiến sỹ bốc nước thực phẩm lên tàu cứu hộ cứu nạn số hiệu 211. Ảnh: Ngọc Tú.
Các chiến sỹ bốc nước thực phẩm lên tàu cứu hộ cứu nạn số hiệu 211. Ảnh: Ngọc Tú.
15h15: Lực lượng tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn của Bộ đội biên phòng Nghệ An cho biết, khoảng 14 giờ 30 phút chiều nay đã phát hiện vết dầu loang trên vùng biển phía tây đảo Mắt.
Tàu tìm kiếm cứu nạn của Hải quân tiếp cận bờ lấy nước và thực phẩm để tiếp tục quay ra biển tìm kiếm máy bay và 2 phi công mất tích.
15h10: Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam cho biết, hiện các lực lượng chức năng vẫn đang tích cực tìm kiếm máy bay và hai phi công mất tích. Tướng Tuấn cũng cho hay, ông đang trực tiếp vào Nghệ An để chỉ đạo việc tìm kiếm. Về thông tin phi công Cường còn sống và bơi được vào bờ, tướng Tuấn cho hay, ông chưa nhận được thông tin này.
14h50: Các máy bay vẫn tích cực tìm kiếm máy bay và các phi công mất tích.
Trực thăng tìm kiếm cứu nạn Mi-171. Ảnh: Ngọc Tú.
14h35: Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn cho biết, lực lượng tìm kiếm chưa thấy dấu hiệu của các phi công. Đội tàu đã định vị được khu vực máy bay gặp nạn, tuy nhiên chưa xác định được vị trí cụ thể.
Theo đại diện Bộ Chỉ huy Biên phòng Nghệ An, Khu vực được thông báo tổ chức tìm kiếm nằm cách bờ 23 hải lý. Vùng nước sâu khoảng 120m. Hiện lực lượng biên phòng đã liên lạc với hàng chục tàu cá trong khu vực để tham gia tìm kiếm máy bay mất tích.
Hải đội 137 Vùng 1 hải quân chuẩn bị đưa 50 bình nước cùng ít lương thực ra để tiếp tế cho lực lượng chức năng đang tìm kiếm tàu mất tích trên biển. Ảnh: Ngọc Tú.
14h05: Theo báo cáo nhanh của Bộ chỉ huy bộ đội biên phòng tỉnh Nghệ An, một ngư dân tên Lê Văn Cương (trú tại Quảng Nham, Thanh Hóa) cho biết buổi sáng khi đang khai thác hải sản thì phát hiện một máy bay rơi tại vị trí cách đảo Hòn Mắt 4-6 hải lý về phía đông.
Còn Trung tá Bùi Đình Hậu, phó trung đoàn trưởng Trung đoàn 923 thuộc sư 371 của Quân chủng phòng không không quân cho biết hiện Trung đoàn đã điều 4 máy bay cứu hộ cùng hàng chục tàu tham gia tìm kiếm cứu nạn.
13h45: Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường từng bay trên máy bay MiG-21 ở sân bay Yên Bái trong biên chế Trung đoàn Không quân 931, Sư đoàn Không quân 371 trước khi chuyển sang Trung đoàn 923 bay tiêm kích Su-30MK2.
13h25: Đại tá Trần Văn Hùng, phó chỉ huy trưởng, tham mưu trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An cho biết, sau khi nhận được tin báo chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc trên vùng biển Nghệ An, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã huy động lực lượng để tìm kiếm, cứu nạn.
Theo Đại tá Hùng, vị trí cuối cùng mà chiếc máy bay Su-30MK2 mất liên lạc ở phía Đông, cách đảo Hòn Mắt khoảng 6-7km, cách đất liền khoảng hơn 26 hải lý.
Hiện tại, ngoài ba tàu của Hải đội 2 còn có hơn 10 tàu cá lớn cá lớn của ngư dân và các lực lượng khác cũng đang có mặt trên biển để tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay mất tích.
Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Nghệ An đã quyết định thành lập Sở chỉ huy nhẹ tại đảo Hòn Mắt để thường trực tìm kiếm chiếc máy bay mất liên lạc.
Trong bờ, phía Quân khu 4 cũng đã thành lập Sở chỉ huy nhẹ Quân khu ở thi xã Cửa Lò để chỉ đạo việc tìm kiếm.
13h10: có một trực thăng bay ra vùng biển gần khu vực Đảo Mắt để tìm kiếm, cứu nạn chiếc máy bay mất tích.
Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho biết, chiếc tiêm kích Su-30MK2 số hiệu 8585 mất liên lạc lúc 7h29 tại khu vực Hòn Mắt, cách thành phố Vinh (Nghệ An) chừng 40 km.
Vị trí máy bay Su-30MK2 mất liên lạc theo Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn là trên vùng biển Diễn Châu (Nghệ An).
Hiện nay, Trung tướng Lê Huy Vịnh (Tư lệnh Quân chủng Phòng không không quân) và Thiếu tướng Đỗ Minh Tuấn đã trực tiếp vào sân bay Thọ Xuân để chỉ huy tìm kiếm
Theo tướng Tuấn, Quân chủng Phòng không Không quân và các lực lượng cứu nạn đang phối hợp để tìm chiếc máy bay này.
Chiếc Su 30MK2 xuất phát từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa thực hiện bay luyện tập theo kế hoạch. Đến khoảng 7g50 ngày 14-6, máy bay mất liên lạc với Sở chỉ huy. Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, Quân chủng Phòng không – Không quân đang triển khai lực lượng, phương tiện tìm kiếm chiếc Su-30MK2 mất liên lạc.
Thiếu tướng Nguyễn Văn Bình, Phó Cục trưởng Cục cứu hộ, cứu nạn – Bộ Quốc phòng cũng xác nhận Cục Cứu hộ, cứu nạn đã nhận được thông tin về sự cố máy bay Su-30MK2 và hiện lãnh đạo Cục đang phối hợp với các bên liên quan tham gia xử lý.
Theo Thiếu tướng Bình, hiện các đơn vị chức năng đang tiếp tục đánh giá tình hình và thông tin ban đầu máy bay gặp sự cố tại khu vực cách đảo Hòn Mắt 30km, thuộc vùng biển tỉnh Nghệ An. Đây là khu vực có khá nhiều tàu đánh cá của bà con ngư dân.
Các tàu hải quân, kiểm ngư trên vùng biển Nghệ An đã được lệnh đến khu vực máy bay mất liên lạc tiến hành tìm kiếm.
Bản đồ tỉnh Nghệ An
Được biết, chiếc tiêm kích Su-30MK2 mang số hiệu 8585 bị mất liên lạc do 2 phi công tên Trần Quang Khải và Nguyễn Hữu Cường, đều là cán bộ trung đoàn và cán bộ phi đội thuộc Trung đoàn Không quân 923, Sư đoàn Không quân 371, điều khiển xuất phát từ sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa trong một chuyến bay huấn luyện thường kỳ.
Thượng tá Trần Quang Khải (quê xã Tân Rĩnh, huyện Lạng Giang, tỉnh bắc Giang), Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 và thiếu tá Nguyễn Hữu Cường, Phi đội trưởng (quê xã Nghĩa Hồ, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang).
Theo dự báo thời tiết, khí tượng khu vực hôm nay tương đối tốt, chưa có hiện tượng gì bất thường. Chỉ huy ban bay đã cho phép các máy bay và phi công xuất kích thực hiện các bài bay theo kế hoạch đã định.
Tuy nhiên, đến 7h50 sáng nay, trong các chuyến bay tiếp theo, sở chỉ huy đã mất liên lạc với một trong các máy bay Su-30MK2. Nhiều khả năng máy bay đã gặp sự cố trên biển.
Hiện Quân chủng PKKQ đang tổ chức tìm kiếm chiếc máy bay Su-30MK2 nói trên.
Thông tin mới nhất cho biết, hiện có 4 máy bay của các lực lượng vũ trang Việt Nam, bao gồm 2 trực thăng, 1 máy bay AN-26 và 1 máy bay CASA C-212 đang tích cực tìm kiếm chiếc Su-30MK2.
Bộ đội Biên phòng Nghệ An cũng đã điều ba tàu tham gia tìm kiếm.
Chúng tôi sẽ cập nhật thông tin tiếp theo.