Chính sách đối ngoại của Nga – Lê Minh Nguyên

Cac Bai Khac

No sub-categories

Chính sách đối ngoại của Nga – Lê Minh Nguyên
Theo báo The Economist thì Nga là một siêu cường rỗng, không nên để bị lừa bởi những gì Nga biểu diễn như can thiệp và rút quân ở Syria. Chính sách đối ngoại của ông Putin được hình thành từ sự yếu kém và được làm ra cho tivi show.
Giá dầu hạ 3/4 so với lúc cao nhất, cộng với các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây vì chiếm Crimea của Ukraine làm cho tiêu chuẩn sống của dân Nga càng ngày càng thấp hơn trong hai năm qua và đang tiếp tục rơi xuống. Lương hồi tháng Giêng 2014 là $850/tháng, chỉ một năm sau còn $450. Tổng sản lượng (GDP) Nga chỉ khoảng 1/9 của Hoa Kỳ.
Vì Ukraine kế cận Nga và có cấu trúc chính trị giống Nga (khi Yanukovich chưa bị lật đổ hồi tháng Hai 2014), tức chế độ một thiểu số gia đình nắm phần lớn tài sản quốc gia hay chế độ đạo tặc (oligarchy hay kleptocracy), nên sự thành công trong dân chủ hoá của Ukraine sẽ kéo theo sự sụp đổ chính trị của triều đại Putin, cho nên Putin bằng mọi giá không muốn Ukraine thành công trong việc dân chủ hoá cũng như khả năng xây dựng nước (nation-state building) theo các mẫu mực của phương Tây.
Ông Putin và triều đại ông luôn chú trọng biên cương phía tây của Nga, cho Hoa Kỳ là kẻ thù số một của Nga (thực tế không phải vậy) và dùng Tây Âu để bành trướng vào lãnh thổ Nga. Trong khi các chế độ dân chủ có bản chất cộng tồn chứ không phải xâm lăng. Nếu Nga dân chủ thực sự thì Nga hưởng lợi rất lớn từ Hoa Kỳ và Tây Âu.
Kẻ thù muốn bành trướng vào lãnh thổ Nga thực sự là Trung Quốc.
Economist 19/3/2016 (econ.st/1pNp4eO)
Lê Minh Nguyên