Hai gương mặt Việt trên bích chương Liên Hợp Quốc

Cac Bai Khac

No sub-categories

Hai gương mặt Việt trên bích chương Liên Hợp Quốc

Tue, 06/07/2016 – 09:09 — nguyenanhtuan

Năm nay, nhân kỷ niệm 50 năm ngày ra đời 2 công ước quốc tế quan trọng bậc nhất về quyền con người (quyền dân sự-chính trị và quyền kinh tế-xã hội-văn hóa), Báo cáo viên Đặc biệt của LHQ về quyền tự do hội họp ôn hòa đã phát động chiến dịch truyền thông #FOAAat50, tung ra một loạt bích chương với tên gọi 99 Vấn đề (#99problems). [1]

Chiến dịch này nhấn mạnh một sự thật là các quyền hiệp hội và tụ họp ôn hòa HOÀN TOÀN KHÔNG PHẢI là các vấn nạn mà thế giới gặp phải.

Trái lại, việc thực thi các quyền này góp phần giải quyết các vấn nạn đó.

Chúng là giải pháp.

Sự kiện cá chết hàng loạt ở Việt Nam được đưa vào bích chương thứ 15 với lời dẫn:

“Thế giới có 99 vấn nạn. Biểu tình vì môi trường không phải là một trong số đó. Mà chính là tình trạng cá chết hàng loạt mới là một trong số đó.

Vô số cá đã chết gần đây ở Việt Nam, được cho là do hóa chất đầu độc. Việc này đã làm bùng phát các cuộc biểu tình trên lớn và những cuộc đàn áp trên diện rộng sau đó. Trong Ngày Môi trường Thế giới này, hãy cùng chúng tôi ghi nhớ rằng các quyền hội họp là cấp thiết để giúp bảo vệ môi trường. Đàn áp chỉ khiến mọi việc tồi tệ hơn.

Trấn áp các cuộc biểu tình vì môi trường sẽ không cứu được hành tinh của chúng ta”

(Bích chương trong chiến dịch #99Problems của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về quyền hội họp ôn hòa)

Minh họa cho lời dẫn là 2 gương mặt Việt Nam cùng một màu áo xanh.

Một xanh vì môi trường, hăm hở bước chân đòi nước sạch cho cá, minh bạch cho dân.

Một xanh vì…là màu đồng phục của công ty thanh niên xung phong – lực lượng được thuê để trấn áp biểu tình, cũng quyết liệt không kém, xuống tay để bảo vệ những cấu kết quyền-tiền khoác vỏ bọc bảo vệ an ninh quốc gia.

Mỗi người có một cảm xúc khác nhau khi nhìn bức ảnh trên. Riêng tôi thì thấy vui, khi mà hình ảnh những người Việt hiện đại xuất hiện trước thế giới (trong lĩnh vực nhân quyền) không chỉ toàn dùi cui, song sắt, ánh mắt dò xét của lực lượng an ninh thể hiện sự áp đảo của một nhà nước cảnh sát.

Trong hình dưới đây, dẫu nắm đấm vẫn còn dày đặc đấy nhưng tựa hồ đã có đó một ánh nhìn – thứ tôi luôn tin có thể nâng dậy tương lai một dân tộc.

Bạn có thấy ánh nhìn đó giống tôi?

[1] Về chiến dịch #99Problems của Báo cáo viên Đặc biệt LHQ về quyền tự do hội họp ôn hòahttp://freeassembly.net/99problems/