Tin tức và Bình luận tiếp theo …..
Các bài dưới đây được đăng để rộng tầm nhìn thông tin và bình luận đa chiều. Nội dung những bài viết này không phản ảnh quan điểm hay lập trường của Website. BBT
Theo Dân Làm Báo
Bài không tựa số 2
Thư ngỏ gửi các bạn bè cũ trong Hội Việt Kiều Yêu Nước Tại Canada
Tờ báo điện tử Tin Mừng Cho Người Nghèo hoạt động tròn một năm
Vài điều sau hội nghị cử tri
Hồ Chí Minh có nhập vai đóng thế Nguyễn Ái Quốc? (Phần V)
Sáng mắt trên lễ đài chiến thắng
Theo Nhật Báo Ba Sàm
Lời trăng trối muộn màng của những người Cộng sản có giá trị thực tiễn gì không?
Nguy cơ bầy đàn từ cơ chế bầy đàn
Một thời đại bầy đàn sẽ sinh ra những thế hệ, thông qua cơ chế lãnh đạo, những lớp người mang tâm lý bầy đàn và bản năng, dục vọng sẽ lên tiếng thay thế tiếng nói của đạo đức, phẩm hạnh hay tình người. Đó là cái giá phải trả của bất kỳ cộng đồng, dân tộc nào sống dưới cơ chế bầy đàn. Hình ảnh người ta chen chúc nhau, hú hét và đạp rào chắn để tranh chỗ dâng lễ trong ngày giỗ Tổ Hùng Vương vào Mồng Mười tháng Ba âm lịch năm nay tại Phú Thọ như một trái phá đánh thẳng vào những ai ngây ngô với niềm tin rằng người Việt Nam rồi đây sẽ tốt đẹp hơn trong chế độ xã hội chủ nghĩa đích thực. Bởi các đời Tổng Bí thư đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ quan điểm: “Chúng ta đang trong giai đoạn quá độ lên xã hội chủ nghĩa, khi mà kinh tế chúng ta đủ mạnh, đủ bền thì chúng ta sẽ là một thiên đường xã hội chủ nghĩa…”. Đọc tiếp »
Quan sát báo chí Việt Nam hôm nay và mạng xã hội, mấy vấn đề được người đọc khá chú ý bàn luận khá sôi nổi. Mấy câu hỏi: Lại có lệnh bài? Trước hết vẫn là chuyện anh chàng bán hàng rong bị một cảnh sát mang sắc phục tên là Lương Việt Hà quật ngã dẫn đến chấn thương sọ não đang phải điều trị tại bệnh viện. Nhiều sự thật được dần dần sáng tỏ sau khi vụ việc xảy ra và cũng chính là câu hỏi chưa được trả lời. Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang – Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn của Công an TPHCM cho biết, trong sáng 14/4 thượng sĩ Lương Việt Hà không được phân công làm nhiệm vụ dọn dẹp các khu vực buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, tuy nhiên thượng sĩ Hà vẫn tham gia. Và kết quả của việc tham gia ấy, là người dân vào bệnh viện vì một thế võ mà anh chàng công an này đã được học bằng tiền của dân đóng góp. Đọc tiếp »
“Cứ 10 chủ doanh nghiệp mà tôi gặp thì ít nhất 3-4 người đã có thẻ thường trú nhân ở một nước tư bản, số còn lại thì hơn một nửa cũng đang ngấp nghé chuẩn bị. Sự khác biệt lớn nhất của cuộc di cư lần này so với những cuộc di cư khác là cuộc di cư lần này không hề vì ý thức hệ. Cuộc di cư lần này được những người tinh hoa nhất, thành đạt nhất dẫn đầu, và được chuẩn bị vô cùng bài bản và công khai. Họ ra đi mang theo số lượng tiền bạc, trí tuệ khổng lồ. Một cuộc chảy máu chất xám và tiền lớn hơn tất cả những cuộc di cư trước cộng lại”.
FB Nguyễn Quốc Toàn 15-4-2016 Năm 2016 là năm đặc biệt với tôi vì nó đánh dấu 10 năm tôi trở về Việt Nam sau hơn mười mấy năm sống ở nước ngoài và cũng là năm tôi qua tuổi 40, tuổi không còn trẻ nữa. Bài viết này là quan sát rất cá nhân của tôi, (và không có tính khoa học) về Việt Nam trong 10 năm qua dưới con mắt của một người trở về, từ dân nghiên cứu chuyển sang làm kinh doanh, nhân dịp sau đại hội Đảng và kết thúc một nhiệm kỳ của chính phủ. Với tôi, Việt Nam của thập kỷ 2006-2015 được khái quát bằng những điểm chính sau: 1) Sự lũng đoạn trầm trọng của các công ty tư nhân trong việc cấu kết với các quan chức nhà nước, cái mà tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gọi là “lợi ích nhóm”, còn kinh tế học thì gọi là “chủ nghĩa tư bản thân hữu” (cronysm); 2) Về phía khu vực công, sự “đục khoét ngân sách” hay “đào mỏ ngân sách” được đẩy lên đến đỉnh điểm; 3) Thập kỷ này đánh dấu sự khủng hoảng toàn diện của nền giáo dục của nước nhà. 4) Mạng xã hội và truyền thông đã có ảnh hưởng rất lớn đối với đời sống chính trị Việt Nam; 5) Và cuối cùng, làn sóng người có tiền và kiến thức ra đi ào ạt, lại một cuộc di cư nữa. Đọc tiếp »
Thân mến chào các anh chị, Hy vọng rằng đây chưa phải là lời cảnh báo cuối cùng tôi gửi đến các anh chị em Yêu Nước tại Canada này. Sau loạt bài bắt đầu bằng “Lời sám hối muộn màng” tôi đăng trên DCVOnline.net năm ngoái (30-04-2015), tiếp theo nhiều loạt bài khác cũng trên cùng trang mạng đó và vài websites khác ở hải ngoại, tôi đã cố gắng giữ im lặng để chờ đợi phản ứng của các anh chị, ít nhất là bày tỏ thái độ “yêu nước” của mình trước tình thế nguy ngập của đất nước. Tôi hy vọng bằng bước chân tiên phong “sám hối tự nguyện” tôi sẽ tìm được nhiều tiếng nói đồng cảm, ít ra cũng dám thổ lộ rằng “chúng ta đã lầm khi bước theo con đường Bác đi”. Nhưng không ngờ, sau gần một năm, chỉ có vài người bạn âm thầm đến chia sẻ “đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu” với tôi, so sánh với hàng chục người từng “vỗ ngực tự xưng yêu nước thời thập niên 70” nay vẫn còn ngậm miệng, thì tôi thất vọng vô cùng. Đọc tiếp »
Tiếp theo chuyến thăm thu hút sự chú ý của công chúng của lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Tập Cận Bình đến các trụ sở chính của các hãng truyền thông nhà nước trong tháng 2, các nhà kiểm duyệt của Đảng đã trở nên năng nổ và hung hăng một cách bất thường. Tài khoản tiểu blog nổi tiếng của một ông trùm bất động sản đã bị xoá hoàn toàn trên Internet; một ấn phẩm tài chính Trung Quốc được tôn trọng đã thực hiện một bước hiếm có, kêu gọi các nhân viên kiểm duyệt, không chỉ một lần mà hai lần (yêu cầu, tức nhiên, kiểm duyệt nhiều hơn); và một nhà báo Trung Quốc đã bị biến mất trên đường ông ta đến Hồng Kông. Việc bắt giữ nhà báo này được cho là có liên quan đến một bức thư ngỏ kỳ lạ kêu gọi ông Tập từ chức. Một loạt những hành động kiểm duyệt đã được thực hiện như là một dấu hiệu rộng khắp [cho thấy] rằng Tập Cận Bình, người đã vươn tới vị trí [lãnh đạo Đảng] của mình trong năm 2012 trong bối cảnh một cuộc đấu tranh quyền lực chưa bao giờ thực sự kết thúc, đã nắm hoàn toàn quyền kiểm soát bộ máy tuyên giáo của Đảng, và bây giờ bộ máy đó đang thực hiện nhiệm vụ tiêu diệt hoàn toàn tự do ngôn luận. Đọc tiếp »
Chiếc bóng của Tập Cận Bình nhưng nghiêng về phương Tây Một cuộc tranh chức cay cú và công khai chưa từng có cho vị thế lãnh đạo đảng Cộng sản đầy quyền lực đã kết thúc vào cuối tháng Giêng với sự về hưu bắt buộc của Thủ tướng hai nhiệm kỳ Nguyễn Tấn Dũng. Đại hội 12 của đảng đã thưởng cho người mà ông Dũng nhắm lật đổ, ông Nguyễn Phú Trọng, một nhiệm kỳ 5 năm nữa làm tổng bí thư đảng. Khi Đại hội kết thúc, ông Trọng được một phóng viên hỏi, phải chăng Việt Nam sẽ trở nên dân chủ hơn. Ông Trọng trả lời: “Cái hay của chúng ta là ‘tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.’ Ở một số nước, nói dân chủ nhưng người đứng đầu quyết định hết, thế thì ai dân chủ hơn ai? Đứng đầu mà độc đoán, chuyên quyền thì hỏi liệu có dân chủ được không? Đọc tiếp »