Tin khắp nơi – 30/4/2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Nga thách thức Mỹ sau vụ chặn phi cơ

Nga nói họ đã đúng khi đối đầu với một phi cơ do thám của Không lực Hoa Kỳ trên Biển Baltic hôm thứ Sáu.

Ngũ Giác Đài nói một chiến đấu cơ phản lực của Nga hành động “không an toàn và không chuyên nghiệp”, và đã bay nhào lộn trên chiếc phi cơ Mỹ.

Nga nói chiếc máy bay Mỹ đã tắt bộ phát tín hiệu lẽ ra được dùng để xác định danh tính.

Đây là vụ thứ nhì trên Biển Baltic chỉ tính riêng trong tháng này, với việc Mỹ cáo buộc các phi cơ Nga bay liệng hung hãn.

“Toàn bộ các chuyến bay của phi cơ Nga được thực hiện phù hợp với các quy định quốc tế về quyền sử dụng không phận,” một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Nga nói. “Không lực Ho Kỳ có hai giải pháp: hoặc là không bay gần biên giới chúng tôi, hoặc là phải bật bộ thu phát tín hiện xác định danh tính.”

Các phi cơ Mỹ “thường xuyên” tìm cách tiếp cận biên giới Nga trong lúc để bộ thu phát tín hiệu này ở chế độ tắt, tuyên bố nói. Trong 18 tháng qua, Nga đã lặp đi lặp lại lời cáo buộc về tình trạng này, xảy ra ở khu vực Biển Baltic và gần lãnh hải Anh.

Hiện chưa rõ vụ việc xảy ra hôm thứ Sáu ở gần lãnh hải Nga đã diễn ra như thế nào.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Daniel Hernandez nói đã xảy ra tình trạng “lặp đi lặp lại các vụ việc trong năm ngoái khi máy bay quân sự Nga áp sát giao thông hàng không và hàng hải của nước khác nhằm gây ra những quan ngại nghiêm trọng cho vấn đề an toàn”.

“Chiếc phi cơ Mỹ đang hoạt động trên không phận quốc tế và không hề có lúc nào đi vào lãnh thổ Nga,” ông nói.

“Cách chặn đường trên không thiếu an toàn và không chuyên nghiệp thế này có thể gây ra những tổn thất, thương vong nghiêm trọng cho các phi hành đoàn có mặt trên các máy bay liên quan.”

Những hành động đó có thể “làm leo thang không cần thiết tình trạng căng thẳng giữa hai nước,” ông nói.

Ông Hernandez nói “các động tác di chuyển thất thường và hung hăng” của chiếc Su-27 cũng đe dọa tới sự an toàn của phi hành đoàn Mỹ khi nó áp sát chỉ cách thân máy bay Mỹ 7,6m trước khi nhào lộn xoáy ốc.

Các cuộc chạm trán quân sự giữa Nga và Hoa Kỳ cùng các đồng minh đã leo thang đáng kể trong hai năm qua, kể từ khi Nga sáp nhập Crimea của Ukraine và quan hệ hai bên Đông – Tây rạn nứt.

Hai chiếc máy bay Nga đã bay sát một tàu khu trục có mang hệ thống tên lửa dẫn đường của Mỹ gần 10 lần trên Biển Baltic hôm 13/4.

Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160430_russia_challenges_us_baltic_jet_faceoff

 

Hàng không mẫu hạm Mỹ không được vào Hong Kong

62_hangkhongmauhammy

Image AFP

TC không cho một hàng không mãu hạm Hoa Kỳ cập cảng Hong Kong, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói.

Tàu USS John C Stennis chạy bằng năng lượng hạt nhân cùng các tàu hộ tống đã bị chặn không được vào cảng hôm thứ Sáu.

Phía Hoa Kỳ nói họ trông đợi là chuyến đi riêng rẽ của một tàu Mỹ khác, USS Blue Ridge, sẽ được tiếp tục bình thường.

Cuộc tranh cãi về sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Biển Đông đã gây ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa Mỹ và TC trong những năm gần đây.

Yêu cầu của phía Mỹ theo đó muốn tàu USS John C Stennis được cập cảng đã bị từ chối bất chấp “hồ sơ theo dõi từ lâu nay cho thấy đã có nhiều chuyến ghé thăm thành công tới Hong Kong”, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài Bill Urban nói với hãng tin Reuters.

Tàu USS Blue Ridge đã vào Hong Kong vào đầu giờ sáng hôm thứ Sáu, Reuters tường thuật.

Phía TC không đưa ra bất kỳ lý do chính thức nào về việc từ chối tàu USS John C Stennis.

Tàu này đã đi lại trong khu vực Tây Thái Bình Dương từ vài tháng qua.

Hồi đầu tháng, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ash Carter đã lên tàu USS John C Stennis để tỏ ý ủng hộ các đồng minh trong khu vực.

“Việc một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ có mặt trong khu vực không phải là chuyện gì mới,” ông nói hôm 15/4. “Điều mới ở đây là bối cảnh căng thẳng đang diễn ra, là điều mà chúng tôi muốn giảm bớt.”

Hồi đầu tháng, Hoa Kỳ và Philippines đã đồng ý tiến hành tuần tra chung ở Biển Đông.

TC tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng biển này và đã ngày càng quyết liệt trong việc khẳng định vấn đề này.

Theo nguồn: http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160430_china_denies_us_aircraft_carrier_hkvisit

 

Đình chiến tạm thời Syria có hiệu lực

 63_syrie1

Image Reuters Các nhà hoạt động đối lập cho hay máy bay của quân chính phủ đã thả bom thùng tại quận Firdous

Một lệnh ngừng bắn tạm thời đã có hiệu lực trong hầu hết các khu vực tại Syria ngoại trừ thành phố Aleppo.

Quân đội Syria tuyên bố thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực trong hai khu vực một giờ sau nửa đêm giờ địa phương hôm thứ Sáu 29/4.

Thông cáo cho biết lệnh đình chiến kéo dài 24 giờ ở Damascus và khu vực Đông Ghouta bên ngoài thủ đô.

Thỏa thuận ngừng bắn cũng kéo dài 72 giờ ở vùng nông thôn phía bắc tỉnh Latakia.

Hiện chưa có lời giải thích về việc tại sao đình chiến chỉ là tạm thời.

63_syrie2

Image AFP Cơ quan cứu trợ cảnh báo rằng Aleppo đang trên bờ vực của thảm họa

Trong ngày này ghi nhận phiến quân bắn hỏa tiễn giết chết 15 tín đồ sau lễ cầu nguyện thứ Sáu tại khu vực do chính phủ kiểm soát ở Aleppo.

Thánh đường Hồi giáo Malla Khan ở Bab al-Faraj đã bị tấn công và gây thương vong nặng nề, các quan chức chính phủ cho hay. Một số người bị thương nghiêm trọng và có nguy cơ tử vong, truyền hình nhà nước tường thuật.

Tại khu vực miền đông do phiến quân nắm giữ, các đợt không kích của chính phủ được ghi nhận khiến ít nhất 11 người chết và phá hủy một bệnh viện, cơ sở y tế thứ hai bị tấn công trong một tuần.

Nguồn : http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/04/160430_syria_temporary_truce_effect

 

Achentina: Biểu tình chống tổng thống Mauricio Macri

64_argentine 

Biểu tình chống tổng thống Macri tại Buenos Aires, ngày 29/04/2016. Reuters

Ngày 29/04/2016, hàng chục ngàn người đã biểu tình ở thủ đô Buenos Aires, theo lời kêu gọi của các công đoàn lớn ở Achentina. Cuộc biểu tình nhằm chống lại chính sách khắc khổ của tân tổng thống trung-hữu Mauricio Macri.

Từng bị chia rẽ dưới thời tổng tống Nestor và Cristina Kirchner (2003-2015), Liên đoàn lao động (CGT) và hai nhánh của Liên đoàn công nhân Achentina (CTA) lần này đã hợp lực với nhau để chống xu hướng tự do kiểu mới (neoliberal) của tân tổng thống.

Các công đoàn đã phản đối « làn sóng sa thải » ở trong khu vực tư cũng như khu vực nhà nước từ khi ông Macri lên cầm quyền tháng 10/2015.

Những người biểu tình đã phong tỏa trung tâm Buenos Aires, đồng thời yêu cầu các giải pháp chống lạm phát ( có thể lên đến 36% ) và giảm thuế.

Áp lực xã hội đã tăng trong những tháng vừa qua ở Achentina, với nhiều cuộc biểu tình và đình công của giới bác sĩ, giáo viên, nhân viên ngân hàng và ngay cả nhân viên nhà nước.

Khánh Bình

Nguồn : http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160430-achentina-bieu-tinh-chong-tong-thong-mauricio-macri

 

Hoa Kỳ đưa Đức, TC vào danh sách theo dõi thương mại

65_taichanh

REUTERS/Truth Leem/Files

Hôm qua 29/04/2016, Hoa Kỳ đã đưa Đức, TC, Đài Loan, Nhật Bản và Hàn Quốc vào một danh sách «theo dõi» mới đối với các đối tác thương mại có thặng dư thương mại và thặng dư tài khoản vãng lai.

Danh sách theo dõi được lập ra vì bộ Tài Chính Hoa Kỳ nghi ngờ rằng năm nước nói trên đã hỗ trợ không bình đẳng nền kinh tế của họ.

Đánh giá mới của bộ Tài Chính Mỹ thay thế báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về «can thiệp ngoại hối» theo yêu cầu của quốc hội ; theo đó quốc gia nào cố ý can thiệp tỷ giá để hỗ trợ xuất khẩu sẽ bị trừng phạt.

Theo bộ Tài Chính Hoa Kỳ, 5 nước nói trên vi phạm hai trong ba nguyên tắc về không bình đẳng trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên, không nước nào vi phạm cả ba nguyên tắc, khiến cho có thể bị Mỹ trả đũa thương mại . Ba nguyên tắc đó là :

– Duy trì thặng dư thương mại với Mỹ ở mức đáng ngại

– Duy trì thặng dư tài khoản vãng lai lớn hơn 3% GDP của nước đó

– Can thiệp lặp đi lặp lại thị trường ngoại hối để tránh đồng tiền quốc gia đó tăng giá

TC, Nhật, Đức và Nam Hàn bị xem là vi phạm 2 nguyên tắc đầu. Trong khi đó Đài Loan bị đưa vào danh sách vì thặng dư tài khoản vãng lai lớn và cố giữ đồng tiền của mình thấp hơn giá trị thực so với đồng đô la.

Theo nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160430-hoa-ky-dua-duc-trung-quoc-vao-danh-sach-theo-doi-thuong-mai

 

TC muốn «hợp tác» với Nhật

 66_nhuttrungcong

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida (T) và Ngoại trưởng TC Vương Nghi trước khi họp. Ảnh chụp tại Bắc Kinh ngày 30/04/2016. Reuters

Tuyên bố với đồng nhiệm Nhật Bản hiện đang viếng thăm TC, Ngoại trưởng Vương Nghị hôm nay, 30/04/2016, cho biết là Bắc Kinh muốn thiết lập với Tokyo một mối quan hệ «dựa trên hợp tác, chứ không dựa trên đối đầu»

Ông Fumio Kishida, hiện đang viếng thăm trong ba ngày, là Ngoại trưởng Nhật Bản đầu tiên đến TC từ bốn năm rưỡi qua. Chuyến đi này diễn ra trong bối cảnh quan hệ Bắc Kinh – Tokyo đã trở nên căng thẳng do các tranh chấp lãnh thổ và bất đồng về lịch sử, cho dù gần đây bang giao giữa hai nước đã phần nào hòa dịu trở lại.

Đáp lại lời của đồng nhiệm TC, Ngoại trưởng Kishida tuyên bố rằng phía Nhật thật sư muốn trở lại những mối quan hệ mà theo đó hai bên có thể viếng thăm lẫn nhau nhiều hơn. Theo ông Kishida, hai nước cần lẫn nhau vào lúc mà tình hình kinh tế thế giới ngày càng vô định.

Theo truyền thông Nhật Bản, trong chuyến viếng thăm lần này, Ngoại trưởng Kishida sẽ đề cập đến những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, về chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bắc Triều Tiên. Hai bên cũng sẽ bàn về việc thiết lập một đường dây điện thoại đỏ, để Bắc Kinh và Tokyo có thể liên lạc trực tiếp với nhau trong trường hợp căng thẳng trên biển Hoa Đông.

Theo nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160430-trung-quoc-muon-%C2%AB-hop-tac-%C2%BB-voi-nhat

 

Bầu cử Iran: Đồng minh của tổng thống Rohani chiến thắng

67_iran 

Bầu cử Quốc hội vòng 2 ở Iran: Một cảnh bỏ phiếu ở Shiraz, ngày 29/04/2016.Farsnews.com

Hôm nay 30/04/2016, kết quả sơ bộ được công bố cho thấy phe cải cách và ôn hòa đã dẫn đầu vòng hai cuộc bầu cử quốc hội, so với phe bảo thủ. Nhóm này rất có thể sẽ có đa số ghế trong quốc hội để ủng hộ chính sách cởi mở của thống thống đương nhiệm Hassan Rohani.

Thông tín viên Siavosh Ghazi tường trình từ Teheran :

«Theo các kết quả tổng hợp từ các nguồn truyền thông khác nhau, bao gồm cả truyền thông của phe bảo thủ, liên minh « Hy vọng » gồm nhóm cải cách và ôn hòa đã giành được hơn 50% số ghế trong vòng hai của cuộc bầu cử, với hơn 35 dân biểu. Ở vòng một của cuộc bầu cử, nhóm cải cách đã giành được 95 ghế. Với kết quả này, họ có thể thành lập một nhóm có nhiều ảnh hưởng trong quốc hội sắp tới, sẽ họp vào cuối tháng Năm. Qua đó, các chính sách cởi mở của tổng thống Hassan Rohani sẽ dễ được thông qua hơn.

Cần phải đợi các kết quả chính thức cũng như thành phần của các dân biểu độc lập, với khoảng 30 ghế, để biết được nhóm cải cách và ôn hòa có thể có được đa số ghế trong quốc hội mới hay không. Chủ tịch quốc hội sắp mãn nhiệm thuộc nhóm bảo thủ, Ali Larijani và trưởng nhóm cải cách, Mohammad Reza Aref, là hai ứng viên cho chức chủ tịch quốc hội sắp tới.

Cũng cần lưu ý rằng quốc hội sắp tới có 17 nữ dân biểu, trong đó có 15 người thuộc nhóm cải cách, so với 9 nữ dân biểu như hiện nay. Đây là con số quan trọng về các dân biểu nữ kể từ khi cuộc cách mạng hồi giáo 1979.»

Đây là lần đầu tiên kể từ 2004, quốc hội Iran không bị đa số nhóm bảo thủ kiểm soát và 2 xu hướng chính trị lớn ở Iran có số đại diện xấp xỉ nhau ở quốc hội.

Quyền lực của quốc hội bị giới hạn so với với các cơ quan quyền lực khác như « Hội đồng Bảo vệ Hiến pháp » gồm 12 thành viên trong đó có 6 giáo sĩ do giáo chủ Ali Khameni chỉ định.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160430-bau-cu-quoc-hoi-iran-dong-minh-cua-tong-thong-rohani-chien-thang

 

Hiện tượng El Nino gây khô hạn ở châu Á

  68_elnino

REUTERS/Samrang

Hãng tin AFP ngày 29/04/2016 có bài viết về hiện tượng khô hạn và nắng nóng do El Nino gây thiếu lương thực và nước cũng như tàn phá mùa màng các nước châu Á. Không những thế, các chuyên gia còn cảnh báo khó khăn sẽ gấp bội khi hiện tượng La Nina theo sau có thể gây ra lũ lụt.

El Nino hiện nay, bắt đầu từ năm ngoái, là El Nino khắc nghiệt nhất từ trước đến giờ, khiến cho mực nước sông Mekong thấp nhất trong những thập kỷ gần đây, gây ra những lo ngại về lương thực ở Philippines, và khiến nắng nóng đến ngộp thở trên một vùng rộng lớn kéo dài cả tháng (lên đến 40 độ C) ở châu Á.

Theo IHS Global Insight, khu vực Đông Nam Á bị thiệt hại về kinh tế khoảng 10 tỉ đô la. Nắng nóng được dự báo giảm vào giữa năm nhưng có nhiều lo lắng về hiện tượng La Nina sẽ theo sau đó vào cuối năm.

Hiện tượng El Nino đã khiến cho 60 triệu người trên khắp thế giới cần trợ giúp khẩn cấp, nhất là ở châu Phi. Trong khi đó, La Nina, theo thường lệ, sẽ gây ra mưa lớn và lũ lụt, gây thiệt hại mùa màng và nguy cơ dịch bệnh, sâu bệnh tăng.

Tại châu Á, nhiều nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi El Nino

Việt Nam, nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, bị ảnh hưởng nặng nề do khô hạn. Đồng bằng sông Cửu Long với gần 50% diện tích canh tác bị nhiễm mặn. Hơn 500 ngàn người thiếu nước uống, nhiều bệnh viện, trường học, khách sạn phải xoay sở với nguồn nước sạch.

Thái Lan và Cam Bốt cũng bị ảnh hưởng khi nhiều vùng thiếu nước và sản lượng lúa bị giảm. Tại Malaysia, thời tiết khắc nghiệt đã làm giảm lượng nước ở các hồ dự trữ, nhiều vùng đất nông nghiệp bị khô hạn, phải luân phiên cắt nước ở nhiều khu vực, và trường học nhiều lần đóng cửa do lo ngại về vấn đề sức khỏe. Tại Ấn Độ, khoảng 330 triệu người đang có nguy cơ thiếu nước và mùa màng bị thiệt hại. Nắng nóng là nguyên nhân làm cho nhiều người và gia súc bị chết.

Giá gạo đã tăng trong năm nay, tuy nhiên, theo tổ chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) và một số chuyên gia, khủng hoảng lương thực không cấp bách vì nguồn dự trữ vẫn còn dồi dào. Theo ông Rajiv Biswas, chuyên viên kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của IHS Global Insight, hiện tượng La Nina theo sau El Nino sẽ cho thấy sự không chuẩn bị trong những tình huống thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, do biến đổi khí hậu của các quốc gia ở khu vực này. Vì theo ông, các chính phủ chỉ quan tâm khi khủng hoảng xảy ra, họ sẽ quên sau một năm và không có những chuẩn bị cần thiết.

Khu vực châu Á cần thêm nhiều đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, hệ thống thủy lợi và dự trữ nước, các công nghệ chống nhiễm mặn và bảo hiểm cho nông dân. Tuy nhiên, nguồn lực tài chính để thực hiện các mục tiêu này vẫn là thách thức nếu không có sự hỗ trợ của các nguồn tài chính quốc tế.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160429-hien-tuong-el-nino-gay-kho-han-o-chau-a

 

 Bầu cử Mỹ: Biểu tình bạo động chống Donald Trump

69_chongtrump

Biểu tình chống ứng viên đảng Cộng Hòa Donald Trump tại Burlingame, California, ngày 29/04/2016. Reuters

Tại California, các cuộc biểu tình chống ứng viên Donald Trump trong vòng bầu cử sơ bộ đảng Cộng Hòa đã kéo dài qua ngày thứ hai, vào hôm qua, 29/04/2016. Bên lề một cuôc mít tinh với diễn văn của ứng viên đảng Cộng Hòa, xô xát đã xẩy ra giữa người biểu tình và lực lượng bảo vệ : 5 người đã bị bắt.
Theo ước tính của phóng viên hãng tin Pháp AFP, gần 1000 người đã biểu tình ở Burlingame, gần phi trường San Francisco, trước khách sạn Hyatt Regency nơi mà đảng Cộng Hòa ở California tổ chức hội nghị, và ông Donald Trump đến phát biểu.

Nhiều người biểu tình đã bao vây khách sạn với những tấm bảng bên trên có ghi những lời lẽ như « Trump ngu xuẩn », « Sợ hãi và hận thù không phải là đức tính của một ứng viên tổng thống ».

Những người biểu tình còn ném trứng vào cảnh sát và hàng chục nhân viên bảo vệ khách sạn. Họ cũng xô xát với cảnh sát chặn những con đường lân cận, và hành hung những người ủng hộ ông Donald Trump. Phóng viên AFP còn ghi nhận cảnh người đập cửa kính để vào khách sạn.

Phát ngôn viên cảnh sát Kevin Kashiwahara, trả lời AFP, cho biết có 5 người bị bắt về tội « ngăn cản và chống lại » lực lượng an ninh. Tối thứ Năm 28/04, cũng đa có khoảng hai mươi người bị bắt trong các vụ xô xát bên lề một cuộc biểu tình khác chống ông Trump ở Costa Mesa, vùng ngoại ô Los Angeles.

Các cuộc biểu tình bạo đông chống Donald Trump càng lúc càng nhiều ngay bên trong hoặc bên lề các cuộc mít tinh tranh cử của ông Donald Trump, người đang dẫn đầu cuộc đua giành chức ứng viên của đảng Cộng Hòa ra tranh cử tổng thống Mỹ ngày 08/11 tới đây.

Bang California, bang đông dân nhất Hoa Kỳ, với 172 đại biểu được chọn nhân cuộc bầu cử sơ bộ ngày 07/06 tới đây, sẽ rất cần thiết cho Donald Trump, nếu ông muốn có được 1.237 đại biểu cần thiết để giành chiến thắng tong nội bộ đảng Cộng Hòa trước đối thủ chính của ông là thượng nghị sĩ Ted Cruz.

Nguồn: http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160430-bau-cu-my-bieu-tinh-bao-dong-chong-donald-trump-o-california

 

TC phản đối tuyên bố của quan chức Mỹ về vụ kiện Biển Đông

56_thutruongmy 

Thứ trưởng Anthony Blinken ngày 28/04/2016 đã yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye. REUTERS/ Mladen Antonov/ Pool

Tân Hoa Xã hôm nay 30/04/2016 loan tin phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao TC hôm qua đã phản đối mạnh mẽ tuyên bố của thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Anthony Blinken yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Án Trọng Tài Thường Trực La Haye. Phát ngôn viên này cho rằng Hoa Kỳ không có quyền chỉ trích TC.

Trước đó một ngày, ông Blinken đã tuyên bố rằng TC không thể tham gia vào Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển, mà lại bác bỏ các điều khoản của nó, bao gồm điều khoản «hiệu lực bắt buộc của bất kỳ quyết định nào của trọng tài». Vụ kiện mà ông Blinken muốn nhắc đến là việc Philippines kiện TC ra Tòa Án Trọng Tài Thường Trực về đường «lưỡi bò».

Theo phát ngôn viên bộ Ngoại giao TC Hoa Xuân Oánh, ông Blinken «có thể đã được thông tin không chính xác về bản chất của các tranh chấp Biển Đông và nội dung của Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển», hoặc ông ấy «đã không suy xét kỹ khi nói về Trung Hoa».

Phía TC vẫn tuyên bố sẽ không chấp nhận cũng như không tham gia vào vụ kiện do Philippines khởi xướng. Cũng theo Hoa Xuân Oánh, vấn đề Biển Đông là về chủ quyền lãnh thổ và phân định lãnh hải, và Philippines đã phủ nhận chủ quyền của TC đối với một số đảo, bãi đá ngầm ở Biển Đông. Hoa nhắc lại rằng, năm 2006, đúng theo tinh thần của Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển, TC đã đưa ra một tuyên bố loại trừ các tranh chấp lãnh hải khỏi Tòa án Trọng Tài cũng như khỏi các quy trình giải quyết tranh chấp bắt buộc khác. Các tuyên bố như vậy có hiệu lực thi hành bởi các bên tham gia ký kết.

Phát ngôn viên bộ Ngoại giao TC cũng nhắc lại rằng năm 1979, Hoa Kỳ đã đề ra chương trình «tự do hàng hải», 3 năm trước khi công ước Liên hiệp quốc về luật Biển được ký kết và Hoa Kỳ cho tới nay vẫn chưa ký công ước này.

Theo nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20160430-trung-quoc-phan-doi-tuyen-bo-cua-quan-chuc-hoa-ky-ve-vu-kien-bien-dong