Chuyên gia về Trung Quốc Evan Lorenz cho rằng sự phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ sớm xảy ra

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chuyên gia về Trung Quốc Evan Lorenz cho rằng sự phá giá đồng Nhân dân tệ sẽ sớm xảy ra
Tác giả: Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Phạm Duy

20 Tháng Ba , 2016

Khủng hoảng nợ mang tính lịch sử đã dẫn Trung Quốc đến tình trạng ngày nay như thế nào, và các kịch bản có thể diễn ra tiếp theo

Trở lại năm 2009, Evan Lorenz đã có một vấn đề. Ngay lúc gần đáy của thị trường, ông đã quá giỏi khi nhận ra các cổ phiếu bị định giá thấp để mua vào, vì thế ông đã phải rời khỏi quỹ đầu tư thanh khoản nơi mà ông trước đây đã phụ trách quản lý tình trạng không có khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn (short book) – đơn giản là không có bất kỳ chứng khoán nào tốt để bán tại thời điểm đó.

Sau khi ông chuyển đến New York và bắt đầu làm việc cho [tạp chí thị trường tài chính] Grant’s Interest Rate Observer, tài năng của ông trong việc tìm kiếm các công ty được định giá quá mức thực tế đã đưa ông trở lại ngay Trung Quốc, nơi mà bây giờ là tập trung chính của ông khi đang còn làm việc cho Grant.

Epoch Times đã nói chuyện với ông Lorenz về nguồn gốc và căn nguyên của vấn đề nợ của Trung Quốc, các giải pháp có thể, tăng trưởng thấp, một quá trình điều chỉnh khó khăn, cũng như giảm giá sắp tới của đồng Nhân dân tệ.

Trung Quốc sẽ phải đối phó với ngưỡng nợ khổng lồ này khi mà Trung Quốc vừa là một đất nước rất nghèo và vừa là một đất nước có dân số ngày càng già.

Epoch Times: vấn đề lớn nhất đối với Trung Quốc hiện nay là gì?

Evan Lorenz: Trông có vẻ như là bong bóng đầu tư quá mức của Trung Quốc đang bắt đầu gây ra những hậu quả xấu đối với Trung Quốc và phần còn lại của thế giới vào lúc này. Liên quan đến các số liệu: Trung Quốc có một nền kinh tế với qui mô xấp xỉ 10 nghìn tỷ USD. Hệ thống ngân hàng của Trung Quốc có qui mô khoảng hơn 29 nghìn tỷ USD. [Như vậy] tài sản các ngân hàng của Trung Quốc là gần gấp 3 lần GDP.

Cô Anne Stevenson-Yang [nhà đồng sáng lập công ty phân tích] JCapital Research đã xem xét số lượng các khoản vay và trái phiếu, là những khoản phải được gia hạn hoặc đảo nợ vì những người vay không thể tự trả được các nợ. Cô Anne kết luận rằng khoảng 24% tổng tài sản của tất cả các ngân hàng có thể, trên thực tế, bị giảm giá trị.

[Các ngân hàng] đang đảo nợ cho các khoản vay có vấn đề, thay vì thực sự xóa bỏ chúng. Vì thế, số liệu trên bảng cân đối tài sản [của các ngân hàng] trông rất đẹp, nhưng vấn đề này chỉ là đã bị chuyển cho tương lai.

Credit SuisseCredit Suisse

Điều đó sẽ có nghĩa là nợ xấu so với GDP là khoảng 68%. Lần cuối mà Trung Quốc có bong bóng đầu tư quá mức là vào cuối năm 1999.

Vào cuối năm 1999, nợ xấu của Trung Quốc được ước tính là 33% so với GDP. Người ta [chỉ có thể] ước tính vì không có con số thực sự tin cậy nào vào thời điểm đó. Ngày nay, hầu như mọi người đều nghi ngờ về số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, ít nhất chúng tôi có những số liệu thống kê này ở trên tay, và chúng tôi thực sự có thể xem xét nó.

Vì vậy, vấn đề [nợ xấu] của Trung Quốc ngày hôm nay, ít nhất gấp 2 lần so với vấn đề mà Trung Quốc đã gặp phải trong năm 1999. Trong năm 1999, Trung Quốc đã có nhiều [biện pháp] để giải quyết vấn đề đó. [Khi đó], Trung Quốc chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Trung Quốc đã mở cửa nền kinh tế của mình nhiều hơn cho đầu tư nước ngoài. Trung Quốc đã cho phép các ngân hàng Mỹ và các ngân hàng nước ngoài khác đến đầu tư [thành lập các ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài] và mua lại cổ phần và nâng cao năng lực quản trị của các ngân hàng trong nước.

Tôi cho rằng việc phá giá vào thời điểm này là không thể tránh khỏi, nó sẽ sắp xảy ra.

Ngày hôm nay, Trung Quốc không còn có một WTO nữa để có thể tham gia, nền kinh tế của Trung Quốc đã được mở cho đầu tư nước ngoài, và hệ thống ngân hàng của Trung Quốc là lớn hơn nhiều so với phần còn lại của thế giới.

Tài sản các ngân hàng của Trung Quốc so với GDP thế giới, là khoảng 40%. Không có tiền lệ đối với một hệ thống ngân hàng ở một nước nào lại có qui mô lớn như vậy. Tài sản các ngân hàng của Mỹ, đạt đỉnh điểm vào năm 1985, chiếm khoảng 33% GDP.

[Các ngân hàng của] Nhật Bản, khi đồng Yên tăng mạnh trong những năm đầu 90, [có tổng tài sản] đạt đỉnh ở mức 27% GDP. 40% là một con số mà chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử.

Nếu bạn nhìn vào Nhật Bản vào năm 1991, hệ thống ngân hàng của Nhật Bản, đã hầu như không có khả năng thanh toán. Họ đã không xóa nợ, và trong 20 năm tiếp theo đó nền kinh tế [Nhật Bản] không có tăng trưởng thực sự.

Trung Quốc đã có khả năng phát triển nhanh hơn nợ xấu của mình vào cuối những năm 90 và đầu những năm 2000, nhưng từ năm 1999 đến năm 2005, GDP thực tế của Trung Quốc là nhỏ hơn con số 9,5%/năm được tạo dựng.

[Trước đây] Trung Quốc có rất nhiều thứ mà họ có thể làm so với bây giờ khi mà Trung Quốc không thể thực hiện. Nếu chúng ta giả định rằng Trung Quốc cần phải tăng trưởng với tỷ lệ gấp đôi để đối phó với vấn đề [nợ xấu so với GDP] bị tăng gấp đôi, Trung Quốc sẽ cần phải tạo ra tăng trưởng GDP thực tế khoảng 20% trong 6-7 năm tới. Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ người đáng tin cậy nào ngay bây giờ mà nghĩ rằng Trung Quốc có thể phát triển nhanh như vậy.

Có vẻ như Trung Quốc đã không còn khả năng trả các khoản nợ của mình liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của Trung Quốc

Epoch Times: Vì vậy, Trung Quốc sẽ không có tăng trưởng trong tương lai?

Ông Lorenz: Tăng trưởng thấp hơn nhiều. Hiện chưa rõ liệu nó sẽ là 0%, 1%, 2%, hoặc thậm chí -1%, nhưng tôi cho rằng tăng trưởng sẽ thấp hơn.

Trung Quốc sẽ phải đối phó với ngưỡng nợ khổng lồ này khi mà Trung Quốc vừa là một đất nước rất nghèo và vừa là một đất nước có dân số ngày càng già.

Dân số có độ tuổi lao động của Trung Quốc lên đến đỉnh điểm vào năm ngoái, theo Ngân hàng Thế giới. Vì vậy, lực lượng lao động sẽ bị giảm đi tại cùng một thời điểm khi mà Trung Quốc có ngưỡng nợ [khổng lồ] này, một ngưỡng nợ mà họ phải xử lý. Trung Quốc có rất nhiều vấn đề: họ phải nghèo đi trước khi trở nên giàu có và phải già đi trước khi phát triển đầy đủ.

Bạn có rất nhiều khoản nợ mà bạn không có khă năng thanh toán, nó được gắn liền với rất nhiều tài sản mà không thể thực sự trả nợ, vì thế tăng trưởng sẽ chậm lại.

Khủng hoảng nợ mang tính lịch sử

Epoch Times: Xin vui lòng cho chúng tôi biết thêm về khủng hoảng nợ mang tính lịch sử của Trung Quốc.

Ông Lorenz: Vâng, Trung Quốc đã tạo ra khoảng 30% nợ mới, tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, mỗi năm kể từ khoảng năm 2009. Một lần nữa đây là một trong những điều không có tiền lệ mà chúng tôi chưa từng thấy trong lịch sử trước đây. Ngày hôm nay, [Trung Quốc] có một lượng lớn các nghĩa vụ tài chính mà nền kinh tế thật sự không thể thanh toán nổi. Khi nợ tăng trưởng ở một tốc độ nhanh hơn nhiều so với GDP danh nghĩa trong một số năm, điều đó là không bền vững và cuối cùng nó sẽ kết thúc. Có vẻ như Trung Quốc đã không còn khả năng trả các khoản nợ của mình liên quan đến các nghĩa vụ tài chính của Trung Quốc. Vấn đề hiện nay là Trung Quốc sẽ xử lý như thế nào trong tương lai.

Trong quá khứ, khi Trung Quốc gặp phải những khó khăn này, họ đã cố gắng đi đến cùng, họ cho vay rất nhiều và chúng ta đã thấy điều đó ở thời điểm chuyển tiếp của chủ tịch ĐCSTQ Tập Cận Bình tại Đại hội đảng kỳ trước vào năm 2012.

Để cố gắng ra khỏi suy thoái và giải quyết vấn đề hiện nay, Trung Quốc sẽ phải qua một cuộc khủng hoảng nợ lớn hơn nhiều. Điều đó sẽ chỉ bổ sung thêm nhiều hơn nữa các khoản nợ không hiệu quả, được gắn với nhiều hơn nữa các sản phẩm không có hiểu quả, dẫn đến tính toán cuối cùng còn tồi tệ hơn. Sẽ thực sự tốt hơn cho Trung Quốc nếu họ đối phó với những vấn đề này vào ngày hôm nay chứ không phải là cố gắng “đá cái lon xuống cuối đường” [trì hoãn giải quyết].

Epoch Times: Tại sao nhiều khoản nợ này là không hiệu quả ?

Ông Lorenz: Vâng, trở lại với ví dụ năm 1999. Vào thời điểm đó, đa số dân số Trung Quốc là chủ yếu ở nông thôn hoặc khu vực gần nông thôn. Hầu như, việc áp dụng bất kỳ vốn nào đối với những người hầu như không có vốn, cho lao động của của họ, sẽ dẫn đến sự gia tăng lớn về năng suất, thậm chí ngay cả khi các bạn có đầu tư sai, thì sự gia tăng khổng lồ về năng suất là đủ để đền bù cho việc đó và cho nền kinh tế, và kinh tế sẽ phát triển.

Nói tới Trung Quốc ngày hôm nay … Ở đâu có những dự án lớn tiếp theo, những dự án mà có thể tăng năng suất ở Trung Quốc?

Các khía cạnh về nhân khẩu học và kinh tế học hiện đều không có lợi cho Trung Quốc

Đối phó với vấn đề nợ xấu

Epoch Times: Làm thế nào để Trung Quốc đối phó với vấn đề nợ [xấu]?

Ông Lorenz: Trung Quốc có thể làm một trong hai việc sau. Trung Quốc có thể buộc ghi giảm vốn trong các ngân hàng của mình và buộc các ngân hàng tăng vốn [điều lệ]. Nhưng một lần nữa, nếu hệ thống ngân hàng có qui mô là khoảng 30 nghìn tỷ USD, và các tài sản xấu là khoảng 24% hoặc hơn, vậy tài sản xấu là từ 7 nghìn tỷ đến 8 nghìn tỷ USD trong nền kinh tế của Trung Quốc, với qui mô là khoảng 10,3 nghìn tỷ USD. Đơn giản là không có vốn để tái cơ cấu vốn cho các ngân hàng này.

Phương án khác là “đá cái lon xuống cuối đường” và gia hạn các khoản vay cho bên vay khi mà bên vay không trả được lãi, và làm ra vẻ rằng các khoản vay là tốt. Nhật Bản đã thực hiện theo cách này trong 25 năm.

Những gì chúng ta đã thấy ở Nhật Bản là nền kinh tế đã dần dần hồi phục theo hướng tiêu dùng, trong bối cảnh hầu như không có tăng trưởng thực. Bây giờ điều đó đang thổi phồng sự việc tồi tệ ở Nhật Bản đã như thế nào do dân số giảm. GDP thực tế bình quân đầu người đã tăng một chút, nhưng tôi nghĩ rằng nếu bạn nói chuyện với bất cứ ai ở Nhật Bản, [họ sẽ cho rằng] mọi thứ ngày hôm nay không được tốt như những năm 80 [khi mà nền kinh tế Nhật Bản] đang bay cao.

Epoch Times: Ông có dự đoán sẽ có cùng một kịch bản cho Trung Quốc?

Ông Lorenz: Tôi nghĩ rằng có lẽ có cùng một kịch bản như vậy. Sẽ không buộc phải là trường hợp “hạch toán theo giá thị trường” (mark-to-market event) trong hệ thống tài chính của Trung Quốc giống như đã có ở Hoa Kỳ.

Các nhà điều hành thường có khuynh hướng giữ cho danh tiếng và bảng cân đối tài sản của các ngân hàng sao cho có vẻ là ngân hàng có khả năng thanh khoản. Tại Hoa Kỳ, có rất nhiều cơ chế buộc các ngân hàng phải cố gắng nỗ lực khi có nợ xấu. Vì vậy, chúng ta có thể thấy một kịch bản mà Trung Quốc có tăng trưởng danh nghĩa thấp cho một số năm khi mà Trung Quốc xử lý các khoản nợ xấu của mình. Căn cứ vào độ lớn của ngưỡng nợ của Trung Quốc, có thể Trung Quốc sẽ có một thời gian dài với tăng trưởng thấp.

Trung Quốc đã trở thành một vấn đề trong bầu cử ở Mỹ

Hơn nữa, Trung Quốc là một nước có thu nhập thấp hơn [Mỹ] và đó là chưa đề cập đến thực tế rằng trên bờ biển phía Đông của Trung Quốc, các bạn có những khu vực với GDP bình quân đầu người tương đối cao, nhưng ở phía Tây các bạn có GDP bình quân đầu người tương đối thấp. Cũng chưa đề cập đến thực tế là dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, theo Ngân hàng thế giới, đã đạt đỉnh điểm vào năm ngoái, và đang thực sự giảm đi trong tương lai.

Trung Quốc cũng đã hủy bỏ Chính sách một con, nhưng sẽ mất 18 năm để chính sách này bắt đầu mang lại quả ngọt và bắt đầu đem lại nhiều người hơn trong độ tuổi lao động. Nhân khẩu học là một sự thay đổi diễn biến chậm.

Các khía cạnh về nhân khẩu học và kinh tế học hiện đều không có lợi cho Trung Quốc.

Lạm phát có phải là giải pháp?

Epoch Times: Thế còn [giải pháp] tạo ra lạm phát lớn thì sao?

Ông Lorenz: Trung Quốc có thể gây ra lạm phát để giảm nợ [inflate away the debt], nhưng nó sẽ gây sự giảm giá rất lớn của đồng Nhân dân tệ. Tôi tin rằng sự mất giá lớn của đồng nhân dân tệ sẽ xảy, nhưng nó không phải là đơn giản như thế.

Một ngân hàng trung ương có thể chọn bất kỳ hai trong ba giải pháp sau đây. Họ có thể có một tỷ giá hối đoái thả nổi, họ có thể có một tài khoản vốn mở/tự do lưu chuyển vốn, hoặc họ có thể kiểm soát chính sách tiền tệ trong nước.

Vâng , tài khoản vốn của Trung Quốc không phải là hoàn toàn mở, nhưng nó có rất nhiều lỗ hổng và rất nhiều tiền đã bị chảy qua biên giới. Trung Quốc có đồng tiền hầu như neo vào đồng Đô la Mỹ, và điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể thực sự dễ dàng làm gì trong nước như Trung Quốc muốn, để có thể bảo vệ nền kinh tế ngay bây giờ.

Các bạn đã nhìn thấy ngân hàng trung ương [Trung Quốc] đang cố gắng giảm bớt ảnh hưởng của luồng tiền chạy khỏi Trung Quốc bằng cách thực hiện rất nhiều hoạt động ngắn hạn để giữ cho các ngân hàng có tính thanh khoản. Đây là trong bối cảnh dự trữ giảm khá nhanh chóng. Vào tháng 1, chúng ta thấy quỹ dự trữ ngoại hối suy giảm khoảng gần 100 triệu USD. Dự trữ ngoại hối hiện nay là dưới 3,2 nghìn tỷ USD, đó là mức thấp nhất kể từ tháng 5 năm 2012, nếu tôi không nhầm.

IMF có thể rút lại sự chấp thuận và đó sẽ là một mất mát lớn đối với thể diện của Trung Quốc.

Một số lượng lớn dự trữ đã được cầm cố cho các tổ chức khác của Trung Quốc, bao gồm Tổng công ty Đầu tư Trung Quốc [Quỹ đầu tư quốc gia của Trung Quốc] hoặc được sử dụng cả cho chính sách trong nước hoặc chính sách nước ngoài như là cho vay đối với những nơi như Venezuela.

Nó không giống như những quỹ này có thể được sử dụng ngày hôm nay nếu Trung Quốc muốn bảo vệ việc neo đồng tiền của mình; Các bạn chỉ không thể thanh lý một số các tài sản đó. Dự trữ của các tài sản có tính thanh khoản của Trung Quốc, những tài sản có thể bảo vệ đồng tiền của họ, có lẽ là nhỏ hơn rất nhiều so với 3,2 nghìn tỷ USD. Tôi đã nghe thấy ở đâu đó những ước tính rằng khoảng từ 800 tỷ USD đến 1,2 nghìn tỷ USD của quỹ dự trữ của Trung Quốc, có thể thực sự có tính thanh khoản kém.

Phá giá tiền tệ

Epoch Times: Vậy tại sao không phá giá [tiền tệ] và nó sẽ được giải quyết? Sau đó, họ có thể duy trì dự trữ.

Ông Lorenz: Có một vài vấn đề với nó. Trung Quốc cần phải phá giá vừa đủ, và có lẽ thêm một chút nữa để tạo ra sự quan tâm của các nhà đầu tư bên ngoài, vào tài sản của Trung Quốc. Nếu Trung Quốc phá giá 3%-4% và mọi người mong đợi 10%, thì việc chỉ phá giá 3% sẽ tạo ra nhiều hơn sự kỳ vọng về việc phá giá, và sẽ làm tăng luồng vốn ra [khỏi Trung Quốc].

Những gì họ cần làm là phá giá vừa đủ để mọi người nghĩ rằng việc mua các tài sản ở Trung Quốc ngay bây giờ, là thực sự rẻ và là một đầu tư tốt. Có lẽ họ cần phá giá nhiều hơn một chút.

Một số các doanh nghiệp Trung Quốc đã vay một số lượng lớn các khoản vay bằng USD và các ngoại tệ khác trong vài năm qua, trong một dự đoán rằng đồng Nhân dân tệ sẽ tăng giá, và đó một khoản nợ rất rẻ để trả trong tương lai. Vì vậy, trước hết các bạn phải phá sản tất cả những công ty đã vay mượn quốc tế.
Vì vậy, thứ nhất, [việc phá giá tiền tệ] sẽ dẫn đến phá sản [một số doanh nghiệp] trong nước. Thứ hai, nó sẽ là một thảm họa chính trị ngay lập tức. Hiện nay, chúng ta đang ở giữa giai đoạn bầu cử của Mỹ. Trung Quốc đã trở thành một vấn đề trong bầu cử ở Mỹ. Tôi có thể tưởng tượng rằng Donal Trump, người đang có triển vọng là ứng cử viên của Đảng cộng hòa, sẽ đưa Trung Quốc lên bản tin hàng đầu cho đến khi bầu cử vào tháng 11 tới nếu như Trung Quốc phá giá 10%-15% tiền tệ. Điều đó có thể dẫn đến các biện pháp trừng phạt thương mại đối với Trung Quốc trong tương lai.

Ngoài ra, trong khi Trung Quốc đã được chấp thuận là một phần của Các quyền Rút vốn Đặc biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế vào cuối năm ngoái, tôi không nghĩ rằng Trung Quốc thực sự trở thành một phần của cái giỏ SDR cho đến tháng 10 năm nay.

Vì vậy, khi doanh thu bị suy giảm ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng sang lĩnh vực dịch vụ

IMF có thể rút lại sự chấp thuận [cho Trung Quốc gia nhập giỏ SDR] và đó sẽ là một mất mát lớn về thể diện của Trung Quốc. Trung Quốc cũng đã đặt cược rất nhiều uy tín của mình để duy trì sự ổn định của đồng Nhân dân tệ, và có vẻ như bây giờ các quan chức không muốn mất mặt sau khi họ mất rất nhiều uy tín trong lĩnh vực quản lý của mình về thị trường chứng khoán năm ngoái.

Vì thế, Trung Quốc có vẻ như đang chiến đấu với việc phá giá, họ cố gắng chống đỡ cho đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài, họ chi tiêu nhiều tiền làm việc đó, các nhà đầu tư tấn công vào đồng Nhân dân tệ, đồng tiền đi đi về về và từ từ tuồn ra ngoài, và dự trữ bị giảm.

Một điều khác mà tôi đã nói ra, đó là chúng ta cũng phần nào nghĩ rằng Trung Quốc là một diễn viên đồng nhất. [Nhưng] Có rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau ở Trung Quốc. Vì vậy, trong khi hiện nay các bạn đang nhìn thấy tiền chạy trốn khỏi Trung Quốc, và bạn thấy Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) đang cố gắng hết sức mình để ngăn chặn dòng tiền ra rất lớn, các bạn cũng đang thấy một số các vụ mua bán, sáp nhập qua biên giới lớn nhất, phát ra từ Trung Quốc.

Các bạn đã thấy Trung Quốc có thể trả thầu 44 tỷ USD cho tập đoàn hóa chất và hạt giống của Thụy Sỹ là Syngenta AG, các bạn đã thấy (công ty sản xuất máy móc xây dựng) Zoomlion của Trung Quốc đã trả thầu 3,3 tỷ USD để mua lại công ty Terex Corp, một công ty (của Mỹ) sản xuất cần cẩu Texan (và máy móc xây dựng), và các bạn cũng thấy các công ty Trung Quốc đang bỏ thầu khoảng 3 tỷ USD cho kinh doanh đồ gia dụng của General Electric.

Đó đều là những luồng tiền ra và nó thực sự làm cho vấn đề của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, liên quan đến việc tiền bạc rời khỏi đất nước. Một phần của vấn đề là những doanh nghiệp nhà nước. Đấy đều là cùng một nhóm người, một mặt thì họ hưởng lợi từ những cuộc đấu thầu qua biên giới để có được tài sản nước ngoài, một mặt thì họ đang cố gắng chống lại luồng tiền ra nước ngoài để làm chỗ dựa cho nhà nước.

Có rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau ở Trung Quốc.

Câu chuyện về tiêu dùng

Epoch Times: Đồng ý, có rất nhiều tin tức xấu như vậy. Thế còn về câu chuyện tiêu dùng và tái cân bằng mà các phương tiện truyền thông đang đưa đẩy [gần đây] thì sao?

Ông Lorenz: Lĩnh vực dịch vụ đang làm tốt hơn so với lĩnh vực công nghiệp, đầu tư vào tài sản cố định của nền kinh tế. Đầu tư vào tài sản cố định vẫn chiếm khoảng 46% hoặc 47% của toàn bộ GDP. Hãy lấy ví dụ lĩnh vực dịch vụ tăng 10%.

Hãy lấy ví dụ đầu tư vào tài sản cố định tăng 0%. Điều đó có nghĩa là các bạn có lẽ có được tăng trưởng 4%. Điều đó trông có vẻ không chắc xảy ra, nhưng để cho nó xảy ra, Trung Quốc cần phải xây dựng cùng một số lượng đường bộ, đường sắt, và các tòa nhà trống rỗng như hiện nay.

Nếu chúng ta giả định rằng nền kinh tế đầu tư vào tài sản cố định sẽ giảm đi trong tương lai bởi vì họ đã xây dựng quá nhiều trên rất nhiều vùng của đất nước, ngay cả khi họ đang phát triển ngành dịch vụ với tăng trưởng 10% mỗi năm, tăng trưởng chung [của nền kinh tế] sẽ là 2%, có thể là 3%.

Một điều khác nữa là rất nhiều tiền lương, tiền công ở Trung Quốc được gắn với tổng doanh thu. Rất nhiều nhân viên có tiền thưởng hay tiền lương của họ gắn liền với doanh thu cho các sản phẩm mà họ kinh doanh. Vì vậy, khi doanh thu bị suy giảm ở lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nó sẽ ảnh hưởng sang lĩnh vực dịch vụ, và chúng ta đang nhìn thấy lĩnh vực dịch vụ, trong khi nó vẫn đang tăng trưởng, tăng trưởng với tỷ lệ chậm lại.

Epoch Times: Dự đoán của ông cho năm 2016 là gì?

Ông Lorenz: Tôi nghĩ rằng tăng trưởng sẽ tiếp tục chậm lại. Thật khó để nói sẽ có một cuộc khủng hoảng tài chính hay không. Trừ khi có sự dừng lại đột ngột trong hệ thống tài chính, họ có thể trì hoãn khi mà tăng trưởng chậm lại. Trừ khi có một cuộc khủng hoảng tài chính, tôi nghĩ rằng họ sẽ có tăng trưởng chậm hơn và chậm hơn. Nếu một cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, thật khó để dự đoán những gì sẽ xảy ra.

Tôi nghĩ rằng đồng [Nhân dân tệ] sẽ giảm giá thấp hơn. Trung Quốc sẽ phải phá giá. Tôi nghĩ rằng họ sẽ chống lại sự mất giá càng lâu càng tốt như những gì mà chúng ta đã nói trước đó. Đó là tôi cho rằng việc phá giá vào thời điểm này là không thể tránh khỏi, nó sẽ sắp xảy ra.