Tin tức và Bình luận

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Bình luận

Các bài dưới đây được đăng để rộng tầm nhìn thông tin, bình luận đa chiều  nhưng không phản ảnh quan điểm hay lập trường của trang web. BBT

Theo Dân Luận

Không thể tiếp tục chấp nhận những cuộc bầu cử chỉ tuân theo “ý Đảng”

Bởi Admin
18/04/2016
1 phản hồi
Nói một cách thẳng thắn, không có bất cứ một người Việt Nam có tài và có nguyện vọng cống hiến cho quốc gia nào có cơ hội vào được Quốc Hội. Mọi thứ đều phải diễn ra theo sự sắp xếp của Đảng Cộng Sản. Tương lai đất nước đã đến bên mép vực, Đảng đã phung phí mọi đồng tài nguyên, hàng núi tiền thuế phí và cả một núi nợ công họ đã vay và để người Việt Nam nai lưng ra trả. Hiện nay thì cơ hội vay mượn vào tương lai để Đảng tiêu cũng đã chấm hết. Nợ quá nhiều rồi và người dân cũng đã đủ kiệt quệ với gánh nặng thuế phí. Rất có thể Việt Nam sẽ đối mặt với nguy cơ phá sản trong một vài năm tới. Ông Nguyễn Phú Trọng và các quan chức không được dân bầu đương nhiên sẽ không đứng ra trả nợ, dù từng đồng tiền vay và việc phung phí số tiền đó đều được quyết định bởi các nghị quyết của Đảng Cộng Sản. Vì vậy, đã đến lúc chính những người dân cần hành động khi thực tế đã cho thấy Đảng không cho phép ai khác họ được tham gia vào bộ máy quyền lực quốc gia.

Quy định 10 điều cấm sinh viên vi phạm nghiêm trọng hiến pháp và nhân quyền

Bởi Sapphire   18/04/2016
1 phản hồi
DL – Việc im lặng, thờ ơ trước những bất công vì sự phục tùng vội vã một đạo luật không công bằng về lâu dài sẽ làm con người đánh mất lương tri và đạo đức. Mọi người đều có nghĩa vụ tranh đấu chống lại những điều không công bằng, thậm chí khi một ai đó, một cơ chế nào đó đang cố bịt miệng chúng ta bằng “luật”.

Thấy gì qua sự kiện “tự ứng cử quốc hội” khóa 14?

Bởi Sapphire
18/04/2016
4 phản hồi
Còn hơn một tháng nữa mới đến ngày bầu cử quốc hội 14 (ngày 22/5/2016) nhưng nhiều kỷ lục liên quan đến quốc hội khóa 14 đã được xác lập và chắc chắn là sẽ còn nhiều “kỷ lục mới”.

Tập quyền, Tòng phục và Minh bạch

Bởi Admin
18/04/2016
0 phản hồi
Con người cá nhân trong xã hội Việt Nam nói riêng đã phải chịu tòng phục trong cái văn hóa cộng đồng quá lâu, phải tòng quyền đối với cái lớn hơn mình đôi khi dưới danh nghĩa phải phụng sự công việc chung, sự nghiệp chung mà nếu nhìn vấn đề này rộng hơn thì sẽ thấy dường như cả phương Đông chúng ta cũng vốn chỉ tỏ ra ưa thích đối với mối quan hệ một chiều, tòng phục, chấp hành, thái độ vâng lời hơn là sự phản biện, thỏa hiệp, đặt mình vào phía đối diện để tìm điểm chung,vậy nên các triều đại phong kiến chuyên chế tập quyền của phương Đông xuất hiện rất sớm và kéo dài khá lâu, đến tận thế kỷ 19-20 mới bắt đầu có sự tan rã, bởi lẽ nó đứng trên cái nền của sự thần phục và tòng phục quyền lực quá lâu, từ tập thể độc tài cho đến cá nhân độc tài, tự do cá nhân của con người phương Đông bị bóp nghẹt đến không còn gì nữa, mối quan hệ giữa kẻ nắm quyền với nhân dân không phải là ủy quyền mà chỉ có uy quyền mà thôi, nếu như từ những đặc điểm này mà liên hệ đến mối quan hệ gia đình thì sẽ thấy rằng có những quan niệm về những công việc quan trọng là thuộc về chú bác nên con trẻ là không thể xen vào, cha đặt đâu thì con phải ngồi đó và cái tôn ty, vai vế, thứ bậc,chủ nghĩa kinh nghiệm… cũng từ chỗ này mà ra

Sự khẩn thiết cho một nền tự do báo chí

Bởi Admin
17/04/2016
5 phản hồi
Các độc giả của báo chí nhà nước phần lớn lại là những người thích đọc các bản tin đâm chém, cướp hiếp, hay các thông tin về đời sống riêng tư của những người nổi tiếng. Điều này phản ánh hai thực trạng trong việc tiếp nhận thông tin của người đọc. Người đọc thiếu chiều sâu về nhận thức nên họ sẽ tiếp nhận các thông tin sôi nổi bên ngoài. Thứ hai, nhận thức về bản thân kém nên họ thích soi mói đến đời sống riêng tư người khác.

– See more at: https://www.danluan.org/bai-moi-nhat#sthash.TWnRoojK.dpuf

Theo Dân Làm Báo

Kính chiếu yêu

Hừng Đông (Danlambao) – Ngồi trong nhà mà nóng rang y như ngồi trong chảo lửa. Ứ hự, năm nay phần thì ông chời hổng nhỉ cho một giọt mưa nào, phần lại đầu nguồn sông bị thằng láng giềng lạ cho xây vô số kỳ đa đập giữ nước cả chục năm nay mà đẻng đầu trâu mặt ngựa, dừa ngu dừa hèn có dám hó hé gì đâu, nên nông dân như Hừng Đông tui kỳ này coi như mất trụi cả lúa dới lại cây trồng! Rầu thúi gan thúi ruột, hổng biết mùa sau chuyển đổi qua trồng cây gì, hay nuôi con gì mà sống đây chớ? Dòm lên cái tụi trên nóp, câng câng tự xưng là đầy tớ nhân dân, dậy mà tụi nó cứ giàu nứt mu nẻ vỏ ông cố nội nó thấy ớn luôn, nhà bên này toàn là biệt thự khủng chưa đủ, còn thêm vài ba cái bên Mỹ, đặng mà qua nghỉ mát. Ngu cỡ Hừng Đông tui cũng biết đồng tiền bất chánh đó là do tụi nó ăn tàn ăn hại của dân đen mờ thôi.

Tháng Tư, nhớ khỉ

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) – “Tháng Tư, nhớ khỉ”! Đọc lại cái tựa vừa mổ xong, người viết bài này thấy e có bề “phản cảm” đối với những kẻ “có tật (khỉ) giật mình”. Đó là điều tác giả không muốn chút nào, vì thuở nhỏ đã được học “đừng nhìn giày của người chân bị tật.”
Để tránh “mất đoàn kết”, và đồng thời “làm tốt” nghị quyết 36 kiểu tránh phân biệt đối xử với “bên thắng cuộc”, hạ thấp tầm vinh quang của Ngày “Đại Thắng” 4V-Day, tức là Ngày Vào-Vơ-Vét-Về Toàn Thắng, tác giả đã có ý định đổi “Tháng Tư, nhớ Khỉ” thành “Tháng Tư, nhớ Mân-ky. Nhưng thấy nghe “hơi bị” kỳ kỳ, và sợ bạn đọc hiểu lầm Monney là tên người nước ngoài nào đó, vả lại dù có khi tên là người nhưng vẫn khỉ; thành thử, “nhớ Khỉ” hay nhớ “Mân-ky” thì cũng đều là nhớ anh em nhà đười ươi cả.

30 tháng 4 toàn tập

30 tháng 4 gồm chuyện dài nhiều tập
Tập đổi tiền, màn giảo hoạt đầu tiên
Tiền xương máu đồng bào thành giấy lộn
Sau đêm dài ác mộng phỏng Miền Nam

Đảng độc tài và khúc ruột hôi ngàn dặm

Lê Hải Lăng (Danlambao) – Sau ngày 30 tháng 4 những ai đã vượt chạy lánh nạn độc tài cộng sản bằng đường biển, bằng đường bộ chắc hẳn đã có ý nghĩ trong lòng là người chạy trốn địa ngục đỏ để tìm tự do nơi miền đất lạ. Nếu không sợ đảng thì đã ở lại quê nhà đùa dai với đảng rồi phải không nhỉ?

Đi tìm sự thật về con người muôn mặt Hồ Chí Minh (phần 2)

Lê Minh Khôi (Danlambao) – …Sự việc Nguyễn Tất Thành lấy tên là Văn Ba, từ bến Nhà Rồng xuống tàu sang Pháp vào năm 1911 là có thật, nhưng nói rằng Nguyễn Tất Thành “ra đi tìm đường cứu nước” là hoàn toàn sai sự thật. Bằng chứng: Ngay khi vừa chân ướt chân ráo đến cảng Marseille là Hồ Chí Minh đã nộp hai lá đơn cùng đề ngày 15-9-1911, một gửi cho Tổng Thống Pháp, một gửi cho Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa Pháp, xin đặc cách được cho vào học Trường Thuộc Địa để làm một viên chức cho bộ máy cai trị của thực dân PhápĐiều này chứng tỏ Hồ Chí Minh đã có mục đích của chuyến đi là sang Pháp để tìm đường cứu mình và cứu gia đình. Hai lá thư này bị dấu nhẹm cho mãi đến khi Giáo Sư Nguyễn Thế Anh phát hiện trong kho tài liệu Chi Nhánh Hải Ngoại, Văn Khố Quốc Gia, Paris…

“Hội nghị hiệp thương” = “Lò Bát Quái” để thiêu “người tự ứng cử”!

Nguyễn Hồn Việt (Danlambao)  “Một vật, tuy là của mình nhưng đã bị kẻ cướp lấy mất, mình chưa đòi được thì mình có còn vị trí trong đó nữa hay không? QHVN cũng vậy!”

*
Sáng nay đọc báo thấy “Ông Trần Đăng Tuấn không vượt qua Hội nghị hiệp thương vòng 3” cũng chẳng buồn mà cũng chẳng vui, ví như bạn xem lại một trận đấu bóng ở đội hạng bét mà kết quả đã biết từ tháng trước vậy.