Tin tức và Binh luận (tiếp theo)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin tức và Binh luận (tiếp theo)

Các bài dưới đây đươc đăng đ rng tầm nhìn thông tin và bình luận đa chiều. Ni dung nhng bài viết này không phn nh quan đim hay lp trường ca Website. BBT 

Theo Nhật Báo Ba Sàm

Tường thuật phiên tòa xử Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị Minh Thúy

Posted by adminbasam on 23/03/2016 – TMCNN
13 giờ 15: Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã được trả tự do sau hơn 3 tiếng đồng hồ bị câu lưu. Ts Nguyễn Quang A viết trên facebook cá nhân của ông: “Tôi đi uống nước ở Triệu Quốc Đạt, thì bị 6 thanh niên khiêng và tống lên xe. Một vụ bắt cóc thực sự, chúng tước điện thoại, xe về đồn công an phường Gia Thụy. Một cảnh sát điều tra đến lấy lời khai. Tôi phản đối việc bắt cóc, việc lấy lời khai. Tôi không ký bất kể văn bản nào, kể cả văn bản xử phạt vi phạm hành chính của CA hoàn kiếm (mức phạt cảnh cáo). Tôi ra về lúc 12:55 (như vậy bị bắt giữ trái pháp luật từ khoảng 9:30 đến gần 13h).”
12 giờ 15: Phóng viên GNsP cho biết, vào lúc 12 giờ Tòa nghỉ trưa và 13 giờ sẽ tiếp tục xử. Viện kiểm sát đề nghị ông Nguyễn Hữu Vinh 6 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Minh Thúy 30 tháng tù giam.
Phóng viên GNsP nói, bà Lê Thị Minh Hà cho biết, các cơ quan tiến hành tố tụng không đưa ra được bằng chứng nào để kết tội ông Nguyễn Hữu Vinh và bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Trước tòa, ông Vinh và bà Thúy luôn khẳng định vô tội.
11 giờ 30: Một bảo vệ đứng gác cổng tại Tòa án Nhân dân Hà Nội nói với phóng viên GNsP đang có mặt tại Tòa án: “Hôm nay xử một vụ rất là phức tạp. Đó, cái lũ ủng hộ phức tạp đang đứng ở bên kia đường đầy kia kìa. Cái lũ đó yêu cầu trả tự do cho ai đó đó…”
Theo bà Thúy Nga cho biết: “Bà Trần Thị Hài dân oan Bình Dương, bà Hồ Thị Liên dân oan Nghệ An, bà Trần Thị Hoàng dân oan Tiền Giang bị công an cộng sản bắt cóc tại ngã tư Ngô Thì Nhậm, Hà Đông, Hà Nội và đưa lên taxi đi đâu chưa rõ. Ông Nguyễn Tường Thụy và Lê Hoàng bị an ninh cộng sản chặn tại cửa nhà không cho đi. Đảng cộng sản tự bôi nhọ thể chế mà họ đang cầm quyền.”
Ảnh: Facebook Đọc tiếp »

Bài phát biểu của Tổng thống Barack Obama ở thủ đô Havana

Posted by adminbasam on 23/03/2016 – FB Nghĩa Bùi
TT Obama phát biểu ở Cuba. Nguồn: internet
Sau đây là một vài trích-đoạn từ bài diễn-văn của tổng-thống Obama tại Gran Teatro, Havana, Cuba, dưới sự chứng-kiến của tổng-thống Raul Castro và khoảng một ngàn khách tham-dự. Bài nói chuyện cũng đã được phát-hình trực-tiếp trên các đài truyền-thông tại Cuba vào ngày hôm qua 22-3-2016.
“Kính thưa quý vị,
Havana chỉ cách Florida có 90 dặm. Vậy mà để đến được đây chúng ta đã phải đi qua một chặng đường quá dài, phải vượt qua bao nhiêu rào cản của lịch-sử, của đau thương, và của ly-biệt…
Biết bao nhiêu trăm ngàn người di dân Cuban đã tìm cách vượt qua khoảng không-gian ngắn ngủi này–bằng phi-cơ hay trên những chiếc bè tự-chế, để đến được bến bờ của tự-do và cơ-hội, bỏ lại sau lưng bao nhiêu tài-sản cũng như bao nhiêu người thân… Đọc tiếp »

Theo Diễn Đàn Thế Kỷ

Ngô Nhân Dụng – Indonesia không hèn không nhục

Thứ Tư, ngày 23 tháng 3 năm 2016

Tầu đánh cá Việt Nam vẫn tiếp tục bị tàu hải giám của Trung Cộng tấn công, hoặc những “tầu lạ” nhưng có viết chữ Tàu cướp phá. Chúng dùng những thủ đoạn giống nhau: đánh đập các ngư dân Việt, vào buồng lái đập phá hệ thống điện đàm, cướp đi tất cả lương thực cùng với số hải sản bắt được. Những hành động tàn bạo này đã diễn ra từ mấy chục năm, chính quyền cộng sản vẫn cam tâm chịu nhục, bỏ mặc các ngư dân cho bọn “cướp biển” cướp bóc và nhiều lần bắn giết. Hải quân của một quốc gia không dám ló mặt bảo vệ dân chúng của mình. Chính phủ không dám làm thủ tục kiện chính quyền cướp biển trước các tòa án quốc tế.
Trong khi đó, chính phủ nước Indonesia đã chứng tỏ họ quyết bảo vệ hải phận của họ và danh dự quốc gia. Họ sử dụng cả vũ lực, ngoại giao và luật pháp quốc tế. Không những dám đối đầu trực tiếp với Trung Cộng, Indonesia còn dùng biện pháp mạnh trước tất cả các vụ xâm phạm hải phận do bất cứ quốc gia nào.

Từ Thức – Văn chương phản kháng, viết từ Bắc Hàn

Thứ Ba, ngày 22 tháng 3 năm 2016
Lần đầu tiên, một cuốn sách mô tả và tố cáo xã hội Bắc Hàn, do một tác giả hiện sống tại chỗ, tới tay độc giả Tây Phương. Tác phẩm La Dénonciation ( Báo Cáo ) ( 1 ) của Bandi là một tập truyện ngắn tường thuật đời sống gian nan, đầy tai hoạ, bất trắc của người dân trong một chế độ độc tài tàn bạo nhất thế giới, một vùng đất đóng kín trong đó lãnh chúa họ Kim có toàn quyền sinh sát.
Những năm vừa qua, nhờ Internet và du lịch, sách viết về xã hội VN, Trung Hoa, Cuba , đã được xuất bản nhiều ở nước ngoài, nhưng đây là lần đầu một nhà xuất bản Pháp, Philippe Pickier ở Paris,  dịch và ấn hành một tác phẩm Bắc Hàn. Trước đây, một tập truyện Bắc Hàn, Des Amis ( Những Người Bạn) đã đưọc nhà xuất bản Acte Sud dịch và ấn hành, nhưng tác giả là một nhà văn ‘’chính thức’’ của chế độ. Sau bản tiếng Pháp, những bản dịch ra chữ Anh, Đức, Tây Ban Nha, Nhật tác phẩm của Bandi sẽ được in ở nhiều nước khác. Nhà xuất bản cho hay cuốn sách đã được một người bạn của tác giả dấu trong một mớ sách tuyên truyền , mang tới Nam Hàn và xuất bản ở Hán Thành từ 2014. Gia đình đã tỵ nạn ở Nam Hàn nhưng tác giả, khoảng 60 tuổi, không ai biết mặt, là một thành viên của Hội nhà văn nhà nước, viết dưới bút hiệu Bandi ( Con Đom Đóm ) vẫn sống ở Bắc Hàn.
La Dénonciation  là một tuyển tập gồm 7 truyện ngắn, mô tả xã hội Bắc Hàn những năm 90 thời Kim Il Sung (2), cha đẻ của chế độ quái dị Bắc Hàn, ông nội của Lãnh Tụ Kính yêu hiện thời, Kim Jong Un. Đó là một xã hội đói khát, hãi hùng, mạng người treo đầu sợi chỉ, trong đó con người vờ vịt, rình mò, tố cáo, hành hạ nhau để được sống như con vật, một xã hội trong đó thở khí trời cũng là một ân huệ của lãnh tụ.

Nguyễn-Xuân Nghĩa – Giải phóng Cuba

Thứ Ba, ngày 22 tháng 3 năm 2016

Tổng Thống Obama được chào đón tại Havana. (Hình: Getty Images)
Kinh tế phải đi đôi cùng chính trị
Khi thăm viếng Cuba, Tổng Thống Barack Obama vừa có hành động vô ích nhưng được truyền thông gọi là “lịch sử.”
Lịch sử vì đây là vị nguyên thủ đầu tiên chính thức đặt chân tới xứ này từ khi hai nước đoạn giao vào tháng 10 năm 1960 – 56 năm rồi. Mà còn lịch sử hơn nữa vì là lần đầu tiên kể từ Tổng Thống Calvin Coolidge đến Cuba vào năm 1928: 88 năm. Trước khi nói về “kinh tế cũng là chính trị” xin nhìn vào chuyện gọi là lịch sử ấy…
Suốt bốn năm cầm quyền, Tổng Thống Coolidge chỉ có một lần chính thức thăm viếng xứ khác vì khi ấy Hoa Kỳ còn tự cô lập và chính quyền của ông cố hàn gắn những tai tiếng xảy ra từ thời của vị tiền nhiệm là Warren Harding. Thật ra khi ấy Hoa Kỳ sắp vươn thành siêu cường khi thế giới còn vất vả tái thiết sau Thế Chiến I và trôi vào tổng khủng hoảng kinh tế 1929-1933. Ngày nay, cho dù vị nguyên thủ Mỹ có muốn thì cũng chẳng thể đóng cửa ngồi nhà, huống hồ Barack Obama lại là người muốn vái tứ phương để xin yên bình hầu có thể tiến hành cải tạo xã hội ở bên trong.