Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu

Cac Bai Khac

No sub-categories

Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tàu

Sách lược diệt chủng dân tộc Việt Nam của Tập Cận Bình và lãnh đạo Bắc Kinh còn ghê gớm, tàn độc hơn nhiều và sẽ gây hậu quả khủng khiếp cho nhiều thế hệ kế tiếp bằng cách diệt chủng trước, đồng hóa sau và bước cuối cùng là xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới. Đây là một cuộc xâm lăng thầm lặng, không khói súng, không cần dùng đến quân đội, xe tăng, đại pháo mà bằng cách đầu độc dân Việt Nam qua những hóa chất và thực phẩm độc hại.

Nay, dân Việt Nam chúng ta đang đứng trước một đại họa là hàng hóa do Trung Quốc sản xuất chứa đầy chất độc hóa học tràn ngập thị trường Việt Nam, đang đe dọa hủy diệt sinh lực dân tộc ta, biến nước Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hóa phế thải do Trung Quốc sản xuất bị thế giới tẩy chay.

Điểm mặt những thực phẩm cực độc đã phát hiện được

– Qua kiểm định, cơ quan chức năng đã phát hiện 26 tấn khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao gấp 16 lần cho phép. Trước đó, ngày 10/6/2013, lực lượng chức năng tỉnh Lâm Đồng đã kiểm tra và phát hiện tại cơ sở kinh doanh của bà Nguyễn thị Nguyệt (phường 12, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) có 52 tấn khoai tây khả nghi. Theo lời bà Nguyệt khai báo, số khoai tây được bà mua từ Công Ty Vân Linh (Lào Cai), có dư lượng hoạt chất chlorpyrifos (thuốc bảo vệ thực vật).
– Thời gian gần đây, chính quyền địa phương đã phát hiện gạo, bún, bánh phở chứa chất cadmium vượt quá tiêu chuẩn ấn định. Số gạo, bún, bánh phở này do tỉnh Hồ Nam và 2 nhà máy tại Đông Quan, thành phố Châu Giang, tỉnh Quảng Đông sản xuất. Chất cadmium là một hóa chất độc hại có khả năng gây ung thư tuyến tiền liệt, gây ung thư phổi, gây ảnh hưởng nặng nề lên xương, hệ hô hấp, tăng nguy cơ gây dị dạng thai nhi.
– Vào tháng 5/2012, cơ quan chức năng phát hiện tai lợn giả, khô mực giả, bánh tráng giả bán trên thị trường. Vài khách hàng mua vài tai lợn, nhưng khi sử dụng thì phát hiện có mùi khó chịu. Qua sự kiểm tra của cơ quan chức năng, tai lợn có mùi lạ, được làm từ gelatin và natri oleate. Hóa chất oleate đã bị cấm sử dụng trong ngành thực phẩm.
clip_image003
– Gần đây cũng phát hiện chất phụ gia “hương liệu thịt bò” có thể biến thịt heo thành thịt bò. Giá bán mỗi gói vào khoảng 130.000 đồng. Để tạo được thịt bò từ 1kg thịt heo sẽ cần đến 2,5g chất phụ gia này. Thịt heo tẩm ướp gia vị này trong 30 phút chuyển sang màu nâu sẫm. Hầm khoảng 1 tiếng sẽ được loại thịt bò, ăn cũng khó nhận ra. Ngoài chế biến thịt heo thành thịt bò, còn có công nghệ chế thịt lợn thành thịt cừu. Món thịt chuột sau khi trải qua các công đoạn chặt, tẩm ướp và chiên lên đã trở thành thịt chim bồ câu.
– Một số thịt vịt giả thịt cừu bị nghi ngờ sử dụng một lượng hóa chất thuốc nhuộm và chất kết dính độc hại. Đồng thời, những đối tượng này còn dùng mỡ cừu nhập cảng từ New Zealand để chế tạo ra hương vị thịt cừu và cho hóa chất làm dai hơn, lâu nhừ hơn trong quá trình nấu lẩu. Thịt cừu giả có chứa một loại lớn kim loại và chất natri nitrat gây ung thư, vượt quá tiêu chuẩn thực phẩm đến 2.000 lần.
– Ngày 23/8/2012, Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (Bộ Y tế) cảnh báo hiện nay tại Hokkaido (Nhật Bản) đang bùng phát vụ ngộ độc thực phẩm làm 6 phụ nữ bị chết, trong đó có 1 bé gái 4 tuổi do ăn bắp cải muối nhiễm vi khuẩn E.Coli. Trên thị trường Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang có bán rất nhiều các loại rau, củ quả của Trung Quốc, ước lượng các mặt hàng này chiếm 60-70%.
– Ngày 15/8/2012 gần đây một số người tiêu thụ tại Việt Nam mua phải loại “cánh gà giả” ở các chợ thực phẩm, mang về luộc mãi không chín, ninh cả tiếng không nhừ. Loại hàng giả này được tuồn vào thị trường Việt Nam theo con đường tiểu ngạch biên giới Việt-Trung.
– Các sản phẩm bao bì gồm “mì dưa bắp cải Tongyi”, “mì thịt bò đậu xanh” và “mì sườn heo Jin Mailang”, sau khi tiến hành xét nghiệm 84 mẫu thử nghiệm của 53 hãng thực phẩm. Kết quả cho thấy lượng huỳnh quang của 36 vỏ bao bì sản phẩm vượt quá giới hạn cho phép, vì một số nhà sản xuất đã sử dụng những loại giấy không được phép dùng trong thực phẩm, thậm chí cả giấy bỏ đi để giảm chi phí.
– Ngày 24/07/2012 phát hiện trong sữa bò đóng hộp và đóng gói do hãng Hunan Ava Dairy sản xuất có chất gây ung thư aflatoxin. Chất aflatoxin là một chất độc, nếu hàm lượng cao sẽ trực tiếp gây ra ung thư gan. Tập đoàn sữa Yili Industrial Group dành cho trẻ sơ sinh còn có chứa thủy ngân.
– Một chủ sạp hàng chợ trái cây đầu mối tại thành phố Sài Gòn phát hiện những trái táo được bảo quản bằng sáp nến công nghiệp, có thể bảo quản đến 6 tháng mà trông vẫn còn tươi rất bắt mắt.
– Ngày 5/7/2012 phát hiện “bia giả” bằng cách thêm các chất hóa học là axit hydrochloric và formaldehyde vào 13 nhãn hiệu bia giả gồm có hiệu Tsingtao và đã có mặt tại khắp tỉnh, thành phố tại Việt Nam. Chất formaldehyde được sử dụng trong việc khử trùng và ướp xác chết, có thể gây ung thư và quái thai.
– Một cơ sở chế biến thịt cừu trái phép vừa bị phát hiện ở Trung Quốc. Công thức ướp vịt với phân bón và các chất phụ gia tạp nham thành sườn cừu New Zealand loại A, khiến dư luận phải “sởn tóc gáy”.
– Ngày 14/12/2011, Bộ Công An Trung Quốc cho biết, trong 3 tháng qua, đã phá 128 vụ án liên quan đến scandal làm dầu ăn từ “nước cống”. Đã có 700 người bị bắt và 60.000 tấn “dầu nước cống” bị thu hồi nhưng không tiêu hủy. Sau vụ lợn được bơm hóa chất để cho ra nhiều thịt nạc, dầu nước cống được cho là trọng án xếp hạng thứ hai. Nước thải từ cống rãnh được đun nóng để dầu nhẹ lẫn thức ăn thừa nổi lên, lọc ra chắt riêng bỏ lớp chất nhầy bẩn. Cơ quan điều tra cho rằng cơ sở này đã tiêu thụ hơn 8.000 tấn dầu bẩn, phần lớn dầu bẩn này được tuồn qua biên giới, tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
– Bằng thủ đoạn hết sức tinh vi, một công ty chuyên sản xuất thực phẩm đã biến hàng tấn thịt heo thành khô bò bán ra thị trường. Không biết bao nhiêu người tiêu dùng đã bị lừa, ăn phải thịt heo hóa bò của công ty TNHH sản xuất thương mại thực phẩm Thanh Ly tại số 711 Lê Trọng Tấn (phường Bình Hòa) do bà Nguyễn Thị Thanh Ly (SN 1975) quê Quảng Ngãi làm giám đốc.
clip_image005

Năm loại thực phẩm hàng đầu nhập cảng từ Trung Quốc không nên dùng

[1] Cá rô phi: Hiện nay, 80% nguồn cung cấp cá rô phi khoảng 173 ngàn tấn mỗi năm. Người nuôi cá ở Hoa Lục không cho con cái của họ ăn mà chỉ dùng để bán, vì họ sử dụng những loại hormone tăng trưởng và kháng sinh mạnh để cá có thể sống được trong môi trường “siêu bẩn”.
[2] Cá tuyết: Khoảng 51% số lượng cá tuyết trong các chợ ở Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc, tương đương với khoảng 32 ngàn tấn mỗi năm. Những điều nói về cá rô phi tương tự đối với người nuôi cá tuyết.
[3] Nước ép táo: Khoảng 50% số lượng nước ép táo được bán ở Mỹ có xuất xứ từ Trung Quốc (khoảng 367 triệu gallon). Thuốc trừ sâu vẫn còn trong trái cây, rau và thực phẩm chế biến khi đưa đến nhà máy cung cấp thực phẩm. Trung Quốc là nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu lớn nhất thế giới.
[4] Nấm chế biến sẵn: Nên tránh xa những loại nấm đóng hộp; 34% nấm chế biến sẵn là từ Trung Quốc, tức là 62.9 triệu pound (khoảng 28.5 ngàn tấn) mỗi năm.
[5] Tỏi: Khoảng 31% số tỏi tức 217.5 triệu pound (khoảng 98.6 ngàn tấn) có xuất xứ từ Trung Quốc. Bạn có thể thấy chúng được dán nhãn “sản phẩm hữu cơ”. Để kiếm lời, ai cũng có thể dán nhãn “hữu cơ”.
Những thông tin trên dựa vào dữ liệu năm 2011, được công bố ngày 08/5/2103 để làm chứng trước Ủy ban Sự vụ Quốc ngoại (House Committee on Foreign Affairs) về nguy cơ tiêu thụ sản phẩm không an toàn của Trung Quốc. Thực phẩm nhập cảng từ Trung Quốc tăng khoảng 7% mỗi năm.

Tình trạng ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng tại Việt Nam (những trường hợp điển hình)

[1] Gần 1.000 công nhân ngộ độc thực phẩm: Trưa ngày 3/10 đến sáng 4/10/2013, đã có gần 1.000 công nhân công ty WONDO VINA trụ sở tại xã Long Bình Điền, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang ngộ độc thức ăn phải nhập viện. Bệnh viện Đa Khoa huyện Chợ Gạo, Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang và Bệnh viện Đa khoa thành phố Mỹ Tho đã không còn đủ giường cho bệnh nhân. Các công nhân cho biết, trưa ngày 3/10, công ty này cho khoảng 2.700 công nhân ăn cơm trưa với dưa cải, thịt heo luộc và canh cải. Sau đó, nhiều công nhân bị tiêu chảy, nôn ói, một số ngất xỉu.
[2] 45 người ngộ độc do ăn bánh mì: Ngày 03/12/2012, Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm phối hợp với Trung tâm Y tế Dự phòng đã tới địa điểm bán bánh mì của Công ty Đồng Tiến tại đường Phan Đăng Lưu, phường Hòa Cường, quận Hải Châu lấy mẫu patê, thịt nguội, xốt trứng gà, rau sống để xét nghiệm sau khi có 45 người ngộ độc do ăn bánh mì tại cơ sở này.
[3] Tây Ninh, gần 30 công nhân Công ty TNHH Can Sports Việt Nam bị ngộ độc: Ngày 16/11/2012, lúc 17 giờ, khoa Cấp cứu Đa khoa Tây Ninh đã tiếp nhận gần 30 công nhân thuộc Công ty TNHH Can Sports Việt Nam, tọa lạc tại Truông Mít, huyện Dương Minh Châu bị ngộ độc thực phẩm, sau khi ăn trưa với tàu hũ dồn thịt, cá biển kho, nấm rơm xào khổ qua.
[4] Bà rịa-Vũng Tàu, 62 công nhân Công ty Uy Việt bị ngộ độc thực phẩm: Lúc 17 giờ ngày 27/11/2012, đại đa số nữ công nhân của công ty TNHH sản xuất giày Uy Việt, phường Rạch Dừa, thành phố. Vũng Tàu ngộ độc thực phẩm đã được các bác sỹ Bệnh viện Lê Lợi, thành phố. Vũng Tàu chữa trị. Bữa ăn trưa gồm đậu hũ và nấm.
[5] 200 công nhân ngộ độc thực phẩm: Rạng sáng ngày 17/2/2013, Bệnh viện Quân Đoàn 4 tại thị xã Dĩ An, Bình Dương tiếp nhận 200 công nhân nhập viện trong tình trạng nôn ói, tiêu chảy, đau bụng. Theo bác sĩ, đây là những công nhân làm ca đêm, sau bữa ăn chiều tại bếp ăn tập thể của công ty thì có biểu hiện như trên. Bữa ăn gồm: trứng luộc, rau cải luộc, canh bí xanh, thịt gà kho.
[6] Gần 400 người ngộ độc do ăn bánh mì: Ngày 23/10/2013, Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết đã xác định được nguyên nhân dẫn đến việc 382 người phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc thực phẩm, vì ăn bánh mì tại tiệm bánh Quang Trung ở thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa. Các mẫu bánh mì và nhân thịt, chả… xét nghiệm có vi khuẩn thương hàn Samonella.
[7] Gần 200 công nhân ngộ độc thực phẩm: Ngày 18/10/2013, Khoa Cấp cứu Bệnh viện Quận Thủ Đức (Sài Gòn) tiếp nhận 113 công nhân Công ty sản xuất giày da Liên Phát tại phường An Bình, huyện Dĩ An, Bình Dương nhập viện, sau khi dùng cơm tại công ty với các món ăn: thịt bò xào dưa chuột, rau muống xào và canh rau dềnh thì có triệu chứng chóng mặt, đau bụng, đau đầu, nôn ói…
[8] Gần 500 du khách ngộ độc thực phẩm: Ngày 14/6/2011, Bác sỹ Đồng Sĩ Quang, Trưởng phòng Nghiệp vụ Y tế – Sở Y tế Lâm Đồng cho biết, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm cho hàng trăm du khách khi đến Đà Lạt là do vi khuẩn Clotrisdium perfringens, sau khi ăn thực phẩm và nước uống từ nhà hàng Tâm Châu tại huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
[9] Lào Cai, 145 người ngộ độc vì ăn cỗ cưới: Ngày 18/11/2013, gia đình ông Giàng Sín ở thôn Sín Pao Chải, xã Thào Chư Phìn, huyện Si Ma Cai có tổ chức cưới cho con gái Út và khoảng 12 giờ sau khi ăn cỗ, có 145 người bị ngộ độc thực phẩm như đau bụng, buồn nôn… phải đưa vào bệnh viện đa khoa huyện Si Ma Cai cứu cấp.
[10] Gần 200 công nhân thuộc Công ty TNHH KOTOP VINA ngộ độc: Sau khi ăn tối tại công ty, gần 200 công nhân thuộc Công ty Kotop Vina tại khu công nghiệp Tam Phước, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm. Các công nhân được đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Đa Khoa Long Thành chữa trị.

Tổng kết số liệu ngộ độc thực phẩm tại Việt Nam

– NĂM 2007: Số vụ: 247/Tổng số người ăn: 56.757/Số ngộ độc: 7329/Chết: 55.
– NĂM 2008: Số vụ: 205/Tổng số người ăn: 41.843/Số ngộ độc 7829/Chết: 62.
– NĂM 2009: Số vụ: 152/Tổng số người ăn: 40.432/Số ngộ độc: 5212/Chết: 35.
– NĂM 2010: Số vụ: 175/Tổng số người ăn: 24.072/Số ngộ độc: 5664/Chết: 51.
– NĂM 2011: Số vụ: 148/Tổng số người ăn: 38915/Số ngộ độc: 4700/Chết: 27.
– NĂM 2012: Số vụ: 168/Tổng số người ăn: 36.604/Số ngộ độc: 5.541/Chết: 34.

Thế giới kêu gọi đẩy lùi hàng Trung Quốc

Vừa qua Liên minh Châu Âu (EU) vừa tổ chức chiến dịch truyền thông lớn, khuyến cáo người dân không dùng đồ chơi trẻ em Trung Quốc để tránh nguy hiểm cho sức khỏe. Các động thái tương tự cũng đang diễn ra tại Mỹ, Nhật, Philippines và cả tại Châu Phi. Tháng 7/2013, người dân Philippines sống tại Mỹ cũng kêu gọi chống hàng hóa Trung Quốc. Người lãnh đạo phong trào này, bà Nicolas – Lewis nói rằng: “Tôi hy vọng chiến dịch tẩy chay hàng Trung Quốc sẽ không chỉ giới hạn ở Philippines mà còn lan rộng trên cả thế giới”.
Theo tờ Philippines Daily Inquirer, trong cuộc biểu tình trước trụ sở ở Liên Hiệp Quốc tại New York, ông Eric Lachica, đại diện tổ chức người Mỹ gốc Philippines, nhận xét: “Nếu 1 triệu trong số 4 triệu người Philippines ở Mỹ không mua hàng Trung Quốc một lần mỗi tháng, chúng ta sẽ gây thiệt hại tài chánh lên đến hàng tỉ USD mỗi năm cho Trung Quốc”. Ông lập luận rằng “nếu mỗi người trong số 200 triệu người Mỹ từ chối mua 20 USD hàng hóa Trung Quốc, sự mất cân bằng cán cân thương mại của Mỹ và Trung Quốc sẽ được xóa dần”. Một cuộc điều tra trên kênh truyền hình ABS-CBN tiết lộ có 84% lượng người được khảo sát ủng hộ việc những người Philippines tẩy chay hàng Trung Quốc.
Trong khi cả thế giới đều lên tiếng phản đối hàng Trung Quốc, thậm chí người dân Trung Quốc còn tẩy chay hàng của nước họ thì việc người tiêu dùng Việt Nam tham gia nói “không” với các sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc, sẽ góp phần đẩy lùi tình trạng hàng kém chất lượng tràn lan trên thị trường và giúp cho các nhà sản xuất quan tâm hơn đến vấn đề chất lượng sản phẩm để có hoạt động tiêu thụ tốt. Sau những phát hiện hàng độc Trung Quốc kém chất lượng và có chứa chất gây ung thư, xu hướng tẩy chay hàng Trung Quốc không chỉ riêng ở Mỹ mà người Châu Âu cũng không muốn mua hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, phong trào tẩy chay hàng hóa Trung Quốc ở Mỹ có vẻ rầm rộ hơn, vì mức độ an toàn của các sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc đang được báo động trên khắp nước Mỹ

NHỮNG TRÒ PHÙ PHÉP THỰC PHẨM BẨN TẠI TRUNG QUỐC:

[1] Tháng 5/2012, Tân Hoa Xã tiết lộ những người bán bắp cải đã tẩm formal để không bị hư hại khi vận chuyển bằng xe tải không có hệ thống lạnh trong mùa hè. Formal rẻ tiền, nhưng gây dị ứng và có nguy cơ gây ung thư rất cao. Năm 2010, nhiều người trồng rau đã nhúng nấm vào thuốc tẩy để có màu trắng đẹp mắt.
[2] Tháng 5/2013, công an Trung Quốc phát hiện một mạn lưới buôn lậu thịt quy mô ở Thượng Hải và Giang Tô. Trên 900 người bị bắt giam vì bán thịt chuột cống và chồn làm thịt bò và cừu, thu lợi nhuận 1,6 triệu USD.
[3] Các nhà phù thủy Tàu đã chế ra những món ăn bị tiêm vào những sản phẩm độc hại, ngâm tẩm bằng những dung dịch đáng ngờ, đôi khi bằng nước tiểu súc vật. Thịt heo được tiêm borax, một chất được dùng làm thuốc trừ sâu hay bột giặt để giả làm thịt bò, hay chích nước bẩn vào để làm tăng trọng lượng là những thủ thuật cổ điển.
[4] Nông dân cũng vận dụng nông hóa để có rau quả đẹp, to hơn. Khoảng 45 hecta dưa hấu đã bị nổ tung như những quả bóng vì hấp thụ quá nhiều chất forchlofenuron để kích thích tăng trưởng.
[5] Một nhà phát minh ra loại “siêu lúa” có năng xuất tăng 20% báo động: Thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan khắp nơi. Để nuôi lớn một con lợn thịt thông thường phải mất một năm, nhưng ở Trung Quốc thì chỉ cần 3 tháng! Gà thì nuôi 28 ngày thay vì 6 tháng. Còn rau quả cũng tương tự. Hậu quả là gây thảm họa cho sức khỏe. Vì vậy, một bé gái mới 3 tuổi đã thấy kinh nguyệt.
[6] Cuối tháng 12/2013, Trung Quốc tổng kết có 3.330.000 hecta đất nông nghiệp quá ô nhiễm, không thể trồng bất cứ thứ gì. Theo báo Bưu điện Hoa Nam, ít nhất 70% sông hồ tại Trung Quốc bị công nghiệp làm ô nhiểm, chủ yếu là các nhà máy hóa chất và dệt nhuộm.

Trung Quốc tuồn ồ ạt hàng bẩn, hàng độc sang Việt Nam tiêu thụ

Nhìn từ biên giới Việt – Trung, điểm tên một số cửa khẩu biên giới có:
– Cửa khẩu Lào Cai cho phép người dân đi qua cầu Hồ Kiều là sang tỉnh Vân Nam.
– Cửa khẩu Móng Cái nằm cách Hà Nội 327 km.
– Cửa khẩu Lạng Sơn cách Hà Nội 171 km.
– Cửa khẩu Đồng Văn với hệ thống đường sắt từ Hà Nội lên Lạng Sơn.
[1] Với vị trí địa lý như vậy, việc ngăn chặn hàng độc, hàng bẩn xuất xứ từ Trung Quốc tuồn vào Việt Nam không phải là chuyện dễ dàng. Trong thời gian gần đây, các cơ quan chức năng liên tục phát hiện, bắt giữ hàng chục vụ vận chuyển “thực phẩm bẩn” và thối trên địa bàn cả nước. Mới đây nhất là vụ bắt giữ hơn 23 tấn chân, đuôi bò thối không rõ nguồn gốc ở Hà Nội, rồi hàng loạt vụ tại Sài Gòn. Nhiều người dân không khỏi rùng mình khi nghĩ họ có thể là nạn nhân của không ít món thực phẩm bẩn và thối này.
[2] Gia cầm nhập lậu qua biên giới chính là “gà thải loại” mà người Tàu không ăn. Trong khi người Trung Quốc nhập gà từ Việt Nam về ăn thì “gà thải loại” nhập lậu qua đường biên giới tràn ngập các chợ và các quán ăn của Việt Nam. Thường sau 40 tuần tuổi gà cho trứng ít lại, nếu thấy không còn lời nữa, gà sẽ được thanh lý. Đây chính là “gà thải loại”. Ăn gà loại này nguy hiểm đến sức khỏe càng cao, vì gà nuôi công nghiệp sẽ sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh cho gà và cả thuốc kích thích tăng trưởng nhanh.

Chợ tử thần Kim Biên nơi tập trung các hàng độc, hóa chất giết người xuất xứ từ Trung Quốc

Tại chợ Kim Biên, tọa lạc tại phường 13, Quận 5 thành phố Hồ Chí Minh. Khu chợ có khoảng trên 40 địa điểm, sạp kinh doanh hóa chất bày bán công khai, ngang nhiên bán đầy đủ các loại hóa chất giết người mà không hề biết luật pháp nghiêm cấm như thế nào. Theo điều tra, trung bình mỗi điểm kinh doanh này buôn bán sỉ và lẻ trên dưới 50 mặt hàng các loại, bao gồm các loại hóa chất, thực phẩm, hương liệu các loại… đặc biệt có cả loại hóa chất công nghiệp, thực phẩm vô cùng nguy hiểm như acid chẳng hạn. Hằng ngày, người dân từ khắp mọi nơi tấp nập đổ về đây để mua bán các loại hóa chất được bày bán tràn lan. Đặc biệt là các loại acid được người mua, dùng để thanh toán tình địch…
[1] Hóa chất Ethephon hay còn gọi là “thúc chín tố” dùng để giữ thịt ôi được tươi. Thương lái tại một số tỉnh, thành phố sử dụng loại hóa chất này để bảo quản thịt gia súc, gia cầm sau khi mổ nhằm giữ độ tươi của thịt. Thuốc có bán giá lẽ từ 1.000 – 1.500 đồng/ống. Khi dùng loại thuốc này, thịt vận chuyển từ Thanh Hóa ra Hà Nội vẫn giữ được màu thịt tươi.
[2] Ở một số cửa hàng ăn uống tại Sài Gòn phát hiện phụ gia trôi nổi nhập từ Trung Quốc được sử dụng trong nồi lẩu ngon lành. Đầu bếp không cần ninh xương mà pha chế nước lẩu bằng cách cho gia vị lẩu hòa tan trong nước. Dùng cách này vừa nhanh chóng, vừa tiết kiệm được tiền mua xương heo, xương bò, bất chấp sự độc hại của hóa chất này. Nhìn bề ngoài, lọ gia vị này giống như lọ nước tương, trên nhãn hiệu có hàng chữ “Sa Cha Sauce”
[3] Hai loại hóa chất được sử dụng để làm chất nổ là Kali Clorat (KClO3) và phốt pho (P). Đây là các loại hóa chất nằm trong danh mục không được buôn bán tự do, người mua phải xuất trình được các giấy tờ liên quan đến mục đích sử dụng. Tuy nhiên, trên thực tế, các loại hóa chất này có thể dễ dàng tìm kiếm. Tại cửa hàng Lan Giám, mỗi kg phốt pho được bán với giá 150.000 đồng. Còn tại cửa hàng Mai giá là 130.000 đồng/kg.
[4] Ngoài các hương liệu để pha chế cà phê, chợ tử thần Kim Biên còn cả những hóa chất mang hương liệu thịt heo, thịt bò. Thậm chí thuốc nhuộm màu cho giấy cũng được tư vấn để khách mua về nhuộm cho thịt gà vịt. Khi được hỏi về chất tẩy rửa làm trắng củ quả thì được bà B. giới thiệu một loại bột trắng, nhìn giống như loại bột nước rửa chén, bảo đảm khi rửa vào thì rau, củ, quả sẽ trắng như mới gọt.
[5] Một sản phẩm nhuộm màu gia cầm gà, vịt cho vàng da, một gói màu công nghiệp có dạng viên nhỏ như đầu ngón tay, màu đỏ sậm, chỉ cần vài viên này pha với 10 lít nước là có thể nhuộm hàng trăm con gà vàng ươm.
[6] Một chủ cửa hàng nói về cách chế biến các loại cà phê, nước chanh, ca cao, nước trái cây. Anh thích mùi cà phê Moka thì mua hương cà phê Moka, thích mùi cà phê Pháp thì mua hương cà phê Pháp. Với 300.000 đồng/kg đến 1 triệu đồng/kg có thể pha chế hàng ngàn ly cà phê thơm ngon có vị giống như hương vị của các hãng cà phê danh tiếng trên thế giới.
[7] Hãi hùng là khi đọc tới hàng chữ trên can nhựa hóa chất là “hương thịt bò”, “hương thịt heo” thì bà chủ vô tư trả lời: “Đối với thịt heo, thịt bò bệnh hoặc chết phải ướp hóa chất NaHSO3 dù còn tươi hay đã có mùi hôi, tẩm thêm một ít chất này thì thịt vẫn có mùi thịt bò, thịt heo như mới”. Các loại này giá khoảng 300.000 đồng/kg. Ngoài ra, bà còn cho biết thêm, còn cả các mặt hàng như hương liệu tôm, cua để nấu bún riêu. Chỉ cần một muỗng nhỏ thôi, nồi lẩu 10 lít sẽ ngọt lịm, thêm mấy khúc xương, vài miếng thịt làm màu thì mùi lẩu ai ăn cũng khen ngon.
[8] Chợ Kim Biên còn còn có cả những hương liệu dùng để sản xuất xì dầu, nước mắm bằng nước lã. Người làm bún, muốn làm bún trắng thì dùng Acid Oxalic. Còn người muốn giữ hoa quả tươi lâu để di chuyển đường xa thì dùng Carbendazim.
[9] Tại bến Phú Định, P.16, Q.8 có nhiều cơ sở kinh doanh dừa tươi, dừa khô bán sỉ, bán lẻ. Cảnh hàng trăm trái dừa tươi vừa gọt vỏ màu nâu xám, nhưng chỉ sau vài phút ngâm trong thùng hóa chất pha sẵn đã trở nên trắng tinh. Chị Tiên, chủ vựa dừa cho biết, chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa cũng có, giá dao động từ khoảng 125.000/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha với 6 muỗng bột rồi ngâm dừa vào, chờ thấm nước hết, thế là xong”.
[10] Đến sạp hóa chất T.H ở chợ Kim Biên hỏi mua loại bột chế biến mì Quảng sao cho dẻo, lưu trữ lâu thì sẽ được giới thiệu một bịch bột có nhãn mác là sản phẩm thay thế hàn the, được sử dụng chế biến chả giò, bún, mì Quãng với giá 145.000 đồng/bịch. Nếu muốn mua loại tốt thì lấy loại 10 kg, chia nhỏ mỗi bịch 1 kg, có thể dùng cho 100 kg gạo, bảo đảm cọng mì dai, để lâu bao nhiêu cũng được.
[11] Một khách hàng tên Hiền, đến từ Quận Thủ Đức (Sài Gòn), cho biết anh thường mua hóa chất về ủ trái cây còn xanh cho mau chín. Anh nói: “Hóa chất, phụ gia thực phẩm từ hương liệu, nước cốt cà phê, chất tạo bọt, tạo dẻo, tạo mùi… gì cũng có”.
[12] Kiểm tra cụ thể 54 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh, có đến 31 đơn vị vi phạm. Trong đó, vi phạm phổ biến nhất về quy định “nhãn hàng hóa” ghi không đủ nội dung bắt buộc, hàng nhập khẩu không có nhãn phụ tiếng Việt với 13 đơn vị vi phạm. Ngoài ra, các vi phạm như không đủ điều kiện kinh doanh hàng lậu, không niêm yết giá… Kết quả kiểm tra hơn 41 tấn hàng và 14.423 đơn vị sản phẩm cho thấy, phần lớn hàng hóa đều có xuất xứ từ Trung Quốc. Quản lý thị trường cũng phát hiện 1,3 tấn hóa chất nhập lậu (lubsofter, sapamine, acid oxalic H2C204) xuất xứ từ Trung Quốc tại một công ty ở Quận 5.
Tại Việt Nam hiện nay, người dân nhìn bất cứ nơi nào, thức ăn, thức uống toàn là hàng độc. Từ mớ rau, con cá, con cua đồng cho đến miếng thịt heo, thịt bò… có thể đã được con buôn tẩm chất độc hóa học để bảo quản. Mới đây, thêm các loại trái cây như táo, nho, lê, gừng, khoai tây… vịt, gà thải loại, thịt heo, bò thối, dầu tái chế từ cống rãnh, men rượu độc, tới cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc. Nhưng, có 3 loại chất hóa học khủng khiếp và tàn độc nhất gây kinh hoàng cho dân Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc và ảnh hưởng rất tai hại:
[1] Gạo ngâm hóa chất: Chỉ cần ngâm 15-20kg chung với 1 muỗng canh nhỏ loại bột này, rồi đem hấp khoảng 1 tiếng, gạo sẽ nở bung ra cho lượng cơm nhiều gấp đôi so với cách nấu bình thường. Hơn nữa, loại bột này còn có tác dụng làm cơm chín rất nhanh. Chị T. (35 tuổi) thâm niên bán cơm vỉa hè trên 5 năm cho người lao động nghèo như phu khuân vác, xích lô, bán vé số dạo hoặc các công tư chức loại cơm hàng cháo chợ. Chị ta thản nhiên nói: “Dân trong nghề bán cơm vỉa hè gọi bột này là “BỘT NỞ”, hạt gạo ngâm với hóa chất này, rồi đem hấp giúp gạo chín mau, nở nhanh to ra gấp 2, 3 lần mà chẳng cần công sức gì cả. Vì vậy, một ngày ước tính bán 40 kg gạo, nhưng kỳ thực chỉ bỏ tiền mua 15-20 kg gạo thôi bởi gạo ngâm với “bột nở” rồi đem hấp lên cho ra cơm nở gấp 2, 3 lần, nhưng không vì thế cơm ăn không dẻo, bị sống sượng…” Đây quả là cơn ác mộng đối với dân lao động nghèo sống ở thành phố Sài Gòn.
[2] Ma túy nhân tạo: Loại ma túy này vượt xa cả cocaine, ecstasy, dân chơi nghiện ngập gọi là Ice hoặc Crystal, nhưng giá rất mềm, đó là loại ma túy nhân tạo do Trung Quốc chế tạo, đã được bày bán công khai tại Hà Nội và Sài Gòn không chỉ làm cho thanh thiếu niên điên loạn, ngây ngất mà nó còn tác dụng kích thích tình dục. Viện Project 2049 Institude của Mỹ đã phát hành một bản phúc trình 48 trang có liên quan tới “vũ khí hóa học” (Biological Warfare) là ma túy nhân tạo do Trung Quốc sản xuất nhằm làm tê liệt ý chí đấu tranh của các dân tộc chống đối “chủ nghĩa Đại Hán” trong đó có Việt Nam và Philippines…
[3] Men rượu độc: Trước đây, gạo hoặc nếp được nấu thành cơm đem trộn men vào rồi đem ủ. Phải mất 8 kg gạo nấu thành cơm rồi đem ủ men và phải chờ mất 5 – 7 ngày mới lấy được gần 8 lít đế, tốn rất nhiều công sức mà lời lãi chẳng được bao nhiêu. Bây giờ thì khác, nấu bằng men độc Trung Quốc, chiết xuất trực tiếp từ gạo, không cần trải qua giai đoạn nấu thành cơm, tiết kiệm được tiền mua than củi đốt. Chỉ cần đổ nước vào gạo cho ướt đều rồi trộn men vào. Ủ xong đậy lại để đó 3 ngày sau, gạo nở ra thành một khối cơm. Sau đó, bỏ khối cơm này vào nồi, quậy nước vào, rồi chưng cất sẽ có được lượng rượu (độc) nhiều vô kể. Vốn 1, lời gấp 9, 10 lần so với trước đây, thấy mà ham! Tính đi, 1 lạng men chưa tới giá 10.000 đồng, đem bỏ mối cho các quán nhậu 15.000 đồng/lít. Muốn cho rượu trong vắt, bằng cách cho thuốc rầy Mytox vào.
Cô giáo Lợi (giáo viên nghỉ hưu), hiện đang sống ở Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam tâm sự: “Tôi vẫn biết là nấu rượu bằng men Trung Quốc rất nguy hại vì nó mất vệ sinh vì giá rất rẻ, dễ nấu, nhưng cũng rất là độc. Gần đây, người ta ngộ độc rất nhiều, chắc chắn là do loại rượu này, rồi thêm “rượu đứng” là dân nghiện rượu nặng, chừng 2 tiếng là lên cơn nghiện một lần, phải tạt vào quán cốc bên đường, bỏ ra 2.000 đồng mua một ly, nốc cạn rồi đi tiếp. Nếu không có rượu thì mắt mờ, phều nước bọt, tay chân run rẩy như người bị động kinh, còn chuyện đánh nhau chết người do rượu cũng không kể xiết…”
Một bác sĩ tại bệnh viện Vĩnh Đức, Điện Bàn ở Quảng Nam, cho biết: “Phần lớn những năm gần đây, các bệnh nhân về gan như xơ gan, ung thư gan đều ở độ tuổi trung niên đều là đàn ông. Từ 10 năm trở lại đây, bệnh này xuất hiện rất cao”, ông nói tiếp. “Không có gì nguy hại bằng rượu cất bằng men Trung Quốc, cái chết của loại rượu độc này là cái chết chậm mà chắc, nó không chết liền như những thứ bệnh khác, nó từ từ biến cơ thể người nghiện rượu này thành một ổ bệnh, vô phương cứu chữa”.
Một người tên Huỳnh, chuyên buôn men rượu từ Hoa Lục về Việt Nam, cho biết: “Mỗi tháng, tôi bỏ mối chừng 10 tấn men các loại, từ men rượu nếp đến men rượu gạo cho 2 tỉnh Quảng Bình & Quảng Trị, trong đó men rượu gạo chiếm 85%”. Huỳnh nói: “cứ một tấn men sản xuất chừng 100 tấn hèm và 30 tấn rượu. Như vậy, riêng khu vực miền Trung từ Quảng Bình vào Quảng Ngải có 300 tấn rượu. Hiện có 9 người hành nghề như tôi. Ước tính có khoảng 2.700.000 lít rượu độc tiêu thụ tại miền Trung mỗi tháng, hơn cả số lượng bia”. Huỳnh còn cho biết thêm: “tỉ lệ men rượu Trung Quốc tuồn vào trong miền Nam, cụ thể là Sài Gòn, số lượng men của họ tiêu thụ ước tính gấp 3 lần miền Trung. Sài Gòn bây giờ là một cái quán nhậu vĩ đại của Việt Nam…”.
[4] Thuốc lá: Theo thống kê của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đưa ra ngày 24/5/2012 tại Hà Nội: Dân Việt Nam có 40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm. Không còn chiến tranh mà hàng năm chúng ta mất hơn 4 sư đoàn. Theo lời của PGS.TS. Lương Ngọc Khuê: “Việt Nam nằm trong nhóm các nước hút thuốc lá nhiều nhất thế giới. Việc bán thuốc lá diễn ra khắp nơi, nguyên nhân vì dân mình quá nghèo, nên dân chúng bán thuốc lá lẻ tràn lan khắp nước, nhức nhối là hiện tượng trẻ em hút thuốc lá”.
Kết quả cuộc điều nghiên công bố trên tập san của Hiệp hội Y sĩ Hoa Kỳ thì 73% tổng số đàn ông Việt Nam đều nghiện thuốc lá, là quốc gia có tỷ số cao nhất thế giới. Mỗi người đốt trung bình khoảng 150 bao thuốc lá, cả nước tiêu thụ khoảng 3 tỷ bao thuốc lá trong một năm.
Theo BS Nguyễn Thượng Trí trong thời gian làm công tác thiện nguyện, nói: “ai cũng biết rằng hút thuốc lá có hại cho sức khỏe và có thể bị ung thư phổi và bệnh tim mạch là nguyên nhân đưa đến chết yểu”. Ông kết luận: “các chứng bệnh do việc hút thuốc lá gây ra cũng sẽ dẫn đến hậu quả tai hại là sức khỏe của lực lượng nhân công lao động sẽ bị hao mòn. Và trong khi các gia đình còn đang phải cố gắng kiếm tiền để sống thì việc bỏ tiền ra mua thuốc lá là điều không thể chấp nhận được…”.

Kết luận

Xin đồng bào trong và ngoài nước đừng quên rằng, đây là thủ đoạn tàn độc và bẩn thỉu của bọn Rợ Đại Hán cùng với sự đồng lõa của bọn Thái Thú tham ô tiếp tay, thực hiện âm mưu làm liệt kháng tinh thần đấu tranh của dân tộc, đặc biệt nhắm vào tuổi trẻ yêu nước. Hãy đề cao cảnh giác trước chiến lược xâm lược tinh vi của bọn Rợ Đại Hán, làm cạn kiệt sinh lực của dân tộc ta trước, diệt chủng là bước tiếp theo và bước cuối cùng là xóa tên nước Việt Nam trên bản đồ thế giới giống như dân tộc Tây Tạng và Tân Cương.
Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trên 30 năm, đã hy sinh cả thế hệ thanh thiếu niên Việt Nam trên 4.000.000 người để phục vụ quyền lợi của Đệ Tam Quốc tế Cộng sản Nga-Tàu. Ngày nay, tiếp tục vì quyền lợi của Bắc Kinh bằng cách mở cửa biên giới Việt-Trung để hàng độc của Hoa Lục ồ ạt tuồn vào đất nước Việt Nam từ thành thị tới nông thôn, luồn lách khắp các hang cùng ngõ hẻm để đầu độc nhân dân. Đây là cuộc xâm lược thầm lặng không khói thuốc súng, chỉ có khói thuốc lá và mùi hèm rượu độc tràn lan khắp nước. Số nạn nhân bị đầu độc lên đến con số khủng khiếp:
[1] 8.000.000 người Việt Nam bị viêm gan B, C và ung thư gan, đang thu ngắn khoảng cách từ giường bệnh ra nghĩa địa.
[2] 40.000 người chết vì thuốc lá mỗi năm.
[3] Số người ngộ độc thực phẩm không hề giảm hàng năm.