Thượng đỉnh Ðặc biệt Mỹ – ASEAN 2016: “Thông Điệp cứng rắn, nhưng “Không nhằm bài Trung Quốc”! – Bs Mã Xái
Một “Thượng đỉnh Ðặc biệt” US-ASEAN ở Sunnylands Califorinia đã được loan báo ngay sau buổi Tuyên Bố Chung về Đối tác Chiến Lược ASEAN-Mỹ ngày 21-11-2015 tại Kuala Lumpur và do chính TT Obama mời 10 nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN. Như vậy không đầy ba tháng, Thượng đỉnh đặc biệt US-ASEAN tại Sunnylands do TT Obama chủ trì sẽ diễn ra hai ngày 15 & 16 tháng Hai năm 2016, đây cũng là nơi TT Obama đã tiếp Chủ tịch Tập Cận Bình năm 2013.
Còn gì để trao đổi thêm, khi ASEAN-US Summit kỳ ba (21-11-2015) hai bên đã có Tuyên Bố Chung mang nội dung Đối tác chiến lược khá toàn diện?
Trước sự kiện này Trung Cộng (TC) chắc không để yên cho Hoa thạnh đốn; trong ASEAN ít ra bốn quốc gia đang trong tinh trạng tranh chấp chủ quyền với TC ở Biển Đông, và trong Thượng đỉnh ASEAN 2012 TC đã thành công khi áp lực Hunsen không được ra thông cáo chung về Biển Đông. Ngày 4/2 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao TC Lục Khảng lên tiếng TC hy vọng mối quan hệ Hoa Kỳ và ASEAN” thực sự có lợi cho sự phát triển, hoà bình và ổn định trong khu vực”. Sau đó hai hôm (6/2/16), Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel tuyên bố với cơ quan truyền thông (AP, AFP, Reuters) “Hội Nghị thượng đỉnh này không nhằm bài Trung Quốc”, không phải về vấn đề TC; đây là về Mỹ và ASEAN”! Nhưng theo BBC News, Nhà Trăng Mỹ xác nhận, (9/2/16) Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ chuyển tới TC môt thông điệp cứng rắn trên vấn đề Biển Đông”; cứng rắn đến độ nào, hãy chờ xem, hay nói như phát ngôn viên TC “để xem… coi thực sự là (hội nghị) không nhắm vào Trung Quốc hay không”! Có một số động thái từ hai phía báo hiệu cho thấy những thăm dò phản ứng của nhau với chiến hạm có trang bị tên lửa của Hoa kỳ tuần tra vào vùng lãnh hải 12 hải lý quanh đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa, còn TC đã có những chuyến bay thử nghiệm trên các đảo Chữ Thập và dấu hiệu quân sự hóa trên các đảo nhơn tạo ở Trương Sa; báo chí TC cho thấy có khả năng Bắc Kinh triển khai chiến đấu cơ và tên lửa vào Biển Đông.
Cũng từ nguốn tin riêng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng như là lãnh đạo Việt Nam, thành viên ASEAN sẽ tham dự thượng đỉnh; và tất nhiên sẽ được công đồng người Việt tị nạn công sản “dàn chào” như kẻ thừa sai của TC và kẻ vi phạm và chà đạp nhơn quyền, các công ước quôc tế về quyền dân sự và chánh trị. Nhiệm kỳ Dũng sẽ kết thúc vào tháng Năm này, và có thể bị dứt điểm sớm hơn.
Thực ra Nghị trình phiên họp Thượng đỉnh do TT Obama chủ trì đã đươc chuẩn bị trước đó theo tin từ ông Daniel Russel, từ ông Ben Rhodes phó cố vấn an ninh quốc gia, ông Dan Kritenbrink, cố vấn Châu Á của Obama, và tin từ Trung Tâm nghiên Cứu Chiến lược và Quốc tế (ASEAN Conference Call, CSIS Feb-02-2016)
Ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ TT năm 2009 ông Obama đã tuyên bố sự cam kết chuyển trục về Châu Á và suốt bảy năm cầm quyền, Obama coi Đông Nam Á là trung tâm địa chiến lược cho một cấu trúc an ninh và kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và ASEAN là trục cột chánh trong chiến lược tái cân bằng /đổi trục. Theo sự phân tích của Ernest Bower (CSIS), hội nghị dành hôm ngày đầu 15/2 tâp trung về vấn đề kinh tế, thương mại, và ngày kế tiếp 16/2 sẽ thảo luận các vấn đề chánh trị và an ninh khu vực, chú mục về Biển Đông, trong đó Hoa Kỳ và ASEAN sẽ ứng xử ra sao với phán quyết của toà án trọng tài quốc tế La Haye có thể kết thúc vào giữa năm 2016.
Hai vấn đề quan trong sanh tử cho hội nghị này liệu có đưa đến một kết quả, một thực chất nào khi Obama người chủ trì phiên họp là vị Tổng thống trong tình trạng “lame duck”, cũng như một số thành viên ASEAN như TT Phi luật Tân Aquino cũng chấm dứt nhiệm kỳ vào tháng Năm không tái ứng cử, thủ tướng Dũng và chủ tịch Sang cũng rời nhiệm sở vào giữa năm 2016 và cuộc bầu cử gần đây có sự thay đổi giàn lãnh đạo cộng sản Lào và đương kim thủ tướng Thongsing cũng sẽ bị thay thế!
Về mặt kinh tế, ASEAN là vùng đất mầu mở đầy triển vọng cho các công ty Hoa Kỳ. Trong năm 2014, thương vụ hai chiều kể cả hàng hóa dich vụ gộp lại đã đạt đươc $254 tỉ (Billion), ASEAN là đối tác thươnng mãi cỡ lớn đứng vào hàng thứ tư của Mỹ, cũng trong năm 2014 các công ty Hoa Kỳ chiếm thế quán quân về đầu tư $226 tỉ trong khu vực.
Trọng tâm của ASEAN là thương mại. Tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 27 (Malaysia ngày 22/11/2015), lãnh đạo 10 nước thành viên chánh thức thành lập Cộng đồng kinh tế ASEAN (ASEAN-AEC) theo mô hình của Liên Hiêp Âu Châu với tin tưởng với thời gian sẽ mất nhiều năm tiến tới môt thị trường chung. Vấn đề trước mắt là vai trò của TPP là chiến lược mũi dùi của tái cân bằng/chuyển trục của Hoa Kỳ sẽ đem lại lợi ích cho khu vực, cho ASEAN và cho Hoa Kỳ. Đã có 4 nước ASEAN – Brunie, Mã Lai, Singapore, Viêt Nam là thành viên của TPP bao gồm 12 nước đã ký kết tại New Zealand tuần qua. Tại sao chỉ có bốn nước ASEAN tới nay được mời gia nhập hiệp hội tự do mậu dịch này. Đã có thêm ba thành viên ASEAN đã ngỏ ý tham gia là Phi luật Tân, Indonesia, Thái Lan nhưng chưa sẵn sàng, nhưng sẽ gia nhập trong tương lai; còn lại 3 thành viên là Lào, Campuchia, Miến điện không hội điều kiện của hiệp hội, phải là thành viên của APEC. Hoa Kỳ phải tìm kiếm những cách thức khác thực tế hơn để mọi thành viên ASEAN có thể gia nhập TPP, nếu như một hiệp hội mậu dịch tự do ASEAN-Hoa kỳ không thực hiện đươc.
Cũng nên ghi nhớ là 10 quốc gia ASEAN và 6 quốc gia Úc, Trung Cộng, Ấn Độ, Nhựt Bổn, Nam Hàn và New Zealand cũng sắp kết thúc vòng đàm phán, như vậy bao gồm 16 nước ở Á châu, dưới sự điều hợp của Trung Cộng, có danh xưng là RCEP (Regional Comprehensive Economic Partnership). ASEAN trở thành một cộng đồng kính tế, trên đườnng hội nhâp toàn cầu, lại đang đối mặt với sự cạnh trạnh giữa hai hiệp hôi kinh tế lớn TPP và RCEP, giữa hai cường quốc kinh tế nhứt nhì của thế giới
Theo nghị trình, an ninh lãnh hải là đề tài quan trọng cho thượng đỉnh Sunnylands mà TT Obama sẽ gởi “một thông điệp cứng rắn cho Tập Cận Bình”. Trong vấn đề Biển Đông, chánh sách bành trướng bá quyền của TC, dùng thế manh nước lớn áp đặt yêu sách chủ quyền trên gần như toàn bộ Biển đông, Tập Cận Binh ngang ngược tuyên bố mọi đảo trong Biển Đông kể cà Hoàng Sa, quần đảo Trương sa là thuộc về Trung Hoa từ thời cổ đại. Bắc kinh tự động thay đổi nguyên trang Biển Dông, xây đắp đảo nhân tạo, thử nghiêm nhiều chuyến bay trên các phi đạo đảo Chữ Thập, với nhiều công trình xây dựng trên các đảo nhơn tạo có thể dùng vào mục tiêu quân sự là hồ sơ nóng theo lời các cố vấn an ninh sẽ được TT Obama đem ra thảo luận với các lãnh đạo ASEAN. Quan điểm của Hoa Kỳ là không đứng về phía nào trong vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo giữa TC với một số thành viên ASEAN; các tranh chấp sẽ giải quyết thông qua đàm phán trên cơ sở phù hợp với luật pháp và công ước quốc tế về biển, tránh việc nước lớn bắt nạt nước nhỏ. Theo ông Rhodes TT Obama sẽ duy trì quyền tự do lưu trên biển trên không phù hợp với luật pháp và chuẩn mực quốc tế; điều này được thể hiện việc Hoa Kỳ cho các chiến hạm tuần tra ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Toà Án Trọng tài Thường trực La Haye sẽ có phán quyết về trường hợp Manila chống Băc Kinh vào khoảng giữa năm nay; đây là trường hợp điển hình cho việc giải quyết các tranh chấp một cách hoà bình dựa trên luật pháp quốc tế; nhưng cái thách thức ở đây liệu TC có tuân thủ phán quyết toà án quốc tế hay các chuẩn mực quốc tế. Từ trước tới nay Hoa kỳ mong muốn sự doàn kết và thống nhứt lâp trường trong ASEAN để chống lại yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trước khi Thượng đỉnhdiễn ra, Ngoại Trưởng John Kerry đã đến hai quốc gia thành viên là Campuchia và Lào để mưu tìm sự đồng thuận trên quan điểm về Biển Đông nhưng ông đã không thuyết phục được Hunsen, con bài của Trung Cộng. Trong khi Hoa kỳ muốn thấy và giúp ASEAN có đủ sức mạnh đủ để đối trọng, để cân bằng thế lực Trung Cộng, môt cương quốc đang lên đầy tham vọng khống chế Đông Nam Á, thì sự chia rẻ vẫn là vấn đề đòi hỏi nhiều thời gian để hàn gắn.
Trong bảy năm tiếp cận với ASEAN ngay từ khi bước vào Nhà Trắng, từ năm 2009, Obama đã xây dựng những trụ côt khá vững chắc cho chánh sách tái cân bằng/chuyển trục về châu Á, ông Obama đã tập trung mọi nổ lực quan hệ với các nước ASEAN từ một “hiệp ước hửu nghị và hợp tác” (TAC) năm 2009, nay đã nâng lên tầm cao Đối Tác Chiến Lược Hoa Kỳ-ASEAN (21/11/2015) với 10 quốc gia với hơn 600 triệu dân, với hơn 2600 tỷ đô la GPS với một cấu trúc tự bàn chất hết sức đa dạng; đủ mọi thể chế chánh tri, những khác biệt tôn giáo, tư tưởng, văn hóa.
Sau thượng đỉnh nầy khung thời gian dành cho Obama co cụm lại dần để tiếp tục xây dựng ASEAN thành một đối trọng quyền lực với cường quốc Trung Cộng đầy tham vọng thống trị Đông Nam Á. Nhưng những hội nghị cấp cao đặc biệt Mỹ-ASEAN sẽ tiếp tục được định chế hóa định kỳ với vị tân Tổng thống. Hai chủ đề quan trọng “kinh tế“ và “Biển Đông“ vẫn mãi dính liền với tương lai của Công Đồng Đông Nam Á. Một điều kính nhắc nhở với vị chủ trì Thượng Đỉnh US-ASEAN trong cách tiêp cận dân chủ với vài thành viên ASEAN còn trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê như Việt Cộng để nhớ danh ngôn của Boris Yelsin “cộng sản không thể sứa đổi mà phải đào thải nó”.
Bác Sĩ Mã Xái
Xuân Bính Thân 2106