Thời Luận
Các bài dưới đây được đăng để rộng tầm nhìn thông tin, bình luận đa chiều, nhưng không phản ảnh quan điểm hay lập trường của trang web. BBT
Theo Dân Làm Báo
Hàng vạn công nhân công ty Pouchen đồng loạt đình công. Ảnh: Facebook |
CTV Danlambao – Liên tục trong 2 ngày, từ 25 đến 26/2/2016, hàng vạn công nhân công ty Pouchen Việt Nam đã đồng loạt đình công để phản đối những quy định được cho là bất hợp lý và khắt khe trong vấn đề thưởng phạt.
Đôi điều về xã hội dân sự tại Việt Nam qua vụ việc TNLT Trần Minh Nhật
Tâm tư của một người dân miền Nam
Đừng có giàu, đảng ta cải cách cho chết đấy!
Theo Dân Luận
Kinh tế Nhà nước gây tổn hại cho nền kinh tế và làm suy yếu hiệu lực Nhà nước
Ngoài những phí tổn gây ra cho nền kinh tế, sự tham gia quá nhiều của Nhà nước vào hoạt động kinh tế còn làm suy yếu hiệu lực của chính Nhà nước.
Tình trạng ấy tạo động lực mạnh mẽ cho các quan chức lợi dụng thẩm quyền quản lý kinh tế, phân bổ tài sản của mình để trục lợi cho riêng mình và thân hữu của mình. Những lạm dụng kiểu đó sẽ làm xói mòn tính chính danh của các thiết chế Nhà nước.
Khi Hiến pháp bị vi phạm có hệ thống
Trong Hiến pháp năm 1980, có thể nói vi phạm nghiêm trọng nhất là Điều 4, một điều được mô phỏng theo Điều 5 trong hiến pháp Liên Xô. Điều 4 này khẳng định ‘’Đảng Cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo xã hội, quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam‘’. Trong Điều 6 còn thêm một câu rất mỉa mai: ’’Đảng hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp‘’.
Tâm tình người “ăn xin từ thiện”
Năm 2003, từ một hoàn cảnh khác, tôi trở lại Cambodia và chợt biết được nỗi khổ kinh khiếp của tập thể đồng bào đang lưu lạc khốn khổ ở nơi này. Con số không phải chỉ là vài trăm, vài ngàn người mà thậm chí có thể là vài chục ngàn… vài trăm ngàn thân phận long đong lạc xứ. Đây là những “Việt kiều” bất hạnh, khác hẳn với bất cứ cộng đồng người Việt nào đang sống ngoài đất nước Việt Nam. Họ không phải là những người được hưởng quy chế tỵ nạn hay di dân hợp pháp. Đại đa số phải chịu cảnh “nhập cư bất hợp pháp” trên xứ Chùa Tháp, trong đó có không ít người lâm vào hoàn cảnh “ở lại không được mà về nước cũng không xong”. Tại sao? Vì ở Miên thì không được cấp quốc tịch hay thường trú hợp pháp lâu dài. Con cháu sinh ra ở xứ này thì không được cấp giấy khai sinh để đi học hay hưởng các phúc lợi xã hội căn bản của người bản xứ. Nhưng về nước thì cũng không biết làm sao để sống trong cảnh không đất, không nhà, không tài sản, tiền bạc và quan trọng nhất là không có hộ khẩu, giấy tờ tùy thân Việt Nam. Các cơ quan nhân quyền và thiện nguyện quốc tế gọi số đồng bào này là “stateless”. Có không ít gia đình muốn quay trở về nước mà không biết làm sao để về, về ở đâu, làm gì để sống… Đối với lớp trẻ hơn thuộc thế hệ thứ hai, thứ ba (sinh ra trên xứ Chùa Tháp) thì không biết về Việt Nam với tư cách gì khi không có quốc tịch Cambodia, mà cũng không có giấy tờ gì chứng minh là gốc người Việt.