Báo Đài Loan: TC khó xử vì tàu chiến Mỹ

Cac Bai Khac

No sub-categories

Báo Đài Loan: TC khó xử vì tàu chiến Mỹ

AP: Khu trục hạm USS Lassen từng thăm Thượng Hải

Theo BBC – 29 tháng 10 2015
Báo Đài Loan dẫn lời học giả nói lãnh đạo TC Tập Cận Bình ở thế tiến thoái lưỡng nan khi Hoa Kỳ điều tàu chiến cho tàu chiến USS Lassen vào Biển Đông.
Giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế của Đại học Chính trị Quốc gia, Đinh Thụ Phạm được dẫn lời nói như vậy và thêm rẳng cả Hoa Kỳ và TC sẽ kiềm chế để tránh căng thẳng gia tăng nhưng sẽ vẫn cạnh tranh với nhau.
Hôm 27/10 tàu khu trục USS Lassen của hải quân Mỹ đã di chuyển bên trong khu vực 12 hải lý (22,2 km) quanh hai đảo nhân tạo mà TC xây trên đá ngầm Subi và Vành Khăn (TC gọi là Chử Bích và Mỹ Tế) thuộc quần đảo Trường Sa.
Đinh nói hành động của Hoa Kỳ hoàn toàn phù hợp với Công ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc mà theo đó các tàu nước ngoài, cả dân sự và quân sự, có thể đi ngang lãnh hải.
Nếu TC phản ứng mạnh Washington có thể cáo buộc TC vi phạm luật quốc tế.
Nhưng nếu Tập Cận Bình không phản ứng mạnh, chính sách ngoại giao của ông sẽ bị chất vấn bởi những người thuộc phe diều hâu như Thiếu tướng La Viên, người nói TC phải mạnh mẽ giáng trả bất kỳ nước nào xâm phạm quyền lợi quốc gia của TC.
Bắc Kinh đã triệu tập Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh để phản đối sự hiện diện của tàu USS Lassen.
Truyền hình nhà nước TC nói Thứ trưởng ngoại giao Trương Nghiệp Toại gọi hành động của Mỹ là “cực kỳ vô trách nhiệm” trong cuộc gặp với Đại sứ Mỹ Max Baucus.

‘Tàu chiến uy lực’

Trong khi đó nhà nghiên cứu Việt Nam lâu năm từ Australia, Giáo sư Carl Thayer nói với trang Zing rằng “Mỹ sẽ tiếp tục điều tàu đến gần những khu vực mà TC đang chiếm đóng” trong thời gian tới và bình luận thêm:
“Sau một thời gian dài, cuối cùng Mỹ đã thực sự hành động để khẳng định quyền tự do hàng hải … bằng việc triển khai tàu chiến, tàu USS Lassen vốn là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường.
“Trong lần tuần tra này, tàu Lassen đi vào vùng 12 hải lý quanh đá Xu Bi và Vành Khăn nhằm khẳng định rằng, theo luật pháp quốc tế, những đảo nhân tạo bồi đắp từ các đảo đá ngầm sẽ không được hưởng vùng hàng hải xung quanh nó.”
Khi được hỏi về các máy ba do thám đi cùng USS Lassen, ông Thayer nói:
“Hải quân TC không thể đối đầu với một tàu chiến uy lực như USS Lassen.
“Việc Mỹ cũng điều thêm máy bay do thám P-8A là nhằm giúp chỉ huy trên tàu Lasssen và các chỉ huy hải quân khác có bức tranh toàn cảnh về những nỗ lực đáp trả của TC.”
Ông Thayer cũng nói “TC sẽ chủ yếu phản đối bằng lời nói, thông qua Bộ Ngoại giao nước này hoặc từ liên lạc vô tuyến từ các đảo nhân tạo.”
“TC cũng có thể phản đối bằng việc cử tàu Hải cảnh hoặc thậm chí cả tàu cá. Tuy nhiên, các tàu này chủ yếu chỉ phục vụ mục đích tuyên truyền của Bắc Kinh,” Giáo sư Thayer nói.
Trang Zing cũng dẫn lời tiến sĩ Lê Hồng Hiệp từ Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore nói rằng “luôn tồn tại nguy cơ các nước lớn bắt tay, thỏa hiệp cùng nhau trên lưng các nước nhỏ, đặc biệt là khi giữa hai bên có các lợi ích có thể đem ra đổi chác.”
Nhưng ông cũng nói khả năng thỏa hiệp giữa Mỹ và TC hiện nay “là thấp do tổng cục lợi ích của Mỹ và TC, nhất là trong vấn đề Biển Đông, đang có sự mâu thuẫn lớn và đối đầu.”