IS, ISIS, ISIL? (DAESH) – Hoàng Đình Khuê

Cac Bai Khac

No sub-categories

IS, ISIS, ISIL? (DAESH) – Hoàng Đình Khuê

Từ trước đến nay do thiếu thông tin trung thực cũng như những tư tưởng phê phán phiến diện thiếu khách quan, Islam đã bị một số nhà nghiên cứu Tây phương trình bày dưới góc độ đầy thành kiến và không trung thực.

Ví dụ tên gọi Hồi giáo hay đạo Hồi đã trở thành quen thuộc trong ngôn ngữ dân gian Việt Nam, nhưng thực sự không đúng với ý nghĩa nội dung của từ Islam.

Ngoài ra Islam còn bị hiểu lầm là tôn giáo của nước Pakistan (Hồi quốc) hay người Trung Hoa còn hiểu lầm đó là tôn giáo có liên quan đến nước Hồi Hột?

Từ điển Trung hoa Cổ dịch là Hồi giáo, nhưng sau này Từ điển mới và trên mạng Google, Youtube đều dịch nghĩa theo cách phát âm tiếng Quan thoại của từ Islam.

Tôi xin mạn phép định nghĩa vài thuật ngữ về Islam:

ISLAM: là tên gọi tôn giáo của người Muslim với tên gốc Ả Rập Islam, do Thiên sứ Muhammad sáng lập vào thế kỷ 7 và đến nay dân số lên đến 1.6 tỷ (25% dân số thế giới). Islam trong tiếng Ả Rập còn có nghĩa là sự an bình, sự thần phục theo ý nguyện. Do đó Islam là một tôn giáo nhưng cũng là một nếp sống hoàn chỉnh dựa trên cơ sở quan hệ giữa cá nhân và Đấng Tạo hóa. Đó là một nếp sống do Thiên chúa Allah Phán định đã được Thiên sứ Muhammad truyền dạy.

MUSLIM: là một người hành đạo Islam, có nghĩa là người đó tự nguyện thần phục theo các chỉ hướng đã được Thiên chúa Allah mặc khải. Nói đơn giản Muslim là tín đồ của Islam.

IS: viết tắt theo tiếng Anh là “Islamic State” dịch ra là “Nhà nước Hồi giáo”.

ISIS: viết tắt theo tiếng Anh là “Islamic State of Iraq and Syria” dịch ra là “Nhà nước Hồi giáo của Iraq và Syria”. Danh hiệu này được báo chí Tây phương dùng nhiều nhất.

ISIL: viết tắt theo tiếng Anh là “Islamic State of Iraq and The Levant”. Levant là khu vực Cận đông của vùng Trung đông. Các nước ở vùng cao nguyên (Levantine countries) gồm: Syria, Palestine, Israel, Jordan và Iraq. Cho nên ISIL tạm dịch là “Nhà nước Hồi giáo của Iraq và Vùng Cận đông” Danh hiệu này được Tổng thống Barrack Obama và Thủ tướng Anh David Cameron thường dùng trong các buổi họp báo

DAESH: viết tắt giống như N.A.T.O; R.A.D.A.R có âm giống như từ Ả Rập “DAES” có nghĩa là đập phá, tiêu diệt (a loose acronym that sounds closer to  the Arabic name ”DAES”which refers to something that stamples or crushes…). Danh hiệu này được một số chính trị gia Ả Rập và các nhân vật đối lập thường dùng để chỉ nhóm người khủng bố. Daesh cũng tương đương như ISIS, ISIL.

Theo The Associated Press tường thuật thì nhóm ISIL rất ghét thuật ngữ này và đe dọa sẽ cắt lưỡi những người Iraq nào dùng từ này. Đa số những người chống khủng bố thường dùng từ Daesh chẳng hạn như báo chí Tây ban Nha, Tổng thống Pháp, Phó Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng John Kerry…

NGUỒN GỐC:

Hồi tưởng lại năm 1979 khi Liên Xô đem quân xâm chiếm Afghanistan để hổ trợ cho chính quyền thân Liên Xô, nhóm quân nổi dậy tự xưng là “Mujahideen” tức là “Chiến sĩ của Thượng đế” kêu gọi toàn dân chống lại Liên Xô. Sự hiện diện của quân đội Nga gây căm phẩn trong lòng người Hồi giáo và họ kêu gọi người Hồi giáo ở nước ngoài trở về gia nhập Mujahideen để chống lại bọn da trắng ngoại đạo. Chẳng bao lâu thế lực của Mujahideen phát triển rất mạnh và lan rộng khắp nước. Ngoài ra Mujahideen còn được Ả Rập Saudi và Mỹ yểm trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự để chống lại Liên Xô. Kết quả người Nga phải rút quân khỏi Afghanistan vào năm 1989.

Phần đông nhóm Hồi giáo ở nước ngoài là dân Ả Rập thuộc nhóm Sunni. Họ là tín đồ trung thành thuộc nhóm Hồi giáo Wahhabism xuất phát từ Ả Rập Saudi. Lúc này nhóm Hồi giáo cực đoan tự cho mình là những chiến binh đầy kinh nghiệm chiến trường với một niềm tin mãnh liệt là Thượng đế đã đứng về phe họ để tiêu diệt quốc gia vĩ đại Xô Viết.

Họ thù ghét chế độ độc tài đang cai trị đất nước. Họ cũng thù ghét các thế lực ngoại bang đã yểm trợ cho chế độ độc tài gây xáo trộn và thu đoạt tài nguyên ở vùng Trung đông, điển hình là Mỹ. Cho nên họ sẵn sàng gây chiến với tất cả kẻ thù nhất là Mỹ.

Ngày 11 tháng 9 năm 2001, nhóm Al-Qaeda dưới quyền chỉ huy của Osama bin Laden tấn công nước Mỹ giết chết gần 3,000 thường dân vô tội. Sau đó Mỹ mở chiến dịch truy nã Bin Laden (Bin Laden bị giết vào tháng 5 năm 2011).

Năm 2003 Mỹ tấn công Iraq lật đổ Sadam Hussein, giải thể đảng Baath và quân đội Iraq thuộc nhóm Sunni. Sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đất Iraq làm cho tình hình chính trị và xã hội Iraq trở nên rối loạn. Giống như khi Nga xâm chiếm Afghanistan, rất nhiều người Hồi giáo cực đoan đã đổ xô về Iraq để đánh đuổi quân đội Mỹ ra khỏi lãnh thổ Hồi giáo. Lợi dụng tình thế hỗn loạn, hai nhóm Hồi giáo Sunni và Shi’ite đã tấn công trả thù nhau để thanh toán hận thù bấy lâu nay.

Phần lớn quân đội Iraq bị Mỹ tấn công thuộc nhóm Hồi giáo Sunni. Họ từng là những sĩ quan được ưu đãi dưới triều đại Sadam Hussein. Sau khi Mỹ đem quân vào Iraq thì họ trở thành thất nghiệp nghèo đói nên họ mang nhiều thù hận và tích cực gia nhập vào nhóm phiến quân của Abu Musab al-Zarqawi.
Al-Zarqawi là gốc Jordan, ông ta đến Afghanistan vào những năm cuối cuộc chiến giữa nhóm Mujahideen và Liên Xô. Al-Zarqawi đã gặp Osama bin Laden và sáng lập ra tổ chức “Unity and Jihad” sau này đổi tên là al-Qaeda vào năm 2004.

World Trade Center bị phi cơ đánh sập

Osama bin Laden & Ayman al-Zawahiri trả  lời phỏng vấn của phóng viên Hamid Mir

Năm 2006 al-Zarqawi chết, tổ chức này bất đồng về đường lối, chiến thuật, chiến lược nên tách rời khỏi al-Qaeda và đổi tên mới là “Islamic State of Iraq and al-Slam” (al-Slam là thuật ngữ Ả Rập có nghĩa là “The Levant”). Trong những năm sau này ISIL và al-Qaeda thường tranh chấp nội bộ để tranh giành quyền lực với nhau, từ đó al-Qaeda cắt đứt mọi quan hệ với nhóm ISIL.

Nhóm Dân quân ISIL

Lúc này là cơ hội để Iraq phục hồi, nhưng chánh quyền al-Maliki không có khả năng lãnh đạo đất nước mà lại độc tài, tham nhũng và kỳ thị. Hồi giáo Shi’ite được trọng vọng trong khi nhóm Sunni bị ngược đãi. Nhóm Sunni lên tiếng phản đối thì bị chính quyền đàn áp triệt để.

Ayman al-Zawahiri

Abu Bakr al-Baghdadi

Sau khi Al-Zarqawi chết thì Abu Bakr Al Baghdadi lên thay. Al-Baghdadi kết hợp các nhóm phiến quân cũ thành lập một nhóm gọi là ISI (Nhà nước Hội giáo của Iraq). Đến năm 2011 Cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia lan sang Ai Cập, Libya, Jordan rồi đưa dến nội chiến ở Syria.

Lúc bấy giờ Al-Baghdadi mới mở rộng thêm căn cứ ở Syria và đổi tên là ISIS (Nhà nước Hồi giáo của Iraq và Syria) vào năm 2013. Al-Baghdadi còn tuyên bố nhóm Jihadist ở Syria cũng thuộc ISIS, nhưng thủ lãnh của nhóm al-Nusra là Abu Muhammad al-Julani không đồng ý và khiếu nại lên lãnh tụ của al-Qaeda là Aymkan al-Zawahiri.

Al-Zawahiri cũng không đồng ý và ra lệnh cho al-Baghdadi chỉ hoạt động trong lãnh vực Iraq mà thôi, nhưng al-Baghdadi bất tuân lệnh và đánh bật nhóm al-Nusra ra khỏi thành phố al-Raqqah ở Syria. Từ đó hai nhóm ISIS và al-Nusra trở thành thù địch và al-Qaeda cũng chấm dứt hợp tác với ISIS.

Trong năm 2014 các nhóm khủng bố khác ở Iraq, đặc biệt có phong trào Boko Haram ở Nigeria cũng gia nhập ISIS. Đông nhứt là nhóm Hồi giáo Sunni ở Iraq xin gia nhập với nhiều hy vọng sẽ phục hồi lại uy thế của nhóm Sunni dưới triều đại Sadam Hussein.

Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ nhiều người Hồi giáo Sunni muốn gia nhập ISIS vì những lý do sau đây:

1/ Họ muốn đánh đuổi quân ngoại đạo ra khỏi Iraq.

2/ Họ muốn một ngày nào đó sẽ khôi phục lại quyền lực như hồi còn Sadam Hussein
3/ Họ không đội trời chung với nhóm Shi’ite.

Một nhóm người đến từ các quốc gia Tây phương như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ cũng xin gia nhập bởi những lời tuyên truyền đầy hứa hẹn và hấp dẫn đối với các thành phần cực đoan cuồng tín. Họ tin vào những lời hứa sẽ được dự phần “Ngày Phán Xét” sắp đến. Và họ hy vọng sẽ xây dựng một nước Iraq và môt Vương quốc Hồi giáo hùng mạnh và tốt đẹp.

Hơn nữa những hình ảnh tra tấn giết người dã man như chặt đầu, đóng đinh, thiêu sống càng kích thích với những người ưa bạo lực, có máu lạnh thích giết người để thỏa mãn thú tính.

TÀI CHÁNH:

Nhóm ISIS là một tổ chức kỷ luật chặt chẽ, biết nghiên cứu và hoạch định tài chánh để có thể phát

triển cơ sở và nhân sự. Họ rất cần tiền để nuôi quân dân, để thành lập các cơ sở, các địa điểm huấn luyện, và mua vũ khí cùng trang thiết bị hiện đại.

Họ có nhiều cách kiếm tiền, sau đây là ba cách thông dụng:

1- Bán dầu thô từ những mỏ dầu chiếm được ở Iraq và Syria:

Theo AFP, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ David Cohen cho biết mỗi ngày ISIS kiếm được một triệu USD bằng cách bán dầu cho các nước trong vùng. Trung bình một ngày ISIS khai thác được 44,000 thùng dầu thô ở Syria trị giá 2 triệu USD và 4,000 thùng ở Iraq trị giá 1.2 triệu USD.

Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin tố cáo ISIL đã bán dầu cho một số thành viên trong nhóm G20.

2- Bắt cóc con tin tra tấn đòi tiền chuộc:

John Cassara cựu nhân viên Bộ Ngân khố Mỹ nói với các nhà làm luật ở Bộ Ngoại giao Mỹ là ISIL đã kiếm được 360 triệu USD về tra tấn và lãnh tiền chuộc trong năm 2014.

3- Tiền quyên góp vì nhân đạo (Private donation):

Số tiền này phát xuất từ các nước Ả Rập như Ả Rập Saudi, Qata, Kuwait, Tiểu Vương quốc Thống nhất.

Theo Bộ Ngân Khố Mỹ cho biết một công dân Qata tên là Abdan Raman al-Nuaymi xác nhận mỗi tháng chuyển cho Al-Qaeda hai triệu USD. Ngoài ra ISIL còn khai thác:

– Buôn lậu và đánh thuế vào các vùng mà ISIL chiếm được.

– Ăn cướp các ngân hàng trong vùng chiếm đóng. Theo tình báo Iraq, nhóm ISIL đã tịch thu hai tỷ USD, trong đó gồm ¾ tài sản của Mosul và bao gồm 429 triệu USD ăn cướp ở các ngân hàng Mosul.

– Bán cổ vật và các bức tạc tượng.

– Gây quỹ trên Internet …

Tóm lại nguồn gốc của ISIL bắt đầu vào hai sự kiện lịch sử quan trọng:

– Thứ nhất khi quân đội Mỹ tấn công vào Iraq vào năm 2003 gây hỗn loạn cho Iraq về mọi mặt chính trị, kinh tế, quân sự, xã hội. Đặc biệt nhóm Hồi giáo Shi’ite lợi dụng lúc này đánh phá Sunni để giành uy thế ở Iraq.

– Thứ hai là cuộc cách mạng Mùa Xuân Ả Rập xuất phát từ Tunisia vào năm 2011 đưa đến nội chiến ở Syria giữa chính quyền độc tài Assad và phe đối lập trong nước cùng nhóm Hồi giáo Sunni được Ả Rập Saudi và HK yểm trợ. Cuộc chiến kéo dài năm năm làm thiệt mạng 260,000 người và hàng triệu người phải di tản sang Âu Châu.

Do bối cảnh xáo trộn về chính trị và quân sự, al-Baghdadi đã kêu gọi các nhóm kết hợp lại và thành lập nhóm ISIL. Al-Baghdadi đã học hỏi nhiều kinh nghiệm trong năm năm tù, có óc tổ chức và tầm nhìn xa. Ông ta hô hào đề cao lý tưởng tôn giáo theo tinh thần Thánh chiến, áp dụng nghiêm khắc luật Sharia để duy trì kỷ luật trong hàng ngũ phiến quân và uy thế phát triển rất nhanh. Trong khi đó chính quyền Iraq của al-Maliki độc tài tham nhũng, chia rẻ bè phái trong quân đội. Do đó quân đội trở nên bạc nhược, tinh thần chiến đấu thấp, binh sĩ lại bất mãn với các cấp lãnh đạo về vấn nạn tham nhũng (hàng chục ngàn lính ma). Một số lính đào ngũ (25%), thậm chí có một số người chạy theo ISIL.

Đó là lý do khi ISIL tấn công thì quân đội chính quyền al-Maliki bỏ chạy và chỉ trong vài tháng ISIL đã chiếm được 1/3 lãnh thổ Iraq.

Các nhà phân tích thời cuộc cho biết sau khi chiếm được Mosul, ISIL hưởng được một gia tài khổng lồ; quân trang, quân dụng, vũ khí bỏ lại hơn 40,000 đơn vị và rất nhiều trang thiết bị quân sự cở lớn như pháo binh, xe tank…

Ngoài ra với nghệ thuật lãnh đạo chỉ huy, al-Baghdadi biết khuyến khích và lấy lòng dân chúng. Người dân được cấp phát các dụng cụ cần thiết kể cả điện thoại với những lời hứa hẹn tốt đẹp. Chẳng hạn tại al-Raqqa, ISIL cho xây chợ, bưu điện, trạm y tế, các đường dây điện và tổ chức cứu trợ từ thiện cho dân địa phương.

Từ sau khi chế độ Sadam Hussein sụp đổ, người dân Hồi giáo ở nông thôn nghèo đói so với những người thuộc nhóm Shi’ite giàu sang ở Baghdad. Từ đó người Iraq Sunni đã chào đón ISIL như những người giải phóng và rủ nhau gia nhập hàng ngũ ISIS để chống lại chế độ áp bức của người Shi’ite. Với đà thuận lợi ngày càng nhiều người từ Iraq, Syria kể cả nước ngoài như Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Úc, Thổ Nhĩ Kỳ đều xin gia nhập, cho nên quân số gia tăng rất nhanh.

Chỉ tính từ tháng 6/2014 ISIL mới có khoảng 4,000 quân ở Iraq và 3,000 quân ở Syria cho đến tháng 9/2014 quân số đã tăng trên 100,000 người.

ISLAM, TÔN GIÁO BỊ HIỂU SAI:

Do sự phát triển nhanh chóng, nhà nước Hồi giáo càng có tham vọng phục hồi uy thế giáo quyền lẫn chính trị như lúc còn Thiên sứ Muhammad. Al-Baghdadi ra lệnh khủng bố và trả thù những ai chống lại nhà nước Hồi giáo hay xúc phạm đến Giáo chủ Muhammad, điển hình là vụ khủng bố ở tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo và  ở Paris vào chiều ngày thứ sáu 13 tháng 11 năm 2015.

Việc làm này khiến cả thế giới ngày càng bất mãn với nhóm cực đoan phá hoại và lên án Hồi giáo khủng bố. Chính vì sự lên án vơ đủa cả nắm của một số người thiếu đứng đắn đã gây thêm thù hận trong nhóm ISIL và vô hình chung tự mình tuyên truyền cho nhóm Nhà nước Hồi giáo và từ đó khuyến khích một số thanh thiếu niên nam nữ từ phương Tây xin gia nhập ISIL, và chính nhóm người này cực đoan nhất, hung hãn nhất trong hàng ngũ phiến quân, điển hình như John Jihad.

Do đó một số quốc gia Hồi giáo rất lo sợ nếu cứ tiếp tục tình trạng khủng bố dễ đưa đến tình trạng chiến tranh tôn giáo không khác gì các cuộc thánh chiến có khi kéo dài cả hàng thế kỷ.

Không phải cứ mỗi lần có khủng bố do một nhóm ISIS, ISIL nào thực hiện là qui tội cho Hồi giáo khủng bố. Chúng ta có nhiều quốc gia Hồi giáo như Hồi giáo Mỹ, Hồi giáo Anh, Hồi giáo Indonesia, Hồi giáo Malaysia…thế mà ISIL vẫn tấn công các quốc gia đồng đạo chẳng hạn:

– ISIL tấn công vào khách sạn ở Sousse (Tunisia) ngày 26/06/2015 làm 40 người thiệt mạng.

– ISIL tấn công ở quảng trường Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) ngày 12/01/2016 làm 10 chết và 15 bị thương.

– ISIL tấn công ở trung tâm mua sắm Jakarta (Indonesia) ngày 14/01/2016 làm 7 người chết và 20 bị thương.

Cách đây 20 năm, một số nhà lãnh đạo ở các quốc gia Hồi giáo đã lo sợ tình trạng khủng bố sẽ khích động những nhóm cực đoan và càng làm cho thế giới có cái nhìn sai lạc thiên kiến về đạo Hồi. Trên chiều hướng đó Thủ tướng Malaysia, Bác sĩ Mahathir Mohamad đã giải bày trong bài phát biểu tại trung tâm Oxford, Anh quốc vào ngày 16 tháng 04 năm 1966 với đề tài “Islam, tôn giáo bị hiểu sai”.

Bác sĩ Mahathir Mohamad

Ông ta không ngại ngùng cáo buộc phương Tây đã nhìn Islam dưới con mắt không trung thực. Ông được các quốc gia Hồi giáo khen ngợi là vị lãnh đạo can trường của thế giới. Ông nhìn nhận Islam là tôn giáo bị hiểu sai nhiều nhất không phải do những người không phải Hồi giáo mà chính những người Muslim cũng hiểu sai. Ông đã nhắc lại chỉ có Thiên kinh Qur’an duy nhất là ghi chép thông điệp của Thiên Chúa Allah bằng tiếng Ả Rập. Các bản dịch sau này đều có sự khác biệt với bản gốc và có nhiều tiểu tiết không được chấp nhận, chỉ có Thiên kinh Qur’an nguyên bản tiếng Ả Rập mới được chấp nhận.

Dù cho bất cứ vị Ulama (giáo sĩ uyên bác chuyên về Kinh Qur’an) uyên thâm nhất vẫn không thể biết tất cả mọi việc và tất cả mọi thứ vì các Ulama không phải là Thiên sứ nên họ có thể diễn dịch sai.

Sự thù nghịch giữa các hệ phái Islam và giữa các quốc gia Hồi giáo đã đi trái ngược với những lời chỉ dạy của Islam.

Chính sự cuồng tín và bạo hành là nguyên nhân khiến họ chống đối nhau giống như những ngày thù nghich thời “jahiliah” tiền Islam.

Chẳng hạn trong Kinh Qur’an ghi rõ ràng người Thiên chúa giáo là những người bạn của người Muslim. Thật vậy khi những người mới nhập đạo đầu tiên vào Islam bị những người Quraish ngược đãi thì Thiên sứ Muhammad khuyên họ tìm sang nước Abyssinia Thiên chúa giáo ẩn trú. Vị vua Abyssinia Thiên chúa giáo đã che chở người Muslim nên người Quraish không làm gì được. Nếu người Sunni tin vào các truyền thống như thời kỳ Thiên sứ thì việc thân thiện với người Thiên chúa giáo là niềm ao ước  lớn cho họ, nhưng rất tiếc người Muslim đã không làm như vậy.

Các Ulama giải thích người Thiên chúa giáo ngày nay không phải người Thiên chúa giáo đã nói đến trong Kinh Qur’an và họ cho người Thiên chúa giáo là kẻ thù của người Muslim. Tất cả người Do thái cũng bị người Muslim cho là kẻ thù bởi vì người Do thái chiếm thánh địa Medina và phản bội lại Thiên sứ Muhammad. Người Muslim coi tất cả người Do thái là kẻ thù vô định. Điều này nói lên sự hận thù cuồng tín trái ngược với những lời chỉ dạy trong Thiên Kinh.

Chủ thuyết bảo căn hay còn gọi là Cực đoan là những từ bị lạm dụng nhiều nhất.

Nếu nghiên cứu những lời chỉ dạy của Islam thì những người Muslim ưu tú nhất là những người bảo căn? Giáo điều căn bản của Islam được dựa trên sự an bình vì Islam có nghĩa là an bình. Cho nên những người được mô tả là bảo căn còn lâu mới noi theo các căn bản của Islam. Trái lại họ là những người bài bác những lời chỉ dạy của Islam hoặc đi sai hướng với những lời chỉ dạy này. Trong khi gọi những người đi sai hướng là những người Muslim bảo căn, phương Tây đã lộ ra khuyết điểm trong sự hiểu biết về Islam.

Islam là tôn giáo của những người đã có một thời chế ngự hoàn cầu, không phải chế ngự trên lãnh vực chính trị mà về khoa học, kỹ thuật, kỹ năng trong sự thám hiểm hàng hải… Chẳng hạn về văn minh, văn hóa, người Islam vùng Trung đông đã phát triển vượt bực về Toán học, Thiên văn và Khoa học thực nghiệm từ thế kỷ 8 đến 13 mà lịch sử thế giới gọi là thời đại Hoàng kim (The Golden Age) của Islam ở Trung đông. Năm 800 các tác phẩm của Aristote, Plato được dịnh sang tiếng Ả Rập và phổ biến trên toàn vùng Trung đông.

Đến thế kỷ 9 các sách Y khoa, Thiên văn và Địa lý cũng được dịch sang tiếng Ả Rập.

Năm 1166 nhà địa dư Ả Rập al-Idrisi là người đầu tiên vẽ bản đồ thế giới rất chính xác. Trường đại học al-Azhar cổ kính nhất được thành lập năm 970 ở Cairo, Ai Cập. Trong những thế kỷ 8, 9, 10 người Islam Ả Rập đã phát minh và đóng góp trên lãnh vực y khoa khi sử dụng Anesthesia trong giải phẩu, sát trùng vết thương và còn lập ra ngành Nhãn khoa…

Năm 925 nhà khoa học Abu Razi cho in bộ sách “Bách khoa Từ điển Y khoa” đầu tiên trên thế giới mãi đến năm thế kỷ sau tức là năm 1486 bộ sách này mới được dịch sang tiếng La tinh phổ biến ở Âu châu; đó là chưa kể bộ truyện vĩ đại “Ngàn Lẻ Một Đêm” được dịch ra hàng trăm ngôn ngữ trên thế giới.

Các phát minh trong Thời đại Hoàng Kim của ISLAM

Trong khoảng 800 năm người Ả Rập Muslim cai trị đế quốc trên một vùng  rộng nhất cho đến thế kỷ thứ 5 và sau đó người Thổ Nhĩ Kỳ và người Mông cổ Muslim tiếp tục ngự trị một đế quốc rộng lớn hơn.
Thông thường đế quốc nào vươn lên rồi cũng bị suy thoái và đế quốc Muslim cũng không ngoại lệ.
Người Âu châu luôn có thành kiến về Islam và không bao giờ chịu tìm hiểu về Islam cũng như ảnh hưởng của Islam đối với cuộc sống tư duy của người Muslim như thế nào. Trong khi nhiều chủng tộc khác đến tiếp cận với Islam, chấp nhận Islam trong một chừng hạn nào đó thì người Âu châu vẫn cứ chống đối Islam.

Chúng ta không nên nhìn vào cách hành xử của một số quốc gia Hồi giáo mà cho đó là giáo điều của đạo Hồi vì thực ra các quốc gia này chỉ mang tên Islam chứ không được tiếp thu những chỉ dạy trong Thiên kinh Qur’an. Chúng ta cũng không nên nhìn vào hành vi của một cá nhân vì Nhân vô thập toàn và chỉ có Thượng đế mới tuyệt đối.

VAI TRÒ CỦA MỸ TRONG CUỘC CHIẾN KHỦNG BỐ VÀ NỘI CHIẾN SYRIA:

Kể từ sau vụ 9/11 khủng bố al-Qaeda tấn công vào New York cho đến hai cuộc khủng bố ở Paris, một vào thượng tuần tháng giêng 2015 bắn chết 12 nhà báo và họa sĩ của tạp chí trào phúng Charlie Hebdo, và một vào trung tuần tháng 11/2015 làm 130 người chết và nhiều cuộc khủng bố khác nữa…

Tất cả hành động tấn công khủng bố đều do Nhà nước Hồi giáo ISIL thủ phạm. Cả thế giới nguyền rủa đây là tội ác nhân loại và phải tìm cách chận đứng tiêu diệt chúng. Dù có bất mãn nhưng chúng ta phải nhìn nhận sự thật chính phủ Mỹ và đồng minh phương Tây phải chịu một phần trách nhiệm vì đã tạo ra môi trường cho ISIL sinh sôi nẩy nở.

Theo một số nguồn tin, Mỹ và các quốc gia Trung đông như Ả Rập Saudi, Qatar, Jordan đã từng nuôi dưỡng ISIL làm công cụ để tiêu diệt chính quyền Syria thuộc dòng Shi’ite. Theo trang web Global Rearch, cựu nhân viên cơ quan an ninh quốc gia HK là Edward Snowden đã tiết lộ chính tình báo Mỹ, Anh và Israel (Mossad) đã âm mưu thành lập ISIL. Cũng theo tài liệu bí mật tiết lộ chính lãnh tụ ISIL là Abu Bakr al-Baghdadi đã được tình báo Mỹ và Mossad huấn luyện trong thời gian al- Baghdadi còn ở trại tù Baccu. Lãnh tụ Hồi giáo Ali Khamenei của Iran đã họp báo nhiều lần và tố cáo Mỹ, Anh, Israel đứng đàng sau ISIL nhằm tạo sự chia rẽ và chống chính quyền Syria.

G.S Jeffrey D. Sachs, cố vấn đặc biệt cho TTK Liên Hiệp Quốc Ban-Ki Moon là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng như:

– The Age of Sustainable Development (2015)

– The End of Poverty: Economic Possibilities of Our time.

– The price of Civilization: Reawakening American Virtue and Prosperity (2012).

đã phân tích nguồn gốc của tổ chức Hồi giáo cực đoan và đề ra phương thức tiêu diệt khủng bố. G.S Jeffrey Sachs đã tuyên bố thẳng thừng: ”Phải nhìn nhận sự thật về những vụ tấn công gần đây là do hậu quả những chiến dịch bí mật lẫn công khai của Mỹ và phương Tây trên khắp Trung đông, Bắc phi và Trung Á.

Giáo chủ Iran Ali Khamenei


G.S Jeffrey D. Sachs

Mục đích của hành động này là lật đổ các chế độ độc tài và dựng lên những chế độ phục tùng có lợi cho Mỹ và phương Tây…”

Tất cả việc làm trên chỉ tạo sự bất ổn cho thế giới nhưng lại có lợi cho một tập đoàn thế lực nào đó. Nhìn lại quá khứ, qua bao biến cố xảy ra trên thế giới từ  chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam đến những bất ổn ở Trung đông đều do một tập đoàn siêu quyền lực tư bản Mỹ gốc Do thái chi phối. Tập đoàn này thường được biết dưới tên gọi Ashkenazi rất có ảnh hưởng đối với các cơ cấu quan trọng trong chính quyền Mỹ, nhất là đều có tay chân trong hành pháp và lập pháp Mỹ. Tuy dân số chỉ có từ 5 đến 8 triệu người nhưng họ quản lý một khối tài sản khổng lồ tương đương khoảng 20% tài sản của nhân loại.

Mục đích của tập đoàn này là TIỀN, cho nên lúc nào họ cũng khai thác thị trường đầu tư và địa điểm đầu tư chính là những điểm nóng hổi đang xảy ra trên thế giới do chính họ tạo ra để các quốc gia trong vùng sợ có chiến tranh mà thi đua võ trang, đặt mua vũ khí do tập đoàn này xuất khẩu.

NỘI CHIẾN SYRIA:

Cuộc chiến ở Syria bắt nguồn từ Cách mạng Mùa Xuân Ả Rập ở Tunisia và lan sang Ai Cập, Algeria, Yemen, Jordan rồi tới Syria.

– 26/01/2011: Biểu tình bắt đầu bằng những cuộc biểu tình nhỏ.

– 09/03/2011: Biểu tình bùng nổ khắp nước.

– 25/03/2011: Chánh quyền Syria của Tổng thống Bashar al- Assad nổ súng vào biểu tình giết chết 20 người.
– 30/03/2011: Thủ tướng Syria là Muhammad Haji al-Otari và nội các từ chức.

– 25/04/2011: Xe tank của chính quyền Syria tiến vào Daraa và giết hại 25 người.

– 16/11/2011: Liên đòan Ả Rập đình chỉ tư cách thành viên của Syria.

– 04/02/2012: Nga và Trung quốc phủ quyết dự thảo của LHQ về Syria.

Cuộc đối đầu giữa quân chính phủ Syria và các lực lượng nổi dậy ngày càng mang tính chất của một cuộc chiến tôn giáo giữa dòng Sunni và dòng Shi’ite của Islam.

– Phía lực lượng nổi dậy đa số là Hồi giáo Sunni được sự hổ trợ của Mỹ, Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ và các đồng minh Hồi giáo.

– Phía Tổng thống Bashar al-Assad theo giáo phái Alawite/Shi’ite cho nên được một số quốc gia Hồi giáo Shi’ite như Iran và thêm Nga, Trung quốc hổ trợ.

Đặc biệt người Shi’ite ở Liban rất mạnh ủng hộ Chính quyền Syria, họ thành lập một tổ chức quân sự chính trị với tên gọi phong trào Hezbollah mà một số nước coi đây là một tổ chức khủng bố. Chính Hezbollah đã góp phần quyết định cùng quân chính phủ Syria chiếm lại thành phố El-Kuseir, thành phố có tầm chiến lược đối với chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad.

Ngày 23/06/2013 nhóm Sunni thuộc giáo phái Salafit tấn công môt trại lính ở nam Liban nhưng thất bại và bị tiêu diệt hoàn toàn, từ đó cuộc chiến giữa Sunni và Shi’ite bắt đầu lan rộng toàn lãnh thổ Liban.

Cùng lúc tại Ai Cập xung đột giữa các giáo phái Islam cũng đang xảy ra:

– Ngày 13/06/2013 nhân hội nghị Hội đồng Toàn cầu tại Cairo, các nhà khoa học Islam tham dự đều tuyên bố chống lại người Shi’ite và ủng hộ nhóm Sunni.

– Ngày 22/06/2013 khoảng 3,000 người Sunni/Salafit có vũ trang đã tấn công người Shi’ite tại một làng thuộc tỉnh El-Giza đã làm thiệt mạng thủ lãnh của làng này là giáo sĩ Hasan Shahata khiến dân chúng nổi dậy và cáo buộc Tổng thống Ai Cập là Mohammad Morsi thuộc nhóm Huynh đệ Hồi giáo đã không ngăn chặn cuộc tấn công này.

– Ngày 23/06/2013 dân chúng biểu tình qui mô tại Cairo và kêu gọi Ai Cập tham gia chiến tranh tại Syria.
– Ngày 30/06/2013 nhân kỷ niệm một năm của nhóm Huynh đệ Hồi giào giành chính quyền ở Ai Cập, hàng triệu người xuống đường đòi lật đổ Tổng thống Mohammad Morsi.

– Cuối cùng ngày 04/07/2013 tướng Abel Fattah al-Sisi tuyên bố đã lật đổ Tổng thống Mohammad Morsi và đưa Ông Adly Mansour, chủ tịch tòa án Tối cao lên làm Tổng thống lâm thời của Ai Cập. Nhóm Huynh đệ Hồi giáo tiếp tục xuống đường đòi khôi phục lại quyền lực cho Ông Mohammad Morsi, nhưng quân đội và cảnh sát đã giải tán.

Cuộc nội chiến Syria là một cuộc chiến đầy phức tạp, có thể nói một cuộc chiến đa quốc gia, đa sắc tộc và mang màu sắc tôn giáo giữa hai nhóm Hồi giáo Sunni và Shi’ite; đồng thời cũng là cuộc xung đột cố hữu do sự bất đồng trầm trọng giữa một bên là Mỹ, các nước phương Tây cùng khối Ả Rập và bên kia là Nga, Trung quốc và Iran.

Chưa kể đàng sau cuộc chiến còn có người Kurd tham dự, họ hy vọng khi cuộc chiến Syria chấm dứt với việc Tổng thống Bashar al-Assad ra đi thì họ có thể định cư ở phía bắc Iraq hay bắc Syria.

Cũng xin nhắc lại sau Đệ I thế chiến chấm dứt, đế quốc Ottoman sụp đổ, người Kurd không có quốc gia và lãnh thổ. Họ bị phân tán khắp các nước trong vùng Trung đông như Iraq, Iran, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ…

Họ liên tục tranh đấu để đòi quyền tự trị nhưng hoàn toàn thất bại.

Ở Iraq, Saddam Hussein đã từng sử dụng vũ khí hóa học để tiêu diệt người Kurd.

Còn tại Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, người Kurd cũng bị đàn áp khốc liệt.

Trong cuộc chiến Syria, người Kurd luôn đứng ngoài các tranh chấp giữa Sunni và Shi’ite mặc dù họ cũng là Hồi giáo với đa số là Sunni. Họ đặt nặng vấn đề dân tộc trên vấn đề giáo phái, nhưng lại bị vấn đề đảng phái chi phối.

– Tại Iraq sau khi có sự bất đồng nội bộ, chính quyền Kurd nghiêng về thiên hữu và thân Tây phương (đảng KDP-PUK), cho nên được phương Tây giúp đỡ.

– Tại Syria phong trào tự trị người Kurd lại thiên tả (PYD-Đảng LMDC), gắn bó với đảng PKK (Đảng Công nhân) tại Thổ Nhĩ Kỳ, là một phong trào giải phóng vũ trang mà phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ xếp vào hàng khủng bố.

Cuộc xung đột giữa Thổ Nhĩ Kỳ và nhóm người Kurd ở Syria ngày càng leo thang.

Các vụ tấn công bằng bom của người Kurd ở Istanbul ngày 12/01/2016 làm 10 người chết, 25 bị thương và vụ đánh bom ở Ankara ngày 17/02/2016 làm 28 người thiệt mạng và 61 bị thương bắt buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải trả đủa bằng các cuộc pháo kích và không tập liên tục vào lãnh thổ người Kurd ở Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ nã pháo vào người Kurd ở Syria

Xe tank T.N.Kỳ sẵn sàng tấn công người Kurd

Cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi đều muốn thực hiện một chiến dịch trên bộ tại Syria nhưng chưa có điều kiện thuận lợi. Trước kia cả Ankara và Riyadh đều muốn tiêu diệt nhà nước Hồi giáo ISIL, nhưng gần đây Ả Rập Saudi không còn quan tâm loại bỏ ISIL mà mục đích là loại bỏ chính quyền của Tổng thống al-Assad, nhưng Ả Rập không đủ khả năng thực hiện một hoạt động qui mô như vậy vì gần đây Riyadh bị lôi cuốn vào cuộc chiến Yemen và đang gặp nhiều khó khăn về hậu cần và tài chính vì giá dầu xuống thấp.
Trong khi đó Thổ Nhĩ Kỳ đặc biệt quan tâm chống lại YPG (lực lượng quân dân người Kurd) và PKK (đảng công nhân người Kurd), tích cực bắn phá các vị trí của YPG và PKK ở bắc Syria từ bên kia biên giới.
Trong khi cả Thổ Nhĩ Kỳ và Ả Rập Saudi đều muốn hành quân trên bộ dễ mang lại kết quả tốt thì Mỹ vẫn do dự tham gia trực tiếp cuộc chiến tại Trung đông.

Phải công nhận chiến dịch không kích của Nga ở Syria đã thay đổi cục diện cả trên trận địa lẫn mặt trận ngoại giao. Quân đội của Tổng thống al-Assad đã giành lại thế thượng phong chiếm lại phần lớn các vị trí trọng yếu đã mất và việc lật đổ Tổng thống al-Assad không phải là mục tiêu khả thi.

Ngoại trưởng John Kerry đã phát biểu trước hội nghị “Những người bạn của Syria” tại Pháp: “Không có giải pháp quân sự, chỉ duy nhất là giải pháp chính trị

Hai Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov đã ráo riết vận động để có cuộc ngưng bắn. Cả hai đã gặp gỡ các thành viên trong nhóm ”Hổ trợ quốc tế đối với Syria” được tổ chức tại Hội nghị an ninh Munich (Đức).

John Kerry đã gặp lãnh tụ phe đối lập Syria là cựu Thủ tướng Riad Hijab đồng ý tham dự.

Quang cảnh Hòa đàm Syria

Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Mỹ

Chính quyền Syria cũng được thuyết phục chấp thuận kế hoạch ngưng bắn.

Cuộc ngưng bắn bắt đầu từ thứ bảy 27 tháng 2 năm 2016 không áp dụng cho các nhóm khủng bố ISIL và những nhóm có liên hệ đến al-Qaeda.

Tổng thống Mỹ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Nga đảm bảo phía Mỹ sẽ nổ lực để thỏa thuận được thực thi, trong khi ông Putin đánh giá cao cam kết này.

Tổng thống Nga nói:”Tôi chắc chắn các hành động chung với sự hợp tác của phía Mỹ có thể thay đổi hoàn toàn cục diện khủng hoảng ở Syria.”

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan thì nghi ngờ ngưng bắn có lợi cho al-Assad.

Một số nhà phân tích bày tỏ hoài nghi về tính khả thi của thỏa thuận vì thực tế tình hình ở Syria rất phức

tạp và hy vọng rất mong manh.

Một số chuyên viên thì cho rằng thỏa thuận ngưng bắn không thể coi là nỗ lực chấm dứt nội chiến ở Syria mà chỉ là biện pháp để giảm bớt đổ máu và để cho các hoạt động viện trợ nhân đạo giúp đỡ các khu vực bị tàn phá như Aleppo.

Cầu xin có một giải pháp khả thi nào để mau chấm dứt cuộc chiến ở Syria cho người dân bớt chết chóc, đau khổ và bị ly tán khắp nơi trên thế giới.

Hoàng Đình Khuê

Ngày 26/02/2016