Điểm Tin – 07/4/2016
Tin thế giới
- Tổng thống Nga: Mỹ có nhúng tay vào vụ Panama Papers (RFI) – Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 07/04/2016 đã bác bỏ mọi « yếu tố tham nhũng » sau khi vụ tai tiếng Panama Papers đã nêu tên người bạn của ông, nhạc sĩ Sergei Roldugin, là người đứng đầu một « đế chế offshore 2 tỷ đôla ». Ông không ngần ngại tố cáo Mỹ đứng sau vụ Panama Papers.
- Panama Papers : Tổng thống Achentina bị đề nghị điều tra (RFI) – Tác hại của vụ tai tiếng tài chính «Panama Papers» đối với nhiều lãnh đạo thế giới quả là khôn lường : Tổng thống Achentina đã bị một nghị sĩ đối lập đưa đơn kiện về tội trốn thuế vì tên của ông đã xuất hiện trong danh sách các công ty offshore.
- Panama vào ‘danh sách xám’ của ‘các thiên đường trốn thuế’ (VOA) – Tổng thống Panama Juan Carlos Varela nói chính phủ Panama sẽ lập một ủy ban độc lập để xem xét thông lệ tài chính của nước này sau vụ bê bối Hồ sơ Panama
- Hồ sơ Panama: Điều gì sẽ đến với châu Á? (BBC) – Đánh giá mức ảnh hưởng của vụ Hồ sơ Panama đối với các trung tâm tài chính lớn ở Á châu như Singapore, Hong Kong, Macau.
- Panama Papers : Trụ sở Liên Đoàn Bóng Đá Châu Âu UEFA bị khám xét (RFI) – Liên đoàn Bóng Đá Châu Âu và tân chủ tịch Liên Đoàn Bóng Đá Quốc Tế trong tầm ngắm của tư pháp. Ngày 06/04/2016, hai ngày sau khi hàng chục triệu hồ sơ thiên đường thuế « Panama Papers » bị lộ, cảnh sát Thụy Sĩ đã khám xét trụ sở của liên đoàn UEFA, tại Nyon. Tân chủ tịch FIFA Gianni Infantino, lúc còn ở UEFA, có tên trong tài liệu thiên đừờng thuế bị lộ. Đó là hợp đồng cung cấp bản quyền truyền hình bóng đá cho công ty bình phong Cross Trading, sau đó được bán lại với giá gấp ba lần cho một đài Êcuađo.
- Tập Cận Bình siết chặt truyền thông sau vụ Panama Papers (RFI) – Nhật báo Libération hôm nay 07/04/2016 có bài điều tra mang tựa đề « Tập Cận Bình siết chặt truyền thông ». Thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh nhấn mạnh, kiểm duyệt đã được tăng cường trong những năm gần đây, và còn khắc nghiệt hơn từ khi nổ ra vụ « Panama Papers ».
- Panama Papers : 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc bị liên lụy (RFI) – Trung Quốc tiếp tục bối rối vì vụ tai tiếng Panama Papers. Theo tiết lộ của báo New York Times, 3 trong số 7 ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Trung Quốc đương nhiệm bị liên lụy. Thân nhân của những nhân vật này có tên trong danh sách vừa được tiết lộ hôm đầu tuần.
- Hồ sơ Panama: Putin bác bỏ cáo buộc (BBC) – Tổng thống Putin bác bỏ việc có ‘bất kỳ yếu tố tham nhũng nào’ và nói phe đối lập đang tìm cách gây bất ổn cho nước Nga.
- Hồ sơ Panama: Liên hệ với Bình Nhưỡng (BBC) – Hồ sơ Panama bị rò rỉ từ hãng luật Mossack Fonseca cho thấy có liên hệ với chính phủ Bắc Hàn liên quan tới chương trình hạt nhân.
- Hillary Clinton mở trận chiến thương mại với Trung Quốc (RFI) – Sau thất bại tại bang Wisconsin, ngày 06/04/2016, bà Hillary Clinton muốn đại diện cho đảng Dân Chủ ra tranh cử tổng thống Mỹ mạnh mẽ tấn công Trung Quốc cạnh tranh bất bình đẳng, gây thiệt hại cho kinh tế Hoa Kỳ.
- Các hiệp định thương mại bị chỉ trích trong chiến dịch tranh cử Mỹ (VOA) – Ngoại thương lại trở thành tâm điểm của cuộc tranh luận chính trị ở Mỹ sau khi công ty Ford Motor loan báo sẽ khai trương một xưởng nhỏ ở Mexico
- Cử tri Hà Lan bác bỏ hiệp định Liên Hiệp Châu Âu-Ukraina (RFI) – Theo kêu gọi của phe hoài nghi châu Âu, một cuộc trưng cầu dân ý đã được tổ chức ngày 06/04/2016 tại Hà Lan. Tuy chỉ một trên ba cử tri đi bầu nhưng hơn 60% chống lại hiệp định kết nạp Ukraina làm hội viên liên kết với Liên Hiệp Châu Âu.
- WTO giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu 2016 (RFA) – Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ngày hôm qua giảm dự báo thương mại toàn cầu năm 2016 từ 3.9% xuống còn 2.8% và cảnh báo do kinh tế Trung Quốc suy giảm cũng như biến động thị trường rộng lớn sẽ tiếp tục đe dọa sự tăng trưởng toàn cầu.
- G-7 sắp lên tiếng về hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông (VOA) – Các ngoại trưởng G-7 sẽ bày tỏ quan ngại về hoạt động xây dựng cũng như bố trí quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông
- Dòng tiền TQ chảy ra nước ngoài thế nào? (BBC) – Dòng tiền của giới lãnh đạo và nhà giàu Trung Quốc đang chảy ra từ Đại lục qua các giao dịch ẩn danh với tốc độ lớn chưa từng có.
- Pháp rụt rè « chuyển trục » sang châu Á (RFI) – Từ lâu châu Á được xem như là một « góc chết » trong chính sách đối ngoại của Pháp. Nhưng từ những năm 1990, khu vực này được định nghĩa như là một thách thức chiến lược hàng đầu. Sự chuyển hướng đó vẫn còn có những bước đi khá dè dặt. Đối diện với chính sách xoay trục của Hoa Kỳ sang châu Á, dù với phương tiện khá khiêm tốn, nhưng Paris cũng đang dần tăng tốc hợp tác với châu Á theo cách riêng của mình. Trên đây là nhận định của Lina Sankari, trên trang mạng Mediapart. Bài viết đề tựa «Châu Á: Từ ‘góc chết’ đến ngoại giao đa diện».
- Nhập cư, trọng tâm cuộc họp Hội đồng bộ trưởng Pháp-Đức (RFI) – Ngày 07/04/2016, Pháp và Đức họp Hội đồng bộ trưởng tại thành phố Metz, miền đông bắc nước Pháp với mục tiêu tạo đà mới cho quan hệ giữa Paris và Berlin, đầu tàu của Liên Hiệp Châu Âu. Bang giao giữa hai nước phần nào nguội lạnh trong nhiều tháng qua sau khi thủ tướng Manuel Valls chỉ trích chính sách hào phóng đón nhận người nước ngoài của thủ tướng Angela Merkel.
- TT Iran kêu gọi tăng ngoại giao trong quan hệ với láng giềng (VOA) – Tổng thống Iran Hassan Rouhani thúc giục phải có nhiều hoạt động ngoại giao hơn nữa khi ứng phó với các cường quốc thế giới
- Bỉ kêu gọi giúp tìm nghi can thứ 3 trong vụ đánh bom Brussels (VOA) – Các công tố viên Bỉ kêu gọi mọi người giúp truy tìm nghi can thứ ba trong các vụ đánh bom chết người tại phi trường Brussels
- Nghi can khủng bố Paris tiếp tục bị giam giữ ở Bỉ (VOA) – Luật sư của bị can cho biết vào hôm 7/4 Salah Abdeslam sẽ bị giam giữ tại Bỉ thêm vài tuần nữa trước khi bị dẫn độ sang Pháp
- Đan Mạch bắt 4 nghi can gia nhập Nhà nước Hồi giáo (VOA) – Cảnh sát Đan Mạch, vừa bắt giữ 4 người trở về từ Syria bị tình nghi đã được nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyển dụng để hoạt động khủng bố
- Myanmar tìm cách cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc (VOA) – Cái bắt tay thân mật giữa bà Aung San Suu Kyi và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã được truyền thông Trung Quốc mô tả là ‘một sự khởi đầu tốt đẹp’
- Miến Điện : Aung San Suu Kyi chính thức trở thành cố vấn Nhà nước (RFI) – Bất chấp phản đối của bên quân đội, ngày 06/04/2016 tổng thống Miến Điện ký sắc lệnh chỉ định bà Aung San Suu Kyi vào chức vụ cố vấn Nhà nước. Quyền hạn của nhà đấu tranh vì dân chủ này được mở rộng.
- Ngoại trưởng Miến tiếp Ngoại trưởng Canada (RFA) – Hôm nay tại thủ đô Naypyitaw, tân Ngoại trưởng Miến Điện Aung San Suu Kyi đã tiếp Ngoại trưởng Stephane Dion của Canada.
- Cựu Thủ tướng Thaksin cảnh báo nền dân chủ trong nước (RFA) – “Chính trị gia phải yêu thương người dân của mình nếu không sẽ có nguy cơ tiêu diệt nền dân chủ.” Đó là phát biểu của cựu Thủ tướng Thaksin Sinawatra qua Skype với một nhóm người ủng hộ ông vào hôm thứ Năm, mùng 7 tháng 4.
- Philippines : Nhân tố thiết yếu trong chiến lược xoay trục của Mỹ (RFI) – Vào cuối tháng Tư 2016 này, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter lại ghé Philippines trong khuôn khổ vòng công du châu Á của ông. Thái độ trân trọng này của Washington đối với Manila đã nêu bật vai trò của Philippines, từ một nước có quân đội yếu nhất Đông Nam Á, và một đồng minh thấp kém nhất của Mỹ, đã vươn lên thành một nhân tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng – gọi nôm na là xoay trục – của Hoa Kỳ qua vùng châu Á-Thái Bình Dương.
- Malaysia: Cần điều tra Quỹ Nghiên cứu Phát triển Quốc gia (RFA) – Sáng nay, Ủy ban Điều tra Công quỹ của Thượng Viện Malaysia mới cho công bố bản báo cáo, trong đó cho rằng cho những điểm đáng nghi ngờ về cách sử dụng Quỹ Nghiên cứu Phát triển Quốc gia.
- Ban giám đốc quỹ phát triển 1MDB của Malaysia từ chức (VOA) – Sau khi Ủy ban của Quốc hội Malaysia kêu gọi điều tra cựu lãnh đạo công ty 1MDB, tập thể ban giám đốc công ty đệ đơn xin từ chức lên Bộ tài chính
- Malaysia : Quốc Hội yêu cầu điều tra vụ « thất thoát » 3 tỷ đô la (RFI) – Sau nhiều tháng điều tra, một ủy ban của Quốc Hội Malaysia xác nhận một số tiền 3 tỷ đôla của Ngân Hàng Phát Triển Malaysia,1MDB, do thủ tướng Najib Razak thành lập đã biến mất một cách bí ẩn. Ủy ban yêu cầu thẩm vấn cựu chủ tịch tổng giám đốc ngân hàng nhưng không đụng chạm đến nhân vật chính bị tai tiếng là thủ tướng Malaysia.
- Biển Đông : Indonesia tăng cường lực lượng ở Natuna để chống Trung Quốc (RFI)– Bị Bắc Kinh công khai khiêu khích ngoài khơi quần đảo Natuna, Jakarta bắt đầu phản ứng một cách dứt khoát hơn. Tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s ngày 05/07/2016 đã tiết lộ kế hoạch của Jakarta, tăng cường đáng kể lực lượng của mình tại vùng quần đảo của mình trên Biển Đông. Nổi bật nhất trong kế hoạch này là quyết định triển khai hệ thống phòng không tối tân nhất của Indonesia đến vùng đảo xa này để sẵn sàng đối phó với Trung Quốc.
- Các dạng năng lượng tái tạo toàn cầu tăng 8.5% năm 2015 (RFA) – Các dạng năng lượng tái tạo toàn cầu gia tăng 8.3% đạt mức 1985 gigawatts trong năm 2015.
Tin Việt Nam
- Việt Nam đòi Trung Quốc rút giàn khoan, chấm dứt gây căng thẳng (RFI) – Hôm nay 07/04/2016 Việt Nam đòi Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981, từ bỏ kế hoạch khoan dầu tại vùng biển mà vấn đề quyền tài phán vẫn chưa được làm rõ. Đây là dấu hiệu căng thẳng mới nhất giữa hai nước láng giềng cộng sản ở châu Á.
- Chính phủ Việt Nam ngưng hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc (VOA) – Trước khi nhậm chức thủ tướng, ông Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với kiến nghị của chính quyền Hà Nội về việc dừng ký kết hợp đồng với nhà thầu Trung Quốc
- Về diện mạo mới của tân nội các Việt Nam (BBC) – Tiến sỹ Hà Hoàng Hợp bình luận về các ứng viên và diện mạo nhân sự mới của tân nội các Việt Nam, cùng các cánh quyền lực khác ở Việt Nam hậu Đại hội 12.
- Việt Nam siết chặt việc đưa thực tập sinh sang Nhật (RFA) – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam vừa ban hành công văn số 1123/LĐTBXH-QLLĐNN xem xét sẽ tạm dừng đưa thực tập sinh sang Nhật đối với các doanh nghiệp xuất khẩu lao động có tỷ lệ bỏ trốn cao hơn 5%.
- Bình luận về tân Thủ tướng Việt Nam (BBC) – Bàn tròn Thứ Năm bình luận sự kiện ông Nguyễn Xuân Phúc nhậm chức Thủ tướng Việt Nam.
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ (BBC) – Sáng 7/4, tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tuyên thệ nhậm chức sau khi đạt ‘đa số phiếu tán thành và Quốc hội nhất trí cao’.
- Đầu tư nước ngoài ‘tiêu cực’ cho Việt Nam (BBC) – Một chuyên gia người Việt cho rằng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam bắt đầu ‘lấn lướt’ và gây ra ‘hệ quả tiêu cực’.
- Những vong linh tù cải tạo trại Ba Sao (RFA) – Ba Sao, nhà tù lớn ở Nam Hà, miền Bắc Việt Nam, nơi sau 30 tháng Tư 1975 nhiều sĩ quan và công chức miền Nam, mà chế độ mới gọi là tù cải tạo, đã qua đời trong những ngày tháng kham khổ nhọc nhằn nơi đây.
- Giấc mơ định cư ở nước ngoài của người Việt Nam (RFA) – Kể từ khi chiến tranh kết thúc vào cuối tháng 4 năm 1975 cho đến nay, đa số người dân trong nước vẫn luôn ôm ấp và thực hiện giấc mơ được định cư ở nước ngoài.
- Mâu thuẫn trong giáo dục Việt Nam – một góc nhìn (VOA) – Những video clip do học sinh tung lên mạng gần đây cho thấy, học sinh hiện nay không chỉ nhẫn tâm bạo lực với bạn mà còn vô cảm lạnh lùng
- Hai góc nhìn về Luật Tiếp cận Thông tin (BBC) – Đánh giá khác nhau của nhà báo và blogger về Luật Tiếp cận thông tin tại Việt Nam.
- Luật tiếp cận thông tin sẽ có hiệu lực vào năm 2018 (RFA) – Luật tiếp cận thông tin vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 6 tháng 4 và có hiệu lực vào ngày 1 tháng 7 năm 2018.
- Bàn về Sài Gòn – ‘Hòn ngọc Viễn Đông’ (BBC) – Ý kiến nói Sài Gòn đã từng là ‘số một của khu vực’ và phải làm gì để lấy lại vị trí ‘hòn ngọc Viễn Đông’.
- 18 ngư dân Việt bị bắt ở Indonesia vừa về nước (RFA) – 18 ngư dân Việt Nam bị bắt giữ ở Indonesia vừa trở về nước bằng đường hàng không trong ngày hôm nay.
- Phỏng vấn Giáo sư Peter Zinoman về Việt Nam học ở Mỹ (VOA) – Hầu hết nghiên cứu về Việt Nam hiện nay là trong khoa Sử và khoa Nhân chủng học, một số ít hơn về chính trị học, văn chương, tôn giáo