CSVN: Thái tử đỏ Lê Minh Hưng, Thống đốc mới của Ngân hàng Nhà nước
Lê Minh Hưng là con trai của Thượng Tướng Lê Minh Hương, bộ trưởng Bộ Công An giai đoạn 1998-2002.
Sáng 9/4/16, Quốc hội CSVN đã chính thức phê chuẩn Lê Minh Hưng vào vị trí Thống đốc Ngân hàng Nhà nước với số phiếu đồng ý là 403/486.
Như vậy, Lê Minh Hưng đã trở thành Thống đốc trẻ nhất trong lịch sử ngành ngân hàng CSVN. (theo FB Thiều Quang Thắng)
Theo FB Giang Le từ tháng 2/2013:
Dạo này (2/2013) phó thống đốc Lê Minh Hưng xuất hiện rất nhiều trên báo chí, không biết có phải để chuẩn bị lên thay thống đốc Bình không. Nhưng quả thực tôi (Giang Le) rất thất vọng đọc những gì ông phó này phát biểu, trong bài báo này cũng vậy. Một số đoạn trong bài này tôi chấm “fail”:
“Các tổ chức tài chính quốc tế, kể cả WB khi áp các công thức tính toán tỷ giá của Việt Nam đều ra các kết quả rất khác nhau.” – Lê Minh Hưng
Không có cái gọi là “công thức tính tỷ giá”, chỉ có thể “ước lượng tỷ giá hợp lý” (fair or equilibrium exchange rate) thôi.
“…độ co giãn cầu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi thu nhập thay đổi và/hoặc giá thay đổi là không lớn.” – Lê Minh Hưng
Tôi nghi ngờ NHNN có nghiên cứu quantitative (định lượng) nghiêm túc đánh giá elasticity (độ co dãn) cho hàng hóa xuất khẩu của VN. Nhưng cứ giả sử là có, thế nào là “không lớn”? Nếu tỷ giá thực của VN cao hơn mức fair/equilibrium (mức phải chăng/mức thăng bằng) 15-20% thì dù elasticity “không lớn” tác động cũng rất đáng kể.
“Ví dụ, khi thu nhập của người dân nước nhập khẩu dù có tăng bao nhiêu chăng nữa thì cũng không vì thế mà họ mua gạo, cá basa, tôm, nông sản, quần áo, dày dép… của Việt Nam nhiều hơn, trong khi đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.” – Lê Minh Hưng
Đoạn này ông Hưng nhầm lẫn giữa income elasticity (lợi tức co dãn) và price elasticity (giá cả mắc rẽ). Phá giá VND chẳng ảnh hưởng gì đến income của người dân Anh, Mỹ cả nên income elasticity không có ý nghĩa. Ngay cả price elasticity của người dân Anh Mỹ cũng không relevant (liên quan) ở đây. Cái đáng nói là export price elasticity (sự co dãn giá xuất khẩu) cho hàng hóa xuất khẩu của VN bởi vì nó không chỉ phụ thuộc vào foreign consumption (tiêu thụ ngoại quốc) mà còn phản ánh competitiveness (sự cạnh tranh) của hàng VN (so với hàng TQ, Bangladesh…).
“Ngoài ra, khi phá giá VND, còn kích hoạt nhập khẩu trở lại.” – Lê Minh Hưng
Câu này sai nặng, khỏi phải bình luận.
“Trong bối cảnh nền kinh tế thường xuyên nhập siêu triền miên, việc giữ được tỷ giá như hiện nay là một thành công lớn.” – Lê Minh Hưng
Xin đừng “nhận vơ” như thế, công đầu phải là những Việt kiều đã chuyển hàng tỷ USD kiều hối về hàng năm, sau đó là FDI/FPI, rồi đến ODA của các nước.
Reference: dan viet 9/4/16 (bit.ly/1Xn8NYO)