Tin tức và Bình luận (tiếp theo)
TS. Nguyễn Thị Từ Huy cho rằng xã hội Việt Nam đang ở tình trạng khủng hoảng báo động về mọi mặt vào thời điểm 2016. Ảnh: BBC
Các bài dưới đây đươc đăng để rộng tầm nhìn thông tin và bình luận đa chiều. Nội dung những bài viết này không phản ảnh quan điểm hay lập trường của Website. BBT
Theo Nhật Báo Ba Sàm
Xã hội VN đã ‘chạm ngưỡng báo động’
Posted by adminbasam on 12/03/2016 – BBC – Quốc Phương – BBC Việt ngữ
Xã hội Việt Nam thời điểm 2016 đã ở vào tình trạng khủng hoảng ‘chạm ngưỡng báo động’, trên mọi phương diện dù rằng nền kinh tế có vẻ như đang được phục hồi, theo một nhà quan sát chính trị xã hội Việt Nam từ Pháp.
Đảng cộng sản Việt Nam liệu có đủ năng lực để tiến hành cải cách hay không còn phụ thuộc vào việc Đảng có thể vượt qua được trở ngại lớn trong chính cơ chế và lề lối tư duy của mình, đó là quan điểm của Tiến sỹ Nguyễn Thị Từ Huy trong cuộc phỏng vấn với BBC hôm 12/3/2016. Mời quý vị theo dõi toàn văn cuộc trao đổi được thực hiện qua bút đàm sau đây:
Sự xảo trá của TC khi tuyên truyền về trận Gạc Ma
Posted by adminbasam on 12/03/2016 – Zing – Hồng Duy – 12-3-2016
Sau khi dùng vũ lực chiếm đóng Gạc Ma, TC ra sức tuyên truyền bóp méo sự thật, lừa dối thế giới về trận hải chiến năm 1988.
Trong các ấn bản tiếng Anh, phía TC luôn rêu rao Việt Nam gây hấn cũng như khai hỏa tấn công các tàu TC trước, dẫn tới cuộc xung đột trên đá Gạc Ma, Cô Lin và Len Đao. Đồng thời Bắc Kinh khẳng định cái gọi là chủ quyền không thể chối cãi với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam bất chấp việc thiếu bằng chứng lịch sử, pháp lý cũng như thực tế họ đã chiếm đoạt nhiều đảo, đá bằng vũ lực, vi phạm luật pháp quốc tế.
Posted by adminbasam on 12/03/2016 – TuanVietNam – Duy Chiến tổng hợp – 12-3-2016
Sáng 14/3/1988, trung úy Trần Văn Phương cùng các chiến sĩ đứng thành vòng tròn quanh lá cờ Tổ quốc giữa đảo Gạc Ma (Trường Sa). Tàu TC tiến gần, những tên lính cầm AK ào lên đảo, nã đạn.
LTS: Mời độc giả cùng Tuần Việt Nam nhìn lại lịch sử bi thương của dân tộc; để thấy so với trận hải chiến Hoàng Sa, trận cưỡng đoạt Trường Sa năm 1988 đã được Bắc Kinh toan tính, chuẩn bị kỹ lưỡng. Họ đã mưu chọn đúng lúc Việt Nam lâm vào khó khăn rồi ra tay cưỡng chiếm.
Rắp tâm của TC
Ngày 30/4/1975, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa sụp đổ, đất nước Việt Nam liền một mối, bước vào giai đoạn tái thiết, tổ chức thống nhất hai miền Nam – Bắc.
Dù bộn bề với bao việc phải làm sau chiến tranh, vấn đề bảo vệ chủ quyền với Hoàng Sa vẫn được đặt lên hàng đầu và được quan tâm đặc biệt.
Ngày 9/9/1975, tại Hội nghị Khí tượng Á châu ở Colombo, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam yêu cầu giữ nguyên đăng ký vào hệ thống SYNOP của OMM đài khí tượng của Việt Nam đặt tại quần đảo Hoàng Sa dưới danh số 48860.
Posted by adminbasam on 12/03/2016 – Viet-studies – Tác giả: Kerry Brown – Dịch giả: Phan Văn Song
China Brief quyển 16: số 5
“Siết chặt kỷ luật” “Trung thành với mục tiêu phấn đấu của Đảng” – Những yêu cầu cho lãnh đạo đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc là một đặc điểm thường xuyên của chính trị Trung Quốc, nhưng cuộc vận động mới nhất của Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình một số đặc điểm quan trọng.
Những yêu cầu mới đây về lòng trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đặc biệt là với lãnh đạo chóp bu, đã gây sự chú ý mới đối với hiện tượng thông tin nội bộ quan trọng này. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh vào lòng trung thành không phải là một hiện tượng mới ở Trung Quốc, và bối cảnh lịch sử cùng việc xem xét các cuộc vận động về lòng trung thành gần đây cho ta nền tảng hữu ích để hiểu một loạt các chuyến thăm viếng long trọng và các phát biểu mới đây dính dáng tới lòng trung thành với Đảng của Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình. Trở ngược lại các thế hệ lãnh đạo trước, chẳng hạn, trong thập niên 2000, thời Hồ Cẩm Đào, đã có nguyên tắc “3 tối thượng” (三个至上: tam cá chí thượng)– sự nghiệp của ĐCSTQ, lợi ích của nhân dân, và hiến pháp cùng luật pháp là tối thượng. Nhưng dưới thời Tập Cận Bình, việc đòi hỏi lòng trung thành, các nhóm nhắm tới trong cuộc vận động, và những cách mà lòng trung thành được diễn tả lại khác biệt.
Posted by adminbasam on 12/03/2016 – Giang Nam Lãng Tử – Tú Da – 9-3-2016
Tỉnh Gia Lai vừa xảy ra vụ việc gây chấn động dư luận toàn quốc, làm nhức nhối lương tri những người còn… lương tri!
Xin mời xem báo Tuổi trẻ đăng mới rợi sáng nay: Thiếu tá công an vào trường học đánh bảo vệ. Đây là gì nếu không gọi đúng tên của nó: nạn cường hào mới.
Hung hãn lao vào lớp học , trước mặt hàng chục thầy cô giáo và hàng trăm học sinh cấp II, gã công an tên Khiêm (trưởng công an xã) đã ngang nhiên đánh đập dã man em hoc trò nhỏ dại Nguyễn Ngọc Quang bằng … súng (sau này Khiêm ngụy biện lấp liếm là… vật giống súng ), chỉ vì em hoc sinh này có “tội” là mâu thuẫn với con của Khiêm (cũng là học sinh trong lớp)! Gã công an này còn đánh toát đầu đổ máu nhân viên bảo vệ nhà trường (Nguyễn Đức Nam) cũng bằng… súng!
Theo Diễn Đàn Thế Kỷ
Ngô Nhân Dụng – Tiền TC xuống, dự trữ ngoại tệ cũng xuống
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Nhiều người Trung Quốc có tiền nhưng không tin vào tương lai đồng tiền nước họ nữa. Có cơ hội là đổi “nhân nhân tệ” ra ngoại tệ. Hãng thông tấn Reuters kể chuyện trong mùa Hè năm 2015 một phụ nữ ở Thượng Hải đã đến ngân hàng mua 150,000 đô la Mỹ. Bà Trương Lynn (lấy tên Mỹ) kiếm lời nhanh, vì trong tháng Tám những đồng mỹ kim bà nắm trong tay đã tăng giá, sau khi đồng nguyên bị chính phủ phá giá 5%.
Người dân lục địa bị giới hạn mỗi năm chỉ được phép mua 50,000 mỹ kim thôi. Cho nên bà Trương đã phải dùng tên mình, tên bố và tên mẹ khi đổi tiền. Bà biết rằng đổi đồng nguyên sang mỹ kim thường không có lợi. Vì gửi mỹ kim vào ngân hàng chỉ được trả lãi suất dưới 1 phần trăm (0.8%); mà thường bà vẫn kiếm lời 4% đến 5% khi đem đồng nguyên góp vào những quỹ tài chánh, cũng do các ngân hàng lập ra.
Từ Thức – Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích từ trần, một thư viện vừa cháy
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Tin anh Nguyễn Ngọc Bích từ trần khiến bạn bè của anh – rất đông – sững sờ. Một người gần 80 tuổi thọ (anh sinh năm 1937) ra đi là chuyện thường tình, một tin buồn, như một tin buồn đến hàng tuần, hàng tháng. Sinh, bệnh, lão, tử là lẽ trời. Nhưng tin anh Bích ra đi khiến người ta bàng hoàng, bởi vì anh là người lúc nào cũng hăng say hoạt động, lúc nào cũng tươi cười, lúc nào cũng lạc quan, lúc nào cũng ân cần, khiến người ta nghĩ anh sẽ không bao giờ ra đi, hay sẽ là người cuối cùng ra đi. Người ta không tin chuyện anh ra đi, bởi vì không muốn tin, bởi vì hy vọng đó chỉ là tin đồn vô căn cứ.
Anh Bích ra đi thảnh thơi như anh đã đến, đã sống. Trên máy bay từ Washington D.C đi họp về Biển Ðông ở Phi Luật Tân, ngày 3 Tháng Ba, anh thấy mệt, nằm nghỉ, 15 phút sau ra đi, vĩnh viễn. Một người bạn nói nghe tin anh mất thật buồn, nhưng nghĩ lại, thấy cũng an ủi, anh ra đi không đau đớn, bên cạnh chị Bích, người vợ cũng là người bạn đồng hành, đồng chí, là một cái chết rất thảnh thơi. Cũng như Molière chết trên sân khấu, anh Bích ra đi trên đường hoạt động. (Sự thực, chuyện Molière chết trên sân khấu chỉ là huyền thoại; ông ta chết trên giường, ngon lành.) Anh Bích ra đi trên đường hoạt động, chắc anh cũng không mong một cách ra đi đẹp hơn. Tôi vẫn nói giỡn: anh là “người cứu nước full time.” Một người ăn cơm nhà, vác ngà voi không ngừng, không nghỉ, không biết mệt.
Bùi Văn Phú – Tưởng nhớ Gs. Nguyễn Ngọc Bích (1937-2016): người đưa thi ca Việt ra thế giới
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Tác phẩm “Nghìn năm thi ca Việt” (ảnh Bùi Văn Phú)
Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích vừa qua đời hôm 3/3/2016, hưởng thọ 79 tuổi. Ông mất khi đang trên đường bay từ Washington D.C. đến thủ đô Manila của Philippines để tham dự một hội thảo về tranh chấp Biển Đông.
Từ năm 1956, khi ông rời Việt Nam sang Mỹ du học tại Đại học Princeton, đến những năm làm việc tại Hoa Kỳ, từ dạy học, làm công chức chính phủ tại Bộ Giáo dục trong vai trò phó tổng giám đốc Nha Song ngữ; rồi qua Đài Á châu Tự do làm giám đốc Chương trình Việt ngữ, cho đến lúc lìa trần, cuộc đời ông là một hành trình của học hỏi, nghiên cứu, hoạt động văn hoá và sinh hoạt chính trị với lý tưởng vì một nước Việt Nam tự do dân chủ và nhân bản.
Trở về quê nhà trong đầu thập niên 1970, thế hệ của những sinh viên bước vào ngưỡng cửa đại học thời đó nhiều bạn biết giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, vì ông làm Cục trưởng Cục Thông tin Quốc ngoại là cơ quan góp phần vào việc phối hợp các sinh hoạt hè, tổ chức những chương trình gặp gỡ giữa sinh viên du học và sinh viên quốc nội.
Trác Thúy Miêu – Hành trình hồi ức: Sài Gòn, đêm giữa âm dương
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Sài Gòn vốn dĩ không đứng yên. Ảnh: Thanh Tùng
Trong rất nhiều cuộc đàm luận về Sài Gòn, người ta vẫn luôn đặt ra cho tôi một câu hỏi: “Rồi tôi sẽ biết giới thiệu Sài Gòn với người ở xa đến như thế nào, một khi thương xá Tax, Eden, những ngôi cổ tự và cả những công viên bị xóa sổ?”
Tôi cũng được nghe về lời than vãn của một vị giám đốc một công ty du lịch nhà nước cỡ bự rằng “Thú thiệt, Sài Gòn nhỏ xíu, lịch sử cũng non trẻ mà sản vật thì toàn đồ tứ xứ, thắng cảnh thì không có.Tôi cũng chẳng biết phải dẫn du khách đi đâu, làm gì ngoài chụp cho họ mấy cái nón lá, áo thun I Love Saigon và dẫn đi mua tranh sơn mài”.
Hồ đồ, tôi nghĩ, vị này nên trao việc lại cho tôi, hay bất cứ thị dân Sài Gòn nào khác, bởi hành trình của chúng tôi cho một “gói tour” như vậy vẫn chưa dừng lại, mà không cần quá nhiều dữ liệu có thể tìm thấy ngay trên internet.
Bởi Sài Gòn vốn dĩ không đứng yên.
Ngự Thuyết – Nỗi Buồn Không Tê
Thứ Bảy, ngày 12 tháng 3 năm 2016
Hai người đàn bà ngồi cạnh nhau chuyện trò mà tay thì thoăn thoắt gọt, cắt cà rốt, khoai tây, su su, su hào, bầu, bí ngô, bí đao, v.v… Họ và một số người khác, phần đông là nữ giới, đang chuẩn bị cho bữa cúng chay nhân dịp vía Quan Âm cùng với lễ thất tuần của những người quá cố. Thật ra, dù không có lễ lạc gì, chùa này cũng, trong mỗi cuối tuần, thứ bảy hoặc chủ nhật, hoặc cả hai, làm các món ăn trưa cho thực khách.
Hai người đàn bà còn trẻ lắm, khá xinh đẹp. Người trẻ hơn khoảng 25 tuổi, người kia trên 30. Họ ngồi ở gần cuối sân chùa có mái che bằng vải bạt được sử dụng làm chỗ nấu bếp. Cuối sân là khu rửa chén bát. Phía trước khu này, chạy song song với hông chùa, là một hàng dài bàn ghế, bên trên cũng có vải bạt che, dành cho khách thập phương đến ngồi tạm nghỉ trước khi vào chánh điện lễ Phật. Hay nói cho đúng hơn, người nào muốn lễ Phật thì vào chánh điện cạnh đó, người nào muốn “thọ trai” thì đến đấy ngồi chờ lấy thức ăn. Tự động lấy. Gần khu nhà bếp có người đứng đấy múc thức ăn cho vào tô, vào dĩa, đặt vào khay, thực khách đến lấy mang đi.
Nguyễn Lân Thắng – Thế này, thế khác… là thế nào?
Thứ Sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2016
Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng
phát biểu trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016.
Vừa qua ông đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng trong dịp tiếp xúc cử tri ngày 8/3/2016 đã phát biểu một câu xanh rờn: “Không để lọt vào cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước những phần tử thế này, thế khác”.
Thiếu dũng khí, thừa thủ đoạn?
Tôi biết ông là đảng trưởng một cái đảng mà quyền lực của nó đã được ấn định vào hiến pháp ở đất nước này. Tôi biết đảng của ông nắm tất tần tật từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài mọi vận động của mọi cơ quan cảnh sát, nhà tù, toà án, quân đội. Tôi biết ông chỉ phẩy tay cái thôi là lập tức dạng tép riu như tôi biến mất không còn dấu vết gì trên cái thiên đường này. Thế mà, tại sao ông khó chịu đứa nào, ông không chỉ mặt chỉ tên đứa đó ra đi? Ông không cho sai nha bắt bằng hết chúng nó đi? Sao ông phải bóng gió, phải ẩn dụ, phải nói xa nói gần với cái bọn dân đen mắt toét răng vàng chả có tý quyền lực nào trong tay? Chẳng thà như ông Ba Dũng, quyền lực đầy mình, đến nỗi cỡ như ông Tư Sang muốn xỏ xiên còn phải nói tránh đi là “đồng chí X”. Cái bọn nào nữa đây, ghê gớm đến đâu đây, mà ông phải uốn éo gọi là “phần tử thế này thế khác”…?
Lê Mạnh Hùng – Trump, dấu hiệu suy thoái của Cộng Hòa Hoa Kỳ
Thứ Sáu, ngày 11 tháng 3 năm 2016
Người ta phải nghĩ gì về sự nổi lên của ông Donald Trump? Cố nhiên là ta có thể so sánh trường hợp này với trường hợp của những kẻ mỵ dân khác trong quá khứ. Ta cũng có thể đặt câu hỏi tại sao đảng Cộng Hòa lại có thể chọn một kẻ vị kỷ, thích bắt nạt, và ngu dốt làm ứng cử viên tổng thống của mình. Nhưng sự xuất hiện của một người như là Donald Trump có thể là biểu hiện của một vấn đề sâu xa hơn nữa.
Hoa Kỳ là nước Cộng Hòa vĩ đại nhất trên thế giới kể từ nước Cộng Hòa La Mã, hòn đá tảng của dân chủ và là nước bảo đảm cho trật tự khai phóng của thế giới. Thế giới sẽ rơi vào một tai họa khủng khiếp nếu ông Trump trở thành tổng thống. Nhưng ngay cả nếu ông thất bại, ông cũng làm cái mà trước đây người ta không thể nghĩ đến trở thành khả dĩ.
Hoa Kỳ là nước Cộng Hòa vĩ đại nhất trên thế giới kể từ nước Cộng Hòa La Mã, hòn đá tảng của dân chủ và là nước bảo đảm cho trật tự khai phóng của thế giới. Thế giới sẽ rơi vào một tai họa khủng khiếp nếu ông Trump trở thành tổng thống. Nhưng ngay cả nếu ông thất bại, ông cũng làm cái mà trước đây người ta không thể nghĩ đến trở thành khả dĩ.