Việt Nam: Con đường thoát Trung an toàn
Máy bay TC trên đảo đá Chữ Thập chiếm của Việt Nam 1988
VDExpress – Philip Nguyen – 17-1-2016
Ngày 6/1/2016 Trung Quốc đã cho 2 máy bay của 2 hãng hàng không China Southen Airlines và China Eastern Airlines đáp xuống đảo đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa chiếm của Việt Nam từ năm 1988.Đây là một hành động thách thức vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh vùng trời vùng biển, chủ quyền lãnh thổ, sự tồn vong của dân tộc việt Nam.
Tổ quốc là trường tồn, dân tộc là vĩnh cửu. Vậy làm thế nào để Việt Nam thoát Trung trong bối cảnh còn nhiều lệ thuộc về mặt kinh tế, tư tưởng ý thức hệ. Sự leo thang căng thẳng ở Biển Đông đã đặt Việt Nam trước một nhiệm vụ khó khăn. Để giảm sự lệ thuộc vào Trung Quốc về mọi mặt, khi mà thể chế lãnh đạo nhà nước đương thời Việt Nam không mấy được lòng dân.
Quan chức của Vinashin tham nhũng gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng
Một phần do tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống tha hóa biến chất, chủ nghĩa cá nhân và tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước, công chức công quyền diễn ra nghiêm trọng trong đó phải kể đến những thành viên giữ vị trí lãnh đạo cao cấp, suy thoái về đạo đức, chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, danh lợi, tiền tài,địa vị,cục bộ địa phương,xem thường pháp luật nhà nước, lợi dụng cái gọi là sự đặc thù để ban hành chính sách riêng, nhằm mưu đồ phục vụ lợi ích cá nhân lợi ích nhóm.
Với những người thẳng thắn, dũng cảm đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng thì bị loại trừ bằng cách núp dưới chiêu bài giữ nghiêm kỷ luật, thanh lọc đội ngũ. Thể hiện tinh thần yêu nước thì cho là chống phá nhà nước, phản động , vô hiệu hóa những người có tư tưởng tiến bộ đổi mới dân chủ, để nhằm mục đích biến thành vương quốc riêng thực thi những mưu đồ cá nhân, tạo nên bè phái, trong cơ quan lãnh đạo nhà nước.
Nền chính trị đương thời với thói vô liêm sỉ,sự băng hoại về phẩm chất đạo đức, về phong cách, lối sống, đang gây nhức nhối, gây bất bình,oán thán trong nhân dân.Nhân danh lãnh đạo nhà nước để làm những việc tồi tệ, táng tận lương tâm, tham nhũng, ăn cướp của công, bòn rút của cải của nhà nước, của nhân dân, mua quan bán chức, chạy chức, chạy quyền, chạy án, chạy tội, chạy việc… Tình trạng phe nhóm, đối xử với nhau quên hết tình người, để tranh giành cho mình quyền lực, lợi lộc cá nhân.
Lãnh đạo sống và làm việc theo kiểu bề trên quan liêu bao cấp, xa lạ với nhân dân,như những ông quan đỏ, ông vua, bà tướng, công thần cộng sản, nói suông chém gió hót như vẹt, hành xử vô văn hóa, thậm chí đi ngược với tâm tư nguyện vọng của nhân dân, gây bao ưu phiền, bức xúc phẫn nộ trong nhân dân, thậm chí một bộ phận chịu sự chi phối của một số thành phần xã hội đen hoặc bị vô hiệu hóa đã đánh mất vai trò lãnh đạo của mình, không còn xứng đáng là “đầy tớ”của nhân dân. Lãnh đạo sử dụng chức vụ để ban ơn, để kéo bè kéo cánh, tham nhũng tập thể, kể cả thủ đoạn tham nhũng quyền lực… bảo thủ cục bộ, gia trưởng phong kiến, biến tổ chức công sở địa phương của mình thành của riêng của nhóm lợi ích.
Giàn khoan Hải Dương 981 TQ xâm nhập vùng biển Việt Nam năm 2014
Trong lúc đó an ninh chủ quyền của dân tộc đang bị de dọa nghiêm trọng.Trung Quốc đã không bỏ qua cơ hội những lúc Việt Nam gặp khó khăn gặm nhấm đất đai biển đảo, Hoàng Sa 1974, Trường Sa 1988, chưa dừng lại ở đó, năm 2007 Trung Quốc ngang nhiên thành lập thành phố Tam Sa đặt trụ sở trên đảo Phú Lâm Hoàng Sa của Việt Nam, năm 2014 nhằm đánh lạc hướng đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển Việt Nam, cùng lúc Trung quốc cho tiến hành xây lấp hàng chục km2 với 7 phi trường dài 3000 m trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam và đầu năm 2016 Trung Quốc cho 2 hãng hàng không dân sự mang theo dân thường đáp xuống phi trường mới xây dựng bất hợp pháp chiếm của Việt Nam từ năm 1988 nhằm mục đích hợp pháp hóa chủ quyền. Bất chấp sự phản đối của Việt Nam, cộng đồng các nước tiến bộ trên thế giới, Trung Quốc không những không dừng lại mà ngày càng trở nên hung hăng thách thức an ninh chủ quyền đe dọa đến sự tồn vong dân tộc Việt Nam.
Hàng ngàn lao động TC ở Vũng Áng Hà Tĩnh
Ngoài Biển Đông là vậy còn trên đất liền thì sao. Từ Quảng Ninh,Vũng Áng Hà Tĩnh, Đà Nẵng cho đến Tây Nguyên đâu đâu cũng có người Trung Quốc. Công nhân Trung Quốc có hàng trăm ngàn người ở khắp mọi miền đất Việt,trong khi đó người Việt vẫn còn thất nghiệp, thậm chí ngay trên trục đường mang tên Hoàng Sa, Trường Sa ở thành phố Đà Nẵng cũng gần như thuộc về Trung Quốc, nơi mà không một người Việt Nam nào được phép bén mạng đến đó.
Về thương mại với Trung quốc tình trạng nhập siêu quá nhiều, tình trạng lệ thuộc quá lớn vào nguyên phụ liệu. Chỉ riêng trong năm 2015, cán cân thương mại Việt Trung rơi vào tình trạng thâm hụt tới mức nhập siêu ước tính 3,2 tỷ USD, đây là một bài toán khó khăn cho vấn đề thoát Trung. Trong thời gian tới Việt Nam cần phải biết phát huy tận dụng thỏa thuận hiệp định Đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific Partnership) TPP đã ký, cơ hội đang mở cho nền kinh tế Việt Nam và đưa kinh tế Việt Nam thoát khỏi sự lệ thuộc Trung Quốc.
Thực phẩm độc hại từ Trung Quốc tràn lan khắp mọi nơi
Riêng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang ngày càng trở thành một trong những điểm nóng đáng quan tâm của xã hội và tác động lớn đến sức khỏe của nhân dân,thực phẩm độc hại,thuốc tăng trưởng,bảo quản độc hại từ Trung Quốc tràn lan khắp mọi nơi, mọi miền, cộng với lòng tham lam của người Việt, vô cảm, độc ác trước sức khỏe và tính mạng của cộng đồng. Người Việt đang chết dần chết mòn vì bệnh tật,có thể nói đây là một cuộc chiến chống dân tộc Việt mà Trung Quốc không cần đến một viên đạn.
Đồng bào các dân tộc tiểu số tây bắc chống quân xâm lược TC ngày 17/2/1979.
Sự kiện ngoại giao bóng bàn của Đặng Tiểu Bình năm 1972 với Mỹ, đây là một bài học đắt giá cho những ai cầm quyền Việt Nam đương thời và trong tương lai sớm rút ra bài học. Chính người anh em cùng hệ tư tưởng đã bán rẽ Đồng chí để thiết lập mối quan hệ ngoại giao bình thường hóa với Mỹ và Phương Tây nhằm mục đích tiếp cận công nghệ tiên tiến và một thị trường khổng lồ thế giới Tư bản để phát triển kinh tế, thâm độc hơn là mục đích thực hiện ý đồ chia cắt đất nước ta lâu dài, lời của Mao Trạch Đông “không để Việt Nam quá mạnh nhưng cũng không quá yếu”. Không thực hiện được ý đồ trên Trung Quốc quay sang hậu thuẫn cho Khơ me đỏ Cambodia quấy rối, giết hại hàng ngàn đồng bào ta ở biên giới Tây nam và cuối cùng đỉnh điểm là cuộc xâm lược dã man tàn bạo biên giới phía bắc vào ngày 17/2/1979.
Ngư dân Việt Nam bị đánh đập bắn cháy tàu khi đang đánh bắt ngư trường truyền thống.
Dân tộc ta đang đứng trước thách thức và cơ hội chưa từng có kể từ bao giờ hết,con đường lựa chọn của chúng ta không còn nhiều. Hoặc là dân tộc ta sẽ buộc phải đầu hàng trước sự tham vọng bành trướng đế chế Trung Hoa “giấc mơ Trung Hoa” lời Tập Cẩn Bình, để cùng chung số phận như Tây Tạng, Tân Cương, Nội Mông, hoặc là nước ta phải nắm lấy cơ hội hiện nay để thoát khỏi thân phận chư hầu Trung Hoa và được sống chung với thế giới văn minh tự do dân chủ tiến bộ trên thế giới. Việt Nam sớm sẽ phải là nước phát triển hàng đầu của khu vực và là đối tác chiến lược của các cường quốc như Mỹ, Nhật, EU, Ấn Độ, Úc, thành viên tích cực của (Trans Pacific Partnership) TTP, thành viên chủ chốt của cộng đồng ASEAN…
Một hiệp ước phòng thủ với các nước Mỹ,Nhật, EU để bảo vệ an ninh chủ quyền
Tuy nhiên để thoát khỏi sự lệ thuộc kinh tế cũng như khống chế quân sự của Trung Quốc từ Biển Đông,Việt Nam không còn con đường nào hơn ngoài con đường đổi mới lần II xây dựng một nhà nước pháp quyền tam quyền phân lập có trách nhiệm với nhân dân, với lịch sử dân tộc. Với phương châm là hào khí oai hùng nhưng dĩ hòa vi quý với nhân văn, kiên quyết, dứt điểm, đoàn kết thống nhất. Nhân dân bầu chọn ra những người con ưu tú có tài có đức từ tập hợp dân chủ, đứng ra lãnh đạo đất nước,hợp tác liên minh mà trong đó có hiệp ước phòng thủ với các nước lớn Mỹ, Nhật, EU, Úc(như Philipin Đài Loan Hàn Quốc), các nước thành viên ASEAN, đưa đất nước đi lên nắm lấy cơ hội để sớm trở thành một quốc gia chung sống hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển với láng riềng Trung Quốc, buộc Trung Quốc phải tôn trọng độc lập chủ quyền dân tộc ta.
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài là một nhân tố quan trọng
Bên cạnh nhân dân trong nước, cộng đồng người Việt Nam đông đảo ở nước ngoài là một nhân tố quan trọng đóng góp tích cực vào sự đổi mới xã hội và bảo vệ đất nước cũng như trong công cuộc xây dựng thể chế mới, tham gia lãnh đạo trong bộ máy chính quyền nhà nước. Với những kinh nghiệm chất xám có được từ học hỏi, đào tạo, làm việc nhiều năm ở các nước công nghiệp tiên tiến sẽ có nhiều người trở về nước làm việc xây dựng quê hương, cho sự phát triển kinh tế xã hội, mang lại một tương lai tươi sáng cho đất nước.
Một xã hội tự do dân chủ tam quyền phân lập,nhà nước pháp quyền, phù hợp với nguyện vọng khao khát của đa phần nhân dân bấy lâu nay. Đây cũng là chìa khóa giải quyết vấn đề hận thù dân tộc bởi người dân dù có mang hệ tư tưởng nào đi chăng nữa đều là người chiến thắng ”win win”. Tình trạng chia rẽ nội bộ sâu sắc, xã hội suy thoái đạo đức, tệ nạn quan liêu tham nhũng trong bộ máy nhà nước được giải quyết. Đưa đất nước đi lên tập trung phát triển kinh tế và xây dựng một xã hội dân chủ công bằng văn minh phồn vinh thịnh vượng và an ninh chủ quyền được toàn vẹn.