Bình luận chính trị – xã hội – kinh tế (tiếp theo)

Cac Bai Khac

No sub-categories

Theo Nhật Báo Ba Sàm

Địa chỉ: anhbasam.wordpress.com
basamnews.info; basam.news

Chính trị – Xã hội – Kinh tế

Các bài dưới đây chỉ nhằm thông tin, nội dung bài không phản ảnh quan điểm hay lập trường trang web. BBT

 

Cuộc tranh giành quyền lực đã ngã ngũ
Posted by adminbasam on 27/01/2016
Tác giả: Rodion Ebbighausen
Dịch giả: Phan Ba
27-1-2016

Ảnh: Hoang Dinh Nam/ AFP

Thủ tướng sắp về hưu của CSVN Nguyễn Tấn Dũng sẽ không đạt được mục tiêu của ông, tiếp nhận lấy quyền lãnh đạo Đảng.
Tất cả các dấu hiệu đều cho thấy rằng cuộc tranh giành quyền lực đầy tính bi kịch giữa Tổng Bí thư cho tới nay của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Nguyễn Phú Trọng, và đối thủ của ông, người sếp chính phủ cho tới nay Nguyễn Tấn Dũng, đã ngã ngũ: Tổng Bí thư Trọng là người chiến thắng.
Vào tối thứ hai đã có thể thấy rằng Thủ tướng Dũng còn đương nhiệm sẽ không còn đứng trên danh sách ứng cử chính thức cho Trung ương Đảng. Qua đó, con đường đi đến vị trí đứng đầu Đảng của ông đã bị ngăn chận. Vì Bộ Chính trị, mà rồi người tổng bí thư được chọn ra từ đó, được quyết định từ 180 thành viên của Ban chấp hành Trung ương. Dũng đã từ bỏ khả năng cuối cùng, nhờ vào sự hỗ trợ của 1500 người tham dự Đại hội Đảng 12 mà đưa tên mình vào danh sách. Đọc tiếp »

DANH SÁCH BỘ CHÍNH TRỊ – BAN BÍ THƯ KHÓA 12

Posted by adminbasam on 27/01/2016
27-1-2016
Bộ Chính trị khoá XII:
  1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tái Tổng Bí thư.
  2. PCT QH Tòng Thị Phóng,
  3. Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang,
  4. Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
  5. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân,
  6. Trưởng Ban Tuyên giáo Tuyên giáo Đinh Thế Huynh,
  7. Chủ tịch MTTQ Việt Nam, Nguyễn Thiện Nhân,
  8. Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính,
  9. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh,
  10. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình,
  11. Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Ngô Xuân Lịch,
  12. Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai,
  13. Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Vương Đình Huệ,
  14. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ TP HCM Võ Văn Thưởng,
  15. Chánh án TAND Tối cao Trương Hoà Bình,
  16. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải,
  17. Bộ trưởng Giao thông vận tải Đinh La Thăng,
  18. Trần Quốc Vượng – Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương,
  19. Thứ trưởng Bộ Công an Tô Lâm.

Thử phân tích một kịch bản chính trị mà dư luận đang xem chương cao trào

Posted by adminbasam on 27/01/2016
Nhật Quang
27-01-2016
Nhiều nhà phê bình văn học hay kịch bản của việt nam hiện đại thường đánh giá kịch bản văn học của chúng ta rất non tay mới xem chương đầu, hồi đầu đã đoán bắt đựợc kết cục.
Ở đây là một kịch bản chính trị, liệu các nhà nghiên cứu phê bình có biết được kết cục không?
Qua một chương cao trào của vở kịch là Đại hội Đảng 12 tuy ngày mai mới kết thúc nhưng dưới góc nhìn cá nhân và dư luận trên các phương tiện và hàng trăm nhà phân tích thì tôi thấy hồi kết của kịch bản còn khá nhiều bí ẩn. Đọc tiếp »

Nên nghĩ gì…?

Posted by adminbasam on 27/01/2016
27-1-2016
Như đại đa số ‘dân thường’, đến thời điểm này tôi chả biết nghĩ gì về những diễn biến ‘ta’ đã và đang thấy trên chính trường VN … một nước nhiều tiềm năng thế, một xã hội hết sức khao khát có được một trật tự xã hội đa nguyên hơn, minh bạch hơn, dân chủ hơn, ôn hoà, an toàn, văn minh, công bằng mà lại có một quá trình ‘chuẩn bị’ và ‘giới thiệu’ lãnh đạo hết sức khó hiểu, nếu không muốn nói kỳ lạ, thiếu tinh thần dân chủ. Lập luận như thế có thể bị coi là sai lệch, nhưng tôi tin rằng góc nhìn này là không quá xa với dư luận trong nước… sẵn sàng nghe ý kiến khác.
Cái làm tôi lo nhất, cái mà làm cho không ít người nghi ngờ về tương lai, là việc cứ theo cơ chế ‘thống trị bằng uỷ ban’ mà trong số người đó, chưa rõ ràng có một tầm nhìn đủ sáng suốt để đối phó với những thác thức trước mặt. Trong khi đó, có không ít người có tài, có tầm nhìn, có sáng suốt mà có vẻ chưa được nghe tới… (lưu ý: ở đây tôi không có ý nói đến cá nhân Nguyễn Tấn Dũng).

Lãnh đạo và cầm quyền

Posted by adminbasam on 26/01/2016
Giáp Văn Dương
26-1-2016
Trong những năm học tập và làm việc ở nước ngoài, một trong những điều tôi luôn lưu ý tìm hiểu là: Vì sao họ lại phát triển, còn mình thì không?
Tôi nhận ra rằng, thoạt nhìn thì câu trả lời có thể là do thể chế, hoặc do văn hóa, hoặc do những đặc thù về vị trí địa lý. Nhưng khi suy nghĩ kỹ hơn thì thấy rằng, phía sau tất cả các yếu tố này, bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của nhà lãnh đạo xuất sắc. Có thể nhà lãnh đạo chính là người tạo ra các yếu tố này, hoặc chính là người đã khai thác hiệu quả các yếu tố này, để dẫn dắt sự phát triển của dân tộc họ. Ngay cả khi không có một nhà lãnh đạo xuất sắc hiện diện ở ngay trong hiện tại, thì thể chế ưu việt và nền văn hóa tích cực do những nhà lãnh đạo tiền bối của họ kiến tạo ra vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt. Khi đó, chính những nhà lãnh đạo quá cố đó, vẫn đang tiếp tục lãnh đạo gián tiếp đất nước của họ thông qua các di sản về thể chế và văn hóa mà họ đã gây dựng. Đọc tiếp »

PHỎNG VẤN NÓNG TS ĐINH HOÀNG THẮNG VỀ ĐẠI HỘI XII

Posted by adminbasam on 26/01/2016

THẾ GIỚI VỚI ĐẠI HỘI XII

26-1-2016

TS Đinh Hoàng Thắng. Nguồn ảnh: Blog Tễu

Truyền thông trong nước và quốc tế, đủ mọi loại lề, tràn ngập thông tin và bình luận về Đại hội ĐCSVN. Thêm một dịp để thế giới thấy, thể chế Việt Nam có thể tụt hậu, nhưng trí tuệ Việt và sự quan tâm đến đất nước này thì không”. TS. Đinh Hoàng Thắng – người từ nhiều năm nay theo dõi các phản ứng bên ngoài đối với các sự kiện lớn ở ta – bộc bạch trong câu chuyện cuối năm:

Nguyễn Xuân Diện (TS. NXD): Ý kiến ông về dư luận thế giới đối với Đại hội XII?

Đinh Hoàng Thắng (TS. ĐHT): Chẳng dám nói là bao quát được hết, nhưng nhìn từ một góc nào đấy của truyền thông quốc tế, thì vừa qua, thế giới quả là đã “sốt cao” vào tất cả mọi thời điểm: trước, trong và sau Đại hội. Về cả tần suất tin tức, độ sâu các phân tích, đặc biệt là các đánh giá về xu thế tình hình Việt Nam của nhiều hãng thông tấn hàng đẩu từ Mỹ, Úc, Nhật, kể cả Trung Quốc. Đọc tiếp »