Tập San Tân Ðại Việt Số 1 – 2016

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tập San Tân Ðại Việt Số 1 – 2016

Số 1/2016

Mục Lục

Chánh trị, Kinh tế

Bs Mã Xái: Năm 2016: Năm thách thức cho công cuộc đấu tranh Giải Trừ Chế độ Cộng Sản Hà Nội

Cổ Tấn Tinh Châu: Đấu Tranh Giành Lại Công Lý

Nguyễn Ngọc Sẵng: Huyết đấu giữa hai phe Sang Trọng và Dũng trong Đại hội 12

Mai Thanh Truyết: Thượng đỉnh COP21 – Rồi sao nữa?

Đào Văn Bình: Tổng Kết Tình Hình Thế Giới Năm 2015

Phan Văn Song: 2016, năm sống còn của Liên Âu…

Tin tức, thời sự

Nhữ Đình Hùng:

-Một dự-định khủng-bố ở Orléans bị phá vỡ.

-Pháp: Một người bị bắn chết khi xông vào trụ sở cảnh sát Paris

-Tình-hình rất căng thẳng giữa Riyad và  Téhéran sau việc Arabie Saoudite cho hành-quyết giáo-sĩ chiite Nimr Baqer al-Nimr

Nguyễn thị Cỏ May: Chánh sách Hội nhập của Chánh phủ Pháp và chủ trương hồi giáo

 Phan Văn Song: Những Nạn Nhơn của Hạ Cánh Kinh Tế An Toàn

Nguyễn Xuân Nghĩa: Hoa Kỳ vô can? – Không muốn can thiệp sau khi đã can thiệp – và gây chuyện đảo điên…

Tài liệu tham khảo

GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn

Phạm Đình Lân: Cùng cảnh ngộ nhưng không cùng cấp hạng

Thơ, Văn:

Lý Bạch: Xuân Nhật Độc Chước

Thôi Hộ: Đề Đô Thành Nam Trang

Đọc báo lề phải

Vietnammet:

Thất lạc nguồn phóng xạ ở Bắc Kạn: Chưa biết phạt ai?

Xử lý các trang tin xấu độc xuất hiện trước Đại hội

Anninhthudo:

Triều Tiên tuyên bố tiến hành thử thành công bom H

 

Năm 2016: Năm thách thức cho công cuộc đấu tranh Giải Trừ Chế độ Cộng Sản Hà Nội Bác sĩ Mã Xái

Dự báo những thử thách cho công cuộc đấu tranh:

Đại hội đảng CSVN toàn quốc thứ XII dự trù khai mạc 21/01/2016, nhưng vấn đề nhân sự cho “tứ trụ triều đình” cũng như Văn kiện Báo cáo chánh trị đã được coi như đã kết thúc, gây nên nỗi thất vọng cho người dân trông chờ một sự “thay đổi” toàn diện từ thể chế, xoá bỏ ý thức hệ Mác Lê, tên đảng, tên nước… “Theo tin tức từ nhiều nguồn, thì có thể phe giáo điều thân Trung của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng dường như đã thắng, điều này làm cho một số người đắn đo không biết số phận đồng chí X và gia đình sẽ ra sao, sau ngày đại hội XII vì Dũng trong thời gian dài nắm quyền lực, đã gây khá nhiều ân oán giang hồ. Nhiều tin lề trái còn cho nhiều tin không rõ nguồn, TT Dũng chắc gì chịu thúc thủ như vây. Thật ra, phần lớn những người Việt có kinh nghiệm về tập đoàn CS không quá bận tâm về kịch bản tranh chấp quyền lực trong đảng cộng sản, vì thừa biết dù phe thân Trung Cộng như cánh Nguyễn PhúTrọng hay phe “cấp tiến” Nguyễn Tấn Dũng, bên nào thắng cuộc thì quyền cai trị vẫn thuộc tập đoàn cộng sản, kiểu “vua tập thể” hoặc kiểu độc tài cá nhơn. Trong cả hai trường hợp như vậy người dân vẫn tiếp tục chịu đựng sống dưới áp bức của nhà cầm quyền công sản; nhưng “cộng sản thì không thể sửa đổi, mà cần phải đào thải nó” (Boris Yelsin). Muốn dân chủ hóa thì ĐCSVN phải ra đi, chế độ cộng sản phải được giải thể. Khi chế độ toàn trị vẫn tồn tại sẽ không có sự chuyển đổi nào, từ chế độ toàn trị xã hội chủ nghĩa sang một thể chế dân chủ tự do, pháp trị; và đất nước khó có thể thoát khỏi cảnh tối tăm, tụthậu, và đại họa Bắc thuộc khó bề tháo gỡ.

Trong tình huống như vậy, các tổ chức, phong trào đấu tranh cho dân chủ nhơn quyền sẽ đối phó với nhiều thách thức hơn. Thật vậy, thách thức cho công cuộc đấu tranh dân chủ hóa đất nước còn nhiều khó khăn vì vừa đối đầu với giặc nội xâm và còn tranh đấu với ngoại xâm là Trung Cộng. Nhìn vào lịch sử các cuộc cách mạng Đông Âu, Liên Xô, mùa Xuân Ả Rập hay gần đây cuộc chuyển hóa dân chủ từ chế độ quân phiệt ở Miến Điện cho ta nhiều kinh nghiệm hữu ích. Con đường dân chủ hóa Việt Nam sẽ không là lộ trình bằng phẳng mà sẽ nhiều chông gai hơn dưới một chế độ cộng sản dầy kinh nghiêm toàn trị, độc tài, tàn ác, côn đồ, gian dối với một quá trình cướp nước, môt đảng cầm quyền không chính danh lại gây quá nhiều tội ác với dân tộc mà lại muốn chối bỏ món nợ đối với nhơn dân, với tổ quốc; lại muốn khép lại cánh cửa quá khứ đầy tội ác bằng những kêu gọi trơ thị 45-CT/TW, lại được một dúm trí thức hải ngoại hà hơi tiếp sức. Bao nhiêu nhà bất đồng chánh kiến, những nhà hoạt động dân chủ nhân quyền, cho tự do tôn giáo bị tù đày, tra tấn, tống xuất, thủ tiêu dù nhà cầm quyền CSVN đã cam kết tôn trọng các Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, Công ước Quốc tế về Quyền Dân Sự và Chánh trị, về Kinh Tế, Xã Hội, Văn Hóa.

Việc công an giả dạng côn đồ đánh đập thô bạo nhà đấu tranh dân chủ nhơn quyền Nguyễn văn Đài sau buổi hội luận nhơn kỷ niệm Ngày quốc tế Nhân Quyền (10/12/2-15), rồi một tuần sau đó lại bắt nhốt ông Đài,quả là một thách thức trầm trọng làm chấn động khắp nơi. Tại buổi Đại hội lần thứ 10 Hội nhà báo Viêt Nam 9/8/2015 ông Trọng nhắc lại việc ngăn ngừa thế lực thù địch, ngăn ngừa chuyển biến hòa bình, ngăn ngừa tự chuyển biến tự chuyển hóa. Tại buổi lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập đảng CSVN, ông tiếp tục ca tụng con đường quá độ lên XHCN mà chẳng biết nó sẽ thế nào, dựa trên chủ nghĩa Mác-Lê, và ông ta khoe đã dẹp hết các đảng đối lập. Những ngày cuối năm 2015 (29/12), vài tuần trước Đại hội XII, một số quan chức lại lên tiếng về nguy cơ “phản động và đối lập”: bộ trưởng công an Tướng Trần Đại Quang phát biểu tại hội nghị triển khai Kế hoạch Kinh tế Xã Hội năm 2016 “không để hình thành các tổ chức phản động, đối lập cũng như không để xẫy ra các tình trạng bị động bất ngờ trong nội địa”. Trước đó một hôm, thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn cũng cho biết “khủng bố đang đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng”; trên báo Tuổi Trẻ ngày 28/12/2015 dẫn lời TT Nguyễn Tấn Dũng: ”ngăn chăn âm mưu can thiệp vào nội bộ của đất nước” có lẽ ám chỉ việc chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng sang triều kiến Bắc Kinh 23/12/2016 báo cáo tình hình nhân sự Đại Hội XII hoặc nhận thêm  chỉ thị của Tập Cận Bình!

Dự báo cho tình hình xã hội dân sự năm 2016, tiến sĩ Nguyễn Quang A nhận định không có “chuyển biến đột biến” nhưng ông lạc quan nhiều quan chức nhà nước, đại biểu quôc hội đã hiểu hơn về vai trò và chức năng của XHDS; về phía dân chúng, nhận thức về XHDS thì còn yếu, nhưng số tổ chức XHDS phát triển khá nhanh, con số XHDS quốc doanh thì vượt trội, hơn hẳn về số lượng đối với các tổ chức độc lập. Cũng cần nhắc lại TS Nguyễn Quang A là người chủ trương tiếp cận dân chủ bằng XHDS, và có tin tưởng “diễn đàn XHDS’ có thể làm bộ măt nhà nước cộng sản khá hơn bằng cải cách mà không cần có cuộc cách mạng để dân chủ hóa. Trong khía cạnh lập pháp, nhà nước nhiều lần đình hoãn các dự luật về Hội nhưng rồi cũng phải đưa ra với nội dung bất cập với đòi hỏi của TPP vì về quyền lập công đoàn. Các nhà đấu tranh có dịp theo dõi chặt chẽ sư thi hành các điều khoản bảo đảm quyền lợi công nhơn, quyền sở hữu trí tuệ… ghi trong hiệp định TPP sau khi TPP được quốc hội Hoa Kỳ thông qua. Thực hiện lộ đồ TPP có thể áp lực chế độ Hà Nội cải cách phần nào về cải thiện nhơn quyền, điều mà Việt Cộng rất e ngại có tác động diễn biến hòa bình. Điều 79, 88, 258 của Bộ Hình Luật không có dấu hiệu sửa đổi mà nhà cầm quyền CS thường dùng để bắt giữ và truy tố tuỳ tiện những nhà bất đồng chính kiến; luật về báo chí và biểu tình vẫn chưa được ban hành.

Thử thách trong lãnh vực ngoại giao của nhà cầm quyền Việt Cộng lại là điều cần quan tâm để thích nghi trong cuộc đấu tranh giải trừ công sản.

Dù Đại hội XII chưa chánh thức bế mạc nhà bình luận nổi tiếng về vấn đề Châu Á, ông Carl Thayer nghĩ rằng Hà Nội sẽ đeo đuổi chánh sách ngoại giao cân bằng đa cực vừa đa dạng hóa vừa đa phương hóa cho khung quan hệ ngoại giao hơn là chỉ thu hẹp trong  sách lược cân bằng/đu dây giữa hai cường quốc Trung Cộng và Hoa Kỳ, mà thêm vào đó Hà Nội mở rộng quan hệ với Nga, Ấn độ, Nhựt bổn, Âu Châu và  Hiệp Hội các Quốc gia Đông Nam Á. Cộng đồng Kinh tế ASEAN chánh thức thành lập 31-12-2015, và Thượng Đỉnh ASEAN-US (lần 4) dự trù ngày 15-16 tháng Hai/2016 tai Sunnylands in Rancho Mirage California, nơi đây TT Obama sẽ gặp 10 nhà lãnh đạo ASEAN, tất nhiên có sư hiện diện lãnh đạo nhà nước CSVN (chắc có thể một nhơn vật mới, sau Đại hội XII). Theo nhiều nhà phân tích thời cuộc lại sẽ có một thông cáo chung ASEAN-US về hòa bình, ổn định, thịnh vượng cho khu vực, về vấn đề Biển Đông, Sáng kiến Hạ nguồn Sông Cửu long, TPP, về Dân chủ Nhân quyền, và chánh sách Tái cân bằng /Đổi Trục về Châu Á. Tham dự hội ASEAN tại Lào vào tháng 5/2016, TT Obama có thể ghé Viêt Nam trên đường phó hội. Trong năm qua, các hội nghị Thượng đĩnh Tập-Obama (9/2015), Tập –Trọng (5/2015), Thượng đỉnh Trọng-Obama (7/2015), Thượng đỉnh ASEAN-US 11/2015, Hôi nghị Thượng đỉnh thường niên APEC Manila (11/2015)… đáng để chúng ta đánh giá mối quan hệ giữa các nước nhứt là những chuyển biến quan hệ Việt- Trung, Viêt- Mỹ, Hoa Kỳ -Trung Cộng và tình hình chuyển hóa dân chủ tại các quốc gia ASEAN mà CSVN là một thành viên. Trong quan hệ Việt-Mỹ, CSVN vẫn lo ngại về diễn biến hòa bình, Tổng thống Obama đã tuyên bố với Trọng là Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chánh trị, Hoa Kỳ không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội (lời Đại Sứ Osius), và chấp nhận cho Việt Nam vào TPP dù Việt Nam theo ý thức hệ Mác Lê; nói như vậy không có nghĩa là Hoa Kỳ sẽ không ủng hộ nếu có cuộc lật đổ do toàn dân quyết tâm cho cuộc đổi đời, đòi lại cái quyền của mình đã bị cộng sản tước đoạt. Obama, Bush đã từng tuyên bố như vậy sau cách mạng Hoa Lài, Mùa Xuân Ả Rập. Phong trào dân chủ nắm lấy cơ hội sự hiện diện của Hoa Kỳ tại quê hương chúng ta cho công cuộc tranh đấu trường kỳ cho đất nước, cho dân tộc; ngày nay cộng đồng hải ngoại là một lực lương đáng kể, mà Washington chắc phải để ý số cử tri người Việt tị nạn cộng sản. Hoa Kỳ can dự vào Biển Động vì quyền lợi quốc gia, chớ không vì tự do dân chủ cho Việt Nam. Nhưng Hoa kỳ càng can dự sâu vào Việt Nam, các giá trị tự do dân chủ nhơn quyền của Mỹ có tác đông “mưa lâu thấm đất”cho diễn biến hòa bình.

Năm 2016 TC sẽ không chùn bước tiến chiếm Biển Đông, tiếp tục xây cất, quân sự hóa các đảo nhơn tạo, tiếp tục sách lược hai đại dương, đẩy mạnh thực hiện “Giấc mộng Trung Hoa”, nhưng chưa đủ thế, đủ lực, đủ mưu đối đầu với chánh sách xoay trục về Châu Á của Hoa Kỳ. Trung Cộng đang gặp phải nhiều vấn đề nội bộ và chánh sách cải cách kinh tế đang lung lay, sức phát triển chậm lại, thị trường chứng khóang chao đảo. Hội nghị trung ương 5 khóa 18 đã bế mạc, Bắc Kinh đưa ra kế hoạch 5 năm cho giai đoạn 2016-2020 trong bối cảnh đầy khó khăn cho một cường quốc kinh tế số 2.

Hoa kỳ quyết bảo vệ quyền lưu thông trên biển, trên không, con đường huyết mạch Biển Đông và chánh sách tái cân bằng về Châu Á sẽ phải thành công.  Không có xung đột hay đối đầu giữa hai cường quốc Trung Mỹ, cả hai còn cần hợp tác trong cạnh tranh để sống còn. Hoa Kỳ vẫn là siêu cường không chỉ ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương mà cả thế giới ít nữa trong 15 năm tới, dù ảnh hưởng có bề giảm sút.

Cũng sẽ không có chiến tranh Việt Trung, nhà nước CSVN còn phải giữ giao kèo thoả thuận Thành Đô cho “Đại Cục”, thần phục và phục vụ chánh sách tiến về phía nam của Bắc Kinh. Những tuyên bố loại “tình hữu nghị viễn vông” chỉ là những mỹ từ lừa bịp dân chúng. Chỉ có sức mạnh tổng hơp toàn dân trong ngoài mới đánh đuổi được ngoại xâm, là điều mà CSVN không làm được, khi mà chế độ toàn trị chưa bị giải thể.

Thách thức cho vấn đề Giải thể Chế độ CSVN

Không có đột phá chính trị sau Đại Hôi XII; nhà cầm quyền CS thừa kế môt chế độ toàn trị độc tài tiếp nối cho nhiệm kỳ 5 năm tới với môt đội ngũ thừa sai được Bắc Kinh bảo trợ để thi hành ”đại cục“.

Toàn dân từ quốc nội đến hải ngoại mong quê hương có một cuộc thay đổi toàn diện, một cuộc đổi đời, nhưng mùa xuân chưa đến.

Hơn 40 năm Miền Nam thất thủ, nhơn dân, các nhà đấu tranh, tổ chức, phong trào dân chủ đa số cùng nhìn về môt phía là phải giải thể chế độ CSVN mới giải quyết mọi vấn đề bế tắt của đất nước. Nhưng đối tượng không chỉ có Hà Nội mà còn Bắc Kinh nằm sau lưng chống đỡ với lực lượng quân sự trá hình đang đóng chốt ở các điểm chiến lược.

Nhiều thách thức đăt ra cho những giải pháp nhằm thay đổi chế độ. Làm cách mạng hay chuyển biến hòa bình, theo mô hình từ trên đi xuống, hay từ dưới đi lên?

Mô hình từ trên đi xuống kiểu Thein Sein như nhiều tinh hoa trong nước thường kêu gọi (Thư ngỏ, thỉnh nguyện, kiến nghị), rất khó thực hiện, lý do vì lãnh đạo CSVN chưa nhận thức được quyền lợi dân tộc cao hơn quyền lợi đảng, lo sợ dân chủ hóa thì làm bể đảng, mất quyền, mất tiền, mất của, mất sổ hưu, còn lo sợ liệu nhơn dân có tha tội sau khi sự chuyển hóa dân chủ thành công. Thêm vào đó nước ta chưa có nổi một đảng đối lập như ở Miến Điện vì ĐCSVN chủ trương độc quyền lãnh đạo, có bộ máy trấn áp tinh vi, một lực lượng cơ động có thể càn quét các mầm móng nổi dậy và một hê thống nhà tù nhiều hơn trường học. Có một số tinh hoa trong xã hội csvn chủ trương tiếp cận dân chủ bằng xã hội dân sự nhằm cải thiện nhà tù lớn, chủ trương từ từ nâng cao nhận thức nhà cầm quyền cộng sản về XHDS và chia sẻ nhận thức với nhơn dân về hiểu biết và tranh đấu cho quyền làm người đã bị cộng sản tước đoạt; nâng cao dân trí; cách tiếp cận ôn hòa bất bạo đông này liệu phải mất bao lâu mới tác động vào bộ não xơ cứng để  tập đoàn lãnh đạo Hà nội có “chuyển biến tư duy” và tác động lên đảng viên cộng sản để họ tự diễn biến, tự chuyển hóa, để đảng CSVN “ngộ” ra rồi tự động giải tán đảng, làm lại hiến pháp, chấp nhận dân chủ đa nguyên đa đảng? Tập đoàn thừa sai Hà Nội chắc không muốn cái mô hình như vậy, và ai cũng biết là Bắc Kinh cũng chưa tới lúc cho phép Hà Nội đi ngược lại đường lối của “đại cục”.

Một chủ trương cải cách với sự hiện diện của chế độ toàn trị xã hội chủ nghĩa cộng sản độc tài độc đảng chỉ làm cho Viêt Nam tụt hậu, làm cho xã hội tan rã, băng hoại, đất nước sẽ tiêu vong, sắp mất vào tay Trung Cộng, đây là sự thật phũ phàng đã xẩy ra cho dân tộc dưới sự cai trị của đảng CSVN, kể từ ngày đảng CSVN cướp chánh quyền 1945. Chính cái bản chất chánh trị đó cần phải xoá bỏ, cần được thay thế bằng một chế độ chánh trị tiến bộ tự do dân chủ phù hợp với xu thế thời đại; thực tế Viêt Nam cho thấy một cuộc thay đổi toàn diện như vậy phải phát xuất từ ý chí toàn dân, môt cuộc thay đổi theo mô hình từ dưới lên trên, nói khác đi là cuộc nổi dậy để lật đổ bạo quyền cộng sản, một cuộc cách mạng do nhơn dân Viêt nam chủ động; nhơn dân đủ sáng suốt để tiến hành một cuộc cách mạng ôn hòa, không bạo động; nhưng bất bạo động không có nghĩa là không phản kháng nếu các lực lượng chống đỡ của bạo quyền khơi động tình huống bạo lưc, một cảnh đổ máu ít nhiều không tránh khỏi. Đảng CSVN có muốn được nhơn dân tha tội để trở về hòa đồng với dân tộc hay chọn lấy số phận của Ceauscescu, Kadafi. Con đường đấu tranh tất nhiên còn gian khổ nhưng “sống là tranh đấu” cho sự sống còn cho chính bản thân, cho gia đình và cho dân tộc, cho quê hương. Lập trường kiên định của Đảng Tân Đại Việt là cương quyết đấu tranh giải thể chế độ độc tài toàn trị CSVN, xây dựng một chế độ tự do dân chủ, pháp trị, dựa trên chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chủ quyền dân tộc Viêt Nam, không chấp nhận hòa giải hòa hợp với CSVN. Đảng chủ trương một cuôc cách mạng ôn hòa không đổ máu, chủ trương cộng tác với các tổ chức, đoàn thể dân chủ trong và ngoài nước. Cuộc cách mạng dân chủ chính do nhơn dân quốc nội chủ động, cộng đồng hải ngoại sẽ là lực lượng hậu phương yểm trợ, với cuộc vận động quốc tế hỗ trợ. Chính nghĩa phải thành công.

 

Vui cười

Nhà văn Nga Giliropxki rất buồn mỗi khi có bạn mượn sách của ông không chịu trả. Ông cho khắc một con dấu đóng trên mỗi cuốn sách dòng chữ: “Sách này lấy cắp ở tủ sách của Giliropxki”.


A. Dumas con chuẩn bị viết vở kịch đầu tiên Trà hoa nữ đã đến xin gặp cha mình hỏi kinh nghiệm viết kịch bản sân khấu. Ông bố vui lòng chỉ dẫn:

– Rất đơn giản. Hồi 1 sáng sủa hơn một chút. Hồi 3 ngắn hơn một chút và toàn bộ vở thông minh hơn một chút, thế là được.

 

Đấu Tranh Giành Lại Công Lý – Cổ Tấn Tinh Châu 01/01/2016

“Sống là tranh đấu” đấu tranh cho chính mình, cho gia đình, đấu tranh cho dân tộc và cho đất nước. Có đấu tranh thì chân lý mới sáng tỏ, điều kiện mới được phát triển. Đấu tranh cho một tương lai tươi sáng của đất nước Việt Nam là bổn phận và trách nhiệm của những ngưòi mang dòng máu Việt Nam.

Mặt trận đấu tranh của chúng ta có hai kẻ thù: giặc nội xâm và giặc ngoại xâm. Hai bọn giặc này đang liên kết với nhau để củng cố quyền lực và làm giàu.

Chúng ta quy tụ với nhau không chỉ để lên án những hành động côn đồ, tàn ác của bọn csvn đàn áp đồng bào bên nhà. Cũng không phải chỉ để đấu tranh đòi lại người bị bắt trái phép, đòi lại tài sản, đất đai và nhà cửa đã bị chiếm đoạt…, mà chúng ta đấu tranh để giành lại nền công lý tối cần cho dân tộc VN đã bị bọn CS cướp mất mấy chục năm qua.  Chúng ta đến với nhau vì sự tự do của dân tộc, đến với nhau vì sự tồn vong của đất nước. Chúng ta muốn luật pháp phải được tôn trọng, công lý và công bằng xã hội phải được bảo đảm.

Xã hội VN ngày nay là một xã hội được xây dựng bởi lòng thù hận, kích động bạo lực để cướp đất, cướp nhà, cướp của cải, đập phá cơ sở thờ phượng dưới sự bảo vệ của nhà nước CS. Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Hoà Hảo đều phải bị chung hoàn cảnh thảm thương như nhau. Ngoài bọn Cộng Sản, tất cả những người khác đều là nô lệ, là công cụ sai khiến, nếu không thì bị ghép tội “phản động”, tội muốn lật đổ Nhà Nước.  Đây là lý do tại sao xã hội Việt Nam đã chìm sâu vào sự băng hoại toàn diện.

Bây giờ, nơi mà chúng ta ngỡ là quê hương đất nước của mình, thật ra nơi đó đã bị bọn lãnh đạo Cộng Sản Việt Nam bán đứng cho Trung Cộng. Cái thời đại thượng tôn luật pháp mà chúng ta đã sống, nay biến thành thời đại cướp giựt, dối trá, tham nhũng và khủng bố. Không còn ai cảm thấy an toàn, bởi không bao giờ có luật pháp dưới chế độ của bọn CSVN.

Nền tư pháp của Việt Nam là truy tố hay không, kết án ở mức nào lại còn tùy thích.  Cơ quan chấp pháp thường đứng về phe có tiền để biến người không tiền thành kẻ có tội. Đây là một xã hội băng hoại đầy những bất an, chẳng biết đường nào mà đi.

Tòa án thì do những kẻ cướp ngồi xử người bị cướp, người yêu nước chống xâm lăng. Phiên tòa không một nhân chứng, không vật chứng, luật sư bị đuổi ra ngoài,  các thẩm phán VN chỉ là những con rối, không có kiến thức luật pháp, chỉ biết đi theo định hướng hoang đường, có khác gì con ngựa bị bịt mắt để kéo xe? Không chỉ như vậy, đảng cs còn đặt mình cao hơn luật pháp, không cần  biết đến công lý làm cho pháp luật mất tính thiêng liêng. Để duy trì quyền cai trị độc tôn bọn lãnh đạo cs không từ bất kỳ thủ đoạn bẩn thỉu nào.

Từ môi trường tử tế, trong lành của Miền Nam Việt Nam đến sau ngày 30 tháng 04 năm 1975 đã trở thành một xã hội hỗn loạn, những  con người của ngày xưa trở thành vô cảm, lừa dối, gian trá, đạp lên nhau mà sống một cuộc đời ích kỷ cho riêng mình, mà không thấy đó là bất nhân và vô loại.  Xã hội này đã mất hết ý thức về các giá trị làm người, mất hết ý thức về nhân đạo, ý thức về công lý, lẽ phải? Bọn cộng sản đã đem vào Miền Nam Việt nam cái y đạo mà theo đó hàng trăm bệnh nhân từ Quân y viện Cộng Hoà bị đuổi ra ngoài đường để vất vưởng chờ chết.

Những người Việt Nam biểu tình đòi công lý bị công an đàn áp dữ dội, người dân đứng nhìn như họ là người ngoại quốc. Một nhóm nhỏ bị tấn công, bị bắt, bị hù dọa và sau đó liên tục bị sách nhiễu. Xã hội ung dung và coi như không có việc gì xảy ra.

Người cộng sản đã làm đảo lộn tôn ti trật tự thầy trò và huỷ hoại nền giáo dục đàng hoàng của Miền Nam Việt Nam. Học giả mà có bằng, rút ruột công trình, chạy dự án, đấu thầu ma, gia đình trị, bao thơ… Điểm thi không nằm trong hệ thống đánh giá của người cộng sản. Họ có hệ thống riêng. Hệ thống tuyển chọn của họ là chủ nghĩa lý lịch. (Một Bác sĩ ôm chầm người thầy cũ dạy y học cho mình và nói: “Nếu hôm đó, thầy trò mình nhận nhau, tay bắt mặt mừng thì có thể, người nhà thầy…chết! Nếu kíp mổ nhận thấy họ đang phải thức ba tiếng đồng hồ giữa đêm khuya để mổ một ca không – phong – bì thì chất lượng chuyên môn, các biện pháp hỗ trợ sẽ chạy theo kiểu không – phong – bì thầy ạ).

Một bài báo gần đây lên tiếng chỉ trích việc 11 trong số 12 nhân tài đoạt giải Olympia đã du học nước ngoài và không muốn quay về nước. Họ đang sống trên một nước có sự thăng tiến nghề nghiệp và tự do, có ai muốn trở về nước để trở thành con vật kéo xe nếu không nằm trong hệ thống?

Xã hội suy đồi này nếu không được thay đổi thì một thời gian nữa sẽ ra sao? Những người lương thiện đã chết hết rồi, chỉ còn lại phần lớn là những người lưu manh, cướp giựt, lường gạt nhau. Đây là nỗi kinh hoàng của mọi người dân trong nước.  Khi mà đa số đồng bào đều im lặng, cúi đầu, xa lánh, khuất phục trước độc tài, trước cưỡng đoạt, trước dối trá, xảo quyệt, trước khủng bố, trước tham lam tráo trở thì làm sao mà đất nước không suy đồi, tan vỡ.

Chúng ta phải lên tiếng vì danh dự và trách nhiệm không phải chỉ là của riêng chúng ta mà vì lòng yêu nước của cả dân tộc đang bị chà đạp. Sự im lặng trước bất công của xã hội, trước áp bức của cường quyền, nhất là trước các sự kiện có liên quan đến tồn vong của đất nước cũng đồng nghĩa  là chúng ta đã chấp nhận thứ quyền lực độc tôn, độc tài mà đảng cộng sản Việt Nam đang áp đặt lên đầu dân tộc.

Chúng ta không muốn đồng lõa với tội ác, chúng ta muốn có một chút lòng với quê hương đất nước. Khao khát Công lý không phải chỉ là nhu cầu cá nhân mà còn là việc cần thiết cho sự tồn vong của cả xã hội. Chỉ có sức mạnh của sự tự do và công lý của con người mới có khả năng diệt kẻ nội thù và đuổi bọn ngoại xâm. Không có gì ngăn cản được Công Lý, dù không có luật sư Công Lý vẫn đào sâu vào sự thật để phơi bày cái giả, cái xấu cái sai. Chúng ta những người yêu chuộng Công Lý cùng chia sẻ, cảm thông và ủng hộ hành động của đồng bào trong nước. Tôi tin rằng chúng ta sẽ luôn đứng bên đồng bào trong nước để yểm trợ và góp sức đấu tranh cho Công Lý. Những tù nhân trong nước chỉ đòi hỏi một điều, là họ không bị cô đơn, không bị lãng quên; khi họ không còn quyền được nói; chúng ta sẽ nói thay họ.

Điều quan trọng là áp lực của bên ngoài, lên tiếng và đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam tôn trọng công lý. Điều này giúp sức cho những người ở Việt Nam, đang đấu tranh cho công lý trong nước.  Người Việt hải ngoại hãy đoàn kết thành một lực lượng chính trị để ảnh hưởng đến các vị Dân cử và Chính phủ các nước nơi mình cư trú. Chúng ta cần sẵn sàng để chu toàn công tác quốc tế vận ở mức rộng và lớn nhằm yểm trợ cho đồng bào trong nước.

Trong công cuộc xây dựng dân chủ và công lý chúng ta phải là những người tôn trọng và đấu tranh cho những giá trị thật, chứ không phải là những giá trị được thổi phồng bởi số đông. Chúng ta phải khắc phục những mâu thuẫn nội tại để tạo ra niềm tự hào chung, lợi ích chung, đó là nguồn góc của sức mạnh giúp chúng ta vượt qua bao thách thức trước mắt.

Chúng ta rồi cũng hiểu ra là: trở ngại, khó khăn của các tổ chức là hậu quả tất yếu của việc từ chối sự đóng góp của bản thân, hay ngăn cản sự đóng góp của người khác cho tâp thể.  Mọi người trong chúng ta đều hiểu rõ việc mình làm, đều mang trong lòng nỗi ước mong để có thêm những người tiến lên cùng nhau góp sức cho công cuộc đấu tranh chung. Đừng chỉ vỗ tay người chống cộng hoặc nói những lời cao đạo, chúng ta hãy tham gia, yểm trợ và giúp đỡ những người này.

Tôi tin rằng lương tri và các giá trị còn ở trong tim mà chúng ta gìn giữ để xây dựng một cái gì đó cho chính nghĩa và cho các giá trị tốt đẹp hơn.

Ai cũng biết, đấu tranh không phải là con đường bằng phẳng, đi dễ và đến cũng dễ. Vì vậy, khi bị thử thách, chúng ta nhứt quyết không bỏ lỡ hành trình, không lui bước, phải tiếp tục giành lấy sự việc và trách nhiệm để giao nó lại cho thế hệ tương lai.

Chúng ta chưa từng quên và sẽ không bao giờ quên đi lịch sử hào hùng của dân tộc, và niềm tự hào là người Việt Nam. Làm sao chúng ta dám quên những hy sinh của thế hệ trước đã dành cho chúng ta!

Không còn lựa chọn nào khác hơn là chúng ta hãy cùng đứng lên xác lập lại quyền của người dân để giành lại những gì đã bị CS tước đoạt trong những thập niên qua cho đất nước.

Hôm nay đây, những chiến sĩ năm xưa vẫn tiếp tục cuộc chiến không vũ trang để cùng nhau đòi lại Tự Do – Dân chủ và Công Lý cho Tổ Quốc. Đã không chấp nhận trở thành nạn nhân của chế độ cộng sản, vậy thì hãy dũng cảm đứng lên cùng tiến bước trên con đường đổi thay để viết tiếp những trang sử hào hùng trong công cuộc dành lại tự do, dân chủ và công lý cho dân tộc Việt Nam.

 

Vui cười

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam nói chuyện với Tổng thống Mỹ.

 – Tổng thống Mỹ: Nước chúng tôi thực sự có dân chủ vì bất cứ lúc nào dân chúng cũng có thể đổ ra đường và hô vang: “Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

 – Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam: Ồ, nước chúng tôi cũng dân chủ như vậy mà. Bất cứ khi nào dân chúng muốn, họ đều có thể hét toáng lên: ”Đả đảo Tổng thống Mỹ!”

  

Một đứa bé hỏi bố: chính trị là gì?

Ông bố nói: “Con hãy nhìn vào gia đình mình đây: Bố kiếm tiền và mang về nhà, vậy bố là nhà tư bản. Mẹ quản lý số tiền này nên mẹ là chính quyền. Bố mẹ chăm lo đến phúc lợi của con, cho con hạnh phúc và bình yên nên con là nhân dân. Chị giúp việc nhà ta là giai cấp lao động, còn cậu em còn quấn tã của con sẽ là tương lai đất nước. Con đã hiểu chưa?”

Đứa bé chưa hiểu rõ lắm nhưng phải đi ngủ. Giữa đêm, đứa bé tỉnh dậy vì chú em đã ị ra tã lót và đang kêu gào ầm ĩ. Cậu tiến đến phòng ngủ bố mẹ, gõ cửa nhưng mẹ ngủ rất say. Cậu bèn đi tiếp đến phòng của chị giúp việc và nhìn thấy bố đang vật nhau với chị giúp việc trên giường. Cậu đành đi về phòng và ngủ tiếp.

Sáng hôm sau ông bố hỏi đứa bé xem nó đã hiểu thế nào là chính trị chưa và bảo đứa bé  giải thích lại. Đứa bé trả lời: “Vâng, bây giờ con đã hiểu. Nhà tư bản đè đầu cưỡi cổ giai cấp lao động trong khi chính quyền ngủ say không biết gì. Nhân dân hoàn toàn không được đếm xỉa đến và tương lai thì ngập trong cứt ạ!”

 

Một nhà sư đi xin ăn giữa 1 trưa hè oi bức. Khát quá, bèn vào nhà 1 gia đình bên đường xin nước uống. Một cô gái trẻ vội mang chai nước lọc ra nhưng quên mang ly ra. Vì khát quá nên vị sư kia cầm chai lên uống. Cô gái thấy thế ái ngại và nói:

– Thầy đừng tu, để em lấy…

Vị sư kia liền trả lời:

– Thôi, đừng lấy. Để thầy tu…

 

Huyết đấu giữa hai phe Sang Trọng và Dũng trong Đại hội 12 – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sẵng 07/1/2016

Chỉ còn khoảng hai tuần nữa là đại hội 12 của đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) diễn ra với sự đấu đá quyết liệt, tệ hại nhất giữa hai thế lực: một là phe bám theo Trung Cộng giữ ghế mà đầu lĩnh là Nguyễn Phú Trọng (NPT); hai là nhóm tham nhũng với chiêu bài cải cách do Nguyễn Tấn Dũng (NTD) là đầu đà.

Ngày đầu năm mới 2016, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cương vị Bí thư Quân ủy Trung ương, đã đi thăm Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô. Tại đây, ông Trọng đã kêu gọi quân nhân phải tuyệt đối trung thành với đảng Cộng Sản, không được giao động. Đặc biệt, ông chú trọng đến công tác an ninh cho Đại hội đảng lần thứ 12 sắp diễn ra.

Ông lường trước có thể xảy ra cuộc binh biến khi tranh giành quyền lực tại đại hội 12 nầy. Ông ra lệnh quân đội bảo vệ đảng mà ông là Tổng Bí Thư. Có thể hiểu rằng ông Trọng xử dụng quân đội để tranh giành quyền lực chính trị cho mình.

Không phải chờ đến bây giờ ông Trong mới chuẩn bị, mà trong 6 tháng cuối năm 2015 phe đảng của ông đã “điều” hơn 70 cán bộ cao cấp vào những vị trí đặt biệt để đối phó với ông Dũng.

Hai bên đang dùng những ngón đòn hiểm để hạ đối phương và dùng hội nghị trung ương như là một đấu trường để xuất chiêu, hạ thủ.

Tại hội nghị trung ương 13, NPT tự đặt ra điều lệ là chức vụ Tổng Bí Thư là phải do người miền Bắc và phải có lý luận, ông còn nhấn mạnh đến vấn đề thống nhất trong nội bộ đảng. Thật là kỳ quái đến không thể hiểu được tại sao phải là người miền Bắc và phải có lý luận? Chính NPT gây chia rẽ nội bộ giữa hai miền Bắc Nam ngay trong đảng của ông và tự đặt ra tiêu chuẩn phải có lý luận để tự nhận mình đủ tiêu chuẩn, ông chỉ quan tâm đến việc có lý thuyết suông, thiếu thực tế và không đặt lợi ích đất nước lên trên trong bối cảnh Việt Nam đang cần một lãnh đạo có năng lực, bản lãnh để lèo lái Việt Nam trong giai đoạn hệ trọng nầy. Trong thông điệp “yêu cầu chuẩn bị danh sách đề cử những người quá tuổi vào BCT” rõ ràng NPT quyết không từ bỏ quyền lực để tiếp tục làm tay sai đắc lực cho Tàu. Ông quên rằng ông đã quá già rồi mà vẫn còn muốn bám vào đảng để trục lợi và đưa đất nước nầy đi xa hơn trong việc lệ thuộc vào Bắc Kinh.

Ông kêu gọi đoàn kết trong đảng mà chính ông là người cầm đầu nhóm nầy để chống nhóm kia. Đúng là ông lú rồi. Đừng để người lú dẫn đường cho 90 triệu dân nầy vào thảm hoạ để trở thành nô lệ của Trung Cộng khi Việt Nam trở thành một tỉnh mới của Tàu.

Ông Dũng bất tài trong điều hành đất nước: kinh tế lụn bại, nợ tràn ngâp không trả nổi, để mặc cho đám thân cận vơ vét của công, chiếm ruộng, đất của dân lành chia nhau làm giàu, xã hội băng hoại, văn hoá suy đồi. Đời sống dân chúng càng ngày càng kiệt quệ, nhất là vùng nông thôn. Nhưng NTD còn dám nói đến việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải, lãnh thổ, dám đòi kiện Trung Cộng ra toà án quốc tế.

Nói cho cùng, dù phe nào thắng thì người thua cuộc vẫn là người dân Việt Nam.

Đặc biệt trước đại hội 12, có một số cán bộ, lãnh đạo cộng sản về hưu năng nổ hơn trong việc viết kiến nghị, thỉnh nguyện tới lãnh đạo đảng cộng sản.

Họ dài hơi kêu gọi, kiến nghị, thỉnh nguyện không biết bao nhiêu năm rồi mà nhà cầm quyền có đếm xỉa lời nào đâu. Thật là ngây thơ để bỏ công ra viết lời kêu gọi người cộng sản thay đổi vì quyền lợi dân tộc. Cái đảng cộng sản mà họ đã theo 40, 50, 70 năm trời có khi nào thay đổi vì kiến nghị của ai đâu. Bất cứ ai, cán bộ cấp nào có cái nhìn, phát biểu, bày tỏ khác với lãnh đạo là phản động cần thẳng tay, kiên quyết loại bỏ. Tại sao họ không tập hợp lại để tranh đấu mà chỉ kêu gọi, đề nghị, thỉnh cầu sửa đổi những cái không còn có thể sửa được. Người cộng sản không cảm nhận được mỹ từ, họ chỉ biết qui phục trước bạo lực. Chính ông tổ của cộng sản đã thú nhận là cộng sản không thể thay đổi mà phải thay thế. Đó là cách duy nhất trong thế giới cộng sản. Họ biết, hiểu, thậm chí còn hiểu thấu đáo bản chất nầy của người cộng sản mà họ vẫn làm. Tại sao? và tại sao?

Những người viết kiến nghị, thỉnh nguyện là những người cộng sản già, họ không muốn thay thế chế độ cộng sản để họ còn có chút gì để hãnh diện hão với quá khứ của họ, trước dòng họ và con cái họ. Một quá khứ đầy sai lầm, tai hại cho dân tộc mà họ cũng không nỡ bỏ, vẫn muốn giữ. Nhưng trên hết phải nói là cuốn sổ lương hưu của họ. Họ sợ nếu chế độ cộng sản nầy bị thay thế thì sống bằng cái gì. Căn bản đơn giản là vậy.

Tuy ngoài miệng kêu gào thay đổi, đổi mới để cứu dân, cứu nước chớ không được thay thế vì mất nồi cơm của họ. Chúng ta đã nhìn rõ họ đã đặt lợi ích cá nhân lên trên đất nước, dân tộc nầy. Thôi đừng kiến nghị, kiến giải gì nữa. Nếu dám làm, nếu lương tâm quay trở lại và muốn ngày từ giã trần thế không mang theo tủi nhục thì tập hợp lại tranh đấu như các ông làm thuở xưa, đừng giả vờ ăn năn để tự lừa dối mình, để lương tâm có được giấc ngủ yên.

Họ nên từ bỏ cung cách xin/cho mà họ sống cả đời, để hoà nhập vào xã hội hiện tại, cùng với người dân tranh đấu quyền được hưởng mọi thứ tự do, dân chủ và nhân quyền đã được ghi rõ trong Hiến Pháp của nước CHXHCH/VN. Họ được quyền đòi những cái đã ghi trong Hiến Pháp chớ không phải van xin. Và nhớ rằng tự do, dân chủ không đến từ sự van xin, mà do tranh đấu mới có được. Muốn có tự do, dân chủ phải chấp nhận trả giá, nó không bao giờ được biếu không.

Hay có thể họ thật sự lú lẫn và không còn nhớ bản chất cộng sản là gì? Bản chất bạo lực, kiên định những sai lầm dù là sai lầm rất ngây ngô và tai hại đưa đến đại hoạ cho dân tộc. Một loại ngoan cố của kẻ ít học, nhưng tự phụ, thứ kiêu ngạo cộng sản.

Chính họ là lực lượng quan trọng góp phần cho việc thay thế chế độ cộng sản. Ngưòi dân tập hợp, tranh đấu thì bị ghép tội phản động, chống chế độ. Còn họ có tấm nhãn 40, 50, 70 tuổi đảng, bọn công an không thể nói họ là phản động, chống chế độ được vì chính họ đã đổ máu để tạo dựng nên chế độ nầy. Họ cứ chống gậy đi trước, thanh niên, học sinh, sinh viên, dân oan, đồng bào, những nhà tranh đấu đi theo sau để đòi tự do, dân chủ, nhân quyền. Đó là cuộc cách mạng dân chủ rất lý tưởng và là cơ hội bằng vàng để họ chuộc lỗi với tổ quốc với dân tộc. Nói thế, nhưng tôi không bao giờ tin họ dám làm, vì sổ hưu sẽ bị mất, những ưu đãi mà đảng cấp cũng không còn. Đất nước này rốt cuộc sẽ trông cậy vào những người trẻ, những người dân dám dấn thân cho dân tộc, những trí thức còn tinh thần trách nhiệm, và với những con người lương thiện đầy tinh thần dân tộc tại nhiều nơi trên mọi miền đất nước. Đất nước Việt Nam không thiếu những người con này.

Dân tộc Việt Nam là dân tộc hoà ái, trọng lễ nghĩa, biết cưu mang người khốn khó trong tinh thần bầu bí thương cùng. Đừng sợ nếu sổ hưu bị cướp giật, đồng bào sẽ đùm bọc các ông, nhất là việc làm của các ông là vì đại nghĩa.

Trong những ngày cận kề đại hội 12, bọn theo Trung Cộng cố sức làm mọi việc để củng cố quyền lực. Họ không ngần ngại sang Tàu để cầu kế, vấn mưu, tìm sự chống lưng, bảo kê từ kẻ thù dân tộc. Họ công khai dùng sức ép ngoại bang để tạo thế mạnh trong cuộc tranh đua quyết liệt nầy. Họ công khai thách thức, khinh miệt cả dân tộc.

Đất nước đang đứng trước một thử thách nghiêm trọng. Sẽ lệ thuộc nặng nề về kinh tế, mất dần lãnh hải và sự xâm lăng không vũ khí của bọn gian thương Tàu tới những vùng trù phú, vùng biển quan yếu của đất nước. Họ mua những vùng đất cốt lõi cho sự phát triển của đất nước, họ xây dựng những công trình đồ sộ mà ngay cả cấp Phó Bí Thư Quân Khu cũng không được bén mảng đến. Biết bao siêu thị chỉ dành riêng cho Tàu và cấm người Việt Nam vào. Tạị sao? họ làm gì trong đó? tại sao Tàu lại được phép cấm người Việt Nam vào đất của người Việt Nam? một nhượng địa của Trung Cộng sao?

Bằng mọi giá phải dành lại chủ quyền đất nước bằng cách loại bỏ bọn tay sai, bọn theo giặc. Nếu không làm được việc nầy hôm nay, ngày mai nó sẽ trở thành loại “dịch Chệt” lan tràn tới các miền khác của đất nước, và những tên Chệt con của thế hệ kế tiếp sinh sôi, nẩy nở. Và không lâu, chúng sẽ đòi thành lập khu tự trị ngay trên quê hương mình.

Bên cạnh những thử thách, cũng phải nhìn thấy những cơ hội quí báu để dân chủ hoá đất nước. Thông qua những hiệp ước thương mại quốc tế, VN sẽ phát triển kinh tế và văn hoá, giáo dục sẽ đi kèm. Chúng ta sẽ xóa dần loại văn hoá cộng sản dùng lừa dối trong giao tế, lạm quyền trong điều hành, tham lam khi thừa hành chức vụ. Họ tận dụng cơ hội để ăn cắp của công làm của riêng và tạo thành phe nhóm cấu kết để đánh cắp và chia nhau của cắp với mỹ danh “nhóm lợi ích” nhưng thực sự là bọn cắp.

Khi kinh tế phát triển sẽ có thêm phương tiện canh tân, mở rộng quân đội, mua trang thiết bị hiện đại để bảo vệ sự độc lập, chủ quyền đất nước, làm cho lân bang nể vì trong bang giao.

Đây là cơ hội hiếm hoi để người cộng sản góp phần cùng dân tộc xoá bỏ chủ nghĩa cộng sản, trả lại cho dân tộc quyền làm chủ đất nước, thực thi dân chủ, trả lại dân quyền làm người mà nhân loại đang được hưởng, dưa đất nước tiến lên ngang hàng với các nước trong khu vực.

Nếu người cộng sản nào còn chút lương tâm, hãy vì đất nước mà chọn người lãnh đạo dám đứng lên bảo vệ chủ quyền đất nước. Và sẽ là tên đồng phạm nếu chọn bọn theo giặc Tàu để lãnh đạo quốc gia trong giai đoạn hiện tại, để cùng ngoại bang xâu xé quê hương xác xơ, điêu tàn nầy. Dù cộng sản nào cũng là tai hoạ cho đất nước, cho dân tộc, nhưng kẻ bán nước luôn là tội đồ lớn nhất của dân tộc.

Theo truyền thống ngàn đời của tổ tiên để lại thì bọn tham quan sẽ bị trừng phạt rồi đuổi về sống cuộc đời dân dã bình thường, nhưng những tên làm tay sai cho giặc, phản bội tổ quốc phải bị tru di tam tộc. Những tên phản bội tổ quốc hãy hồi đầu lại với dân tộc để được hưởng lượng khoan hồng.

Nguồn :http://danlambaovn.blogspot.fr/2016/01/huyet-au-giua-hai-phe-sang-trong-va.html

 

 

Thượng đỉnh COP21 – Rồi sao nữa? – Mai Thanh Truyết

(tt)

Phần II – Những lời hứa và khả năng thực hiện

Năng lượng tái tạo (renewable energy) là những phương sách được thảo luận nhiều trong suốt Thượng đỉnh Paris COP21. Các loại năng lượng nầy gồm:

•         Năng lượng Thủy điện có được do dòng chảy của nước qua một turbine, và được biến đổi thành điện năng. Loại năng lượng nầy trong 10 năm trở lại đây không được khuyến khích vì, dù không phát thải thán khi nhưng về lâu về dài sẽ làm đão lộn hệ sinh thái của vùng và mức thiệt hại vật chất và môi trường sẽ cao hơn nguồn điện năng nhận được;

•         Năng lượng Địa nhiệt (Geothermal energy) là sức nóng từ lòng trái đất. Nguồn năng lượng nầy gồm vùng đất cạn (shallow ground) đến nước nóng hoặc đá nóng ở phía dưới mặt đất khoảng vài dặm; hay hơn nữa ở tận sâu đạt đến nhiệt độ thật cao làm đá “chảy ra” gọi là magma. Loại năng lượng nầy được dùng để sưởi ấm hay biến thành điện năng;

•         Năng lượng Gió gồm những cánh quạt xoay do nguồn gió và biến nguồn nầy quay các rotors của turbine và tạo ra điện;

•         Năng lượng Sinh học (Bioenergy) gồm các nguồn sinh thực vật như gổ, cây mía, hay mỡ bò, v.v… để tạo ra hơi nóng hay điện, hoặc tạo ra nguồn năng lượng cho các phương tiện vận chuyển;

•         Năng lượng Mặt trời gồm các cell voltaic chuyển tải ánh sáng mặt trời và biến thành điện năng;

•         Năng lượng Thủy triều dựa trên sự thay đổi thủy triều hay sóng nước (waves) làm xoay chuyển các rotors của các turbine và tạo ra điện;

•         Năng lượng Sinh khối (Biomass energy): Xuyên qua hiện tượng quang hợp (photosynthesis), diệp lục tố (chlorophyll) trong cây tiếp nhận năng lượng từ mặt trời chuyển đổi CO2 trong không khí và nước dưới đất thành carbohydrate trong cây. Và khi đốt cây để cho ra sức nóng hay điện, sẽ lại phóng thích lại khí carbonic và nước. Do đó, năng lượng nầy tuy được gọi là năng lượng tái tạo, nhưng vẫn phóng thích ra CO2.

Trong số 187 quốc gia đã nộp bản kết ước, hứa hẹn sẽ hạn chế việc phát thải khí nhà kính, cũng như thực hiện thỏa thuận “Khí hậu Xanh” và kết quả đầu tiên sẽ được thông báo vào năm 2020. Sau đây là liệt kê một số “lời hứa” tiêu biểu:

1 – Lời hứa của Mỹ

Hoa Kỳ năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020.

Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005.

Với vị trí của một quốc gia phát thải khí carbonic vào bầu khí quyển thứ hai của thế giới, TT Obama nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, hứa «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu». Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014, và sản xuất khoảng 19% sản phẩm toàn cầu.

Sơ đồdưới đây cho chúng ta thấy tỷ lệ các loại năng lượng tái tạo năm 2012 ở Hoa Kỳ.

Năm 2011, năng lượng tái tạo sản xuất tại Hoa Kỳ chiếm 11,7% trên tổng số năng lượng toàn quốc (2,245 quadrilloin BTU) qua mặt năng lượng hạt nhân (2,125 quadrillon BTU).

Nhưng vào năm 2014, tỷ lệ nầy giảm xuống còn 11,4%.

Vì sao?

Mặt dù năng lượng mặt trời tăng nhanh, nhưng nguồn thủy điện, chiếm 60,2% nguồn năng lượng tái tạo vào năm 2010  nhưng lại giảm vì ảnh hưởng tai hại của nguồn năng lượng nầy lên môi trường và hệ sinh thái trong vùng

Tuy vậy, Hoa Kỳ vẫn lạc quan khi hành pháp Obama tuyên bố qua ước tính của Phòng thí nghiệm Năng lượng Tái tạo Quốc gia (Department of Energy’s National Renewable Energy Laboratory – NREL) thuộc Bộ Năng lượng, rằng nước nầy sẽ đạt được tỷ lệ 50% trong việc xử dụng năng lượng tái tạo cho đến năm 2050.   Cũng như Hoa Kỳ sẽ tập trung vào việc phát triển mạnh các loại năng lượng tái tạo chánh yếu như: – Năng lượng Gió – Năng lượng Mặt trời – Năng lượng Sinh học – Năng lượng Địa nhiệt – và Năng lượng Thủy điện.

2 – Lời hứa của Canada-Vancouver-Thi đua zero carbon

Châm ngôn của Canada là giảm mạnh việc tiêu thụ năng lượng hóa thạch, và đây là mục tiêu chung của tất cả các Thị trưởng của các tỉnh bang tham gia vào nỗ lực tập thể này.

Mục tiêu của việc nầy là thi đua “Zero Carbon”.

Thị trưởng Vancouver Gregor Robertson chia sẻ:”Các nhà ở của chúng tôi được xây dựng theo các tiêu chuẩn sinh thái nghiêm ngặt nhất trên toàn Bắc Mỹ. Chúng tôi muốn giảm được lượng khí thải carbonic đến 80% trước 2050. Bắt đầu từ năm 2050, chúng tôi sẽ chỉ sử dụng năng lượng tái tạo… Chính trong lĩnh vực phát triển bền vững mà chúng tôi tạo được nhiều công ăn việc làm nhất. Nhờ vậy, chúng tôi có được tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhất trong các đô thị Canada” (theo l’Observateur, của OCDE, tháng 11/2015).

Để thực hiện kết ước trên, các nhà quy hoạch chú trọng đến nhiều lãnh vực như, từ quy hoạch đô thị, đến giao thông vận tải, hay sử dụng năng lượng tái tạo. Cũng cần nên biết, hiện nay, tại Vancouver, riêng về giao thông, gần 50% việc đi lại được thực hiện không cần xe hơi mà bằng những phương tiện công cộng.

3 – Lời hứa của New Zealand

Riêng cho New Zealand, nguồn năng lượng táo tạo cho xứ nầy chiếm 38% tổng số năng lượng dùng cho toàn quốc, phần lớn dùng cho điện năng để thắp sáng.

New Zealand hứa sẽ hạn chế phát thải 30% so với định mức của năm 2005 vào năm 2030. Điều nầy không bắt buột phải tăng việc phát triển năng lượng tái tạo mà còn là tăng việc “trồng rừng” để hấp thụ khí carbonic cũng như việc “thu mua thán khí” từ những quốc gia ít phát thải khí carbonic trong quá trình phát triển. (Chương trình nầy nằm trong việc thỏa thuận mua bán dưới danh nghĩa “international carbon credit” mà Thượng đỉnh COP21 cho phép. Việc nầy đã bị nhiều quốc gia phản đối, nhứt là những quốc gia chậm phát triển).

New Zealand sẽ đặt trọng tâm vào việc phát triển Năng lượng Gió để thay thế năng lượng hóa thạch, và năng lượng Địa nhiệt sẽ thay thế lượng khí đốt dùng hiện nay.

4 – Lời hứa của Ấn Độ

Là một quốc gia phát khí carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới với 2,75 tỷ tấn thán khí cho năm 2014, chiếm 6% lượng phát thải toàn cầu, Ấn Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải khí CO2 và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường.

Ngày 01/10/2015, Ấn Độ trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh vai trò của các loại năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Mặc dù không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm 2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35 % lượng khí thải carbonic so mức phát thải vào năm 2005. Ngoài ra New Delhi cũng kết ước phát triển năng lượng tái tạo để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ của quốc gia Nam Á này. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ hiện nay chỉ là 12 % theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace.

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40% Ấn Độ cần được quốc tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy “hứa” như trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau:”Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. Theo báo Le Monde, Pháp, Ấn Độ trước hết muốn bảo vệ quyền lợi riêng của quốc gia mình là:”Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới. Các nhà phân tích đan cử một thí dụ điển hình cho sự tương phản giữa các quốc gia ở Bắc và Nam bán cầu:”người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà”.

Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21, cần phải giải quyết trước hết một vấn đề:”các nước giàu chịu chi bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện tại vẫn có hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này thường xuyên bị mất điện. (Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã cho Ấn Độ vay với lãi suất nhẹ 1,5 Tỷ US$ trong khoảng thời gian 2015 – 2019 để xây dựng các hệ thống “nhà vệ sinh” cho dân chúng. Hiện tại có 3/5 dân chúng sống ở nông thôn đi làm vệ sinh ngoài đồng và 1/10 tỷ lệ tử vong của xứ nầy là do tình trạng vệ sinh kém).

5 – Lời hứa của Uc Châu – Australia

Tỷ lệ các loại năng lượng táo tạo ở Úc vào năm 2010 như sau:

Năm 2006, tổng số năng lượng tái tạo ở Úc chiếm 4%. Nhưng đến năm 2012, tỷ lệ trên đã tăng lên 13,14% trên tổng lượng điện năng dùng cho cả nước. Thật quả là một tiến bộ vượt bực chỉ trong vòng 6 năm mà thôi. Trong số đó, thủy điệnchiếm 57,8%, năng lượng Gió, 26%, năng lượng Sinh hóa, 8,1%, năng lượng Mặt trời, 8%, năng lượng Địa nhiệt 0,002% và năng lượng Thủy triều 0,001%.

Ở quốc gia nầy, đây là một chính sách quốc gia nhằm đáp ứng sự thay đổi khí hậu toàn cầu. Chính nhờ vậy mà sự thay đổi nhanh chóng nầy có hy vọng đạt được chỉ tiêu của COP21 vào năm 2020 cho quốc gia nầy.

6 – Lời hứa của Nhật Bản

Nhựt Bản hứa là sẽ tăng cường việc xây dựng cơ sở cho các loại năng lượng tái tạo lên đến 22 hoặc 24% so với tổng lượng năng lượng dùng cho cả nước vào năm 2030. Chỉ trong khoảng thời gian từ năm 1970 đến 2012, tỷ lệ năng lượng tái tạo xử dụng toàn quốc Nhựt giảm từ 25% xuống còn 10% chỉ vì chính sách “Feed-in tariff” của chánh phủ làm cho những nhà đầu tư không thích thú trong việc xây dựng năng lượng tái tạo nữa.

Chúng ta chờ xem những thay đổi của Nhựt Bản trong Thỏa thuận COP21 lần nầy.

Thay lời kết

Qua những ghi nhận về cung cách hành xử của một số quốc gia kể trên trong việc thì hành các thỏa thuận ký kết trong ngày cuối cùng của Thượng COP21, người viết có vài suy nghĩ chia sẻ trong phần cuối của bài viết như sau:

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (International Energy Agency-IEA), hiệu ứng khí nhà kính toàn cầu hầu như không thay đổi trong vài năm trở lại đây. Kết luận nầy cho thấy tổng lượng khí do con người phát thải vào bầu khí quyển năm 2014 vẫn tương đương trong năm 2013. Và đặc biệt, năm 2015, hiệu ứng trên có phẩn giảm nhẹ so với 2014.

Điều nầy có thể kết luận là do việc Âu Châu khai triển năng lượng Gió và Mặt trời rất nhiều trong năm nay, cũng như Trung Cộng cũng tăng trưởng nhiều trong hai lãnh vực nầy.

Thử tiên đoán một số viễn tượng có thể xảy ra trong vài năm tới như:

•         Trung Cộng có thể bớt xử dụng than đá làm năng lượng, nhưng vì người dân sẽ “giàu” hơn, do đó phát thải khí carbonic nhiều hơn do việc có nhiều xe di chuyển và nhu cầu cho mức sống cao hơn trước.

•         Ấn Độ, một quốc gia đang phát triển tiếp tục xử dụng năng lượng hóa thạch để phát triển như tiên liệu của Nhóm thinktank Bjorn Lomborg, Copenhagen.

•         Cũng như Brazil tiếp tục giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu toàn cầu theo quan niệm và tình trạng kinh tế của chính quốc, nghĩa là “bất chấp” “thỏa thuận lịch sử COP21”.

Trên đây là ba quốc gia phản đối, không tham gia vào danh sách 100 nước chấp thuận thực thi kết ước của Thỏa thuận COP21.

Chuyện gì sẽ xảy ra trong lúc các nước giàu tiếp tục hạn chế sự phát thải thán khí bằng công nghệ sạch và các quốc gia nghèo khác tiếp tục “hứa” để mà hứa?

Rõ ràng là năng lượng thay thế là cần thiết để giảm hiệu ứng nhà kính. Nhưng đầu tư vào việc nầy cần một ngân khoản lớn, đôi khi vượt khỏi khả năng của chánh phủ và tư nhân, cũng như một số yếu tố kinh tế trong xã hội cần phải nghiên cứu thêm nữa…có thể ảnh hưởng lên sự phát triển quốc gia.

Chính vì vậy, một gợi ý khác là con người cần phải động não nhiều hơn để truy tìm một phương hướng mới hầu giải quyết nhiều vấn đề là:

•         Làm cách nào để sống được trong một bầu trời có lượng khí nhà kính cao?

•         Làm cách nào để phát triển nông phẩm trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt như hạn hán hay ẩm ướt, nóng bức hay lạnh lẽo?

•         Làm cách nào để bảo vệ nguồn protein trong thiên nhiên như gia súc trên đất, trong không khí, và thủy sản trong nước trong các điều kiện trên?

Nghĩ và giải quyết từng phần những điều trên đây có thể làm cho thế giới đở phải tốn nhiều nhân lực, tài lực, và thời gian tranh cãi để đưa đến một quyết định trong đó, có rất nhiều thành viên không muốn tuân thủ như kinh nghiệm của Nghị định thư Kyoto năm 1997.

Hy vọng, “Thỏa thuận lịch sử COP21” sẽ đưa các quốc gia trên thế giới đạt được nhiều đồng thuận và “tôn trọng” lời hứa của mình hơn trong tương lai…

 

Tổng Kết Tình Hình Thế Giới Năm 2015 – Đào Văn Bình

Thế giới năm vừa qua quá nhiều biến động với những sự kiện nổi bật như sau:

– Ngày 7/1/2015: Vụ thảm sát tại tòa soạn báo biếm họa Charlie Hebdo ở Paris khiến 11 người chết và 10 người bị thương.

– Ngày 29/1/2015: “Những người biểu tình thuộc Nhóm CodePink đã bu quanh Kissinger khi ông cùng với các cựu bộ trưởng ngoại giao Madeleine Albright và George Shultz tới thượng viện để tham dự buổi điều trần về chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ theo lời mời của Ủy Ban Quốc Phòng Thượng Viện. Đám người giơ cao tấm biểu ngữ “Hãy bắt giam Henry Kissinger vì tội phạm chiến tranh”, ám chỉ một số quyết định gây tranh cãi của ông dưới thời Tổng Thống Nixon và Tổng Thống Ford.”

– Ngày 3/2/2015: “Trong cuộc phỏng vấn của CNN, ông Obama thừa nhận rằng Hoa Kỳ đã làm trung gian trong vụ “chuyển giao quyền lực” ở Ukraina. Nói cách khác, nhà lãnh đạo Mỹ thừa nhận rằng cuộc đảo chính ở Ukraina hồi Tháng 2 năm 2014, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng và khiến cho nhiều người thiệt mạng, đã xảy ra với sự tham gia trực tiếp về mặt tổ chức và kỹ thuật của Hoa Kỳ.

– Ngày 3/2/2015: Với tiêu đề, “Trục Việt-Phi: Sản Phẩm Của Trung Quốc” (Made in China: A Vietnam-Philippines Axis) The National Interest đã nhận định như sau, “Việt Nam và Phi Luật Tân dù từ lâu đã có những tranh chấp vể chủ quyền biển đảo -hiện đang tiến tới hợp tác chiến lược (strategic partnership) vì cùng lo lắng trước sự trỗi dậy của Hoa Lục.

– Ngày 12/2/2015: “Cuộc chạy đua cho hội nghị Minsk kết thúc với thỏa thuận ngừng bắn giữa các phe ở Ukraina.

– Ngày 23/2/2015: “Các cư dân Indonesia đang thu thập tiền xu dành cho Thủ tướng Australia Tony Abbott. Mục đích của họ là kiếm 1 tỷ USD. Hoạt động phản đối với tên gọi “Tiền hoàn trả” đang nhanh chóng phổ biến khắp toàn quốc, như phản ảnh trên trang mạng tiếng Anh của RT. Nguyên cớ sự bất mãn của người Indonesia là lời phát biểu của Thủ tướng Australia.

– Ngày 26/2/2015: Hải Quân Hoa Kỳ lần đầu tiên xác nhận phi cơ trinh thám tân tiến nhầt P-8A Poseidon đã bắt đầu bay những chuyến bay đầu tiên để tuần tra trên Biển Đông.”

– Ngày 5/3/2015: Đại Sứ Hoa Kỳ Mark Lippert bị tấn công khi đang diễn thuyết và được đưa vào bệnh viện. Đài tuyền hình YTN trình chiếu hình ảnh Ô. Lippert bi rạch ở má và cổ tay nhưng vết thương không nguy hiểm tới tính mạng.

– Ngày 5/3/2015: Thủ Tướng Ý Đại Lợi viếng thăm Moscow trong một nỗ lực hàn gắn mối quan hệ giữa Nga- Tây Phương bị tổn thương vì cuộc khủng hoảng Ukraine.

– Ngày 10/3/2015: Moscow thông báo sẽ ngưng mọi sự liên hệ tới thỏa hiệp về vũ khí ký kết khi Chiến Tranh Lạnh kết thúc.

– Ngày 11/3/2015: 155,000 người đã ký thỉnh nguyện thư gửi Tòa Bạch Ốc yêu cầu truy tố 47 thượng nghị sĩ Đảng Cộng Hòa về tội phản nghịch khi gửi thư cho các nhà lãnh đạo Ba Tư về những thương thảo về nguyên tử đang diễn ra.”

– Ngày 11/3/2015: Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam ngưng không cho Nga sử dụng căn cứ không quân cũ của Hoa Kỳ ở Cam Ranh để tiếp dầu cho những máy bay ném bom chiến lược có khả năng mang bom nguyên tử nhằm phô diễn sức mạnh quân sự ở vùng Châu Á Thái Bình Dương.

– Ngày 13/3/2015: Trang nhất của tờ Financial Times (Anh Quốc) vào sáng Thứ Sáu đã đi một bản tin làm mọi người ngạc nhiên phản ảnh căng thẳng ngoại giao hiếm thấy giữa các giới chức cao cấp nhất của Hoa Kỳ và Anh Quốc. Chính phủ Anh bị Hoa Kỳ cáo buộc là thường xuyên “chiều theo ý” của Hoa Lục.

– Ngày 16/3/2015: Bộ Trưởng Quốc phòng Malaysia cho biết bộ trưởng quốc phòng các nước ASEAN sẽ nghiên cứu mô hình của Liên Minh Châu Phi trong nỗ lực thành lập một lực lượng gìn giữ hòa bình chung của khối 10 quốc gia thành viên trong khu vực.

– Ngày 18/3/2015: Nga xiết chặt thêm việc kiểm soát khu vực Nam Ossetia tách ra khỏi Georgia khi Tổng Thống Putin và lãnh đạo của Nam Ossetia ký kết thỏa ước mới gần như thống hợp toàn diện vào Nga.

– Ngày 25/3/2015: Lực Lượng Tự Vệ Hải Quân Nhật đã tiếp nhận một chiến hạm lớn nhất kể từ Đệ II Thế Chiến. Chiến hạm Izumo chở trực thăng lớn bằng hàng không mẫu hạm thời Hải Quân Thiên Hoàng đã từng giao chiến với Mỹ tại Thái Bình Dương.

– Ngày 25/3/2015: Tổng Thống Petro Poroshenko tiếp nhận 10 thiết vận xa Humvees (giống như M.151 thời Chiến Tranh Việt Nam) hai ngày sau khi các nhà lập pháp Hoa Kỳ biểu quyết thúc giục Tổng Thống Obama cung cấp vũ khí sát thương cho Kiev.”

– Ngày 25/3/2015: Tổng Thống Hadi của Yemen do Hoa Kỳ hỗ trợ đã trốn chạy bằng đường biển qua Djibouti sau khi phe nổi dậy Shiite và đồng minh đã tiến vào nơi ẩn náu cuối cùng của ông ở phía nam, chiếm phi trường và treo tiền thưởng cho ai lấy được đầu của ông.”

– Ngày 25/3/2015 Ngoại Trưởng Nga Sergi Lavrov đã tới thăm Cuba và ba nước Combombia, Nicaragua và Guatemala để mở rộng hợp tác và đầu tư.

– Ngày 25/3/2015: Anh tăng cường lực lượng tại thuộc địa Faulkland/Malvinas này vì lo sợ Á Căn Đình tấn công với sự hỗ trợ của Nga.

– Ngày 26/3/2015: Chuyến thăm Á Châu của Bà Michelle Obama để xúc tiến giáo dục cho các bé gái đã bị Thủ Tướng Hun Sen của Cambodia chỉ trích thẳng thừng là bà chỉ “rong chơi” và sử dụng lời lẽ hoa mỹ để tạo niềm hy vọng về sự cải thiện chứ chẳng bảo đảm trợ giúp gì cả.

– Ngày 30/3/2015: Thủ Tướng Nga Dmitry Medvedev thăm Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

– Ngày 2/4/2015: “Viện trợ quân sự cùng với việc bán vũ khí và hàng tỉ đô-la đầu tư, Hoa Lục đã tăng cường mối liên hệ với Cambodia và giới phân tích coi đây như một bộ phận của việc mở rộng ảnh hưởng trong vùng, kể cả việc tranh chấp ở Biển Đông.”

– Ngày 4/4/2014: Nga kêu gọi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc thúc đẩy một lệnh ngưng oanh tạc tại Yemen trong khi liên quân do Saudi cầm đầu đã tiến hành cuộc không kích xứ sở này qua ngày thứ mười.

– Ngày 6/4/2015: Nhân dịp thăm viếng Thái Lan, Thủ Tướng Nga Medvedev đã chính thức mời Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha thăm Nga.

– Ngày 7/4/2015: Hoa Kỳ đầy mạnh việc chuyển giao vũ khí cho liên quân do Saudi Arabia dẫn đầu để đối phó với đà tiến quân của phe nổi loạn tại Yemen.

– Ngày 7/4/2015: Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc.

– Ngày 9/4/2015: Thái Lan mưu tìm tăng cường quan hệ quốc phòng với Trung Quốc. Bộ Trưởng Quốc Phòng Thái Lan Prawit Wongsuwan thăm Trung Quốc cùng với một phái đoàn trong đó có tư lệnh Hải Quân Thái để thảo luận việc mua hai chiếc tàu ngầm chạy bằng diesel (dầu cặn) do Trung Quốc chế tạo. Nhưng sau đó với áp lực của Mỹ, thỏa hiệp mua bán tàu ngầm đã phải hủy bỏ.

– Ngày 16/4/2015: Một giới chức quân sự cao cấp Mỹ cho biết chẳng bao lâu nữa Trung Quốc sẽ có khả năng bắn hạ tất cả các vệ tinh trong không gian. Tướng Mỹ Raymond xác nhận rằng cuộc thử nghiệm hỏa tiễn bắn hạ vệ tinh vào Tháng Bảy của Trung Quốc đã thành công.

– Ngày 27/4/2105: Hoa Kỳ và Nhật Bản đã đạt thỏa thuận mới về hợp tác quốc phòng Mỹ-Nhật được đưa ra chỉ một ngày trước cuộc hội đàm thượng đỉnh giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc. Theo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, đây là một “bước chuyển lịch sử” trong quan hệ giữa hai nước.

– Ngày 3/5/2015: Theo Liên Hiệp Quốc, chiến sự nổ ra khắp Yemen đã giết hơn 1000 người trong đó có khoảng 551 thường dân và 115 trẻ em kể từ khi các cuộc không kích khởi đầu. Human Rights Watch đã tố cáo Saudi và liên minh đã sử dụng Bom Chùm CBU-105 Sensor Fuzed Weapons do Mỹ cung cấp là loại vũ khí bị cấm trong một thỏa hiệp của 116 quốc gia ký năm 2008.

– Ngày 6/5/2015: Thủ tướng Đức Angela Merkel nói bà sẵn sàng ra điều trần trước các dân biểu sau khi có cáo buộc tình báo Đức giúp Mỹ theo dõi các mục tiêu ở Đức và các nước lân cận. Tình báo Đức đã hợp tác với Mỹ từ lâu nhưng nay người ta biết rằng các mục tiêu không phải chỉ gồm các đe dọa khủng bố mà theo dõi cả bộ ngoại giao và phủ tổng thống Pháp, Ủy Ban Châu Âu và Airbus.

– Ngày 9/5/2015: Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Moscow, gặp tổng thống Nga Vladimir Putin và ký kết các thoả thuận quan trọng nhằm thúc đẩy quan hệ trước lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát Xít.

– Ngày 10/5/2015: Tổng Thống Djibouti nói với AFP là họ đang thương thảo để Trung Quốc thiết lập một căn cứ quân sự tại quốc gia nhỏ bé ở Sừng Phi Châu. Như thế là Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có căn cứ quân sự sát cạnh nhau.

– Ngày 10/5/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã tới Belarus trong chuyến công du ba ngày để ký kết những thỏa hiệp trị giá 15.7 tỉ đô-la trong lúc Hoa Lục đang nhắm tới việc xâm nhập vào nền kinh tế của Âu Châu qua dự án Con Đường Tơ Lụa.

– Ngày 12/5/2015: “Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Ash Carter đề nghị gửi tàu chiến và máy bay tới trong khoảng 12 hải lý của những bãi đá ngầm mà Trung Quốc đang biến cải thành những hòn đảo ở trong khu vực tranh chấp ở Trường Sa với lý do bảo vệ tự do hàng hải.”

– Ngày 18/5/2015: Quân đội Iraq hoảng loạn tháo chạy để lại khối lượng vũ khí khổng lồ, phiến quân Hồi Giáo tiến vào Thành Phố Ramadi.

– Ngày 19/5/2015: Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng Kênh Đào Kra Isthmus, được mệnh danh là ”Kênh Đào Panama của Châu Á” ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu khoảng 1200 km và không cần thông quá Eo Biển Malacca.

– Ngày 22/5/2015: Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và phu nhân thăm Việt Nam và sau đó dư luận bàn tán nhiều về việc Ô. Ban Ki-moon thuộc hậu duệ của dòng họ Phan Huy Chú – một nhà bác học của Việt Nam thời Nguyễn.

– Ngày 27/5/2015: Lính hải quân Việt Nam và Phi Luật Tân đá bóng và vui chơi trên Đảo Song Tử Đông (Northeast Cay) là hòn đảo hiện do Phi Luật Tân chiếm đóng để bày tỏ sự thân thiện giống như cuôc gặp gỡ, vui chơi, uống bia giữa hai bên trên Đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) thuộc chủ quyền của Việt Nam vào Tháng Sáu năm ngoái.

– Ngày 27/5/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Ashton Carter đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất về những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông, đòi hỏi phải ngưng ngay sự biến cải những bãi đá ngầm và cam kết rằng Hoa Kỳ vẫn duy trì sức mạnh hàng đầu tại Á Châu trong những thập niên tới.

– Reuters ngày 29/5/2015: TNS John McCain đề nghị một dự luật cung cấp khoảng 425 triệu đô-la trong vòng 05 năm cho những quốc gia như Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân, Thái Lan và Việt Nam để trang bị, tiếp liệu, huấn luyện và xây dựng quân sự trên quy mô nhỏ để đối phó với những thách thức về chủ quyền trên biển của Trung Quốc. Trong một cuộc họp báo tại HCM City, Ô. John McCain nói rằng Hoa Kỳ sẽ thi hành một số biện pháp làmTrung Quốc chùn bước để không cón có những hành động như vậy. TNS John McCain cho biết trong tuần tới ông và các thượng nghị sĩ sẽ đề nghị nới lỏng thêm lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam.

– Ngày 1/6/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Phùng Quang Thanh và Bộ Trưởng Ashton Carter trong cuộc họp báo chung tại Hà Nội nói rằng hai quốc gia mở rộng hợp tác quân sự trong đó bao gồm những kế hoạch tiến hành những chiến dịch quân sự chung. Hoa Kỳ sẽ giúp Việt Nam chuẩn bị tham gia sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Hai bên còn ký Tuyên Bố Tầm Nhìn Chung về quan hệ quốc phòng Việt – Mỹ, đánh dấu bước chuyển mới trong quan hệ hai nước.

– Ngày 5/6/2015: Tổng Thống Aquino của Phi Luật Tân loan báo ông muốn bắt đầu thương thảo để cho phép quân đội Nhật vào đất nước Đông Nam Á này trong lúc hai quốc gia Nhật-Phi xây dựng hợp tác quốc phòng giữa khi tranh chấp lãnh thổ căng thẳng với Trung Quốc.

– Ngày 7/6/2015: Bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết Hung Gia Lợi trở thành quốc gia Âu Châu đầu tiên ký thỏa hiệp hợp tác với Trung Quốc về dự án Con Đường Tơ Lụa nhằm phát triển thương mại, hạ tầng cơ sở giao thông xuyên Á Châu và xa hơn nữa.

– Ngày 8/6/2015: Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu ra lệnh gia tăng tốc độ xây dựng hạ tầng cơ sở quân sự lẫn dân sự trên Quần Đảo Kuriles nơi đang diễn ra tranh chấp chủ quyền giữa Nhật và Nga.

– Ngày 13/6/2015: Theo một vài ước lượng, Trung Quốc dự tính sản xuất khoàng 42,000 hệ thống máy bay không người lái có căn cứ từ đất liền và trên biển trị giá khoảng 10.5 tỉ đô-la từ 2014 tới 2023. Rất nhiều máy bay không người lái này được sao chép từ thiết kế của Mỹ.

– Ngày 15/6/2015: Phát ngôn viên của Công Ty United Instrument Manufacturing do Điện Kremlin làm chủ cho biết quân đội Nga đã chế tạo thành công một loại súng vi ba (microwave gun) có khả năng triệt hạ máy bay không người lái và các phi đạn phóng ra từ trên trên không.

– Ngày 29/6/2015: Khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sĩ đảng đối lập CNRP hôm 28/6/2015 đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An. Lực lượng chức năng Việt Nam và người dân địa phương đã ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương.

– Ngày 29/6/2015: Trung Quốc khai trương Ngân Hàng Đầu Tư Hạ Tầng Cơ Sở Á Châu (AIIB) mà Washington bày tỏ những mối lo ngại rằng ngân hàng sẽ làm suy yếu Ngân Hàng Thế Giới (World Bank) và Ngân hàng Phát Triển Á Châu (ADB) do Mỹ và Nhật Bản kiểm soát, tức uy lực tài chính cũng là “cây gậy chỉ huy” của Mỹ đã suy giảm.

– Ngày 1/7/2015: Mỹ- Cuba tái lập quan hệ ngoại giao sau 51 năm cấm vận và cô lập.

– Ngày 7/7/2015: Tổng Bí Thư Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa Kỳ và hội đàm với Tổng thống Barack Obama tại Tòa Bạch Ốc.

– Ngày 14/7/2015: Sau nhiều cuộc thương thảo đầy va chạm, các cường quốc và Ba Tư đã đã đạt được thỏa hiệp lịch sử để kiềm chế chương trình hạt nhân hầu đổi lấy việc tháo bỏ cấm vận nhiều tỉ đô-la – tránh được mối dọa chế tạo vũ khí nguyên tử của Ba Tư và một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.

– Ngày 16/7/2015: Đạo luật về an ninh gây tranh cãi đã được hạ viện Nhật thông qua vào ngày Thứ Năm mà những người chống đối cho rằng đã phá hoại 70 năm hòa bình và sẽ thấy lần đầu tiên quân đội Nhật tham chiến ở nước ngoài kể từ Thế Chiến II.

– Ngày 20/7/2015: Tân Tư Lệnh Thái Bình Dương Scott Swift đã tham dự bảy giờ bay trên phi cơ do thám P-8 Poseidon mới nhất của Hoa Kỳ trên Biển Đông khiến Hoa Lục tức giận.

– Ngày ngày 21/7/2015: Kyrgyzstan đã xé bỏ thỏa hiệp hợp tác lâu đời với Hoa Kỳ sau khi Hoa Thịnh Đốn trao tặng giải thưởng nhân quyền cho một nhà đấu tranh thuộc sắc dân thiểu số đang bị cầm tù.

– Ngày 21/7/2015: Tinh thần bài Hoa đột nhiên lan rộng khắp Thổ Nhĩ Kỳ, biểu tình phản đối, đốt cờ, tấn công khách du lịch và nhà hàng, hung hăng kêu gọi phân biệt chủng tộc trên các trang mạng xã hội…Tinh thần bài Hoa lên tới cao điểm tại Thổ Nhĩ Kỳ trong vài tuần lễ khi Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan chuẩn bị chuyến thăm viếng Trung Quốc vào cuối tháng này.

– Ngày 25/7/2015: Trung Quốc vừa phóng hai vệ tinh mới vào ngày Thứ Bảy khi nước này tự chế tạo hệ thống điều khiển vệ tinh để cạnh tranh với hệ thống GPS (Global Positioning System) của Hoa Kỳ.

– Ngày 27/7/2015: Truyền thông nhà nước Trung Quốc chế nhạo động cơ những chuyến thăm Châu Phi của Tổng Thống Barack Obama là lo ngại ảnh hưởng ngày càng bành trướng của Bắc Kinh ở lục địa này.

– Ngày 28/7/2015: Bộ Trưởng Ngoại Giao Nam Dương Retno Marsudi nói rằng Tổng Thống Joko Widodo bày tỏ hy vọng rằng Trung Quốc sẽ xây dựng Nam Dương thành một căn cứ sản xuất tại Á Châu qua sự tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai quốc gia.

– Ngày 29/7/2015: Với sự tháp tùng của 30 lãnh đạo các công ty, Ô. Cameron thực hiện chuyến viếng thăm lịch sử lần đầu tiên của vị thủ tướng Anh tới Việt Nam.

– Ngày 29/7/2015: Lo sợ gia tăng, đặc biệt tại Ấn Độ là Trung Quốc có thể sớm tiến hành dự án xây dựng đảo nhân tạo tại Maldives thuộc Ấn Độ Dương.

– Ngày 31/7/2015: WikiLeaks cho biết cơ quan tình báo Mỹ đã nghe lén các chính trị gia Nhật, ngân hàng trung ương hàng đầu và những công ty lớn trong nhiều năm. Đây là sự tiết lộ mới nhất về việc Hoa Thịnh Đốn nghe lén các đồng minh.

– Ngày 12/8/2015: Trong bản tin phổ biến báo chí, Chỉ Huy Không Quân Tấn Công Toàn Cầu (U.S. Air Force Global Strike Command) cho biết Hoa Kỳ đã đưa ba máy bay ném bom tối tân nhất tới Guam.

– Ngày 16/8/2015: Khủng hoảng di dân ở Âu Châu: 250,000 người bỏ nước ra đi, 2000 người chết.

– Ngày 18/8/2015: Thủ Tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha gọi vụ đánh bom tại khu vực đông đúc là biến cố tệ hại nhất từ trước tới giờ mới xảy ra ở Thái Lan.

– Ngày 24/8/2015: Gần 80,000 người đã ký thỉnh nguyện thư yêu cầu bắt giữ Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu vì tội phạm chiến tranh khi ông thăm viếng Anh Quốc.

– Ngày 5/9/2015: Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đã nói với Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Lavrov rằng Hoa Kỳ hết sức quan tâm tới những báo cáo cho rằng Moscow đang tiến hành việc hiện diện quân sự lớn lao tại Syria nhằm mục tiêu hỗ trợ cho Tổng Thống Bashar Assad.

– Ngày 7/9/2015: Bộ trưởng đầu tư cho biết Ai Cập đã ký kết một thỏa hiệp với một công ty Trung Quốc để đảm trách và tài trợ một phần của kế hoạch xây dựng một trung tâm hành chính mới cho Ai Cập nằm ở phía đông thủ đô Cairo. Đề án dự trù lớn bằng thành phố Tân Gia Ba bao gồm một phi trường lớn hơn Heathrow của Luân Đôn, một tòa nhà cao hơn Tháp Eiffel và hơn 10,000 km vuông đại lộ, đường và phố.

– Ngày 10/9/2015: Cờ Palestines sẽ được trụ sở Liên Hiệp Quốc kéo lên sau khi Đại Hội Đồng chấp thuận giải pháp cho Palestines với đa số tuyệt đối khiến Do Thái phẫn nộ vì hành động này là bước tiến tới công nhận quy chế hội viên cho Palestines.

– Ngày ngày 14/9/2015: Thủ tướng Úc Abbott bị loại bỏ từ trong chính nội bộ của Đảng Bảo Thủ với hy vọng lấy lại khối cử tri đã mất tin tưởng bằng cách thay thế một lãnh đạo cực đoan ăn nói thiếu suy nghĩ bằng một lãnh đạo ôn hòa hơn trong đảng.

– Ngày 15/9/2015: Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng công du Nhật Bản và gặp gỡ Thủ Tướng Abe.

– Ngày17/9/2015: Thượng Nghị Sĩ John McCain thúc giục Ngũ Giác Đài biểu dương sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ bằng cách gửi tàu chiến tới các đảo nhân tạo với khoảng cách 12 dặm mà Trung Quốc xây đắp để khẳng định chủ quyền của mình ở Biển Đông. Đây là hành động không công nhận chủ quyền của Trung Quốc trên các hòn đảo này.

– Ngày 22/9/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình công du Hoa Kỳ hội đàm với Tổng Thống Obama.

– Ngày 30/9/2015: Nga bắt đầu tiến hành các cuộc không kích vào lực lượng của ISIS ở Syria.

– Ngày 16/10/2015: Tổng Thống Obama cảnh cáo Nga rằng họ không thể dùng không kích để đạt một giải pháp hòa bình cho Syria và việc chống đỡ cho Tổng Thống Assad sẽ thất bại.

– Ngày 17/10/2015: Tàu chiến, hàng không mẫu hạm và tàu ngầm của Mỹ, Ấn Độ và Nhật Bản đã kéo tới Vịnh Bangal vào Thứ Bảy để tham dự cuộc tập trận chung ở ngoài khơi bờ biến phía đông Ấn Độ – một biểu hiện gia tăng hợp tác chiến lược giữa ba quốc gia khi phải đối đầu với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

– Ngày ngày 20/10/2015: Chủ Tịch Tập Cận Bình đọc diễn văn tại Quốc Hội Anh, dự dạ tiệc với Nữ Hoàng Elizabeth khi ông thực thiện cuộc viếng thăm Anh Quốc để củng cố mối liên hệ kinh tế giữa hai quốc gia- một cuộc viếng thăm có thể tạo những lo âu về ảnh hưởng bao trùm của Hoa Lục lên nền kinh tế Anh. Ô. Cameron đã ví cuộc viếng thăm báo hiệu “thời kỳ hoàng kim” (golden era) giữa hai quốc gia.

– Ngày 20/10/2015: Thủ tướng đắc cử Justin Trudeau thuộc Đảng Cấp Tiến của Gia Nã Đại đã gọi điện thoại cho Ô. Obama thông báo sẽ rút sáu máy bay chiến đấu hiện đang oanh kích lực lượng IS tại Iraq và Syria.

– Ngày 21/10/2015: Tướng TQLC Joseph Dunford – Tham Mưu Trưởng Liên Quân Hoa Kỳ nói với các nhà lãnh đạo Iraq rằng Iraq phải hứa không được yêu cầu các cuộc không kích từ Nga hay hậu thuẫn cho cuộc chiến chống lực lượng ISIS.

– Ngày 23/10/2015: Cuộc họp tay tư giữa Hoa Kỳ, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Saudi Arabia lần đầu tiên diễn ra tại Vienna để thăm dò một giải pháp cho vấn đề Syria.

– Ngày 24/10/2015: Cựu Thủ Tướng Anh Tony Blair xin lỗi về cuộc Chiến Tranh Iraq mà ông đã gánh một phần trách nhiệm về cuộc nổi dậy của Nhà Nước Hồi Giáo (IS) tại Iraq và Syria.

-Ngày 26/10/2015: Hoa Kỳ gửi Khu Trục Hạm Lassen tới Đảo Đá Subi như một hành động không công nhận tuyên bố chủ quyền của Hoa Lục tại Biển Đông. Trung Quốc cũng gửi hai tàu chiếm tới để bám theo khu trục hạm này.

– Ngày 30/10/2015: Mỹ gửi 50 biệt kích tới Syria để giúp cho lực lượng nổi dậy chống lại Tổng Thống Assad và lực lượng Nhà Nước Hồi Giáo.

– Ngày 31/10/2015: Một máy bay dân sự của Nga nổ tung và rớt ở Bán Đảo Sinai khiến 224 hành khách tử nạn. Nhà Nước Hồi Giáo xác nhận đã đặt bom trên chiếc máy bay này.

– Ngày 4/11/2015: Theo đài truyền hình Fox News, trong cuốn sách nhan đề Destiny and Power: The American Odyssey Of George Herbert Walker Bush, tác giả Jon Meacham đã trích dẫn lời của Ô. Bush Cha nói rằng Ô. Dick Cheney (phó tổng thống) và Donald Rumsfeld (bộ trưởng quốc phòng) đã quá hiếu chiến và lập trường cay nghiệt/tàn nhẫn của họ (sau cuộc tấn công khủng bố Sept. 11) đã làm tổn thương tới danh dự của Hoa Kỳ

– Ngày 5/11/2015: Tổng Bí Thư Đảng Cộng Sản Trung Hoa Tập Cận Bình thăm Việt Nam.

– Ngày 6/11/2015: Hoa Kỳ triển khai sáu phi cơ nghênh cản (không chiến) F-15C tại phía nam Căn Cứ Không Quân Incirlik của Thổ Nhĩ Kỳ để giúp bảo vệ không phận Thổ vì có thể có kẻ xâm nhập.

– Ngày 7/11/2015: Lần đầu tiên kể từ năm 1949, hai nhà lãnh đạo Trung Hoa Lục Địa và Đài Loan: Tập

Cận Bình và Mã Anh Cửu gặp nhau tại Tân Gia Ba.

– Ngày 10/11/2015: Liên Minh Dân Chủ Toàn Quốc của Bà San Suu Kyi chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử tại Miến Điện.

– Ngày 10/11/2015: Tổng Thống Obama vừa ký ban hành ngân sách quốc phòng 607 tỉ đô-la cho năm 2016. Trong khi đó ngân sách quốc phòng của Trung Quốc là 131 (2014) và Nga 69 (2014), Nhật Bản 42 tỉ (2015).

– Ngày 10/11/2015: Nga đưa đề nghị chính phủ Syria và phe nổi dậy đồng ý tiến hành việc sửa đổi hiến pháp kéo dài tới 18 tháng, sau đó là cuộc bầu cử tổng thống sớm để giải quyết cuộc xung đột Syria.

– Ngày 10/11/2015: NATO tiến hành cuộc tập trận lớn nhất từ thời Chiến Tranh Lạnh mang tên “Operation Trident Juncture” để phô diễn sức mạnh quân sự. Cuộc tập trận kéo dài một tháng, diễn ra ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Ý Đại Lợi bao gồm 36,000 binh sĩ, hơn 140 máy bay và 60 tàu chiến từ hơn 30 quốc gia.”

– Ngày 12/11/2015: Hai máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ bay gần các đảo nhân tạo của Hoa Lục tại Biển Đông, đã liên lạc với bộ phận kiểm soát không lưu của Trung Quốc ở dưới đất nhưng phi vụ vẫn tiếp tục mà không bị ngăn cản.”

– Ngày 13/11/2015: 128 người chết, 350 bị thương vì bom tự sát, tấn công bằng súng và ném lựu đạn tại một hý viện và khắp Thủ Đô Paris. Các giới chức an ninh nói rằng các nhóm khủng bố Hồi Giáo đứng đằng sau chiến dịch này.

– Ngày 15/11/2015: Tổng Thống Obama và Tổng Thống Putin đồng ý về nhu cầu chuyển tiếp chính trị do Syria tiến hành, bao gồm cả trung gian của Liên Hiệp Quốc khi hai bên gặp nhau bên lề cuộc họp Thượng Đỉnh G-20 tại Thổ Nhĩ Kỳ.

– Ngày 17/11/2015: Một thẩm phán Tây Ban Nha đã ký lệnh bắt giam Thủ Tướng Do Thái Benjamin Netanyahu và một số viên chức cũ cũng như đương nhiệm do một cuộc bố ráp trên biển năm 2010 đã làm chết 10 nhà hoạt động nhân quyền Thổ Nhĩ Kỳ.

– Ngày 20/11/2015: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc cho phép các quốc gia sử dụng mọi biện pháp cần thiết để chống lại Nhà Nước Hồi Giáo trong một nghị quyết được toàn thể chấp thuận, một tuần sau cuộc khủng bố ở Paris.

– Ngày 22/11/2015: Mười quốc gia Đông Nam Á đã ký thỏa ước chính thức thành lập một khuôn mẫu kiểu Liên Hiệp Âu Châu (EU) gọi là Cộng Đồng Đông Nam Á (ASEAN Community) để khích lệ đầu tư và hợp tác trong khu vực có 600 triệu dân.”

– Ngày 24/11/2015: Lần đầu tiên trong 50 năm, Thổ Nhĩ Kỳ – một thành viên của NATO bắn rơi một phi cơ chiến đấu của Nga tại biên giới Syria.

– Ngày 11/12/2015: Hội nghị thượng đỉnh biến đổi khí hậu tại Paris bao gồm 200 quốc gia đã đạt được thỏa thuận lịch sử, sắp đặt một sự chuyển hóa trong nhiều thập niên một nền kinh tế thế giới lệ thuộc vào khí đốt và săng dầu, một nỗ lực để ngăn chặn việc hâm nóng địa cầu.”

– Ngày 14/12/2015: Sauri Arabia công bố thành lập Liên Minh Hồi Giáo Chống Khủng Bố gồm 34 quốc gia theo hệ phái Sunni.

– Ngày 18/12/2015: Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc chấp thuận một nghị quyết với lộ trình 18 tháng để thực hiện ngưng bắn, chuyển tiếp chính trị và soạn thảo hiến pháp để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

– Ngày 25/12/2015: Theo Justin Welby- lãnh đạo giáo phái Anglican Anh Quốc thì Thiên Chúa Giáo đang có nguy cơ bị loại trừ (elimination) khỏi Trung Đông bởi Nhà Nước Hồi Giáo mà giáo phái này gọi là một sự tái sinh hiện nay của vị vua độc tài Herod trong thánh kinh.

– Ngày 27/12/2015: Tổng Thống Ba Tư Hassan Rouhani nói rằng người Hồi Giáo phải chấn chỉnh lại hỉnh ảnh tôn giáo của mình đã bị hoen ố bởi bạo lực do những nhóm quá khích gây ra như Nhà Nước Hồi Giáo.

(California ngày 27/12/2015)

Nguồn:  http://baocalitoday.com/vn/tin-tuc/binh-luan/tong-ket-tinh-hinh-the-gioi-nam-2015.html

 

Xã Luận Đầu Xuân 2016: Năm 2016: Năm Sống Còn Của  Liên Âu. Hay Liên Âu Và Những Mâu Thuẫn Nội Tại – Phan Văn Song

Bối Cảnh Liên Âu: Khủng Hoảng Kinh Tế Và Làn Sóng Tỵ Nạn

Trước làn sóng tỵ nạn đang tràn ngập vào Âu Châu, Rộng lượng, Vị Tha, Mở lòng, Nhơn đạo là những lời kêu gọi mở đầu để toàn thể dân chúng Âu Châu mở đôi bàn tay đón nhận những người tỵ nạn đến từ Syrie. Nhơn danh Nhơn đạo là đúng, nhơn danh Nhơn đạo là đạo đức, đó cũng là truyền thống Thiên Chúa Giáo, là truyền thống của nền văn hóa La Hy. Người dân Âu châu đang đáp trả lời kêu gọi nhơn đạo ấy. Tất cả đều nhũn lòng, cảm động, động lòng trắc ẩn, trước hình ảnh em bé chết đuối nằm trên bãi biển, trước hình ảnh cả ngàn nạn nhơn, bồng bế dìu dắt nhau chạy trốn chiến tranh, tránh xa những tên tử đạo, tránh xa những nhà độc tài, tránh xa viễn ảnh nghèo đói, để đi tìm Thiên đàng Địa giới của ngày nay là Âu châu, để đi tìm vùng đất hứa dưới nhãn quan ánh mắt của họ. Âu châu là nơi hiện nay có yên ổn, là nơi có sự trù phú, l nơi để họ để làm lại cuộc đời, một nơi đầy hứa hẹn, sẽ một cuộc sống hạnh phúc. Vượt qua những xúc động ban đầu dân chúng Âu châu đã ráng quên nhìn vào thực tế của hiện tình kinh tế bản địa, để mở lòng vị tha tổ chức những tấm lòng thiện nguyện để đón rước những người tỵ nạn. Thế nhưng, vấn đề người tỵ nạn bỗng nhiên chẳng chốc biến thành những «đại quốc sự» và cũng bỗng nhiên chẳng chốc xuất hiện những trục trặc kỹ thuật. Thoạt đầu trục trặc kỹ thuật  bởi kiến trúc vội vàng, thiếu căn bản, đầy bẩm tật, của căn nhà Liên Âu dần dần xuất hiện, rõ nét. Lòng thành, lòng nhơn đạo không đủ, phải có tiền, phải có «thật sự» tổ chức, đằng nầy chỉ có lòng thiện nguyện của các phe phái «cầm quyền âu châu» đứng đầu là Đức với vai trò nổi bật của bà Thủ Tướng Merkel, vài vai trò hoạt náo của ông Tổng Thống Hollande Pháp, phần còn lại các quốc gia khác với nhiều lý do nội tại riêng biệt từ chối nhận người tỵ nạn. Và một cách tự nhiên, trong vội vàng, trong hối hả, cấp bách, những quyết định dĩ nhiên cũng lật đật, vụng về, bất ổn, và rất nhiều cái «mất lòng nhau – thiếu ngoại giao». Những diễn biến ngày nay là những thử thách cho con đường chánh trị, và tương lai sống còn của Liên Âu. Và đến nay kết quả nhứt thì là một sự thất bại.

Thế mà ngày nay vẫn còn có người tiếp tục ngạc nhiên trước những kết quả này! Ấy là chưa kể những hành động phá rối trị an, phá hoại của giặc ngoài, của thù trong. Phá hoại mặt ngoài của giặc ngoài do nhóm khủng bố Nhà Nước Hồi Giáo ISIS hay ISIL hay Daesh, tên gọi theo kiểu Mỹ, kiểu Âu Châu hay kiểu Pháp, tiếp tục gieo kinh hoàng khủng bố để tạo chia rẽ. Tạo khủng hoảng, chia rẽ, tạo cuộc chiến tôn giáo ngay tại Âu châu, bởi công dân Âu châu gốc Hồi giáo. Phá hoại do thù trong, do các nhóm cực hữu «dân tộc chủ nghĩa» bản địa, lợi dụng những bất an, sử dụng sự bất an, khủng bố, và họa khủng bố, hay họa di dân làm luận điệu võ khí tuyên truyền để «cướp chánh quyền».

Không khí ngày nay khác chi không khí của những năm trước hai Thế chiến của thế kỷ XX. Thế chiến thứ nhứt, cách đây đúng 100 năm, nổ bùng bằng sự cạnh tranh của các khối Đế quốc vùng Trung Âu và Trung Đông: đế quốc Áo Hung, đế quốc Nga và đế quốc Hồi giáo Thổ Ottoman. Thế cân bằng giữa các đế quốc bất an đến nỗi chỉ cần một xúc tác nhỏ đã làm nổ bùng cuộc chiến đẫm máu nhứt của thế kỷ XX qua! Chỉ do một dữ kiện thật nhỏ! Một vụ «ám sát», một dữ kiện với một nguồn gốc «dân tộc» của một tiểu quốc: cuộc ám sát ngày 28 tháng sáu tại Sarajevo vợ chồng Thái tử François Ferdinand của đế quốc Áo Hung do một anh «dân tộc chủ nghĩa đòi độc lập xứ Serbie». Cuộc Đại Chiến thoạt đầu chỉ do phe Tam Đồng – Triple Entente Pháp Anh Nga chống phe Tam Kết – Triple Alliance Đức, Áo Hung- Thổ Ottoman. Ít lâu sau phe trên kéo thêm Nhựt, Ý, Roumanie và cuối cùng năm 1917 Huê Kỳ, và phe sau Bulgarie. 4 năm giết nhau, tàn phá, day dứt. Ý Thức hệ «Dân tộc» tiếp tục giây dưa ò lơ dí dầu. Trật tự mới sau thế Chiến 1 không thành công, hoạ đen chủ nghĩa dân tộc nổi dậy tiếp theo họa đỏ chủ nghĩa cộng sản dây dưa đến ngày nay chưa dứt! Thêm 4 năm chiến tranh những bài học cũng vẫn chưa thuộc. Chỉ cần một tý khủng hoảng kinh tế, những giải quyết vụng về của những anh phù thủy chánh trị mỹ âu, các khối đế quốc từ từ họp lại. Những cái họa đen đang từ từ tượng hình. Đế quốc tạo bởi những cá nhơn Jules Ceasar, Thành Cát Tư Hản, Napoléon, Attila,… nay chuyển qua những đế quốc với các lý thuyết Dân Tộc Nazi với Hitler, Thái Dương Thần Nữ với Nhựt Hoàng, với lý thuyết chánh trị kinh tế giai cấp Cộng Sản Chủ nghĩa với Lenine, Staline, Mao Hồ… Tất cả đều thất bại khi đi đến tổ chức xã hội. Ngày nay tôn giáo nhảy vào thay thế các lý thuyết dân tộc hay kinh tế chánh trị xã hội giai cấp. Vào không gian chiến tranh ngày nay cũng là một không gian thế chiến. Tất cả chống khủng bố Daesh. Thật vậy không? Thế giới từ từ cũng chuyển qua thành các khối đế quốc khác nhau: Khối Hồi Giáo Daesh đã đành, nhưng còn khối Nga, và khối Tàu. Liên Âu và Mỹ cũng là một khối tuy chưa đồng thuận nhau lắm! Và các nước Châu Á, Bắc Á với Nhựt và Đại Hàn, Nam Á với Indônêxia và Mã Lai. Và Nam Mỹ? Và Phi Châu?… Thôi thử chỉ nhin một mình Liên Âu thôi vì đó là đầu đề của bài viết ngày hôm nay:

1/ Liên Âu, Một Dự Án Đồng Sàn Dị Mộng?

Một Cuộc Tình Của Những Người Đầy Thiện Chí?:

Chúng ta phải thật tình nhìn nhận là cái «Dự Án Liên Âu» không bao giờ được định nghĩa rõ ràng, không được định hướng rõ ràng, không có sự lựa chọn rõ ràng.

Ngay từ  đầu, ngay từ những ngày đầu tiên từ lúc dự định, ngay từ ngày phôi thai, thai nghén, nghiên cứu đến lúc thành hình khai trương thành lập Liên Âu với Hiệp Ước Roma năm 1957, tất cả đếu do thiện chí. Nhưng vẫn còn đầy những mâu thuẫn, những nghịch lý không giải quyết, dù có mặt, ai cũng biết, nhưng để đó, hạ hồi phân giải. Những đòi hỏi có tánh cách quốc gia, những thắc mắc mâu thuẫn về tập tục, những dị biệt về quan điểm thuế vụ, tất cả đều được đè nén, để cho thông qua, mục đích chung là  cho thành công cái dự án. Và trong suốt thời gian Liên Âu phát triển, cộng đồng từ 6 thành viên thuở ban đầu nay đà 28, với sức lớn mạnh, với các thành viên đến từ những văn hóa tập tục khác nhau, những nhược điểm ban đầu ấy chẳng những vẫn không giải quyết được, những mâu thuẩn ấy chẳng những vẫn tồn tại và lớn dần theo, và ngày hôm nay tất cả đang, chẳng những hiện rõ lại nổ bùng ra!

Thiển ý, cùng ý kiến, cùng quan điểm của một nhóm anh em đồng ngành, Liên Âu có nhiều khuôn mặt, nhưng đặc biệt rõ nét nhứt, chỉ có hai mẫu nhìn, hai quan niệm, hai định nghĩa rất rõ ràng. Xin tạm gọi: Liên Âu A và Liên Âu B.

Biết rằng không chỉ có vậy, nhưng chúng tôi ráng tổng lược để quý thân hữu nắm rõ:

Liên Âu A= Liên Âu A là Liên Âu Chánh trị: Liên Âu của trung ương tập quyền, Liên Âu của độc quyền. Liên Âu bảo vệ Liên Âu: Liên Âu thành trì, Liên Âu kế hoạch, Liên Âu đầy luật lệ, đầy kiểm soát, khắc khe. Tóm lại, Liên Âu mẫu Jean Monnet, Liên Âu mẫu Jacques Delors.

Liên Âu B= Liên Âu B là Liên Âu Kinh tế: Liên Âu của thương mãi, của Tự do đi lại, của trao đổi, Liên Âu mở. Liên Âu của Thương mãi thông thương, của trao đổi Tự do, xí nghiệp tư doanh tự do. Liên Âu theo mẫu của Shuman, của Adenauer, của Gasperi, của Nữ Thủ tướng Margaret Thatcher.

Ngay trong Hiệp Ước Roma, đã không đặt sự lựa chọn rõ ràng rồi, các khái niệm đều rất mù mờ. Những kết quả ngày nay, đã quá lộ rõ. Thí dụ điển hình, là mâu thuẫn giữa hai quan niệm của hai quốc gia láng giềng là Đức và Pháp: một bên có cái nhìn rất quốc gia, đóng cửa, bảo vệ, của anh nông dân Pháp của Liên Âu A Chánh trị với Chánh Sách Nông nghiệp chung – La Politique agricole commune. Khác với cái nhãn quan quốc tế, thông thoáng mở cửa của anh kỹ nghệ gia Đức của Âu Châu B Kinh tế với chánh sách giá thành chung, (vì khó giải quyểt nên đi đã đến thất bại). Cái đụng chạm, mâu thuẫn giữa hai quan niệm A và B ấy đã là đầu đề của cuộc tranh cãi nẩy lửa, lúc Trưng cầu Dân Ý năm 1992 để đi đến ký kết Hiệp Ước Maastricht giữa Delors Pháp và Thatcher Anh rồi!

Liên Âu? Là một Cường quốc? Hay chỉ là một Không gian?

Đây cũng là một chứng minh của cái không định nghĩa, không lựa chọn thứ hai: giữa Liên Âu một Cường quốc, và Liên Âu là một Không gian.

Liên Âu Cường quốc: Liên Âu Cường quốc là Liên Bang các Quốc Gia Âu Châu –Les États-Unis d’EuropeUnited States of Europe. USE. Các chánh thể Quốc gia biến thành những Tiểu bang, tất cà là những Chánh sách chung, từ nông nghiệp, đến kỹ nghệ, giao thông, thuế vụ, điện lực, năng lượng, ngoại giao thương mại hay ngay cả quốc phòng, nội an.

Liên Âu Không gian: Liên Âu của Tự do đi lại, trao đổi, Thông thương: Năm cái Tự do Thông Thương: 1/Thông thương Con người đi lại, 2/Thông thương Hàng hóa, 3/Thông thương Dịch vụ, 4/Thông thương Xí nghiệp – Liberté des Entreprises, 5/Thông thương Vốn Đầu tư – Liberté des Capitaux. Liên Âu chỉ là một siêu thị khổng lồ, một cái làng thế giới!

Quyền lực của Liên Âu? Đánh đu giữa Độc đoán,  và  Bất lực.

Độc đoán, khi tất cả các thành viên nghẹt thở dưới các «Luật lệ Âu châu» bất kể những mâu thuẫn, và quyền lợi, các dị biệt của  các quốc gia thành viên. Độc đoán khi Liên Âu tạo những cơ chế gây khó khăn, gây mâu thuẫn, vừa tốn tiền, vừa phí của. Thí dụ một Nghị Hội để kiểm soát nhựng «sai phạm hay thiếu thốn của nền dân chủ», nhưng cá nhơn Nghị Hội là cả một hệ thống hoang phí.

Bất lực, khi Liên Âu không đủ tài cán để đề nghị một chánh sách «sống chung» với những luật lệ chung, thuế vụ chung, tài khóa chung, điều hòa xã hội chung như y tế, môi trường, giao thông, lao động. Và càng bất lực hơn khi đứng trước một  thử thách lớn như vấn đề Di tản! Rước dân Di tản do chiến tranh, hay do kinh tế của ngày nay, hay do thiên tai môi trường đã là một nan gỉải cho một quốc gia rồi. Rước dân tỵ nạn do cuộc  sống còn của dân tỵ nạn gốc Thiên Chúa Giáo Đông Phương, do sự dã man tàn ác của khủng bố Daesh Hồi Giáo quá khích, do Bạo lực độc tài của El Sadah, hay do độc tài các bạo chúa Phi châu? Cả một vấn đề nhứt là cho một Liên Hiệp 28 quốc gia đồng sàn nhưng dị mộng, không đồng nhứt tiếng nói, tập tục, và còn nhiều xa cách giai từng đời sống xã hội với nhiều dự án phát triển điều hành xã hội kinh tế khác nhau!

Và, Không gian Liên Âu càng ngày càng mở rộng: với hiện tượng toàn cầu hóa, với Hiệp Ước Shengen, càng ngày càng mở rông cho các quốc gia mới, tuy chưa hẳn vào thành viên của Liên Âu, nhưng đã hưởng sự đi lại thông thương của con người dễ dàng hơn. Với làn sóng di dân, do những tấn công của khủng bố Daesh Hồi giáo quá khích, các biên giới đang lần hồi được lập lại, càng ngày các hàng rào giây thép gai đang được căn lại, được lập lại, nhưng được bao lâu? Và hiệu lực nào? Và bảo đảm ra sao?…

2/ Hiện Tượng Di Dân Và Chủ Quyền Quốc Gia:

Liên Âu luôn luôn tôn trọng chủ quyến quốc gia. Do đó, hiện tượng các làn sóng di dân đang nhập vào Âu châu đang phá vỡ những tương đồng, những hòa đồng của Liên Âu. Nhiều quốc gia trước làn sóng dân tỵ nạn đang trên đường vượt biên giới họ, đều nhơn danh chủ quyền quốc gia để từ chối, rào chận, khóa cửa biên giới. Và chẳng chốc thế giới bèn ra một «bảng phong thần», chia các quốc gia âu châu thành hai phía, bên thánh thiện và bên tội ác; bên đàng hoàng, rộng lượng và và bên  hẹp hòi, ích kỷ.

Một bên các quốc gia ông Thiện: Đức, Pháp, Ý, Hy Lạp, các quốc gia Bắc Âu và

Một bên các quốc gia ông Ác: Hung, Ba lan, Tiệp, Slovakie, Slovénie…

Thế nhưng, chẳng chốc, nước Đức vì mở cửa quá rộng, phải nhảy qua phía Ông Ác! Và cũng, dần dần các quốc gia được giao phó «phân số người di dân để làm bổn phận – quota», cũng đang cùng nhau nhảy qua phía Ông Ác và bắt đầu càm ràm từ chối!

Phải nhìn nhận, và phải lấy công tâm mà nói. Lãnh bổn phận rước người di dân không chỉ là một vấn đề lương tâm, rông lượng, chánh trị suông, chỉ mở hầu bao – đã là một cái khó của thời buổi kinh tế khó khăn này rồi! – là xong đâu!  Mà là cả một chánh sách kinh tế, xã hôi rõ ràng, phức tạp cam go: không chỉ nuôi ăn, lo chỗ ở thôi, mà phải tổ chức cho một xã hội hài hòa với những hội nhập với nhau giữa những cộng đồng cũ và mới với nhiều khác biệt tập tục – và … tôn giáo cho dễ dàng, đã là một chuyên to lớn khá nhức đầu rồi! Nay lại phải thêm vào nào phải tạo công ăn việc làm, và phải giải quyết vấn đề công nhơn nghề nghiệp, cho cả cũ và mới lại càng khó khăn hơn.

Những quốc gia Trung Âu hay Đông Âu không có nhu cầu thêm tay thêm chưn lao động nhơn công, trái lại, họ rất sợ những tay nghề mới này cạnh tranh họ trong thị trường lao động không chuyên nghiệp của âu châu. Tại các quốc gia này (Trung và Đông Âu) công nhơn thường giá rẻ, không cao như ở Tây Âu, nên công nhơn họ có thể đi qua làm việc ở các quốc gia Tây Âu. Ngoài vấn đề qua Tây Âu, ngay ở đất nước họ, công nhơn rẻ cũng là một điểm son để lôi kéo các đầu tư của các quốc gia Tây Âu hay Mỹ – công nhơn Trung và Đông Âu vẫn còn quen với giá cả, tập tục luật lệ của «thị trường nhơn công» cựu «Xã hội Chủ nghĩa» hay cựu khối «Dân chủ Nhơn dân», tuy ngày nay, có bớt bóc lột hay trả lương chết đói, nhưng cũng sẵn sàng làm việc với một đồng lương rẻ hơn, với một hệ thống an sanh xã hội tự túc, thô sơ, kiểu bảo hiểm xe hơi, với những đòi hỏi về quỹ hưu trí cũng kiểu ấy, (kiểu mua bảo hiểm tư hữu–système par capitalisation) – nghĩa là tiền nào của đó, tự mình góp để giành tiền vào hưu mình. Vì đồng nào của đó, mua giá nào lãnh giá đó, nên công nhơn các quốc gia ấy rất sợ những lực lượng lao động mới vào cạnh tranh.

Trái hẳn với nước Đức chẳng hạn, một quốc gia ngày nay đang già nua, đang thiếu nhơn lực, đang thiếu công nhơn cho ngày mai, nên có nhu cầu đang cần thợ thuyền, công nhơn – kể cả công nhơn kỹ thuật cao (gần 50 ngàn kỹ sư điện toán Ấn độ đang được Đức tuyển chọn để hội nhập vào thị trường nhơn công Đức). Cũng vì thiếu công nhơn, nên cả hệ thống hưu trí đang bị khủng hoảng (hệ thống hưu trí Đức giống như hệ thống hưu trí Pháp là hệ thống chia đều- système de répartition. Các người đang tuổi đi làm góp tiền vào quỹ chung để trả cho người hưu trí. Phương pháp trẻ nuôi già) Đối với nước Đức, số người Di Dân này, là một sự may mắn. Các bàn tay lao động mới này sẽ tạo sung mãn cho nước Đức già nua. Các tay thợ tương lai này sẽ đóng góp vào quỹ phúc lợi cho người Đức. Nước Đức ngày nay sẽ có tý tốn kém, nhưng đấy là đầu tư cho «con người công dân Đức mới» và ngày mai sẽ được hưởng bù.

3/ Tương lai Nào?

Ngày hôm nay, đóng cửa biên giới được xem như những biện pháp cấp thời nhưng phải chỉ là tạm thời thôi! Trước mắt, chỉ để điều hòa làn sóng di dân, giữ trật tự, trước một sự hỗn độn và một sức ép do các trại tỵ nạn ở Liban đang bị quá tải, hay do những đối đãi hà khắc của chánh sách đối xử người tỵ nạn của chánh phủ Thổ nhĩ Kỳ. Tuy không có giải pháp tức thời, đóng cửa biên giới cũng đáp ứng cho đòi hỏi an ninh các quốc biên thùy và có thể của cả Liên Âu ngày nay. Thế nhưng khi chủ quyền quốc gia, lãnh thổ quốc gia, biên giới các quốc gia đang được lập lại, thì cái Dự Án Liên Âu còn hiệu lực không? Chẳng còn một một cường quốc Liên Âu mà cũng chả còn Không gian Liên Âu nữa!

Nên nhớ, «di dân tự nhiên»  là một điểm lợi lâu dài cho mọi quốc gia. Hằng triệu người Bồ đào Nha, Ý đại Lợi, Tây ba Nha, Ba lan, đã nhập vào và biến thành người Pháp và làm nên sự sung túc Pháp ngày nay từ suốt nửa thế kỷ qua!

Chúng tôi định nghĩa «di dân tự nhiên» là những giòng người đi tìm mưu sanh ở một vùng đất mới, đì tìm lại một cuộc sống mới, với đôi bàn tay nghề nghiệp, với lòng bền bỉ, sức tạo dựng, sáng tạo mới!

Để đối lại chúng tôi đề nghị từ «di dân nhơn tạo, không tự nhiên», là những cuộc di dân, chỉ để đi tìm những nhu cầu an sanh xã hội, những tổ chức cứu trợ tốt nơi quê hương mới! Ngày nay những hội đoàn, những xã hội dân sự của thế giới Thiên Chúa La Hy Âu Mỹ đầy lòng vị tha mọc ra như nấm dưới cơn mưa người khổ, do thất nghiệp, do khủng hoảng kinh tế, do di dân chiến tranh, do di dân kinh tế đi tìm đất mới, do cả di dân lậu đi tìm cứu trợ!

Ngày hôm nay, có bao nhiêu «di dân tự nhiên» và «di dân nhơn tạo»? Dùng từ «Di Dân chung chung» không làm sáng tỏ vấn đề. Các con cái chúng ta muốn đổi chỗ làm, qua Mỹ, qua Đức, hai, ba bốn năm hay suốt đời đều là di dân cả. Đó là một Nhơn quyền. Chỉ có các quốc gia độc tài cấm đi lại dễ dàng thôi!

Vì vậy, nhìn vấn đề di dân qua số lượng chỉ là một câu chuyện ngắn, một đầu đề ngắn hạn thôi. Di dân phải là phẩm chất. Lựa chọn phẩm chất người di dân phải là một kế hoạch kinh tế, đem sung mãn tương lai cho một đất nước.

Tuy có khó khăn, nhưng hãy lựa chọn Mở Cửa:

Bài toán ngày nay của Di Dân đối với Âu Châu phải được giải quyết rõ ràng, với một chánh sách lựa chọn rõ ràng. Đừng ẩm ờ, không lựa chọn, ù ơ dí dầu như trước nữa. Liên Âu không thể ở với trạng thái ngày nay, với những Quôc gia tuy thành viên nhưng độc lập, với những chủ quyền quốc gia, với những biên giới bằng rào kẽm gai, tường kẻm sắt nữa! Đây chỉ là những giải pháp tạm thời!

Hình ảnh Âu Châu với những biên giới rào khóa là một hình ảnh lỗi thời. Là một sự chối bỏ của những tư tưởng phóng khoán đã làm ra Liên Âu, đã tạo một đơn vị văn hóa Âu Châu! Là chối bỏ những thành tựu đã tạo dựng một tương đồng tương ái giữa các cộng đồng khác nhau, giữa những tôn giáo khác nhau, đã dựng nên một sự sống chung trong đoàn kết, tuy tương đối nhưng đã giữ hòa bình và an lành cho Âu Châu từ nửa thế kỷ nay. Là buông tay, là đầu hàng trước bạo lực của Tôn Giáo Quá Khích tối tăm, của Cuồng tính, của Dã man, của Vô Đạo.

Và đây cũng là một dịp để mở cửa đi tìm một hướng quản trị mới cho Liên Âu. Các công dân các quốc gia thành viên ngày nay mất hẳn thiện cảm với quản trị trung ương Bruxelles, thủ đô Liên Âu tập trung quyền lực. Chỉ còn vài anh chánh trị gia thiếu óc sáng tạo, và vài đoàn thể  thương mại, vua lobby, mong có Bruxelles trung tâm, để dễ mưu đồ thao túng. Để chứng minh, Anh Quốc ngày nay tiếp tục đe dọa «Brexit – ra đi», và chỉ sẽ trở lại vào trong một không gian tự do kinh thương cũng như Na Uy hay cả Thụy sĩ mặc dù không thành viên. Ấy là chưa kể Hiệp Ước TAP (Hiệp Ước Đối tác Xuyên Đại Tây Dương – TransAtlantique Partnership) sẽ ký kết giữa Huê Kỳ, Canada và Liên Âu. Tất cả chỉ vì Liên Âu Không Gian và Thương mại.

Vì thực tế, vì thực tiển, chúng ta phải đi tới, một Liên Âu mở cửa, bỏ hẳn những thủ tục rườm rà trung ương tập trung quyền lực của Bruxelles, để đi đến một phương pháp quản trị mở rông liên bang, tạo một sự cạnh tranh, tạo một sự tranh đua giữa các thủ đô chánh các quốc gia thành viên thứ yếu. Muốn vậy phải cần những người nhiều thiện chí, nhưng thiên chí chưa đủ. Phải có những chánh sách, những sách lược, những kế hoạch lựa chọn đúng đắn, những phương pháp khoa học quản trị tốt để điều khiển bộ máy cồng kềnh nầy. Có vậy Di dân mới trở thành một cơ hộ tốt để trẻ trung hóa, tân tiến hóa Liên Âu. Và không còn là một cái họa nữa!

Và Việt Nam?

Việt Nam cũng đang ở trong tình trạng chuyển tiếp, lựa chọn.

Với TPP, với ASEAN đã biến cải, ngày nay không còn là một «Liên Hội các Quốc Gia Đông Nam Á nữa» mà đã chuyển sang thành một «AC – ASEAN Community – Cộng đồng Chung ASEAN» một «Thị trường chung Đông Nam Á» giống như Liên Âu, nếu biến thêm ASEAN thành một «không gian ASEAN» và đi xa hơn nữa thành một «Liên Bang ASEAN», một «Liên Bang Đông Nam Á ASEAN cường quốc» đối đầu với Tàu, 2016 cũng sẽ là một năm sống còn của Việt Nam. Và rộng hơn của cả Đông Nam Á.

Cũng cố một Liên Bang ASEAN, một Liên Hiệp Đông Nam Á, một Không Gian Liên Đông Nam Á, cộng với một TPP thương mãi trao đổi với các quốc bên kia bờ Thái Bình Dương. Và nếu có thể… mở rông thêm thành một khối quân sự Á Đông với Nhựt, với Phi, với ANZUS… thì những bài toán Tàu, biển Đông, Hài, Đảo, …chỉ sẽ còn là những, cú tố bài xì phé, hay cao lắm chỉ là những  đầu đề để thương thuyết, nói chuyện ngoại giao mà thôi!

Muốn vây, Việt Nam phải có những người mới, những lãnh đạo mới, hoàn toàn thay đổi, cởi mở, thay tầm nhìn, thay tư duy, thay não trạng và đặc biệt vứt đi những rào cản, những bình phong cũ rích lỗi thời như Đảng Công Sản, tư tưởng Hồ Chí Mình, Xã hội Chủ nghĩa… để đem lại những sáng tạo, những tư tưởng mới hầu thay đổi vân mệnh quốc gia,  đem lại Hạnh Phúc cho người dân, đem lại Phát Triển, Phú Cường cho đất nước.

Và phải mở cửa lắng tai nghe và nói chuyện với mọi người dân Việt hải ngoại như quốc nội.

Và phải mở cửa tiếp đón mọi thiện chí, mọi người dân Việt hải ngoại như quốc nội.

Và phải làm bạn với mọi người láng giềng, phương Đông, phương Tây, giao hảo ngoại giao.

Phải chấp nhận các đầu tư mọi nước ngoài, đa nguyên trong cái chọn lựa, nhưng cũng chấp nhận các nghiệp đoàn tự do để công nhân  việt nam có quyền bảo vệ điều kiện công ăn việc làm đời sống lao động của họ và gia đình của họ.

Có được như vậy, năm 2016, mới có thể bắt đầu một vận hội mới cho cả Âu Châu cho cả Đông Nam Á và cho cả Thế giới.

Hồi Nhơn Sơn, Đầu Năm 2016

 

Tin Tức:

Một dự-định khủng-bố ở Orléans bị phá vỡ.

Theo lời tổng-trưởng nội-vụ Pháp Bernard Cazeneuve, một dự-định khủng-bố ở Orléans đã bị phá vỡ vào ngày 19.12.2015. Trong một cuộc họp báo ở Toulouse, ông Cazaneuve cho biết có hai công-dân Pháp một người 20 tuổi và một người 24 tuổi đã bị DGSI thẩm vấn và tạm giữ và đây là việc phá vỡ dự định khủng bố lần thứ 10 kể từ năm 2013 đến nay. Được biết trong dịp lễ Noël năm nay, các buổi thánh-lễ nửa đêm ở các nhà thờ sẽ được đặt dưới sự canh gác kỹ lưỡng.

Hai công dân Pháp bị bắt giữ, một người gốc dân Togo và một người gốc dân Maroc, bị coi là thuộc về một tổ ‘djihadiste’, đã bị thẩm vấn ở Loiret trong tuần lễ trước. Hai người này có liên lạc với một người dân ở Orléans hiện đang ở Syrie và cảnh-sát đang điều-trđể xem để xem có phải người này giữ vai trò điều khiển hay không. Trong cuộc thẩm vấn, hai người bị bắt giữ khai là có dự định tấn công bằng súng vào một trại lính hay một sở hiến-binh, cảnh sát và các đại diện Nhà Nước. Họ còn đang ở trong giai-đoạn tìm mua võ-khí và thành lập toán cảm tử. Tại Orléans có các căn cứ không-quân 123 ở Bricy, trung-đoàn 12 ở Olivet.

Sau việc phá vỡ mưu toan khủng-bố ở Orléans, DGSI cũng đã phá vỡ một mưu toan tấn công khủng bố khác ở Montpellier. Một cặp vợ chồng người ở Montpellier đã bị bắt vì các viên chức điều tra lo ngại về các hành vi của người vợ, Caroline.Người này còn rất trẻ, mới 23 tuổi, trước đây thuộc gia đình khá giả và theo thiên chúa giáo, mới cải sang đạo hồi giáo gần đây. Khám nhà, các điều tra viên tìm thấy một độn bụng giả làm có chửa. Không có vết thuốc nổ nhưng độn bụng được lát giấy nhôm để làm không thể kiểm soát được ở các cổng có gắn dụng cụ an ninh. Người này giải thích là có ý định làm giả có chửa để ăn cắp ở các quầy hàng. Cô ta và người chồng, Abbas 36 tuổi gốc người Tchad, đã bị bắt giữ. Tuy nhiên, cảnh sát không mấy tin vào các giải thích này vì khi khám nhà đã tìm thấy nhiềiu vidéo về ‘djihadistes’ và tìm thấy trong ordinateur của cô ta nhiều tìm kiếm về các phụ nữ ‘kamikazés” và vế thuốc nổ. Cô ta cũng tâm sự với các người thân là cô ta muốn trở thành người tử đạo. Hiện hồ sơ  của cô ta và người chồng được phòng chống khủng bố thuộc viện công-tố Paris thụ lý.

Nhân tiện, nói thêm về những tiết-lộ của Abaaoud trước khi bị chết trong cuộc tấn công cảnh-sát ở Saint-Denis. Sau cuộc tấn-công ngày 13.12.2015 ở sáu nơi khác nhau tại Paris trong số có Stade de France, Bataclan, các tiệm ăn, quán rượu… làm 130 chết và 600 người bị thương, Abaaoud đã phải sống trong bốn ngày như thể một kẻ vô gia cư (SDF) trong một chỗ để xe hơi phế thải, trốn chui trốn nhủi trong các lùm bụi quanh quất ở đường Bergeries thuộc Aubervilliers (Seine Saint-Denis), gần xa lộ A86. Nhờ một ‘nhân chứng’ trong ngày 16.11, cảnh-sát đã có thể dò tìm ra dấu vết anh này, trong khi các nguồn tin khác nói anh này đã trốn được sang Syrie. Một máy quay phim đã được đặt trong khu vực để theo dõi.

Ngày 17.11, lúc 29g10 phút, một phụ nữ đi đến khu vực anh ta lẩn trốn, tai nghe điện thoại. Đó là Hasna Ait Boulahcen, bà con của Abaaoud. Từ lùm buị gần đó, có một người đi ra, kế đó một người khác, mặt được che kín nhưng sở cảnh sát tin rằng trong đó có Abaaoud. Họ theo dõi những người này cho đến chỗ  trú ở Saint-Denis, lúc đó khoảng 22 giờ. Cuộc tấn công xảy ra vào lúc bốn giờ sáng và Hasna Ait Boulahcen và Abaaoud đã bị chết.

Hasna Ait Boulahcen đã đi cùng với một bạn gái đến đón Abaaoud. Người bạn này Boulahcen chỉ mới quen khoảng một tháng trong thời gian đi chơi ở Maroc. Boulacen đã thuê bao một xe tắc xi để đi đón anh này và tìm chỗ cho anh này trú ẩn để chờ làm một cú khác.Trên xe Abaaoud đã xác nhận chính anh ta là người chủ mưu vụ tấn công 13.11 tại Paris, đặt dưới sự giám sát của Salah Abdeslam. Ngoài ra, Abaaoud cũng đã cho biết còn 90 anh em khác ở rải rác khắp nước Pháp sẽ tấn công ‘các phương tiện chuyên chở, trường học và khu người Do-thái từ đây cho tới cuối năm!

Nhữ Đình Hùng/24.12.2015

Nguồn:
http://www.opex360.com/2015/12/22/projet-dattentat-des-militaires-des-policiers-ete-dejoue-orleans/#pFA5f8zY4a3ATEKX.99

http://www.francetvinfo.fr/faits-divers/terrorisme/terrorisme-un-attentat-dejoue-a-montpellier_1236197.html#xtor=AL-67-
http://actu.orange.fr/france/attentat-dejoue-a-montpellier-le-profil-du-couple-suspect-francetv_CNT000000h5CJ3.html
http://www.ladepeche.fr/article/2015/12/24/2244363-radicalise-le-couple-de-montpellier-preparait-il-des-attentats.html
http://webtelevisionobserver.com/2015/12/les-confidences-meurtri-res-dabaaoud-attentats-de-paris/

 

Pháp: Một người bị bắn chết khi xông vào trụ sở cảnh sát Paris

Đúng vào lúc nước Pháp kỷ niệm một năm tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo, một người đàn ông cầm dao và đeo đai thuốc nổ giả xông vào trụ sở cảnh sát Paris quận 18. Nhật vật này hô to khẩu hiểu Allah Akbar của người Hồi giáo và đã bị cảnh sát bắn hạ.

Chưởng lý Paris François Molins cho biết vụ việc đã xảy ra vào trưa ngày 07/01/2016. Trên thi thể của đối tượng, nhân viên điều tra tìm thấy điện thoại di động của đương sự, một tờ giấy mà trên đó có in lá cờ của quân thánh chiến Hồi giáo Daech, có hàng chữ viết tay tiếng Ả Rập.

Đối tượng mặc quần jean và một chiếc áo lạnh sậm màu. Nhiều đài truyền hình Pháp phát đi hình ảnh xác người này nằm trên vỉa hè trước cửa trạm cảnh sát trong khu vực Goutte d’Or, Paris quận 18, phía bắc. Đây là một khu vực nhạy cảm vì có rất đông người nước ngoài sinh sống.

Theo lời một nhân chứng được AFP trích dẫn, đối tượng này đã lao nhanh về phía hai cảnh sát Pháp trước khi bị bắn hạ. Dân chúng chung quanh hoảng hốt tìm chỗ trú thân.

Sự cố nói trên diễn ra trong bối cảnh, Paris hết sức đề cao cảnh giác trước nguy cơ khủng bố. Nước Pháp vẫn được đặt trong tình trạng khẩn cấp sau loạt khủng bố đẫm máu ngày 13/11/2015 làm 130 người chết.

Nguồn:  http://vi.rfi.fr/phap/20160107-phap-mot-nguoi-bi-ban-chet-khi-xong-vao-tru-so-canh-sat-paris/?ns_mchannel=fidelisation&ns_source=newsletter_rfi_viet&ns_campaign=email&ns_linkname=editorial&rfi_member_id=1131393090689&aef_campaign_ref=article&aef_campaign_date=2016-01-07

Tình-hình rất căng thẳng giữa Riyad và  Téhéran sau việc Arabie Saoudite cho hành-quyết giáo-sĩ chiite Nimr Baqer al-Nimr.

Bị kết án tử hình vào tháng 10/2014 với các tội danh ‘khủng-bố, mang vũ khí,li-khai,không tuân hành vương quyền,lăng mạ các nhà thông thái về luật hồi-giáo’, chức-sắc hồi-giáo chiite Nimr Baqer al-Nimr đã bị chánh-quyền Riyad đem hành-quyết vào ngày thứ bảy 02.01.2016 cùng với 46 tử tội khác, trong số đó có nhiều người thuộc nhóm khủng bố al-Qaîda thuộc bán-đảo Ả-rập (AQPA). Việc hành-quyết này đã khiến tình-hình bang-giao giữa Iran và Arabie Saoudite vốn dĩ đã căng thẳng càng trở nên căng thẳng hơn nữa. Nhưng Nimr Baqer al-Nimr là ai?

Nimr Baqer al-Nimr trước tiên là một chức sắc của nhánh hồi-giáo Chiite tại Arabie Saoudite; nước này là một quốc-gia hồi-giáo theo sunnite- wahhabiste và nhóm hồi-giáo chiite chỉ chiếm khoảng 10%; Nimr Baqer al-Nimr, 56 tuổi, là một thủ-lãnh có uy tín và được cộng-đồng tín-đố chiite ở Arabie Saoudite mến mộ. Ông theo học giáo-luật hồi-giáo tại Iran. Ông này là người tranh-đấu bảo-vệ quyền-lợi của nhóm người chiite trong nước, chỉ-trích mạnh mẽ triều đại Al-Saoud, đã từng bị bắt giữ nhiều lần vì các bài giảng khích-động. Năm 2009, al-Nimr đã từng đe dọa nổi dậy chống lại vương-quyền wahhabite nếu như vương quyền không chịu phóng-thích các tù nhân chánh-trị và  chấm dứt tình-trạng phân biệt đối xử với người chiite.

Trong vương quốc ‘wahhabite’, cái nôi của của hồi giáo sunnite ‘chánh-thống’, nhóm người chiite chỉ chiếm khoảng trên 10% thường ta thán việc bị coi là công-dân hạng nhì, bị phân biệt đối xử trong mọi việc từ việc học, việc làm, việc xây dựng nơi thờ phụng..Phần lớn người chiite tập trung trong vùng Al-Oatif, một vùng có dầu hoả.

Uy tín của Nimr Baqer al-Nimr gia-tăng trong bối cảnh ‘muà xuân ả-rập’ năm 2011. Cộng-đồng chiite tại Arabie Saoudite đã có những cuộc tuần-hành chống lại việc Arabie Saoudite can-thiệp và đàn áp cuộc nổi dậy ở Bahrein. Nhân đó, Baqer al-Nimr đòi hỏi quyền bình đẳng cho người chiite, chủ trương li-khai vùng đông nơi có nhiều dân chiite và thống nhất với vương quốc Bahrein, nước có đa số dân theo chiite, nằm giáp cạnh Al-Qatif! Tuy nhiên, Baqer al-Nimr không đưa ra các kêu gọi bạo-động, mặc dù các lời chỉ trích đôi khi rất nặng nề. Vào năm 2012, trong một vidéo được phổ-biến, al-Nimr đã có lời lẽ không tốt đẹp trước cái chết của tổng trưởng nội-vụ Nayef, một hoàng thân kế nghiệp của Arabie Saoudite. Al-Nimr đã nói ‘để cho sâu bọ ăn xác chết ông ta’; Al-Nimr chẳng những kêu gọi việc làm sụp đổ vương-triều ở Arabie Saoudite và vương triều Bahrein mà còn cả cho chế-độ  Assad ở Syrie. (coi link  https://t.co/LtiXWQBdM — Daniel Wickham (@DanielWickham93) January 2, 2016 ).Năm 2011, Baqer al-Nimr là khuôn mặt chánh trong cuộc phản-kháng của người chiite thuộc tỉnh Hasa thuộc vùng đông Arabie Saoudite. tại đây có đến một phần ba số người chiite của Arabie Saoudite sinh sống và lại là vùng dầu lửa chánh của Arabie Saoudite. Baqer al-Nimr cũng còn phản kháng việc Arabie Saoudite can thiệp vào nội-tình Bahrein, một can-thiệp nhằm hỗ trợ vua Hamed ben Issa al-Khalifa chống lại các phản-kháng của người chiite.

Al-Nimr đã bị bắt vào tháng bảy năm 2012 và bị kết án tử-hình vào tháng 10.2014, một bản án bị các tổ chức ONG bảo-vệ nhân-quyền phản-đối.

Việc hành-quyết Nimr Baqer al-Nimr vào ngày thứ bảy 02.01.2016 đã tạo ra một luồng căm phẫn trong thế-giới người chiite. Tại Irak, có những đòi hỏi phải đóng cửa toà đại sứ Arabie Saoudite, trong khi tại Bahrein có những cuộc biểu-tình thù nghịch với hoàng-gia Arabie Saoudite. Tại Liban, nhóm Hezbollah coi việc giết Nimr Baqer Al Nimr là một sự ‘ám sát’ và kêu gọi công đồng quốc-tế lên án tội ác này của Arabie Saoudite và coi chế độ này như là hình phạm quốc-tế và Hoa Kỳ và các đồng minh của Arabie Saoudite cũng có trách nhiệm trực tiếp và tinh-thần về việc này. Iran là nước đưa ra phản-ứng mạnh mẽ nhất. Phát-ngôn-viên bộ ngoại-giao Iran, Hossein Jaber Ansari, nó rằng ‘một mặt, chánh-quyền Arabie Saoudite hỗ-trợ cho phong-trào khủng-bố và cực-đoan và cùng lúc dùng đến việc đàn áp và án tử-hình đối với những người đối-lập cuả nó ở trong nước…Nước này sẽ phải trả giá cao cho chánh-sách của nó.’ Về phiá ‘ayatollah’ Ali Khamenei, ông này nói rằng ‘máu của những người tử đạo đã bị đổ ra một cách vô lý sẽ mang đến những kết quả và bàn tay thiêng-liêng sẽ trả thù các nhà lãnh-đạo Saoud…Nhà thông-thái bị đàn-áp này đã không khuyến-khích người ta cầm võ-khí, cũng không âm-mưu một cách bí mật, ông ta chỉ đưa ra những chỉ-trích công-khaĩ; Và lực lượng Pasdarans của Iran cũng đưa ra những phản-ứng tương tự: ‘Một sự báo thù khủng khiếp sẽ giáng xuống gia tộc Al Saoud trong một tương lai gần đây, đưa tới sự sụp đổ của chế-độ thân khủng-bố và chống hồi-giáo’.

Không phải chỉ nói xuông, Iran còn có những hành-động phản-kháng. Toà đại sứ Arabie Saoudite ở Téhéran bị tấn công trong ngày thứ bảy  02.01.2016  Đám đông biểu-tình hằng trăm người đã tràn vào trong toà đại-sứ Arabie Saoudite đập phá, ném coctail Molotov, nhân viên sứ quán đã phải di tản dưới sự bảo-vệ của cảnh sát Iran. Ngoài ra, một toà lãnh-sự của Arabie Saoudite tại Iran cũng chịu chung số phận. Trong ngày chủ nhật, hàng trăm người đã lại biểu tình và hô các khẩu hiệu chống đối Arabie Saoudite mặc dù toà thị chánh Téhéran đa yêu cầu không biểu tình trước toà đại sứ này! Tổng thống Hassan Rohani của Iran nói rằng ‘hành-động cuả một nhóm cực đoan chiều hôm qua chống lại toà đại sứ và lãnh sự quán của Arabie Saoudite, được đặt dưới sự bảo-vệ của Cộng-hoà hồi-giáo về pháp lý và tôn-giáo, là điều hoàn toàn không có cơ sở’.

Về phiá Arabie Saoudite, bộ ngoại giao nước này đã triệu-tập đại-sứ Iran để trao một thư phản-kháng ‘về những lời lẽ phản-kháng chỉ-trích các phán-quyết áp dụng hiện nay đối với những quân khủng-bố trong vương-quốc’. Sau đó, trong một thông cáo , phát ngôn-viên bộ ngoại-giao nói rằng ‘chế-độ Iran là chế độ cuối cùng trên thế-giới có thể cáo buộc nước khác yểm trợ khủng bố trong chừng mực mà Iran tự nó ủng hộ chủ nghĩa khủng-bố’.

Nhận-định về việc hành-quyết nhà lãnh-đạo chiite Nimr Baqer al-Nimr, phát-ngôn-nhân bộ ngoại-giao Mỹ John Kirby việc này làm gia-tăng căng thẳng giữa các cộng-đồng vào lúc mà cấp thiết phải giảm nhẹ. Bộ ngoại giao Hoa-Kỳ cũng đòi hỏi Arabie Saoudite phải cho phép phát-biểu một cách hoà bình các điều phản-kháng.

Nhắc lại giữa Iran và Arabie Saoudite đang có căng thẳng về việc Arabie Saoudite can-thiệp vào Yémen để chống lại các nhóm người chiite thuộc hệ giáo houthis! Việc hành-quyết trưởng giáo Nimr Baqer al-Nimr đã làm bang giao giữa Iran và Arabie Saoudite trở nên căng thẳng hơn. Iran đã lợi dụng việc này để tự đặt mình vào vị-thế người bảo-vệ quyền-lợi của người chiite trên toàn thế-giới. Và sau việc giải quyết vấn-đề nguyên tử Iran, sau việc Nga can-thiệp quân-sự ở Syrie, Iran “ơ vào vị-thế mạnh ở Trung-Đông. Trong khi đó, liên minh ả-rập do Arabie Saoudite lãnh-đạo vào hồi tháng ba 2015 để can-thiệp vào Yémen đang bị sa lầy và chưa thấy lối thoát. Trong viễn-tượng Mỹ không can-thiệp mạnh vào Trung Đông, tốt nhất là đối đầu với Iran khi Mỹ còn hiện diện tại đây và khi Iran chưa khôi phục tiềm lực kinh tế và quân-sự sau một thời gian dài bị cấm vận. Lợi dụng cuộc khủng-hoảng ở Syrie, nhà cầm quyền Riyad đã tổ chức vào tháng qua một hội nghị giữa các thành-phần đối-lập quân-sự và chánh-trị đối với chánh-quyền Damas và hoàng thân Mohammed ben Salmane đã loan báo việc thành-lập một lực lượng ‘liên hiệp chống khủng-bố’ gồm 34 nước có đa số dân sunnite mà nước lãnh-đạo chính là Arabie Saoudite. Cho đến nay, Arabie Saouditehỉ chống lại chế độ Damas. Vào lúc cuộc khủng-hoảng Syrie có cơ giải-quyết, các hoạt-động của Arabie Saoudite xem chừng cốt để gây ra những khó khăn mới! Và chế-độ Damas cho đến nay vẫn nhận được sự ủng-hộ không suy suyển của Nga và Iran! Để làm mệt mỏi Arabie Saoudite, Iran có thể tiếp tục hỗ trợ cho Yémen, khiến Arabie Saoudite bị mắc lầy ở đây, vào lúc giá dầu xuống thấp đưa đến việc suy thoái kinh tế nặng hơn ở nước này. Với Iran, việc giá dầu giảm không ảnh hưởng nặng vì nước này đã không thể bán dầu từ nhiều năm qua do việc bị cấm vận!

Ngày 03.01.2016, Arabie Saoudite tuyên bố cắt đứt bang giao với Iran. Hai mươi bốn giờ sau đó, đến lượt Bahrein, một đồng minh của Riyad, cũng tuyên-bố cắt đứt bang giao với Téhéran và kế đó là Soudan. Emirats Arabes Unis cho biết sẽ triệu hồi đại sứ và giảm thiểu số nhân viên ngoại giao. Về phiá khối người Chiite, nhiều cuộc biểu tình chống Arabie Saoudite đã diễn ra ở Irak, Yémen,ở Liban và cả ở Bahrein, ở Pakistan và Cachemire thuộc Ấn.

Trong khi nước Pháp kêu gọi xuống thang (nước Pháp sắp sửa tiếp đón tổng thống Iran Hassan Rohani), nước Mỹ kêu gọi ‘những biện pháp tích cực để làm dịu căng thẳng’, nuớc Nga cho biết ‘sẵn sàng làm trung-gian cho Iran và Arabie Saoudite’, điều này có thể hiểu Moscou có thể là nơi gặp gỡ cho  trương ngành ngoai giao Iran,  Javad Zarif, và trưởng ngành giao Arabie Saoudite, Adel al-Jubeir. Nước Đức cũng kêu gọi Téhéran và Riyad làm mọi việc để tái lập bang giao nhưng kèm thêm sẽ theo dõi các tiến bộ ở Arabie Saoudite và điều này sẽ được kể đến trong việc xuất cảng vũ khí sang nước này!

Nhữ Đình Hùng/tổng hợp/07.01.2016

Nguồn:

http://fr.sputniknews.com/international/20160103/1020730249/protestations-devant-la-mission-diplomatique-saoudienne-en-iran.html#ixzz3wCs0ApAu

http://www.opex360.com/2016/01/03/vives-tensions-riyad-teheran-apres-lexecution-dun-dignitaire-chiite-par-les-autorites-saoudiennes/#AlM44FVf6d23CsPX.99

http://actu.orange.fr/monde/risque-d-escalade-entre-l-iran-et-l-arabie-afp_CNT000000hCp8c.html

http://www.lalibre.be/actu/international/tensions-entre-l-iran-et-l-arabie-saoudite-on-risque-la-creation-d-un-daech-chiite-568d1a8b3570b38a57ffb960

http://www.rtl.be/info/monde/international/graves-tensions-entre-l-arabie-saoudite-et-l-iran-une-division-des-musulmans-qui-pourrait-profiter-a-daesh-783525.aspx

 

Chánh sách Hội nhập của Chánh phủ Pháp và chủ trương hồi giáo – Nguyễn thị Cỏ May

Thấy quan tài, ai cũng đổ lệ. Sau ngày 13 tháng 11/2015, dân chúng vừa hoảng sợ vừa phẩn nộ. Chánh phủ họp Quốc Hội lưỡng viện ban hành tình trạng khủng hoảng 3 tháng. Chưa bao giờ Chánh phủ được sự đồng thuận tốt đẹp trọn vẹn như vậy. Dân chúng cũng bày tỏ ý muốn chánh phủ phải có chánh sách đối với thiểu số gốc hồi giáo sanh sống trên đất pháp chặt chẽ hơn về vấn đề kiểm soát an ninh công cộng.

Ngay trong tuần lễ đầu sau biến cố đau thương ngày 13/11, chánh phủ cho huy động lực lượng võ trang kiểm soát những khu vực di dân gốc hồi giáo sanh sống tập trung ở ngoại ô Paris và các thành phố lớn như Marseille, Lyon, Strasbourg, Toulouse, Bordeaux. Lực lượng võ trang đã mở nhiều cuộc hành quân, kiểm soát 2500 nơi cư trú của di dân hồi giáo, xét hỏi 305 người, quản thúc tại nhà 354 người, tạm giử 267 người, cấm rời khỏi nước Pháp 22 người.

Ông Tổng trưởng Nội vụ, Bernard Cazeneuve, trong cuộc họp báo, cho biết đã đóng cửa 3 giáo đường hồi giáo ở Lyon, Gennevilliers và Lagny sur Marne trong số 160 giáo đường quan tâm theo dõi.

Ở Pháp, theo thống kê chánh thức, có 2, 1 triệu tín đồ hồi giáo hành đạo trên dân số 6, 86 triệu (ước tính của cơ quan điều tra dân số) nhưng trên thực tế, có ít nhứt 4 triệu tín đồ  hồ giáo(ước tính).  Hội đồng Hồi giáo ở Pháp than phiền số giáo đường hồi giáo hiện nay là 2449, con số quá ít cho hồi giáo theo qui định chánh phủ 1200 tín đồ cho 1 giáo đường, mà phải 250 tín đồ cho 1 giáo đường. Ông Dalil Boubakeur, Chủ tịch Hội đồng Hồi giáo ở Pháp, tuyên bố từ nay (2015) tới 2 năm nữa, số giáo đường hồi giáo ở Pháp phải tăng gấp đôi.

Cũng trong khuôn khổ những cuộc hành quân kiểm soát an ninh các khu vực dân cư hồi giáo đông đảo và nhà thờ hồi giáo, lực lượng võ trang tịch thâu được 398 võ khí trong số đó có 39 võ khí chiến tranh, như bệ phóng hỏa tiển cở nhỏ và nhiều tài liệu huấn luyện thánh chiến.

Sau khi giáo đường bị đóng cửa, lập tức dân hồi giáo ra đường «chỏng khu» làm lễ. Một số khác biểu tình yêu cầu chánh phủ lấy nhà thờ công giáo đưa cho họ làm nơi cầu nguyện!

Chánh sách hội nhập

Pháp ban hành chánh sách hội nhập đối với người ngoại quốc tới Pháp. Các dân tộc gốc á châu, như Việt, Miên và Lèo, từ khi tới sau biến cố đất nước bị cộng sản chiếm cho tới nay, phải nói là họ hội nhập khá tốt đẹp vào xã hội tiếp cư. Tức họ không hề gây bất ổn xã hội. Về mặt thành công, thế hệ con em thành công khá tốt, đứng sau người pháp. Trong lúc đó, đại bộ phận, họ vẫn giử được bản sắc văn hóa dân tộc. Như việc thờ cúng tổ tiên. Cách tổ chức đời sống gia đình, cách ứng xử với xã hội, lòng thương nhớ quê hương, ý chí phục quốc,… Những thành phần có vấn đề và vấn đề nghiêm trọng đối với nước Pháp là di dân gốc hồi giáo. Trước đây là dân á-rập và phi châu, sau này có thêm gốc đông âu và trung đông.

Theo nhận xét của cơ quan thẩm quyền âu châu thì chánh sách đón nhận và hội nhập người ngoại quốc của pháp không thành công (xếp hạng 54/100 trong Liên Âu). Chủ trương hội nhập để thực hiện một xã hội pháp phải thật sự hài hòa theo giá trị Cộng hòa nhưng lại phải giử nếp văn hóa gốc của dân nhập cư mà phải tránh nạn mỗi sắc dân trở thành một tập hợp cực đoan. Muốn áp dụng tinh thần phổ quát mà lại giử bản sắc, giử cái khác biệc của dân tộc nhập cư. Chủ trương rất hay, rất lý tưởng nhưng phần lớn dân gốc hồi giáo, lớp phụ huynh không thể hội nhập được, tới lớp con em tới 15 tuổi cũng không hội nhập được do học hành thất bại. Từ đó, dân hồi giáo sống tập trung với nhau và đóng kín lại ở vùng ngoại ô các thành phố lớn. Cũng nhờ tình trạng xã hội này mà những thành phần hồi giáo khủng bố có nơi ẩn núp và hoạt động. Cá sống nhờ nước, khủng bố sống và hoạt động nhờ những «đồng hương» hồi giáo.

Trên thực tế, từ năm 2012, chánh phủ xã hội ngày càng nhắm mắt trước những thái độ «tôn trọng tính khác biệc của dân nhập cư» mà người pháp chánh gốc, chính họ, bị kỳ thị ngay trên đất nước của họ. Dân pháp không có quyền phô diển  nét văn hóa truyền thống nơi công cộng. Sắp tới lễ Noel là lễ tôn giáo và nét văn hóa pháp và âu châu, nhiều nơi không chưng bày máng cỏ truyền thống. Như trước Tòa thị xã. Lối vào trường học. Nhiều chánh quyền địa phưong đang thảo luận nên giử máng cỏ hay bỏ đi. Nhiều nơi đã tự quyết định bỏ máng cỏ rồi. Đèn hoa treo ngang qua đường phố không giữ câu «Noel vui» mà thay thế bằng «Lễ cuối năm vui».

Trong lúc đó phụ huynh hồi giáo yêu cầu nhà trường có con em của họ học hảy dẹp món thịt heo, tức dẹp bỏ luôn. Nhiều nơi sanh hoạt công cộng phải tổ chức  cho phụ nữ hồi giáo riêng một khu vực hoặc một hay hai ngày trong tuần. Và chánh quyền pháp đã chấp thuận. Cho tới ngày nay, trên 3000 Thị xã chỉ mới có vài nơi từ chối yêu cầu của phụ huynh hồi giáo.

Từ ít lâu nay, phụ nữ hồi giáo trùm khăn kín mặt trở lại tuy luật cấm trùm khăn nơi công cộng đã ban hành.

Cách nay ít lâu, trường kỷ sư hàng hải ở Bretagne (trường công lập) làm lễ mãn khóa, sinh viên tốt nghìệp hồi giáo được nhà trường cho tuyên thệ trên kinh Coran. Phụ huynh tham dự đội khăn phủ mặt ngồi trên khán đài hàng thứ nhứt dành cho những người có con em tốt nghiệp.

Chánh sách hội nhập của Pháp ngã theo thiểu số vì kỳ bầu cử 2012, Ông Hollande đắc cử có  85% phiếu cử tri gốc hồi giáo. Đây là món nợ máu ông không thể quên được.

Trái lại, sau ngày đau thương 13/11, Thụy sĩ (ở Tessin) lại ban hành luật cấm phụ nữ hồi giáo ra đường đội khăn phử mặt. Vi phạm bị phạt 9,000 euros.

Tiểu bang Tessin có 350 000 dân trong đó có 2% hồi giáo nhưng hằng năm có đông đảo du khách tới từ các nước hồi giáo đông âu và trung đông. Luật cấm đội khăn phủ mặt áp dụng luôn cả cho du khách.

Ý nghĩa hội nhập qua những tuyên bố của chánh phủ pháp

Thủ tướng Valls, tại đảo Mayotte, ngày  12/06/2015, tuyên bố «Hồi giáo có trọn địa vị ở Pháp và Âu châu. Đó là một thách thức của những năm tới: hảy chứng tỏ hồi giáo hoàn toàn hội nhập với nền dân chủ của ta, với nền Cộng hòa của ta, với sự bình đẳng nam/nữ, với đối thoại».

Trên Đài RTL, ngày 05.08/2014, Bà Taubira, Tổng trưởng Tư pháp, giải thích về trường hợp có một số thanh nìên pháp (lối 500) và thanh niên còn quốc tịch trung đông và phi châu đi qua Syrie «Phải hiểu tại sao thanh niên ở Pháp đi qua Syrie trong lúc này». Nhưng không biết bà có hiểu tại sao xảy ra ngày 13 tháng 11/2015 hay không?

Còn bà Anne Hidalgo, Thị trưởng Paris, đảng xã hội, nhìn nhận một cách rất bình thường «Ramadan (lễ nhịn đói) là một lễ làm thành một bộ phận của di sản văn hóa (trên đài RMC, BFMTV, ngày 08/02/2015).

Bà Martine Aubry, Thị trưởng xã hội ở Lille, Thành phố phía Bắc, rất hài lòng khi ở thành phố của bà có tới 35% dân á-rập là tuyệt vời. Bà cóc cần trong một thành phố mọi người đều giống nhau (tại La Rochelle, đại hội đảng xã hội).

Ông Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ-nhĩ-kỳ, bày tỏ sự hân hoan với dân hồi giáo khi đánh giá đúng mức chánh sách hội nhập của chánh phủ pháp thuận lợi cho đà xâm nhập của hồi giáo «Giáo đường là trại lính của chúng ta, nóc vòm giáo đường là mủ của chúng ta, tháp chuông là lưỡi lê của chúng ta và tín đồ là binh sĩ của chúng ta».

Daech / Daesh hay IS – Nhà nước hồi giáo

Gọi «Nhà nước Hồi giáo» nhưng danh xưng «Daech/Daesh hay IS» thật ra không đúng vì đây do gốc là một nhóm bạo loạn võ trang  ra đời năm 2003 sau khi Huê kỳ can thiệp quân sự vào Irak. Nhưng Nhà nước Hồi giáo tự công khai hóa vào tháng 10 năm 2006 ở Irak. Tuy nhiên, nếu nó mở rộng tầm hoạt động ngày càng mạnh thì sẽ được thế giới thừa nhận. Vào cuối thập niên 40 và đầu thập niên 50, chánh phủ Việt nam Dân chủ Cộng hòa của Hồ Chí Minh tuyên bố tháng 9.1945, cho tới năm 1950, sau khi Mao-trạch-đông về Bắc kinh mới được Mao thừa nhận, rồi Liên-xô tiếp theo trong lúc đó, Chánh phủ Quốc gia Vìệt nam của Cựu hoàng Bảo Đại được hơn 30 quốc gia nhìn nhận. Nhưng đường đi Sài gòn – Cap bị Việt Minh phá hoại, xe đò bị giựt mìn, dân chúng mất an ninh do Việt Minh liên tục khủng bố, thâu thuế, cấm chợ,…Từ những hành động khủng bố, Việt Minh trở thành một lực lượng võ trang được hưởng qui chế «Mặt trận». Và nhiều nước bắt tay với Việt Minh tuy chẳng được gì.

Đừng coi thường. Hiện nay, Daech là một nhóm võ trang có tổ chức và hiện đại. Những chỉ huy quân sự vốn là những sĩ quan bị thất sủng của Saddam Hussein. Khi Huê kỳ can thiệp võ trang ở Irak, họ gia nhập vào một lực lượng quân sự khác để phục hận. Thời gian sau, Daech tách ra khỏi Al-Quaida. Daech khác với Al-Quaida là không theo tổ chức hình tháp chặc chẻ, trái lại có tính dân chủ hơn.

Daech có những bộ phận hành chánh, tài chánh, tất cả đều hoạt động nhuần nhuyển để làm cho tổ chức chạy việc. Tài sản của họ lên tới hơn 3 tỷ đô-la. 21 000 binh sĩ của Daech đến từ nhiều nước, không gia nhập chỉ vì lý tưởng hay niềm tin tôn giáo, mà còn làm lính nghề, tức lính ăn lương. Tuy nhiên họ có chung một điểm là chiến đấu bằng bạo lực để đưa Giáo chủ (Califat) lên ngự trị cộng đồng hồi giáo thế giới, mở rộng đất đai, tìến chiếm thánh địa, và xa hơn nữa, tiến tới chiếm Âu châu, thiết lập nền luật pháp hồi giáo (La Charia).

Pháp sẽ bị hồi giáo hóa trước 10 năm nữa nếu…

Sau vụ khủng bố hôm 13/11 tại Paris, Đại tá người Nga đặc trách vế An ninh, Ông Anatoly Vladimirovitch, trả lời cuộc phỏng vần phổ biến trên mạng (Eurocalifat.com) về tình hình hồi giáo và tương lai nước Pháp: «Pháp sẽ bị hồi giáo hóa không tới mươi năm nữa».

Theo ông, cách ứng xử của dân hồi giáo ở Pháp như đòi chánh phủ phải thỏa mản những đòi hỏi của họ, không chấp hành luật pháp,… ở Nga, đều bị nhốt. Dân nga thấm nhuần văn hóa tuân thủ luật pháp, còn ở pháp, trái lại, vi phạm luật pháp là bình thường. Nếu chánh phủ pháp không quyết tâm áp dụng luật lệ để bảo vệ an ninh thì dù có dẹp hết nhóm Daech thì, sau đó, cũng sẽ có những nhóm khác xuất hiện. Chính ở ngay xã hội pháp xuất phát những người khủng bố nước Pháp.

Năm Tàn Tháng Tận Ngó Thằng Tàu, Thương Thằng Mình:

Tàu: Chuyển Hướng Trong Bối Rối,

Những Nạn Nhơn của Hạ Cánh Kinh Tế An Toàn – Phan Văn Song

Phải giữ vững lập trường, phải giữ vững luật lệ: không gì đúng hơn khi áp dụng những căn bản ấy, ngày nay, cho xứ Tàu. Nhứt là khi có những đột biến, những biến chuyển, những khủng hoảng kinh tế (và cả những khủng hoảng môi trường). Xi Jinping -Tập Cận Bình, người học trò của Mao ZeDong -Mao Trạch Đông về quan niệm quản trị độc tài, độc tôn, chỉ có độc nhứt một ưu tư, từ ngay lúc vừa nắm quyền năm 2012, là phải bằng mọi giá, giựt về trong tay mình, toàn quyền quản trị, toàn bộ Đảng Cộng sản Tàu, toàn bộ xã hội Tàu, để sửa soạn một cuộc hạ cánh kinh tế an toàn, không thể  tránh được của nước Tàu.

1/  Tàu: Chuyển Hướng Kinh Tế hay Củng cố Quyền Lực?

Như tờ nhựt trình Tàu «Công dân Nhựt Báo» đã đăng, sau khi đưa tin cựu Tổng trưởng Zhou Yongkang bị tuyên án: «Không một ai được đứng trên Hiến Pháp, Pháp luật và Kỷ luật của Đảng (Cộng sản Tàu)»!

Nhơn danh cuộc chiến chống tham nhũng, Chủ tịch Tập của xứ Tàu và Đảng Cộng sản Tàu «siết bù lon» các cán bộ và các lãnh đạo Đảng Cộng sản Tàu với những bắt bớ, truy tố ngoạn mục, và song song, cũng thừa cơ hội, «chơi luôn», với những tố cáo, những truy tố, những tuyên án, «xơi tái luôn» bắt nhốt, giam cầm,  đày đọa tất cả những loại «rào cản» đường tiến công của Đảng Cộng sản Tàu, như các loại «xã hội dân sự», hoặc các cá nhơn, như các nhà văn hóa, các nhà trí thức, các đối lập dân sự, ở đủ các loại, ở đủ các mọi thành phần.

Vừa qua, Tập Chủ tịch nhà ta buộc 50 nhà đại tư bản, đại kỷ nghệ gia toàn xứ Tàu, bỏ thời gian quý báu của mình – vì thời gian đối với họ là vàng là bạc là tiền là của – bỏ cả «một tháng trời của cái thời khóa biểu quý giá» của một đại gia đang thời hái tiền của mình để… «học tập cải tạo», học tập để… đi đúng «đường lối Đảng», đặc biệt trong con đường «chống tham nhũng»! Chỉ có một ngoại lệ cho một nhơn vật thôi! Đó là, Jack Ma, đại gia và tài tử số một của giới truyền thông thế giới: chủ nhơn và nhà sáng lập Alibaba, hệ thống số một của Tàu, về ngành thương mại điện toán. «Jack Ma không cần học tập cải tạo, vì Jack Ma tự mình, đã là một chánh ủy rồi!», một nhà báo dấu tên nói. Nói tóm lại, mặc những phát biểu, mặc những tuyên bố rất «tư bản chủ nghĩa, kinh tế thị trường» ở Davos, hay ở những diễn đàn của thế giới tự do, Jack Ma thuộc nhóm «gà nhà» của họ Tập, và cũng thuộc thành phần vẽ đường vẽ lối cho nền chánh trị Tàu!

Song song với cuộc kiểm soát tình hình chánh trị đảng, một cuộc chuyển hướng chánh sách kinh tế cũng được thực hiện để tránh viễn ảnh một cuộc khủng hoảng xã hội đương nhiên. Năm 2008, Tàu may mắn thoát được nạn khủng hoảng quốc tế, do một chánh sách tài chánh, khá táo bạo để giữ mức phát triển. Và may mắn thay, nếu nguồn tài chánh ấy tạo được sức phát triển cho ngành xây cất, địa ốc, thì ngày nay, cũng chính ngành địa ốc ấy lại đang tạo một bong bóng khổng lồ rất nguy hiểm cho tương lai. Qua những năm 2013-2014, nguồn tài chánh ấy lại được dùng để hổ trợ thị trường chứng khoán, hầu tạo của cải, tài sản cho giới tư sản thuộc giai cấp trung bình của xã hội Tàu. Thế nhưng, cái gì thái quá cũng nguy hiểm! Thị trường chứng khoán, chẳng chốc, lại tạo ra bong bóng, và, bong bóng đã nổ bùng hồi tháng 6, tháng 7 vừa qua! Để cứu thị trường chứng khoán, (và cứu các nhà tiểu tư sản đầu tư Tàu) nhà nước Tàu (theo tin hành lang Golden Sachs) tung ra gần 130 Tỷ euros! Và chưa hết, trong cái nạn, lại gặp cái khổ, ngành kỷ nghệ Tàu lại gặp khó khăn, ế ẩm, do giá lao động công nhơn Tàu cao, lương bổng thợ thuyền Tàu bấy lâu nay tăng giá, mất sức hấp dẫn. Nhưng lương bổng công nhơn Tàu tăng cũng do chánh sách của Đảng (Đại hội Đảng thứ 18, quyết định tăng lương công nhơn để nâng mãi lực, và tăng ngành dịch vụ). Và lay hoay, việc gì đến cũng phải đến, đồng Nguyên phải hạ giá! Thế giới lại la làng, cho rằng Tàu muốn gây chiến tranh ngoại tệ. Làm gì Tàu dám làm! Chỉ vì bí quá thế thôi! Hạ đồng Nguyên, Tàu chỉ có mong xuất cảng hàng hóa nhiều hơn thôi!

Nhưng cái việc chắc chắn là những kết quả «nửa trúng nửa trật- nửa ly nước đầy hay nửa ly nước lưng» của các anh phù thủy kinh tế Tàu chứng minh cho chúng ta rõ rằng, là thời vận đỏ của anh Tàu cũng bắt đầu hết rồi! Hết sức đi lên của nền kinh tế của anh Tàu rồi. Ngày nay nền  kinh tế Tàu đã lên đụng nóc nhà rồi, giờ chỉ còn tụt thôi! Ráng cho lắm, cái thời con số phát triển ở chung quanh con số 10 % một năm hết rồi, bây giờ phải ăn mừng (thắng lợi!) với những con số hoặc 4 hoặc 5 % một năm thôi!

Và nền kinh tế thế giới? Ảnh hưởng thế nào?  Tùy cách hạ cánh của Tàu thôi! Nếu từ từ đáp, nhẹ nhàng, an toàn, bánh xe hạ xuống, flaps hạ, bớt máy từ từ, đường xuống thoai thoải, cần lái kéo tròn… everything’s OK thì các xí nghiệp Tàu, tuy nợ ngập đầu, tuy nước dâng tới cổ, nhưng còn giữ đầu khỏi nước, vẫn còn thở được, và các quốc gia ngoại quốc – các quốc gia xuất cảng nguyên liệu, như Ba Tây-Brésil hay Phi Châu –  có thể uyển chuyển đáp ứng. Nhưng nếu hạ cánh vội vàng, gấp gáp, kéo thắng tay vội vàng, đạp cả thắng chưn, thi ôi thôi, thị trường thương mại quốc tế sẽ hỗn loạn, tan vỡ, đem đến một cuộc khủng hoảng lớn, hậu quả vô lường.

Và với cuộc khủng hoảng, sẽ tạo những nạn nhơn:

2/ Đời Sống Công Nhơn Tàu Bất Ổn, Xã Hội Tàu Hỗn Loạn:

Nếu anh «dân công – mingong», từ những làng mạc xa xôi của tận cùng xứ Tàu đã kéo nhau về các thành thị để xây dựng thành những đại đô thị, đã đưa xứ Tàu từ nghèo nàn lạc hậu, lên hàng đầu thế giới, và với cuộc khủng hoảng, anh cũng là những nạn nhơn đầu tiên.

Baoshan, nằm cạnh biên giới thành phố Shanghai-Thượng Hải, khổng lồ với 23 triệu dân, cách nửa giờ lái xe với khu phố Pudong, hoành tráng với các nhà chọc trời, với các cửa kiếng chiếu sáng coóng dưới ánh mặt trời ban ngày, với hàng ngàn ánh điện thắp sáng một góc trời về đêm, là một khu tuy thuộc ngoại ô thành phố Shanghai, nhưng là khu toàn là dân lao động cư ngụ. Nghèo nàn, với những ngõ hẻm chật hẹp, bẫn thỉu, với những mái nhà xiêu vẹo, với những giếng nước đen ngòm với những thùng nước đục ngầu khi kéo lên…

Đây là bề trái của cái mề-đay sặc sở của một nước Tàu, vươn lên quá nhanh, tuy chiếm chức đệ nhứt thế giới về hàng kinh tế, nhưng lại không đủ sức trải đều lợi tức cho dân chúng mình, nên có con số lợi tức đầu người thuộc hàng thấp kém của thế giới. Nước Tàu giàu nhứt thiên hạ! Đúng, phải! Dân Tàu nghèo mạt rệp, phải xuất cảng, di dân, tha hương cầu thực, cũng đúng luôn! Đây là nghịch lý của xứ Tàu.

Nước Tàu nay, như một nước Quân chủ thời Trung Cổ với Nhà Vua, quan chức, thương gia giàu có, tiền rừng bạc biển, còn thằng dân chỉ là thứ dân, thần dân, bần dân,… như le serf của các seigneurs français, hay các moujiks của các koulaks ngathời Nga Hoàng. Cộng sản Tàu hay Việt ngày nay có khác chi Vua Chúa quân chủ xưa?

Khu Baoshan, gồm rất nhiều cư dân thuộc các dân công – mingong tạm trú. Tạm trú vì với chế độ «houkou– hộ khẩu», họ không được thành phố Shanghai chấp nhận. Họ phải trở về lại quê quán khi hết có hợp đồng việc làm, mặc dù sau khi đã, cư ngụ và làm việc cả những năm tháng dài ở Shanghai! Một «dân công – mingong» chỉ là một công nhơn di dân tạm trú. Dong Haiqiang là một dân công, anh năm nay 38 tuổi, quê ở Hồ Nam, cũng như cả triệu dân công khác, anh rời nơi chôn nhao cắt rún để đi tìm miếng sống, tìm một cuộc sống khác và tìm một tương lai khác cho gia đình ở lại quê nhà. Cũng như cả triệu dân công, anh đã tham gia xây dựng nước Tàu huy hoàng của thế kỷ 21. Từ sáu năm nay, anh mỗi sáng vào những công trường xây cất ở Pudong, tối về ngủ ở Baoshan, ăn uống đè sẻn, ngủ tạm ngủ nhờ, tiền lam lũ có bao nhiêu dành dụm gởi về quê nuôi bố mẹ và vợ con. Mỗi năm một lần vào dịp Tết anh về thăm gia đình một tuần. Dân công là là loại công nhơn rẻ tiền, ai sai gì làm đó lao động không được chăm sóc, không có luật lệ bảo đảm, một loại nô lệ tân thời.

Dân công ngày nay là nạn nhơn đầu tiên của sự xuống dốc của nền kinh tế Tàu. Từ nghề lái xe tải hàng chuyên chở từ những nhà máy đến bến cảng để đưa hàng lên tàu xuất cảng, hay bốc hàng từ cảng chở về nhà kho, ngày nay anh phải sắp hàng xin việc, nhập cảng hay xuất cảng đều sa sút. Nghề anh, một nghề thuộc loại sang (tài xế xe tải), nếu làm đủ 7 ngày trên 7 trong tuần có thể kiếm được 10 ngàn nguyên tệ-yuans (1400 euros- 1550 dollarsUS). Giảm xuất nhập cảng, lương anh sụt khoảng 30%. Không đủ chi phí nuôi vợ con và bố mẹ ở quê nhà. Anh và gia đình anh là những nạn nhơn đầu tiên của tụt hậu kinh tế. Tháng 7 qua, xuất cảng Tàu giảm 8,5%, trong đó có 12 % giảm đối với Liên Âu, khách hàng số 1 của Tàu. Nhập cảng cũng thụt lùi 8,1%, chứng minh thị trường nội địa cũng chưa được vững vàng gì cho lắm! Thật là một bài toán nan giải, nhức đầu cho Tập Chủ Tịch, Xi Xù Xì, gặp phải con số phát triển thấp nhứt từ 25 năm nay, và có cơ làm hỏng chỉ tiêu 7% – con số dự đoán phát triển cho năm 2015 – (Chỉ tiêu nầy do Tàu đặt ra, nhưng thế giới nghi rằng khó đạt được). Chờ xem!

Ngày nay, anh Dong phải đem vợ lên Baoshan, để con ở lại nhờ cha mẹ già nuôi dưởng, và hai vợ chồng mở một tiệm bán bánh bao điểm tâm để bán cho dân mingong, may ra kiếm thêm chút cháo cho gia đình. Wang, một mingong khác, với khuôn mặt khắc khổ, đang ngồi ăn vội chiếc bánh bao và uống tô nước trà. Wang, quê  ở Jiangsu, đến lao động ở Shanghai từ 10 năm nay nhận xét: «Cách đây 10 năm, khi tôi bỏ làng lên đây, công việc tìm dễ dàng, ngày nay,  rất khó khăn. Dần dần bạn bè bỏ đi hết, hoặc về quê làm ruộng hoặc đi tìm việc ở nơi khác. Khách sạn nơi tôi trọ xưa chúng tôi cả 200 người, nay chỉ còn độ 50 người thôi!». Nhưng, cũng công bằng mà nói, 10 năm nay, lương bổng công nhơn đã tăng làm 5 lần hơn, xưa chỉ 7 euros một ngày nay đã 32 euros một ngày. Nhưng cũng vì lương bổng thợ thuyền công nhơn cao như vậy nên ngày nay Tàu bị cạnh tranh, và nền kỷ nghệ Tàu gặp khó khăn. Đồng nguyên-yuan cũng tăng trị giá đến 14%, kỷ nghệ Tàu không đủ sức để cạnh tranh với các nước nghèo như Việt Nam, BanglaDesh hay Phi Châu. Các tổ hợp kỷ nghệ thế giới dần dần dời xưởng đem qua các quốc gia có công nhơn giá rẻ hơn.

3/ Tăng Tốc Độ hay Cuộc Chay Đua Vượt Chỉ Tiêu Vô Vọng: 

Muốn cạnh tranh với các quốc gia khác, chỉ còn một cách là nâng cấp sản suất – productivité hay tăng tốc độ sản xuất – surproduction. Và Anh Tàu đang lẫn lộn hai ý niệm ấy. Nhưng vì nền kinh tế đang đi xuống, chỉ còn cách làm nhiều thôi! Và làm nhiều sanh ra làm ẩu, nâng mức sản xuất lên, nhưng có cái lượng lại mất cái phẩm. Nhơn giờ sản xuất lên, nhơn nhịp sản xuất, nhưng vẫn với giàn máy vẫn cũ, hệ thống vẫn cũ, và kỷ thuật vẫn cũ chỉ có đem lại sự mất an toàn trong sản xuất thôi. Quá tải, máy, người chỉ một thời gian sau, là đổ vỡ, đau bệnh, và dĩ nhiên, tai nạn… (Tai nạn nhà máy Tianjin-Thiên Tân là một thí dụ). Hệ thống kỹ nghệ quá cũ, dùng năng lượng xưa, với những lò luyện đốt bằng than đá, với những nhà máy điện còn dùng than đá… thì ô nhiểm chẳng chốc cũng sẽ tới thôi! Ngày thứ hai tuần qua Bắc Kinh báo động đỏ về ô nhiểm! Và còn sẽ ô nhiểm dài dài!

Tàu có mặt ở COP 21, Tàu phải đến có mặt ở COP 21 thôi! Tàu hứa sẽ cải tạo hệ thống kỹ nghệ, hệ thống tiêu dùng. Nhưng đã quá trễ! Tuy nhiên, có còn hơn không. Cả xứ Táu nay là một quả bom «họa môi trường» nổ chậm… Nhưng than ôi, Tàu nằm cạnh Việt Nam, Tàu chết vì ô nhiểm, thì Ta chắc cũng ngất ngư. Nhưng đó là chuyện Ta, thũng thỉnh tính sau!

Đây là một cuộc chạy đua vượt chỉ tiêu đi tới vô vọng – une fuite en avant. Và một nghịch lý nữa, là cuộc chạy đua sản xuất nầy lại được các Ngân hàng Quốc gia Tàu khuyến khích. Khuyến khích sản xuất, nhưng hàng ra ế không xuất cảng được, ế ẩm. Quay sang, hy vọng hàng bán cho dân Tàu nội địa tiêu thụ, bằng mọi giá nâng thị trường nội địa, vì vậy tăng lương bổng cho công nhơn để tạo mãi lực. Lại vòng vòng, tăng lương tạo mãi lực, nhưng giá thành cao, giá bán cao, hàng sẽ ế! Giữ xí nghiệp hoạt động để tạo việc làm cho công nhơn, tạo mãi lực cho công nhơn để mua hàng! Nhưng tất cả đều giả tạo, làm ráng, mua ráng, bán ráng, cái vòng lẩn quẩn ấy Tàu nay vướng nặng. Chỉ số phát triển quyết giữ ở 7% cho năm 2015, chắc khó đạt lắm!

Thế ta mới hiểu tại sao, ngày nay dân Tàu đang ùn ùn vượt biên, di tản kinh tế. Các thủ đô âu châu đầy dân Tàu. Tàu nghèo, đói đi kiếm việc đã đành. Tàu giàu có, làm ăn bất lương đem tiền đi trốn, để thủ cho đời con cháu, âu cũng dễ hiểu. Các cán bộ cao cấp tham nhũng vác tiền đi trốn, cũng dễ hiểu thông cảm. Thế nhưng, cái lạ là cả dân giai cấp trung bình, có công ăn việc làm, nơi ăn chốn ở đàng hoàng cũng dzọt… Ở Paris và vùng phụ cận, ở đâu các tiệm thương mãi không còn «ăn khách» như tiệm thuốc lá, loto, tạp hóa, là Tàu mua sang lại. Ngày nay chủ Tàu đầy rẩy, đầu đường, đầu hẻm, Tàu! Tàu đâu cũng thấy Tàu! Hết còn những khu đặc biệt như quận 13, Belleville rồi, bây giờ đâu củng thấy Tàu. Rồi gái Tàu đi Tây, làm điếm cũng đầy rẩy, nghề điếm tử tế thì đấm bóp, nào nguyên người-complet, nào nửa người, thậm chí chỉ bóp chơn bóp cẳng. Hết đấm bóp thì nghề cắt tóc (chỉ chưa ráy tai thôi!). Hết nghề đấm bóp, cắt tóc… thì bán sex! Nào đứng đường, nào complet đủ bộ, nào nửa bộ, và dễ sợ hơn, túng thiếu quá, em đề nghị thỏa mãn nhanh chóng nơi góc cửa, hay cả ngồi ghế đá vườn hoa chỉ với 20 euros thôi! Và em không chừa một ai! Tui đây người viết, ông già trên 7 bó nầy cũng bị một em Tàu lẻo đẻo đi theo, đề nghị … mãi không kết quả, và cuối cùng em đành xin 5 đồng euros, hay 1 đồng cũng được, vì hôm ấy trời lạnh và …em đói! Tôi đành cho em 5 đồng để yên thân và cũng thương hại  «thân già… của em», vì em ngó kỹ cũng « đà có tý tuổi rồi»! Kể chuyện cô điếm Tàu, mà nghĩ đến các cô điếm Việt Nam lang thang tha hương cầu thực, chắc cũng không hơn gì! Xin lỗi tất cả bà con, tui nầy, nói chuyện thô tục nhơ nhớp, nhưng Thúy Kiều cũng chỉ là một cô điếm được một đại nhà văn nhà thơ kể với một giọng thơ tuyệt vời thôi. Nhưng Kiều là hồng nhan, bạc phận, còn cô điếm Tàu của tôi nhan sắc rất tầm thường, quá tầm thường thế sao cũng bạc phận ? Ôi hay là, đẹp cũng chết, xấu cũng chết!

«Bắt ở trần phải ở trần, cho mai-ô (maillot-áo thun) mới được phần mai-ô!» là câu nhựt tụng của chúng tôi lúc ở tù Cộng sản. Có anh lấy cái ăn làm trọng, nói «Bắt bobo phải bobo, cho cơm sắn, mới được phần sắn cơm!»

4/ Ngó Về Việt Nam:

Chúng ta thử đổi tất cả những tên tuối người, địa dư, địa lý Tàu sang tên Việt Nam. Hình ảnh chẳng khác gì, viễn ảnh tương cũng mù mờ bí lối, đen tối như nhau. Nhưng có khác, khác chăng là thằng Tàu là tuy thằng đầu ngọn lãnh đủ, nhưng còn dư tiền dư bạc, còn Việt Nam, chỉ ăn theo, nên …? Thị trường thằng Tàu lớn trên 1 Tỷ 4 người. Mỗi thằng Tàu bỏ ra 1 dollars mua hàng mỗi ngày, ta kiếm 1Tỷ 4 dollars. Một năm 365 ngày nhơn lên 511 Tỷ dollars một năm. Đó là thị trường đó là hắn mua, còn nếu hắn bán thì với tiềm lực như vậy hắn sẽ làm nhiều chuyện! Nhưng may quá, ngày nay hắn chạy theo nhiểu giấc mộng vu vơ : làm chủ Biển Đông, làm chủ Thế giới, mở xa lộ dầu hỏa, mở xa lộ vận tải, bành trướng, xâm chiếm kinh tế, xâm chiếm đất đai Phi Châu. Hắn lo làm giàu ở Phi Châu, nhưng quên hẳn người dân ở xứ hắn.

Nền kinh tế nội địa Tàu đang thời kỳ thay đổi, những mẫu phát triển và kiến thiết kiểu cũ, dựa trên nền tảng đầu tư đã đến thời kỳ hết linh rồi! Dịch vụ và kỹ nghệ thông tin tin học bắt đầu nhập nhưng thị trường nội địa chưa theo kịp, còn quá dựa trên những đòi hỏi căn bản sanh tồn của con người. Trong khi chờ đợi thị trường chuyển hướng theo đà thế giới, thị trường chứng khoán sụt 30% vào tháng 7 vừa qua!

Khác với khủng hoảng năm 2008 bắt đầu từ Huê Kỳ. Lúc ấy, mặc dù mất thị trường Huê Kỳ, Tàu còn đủ sức chận được cơn sóng thần dữ dội do sự xập tiệm của Wall Street: Tàu dám cho giàn máy xây cất thế giới chạy: 500 Tỷ dollars xây xa lộ, xây những phi trường không lồ của Tàu đã cứu nền kinh tế thế giới và Âu Mỹ ( và đặc biệt các nhà thầu xây cất, các kiến trúc sư Âu Mỹ), nhưng cũng tăng nợ các tỉnh các vùng của Tàu  và tạo tham nhũng cho các cán bộ chúa vùng của xứ Tàu, và cũng chẳng đem lại những học hỏi hay kinh nghiệm gì về kỹ thuật cho công nhơn Tàu cả.

Ngày nay, Tàu có thể cho máy in tiền chạy. Nhưng không dám, vì Tàu có tham vọng đồng Nguyên sẽ được nhìn nhận là đồng tiền quốc tế. Giấc mơ ấy nay đà thành tựu. Qua năm 2016 đồng Nguyên Nhơn dân tệ-Renminbi sẽ ngang hàng với dollars, euros, pound sterling, yen nhựt để thành một ngoại tệ quốc tế sẽ được dùng để mua bán, thương thuyết, tích trử gọi là Có quyền Rút Vốn Đặc biệt- Special Drawing Rights-SDR. Muốn vậy đồng Yuan-Nguyên phải giữ chữ Tín.

Nhưng chữ Tín gì? Khi sau khi thị trường chứng khoán trụt dốc 30%? Trung Ương Đảng phải dùng đại bác để cứu vãn: 144 Tỷ dollars, gần 130 Tỷ euros, được tung ra để cứu các cổ đông Tàu. Sự thực thì, nghe thì dữ tợn đấy nhưng chỉ có  tác dụng đối với 7% xã hôi Tàu thôi. Vì 7% ấy là con số tỷ lệ gồm các gia đình Tàu các dân cư thành phố « chơỉ » cổ phiếu thôi – đối lại hai lần nhiều hơn đối với dân Huê kỳ. Riêng các Xí nghiệp Tàu, chỉ có sử dụng nguồn tài chánh đầu tư  5%  do tiền từ cổ phiếu. Nhưng cái hệ luận kết quả của cuộc sụp đổ nầy là lòng tin của người âu mỹ quen với lối lý luận âu phương. Từ lâu nay, Tàu vẫn là đầu tầu của ngành kinh tế kỹ nghệ thế giới, ngày nay số 2, lắm lúc còn cả số một kinh tế thế giới, Tàu không thể để thế giới âu phương mất lòng tin. Và trong lúc tinh thần còn bấp bênh như vậy, Tàu chơi cú «xí mứn»: ngày 11 tháng 8 năm 2015, Tàu hạ giá đồng Yuan-nguyên tệ.  Chỉ trong vài giờ Tàu đem đồng Yuan lùi trở về trị giá của năm 2011 đối với dollar. Ngang tàng, phủ phàng, chưa từng thấy từ hai thập niên nay! Nhưng Beijing trả lời, đem đồng Yuan xuống để nhập bọn với các ngoại tệ trong cái rổ «tiền quốc tế xài chung» (chuẩn bị đơn xin nhập vào tháng 11/2015) và cũng để «cứu giá» ngành xuất cảng Tàu đang cơn nguy ngập! Cũng có lý, và người âu mỹ chấp nhận và bắt buộc đành bỏ qua! Chỉ vì thèm thị trường tiêu thụ của Tàu.

5/ Một Phương Pháp Khả Thi Có Thể Cứu Kinh Tế Tàu (và Cả Việt Nam)!

Kết quả của cuộc khủng hoảng ngày nay ở Tàu, là số công nhơn thất nghiệp và các nhà máy bỏ hoang ! Trong một chế độ mà hơn ¾ hệ thống kỹ nghệ nằm trong tay Đảng. Các xí nghiệp các nhà máy đều là những Xí nghiệp Nhà Nước Quốc Doanh, những Công Ty Thương Nghiệp Quốc Doanh. Công Nhơn là công nhơn viên, nửa thợ nửa cán bộ, Đảng kiểm soát, Đảng quản trị. Đó là những tổ chức khổng lồ, nơi núp bóng của các cán bộ quan lại, đảng viên, đảng tử, đảng tôn, Con Ông Cháu Cha chia ghế nhau … tham nhũng, chia nhau ăn tiền, đây là những giang sơn riêng biệt của phe ông nầy phe quan nọ. Đó cũng là những cổ máy hút tiền, tiêu tiền xài tiền, của công biến của tư. Công tư nhập nhằng. Xài phung phí. Phải dẹp !

Phải thay đổi, phải biến những công ty ấy thành những công ty tư nhơn, quản trị đàng hoàng khoa học như các công ty quốc tế tư bản. Thủ Tướng Ly Keqiang cũng đang mơ làm một việc giống vị tiền nhiệm Zhu Rongji, năm 1990, là đã đuổi 30 triệu cán bộ khỏi những công ty quốc doanh. Nhờ vậy, Tàu đã bước vào một kỷ nguyên mới, hiện đại với những kỹ thuật mới từ dạo ấy. Thế nhưng, ông Lý tuy có nói đến, có nghĩ đến nhưng ông Tập còn bận lo củng cố địa vị cho cả hai, nên hiện thời chỉ nghĩ đến những hồ sơ chánh trị thôi.

Việt Nam ta cũng vậy! Đó là khâu phải cải tổ, phải làm. Phải Tư nhơn hóa các Doanh Nghiệp Quốc Doanh. Dẹp hết những cơ sở vô tích sự, nơi tham nhũng, nơi ăn tiền, nơi trốn núp của những tên ăn hại vô tài bất tướng. Tư nhơn hóa hệ thống quản trị ngân hàng, quản trị xí nghiệp, cơ sở thương mại… Chỉ có cách ấy mới cải tổ ngành kinh tế thương mại Tàu và Việt Nam!

Và Để Kết Luận:

Trở về Baoshan và những người mingong Tàu:

Toàn dân Baoshan cũng như toàn dân Tàu, cũng như toàn dân Việt Nam – vả cũng như, nói rộng ra, cũng như cả nước Việt Nam, Chánh phủ Việt Nam, Quốc hội Việt Nam, toàn cả Đảng Cộng sản Việt Nam, tất cà nói chung, tất cả đếu là «cán bộ-công nhơn viên» làm việc, phục vụ, phục tùng, cho Đại Công Ty Công Sản và Nhà Nước Tàu!

Ngày nay, phe «đầy tớ Tàu quản trị Việt Nam» thì chỉ biết nhìn ghế, nhìn Đảng, nhìn xem phải bầu ai, bỏ ai, theo ai để hưởng lợi, hưởng lộc…!

Còn phe người dân Việt Nam? Vì bé cổ thấp miệng, bịt mắt, bịt tai, bit miệng, giống người mingong Tàu ở Baoshan vậy!  Tất cả chỉ biết nhìn, ráng nhìn, ráng bám vào cái đời sống, bám vào cái cuộc sống, đấu tranh, vật lộn, tranh nhau với vật giá hàng ngày, với giá xăng đang lên, với gạo đang lên giá, vàng đang lên giá… ráng đi chợ hàng ngày, làm sao tìm miếng thịt không độc hại, tìm miếng rau không dơ dáy, ăn qua ngày, sống qua thời…Mãi mãi, cúi cổ, cúi đầu, NÔ LỆ!

Baoshan ngoại ô ven thành phố Shanghai, đất Tàu.

Việt Nam, ngoại ô ven biên (giới) Tàu, (đã) đất Tàu hay (còn) đất Việt?

Cả hai vùng đất, cùng một thế giới, cùng một giấc mơ, cùng một tham vọng: sống, ăn, ngủ, thở … qua ngày, mãi mãi, nô lệ.

Ave, Caesar, morituri te salutant-Chào Cán bộ, những thằng sắp chết chào mi!

Hồi Nhơn Sơn, Tàn năm 2015

 

Hoa Kỳ vô can? – Không muốn can thiệp sau khi đã can thiệp – và gây chuyện đảo điên… – Nguyễn Xuân Nghĩa

Vào ngày mở hàng đầu tiên của năm 2016, thị trường cổ phiếu Hoa Kỳ rớt như cục gạch. Nói chung mất giá hơn 2%, điều chưa từng thấy từ 84 năm về trước, cũng vào một năm Thân, 1932. May qua, khi thị trường đóng cửa thì chỉ mất có 1.5%.

Giới quan sát nêu ra hai lý do.

Thứ nhất là thị trường cổ phiếu Thượng Hải mất giá hơn 7%, thị trường Thẩm Quyến nhỏ hơn thì mất trên 8%. Truy lên lý do mất giá bên Tầu là thị trường mất niềm tin vào 1) giá trị cổ phiếu, 2) đà tăng trưởng kinh tế và 3) khả năng quản lý của giới hữu trách. Tổng kết lại, mất niềm tin vào cơ chế kinh tế chính tri. Đấy là nguyên nhân. Còn hậu quả? Hậu quả là toàn cầu lo ngại ảnh hưởng bất lợi từ Trung Quốc nên thị trường Hoa Kỳ chưa mở bát vào sáng Thứ Hai thì các thị trường Âu Châu cũng sụt giá nặng. Nghĩa là Hoa Kỳ có bị hiệu ứng từ Trung Quốc, chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh biểu dương ý chí quân sự tại Đông Á…

Chúng ta sẽ trở lại chuyện bên Tầu sau, vì lý do thứ hai của vụ sụt giá cổ phiếu tại Hoa Kỳ là một biến cố Trung Đông.

Hôm Thứ Bảy mùng hai, Bộ Nội Vụ Saudi Arabia thông báo việc 47 tội phạm vừa bị hành quyết trên toàn quốc vì ba trọng tội là 1/ phản đạo Hồi, 2/ liên can đến việc tấn công lực lượng an ninh Saudi làm nhiều người thiệt mạng và 3/ âm mưu phá hoại kinh tế và uy thế chính trị Saudi khi đánh cướp ngân hàng và tràn vào tòa tổng lãnh sự Mỹ tại Jeddah. Trong số bị hành quyết có giáo sĩ Sheikh Nimr al-Nimr là dân Saudi nhưng lãnh đạo hệ phái Shia trong lãnh thổ Saudi Arabia.

Với Hoàng gia Saudi thì khủng bố xưng danh Thánh Chiến, hệ phái Shia hay tội phạm hình sự đều là kẻ thù phải bị trừng trị.

Lập tức, lãnh đạo khối Hồi giáo Shia là Iran có phản ứng: Tòa Đại sứ Saudi ở thủ đô Tehran bị đám đông tấn công và đốt phá. Hậu quả tức khắc ngày hôm sau là Hoàng Gia Saudi quyết định đoạn giao với Iran và triệu hồi nhân viên ngoại giao trong vòng 48 tiếng. Hai đồng minh Sunni của Saudi Arabia là Bahrain và các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất cũng cắt đứt bang giao với Iran.

Dù Iran chưa, và có thể là không, áp dụng nghệ thuật giam giữ nhân viên ngoại giao làm con tin, biến cố ấy cũng dội ngược vào thị trường Hoa Kỳ làm cổ phiếu sụt giá.

Nước Mỹ đã muốn vô can mà vẫn hữu họa! Vào buổi đầu năm, “Hoa Kỳ nhìn từ bên ngoài” là chuyện lý thú…

Lý thú đầu tiên là đa số dân Mỹ không theo dõi mâu thuẫn lâu đời giữa xứ Iran của dân Ba Tư theo hệ phái Shia với xứ Saudi của dân Ả Rập theo hệ phái Sunni, nên ít chú ý đến sự kiện là hai cường quốc Hồi giáo này có hai tên gọi khác biệt cho cùng một vùng Vịnh. Saudi gọi đó là Vịnh Ả Rập, Arabian Gulf. Iran gọi đó là Vịnh Ba Tư, Persian Gulf. Có mặt thì phải đặt tên, để xác định mặt đó là mặt gì, của ai.

Mâu thuẫn giữa hai cường quốc Ba Tư và Ả Rập là chuyện quá xa cho người Mỹ. Năm xưa, khi Iran còn theo chế độ quân chủ của một Quốc Vương, một Sa Hoàng (Shah) và là đồng minh của Hoa Kỳ thì đã có tranh chấp ảnh hưởng với Hoàng Gia Saudi, một đồng minh khác của Mỹ. Cả hai đều ngồi trên những giếng dầu rất thanh và ngọt, không cần xin viện trợ Hoa Kỳ, nhưng tranh đoạt quyền lợi vì những nguyên nhân sâu xa, thuộc về chủ nghĩa quốc gia dân tộc.

Thế rồi, nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ dưới chánh sách ngớ ngẩn của Jimmy Carter và theo lập trường cực tả của truyền thông còn ngớ ngẩn hơn, đã kết án chế độ Sa hoàng của Mohammad Reza Pahlavi là độc tài. Kết quả là cuộc “Cách Mạng Hồi Giáo” tại Iran vào đầu năm 1979, Giáo chủ Ruhollah Khomeini lên lãnh đạo, sứ quán Hoa Kỳ bị phong tỏa, nhân viên ngoại giao Mỹ bị bắt làm con tin trong 444 ngày. Chuyện nhỏ, nhưng cũng khiến Ronald Reagan đắc cử tổng thống.

Chuyện lớn hơn là mâu thuẫn giữa Iran và Saudi có thêm kích thước tôn giáo: giữa hai hệ phái Shia và Sunni.

Trên đà “thắng Mỹ,” Iran của Giáo chủ Khomeini còn xung đột với một cường quốc Sunni khác là Iraq, dưới sự lãnh đạo của Saddam Hussein. Tám năm chiến tranh Iran-Iraq từ 1980 là một tổn thất kinh hoàng sau Thế Chiến II mà người Mỹ không biết, và khỏi cần biết. Sau khi thắng Iran, Hussein cũng lại thừa thắng xông lên mà tấn công Kuweit. Lần này thì bị Chính Quyền George H. Bush chặn đứng với trận Bão Sa Mạc năm 1991, khi Liên Xô đã tàn lụi và sụp đổ.

Vì giấy báo có hạn nên xin nhìn lẹ hơn một chút mà gác qua chiến dịch Iraq tai hại của George W. Bush, làm Iran có thêm lợi thế, vừa can thiệp vào Iraq, vừa yểm trợ chế độ Bashar al-Assad…

Ngày nay, 25 năm sau. Hoa Kỳ dưới thời chính quyền Barack Obama lại muốn bắt tay… Iran với một hiệp ước đáng nghi. Và thấy đáng nghi nhất là hai đồng minh khác của Mỹ. Israel và Saudi Arabia. Đấy là nguyên nhân sâu xa khiến Hoàng Gia Saudi lên lưới đối đầu với Iran, trực diện khai chiến với hệ phái Shia và huy động hậu thuẫn của dân Ả Rập theo hệ phái Sunni.

Nói vắn tắt thì nước Mỹ không phải là vô can! Những đảo điên lật lọng của siêu cường này gây bất an cho các nước khác, cả bạn lẫn thù, và còn tạo cơ hội cho tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo ISIS bành trướng. Và với cuộc tranh cử tổng thống đang diễn ra thì giao tranh giữa Saudi Arabia với Iran cũng chỉ là chuyện nhỏ. Miễn sao, Obama khỏi phải tung quân vào trận như ông Bush con!

Bây giờ, ta nói chuyện Trung Quốc. Cũng một mô hình lý thú tương tự.

Năm 1972, Hoa Kỳ giải vây Trung Cộng để chặn Liên Xô, với kết quả là Việt Nam Cộng Hòa bị bức tử, Việt Nam Cộng Sản mời hạm đội Xô viết vào Cam Ranh. Nhưng hậu quả là Trung Cộng chiếm ghế của Đài Loan trong Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, cho Hà Nội một bài học. Khi ấy, nước Mỹ cũng cóc cần vì đã thắng Liên Xô và chấm dứt chiến tranh lạnh.

Rồi có Trung Cộng có 36 năm tiến hành cải cách để trở thành cường quốc kinh tế hạng nhì thế giới. Nhưng lại là mối nguy hạng nhất tại vùng Đông Á, sau khi đóng đai Hà Nội trong vòng kiềm tỏa của mình từ 1991. Cũng chẳng sao. Năm 2015 vừa qua là khi Hoa Kỳ có quan hệ quân sự khắng khít nhất với Trung Cộng, sau khi Chính quyền Obama còn mời Bắc Kinh tham gia cuộc thao dượt quân sự RIMPAC trên vòng cung Thái Bình Dương, lần đầu tiên kể từ hơn hai chục năm của RIMPAC.

Bây giờ, chuyện đáng ngại cho nước Mỹ là tình trạng kinh tế sa sút của nước Tầu!

Sau 36 năm vênh váo, kinh tế Trung Cộng đang bước vào chu kỳ suy trầm – hạ cánh nhẹ nhàng – có khi là suy thoái tức là hạ cánh nặng nề. Chu kỳ ấy mới thách đố hệ thống chính trị. Một vụ sụt giá cổ phiếu có thể gieo họa kinh tế lớn hơn, mà chưa chắc, vì thị trường chứng khoán Trung Cộng không vận hành như các nước Tây phương. Nhưng nếu tình hình kinh tế lại nguy ngập hơn, bất ổn chính trị sẽ lan rộng. Trong hoàn cảnh rối bời hiện nay tại Âu Châu, Liên bang Nga và Trung Đông, Hoa Kỳ không muốn phải canh chừng thêm một sự bất ổn khác tại Hoa lục, đáng dấu năm cuối cùng của hai nhiệm kỳ Obama.

Còn sóng gió Đông Hải? Thì cũng như sóng gió tại vùng Vịnh, chỉ là chuyện nhỏ!

Nguồn :http://dainamaxtribune.blogspot.fr/2016/01/vhoa-ky-vo-can.html

 

Đường Thi – Xuân Nhật Độc Chước – Lý Bạch (701 – 762)

Đông phong phiến thục khí,

Thuỷ mộc vinh xuân huy.

Bạch nhật chiếu lục thảo,

Lạc hoa tán thả phi.

Cô vân hoàn không sơn,

Chúng điểu các dĩ quy.

Bỉ vật giai hữu thác,

Ngô sinh độc vô y.

Đối thử thạch thượng nguyệt,

Trường tuý ca phương phi.

Ngày Xuân Uống Rượu Một Mình – PKT  12/18/2015

Gió đông thổi khí lành,

Cảnh vật rạng sắc xuân.

Cỏ non nắng trổ biếc,

Hoa rụng rơi tần ngần.

Mây lẻ lạc non xa,

Chim đàn tìm ổ cũ.

Muôn loài đều có tổ,

Ta cuối đời về đâu?

Dưới trăng say hát mãi,

Bài ca thiên cổ sầu.

Lời Thêm: Một thời gió loạn, chiếc thân bật gốc, thế giới đổi thay, còn tự hỏi về đâu chi nữa, thêm tội. Chỉ là cuối năm, khoảnh khắc cô đơn, chút tâm tình, mượn ý mượn lời của người xưa, chắp nối thành mấy câu thơ vụng, gửi người thân quí, để đọc cho vui với nhau, vậy thôi. Chắc, không ai nỡ trách. PKT 12/18/2015

 

Đề Đô Thành Nam Trang – Thôi Hộ

Khứ niên kim nhật thử môn trung

Nhân diện đào hoa tương ánh hồng

Nhân diện bất tri hà xứ khứ

Dân Tộc Sinh tồn (tt) – GS Nguyễn Ngọc Huy

4) Sự chuyên chính của giai cấp vô sản và sứ mạng người cộng sản

a/ Sự chuyên chính của giai cấp vô sản

Theo chủ-trương Karl Marx, lịch-sử là một cuộc giai-cấp tranh-đấu không ngừng. Hiện nay trên thế-giới, chỉ còn có hai giai-cấp tư-bản và vô-sản. Giai-cấp vô-sản bị giai-cấp tư-bản bóc lột thẳng tay. Muốn tự giải-phóng, nó phải làm cách-mạng, đánh đổ giai-cấp tư-bản. Nó sẽ hoàn-toàn thắng-lợi trong công cuộc cách-mạng này. Nhưng sau khi thắng-lợi, nó phải nắm chánh-quyền để diệt trừ di-tích của chế-độ cũ, và xây dựng một xã-hội mới không giai-cấp, không xung-đột, không cần chánh-phủ, không có sự bóc lột lẫn nhau.

Trong khi xem xét kết luận của Marx về cuộc tranh-đấu giai-cấp, ta đã thấy rằng quần-chúng muốn lật đổ nhà cầm-quyền phải nhờ một thiểu-số dẫn-đạo. Sau khi thành-công, chính thiểu-số ấy sẽ nắm chánh-quyền để tổ-chức lại xã-hội. Vậy, sự chuyên-chánh của Marx chỉ là sự chuyên-chánh của một thiểu-số dẫn-đạo – tức là đảng cộng-sản – chớ không thể của giai-cấp vô-sản được.

Từ trước đến nay những người độc-tài dầu cho họ theo chủ-nghĩa nào cũng vậy, không bao giờ tự tước bỏ quyền-hành lợi lộc của mình. Sự tập-trung tất cả tài-sản tài-sản của xã-hội vào trong tay chánh-phủ càng làm cho đảng-viên cộng-sản cầm-quyền thêm phương-tiện để đàn-áp quần-chúng và duy-trì chế-độ mình tạo ra.

Những hạng người mà Marx thù ghét: tư-bản, trưởng-giả, tiểu-tư-sản hẳn là bị đàn-áp trừng-trị thẳng tay. Nhưng chính những người vô-sản cũng không thoát khỏi sự bóc lột. Có lẽ họ còn bị bóc lột nhiều hơn trong chế-độ tư-bản vì không được tự-do tổ-chức để tự-vệ đối với những cơ-quan dùng mình làm công-nhơn như thợ-thuyền trong xã-hội tư-bản. Trong trường-hợp đó, sự chuyên-chánh sẽ không bao giờ chấm dứt và xã-hội không giai-cấp cũng không thực-hiện được.

b/ Sứ mạng của người cộng sản

Trong khi nêu ra sứ-mạng người Cộng-Sản, Marx đã vô-tình đi xa hẳn chủ-trương duy-vật của mình. Cứ theo chủ-trương này, chính những điều sản-xuất kinh-tế quyết-định hết tất cả, nó hạn-định những hình-thể xã-hội, văn-hóa, chánh-trị, v.v…

Kết-luận hợp-lý của chủ-trương này là muốn cải-tạo xã-hội, ta chỉ cần cải-tạo những điều-kiện sản-xuất kinh-tế. Khi điều-kiện sản-xuất kinh-tế thay đổi, cả nền tảng chánh-trị, văn-hóa của xã-hội sẽ thay đổi theo.

Nhưng Marx đã kết-luận một cách khác; ông chủ-trương phải làm một cuộc cách-mạng chánh-trị đánh đổ chánh-quyền tư-bản rồi dùng chánh-trị mà cải-tạo xã-hội, hủy-diệt những chế-độ cũ. Vai tuồng mà Marx gán cho người Cộng-sản trong cuộc cách-mạng này cũng hết sức trái với thuyết duy-vật, vì nó công-nhận giá-trị quyết-định của tinh-thần người trong sự hướng dẫn xã-hội.

Trong sự đào-luyện cán-bộ của mình, Karl Marx và môn-đệ ông đã cố uốn nắn tinh-thần họ một cách đặc-biệt. Người lãnh-tụ cộng-sản luôn luôn chủ-trương dùng bạo-lực, và cho rằng tất cả mọi phương-tiện giúp vào việc đánh đổ xã-hội tư-bản đều tốt;  họ bảo các đảng-viên phải nhắm mắt phục-tùng các quyết-định của đảng và quả-quyết rằng cấp chỉ-huy không bao giờ lầm lạc cho nên đảng-viên cấp dưới lúc nào cũng phải chiều theo ý cấp trên.

Những việc trên này tự-nhiên không giúp chút nào vào việc tập cho người có đủ đức-tánh cần-thiết để điều-khiển xã-hội một cách công-bằng. Nó chỉ giúp vào việc làm cho người mất hết trí phán-đoán và trở thành một bộ-phận trong một guồng máy độc-tài.

Chủ-trương duy-vật lại càng làm cho người cộng-sản chỉ chú-ý đến đời sống hiện-tại, và sau cùng, họ chỉ nghĩ đến quyền-lợi vật-chất của họ hay của đoàn-thể họ. Bởi đó, nhiều người khi mới bước chơn vào đảng cộng-sản thì rất tốt, mà tranh-đấu cho đảng ít lâu thì hóa ra những kẻ vô-lương, giết người không gớm tay, và tự phản lấy lý-tưởng mình mà không biết.

Điều này chỉ tỏ rằng lý-luận «cứu-cánh biện-chính cho phương-tiện» của những người cộng-sản không thể đứng vững được. Những cứu-cánh mà người đeo đuổi – nhứt là trong trường chánh-trị – thật ra rất trừu-tượng xa xôi. Trong khi đó, những phương-tiện người dùng lại mỗi ngày nhào nắn tâm-hồn tư-tưởng của người, và khi dùng những phương-tiện không chánh-đáng, người không thể đi đến một cứu-cánh tốt đẹp được. Bởi vậy, Aldous Huxley đã rất hữu-lý mà cho rằng ta là người của phương-tiện hơn ta là người của cứu-cánh ta.

Như thế, về phương-diện tinh-thần, sự hòa-hợp giữa cứu-cánh và phương-tiện là một điều hết-sức cần-thiết. Chính vì không nhận thấy điều này mà Marx đã thất-bại trong chủ-trương của mình. Chủ-nghĩa xã-hội duy-vật vốn được ông nêu ra với một cứu-cánh hết sức tốt là giải-phóng giai-cấp lao-động đang bị bóc lột, đã vì chủ-trương dùng những phương-tiện bạo-tàn mà đưa đến một cứu-cánh hết sức ghê tởm, là một chế-độ gắt gao trong đó thợ thuyền còn bị bóc lột nhiều hơn trong chế-độ tư-bản.

Ngoài ra, ta lại còn có thể nhận thấy rằng những chế-độ mà Karl Marx chủ-trương hủy-diệt thật ra hết sức cần-thiết cho người. Nó phù-hợp với những bản-năng, những nguyện-vọng sâu kín của người nên vẫn tồn-tại, không sao bỏ đi được.

Muốn sống, con người phải có nhiều vật-dụng cần-thiết. Những vật-dụng này không phải dễ kiếm. Do đó, người có được vật-dụng ấy rồi thì có xu-hướng để dành. Vì thế, ý muốn tư-hữu có một nguồn gốc sâu xa trong bản-năng sinh-tồn, và không thể gột bỏ được. Sự phát-triển quá-độ của nó đưa người tới tánh tham lam, đến chế-độ tư-bản, rất có hại cho xã-hội và cần phải đánh đổ. Nhưng chủ-trương hủy-diệt cả tư-sản thì phạm vào lỗi ngược lại.

Karl Marx quả có phân-biệt tư-sản của nhà tư-bản, kết-quả sự bóc lột lao-động và tư-sản những người tiểu-tư-sản và tiểu-địa-chủ, kết-quả sự làm việc cá-nhơn. Nhưng trong thực-tế, sự phân-biệt này rất khó, và chung-qui, người cộng-sản phải đi đến chủ-trương quốc-hữu-hóa các dụng-cụ và tài-sản có thể dùng vào việc sản-xuất, chỉ để cho cá-nhơn những tài-sản dùng trong sự tiêu-thụ.

Đối với người văn-minh, có một trình độ sanh-hoạt cao, tư-sản không những là bảo-đảm cho đời sống vật-chất mà còn là bảo-đảm sự tự-do của họ. Trong một xã-hội quốc-hữu-hóa các dụng-cụ sản-xuất, tất cả mọi người đều phải làm công cho chánh-phủ và phải tùy-thuộc chánh-phủ một cách chặt chẽ. Như thế, tất cả mọi người đều mất hẳn sự tự-do cá-nhơn.

Thật ra thì khi chủ-trương hủy-diệt tư-sản, Marx đã nghĩ đến điều này và chấp-nhận luôn cả sự hủy-diệt quyền tự-do hiểu theo ý những người phụng-thờ chủ-nghĩa dân-chủ. Ông cho rằng sự tự-do trong chế-độ dân-chủ tư-bản chỉ giúp nhà tư-bản làm giàu trên mồ hôi nước mắt người lao-động. Theo ông, người lao-động chỉ có thể có tự-do và cá-tánh trong cái xã-hội không giai-cấp của ông.

Nhưng ta đã thấy rằng xã-hội không giai-cấp này không thể thực-hiện được, còn xã-hội  chuyên-chánh vô-sản mà đảng cộng-sản thiết-lập nên thì không cho người hưởng một sự tự-do nhỏ nhặt nào, và tất-nhiên không thể nào cho họ phát-triển cá-tánh họ được. Như vậy, chủ-trương của Karl Marx chỉ có thể làm giảm giá-trị loài người, hạ họ xuống hàng thú-vật mà thôi.

Trái lại, trong chế-độ dân-chủ tư-sản, sự tự-do nếu không được hoàn-toàn, cũng có được một phần nào, và có làm lợi cho hạng thợ thuyền. Nếu sự tự-do hoạt-động kinh-tế đã đưa đến chế-độ tư-bản và làm cho địa-vị của những hạng người khác nhau trong xã-hội cách-biệt nhau thêm, sự tự-do hoạt-động chánh-trị có giúp cho người xấu số cải-thiện thân-phận mình.

Chính nhờ sự tự-do hoạt-động chánh-trị mà thợ thuyền bảo-vệ được quyền-lợi mình và nâng cao đời sống mình lên, chính nhờ sự tự-do hoạt-động chánh-trị mà người ta lần lần hạn-chế được thế-lực những nhà tư-bản.

Về một số yếu-tố mà Marx cho là thuộc về thượng-từng kiến-trúc bị sự chi-phối của cơ-sở kinh-tế như văn-hóa, luật-pháp, luân-lý, tôn-giáo, gia-đình, tổ-quốc v.v… ta có thể bảo rằng nó có được không phải vì sự xung-đột giai-cấp mà vì sự cần dùng của loài người. Những yếu-tố ấy liên-quan chặt-chẽ đến bản-chất của người nên sẽ tồn-tại mãi mãi với người.

Trong sự hợp-quần với kẻ khác, người luôn luôn có khuynh-hướng đi đôi với những kẻ giống mình, mà trong sự cư-xử với sự vật quanh mình, người lúc nào cũng có thiện-cảm với những cái gần mình. Do đó, tinh-thần gia-đình, dân-tộc và quốc-gia có tánh-cách của một bản-năng và không sao hủy-diệt được.

Một mặt khác, đời sống xã-hội bắt buộc người phải noi theo một số qui-tắc chung: một đoàn-thể trong đó mỗi người đều làm theo ý muốn mình và có thể giết hại hay cướp bóc ai cũng được thì làm sao mà đứng vững nổi?

Về tôn-giáo, ta đã thấy rằng nó trả lời cho một nhu-cầu có tánh-cách gần như sanh-lý, đó là sự cần dùng dựa vào một cái gì vững chắc, tuyệt-đối. Chính những nhà khoa-học vô-thần và đến những môn-đồ Karl Marx theo chủ-trương duy-vật cũng có sự cần dùng đó. Bởi thế, mặc dầu nhiệt-liệt bài-xích tôn-giáo, họ lại có thái-độ của tín-đồ tôn-giáo đối với khoa-học hay thuyết duy-vật.

Những tư-tưởng tạo nên tinh-thần gia-đình, tinh-thần ái-quốc, những hệ-thống luân-lý, luật-pháp hay tôn-giáo của loài người có tùy theo hoàn-cảnh xã-hội, những vẫn dựa vào một số nguyên-tắc bất-di bất-dịch không sao cải-hóan được.Về phân hình-thức, cũng như mọi tư-tưởng công-cộng, nó có thể độc-lập phần nào so với xã-hội : với một hoàn-cảnh kinh-tế như nhau, các dân-tộc có thể theo nhiều tôn-giáo, nhiều văn-hóa khác nhau. Nhưng bất cứ trong trường-hợp nào, chủ-trương hủy-diệt những tư-tưởng ấy cũng lâm vào chỗ thất-bại vì nó nghịch với bản-chất con người.

5. Xã Hội Cộng Sản

a/ Những điều kiện tất yếu để thực hiện chế độ cộng sản

Trong khi xét vấn-đề tranh-đấu giai-cấp, chúng ta đã nhận thấy rằng cuộc tranh-đấu giai-cấp do Marx chủ-trương không thể cáo-chung bằng một xã-hội không giai-cấp, không chánh-phủ. Như thế, chế-độ cộng-sản mà Marx nêu ra làm chế-độ xã-hội lý-tưởng không sao thực-hiện được. Nhưng muốn thấy rõ tánh-cách không-tưởng của nền lý-thuyết Marx, chúng ta cần phải xét lại cặn kẽ xã-hội cộng-sản lý-tưởng.

Cứ theo luận-lý Marx, chế-độ cộng-sản là chế-độ trong ấy tất cả những dụng-cụ sanh-sản của xã-hội đều thâu góp lại làm của chung. Chánh-phủ đứng ra hết tất cả những dụng-cụ sanh-sản này và đem phân-phát những sản-phẩm chế-tạo ra một cách đồng đều cho tất cả mọi người. Theo những nhà tuyên-truyền cộng-sản, khi tất cả những dụng-cụ sanh-sản đều quốc-hữu-hóa hết, thì trong xã-hội không còn ai có của riêng, và tất-nhiên không ai bóc lột ai được.

Nhưng một mặt khác, kết-quả của chánh-sách quốc-hữu-hóa tất cả các tài-sản là muốn sống, tất cả mọi người phải làm công cho chính-phủ. Sự quan-sát những nước thi-hành-chánh-sách quốc-hữu-hóa các xí-nghiệp đã cho ta thấy rằng chế-độ kinh-tế quốc-hữu-hóa có thể đưa đến một trong hai tình-trạng sau đây:

1.- Nếu chánh-phủ có một tinh-thần tự-do rộng rãi và để cho thợ-thuyền làm công cho mình hưởng đủ mọi quyền tự-do dân-chủ, thì sự sản-xuất kém cỏi về cả hai mặt lương và phẩm trong lúc thợ thuyền cứ đòi tăng lương mãi, thành ra xí-nghiệp phải bị lỗ lã.

2.- Trái lại, nếu chánh-phủ theo một chế-độ độc-tài gắt gao, đặt những thợ thuyền làm công cho mình dưới một kỷ-luật sắt thì sự sản-xuất có thể tăng-gia, nhưng đời sống của thợ-thuyền vô-cùng khổ-sở. Ở Liên-Bang Sô-viết, người thợ lãnh một số lương chết đói và tánh-mạng họ hoàn-toàn nằm trong tay những công-chức cao-cấp có nhiệm-vụ quản-lý xí-nghiệp; một lỗi kỹ-thuật, một sự bất-cẩn, một buổi đi làm trễ có thể đưa người thợ đến trại giam hay pháp-trường.

Trong cả hai trường-hợp trên này, chế-độ quốc-hữu-hóa đều không thích-hợp cho sự sống còn của con người. Đi kèm với một chế-độ chánh-trị tự-do, nó làm cho quốc-gia suy-yếu, không đủ sức đương đầu với nạn ngoại-xâm, nếu không gây ra sự tranh-giành hỗn-loạn giữa mọi người trong nước. Đi kèm với một chế-độ độc-tài, nó đưa chánh-phủ đến chỗ lạm-quyền và làm cho đại-đa-số dân-chúng phải sống một cuộc đời nô-lệ, khổ-sở.

Thật ra thì chế-độ cộng-sản chỉ có thể đem an-ninh hạnh-phúc đến cho loài người khi nào xã-hội cộng-sản thi-hành được hai nguyên-tắc «các tận sở năng» và «các thủ sở nhu» mà người cộng-sản gọi là chủ-trương nhị các của họ.

«Các tận sở năng» tức là mọi người đều cố gắng làm hết sức mình, đều đem hết tài năng mình mà phụng-sự xã-hội. «Các thủ sở nhu» là mỗi người trong xã-hội đều có thể lấy hết những món mình cần dùng và chỉ lấy đủ những món mình cần dùng mà thôi.

Mọi người đều cố gắng làm hết sức mình, đều đem hết tài năng mình ra phụng-sự xã-hội thì xã-hội mới phồn-thạnh và có đủ món cần dùng cung-cấp cho mỗi người. Mỗi người đều có đủ món cần dùng thì mới thỏa-mãn, mới thấy sung sướng trong xã-hội. Như thế, sẽ thực-hành hai nguyên-tắc «các tận sở nang», «các thủ sở nhu» là điều-kiện tất yếu của chế-độ cộng-sản lý-tưởng.

Nhưng con người có thực-hành được hai nguyên-tắc này chăng? Chúng ta hãy thử xem qua vấn-đề này.

b/ Sự thực hành nguyên tắc nhị các

Người cộng-sản luôn luôn quả-quyết rằng nguyên-tắc nhị các có thể thực-hành khi chế-độ cộng-sản được thành-lập, vì bẩm-tánh con người vốn tốt. Sở-dĩ trong xã-hội hiện-thời họ xâu xé giết hại lẫn nhau là vì chế-độ phân chia giai-cấp làm họ xấu đi. Sau này, khi giai-cấp tư-bản bị hủy-diệt, khi tổ-chức xã-hội không còn dựa vào sự phân chia giai-cấp nữa, người sẽ trở về với bẩm-tánh tốt đẹp của mình. Họ sẽ tận-tâm làm tròn nhiệm-vụ mà xã-hội giao-phó cho họ, và sẽ không xâm-chiếm những tài-sản ngoài sự nhu-cầu của họ.

Nhưng sự thật, có phải con người tự-nhiên tốt và chỉ trở nên xấu xa vì chế-độ xã-hội không hoàn-thiện hay chăng? Xét cho kỹ, chúng ta nhận thấy rằng chế-độ xã-hội không phải bỗng không mà có; nó do người xây dựng nên, và tánh chất của nó tùy theo tánh-chất của người. Những khuyết-điểm  của chế-độ xã-hội do nơi khuyết-điểm của người mà ra, và khi quả-quyết rằng người vì chế-độ xã-hội không toàn-thiện mà trở nên xấu, người cộng-sản đã lấy nhơn làm quả,lấy quả làm nhơn.

1/Sự thi hành nguyên tắc nhị các với chế độ tự do

a) Nguyên tắc tận sở năng

Sự nhận xét về thái-độ con người trong xã-hội từ xưa đến nay đã cho chúng ta thấy rằng con người bẩm-tánh rất lười biếng. Mộng-tưởng của họ là có đủ phương-tiện để sống một cách đầy đủ mà khỏi phải làm việc gì động đến móng tay. Cảnh thiên-đường mà tất cả mọi dân-tộc trên thế-giới phác-hoạ ra trong tâm trí củ họ từ xưa đến giờ tuy có nhiều chi-tiết khác nhau, nhưng luôn luôn vẫn là một nơi người hưởng được mọi sung sướng mà không phải làm gì cả.Và thời-đại hoàng-kim mà họ hướng đến là một thời-đại trong đó mưa thuận gió hòa, tài-nguyên phong-phú, con người mưu-sanh một cách hết sức dễ dàng. Thật ra, lý-tưởng cộng-sản hấp-dẫn được người phần lớn vì nó phù-hợp với tánh lười biếng cố-hữu của họ.

Tánh lười biếng này làm cho con người luôn luôn có xu-hướng trốn tránh công việc. Họ chỉ cố gắng làm việc những khi cần, và khi cần phải làm việc, họ tìm cách đạt mục-đích bằng cách nào nhanh chóng nhứt và nhẹ nhàng nhứt.  Nguyên-tắc «thâu-hoạch được kết-quả tối-đa với sự cố gắng tối-thiểu» đã hướng-dẫn sự hoạt-động của loài người từ ngàn xưa đến giờ. Nói cho phải, chính nguyên-tắc ấy đã làm cho con người tiến-hóa, bởi vì nếu mọi người đều siêng năng, cặm cụi làm việc, không ngại lâu, không sợ nhọc, thì họ không tìm cách làm cho công việc trở nên nhanh chóng, nhẹ nhàng hơn. Và như thế, con người vẫn giữ cái kỹ-thuật làm việc nguyên-thủy của mình, không chế-biến nó đi, thành ra ở mãi trong tình-trạng dã-man cổ-lỗ.

Người đã tự-nhiên lười biếng và có xu-hướng trốn tránh công-việc thì trong chế-độ xã-hội nào, người cũng không cố gắng làm lụng nếu không có gì bắt buộc người làm. Nhóm cộng-sản cho rằng trong chế-độ cộng-sản, con người không bị ai bó buộc hết, nhưng tự-nhiên hăng hái làm việc vì sự làm việc không bó buộc là một sanh-thú, và vì người trong xã-hội cộng-sản hiểu rằng họ không bị ai lợi-dụng, không bị ai bóc lột nên phần công-việc mà họ đóng góp cho xã-hội sẽ được xã-hội trả giá cho một cách đầy đủ. Nhưng sự tin tưởng này rất mực sai lầm.

Số người lấy sự làm việc là một sanh-thú chỉ là một số ít trong nhơn-loại, và sự làm việc của họ cũng cốt để phụng-sự cho một mục-đích nhứt-định. Nếu có thể đạt được mục-đích ấy mà khỏi phải làm việc, có lẽ họ cũng không xem sự làm việc là một sanh-thú nữa. Ngoài ra, ta lại có thể nhận thấy rằng ngay chính những người lấy sự làm việc là một sanh-thú cũng không phải xem bất cứ việc làm nào cũng là sanh-thú cả. Họ chỉ xem sự làm việc là một sanh-thú khi nào công-việc họ làm họp với sở-thích của họ. Một nhà bác-học suốt ngày cặm cụi trong phòng thí-nghiệm là một người rất mực siêng năng và lấy sự khảo-cứu tìm tòi là một thú vui cho mình. Nhưng nếu ta bắt ông đi cuốc đất, ông sẽ thấy công việc làm đó là công việc làm nặng nhọc không làm ông ấy ưa thích chút nào.

Cũng có nhiều công việc được những nhà văn trình bày như là những việc làm thú-vị. Tác-giả quyển sách quốc-văn các lớp dự-bị ngày trước đã tả nghề chăn trâu như là một nghề thần tiên. Ông ta bắt đầu: «Ai bảo chăn trâu là khổ? Không chăn trâu sướng lắm chứ!» Tiếp theo đó là những câu tả cái sung sướng của người chăn trâu. Hầu tước phu-nhân De Sévigné trong một bức thư cho bạn đã viết «Bạn có biết phơi cỏ là thế nào không? Đó là cầm cây trở qua trở lại những đống cỏ đã phác, vừa nô đùa trên một cánh đồng».

Cứ đọc những bài trên đây, những đứa bé chưa biết con trâu ra thế nào có lẽ đâm ra mê nghề chăn trâu, và những anh chàng quí-tộc Pháp suốt năm quanh quẩn ở Paris hẳn tưởng-tương việc phơi cỏ là một việc làm đầy thi-vị.

Nhưng giá ta bắt tác giả quyển Quốc-văn các lớp dự-bị đi chăn trâu độ mươi hôm và mời hầu-tước phu-nhân De Sévigné đi phơi cỏ trọn một ngày, họ sẽ xóa bỏ những câu họ viết. Sự thật, nghề chăn trâu cũng giống như việc phơi cỏ, chỉ thú-vị cho những người giàu trí tưởng-tượng ở ngoài trông vào, chớ đối với những người trong cuộc thì đó là những việc làm mà họ bất-đắc-dĩ mới phải đảm-nhận. Đối với những việc làm được cho là nhẹ nhàng mà còn như thế thì đối với những công việc nặng nhọc thật-sự hẳn người ta không vui vẻ mà làm được.

Nói cho đúng ra thì lắm lúc người ta cũng vui thích khi làm một việc nặng nhọc. Nhưng trường-hợp này chỉ có thể xảy ra khi việc làm đó được người tình-nguyện nhận lãnh và khi người có thể bỏ rơi nó lúc nào cũng được. Những thanh-niên tình-nguyện khuân cây vác lá cất nhà giùm cho nạn-nhơn một cuộc hỏa- hoạn có thể làm việc một cách hăng hái và vui vẻ, nhưng sự hăng hái và vui vẻ này chỉ duy-trì nếu công việc chấm dứt trong một thời-hạn ngắn và nếu những thanh-niên làm việc tự ý đứng ra xin làm chớ không bị ai bắt buộc. Nếu thời-hạn làm việc quá dài, hay nếu họ chỉ đến làm việc vì sự bắt buộc của một cơ-quan nào có quyền đối với họ, họ sẽ không còn thấy thú-vị gì nữa và sẽ làm việc một cách miễn-cưỡng.

Đối với những công việc mà người phải làm hằng ngày vì nhiệm-vụ, người rất ít khi thích. Nếu không bị sanh-kế hay bị luật-lệ của chánh-phủ bắt buộc phải làm, họ sẽ bỏ công việc làm ấy để đi chơi, vì không có gì chán cho bằng sự lập đi lập lại những cử-chỉ, những hành-động nhứt-định không thay đổi. Cũng có một số người sau một thời-gian dài dặc làm mãi một công việc rồi quen với công việc ấy, và không bỏ nó được. Nhưng trong trường-hợp này, người đã thành một cái máy và ta không còn có thể bảo rằng họ ưa thích công việc họ làm. Thật sự thì ai cũng phải chán khi bị bắt buộc phải làm mãi một việc.

Ngay đến sự giải-trí cũng vậy. Nếu bị bắt buộc phải chơi mãi một trò chơi, người có thể thấy nó là một cực hình. Những người thỉnh thoảng đi xem chớp bóng một lần thì lấy việc đi xem chớp bóng làm một thú vui, nhưng những người có nhiệm-vụ kiểm-duyệt phim ảnh, mỗi ngày phải xem chín mười phim chớp bóng trong đó có một số phim tồi, sẽ thấy nghề xem phim chớp bóng là nghề nặng nhọc nhứt trần-gian.

Nói tóm lại, người có tánh lười biếng và luôn luôn xem sự làm việc là một gánh nặng mà họ cố tránh. Những người lấy sự làm việc làm một sanh-thú chỉ có một số rất ít, và ngay số ít đó cũng lấy sự làm việc làm một sanh-thú khi nào công việc họ làm hợp với sở-thích họ. Đối với đại-đa-số loài người, sự làm việc một cách đều đặn, theo định-kỳ, theo qui-tắc, bao giờ cũng đáng chán và nặng nhọc. Họ chỉ thấy ham thích làm việc khi nào họ lấy sự làm việc làm một trò vui, nghĩa là khi nào họ tình-nguyện nhận lãnh công việc họ làm, và có thể bỏ công việc ấy lúc nào cũng được. Ngay đến những việc làm nhàn-hạ, những việc làm có thể coi là những thú vui mà người còn thấy chán khi họ bị bắt buộc phải làm thường, thì những công việc nặng nhọc thật-sự, người không thể vui vẻ đảm-nhận một cách lâu dài được. Như thế, trong xã-hội cộng-sản, người nhứt-định không hăng hái làm việc nếu không bị bắt buộc.

Phái cộng-sản cho rằng người sống trong chế-độ cộng-sản luôn luôn tận tâm với công việc mà xã-hội giao-phó cho họ vì họ hiểu rằng họ không bị ai lợi dụng, không bị ai bóc lột và phần công việc mà họ đóng góp cho xã-hội sẽ được trả giá một cách đầy đủ, đàng hoàng. Những lý-luận này cũng không đúng với tâm-lý con người. Con người luôn luôn có tánh chủ-quan và cho mình là trung-tâm của võ-trụ. Trong một công việc làm công-cộng, người nào cũng có xu-hướng xem mình là nhơn-vật quan-trọng nhứt, cần-thiết nhứt. Do đó, người thường có tánh nạnh hẹ nhau, so đo nhau từng chút. Và trong sự hưởng-thọ kết-quả công việc làm chung, người thường có cảm-tưởng rằng mình không được trả giá một cách đúng đắn, công-bình. Trong xã -hội nước ta hiện-thời, ta có thể xem công-chức là hạng người được ưu-đãi nhứt vì sa với hạng lao-công khác, công việc họ làm rất nhẹ nhàng và số lương họ lãnh rất cao. Tuy thế, họ cứ kêu nài về số lương ít ỏi và không lúc nào hài lòng.

Vì tánh lười biếng và chủ-quan trên này, con người không khi nào tự mình hăng hái làm việc nếu không bị ép buộc, dầu họ sống trong một xã-hội cộng-sản cũng vậy. Nguyên-tắc « các tận sở năng » như thế là không thực-hiện được, nếu mỗi người đều được tự-do.

b) Nguyên tắc các thủ sở nhu

Nguyên-tắc «các thủ sở nhu» như ta đã thấy, gồm có hai điểm: người nào cũng có thể lấy trong xã-hội đủ những món mình cần dùng, và chỉ lấy đủ số mình cần dùng mà thôi. Theo lời người cộng- sản, nguyên-tắc này có thể thực-hiện được trong chế-độ cộng-sản vì trong chế-độ này, sự bóc lột tư-bản không còn nữa, và mọi người đều cố gắng làm việc nên đồ vật sẽ thừa thãi ra và ai cũng có thể thỏa-mãn hết những yêu cầu của mình. Một mặt khác, vì không ai có quyền có của riêng nên sự dành dụm không còn lý-do tồn-tại nữa. Do đó, không ai lấy hơn số nhu-cầu của mình.

Vì bản-năng sinh-tồn tự-nhiên sẵn có của mình, người luôn luôn có tánh ích-kỷ và nghĩ đến mình trước nhứt. Trong khi cần làm việc thì người lúc nào cũng tìm cách trốn tránh hay có tham-dự thì cũng ráng dành lấy những việc làm nhẹ nhàng khỏe khoắn nhứt. Nhưng đến khi hưởng-thọ, ai cũng muốn tranh cho được những món ngon nhứt, đẹp nhứt, chắc nhứt, lớn nhứt về cho mình. Một sử gia Pháp đã từng bảo: «Ví như nhơn loại chỉ còn có hai người, họ cũng đánh nhau để giành lấy quả táo ngon nhứt». Như vậy, dù cho sự sản-xuất có cung-cấp cho người đủ hết tất cả những món người cần dùng người cũng vẫn tranh-đấu lẫn nhau để chia món cần dùng ấy, huống chi sự sản-xuất của loài người vì nhiều lý-do mà không thể cung-cấp cho họ đủ tất cả các món họ cần dùng.

Ta đã thấy tánh lười biếng của người xúi giục người làm việc ít chừng nào hay chừng ấy. Do đó, sự sản-xuất của người không bao giờ đạt được cái mức độ tuyệt-đích của nó. Thêm nữa, số tài-nguyên có sẵn trong thiên-nhiên thì có một giới-hạn nhứt-định còn số nhu-cầu của người thì không có bờ bến gì cả.

Trong sự tiêu-thụ các vật-liệu sản-xuất được, nếu người có thể tự-tiện đến kho công-cộng mà lấy tất cả những món cần dùng, người sẽ không nghĩ đến việc săn sóc các món ấy. Một bộ y-phục người phải bỏ tiền ra mua bao giờ cũng được người giữ gìn cẩn-thận hơn một bộ y-phục mà người lấy trong kho công-cộng và có thể đem đổi bất cứ lúc nào nếu dơ hay rách. Trong trường-hợp đó, sự phung-phí vật-liệu sẽ làm tăng-gia số nhu-cầu chung rất nhiều.

Ngoài ra, người lại luôn luôn tự tạo cho mình những nhu-cầu mới và mỗi phát-minh khoa-học có thể đem thêm một nhu-cầu mới cho người. Tự-nhiên là người nào cũng muốn được hưởng bằng người khác, thành ra số nhu-cầu chung của loài người không có gì hạn-chế lại cả.

Vậy số nhu-cầu của người cứ tăng-tiến vô-cùng trong khi sự sản-xuất những vật-liệu để thỏa-mãn những nhu-cầu ấy bị tánh lười biếng của người và sự hữu-hạn của tài-nguyên thiên-nhiên kềm giữ trong một ranh-giới nhứt-định. Trong trường-hợp đó, sự chênh-lệch cung-cấp và sự tranh giành nhau không sao có thể tránh được.

Như thế, trong một xã-hội cộng-sản mà theo chế-độ tự-do, mỗi người sẽ không có đủ những món mình cần dùng và vì đó mà phải tranh giành nhau để lấy những món mình muốn lấy. Nguyên-tắc «các thủ sở nhu» thế là không thể thực-hành được.

2/Sự thi hành nguyên tắc nhị các với chế độ độc tài

Chúng ta thấy rằng nếu áp-dụng chế-độ tự-do thì không thể nào thực-hành được nguyên-tắc nhị các.Muốn cho người cố-gắng làm hết sức mình, xã-hội cộng-sản cần phải thi-hành một chế-độ độc-tài khắc-nghiệt, xét năng-lực mỗi người để giao cho họ những nhiệm-vụ thích-hợp với năng-lực ấy và trừng-phạt họ một cách gắt gao nếu họ không làm tròn nhiệm-vụ này. Trong sự hưởng-thụ, nếu để cho mỗi người tự định lấy nhu-cầu của mình thì không thể nào có đủ những món cần dùng để phân-phát cho mọi người, và sự tranh giành hỗn-loạn không thể nào tránh được. Vì đó, chánh-phủ cộng-sản cần phải tổ-chức sự phân-phát những món cần dùng này, chỉ-định một số công-chức qui-định sự nhu-cầu cho mỗi người, và phân-phát cho họ những món cần dùng để thỏa-mãn những nhu-cầu ấy.

Chế-độ độc-tài này hết sức cần-thiết để thực-hành hai nguyên-tắc « các tận sở năng » và « các thủ sở nhu », và duy-trì xã-hội cộng-sản. Nhưng nó sẽ bóc lột con người một cách gắt gao, làm cho họ vô-cùng khổ sở. Mỗi một việc gì, từ sự làm việc tới sự giải-trí, sự thoả-mãn những nhu-cầu của mình, người đều phải tuân theo một mạng-lịnh bên ngoài, nếu trái lại thì bị trừng-phạt nặng nề, thử hỏi con người còn được sung sướng làm sao ?

Thêm nữa, chế-độ độc-tài trong xã-hội cộng-sản lại còn đưa đến sự bóc-lột áp-chế của nhà cầm-quyền. Trong sự phân chia công việc cũng như trong sự phân chia những vật-liệu tiêu-thụ, bao giờ những kẻ có quyền-thế và những người thân cận của họ cũng được hậu-đãi hơn những người thường. Ở xã-hội Sô-viết hiện nay, những nhơn-viên chánh-phủ thì sống một đời sống đế-vương, các công-chức cao-cấp cũng được no ấm, còn dân-chúng thì đói khổ vô-cùng.

Người cộng-sản tuyên-truyền rằng những sự bóc lột áp-bức, những sự bất-công trên này sẽ không xảy ra được vì sự tuyển-cử sẽ đưa những người ngay thẳng công-bằng lên nắm chánh-quyền, và lật đổ những người thiên-vị xuống. Nhưng kinh-nghiệm đã chỉ cho chúng ta thấy rằng con người một khi đã nắm quyền-thế rồi thì cố-gắng giữ lấy quyền-thế ấy bằng mọi cách.

Sở-dĩ những nhà cầm-quyền các nước theo chế-độ dân-chủ tự-do chịu trao trả chánh-quyền cho dân-chúng khi mãn nhiệm-kỳ là vì họ không có đủ phương-tiện để đi trái lại hiến-pháp trong nước. Đối với họ, giữ đúng hiến-pháp là đường lối duy-nhứt có thể giúp họ trở lại chánh-quyền. Những người có đủ lực-lượng trong tay chưa chắc là không tổ-chức những cuộc chánh-biến để thi-hành chế-độ độc-tài. Gương hai vị hoàng-đế dòng Nã-phá-luân trong lịch-sử Pháp là một bằng chứng rõ rệt về việc này.

Trong lịch-sử Trung-Hoa, ta thấy chép rằng xưa kia người theo chế-độ truyền hiền, nghiã là khi nhà vua đã già yếu rồi thì chọn trong dân-gian người nào có tài có đức nhứt để truyền ngôi. Theo nguyên tắc ấy, Đế Nghiêu đã truyền ngôi cho Đế Thuấn và Đế Thuấn đã truyền ngôi cho vua Hạ Võ. Những nhà nho xưa kia đã dựa vào chỗ này để ca tụng thánh-đức của đời thái-cổ. Nhưng sự thật thì chế-độ truyền hiền duy-trì được là nhờ đức tốt của Đế Nghiêu, Đế Thuấn.

Về đời thái-cổ, nước Trung-Hoa được tổ-chức theo chế-độ phong-kiến. Trong nước có nhiều bộ-lạc khác nhau, mỗi bộ-lạc đều chiếm một khu-vực và có một tù-trưởng gọi là «hậu» cầm đầu. Các ông hậu này họp nhau lại chọn lấy một ông có tài có đức nhứt tôn lên làm «đế», cai-trị tất cả các bộ-lạc trong nước.

Trong thời-kỳ mới lập-quốc, các ông được tôn lên chưa đủ thế-lực điều-khiển hết mọi ông hậu theo ý muốn của mình nên khi già yếu họ trao quyền cho một ông đế khác do các ông hậu chọn ra. Đế Nghiêu đã truyền ngôi cho Đế Thuấn và Đế Thuấn đã truyền ngôi cho vua Hạ Võ vì lý-do ấy.

Nhưng đến khi chánh-phủ trung-ương mạnh lên, ông đế có đủ sức uy-hiếp các ông hậu rồi thì truyền ngôi ngay lại cho con mình và bỏ chế-độ truyền hiền đi. Vua Hạ Võ đã truyền ngôi cho con mình và mở đầu chế-độ « kế thế » ở Trung-Hoa vì ông đã có đủ sức chế-ngự các ông hậu, nên dầu các ông hậu không phục con ông, họ cũng phải chấp-nhận để con ông làm đế.

Đô-thị La-mã xưa kia đã theo chế-độ cộng-hoà trong một thời-gian dài dặc, nhưng về sau khi quyền-bính về tay những quân-nhơn được dân chúng ngưỡng-mộ vì công-nghiệp của mình, những quân-nhơn ấy hủy-diệt ngay chế-độ cộng-hoà để tự-lập làm hoàng-đế.

Như vậy, lịch-sử loài người đã chỉ cho ta thấy rằng đa số loài người rất ham quyền-thế, và một khi đã nắm được quyền-thế thì luôn luôn cố gắng duy-trì quyền-thế ấy mãi. Đến những người cầm-quyền của chế-độ dân-chủ mà còn tìm cách thực-hiện chế-độ độc-tài để củng-cố địa-vị mình thì những người đã nắm giữ quyền độc-tài có bao giờ lại chịu tự mình hủy-diệt lấy quyền-thế của mình?

Những người cộng-sản đã phải tranh-đấu một cách chật-vật mới cướp được chánh-quyền, và chế-độ độc-tài họ thiết-lập sau khi cướp được chánh-quyền ấy giúp cho họ hưởng nhiều quyền-lợi. Vì đó, họ sẽ không bao giờ chịu để cho dân-chúng lật đổ họ xuống.

Họ sẽ đàn-áp những người nào không chấp-nhận quyền-lợi của họ, và trong sự đàn-áp này, họ rất có nhiều phương-tiện: không những cơ-quan quân-đội, cảnh-sát, mật-thám mà cả đến những tổ-chức kinh-tế đều trong tay họ. Người nào trái ý họ, tức khắc sẽ bị bắt, bị giết, bị bỏ đói. Trong xã-hội dân-chủ tự-do, nhà cầm-quyền không nắm hết các quyền-lực xã-hội và còn để cho dân-chúng nhiều phương-tiện trong tay như sự tự-do kết-xã và quyền tư-hữu, mà dân chúng còn khó chế-ngự được thế-lực của họ thay, huống chi là trong xã-hội cộng-sản, nhà cầm-quyền nắm hết tất cả quyền-lực thì dân-chúng làm sao có thể đương đầu lại họ nổi?

Như thế, trong xã-hội cộng-sản mà theo chế-độ độc-tài, người dân sẽ sống một đời sống nô-lệ, luôn luôn phải phục-tùng nhà cầm-quyền cộng-sản và phụng-sự họ, chứ không thể phản-đối họ hay lật đổ họ. Và chung-qui, cái xã-hội cộng-sản tốt đẹp mà Karl Marx muốn xây dựng thật ra không thể nào xuất-hiện được.

 

Vui cười

Một thanh niên thấy một người đàn ông ôm bộ mặt bầm tím loạng choạng đi ngoài đường, anh ta ái ngại hỏi:

– Ông có cần tôi đưa về nhà không?

– Không đời nào! Tôi vừa chạy từ đó ra.

 

Gia đình nọ nuôi rất nhiều bò. Một bận, anh chồng có việc phải về quê, dặn vợ khi nào bò cái đẻ thì nhắn anh ta ra. Vài ngày sau, anh chồng nhận được một bức điện vẻn vẹn bốn chữ viết liền nhau: “Bò đẻ anh ra”.

 

Một thiếu phụ mang một em bé sơ sinh vào khám tổng quát tại một văn phòng bác sĩ nhi khoa. Sau khi khám em bé xong, bác sĩ nói:

– Cháu bé thiếu cân rất trầm trọng. Không hiểu là bé bú sữa mẹ hay bú sữa chai?

Người thiếu phụ trả lời: – Cháu bú sữa mẹ.

Bác sĩ nói:

– Thế thì xin bà ngồi trên ghế này; cởi áo ra để tôi khám xem.

 

Cùng cảnh ngộ nhưng không cùng cấp hạng – Phạm Đình Lân, F.A.B.I.

I-                   Việt Nam và Nhật Bản

Việt Nam là một quốc gia ở Đông Nam Á. Nhật là quần đảo nằm trong vùng Đông Bắc Á. Diện tích Việt Nam ước chừng 360.000 cây số vuông và diện tích Nhật Bản trên 400.000 cây số vuông. Dân số Nhật lúc nào cũng đông hơn dân số Việt Nam.

Việt Nam bị người Trung Hoa đô hộ trên 1.000 năm từ năm 111 trước Tây lịch đến năm 938. Sau khi thu hồi độc lập thì đất nước rơi vào hoàn cảnh loạn lạc, nội chiến triền miên. Thập nhị sứ quân tương tranh, sự thoán đoạt vương quyền, cuộc tranh giành quyền hành liên tục diễn ra giữa họ Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn, Nguyễn Tây Sơn từ thế kỷ 16 đến đầu thế kỷ 19. Từ năm 938 đến 1945, Việt Nam thay đổi triều đại 13 lần: Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Hậu Lê, Mạc, Lê Trung Hưng, vua Lê chúa Trịnh, chúa Nguyễn ở phương nam, nhà Tây Sơn, nhà Nguyễn.

Từ năm 1945 đến năm 1975, Việt Nam có các nhà lãnh đạo sau đây: Hồ Chí Minh (1945 – 1946), (1954 -1969), Bảo Đại (1949 – 1955), Ngô Đình Diệm (1954 – 1963), Dương văn Minh (11/1963 – 1/1964), Nguyễn Khánh (1964), Phan Khắc Sửu (1964 – 1965), Nguyễn văn Thiệu (1965 -1975), Tôn Đức Thắng (1969 ở miền Bắc), Trần văn Hương (1 tuần – 4/1975), Dương văn Minh (2 ngày, 28 – 30/4/1975).

Chính quyền Cộng Sản ổn định hơn. Chính quyền Quốc Gia luôn luôn biến đổi qua những cuộc đảo chính. Ngô Đình Diệm lật đổ Bảo Đại bằng một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1955. Dương văn Minh lật đổ Ngô Đình Diệm bằng cuộc đảo chánh ngày 1-11-1963. Nguyễn Khánh lật đổ Dương văn Minh bằng cuộc chỉnh lý ngày 30-1-1964. Ông rời Sài Gòn sau cuộc đảo chính ngày 19-2-1965 của Phạm Ngọc Thảo.

Nước Nhật chào đời năm 600 trước Tây Lịch. Thiên Hoàng đầu tiên là Zimmu Tenno (Tenno: Thiên Hoàng). Từ ngày lập quốc đến nay chỉ có một giòng vua mà thôi. Khác với Việt Nam, Nhật Bản không bị quốc gia nào đô hộ cả. Nhật hoàng không xem các hoàng đế Trung Hoa là hoàng đế Thiên triều mà tự xem ngang hàng với các vị lãnh đạo của quốc gia to lớn và đông dân này. Thiên Hoàng Nhật tự xem mình là con cháu của Thái Dương Thần Nữ (Amaterasu) và là người lãnh đạo ‘xứ mặt trời mọc’ và hoàng đế Trung Hoa là người lãnh đạo ‘xứ mặt trời lặn’. Vào thế kỷ 13, đế quốc Mông cổ dùng đường thủy xâm lăng Nhật Bản nhưng bị bão đánh chìm tàu nên phải bỏ mộng xâm chiếm xứ mặt trời mọc này. Từ đó người Nhật cảm tạ Thần Phong (kami kaze) đã giúp cho nước họ thoát họa xâm lăng của người Mông Cổ, lúc bấy giờ thôn tính phần lớn lục địa Á và Âu. Cũng thời gian này, Mông Cổ xâm lăng Đại Việt ba lần và cả ba lần đều bị đánh bại.

Vào thời Trung Cổ nước Nhật cũng có nhiều loạn lạc, chế độ tướng quân sớm ra đời. Quyền trị quốc thực sự nằm trong tay các tướng quân (shoguns).Tuy vậy không một tướng quân nào nghĩ đến việc lật đổ Thiên Hoàng để lên ngôi. Từ năm 1600 đến 1867, quyền trị quốc nằm trong tay các tướng quân giòng Tokugawa. Thiên Hoàng vẫn còn đó nhưng vô quyền. Thời kỳ này giống như thời vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài (1592-1786). Khác với các tướng quân giòng Tokugawa, các chúa Trịnh chà đạp vua Lê. Họ phế lập hay giết vua tùy thích đến nỗi một hoàng thân nhà Lê là Lê Duy Mật phải nổi dậy chống họ Trịnh. Thất bại ông trở thành người phiến loạn. Trịnh Kiểm hay Trịnh Sâm không che dấu được tham vọng chiếm đoạt ngai vàng của mình. Trịnh Kiểm không dám thực hiện mộng ước của mình vì lời nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm: ‘Giữ chùa thì được ăn oản’. Trịnh Sâm không lên ngôi vì sứ giả Vũ Trần Thiệu đốt thư và tự sát ở Động Đình Hồ trên đường đi Bắc Kinh xin Thanh triều phong vương cho họ Trịnh. Thiên Hoàng của Nhật vô quyền nhưng lúc nào cũng được tôn kính và được xem là con cháu của Thái Dương Thần Nữ Amaterasu.

Vào thế kỷ 19 Việt Nam lẫn Nhật Bản đều bị các đế quốc Tây Phương dòm ngó. Việt Nam trung thành với chánh sách bế quan tỏa cảng do nhà Thanh thi hành ở Trung Hoa. Nhật Bản ý thức được sức mạnh của vũ khí Tây Phương trước những tiếng súng đại bác thị uy bắn từ tàu chiến Hoa Kỳ do Perry chỉ huy. Tướng quân Yoshinobu biết rằng đã đến lúc phải trao thực quyền cho Thiên Hoàng để canh tân đất nước hầu tránh được họa xâm lăng của người bạch chủng. Việc làm của tướng quân Yoshinobu nói ra có vẻ ngắn gọn và dễ dàng. Thực tế nó là một sự hy sinh cao cả gói ghém lòng yêu nước vô biên của ông vì từ bỏ quyền hành đã có gần 300 năm không thể là một việc làm dễ dàng như chúng ta nghĩ và tóm lược không quá ba giòng chữ.

Yoshinobu trao thực quyền cho Nhật Hoàng Mitsu Hito tức Meiji Tenno (Minh Trị Thiên Hoàng) năm 1867. Lúc ấy Nhật Hoàng mới 15 tuổi. Ngài thiên đô từ Kyoto (Tây Kinh) về Edo và đổi lại thành Tokyo (Đông Kinh) để đánh dấu sự mở đầu kỷ nguyên canh tân nước Nhật.

Vào năm 1867 Việt Nam mất 3 tỉnh miền tây Nam Kỳ sau khi đã mất ba tỉnh miền đông từ năm 1862. Đến năm 1867 Nam Kỳ không còn là phần lãnh thổ dưới sự ngự trị của vua Tự Đức nữa.

Cuộc canh tân nước Nhật là cuộc Âu hóa triệt để mặc dù Nhật không quên được bản sắc riêng của mình. Thiên Hoàng cắt tóc ngắn, để râu như các vua Âu Châu vào thế kỷ 19, mặc Âu phục, mang giày da, đi khiêu vũ như người Tây Phương với ý nghĩ rõ ràng: cái gì người Tây Phương làm được thì người Nhật cũng làm được.

Một mặt Nhật gởi sinh viên đi du học ở nước ngoài. Họ học tinh hoa của từng nước Âu Mỹ như Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Ý, Thụy Điển. Họ quan tâm đến hàng hải, kỹ nghệ đóng tàu, kỹ nghệ sắt thép của Anh, Hoa Kỳ; kỹ nghệ diêm quẹt cũa Thụy Điển; luật pháp của Pháp; tổ chức quân đội của Đức; nghệ thuật của Ý v.v… Mặt khác họ mời giáo sư và các chuyên gia ngoại quốc đến giảng dạy tại Nhật và được trả lương bổng hậu. Không bao lâu nước Nhật trở thành quốc gia kỹ nghệ đầu tiên ở Á Châu. Nhật thi hành chế độ giáo dục cưỡng bách, chế độ nghĩa vụ quân sự cưỡng bách, có kỹ nghệ đóng tàu, ngân hàng, hỏa xa, bưu điện, luật pháp, hiến pháp mang màu sắc Tây Phương (không do quốc hội lập hiến soạn như ở các nước dân chù Tây Phương mà do ông Ito sang Đức nghiên cứu và soạn ra) v.v… Hai mươi bảy năm sau ngày canh tân Nhật đánh bại Trung Hoa trên chiến trường Triều Tiên và buộc quốc gia này phải ký hiệp ước Shimonoseki năm 1895. Năm 1904 rồi 1905 Nhật đánh bại quân Nga trên chiến trường Mãn Châu và phá tan hạm đội Nga trên eo biển Tsushima không đầy một tiếng đồng hồ giao tranh.

Nhật thắng Trung Hoa năm 1894 và Nga năm 1905 bằng tàu chiến và vũ khí do chính họ làm ra. Hai mươi bảy năm sau cuộc canh tân của Meiji Tenno Nhật đánh bại một quốc gia rộng 11 triệu cây số vuông với dân số đông nhất thế giới. Ba mươi bảy năm sau ngày canh tân họ đánh bại một đế quốc bạch chùng có diện tích đất đai rộng lớn nhất thế giới trải dài trên hai lục địa Á – Âu.

Chiến thắng của Nhật trước Trung Hoa năm 1894 thúc đẩy hoàng đế Quang Tự (Kuang Hsu) cải cách đất nước qua sự cố vấn của Khang Hữu Vi (Kang Yu-wei) và Lương Khải Siêu (Leang Ki-chao). Cuộc cải cách này bị bà Từ Hi thái hậu (Tzu His) phá vỡ (1898). Hoàng đế Quang Tự bị giam cầm. Thầy trò Khang Hữu Vi và Lương Khải Siêu bỏ chạy để tránh ngục hình.

Chiến thắng của Nhật trước Nga chứng minh thành quả của cuộc canh tân và kỹ nghệ hóa của Nhật. Nó là chiến thắng của một quốc gia Á Châu hoàng chủng trước một đế quốc bạch chủng. Nó làm cho các đế quốc Âu Mỹ phải giật mình với hai tiếng ‘hoàng họa’ (yellow danger) khô khan nhưng đầy kinh dị. Nó có một tiếng vang lớn ở Việt Nam khi Phan Chu Trinh rủ các nhà nho cách mạng đi Cam Ranh xem những chiếc tàu chiến vĩ đại của Nga thoát chạy từ Tsushima về xin ẩn trú ở Cam Ranh vì lúc bấy giờ Pháp và Nga là đồng minh (1). Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu lãnh đạo ra đời do ảnh hưởng của chiến thắng của Nhật trước Nga năm 1905.

Ở Nga dân chúng biểu tình chống Nga hoàng Nicholas II vì sự bại trận của Nga ở Đông Á. Cuộc biểu tình bị đàn áp đẫm máu. Nhưng nó làm suy yếu chế độ Nga hoàng của giòng Romanov.

Trước khi băng hà vào năm 1883 vua Tự Đức chứng kiến sự đô hộ của Pháp ở Nam Kỳ; việc đánh Bắc Kỳ năm 1873 rồi 1882; loạn lạc trong nước; cướp bóc của giặc khách nhất là giặc Cờ Đen.

Năm 1883 Pháp tấn công cửa Thuận An, áp lực triều đình Huế phải ký kết hiệp ước công nhận sự bảo hộ của họ ở Bắc và Trung Kỳ. Giữa lúc Pháp tìm cách chinh phục toàn thể lãnh thổ Việt Nam thì ở Huế Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường hạ ngục vua Dục Đức và bỏ đói đến chết, ép vua Hiệp Hòa uống thuốc độc (1883). Nguyên nhân cái chết của vua Kiến Phúc năm 1884 cũng không được minh bạch.

Từ 1884 đến 1945 các vua Việt Nam thực tế chỉ còn chút quyền tượng trưng ở Bắc và Trung Kỳ mà thôi. Tất cả vua trong giai doạn này đều trẻ và chỉ lên ngôi khi có sự chấp thuận của người Pháp.

Bảo Đại thực sự làm vua sau khi du học ở Pháp về năm 1932.

Vào thế kỷ 19 Nhật và Việt Nam đều là hai quốc gia nông nghiệp. Đến cuối thế kỷ 19 Nhật đã kỹ nghệ hóa và trở thành một đế quốc cùng với các đế quốc bạch chủng đe dọa Trung Hoa và tạo ảnh hưởng trên bán đảo Triều Tiên.

Ở Việt Nam những cuộc võ trang kháng chiến chống Pháp lần lượt bị đánh bại. Việt Nam như dãy dụa trong việc tranh giành độc lập và chủ quyền lãnh thổ giữa lúc Nhật bành trướng lãnh thổ về lục địa Á Châu như bán đảo Triều Tiên, Mãn Châu và Trung Hoa. Nhật dự phần với phe đồng minh chống Đức trong đệ nhất thế chiến với hy vọng được chiếm giữ bán đảo Sơn Đông (Shan-tung) và các hải đảo của Đức ngoài khơi Thái Bình Dương. Nhật biến Viên Thế Khải (Yuan Shih-kai) thành con cờ chính trị của mình. Phong trào chống Nhật bùng nổ ở Trung Hoa từ thời Viên Thế Khải đến phong trào Ngũ Tứ (4 tháng 5 năm 1919). Nhật thiết lập nền bảo hộ ở Triều Tiên (1910), khai sanh ra Mãn Châu Quốc (1932) và đưa vị hoàng đế cuối cùng của nhà Mãn Thanh là Phổ Nghi (Pu Yi) về làm vua. Hàng hóa Nhật tràn ngập trên thị trường thế giới với giá rẻ mạt. Cố nhiên phẩm chất các mặt hàng không được tốt lắm. Thậm chí đồng hồ được bán theo kí-lô chớ không bán từng chiếc!

Sự phát triển kỹ nghệ của Nhật làm cho nước này nuôi mộng đế quốc. Họ cần thị trường. Họ cần nguyên liệu trong khi quần đảo Nhật nhỏ hẹp và có nhiều núi non. Diện tích canh tác chỉ chiếm 16% tổng số diện tích nước này. Nhật thiếu gạo cung cấp cho nhu cầu dân số ngày càng gia tăng. Họ thiếu nguyên liệu giữa lúc công cuộc kỹ nghệ hóa tiến triển quá nhanh. Các quốc gia Âu Mỹ có kỹ nghệ sớm đã chiếm thuộc địa khắp ngũ châu. Họ bắt đầu muốn kìm hãm tham vọng đế quốc của Nhật. Đó là lý do khiến Nhật phải đặt chân trên lục địa Á Châu trên bước đường bành trướng của họ. Năm 1937 chiến tranh Hoa Nhật nổ bùng mở đầu cho sự bành trướng lãnh thổ của Nhật ở Đông Á và Đông Nam Á. Ngày 07-12-1941 Nhật tấn công Hoa Kỳ ở Trân Châu Cảng (Pearl Harbor). Bị tấn công đột ngột Hoa Kỳ bị thiệt hại nặng nề. Những biến cố này làm cho dư luận Hoa Kỳ nhất trí hơn bao giờ. Hoa Kỳ tham gia vào đệ nhị thế chiến và làm cho cán cân quân sự nghiêng về phía Đồng Minh, gây thất lợi cho phe trục Đức Ý Nhật.

Năm 1940 quân đội Nhật hiện diện ở Bắc Bộ. Đến năm 1941 họ có mặt khắp nơi trong nước Việt Nam. Những người ủng hộ Cường Để và vài đoàn thể tôn giáo, chính trị trong nước có lập trường thân Nhật hưởng ứng khẩu hiệu ‘Đại Đông Á thịnh vượng chung’ của Nhật.

Mặt trận Việt Minh dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, một đảng viên Cộng Sản Pháp được Quốc Tế Cộng Sản Liên Sô huấn luyện vào năm 1924 và 1934, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp và Nhật ngoài biên giới Việt Hoa. Trên thực tế lực lượng Việt Minh lúc bấy giờ không đông và không có vũ khí đầy đủ nhưng họ có mặt đều khắp cả nước. Họ không mạnh về quân sự nhưng mạnh về tuyên truyền. Họ thấu triệt cuộc diện quốc tế khi đứng về phe đồng minh chống phát xít. Nạn đói ở Bắc Bộ và bắc Trung Bộ làm cho uy tín của Việt Minh lên cao khi cướp kho gạo của Pháp hay của những người Việt Nam giàu có và có thế lực để phát cho người đói. Nhờ đó mà Việt Minh cướp chính quyền dễ dàng vào ngày 19-08-1945 ở Hà Nội từ trong tay chính phủ thân Nhật do Trần Trọng Kim đứng đầu. Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập với lời mở đầu dựa vào bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ và bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền và Dân Quyền của Pháp thời cách mạng, tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Rồi từ đó đến năm 1975, Việt Nam trải qua những biến cố đẫm máu bi thương: chiến tranh Việt Pháp, sự chia cắt đất nước, chiến tranh ở miền Nam với sự tham gia tích cực của quân đội Hoa Kỳ.

Ngày 6 rồi 9 tháng 8 năm 1945 Hoa Kỳ thả hai trái bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki. Nhật đầu hàng phe đồng minh đứng đầu là Hoa Kỳ. Nhiều biện pháp cứng rắn được áp dụng nhằm ngăn chận Nhật gây chiến (Nhật không được quyền có quân đội, không được sản xuất vũ khí v.v…). Tướng Mac Arthur chỉ huy quân Hoa Kỳ ở Nhật. Với tư cách người chỉ huy đội quân chiến thắng, ông có nhiều quyền hành hơn cả Thiên Hoàng. Với tinh thần võ sĩ đạo người Nhật chấp nhận mọi sự nhục nhã đến với họ một cách kiên nhẫn giữa lúc nước Nhật kiệt quệ vì đã nới rộng lãnh thổ cách xa quê hương họ đến 6.000 cây số. Nhiều thành phố đổ nát vì những cuộc oanh tạc của phi cơ đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đã giúp cho Nhật phục hồi kinh tế. Mười lăm năm sau ngày bại trận kỹ nghệ đóng tàu của Nhật vượt qua ngành đóng tàu cúa Anh. Kỹ nghệ xe hơi của Nhật phát triển và tung ra thị trường. Không bao lâu Nhật nổi tiếng về việc sản xuất xe hơi, xe vận tải, xe gắn máy và các vật dụng điện tử. Vào giữa thập niên 1960 hàng hóa Nhật tràn ngập trên thế giới. Miền Nam Việt Nam bắt đầu dùng xe gắn máy, xe hơi, tủ lạnh, ra-dô, truyền hình… Nhật. Về lúa gạo Nhật không còn nhập cảng lúa gạo như đã thấy giữa hai thế chiến, chẳng những thế họ còn xuất cảng gạo nữa. Nông nghiệp được cơ giới hóa nhưng nông dân Nhật vẫn cực lực canh tác. Trong khuôn khổ bồi thường chiến tranh, Nhật xây đập Đa Nhim để cung cấp điện cho các thành phố ở miền Nam. Nhật dùng hòa bình để phát triển kinh tế mặc cho Hoa Kỳ, Liên Sô và Trung Hoa tranh chấp và hiềm thù nhau. Riêng Hoa Kỳ phải mất nhiều thời giờ, tiền bạc và cả xương máu trong chiến tranh Việt Nam. Đến thập niên 1970 kỹ nghệ điện tử của Nhật cạnh tranh ráo riết với kỹ nghệ điện tử của Hoa Kỳ. Trong thời kỳ khủng hoảng nhiên liệu, giá xăng dầu tăng vọt, xe hơi Hoa Kỳ không bán chạy bằng xe hơi Nhật. Sự phú túc kinh tế do kỹ nghệ và thương mại đem lại phục hồi vai trò quan trọng của Nhật trên thế giới. Điều này được kiểm nhận trong đám tang của Thiên Hoàng Hirohito năm 1989 cũng như sự góp mặt của Nhật vào những tổ chức quồc tế của Liên Hiệp Quốc.

Chiến thắng Điện Biên Phủ làm tê liệt đế quốc Pháp. Nó chấm dứt cuộc chiến đẫm máu giữa Việt Nam và Pháp nhưng nó không mang vinh quang độc lập trọn vẹn cho Việt Nam. Trái lại nó đánh dấu bằng sự qua phân đất nước và sự ly tán của hàng triệu gia đình Việt Nam ở hai miền Nam-Bắc.

Năm 1975 chính quyền miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Nước Việt Nam được thống nhất dưới chế độ Cộng Sản. Trên 200.000 ‘ngụy quân, ngụy quyền’ (sĩ quan và viên chức của chế độ cũ ở miền Nam Việt Nam) bị đưa vào trại cải tạo để lao động khổ sai và tẩy não. Nhiều người chết vì lao động nhiều, lại thiếu ăn và thiếu thuốc khi bị bệnh. Nhiều người mất nhà cửa, mất sạch tài sản và mất cả vợ con nữa. Trên 2 triệu người phải bỏ nước ra đi bằng đường biển hay đường bộ trong việc tìm kiếm tự do và lẽ sống, bất chấp mọi hiểm nguy do bão tố, hải tặc, bãi mìn, bệnh tật và đói khát gây ra trong cuộc tìm kiếm tự do và lẽ sống ngoài khơi Thái Bình Dương, trong Vịnh Thái Lan và trong rừng núi thâm u ở Cambodia. Người chiến bại và dân miền Nam Việt Nam chịu sự trừng phạt khắc nghiệt từ người đồng chủng chiến thắng. Ngụy quân, ngụy quyền và ngụy dân bị trừng trị tập thể. Cơm không đủ no, áo không đủ mặc, quyền làm người, quyền sống và mọi thứ tự do căn bản khác đều bị tước đoạt. Tương lai của các gia đình có thân nhân học tập cải tạo và cả tương lai của đại đa số dân miền Nam Việt Nam đắm chìm trong sự tăm tối vô định. Dân thiếu cơm, heo thiếu cám, bò thiếu cỏ, cây thiếu phân tro, xe thiếu xăng nhớt. Ngay cả tên những thành phố cũng bị thù ghét và trừng phạt bằng cách cải danh hay xóa bỏ trên bản đồ. Đó là hình ảnh quen thuộc của quê hương sau ngày thống nhất dưới chế độ Cộng Sản. Bức tranh xã hội, chính trị đẫm máu, đẫm mồ hôi và đẫm nước mắt trên không giúp ích gì cho sự phát triển và phồn vinh của đất nước. Kết quả Việt Nam là một trong những quốc gia nông nghiệp lạc hậu và nghèo nàn nhất trên thế giới.

II-                 Việt Nam và Triều Tiên

Bán đảo Triều Tiên hay Cao Ly hay Hàn Quốc (vì khí hậu băng giá) nằm ở Đông Bắc Á Châu. Diện tích bán đảo Triều Tiên khoảng 241.750 cây số vuông so với 360.000 cây số vuông của Việt Nam. Nhưng bán đảo Triều Tiên có mật độ dân số rất cao.

Giữa Việt Nam và Triều Tiên có nhiều điểm tương đồng:

1.- Bán đảo Triều Tiên hình chữ S như nước Việt Nam.

2.- Cả hai nước đều bị Trung Hoa đô hộ và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa lâu đời.

3.- Việt Nam chỉ bị cường lân duy nhất đe dọa: Trung Hoa. Triều Tiên thường xuyên bị đe dọa bởi ba cường lân to lớn và cùng tham vọng thôn tính nước này hay ít ra đặt nó vào quỹ đạo của họ: Trung Hoa, Nga và Nhật Bản.

4.- Việt Nam bị Trung Hoa và Pháp đô hộ. Triều Tiên bị Trung Hoa và Nhật Bản đô hộ.

5.- Năm 1945 hội nghị Potsdam quyết định sự phân chia bán đảo Triều Tiên ra làm hai vùng ảnh hưởng khác nhau: miền Bắc theo chế độ Cộng Sản và chịu ảnh hưởng của Liên Sô. Miền Nam từ vĩ tuyến 38 trở xuống chịu ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Năm 1954, sau 8 năm vũ trang kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của Hồ Chí Minh, Việt Nam bị chia đôi sau khi Pháp bị thất trận ở Điện Biên Phủ. Miền Bắc theo chế độ Cộng Sản do Hồ Chí Minh lãnh đạo. Miền Nam do Ngô Đình Diệm lãnh đạo với sự viện trợ tích cực của Hoa Kỳ.

6.- Hồ chí Minh và Kim Il Sung tức Kim Nhật Thành (1912-1994) đều là hai nhà lãnh đạo Cộng Sản. Cả hai đều có thành tích kháng Nhật. Kim Nhật Thành là một quân nhân có nhiều thành tích quân sự từng gây nhiều thiệt hại cho quân đội Nhật. Dưới mắt người Triều Tiên chống Nhật tức là giành độc lập và chủ quyền, là một biểu tượng của lòng yêu nước vì Nhật áp dụng chính sách hà khắc khi thống trị quốc gia này từ 1910 đến 1945. Năm 1948 Kim Nhật Thành là lãnh tụ Bắc Hàn khi mới 36 tuổi. Đó là lãnh tụ Cộng Sản trẻ tuổi nhất trên thế giới thời bấy giờ. Năm 1950 Bắc Hàn vượt qua vĩ tuyến 38 tấn công Nam Hàn (Đại Hàn). Nếu quân Liên Hiệp Quốc dưới sự chỉ huy của Hoa Kỳ không can thiệp kịp thời thì Nam Hàn đã bị đặt dưới sự thống trị của Cộng Sản Bắc Hàn. Đó là ý đồ thống nhất đất nước bằng võ lực mà bất cứ lãnh tụ Cộng Sản nào như Hồ Chí Minh hay Mao Trạch Đông cũng ưa thích. Bạo lực đấu tranh, cướp chính quyền bằng sắt thép và bằng sự tước đoạt nhân phẩm, nhân quyền và nhân sinh là phương thức đặc thù của mọi lãnh tụ Cộng Sản. Chiến tranh Triều Tiên đẫm máu và thảm khốc. Nó được quốc tế hóa dưới sự chiến đãu của quân sĩ Liên Hiệp Quốc, chủ yếu là Hoa Kỳ bên phía Nam Hàn (Đại Hàn) và chí nguyện quân Cộng Sản Trung Hoa bên phía Bắc Hàn. Vai trò của Bắc Hàn và Nam Hàn trở nên thứ yếu giống như vai trò của Trần Văn Đỗ, đại diện chính phủ Quốc Gia và Phạm Văn Đồng, đại diện chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại hội nghị Genève năm 1954. Năm 1957 những cán bộ Việt Minh nằm vùng ở miền Nam bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại. Năm 1960 được xem là năm chiến tranh Việt Nam bắt đầu với sự ra đời của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và sự can thiệp của quân đội Hoa Kỳ và đồng minh bên cạnh quân đội của chính phủ Sài Gòn.

Có nhiều điểm tương đồng giữa tổng thống Lý Thừa Vãn (Syngman Rhee) và tổng thống Ngô Đình Diệm, giữa Hồ Chí Minh và Kim Nhật Thành. Các diễn biến chính trị ở Nam Hàn và Nam Việt Nam đều cùng chung một công thức: biểu tình, đảo chánh liên tục (3). Quân nhân nắm chính quyền với Park Chung Hee ở Nam Hàn (1963) và Nguyễn Văn Thiệu ở miền Nam Việt Nam (1965). Bắc Hàn và miền Bắc Việt Nam phải đi dây giữa Liên Sô và Trung Hoa Cộng Sản.

Triều Tiên có nhiều cống hiến cho văn minh nhân loại. Nói đến Triều Tiên chúng ta không thể không nhắc đến:

a- Sâm Triều Tiên (Cao Ly sâm: Panax Ginseng).

b- Món kim chi cay và nồng

c- Võ Tae Kwan Do.

d- Quân sự chiến lược Trương Lương (Chang Leang), người có nhiều đóng góp lớn trong việc lật đổ nhà Tần và là người sáng suốt khi bỏ vào núi an thân với khẩu hiệu chính trị như một chân lý bất di bất dịch và lời răn dạy muôn đời: Công Thành Thân Thoái (4).

Người Triều Tiên có chữ viết. Chính các sư tăng Triều Tiên có công truyền giảng Phật Giáo vào nước Nhật vào thế kỷ thứ 6. Vào thế kỷ 14 văn hóa và học thuật Triều Tiên có những thành tựu rực rỡ dưới triều đại Yi. Triều Tiên sớm làm ra hệ thống in chữ.

NgườI Triều Tiên cần cù, kiên nhẫn và có cái nhìn rất thực tế về tương lai. Họ không thích ngườI Nhật vì đã đô hộ họ với những chính sách vô cùng khắc nghiệt. Nhưng họ lại học những nét ưu việt của dân tộc đô hộ mình. Triều Tiên là quốc gia Á Châu duy nhất có tỷ lệ tín đồ Tin Lành cao nhất: 49% Tin Lành so với 47% Phật Giáo. Mục sư Moon gốc ở Bắc Hàn có nhiều tín đồ thuộc nhiều quốc gia khác nhau kết hôn trong những đám cưới tập thể trước khi đến Hoa Kỳ. Họ sống trong cộng đồng riêng biệt, làm việc trong các cơ sở của giáo phái và cho con cái học trường do tín đồ giáo phái này giảng dạy.

Như Nhật Bản, Đại Hàn (Nam Hàn) muốn thay đổi sắc diện của quê hương họ theo các nước Âu Mỹ. Họ đánh golf, chơi khúc côn cầu và các môn thể thao khác của người Tây Phương rất hay. Họ có ngân hàng, có cơ sở thương mại, kỹ nghệ và những công ty kinh doanh to lớn như các nước Âu Mỹ. Mười năm sau ngày ký hiệp ước Bàn Môn Điếm (Pan Mun-jum), Đại Hàn lợi dụng hòa bình để chấn hưng

kinh tế và phát triển kỹ nghệ. Đến hậu bán thập niên 1960 người ta thấy những chiếc xe buýt do Đại Hàn sản xuất chạy trên đường phố Sài Gòn.

Park Chung Hee (1917-1979) là một nhà lãnh đạo quân nhân cứng rắn. Nhiều cuộc biểu tình chống đối ông diễn ra ở Seoul và các thành phố lớn ở Đại Hàn. Nhóm thiên tả sợ ông thành công. Những người đối lập ông cũng có cảm giác tương tự. Họ lên án ông độc tài vì có khuynh hướng làm tổng thống đời đời. Sự thành công của ông trong việc thay đổi sắc diện của một nước Đại Hàn chậm tiến và bị chiến tranh tàn phá thành một nước Đại Hàn thực sự mở mang khiến cho những người chống ông thất bại.

Đó là điều mà Nguyễn Văn Thiệu, một quân nhân lãnh đạo miền Nam Việt Nam suốt 10 năm dài không làm được. Hậu quả là ông không giữ được miền Nam Vìệt Nam. Vì chiến tranh dai dẳng dân chúng miền Nam Việt Nam phải ăn gạo nhập cảng. Việc sản xuất cao su hầu như tê liệt. Các loại kỹ nghệ hầu như vắng bóng ngoại trừ kỹ nghệ pha lê, kỹ nghệ đường và kỹ nghệ dệt. Việc khai thác mỏ ở Nông Sơn, kỹ nghệ xi măng Hà Tiên… bị tê liệt vì thiếu an ninh. Dân miền Nam vào giữa thập niên 1960 sống sung túc giữa lúc chiến tranh gia tăng ác liệt là nhờ viện trợ kinh tế Hoa Kỳ cũng như sự hiện diện của trên 500.000 quân Hoa Kỳ ở miền Nam Việt Nam.

Đại Hàn và Đài Loan dựa vào viện trợ Hoa Kỳ để phát triển kinh tế. Chính quyền miền Nam Việt Nam sử dụng viện trợ này để biến miền Nam thành một thị trường tiêu thụ hàng hóa ngoại nhập đắt tiền và mới lạ trong khi trong nước không có sản xuất gì cả. Tình trạng tham nhũng làm cho mọi sinh hoạt đều vô hiệu.

Bắc Hàn có nhiều quặng mỏ và có nguồn thủy điện lực dồi dào. Một số cơ sở kỹ nghệ do Nhật để lại được chính quyền Cộng Sản Bắc Hàn tiếp nối với kết quả tượng trưng hơn là mỹ mãn. Từ năm 1953 Bắc Hàn chú trọng đến việc khuếch trương kỹ nghệ cùng tạo dựng một lực lượng quân sự đông đảo và hùng hậu.

Ở miền Bắc Việt Nam chính quyền Cộng Sản tiếp nối vài ngành hoạt động kỹ nghệ do Pháp để lại nhưng cả về phẩm lẫn lượng đều kém xa so với thời Pháp thuộc. Miền Bắc phải nhập cảng gạo của Miến Điện để cung cấp cho nhu cầu dân chúng. Chỉ có cán bộ và công nhân mới mua được gạo và ăn cơm. Nông dân sản xuất lúa gạo thường phải ăn cơm độn khoai, độn bắp hay ăn thuần khoai luộc.

Nhờ viện trợ kinh tế Hoa Kỳ, nhờ quyết tâm phục hưng xứ sở, nhờ vận dụng và cụ thể hóa những điều học hỏi nơi người Âu Mỹ, Đại Hàn đã kỹ nghệ hóa với kỹ nghệ đóng tàu, kỹ nghệ điện tử, kỹ nghệ xe hơi v.v… Với 45 triệu dân và một diện tích 108.175 cây số vuông vớI 22% diện tích đất đai canh tác tốt, Đại Hàn có một nền kinh tế phồn thịnh hơn cả Trung Hoa lục địa. Họ đóng được hàng không mẫu hạm trong khi Trung Hoa lục địa phải đi mua hàng không mẫu hạm cũ của Pháp hay Nga. Xe hơi Đại Hàn như Hyundai, KIA, Dae Woo tràn ngập thị trường Âu Châu và Hoa Kỳ. Sau xe hơi Nhật, xe Đại Hàn được liệt vào các hiệu xe hơi được ưa thích vì đẹp, bền, ít hao xăng và nhất là giá cả hợp với khả năng tài chính của giới trung lưu Âu Mỹ. Ngành điện ảnh Đại Hàn trưởng thành vượt bực với những bộ phim chiến tranh và lịch sử độc đáo. Hiện nay Đại Hàn đầu tư ở nhiều quốc gia trên thế giới kể cả Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc. Ở Việt Nam có nhiều cơ sở sản xuất do người Đại Hàn làm chủ. Nhiều công nhân Việt Nam than phiền về sự đối xử mạnh tay, mạnh chân của người Đại Hàn trong các cơ xưởng do họ làm chủ.

Bắc Hàn miệt mài chế bom nguyên tử, đóng tàu chiến, sản xuất hỏa tiễn và tiềm thủy đĩnh nhằm kích thích tự hào dân tộc giữa lúc dân chúng bị nạn đói đe dọa thường xuyên. Chúng tôi không dám kết luận rằng những thứ ấy tốt hay xấu, hay hay dở mà chỉ muốn nhấn mạnh đến những thành tựu khoa học kỹ thuật mà Bắc Hàn và Nam Hàn đạt được mà thôi.

Những ai từng sống ở Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản đều biết rằng Việt Nam là nước trung kiên với chủ nghĩa Marx và Lenin. Những bộ sách quan trọng in bằng giấy tốt nhất là những tuyển tập của Lenin. Hồ Chí Minh hay nói về nhà độc tài khét tiếng Stalin. Tượng to nhất ở Hà Nội là tượng của Lenin. Mả to lớn nhất nằm ở trung tâm thành phố là mả của bác Hồ. Nó trở thành kỳ quan của đất nước và thánh địa của người Cộng Sản Việt Nam, nơi người sống nghe theo người chết và kỳ quan là một nấm mồ đồ sộ. Thành phố quan trọng nhất về kinh tế và nhân văn ở Việt Nam là thành phố mang tên Bác. Màu đỏ và vàng là hai màu được ưa thích ở các nước Cộng Sản nông nghiệp như Trung Hoa, Bắc Hàn và Việt Nam, nơi toàn thờ chủ nghĩa duy vật nhưng không tìm hạnh phúc trong sự no ấm do sự dồi dào cơm áo mang lại mà tìm hạnh phúc trong biểu tượng của màu sắc và trong lời ca ngợi người xa lạ chưa hề biết đến quê hương mình như Marx, Engel, Lenin, Stalin v.v… Người Cộng Sản vô thần đã tôn giáo hóa chủ nghĩa Cộng Sản và thần thánh hóa ‘giáo chủ’ Karl Marx, ‘giáo hoàng’ Lenin và các lãnh tụ của họ. Đâu đâu người ta cũng thấy hình tượng Marx. Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim Nhật Thành… và nghe những tiếng hát suy tôn lãnh tụ như những tiếng kinh

cầu. Ngày nay ở những nơi có thắng cảnh và di tích hấp dẫn du lịch người ta lại thấy thuần chữ Hán. Người Việt Nam không đọc và cũng không hiểu nhiều về giòng chữ Hán ấy. Còn du khách ngoại quốc lại tưởng rằng họ đang thăm viếng nước Trung Hoa!

* * *

Sự thua kém của Việt Nam trước Nhật trở thành sự kiện hiển nhiên. Sự thua kém của Việt Nam trước nửa bán đảo Triều Tiên cũng là một thực tế không thể chối cãi được. So với Bắc Hàn, Việt Nam cũng còn thua kém hơn về khoa học kỹ thuật và một số lãnh vực khác. Ngay cả một nước Cộng Sản nhỏ bé như Cuba cũng đào tạo nhiều bác sĩ có khả năng hơn Việt Nam. Các nhà lãnh đạo Việt Nam từ thế kỷ 19 đến nay nghĩ sao về sự thoái bộ của quê hương trước trào lưu tiến hóa nhảy vọt của loài người? Chắc chắn ủng hộ viên của các vị ấy đưa ra hàng loạt ‘TẠI’ và ‘BỊ’ để biện minh cho sự lãnh đạo ‘sáng suốt’ của nhân vật mà mình tôn thờ.

Bằng tất cả tâm não và nước mắt tôi viết ra những giòng chữ này. Tôi xin mọi ngườI Việt Nam có một thoáng suy nghĩ đến tương lai đất nước và dân tộc dành một ít thời giờ để nghiền ngẫm về sự thoái bộ của quê hương (5) dựa trên các yếu tố sau đây:

1.- Lãnh đạo.

2.- Dân tâm, dân tính, dân trí và dân ý.

3.- Vai trò trí thức.

4.- Hiệu năng giáo dục.

đế đi tìm một hướng đi đúng và kiến hiệu hầu đưa quê hương và dân tộc đến cảnh thái bình, phồn vinh, độc lập tự do và hạnh phúc thật sự.

Không thể có độc lập nếu không có một nền kinh tế vững mạnh.

Chú thích:

(1) Bị tàu chiến Nhật đe dọa Pháp yêu cầu tàu chiến Nga rời khỏi Cam Ranh. Một vài lính hải quân Nga bị bệnh chết được chôn ở Đất Thánh Tây (Nghĩa địa Mạc Đĩnh Chi). Vào thập niên 1980 các mộ trong nghĩa địa này bị bốc dỡ. Hài cốt của các lính hải quân Nga này được cải táng ở ấp Đông Ba, xã Tân Thới, quận Lái Thiêu với một tấm bia to lớn viết bằng tiếng Nga nên không người Việt Nam nào biết là bia nói gì và ai nằm trong các nấm mộ cải táng sau tấm bia vĩ đại này.

(2) Vua Kiến Phúc, Đồng Khánh và Hàm Nghi là ba anh em theo thứ tự trên. Nhưng sau khi Kiến Phúc mất, Đồng Khánh không được lên ngôi mà là người em vì tuổi còn nhỏ, trên lý thuyết, dễ điều khiển hơn dưới nhãn quan của Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường cũng như của người Pháp sau này. Thời bấy giờ ở Huế có câu:

Một nhà lại có ba vua

Vua còn vua mất một vua đi đày.

Vua còn là Đồng Khánh, vua mất là Kiến Phúc và vua bị đày sang Algérie năm 1889 là Hàm Nghi, người bỏ kinh đô Huế năm 1885 để ra Quảng Bình, Quảng Trị lãnh đạo Phong Trào Cần Vương.

Vua Đồng Khánh là phụ vương của vua Khải Định. Năm 1889 vua mất nhưng Khải Định không được lên ngôi. Mãi đến khi vua Duy Tân, con vua Thành Thái bị đày (1916), Khải Định mới lên ngôi nên tuổi lên ngôi của vua Khải Định là 32, tuổi cao nhất trong các vua mà chúng tôi kể ra, Vua Thành Thái và vua Duy Tân là hai cha con đều bị đày sang đảo Réunion.

(3) Năm 1960 sinh viên biểu tình bạo động ở Seoul lật đổ tổng thống Syngman Rhee (Lý Thừa Vãn). Ông chạy sang Honolulu tỵ nạn. Cũng năm này có cuộc đảo chánh do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu nổ bùng ở Sài Gòn. Cuộc đảo chánh thất bại, nhiều chính trị gia bị bắt. Cuộc đảo chính năm 1961 của Phác Chính Hy (Park Chung Hee) giống như cuộc chỉnh lý 30-01-1964 của Nguyễn Khánh. Chỉ khác là Park Chung Hee nắm chính quyền bền vững hơn Nguyễn Khánh. Mãi đến năm 1965 người ta so sánh Park Chung Hee với Nguyễn Văn Thiệu vì tướng Thiệu nắm chính quyền được 10 năm. Nguyễn Văn Thiệu rời Việt Nam trước khi miền Nam hoàn toàn sụp đổ. Park Chung Hee bị người bạn đặc trách ngành tình báo bắn chết.

(4) Việt Nam có Chu Văn An, Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Cả ba rũ áo từ quan vì những nguyên nhân khác chớ không phải vì ‘công thành thân thoái’. Chu Văn An rũ áo từ quan sau khi dâng sớ đòi xử chém 7 gian thần không thành. Nguyễn Trãi rũ áo từ quan sau khi thấy nhà Hậu Lê không muốn thấy sự hiện hữu của con cháu nhà Trần vì mẹ ông là con gái của Trần Nguyên Đán, dòng dõi nhà Trần. Nguyễn Bỉnh Khiêm rũ áo từ quan vì thấy họ Mạc sớm muộn gì cũng bị lật đổ. Họ Mạc không được lòng dân trong khi phe phù Lê ngày càng đông đảo.

Ông Lê Đức Thọ là người Việt Nam đầu tiên được lãnh giải thưởng Nobel hòa bình với Henry Kissinger nhưng ông không lãnh vì biết rằng hiệp định Paris không mang lại hòa bình lâu dài. Quả nhiên năm 1975 chính ông mang mật lịnh cho Phạm Hùng và Văn Tiến Dũng khai triển chiến dịch Hồ Chí Minh nhằm chiếm trọn miền Nam Việt Nam. Giải Nobel hòa bình không đảm bảo được việc thi hành hiệp định Paris cũng không ngăn chận được tham vọng ‘giải phóng’ miền Nam của đảng Lao Động Việt Nam ở miền Bắc. Hiệp định Paris chỉ có lợi cho việc tái đắc cử của tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon khi Kissinger nói ‘hòa bình trong tầm tay’. Nó hoàn toàn có lợi cho Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam và dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của Việt Nam Cộng Hòa (miền Nam Việt Nam) sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi miền Nam.

Việc ông Phạm Tuân ngồi phi thuyền Nga không có ý nghĩa gì quan trọng hơn là tác dụng tuyên truyền. Sự kiện này không khác gì việc các nhà triệu phú Hoa Kỳ trả 20 triệu Mỹ Kim cho Nga để được ngồi trên phi thuyền lên không gian vài ngày.

(5) Yêu cầu vất bỏ nguyên nhân ‘CHIẾN TRANH’ sang một bên vì chiến tranh đã chấm dứt trên 30 năm nay.

Nguồn :http://www.art2all.net/tho/phamdinhlan/phamdinhlan_cungcanhngo_khongcungcaphang.html

 

Vui cười

Trong Đại Hội Ngày Phụ Nữ Thế Giới.  Người ta thuyết trình và quảng bá quyền bình đẳng của phụ nữ đối với nam giới. Tại workshop người ta đưa ra những phương thức để phụ nữ đại diện các nước về nhà thực tập áp dụng.

Trong kỳ Đại Hội tiếp theo. Người ta ghi nhận những báo cáo kết quả như sau:

– Phụ nữ Nhật phát biểu là bà ta đã dùng những chiêu thức mang từ Đại Hội về áp dụng với chồng bà ta. 3 ngày đầu bà ta không thấy gì. Nhưng sau ngày thứ 3 bà ta thấy chồng bà vào bếp phụ rửa chén. Cả hội trường vổ tay hoan hô.

– Phụ nữ Mã Lai phát biểu là bà ta cũng đã áp dụng những điều bà ta học được từ Đại Hội. 5-6 ngày đầu không thấy gì. Nhưng sau 1 tuần lễ thì thấy chồng bà đem rác đi đổ. Mọi người vổ tay hoan hô.

– Phụ nữ Việt Nam cũng phát biểu tương tự. 3 ngày đầu bà ta tuyệt nhiên không thấy gì cả. Đến ngày thứ 4 bà ta mới thấy mờ mờ.

Cả hội trường xôn xao hỏi?

– Sao lại thấy mờ mờ.

– Dạ. Lúc đó cặp mắt mới đở sưng.

 

Hàng rào ngăn cách giữa Thiên Đàng và Địa Ngục bị đổ ngã. Chúa mới gọi Chúa quỷ Satan mà nói:

– Chúng ta phải sửa lại cái hàng rào. Ta chịu một nửa tốn phí và ngươi phải trả một nửa.

Satan từ chối:

– Ông muốn sửa thì ông cứ sửa mình ông đi, tôi không trả tiền phí tổn. Đó là việc của ông làm mà.

Chúa dọa là sẽ thưa Satan ra tòa. Satan trả lời:

– Cứ việc thưa đi, làm sao ông tìm ra một luật sư nào ở trên thiên đàng chứ !!!

 

Có một cặp vợ chồng đang sống trong thời kỳ đồ đá. Chồng nằm ngủ dưới bóng râm, người vợ lo lắng bảo:

– Anh ngủ như thế coi chừng bị cảm đấy.

– Chà đúng thế!, chồng lẩm bẩm, Vậy em đem cục đá bên kia đắp lên người anh đi.

 

Đọc báo lề phải:

Thất lạc nguồn phóng xạ ở Bắc Kạn: Chưa biết phạt ai?

06/01/2016  12:16 GMT+7

Nguồn phóng xạ bị mất vào thời điểm chủ sở hữu là Công ty Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Kạn đã bị phát mãi tài sản, toàn bộ tài sản của công ty do Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển tỉnh Bắc Kạn (Ngân hàng BIDV) quản lý nên chưa thể xác định trách nhiệm thuộc về ai. Ông Vương Hữu Tấn, Cục trưởng Cục An toàn Bức xạ (ATBX), Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) thông tin.

Theo ông Tấn, nguồn phóng xạ Cs-137 bị thất lạc của Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Kạn được cấp phép hoạt động từ tháng 8/2010, hết hạn từ 13/8/2013. Sau khi hết hạn, đơn vị này đã không làm giấy phép gia hạn sử dụng hay giấy phép lưu giữ nguồn phóng xạ.

Do làm ăn thua lỗ, công ty không còn sản xuất, nguồn phóng xạ được đưa vào kho của công ty lưu giữ. Toàn bộ tài sản của công ty do Ngân hàng BIDV Bắc Kạn tiếp quản từ 31/3/2015.

Ngày 15/5/2015, sau khi kiểm tra an toàn, Sở KHCN Bắc Kạn đã kiến nghị Ngân hàng BIDV quản lý, bảo vệ nguồn phóng xạ được lưu giữ trong kho cho đến khi cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý.

Tuy nhiên, ngày 18/5, Chi Cục thi hành án dân sự thành phố Bắc Kạn gửi công văn cho Sở KHCN thông báo rằng, trong quá trình thi hành án, Công ty Xi măng Bắc Kạ không cung cấp và thoogn báo về nơi bảo quản nguồn phóng xạ.

Sau nhiều công văn qua lại giữa các đơn vị liên quan, tới ngày 15/12, ông Đinh Văn Bằng, đại diện pháp lý của Công ty Xi măng Bắc Kạn mới thông báo bằng điện thoại cho Sở KHCN Bắc Kạn về việc nguồn phóng xạ Cs-137 bị mất cắp.

Khi Công an tỉnh Bắc Kạn xuống hiện trường làm việc thì bảo vệ của Ngân hàng BIDV khai báo rằng, cách đó 2 tháng phát hiện cửa kho bị cưa nên đã vận chuyển đồ đạc, thiết bị ở kho lưu giữ nguồn phóng xạ sang phòng bên cạnh nhưng không thấy nguồn phóng xạ.

Các nội dung này đã được Công an tỉnh Bắc Kạn điều tra, xác minh song cho đến nay không rõ được thời điểm mất nguồn phóng xạ là khi nào và vẫn đang chờ xác minh của cơ quan công an, ông Tấn thông tin.

Cũng vì thế, hiện tại vẫn chưa xác định được bên nào phải chịu trách nhiệm chính trong việc để thất lạc nguồn phóng xạ tại Công ty Xi măng Bắc Kạn.

Theo ông Vương Hữu Tấn, sau khi làm rõ vụ việc, xác định thời gian thất lạc mới tiến hành truy cứu trách nhiệm với các đơn vị liên quan.

“Nếu thất lạc trước thời gian phát mãi tài sản 31/3/2015 thì trách nhiệm thuộc về Công ty Cổ phần Xi măng Bắc Kạn. Sau thời điểm này trách nhiệm thuộc về BIDV Bắc Kạn”, ông Tấn nói.

Khó có khả năng thu hồi

Ông Tấn cũng cho rằng, sự cố nguồn phóng xạ xảy ra là do nguyên nhân không hiểu biết về trách nhiệm của cá bên có liên quan đối với việc quản lý nguồn phóng xạ này khi Công ty Xi măng Bắc Kạn bị phát mãi tài sản.

Cũng theo ông Tấn thì khả năng thu hồi nguồn phóng xạ Cs-137 là khó vì nguồn phóng xạ thất lạc có kích thước rất nhỏ, chỉ bằng hạt đậu. Tuy nhiên, Cục ATBX và các đơn vị liên quan sẽ cố gắng để tìm kiếm, thu hồi nguồn phóng xạ.

Sắp tới, Bộ KHCN sẽ kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ cho thu hồi toàn bộ các nguồn phóng xạ đã qua sử dụng của các cơ sở bức xạ trong cả nước trong năm 2016, đặc biệt là các cơ sở không đủ điều kiện lưu giữ, bảo đảm an toàn, an ninh với các nguồn phóng xạ này.

Trước đó, trao đổi riêng với VietNamNet, ông Vương Hữu Tấn khẳng địnhnguồn phóng xạ bị thất lạc tại Công ty Xi măng Bắc Kạn không nguy hiểm với sức khỏe, tính mạng con người khi tiếp xúc gần, cũng không gây ra ảnh hưởng về môi trường.

Nguồn phóng xạ bị thất lạc là nguồn Cs-137, là loại nguồn kín, do Trung Quốc sản xuất. Nguồn phóng xạ được sử dụng để do mức nhằm điều khiển tự động xả clinker trong nhà máy xi măng.

Lê Văn

Nguồn:  http://vietnamnet.vn/vn/cong-nghe-thong-tin-vien-thong/282932/that-lac-nguon-phong-xa-o-bac-kan-chua-biet-phat-ai.html

Lời bàn: «Nguồn phóng xa» lưu trữ trong nhà kho, bị mất trong lúc bàn giao xí nghiệp…không biết qui trách cho ai. «Phóng xạ» mà không gây nguy hiểm…chuyện khó tin …mà có thiệt, tin của báo lề phải.

 

Xử lý các trang tin xấu độc xuất hiện trước Đại hội

Trao đổi với báo chí bên lề hội nghị báo chí toàn quốc sáng nay, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn cho hay cơ quan chuyên môn đang từng bước tìm ra các đối tượng và xử lý các trang thông tin xấu độc bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

Ngăn chặn thông tin xấu độc trên internet

Thứ trưởng Trương Minh Tuấn cho biết, đối với những trang xấu độc, xuyên tạc, có tính chất vu cáo để chia rẽ nội bộ thì dùng nhiều biện pháp, kể cả biện pháp kỹ thuật nếu cần thiết.

Thưa Thứ trưởng, gần đây xuất hiện thông tin bịa đặt, xuyên tạc về một số lãnh đạo các cấp, vậy ta đã có phương thức xử lý như nào?

Trên mạng xã hội xuất hiện nhiều trang thông tin xấu độc thời gian gần đây, trước Đại hội Đảng và trước các kỳ Đảng, Nhà nước ta chuẩn bị về công tác nhân sự.

Những trang này hầu hết xuyên tạc, bôi xấu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nói xấu về chính sách đường lối, quan điểm của Nhà nước ta. Chính vì vậy chúng tôi gần đây đã chỉ đạo các cơ quan báo chí phải đấu tranh lại với thông tin xấu độc, xuyên tạc.

Trước hết người làm báo chúng ta phải vững vàng về bản lĩnh chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, có những bài viết làm thế nào có tính chiến đấu sâu sắc hơn, vạch trần âm mưu và thủ đoạn xuyên tạc của những kẻ xấu, các thế lực thù địch khi dùng những chiêu bài để xuyên tạc, bôi nhọ các lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Thứ 2 là có những bài viết để nâng cao tinh thần cảnh giác cho người dân biết đó là những thông tin xấu độc.

Chúng ta cũng phải trực diện đấu tranh với những vấn đề này ngày càng quyết liệt hơn, không chỉ từ nay cho đến Đại hội Đảng toàn quốc mà trong kỳ bầu cử Quốc hội và HĐND sắp tới, chúng tôi cũng dự báo tiếp tục sẽ có những trang thông tin xấu độc như vậy nữa.

Ngoài những việc xuất hiện những trang tin xấu độc, vừa qua trong phiên họp Chính phủ, Bộ trưởng Công an cũng nêu thông tin về chuyện lộ lọt bí mật nhà nước?

Về chuyện làm lộ, lọt thông tin bí mật nhà nước, Bộ Công an đã có biện pháp xử lý.

Tuy nhiên ở đây chúng tôi cũng đề nghị tất cả các cơ quan phải làm thế nào thực hiện tốt việc bảo mật. Những tài liệu, thông tin nào được coi là mật của từng cơ quan mình được Chính phủ quy định thì yêu cầu các cơ quan phải thực hiện tốt quy chế bảo mật của Chính phủ.

Ngoài biện pháp kỹ thuật ra, từ trước tới nay xuất hiện rất nhiều trang tin xấu độc, chúng ta bằng các biện pháp nghiệp vụ tìm ra những đối tượng?

Hầu hết những trang xấu độc là những trang được thiết lập từ bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Đương nhiên các cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ cũng từng bước tìm ra các đối tượng và từng bước xử lý.

Trước đây đã có những trường hợp được các cơ quan chuyên môn của ta xử lý.

Hiện nay chúng tôi nghĩ rằng trong thời gian tới sẽ phối hợp chặt chẽ giữa Bộ Công an, Bộ TT&TT. Chúng tôi sẽ tiếp tục xử lý với những biện pháp mạnh mẽ hơn và đảm bảo vừa tự do internet, nhưng vừa tuân thủ đúng pháp luật của Việt Nam.

Chung Hoàng – Hồng Nhì (ghi)

Nguồnhttp://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/281836/xu-ly-cac-trang-tin-xau-doc-xuat-hien-truoc-dai-hoi.html

Lời bàn: hệ thống truyền thông của người Việt hải ngoại và ngoại quốc nếu nói xấu lãnh tụ vc, loan tin «bất lợi» cho vc… sẽ bị nhà nước chxhcnvn «xử lý» lại câu tuyên bố …

 

Triều Tiên tuyên bố tiến hành thử thành công bom H

6/1/2016 – 13:56

ANTĐ – Trong một thông báo phát đi trên kênh truyền hình quốc gia, Triều Tiên tuyên bố nước này đã tiến hành thử thành công bom H (bom nhiệt hạch) vào 10 giờ (giờ địa phương).

Bình Nhưỡng khẳng định vụ thử này đánh dấu bước tiến lớn trong chương trình phát triển hạt nhân của mình. Theo tuyên bố nêu rõ: “Vụ thử bom H đầu tiên của Triều Tiên đã được thực hiện thành công vào lúc 10 giờ ngày 6/1/2016. Vụ thử này đã gây ra một trận động đất mạnh 5,1 độ Richter tại khu vực Đông Bắc nước này, gần bãi thử hạt nhân nổi tiếng Punggye-ri ở Triều Tiên. Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Nhật Bản đã triệu tập phiên họp bất thường để thảo luận về vụ việc này.

Theo hãng tin Kyodo (Nhật Bản), đây là vụ thử hạt nhân thứ 4 của Bình Nhưỡng, trước dịp sinh nhật của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un trong tuần này. Trước đó, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 10/12/2015 đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un từng bóng gió rằng nước này đang sở hữu công nghệ cần thiết để chế tạo một quả bom H.
Triều Tiên đã tiến hành 3 vụ thử hạt nhân vào các năm 2006, 2009 và 2013.

Vào tháng 5/2015, Triều Tiên tuyên bố nước này có khả năng thu nhỏ kích cỡ vũ khí hạt nhân, một bước tiến lớn cho phép Bình Nhưỡng phát triển tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.

Người phát ngôn Ủy ban An ninh Quốc gia của Mỹ tuyên bố Washington không cho rằng Bình Nhưỡng đã đạt được bước tiến này.

Trước đó, trao đổi với CNN, David Albright, cựu thanh sát viên vũ khí của Liên hợp quốc cho biết Bình Nhưỡng có thể đã sở hữu từ 10-15 vũ khí hạt nhân.

Nguồn: http://anninhthudo.vn/su-kien/trieu-tien-tuyen-bo-tien-hanh-thu-thanh-cong-bom-h/654693.antd

 

Vui cười

Sau khi xoa nắn bóp… khám rất kỹ lưỡng bộ ngực của thiếu phụ, bác sĩ kết luận là:

– Cháu bé thiếu cân, lớn không nổi là phải rồi. Bà chẳng có sữa gì cả.

Thiếu phụ trả lời:

– Bác sĩ nói rất đúng, bởi vì tôi là bà ngoại của nó….

 

Tại một trường họ đạo, vị linh muc hỏi học sinh:

– Nào các trò! Muốn được Chúa tha tội, trước hết chúng ta phải làm gì?

Cả lớp đồng thanh trả lời.

– Phải phạm tội ạ!

 

Một con lừa đá chết bà mẹ vợ của anh chàng nông phu, thế là có hàng trăm người đến dự đám tang. Điều làm mục sư kinh ngạc nhất là tất cả những người ấy đều là đàn ông. Vị mục sư bảo anh con rể: “Mẹ vợ anh được mọi người quý mến nên họ bỏ hết công việc thời gian đến đây”.

“Không phải họ đến tham dự tang lễ đâu”. Anh chàng nông phu lắc đầu: “Họ đến để định mua lại con lừa đấy!”.

 

Một người Anh và một người Mỹ tranh luận với nhau về vấn đề khí hậu. Người Anh nói:

– Ở Anh buổi sáng mặc áo thể thao đi ra ngoài phố và tối đến phải mặc áo khoác dày là chuyện thường.

Người Mỹ nói:

– Thế thì thấm vào đâu. Tôi còn nhớ có hai người bạn của tôi tranh cãi nhau trên đường khi lớp tuyết phủ dày một gang tay. Và cuối cùng một trong hai người nắm tuyết thành những quả bóng và ném vào người kia. Họ mới đi thêm độ năm mét nữa thì bỗng khí hậu thay đổi nhanh và trở nên nóng bức đến nỗi người bạn bị ném đáng lẽ bị trúng bông tuyết lại bị bỏng vì nước tuyết.