Tổng thống Obama: TC phải chấp hành phán quyết của Tòa PCA

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tổng thống Obama: TC phải chấp hành phán quyết của Tòa PCA

South China Morning Post ngày 17/2 đưa tin, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã khẳng định trước các nhà lãnh đạo 10 nước ASEAN tại Sunnylands, California rằng, tranh chấp Biển Đông phải được giải quyết một cách hòa bình, theo quy định của Liên Hợp Quốc.

TC phải tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippines khởi kiện nước này áp dụng, giải thích sai Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 ở Biển Đông.

Tổng thống Obama tại hội nghị thượng đỉnh với lãnh đạo 10 nước ASEAN, ảnh: AP.

Ông Obama nói: “Tranh chấp (hàng hải) giữa các bên phải được giải quyết một cách hòa bình, thông qua các biện pháp như phán quyết của cơ quan tài phán quốc tế theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Trong đó các bên có nghĩa vụ phải tôn trọng và chấp hành phán quyết này”.

Đồng thời Tổng thống Mỹ cũng nhắc lại một lần nữa, tàu chiến, máy bay Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép. Mỹ ủng hộ quyền của các nước khác có hành động tương tự.

Thủ tướng Malaysia Najib Razak cho biết, các nhà lãnh đạo ASEAN hy vọng sự quan tâm và ưu tiên của Tổng thống Obama đối với các nước Đông Nam Á sẽ tiếp tục được duy trì bởi Tổng thống mới kế nhiệm ông.

Trong một động thái khác có liên quan, Channel News Asia hôm 16/2 cập nhật bản tin ngày 11/2 cho biết, Tư lệnh Hạm đội 7 Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris nói, ông hoan nghênh lực lượng hải quân trong khu vực, bao gồm cả Nhật Bản và Ấn Độ tuần tra các vùng biển quốc tế, bao gồm Biển Đông.

Tư lệnh Hạm đội 7 Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, Đô đốc Harry Harris, ảnh: treeangle.co.id.

Phát biểu với các phóng viên ASEAN tại trung tâm chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương ở Honolulu, Hawaii hôm 11/2, Đô đốc Harris nói rằng, ông ủng hộ quyền của bất kỳ quốc gia nào tuần tra ở Biển Đông, dù độc lập hay tuần tra chung với Mỹ.

“Các cuộc tuần tra nhiều hơn những gì chúng ta đang có, hoặc cùng nhau hoặc độc lập ở Biển Đông cũng như các khu vực khác giúp làm giảm căng thẳng, cải thiện sự ổn định vì nó củng cố các khái niệm về tự do hàng hải, hàng không”, Tư lệnh Hạm đội 7 nói.

Tiến sĩ Denny Roy, chuyên gia cao cấp từ Trung tâm Đông Tây cho rằng, đôi khi rất cần phải ra hiệu cho TC thấy, một số hành vi của họ gây căng thẳng trong khu vực và các nước phải hợp tác đẩy lùi nó.

Washington muốn các nước ASEAN có lập trường thống nhất hơn đối với các hành vi leo thang của TC trên Biển Đông. Căng thẳng đã tăng vọt kể từ khi TC bồi đắp, xây dựng, quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông (mà Bắc Kinh nhảy vào tranh chấp, chiếm đóng bất hợp pháp).

“Chiến lược xoay trục của chúng tôi ở châu Á và chính sách hành động của Ấn Độ đang gặp nhau ở Biển Đông, tôi nghĩ đó là một điều tích cực. Ấn Độ có mối quan tâm và họ đang dõi theo xem những gì sẽ xảy ra ở Biển Đông. Họ có mối quan tâm, họ chia sẻ nhiều hơn quan tâm của mình với các nước ASEAN”, Tư lệnh Hạm đội 7 nói.