Bình luận Chính Trị – Kinh Tế – Xã Hội
Theo Nhật Báo Ba Sàm
Bài báo nhân kỷ niệm thành lập Đảng
Posted by adminbasam on 04/02/2016
Ngụy Hữu Tâm – 4-2-2016
Một bài viết ngắn nhân kỷ niệm 86 tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam, hy vọng cũng là năm tồn tại cuối cùng của đảng này.
Hồi đó là vào những năm đầu chiến tranh, khoảng năm 1964-1965 gì đó, tôi mới vào đại học. Tôi lúc đó vừa qua cái tuổi 20. Không như các bạn trẻ bây giờ thường học hết trung học phổ thông rồi vào thẳng đại học, mà vì có cái may là năm 1956 đã đi thiếu sinh quân ở CHDC Đức, và còn tiếp tục học trường công nhân kỹ thuật ở đấy 3 năm, tốt nghiệp về nước làm việc 2 năm rồi mới thi vào đại học. Vì đã đi làm và có quyết tâm học nên sau khi đã sử dụng thành thạo tiếng Đức, trong 2 năm song song đi làm và theo học bổ túc văn hóa, mỗi năm tôi tự học thêm một ngoại ngữ nữa, tức là ngoài tiếng Đức còn võ vẽ, tôi còn biết cả tiếng Nga và Pháp nữa. Bởi lẽ học đại học thời đó, tiếng Nga rất quan trọng, có lẽ còn hơn cả tiếng Anh bây giờ, do sách tham khảo tiếng Việt hầu như không có, với ngành vật lý chúng tôi, duy nhất chỉ có ít cuốn toán đại cương và cuốn cơ lượng tử là sách dịch của Nga, nhưng ở thư viện ê hề sách tiếng Nga, nên trường dành rất nhiều giờ cho việc ngọai ngữ. Vì khi thi vào, đạt điểm tiếng Nga rất cao, nên các thầy cho nghỉ giờ ngoại ngữ, tôi chơi dài. Đọc tiếp »
Câu chuyện văn hoá: Hành vi nhỏ, ý nghĩa lớn
Posted by adminbasam on 04/02/2016
Nguyễn Văn Tuấn – 3-1-2016
Trong đời thường, thỉnh thoảng tôi gặp những hành vi nhỏ nhưng nó lại nói lên một cái “văn hoá” không hay ở người Việt mình. Tôi muốn nói đến cái văn hoá đi máy bay và đi thang máy ở VN qua hai câu chuyện mà tôi chứng kiến. Hai câu chuyện nói lên một thực tế là có lẽ nước ta phát triển nhanh hơn là sự “tiến hoá” của người dân.
Hôm đó, tôi đáp chuyến bay từ Đà Lạt về Sài Gòn, và ngồi cạnh tôi là một người hành khách rất phiền phức. Anh ta trong bộ trang phục quần đen, áo chim cò, lên máy bay một cách nghêng ngang. Ngồi xuống ghế hạng thương gia, anh ta móc hai cái điện thoại ra để cái cốp trên bàn, lấn sang “sân” tôi, và làm như ra vẻ khoe khoang điện thoại xịn. (Mà xịn thật, vì một cái là Vertu mạ vàng và một cái iPhone mới nhất). Trong tư thế hai chân để nguyên đôi giầy đạp vào bức tường trước ghế, anh ta bật điện thoại nói chuyện oang oang và đùa cợt với ai đó bằng chất giọng Nghệ An hay Hà Tĩnh (tôi không phân biệt được). Khi cô tiếp viên trưởng đi ngang qua, cô ấy nhỏ nhẹ yêu cầu anh ta tắt điện thoại và để chân xuống, nhưng anh ta phớt lờ. Đến khi máy bay cất cánh, cô ấy lại đến nhắc nhở, nhưng anh ta nói “Tôi là người trong ngành của em mà, đừng nhắc nữa”; nói xong anh ta lại tiếp tục cuộc trò chuyện trên điện thoại cho đến khi mất sóng mới thôi! Qua cách nói chuyện mang tính “dê” của anh ta với tiếp viên (và cô tiếp viên cũng có vẻ vui vẻ được dê), tôi mới biết anh ta là thầy giáo dạy trong trường dành cho tiếp viên của VNA! Đọc tiếp »
Tâm địa bẩn thỉu
Posted by adminbasam on 03/02/2016
Nguyễn Văn Tuấn – 3-2-2016
Đọc bản tin sáng nay, “Triều Tiên phóng giấy toilet bẩn sang Hàn Quốc” (1), tôi chỉ lắc đầu về hành động bẩn thỉu và hèn hạ của một chế độ man rợ. Hình như có một qui luật chung là ở những nước theo Tàu cộng, Nhà nước có xu hướng dùng những hành động hạ cấp và bẩn thỉu để đạt được mục tiêu bất chính, kể cả khủng bố.
Chúng ta chẳng còn lạ gì Tàu cộng đã có những trò hạ cấp với VN như thế này trong những tranh chấp biên giới trong quá khứ. Những việc như lén lút di dời cột mốc biên giới, hay dùng máy với công suất cao để làm sạt lở bờ sông bên phía VN, hay rải truyền đơn của Tàu cộng làm cho một quan chức VN phải thốt lên và hỏi tại sao Tàu cộng lại hành xử tiểu nhân như thế (2). Đọc tiếp
Bài báo nhân kỷ niệm thành lập Đảng
Posted by adminbasam on 04/02/2016
Ngụy Hữu Tâm – 4-2-2016
Một bài viết ngắn nhân kỷ niệm 86 tuổi Đảng Cộng sản Việt Nam, hy vọng cũng là năm tồn tại cuối cùng của đảng này.
Hồi đó là vào những năm đầu chiến tranh, khoảng năm 1964-1965 gì đó, tôi mới vào đại học. Tôi lúc đó vừa qua cái tuổi 20. Không như các bạn trẻ bây giờ thường học hết trung học phổ thông rồi vào thẳng đại học, mà vì có cái may là năm 1956 đã đi thiếu sinh quân ở CHDC Đức, và còn tiếp tục học trường công nhân kỹ thuật ở đấy 3 năm, tốt nghiệp về nước làm việc 2 năm rồi mới thi vào đại học. Vì đã đi làm và có quyết tâm học nên sau khi đã sử dụng thành thạo tiếng Đức, trong 2 năm song song đi làm và theo học bổ túc văn hóa, mỗi năm tôi tự học thêm một ngoại ngữ nữa, tức là ngoài tiếng Đức còn võ vẽ, tôi còn biết cả tiếng Nga và Pháp nữa. Bởi lẽ học đại học thời đó, tiếng Nga rất quan trọng, có lẽ còn hơn cả tiếng Anh bây giờ, do sách tham khảo tiếng Việt hầu như không có, với ngành vật lý chúng tôi, duy nhất chỉ có ít cuốn toán đại cương và cuốn cơ lượng tử là sách dịch của Nga, nhưng ở thư viện ê hề sách tiếng Nga, nên trường dành rất nhiều giờ cho việc ngọai ngữ. Vì khi thi vào, đạt điểm tiếng Nga rất cao, nên các thầy cho nghỉ giờ ngoại ngữ, tôi chơi dài. Đọc tiếp »
Hành động khẩn cấp: nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng bị từ chối chăm sóc y tế
Posted by adminbasam on 03/02/2016
Đôi lời: Có khả năng bà Bùi Thị Minh Hằng được nhà cầm quyền thả và trục xuất qua Mỹ. Theo thông tin mà trang Ba Sàm có được, hôm 27/1 vừa qua, người của Lãnh sự quán Mỹ đã vào trại giam thăm bà Bùi Hằng để hỏi ý kiến về chuyện đi Mỹ và bà Bùi Hằng vẫn chưa quyết định. Nhưng thỏa thuận phía hai quốc gia thì đã xong, nghĩa là Mỹ đòi phía VN thả bà Bùi Hằng, cũng như đồng ý nhận bà nếu phải thả và trục xuất qua Mỹ và phía chính phủ Việt Nam cũng đã đồng ý đề nghị này.
___
Bùi Thị Minh Hằng, bị giam giữ kể từ tháng 2 năm 2014, đang ở tình trạng sức khỏe rất kém. Cô bị loét dạ dày nghiêm trọng, huyết áp thấp, đau khớp, đau đầu thường xuyên và mất trí nhớ. Mặc dù lặp đi lặp lại yêu cầu, cô không nhận được điều trị y tế và do vậy sức khỏe của cô có nguy cơ bị suy giảm hơn nữa.
Ân xá Quốc tế, ngày 02 tháng 02 năm 2016
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ
Nhà hoạt động nhân quyền Việt Bùi Thị Minh Hằng đang bị khước từ điều trị y tế về nhiều vấn đề về sức khỏe cho dù đã yêu cầu nhiều lần. Cô đang bị giam với án tù ba năm về cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”. Đọc tiếp »