Gs Thayer: Tại Hà Nội, Obama gởi tín hiệu cứng rắn / Gỡ bỏ cấm vận vũ khí ‘nâng tầm’ Hoa Kỳ / Hoa Kỳ-Việt Nam cùng bắt tay
24.5.2016 – Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) bắt tay thứ trưởng bộ Quốc Phòng Nguyễn Chí Vịnh, trong lễ đón tiếp tại Phủ chủ tịch, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/05/2016. REUTERS/Kham
Gỡ bỏ cấm vận vũ khí ‘nâng tầm’ Hoa Kỳ
BBC – 23-5-2016
Cuộc gặp mặt ngày 23/5 của Tổng thống Obama với Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Ảnh: AFP
Tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam là “tin vui” cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ, Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên trưởng Ban Biên giới Chính phủ của Việt Nam nói.
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, tiến sỹ Trục nhận định: “Đây là một dấu ấn thắng lợi to lớn của ông chủ chính sách tái cân bằng châu Á, là ông Obama. Trong chuyến đi này ông đã thể hiện hoàn toàn ý tưởng và nguyện vọng đó.”
“Tôi cho rằng rào cản cuối cùng cản trở mối quan hệ của hai nước đã được gỡ bỏ. Có thể nói lệnh gỡ bỏ chấm dứt tình trạng hai nước nghi kị lẫn nhau, bây giờ là mối quan hệ toàn diện như ý nguyện giữa hai bên.”
Trưa ngày 23/5, trong cuộc họp báo chung có sự tham gia của Tổng thống Obama và Chủ tịch Trần Đại Quang, Hoa Kỳ tuyên bố “dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương với Việt Nam”.
Ông Quang đọc thông cáo nói hai bên “nhất trí ưu tiên cao hơn việc giải quyết hậu quả chiến tranh, và cam kết tiếp tục hợp tác tích cực về vấn đề này”.
Ông Obama nói việc dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí chứng tỏ quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam hoàn toàn bình thường.
Tiến sĩ Trần Công Trục bình luận việc gỡ bỏ cấm vận vũ khí “có ý nghĩa rất lớn trong tình hình phức tạp hiện nay trên Biển Đông”.
Tiến sỹ Trần Công Trục nói đây là tin vui cho cả Việt Nam và Hoa Kỳ. Ảnh: ???
Ông nói: “Việc Việt Nam được sự giúp đỡ của Hoa Kỳ nhằm nâng cao khả năng tư vệ, chắc chắn sẽ là một tiếng nói, là sức mạnh rất lớn ngăn cản những hoạt động phi pháp đang diễn ra trên Biển Đông.”
“Tôi nghĩ rằng việc tìm mọi cách nâng cao hơn năng lực chiến đấu, sức mạnh quân sự là nhu cầu tất yếu của bất kỳ quốc gia nào.”
“Năng lực đó góp phần bảo vệ hòa bình an ninh khu vực và quốc tế. Điều đó không xâm hại đến lợi ích quốc gia của nước nào cả.” – Ông Trục nói.
Về phía Hoa Kỳ, ông Trục cho rằng việc gỡ bỏ lệnh cấm vận “nâng tầm sự quan tâm của Hoa Kỳ với khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà trước đây có phần bị cho rằng Hoa Kỳ không quan tâm.”
Bình luận về lợi ích Hoa Kỳ có được, ông Trục cho biết: “”Quốc gia có nền quốc phòng sản xuất rất nhiều vũ khí như Mỹ thì sẽ có điều kiện để có thể tiếp thị với thị trường có thể tiêu thụ các sản phẩm vũ khí của mình.”
____
Ý nghĩa của việc bỏ cấm vận vũ khí
23-5-2016
Nhà nghiên cứu Trương Nhân Tuấn
Gửi cho BBCVietnamese.com
Tổng thống Obama vừa tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương có điều kiện đối với Việt Nam.
Nhiều người Việt Nam phản ứng vui mừng. Nhưng theo tôi, sự việc chỉ thay đổi về cách nói, cách diễn đạt, mà thực chất vẫn không đổi: Mỹ chỉ bán vũ khí cho Việt Nam nếu Việt Nam tỏ thiện chí tôn trọng nhân quyền.
Chuyến thăm viếng của Obama thể hiện nhiều điều miễn cưỡng.
Obama tới Hà Nội lúc “phố đã lên đèn”. Tiếp đón ông nổi bật là cô gái áo vàng với bó hoa trao tặng. Theo tập quán Tây phương, hình thức, màu sắc bó hoa thể hiện phần nào tâm trạng của chủ nhà. Tấm hình không chụp rõ, chỉ thấy thiên hạ phê bình bó hoa lá nhiều hơn bông.
Nhưng vấn đề là không ai đến thăm nhà bạn ban đêm, lúc mọi người sắp ngủ.
Obama ghé thăm Việt Nam một công hai chuyện, mà chuyện chính là tham dự hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật. Việt Nam không phải là cái đích.
Cách Việt Nam tiếp đón vì vậy cũng “đúng tầm”. Bó hoa lá nhiều hơn bông đã nói lên nhiều thứ. Nghi lễ vắn tắt, không tương xứng với quan hệ hai bên Việt-Mỹ có quyền lợi kinh tế và tầm nhìn chiến lược tương đồng.
Hình chụp trước phủ chủ tịch, một Obama tươi cười bên cạnh Trần Đại Quang ảm đạm, cũng nói lên nhiều điều.
Dầu vậy, nghi lễ đôi khi là chuyện rất phụ, so với những gì sẽ được hai bên sẽ ký kết.
Nhưng mọi mặt Việt Nam đều ở “thế kém”, cần Mỹ hơn Mỹ cần Việt Nam.
Về kinh tế, Việt Nam đang mong tài phiệt Mỹ đầu tư. Nhưng trở ngại là vấn đề “pháp lý”.
Trở ngại chính
Tổng thống Obama được tiếp đón ở sân bay Nội Bài. Ảnh: Reuters.
Tư bản Mỹ đầu tư vào Việt Nam vẫn khiêm nhường, so với Đài Loan, Singapore, Nam Hàn, Trung Quốc… Bởi vì tài phiệt Mỹ có lối làm ăn minh bạch, trọng luật… không quen lối làm ăn chụp giựt, hối lộ, đi đêm… ở Việt Nam (như các tài phiệt gốc Hoa).
Về quốc phòng, lộ liễu hơn cả, Việt Nam cần mua vũ khí tối tân của Mỹ để bổ sung cho hệ thống phòng thủ biển của mình.
Từ khi hai bên thiết lập bang giao, 21 năm, lòng dân Việt Nam đã thay đổi lớn lao. Khuynh hướng thân Mỹ (và bài Hoa) lên cao trong dân chúng. Tình bạn của nhân dân hai bên chắc chắn đã thắt chặt và bền vững.
Trở ngại duy nhất để hai bên Việt-Mỹ tiến tới hợp tác “đồng minh” vẫn là chế độ chính trị.
Cho dầu Mỹ đã tỏ thái độ “nhìn nhận và tôn trọng chế độ chính trị của Việt Nam” nhưng chính điều này đã ngăn cản tầm nhìn về tương lai của hai bên.
Việt Nam không phải là “vua dầu hỏa” Ả Rập, hay làm chủ những hải lộ cực kỳ quan trọng Malacca hay Suez… để treo giá làm cao.
Mỹ có thế “chống” Trung Quốc với những đồng minh truyền thống của họ. Điều Mỹ mong muốn là Việt Nam không đứng về Trung Quốc để chống lại Mỹ. Việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí sát thương (có điều kiện) cho phép Mỹ gạt bỏ lo ngại này.
Việt Nam cũng có thể dùng vũ khí của Mỹ, bằng phương cách của mình, để bảo vệ lợi ích của mình ở Biển Đông.
Điều chắc chắn là Mỹ sẽ thắng và Việt Nam sẽ thua.
Nếu lường được hệ quả (của việc thua trận), lãnh đạo Việt Nam cần phải biết mình phải làm gì bây giờ.
Bài phản ánh quan điểm và văn phong riêng của tác giả, nhà nghiên cứu sống tại Pháp.
————————–
Hoa Kỳ-Việt Nam cùng bắt tay chống Trung Quốc
24.5.2016