Tập San Tân Ðại Việt Số 12 – Tất Niên 2015
Mục Lục
Chánh trị, Kinh tế
Bs Mã Xái: Đảng Tân Đại Việt Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Hoài Sơn: Nhận định thời cuộc theo quan điểm của Chủ Nghĩa DTST
Mai Thanh Truyết: Thượng Đỉnh “Paris 2015”:Thay Đổi Khí Hậu
Phan Văn Song: Bên Lề COP 21 -Hội Nghị Khí Hậu Paris 2015
Nguyễn văn Canh: Biển Đông và vận mệnh dân tộc Việt (tt)
Nguyễn Nhân Trí : ISIS – Vài Dữ Kiện Căn Bản
Tin tức, thời sự
Nhữ Đình Hùng:
-Đã có ba «đền thờ hồi-giáo (mosquées)» bị đóng cửa «tạm thời» ở Pháp
-Một phi-cơ Nga bay lạc vào không-phận Do-thái
-Genève được đặt trong tình-trạng báo động
Phan Văn Song: Luận về chủ nghĩa tự do
Nguyễn thị Cỏ May: Những bức thư tình mùa Noel
Tài liệu tham khảo
GS Nguyễn Ngọc Huy: Dân Tộc Sinh Tồn
Nguyễn Hoài Vân: Vòng xoáy nợ nần
Mai Thanh Truyết: Khí Độc Mùa Đông
Cư sĩ Tâm Nguyện: Kinh Tế Học Phật Giáo
Sưu tầm: Christmas Day – Lịch sử lễ Giáng Sinh
Thơ, Văn
Lý Bạch: Xuân Nhật Độc Chước
Nguyễn Trãi: Du Sơn Tự
Nguyễn Thị Cỏ May: Người lớn tuổi hảy cẩn thận : Quỉ hà hơi
Đọc báo lề phải
Vietnam+: Khai mạc Hội nghị lần thứ 13 BCHTƯ Đảng khóa XI
Tienphong: Công trình nước tiền tỷ, xây xong không… có nước
Côngluan: Hai máy bay SU 22 rơi ở vùng biển Bình Thuận
Molang: Đâu là “nút thắt” khiến Nguyễn Văn Đài bị bắt?
XaLuan: Một máy bay của hãng Air France hạ cánh khẩn cấp ở Keynia vì nghi có bom
Đảng Tân Đại Việt Chúc Mừng Giáng Sinh và Năm Mới
Chào mừng những ngày lễ lớn năm nay, Đảng Tân Đại Việt xin kính gởi lời thăm hỏi và kính chúc đến đồng bào trong nước và hải ngoại một Mùa Giáng Sinh vui tươi, an bình, hạnh phúc và một Năm Mới mọi sự như ý.
Kính thưa Đồng bào,
Thế giới đang đi vào năm mới với nỗi bi quan nhìn nhà cầm quyền CSVN đang khép dần cánh cửa hy vọng của người dân đã bao năm mong cầu một quê hương tự do, dân chủ thạnh vượng và quyền con người được tôn trọng. Thay vào đó, chuẩn bị cho Đại Hội Đảng CSVN XII, nhà cầm quyền cộng sản Viêt Nam mở hàng loạt vụ tấn công các nhà hoạt động nhân quyền chung quanh Ngày Nhân quyền Quốc Tế (10/12/1948-2015), và bỏ tù những nhà tranh đấu bất đồng chánh kiến, điển hình là vụ bắt luật sư Nguyễn văn Đài về tội “tuyên truyền chống nhà nước”, khiến các nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền trong và ngoài nước quan tâm về đường hướng quản trị đất nước của tập đoàn lãnh đạo tân cử CSVN sau Đại hội XII. Không ít nhân sĩ trí thức với nhiều gương mặt nổi bật lên tiếng qua Thơ ngỏ cho đảng CSVN ngày 9/12/2015, trước ngày Hội Nghị Trung ương 13 khai mạc (14/12/2015) kêu gọi thay đổi chế độ chính trị, xây dựng tự do dân chủ để cứu nguy đất nước và dân tộc. Chào mừng những ngày lễ lớn, kính xin đồng bào nhìn lại bức tranh ảm đạm của hiện tình xã hội chánh trị quê hương dưới chế độ độc tài, độc đảng, toàn trị CSVN, cùng đóng góp suy nhĩ về Thư ngỏ của những nhân sĩ trí thức kêu gọi dân chủ hoá đất nước; ý chí đấu tranh cần được tiếp nối nuôi dưỡng cho đến lúc chế độ độc tài toàn trị CSVN phải giải thể, chủ nghĩa Mác Lê phải được vứt bỏ.
Liệu có triển vọng Thay đổi trong Năm Mới sau Đại hội ĐCSVN XII?
Lùi lại bốn thập niên, từ sau ngày cưỡng chiếm Miền Nam (30-4-1975) Đảng CSVN áp đặt chế độ toàn trị, độc tài, độc đảng dẫn dắt cả dân tộc theo con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Dù trải nghiệm qua mấy thập niên “đổi mới nửa vời” trên đường bước vào con đường toàn cầu hoá nhờ sự nâng đỡ của Tây Phương, nhứt là Hoa Kỳ, Đảng CSVN dưới trào Nguyễn Phú Trọng vẫn khẳng định bám giữ thể chế độc tài toàn trị, đi ngược lại xu thế thời đại dân chủ nhân quyền. Chuẩn bị cho Đại Hội đảng Cộng sản toàn quốc XII dự trù vào cuối tháng 1/2016.
theo lời TBT Nguyễn Phú Trọng, Hội nghị Trung ương ĐCSVN thứ 13 khai mạc hôm 14/12 để thảo luận và quyết định vấn đề bầu bán nhơn sự, nhất là vấn đề gai gốc “là bộ tứ quyền lực “- (tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội). Dù không biết chắc ai sẽ là lãnh tụ đảng, là Dũng, là Trọng hay Sang, nhưng dựa vào Văn kiện trình cho Đại hội XII những điểm chánh vẫn bao gồm lại những gì Nguyễn Phú Trọng thường rao giảng: ĐCSVN lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, kiên định theo con đường xã hội chủ nghĩa và nền kinh tế thị trường phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nếu dự thảo cương lĩnh mà nội dung chỉ là bản sao chép từ Đại Hội XI thì viễn kiến cho tương lai đất nước sẽ phải vô cùng đen tối. Với mô hình phát triển như vậy, đất nước đã lùi vào thế tụt hậu, đứng sau những quốc gia mà trước năm 1975 kém hơn VNCH như Nam Hàn, Singapore nay trở thành những quốc gia phát triển. Và một tập đoàn trung thành với chủ nghĩa Mác Lê, một đất nước lệ thuộc vào đồng chí cùng ý thức hệ phương Bắc, thì họa mất nước vào tay Trung Cộng chắc đã gần kề: Hoàng Sa mất từ 1974 và lần lượt đến các đảo trong quần đảo Trường Sa mà biến cố nổi cộm là việc Trung Cộng xây đấp bảy đảo nhơn tạo, thiết lập cơ sở quân sự, đường băng, bến cảng; và Bắc Kinh còn cho biết họ có thể mở vùng nhận dạng phòng không và tuyên bố có chủ quyền không tranh cải trên Đường Chín đoạn. Còn các đảo trong Biển Động thuộc về Trung hoa từ thời xa xưa mà Tập Cận Bình đã nói thẳng với TT Obama tại Nhà Trắng (25/9/2015) và với Thủ tướng Singapore (7/11/2015), một thành viên của ASEAN. Và chưa hết, Thứ trưởng TC Ngoại giao Lưu Chấn Dân cũng đã tuyên bố TC không ngưng xây dựng ở Biển Đông “Trung Quốc đã kềm chế nhiều vì đã không thu hồi hết các đảo trên Biển Đông bị các nước chiếm đống”. Sự thể nhục nhã diễn ra vì cấp lãnh đạo CSVN đã tự nguyện làm thân thừa sai cho Trung Cộng, nhứt là kể từ sau Thoả thuận Thành Đô (1990). Trung Cộng sẽ không chùn tay xâm lược Biển Đông khi chế độ hèn với giặc ác với dân còn đó. Sau biến cố HD-981 (5/2014), Bộ chánh trị CSVN mới sáng mắt ra, thấy chỗ dựa ý thức hệ Mác Lê với đồng chí Trung Nam Hải đã thật sự lung lay; chỉ còn Hoa Kỳ là nơi cho chỗ dựa mới trong mối quan hệ đối tác toàn diện từ 2013 và sau những vận động ngoại giao con thoi, mối quan hệ Việt Mỹ đi vào thời kỳ mới ở tầm cao, đánh dấu bước ngoặc quan trọng mới trong bang giao Việt Mỹ (7/2014). Tình hình Biển Đông càng ngày trở nên căng thẳng trước động thái gây hấn, thay đổi nguyên trạng, quân sự hoá vùng tranh chấp, khiến Hoa Kỳ nhâp cuộc mạnh mẽ hơn cho quyền lợi quốc gia và quyết tâm hơn trong việc bảo vệ quyền tự do lưu thông trên biển trên không phù hợp với luật pháp quốc tế, với công ước quốc tế về luật biển (UNCLOS); nhưng chánh phủ Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong tranh chấp chủ quyền biển đảo, trong đó có Việt Nam, Philippines, Bruinie, Indonesia Mã Lai, và cả Đài Loan. Một lần nữa tại thượng đỉnh APEC và thượng đỉnh Đông Á EAS và ASEAN (11/2015), TT Obama kêu gọi các bên ngưng cải tạo đảo, không xây dựng thêm và không quân sự hoá vùng có tranh chấp, kêu gọi gìn giữ hoà bình và ổn định trong khu vực; Hoa Kỳ kêu gọi ASEAN và TC thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC và sớm thực hiện bộ qui tắc ứng xử COC cho Biển Đông. TT Obama tái khẳng định tiếp tục chiến dịch tự do lưu thông trên biển trên không. Gần đây Úc cũng mở cuộc tuần tra vào vùng đảo nhơn tạo.
CSVN không dám đưa Trung Cộng ra Toà án Trọng tài Quốc tế La Haye như Phi Luật Tân đã làm. Trong các va chạm xảy ra giữa Trung Cộng và Hà Nội, nhà cầm quyền CSVN chỉ phản đối lấy lệ, khuôn sáo, rồi giàn xếp ôn hoà nhưng bất lợi cho phía Việt Nam, trong khuôn khổ tình hữu nghị 16 chữ vàng, bốn tốt, theo các điều khoản trong quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Trung; điển hình là “thông điệp” chỉ đạo của Tâp Cận Bình đọc ngay trước Quốc hội CSVN trong chuyến viếng thăm Hà Nội (5-6/11/2015) và đàng sau hậu trường, có ai nghi ngờ gì về áp lực của Tập trên vấn đề nhân sự và định hướng cương lĩnh cho Đại Hội XII. Việc Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Phòng Bầu Dục 7/2015 Dục tại Nhà Trắng mở rộng cánh cửa cho quan hệ giữa ĐCSVN và chánh phủ Hoa Kỳ, coi Trọng như một nguyên thủ quốc gia khi cả hai cùng đưa ra Tuyên bố Tầm nhìn chung Việt Mỹ 7/2015 về các vấn đề giữa hai quôc gia, vấn đề an ninh khu vực đăc biệt là Biển Đông và vấn đề TPP. TT Obama cam kết tôn trọng thể chế CHXHCN và nói rõ hơn Hoa Kỳ không có kế hoạch lật đổ chế độ Hà Nội nhưng yêu cầu nhà nước CSVN cải thiện nhơn quyền, và sẽ phải tuân thủ các chuẩn mực của Hiệp Hội Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Lời cam kết của Obama có thể gây được “lòng tin chiến lược” để Trọng yên tâm bớt lo “theo Mỹ thì mất đảng”; về phần Hoa Kỳ Obama kết thúc được vòng đàm phán TPP, trong đó có Việt Nam mà Obama coi như một tiềm năng đối tác, sẽ mở rộng vòng đai kinh tế Á Châu – Thái Bình Dương sau khi được quốc hội phê chuẩn. TPP là sách lược hàng đầu trong chánh sách Tái Cân Bằng/Đổi Trục của chánh phủ Obama, mà Trung Cộng cho rằng Hoa Kỳ dùng đồng minh và đối tác thân hữu quân sự và liên minh kinh tế bao vây họ, và cản trở Tập thực hiện Giấc Mộng Trung Hoa.
Dân Chủ hoá đất nước, cơ may cuối cùng cho ĐCSVN ở Đại Hội 12
Kính thưa đồng bào,
Sau những đợt Biển Đông dậy sóng, khung cảnh quan hệ Việt-Trung-Mỹ hiển lộ, bản chất CSVN lộ diện, thế nước lòng dân phơi bày, cường quốc Mỹ Trung tiếp tục cạnh tranh – cộng tác để sống còn, không xung đột không đối đầu. Hoa Kỳ đưa CSVN lên con thuyền TPP, để Việt Cộng giữ nguyên hành trang ý thức hệ, hỗ trợ Việt Nam có thế đứng kinh tế thị trường vững vàng trong khu vực Châu Á Thái Bìng Dương, mong cứu vãn nền kinh tế Việt Nam sắp rơi vào vực thẩm; nhưng Hoa Kỳ vẫn chưa gỡ nổi “bí kiếp” Thành Đô nên Hà Nội vẫn tiếp tục tự nguyện làm kẻ thừa sai cho Đại Hán. Bắc Kinh khẳng định không chùn tay lấn chiếm Biển Đông, Hán hoá dân Việt, nhưng Trung Cộng chưa đủ thế, đủ lực, đủ mưu lược để đẩy siêu cường Hoa Kỳ ra khỏi Châu Á Thái Bình Dương. Hoa Kỳ vẫn là siêu cường của thế giới và sẽ thành công trong Pivot về Châu Á-TBD. CSVN sẽ không chuyển hoá dân chủ sau Đại Hội XII, chánh sách ngoại giao sẽ không thay đổi nhiều, tỏ vẻ như giữ thế cân bằng giữa hai cường quốc Viêt Trung, nhưng sự thật vẫn gần gũi Bắc Kinh hơn và dùng quan hệ xích lại gần với Hoa Kỳ như để nhắc nhở Bắc Kinh bớt đi sự lấn hiếp. Theo cái nhìn của giáo sư Carl Thayer, CSVN sẽ đeo đuổi một chánh sách cân bằng đa cực-quan hệ đa dạng hoá, đa phương hoá, ngoài Hoa Kỳ và TC, còn bao gồm Nhựt, Ấn độ, Nga, Âu Châu, và Hiệp hội các nước Đông Nam Á. Theo quan hệ giữa dân tộc, Trung tâm nghiên cứu PEW cho thấy 78% dân chúng Việt Nam có cái nhìn tích cực về Hoa Kỳ, quay lưng với TC.
Trước vận nước ngả nghiêng, trên một trăm vị nhân sĩ, trí thức, cựu lãnh đạo trung cao cấp và các nhà hoạt động xã hội hàng đầu ở Việt Nam ngày 9/12/2015 đã gởi Thư ngỏ lên Bộ chánh trị, Ban chấp hành TƯ, các đại biểu dự Đại Hội 12 và toàn thể đảng viên ĐCSVN kêu gọi từ bỏ Chủ nghĩa Mác Lê, tiến hành cải cách chính trị triệt để và toàn diện theo con đường dân tộc dân chủ với các đề nghị cụ thể đổi tên đảng, tên nước, trả tự do các nhà khác chánh kiến, và kỳ vọng là Đại Hội XII dự trù vào tháng giêng 2016 có đủ quyền thẩm định và đề xướng các phương cải cách chính trị. Thực ra đây không phải là lần đầu có những đề xuất về dân chủ hoá đất nước, nhưng ĐCSVN từ trước tới nay vẫn quay lưng trước các ý kiến xây dựng của toàn dân.
Lập trường của đảng Tân Đại Việt đã nhiều lần góp ý với đồng bào trong nước và hải ngoại, rằng công cuộc dân chủ hoá phải do người dân trong nước chủ động, cộng đồng hải ngoại là hậu phương hỗ trợ và cùng quốc nội đẩy mạnh công việc quốc tế vận. Mục tiêu kiên định của cuộc đấu tranh của toàn dân, của Đảng Tân Đại Việt là giải trừ chế độ cộng sản Việt Nam, nhổ bỏ tận gốc chủ nghĩa Mác Lê bằng sức mạnh dân tộc, dựa trên ý thức hệ dân tộc, chủ nghĩa Dân tộc Sinh Tồn, huy động sức mạnh của toàn dân trong và ngoài nước, để đánh đuổi giặc ngoại xâm với sự yểm trợ của thế giới tự do; cùng toàn dân xây dựng nền dân chủ pháp trị, dân giàu nước mạnh, bảo vệ sư toàn vẹn lãnh thổ bảo vệ độc lập và chủ quyền Việt nam. Đảng Tân Đại Việt không chủ trương hoà giải hoà hợp với cộng sản.
Mô hình dân chủ hoá từ trên đi xuống theo kiểu Miến Điện như bức Thư ngỏ có đề cập, rất khó khả thi, ai cũng biết và cũng thấy CSVN đã thủ tiêu, triệt hạ, cô lập, bỏ tù hay tống xuất những nhà dân chủ, những nhà bất đồng chánh kiến, Trọng cũng đã từng nói ở Viêt Nam đâu có đảng đối lập, như ở Myammar để xoay chuyển tư duy những chiếc đầu cộng sản bảo thủ ở Hà Nội; cũng nên đánh giá cách” tiếp cận đến dân chủ bằng xã hội dân sự” theo ý kiến của TS Nguyễn Quang A trong nước, thành viên của bức Thư ngỏ, chủ trương thực hiện dân quyền, nâng cao dân trí để làm cho người dân biết được quyền của mình mà nhà cầm quyền cộng sản đã tước đoạt, và cứ thế mà thực hiện, để chuẩn bị 5 đến 10 năm, trước khi bước qua “giai đoạn chuyển đổi” và “giai đoạn củng cố” sau cùng. Bức Thư ngỏ cũng nói đến vận động đảng viên để kích động đảng viên (các cấp) tự diễn biến tự chuyển hoá; tất nhiên tân ban lãnh đạo ĐCSVN sau Đại Hội 12 vì cái gene bám giữ quyền lực chưa đủ “ngộ” để làm cuộc đột biến canh tân hay cách mạng. Đảng Tân Đại Việt chủ trương một sự thay đổi toàn diện, cần có một lớp lãnh đạo cấp tiến do dân vì dân cho dân, là một đòi hỏi thúc bách một cuộc cách mạng toàn diện, một mô hình từ dưới lên trên, nhưng ôn hoà tránh bạo lực. Tất nhiên một cuộc đấu tranh bất bạo động như vậy đòi hỏi thời gian, một chuẩn bị, một lộ trình trong đó không thể bỏ qua phần bảo toàn thành quả cách mạng hậu cộng sản. Dân chủ hoá đòi hỏi sự kiên trì và ý chí quyết thắng của toàn dân. CSVN rồi sẽ bị giải thể, cuộc đấu tranh cho nền dân chủ pháp trị sẽ phải thành công.
Một lần nữa, kính chúc quý đồng bào một Mùa Giáng Sanh nhiều Ơn lành, tràn ngập niềm vui, hạnh phúc, một Năm Mới Thắng lợi trong quyết tâm xây dựng quê hương hùng mạnh, cất cánh bay cao vào thế giới văn minh tiến bộ.
Bác Sĩ Mã Xái
Nhận định thời cuộc theo quan điểm của Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn
Hoài Sơn
Thưa quý bạn,
Hôm nay tôi sẽ trình bày với quý bạn một đề tài mới có tựa là “Nhận định thời cuộc theo quan điểm của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn‘‘.
Đề tài gồm có 2 phần chánh là:
1.-Sơ lược về chủ nghĩa DTST.
2.-Nhận định thời cuộc theo quan điểm của chủ nghĩa DTST.
Sau đây là nội dung phần I:
I.- Sơ lược về chủ nghĩa DTST:
Nguyên chủ nghĩa DTST được Đảng Trưởng Trương Tử Anh công bố tại Hà Nội vào đầu tháng 9 năm 1939, lúc trận Thế Chiến Thứ Hai vừa bắt đầu bùng nổ tại biên thùy hai nước Đức – Ba Lan tại Âu Châu. Lúc mới phác thảo, chủ nghĩa DTST chỉ nhằm vào mục đích duy nhất là chống lại Thực Dân Pháp để dành lại độc lập cho Việt Nam.
Nhưng trong lúc tranh đấu, anh Trương Tử Anh đã nhiều lần bị nhà cầm quyền Pháp bắt và giam chung với những nhà lảnh đạo Cộng Sản. Nhờ đó, anh đã có nhiều dịp thảo luận về chủ nghĩa và chánh sách với những nhà lảnh đạo cộng sản này. Qua các cuộc thảo luận, anh nhận thức rõ những họa hại mà chủ nghĩa Cộng Sản với chủ trương giai cấp tranh đấu, chia rẽ hàng ngũ dân tộc sẽ mang lại cho đất nước. Vì đó anh đã điều chỉnh lại chủ nghĩa DTST thành một chủ nghĩa vừa chống lại thực dân, vừa chống lại cộng sản, để xây dựng Việt Nam từ một nước bị trị, yếu hèn thành một nước độc lập, hùng cường ở Đông Nam Á.
Chủ nghĩa DTST có thể tóm lược như sau:
Trong hoạt động hàng ngày, con người chịu sự chi phối nặng nề của những bản năng mà quan trọng nhất là bản năng sinh tồn. Vậy Bản Năng Sinh Tồn là gì?
Là một bản tánh thiên nhiên, lúc mới sinh ra con người đã có rồi. Nó hỗn hợp với cơ thể con người suốt cả đời và chỉ bị tiêu diệt khi con người chết. Do đó, nó chi phối cả đời sống con người, từ lúc con người mới cất tiếng chào đời cho đến ngày xuôi tay nhắm mắt.
Nhờ có bản năng sinh tồn mà con người có một ý chí sinh tồn hết sức mạnh mẽ. Ý chí sinh tồn này được phát hiện rõ ràng trong tất cả các hoạt động của con người.
Con người hoạt động để làm gì?
Ngẫm cho kỹ, từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, con người hoạt động chỉ nhằm vào một mục đích duy nhất là sống và tồn tại, nói rõ hơn, là để sinh tồn: sinh tồn về vật chất, sinh tồn về tinh thần, sinh tồn của cá nhân, sinh tồn của chủng loại.
Muốn sinh tồn, người phải làm gì?
Phải tranh đấu, vì trên cõi đời này trừ không khí ra, cái gì người cần đến để sống, người cần phải tranh đấu mới có được. Vậy tranh đấu là điều kiện căn bản của sự sinh tồn.
Người tranh đấu với những trở lực nào?
Với 3 trở lực chánh, đó là: a.-thiên nhiên, b.-cầm thú, c.-đồng loại.
Cuộc tranh đấu chống ba trở lực này xảy ra cùng một lúc: người vừa phải cất nhà để chống mưa nắng, vừa giết thú vật để ăn, vừa chống đồng loại để bảo toàn mạng sống và tài sản của mình. Ngoài ra, người còn phải tranh đấu với nội tâm để chống lại những thị dục thấp hèn cám dỗ người làm điều sai quấy.
Cuộc tranh đấu có khi ôn hòa, có khi bạo tợn. Nhưng dầu ôn hòa hay bạo tợn, bao giờ nó cũng mang đến kết quả là thắng hay bại.
Nhờ đâu con người thắng được?
Con người sở dĩ thắng được trong cuộc tranh đấu là nhờ hội đủ 3 điều kiện tối cần sau đây:
a- có sức mạnh,
b- có xu hướng biến cải,
c- biết hợp quần.
a- Sức mạnh: Sức mạnh gồm cả vật chất lẫn tinh thần. Đây là điều kiện tối cần. Cổ nhân có câu ““mạnh được yếu thua”. Đó là lẽ hằng xưa nay.
b- Xu hướng biến cải: Xu hướng biến cải là cái quan năng giúp người biến cải cách tranh đấu trong những hoàn cảnh bất thuận lợi để chuyển bại thành thắng hay ít ra cũng thoát được hiểm nguy.
Nói rõ hơn, xu hướng biến cải là dùng mưu mô, sách lược trong cuộc tranh đấu. Ngạn ngữ có câu “mạnh dùng sức, yếu dùng chước”. Chước là xu hướng biến cải vậy. Những ví dụ như: phục kích ở ải Chi Lăng của Lê Lợi, đóng cộc trên sông Bạch Đằng của Trần Hưng Đạo ngày xưa, hay chủ trương xét lại của Khroutchev ở Liên Xô hoặc đổi mới kinh tế của Cộng Sản Việt Nam ngày nay đều là dùng xu hướng biến cải cả.
c- Hợp quần: Hợp quần tạo sức mạnh. Hợp quần từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ cá nhơn đến gia đình, từ gia đình đến thị tộc, từ thị tộc đến bộ lạc, từ bộ lạc đến dân tộc. Dân tộc là hình thức hợp quần rộng rãi nhứt mà loài người đạt được từ trước đến nay.
Dân tộc là khối đông người, cùng chung huyết thống, chung ngôn ngữ, có một nếp sinh hoạt giống nhau và có những phong tục tập quán như nhau. Ngoài ra, còn có một yếu tố tinh thần là lịch sử, làm cho sự đoàn kết giữa mọi người càng thêm bền chặt. Vì đó, từ xưa đến nay, những quốc gia đặt nền tảng trên Dân Tộc là những quốc gia bền vững nhứt.
Nhưng nếu sự tổ chức của dân tộc không được đàng hoàng, làm cho sự sinh tồn cá nhân của người bị uy hiếp, thì người có thể chống lại dân tộc để bảo vệ sự sinh tồn của cá nhân mình. Vì đó, muốn bảo vệ sự sinh tồn của dân tộc, ta phải tổ chức quốc gia như thế nào cho mọi người được sinh tồn đầy đủ và đều có thể phát triển được năng lực sinh tồn của mình.
Kêu gọi mọi người trong dân tộc kết hợp nhau lại để tranh đấu cho sự sinh tồn chung, rồi tổ chức quốc gia như thế nào để cho mọi người được hưởng đồng đều kết quả của cuộc tranh đấu chung ấy, làm cho mọi người thấy rằng tranh đấu cho sự sinh tồn, là sự bảo đảm chắc chắn nhứt cho sự sinh tồn của cá nhân mình. Đó là tất cả tinh lý của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn.
Muốn thực hiện mục đích này, chủ nghĩa DTST chủ trương:
Thứ nhứt: Gây một nền đoàn kết chặt chẽ trong dân tộc và mọi hình thức chia rẽ dân tộc đều phải bị loại trừ.
Thứ hai: Bảo đảm sự sinh tồn cho mọi người trong dân tộc. Mọi người đều được tự do mưu sinh nhưng không để cho họ xâu xé vì quyền lợi riêng, tránh cảnh người bóc lột người. Nói tóm lại, sự sinh tồn của cá nhân phải đi đôi với sự sinh tồn của dân tộc.
Thứ ba: Nâng cao trình độ của dân tộc về cả ba mặt thể chất, tinh thần và trí tuệ để dân tộc theo kịp trào lưu tiến hóa của nhân loại.
Thứ tư: Tuỳ lúc, thay đổi đường lối chính trị. Muốn sinh tồn sung mãn, dân tộc phải khéo léo trong cuộc bang giao, tức phải biết áp dụng xu hướng biến cải để đường lối chính trị của mình thích hợp với đường lối quốc tế.
II- Nhận định thời cuộc theo quan điểm của chủ nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn:
Trong bản Tuyên Ngôn thành lập ĐVQDĐ được công bố năm 1939, Đảng Trưởng Trương Tử Anh có viết như sau:
“Đối với việc giải phóng quốc gia, chúng ta không thể tin tưởng một cách mê muội là có một dân tộc nào vì lòng vị tha, vì chủ nghĩa cao thượng, mà hy sinh xương máu của giống nòi họ để mang sự độc lập trao trả cho ta“
“Chúng ta phải nhận thức rằng trên lập trường quốc tế, giữa các quốc gia, chỉ có quyền và lợi mà thôi. Mọi hành động của nước này đối với nước khác không ngoài mục đích ấy “.
“Quốc dân phải hiểu rằng: lấy lại nền độc lập cho non sông Đại Việt là bổn phận thiêng liêng của người Việt. Chỉ có ta mới thực sự vì sự sống còn, vì hạnh phúc của ta mà thôi. Ỷ lại vào người, tin ở người là dắt nhau vào con đường diệt vong…”
Và ở đoạn cuối của bản Tuyên Ngôn, Đảng Trưởng Trương Tử Anh viết tiếp:
“Về phương diện bang giao, ĐVQDĐ thành tâm giao hảo với những nước nào giúp đỡ Đảng thực hiện mục đích trên và sẽ coi là kẻ thù bất cọng đái thiên nước nào có hành động ngược lại…”.
Dựa vào lời tuyên bố trên đây của tác giả chủ nghĩa DTST và nghiên cứu lịch sử một cách khách quan, ta có thể nhận định rằng trong cuộc bang giao giữa các quốc gia, các dân tộc, chỉ có quyền lợi mà thôi, chớ không có tình cảm hay lý tưởng gì cả. Cá nhân với cá nhân có thể cư xử với nhau theo tình cảm hay lý tưởng, nhưng nhà cầm quyền một nước dầu có cảm tình hay lý tưởng chung với nhà cầm quyền nước khác cũng không thể hành động theo tình cảm hay lý tưởng đó, nếu điều này trái với quyền lợi nước mình. Dầu cho nhà cầm quyền một nước có xu hướng hành động theo tình cảm hay lý tưởng riêng của họ thì họ cũng bị dân chúng trong nước họ ngăn chận họ làm việc đó. Bởi vậy, trong việc giao thiệp với các nước khác, dân tộc nào cũng đặt quyền lợi dân tộc mình lên trên hết. Những lời nói tốt đẹp được nêu ra trong sự giao thiệp với các nước khác chỉ là lớp sơn hào nhoáng bên ngoài dùng để che dấu các mưu đồ vụ lợi bên trong.
Vì đó, dựa theo quan điểm của chủ Nghĩa DTST, ta có thể nêu ra hai nguyên tắc căn bản sau đây để nhận định thời cuộc.
Nguyên tắc I:
Trong cuộc bang giao giữa các nước, chỉ có quyền lợi quốc gia mà thôi, không có tình cảm hay lý tưởng gì cả. Quyền lợi của quốc gia phù hợp nhau, là bạn. Quyền lợi xung khắc nhau là thù. Cho nên không có ai là bạn muôn đời, cũng không có ai là kẻ thù truyền kiếp. Bạn hay Thù là tùy theo quyền lợi quốc gia có phù hợp với nhau hay không. Người bạn hôm qua, mà hôm nay xung khắc quyền lợi đã trở thành thù. Ngược lại, kẻ thù hôm nay mà ngày mai dung hòa được quyền lợi thì sẽ trở thành bạn. Vậy Bạn hay Thù là tùy theo quyền lợi quốc gia mà thôi.
Nguyên tắc II:
Trong sự bang giao giữa các nước, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, giàu hơn về kinh tế và tài chánh, nước đó sẽ nắm phần ưu thắng.
Dựa vào 2 nguyên tắc trên đây để nhận định thời cuộc, ta có thể rút ra những bài học sau:
Bài học 1: ( Nguyên tắc I Bạn-Thù)
Trước trận Đệ Nhị Thế Chiến 1939 – 1945, Hoa Kỳ và Liên Xô là hai nước thù địch nhau vì Hoa Kỳ là nước tư bản, còn Liên Xô là nước Cộng Sản, mà CS bao giờ cũng chủ trương tiêu diệt tư bản. Khi trận Đệ II Thế Chiến xảy ra, khối Trục Đức, Ý, Nhật uy hiếp sự sống còn của cả LX lẫn HK. Vì đó, HK và LX cùng tạm xếp lại những hiềm khích riêng và liên minh với nhau chống lại kẻ thù chung. Sau khi trận Thế Chiến chấm dứt vào năm 1945 với sự đầu hàng vô điều kiện của Đức, Ý, Nhật, chừng đó, không còn kẻ thù để chống nữa, HK và LX, vì quyền lợi xung khắc nhau, lại trở lại chống nhau, thù nghịch nhau như trước. Còn khối Đức, Ý, Nhật, sau khi bại trận phải đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện. Vì đó, họ không còn nguy hiểm cho sự sống còn của HK nữa nên cả 3 nước đều được Hoa Kỳ viện trợ để tái thiết nước nhà. Kể từ đó, quyền lợi của HK và quyền lợi của Đức, Ý, Nhật đều ràng buộc với nhau nên từ những nước thù địch trước kia họ đã trở thành bạn với nhau từ đó đến nay.
Bài học 2: (Nguyên tắc I Bạn Thù)
Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam, Cam Bốt trước kia đều là những nước Cộng Sản anh em. Lúc quyền lợi quốc gia còn phù hợp với nhau, họ đã dùng những danh từ hết sức tốt đẹp để ca ngợi lẩn nhau: Liên Xô vĩ đại, Trung Quốc vĩ đại, Việt Nam hảo hữu, Cam Bốt hảo hữu. Rồi nào là, viếng thăm hữu nghị, nào là tạc tượng, vinh danh, đủ mọi trò… Nhưng đến khi quyền lợi quốc gia xung khắc nhau thì không những họ dùng những lời lẽ thật nặng nề thóa mạ nhau mà còn dùng võ lực đánh nhau như LX tấn công TQ trên sông Hắc Long Giang năm 1949, VN tấn công Cam Bốt năm 1978, TQ tấn công VN năm 1979.
Bài học 3: (Nguyên tắc II Tương quan lực lượng)
Trong cuộc chiến tranh lạnh giữa HK và LX trong nhiều thập niên vào cuối thế kỷ trước (thế kỷ 20), nếu về chính trị, HK nắm được khối Dân Chủ Tây Âu và các nước Bắc Mỹ thì LX cũng nắm được khối Cộng Sản Đông Âu và một số đông các nước trung lập Á Phi. Về quân sự cả HK lẫn LX đều có kho vũ khí nguyên tử, có thể tiêu diệt lẫn nhau dễ dàng. Vậy, về chính trị và quân sự, HK và LX đều có lực lượng tương đương nhau, bên nửa cân, bên tám lượng. Nhưng về kinh tế và tài chánh, HK giàu hơn LX rất nhiều nên HK đã lợi dụng ưu thế của mình để gây ra cuộc chiến giữa các vì sao để buộc LX phải thi đua vũ trang với mình khiến Liên Xô bị phá sản và phải chịu thua Hoa Kỳ.
Tóm lại, theo chủ nghĩa DTST, trong cuộc bang giao giữa các nước, không có vấn đề tình cảm riêng tư, chỉ có vấn đề quyền lợi quốc gia mà thôi. Phù hợp quyền lợi quốc gia là Bạn, xung khắc là Thù. Rõ ràng như vậy! Còn về tương quan lực lượng, nước nào mạnh hơn về chính trị và quân sự, giàu hơn về kinh tế và tài chánh, nước đó sẽ nắm phần ưu thế. Và cũng rõ ràng như vậy, không có cách nào khác hơn.
Cali/12/2015
Thượng Đỉnh “Paris 2015”: Thay Đổi Khí Hậu
Mai Thanh Truyết
Viễn tượng con người năm 2070
Nhập đề
Những thương thuyết quốc tế về viễn tượng hâm nóng toàn cầu bắt đầu từ Thượng đỉnh Rio de Janeiro (Rio Summit), Ba Tây năm 1992. Vào năm 1997, Nghị định Thư Kyoto ra đời ở Japan với nhiều quyết định cho toàn cầu trong đó, tất cả các quốc gia hứa sẽ giảm sự phát thải khí carbonic (CO2) vào năm 2005 ngang bằng với lượng phát thải của mỗi quốc gia ở năm 1995. Đều nầy đã được nhắc lại ở Nghị định thư Kyoto (Kyoto Protocol) một lần nữa vào năm 2005, ở Chương trình Hành động ở Bali (Bali Action Plan) năm 2007, và nhắc nhở việc thực thi ở Copenhagen năm 2009 với mục tiêu chung là giới hạn sự hâm nóng toàn cầu dưới 20C.
Vào năm 2010, Hội nghị Cancun (Cancun Conference) ghi nhận mục tiêu tập thể tất cả các quốc gia đã ký vào Nghị định thư Kyoto như là một kết ước chung về việc thành lập Quỹ Khí hậu Xanh (Green Climate Fund) và việc thiết lập Hội nghị Durban (Durban Platform). Từ đó, thành hình Thỏa thuận Khái niệm Căn bản Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu (UN Framework Agreement on Climate Change).
Năm 2011, tại hội nghị Durban, các nước đã đồng ý trong năm 2015 phải đạt được một nghị định thư, một văn kiện được coi là công cụ pháp luật hoặc một giải pháp có sức mạnh pháp lý. Từ đó đến nay chưa thấy có các cuộc thảo luận và các câu hỏi vẫn còn để ngỏ.
Hội nghị Doha (Doha Conference) tiếp theo sau làm sáng tỏ thêm quyết tâm của các quốc gia phát triển trong việc gia hạn Nghị định thư Kyoto trong giai đoạn 2013 -2020 và được ký kết tại Bali 2014.
Hội nghị Warsaw 2013 (2013 Warsaw Conference) đã quyết định một bước quan trọng là mỗi quốc gia trên thế giới PHẢI “công bố’ “mức đóng góp” mcủa mình trong việc giải quyết vấn nạn hâm nóng toàn cầu.
Và từ đó, Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản Liên Hiệp Quốc về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc ra đời tại Paris.
Từ ngày 30 tháng 11 cho đến 11 tháng 12, tại Paris sẽ diễn ra “Hội nghị kỳ thứ 21 về Thỏa thuận Khái niệm Căn bản về Thay đổi Khí hậu của mọi Thành viên Liên Hiệp Quốc” (21th Session of the Conference of the Parties to the United Nations Framework Convention on Climate Change – UNFCCC). Đây là một thượng đỉnh hết sức quan trọng cần thiết để đi đến một giải pháp đồng thuận về sự biến đổi khí hậu áp dụng cho mọi quốc gia nhằm mục tiêu gìn giữ sự hâm nóng toàn cầu tăng trưởng dưới 20C cho đến cuối thế kỷ 21 nầy.
Thỏa thuận Khái niệm Căn bản trên là kết quả của Thượng đỉnh Rio de Janeiro năm 1992 (Rio de Janeiro Earth Summit), và có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 3 năm 1994 do 196 quốc gia phê chuẩn. Đây là một nguyên tắc phổ quát ghi nhận rằng ảnh hưởng do con người tạo dựng cũng như các quốc gia kỹ nghệ là nguyên nhân chính tạo ra tình trạng của trái đất ngày hôm nay. Do đó, 196 “thành viên” (parties) đã phê chuẩn sẽ nhóm họp trong thời gian kể trên và sẽ phải đưa ra những quyết định; và đó là kết quả sau cùng của Nghị hội Thành viên (The Conference of the Parties – COP). Hội nghị nầy sẽ nhóm họp thường xuyên hơn hàng năm sau đó khi Thượng đỉnh đi đến kết luận và đề ra mục tiêu cần thiết để khống chế hay hạn chế sự thay đổi khí hậu toàn cầu…
Theo tin từ REUTERS/Christian Hartmann ngày 30/11/2015 tường trình từ Paris:”Với sự tham dự của 150 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ cùng với 196 đoàn đại biểu của các nước, các tổ chức quốc tế gồm khoảng 10.000 người và số lượng phóng viên báo chí tương đương, Hội nghị Quốc tế về Khí hậu – COP21, hôm nay 30/11/2015 đã chính thức khai mạc tại Le Bourget, ngoại ô phía bắc thủ đô Paris.
Hội nghị lần thứ 21 của Liên Hiệp Quốc về chống biến đổi khí hậu lần này đặt mục tiêu là đưa ra được một thỏa thuận lịch sử để hạn chế quá trình tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 2°C”.
Đặc phái viên RFI Thanh Phương từ Bourget tường trình như sau:”…Rất nhiều nước, trong đó có Việt Nam, trong dịp này, đã lập những gian nhà hoặc phòng triển lãm, giới thiệu những nỗ lực của nước mình trong cuộc đấu tranh chống biến đổi khí hậu.
Riêng Việt Nam, vào chiều (30/11), có tổ chức cuộc đối thoại cấp cao với các đối tác quốc tế về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sự tham gia của đại diện nhiều nước như Úc, Đan Mạch, Đức, Hòa Lan, Phần Lan, Pháp và đại diện các tổ chức như Chương trình Phát triển LHQ (UNDP), Ngân hàng Thế giới (WB)».
Đến lúc này, toàn thế giới đều đã nhận thức được một trong những nguyên nhân khiến khí hậu trái đất ấm lên là do phát thải từ việc sử dụng năng lượng hóa thạch, phương thức sản xuất nông nghiệp, nạn phá rừng gia tăng.
Để chuẩn bị cho Hội nghị Paris lần này, 183 trên tổng số 195 quốc gia đã công bố kế hoạch cắt giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Hội nghị COP21 sẽ phải đưa ra được các cam kết có ràng buộc. Tiến trình thương lượng vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là khi vấn đề chống biến đổi khí hậu đụng chạm đến vấn đề kinh tế.
Trước đó, vào ngày hôm 29/11, do đang trong tình trạng khẩn cấp, mọi cuộc biểu tình bị cấm. Tuy nhiên, tại quảng trường La République ở Paris, một nhóm gồm khoảng vài trăm người chống COP21 vẫn biểu tình và đã xảy ra xô xát với lực lượng giữ gìn trật tự. Kết quả là hơn một trăm người đã bị câu lưu”.
Tại sao có những cuộc biểu tình?
Các tổ chức bảo vệ môi trường Philippines tập hợp biểu tình tại Manila, kêu gọi tinh thần trách nhiệm của giới lãnh đạo – REUTERS /Erik De Castro.
Một ngày trước lễ khai mạc Thượng đỉnh khí hậu thiên niên kỷ COP21 tại Paris, dân chúng ở nhiều thủ đô trên địa cầu tổ chức những cuộc tuần hành khổng lồ. Cuộc «trường chinh» bước sang
ngày thứ ba gây áp lực đòi 150 nhà lãnh đạo thế giới đạt thỏa thuận cao vọng về khí hậu, hầu tránh cho trái đất nạn diệt vong.
Từ hôm 27/11/2015, hàng chục ngàn cuộc biểu tình đã được tổ chức trên khắp thế giới để đòi hỏi những biện pháp mạnh chống gia tăng nhiệt độ khí quyển và gây áp lực với đại diện của 195 quốc gia thương lượng tại Le Bourget, ngoại ô phiá bắc Paris.
Theo AFP, do vị trí địa lý, cuộc tuần hành đầu tiên trong ngày Chủ nhật 29/11/2015 huy động 45.000 người ở Sydney, hàng ngàn người đội mưa xuống đường ở Seoul. Phong trào vận động tiếp nối tại New Delhi, rồi Luân Đôn cho đến New York, Rio de Janeiro, Mexico ở châu Mỹ.
Tại Sydney, người biểu tình mang biểu ngữ kêu gọi tinh thần trách nhiệm của giới chính trị: Đoàn kết thế giới, Không có kế hoạch B, Phải tấn công vào nguồn cội….
Một thành viên của tổ chức chống nạn đói Oxfam nhận định: những người ít gây ô nhiễm nhất lại là nạn nhân đầu tiên lãnh hậu quả của hiệu ứng nhà kính. Hàng loạt quốc đảo trong vùng Thái Bình Dương có nguy cơ bị nước biển xóa tên.
Gần đến ngày diễn ra hội nghị quốc tế về khí hậu COP21 tại Paris, ngày 12/11/2015, hai tổ chức phi chính phủ công bố một báo cáo trong đó tố cáo các quốc gia trong G20 mỗi năm bỏ ra gần 500 tỉ đô la đầu tư cho lĩnh vực năng lượng hóa thạch, một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng biến đổi khí hậu. Hai tổ chức phi chính phủ Overseas Development Institut và Oil Change International, khẳng định trong bản báo cáo « chính phủ của nhóm nước G20 mỗi năm đầu tư khoảng 452 tỉ đô la hỗ trợ cho sản xuất năng lượng hóa thạch, mặc dù họ đã cam kết tiến tới xóa sổ năng lượng hóa thạch để tránh tai họa biến Báo cáo còn đưa ra so sánh: Số tiền đầu tư nói trên cho năng lượng hóa thạch cao gấp gần bốn lần tổng chi phí thế giới cho năng lượng tái tạo. (121 tỉ đô la/năm). Các tác giả báo cáo nói trên còn ghi nhận Trung Cộng là nước trong
nhóm G20 đầu tư tài chính lớn nhất cho năng lượng hóa thạch (77 tỉ đô la mỗi năm). (Anh Vũ)
Tất cả vì những lới hứa!
Cho đến nay, chỉ có 56 quốc gia – chịu trách nhiệm gần 70% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – chính thức thông báo phần đóng góp. Mức đóng góp này được ghi nhận là không đủ để hạn chế mức tăng nhiệt độ không quá 2°C.
Cũng cần nên nhớ, trong kết ước Nghị định thư Kyoto năm 1997, các quốc gia đồng ý tiết giảm sự phóng thích khí carbonic vào môi trường là giảm thiểu 12% so với lượng khí thải vào năm 1995. Nhưng tiếc thay, chỉ có một vài quốc gia như Anh và Đức…thực hiện kết ước mà thôi!
Ngoại trưởng Pháp cảnh báo : Nếu không có các nỗ lực đặc biệt, nhiệt độ Trái đất hoàn toàn có thể tăng quá 4°C từ nay đến cuối thế kỷ. 2°C là mức tăng nhiệt độ cho phép nhân loại kiểm soát được các biến đổi khí hậu, vượt quá mức này, các thảm họa thiên nhiên được coi là vượt quá khả năng đối phó.
Lời hứa của quốc gia tổ chức Pháp trong vấn đề năng lượng, không khí và khí hậu như sau:”La loi de Transition énergétique franchit avec succès une nouvelle étape: La France exemplaire est en marche vers la COP21”
Hứa là sẽ:
Giảm thiểu 40 % phát thải khí nhà kinh (green house effects) cho đến năm 2030 so với năm 1990;
Giảm xử dụng năng lượng hóa thạch (fossil energy) ở mức 30% vào năm 2030 so với năm 2012;
Xử dụng năng lượng “sạch” chiếm 40% cho năng lượng điện vào năm 2030;
Giảm thiểu việc xử dụng năng lượng xuống 50% vào năm 2050 so với năm 2012;
Giảm thiểu 50 % lượng rác phế thài vào năm 2050 so với năm 2012;
Hứa cho nhiều, nhưng chẳng thấy…
Hoa Kỳ và Trung Cộng năm 2014 đã có một bước tiến quan trọng khi ấn định mục tiêu giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính từ nay đến sau năm 2020. Washington cam kết cho đến năm 2025 sẽ giảm 26% đến 28% so với năm 2005, còn với Bắc Kinh là đến năm 2030. Trong lời tuyên bố, hai nguyên thủ nhấn mạnh đến các biện pháp mới hoặc đã có, chứng tỏ hai nước phát thải nhiều nhất trên hành tinh đóng vai trò nghiêm túc và «sẽ đưa thế giới đến một hiệp ước toàn cầu về khí hậu». Như vậy mà … Outdoor air pollution contributes to the deaths of an estimated 1.6 million people in China every year, or about 4,400 people a day, according to a newly released scientific paper. Điều cần nhấn mạnh là, Hoa Kỳ phát thải khoảng 7 tỷ tấn CO2 trong năm 2014 và Trung Cộng, 10 tỷ; trong lúc đó, Mỹ sản xuất khoảng 19% sản phẩm toàn cầu, và Trung Cộng sản xuất 21% mà thôi.
Rồi cũng tiếp tục hứa!
China women wear masks as haze from smog caused by air pollution hangs over the Forbidden City in Beijing.
Là một quốc gia phát khí carbonic đứng hàng thứ tư trên thế giới, Ấn Độ vừa cam kết giảm bớt lượng thải khí CO2 và phát triển năng lượng tái tạo, góp phần cải thiện môi trường. Ngày 01/10/2015, Ấn Độ trình lên LHQ một bản báo cáo với nội dung cam kết đẩy mạnh vai trò của các loại năng lượng tái tạo và giảm bớt lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Không đi sâu vào chi tiết, nhưng New Delhi hứa từ nay cho đến năm 2030 Ấn Độ sẽ cố gắng giảm 35 % lượng khí thải carbonic so với thời điểm của hồi năm 2005. Ngoài ra New Delhi cũng thông báo phát triển năng lượng tái tạo để trong 15 năm nữa, năng lượng sạch bảo đảm đến 40% nhu cầu tiêu thụ của quốc gia Nam Á này. Tỷ lệ năng lượng tái tạo trên được sử dụng tại Ấn Độ hiện chỉ là 12 % theo thẩm định của tổ chức bảo vệ môi trường Greenpeace. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu nâng tỷ lệ năng lượng sạch đang từ 12% lên thành 40% Ấn Độ cần được quốc tế hỗ trợ cả về phương diện tài chính lẫn công nghệ. Tuy “hứa” như trên đây, nhưng Ấn Độ vẫn trách các quốc gia đã phát triển như sau:”Ấn Độ biện minh cho quan điểm của mình và đòi được quyền phát triển. Theo Le Monde, Ấn Độ trước hết bảo vệ quyền lợi riêng: Ở một đất nước mà hàng trăm triệu hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh, không có đủ điện nước để sinh hoạt, thì việc chống biến đổi khí hậu vẫn là một điều gì đó còn trừu tượng xa vời, một thứ xa xỉ phẩm mà người nghèo chưa dám nghĩ tới. Các nhà phân tích đơn cử một ví dụ minh họa cho sự đối chọi Nam-Bắc: người giàu muốn đóng tiền bảo hiểm nhà cửa, trong khi người nghèo bữa ăn chưa no, tiền đâu mà tính đến chuyện mua nhà.
Vì thế cho nên, để đạt được mục tiêu, hội nghị COP21 phải giải quyết đầu tiên hết một vấn đề: các nước giàu chịu chi bao nhiêu tiền và trong bao lâu, để khuyến khích giúp đỡ các nước nghèo (hay các quốc gia đang phát triển) nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Hiện tại vẫn có hơn 300 triệu dân Ấn Độ không có điện và quốc gia đông dân này thường xuyên bị mất điện.
Phải chăng lại có thêm một lời hứa…Lèo nữa?
Vài suy nghĩ về Hiện tượng Hâm nóng toàn cầu
Với hàng triệu động cơ vận hành mỗi ngày, hàng triệu máy cắt cổ, máy thổi lá chuyển vận, nhiều triệu lon/chai của đủ loại nước ngọt, bia tiêu dùng…, thán khí (CO2) thênh thang đi vào bầu khí quyển cùng với thân nhiệt và thán khí thoát ra từ buồng phổi của hơn 7 tỷ con người. Và thêm nữa, các quy trình công nghệ sản xuất/chế biến, việc xử dụng lò sưởi trong mùa đông, cùng các công nghệ khai thác quặng, khí v.v… đã đóng góp không nhỏ vào lượng thán khí trong không khí. Hiện tượng hâm nóng toàn cầu khởi sinh từ các nguyên nhân kể trên.
Các khoa học gia đã ước tính rằng nếu không có biện pháp làm giảm thiểu lượng thán khí thải hồi thì lượng khí trên sẽ tăng gấp đôi trong vòng 50 năm tới nếu giữ cùng một nhịp độ phát triển như hiện nay. Trong thiên nhiên, cây xanh là nguồn trợ lực chính hấp thụ khí carbonic; nhưng với đà phá rừng ở Phi châu, Á châu, Nam Mỹ… e rằng con số ước tính 50 năm trên sẽ bị thâu ngắn lại.
Năm 1990, loài người đã thải ra độ 27 tỷ tấn thán khí, và số lượng nầy đã được cây cỏ hấp thụ độ 50%. Ngày nay, 2015, với đà phát triển tăng nhanh, với số lượng dân số không ngừng tăng trường, và với rừng (cung cấp cây xanh) bị tàn phá do phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, hoặc đô thị hóa v.v… chắc chắn lượng khí carbonic sẽ tăng gấp đôi dưới 50 năm tới, nếu thế giới không có biện pháp tích cực để tiết giảm sự phát thải nầy.
Với tính cách thông tin, một người Mỹ thải ra trung bình hàng năm 19 tấn khí CO2, so với người Tàu là 4,7 tấn, và người Ấn Độ, 2,4 tấn. Số liệu nầy được suy ra từ tất cả các nguồn tạo ra CO2 trung bình cho nhu cầu và tiện nghi cho sinh hoạt của con người như xe cộ, điện năng dùng hàng ngày, nước nóng, máy điện toán, điện thoại v.v…)
Nhưng số lượng trên ngày càng tăng dần với đà phát triển. Thống kê ghi nhận rằng từ năm 1902 đến 1990 nhiệt độ bầu khí quyển tăng lên khoảng 1oC; nhưng trong khoảng thời gian từ 1995 đến 1998, nhiệt độ tăng lên đến mức độ báo động là 0.25oC.
Và chuyện gì sẽ xảy ra khi nhiệt độ trong bầu khí quyển tăng lên?
Trước hết, khối lượng băng hà ở Bắc cực và Nam cực sẽ tan dần và lần lần thu hẹp diện tích đất sinh hoạt của loài người. Trên các đại dương, chỉ cần nhiệt độ tăng thêm 1,5oC thì hầu hết các vùng sinh thái của san hô và phiêu sinh vật sẽ bị hủy diệt, làm cạn kiệt nguồn lương thực biển vì tôm cá không còn nơi trú ngụ, sinh sản (nhiệt độ trung bình ở các vùng biển nhiệt đới là 30,5oC).
Hai hiện tượng trên đang xảy ra trên trái đất của chúng ta với vận tốc đáng ngại!
Có nhiều biện pháp để ngăn chận và giảm thiểu việc tăng trưởng lượng thán khí trên toàn cầu:
Hạn chế và kiểm soát lượng thán khí thải hồi trong kỹ nghệ qua khuyến cáo Kyoto năm 1997 do hầu hết các quốc gia trên thế giới soạn thảo và đồng ý.
Hoặc xử lý lượng khí thải hồi bằng phương pháp tách rời và cô lập hoá học (sequestration technology). Thán khí cô lập được bơm vào dưới lòng biển sâu và nước biển sẽ hấp thụ khối lượng trên. Hoặc thán khí được bơm vào các vùng quặng mỏ than đá từ đó than sẽ phản ứng với thán khí để hình thành khí methane không ảnh hưởng lên hiện tượng hâm nóng toàn cầu.
Cả hai phương pháp nầy đã đi dần đến hoàn chỉnh và có thể được đem ra áp dụng trong những năm sắp đến.Tuy nhiên biện pháp dùng thiên nhiên để hấp thụ khí carbonic vẫn là phương pháp tối ưu nhứt.
1-Thay vì phá rừng để phục vụ cho nhu cầu kỹ nghệ, cần phải tái tạo rừng và trồng thêm rừng mới để tăng thêm diện tích cây cỏ hầu ngăn chận hay làm chậm tiến trình hâm nóng toàn cầu.
2- Và sau hết, con người cần phải tự nguyện hạn chế việc sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu bừa bãi.
Nếu thực hiện được các việc trên hy vọng chúng ta có thể giải quyết được vấn nạn sinh tử của nhân loại.
Vài suy nghĩ cho toàn cầu
Như đã nói ở các phần trên, vấn nạn ảnh hưởng đến môi sinh trên toàn thế giới trong thời gian tới cùng với những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ô nhiễm đều có tính cách liên đới ảnh hưởng lên mọi quốc gia. Xu hướng toàn cầu hóa trong lãnh vực nầy sẽ không có biệt lệ nào khác. Tuy nhiên, sự phân bố không đồng đều về mặt phát triển kỹ thuật, trình độ dân trí, điều kiện kinh tế-chính trị của đa số các quốc gia đang phát triển không cho phép họ có tầm dự phóng xa hơn những vấn đề sống còn trước mắt.
Do đó, các nước hậu kỹ nghệ cần phải thông cảm và có sự thật tâm giúp đở về nhân sự, tài chánh và kỹ thuật…để các nước đang phát triển có điều kiện theo kịp đà tiến hoá và cùng góp tay chia sẻ việc bảo vệ môi sinh để cùng tồn tại. Giai đoạn thực dân bốc lột, vét đoạt tài nguyên của những nước nghèo sẽ không còn thấy trong thế kỷ thứ 21 nầy nữa. Trong chiều hướng suy nghĩ đó, vài đề nghị gợi ý sau đây nói lên những bước cần nên làm đối với các nước hậu kỹ nghệ và những nước đang phát triển.
Trước hết, biện pháp làm giảm thiểu hay hạn chế sự hâm nóng toàn cầu là ưu tiên hàng đầu cho mọi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia hậu kỹ nghệ. Ngân sách quốc gia cần được tăng cường trong nghiên cứu và cần kiểm soát chặt chẽ hơn nữa các cơ xưởng công nghệ. Hạn chế hay nghiêm cấm các cơ sở sản xuất tạo ảnh hưởng tác hại đến lớp ozone trên bầu khí quyển. Điều cần phải làm trước nhất là “giáo dục” người dân ở những nước nầy giảm bớt phung phí trong việc sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên và chấm dứt việc phí phạm nguồn nước sinh hoạt. Một thí dụ điển hình là, chỉ trong một ngày vận động cho việc làm sạch bầu khí quyển bằng cách yêu cầu dân chúng sử dụng xe đạp hoặc đi bộ, hay dùng xe công cộng…thủ đô của Colombia đã giảm 27% lượng thán khí thải hồi so với mức sinh hoạt bình thường hàng ngày.
Đối với định mức tiêu chuẩn tối thiểu mà cơ thể con người có thể chấp nhận được đối với các hoá chất, kim loại độc hại… trong không khí và trong nguồn nước cần phải được soạn thảo trên bình diện toàn cầu và phải có sự đồng thuận của tất cả. Một khi đã chấp thuận một định mức nào đó, mọi quốc gia đều phải chấp hành nghiêm chỉnh. Một thí dụ cụ thể cho tiêu chuẩn chấp nhận được của sự hiện diện của arsenic trong nước uống hiện tại là: 10ug/L cho Hoa Kỳ, 15 ug/L ở Pháp và 10 ug/L đối với tiêu chuẩn LHQ. Từ những khác biệt trên có thể nảy sinh ra sự so bì và lơ là của các quốc gia trong việc bảo vệ môi sinh chung.
Các phát minh khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cần được thật thà trao đổi với các quốc gia đang phát triển. Trợ giúp các nước nầy trong việc trao đổi thông tin kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật viên và khai triển các quy trình công nghệ có hiệu quả cao và an toàn cho môi sinh. Mọi phát minh mới cần được thông báo cho toàn thể thế giới để tránh sự thụt lùi và thâu ngắn cách biệt giữa các quốc gia giàu-nghèo.
Đối với những phát minh hoàn chỉnh, cần phải tiến hành nhanh giai đoạn thử nghiệm (prototype) và áp dụng tùy theo yếu tố xã hội-kinh tế-môi sinh cho từng vùng hay quốc gia. Làm được như thế sản phẩm vật chất sẽ được sản xuất nhiều hơn, sự phát thải khí carbonic sẽ ít hơn, và chuyển tải đến những nơi có nhu cầu sớm hơn nhất là đối với các nước ở Phi châu, Á châu và Nam Mỹ.
Về nguồn nước, các nước hậu kỹ nghệ cần hạn chế hoặc thay thế việc sử dụng hoá chất trong các quy trình sản xuất hiện có và trong tương lai thay thế bằng những nguyên liệu có trong thiên nhiên để hạn chế hay giảm thiểu mức độc hại trong các phó sản thải hồi. Với chiều hướng nầy, nhiều nhà khoa học trên thế giới đã thành công trong việc áp dụng vào sản xuất và xử lý phế thải. Duckweed (một loại bèo) dùng để hấp thụ lượng nitrate trong nguồn nước đang được sử dụng rộng rãi; cây bạch dương (poplar) hấp thụ một số phế thải hữu cơ. Việc thay thế nguyên liệu hoá chất bằng các hợp chất thiên nhiên như dùng carbohydrate (sản phẩm có trong tiến trình chế biến phân gia súc) để thay thế hydrocarbon để chế tạo các loại plastic có thể tự hoại được trong thiên nhiên. Các việc làm trên cần được khích lệ và phát triển thêm bằng cách đẩy mạnh tài trợ cho nghiên cứu.
Giáo dục là mối quan tâm hàng đầu để mọi người có thể đến gần nhau và cùng nói chung một ngôn ngữ trong lãnh vực khoa học kỹ thuật. Do đó các quốc gia đang mở mang cần đầy mạnh việc phát triển giáo dục ở cấp trung học chuyên nghiệp và đại học để tiếp nhận và trao đổi các công nghệ mới dễ dàng hơn. Chính phủ, các trường đại học, các cơ quan nghiên cứu và tư nhân cùng hợp tác trong nghiên cứu và kiến thức cùng dựa trên tinh thần trao đổi chân chính. Việc nâng cao dân trí người dân ở những nước đang phát triển trong việc bảo vệ môi trường sống chung quanh cần phải có sự hỗ trợ của cộng đồng các nước hậu kỹ nghệ qua IMF, WB… để bảo trợ tài chánh-nhân sự- kỹ thuật cùng thúc đẩy tiến trình cải cách.
Thông tin tin học, một khám phá tuyệt vời vào thập niên sau cùng của thế kỷ 20, cần được đem ra áp dụng rộng rãi cho các nước chậm phát triển. Thế giới cần trợ giúp cho các nước trên thiết lập mạng lưới thông tin khoa học tân tiến nầy, tối thiểu ở trong môi trường đại học, nghiên cứu…để các sinh viên, nghiên cứu viên có điều kiện học hỏi, thu nhập những kiến thức mới để rồi áp dụng vào điều kiện cụ thể cho từng quốc gia một.
Dựa trên tiêu chuẩn toàn cầu, khi đã đồng ý ngưng hay cấm sản xuất một sản phẩm nào có khả năng tác hại lên con người như các loại thuốc sát trùng, các quốc gia hậu kỹ nghệ cần phải chấm dứt việc sản xuất và chuyển tải qua các nước đang phát triển vì nhu cầu lợi nhuận. Việc làm nầy cần phải chấm dứt và thế giới cần phải quy định biện pháp chế tài cho quốc gia vi phạm. Sẽ không còn công dân hạng nhì trong thế kỷ nầy! (Hóa chất DDT đã bị LHQ cấm sử dụng và sản xuất từ năm 1973, nhưng Nga Sô và TC vẫn tiếp tục sản xuất và Việt Nam vẫn nhập cảng và hóa chất nầy là sản phẩm nền tảng cho hầu hết các loại hóa chất hỗn hợp dưới xưng nghĩa hóa chất bảo vệ thực vật).
Sau hết, việc xuất cảng mọi phế thải kỹ nghệ dưới bất cứ hình thức nào cần phải chấm dứt. Đây là một hành động vô nhân đạo không thể tồn tại được cho thế kỷ 21, thế kỷ của hoà bình và môi trường xanh dương.
Lãnh đạo của các nước đang phát triển cũng đừng vì nhu cầu ngoại tệ nặng cho quốc gia mà chấp nhận những loại hóa chất và phế thải độc hại trên.
Các thế hệ sau đó sẽ không bao giờ tha thứ cho các hành động nầy.
Mai Thanh Truyết
Hội Khoa học & Kỹ thuật Việt Nam (VAST)
COP21 – 2015
Ghi chú: Vietnam is among the top 10 countries with the worst air pollution, according to a study released during this year’s World Economic Forum in Davos.
Vietnam’s Air (Effects on Human Health) ranking was 123rd among the 132 countries surveyed.
India has the world’s worst air pollution, beating out China, Pakistan, Nepal and Bangladesh, according to the study.
Vietnam’s water supply (Effects on Human Health) was ranked 80th of the 132 surveyed
Truyet—
I just got back from the Climate Justice Rally on the National Mall, and my excitement is still bubbling over. I was so proud to join hundreds of EDF activists and thousands of others in Congress’s backyard, to echo the Pope’s call for climate action inside the Capitol.
“I am convinced that we can make a difference and I have no doubt that the United States—and this Congress—have an important role to play. Now is the time for courageous actions and strategies, aimed at implementing a culture of care and an integrated approach to combating poverty, restoring dignity to the excluded, and at the same time protecting nature.” –Pope Francis
We’re seeing momentum on climate action like never before—and you can join the call for progress right now!
Bên Lề COP 21: Hội Nghị Khí Hậu Paris 2015- Thông Điệp Laudato Si’ – Giáo Hoàng Francis và Môi Trường –
Phan Văn Song
Hôm nay cuối tuần đầu tiên của Hôi Nghị, các quốc gia, các đại biểu các đối tác đang nộp những kết luận, những ý kiến cho giàn bài của những thỏa thuận tương lai để làm một cái gì khả thi cho « Vấn đề môi sanh, môi trường cho Quả đất ». Bài toán nan « đầu tiên » vẫn là bài toán « tiền đâu ? ». Và « ai chi ? » Giải toả vấn đề nầy là giải quyết 70%. Một Tỷ dollars một năm cho 7 tỷ người của năm châu, bốn biển có một sự sống an lành. Thế thôi ! Đây là một nghĩa cử nhơn đạo ? Vị tha ? Phải ! Lo cho tha nhơn, cho các công dân các quốc gia xa lạ ? Lo cho các vùng đất biển bên kia thế giới bớt nạn thiên tai ? Hay ích kỷ ? Lo cho hậu duệ mình, con cái mình, giòng giống mình không bị tràn nhập, đất nước mình không bị xâm chiếm, văn hóa, thủ tục truyền thống mình không bị lai căng, mất gốc ? Hỏi tức trả lời ! Tình hình khẩn cấp lắm ! Sống Còn ! Thông Điệp của Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô, tuy là của một người đàng trách nhiệm, đầy uy tín, đứng đầu một tôn giáo lớn của thế giới, nhưng đấy chỉ là một đóng góp như cả ngàn đóng góp của tất cả những thiện chí của các thiện nhơn trách nhiệm của các cộng đồng thế giới, quốc gia, quốc tế, hội đoàn, xã hội dân sự hay công nghiệp hay cá thể, cá nhơn. Thiện chí, tuyên bố chưa đủ, mong các hành động cụ thể ! Tiền bạc, luật lệ, chế tài, dự án… ! Mong toàn dân trên thế giới cùng nhau săn sóc quả đất căn nhà chung của nhơn loại ! Mong lắm !
Ngày 18 tháng 6 năm 2015, Thông Điệp Lauda si’ – Vinh Danh Thiên Chúa – Loué sois-tu ! Về bảo vệ thiên nhiên được Giáo Hoàng Phan-Xi-Cô – Francis phổ biến.
Trong những ngày chờ đợi cuộc Hội Nghị về Khí hậu tại Paris, Pháp, COP21, Thông Điệp được phát ra đúng thời điểm và hợp với lòng mong đợi của quần chúng.
Đây là lần đầu tiên một vị Giáo Hoàng ra một thông điệp tỏ nỗi ưu tư đến môi trường, xác nhận rằng ngày nay môi trường là một vấn đề hệ trọng của nhơn loại
Mở: Thông Điệp Laudato si’:
« Laudato si’- Vinh Danh Thiên Chúa » là một Thông Điệp của Giáo Hoàng Francis, viết xong ngày 24 tháng 5 năm 2015, được phổ biến ngày 15 tháng 6 năm 2015 vào dịp Lễ Pentecôte. Thông Điệp nầy chuyên đề về những vấn đề, những ưu tư về môi trường và môi sanh của con người. Thông Điệp được phổ biến trong bầu không khí sửa soạn Hôi Nghị Khí hậu COP21 tại Paris Pháp sẽ khai mạc ngày 30 tháng 11 nầy.
Đây là Thông Điệp đầu tiên hoàn toàn do Giáo Hoàng Francis tự tay soạn và viết. Thông Điệp trước « Lumen fideis-Dưới ánh sáng của Đức Tin », tuy được Ngài ký tên, sau bốn tháng lãnh nhiệm vụ, nhưng thực sự tất cả công trình ấy đã do Giáo Hoàng tiền nhiệm Benoît XVI soạn sẳn. Giáo Hoàng Francis chỉ đúc kết hoàn chỉnh và ký tên thôi !
Thông Điệp « Laudato Si’ » đã được giới truyền thông sửa soạn rầm rộ giới thiệu kháu nhau trước ngày phổ biến rồi, với những loạt tin « bên lề », với những lô tin « rò rĩ thoát ra » từ những người tự nhận là « thân tín, rõ chuyện » cho giới báo chí của thủ đô Rô-ma của một xứ « Ý đại Lợi » lắm mồm nhiều chuyện ! Sau ngày ký và phổ biến chánh thức, các giới chức chánh trị (đặc biệt trong cơ quan Liên Hiệp Quốc, trong các nước « nhà ngói » thế giới và cả trong các hội đoàn Xanh-Môi trường) hân hoan đón chào, với những bài bình luận đầy nguồn hy vọng, đầy sự tín cẩn, mong rằng Thông Điệp nầy sẽ mang một ảnh hưởng tốt và sẽ mang đến mọi sự lành cho cuộc Hội nghị sắp đến về khí hậu, tại Paris, Pháp.
Nội dung: Khủng Hoảng Môi Trường và Bài Giảng Luân Lý.
Thông Điệp được chia thành 6 chương. Bắt đầu bằng một thống kê tổng quát tình hình, « cởi ngựa xem hoa », nhận xét và phân tách tình hình môi sanh, môi trường, nguồn sanh thái thế giới. Nào là thay đổi khí hậu, nào là ô nhiểm môi sanh, nào là tình trạng khai thác quá độ tài sản, tài nguyên của thiên nhiên, nào là sự mất mát của nguồn sanh thái và xâm phạm môi sanh của động vật và sanh vật, nào là sự sự tụt hậu về phẩm chất đời sống của các chế độ xã hội, phẩm chất đời sống hằng ngày của con người và bất công xã hội càng ngày càng tồi tệ của cà toàn thế giới. Sau đó, Giáo Hoàng chuyển những nhận xét môi trường và khí hậu khách quan qua cái nhìn của người Ky Tô Giáo được soi sáng dưới ngọn đèn của Thánh Kinh, để tìm một hướng chỉ đạo.
Trong chương 3, Ngài nói nhiều đến vai trò « Con Người » trong cái khủng hoảng được « đóng khung » trong một bối cảnh của « đế chế công nghiệp – technocratie », vai trò trọng yếu của công nghiệp tư bản và những hệ quả của nó đối với nền kinh tế và tình trạng xã hội. Tiếp theo, Ngài nhận định rõ vai trò con người, với, trong và đối với môi trường. Ngài tiếp tục trong chương tiếp theo nghiên cứu những giải pháp, Ngài cùng đề nghị vài hướng suy nghĩ và hành động để thay đổi. Chuyển hướng để thoát khỏi cái vòng xoáy của sự « hiện đại hóa » đang càng ngày càng dấn sâu « con người » vào một sự « tự hủy diệt ». Chương cuối cùng là lời của « nhà mô phạm », với những lời giáo huấn để có một « tư tưởng môi trường », để đáp ứng với các thử thách văn hóa, giáo dục, tôn giáo tương lai của nhơn loại.
Với Thông Điệp nầy, Giáo Hoàng Francis không chỉ gởi riêng đến Giáo Hội và các con chiên của Thiên Chúa Giáo La Mã, mà gởi đến cho « tất cả mọi người », « mọi người đầy thiện chí – toutes les personnes de bonne volonté », và gởi đến cho « riêng từng người » « từng người ngụ trên hành tinh nầy – chaque personne qui habite cette planète ».
Thông Điệp nầy gởi cho công dân của Hoàn Vũ, nhưng nếuThông Điệp cũng tạo « triệu người vui », thì cũng « tạo triệu người buồn » – nói kiểu « ba phải » theo một tướng Việt Cộng lúc hết thời. Phải, Thông Điệp nầy không thỏa mãn toàn bộ giới Xanh-Môi Trường, không thỏa mãn phe Kinh Tế Gia, mà cũng chẳng thỏa mãn cả các con chiên Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La Mã.
Thông Điệp là lời phán của anh đứng đầu một Giáo Hội, dỉ nhiên là mang một mầu sắc phe phái, và dĩ nhiên là phải nhận lời bàn, lời chỉ trích, tiếng khen chê. Vì Thông Điệp không mang chất « vô nhiểm-infaillibilité » của vị Giáo Hoàng, hay bản chất giáo điều-dogmes, hay do sự tín ngưởng, bởi đức tin-la foi.Và vì khi một Thông Điệp nói về một đề tài có tánh cách xã hội, như Thông Điệp nầy, một Thông Điệp ấy chỉ đơn thuần là một tài liệu thôi ! Và tuy dù là tài liệu chánh thức của Giáo Hội, tuy dù là tiếng nói của người chủ trì đi nữa, thì cũng chỉ là một quan niệm, một bài nghiên cứu, một thảo luận, góp ý vào những « vấn đề mới » của cộng đồng thế giới, mà thôi ! Và chỉ có thế thôi !
Nhưng đây là một truyền thống, kể từ ngày Giáo Hoàng Léon XIII năm 1891, đề cập đến những « vấn đề thuộc giới công nhơn, thợ thuyền » và « xã hội chủ nghĩa » : « một lý thuyết có tánh cách xã hội, được tự thành hình, với nhiều ngập ngừng, cẩn thận, với cũng vài sai lầm – une doctrine sociale s’est-elle construite, par tâtonnement et avec beaucoup de prudence, et quelques erreurs aussi… ». Thuở ấy, đã có nhiều cộng đồng thế giới, người ngoại đạo, người trong đạo, thuộc Thiên Chúa Giáo hay Tôn Giáo khác đều được mời đến tham khảo, tranh luận, tham luận, bàn cãi, chỉ trích, như vậy chứng mình rằng,dù có chống, không bằng lòng, đồng ý với Thông Điệp nào đi nữa, cũng không có nghĩa là chống Ông Giáo Hoàng, Chống Giáo Hội !
Nói rõ một lần, vì có vài bạn bè thân hữu vẫn có quan niệm cho rằng cá nhơn thằng tui chống « Vatican và các linh mục »-anticlérical.
1/ Một Đầu Đề Phức Tạp, Một Bài Viết Mập Mờ:
Bài viết của Giáo Hoàng tạo nhiều tranh luận vì mang một sắc thái mới, cải cách trong một vấn đề rất thời sự.
Môi Trường chẳng những là một ưu tư của các nhà khoa học, của tất cả mọi ngành, mà cũng của các nhà chánh trị, kinh tế gia và cũng của cả các tín đồ, tín hữu của toàn các tôn giáo.
Trong phần tôn giáo, Giáo Hoàng rủ chúng ta đi nghe ông Thánh Saint François d’Assise. Laudato si’ là câu mở của bài cầu nguyện của Thánh Saint François d’Assise, để cám ơn Thiên Chúa đã cho chúng ta những tuyệt tác của thiên nhiên.
Nhưng Môi Trường ngày cũng là một vấn đề mang đến nhiều tranh cãi. Đến cả ngày hôm nay, hoàn toàn không có một sự đồng thuần nào giữa các đối tác, giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế hay các hội đoàn chuyên gia, khoa học gia hay chánh trị gia. Bằng chứng là những thất bại của những hội nghị thượng đỉnh liên tiếp về khí hậu và những ngờ vực ngay từ bây giờ về sự thành công tương lai của Hội nghị Khí hậu COP21 sắp tới ở Paris.
Làm sao tránh được những đòi hỏi, những đấu tranh thuộc « quyền lợi quốc gia » đặt trước những « quyền lợi quốc tế » ? Làm sao tránh được nước Nga đang đòi hỏi khai thác những vùng thuộc vùng Băng Bắc Cực thuộc chủ quyền Nga, đầy tài nguyên, đầy nguyên nhiên liệu?
Vì chuyên đề đầy phức tạp, nên bài luận Thông Điệp cũng gồm nhiều từ ngữ, nhiều phần khác nghĩa nhau, tối nghĩa, có khi đối nghịch cả với nhau. Chúng ta gặp Thánh François d’Assise ngồi cạnh Malthus, Hòa bình Thế giới đối thoại với Đấu tranh Giai cấp. Bảo rằng « Xóa đói Giảm nghèo » bằng « Giảm bớt Sản xuất và Tiêu xài, Ngưng Phát triển » phải chăng chỉ là một lời thề chỉ mặt trăng ? … lời lẽ của bài luận thật là vừa khó hiểu, vừa khó nuốt ! Thật là một Thông Điệp đầy đủ những hỉ, nộ, ái, ố, « có đủ để vui, có đủ để buồn, để không bằng lòng ! ». Đơn thuần mà xét về hình thức, đối với những thông điệp trước trong lịch sử Giáo Hội, lời văn của Giáo Hoàng Francis khác hẳn, mạnh dạn hơn, thẳng thắn, nói thẳng, nói rõ, có thể nói, có tánh cách khêu khích nữa!
2/ Một Giọng Văn Khêu Khích:
Phải, trong đoạn phân tách tình trạng xã hôi ngày nay, Giáo Hoàng đã đụng chạm với nhiều người đọc. Tựu trung, ngài rất bi quan, và có thể nói rất bi quan, « thảm họa hóa » vận mệnh tương lai của xã hội loài người và quả đất. Khủng hoảng môi trường do sự hâm nóng quả địa cầu là do sanh hoạt con người. Và cũng như lý thuyết của nhóm lý thuyết gia của lý thuyết « hâm nóng », bài thuốc sửa chữa là ngưng hâm nóng, kềm giữ sự hâm nóng ở dưới 2 độ thôi ! Đây là để hạn chế những đổ vỡ do hiện tượng nầy mang đến, và đây cũng là những đầu đề và bài toán sẽ được giải trong dịp Hội Nghị COP21 nầy ! Giáo Hoàng hoàn toàn đồng ý với quan niệm bi quan cùng với nhóm nói trên, mặc dù có vài nhận định rất khoa học của nhiều nhóm khác vẫn không nhứt định « khẳng định rằng bản kịch bi quan phải nhứt định xảy ra », có cả nhiều lý thuyết vẫn không tin hẳn rằng dù CO2 tăng chưa hẳn là tuyệt vọng cho tăng trưởng thị trường, và tình hình kinh tế thế giới !
Tuyết tan ở những vùng xưa băng giá sẽ « trao » cho dân chúng bản xứ những vùng khai khẩn mới ! Các đồng cỏ Mông Cổ có thể biến thành những đồng lúa tốt ! Tuyết tan, khí hậu ấm lại của vùng bắc Canada sẽ tạo một thủy lộ mới nối liền Đại Tây Dương với Thái Bình Dương, tạo sự thạnh vượng cho Canada. Trái lại, tuyết tan, mực biển sẽ dâng sẽ nhấn chìm vài chục triệu cây số ven biển, nhiều hải đảo sẽ không còn nữa, nhiều quốc gia hải đảo sẽ không còn nữa. Di dân do khí hậu sẽ là một thảm trạng mới và tệ hại hơn nữa, nhiều quốc gia, nhiều văn hóa, nhiều dân tộc sẽ không còn nữa…Một thế giới mới sẽ được vẽ lại, với nhiều khái niệm mới ! Một con người mới với những suy nghĩ, tư tưởng, văn hóa, mới : đại đồng, thuần nhứt hay đa nguyên đa dạng ? Tùy, cái nhìn « nửa ly nước đầy hay nửa ly nước lưng » đều có lý cả. Cái chắc chắn là con cháu chúng ta sẽ có một xã hôi văn hóa một tư duy hoàn toàn khác hẳn chúng ta ! Ngày mai, một bài toán ! Một thách đố !
Trong đoạn, viết về tình hình kinh tế thế giới, Ngài hoàn toàn buộc tội nền kinh tế thị trường và thị trường tài chánh ngày nay, và buộc tội các quốc gia tư bản tiên tiến miền Bắc địa cầu đã khai thác và làm nghèo các quốc gia và dân số miền Nam địa cầu. Lợi nhuận và tiêu thụ là hai con ác quỷ » đối với Ngài. Giáo Hoàng chống các Tổ Hợp Xí Nghiệp lớn, Ngài chỉ thích các ngành tiểu thương, những xí nghiệp trung và nhỏ. Các đại tư bản đặc biệt về điền địa phải hạn chế, để nhường cho người nông dân được tư hửu sản đất đai. Dỉ nhiên cái nhìn của Ngài đã bị « méo mó nghề nghiệp » với bao nhiêu năm phục vụ tại Argentina, chung đụng với thế giới của mafia nha phiến, của nạn phá rừng, của chế độ đại điền chủ-latifundia của lục địa Nam Mỹ La tinh.
3/ Con Người Vốn Tham Nhũng, Con Người Vốn Vô Luân:
Đoạn viết về tình trạng Tham Nhũng rất quan trọng. Thông Điệp nhấn mạnh vai trò của nền kinh tế tài chánh «xỏ mủi» quản trị hành chánh chánh trị – kinh tế tài chánh định hướng nền chánh trị quốc gia. Nhận định của Giáo Hoàng có quá vội vã không? Tại sao không ngược lại? Tham nhũng chỉ có mặt ở các quốc gia có những lãnh tụ với những quyền lực «vô hạn»! Ngày nay, có phải thực sự rằng chúng ta đang sống trong một thế giới CỦA thị trường và CỦA toàn cầu hóa không?
Rất nhiều anh em đồng nghiệp giáo chức ngành kinh tế hay luật như chúng tôi đều không thích, không nhìn nhận thể chế kinh tế ngày nay như là một biểu tượng, một điển hình của nền kinh tế trao đổi tự do-libre échange và nền tự do kinh doanh-libre entreprise. Tất cả chúng tôi đều tố cáo sự liên quan, cái liên hiệp, hùn hạp, đồng lỏa, giữa thế giới con buôn và thế giới của các chánh trị gia. Sự đồng lỏa ấy đã phá vỡ nguyên tắc cạnh tranh, đã nhốt cái tự do thương mãi lại. Chúng ta đang sống trong cái hiện tượng «tư bản đồng lỏa hay tư bản phe đảng – capitalisme de connivence – crony capitalism»! Giáo Hoàng Gioan-Phêro II đã hơn một lần nói rõ về cái «mập mờ» của từ ngữ «tư bản – capitalism» rồi.
Thế nhưng khi Thông Điệp của Giáo Hoàng Francis tố cáo tham nhũng, Ngài cũng đặt lên hàng đầu vai trò của những thái độ khác nhau của mỗi con người chúng ta. Và đây, theo thiển ý, đây là cái quan niệm cốt lỏi của Thông Điệp : khủng hoảng môi trường, và những lạm dụng tệ hại của nền kinh tế đều là những kết quả của một khủng hoảng lớn về Đạo Đức của Con Người ! Vậy thì, phải thay đổi, chuyển hóa Con Người để thay đổi, cứu rổi Hành Tinh Trái Đất! Ngài Francis gọi chung lại là «Môi Trường Nhơn Lọai-L’Écologie humaine». Đây là sợi giây cột chặc Môi Trường và Vai trò-vô trách nhiệm và vô đạo đức- của con người.
Môi Trường Nhơn Loại:
Có một cái gì không ổn nơi Con Người? Với bổn phận sống trong thiên nhiên, bởi thiên nhiên, nhờ thiên nhiên, đáng lý phải trân quý gìn giữ bảo quản, trái lại Con Người đã tàn phá thiên nhiên! Thật vậy, đáng lý là phải yêu mến, trân trọng Trái Đất như một người Mẹ mình, đằng nầy, Con Người chỉ là đứa con hư đang làm khổ mẹ mình. Những dứa con hư hoang đàng của mẹ Trái Đất, xài phá phung phí tài sản gia đình, một nhóm thiểu số đàn anh chia nhau giàng giựt ôm đồm tất cả những của cải của gia đình để đám đông hàng triệu đàn em nghèo đói thiếu ăn thiếu mặc. Và cuối cùng cái ăn xài phung phí đã mang hiểm họa ô nhiểm đời sống môi trường thế giới và bán cả vận mệnh tương lai cho đàn con cháu hậu duệ sẽ phải nai lưng ra trả nợ. Nhưng Giáo Hoàng không trách Con Người. Ngài ví tất cả tôi lỗi vào Phát triển Kỹ thuật. Kỹ thuật tiến quá nhanh nên những giá trị đạo đức và tinh thần theo không kịp đó thôi!
Đoạn văn chỉ trích kỹ thuật, khoa học, tổ chức thực tiển và bản chất quan liêu văn phòng-bureaucratique của xã hôi ngày nay của Giáo Hoàng Francis rất bạo. Con người không theo kịp đà tiến triển của kỹ thuật, và con người đang bị nhốt trong «cơ chế tội lỗi- la structure de péché» của những định chế; trái với những «sự tốt lành chung-le bien commun» nói theo định nghĩa của Giáo Hoàng Giôan-Phêdro II. Con người như đã bị phạt, như đã bị kết án phải vứt bỏ tất cả danh dự, tất cả phẩm hạnh để chạy theo thờ Kim Ngưu-le Veau d’Or, thờ cúng vật chất, và thú vui tức thì – tiền tài, đồ vật và hưởng thụ, ba « đại nạn » của xã hội ngày nay.
Và Ngài Giáo Hoàng đề nghị lối thoát cho một xã hội mới, con người mới sẽ tìm lại tin thần tương thân tương ái, chia sẻ và hòa bình. Quan niệm « chia sẻ » một « Cái Tốt Lành chung-le bien commun » trở lại. Một thể chế chánh trị, xã hội và kinh tế mới, một con người mới tử tế, đàng hoàng (chiếu định nghĩa văn hoá và đạo đức Việt Nam) trở lại. Và với rất nhiều lạc quan Ngài mong có một Hôi Đồng Quản trị Thế Giới, một Chánh phủ Thế giới, tái lập trất tự và hướng đi mới nầy cho thế giới !
Nhưng Ngài vẫn không quên nhắc nhở rằng tất cả những cải tổ toàn diện ấy phải không được quên một chuyển hướng của thái độ của từng cá nhơn Con Người. Chuyển hướng cải tổ do cái cột trụ là một nền Giáo dục do Gia đình, bởi Gia đình, và từ Gia Đình phát ra Xã hội để đi đến xây dựng nên nền Đạo Đức Quốc Gia. Ngài nói rất nhiều về vai trò của gia đình trong bổn phận giáo dục, trong bổn phận giảng huấn về luân lý, phải có những bổn phận : tôn trọng đời sống, chống phá thai, chống những thực nghiệm cái tế bào con người-manipulations génétiques hay chống trợ tử-euthanasie…nói tóm sau khi lo lắng, bất tín nhiệm Con người, cuối cùng vào cuối bản Thông Điệp Ngài lại trở lại đặt sự tín nhiệm vào Con Người.
Kết: Chủ Nghĩa Xây Dựng-Contructivisme hay Chủ Nghĩa Nhơn Vị-Personnalisme?:
Cuối cùng để thay lời kết, mỗi mỗi độc giả Bản Thông Điệp Laudato si’ của Giáo Hoàng đều có thể kiếm được những trả lời như ý độc giả.
A : Chủ Nghĩa Xây Dựng – Le Constructivisme: Những người đi tìm không tưởng-utopie, giấc mơ, đều toại nguyện bởi những hình ảnh một thế giới mới, một xã hội mới, dựa trên hòa bình, hỏa hợp, một cơ cấu nhịp nhàng xếp đặt điều khiển bởi một sự hợp tác nhuần nhuyển giữa các quốc gia đầy thiện chí trên thế giới.
Họ sẽ toại nguyện khi thấy Thông Điệp của Giáo Hoàng kết án một « cách vô trách nhiệm » (đối với ý người viết chúng tôi) kinh tế tư bản thị trường, hệ thống kinh doanh tài chánh, thị trường chứng khoán và lợi nhuận của ngày nay. Dỉ nhiên, kiến trúc một thế giới « lý tưởng » ám ảnh giấc mơ của nhơn loại từ bao thế kỷ nay rối. Thế nhưng lịch sử thực tiển cho thấy cái « chủ nghĩa xây dựng » nầy hoàn toàn không tưởng, và thất bại vì đã dẫn nhơn loại đến các chế độ « độc tài » đầy tù đày, giết chóc, đổ vỡ từ con Quỷ Đen Nazie đến con Quỷ Đỏ Cộng Sản. Tất cả là những « cường điệu giết người-présomption fatale » nói theo định nghĩa của kinh tế gia Hayek
(Friedrich August von Hayek sanh ngày 8/05/1899 tại Vienne, Áo mất ngày 23/03/ 1992 tại Fribourg, Đức là một triết gia, một kinh tế gia, một trong những lý thuyết gia của chủ nghĩa tư bản tự do-libéralismechống lại chủ thuyết Keynes, Chủ nghĩa Xã hôi-Socialisme, hay Nhà Nước Chủ Nghĩa-Étatisme).
B: Chủ Nghĩa Nhơn Vị – Le Personnalisme: Phe ta, người Việt Tự Do, cũng đã một thời nghe qua chủ nghĩa nầy ; nhưng có lẽ ít ai hiểu được, kể cả những cán bộ cao cấp của Đảng Cần Lao, một Đảng với chủ thuyết Nhơn Vị nầy, đã vang bóng một thời dưới bầu trời Tự do của Việt Nam Cộng Hòa.
Những ai muốn đi tìm một dấu ấn nhơn loại, sẽ toại nguyện bởi Thông Điệp nói rõ đến tinh thần trách nhiệm cá nhơn, vai trò của một nền giáo dục đặt trọng tâm vào môi trường, vào sự tôn trọng đời sống, mọi đời sống. Phải, đây là lúc mỗi chúng ta, bô phận của nhơn loại, phải biết đem nhơn loại về sống hòa nhịp với phát triển của sự hiểu biết, với sự hữu dụng của kỹ nghệ, nhịp nhàng, người đúng, việc đúng, vật dụng đúng, đúng nơi, đúng chổ, đúng giờ, đúng lúc. Và quả thật, ngày nay, phải nhìn nhận các cơ chế chánh trị không làm đúng vai trò giáo dục ấy. Vậy phải đến lúc, tất cả những người thiện chí phải bắt tay vào việc chung ấy. Hãy cùng nhau, tạo một không gian tốt lành chung, tạo cái vốn tốt chung-le bien commun, cùng nhau giúp những kẻ yếu người khổ hơn chúng ta : yêu tha nhơn, nghĩa đồng bào, tình nhơn loại.
Và sau khi được giáo dục bản thân, ổn định gia đình, đùm bọc xã hội, xây dựng đất nước, chúng ta,toàn thể nhơn loại sẽ bình định được Thế giới. Chủ Nghĩa Nhơn Vị âu phương khác chi « Tu Thân Tề Gia Trị Quốc Bình Thiên hạ » của Đông phương?
Và “last but not least“, chúng ta không nên có thái độ tự cao lạc quan không tưởng kiểu « ếch ngồi dáy giếng, nhìn rốn mình bàn thế sự-l’anthropocentrisme » – một thái độ mà Thông Điệp của Giáo Hoàng kết án. Trái lại, chúng ta cũng không nên có thái đô nặng chất « Malthus Chủ nghĩa-Malthusianisme » đầy hù dọa bi quan như hiện nay COP21 đang nêu ra.
(Chủ nghĩa malthusianisme là một chủ nghĩa đưa ra những chánh sách chánh trị kềm chế hạn chế sanh sản để kiểm soát sự phát triển dân số, viện lý sự hạn chế của tài nguyên thiên nhiên, chiếu theo lý thuyết của nhà kinh tế học người anh Thomas Malthus (1766–1834).
Tóm lại:
Chúng Ta Chỉ: Hãy tin vào Con Người, vì Con Người chính là tài nguyên của Thiên Nhiên, Con Người, Nhơn Loại, sống với Thiên Nhiên. Và Con Người, hẳn nhiên, Phải Biết Tự Bảo Quản Thiên Nhiên Căn Nhà Chung của Nhơn Loại và Sự Sống của Hành Tinh mình.
Hồi Nhơn Sơn, Hội Nghị Khí hậu Paris COP21
Vui cười
Một cô gái được đưa tới bệnh viện với ngón tay trỏ đã bị nát và đang chảy rất nhiều máu. Bác sỹ hỏi:
– Cô đã gặp phải chuyện gì vậy? – Tôi muốn tự tử!
– Cô tự tử bằng cách bắn vào ngón tay sao?
– Ôi không. Lúc đầu tôi đã định bắn vào ngực, nhưng rồi chợt nhớ ra rằng tôi đã mất 30.000 $ để nó trở nên ngon lành như thế. Bởi vậy tôi mới chĩa súng vào tai để bắn vào đầu nhưng tôi sợ nghe tiếng súng nổ. Vì thế tôi mới lấy ngón trỏ bịt tai đó lại cho đỡ ồn. Rồi tôi bóp cò…
Con gái của tổng thống chạy xe vượt tốc độ và bị cảnh sát chặn lại. Cô mở cửa kính xe và vênh mặt hỏi anh cảnh sát: – Này, anh biết cha tôi là ai không?
– Ồ, sao tôi biết được! Cô thử hỏi mẹ cô xem.
Biển Đông và vận mệnh dân tộc (tt)
GS Nguyễn Văn Canh
Hoạt động Bồi Đắp của tàu vét của Tian Jing Hao,
từ tháng 9, 2013 đến tháng 6, 2014:
-Cuateron: 9-28 tháng 9, 2013, 4-8 tháng 3, 2014, 10 tháng 4 đến 22 tháng 5, 2014
-Union Reefs South: 17 tháng 12 2013 đến 3 tháng 3, 2014 (đây là Gạc Ma))
-Union Reefs North: 20 thảng đến 3 tháng 4, 2014 (đây là Colins)
-Fiery Cross Reef: 7-14 tháng 12, 2013 và 9-17 tháng 3, 2014
-Gaven: 24 tháng 5 đến 15 tháng 6, 2014
Cước chú: Tàu vét Tian Jing Hao dài 127 mét, hút 1 giờ được 4.500 tấn bùn/cát. Tàu vét này là một trong 3 chiếc hoạt động ngày đêm trong khu vực. Đây là tàu lớn nhất Á Châu, các tàu vét được các khu trục hạm có trang bị hoả tiễn đậu sát khu vực bồi đắp để bảo vệ. TC gia tăng hoạt động mạnh mẽ, rầm rộ, ngày đêm để sớm hoàn tất hệ thống căn cứ tại đấy.
Mục Đích các đảo nhân tạo
Chín (9) đảo nhân tạo này tại Trường Sa với các kiến trúc quân sự kiên cố trên đó như phi trường, hải cảng, doanh trại, kho tiếp liệu là tiền đồn nối dài của căn cứ Du Lâm, thuộc Hải Nam. Căn cứ Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa với bộ chỉ huy Tam Sa là cơ quan đầu não nhằm khống chế toàn vùng.
Vậy đây là một hệ thống kiến trúc quân sự dùng làm căn cứ tiền phương của hải quân TC trong vùng Đông Nam Á.
Các căn cứ tiền phương này đóng một vai trò quyết định thôn tính đối với Việt nam, Đông Nam Á và tiến xa hơn nữa là kiểm soát cả thế giới:
1). Với Đông Nam Á và thế giới: a) kiểm soát đường hàng hải, hàng không từ Ấn Độ Dương lên Bắc Á; b) đáp ứng nhanh khi cần, nghĩa là trong trường hợp có chiến tranh; c) kiểm soát toàn vùng; d) làm bàn đạp để khống trị Nam Á, rồi thế giới.
2) Riêng với Việt nam: chiếm Biển động là cướp đoạt Không Gian Sinh Tồn của dân tộc Việt. Chặn mặt biển là cắt con đường phát triển và bành trướng ra thế giới bên ngoài cuả dân tộc Việt. Còn về phía Tây của VN, TC dùng Miên, Lào để bao vây VN. Từ đó giúp chúng chiếm đoạt lãnh thổ Việt Nam để dễ bề thống trị và đồng hóa dân Việt.
Trong phạm vi nhỏ hẹp trên Biển Động, ngư dân Việt muốn tiếp tục hành nghề để sinh sống chỉ cần treo cờ TC.
Chủ nghĩa Bá quyền của Hán tộc đã vẽ một bản đồ nước Trung Hoa mới, bao gồm toàn thể Á Châu, ngoại trừ Nhật Bản. Đây là một mục tiêu trước mắt. Việt nam nằm gọn trong đó.
Như vậy, Công lao của Hồ chí Minh và đồng bọn qua nhiều thế hệ Cộng Sản thực là “vĩ đại” đối với Hán tộc.
II. VAI TRÒ VC TRONG KẾ HOẠCH BÀNH TRƯỚNG CỦA BẮC KINH.
Làm sao có thể giải thích được sự kiện là lãnh đạo VC luôn im lặng trước các hành vi xâm lăng của TC như đánh chiếm phần phía Tây của Hoàng Sa thuộc Việt Nam Cộng Hoà vào năm 1974 và đánh chiếm 6 đảo đá ngầm vào năm 1988 và một số khác vào những năm 1992 và 1995? Lãnh đạo VC không có một phản ứng nào dù chỉ có một lời tuyên bố xuông trước các hành vi xâm lược bằng quân sự trên làm người ta nghi ngờ lãnh đạo VC chuyển giao Biển Đông cho TC.
Tuy nhiên, đến nay, người ta thấy sự im lặng ấy không những là ưng thuận của VC chuyển giao phần lãnh hải này cho ngoại bang, mà còn thấy có các hành vi tích cực của chúng tiếp sức cho giặc ngoại xâm chiếm đoạt lãnh thổ của chính mình.
Vậy câu hỏi là lãnh đạo VC đóng vai trò gì trong âm mưu bành trướng ấy của TC?
Chúng đóng hai vai trò cùng một lúc: Thừa Sai và Thái Thú.
A). Thừa Sai: Đảng CSVN trở thành kẻ tay sai làm nhiệm vụ chuyển giao tài sản của chính mình là Biển Đông cho giặc ngoại xâm dưới sự chỉ đạo và giám sát chặt chẽ của giặc.
Đây không phải là công tác giản dị. Dân tộc Việt cả ngàn năm chống giặc Tàu. Có đến hơn 10 lần, bọn giặc ngoại xâm bị đại bại. Vì thế TC phải có một chiến lược khôn ngoan là sử dụng người bản xứ làm công việc chuyển giao này, thay vì TC mang quân sang đánh chiếm.
TC biết rằng chúng không thể chiếm được Biển Đông, nếu không buộc được lãnh đạo VC đóng vai trò tích cực trong âm mưu của chúng, nhất là VC là chủ nhân của vùng Biển này.
Để tiến tới việc chiếm trọn Biển Đông, Đảng CSTH đưa ra chiến lược cho Đảng CSVN dưới danh nghĩa là:
“TÌM MỘT GỈAI PHÁP CHO VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG.”
Ngày 12 tháng 4, 2011, Tướng Quách bá Hùng, phó chủ tịch Quân Uỷ Trung Ương sang Hà nội họp và giao nhiệm vụ cho lãnh đạo VC thực hiện “gỉải pháp” cho Biển Đông. Ngày đầu tiên trong 6 ngày tại Hà nội, Quách bá Hùng họp với Nguyễn phú Trọng, Nguyển tấn Dũng, Nguyễn minh Triết và các lãnh đạo khác về nhiệm vụ, đường hướng và cơ cấu tổ chức để VC thi hành nhằm giúp chúng hoàn tất việc chiếm Biển Đông của Việt nam.
A. TC đề ra 4 nhiệm vụ cho VC:
Thứ Nhất: Phải hướng dẫn dư luận, và cảnh giác về các lời tuyên hố hay có hành động có thể làm tổn thương tình hưũ nghị hay làm mất lòng tin của hai dân tộc.
Thứ Hai: Thương thảo song phương, và tham khảo thân hữu để giải quyết mâu thuẫn.
Thứ Ba: Không cho phép một nước thứ ba can thiệp vào vấn đề Biển Đông.
Thứ Tư: Lãnh đạo VC không được viện dẫn các dữ kiện lịch sử của VN để biện minh Việt Nam có chủ quyền trên vùng Biển này.
Về thực chất, thì nội dung các nhiệm vu trên là mệnh lệnh của Đảng CSTH cho Đảng CSVN ttrong công tác chuyển giao chủ quyền Biển Đông cho TC.
Để chính thừc hoá việc chiếm Biển Đông, vào tháng 10, 2011, TC và VC ký một Hiệp Ước gọi là “THOẢ HIÊP HỖ TƯƠNG VỀ GIẢI PHÁP CHO TRANH CHẤP BIỂN ĐÔNG ” do Đai Diện của Bộ Ngoại Giao giữa hai nước ký tại Bắc Kinh. Phía CHXHCNVN có Hồ xuân Sơn, thứ trưởng Ngoại Giao làm đại diện; phía Cộng Hoà Nhân Dân TH có Trương chí Quân, thứ trưởng Ngoại Giao, đại diện. Có Đới bỉnh Quốc, Uỷ Vên Quốc Vụ Viện (tương đương Phó Thủ Tướng) chứng kiến. Tât cả 4 nhiệm vụ trên (đã do hai đảng CS thoả thuận) được du nhập vào Thỏa Hiệp này. Như vậy các mệnh lệnh ấy của Đảng CSTH được sử dụng để trói buộc Chính Phủ CHXHCNVN và Chính Phủ này có nhiệm vụ áp dụng mọi biện pháp để thi hành Thỏa Hiệp.
Ý NGHĨA CỦA THOẢ HIỆP
Trước hết, khi nói tới một Hiệp Ước, người ta phải xét đến quyền lợi và nghĩa vụ mỗi bên kết ước; tư cách và thẩm quyền của người đại diện, sự minh bạch, sự bình đẳng, đối tượng của Hiệp ước, như trường hợp này là chuyển nhương đất đai v.v.
Ở đây, tôi chỉ nói sơ qua tới quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên: VC và TC.
Nhìn vào 4 nhiệm vụ trên, tôi thấy phía VC chỉ có nghĩa vụ thi hành. TrongThoả Ước có ghi một quyền duy nhất cho VC. Đó là quyền tham khảo thân hữu. Thực tế không có áp dụng. Khi TC đưa gìan khoan HĐ981 vào hoạt động trong lãnh hải VN, chúng đâu có tham khảo với VC. Ngươc lại, sau khi sự việc xảy ra, đơn phương và một cách trắng trợn, Nguyễn phú Trọng xin gặp Tập cận Bình về hành vi xâm lược này, lời thỉnh cầu bị bác. Còn về tính cách thân hữu, thì hành vi của Dương khiêt Trì nói lên tất cả. Dương Khiết Trì mắng (đe doạ) lãnh đạo VC vì e ngại lãnh đạo VC bỏ chạy theo Mỹ.
Rõ ràng là không có tham khảo. Và đây là tiếp xúc có tính cách một chiều, gay gắt, miệt thị, không có gì là thân thiện, thân hữu.
Ngược lại, phía TC có toàn quyền, nhưng không có nghĩa vụ nào.
Vì vậy đây là một văn kiện trong đó TC qui định một số mệnh lệnh hay nhiệm vụ cho VC thi hành như phải làm hay không được làm.
Trong văn kiện, danh từ ‘Thỏa Hiệp‘ hay danh từ hai “dân tộc‘ trong nhóm chữ ‘mất lòng tin của 2 dân tộc’ được dùng để nguỵ trang, che dấu sự đánh lừa của TC đối với VC và còn ám chỉ các biện pháp trừng phạt nữa.
Tôi đưa ra vài thí dụ để minh chứng cách thức mà Đảng CSVN thi hành Thoả Hiệp trên.
Thí dụ về nhiệm vụ 1: hướng dẫn dư luận hay hành động tránh làm tổn thương đến lòng tin của hai dân tộc. Dù là 2 ‘dân tộc’, nhưng VC không là một đối trọng ngang hàng. Thực tế là nếu một lãnh đạo VC làm một điều gì, kể cả tuyên bô xuông là VC làm mất lòng tin của TC. Ngược lại, như bên TC mang quân sang đánh VN (vụ HD 981), VC coi như không có gì xảy ra (phải chấp nhận) vì VC không thể và không dám qui trách TC mất lòng tin của VC.
Về hướng dẫn dư luận, những vụ thuyền đánh cá của ngư dân đảo Lý sơn, Quảng Ngãi bị tàu hải quân TC đâm chìm, rồi bỏ đi. Đâm chìm một thuyền trên biển cả hành vi thiếu đạo đức, bị quốc tế lên án. Việc ấy còn vi phạm qui tăc/ luật lệ sinh hoạt trên biển cả. Ngay cả đến trường hợp khi gặp một nạn nhân mà không cứu sẽ không được luật pháp che chở. Nếu sự việc ấy bị phanh phui trước công luận thế giới, thì Trung Cộng nói chung và hải quân TC nói riêng sẽ bị chê trách vì hành vi man rợ trên. Như thế là uy tín của TC, là một cường quốc sẽ bi sứt mẻ. Để không làm tổn thương lòng tín cậy của Đảng anh em (TC), Cơ quan Tuyên Giáo Trung Ương của VC hướng dẫn dư luận qua 700 cơ quan truyền thông bằng cách nói rằng thủ phạm là ‘tầu lạ’, dù ngư dân Quảng Ngãi báo cáo cho chính quyền các chi tiết như số tàu, loại tàu…. của Hải Quân TC…
Cơ quan truyền thông Trung Ương của Đảng CSVN còn mẫn cán hơn, đi ra ngoài nhiệm vụ đã được qui định trong Thoả Hiệp để được quan thày tin tưởng khi thực hiện nhiêm vụ thông tin, hướng dẫn dư luận. Báo Điện Tử Đảng CSVN, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, vào tháng 9, 2009 dịch nguyên văn một bài tường thuật đăng trong Hoàn Cầu Thời Báo của TC nói về một cuộc tập trận đổ bộ trên đảo Vĩnh thử (Chữ Thập của VN) của một đơn vị Thuỷ Quân Lục Chiến, gồm cả nhảy dù do Đô đốc, tư lệnh phó Hạm Đội Nam Hải của TC chỉ huy. Nghĩa là Tờ báo Điện Tử của VC lại trở thành cơ quan ngôn luận cho Đảng CSTH để hướng dẫn dư luận VN.
Thí dụ khác nhiệm vụ qui định rằng lãnh đạo VC không được có hành động nào làm tổn thương tình hữu nghị hay lòng tin cậy của TC. Ngày 1 tháng 5, 2014 TC đưa một hạm đội gồm 90 tàu, có lúc lên tới 135 chiếc gồm cả khu trục hạm có trang bị hỏa tiễn hộ tống HD 981 vào hoạt động ở phía Nam đảo Tri Tôn, Hoàng Sa và hải quân TC ra lệnh cho Cảnh sát Biển VC rời đi xa, cách HD 981, lúc đầu là 3 rồi 4 hải lý. Tức khắc, Bộ trưởng Quốc Phòng Phùng quang Thanh ra lệnh ngay cho Cảnh Sát Biển VC rút ra xa, cách HD 981, 10 hay 11 hải lý. Dù ở xa, đứng nhìn, tàu cảnh sát biển VC vẫn bị tàu hải quân TC đâm chìm hay làm hư hại. TC còn bắn chết 2 và 4 bị thương Cảnh sát biển VC (Chung cuộc, có cả thảy 24 chiếc bị chìm hay bị hư hại). Lãnh đạo VC không có lời lên tiếng phản đối hoặc có hành động chống trả lại, vì sơ mất lòng tin của Đảng anh em. Lãnh đạo VC lại còn đi xa hơn người ta tưởng là Phùng quang Thanh tuyển bố tại Hội Nghị Quốc Phòng ASEAN sau biến cố đó vài tuần lễ rằng: Vụ giàn khoan HD 981 cũng giống như mâu thuẫn nội bộ trong một gia đình, không đáng quan tâm.
Y đã ‘cảnh giác’ cao độ về nhiệm vụ được giao phó để không làm phật lòng TC như Quách bá Hùng ‘căn dặn’.
Bất cứ ai cũng có thể liệt kê hàng trăm thí dụ như vậy.
Thí dụ về nhiệm vụ 2, 3 và 4, trong Thoả Hiệp:
2. Nếu có tranh chấp, hay không đồng ý về vấn đề nào đó liên quan đến Biển Đông, Thoả Hiệp qui định rằng VC chỉ được thương thảo tay đôi với TC (song phương). Không được để cho một đệ tam nhân can dự, như đưa nội vụ ra toà án quốc tế phân xử các bất đồng. Không được đưa vấn đề tranh chấp ra trước hội nghị như ASEAN, nghĩa là quốc tế hoá vấn đề Biển Đông….
Dù Thoả Ước có nói là thương thảo thân thiện nhưng thực sự là để đánh lừa VC mà mục đích là không cho phép VC quốc tế hóa vấn đê Biển Đông.
3. Cũng vụ HD 981, VC không được phép kêu gọi một nước thứ Ba, can dự như kêu gọi Hoa Kỳ chẳng hạn dùng võ lực ủng hộ chống TC hay như lập liên minh quân sự chống TC. Phải lặng yên để hải quân TC tự ý hoạt động xác nhận chủ quyền của chúng. Đây là lý do VC im lặng để cho TC bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo, lập các căn cứ hải quân trên vùng Trường Sa.
4. Cũng không được viện dẫn dữ kiện lịch sử như bản đồ, thí dụ bản đồ cổ của Đỗ Bá, hay của Lê Quí Đôn, các tài liệu nói trong các sách cổ của VN gồm các sắc, chỉ của các trìêu đình, các tài liệu có liên hệ về chủ quyền của VN để chứng minh chủ quyền của VN trên vùng Hoàng Sa và Trường Sa… Vậy, về bản chất, đây là mệnh lệnh một chiều, độc đoán của ĐCSTH. ĐCSVN và CHXHCNVN chỉ có nghĩa vụ thi hành, kể cả việc không đươc kêu ca, khiếu nại hay phàn nàn công khai. Mục đích tối hậu rõ ràng là VC phải nhân danh Nhà Nước CHXHCNCN phủ nhận chủ quyền của mình (VN) trên Biển Đông của VN.
Qua các điều khoản ghi trong Thoả Hiệp trên, TC đã trói buộc cả tư duy, suy nghĩ và hành động của VC theo những đường hướng hay qui định mà TC đưa ra. Do vậy, VC là kẻ hành động để bảo vệ quyền lợi của giặc, thay vì bảo vệ quyền lợi của chính mình.
B. Về cơ cấu tổ chức và thi hành mệnh lệnh của TC:
1). Quách bá Hùng, ngày 13 tháng 4, 2011 họp riêng với Phùng quang Thanh. Hai bên đã đi tới một Hợp tác chiến lược toàn diện giữa 2 quân đội, gồm cả hướng dẫn và kiểm soát quân đội khi thực hiện các nhiệm vụ trên. Điều quan trọng là quân đội VC không đưọc chống lại các hoạt động của TC trên Biển Đông, và TC còn giúp cả việc ngăn chặn nếu quân đội VC chống lại lãnh đạo VC về sự thực thi các nhiệm vụ trên, kể cả đảo chánh chống lại việc làm của Đảng. Hợp tác toàn diện trong lãnh vực này đặc biệt gồm sỹ quan TC ngầm theo dõi đơn vị VC để ngăn chặn các âm mưu trên. Cần lưu ý là Quách bá Hùng là người đỡ đầu và hướng dẫn trực tiếp Phùng quang Thanh thi hành nhiệm vụ này.
2). Vương thế Tuấn, Chánh Án Toà Án Nhân Dân Tối Cao cùng thời gian này, ngày 17 tháng 4, sang Hà nội gặp Nguyễn minh Triết để Triết (sau đó là Trương tấn Sang) lo vận dụng tòan thể guồng máy công quyền: Công an, cảnh sát, quân đội, toà án, nhà tù để ’ trấn áp’ những ai chống đối hoạt động của TC trên Biển Đông. Những ai dù chỉ hô khẩu hiệu HS & TS của VN là bị bắt, đánh đập và bỏ tù. Vương thế Tuấn là người đỡ đầu cho Nguyễn minh Triết và theo dõi các hoạt động này.
3). Lê hồng Anh, thường trực Bộ Chính Trị (chức vụ của Lê hồng Anh được coi như tương đương với Phó Tổng Bí Thư) cũng trong vòng 6 ngày trong thời gian Quách Bá Hùng ở Hà nội, được gọi sang Bắc Kinh gặp Mạch kiến Trụ, Bộ trưởng Công An để giao phó trách nhiệm về vận động toàn Đảng vào công tác thi hành các nhiêm vụ trên.
Như trên, ta thấy có một hệ thống ràng buộc tập thể lãnh đạo Đảng CSVN vào Đảng CSTH, và còn ràng buộc cả mỗi cá nhân lãnh đạo đảng VC nữa. Sự ràng buộc mỗi cá nhân được thể hiện qua tiếp xúc từng người với một lãnh đạo TC nghĩa là có một quan Thày đỡ đầu.
Sự ràng buộc ấy được tính toán và tổ chức chặt chẽ trong hệ thống giữa 2 đảng song song với nhau từ trên xuống dưới, và theo hàng ngang giữa các cấp của hai đảng.
Còn nữa, ràng buộc này còn được tổ chức qua hệ thống chính quyền giữa hai nhà nước TC và VC.
Sự ràng buộc ấy chính là các dây, dợ chằng chịt của Bắc Kinh đưa ra buộc lãnh đạo VC qua phương thức ban cấp chức vụ và cho hưởng thụ quyền lợi, và làm cho mỗi lãnh đạo VC trung thành với mỗi quan thày bảo trợ và mong được nâng đỡ trong tương lại.
a). Về chức vụ. Trong kỳ bàu cử vào Đại Hội kỳ XI, Nguyễn phú Trọng chỉ được đứng thứ 8. Giả Khánh Lâm, Uỷ Viên Chính Trị Bộ của TC sang Hà nội đã ‘chỉ đinh’ Trọng làm Tổng bí Thư, thay vì chức vụ đó là của Trương tấn Sang, vì y đứng số 1. Hầu hết các chức vụ quan trọng trong đảng ở nhiều cấp đều được xảy ra như thế. Nguyễn cơ Thạch trước đây bị loại ra khỏi guồng máy quyền hành vì không triệt để theo đường lối của Bắc kinh. Phạm gia Khiêm mất chức Phó Thủ Tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao vì lý do vào tháng 8 năm 2010 đã về hùa với đa số thành viên ASEAN ủng hộ quan điểm của Hilary Clinton vể giải pháp đa phương cho vấn đề Biển Đông. Trong phiên họp Hội Nghị Bộ trưởng Ngoai Giao này ở Hà nội, Phạm Gia Khiêm là nước chủ nhà đã bị Dương Khiết Trì hạ nhục vì đi ngược lại quan điểm của Bắc Kinh, và không kiểm soát được tình thế. Sang đến Đại Hội XI, Phạm gia Khiêm không còn chức vụ nào nữa, dù trước đó, trong nhiều năm Khiêm là đồng chủ tịch Uỷ Ban Hợp Tác Song Phương với Đới bỉnh Quốc, đã có công đưa cán bộ TC vào VN ‘hợp tác’ với cán bộ cấp tỉnh của VC.
b).Về quyền lợi. Quyền lợi gồm bổng lộc và lợi ích vật chất do chức vụ mang lại.
1). Bổng lộc có loại trực tiếp như vụ Bauxite ở Tây nguyên. Tổng bí thư Nông đức Mạnh được 300 triệu MK, Dũng được 150 triệu. Vì có chống đối, Dũng biện hộ rằng đây là chính sách lớn của Đảng.
2). Bổng lộc gían tiếp: Đây là các lợi ích vật chất do chức vụ mang lại. Thí dụ như Vụ Vinashin và Vinalines đã giúp cho nhóm Dũng rút ra trên 4 tỉ 8 MK để chia nhau.
Để có thể được ban cấp quyền lợi này, mỗi cá nhân phải phấn đấu gay gắt để chinh phục được “lòng tin” (danh từ mà Quách bá Hùng dùng khi họp với lãnh đạo VC và ghi trong Thỏa Hiệp) của Bắc Kinh. Mỗi cá nhân còn phải có thành tích nghĩa là chứng tỏ cụ thể về kết quả việc làm để tỏ lòng trung thành với quan Thày TC. Các phần thưởng (chức vụ và quyền lợi) là mồi nhử gây ra những cuộc chạy đua trong ban Lãnh đạo Đảng, cạnh tranh lẫn nhau, đi tới canh chừng nhau, sát phạt nhau, tố cáo nhau với quan Thày, kể cả tố cáo cho công chúng biết như về tham nhũng để loại bỏ nhau khỏi hệ thống quyền lực, và chém giết nhau như trường hợp Nguyễn bá Thanh v.v.. Trường hợp Phùng quang Thanh là một thí dụ khác. Phùng quang Thanh với tư cách là Bộ Trưởng Quốc Phòng VC là người mẫn cán nhất, trung thành nhất, làm được nhiều việc nhất, đắc lực nhất, được TC tin cậy nhất. Như vậy, y không phải là người trong nhóm mà Dương Khiết Trì hồi tháng 8 năm ngoái khi sang Hà nội giận dữ nói thẳng vào mặt lãnh đạo VC Nguyễn tấn Dũng, Nguyễn phú Trong, Trương tấn Sang là “đứa con hoang phải trở về với Tổ Quốc (TC) khổ đau.” Thanh được Qúach bá Hùng, tướng lãnh đầy quyền lực đỡ đầu. Trong tình thế đó y đươc TC yểm trợ mạnh nhất, xứng đáng để nắm giữ chức vụ có thể là quan trọng nhất trong ĐCSVN trong nhiệm kỳ 5 năm tới. Tuy nbiên vì những cái nhất đó, mà trong nội bộ lãnh đạo CSVN, có sự đánh phá. Trước tháng 6, 2015, y bị tố cáo tham nhũng nặng. Con trai y là Đại tá Phùng quang Hải thao túng, và lộng hành kiểm soát các công ty thuộc Bộ Quốc Phòng, nên gia đình y có một tài sản kếch xù, sống xa hoa. Rồi đến tháng 6 vừa qua, xảy vụ “chữa bệnh” của y ở Paris. Khi trở về VN, y bị cô lâp ở Bộ Quốc Phòng. Nếu Trương cao Lệ từ Bắc Kinh không sang Hà nội can thiệp, thì số phận của y có khác gì Nguyễn bá Thanh.
(Xin xem thêm, Nguyễn văn Canh, Hồ Sơ Hoàng Sa & Trường Sa và Chủ Quyền Dân Tộc, ấn bản lần V, 2014, các trang 314- 332).
Chỉ thị hay mệnh lệnh cho VC được TC theo dõi, kiểm soát khá gắt gao. Đó là lý do mà lãnh đạo VC im thin thít về vụ gìan khoan HD 981. Còn nữa, VC cũng lặng yên và không có hành động nào trước các hoạt động của TC rầm rộ, công khai bồi đắp và xây dựng các căn cứ hải quân trên 9 bãi đá ngầm trong vùng Trường Sa của Việt nam. Ngoài ra, có lý do khác là có kẻ nào mà Hoàn Cầu Thời Báo gọi là ‘vong ân bội nghĩa’, tìm cách thoát ra khỏi các ‘dây, dợ’ mà TC dương lên, thì hãy noi gương Nguyễn bá Thanh.
Tôi nghĩ cũng cần nói đến yếu tố nữa là đạo đức CS và những gì mà đảng viên được học hỏi trong sinh hoạt hàng ngày để giải thích tình trạng trên. Những điều ấy có ảnh hưởng quan trọng đến sự tuân phục có vẻ tuyệt đối mệnh lệnh của TC như ta thấy.
Thực vậy, có một chiến lược “ai thắng ai” đươc dạy tại các buổi học tập. Trong phạm vi cá nhân, mỗi đảng viên hàng ngày phải phấn đấu (hay VC gọi là đấu tranh), với chính mình, với người khác, dù là với cha mẹ, anh em hay vợ chồng, và với những người khác trong xã hội để chiến thắng. Khi nói tới đấu tranh, thì tức thì là phải suy nghĩ hay tính toán, gồm cả mọi thủ đoạn để giành phần thắng về cho mình. Khi chỉ nghĩ tới phần thắng, thì thắng lợi là ưu tiên, là yếu tố quyết định, là vinh quang, và các yếu tố khác như đạo đức (như giữ lời hứa, không lừa gạt, nói dối) bị gạt sang một bên vì thường được giải thích là xấu xa (thí dụ đầu óc tư sản còn tồn tại; tư sản là cái gì xấu xa, đáng khinh bỉ). Một khi con người quen với lối sống đó. Thì chính nó trở thành gía trị mà con người tìm cách bảo vệ và theo đuổi. Ai không theo đuổi giá trị này, bị coi là lạc hậu, có khi bị coi là ngu muội. Đó chính là nền văn hoá mới: văn hoá của Xã Hội Chủ Nghĩa.
Chính vì yếu tố này mà lãnh đạo VC đấu tranh với nhau, tranh nhau phục vụ quyền lợi của Bắc Kinh, dù biết rằng như thế là sai, bị đồng hương nguyền rủa, nhưng vẫn làm. Nguyễn phú Trọng khi xảy ra vụ HĐ 981, xin gặp Tập cận Bình, bị từ chối, không khác gì bị tát vào mặt trước mọi người- công chúng và quốc tế. Y vẫn thản nhiên như không có gi xảy ra. Danh dự truyền thống của dân Việt mà y là một thành viên, gồm cả danh dự con người bị y gạt ra một bên. Đây cũng là trường hợp Dương khiết Trì “nói thẳng vào mặt” đám lãnh đạo VC là Nguyễn phú Trọng, Trương tấn Sang, Nguyển tấn Dũng, Nguyễn sinh Hùng… là “đám con hoang…”, dù Trọng và Sang mới chỉ dám nói một câu với cử tri đơn vị của mình :”VN có chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa”, còn Nguyễn tấn Dũng nói mạnh hơn, (chỉ nói mà thôi) là TC là nguyên do bất ổn và làm cho mất an toàn trong tự do lưu thông trên biển và trên không hay hỏi thăm TT Aquino về vụ kiện tại Toà án quốc tế…
B). Thái Thú: Với tư cách nhà cầm quyền cai trị, VC thay mặt và theo lệnh giặc ngoại xâm sử dụng toàn bộ guồng máy công quyền nhà nước CHXHCNVN như cảnh sát, công an, nhà tù, toà án, quân đội, cả côn đồ, v.v. để ‘trấn áp’ và triệt tiêu một cách có hệ thống, nhưng không kém phân khốc liệt bằng bạo lực và vô nhân đạo đối với các công dân Việt của mình, và bóp nghẹt mọi tổ chức quần chúng nếu họ chống lại âm mưu thôn tính Biển Đông của giặc ngoại xâm.
VC áp dụng phương pháp Leninist và Stalinist để thực hiện mục tiêu này:
Phương pháp Leninist: Đảng là võ khí đấu tranh giành quyền hành. Các tổ, chi bộ Đảng ở địa phương đóng vai trò quan trọng trong nhiệm vụ thi hành các mệnh lệnh của Đảng, ngõ hầu chế ngự bất cứ mỗi cá nhân công dân Việt nào có hành vi chống lại TC về vụ Trường sa, dù họ không chống lại Đảng CSVN. Các tổ hay chi bộ ấy rải rác các nơi tại các khu phố, thôn ấp, trong mỗi xí nghiệp, nhà thương, trường học hay các tổ chức quần chúng: nam, phụ, lão ấu, nghề nghiêp v.v… được vận dụng vào cuộc. Các đảng viên của các chi bộ ấy được lệnh nhận diện, theo dõi các kẻ chống đối, nhất là những kẻ lãnh đạo hay chủ mưu, để từ đó chuyển tin cho công an hay chính quyền áp dụng các biện pháp chế ngự. Có rất nhiều hình thức như thuyết phục, cắt ‘họ khẩu’, áp lực với chủ nhân xí nghiệp đuổi việc làm, với trường học thì đuổi học, với nhà trọ hay chủ cho thuê phải cắt hợp đồng thuê nhà, áp lực với gia đình, thân nhân, cô lập, cho công an kể cả giả dạng côn đồ canh giữ ngày đêm trước cửa nhà… để triệt tiêu chống đối Đảng hay chống TC.
Quan trọng là nếu có tập hợp đông người, phải tìm cách giải tán… Băt bớ các lãnh đạo hay giải tán hoặc phân hoá, ngăn chăn đám đông tụ họp… thường hay được dùng.
Phương pháp Stalinist: Đánh đập tàn bạo, rất dã man dân chúng trên đường phố như đã thấy trong các cuộc biểu tình ở Sài gòn hay Hà nội, bắt bớ và đưa vào các trại tập trung ở nơi đây Công An VC dùng các kỹ thuật tra tấn mềm, hay bạo lực làm tê liệt hoá óc não nạn nhân v.v.
Các cá nhân dù chỉ hô hay cầm biểu ngữ ‘Hoàng Sa là của VN’ cũng bị bắt giam. Sinh viên Phạm thanh Nghiêm ở Hải phòng biểu tình “toạ kháng” tại tư gia với biểu ngữ “HS & TS là của VN” bị bắt, bị truy tố và bị tù nhiều năm. Sinh viên Nguyễn phương Uyên phổ biến bài thơ ngắn chống TC bị bắt cóc mất tích, rồi sau đó bị bỏ tù và bị đuổi học. Việt Khang, một thanh niên trẻ làm một bài hát ngắn có nhan đề “VN tôi đâu?” bị bắt đi mất tích, cho đến nay không ai biết nạn nhận ở đâu….. Cảnh sát sắc phục và Cảnh sát đội lốt côn đồ công khai ‘trấn áp’ người biểu tình chống TC một cách vô nhân đạo ngoài đường phố….
Hai phương pháp này sau khi du nhập vào Trung Hoa được kiện toàn hơn, và áp dụng tinh vi hơn, nhưng khủng kiếp hơn. Phương pháp ấy vào đến Việt nam thì lại được nâng lên “một tầng cao mới” với sáng kiến riêng của VC, cộng với sự huấn luyện kỹ thuật của CS Đông Đức. Nên, VC được quan thày TC khen thưởng.
Nhân đây, tôi bày tỏ lòng rất ngưỡng mộ đối với các anh chị em đấu tranh trong nước vì phải chịu đựng gian khổ, đối đầu với các hành vi man rợ của các kẻ đồng loại không còn nhân tính như CSVN.
CS Trung Hoa rất khôn ngoan, đã giao phó công việc xâm chiếm lãnh thổ VN của chúng cho người VN. Những người đó là Thái Thú người bản xứ. Điều đáng nói là Thái Thú VN ấy biết rõ việc làm sai trái của họ. Tuy nhiên, chúng là một tập hợp đông đảo cứ tranh nhau lao đầu vào ‘tròng’ sai khiến của ngoại bang, như con thiêu thân. Liệu có người Việt nào dám nói là giặc ngoại xâm đàn áp họ hoặc giăc ngoại xâm cướp nước Việt. Giặc Tàu đâu có bắt dân Việt lên rừng kiếm sừng tê giác, hay xuống biển mò ngọc trai như thời xa xưa. Về lãnh thổ và lãnh hải, đám tay sai người bản xứ lo việc dâng hiến cho chúng. Giặc Tàu biết rằng hàng ngàn năm qua chúng đổ bao xương máu mà không chiếm nổi một tấc đất. Nay, TC chỉ cần tuyển dụng đám tay sai làm việc này thay cho chúng. Mọi người hãy nhìn kỹ những gì đang xảy ra ở Hà nội trong lúc VC chuẩn bị Đại Hội Kỳ XII được tổ chức vào đầu năm 2016 để ‘bầu chọn’ các chức vụ lãnh đạo cho Đảng CSVN trong 5 năm tới, nhất là có sự hiện diện của Tập cận Bình, trong tuần lễ qua thì thấy rõ tính toán của chúng. Trước đây, tại các Đại Hội của ĐCSVN, chỉ có một Uỷ Viên Chính Trị Bộ sang VN để làm áp lực, nay một Tân Hoàng Đế của Thiên Triều phải đích thân sang với một số hoạt động kể cả việc xin được nói chuyện tại Quôc Hội VC thì thấy tình trạng này quan trọng và khẩn cấp như thế nào.
Cái hay của TC là ở chỗ ấy.
(1) Xây dựng hệ thống căn cứ này là một công tác chiến lược tối quan trọng trong chủ nghịa bành trướng. Để đánh lạc hướng dư luận ngõ hầu giảm bớt chống đối từ dân chúng Việt nam và thế giới, TC đưa hạm đội yểm trợ HD 981 vào Hoàng Sa ngày 1 tháng 5 một cách rầm rộ. Sự kịện này làm mọi người chú ý đến hoạt động của HD 981, từ đó gây ra ồn ào, và phẫn nộ, trong khi đó đơn vị hải quân khác của TC gia tốc bồi đắp các bãi đá ngầm ở Trường Sa. Vài tuần lễ kế đó, đảo nhân tạo Gạc Ma đã hình thành. Sau hơn hai tháng hoạt động, HD 981 được dời đi, thì lúc đó bãi đá ngầm Gạc Ma đã rõ ràng trở thành đảo nhân tạo với một phi đạo và quân cảng. Và cũng vào lúc khi HD 981 rút khỏi Hoàng Sa, thì cường độ ồn ào, phẫn nộ của dân chúng chống đối sự xây dựng căn cứ Gạc Ma đã mất đà, và dư luận thế giới về vi phạm lãnh hải đã giảm bớt và lúc này TC gia tăng công tác bồi đắp các đảo khác một cách qui mô và xây các công sự kiên cố trên đó. Nền tảng một hệ thống căn cứ hải quân của giặc đã được thiếp lập và bắt đầu công khai thách đố Mỹ và thế giới. Sư đóng góp sức lực kể cả nhẫn nhục cho giặc chiếm đoạt Biển Đông của VN thật là vô giá!
III. CAN DỰ CỦA HOA KỲ VÀO BIỂN ĐÔNG & VẬN MỆNH DÂN TỘC
Vào ngày 28 tháng 9, 2015 tại Đại Hội Đồng Liện Hiệp Quốc, Tập Cận Bình công khai tuyên bố rằng Nam Hải (Biển Đông) là của Trung Hoa từ thời cổ xưa. Trên căn bản này, TC thông báo cho Mỹ và thế giới biết rằng TC là chủ nhân ông, nên có quyền bồi đắp các bãi đá ngầm thuộc Trường Sa và xây cất những gì tuỳ ý, kể cả các căn cứ quân sự. Các lãnh đạo và truyền thông TC nhấn mạnh rằng các kiến trúc của TC trên các bãi đá đó không phục vụ chiến tranh, mà đóng góp vào việc bảo vệ tự do lưu thông. Chủ trương như vậy là để biện minh cho quyền lợi cốt lõi của chúng trên vùng Biển này.
Vì các hành vi có tính cách xâm lăng ấy, Hoa Kỳ bắt buộc không thể đứng ngoài cuộc để nhìn vào.
Lý do là quyền lợi của Hoa Kỳ bi đe doạ nghiêm trọng.
Tôi cần nói qua đến quyền lợi ấy và sau đó xét xem Hoa Kỳ bảo vệ bằng cách nào?
A). Quyền lợi của Hoa kỳ ở Biển Đông: Quyền lợi quốc gia.
Đây là quyền lợi sinh tử của Hoa kỳ trong các lãnh vực thương mại, kinh tê và an ninh.
Về kinh tế và thương mại, vào năm 2010, trị giá giao thương của Hoa Kỳ vận chuyển qua eo biểm Malacca là US $1,300 tỉ, và của thế giới là US $5,000 tỉ. Con số này đủ cho thấy số công ăn việc làm của người Mỹ ở một mức to lớn vô cùng. Nếu Biển Đông bị TC khống chế, thì nước Mỹ sẽ lâm nguy. Đó là quyền lợi quốc gia của Mỹ mà Hilary Clinton tuyên bố tại Hội Nghị ASEAN ở Hà nội vào tháng 8, 2010. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert Gates tuyên bố tại Hội Nghị Shangri-la vào tháng 6, 2010 rằng Mỹ sẽ bảo vệ tự do lưu thông trên mặt biển và trên không trong vùng Biển Đông và cả công ty dầu của Mỹ đang khai thác ở nơi đây. Ngoài ra, về vấn đề an ninh, nếu Điển Đông lọt vào tay TC, thì các quốc gia Đông Nam Á sẽ không thể đứng vững được. Đó là mối nguy cho Mỹ.
B) Chiến lược đối phó: xoay trục sang Á Châu để bảo vệ quyền lợi:
1). “Củng cố các đối tác cũ và thiết lập liên minh mới và TPP.”
Ông Nguyễn trung Châu, chủ tịch Tổng Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị trong thư đề ngày 15 tháng, 8, 2011 gửi TT Obama, kèm theo Bản tài liệu của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ lên án Chủ Nghĩa Bành Trướng Bắc Kinh với sự Đồng Loã của CSVN trong âm mưu độc chiếm Biển Đông. Ngày 4, 10 năm 2011, Tổng thống Obama trả lời rằng để đối phó với TC, Hoa Kỳ đang củng cố các mối liên hệ hiện có và thiết lập liên minh mới. Ông cũng thêm rằng Hiệp Định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương cũng nằm trong kế hoạch này.
Những gì đã xảy ra trong vùng cho thấy Hoa Kỳ đã chuẩn bị đôi phó: như hợp tác vói Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Tân Gia Ba, Thái Lan qua tới Ấn Đô, xuống cả tới Uc Châu v.v. (xin xem Nuyễn văn Canh, thượng dẫn, tr. 367-384).
Vừa mới đây, TPP đã được 12 quốc gia thông qua tại Atlanta, Georgia.
2). Cộng tác với Trung Hoa nhưng có răn đe.
“Cộng tác với Trung Hoa có lợi hơn” để gỉai quyết các vấn đề quốc tế. Tuy nhiên, “dĩ nhiên, có một số ít thách thức trên tòan cầu, nếu có thách thức nào xảy ra, chúng ta có thể đối phó hữu hiệu mà không có sự hợp tác thực sự của Trung hoa” (Indeed there are very few gobal challenges, if any, we can address effectively without China’s active cooperation). Đó là câu trả lời của TT Obama trong thư đề ngày 20 tháng 5, 2015 về bản Tuyên Bố của Uỷ Ban Bảo Vệ Sự Vẹn Toàn Lãnh Thổ công bố ngày 22 tháng 1, 15. Uỷ Ban chỉ trích chính sách xoay trục của Obama về quan niệm chỉ đạo chiến tranh của Mỹ là thiếu sót, vì chỉ đặt nặng việc chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh qui ước mà hậu quả là đến nay TC hầu như hoàn tất lấn chiếm 9 đảo đá ngầm ở Biển Đông với một hệ thống căn cứ quân sự, đe dọa hoà bình trong khu vực, đặc biệt là có sự đóng góp tich cực của thừa sai VC trong sự bành trướng này.
Bản Tuyên Bố kêu gọi Hoa Kỳ duyệt lại chính sách chiến tranh viết trong đoạn sau đây:
“…
d). Kêu gọi chính phủ Hoa Kỳ và nhân dân yêu chuộng hòa bình của Hoa Kỳ có một quyết tâm rõ rệt và mạnh dạn để đối phó với sự kiện rằng Trung Cộng đã tiến bước một cách vừng chắc đến việc nuốt gọn Á Châu và sau đó toàn thể thế giới. Nước duy nhất trên toàn thế giới có khả năng đối phó với tình trạng này chính là Hoa Kỳ.
Chính sách của Tổng Thống Obama về việc “tăng cường các liên minh cũ và trui rèn đối tác mới để đối phó với các thử thách chung” và sự tái phối trí các lực lượng quân sự tại các căn cứ khắp Á Châu và Úc Châu, cũng như kể cả đự án Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhất thiết là cần nhưng chưa đủ. Lý do bởi sự kiện rằng Tổng Thống đang suy nghĩ về việc xây dựng sức mạnh quân sự để đối phó với các thử thách theo lối chiến tranh quy ước. Vì lý do đó BIÊN ĐÔNG NAY GẦN NHƯ NẰM TRONG TAY CỦA ĐCSTC. Nếu điều này xảy ra, các quyền lợi chính đáng của Hoa Kỳ như được tuyên bố bởi Bộ Trưởng Quốc Phòng Robert Gates và Bộ Trưởng Ngoại Giao Hilary Clinton vào năm 2010 sẽ bị vô hiệu hóa. Và khó khăn cho Hoa Kỳ và thế giới sẽ khởi diễn từ đây. Nên nhớ rằng địch thủ tiềm ẩn của Hoa Kỳ có một đầu óc của một con cáo đang chơi một ván bài chiến tranh đa diện với mọi phương tiện khả hữu, ngay cả với các phương tiện vô đạo đức. Một “Hoa Kỳ’ Lịch Sự lương thiện không thể đối phó với nó một cách hữu hiệu.
Chiến lược chúng ta cần có là một chương trình hành động tổng thể hữu hiệu để tẩy trừ triệt để căn nguyên của vấn đề./-“
(Bản dịch của Trung Tâm Nghiên Cứu Viêt nam)
Lời tuyên bố này của UB được cựu Thiếu Tá Cảnh Sát Thái văn Hoà đọc trong một buổi lễ được tổ chức long trọng trước Đại Hội của Tổng Hội Cựu Sỹ Quan Cảnh Sát Quốc Gia Việt nam, với sự hiện diện của chừng 400 nhân sĩ và đồng hương trong vùng. Đại hội được tổ chức tại Westminster, CA ngày 23 tháng 5, 2015.
————
Tóm lại, như trên ta thấy nhờ vào sự đóng góp tích cực của Đảng VN mà Trung Cộng ngày nay tiến gần tới nắm trọn Biên Đông. Trước khi có công hàm của Phạm văn Đồng vào năm 1958 dưới dự chỉ đạo của Hồ chí Minh, TC là kẻ đứng ngoài Biển Đông, nay nghiễm nhiên trở thành một ‘tay chơi chính’ trong ván cờ Biển Đông, hay nói khác đi nay chúng đóng vai trò chủ nhân chính vùng Biển này của VN. Trong mọi đối thoại, chúng luôn bác khước những điều gì tỏ ra bất lợi về chủ quyền của chúng trên Biển Đông, từ cách thức thương thảo vấn đề, đến quyết định của Toà án La Haye….
Chúng quá tự kiêu, nghĩ rằng nay là một cường quốc và đánh giá rất thấp quyền lợi sinh tử của Hoa Kỳ tại nơi này và hoang tưởng đến một nước Trung Hoa ‘vĩ đại’, đưa toàn thế giới vào quĩ đạo chúng. Do đó tới một lúc nào đó chúng sẽ lãnh mọi hậu quả do sự mù quáng của chúng. Đó là lúc dân tộc Việt có cơ may thoát khỏi âm mưu Đại Hán của chúng do sự tiếp sức tích cực của Hồ chí Minh và các thế hệ lãnh đạo ĐCSVN kế tiếp do Hồ nặn ra./.
Đính kèm Thư của TT Obama trả lời Bản Tuyên Bố của UBBVSVTLT
Vui cười
Ông bác sĩ hỏi cô gái đang lấp ló ở cửa phòng:
– Này cô, cô đến khám gì?
– Dạ, em không khám ạ! Em đến nhờ bác sĩ tí việc.
– Xin cô cứ nói.
– Dạ, em nhờ anh đọc hộ bức thư của người yêu em mới gửi về.
– Thư của cô sao lại nhờ tôi đọc, cô không biết chữ à?
– Dạ, em biết chữ, nhưng vì người yêu em cũng là bác sĩ nên mới đến nhờ anh.
Một anh chàng ra vẻ ta đây là người không sợ vợ, hung hổ tuyên bố với bạn bè rằng: – Vợ tôi ý à, hư là tôi vả cho gãy hết cả răng ấy chứ.
– Chà, thế bây giờ xin được hỏi rằng, răng vợ cậu là thật hay giả? – Thật 100%
– Còn răng của cậu?- Có cái nào còn là thật đâu
Giám đốc cùng nhân viên ghé thăm nhà cô thư ký. Con chó bécgiê của cô ta ghếch mõm sủa nhân viên mấy tiếng, rồi quay sang vẫy đuôi với sếp, ông này thắc mắc:
– Tôi chưa tới đây lần nào, sao con chó lại vẫy đuôi mừng nhỉ? – Có lẽ nó đã từng ngửi thấy mùi sếp ở trên người cô thư ký đấy ạ.
ISIS – Vài Dữ Kiện Căn Bản
Nguyễn Nhân Trí
Vụ khủng bố ở Paris vừa qua cho thấy các chiến dịch biển máu của tổ chức Hồi Giáo cuồng tín thường được gọi là ISIS đang ngày càng tiến áp gần đến chung quanh chúng ta.
Những cuộc thảm sát thường dân vô tội dưới danh nghĩa Allah không còn chỉ là những hình ảnh phóng sự từ một lục địa hay một quốc gia khác nữa. Hầu như ở bất cứ nước Tây Phương nào ngày nay, những vụ sát nhân điên cuồng tương tự cũng có thể xảy ra bất cứ lúc nào cho chúng ta, cho gia đình và bạn bè chúng ta. Ở một số quốc gia, vấn đề không phải là “nếu” mà là “khi nào” ISIS khủng bố thì người ta sẽ cần phản ứng ra sao.
Dưới đây là một vài dữ kiện căn bản về lịch sử và hoạt động của ISIS.
ISIS hay ISIL hay IS?
Cái gọi là “Bang Quốc Hồi Giáo” (“Islamic State”, hay là “IS”) ngày nay thường được gọi bằng một vài danh hiệu khác nhau. Báo chí gần đây cũng thường dùng hai từ viết tắt rất tương tự nhau, đó là “ISIL” và “ISIS”.
Thế thì các danh hiệu trên có nghĩa là gì?
Thật ra khi nhóm phiến quân cuồng tín nầy thành hình năm 1999 với thủ lãnh Abu Musab al-Zarqawi, người gốc Jordan, tên gọi đầu tiên của chúng là “Jama’at al-Tawhid wal-Jihad” (nghĩa là “đội quân thánh chiến của Thượng Đế Duy Nhất”). Sau đó, như sẽ thấy trong phần sau của bài nầy, chúng tiếp tục đổi danh hiệu một số lần nữa cho đến ngày nay.
Một danh hiệu gần đây của nhóm phiến quân nầy trong tiếng Á Rập là “Al-Dawla Al-Islamiya fi al-Iraq wa al-Sham”. Ba chữ đầu có nghĩa là “Bang Quốc Hồi Giáo”. Chữ “al-Sham” là một từ Á Rập cổ dùng để chỉ Syria và các vùng lân cận từ nam Thổ Nhĩ Kỳ kéo dài qua Syria đến Ai Cập và bao gồm cả Lebanon, Do Thái, Palestine và Jordan. Danh hiệu nầy được bọn phiến quân bắt đầu dùng từ khoảng 2013 khi chúng bành trướng ra ngoài Iraq và chiếm đóng một phần đất đáng kể của Syria.
“ISIL” là chữ tắt của “The Islamic State of Iraq and the Levant”, Bang Quốc Hồi Giáo của Iraq và khu vực Levant. “Levant” là một từ Anh ngữ mang nghĩa tương đương với chữ “al-Sham”.
“ISIS” là chữ tắt của “The Islamic State of Iraq and Syria” (“Bang Quốc Hồi Giáo của Iraq và Syria”). Đây là danh hiệu được báo chí Tây Phương ngày nay dùng nhiều nhất.
“ISIL” do đó là một từ dịch chính xác nhất từ tiếng Á Rập “Al-Dawla Al-Islamiya fi al-Iraq wa al-Sham”. Từ nầy được Tổng Thống Mỹ Obama và Thủ Tướng Anh Cameron dùng trong mọi văn kiện và buổi họp báo. Tuy nhiên một số báo chí Mỹ cho rằng Obama dùng từ nầy vì muốn tránh đá động đến Syria (chữ “S” cuối trong “ISIS” là chữ tắt của “Syria”). Họ cho rằng Obama ngần ngại khi nói đến tấn công một tổ chức liên quan đến Syria vì cách đây không lâu ông đã từ chối gởi quân can thiệp vào cuộc nội chiến trong xứ chống lại Tổng Thống Syria Bashar al-Assad.
“Bang Quốc Hồi Giáo” là tên gọi được thủ lãnh đương thời, Abu Bakr al-Baghdadi, của bọn phiến quân lựa chọn vào tháng Sáu 2014 khi chúng đã chiếm đóng một phần lớn lãnh thổ phía bắc Iraq và Syria. Chúng chọn tên nầy vì nó cũng gợi lên hình ảnh huy hoàng trong quá khứ Trung Đông của một vương bang (“caliphate”), cai trị bởi một vương chúa nắm toàn quyền tuyệt đối về quân sự cũng như tôn giáo (trong Anh ngữ gọi là “caliph”). Tên gọi nầy cũng cho thấy tham vọng bành trướng của al-Baghdadi bây giờ không còn chỉ nằm trong vòng lãnh thổ của 2 nước Iraq và Syria nữa.
Tên gọi “Bang Quốc Hồi Giáo” bị vài lãnh đạo Hồi Giáo chỉ trích và tránh dùng. Cộng Đồng Hồi Giáo ở Anh và Hiệp Hội Luật Sư Hồi Giáo Anh đã viết thư đến Thủ Tướng Anh kêu gọi các chính trị gia đừng dùng từ nầy nữa vì nó gây hiểu lầm về Hồi Giáo, đồng thời vô tình hợp thức hóa vị thế của nhóm phiến quân như là một dạng “quốc gia” có lãnh thổ chính thức.
Một số báo chí và chính trị gia, nhất là ở Á Rập, cũng dùng một danh hiệu nữa cho nhóm phiến quân nầy, đó là “Da’ish” hay “Daesh” (hay “Daech” trong Pháp ngữ). Tên nầy hình như đã xuất xứ từ các bài báo của một số nhân vật đối lập ở Syria.
“Daesh” không phải là một từ Á Rập. Nó chỉ là một cách gọi tắt lỏng lẻo cho từ “Al-Dawla Al-Islamiya fi al-Iraq wa al-Sham” hay là “The Islamic State of Iraq and the Levant” hay “ISIL” như vừa nói ở trên. Tuy nhiên danh hiệu nầy bị xem là chỉ được dùng bởi những kẻ thù của bọn phiến quân, thí dụ như Obama hay Cameron. Bọn phiến quân rất ghét bị gọi là “Daesh”. Từ nầy cũng mang nhiều ấn tượng xấu khác, thí dụ như cách phát âm của chữ nầy trong tiếng Á Rập tương tự như chữ “Daes” (nghĩa là “kẻ đạp đổ một thứ gì đó”) hay chữ “Dahes” (nghĩa là “kẻ gây hiềm khích”). Có những hình phạt dã man đặc biệt dành cho những người trong lãnh thổ phiến quân chiếm đóng nếu bị bắt gặp dùng danh hiệu trên.
Chính phủ Pháp gần đây, khoảng một năm trước khi vụ khủng bố ở Paris xảy ra, đã tuyên bố bắt đầu dùng danh hiệu “Daech” khi nói về bọn phiến quân cuồng tín nầy.
Trong bài nầy tôi dùng từ “ISIS” là một tên gọi được nhiều tài liệu, báo chí Tây Phương hiện nay vẫn dùng nhất mặc dù, như đã nói ở trên, danh xưng cập nhật của tổ chức nầy thật ra là “IS”.
ISIS là ai?
Nói tóm gọn thì đây là một tổ chức khủng bố cuồng tín man rợ tôn thờ các tư tưởng vô cùng cực đoan của Hồi Giáo hiện đang chiếm đóng một lãnh thổ rộng lớn của Iraq và Syria.
ISIS tự xưng là thừa kế của các lãnh tụ tiền phong nền móng của Hồi Giáo. Tổ chức nầy chủ trương gây chiến và tiêu diệt tất cả mọi quốc gia và tất cả mọi người nào không thuần phục tiêu chuẩn tôn giáo được xem là “Hồi Giáo chân chính” của chúng. Chúng tin rằng chúng có sứ mạng mở đường cho Ngày Phán Xét xảy ra đúng như đã nói đến trong Kinh Koran. Để làm việc nầy, chính sách của chúng là chiếm đoạt càng nhiều lãnh thổ càng tốt và thẳng tay tàn sát những kẻ ngoại đạo cũng như xóa sạch tất cả các nền văn hóa và tôn giáo khác.
Ngoài ra, chúng còn là một tổ chức có chiến lược với nhiều tính toán khôn khéo. Chúng đã lợi dụng một cách tài tình hoàn cảnh chính trị hỗn loạn và xã hội đói nghèo ở Trung Đông để thu dụng nhân lực và chiếm đóng lãnh thổ.
Có thể nói ISIS ngày nay là hiện thân tối hậu của những vấn đề đã kéo dài dai dẳng nhiều năm ở Trung Đông. Thí dụ như các chế độ độc tài tàn bạo, môi trường tôn giáo cực đoan, sự tranh chấp thế lực giữa tôn giáo và dân sự, sự nhúng tay của các cường quốc Tây Phương, những cuộc chiến tranh gián tiếp giữa các quốc gia ẩn mặt, cũng như một cảm giác tuyệt vọng và oán hận sâu đậm bởi vô số người dân nghèo khổ.
Nguồn Gốc Xuất Phát của ISIS
Có thể nói là 2 sự kiện lịch sử quan trọng đã “nảy sinh” ra ISIS. Thứ nhất, đó là cuộc tấn công Iraq của Mỹ vào năm 2003. Thứ hai, đó là sự bùng nổ của cuộc nội chiến ở Syria năm 2011.
Câu chuyện thật ra có thể bắt đầu gần một phần tư thế kỷ trước khi ISIS thành hình: đó là năm 1979 khi Liên Xô xâm chiếm A Phú Hãn để hỗ trợ cho một chính quyền thân Nga lúc bấy giờ đang chật vật đối phó với các nhóm phiến loạn.
Các phiến quân A Phú Hãn tự xưng là “mujahideen”, tức là “chiến sĩ của Thượng Đế”. Sự hiện diện của quân đội Nga có một tác động bất ngờ: Nhiều người Hồi Giáo ở ngoài nước bắt đầu xung phong gia nhập các mujahideen vì họ cảm thấy những “anh em Hồi Giáo” A Phú Hãn đang bị xâm phạm bởi một bọn da trắng ngoại đạo. Thế lực của mujahideen do đó lớn mạnh mau chóng. Hơn nữa, Á Rập Saudi và Mỹ đã hỗ trợ vũ khí dồi dàu cho các mujahideen để chống lại Liên Xô. Nhất là Mỹ, đây là một cơ hội cho Mỹ trả lại món thù cũ khi Liên Xô hỗ trợ Việt Cộng làm cho Mỹ sa lầy ở cuộc chiến Việt Nam một thập niên trước đó. Kết quả là Nga cuối cùng đành phải rút quân khỏi A Phú Hãn năm 1989.
Phần đông các phiến quân nước ngoài nói trên là dân Á Rập, họ là tín đồ trung thành của một dạng Hồi Giáo cực đoan gọi là Wahhabism xuất nguồn và phổ biến ở Á Rập Saudi.
Sau khi Nga rút khỏi A Phú Hãn, nhiều phiến quân Á Rập trở về quê nhà họ. Lúc bấy giờ họ đã là những chiến binh đầy kinh nghiệm chiến trường. Đồng thời họ mang trong đầu một niềm tin mãnh liệt là Thượng Đế đã đứng cùng phe với họ để tiêu diệt cường quốc vĩ đại Xô Viết. Đó là vì chẳng những Nga đã phải bỏ chạy khỏi A Phú Hãn mà nguyên cả Liên Bang Xô Viết cũng sụp đổ không bao lâu sau đó. Một số người nầy thành lập những nhóm chiến đấu gọi là “al-Qaeda” (có nghĩa đại loại là “nền móng quân sự”) để tiếp tục sứ mạng mà họ cho là thiêng liêng Allah đã giao phó. Họ thù ghét những chế độ độc tài tàn ác đang cai trị đất nước họ. Họ cũng thù ghét những thế lực ngoại bang giúp đỡ các chế độ độc tài nầy để thu đoạt những tài nguyên trong vùng Trung Đông. Các nhóm al-Qaeda tuyên chiến với tất cả những kẻ thù trên.
Ngày 11 tháng Chín 2001, theo nguồn tin chính thức của Hoa Kỳ và nhiều quốc gia trên thế giới, một trong những nhóm al-Qaeda dưới quyền chỉ huy của Osama bin Laden tấn công New York giết chết gần 3000 người. Một năm rưỡi sau khi hai tòa nhà Trung Tâm Giao Dịch Thế Giới sụp đổ, Mỹ dẫn quân vào A Phú Hãn và tiến hành một trận tổng tấn công vào Iraq. Hành động nầy mở đầu cho một chuỗi dài những phản ứng phụ trực tiếp đưa đến sự thành lập và bành trướng nhanh chóng của các nhóm phiến quân cực đoan Trung Đông ngày nay.
Sự hiện diện của quân lính Mỹ trên đất Iraq làm cho tình hình chính trị và xã hội của Iraq trở thành rối loạn cực độ. Tương tự như khi Nga xâm chiếm A Phú Hãn, vô số kẻ cuồng tín cực đoan đổ xô vào Iraq để đánh đuổi quân đội Mỹ ngoại đạo ra khỏi một lãnh thổ Hồi Giáo. Tuy nhiên, những phiến quân cũng nhân dịp nầy để giải quyết hận thù trong cuộc nội chiến dài bao nhiêu thế kỷ nay giữa hai nhóm Hồi Giáo thiểu số Sunni và Hồi Giáo đa số Shia.
Phần lớn binh sĩ đã từng nằm trong những quân đoàn Iraq đã bị quân lực Mỹ đánh bại và giải tán thuộc vào nhóm Hồi Giáo Sunni. Lúc trước họ là những sĩ quan và binh sĩ được chế độ ưu đãi. Sau khi Mỹ vào thì họ chỉ là những người thất nghiệp, nghèo đói và đầy hận thù. Đó là tại sao vô số những người nầy đã tham gia các nhóm phiến quân một cách nồng nhiệt nhất. Sự kiện Mỹ đã lật đổ chính quyền đương thời và giải tán quân đội Iraq là một sai lầm vĩ đại với những hậu quả nghiêm trọng không ai lúc đó tiên đoán được. Nhóm phiến quân dưới quyền Zarqawi cũng đã xâm nhập vào Iraq không lâu sau khi quân đội Mỹ có mặt ở đó. Nhóm nầy đặc biệt nổi tiếng chủ trương sát hại bừa bãi thường dân vô tôi. Năm 2004, Zarqawi thân thiện với các nhóm al-Qaeda và thần phục Osama bin Laden. Tuy vậy, các thủ lãnh al-Qaeda thường xung đột với Zarqawi vì họ thấy hắn chú trọng quá nhiều đến việc sát hại các đồng môn Hồi Giáo làm phật lòng hắn. Các nhóm al-Qaeda cũng cho rằng nhóm Zarqawi quá tàn ác so với ngay cả tiêu chuẩn của họ. Sự chia rẽ nầy ngày trở thành càng trầm trọng.
Cuối cùng thì nhiều nhóm phiến quân Iraq Hồi Giáo Sunni dưới sự hỗ trợ quân sự của Mỹ công khai gây chiến với nhóm Zarqawi. Năm 2006, Zarqawi bị giết chết trong một trận phục kích bởi chiến đấu cơ Mỹ. Đến cuối năm 2008, nhiều người nghĩ rằng Iraq có thể đang trên đường phục hồi khỏi tình trạng hỗn loạn lúc đầu. Tuy nhiên, thủ tướng Iraq đương thời là Nouri al-Maliki đã phá vỡ cơ hội nầy. Chính phủ dưới quyền al-Maliki trở thành tham nhũng, độc đoán và kỳ thị thái quá. Nhóm Hồi Giáo đa số Shia được sủng ái trong khi nhóm Hồi Giáo thiểu số Sunni bị ngược đãi. Và khi nhóm Sunni lên tiếng phản đối, họ bị chính quyền Maliki đàn áp triệt để.
Al-Maliki cũng sửa đổi nội bộ trong quân đội Iraq bằng cách thay thế các tướng lãnh và sĩ quan kinh nghiệm bằng những kẻ thân cận non nớt. Điều nầy làm thực lực của chính quyền Maliki bị giảm yếu rất nhiều. Cộng thêm vào đó, đây lại là lúc George W Bush, và kế tiếp bởi Barack Obama, quyết định rút quân ra khỏi Iraq. Đây chính là lý do mà quân đội Iraq sau nầy không đủ sức kiềm chế đám phiến quân ISIS khi chúng bộc phát.
Sau khi Zarqawi chết, một thủ lãnh mới – Abu Bakr al-Baghdadi – đứng ra kết hợp nhóm phiến quân cũ với các nhóm khác để thành lập một nhóm gọi là “Bang Quốc Hồi Giáo của Iraq”. Khi Syria đắm chìm trong nội chiến năm 2011 và 2012, al-Baghdadi mở thêm chi nhánh ở Syria và đổi tên thành “Bang Quốc Hồi Giáo của Iraq và Syria”, tức là “ISIS” vào năm 2013.
Tại sao nhiều người gia nhập ISIS?
Trong những năm đầu tiên trước khi có danh xưng ISIS, nhiều người gia nhập nhóm nầy cũng như những nhóm phiến quân khác ở Iraq (tất cả đều thuộc nhóm Hồi Giáo Sunni) vì 3 lý do chính sau đây: 1/ hoặc để đánh đuổi quân đội ngoại đạo Mỹ ra khỏi một đất nước Hồi Giáo, 2/ hoặc họ là thành viên cũ của chế độ Saddam Hussein mang hy vọng sẽ một ngày nào thu phục lại quyền lực ở Iraq, 3/ hoặc vì thù ghét nhóm Hồi Giáo Shia.
Các lý do trên vẫn còn hiện hữu ngày nay, và thường trộn lẫn với nhau. Ngoài ra, có nhiều người đến từ các quốc gia Âu Mỹ xa xôi vì các lý do khác nữa. Có những người vì phấn khởi trước lời hứa hẹn “Ngày Phán Xét” sắp đến và muốn được dự phần khi ngày này xảy ra. Hoặc có thể họ hy vọng sẽ giúp xây dựng lại một đất nước Iraq tốt đẹp. Hoặc họ bị quyến rũ bởi hình ảnh chiến đấu cho một vương bang Hồi Quốc huy hoàng. Hoặc họ mang lý tưởng kháng chiến quân anh hùng kình chống lại các đế quốc tàn ác. Hoặc họ tin nghe lời tuyên truyền của ISIS về đoàn quân bách thắng của chúng.
Chúng ta cũng khó bỏ qua một sự kiện khá rõ rệt rằng nhiều người gia nhập ISIS chỉ với một mục tiêu đơn giản là có cơ hội thỏa mãn thú tính hung bạo của họ. Khi ISIS đăng lên những video cho thấy các vụ cắt đầu hay đóng đinh kẻ địch, hay đốt sống tù nhân phi công Jordan, mục tiêu chính có thể chỉ là để phô trương sức mạnh và biểu dương đặc tính cực đoan trong niềm tín ngưỡng của chúng. Tuy nhiên những video nầy cũng là một dạng quảng cáo để thu hút những kẻ ham thích bạo lực. Nó hàm ý rằng, “nếu bạn ước muốn có dịp được giết người, và giết người bằng những phương pháp tàn bạo nhất, một cách công khai không lo sợ pháp luật thì gia nhập ISIS rồi sẽ được toại ước.”
Tương tự như chủ trương giết người tùy tiện và thoải mái vừa nói ở trên, ISIS xem hành động cưỡng hiếp không những là một phương tiện khống chế và trừng phạt phụ nữ mà còn là một thực trạng trong đời sống hàng ngày trong vương bang của chúng. Đối với ISIS, một cách để tuyên dương chiến thắng là bạo lực tình dục. Và đây cũng là một hình thức tưởng thưởng cho cho quân lính ISIS cũng như để thu hút nhân lực. Đây là một thông điệp tuy gián tiếp nhưng rất rõ ràng: “gia nhập ISIS thì bạn được tha hồ cưỡng chiếm và sử dụng phụ nữ tùy ý để thỏa mãn tình dục.” Từ một góc cạnh trực tiếp hơn, ISIS cũng hứa hẹn rằng nếu phụ nữ theo ISIS thì họ sẽ được “một người đàn ông Hồi Giáo khỏe mạnh, chân chính, và là chiến sĩ anh hùng chiến đấu vì chánh nghĩa”, còn nếu nam phái theo ISIS thì sẽ được “những phụ nữ địa phương trẻ đẹp.”
Theo Giáo Sư Scott Atran, một trong những sáng lập viên của Trung Tâm Giải Quyết Những Xung Khắc Khó Gỡ (Centre for the Resolution of Intractable Conflicts) của Đại Học Oxford, thì 3/4 những người gia nhập ISIS đã được động viên bởi bạn bè, và khoảng 20% bởi chính gia đình họ. Việc trở thành cực đoan, theo ông Atran, ít khi xảy ra từ những đền thờ Hồi Giáo, và hầu như rất hiếm xảy ra từ những người lạ mặt không quen biết trước.
(Thống kê trên cho thấy sự thiếu xác thực trong quan niệm cho rằng những người trẻ trong thế giới Tây Phương bị “cực đoan hóa” từ các đền thờ Hồi Giáo. Tuy nhiên, thống kê trên cũng cho thấy số người tích cực ủng hộ ISIS trong những cộng đồng Hồi Giáo gọi là “ôn hòa”, trong những gia đình Hồi Giáo “bình thường” ở các quốc gia Tây Âu thật ra nhiều hơn đáng kể so với chúng ta tưởng.)
Atran cũng là một chuyên gia về nhân chủng học. Theo ông, sức thu hút của ISIS ở chỗ chúng cung ứng một cảm giác “cách mạng hừng khởi” như đã từng thấy ở cuộc Cách Mạng Pháp vào những năm 1790, cũng như ở cuộc Cách Mạng Bolshevik ở Nga năm 1917, và khi phong trào Đức Quốc Xã bừng dậy năm 1919.
Có thể nói là phần lớn những lý do gia nhập ISIS đều rất riêng tư và xuất phát từ một thôi thúc của tiềm thức cần muốn xác định vị thế cá nhân và ý nghĩa của cuộc sống. Và trong tình thế rối loạn chung quanh, cũng như những nỗi bất an trong lòng họ, họ tìm kiếm những giải pháp, những câu trả lời có thể đem đến một ổn định nào đó. Và ISIS hứa hẹn sự ổn định của một lãnh thổ thống nhất lý tưởng đứng dưới một thượng đế cao cả tuyệt đối.
Thế giới Tây Phương đã sai lầm khi cho rằng ISIS chỉ là một nhóm khủng bố nhu dốt, vô học. Thật ra ISIS có vẻ như am hiểu tâm lý của những thanh thiếu niên chúng đang chiêu mộ hơn các chính quyền Âu Mỹ. Ông Atran trình bày ở đại hội Chống Khủng Bố của Liên Hiệp Quốc rằng cảm giác mạo hiểm và viễn tưởng chiến thắng vinh quang đã lôi cuốn giới trẻ Tây Phương gia nhập ISIS; đồng thời chiến đấu dưới danh nghĩa một thượng đế đưa đến họ cơ hội trở thành anh hùng được nể phục bởi mọi người. Trong khi đó, thế giới Tây Phương chỉ biết đả kích ISIS là một nhóm người tàn ác chuyên chặt đầu người và đàn áp phụ nữ. Phương pháp tuyên truyền nầy không có tác động lôi cuốn và do đó không đủ hiệu quả để ngăn cản giới trẻ Tây Phương gia nhập ISIS.
Thống kê cho thấy không ít thanh thiếu niên nam nữ Tây Phương gia nhập ISIS xuất thân từ các gia đình Thiên Chúa Giáo. Và họ nằm trong số những chiến binh hung hãn đáng sợ nhất của hàng ngũ phiến quân. Chính quyền Âu Mỹ có khuynh hướng cho rằng những người gia nhập ISIS chỉ toàn là những kẻ đã bị “tẩy não”. Thật ra các cuộc phỏng vấn cho thấy những người nầy rất hiểu biết những gì họ đang làm, và họ làm những điều đó một cách hoàn toàn tự nguyện.
Ông Atran cảnh báo rằng “Bang Quốc Hồi Giáo là một phong trào cách mạng phản văn hóa sôi động nhất và có nhiều chiến binh tình nguyện nhất kể từ Thế Chiến Thứ Hai” và “nếu Liên Hiệp Quốc cùng các quốc gia Tây Phương không sớm tìm ra phương cách hữu hiệu thu phục giới trẻ thì chúng ta rất có thể sẽ đánh mất phần lớn các thế hệ con em kế tiếp của chúng ta vào tay ISIS.”
Nhiều nhà bình luận cho rằng sự tàn khốc trong cuộc khủng bố vừa qua ở Paris cho thấy ISIS đang bắt đầu đổi sang một trò chơi mới trong chính sách phá hoại của chúng. Tuy vậy, theo Giáo Sư Atran thì “đây không phải là một trò chơi mới; những cuộc thảm sát kinh hoàng nầy đã nằm sẵn, và luôn luôn sẽ nằm trong, chính sách hành động lâu dài của chúng.”
Nguồn : http://www.vietthuc.org/isis-vai-du-kien-can-ban/
Thơ Đường
Xuân Nhật Độc Chước
Lý Bạch (701 – 762)
Đông phong phiến thục khí,
Thuỷ mộc vinh xuân huy.
Bạch nhật chiếu lục thảo,
Lạc hoa tán thả phi.
Cô vân hoàn không sơn,
Chúng điểu các dĩ quy.
Bỉ vật giai hữu thác,
Ngô sinh độc vô y.
Đối thử thạch thượng nguyệt,
Trường tuý ca phương phi.
Ngày Xuân Uống Rượu Một Mình
PKT 12/18/2015 dịch xuôi
Gió từ hướng đông với khí trời lành ấm thổi về
Cảnh vật như bừng lên sức sống mới rạng rỡ muôn vẻ xuân
Đám cỏ xanh tươi nằm phơi mình dưới nắng
Hoa rụng rơi còn như vui đùa bay bay trong không
Một đám mây lẻ lững lờ trôi về núi trời xa
Bầy chim từng đàn ríu rít tìm bay về tổ cũ
Tất cả, vâng tất cả đều có chỗ để về
Chỉ riêng tôi, một đời không nhà, cho đến giờ này, vẫn không biết về đâu
Trước ánh trăng ngời sáng trên đá lạnh
Có một người, dường như đã quá say, lảm nhảm một mình, hát mãi bài Phương Phi, một bài ca xưa về một loại cỏ hoang có hương thơm, đến nay có lẽ đã mai một.
Ngày Xuân Uống Rượu Một Mình
PKT 12/18/2015
Gió đông thổi khí lành,
Cảnh vật rạng sắc xuân.
Cỏ non nắng trổ biếc,
Hoa rụng rơi tần ngần.
Mây lẻ lạc non xa,
Chim đàn tìm ổ cũ.
Muôn loài đều có tổ,
Ta cuối đời về đâu?
Dưới trăng say hát mãi,
Bài ca thiên cổ sầu.
Lời Thêm: Một thời gió loạn, chiếc thân bật gốc, thế giới đổi thay, còn tự hỏi về đâu chi nữa, thêm tội. Chỉ là cuối năm, khoảnh khắc cô đơn, chút tâm tình, mượn ý mượn lời của người xưa, chắp nối thành mấy câu thơ vụng, gửi người thân quí, để đọc cho vui với nhau, vậy thôi. Chắc, không ai nỡ trách. PKT 12/18/2015.
Thơ Đường
Du Sơn Tự
Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
Đoản trạo hệ tà dương
Thông thông yết thượng phương
Vân quy thiền tháp lãnh
Hoa lạc giản lưu hương
Nhật mộ viên thanh cấp
Sơn không trúc ảnh trường
Cá trung chân hữu ý
Dục ngữ hốt hoàn vong
Lên Núi Thăm Chùa
Phạm Khắc Trí dịch xuôi 12/12/2015
Buộc mái chèo ngắn ,neo thuyền trong ánh nắng cuối ngày,
Vội bước lên chùa để bái yết phương trượng.
(Người đâu không thấy ,chỉ thấy) mây bay phủ chiếc giường thiền lạnh,
Hoa rụng trôi tỏa hương thơm bên khe suối chảy róc rách,
Tiếng vượn kêu nghe cấp thiết vang động trời chiều,
Và, bóng trúc đổ dài khắp sườn núi vắng.
Trước cảnh tình này ,ta đã ngộ được chân ý ,lẽ vô thường của Tạo Hóa,
Bao lời muốn nói ra bỗng nhiên quên hết tất cả.
Du Son Tự
Phạm Khắc Trí
Neo thuyền vào nắng cuối,
Hối hả lên chùa xưa.
Mây lạnh giường thiền đón,
Hoa thơm dòng suối đưa.
Vượn kêu chiều núi vắng,
Trúc đổ bóng rừng thưa.
Đối cảnh, ngộ chân ý,
Lời nào nữa cũng thừa.
Lời Thêm: Khoảnh khắc đốn ngộ “thấy” được chân ý là ở ngoài diễn tả bằng ngôn ngữ trần tục. “Dục ngữ hốt hoàn vong – muốn nói bỗng quên lời” hay “lời nào nữa cũng thừa” cũng chỉ là một cách nói cho vui vậy thôi. Không thể nói được nên lời. Thôi thì, năm nay sắp hết, một năm mới sẽ tới, Giáng Sinh đã về đến đầu ngõ, trong giới hạn 100 năm sinh tử trước vô cùng mênh mang của Đất Trời, tôi xin được gửi đến mọi người thân quí, lời Cầu Chúc: Một Giáng Sinh 2015 Ơn Phước, Một Năm Mới 2016 An Lành, Một Tết Xuân Bính Thân 366 Ngày Tình Nghĩa và Hạnh Phúc.
PKT 12/12/2015
Tin tức
Đã có ba ‘đền thờ hồi-giáo’ (mosquées) bị đóng cửa ‘tạm thời ở Pháp.
Sau vụ tấn-công khủng-bố ngày 13.11.2015 tại Paris, Nhà Nước Pháp đã ban-hành tình-trạng khẩn-trương và bắt đầu có những kiểm-soát chặt chẽ những đền thờ hồi-giáo. Trong tuần lễ cuối tháng 11, đã có hai đền thờ hồi-giáo bị đóng cửa tạm thời, một ở Arbresle (Rhône) và một ở Genevilliers (Hauts de Seine) đến ngày thứ tư 02.12, đến lượt đền thờ Lagny-sur-Marne ở Seine-sur-Marne bị đong cửa tạm thời, theo tuyên-bố của tổng-trưởng nội-vụ Bernard Cazemeuve.
Nghị định đóng cửa đền thờ Lagny-sur-Marne đã được ban-hành sau khi có cuộc lục-soát đền thờ nêu trên, ‘các cuộc lục-soát đã đưa đến việc có 22 việc cấm rời khỏi lãnh-thổ, 9 việc chỉ định cư trú đối với những người trở thành cực-đoan (radicalisés), cũng như việc tịch thu một súng lục 9mm đưa đến việc bắt giữ người sở-hữu; tịch thu một đĩa cứng dấu trong tường, khám phá một trường dạy kinh Coran không khai-báo và các tài liệu về djihad trong các chỗ dành cho các người điều khiển đền thờ này.
Ba đền thờ này đã bị đóng cửa trong khuôn khổ tình-trạng khẩn cấp sau cuộc khủng-bố ở Paris. Theo tổng-trưởng Cazaneuve ‘quyết-định đóng cửa một đền thờ vì lý do trở thành cuồng tín chưa bao giờ được một chánh-quyền thực-hiện. Tình-trạng khẩn-trương là điều luôn luôn cần-thiết. Chính là khủng-bố đã đe dọa tự do, không phải tình trạng khẩn-trương’.
Trong một phỏng vấn dành cho đài truyền-hình France 3 vào chiều thứ tư, 02.12, Thủ-tường Valls nói rằng đền thờ ở Lagny ‘cho thấy một nguy hiểm thực sự’ và đòi hỏi ‘luật lệ phài được áp-dụng chặt che nhất là việc đeo mạng che kín mặt ở nơi công cộng. Vẫn theo ông Valls, việc đóng cửa các đền thờ đã được dự trù trước khi có cuộc khủng-bố ngày 13.11 nhưng nhờ ở tình trạng khẩn-trương nên đã có thể can-thiệp nhanh hơn nhiều’ Về đền thờ Lagny, ông Valls cho biết đền thờ này là một đe dọa thực sự. Ở đâu có rao giảng sự hận thù có thể đem đến sự cực-đoan-hoá một số thanh-niên, phải co những hành-động. Phải có mặt cùng khắp, chính là ý nghĩa của những vụ khám xét hành-chánh đưa ra trong lúc này…Không có chỗ cho những ai chuẩn-bị cho những hành-động cực đoan có thể đưa đến khung-bố…không có chỗ trên nước Pháp cho những kẻ thù của cộng-hoà Pháp. Những hầm kho phải được lục soát… Và ở mọi nơi có sự rao giảng sự thù hận, ở những nơi tìm thấy những trường học không dính liú gì đến những trường học của Cộng-Hoà, rao giảng chủ nghĩa hồi-giáo cực đoan, không thể có những chỗ như thế này trên đất nước chúng ta’.
Việc đóng cửa ba đền thờ hồi-giáo là điều xảy ra lần đầu tiên ở Pháp và xảy ra dưới một chánh-quyền tả phái cho thấy thực-sự có sự đe dọa. Tổng-trưởng Cazaneuve cho biết các hành-quân cảnh-sát đã được thực-hiện ở các đền thờ này trong khuôn khổ tình-trạng khẩn-trương, đã cho thấy có những ngờ vực về việc ‘cực đoan hoá hồi giáo’. Báo Express dẫn nguồn tin chánh-quyền nói ‘những người rao giảng thù hận thúc đẩy người khác thù hận đã được báo’.
Những đền thờ hồi-giáo bị đóng cửa đã bị cáo buộc những gì?
*Đền thờ ở Lagny-sur-Marne. Đền thờ này là đền thờ thứ ba bị đóng cửa. Trong cuộc lục soát, đã tìm thấy một súng lục, một ‘đĩa cứng’ dấu trong tường cũng như các tài-liệu về djihad. Cũng nhận ra một trường dạy coran không khai báo. Nhiều viên chức điều khiển đền thờ đã bị chỉ định cư trú tại nhà hoặc cấm không được rời khỏi Pháp. Người sáng lập và là chủ tịch đền thờ đến 2014 được biết đến như là một người hồi giáo cực đoan, đã có những rao giảng chống Do Thái và thân Djihad, người này đã sang Ai-Cập.
*Đền thờ ở Genevilliers (Haut de Seine). Đền thờ này bị đóng cửa ngày 25.11. Các cuộc lục soát ở đây đã cho thấy có một số tiền mặt và các vũ-khí ‘trắng’ (dao, vũ khí bén nhọn). Nhà cầm quyền nghi ngờ đền thờ làm những công việc dấu diếm và không có phép. Lý do viện dẫn để đóng cửa là ‘điểm tập hợp chánh của những phong-trào hồi-giáo cực-đoan’. Theo hội-đồng dân-chủ hồi giáo Pháp ‘ở đền thờ nay có những imams không rõ ràng và không đủ trình-độ.
*Đền thờ ở Arbresle (Rhône). Bị đóng cửa ngày 26.11 vì có ‘hiểm tai gây rối trật tự công’ và ‘hiểm tai cực-đoan-hoá những người trẻ’. Toà hành chánh tỉnh cho biết có nhiều người salafiste lui tới đền thờ mà một số có liên-hệ với những người ở Syrie, còn toà hành chánh thị-xã nói có nhiều thanh niên để râu, mặc áo ‘djellaba’ và phụ nữ mang khăn choàng mặt!
Ngoài ba đền thờ đã bị đóng cửa tạm thời, nhà chức-trách còn đang xét tới việc đóng cửa bốn nhà nguyện khác không khai báo ở Nice.
Các đền thờ bị đóng cửa với tính cách tạm thời và trong thời gian có tình trạng khẩn cấp. Có thể các đền thờ này sẽ được mỏ cửa lại, theo giới chức thân cận với tổng-trưởng nội vụ ‘trách nhiệm về việc cực-đoan-hoá không phải là nơi chốn hay các bức tường mà là các hiệp-hội, các con người’. Được biết các hiệp hội coi ba đền thờ này đã bị giải tán.
Hiện ở Pháp có 2200 đền thờ hồi giáo, theo báo Le Figaro, 89 đền thờ do những người ‘fondamentaliste’ quản trị và 41 đền thờ bị những người ‘salafistes’ tấn-công.
Trong khi đó, người ta đưọc biết Algérie đang làm thủ tục để sở-hữu-hoá Đền thờ Hồi Giáo ở Paris. Tổng trưởng bộ tôn giáo của Algérie cho biết ‘Algérie đã bắt đầu các thủ tục về việc sở-hữu hoá đền thờ lớn hồi giáo ở Paris (Grande Mosquée de Paris). Trong một điều trần về các nơi thờ phụng của cộng-đồng quốc gia tại nước ngoài, tổng trưởng bộ tôn-giáo của Algérie cho biết đã cho ngưng các trợ cấp dành cho đền thờ lớn hồi-giáo ở Paris vì các hỗ trợ tài chánh đã được thực hiện ‘trong lúc thiếu thoả thuận ấn định các cách chi-tiêu nguồn vốn này’. Nguồn vốn này được đặt trong chương mục toà đại sứ Algérie tại Pháp để chuyển cho đền thờ. Nhưng vì có những ‘mờ tối’ nên tạm ngưng trong lúc này cho đến khi tiìh trạng được sửa đổi. Theo Mohamed Aïssa, ngân khoản trợ cấp cho đền thời lớn hồi giáo ở Paris lên đến 206 triệu dinars, sẽ được giải toả khi việc điều hành được theo đúng qui-tắc, và ngân khoản được phân phối một cách rõ ràng, trong suốt. Ông này không nói rõ khi nào các trợ cấp sẽ được tái lập, có nghĩa là trong lúc này đền thờ lớn hồi-giáo ở Paris không có ngân-sách để hoạt động!
Vẫn theo Mohamed Aïssa, tham vọng của Algérie vượt xa việc kiểm soát các trợ cấp. Toà đai sứ Algérie được lệnh làm các thủ tục để sở hữu hoá đền thờ lớn Paris, biến nơi đây thành tài sản của quốc gia Algérie, dựa trên một điều luật của Pháp cho phép ‘một nước ngoài đã tài trợ cho một hiệp hội theo luật của Pháp có thể, sau 15 năm, đòi quyền sở hữu của thực thể này, đó là trường hợp của đền thờ lới hồi giáo tại Paris, do công ty Habous quản-trị’. Được biết trong một thoả hiệp hợp tác giữa Pháp và Algérie vào năm 2001 đã đưa đến việc thành lập ‘Société des Habous’ theo luật lệ Pháp. Nhằm chuẩn bị cho việc này, một ‘tuyên cáo dự định’ (déclaration d’intention) đã được đưa ra trong thoả hiệp hợp tác được ký kết năm 2014 đặt trên ba trục là đào luyện các imams, các đoàn văn hoá, các hợp tác tôn giáo chống lại chủ nghiã tôn giáo cực đoan.
Điều này liệu có mở ngỏ cho những nước hồi-giáo khác có được các đền thờ hồi giáo tại Pháp đặt dưới sự quản-trị của nước họ không nếu như họ cũng đã tài trợ cho các đền thờ này cùng kiểu với Algérie?
Nhữ Đình Hùng/ tổng hợp/ 06.12.2014.
Nguồn: http://www.lexpressiondz.com/actualite/230801-l-algerie-lance-la-procedure-d-appropriation.html
Một phi-cơ Nga bay lạc vào không-phận Do-thái
Vài ngày sau khi có việc phi-cơ F-16 Thổ-nhĩ-kỳ bắn hạ một phi cơ Su-24 của Nga với lý do phi-cơ Nga xâm-phạm không phận của Thổ-nhĩ-kỳ, tổng-trưởng quốc-phòng Do-thái Moshé Yaalon vào ngày 29.11 đã cho biết ‘gần đây’, một phi-cơ Nga đã bay lạc vào không-phận Do-thái khoảng một mille (1,6 cây số). Ông này không nói rõ là vao ngày nào!
Trên đài truyền-thanh của Do-thái, ông Yaalon cho biết một phi-cơ Nga đã từ Syrie bay sâu vào không-phận Do-thái khoảng 1,6 cây-số, nhưng mọi việc đã được giải-quyết tức khắc và phi-cơ Nga đã quay trở lại Syrie. Có lẽ đây là một sai lầm của phi-công khi bay gần Golan. Được biết Do-thái đã kiểm-soát vùng cao-nguyên Golan của Syrie sau ‘trận chiến sáu ngày’ vào năm 1967 và đã sát nhập một phần cao-nguyên Golan vào lãnh-thổ Do-thái.
Phi-cơ của Do-thái http://www.opex360.com/wp-content/uploads/tsahal-20151130.jpg
Tổng-trưởng quốc-phòng Do Thái cho biết không-quân Do-thái đã không bắn hạ phi-cơ Nga ‘vì phi-cơ này không có ý-định tấn-công chúng ta’. Một đường liên lạc đã được thiết lập giữa Nga và Do-thái để Nga thông-báo cho Do-thái biết về những phi-vụ gần biên-giới Do-thái. Do-thái không ngăn cản các hoạt động của Nga, không can-thiệp vào những gì xảy ra ở Syrie và cùng một cách đó, Nga đã không ngăn cản chúng ta bay và tác động phù hợp với quyền-lợi của chúng ta.
© Dmitri Vinogradov Nguồn: Sputnik / một phi-cơ Nga ở Syrie
Vào tháng mười năm nay, các giới hữu trách Nga và Do-thái đã có một thoả-hiệp về việc thông báo cho nhau những tin tức về các chiến-dịch của không-lực giữa hai bên và thiết lập một đường giây trực tiếp bộ tư-lệnh Nga ở căn cứ Hmeimin và bộ tư lện không-lực Do-thái.Nhờ đó đã tránh được một biến-cố đáng tiếc!
Theo ông Yaalon, nhờ có đường thông-tin và phối-hợp để tránh các hiểu lầm giữa Do-thái và Nga ở Syrie, bởi vì các phi-cơ Nga không có ý-định tấn-công chúng ta, vì thế, không thể phản-ứng một cách máy móc và bắn hạ các phi-cơ này ngay khi có xảy ra sự sai lầm’
Các phát-biểu của tổng trưởng quốc-phòng Do-thái cho thấy một sự lên án kín đáo về việc Thổ-nhĩ-kỳ bắn hạ phi-cơ Su-24 của Nga. Theo các tin tức do Nga đưa ra, giới chức quân-sự Thổ-nhĩ-kỳ nói là phi-cơ Nga đã vi-phạm không-phận của nước họ trong 19 giây, mặt khác họ lại nói phi-công Thổ đã cảnh-cáo phi-cơ Nga 10 lần trong vòng năm phút. Và Thổ thừa biết phi-cơ Nga không có ý định thù nghịch với Thổ-nhĩ-kỳ va phi cơ này đang trên đường về căn-cứ sau khi oanh-tạc các căn cứ của EI. Người ta có thể nghĩ chẳng những hành động của Thổ-nhĩ-kỳ có tính-cách quá đáng mà có lẽ còn có hoạch-định!
Trong cuộc họp ngày 29 và 30.11, tổng thống Erdogan của Thổ-nhĩ-kỳ có ý-định gặp tổng-thống Nga Poutine nhưng tổng-thống Nga chưa sẵn sàng cho việc này!
Nhữ Đình Hùng/ 30.11.2015
https://francais.rt.com/international/11263-israel–avion-russe-erreur
Genève được đặt trong tình-trạng báo động
Sau Paris, Bruxelles, nay đến lượt Genève đặt trong tình-trạng báo động. Trong ngày thứ năm, giới truyền thông đều đề cập đến việc này, trên nhiều ‘site’ thông-tin, hình ảnh các cảnh-sát ở Genève võ trang đang tuần tiễu được liên-tục phổ-biến. Giới truyền thông Bỉ cho phổ biến hình bốn người đang bị truy lùng nhưng lại cho bôi đen phần mắt, hình này sau đó được giới truyền thông Thụy-sĩ và Âu-châu xử-dụng. Thụy-sĩ, cho đến nay, vẫn được coi là nơi ‘bình-yên’ nhưng với sự báo động này, Thụy-sĩ đi chung thuyền với các quốc-gia Âu-châu trước hiểm-họa khủng-bố.
Theo nguồn tin giới truyền-thông, Thụy-sĩ hiện đang tìm kiếm bốn người được coi là thuộc về nhóm Nhà Nước Hồi Giáo và có ý định thực-hiện một cuộc khủng-bố ở Genève. Theo một nguồn tin tình báo do nước ngoài cung cấp, nhà chức-trách Thụy-sĩ đã coi việc đe-dọa khủng-bố là nghiêm-trọng và đã tung ra tình-trạng báo-động vào chiều thứ tư. Việc an-ninh đã được lập tức tăng cường ở những nơi được coi là ‘nhậy cảm’ như nha ga, đền thờ của người Do-thái, các công-sở như trụ sở LHQ ở Âu-châu… Thành-phố Genève đã nâng mức báo-động từ mức 1 lên mức 3 trong một thang báo-động gồm 5 bực, đi từ mức báo-động ‘mờ nhạt’ đến mức báo động ‘rõ ràng’. Cơ-quan tư-pháp Thụy-sĩ đã lập thủ-tục hình-sự cho tội-danh ‘hành-vi chuẩn-bị phạm pháp’ (actes préparatoires délictueux) [vì trong luật Thụy-sĩ không có tội danh ‘khủng-bố’] căn-cứ trên các tin-tức của cảnh-sát; cuộc điều tra đặt dưới sự điều khiển của tổng chưởng-lý (procureur général) Olivier Jornot và đệ nhất chưởng-lý (premier procureur) Yves Bertossa.
Các lực lượng cảnh-sát Thụy-sĩ đã mở cuộc lục soát tìm kiếm bốn người tình nghi khủng bố (đài truyền-hình Mỹ CNN nói là 5 người), các người này, theo nguồn tin cung cấp từ phiá Mỹ, đang ở tại Genève hay trong Thụy-sĩ, và có kèm theo hình bốn người rậm râu, ngồi, chỉ ngón tay trỏ lên trời theo kiểu các quân djihadistes của Daech. Theo nguồn tin Mỹ, họ đã chận bắt được một cuộc đàm thoại trong đó ‘những người cực-đoan nói đến ý-định tấn-công Genève, những người này cũng nói đến ý định tấn-công Chicago và Toronto. Ngoài ra, chánh-quyền Mỹ cũng thông-báo cho giới hữu trách Berne biết tin ‘một người hợp tác với Salah Abdeslam, tình-nghi có dính líu đến vụ tấn-công ở Paris, cũng đã sang Thụy-sĩ.
Thuỵ-sĩ cho đến gần đây vẫn được coi là một quốc gia yên-tĩnh nhờ chánh sách-trung-lập. Nhưng từ sau cuộc nổi dậy ‘mùa xuân ả-rập’, Thụy-sĩ không còn được yên-tĩnh như trước. Phần lớn các tài khoản gởi ở các ngân-hàng Thụy-sĩ của những ‘nhà độc tài’ ở vùng Trung và Cận Đông, đã bị lật đổ hay đang còn trong vòng tranh-chấp, đều đang bị phong-toả. Có phải chăng điều này được diễn giải như là Thụy-sĩ đã tham-gia vào trận-thế của các nước tây-phương? Và từ đó, phải đối đầu vói khủng-bố?! Được biết trong tháng mười vừa qua, Thụy-sĩ đã bắt bốn người Irak vì đã hoạch-định tấn-công khủng-bố có phối-hợp với Nhà Nước Hồi Giáo.
Vào buổi chiều ngày thứ năm, một người đàn ông đã chận bắt trên một xe mang bảng số Pháp; không rõ có liên-hệ gì đến 4 người đang bị lùng kiếm hay không. Ngoài ra, nhà chức-trách Thụy-sĩ cũng đang lùng kiếm hai người tình nghi khác, đã đi qua biên-giới Pháp/ Thuỵ-sĩ trên một xe mang bảng số của Bỉ vào chiều ngày thứ ba. Ở biên-giới của Thụy-sĩ đã có sự kiểm-soát chặt chẽ. Theo Michel Bachar, phát-ngôn-viên của lực lượng bảo-vệ biên-giới Thuỵ-sĩ ‘mắt lưới ở biên-giới Pháp/Thụy-sĩ rất xít xao, chúng tôi thấy ai vào, ai ra và nếu cần, chúng tôi có khả năng gia-tăng cường-lực và tăng-cường sự kiểm-soát với nhà cầm-quyền Pháp’.
ảnh trên màn hình Le Matin
Tại Genève có trụ sở của LHQ và ở đây vào ngày thứ năm đã thấy có sự hiện diện đông đảo của lực-lượng bảo-vệ võ-trang bằng súng tự-động. Trụ sở này được bảo-vệ bằng 400 quân bảo-vệ của LHQ. Mỗi ngày, có hàng ngàn công-chức quốc-tế làm việc ở trụ-sở này.Trong ngày thứ sáu, cuộc họp đáng lẽ diễn ra ở trụ sở LHQ tại Genève đã được diễn ra ơ một nơi khác và không nói rõ là ở nơi nào tại Genève.
Mặc dù mức báo động được nâng lên mức 3 trên một thang gồm 5 mức, không có việc bãi bỏ các cuộc tập-hợp ở Genève.Lễ hội Escalade vẫn được duy trì trong ngày thứ bảy, tập họp hàng ngàn người ở trung-tâm thành-phố và sẽ chấm dứt vào trưa ngày chủ nhật.
Cảnh-sát Thụy Sĩ gia tăng kiểm-soát.
Theo tin của Truyền thanh truyền hình Thụy-sĩ, hai người Syrie đã bị bắt giữ ngày thứ sáu sau khi tìm thấy vết chất nổ trong xe của họ. Thông-cáo của văn phòng chưởng-lý liên-bang Thụy-sĩ cho biết hai người này đã bị câu lưu vì nghi ngờ họ đã ‘chế-tạo, dấu diếm và chuyển-vận các chất nổ hay hơi độc’ và vi-phạm luật liên-bang vì đã dính-líu đến các tổ chức liên-hệ đến Al Qaïda hay EI. Hai người này, có thông-hành Syrie và nói tiếng ả-rập, cho biết họ mới mua xe ở Bỉ chưa kịp thay bảng số, và tối hôm trước ngủ ở một khách-sạn gần biên giới Pháp/ Thụy-sĩ. Họ bị xét hỏi khi đang thay bánh xe bị xì hơi!
Thụy-sĩ đã cho mở hai cuộc điều tra về đe dọa khủng-bố ở Genève; lực lương an-ninh liên-bang đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng an-ninh ở Genève trong nỗ lực chung là ngăn cản một biến-cố khủng-bố.
Về việc chiếc xe mang bảng số Bỉ đi từ Pháp vào Thuỵ-sĩ, nhật-báo Le Temps của Thụy-sĩ cho biết thêm các chi-tiết. Đây là xe loại cam-nhông nhỏ Peugeot Partner mang bảng số Bỉ đã đi vào Thụy-sĩ chiều ngày thứ ba. Xe này trước đó đã bị lực lượng an-ninh Pháp kiểm-soát ở biên-giới trong vùng Rousses (Jura thuộc Pháp) trước khi vào Thụy-sĩ lúc 19g30 theo hướng Genève. Trên xe có hai người và một người được coi là quen biết với Salah Abdeslam và đã bị Bỉ ghi phiếu thuộc loại gian nhân hiệp đảng. Lực lượng canh gác biên-giới Thụy-sĩ đã nhận được các tin tức về chiếc xe này từ cảnh-sát Pháp và đã chuyển các tin này cho lực-lượng an-ninh Genève. Xe này được ghi nhận ở Plainpalais và sau đó đã ra khỏi Thụy-sĩ qua ngõ trạm quan-thuế Veyrier.
Cũng trong khuôn khổ báo động, cảnh-sat Thụy-sĩ đã lục-soát nhà một công-dân Thụy-sĩ ở Genève và đã tìm thấy một số vũ khí đáng kể gồm kalachnikov, súng M16 và trên 30 súng trường loại cũ và một lá cờ của quốc-xã. Theo cảnh-sát, người này không dính liu đến việc hai người Syrie bị bắt giữ.
Nhữ Đình Hùng/ tổng-hợp/13.12.2915
Nguồn:
Vui cười
Thấy cơ thể mình có nhiều biểu hiện bất thường, một phụ nữ đi khám bệnh và được bác sĩ cho biết là đã có thai.
Chị ta giận dữ nói với bác sĩ rằng điều đó không thể xảy ra được vì chồng mình đã đi công tác nước ngoài hơn 1 năm nay.
Một tuần lễ sau, người phụ nữ đó lại đến phòng khám và nhỏ nhẹ:
– Xin lỗi bác sĩ, lần trước tôi quên khuấy mất là cách đây 2 tháng chồng tôi có về nghỉ phép vài ngày!
Ông bác sĩ tủm tỉm cười:
– Cô cố nhớ thêm một chút nữa đi, vì cái thai đã sang tháng thứ tư rồi.
Luận về Chủ Nghĩa Tự Do (Le Libéralisme)
Phan Văn Song
Cuối năm 2016, xin phép quý thân hữu và độc giả viết một luận án «nghề nghiệp». Nói về Chủ Nghĩa Tự Do, luận về Chủ Nghĩa Tự Do trong một không khí hoàn toàn xâm phạm nền Tự Do. Từ ngữ Tự Do của Việt ngữ thường dùng để dịch một quan niệm Tự Do-Liberté, Freedom. Nhưng còn từ ngữ Libéral, Liberal ? Phóng khoáng ? Bao dung ? Đó là những thái độ, một quan điểm, một cái nhìn. Nhưng nếu là một trường phái chánh trị, một quan niệm kinh tế ? Và một chủ nghĩa Libéralisme, Liberalism ? Chúng tôi đề nghị dịch Libéralisme thành Chủ nghĩa Tự Do, một quan niệm kinh tế chánh trị xã hội. Khi dùng dưới dạng hình dung từ hay tỉnh từ libéral của Pháp ngữ hay liberal của Anh ngữ thường được hiểu là phóng khoáng, là cởi mở, và nhiều khi còn sát nghĩa với cấp tiến nữa!
Nhơn danh chống khủng bố các chánh phủ các quốc gia đều ra những đạo luật hạn chế quyền Tự Do. Nhơn danh chống khủng bố, nhơn danh an ninh, an toàn, những quyền tự do căn bản của con người sẽ bị hạn chế, phải bị hạn chế thôi. Quan niệm thứ nhứt về quyền tự do là thuộc về các quyến căn bản của nhơn quyền, quan niệm thứ hai là quan niệm chánh trị, của một chế độ chánh trị đi đôi với quan niệm Dân chủ, với những quyền bầu cử, ứng cử, lập đảng, lập hôi cả đảng đối lập, hôi đoàn chống đối, kiểm soát, chỉ trích nhà cầm quyền…quyền ăn nói, chỉ trích qua mạng truyền thông…nói tóm lại một sanh hoạt chỉ nhìn thấy ở các quốc gia tiên tiến âu mỹ, trong ấy có Nhựt Bổn và Ấn Độ.
Sáng thứ hai 14 tháng 12 sau những kết quả bầu cử những lãnh đạo các Vùng của đất Pháp. Sau phát súng cảnh cáo của vòng 1 cho thấy nguy cơ một viễn ảnh một nước Pháp phóng khoáng libérale, bao dung généreuse đang co cụm, chuyển mình biến thành con quỷ đen chủng tộc racial, dân tộc nationaliste, bế môn tỏa cảng. Vòng hai nhờ liên minh hai đảng « cộng hòa », hai phái, hai quan niệm quản trị kinh tế chánh trị Tả Hữu, hai khối quan điểm chánh trị nền tảng của Cộng hòa Pháp Tự Do Liberté, Bình đẳng Égalité, Huynh đệ Fraternité và Thế tục Laïcité (nghĩa là chấp nhận mọi tôn giáo – không có tôn giáo Nhà nước religion d’État), đã cứu vãn được tình thế.
Đây là một tiếng chuông thức tỉnh cho những người làm chánh trị và cho cả người dân Pháp vẫn còn sống lè phè « sáng cắp ô đến sở, chiều xách ô về nhà » như ở quê chúng tôi, hay ở Paris « métro, boulot, dodo – xe điện, công sở, nhà vợ » tà tà. Nước Pháp, lè phè, tất cả là Nhà Nước lo, Mẹ có bầu, tiền thưởng, tiền bảo sanh. Mẹ sanh tiền thưởng, tiền bảo nhi, cho con bú tiền bảo mẫu, cho con uống sữa lon sữa hộp, tiền sữa lon sữa hộp. Suốt thời nhi đồng, sáu tháng một lần thăm khám, bảo dưỡng. 1 tuổi vào Nhà Trẻ, 3 tuổi Mẫu Giáo, 6 tuổi Tiểu Học, rồi Trung Học đều miễn phí. Ngày tựu trường cha mẹ lãnh tiền trợ cấp mua sắp dụng cụ học đường. Tú tài Đại Học tất cả đều miễn phí. Miễn phí cả huần luyện huấn nghệ huấn nghiệp. Nhưng dân Pháp vẫn than, vẫn rên vẫn rĩ vẫn rầu, trợ cấp yếu quá, tiền cantine con ăn trưa yếu quá, cha mẹ phải trả thêm tiền ăn cho con ăn trưa. Đi học không trả tiền, ăn trưa trong trường trợ cấp (là tiền phụ thêm nhé) không đủ 100% kêu van làm như nước Pháp phải lo cả cái ăn, cái mặc cái ở là cái căn bản tối thiểu của con người. Nhưng lở bảo, lở tuyên bố Égalité – bình đẳng, công bằng rồi nên Chánh phủ Pháp rất mặc cảm sợ ở nước Pháp có nhiều giai cấp, nhiều đẳng cấp, nhiều sai biệt giữa các công dân Pháp với nhau. Và khi nói đến công dân là nói đến đa chủng, đa văn hóa đa tôn giáo. Khổ là khi giàu có thì sao cũng được no star where -hổng sao đâu, nhưng khi nghèo khó hoạn nạn, con ruột ghét con nuôi con ghẻ ! Phải đổi hướng ! Bớt Nhà Nước, Tư sản hóa, Tư hữu, Tư nhơn, tự túc. Nhà Nước chỉ là những đại diện dân quản trị hành chánh thôi !
Chủ nghĩa Tự Do – Le Libéralisme
Ở Pháp, đã từ trên chục năm nay, từ năm 2002, từ ngày chánh trị gia Alain Madelin, một cựu dân biểu, một cựu tổng trưởng, một cựu thị trưởng – thiển ý là chánh trị gia duy nhứt thật sự bạn người Việt chống cộng sản chúng ta, thật sự thông cảm, hiểu và thiệt tình ủng hộ « người quốc gia Việt Nam chống cộng chúng ta – thất bại với ngọn cờ Chủ nghĩa Tư Do, vì chỉ « lượm » được chưa đầy 4% số phiếu trong một cuộc bầu tranh cử chức vụ Tổng Thống. Với số phiếu dưới 5%, chi phí cuộc tranh cử không được bồi hoàn, thiếu tiền để tiếp tục hoạt động, ông đành phải giải tán Đảng Dân chủ Tự do-Démocratie Libérale do ông sáng lập.
Chúng tôi được anh bạn Lion-Sư tử Giáo sư Jacques Garello*, giáo sư Luật của Đại học đường Aix-Marseille, giới thiệu với nhà chánh trị Alain Madelin năm 2010. Chúng tôi làm quen và thân nhau rất dễ dàng vì cùng quan điểm « Chủ nghĩa Quốc gia », cùng chống Chủ nghĩa Cộng sản, cùng gốc Luật gia, cùng đồng môn Chánh trị học-Science-Po. Anh ra trường sau tôi hai năm, và cùng đồng thời thuở sanh viên, thành viên tích cực của FNEF-Fédération Nationale des Étudiants de France, Liên Hội Quốc Gia Sanh Viên Pháp ra đời năm 1962, tách khỏi UNEF- Hiệp Hội Quốc Gia Sanh Viên Pháp, sau khi nhận thấy UNEF hoàn toàn thiên phái Tả, bị Đảng Cộng sản Pháp giựt giây. Tôi đặc biệt cũng đồng môn, cùng sanh hoạt với Jean Omnès, một lãnh đạo FNEF ở Toulouse, một đồng chí của ông, cùng tốt nghiệp nhưng năm sau tôi, ở Science-Po Toulouse, và cũng vừa cùng học với tôi ở Institut d’études internationales et de développement (IEID) – Viện Nghiên Cứu Chánh trị quốc tế và Phát triển – ngôi nhà đại học của những năm bước vào nghề thầy giáo của tôi trước khi về nước, từ 1968 đến 1971.
Và cũng từ những ngảy đó, từ ngữ, quan niệm, ý niệm « Tự Do – Libéral » cho một đảng chánh trị, một chánh sách kinh tế hầu như là điều tabou-tối kỵ ở Pháp ! Thiên hạ nghĩ rằng « không nên, không dám nói, đến Chủ nghĩa Tự Do» nữa ! Từ ngữ, quan niệm, ý niệm Chủ Nghĩa Tự Do như là một cái gì xấu xa, xưa cũ, không hợp thời, xâm phạm xã hội, giống như Chủ Nghĩa Thuộc Địa-Le Colonialisme, giống như Chủ Nghĩa Phát Xít-Le Fascisme hay Chủ Nghĩa Cộng Sản-Le Communisme hay Chủ Nghĩa Xã Hội-Le Socialisme vậy ! Phải ! Chủ Nghĩa Tự Do thường được cho là tiêu biểu, nhiều khi chỉ « tự hiểu », đánh giá sai, cho rằng như những cái « thái quá », « lố lăng », những cái « hoàn toàn tự do, vô luật lệ, hay phá lệ-dérèglementtation », cá lớn nuốt cá bé…thiếu hẵn nhơn cách, thiếu tánh « xã hội ».
Cái nghịch lý của dân tộc Pháp, một dân tộc có một tập tục rất « gia đình » với Nhà Nước, « gần gủi Nhà Nước », « hỉ nộ ái ố với Nhà Nước », « yêu ghét lẫn lộn » ! Nhưng tâm địa bình thường dân Pháp là chống Nhà Nước, chống tất cả những luật lệ, những nền nếp, dân Pháp là dân vô trật tự, lúc nào cũng chỉ trích, rên rỉ, bất mãn với Nhà Nước, chống Nhà Nước, nhưng khi hoạn nạn thì lại ưa vòi Nhà Nước, xin Chánh phủ hổ trợ. (Người Việt phe ta, chỉ mới trăm năm bị đô hộ mà đã học được cái thói xấu nầy của dân Pháp).
Chủ nghĩa Tự Do phải được hiểu không những như là một trường phái kinh tế, mà cả một tư tưởng chánh trị. Nền kinh tế Huê kỳ là một trường phái Tự Do Chủ nghĩa ! Anh quốc cũng vậy ! Và để chứng minh rõ ràng hơn, chánh sách chánh trị kinh tế Huê kỳ dưới thời Ronald Reagan liberal hơn dưới thời Obama ! Nền kinh tế chánh trị Anh quốc dưới thời Nữ Thủ tướng Magaret Thatcher liberal hơn thời Thủ tướng Tony Blair ! Nước Pháp không bao giờ có một nền chánh trị hoàn toàn Tự Do Chủ nghĩa-liberal cả, kể cả dưới thời những vị Tổng Thống Phái Hữu, Valéry Giscard d’Estaing, Jacques Chirac hay ngay cả Nicolas Sarkozy, vì bởi một số quyền hành quản trị những bộ phận hành chánh hay công nghiệp lớn đều do những bộ phận quốc gia-national hay quốc gia hóa-nationalisé điều hành hay quản trị, như bảo hiểm xã hội (bắt buộc), đồng lương tối thiểu (bắt buộc), ngành chuyên chở công cộng xe lửa, máy bay…năng lực, điện lực, dầu hỏa, hoặc cả ngành y tế, giáo dục… Do lẫn lộn kinh tế và chánh trị nên các chánh sách chánh trị cũng tạo ra các tổ chức xã hội với những sanh hoạt, những tập tục, với những yêu cầu đưa đến một triết lý và một quan điểm xã hội rất đặc biệt, hoàn toàn « Pháp thuần túy ». Nước Pháp như chúng tôi thường nói với bạn bè, là một nước Cộng Hòa Sô Viết thành công. Các quốc gia Cộng sản (trong đó có Việt Nam) muốn thành công hãy bắt chước cách tổ chức của xã hội nước Pháp !
Và cũng từ đó, ở Pháp, từ năm 2002, năm thất bại của Alain Madelin, một bức màn nhung được kéo xuống, che trùm luồng tư tưởng chánh trị nầy, mặc dù được sử dụng, ca tụng chiếu cố ở các quốc gia dân chủ láng giềng, bạn bè của nước Pháp, nhưng dưới nhiều dạng, nhiều tên khác nhau ! Chỉ vài người khùng, trong ấy, có anh bạn sư tử Jacques Garello* – và chúng tôi – tiếp tục gào ở giữa sa mạc ! Anh bạn tôi tiếp tục phổ biến và giảng dạy những tư tưởng đó trong khu vực hoạt động của anh, Trường Đại học Aix-Marseille, và ở Nhóm Sư Tử Pháp- Lions International Club de France. Và đau khổ hơn nữa, Chủ Nghĩa Tự Do ấy cũng không được giảng dạy ở Trường Quốc Gia Hành Chánh Pháp-École Nationale d’Administration ENA, hay bất cứ tại một trường Đại học nào. Thật là không có chổ cho người thất bại – Pas de place pour les vaincus ! 4% không đáng được để ý đến !
Trở Về Tương Lai
Nhưng vừa qua, với một sự kinh ngạc đầy thú vị, đám thủ cựu điên khùng chúng tôi nhận thấy trên các báo lớn từ đầu tháng 10 năm nay, vài cây viết bình luận gia chánh trị « dám » nói đến Chủ Nghĩa Tự Do. Nhưng dưới dạng một câu hỏi, là « Chủ Nghĩa Tự Do là một quan niệm thuộc phái Tả hay của phái Hữu ? ». Nhựt báo Thế Giới-Le Monde (thiên Tả), số ra ngày 29 tháng 9 đăng một bài dài về Chủ Nghĩa Tự Do, dưới cây bút của nhà bình luận chánh trị Guy Sorman. Đổng thời tờ nhựt trình Anh Thợ Cạo-Le Figaro (thiên Hữu), cũng làm một loạt bài từ ngày 23 tháng 9 đến 15 tháng 10, cũng về chủ nghĩa nầy. Và cả tờ Tiếng Dội-Les Échos, chuyên về kinh tế cũng xí xọn nhào vào, với đầu đề « Người Pháp sẳn sàng chuyển hướng về Chủ nghĩa Tự Do-Les Français prêts au virage libéral ».
Sự ái mộ bất ngờ nầy, có lẽ do những tuyên bố của anh Tổng Trưởng Kinh tế trẻ tuổi tài cao, Emmanuel Macron, rằng chánh phủ phái Tả và Đảng Xã hội đương quyền của anh sẽ áp dụng đường hướng Chủ Nghĩa Tự Do của phái Tả-Le Libéralisme des Socialistes, cho những chánh sách chánh trị kinh tế tương lai cho nước Pháp. Phải chăng là một lối nói, ngoại giao hay chánh trị để làm vừa lòng
các dân cử đảng Xã hội, tuy thuộc đa số cầm quyền, nhưng vẫn phẫn nộ và lo lắng trước lập luận của Thủ Tường Manuel Valls là sẽ phải cải tổ đất nước trong hướng Xã hội Chủ nghĩa theo định hướng Tự Do Chủ nghĩa hoá Socialisme libéral ? Thiệt y chang Việt Cộng, nói láo, mỵ dân, kiểu« Kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa » !
Với một nhơn vật như Emmanuel Macron, với những loạt bài do phe Tả cũng như do phe Hữu như đã nói trên, chúng ta có quyền nghĩ rằng đã đến lúc toàn nước Pháp phải có một thống nhứt suy nghĩ để đi đến một đồng thuận là cần phải trở về với Chủ Nghĩa Tự Do !
Chủ Nghĩa Tự Do, Thuộc Về Ai? Phái Tả Hay Phái Hữu?
Tả, Hữu, những định nghĩa chánh trị chỉ có ở Pháp, do lịch sử để lại. Do những quốc hội đầu tiên sau cuộc Đại Cách Mạng Pháp 1789, các dân biểu thuộc chế độ cũ, « thủ cựu », bảo hoàng mong vẫn cứu được Nhà Vua, mong một chế độ quân chủ hiến định, thường khi vào họp ngồi chung, phía hữu của Vị Chủ Tịch của quốc hội, ngồi ở trung tâm phòng hội nghị được đặt theo hình cánh cung hướng ngó về trung tâm. Còn các dân biểu phe « cách mạng » ngồi chung phía tả. Lúc bấy giờ có một nhóm « cách mạng » rất cực đoan do Robespierre cầm đầu leo ngồi chiếm các hàng ghế trên cao của phòng hội nghị, nên nhóm nầy tự đặt tên là les Montagnards-Dân Sơn Cước. Ngày nay vẫn theo truyền thống lịch sử ấy mà đặt tên.
Phái Hữu gồm các đảng phái có lý thuyết tinh thần quốc gia, nặng tánh dân tộc. Cực Hữu ở Pháp hiện nay là nhóm Mặt Trận Quốc Gia – Front National, do gia đình Le Pen lãnh đạo, chúng tôi đề nghị nên dịch là Mặt Trận Dân Tộc có lý hơn, vì chủ thuyết chánh trị- nặng tánh dân tộc. Tất cả quyền lợi công dân nên dành cho người Pháp thực thụ lô can-local, sanh đẻ nội địa, da trắng thiên chúa giáo, văn hóa LaHy, tập tục truyền thống cổ truyền, cúng bái lễ lạc dành tất cả cho Giáo Hội Thiên Chúa Giáo La mã, La tinh, truyền thống La Hy, trở về với chế độ kiểm soát biên giới không còn tự do di chuyển nữa để kiểm soát nạn di dân, Pháp phải ra khỏi Liên Âu, Pháp phải ra khỏi khối euros. Vòng 1 bầu cử Hội Đồng Vùng vừa qua, Đảng Mặt Trận Dân Tộc đứng đầu các Đảng phái Pháp với 27,5 % trước Phái Hữu cổ truyền, Đảng Dân Cộng Hòa- Les Républicains 27,00% và Đảng Xã Hôi-Parti Socialiste, đảng cầm quyền chỉ còn 18%… Và dĩ nhiên, chớ quên rằng dân ở nhà, thờ ơ, càu nhàu, chống chánh trị, không đi bầu chiếm trên 50%.
Cực Hữu ở Pháp được dân Pháp ủng hộ bầu, lý do cũng dễ hiểu, là vì khủng hoảng kinh tế, con số thất nghiệp cao – trên 10% – vì dưới thời của cả hai vị Tổng Thống cả Hữu Phái lẫn Tả Phái bất lực, « chỉ đỉ miệng, đỉ mồm, hứa tiều hứa quảng », chớ chẳng những không giải quyết công ăn việc làm cho dân, cũng chả giải quyết một vấn đề gì gọi là khả dỉ. Thêm vào, nào nạn toàn cầu hóa, nào nạn thất nghiệp, nào nạn ô nhiểm, và cuối cùng nạn khủng bố, và nạn di dân…. Dân chịu hết nỗi chả biết tin vào các đảng phái cổ truyền nữa ! Với những nguy hiểm, như hiểu lầm rằng tất cả khủng hoảng, tất cả sự mất an ninh đều do đến từ ngoại quốc. Và lý do lớn là của di dân lậu, lúc nầy số đông thuộc về người Hồi Giáo. Tâm lý sợ toàn cái lạ ! Nào người lạ, nào tập tục lạ, nào mầu da lạ. Sợ bị xâm phạm, sợ không còn nhìn cái « quen thuộc » nữa ! Trở về nhà, đóng cửa, bế môn, tỏa cảng, ở với nhau, dù sao cũng dễ dàng hơn ! Và kỷ luật hơn, và an ninh hơn, và an toàn hơn ! Công ăn việc làm ? Chia nhau giữa người Pháp gô loa-gaulois với nhau, cùng da trắng, cùng mắt xanh, cùng Nhà Thờ cổ truyền với Cây Thánh Giá quen thuộc ! Các bề trên, các thẩm quyền, chấp hành luật lệ, lệnh lạc, nhận lời khuyên lơn, ngoài Luật lệ, Chánh Phủ, Nhà Nước, Thầy Giáo, còn các Ông Cha, Bà Sơ, quen thuộc, giảng dạy dẫn dắt. Đó là lý luận Cực Hữu ! Cực Hữu bảo vệ Quốc Gia, Nước Nhà, Làng Xã, Xóm Giềng. Lúc khó khăn, lúc hoạn nạn, những luận điệu chánh trị ấy làm ấm lòng người dân… dễ nghe, dễ thông cảm.
Còn Cực Tả ? Quốc Tế Đại Đồng, Cộng Sản, Công Hữu, Cách Mạng, Đảng Cộng Sản với Công nhơn, Công đoàn ! Ngày nay Đảng Cộng Sản Pháp yếu xìu, dù chạy theo Công nhơn để biểu tình, đòi tăng lương, đòi công ăn việc làm, nhưng khi bầu bán Đảng Cộng sản Pháp không gom được 2 %. Đảng Cộng Sản Pháp hết hơi, nên nhờ vài nhóm Trốt Kít, cách mạng, đòi dẹp bỏ thế giới xưa, nhưng canh tân thì ít, phá hoại lại nhiều, tiếp sức với vài nhóm thợ thuyền muôn năm bất mãn, la ó xuống đường, muốn cướp chánh quyền để hưởng,…Và tất cả họp lại, lập lên một Mặt Trận (cũng Mặt Trận) gọi Mặt Trận Phái Tả-Front de Gauche, đấu tranh quyền lợi công nhơn, làm ít hưởng nhiều, càng phè càng tốt, quyết đấu tranh với Chủ nhơn và phe Tư bản (phải là người bóc lột vì có tiền) ! Cũng chả đi vào đâu!
Cực Hữu mơ trở về thời cũng cố Dân tộc, Phát Xít, NaZi Quân Phiệt. Cực Tả mơ trở về thời Quốc tế Đại đồng, Bôn Sơ Vít. Cả hai đều sai ! Bốn năm Đại Thế chiến, Cực Hữu-Con Quỷ Đen tàn phá toàn cả thế giới, triệu người tang tóc ! Bốn mươi năm Chiến Tranh Lạnh, Cực Tả-Con Quỷ Đỏ gieo bao tang tóc cho cả trăm triệu nhơn dân ! Nhưng vẫn có người, ngày nay, vẫn chưa tởn ! Vẫn còn những người ngu đần bám những lý thuyết quái đản ấy ! Giấc mơ Nhuộm Đen thế giới « Ngàn Năm cho Đệ Tam Công Hòa-Reich Quốc Xã của Chủng Tộc Aryen » của Hitler hoàn toàn thất bại. Giấc mơ Nhuộm Đỏ thế giới cho « Liên Bang Sô Viết Quốc tế Đại Đồng » cũng thất bại nốt. Ngày nay còn vài con quái thai đang chuyển mình sống những giây phút cuối cùng. Quỷ Đỏ có Bắc Hàn Tàu, Việt, Quỷ Đen có Thổ Nhỉ Kỳ. Nửa Đen Nửa Đỏ nhập nhằng ấy là Nga. Poutine là một anh « tây lai Staline và Hitler ».
Khi Emmanuel Macron dùng từ Chủ Nghĩa Tự Do Xã hội-Le Libéralisme socialiste đơn thuần về mặt lịch sử, hắn ta có lý ! Vì Libéralisme-Chủ Nghĩa Tự Do được Phái Tả khai thác trước, giữa thế kỷ thứ 19, khi phái Hữu còn « giữ vững lập trường » hoàn toàn thủ cựu. Nhưng ngày nay, ai là người liberal-Tự Do Chủ Nghĩa ? Phái Hữu Tư bản, Tư sản, Tư hữu, Tư chức … ? Phái Tả, Công chức, Quốc doanh, … ?
Tả, Hữu: Vế Hai Của Dân Chủ: Check & Balance-Kiểm Soát & Thay Đổi – Cầm quyền & Đối lập Là Đôi Chơn Nhịp Nhàng Thay Nhau Tiến Bước:
Tả Hữu là hai phe đối lập nhau để thay nhau để cầm quyền. Đó là điều kiện tiên quyết để có Dân Chủ.
Thế nhưng, người Pháp thường nói: »Bọn Tả thường dùng hướng chánh trị của phái Hữu và ngược lại, đúng là Bonnet Blanc et Blanc Bonnet – Mũ Trắng và Trắng Mũ vậy! Và vì vậy, chúng ta hiểu rõ thái độ thờ ơ của dân Pháp đối với nền chánh trị là vậy. Tôn Giáo cũng là một vấn đề rất tế nhị trong sanh hoạt xã hội ! Bằng chứng ngày nay, tôn giáo Hồi đang gây những dị ứng lớn ở âu châu – do những đòi hỏi « vô ý thức » của người Hồi Giáo, hiểu nhầm « nhập cư » và « hội nhập ». Cũng vì những tế nhị như vậy, mà ngày nay, người công dân Pháp thờ ơ đến nền chánh trị. Dân Pháp thờ ơ không đi bầu nữa. Chỉ còn một cuộc bầu cử còn hấp dẫn là bầu cử Thị xã, ông xã trường và hội đồng xã, vì đó là đời sống hàng ngày, thực tế. Phần hành còn lại của xã hôi, các công chức làm việc đủ rồi ! Cả hai phái Tả Hữu ở Pháp ngày nay không rõ ràng định nghĩa thái độ mình. Một Đảng Trung tâm có lẽ cần thiết hơn, hay một Liên Minh các Hội đoàn? Chỉ cần đáp ứng những nhu cầu xã hôi đời sống thực tế hàng ngày cho người dân thôi ! Đó là chánh trị, đó là giải quyết đời sống của người dân. Vì thiếu thái độ rõ ràng trong những lúc khủng hoảng nên các nhóm Cực Hữu nổi dậy!
Một Chủ Nghĩa Tự Do Thực Tiển Rất Cần Thiết
Muốn áp dụng Chủ nghĩa Tự Do, cũng nên biết rõ thế nào là Chủ nghĩa Tự Do. Với một quốc gia như nước Pháp, và nói rộng ra như nước Việt Nam, (hay như nước Tàu), thường với truyền thống là cái gì cũng Nhà Nước, cũng Chánh Phủ. Truyền thống Pháp, tốt nghiệp là làm việc cho Nhà nước. Công chức là giấc mơ lớn nhứt. Pháp với ENA – École Nationale d’Administration – Trường Quốc Gia Hành Chánh để làm Đại Công Chức, Pháp với ENS – École Normale Supérieure – Trường Sư Phạm Quốc Gia để làm Công Chức Giáo sư. Tất cả là Công Chức, là Hành Chánh. Các trường Đào Tạo Kỷ Sư cũng đào tạo Công Chức Kỹ Sư : Bá nghệ Bách Khoa – Polytechnique ; École des Mines Kỹ sư các Hầm Mõ chánh phủ ; Écoles des Ponts et Chaussée Kỹ sư Xây cất Cầu Đường xây cất bảo trị cầu đường hệ thống giao thông quốc gia. Việt Nam Công Hòa rập y ông Thầy Pháp từ thời Pháp thuộc. Việt Nam Cộng Sản rập khuôn các xứ Công sản Liên Sô hay Tàu !
Những quốc gia như thế không thể biết thế nào là Chủ nghĩa Tự Do
Có chăng là nghe lỏm bỏm vài ba chữ, vài ba quan niệm, vài ba ý niệm như : Tự Do báo chí, Phá lệ – dérèglementation luật lao động cho thị trường lao động, Chủ Nghĩa Tự Do là giảm thuế nhà giàu, hay cùng lắm có một ngành Giáo dục tự do- Éducation libre…hay luật lệ kinh tế theo kinh tế thị trường économie de marché…
Tất cả những từ ngữ nói trên đều được dùng để hoặc đưa vào, hay tạo thành chánh sách. Những chánh sách lẻ tẻ nầy, góp chung được hiểu là Chủ nghĩa Tự Do. Dĩ nhiên mỗi khi ra một chánh sách như nêu trên đều mang đến sự thay đổi có hướng tích cực, và thường được người dân cổ võ ủng hô. Nhưng trái lại những chánh sách chủ nghĩa Tự Do ấy cũng gặp phải rất nhiều rào cản. Đầu tiên, do dân công chức « thủ cựu », với cái tâm trạng « sợ cái lạ », đụng chạm đến thói quen, chạm vào guồng máy « quan liêu, thủ tục, hệ thống, hành chánh », và cuối cùng sợ cá nhơn mình mất việc làm, vai trò mình đâm ra vô ích, dư thừa. Các công chức rất sợ vai trò, chức vụ mình mất đi sự « quan trọng », các quan chức sợ mất đi cái « trách nhiệm » dù ở Pháp là « trung ương tập quyền ». Các tay nghề, công nhơn thợ thuyền, thì, sợ mất « cái giá trị » của « khả năng nghề nghiệp », của vai trò của « các lò luyện », « các xưởng tập ». Các tay nghề còn có một cái nghịch lý nữa, là trước mắt, rất sợ cạnh tranh nên khi truyền nghề có tật « dấu nghề », nhưng sau đó, lại sợ nghề mình ngày mai bị « mai một », biến mất, thiếu hậu duệ, người tiếp nối ! Chủ nghĩa Tự Do là mở rộng thị trường cho cạnh tranh, để cái tự nhiên, cái dĩ nhiên của « cái giỏi, cái hay, cái tinh hoa » tự động nổi lên, và thị trường, tự nó sẽ dọn sạch, ổn định thị trường. Kinh tế thị trường là vậy, không có việc chi mà phải …luật và lệ ! Ngày nay, phá lệ dérèglementation, phá nhịp dérégularisation để thị trường không bị gò bó nữa, để người tiêu thụ có lựa chọn. Các hội đoàn bảo vệ người tiêu thụ sẽ luôn luôn có mặt vừa kiểm soát phẩm chất vừa làm trọng tài phạt kể ăn gian, để cuộc chơi cân bằng.
Thế nhưng Chủ nghĩa Tự Do càng hấp dẫn bao nhiêu thì lại bị thù ghét bấy nhiêu. Thiên hạ muốn công bằng, muốn dẹp bỏ những đặc quyền, nhưng tất cả đều mong dẹp những đặc quyền người khác, và giữ quyền đặc biệt cho mình. Thiên hạ ai cũng mong bớt thuế, miễn thuế, nhưng cũng ai cũng muốn có thêm vài trợ cấp, vài bổng lộc đặc biệt cho mình. Thiên hạ không bằng lòng Nhà Nước Bao Dung, Nhà Nước Che Chở, Nhà Nước Hầu Bao – l’État Providence, nhưng tất cả ai ai cũng muốn hưởng một hệ thống lương bổng cao, một hệ thống an sanh xã hội tốt, một hệ thống y tế toàn hảo, một hệ thống giáo dục công bằng, nhưng lại tất cả lại chống sự tự do chia xẻ đều cho mọi người.
Ai ai cũng ủng hộ cũng có thể thích Chủ Nghĩa Tự Do, nhưng ai ai cũng ghét Chủ Nghĩa QUÁ Tự Do.
Vâng cho Chủ Nghĩa Tự Do – Oui au Libéralisme, nhưng Chống Chủ nghĩa Quá Tự Do – Non à l’ULTRA Libéralisme.
Phải hiểu và nhận rõ rằng Chủ Nghĩa Tự Do-Libéralisme là một nơi hội nhập giữa các quan niệm một nền kinh tế tự do (tự do thương mãi, tự do trao đổi, tự do hành nghề, tự do mở mang xí nghiệp), một nền chánh trị tự do (chế độ pháp trị, tôn trọng các nhơn quyền) và một hệ thống xã hội tự do (tôn trọng những lựa chọn cá nhơn, tôn trọng những thiểu số). Nhưng nếu định nghĩa hẳn rằng Chủ nghĩa Tự Do là tổng hộp của tất cả các quyền tự do thì vẫn chưa hoàn toàn hẳn vậy, vẫn còn rất thiếu thốn !
Cái thiếu thốn lớn là vai trò Con Người
Con Người: Nhơn phẩm và Tổ chức:
Con người Tự do phải là con người sáng tạo, phục vụ và có thể lầm lỗi.
Sáng tạo : Con người có bản năng lớn nhứt là sáng tạo, là canh tân, là thay đổi, là và để chứng minh cái tài năng cá nhơn, Vì vậy quyền tư hữu phải là quyền tự nhiên của con người, con người phải có tư sản. Tập thể hóa con người là một xâm phạm nhơn phẩm.
Phục Vụ : Con người sanh hoạt và phát triển với sự phục vụ cho cộng đồng. Hữu ích cộng đồm là chỉ tiêu, là giá trị của đời sống con người. Lòng vị tha là bộ máy để con người hoạt động.
Dĩ nhiên con người có thể sáng tạo sai (kẻ phá hoại), phục vụ sai (kẻ cắp, người bất lương).
Con người lầm lỗi: « Con người dễ lầm lỗi nhưng cũng dễ sửa sai, xám hối » Fédéric Bastiat**. Sai trật, lầm lỗi là những bài học để sửa sai. Vì vậy phải biết nhìn nhận những sai lầm, và phải biết lãnh trách nhiệm những việc làm của mình.
Tự Do là biết lãnh trách nhiệm những hành động của mình.
Thử nhìn về Việt Nam:
Trái với cái nhìn phóng khoáng của Chủ nghĩa Tự Do-Libéralisme, Chủ nghĩa Nhà Nước-Étatisme, Chủ nghĩa Tập thể-Collectivisme của chế độ Việt Nam của đương quyền Cộng sản chỉ biết nhìn cá thể và tập thể người dân Việt với con mắt nghi kỵ. Xã hội Việt Nam do Đảng Cộng sản quản trị tự đặt ra những luật lệ để tự bảo vệ những khó khăn, những nguy hiểm do chính họ tự tạo ra.
« Những nghi kỵ chết người – Présomption fatale » Fédérick Hayek***. Trật tự xã hội không do sắp đặt của những kẻ không tưởng-les bâtisseurs d’utopies. Trật tự xã hội do người thật, việc thật làm nên!
Về triết lý, triết lý của Chủ nghĩa Tư Do, là sự trật tự tự do. Trật tự tự do là một trật tự tự nhiên-un ordre spontané. Tự nhiên, vì là nó tự do nên chẳng có ai tạo, ra lệnh cho nó cả, nó đến một cách tự nhiên, từ từ, tùy cơ ứng biến. Vì nó tự do, nó đến với thời cơ, đúng thời, đúng lúc. Những luật lệ tự biên tự diễn tùy trường tùy hợp với những cái sửa sai, từng lúc nhịp nhàng, để tạo sanh hoạt trong cộng đồng con người, là những tập hợp của các cá nhơn chứ không phải là tập thể loài người.
Trái với luật lệ do một thiểu số lãnh đạo áp đặt cho cộng đồng, độc tài, kỳ thị, tạo bất mãn, tạo đàn áp, tạo ra bạo động, tạo bất ổn, mất trật tự mất an ninh. Một Quốc Gia Bao Dung, Nhà nước Che chở – État Providence chỉ biết tạo bất công bất mãn, và tạo bất lực bất tài, vì sự tổ chức chỉ biết dựa trên sự chia lại của cải và quyền lợi cho một dân hưởng thụ, sau khi đã sung công bằng bạo lực của cải của một nhóm người khác. Nhóm bị sung công sẽ uất hận, nhóm hưởng thụ là những kẻ ăn không ngồi rồi, ăn nhờ ở đậu, hoàn toàn vô dụng.
Chừng nào những quốc gia trên thế giới còn bám vào những quan niệm lỗi thời như Xã hội Chủ Nghĩa, như Nhà Nước Bao Dung… Chừng nào các quốc gia trên thế giới còn nghi kỵ người công dân của họ, chỉ nghĩ rằng chỉ có Nhà Nước mới lo mọi việc, giao tất cả cho quan quân công chức tất cả, từ quản trị đất nước, đến kinh doanh thương mại thì bất công sẽ còn, nghèo đói vẫn thế và tham nhũng sẽ hoành hành.
Hãy mạnh dạn giao cho người dân, giao cho những người chủ thật sự của đất nước. Đất nước là sở hữu chung của tất cả người dân. Tự Do kinh doanh, Tư Do thương mại, Tự Do công nghiệp, Tự Do quản trị, Tự Do hành chánh.
Nước Việt Nam nay đang trên bờ vực thẳm. Ngoài Họa Cộng sản Tàu, trong Họa Cộng sản Việt. Với Tàu mất Nước, Với Đảng mất tương lai.
Người dân Việt Nam phải mau mau tỉnh dậy!
Mừng Giáng Sanh-Joyeux Noël-Merry Christmas.
Hồi Nhơn Sơn, Tuần Bốn Mùa Vọng : Tuần Hy Vọng Chúa Nhựt 20 nầy chúng ta thắp sáng cây nến thứ tư, cây nến Hy Vọng và thắp sáng lại ba cây nến cho Hòa Bình, cho Đức Tin và cho Tình Yêu. Hy Vọng một thế giới đầy Hòa Bình của Đức Tin và mong Tình Yêu sẽ mãi mãi ngự trị! Mãi Mãi!
Ghi Chú
*Jacques Garello. Trích dẫn : Connaissance du Libéralisme – Tìm hiểu Chủ Nghĩa Tự Do. Nhà sách SEFEL Aix-en-Provence 2012 www.libres.org.
** Claude, Fédéric Bastiat, 1801-1850, là một kinh tế gia, một chánh trị gia. Ông chuyên đề về một luồng tư tưởng Chủ nghĩa Tự Do – Le libéralisme, bảo vệ quyền tự do thương mại trao đổi, tự do cạnh tranh. Ông chống Chủ nghĩa Xã hội –Le socialisme và Chủ nghĩa Thực dân- Le Colonialisme.
*** Friedrick Hayek, 1899 -1992, là một triết gia, một kinh tế gia quốc tịch Anh gốc người Áo. Ông lãnh đạo trường phái Chủ nghĩa Tự Do –le libéralisme, chống thuyết Chủ nghĩa Keynes- le keynésianisme, chống Chủ nghĩa Xã hội – le socialisme và Chủ nghĩa Nhà nước – l’étatisme. Ông được người đồng thời xem ông như một trong những nhà tư tưởng lớn của thế kỷ 20. Ông nhận giải Nobel về kinh tế năm 1974.
Trích dẫn : La Constitution de la Liberté – Hiến Pháp cho nền Tự Do. Nhà Sách Litec Paris 1994
Những bức thư tình mùa Noel
Thư gởi Ông Già Noel và thư gởi nàng Juliette của Roméo ở Ý
Nguyễn thị Cỏ May
Noel đã bao lần qua nhưng những bức thư của trẻ con viết và gởi cho Ông Già Noel mỗi năm từ tháng 11 và tất cả đều lần lược được hồi âm cho tới đầu thàng giêng năm sau trong số đó có không ít những bức thư vẫn thật sự làm rung động lòng người. Vì những ý nghĩ ngây thơ, trong sáng của tuổi trẻ. Cho tới gần đây, riêng ở Pháp, số thư trẻ con mỗi năm viết tay gởi cho Ông Già Noel vẫn còn chiếm con số rất lớn. Dĩ nhiên có nhìều cô cậu được cha mẹ hướng dẩn viết bằng computer. Thời đại tin học mà !
Riêng bức thư của cô bé Virginia O’Hanlon, 8 tuổi, ở Manhattan, NY, viết năm 1897 gởi cho báo The New York Sun hỏi “Ông Già Noel có thật không ? ” bất ngờ trở thành nổi tiếng và vượt thời gian nhờ bức thư trả lời của báo. Giai thoại này từ hơn 100 năm qua được kể lại mỗi mùa Noel.
Mùa Noel năm nay, câu chuyện lại được nhắc lại trên mạng thông tin. Và bức thư trả lời của ký giả Francis Pharcellus lại thêm một lần nữa đánh động lòng người :
“ …. Virginia, ông già Noel có thật. Ông có thật cũng như tình yêu và lòng quảng đại luôn hiện diện quanh ta, nhờ đó mà cuộc sống của chúng ta được vui tươi và hạnh phúc. Nếu không có ông già Noel thì thế giới của chúng ta ảm đạm biết bao. Nếu không có những em bé như cháu thì thế giới của chúng ta sẽ như thế nào ? Khi đó cuộc sống sẽ chẳng có những tâm hồn trẻ thơ, chẳng có thi ca, chẳng có lãng mạn. Con người chỉ là những cỗ máy khô khan. Ánh sáng niềm tin và hy vọng của trẻ em trên khắp thế giới cũng sẽ tiêu tan.
…, Ông Già Noelvẫn sống và sẽ sống mãi. Hàng nghìn năm sau Virginia à, mà không phải, hàng trăm nghìn năm sau, ông vẫn sẽ tiếp tục mang đến niềm vui và hạnh phúc cho những tâm hồn trẻ thơ trên khắp hành tinh này. Chúc cháu Giáng sinh hạnh phúc “. Bức thư của biên tập viên Francis Pharcellus Church là hành trang theo suốt cuộc đời Virginia. Trọn đời bà đã cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp giáo dục và trẻ em tật nguyền.
Bà mất năm 1971, ở tuổi 81 và đã mang lá thư phúc đáp của ông Church suốt cuộc đời mình.
Cỏ May nhắc lại chuyện Ông Già Noel nhơn mùa Noel vì nó đã làm cho Cỏ May súc động không ít hôm tối 24 vừa qua. Trẻ con vui chơi vì mới 10 giờ tối. Người lớn sửa soạn bửa ăn tối. Năm nay, ở Paris, trời không lạnh. Tây có câu “ Hể Noel đứng được ở bao-lơn thì Phục-sinh phải ngồi trước lò sưởi ”. Tuy không lạnh nhưng cửa sổ vẫn đóng. Thằng bé 7 tuổi tên Lenny, học lớp 1, cứ đòi mở ít nhứt một cửa sổ. Để cho Ông Già Noel tới. Trước khi nghỉ học cuối năm, ở trường, cô giáo nói chuyện cho học sinh trong lớp nghe về Ông Già Noel. Và bảo học trò hảy viết thư cho Ông Già Noel xin quà. Học trò viết như một bài tập. Cậu bé Lenny chăm chỉ viết và gởi cả niềm tin vào trang giấy. Các bạn của nó phần đông không có đứa nào tin. Riêng nó tin có Ông Già Noel.
Tối hôm ấy, bất ngờ, cha của nó làm ngã cây thông. Nó òa lên khóc vừa đau khổ “ Ông Già Noel không tới …”. Nó hiểu như một điềm không lành.
Nó bỏ chạy vào phòng khóc tức tưởi. Và ngủ thiếp đi.
Sau đó, mẹ của nó lấy quà ra bày lên những đôi giày của trẻ con để sáng ra, chúng nó nhận quà.
Ngủ dậy, Lenny thấy có nhiều quà, reo lên mừng rở. Quên những chuyện buồn của tối hôm trước.
Đúng là cái đẹp vẫn ở niềm tin. Và niềm tin của trẻ con đẹp hơn cả!
Viết thư gởi Ông Già Noel
Trẻ con Pháp viết thư gởi Ông Già Noel hoàn toàn miển phí. Ban thư ký của ông là Bưu điện và địa chỉ gởi thư là:
Ông Già Noel
14, đường sao xẹt trên Trời
33 500 Libourne – France (Miền Tây-Nam Pháp – Gần Bordeaux)
Theo tin mới nhứt, cập nhựt ngày 28 tháng 12 năm 2014, Ban Thư ký của Ông Gìà Noel đã được mở cửa làm việc trở lại. Đó là tin mừng cho tất cả trẻ con ngoan, học giỏi, vì có thể viết thư gởi miển phí cho Ông Già Noel, xin ông quà. Ông sẽ mang tới đặt dưới chân cây thông vào ngày Noel năm tới.
Hằng năm, vào tháng 11, Bưu điện mở Văn phòng truyền thống tọa lạc ở Thành phố Libourne thuộc Tỉnh Gironde. Năm 2012, Văn phòng nhận được 1, 7 triêu bức thư và ăn mừng năm thứ 52. Năm rồi, Văn phòng nhận được 1, 2 triêu bức thư viết tay và cả 200 000 e-mails của trẻ con trong đó có những hình vẻ và sự mong ước nhận được những món quà và đồ chơi. Những bức thư này gởi tới từ 126 quốc gia trên thế giới. Năm 1962, Văn phòng mới thành lập chỉ nhận được có 5000 thư. Ngày nay, Văn phòng có 60 nhơn viên trả lời thư.
Ngày hằng năm, trẻ con bắt đầu viết thư gởi Ông Già Noel, là ngày 6 tháng 11. Với danh sách kèm theo liệt kê những món quà mong đợi. Tất cả thư nhận được đều được Ban Thư ký đọc kỷ và trả lời liền. Điều đặc biệt là thư không đề địa chỉ đầy đủ, như chỉ ghi « Ông Già Noel », dán lại, bỏ vào thùng thư cũng tới tận Văn phòng của Ông Già Noel và được hồi âm kịp lúc.
Chánh Văn phòng của Ông Già Noel là Bà Teulières. Bà rất súc động khi đọc qua những bức thư của tác giả từ 3 tới 9 tuổi vì đó là những dòng chữ, những hình vẻ ngoằn ngoèo bộc lộ đầy sự ngây ngô trong sáng, vô cùng dễ thương, gởi cho người sẽ đem tới những niềm vui vào ngày cuối năm.
Qua hơn năm mươi năm hoạt động, Ban Thư ký của Ông Già Noel đã có tên tuổi khắp thế giới.
Những bức thư tình
Chuyện tình ngang trái của Juliette và Roméo đã đi vào lịch sử tình yêu được nhà văn Anh Shakespeare đưa vào kịch nghệ nay trở thành bất hủ.
Juliette vẫn trả lời hằng năm 4000 bức thư gởi tới nhà ở Vérona, Ý, nay trở thành bảo tàng viện lịch sử.
Juliette và Roméo là hai người yêu nhau nhưng cả hai trở thành nạn nhơn của sự xung đột của hai gia đình. Gia đình Capulet của Juliette và Montaigu của Roméo cùng ở thị trấn Vérona, miền Đông-Bắc Ý, vào thời Phục Hưng. Những bức thư tình từ trên khắp thế giới gởi tới để tâm sự với Juliette vì cũng đồng cảnh ngộ.
Phần nhiều người viết thư cho Juliette không biết rỏ địa chỉ, chỉ ghi ngoài bao thư « Juliette, Vérona ( Vérone), Italie ». Nhưng Bưu điện ý vẫn đưa thư tới vì biết thư gởi cho Juliette là những lời tâm sự.
Tại ngôi nhà xưa của Juliette nay là bảo tàng viện, có 10 phụ nữ làm việc tự nguyện để trả lời thư từ. Một bà cho biết những thư tâm sự đó phần lớn gởi từ Pháp, Đức và Huê kỳ. Tác giả những bức thư này là phụ nữ. Có cả những cô gái vị thành niên.
Họ viết thư để bày tỏ tâm sự trong tinh yêu và hỏi Juliette cho những lời khuyên bảo để ứng xử. Nhiều người không biết làm thế nào để tỏ tình, để bảo vệ tình yêu, …kẻ khác tỏ bày niềm hạnh phúc, sự đau khổ, … Đôi khi thư kèm theo một bức tranh, tấm hình của hai người yêu nhau, hoặc một bài thơ tình.
Văn phòng của Juliette trả lời tất cả thư nhận được. Bằng tiếng pháp, tiếng ý, tiếng anh, tiếng nhựt, tiếng nga. Những thứ tiếng mà mười phụ nữ tự nguyện ở đây có khả năng.
Những bức thư trả lời được viết tay, sát theo từng trường hợp của người gởi. Không hề có thứ trả lời chung, một cách kiểu mẫu. Người trả lời viết theo cảm hứng của mình, theo nhịp tim của mình sau khi đọc thư.
Trong năm, có hai mùa, Văn phòng Juliette nhận nhiều thư hơn hết : mùa Lễ Tình Yêu và Noel.
Cỏ May ghi ra đây địa chỉ Văn phòng Juliette để bạn đọc (Các Bà trong các Hội Cao niên) có thể viết thư không lo thư bị thất lạc :
Via Galilée
37133 Verona – Italia
Bao-lơn lịch sử Juliette
Du khách tới Verona không thể không đưa mắt ngước nhìn bao-lơn nơi Juliette đứng nhận lời tỏ tình của Roméo. Verona là một thành phố nhỏ đầy chất lảng mạn nhứt của nước Ý. Nhờ chuyện tình bất diệt của cặp tình nhơn Roméo và Juliette. Thật ra chuyện tình này chỉ là sản phẩm của trí tưởng tượng thế kỷ thứ XIX, vào năm 1930, biến thành câu chuyện tình hấp dẩn du khách thế giới.
Từ đó, bao-lơn trước ngôi nhà của Juliette được mọi người tới Verona không thể bỏ qua. Nó trông ra cái sân nhỏ, hằng ngày đông đầy du khách tứ phương. Họ chụp hình nhau với « phong » là bao-lơn. Hoặc chụp với pho tượng Juliette trong vườn.
Theo truyền thuyết, mỗi ngưới tới đây, trước khi ra đi, phải gởi lại Juliette một cái gì. Vì vậy, ngôi nhà của Juliette như được gói bằng những tờ giấy lớn, nhỏ, ghi vội những lời yêu đương nồng nàng, hay những lời đầy nước mắt của những ngưòi yêu nhau trong cảnh ngang trái. Hoặc những món nữ trang nho nhỏ. Cả miếng chewing-gum nắn thành trái tim dán lên tường …
Nếu du khách muốn viếng bảo tàng tình yêu của Juliette, đứng trên bao-lơn, thì phải đóng góp 6e cho chi phí quản lý cơ sở lịch sử này.
Do ảnh hưởng lịch sử chuyện tình bao trùm ngôi nhà của Juliette mà những người tới đây, sau chốc lác nhìn ngắm khung cảnh xong, khó mà không ôm nhau hun người đi bên cạnh mình.
Cũng theo lời kể lại. Các bà, các cô vào đây, nên rờ vú mặt của pho tượng Juliette để lấy hên như giử tình yêu bền vững, có đông con.
Còn rờ cả hai vú thì sẽ gặp được người trong mộng. Các ông ế vợ mà rờ cả hai vú của Juliette sẽ có vợ sớm. Chẳng những có một vợ mà tới hai vợ.
Không biết thật sự chuyện này ứng nghìệm như thế nào. Chớ nhiều cặp yêu nhau và thường cải nhau, tới đây, rờ vú Juliette, họ được cơm lành canh ngọt suốt ba năm !
Nếu không tin, xin mời bạn đọc nào, hai người thường cải nhau, tới đây, rờ cả hai vú Juliette thử để biết chuyện sẽ ứng nghiệm tới đâu. Cả những anh chàng ế vợ…
Dân Tộc Sinh Tồn (tt)
GS Nguyễn Ngọc Huy
3. Những thuyết phụ thêm vào thuyết giai cấp tranh đấu
a) Thuyết giá trị
Sự định giá-trị một món hàng thường tùy-thuộc vào hai yếu-tố : một là sự lợi-ích của món hàng ấy, hai là công-trình người làm ra nó. Như vậy nó gồm hai phương-diện khác nhau: phương-diện người tiêu-thụ và phương-diện người sản-xuất.
Đứng về phương-diện người tiêu-thụ mà nói, vấn-đề giá-trị đã hết sức phức-tạp rồi, vì sự qui-định mức cần-ích của món hàng, tùy theo xã-hội và cá-nhơn mà khác nhau vô cùng. Nếu ta nhớ rằng ngoài người tiêu-thụ, lại còn có người sản-xuất, ta sẽ thấy rằng vấn-đề giá-trị lại còn phức-tạp hơn nữa.
Khi lấy một số công-việc xã-hội cần-thiết để sản-xuất một món hàng làm yếu-tố qui-định giá-trị món hàng ấy, Marx đã đơn-hóa vấn-đề, nhưng chính-sự đơn-hóa này đã làm cho vấn-đề sai lạc đi.
Trước hết, ta có thể nhận rằng Marx đã bỏ hẳn quan-điểm của người tiêu-thụ, mà thật ra, chính quan-điểm này mới lại là phần quan-trọng hơn hết, vì người chỉ sản-xuất những món hàng tiêu-thụ được mà thôi. Một đồ vật tốn nhièu công-phu chế-tạo mà không hữu-ích cho ai cả tất-nhiên không thể có một giá-trị gì, và điều này chỉ tỏ rằng quan-niệm giá-trị của Marx không thể chấp-nhận được.
Hơn nữa, ngay về phiá người sản-xuất, quan-niệm về giá-trị của Marx cũng không đầy đủ. Trong thuyết giá-trị của ông, Marx chỉ nói đến công việc thủ-công mà không nhắc đến sự làm việc bằng trí óc, cũng không đá động đến những kinh-nghiệm của người làm việc.
Thật ra, nếu ta theo đúng chủ-trương của Marx về vấn-đề giá-trị, ta sẽ phảỉ định giá-trị những tác-phẩm văn-chương, nghệ-thuật, những phát-minh khoa-học, những công-tác chánh-trị bằng số giờ làm việc của các văn-nghệ-sĩ, các nhà bác-học, các chánh-khách, và đó là một điều thậm vô-lý. Bởi vậy, ta phải gạt bỏ các hạng người này qua một bên, và như thế trong xã-hội của Marx chỉ còn có hạng thợ thuyền là đáng kể.
Về những hạng thợ thuyền này, Marx chủ-trương dựa vào số thì giờ xã-hội cần-thiết để định giá-trị công việc làm của họ. Trả lời cho những người nêu ra vấn-đề phân-biệt công-việc chuyên-môn với công việc thường, Marx bảo rằng công việc chuyên-môn có thể xem như là một bội-số của công việc thường.
Vậy, cứ theo ý Marx, giá một món hàng do một người thợ chuyên-môn làm trong mười giờ đồng-hồ phải hai hay ba lần cao hơn giá một món hàng do một người thợ thường làm cũng trong thời-hạn mười giờ. Do đó, người thợ chuyên-môn phải lãnh một số lương bằng hai hoặc ba số lương người thợ thường.
Nhưng vấn-đề nan-giải cho những người theo chủ-trương này là làm sao định được con số dùng làm số nhân một cách đàng-hoàng. Nếu ta xem công việc của một người thợ điện như là một bội-số của người gác cổng, ta phải định rõ mực gia-bội này là bao nhiêu.
Marx có cho biết rằng muốn định con số đó, ta phải dựa vào xuất mậu-dịch của các vật-phẩm. Nếu một cái tượng do một nhà điêu-khắc chạm trong hai giờ có thể dùng để đổi lấy một xe đá do một người thợ đá đục được trong hai mươi giờ, ta có thể xem rằng một giờ làm việc của nhà điêu-khắc bằng mười giờ làm việc của người thợ đá, và như thế số nhân phải là mười.
Nhưng câu trả lời của Marx không giải-quyết được vấn-đề, vì người ta tự hỏi phải làm sao để định được rằng giá cái tượng bằng giá xe đá trên đây? Ta không thể dựa vào giá thị-trường được, vì như thế, ta lại rơi vào trong chế-độ mậu-dịch của tư-bản mà Marx chỉ-trích. Hơn nữa, giá thị-trường vốn không phải là bất-biến và khi dựa vào nó, ta phải luôn luôn thay đổi số nhân giữa công việc chuyên-môn và công việc thường.
Trong trường-hợp chánh-phủ cộng-sản can-thiệp vào việc định giá-trị các món hàng, ta không thể biết được họ dựa vào tiêu-chuẩn gì mà tính, vì hiện-thời, người ta chưa có dụng-cụ gì khả-dĩ đo lường được sự khó nhọc của người khi làm một công việc.
Nếu ta nhớ rằng trong xã-hội, không phải chỉ có hạng thợ thuyền là làm việc mà còn những người làm việc bằng trí óc nữa, ta sẽ thấy tất cả sự khó khăn của vấn-đề. Vì ta có thể chắc chắn rằng dầu khoa-học có tiến-bộ đến đâu, nó cũng khó thể tạo được một cái máy giúp người so-sánh những nỗi lo của một viên giám-đốc khi ông ta do-dự trước hai phương-pháp tổ-chức xưởng mình, với sự mệt nhọc về thể-xác của một anh phu đào đất và sự dụng-tâm của một viên kế-toán ghi chép những con số và tính-toán với những con số ấy. Đối với những nhà thi-sĩ khi cao-hứng thì làm bài thơ dài trong một khắc, và lúc cạn hứng thì nặn nọt suốt ngày mới viết được ít câu, hẳn không máy móc nào có thể đo nổi công lao họ, càng không thể nữa là nhà thi-sĩ có thể không thấy mệt nhọc mà còn sung sướng khi làm thơ.
Như thế, quyết-định của chánh-phủ cộng-sản về giá-trị công việc làm mỗi người chỉ có thể là một quyết-định độc-đoán mà thôi. Những người cộng-sản cho rằng trong xã-hội cộng-sản, đảng cộng-sản là ý-thức quần-chúng, và các lãnh-tụ cộng-sản là ý-thức của đảng cộng-sản. Giữa quần-chúng với đảng và giữa đảng với các lãnh-tụ, luôn luôn có sự thông-cảm và ảnh-hưởng qua lại với nhau. Bởi đó, quyết-định của các lãnh-tụ cộng-sản luôn luôn hợp với nguyện-vọng và sự cần dùng của quần-chúng. Nhưng gương Staline đã cho ta thấy rằng những quả-quyết trên này không thể đứng vững, và thuyết giá-trị của Marx chung-qui không sao có thể nhận được.
b) Thuyết giá trị thặng dư
Thuyết giá-trị thặng-dư của Marx dựa vào một quan-niệm căn-bản là sức làm việc của người thợ cũng là một món hàng mà giá-trị mậu-dịch bằng số thì giờ cần-thiết để sản-xuất những món dùng vào việc duy-trì sự sống của người làm việc và gia quyến anh ta. Cứ theo quan-niệm này, người thợ chung-qui cũng chỉ là một món hàng.
Thật ra thì trong các xã-hội cổ, quan-niệm xem người – ít nhứt là người lao-động thuộc giai-cấp hạ-tiện – như một món hàng là một quan-niệm thông-thường. Người nô-lệ của chế-độ cổ-thời, người nông-nô của chế-độ phong-kiến bị đối-đãi như con vật mà người chủ có quyền đem đi bán lúc nào cũng được. Xét về mặt pháp-lý, trong xã-hội dân-chủ tư-sản, tất cả mọi người đều là công-dân. Nhưng trong thật-tế, phần lớn những nhà tư-bản của thế-kỷ 19 vẫn xem thợ thuyền như là một thứ máy móc làm việc cho mình.
Thái-độ những nhà quí-phái cũng như những vị chủ-nhơn thời trước khinh rẻ hạng cần-lao và xem họ như một món hàng là một thái-độ vô-nhơn-đạo. Nó chà đạp phẩm-cách con người và gây ra bao nỗi khổ-sở cho hạng người xấu số. Lòng nhơn-đạo và sự tôn-trọng phẩm-cách con gười bắt buộc ta phải đánh đổ quan-niệm của hạng thống-trị ngày xưa. Mà trong việc làm này, thuyết giá-trị thặng-dư của Marx chẳng những vô-ích mà còn có hại nữa.
Không cần nêu ra thuyết giá-trị thặng-dư, ai cũng thấy rằng những nhà tư-bản của thế-kỷ 19 bóc lột thợ thuyền một cách tàn-nhẫn. Những nhà xã-hội duy-tâm đã nhiệt-liệt chỉ-trích những nhược-điểm của chế-độ tư-bản. Ta có thể chấp-nhận rằng những đề-nghị cải-tổ xã-hội của họ có tánh-cách không-tưởng, nhưng sự công-kích chế-độ tư-bản của họ không phải là không hiệu-lực. Nêu ra thuyết giá-trị thặng-dư, Marx không giúp ích gì hơn vào việc phơi bày nỗi khổ của người lao-động, mà lại còn long-trọng công-nhận rằng thợ thuyền là một thứ hàng-hóa không hơn không kém.
Chủ-trương của Marx thật hết sức rõ ràng : sức làm việc của người thợ là một món hàng. Giá-trị món hàng này bằng số thì-giờ cần-thiết để sản-xuất những món cần-thiết cho sự sống của người thợ và gia-quyến y. Vậy, người thợ thật-sự cũng là một món hàng, một món hàng đặc-biệt nếu ta săn sóc tử-tế sẽ có thể cung-cấp một số công-việc, và một số con cái sau này sẽ cung-cấp một số công việc khác, y hệt như con trâu hay con ngựa.
Chủ-trương trên này – vốn rất hợp với thuyết duy-vật của Marx – đã không kính-trọng nhơn-phẩm người thợ mà còn đưa đến một chánh-sách rất có hại cho hạng cần-lao. Xét đời sống chánh-trị nội-bộ những nước bị bọn môn-đồ Karl Marx chiếm cứ, ta thấy rằng bọn họ xem con người như một thứ tư-bản. Để đuổi kịp các nước tây-phương trên con đường kỹ-nghệ, Liên-bang Sô-viết đã lập các trại tập-trung hàng ngàn hàng triệu con người. Chính với sự đau khổ của các công-nhơn cưỡng bách này, họ đã một phần nào chữa bớt sự chênh-lệch giữa họ với các nước đã có một nền tư-bản khổng-lồ tích-lũy suốt mấy trăm năm nay.
Vì thế, thợ thuyền các nước theo chế-độ cộng-sản, nhứt là thợ thuyền Ba-lan và Hung-gia-lợi đã hết sức thù ghét cộng-sản. Những cuộc khởI-nghĩa đã làm đẫm máu đất Trung-Âu vào cuối năm 1956 đã cho ta thấy rõ rằng hiện nay chính những người lao-động của các nước «dân-chủ bình-dân» mới là những người chống cộng mãnh-liệt nhứt.
Đứng về phương-diện kinh-tế mà nói, thuyết giá-trị thặng-dư của Marx có thể qui về hai điểm : một là nhà tư-bản luôn luôn trả cho thợ thuyền một số lương tốI-thiểu, hai là thợ thuyền là hạng người duy-nhứt tạo ra sản-phẩm và phải được hưởng hết những sản-phẩm chế-tạo ra.
Marx cho rằng sức làm việc là một món hàng được nhà tư-bản mua theo giá-trị mậu-dịch của nó, mà giá-trị mậu-dịch này bằng số thì giờ cần-thiết để sản-xuất những món dùng vào việc duy-trì sự sống của người làm việc và của gia-quyến anh ta. Như thế, Marx đã bảo một cách gián-tiếp rằng nhà tư-bản chỉ trả cho thợ-thuyền một số lương tối-thiểu cần-thiết cho thợ thuyền mà thôi.
Điều này rất đúng lúc Marx nêu ra chủ-nghĩa của mình. Nhưng ta có thể nhận thấy rằng những nguyên-nhơn đưa đến tình-thế đó là những nguyên-nhơn đặc-biệt của thời-kỳ này.
Đâu thế-kỷ 19, sự bành-trướng của cơ-giới làm cho công-nghệ ở thôn quê không cạnh-tranh lại các kỹ-nghệ ở thành thị và phải phá-sản. Do đó, thợ thuyền ở thôn quê dồn về thành-thị rất đông. Họ không được tổ-chức một cách đàng-hoàng vì chánh-phủ nghiêm-cấm mọi cuộc liên-minh giữa thợ thuyền.
Trong lúc đó, vì kỹ-nghệ mới mở mang, những nhà tư-bản hãy còn ít và không dùng hết số thợ thuyền sẵn có. Một mặt khác, họ có thể thoả-thuận với nhau để dìm giá lương bổng. Không như thế, sự cần-thiết phải hạ giá hàng-hóa để cạnh-tranh nhau một cách hiệu-lực cũng bắt buộc họ phải trả cho thợ thuyền ít chừng nào hay chừng ấy.
Vì những lý-do này, trên thị-trường lao-công, người thợ ở vào một vị-thế hoàn-toàn yếu kém. Đã thế, trên thế-giới lúc đó, kỹ-nghệ chỉ mới mở mang ở một vài nước,thành ra nhà sản-xuất có một thị-trường rộng rãi. Họ không cần đến khả-năng tiêu-thụ của hạng thợ thuyền cho nên người lao-động ở trong một hoàn-cảnh hết sức tối tăm.
Nhưng ngay trong chế-độ tư-bản của thế-kỷ 19, cũng đã có sự phân-biệt giữa các hạng thợ thuyền. Những người thợ chuyên-môn thời ấy đã được hưởng những lương bổng cao hơn thợ thường nhiều.
Một mặt khác, lương bổng thợ thuyền càng ngày càng tăng và tăng mau hơn giá sanh-hoạt. Những sử-gia khách-quan đều nhận rằng địa-vị thợ thuyền đã được cải-thiện rất nhiều, nhờ sự biến-đổi của điều-kiện xã-hội.
Trước hết, phong-trào di-cư từ thôn quê ra thành-thị yếu lần đi. Một mặt khác, vì kỹ-nghệ mở mang thêm, sự cần dùng nhiều nhơn-công cũng tăng lên nhiều. Thêm nữa, thợ thuyền lần lần giác-ngộ về quyền-lợi mình nên hội-họp nhau lại để tranh-đấu chung nhau. Ban đầu, các nghiệp-đoàn chỉ được chánh-phủ dung-nhận, nhưng về sau, nó được chánh-thức thành-lập nhờ những cuộc tranh-đấu chánh-trị của những phần-tử cấp-tiến. Khi đã mạnh lên rồi, những nghiệp-đoàn hoạt-động để yêu-cầu các nghị-hội ban-bố những luật-lệ xã-hội có lợi cho hạng thợ thuyền, bắt buộc chánh-phủ qui-định số lương tối-thiểu mà chủ-nhơn phải trả cho thợ thuyền, thi-hành những biện-pháp để bảo-vệ quyền-lợi của thợ thuyền trong trường-hợp họ bị tai-nạn hay ngọa bịnh vì công việc, hạn-chế số giờ làm việc mỗi ngày và cưỡng bách chủ-nhơn phải cho thợ thuyền nghỉ ăn lương một thời-gian trong năm.
Những nhà tư-bản ban đầu còn có chống chọi lại xu-hướng xã-hội ấy. Nhưng về sau,họ lại nhận thấy rằng một số luật-lệ xã-hội cuối cùng lại làm lợi cho việc sản-xuất, thí dụ hạn-chế số giờ làm việc mỗi ngày giúp cho thợ thuyền khoẻ hơn và làm việc hăng-hái hơn, thành ra năng xuất sanh-sản của thợ thuyền tăng lên rất cao, và với một số giờ làm việc ít hơn, người ta có thể sản-xuất nhiều hơn trước. Do đó, họ cũng chiều theo xu-hướng chung.
Gần đây hơn nữa, người ta thấy phát-hiện một quan-niệm mới theo đó, lương bổng không còn là một số tiền dùng để trả công-lao cho thơ thuyền mà trở thành lợi-tức cho một hạng người trong xã-hội. Quan-niệm này do sự phát-triển nền kỹ-nghệ trên thế-giới mà ra. Vì sự phát-triển đó, các nhà kỹ-nghệ khó kiếm thị-trường bên ngoài quốc-gia mình nên phải tìm cách mở rộng thị-trường trong nước. Do đó, họ phải nghĩ đến việc mở mang khả-năng tiêu-thụ của thợ thuyền là một hạng người đông đảo trong nước. Chẳng những tự ý nâng cao lương bổng thợ thuyền, họ còn rút ngắn thì giờ làm việc để thợ thuyền có thì giờ đi chơi và có dịp tiêu-thụ nhiều hơn.
Ngay ở những nước chưa đi đến quan-niệm này, người ta cũng nhận thấy rằng số tiền mỗi người thợ lãnh không còn cân-phân với sức làm việc họ cung-cấp mà một phần nào dựa vào nhu cầu họ. Một người thợ thường có nhiều con cái có thể nhờ tiền trợ cấp gia-đình mà lãnh một số lương cao hơn một người thợ chuyên-môn nhưng không có gia-đình.
Như thế, lương bổng thợ thuyền không còn bị nhà tư-bản ghìm xuống mức tối-thiểu như Marx chủ-trương. Nó cũng không còn là một yếu-tố để định-giá sản-xuất một món hàng hay một giá-trị dùng để đền bù công khó cho ngưới thợ, mà trở thành một nguồn lợi-tức dùng để thỏa-mãn sự cần dùng của một hạng người trong xã-hội. Vậy thuyết thặng-dư giá-trị của Marx đã bị sự thay đổi của tình-thế làm cho sai lạc đi.
Về chủ-trương của Marx cho rằng chỉ có thợ thuyền là kẻ tạo ra sản-phẩm nên họ phảI được hưởng hết những sản-phẩm chế tạo ra, ta có thể bảo rằng nó không hợp-lý. Những người đứng ra sáng-tạo một xí-nghiệp và tổ-chức công việc trong xí-nghiệp, tìm cách tiết-kiệm thì giờ, vật-liệu và sức lực nhơn-công, phân chia công việc làm, hạn-định sự tác-dụng nghị-lực của mỗi người, đã đóng một vai tuồng quan-trọng hơn một người thợ trong quá-trình sanh-sản.
Trong xã-hội Âu-châu vào thế-kỷ thứ 19, những nhà tư-bản quả có thâu lấy một phần lời quá lớn so với công-lao và vốn liếng họ bỏ ra. Đó là một sự bất-đồng cần đánh đổ. Nhưng khi bảo rằng nhà tư-bản ngồi không an-hưởng giá-trị thặng-dư và cho rằng chỉ có người thợ là kẻ đã tạo ra giá-trị, Marx đã đi quá đà. Vì bảo như thế, tức là bảo rằng dầu là có người điều-khiển hay không, dầu sự điều-khiển hay dở thế nào đi chăng nữa thì cung-lượng sản-xuất của người thợ vẫn không thay đổi.
Thêm nữa, ngoài người lao-động, dụng-cụ đóng một vai tuồng quan-trọng trong sự sản-xuất. Trong các kỹ-nghệ có ngành dùng người nhiều, máy ít ; có ngành dùng người ít, máy nhiều. Nếu thuyết giá-trị thặng-dư mà đúng thì tất nhiên người chủ hãng nào dùng thợ nhiều phải thâu lời nhiều hơn những hãng dùng thợ ít. Nhưng sự thật trái hẳn điều này.
Vả lại, một khi người thợ cần dùng dụng-cụ để làm việc, ta còn phải nghĩ đến việc giữ gìn các dụng cụ ấy và khi nó hư hỏng thì phải thay thế nó.Hơn nữa,ta cũng phải nghĩ đến việc chétạo thêm dụng cụ mới để cho khẩnăng sản-xuất của xã-hội ngày thêm tăng-cường mãi lên.Trong trường-hợp đó,ta không thể nào giao tất cả những sản-phẩm chế-tạo được cho thợ thuyền,mà phải dành một phần sản-phẩm ấy cho những người có tham-dự vào việc chế-tạo dụng-cụ và những người đứng ra tổ-chức việc giữ-gìn dụng-cụ và chế-tạo thêm dụng-cụ mới.
Về thuyết giá-trị thặng-dư, chúng ta cũng nên lưu-ý rằng Marx nhận càn rằng người thợ chỉ cần làm việc 6 giờ cũng đủ sản-xuất những món cần-thiết cho sự sống của mình và của gia-đình mình mà phải làm việc cho nhà tư-bản 12 giờ. Hai số 6 và 12 này thật ra không căn-cứ vào đâu cả. Nhưng dầu cho lời quả-quyết của Marx hết sức đúng, ta cũng không nên quên rằng nếu người lao-động có thể sản-xuất đủ những món cần-thiết cho mình trong 6 giờ, ấy cũng nhờ có tư-bản và sự chỉ-huy bằng trí óc giúp vào. Nếu người lao-động làm việc một mình thì không những 12 giờ mà có lẽ đến 24 giờ làm việc cũng không đủ để cho y sản-xuất những món cần-thiết trên kia. Sự so sánh một xã-hội gọi là tư-bản với một xã-hôi dựa vào một chế-độ sản-xuất cổ-lỗ giúp cho ta thấy điều này một cách rõ ràng.
Cứ theo ý Marx và môn-đồ ông thì chỗ khác nhau giữa số sản-phẩm của người lao-động làm việc một mình với một dụng-cụ đơn-giản, và số sản-phẩm của người lao-động làm chung với một số đông lao-động khác trong một hãng xưởng với máy móc đầy đủ, phải thuộc về người lao-động cả. Nhưng thật ra, chỗ khác nhau trên này là một sản-phẩm có tánh-cách xã-hội. Nó là kết-quả của sự tổ-chức, sự điều-khiển, nhưng cũng là kết-quả những sự phát-minh, những sự nghiên-cứu, những công cuộc đào-luyện, giáo-dục, những hoạt-động để duy-trì sự an-ninh trật-tự cần-thiết cho sự sản-xuất kinh-tế theo một qui-mô rộng lớn. Bởi đó, khi bảo rằng đó là một giá-trị thặng-dư mà nhà tư-bản cướp của người lao-động thì không đúng, mặc dù nhà tư-bản có giành lấy một phần quá lớn trong số lời thâu được.
Một mặt khác, những chủ-trương của Marx về vấn-đề tăng-gia giá-trị thặng-dư cũng không đúng. Cho rằng hạ giá hàng-hóa xuống là thâu ngắn thì giờ mà người lao-động làm việc cho mình, tức là bóc lột người lao-động, thì thật là có một quan-niệm hoàn-toàn máy móc. Vì nếu nhà sản-xuất hạ giá hàng-hóa xuống mà giữ nguyên số lương của người thợ, hay hơn nữa, tăng thêm số lương ấy, thì khả-năng tiêu-thụ của người thợ được lên cao và người thợ có thể sống một cuộc đời phong-lưu hơn trước. Trong trường-hợp đó, ta không thể nào cho rằng người thợ bị bóc lột khi hàng-hóa bị hạ giá được.
Với một tổ-chức hợp-lý hơn, xã-hội tư-bản hiện-tại thật ra đã làm sai hẳn nhiều quan-điểm của Marx. Theo nhà thủy-tổ của lý-thuyết xã-hội duy-vật, sức làm việc công-cộng của thợ thuyền hoàn-toàn thuộc về nhà tư-bản. Nhưng thật sự, với lối đánh thuế lũy-tiến, với chế-độ « an-ninh xã-hội », với sự tranh-đấu nghiệp-đoàn bắt buộc chủ-nhơn phải hạ số giờ làm việc mỗi tuần xuống và tăng lương thợ thuyền lên, đồng-thời tổ-chức việc sự nâng cao đời sống thợ thuyền về mọi phương-diện và bài-trừ nạn thất-nghiệp, sự phân chia lợi-tức có tánh-cách công-bằng hơn, và sự dùng thêm máy móc không còn tăng-gia giá-trị thặng-dư tương-đối nữa, mà lại nâng cao trình-độ sanh-hoạt vật-chất của mọi người lên.
Như thế, thuyết giá-trị thặng-dư không thể đứng vững được. Thêm nữa, nó không bao-quát được cả sự làm việc trong xã-hội, vì ngoài những người lao-động trực-tiếp sanh-sản những nhu-dụng cho xã-hội, còn có những người khác không trực-tiếp làm công việc sanh-sản, những chánh-khách, những quân-nhơn. Nếu cho rằng chỉ có sản-phẩm thủ-công là có giá-trị, và ai không tạo ra một hàng-hóa gì mà có hưởng những nhu-dụng như mọi người là kẻ bóc lột lao-động thì chính Karl Marx, Engels, những lý-thuyết-gia xã-hội suốt đời chỉ hoạt-động cách-mạng và văn-hóa chớ không tự mình làm ra một sản-phẩm gì, hẳn cũng là những người bóc lột nốt.
c) Luật tích lũy tư bản và quần chúng vô sản hóa
Luật tích-lũy tư-bản và quần-chúng vô-sản-hóa cũng không được thật-tế chứng-nhận. Trong thế-kỷ 19, quả có những nhà tư-bản và nhiều nhà tiểu-tư-sản sạt nghiệp vì những sự cạnh-tranh và khủng-hoảng kinh-tế. Nhưng xen vào những thời-kỳ hỗn-loạn, vẫn có những thời-kỳ phồn-thạnh, làm cho trình-độ sanh-hoạt chung được nâng cao lên.
Sự phát-hiện của những phong-trào xã-hội, lại làm cho những nước tư-bản không ít thì nhiều, tìm cách hạn-chế sức phát-triển của tư-bản và cải-thiện đời sống hạng cần-lao. Do đó, hạng tiểu tư-sản đã không bị tiêu-diệt mà lại còn càng ngày càng nhiều và lần lần xuất-hiện ở những nước xưa nay không có nó.
Thêm nữa, người ta lại nhận thấy rằng sự phát-triển của kỹ-thuật làm cho các xí-nghiệp lớn ra rất nhiều, và tư-bản các xí-nghiệp không còn thuộc về một số ít người làm chủ nữa. Trái lại, với lối họp-tập tư-bản bằng cổ-phần, vốn của nhiều xí-nghiệp thuộc về một số rất đông người tiết-kiệm. Một cuộc điều tra ở Mỹ vào năm 1937 cho biết rằng tư-bản của công-ty điện-thoại và điện-tín, một xí-nghiệp tư, thuộc về 641.000 người có cổ-phần. Và khi quốc-hữu-hóa các mỏ than sau khi trận thế-giới đại-chiến thứ nhì chấm dứt, chánh-phủ Pháp đã tìm thấy 105.000 người làm chủ các cổ-phần mỏ than tại Lens ; số người làm chủ cổ-phần này sáu lần nhiều hơn số thợ làm cho mỏ ấy.
Về hạng lao-động, người ta nhận thấy rằng họ không phải càng ngày càng khốn-khổ như Marx nói, mà lại càng ngày càng sung sướng hơn. Như thế, quần-chúng không bị vô-sản-hóa mà trái lại, vô-sản đã được hữu-sản-hóa rất nhiều. Sự quan-sát xã-hội Mỹ hiện-thời đã cho chúng ta thấy rằng nhờ sự phồn-thạnh chung mà sự sản-xuất tư-bản đưa đến cho mọi người, chính một xã-hội tổ-chức theo lối tư-bản mới có nhiều điều-kiện hơn hết để đi đến một chế-độ xã-hội công-bằng.
d) Thuyết cách mạng dĩ nhiên
Sau cùng, cuộc cách-mạng làm cho xã-hội tư-sản sụp-đổ mà Marx tiên-đoán là sẽ xảy ra ở Đức hay Anh sự thật chỉ đã xuất-hiện ở Nga rồi ở Trung-Hoa mà thôi. Chắc chắn điều này không phải là một luận-cứ hữu-ích cho môn-đồ Karl Marx, vì nó chứng tỏ rằng những lý-luận của Karl Marx không đúng tý nào. Nước Nga năm 1919, cũng như nước Trung-Hoa năm 1948, là những nước dựa vào nền kinh-tế nông-nghiệp.
Vậy, cuộc cách-mạng xã-hội ở Nga và ở Trung-Hoa không phải là cáo-chung một cuộc tiến-hóa biện-chứng của một xã-hội tư-bản. Nó là kết-quả cuộc tuyên-truyền chủ-nghĩa Karl Marx, và như thế, nó chỉ cho ta thấy rằng không phải điều-kiện kinh-tế, mà chính tư-tưởng chánh-trị đã gây ra nó.
Vòng xoáy nợ nần
Nguyễn Hoài Vân
Anh nợ, tôi nợ, hãng, xưởng, công ty, báo chí, giáo hội, học đường, cơ sở từ thiện, chính quyền, địa phương đến trung ương … đều nợ, thậm chí các chủ nợ cũng… nợ. Nợ nần đã trở thành một quy ước, một thường định, một hệ thống, là động cơ của kinh tế, của phát triển, của… đời sống!
Lần lên những thời xa xưa nhất của lịch sử, nợ đã hiện hữu từ trước khi con người phát minh ra tiền bạc. Các phiến đất sét mang chữ viết xưa nhất của loài người trong vùng Mésopotamie, chính là những « giấy nợ », có thể được sử dụng để trao đổi như một loại tiền.
Rồi những vương quốc, đế quốc, hình thành, và nợ quốc gia xuất hiện, khi các công hầu vua chúa lăn vào chinh chiến triền miên, vô cùng tốn kém. Tại Âu Châu những ngân hàng đầu tiên hình thành trong thời Trung Cổ và không ngừng phát triển sau đó. Vào lúc ấy uy quyền quốc gia còn có khả năng trấn áp các nhà tài phiệt. Khi nợ quá nhiều, vua chúa thường không ngần ngại đưa những kẻ phú hộ vào vòng lao lý, lưu đày, để quỵt nợ và tước đoạt tài sản của họ. Tương quan lực lượng ấy, ngày nay, đã hoàn toàn bị đảo ngược.
Thật ra, nợ quốc gia không phải bao giờ cũng là một vấn đề đáng quan ngại. Với mức tăng trưởng cao, một quốc gia có thể dễ dàng tạo ra phú hữu để trả nợ. Nợ chỉ trở thành một gánh nặng khi vượt quá một giới hạn nào đó. Khi ấy, phú hữu tạo ra không còn đủ để trả nợ, khiến quốc gia bắt buộc phải vay thêm tiền, làm cho số nợ càng gia tăng, sự trả nợ càng khó khăn, phải vay thêm nữa v.v… Đó là vòng xoáy nợ nần, khiến cho quốc gia không còn làm chủ được chính sách của mình, không những trên phương diện kinh tế, tài chính, mà cả xã hội, quân sự, giáo dục v.v… Khi ngân quỹ lệ thuộc vào nợ, thì khả năng quyết định chính sách của người cầm quyền phải bị thu hẹp, để lệ thuộc vào những quy luật của thị trường tài chính.
Cộng Đồng Âu Châu, qua thỏa ước Maastricht, hạn chế mức nợ của các quốc gia thành viên là dưới 60% GDP. Hiện con số ấy đã lên đến 93% trong trường hợp Tây Ban Nha, 129% với Portugal và 175% với Hy Lạp.
Mặc dầu nợ nần vượt mức như thế, các quốc gia vẫn tìm ra được những chủ nợ cho mình vay tiền, tuy với lãi suất cao hơn các quốc gia ít nợ. Lý do vì, trái với thời vua chúa xa xưa, ngày nay không một dịch vụ làm ăn nào an toàn hơn là cho các quốc gia vay tiền. Đàng sau những cái gọi là « quốc gia » ấy, có hàng chục, hàng trăm triệu con người làm lụng vất vả, không ngừng tạo ra phú hữu, để trả những món nợ dài hạn, không ngày kết thúc. Trong trường hợp Âu Châu, thì đàng sau mỗi quốc gia, còn có người dân của toàn bộ các quốc gia khác của Cộng Đồng, khi cần sẽ bị bó buộc phải thò tay vào túi … Các chủ nợ chỉ mất tiền khi quốc gia mắc nợ sụp đổ hay phá sản, tức những trường hợp hiếm hoi.
Một câu hỏi đã được gợi ý ở trên, là một quốc gia có bắt buộc phải trả nợ hay không ? Câu trả lời là không, với điều kiện không cần vay thêm nữa, một điều không thể tưởng tượng được trong mô hình tư bản chủ nghĩa toàn cầu hiện tại.
Sau thời huy hoàng …
Sau hai cuộc thế chiến, nhu cầu tái thiết, được tài trợ bởi kế hoạch Marshall cùng với việc gia tăng mạnh mẽ khối lượng tiền tệ, đã đem lại cho Âu Châu 30 năm huy hoàng. Các công trường xây dựng mọc lên khắp nơi, những mặt hàng như máy điện gia dụng, xe máy, xe hơi v.v… được phổ biến rộng rãi, vật dụng nội thất và quần áo thời trang được sản xuất dây chuyền với giá rẻ, thúc đẩy tiêu thụ, làm cho kinh tế tăng trưởng, đồng thời khiến nợ quốc gia xuống mức thấp nhất.
Hoa Kỳ, nơi sản xuất một phần quan trọng của những mặt hàng tiêu thụ, cũng bước vào một giai đoạn phát triển mạnh, kéo theo những quốc gia trong quỹ đạo của mình, như Nhật Bản.
Tuy nhiên, hai biến cố đã làm cho sự tăng trưởng ấy phải chững lại:
– Một là quyết định thả nổi đồng Đô La của Tổng Thống Nixon, tháng 8 năm 1971. Việc leo thang chiến tranh tại Việt Nam đã khiến cho ngân quỹ Hoa Kỳ thâm hụt, dự trữ vàng thất thoát nặng, đưa đến biện pháp không dùng quý kim để bảo đảm giá trị của đồng Đô La nữa. Tiền tệ khắp nơi, vốn được định giá bằng Đô La, đều bị thả nổi. Giá trị tiền tệ chỉ còn dựa vào niềm tin (như câu « in God we trust » được viết trên đồng Đô La !). Và vì niềm tin là một yếu tố có phần chủ quan, nên tình trạng này đẩy mạnh đầu cơ tài chính. Người ta đánh cuộc trên sự trồi sụt của một đồng tiền, thậm chí dựng nên những thông tin phóng đại hay giả tạo, ảnh hưởng đến niềm tin vào đồng tiền ấy. Kết quả là một tình trạng bất ổn tài chính.
– Biến cố thứ hai là cơn khủng hoảng dầu hỏa năm 1973, đã nhân ba giá dầu chỉ trong vòng một năm. Trước đó, sự ổn định của giá dầu cũng như đa số nguyên liệu khác, cùng với tình trạng ổn định tài chính, khiến người ta có thể có được những dự phóng kinh tế chính xác. Với bất ổn, thời hoàng kim của « toán kinh tế » bắt đầu lay động, khiến ngày mai càng ngày càng khó đoán trước (« nhà kinh tế là một chuyên gia có khả năng cắt nghĩa vào ngày mai tại sao những gì mình tiên liệu ngày hôm qua đã không xảy ra ngày hôm nay » – Laurence Peter).
Kèm theo đó là sự gia tăng trị giá sản xuất và giá bán hàng hóa. Hệ quả của tình trạng này là lạm phát, khiến tiết kiệm bị soi mòn, tiêu thụ và đầu tư đều chững lại. Muốn duy trì phát triển, chống suy thoái, lạm phát trở thành đối thủ hàng đầu của các chính quyền.
Mâu thuẫn chủ – thợ và mâu thuẫn chủ nợ – con nợ
Trong « 30 năm huy hoàng » vừa nói, nền kinh tế ổn định trong phát triển vững vàng đã đặt người tiêu thụ và doanh nhân, tức những người đi vay, trong vị thế ưu thắng đối với người cho vay.
Đến thời điểm bất ổn sau đó, vị thế này bị đảo ngược. Ngoài mâu thuẫn giữa chủ nhân và công nhân viên của mình, xã hội càng ngày càng bị ảnh hưởng bởi một mâu thuẫn khác : giữa chủ nợ và con nợ (con nợ là doanh nhân và người tiêu thụ). Các xã hội tiên tiến không còn chỉ dựa trên yếu tố sản xuất nữa, mà rơi vào sự thống trị của tài chính, với hai đặc điểm chủ yếu :
– một là nợ nần trở thành động cơ của kinh tế, bao gồm cả nợ tư nhân lẫn nợ quốc gia.
– hai là áp lực hướng đến một đồng tiền mạnh, chống lại lạm phát.
Sứ mạng của Ngân Hàng Trung Ương và thuyết «Tân Tự Do»
Hai sứ mạng truyền thống của ngân hàng trung ương quốc gia là:
– cho nhà nước vay tiền
– và bảo đảm sự ổn định tài chính
Từ thập niên 70, các ngân hàng trung ương nơi các quốc gia tiên tiến không còn có thể hoàn thành hai sứ mạng này cùng một lúc. Nếu tiếp tục cho nhà nước vay, trong bối cảnh càng vay càng nợ và càng nợ càng vay, thì ngân hàng trung ương sẽ không còn đảm bảo nổi sự ổn định tài chính (vì phải luôn tạo thêm tiền). Các quốc gia, từ đây, phải quay sang vay tiền nơi thị trường, và phải chịu những quy luật do nó đặt ra.
Khuynh hướng này càng lớn mạnh trong thập niên 80, với hai nguyên thủ quốc gia có nhiều ảnh hưởng, là Tổng Thống Reagan và Thủ tướng Thatcher, qua sự áp dụng rộng rãi thuyết « Tân Tự Do », bao gồm những đặc điểm như : giảm thuế, tư hữu hóa, triệt giảm các quy định điều tiết thị trường.
Một trong những điểm nổi bật của giai đoạn này là thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ, với những biểu tượng như Wall Street và City. Bên cạnh đó, tín dụng được « cởi trói », không còn phải chịu nhiều quy định, điều tiết, khiến làn sóng tư bản lưu chuyển gần như không giới hạn.
Lưu lượng tài chính ấy trở thành « nguyên liệu » của sinh hoạt kinh tế, thể hiện bằng những món tiền được các quốc gia, xí nghiệp cũng như tư nhân đua nhau vay mượn, làm giàu cho các ngân hàng tư qua khối lãi suất khổng lồ được sinh ra.
Tiền bạc mà ngân hàng cho vay đến từ đâu?
Ngân hàng không sở hữu số tiền mà họ cho vay. Tiền bạc được tạo ra cùng lúc với số nợ, và được xóa đi khi nợ được trả. Tại một số quốc gia, có những quy định kiểu như ngân hàng tư không được cho vay quá 6 lần dự trữ « thực » của mình (ký thác tại ngân hàng trung ương). Tuy nhiên, có nhiều phương pháp kế toán để tránh né sự hạn chế này.
Tức là : ngân hàng tự tạo ra tiền, rồi cho vay, thu lãi suất, làm giàu trên một yếu tố công ích không thể thiếu (như không khí chúng ta thở), là tiền bạc. Khi đa phần tiền bạc còn được tạo nên bởi ngân hàng trung ương, thì chính phủ, và qua đó, người dân, có khả năng ảnh hưởng trên yếu tố tối cần yếu này. Ngày nay trong các nước tiên tiến, ngân hàng trung ương chỉ còn tạo ra khoảng 5% khối lượng tiền tệ, đối với 95% được tạo ra bởi các ngân hàng tư nhân, khiến cho tiền tệ không còn chỉ là một phương tiện trao đổi, như chức năng thực sự của nó, mà tự nó trở thành một phương tiện làm giàu, không cần thông qua sản xuất. Người sản xuất phải chịu sự chi phối của giới tài phiệt, trong khi chính họ mới thực sự tạo ra phú hữu trong xã hội.
Nếu xét trường hợp của nước Pháp, thì từ 1973, số tiền lời của nợ quốc gia được tích tụ, lên đến 1400 tỷ euros. Con số ấy xấp xỉ tương đương với sự gia tăng số nợ của nước này trong cùng thời gian. Một so sánh đem lại một cái nhìn chính xác hơn về nợ …
Cũng có thể nhận xét là từ 1945 đến 1971, các nước phát triển không có khủng hoảng. Khủng hoảng chỉ xảy đến từ khi việc kiểm soát các cơ cấu tài chính gần như bị xóa bỏ, do niềm tin vào khả năng điều tiết của « bàn tay vô hình ».
Nghèo vẫn được vay
Cuối thập niên 90, ngân hàng trung ương Âu Châu và Vùng Euros hình thành. Những người anh em nghèo kém trong Cộng Đồng Âu Châu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Ái Nhĩ Lan… nhân đó với được đến những món tiền kếch xù mà thị trường sẵn sàng cho họ vay, vì tin vào tình đoàn kết của các nước giàu có của Cộng Đồng trong việc trả nợ. Tiền bạc được vay dễ dàng khiến các nước ấy lao vào những chi tiêu không hợp lý. Các dự án kiến thiết phi trường ở Tây Ban Nha, xây cất nhà cửa ở Ái Nhĩ Lan, vượt xa nhu cầu thực tế. Hiện tượng đầu cơ càng lúc càng gia tăng với sự dung dưỡng của chính quyền. Giá nhà đất ở Dublin có lúc lên cao hơn cả New York ! Chính quyền lẫn dư luận đều bịt tai nhắm mắt trước các nghịch lý tương tự, vì hài lòng với chỉ số phát triển của quốc gia.
Nhưng, việc phải đến cũng đến: bong bóng đầu cơ tan vỡ, các ngân hàng chủ nợ mất tiền và chính phủ phải bù vào những thất thu của họ. Nợ tư trở thành nợ công, đè nặng trên đầu dân chúng…
Đến cuối thập niên hai ngàn, hiện tượng tương tự xảy ra ở Hoa Kỳ. Những người có lợi tức kém được khuyến khích vay tiền để mua nhà. Các món nợ « subprime » này, tuy có vẻ phiêu lưu, nhưng lại được coi như có khả năng đem lại nhiều lợi tức cho ngân hàng chủ nợ, với điều kiện giá nhà cửa (tức số người vay tiền mua nhà) không ngừng gia tăng (con nợ gặp khó khăn tài chính có thể bán nhà trả nợ). Các cơ quan thẩm định tài chính không ngần ngại cho chúng điểm ưu tú « AAA », khuyến khích việc biến các tín dụng ấy thành chứng khoán, được phổ biến rộng rãi khắp thế giới. Thậm chí nhiều người ở Âu Châu hay nơi khác, mua cổ phần quỹ đầu tư mà không biết là chúng bao gồm một phần quan trọng «subprime»! Đến khi những người nghèo nhất bị lôi kéo vào cuộc chơi, không thể trả nợ, và giá nhà cũng tụt dốc, thì cả hệ thống sụp đổ, kéo theo thị trường chứng khoán toàn cầu, và cả guồng máy tài chính dựa trên các ngân hàng.
Một hình thức bóc lột mới
Phản ứng của các chính phủ là bơm tiền cứu các ngân hàng gặp khủng hoảng, đào sâu thêm hố thẳm nợ nần của chính mình. Các món nợ tư của các ngân hàng này trở thành nợ công của quốc gia. Số tiền được huy động để gây lại vốn cho các ngân hàng được lấy từ túi tiền của người dân (qua thuế khóa), tức tiền thật, do công sức làm việc của họ, trong khi tiền thua lỗ của các ngân hàng kia là tiền ảo, đến từ đầu cơ, do sự đẩy giá chứng khoán lên những đỉnh cao siêu thực, và từ tín dụng, được chính các ngân hàng ấy tạo nên, như đã nói ở trên.
Nói cách khác : khi ngân hàng có lời, thì họ toàn quyền hưởng thụ mối lợi ấy, nhưng khi thua lỗ, phần lớn do lỗi lầm của chính họ, thì lại toàn quyền lấy tiền của dân bù vào những mất mát này.
Thật ra, mọi người dân đều có tiền ký thác trong ngân hàng. Ngân hàng sụp đổ cũng là sự phá sản của một phần lớn dân chúng. Vì thế, chính phủ không thể không cứu ngân hàng. Cảm tưởng an toàn này khiến người điều hành ngân hàng không ngần ngại lao vào các cuộc phiêu lưu hiểm hóc nhất. Họ biết quy luật của cuộc chơi là «lời được hưởng, lỗ có dân chúng chịu thay».
Khi quốc gia phá sản
Vào năm 2001 Argentine phá sản trước một món nợ khoảng 100 tỷ USD. Các chủ nợ đồng ý xóa 70 % số nợ ấy và “tái cấu trúc” phần còn lại, ngoại trừ hai tổ hợp tài chính, gọi là “diều hâu”. Họ tiếp tục đòi được trả hoàn toàn món nợ 1,5 tỷ USD của mình. Argentine đã ký thác tại New York một số tiền đủ để trả lãi tức các món nợ được “tái cấu trúc”, nhưng một quan tòa Mỹ bắt nước này phải ưu tiên trả tiền cho các tổ hợp “diều hâu”, với rủi ro bị tất cả các chủ nợ khác xông đến đòi toàn bộ số nợ 100 tỷ USD, viện dẫn nguyên tắc công bằng giữa các chủ nợ!
Một trường hợp khác rất được chú ý là Hy Lạp, tuyên bố phá sản vào năm 2009, với số nợ lên đến 129% GDP. Khác với Argentine, Hy Lạp vẫn tiếp tục được vay tiền trên thị trường tài chính nhưng với lãi suất cao. Các chủ nợ biết rằng đàng sau Hy Lạp sẽ có những người dân Đức, Pháp, Bắc Âu, v.v… cáng đáng những món nợ tiếp tục đem lại lợi nhuận cho họ. Thật vậy, mặc dù thỏa ước Maastricht cấm ngân hàng trung ương Âu Châu cho các quốc gia vay tiền, nhưng một thỏa hiệp vẫn được tìm ra để biến nợ của Hy Lạp trên thị trường tài chính thành nợ đối với Cộng Đồng Âu Châu và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Lý do vì nếu bỏ rơi Hy Lạp thì các chủ nợ cũng sẽ rút khỏi Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp v.v… tạo nên khủng hoảng dây chuyền với hậu quả không lường được. Việc xóa một phần nợ cho Hy Lạp chỉ được đặt ra 2 năm sau đó, khi chính sách thắt lưng buộc bụng đưa đến kết quả trái ngược, khiến Hy Lạp không những không ngoi được lên khỏi khủng hoảng, mà lại càng ngày càng nợ, và luôn phải vay thêm. Phải nói là ảnh hưởng của chính sách thắt lưng buộc bụng trên đời sống của người dân rất nặng nề : thất nghiệp, giảm lương và giảm hưu trí (từ 35 đến 60%). An sinh xã hội, các chi phí giáo dục, y tế, đều bị cắt bớt… (xem: http://www.diendantheky.net/2015/07/nguyen-hoai-van-khung-hoang-hy-lap-au.html)
Tại các quốc gia phía nam Âu Châu, tình trạng suy sụp phần nào được kềm chế, nhưng hậu quả cũng rất tai hại. Thí dụ ở Tây Ban Nha có 50% người trẻ thất nghiệp, và người ta nghĩ rằng cả một thế hệ đã bị hy sinh bởi chính sách thắt lưng buộc bụng, làm cho quốc gia nghèo đi, nhưng nợ nần vẫn gia tăng.
Thắt lưng buộc bụng
Nợ trong thực chất chỉ là một thỏa hiệp, có thể thay đổi, thậm chí hủy bỏ. Tuy nhiên tự thâm tâm những người mang nợ, điều này lại trở thành một vấn đề đạo lý. Như trước một vị Chúa cao cả, người ta cúi rạp đầu, lòng đầy ân hận và mặc cảm tội lỗi vì đã dám sinh sống tạm đầy đủ, dám vụng trộm thụ hưởng chút tiện nghi, thoải mái, chút sung sướng, vui tươi, trong khi mình hoàn toàn không xứng đáng với những xa xỉ ấy, vì mình là kẻ … mắc nợ!
Người mắc nợ nghĩ mình phải chịu khổ, phải làm việc thêm và thêm nữa, để cố hết sức trả nợ. Và khi nợ cứ chồng chất không thể trả được, thì người ta suốt đời trở thành nô lệ cho một hệ thống tài chính tự tạo ra tiền, cho vay, rồi làm giàu bằng việc ấy.
Trong tương quan giữa các dân tộc, thì anh là một người xấu, một kẻ lợi dụng lòng tốt của người khác, chỉ vì anh sinh ra trên đất Hy Lạp. Hình phạt đối với anh là sẽ không được chữa bệnh một cách chu đáo, con cái không được giáo dục đúng mức, chưa kể đến nạn thất nghiệp giảm lương, giảm hưu trí v.v…
Quyền công dân tại các nước mang nợ cũng bị hạn chế, cùng với chủ quyền quốc gia, vì phải tùng phục những quy luật của chủ nợ.
Một giải pháp?
Người ta có thể quan niệm hai phương cách thoát khỏi ngục tù nợ nần.
1) Tăng cường lạm phát:
Khối lượng tiền tệ được nâng cao, tiền mất giá, nợ quốc gia tự nhiên triệt giảm. Trong trường hợp một nước nợ gần 20 ngàn tỷ USD như Hoa Kỳ, mỗi phần trăm giảm giá Đô La có khả năng làm nhẹ bớt 200 tỷ vốn nợ.
Âu Châu cũng đã áp dụng phương pháp này sau hai cuộc thế chiến. Nợ của Đức và Pháp sau chiến tranh nhiều gấp 2 đến 3 lần số nợ hiện nay, nhưng được hóa giải nhanh chóng bởi lạm phát và phát triển. Tại Pháp, từ 1945 đến 1948, mức lạm phát trung bình là 53,23% mỗi năm, và nợ quốc gia, trong cùng thời gian, giảm từ hơn 100% GDP xuống dưới 20% GDP. Ngày nay, phương pháp này không còn áp dụng được nữa, vì các quốc gia trong vùng Euro đã mất quyền ấn hành tiền tệ.
Lạm phát trong bản chất là một hình thức móc túi. Kẻ cầm trong tay 100 đồng, khi tiền mất giá 10%, chỉ còn 90 đồng. Dùng lạm phát để hóa giải công nợ không khác gì bắt toàn thể dân chúng và những người sử dụng tiền tệ của mình trên thế giới, phải đóng góp cho việc trả nợ quốc gia.
2) Phát triển và tăng thu, giảm chi
Đây là phương pháp được coi như « đạo lý », mà các chính quyền thường nêu cao để động viên người dân. Dân chúng được khuyến khích làm việc nhiều hơn để góp phần phát triển kinh tế, đồng thời đóng thuế nhiều hơn, và chịu giảm bớt những phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục v.v…
Vấn đề là phát triển thường bị chặn đứng bởi… nợ, và nợ là một động cơ chủ yếu của phát triển. Người ta ước lượng một tỷ lệ phát triển khoảng 2% và ít hơn, đi kèm với tình trạng nợ nần càng ngày càng gia tăng. Vào lúc hiệp ước Maastricht bắt hạn chế số nợ của các quốc gia Âu Châu ở mức dưới 60% GDP, thì chỉ số phát triển trong vùng Euro cao hơn 3%. Khi phát triển giảm xuống, thì các quốc gia này không còn kềm chế nổi sự gia tăng nợ nần nữa, và những nước yếu kém nhất, đi vào khủng hoảng. Các nước ấy vừa nghèo, vừa nhiều nợ, lại vừa phải chịu lãi suất cao nhất.
Hướng đến hình thành các khối quốc gia?
Có ý kiến chủ trương gộp chung nợ của nhiều quốc gia, như tại Âu Châu, vào một gói, để tránh tình trạng các nước yếu kém bị các cơ chế đầu cơ tài chính tấn công. Muốn làm được việc này một cách hiệu quả trong lâu dài, thì phải có một chính sách tiền tệ chung, tỷ lệ lãi suất chung, chưa kể nhu cầu phối hợp các chính sách an sinh xã hội, lương bổng, hưu trí v.v… Các mục tiêu này cho đến nay vẫn còn là ảo tưởng.
Giả sử ảo tưởng ấy trở thành sự thực, thì có nhiều xác xuất sẽ đưa đến tình trạng các nước giàu sẽ giàu thêm trong khi các nước nghèo lại càng nghèo. Một thí dụ thường được đưa ra là trường hợp nước Ý sau khi thống nhất vào cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm ấy kinh tế của vùng nam Ý, nghèo hơn miền bắc, đang bắt đầu khá lên. Sau khi thống nhất, các nhà đầu tư nam Ý chuyển vốn sang bắc Ý, vì lợi nhuận cao hơn, hạ tằng cơ sở tốt hơn … Kết quả là cho đến nay, Nam Ý vẫn tiếp tục nghèo, chênh lệch phát triển Nam Bắc gia tăng, và Bắc Ý sau hơn một thế kỷ, vẫn không làm sao thoát khỏi nghĩa vụ đem tiền trao tặng cho người anh em phía Nam của mình.
Mặc dù những dè dặt trong dài hạn, khuynh hướng chia sẻ các món nợ, như vừa nói ở trên, vẫn được sự ủng hộ của nhiều nhà lãnh đạo Âu Châu. Mario Draghi, vào năm 2012 đã quyết định trợ giúp tối đa các quốc gia Âu Châu đang khủng hoảng bằng tín dụng của Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu mà ông là giám đốc. Biện pháp này làm chùn bước giới đầu cơ, nhưng lại mâu thuẫn với các thỏa ước Âu Châu, vì cho phép Ngân Hàng Trung Ương tạo nên tiền tệ qua tín dụng, làm nguy hại đến sự ổn định tài chính (xem ở trên). Người ta đã kiện quyết định ấy lên Tối Cao Pháp Viện Đức, và khi cơ quan này tuyên bố không đủ thẩm quyền, thì nội vụ được chuyển sang Tòa Công lý Liên Minh Châu Âu …
Xóa nợ?
Xóa nợ là một vấn đề được đều đặn nhắc đến trong công luận, trước khủng hoảng kéo dài. Thật ra, trong lịch sử điều này đã có nhiều tiền lệ:
– Tại Mesopotamie, thời vua Hammourabi (người viết bộ luật đầu tiên của nhân loại), đã có ít nhất 4 vụ xóa nợ cho toàn thể dân chúng (1792, 1780, 1771 et 1762 trước CN). Nhiều cuộc xóa nợ tương tự cũng được ghi nhận suốt 1000 năm trong vùng này.
– Tại Cổ Ai Cập, mảnh đá Rosette, được trưng bày tại British Museum cho biết vua Ptolémée V, vào năm 196 trước CN đã xóa tất cả nợ nần cho toàn dân chúng. Các vua Ramses III, Ramses IV và Bocchoris, cũng đã ban hành những biện pháp xóa nợ.
– Tại Assyrie, chứng tích xóa nợ được tìm thấy suốt trong thế kỷ 1 trước CN, cũng như tại DoThái cổ, vào thế kỷ thứ 5 trước CN (thời Nehemie). Truyền thống xóa nợ còn được đưa vào Thánh Kinh, như trong sách Deuteronome bắt xóa nợ mỗi 7 năm, và sách Levitique, mỗi 50 năm …
– Gần chúng ta hơn, sau đệ nhị thế chiến, nợ của nước Đức đã được xóa, đưa đến sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế nước này.
– Các nước Ả Rập Saudi, Koweit, Barein cũng đã lặng lẽ xóa nhiều món nợ sau «mùa xuân Ả Rập» năm 2011, để tránh căng thẳng và biến loạn.
Không xóa nhưng vẫn xóa?
Một ý kiến thường được nhắc tới là lấy tiền của những người đã làm giàu nhờ cho vay để trả số nợ chung. Đây chẳng qua là một hình thức xóa nợ, mà không cần phải nói là xóa.
Ai là những người làm giàu nhờ cho vay? Đó là những người có tài sản, ký thác cho ngân hàng dưới nhiều hình thức, để ngân hàng dựa trên sự ký thác ấy, tạo ra tín dụng, như đã nói ở trên, và trả lại cho họ một số tiền lời. Tài sản dưới hình thức nhà đất, khi thị trường sinh hoạt bình thường, cũng gia tăng đều đặn, do tiền ngân hàng cho vay để khuyến khích việc mua nhà, làm giá nhà mõi lúc mỗi cao thêm.
Tại Pháp, từ 1999 đến 2009, tài sản tài chính đã tăng 54%, trong khi tài sản nhà đất tăng 111%, so với tăng trưởng kinh tế của toàn thể quốc gia là 39%. Tức là người có của làm giàu nhanh hơn toàn thể quốc gia trên một tỷ lệ từ 15% đến 72%.
Mặt khác, tài sản của người Âu Châu nói chung là 60 ngàn tỷ euros. Chỉ một phần trăm dân Âu Châu thủ giữ 60% tài sản ấy.
Những con số này cho thấy một quốc gia mang nhiều nợ nần có thể nhân danh công bình xã hội để thu hồi lại một phần lợi nhuận «vượt mức» này trong tay các công dân có tài sản trên một giới hạn được ấn định. Đó là thuế lũy tiến trên tài sản. Tuy nhiên, loại thuế này chỉ áp dụng được nếu có minh bạch trong kế toán và quản trị ngân hàng trên khắp thế giới, cũng như thỏa hiệp toàn cầu về chính sách thuế khóa. Nếu không thì tiền sẽ chạy sang những nơi ít thuế, và trốn vào những hệ thống ngân hàng đen tối, rậm rạp.
Kết
Tổng Thống Thomas Jefferson trong một bức thư gửi Bộ Trưởng Tài Chính Albert Gallatin, năm1802 có viết rằng:
«Tôi nghĩ định chế ngân hàng nguy hiểm cho sự tự do của chúng ta hơn những đạo quân dũng mãnh. Nếu người dân Hoa Kỳ chấp nhận cho các ngân hàng tư nhân kiểm soát những vấn đề tiền tệ của họ, (…), thì các ngân hàng và tổ hợp tài chính sẽ càng ngày càng phát triển, để tước đoạt tất cả những gì họ sở hữu, cho đến khi con cháu họ trở thành vô gia cư trên cái lục địa mà chính cha ông mình đã từng chinh phục. Khả năng kiểm soát lợi nhuận nằm trong tay các ngân hàng phải được thu hồi và trả lại cho người dân, tức những người thực sự có quyền ấy».
Thật vậy, tài chính là đầy tớ của xã hội chứ không thể là ông chủ. Hệ thống ngân hàng vô cùng cần thiết cho mọi người, nhưng nếu nó phát triển một cách quá đáng chỉ vì quyền lợi của nó, thì sẽ không khác nào những khối ung thư, làm chết toàn xã hội.
Nợ nần được hệ thống ngân hàng tài chính sản sinh ra để nuôi sống mình, đã làm mất đi ý nghĩa của cuộc sống. Nợ xen vào mọi lĩnh vực của đời người, đem lại căng thẳng, lo lắng. Nó tiêm vào đầu người ta cảm giác tội lỗi, ngăn cản sự hưởng thụ, vui sống, nhường chỗ cho thái độ tự trừng phạt, bằng cố gắng, hy sinh, chịu đựng …
Giải phóng con người ngày hôm nay phần lớn là thoát khỏi vũng lầy của nợ nần, tháo gỡ tấm màn tăm tối của một hệ thống tài chính chỉ còn biết phát triển vì nó và cho nó, để bước ra ánh sáng của cuộc sống đích thực. Chỉ dưới ánh sáng ấy, người ta mới có thể nhận ra sự duyên dáng của một xã hội không chỉ thu hẹp trong giao dịch vụ lợi, mà biết rung động với toàn bộ cảm xúc và tâm tình nơi mỗi cá nhân.
Nguồn: http://www.diendantheky.net/2015/12/nguyen-hoai-van-vong-xoay-no-nan.html
Khí Độc Mùa Đông
Mai Thanh Truyết
Carbon monoxide
Vào mùa đông, ở các xứ lạnh như Hoa Kỳ thường có thêm nhiều tai nạn về các vụ ngộ độc trong không khí do các khì thải từ các lò sưởi trong nhà. Đây là một trong những nguyên nhân làm chết người vào mùa đông. Tai nạn nầy có thể nói hiện đang xảy ra nhiều nhất ở Hoa Kỳ và Pháp.
Hàng năm có độ khoảng trên 40.000 người nhập viện, trong đó khoảng 500 người bị tử vong vì hít phải khí carbon monoxide (CO), một loại khí thải qua việc đốt lò sưởi và nhiều nguyên nhân khác. Thêm nữa theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bịnh tật (CDCP), cũng tại Hoa Kỳ, hàng năm có trên 500 người bị chết vì vô tình hít phải khí CO, và hơn 2.000 người đã dùng phương nầy để tự tử.
Vào ngày 28 tháng 11 năm 2014, một gia đình 7 người đã được chuyển đến bịnh viện thành phố Lyme, Syracuse vì bị nhiễm độc khí carbon monoxide (CO). Lý do là lò sưởi trong nhà nạn nhân không thông ống khói, cho nên khói trong đó có khí CO lan tỏa khắp nhà làm cho tât cả 7 nạn nhân bị hôn mê.
Vào ngày Thứ sáu 10/12/2010 cảnh sát thông báo là các cuộc mổ thử nghiệm xác chết cho thấy có thể toàn bộ 4 người trong một gia đình ở vùng đông Missouri đã thiệt mạng do hít phải khí carbon monoxide. Đó là hai vợ chồng gần 30 tuổi và 2 đứa con của họ, một bé trai 4 tuổi và bé gái 3 tuổi, đã được khám phá qua đời tối thứ năm trong thành phố St.Clair.
Cảnh sát đã đến ngôi nhà khám xét sau khi các đồng nghiệp của người chồng thấy lạ lùng là anh đã không đi làm từ nhiều ngày qua, theo lời cảnh sát trưởng là Bill Hammack cho biết.
Ông Hammack nói ‘bên trong căn nhà có 4 xác người nhưng không có dấu vết của tội ác. Các thân nhân của 4 nạn nhân cho biết chiều thứ ba thì họ còn gặp các nạn nhân và người chủ căn nhà than ‘là khó chịu do bị bệnh và buồn nôn.
Bác sĩ Paul Garbe của CDC nói: “Các nguy hiểm của hệ thống máy sưởi xộc xệch, không được bảo trì là nguyên nhân số một gây tử vong vì người ta hít phải khí carbon monoxide ở Hoa Kỳ vào mùa đông”. CDC yêu cầu mỗi gia đình phải có thiết bị báo động về carbon monoxide trong nhà.
Tin tức trên cho thấy hầu như hàng năm, mỗi khi mùa đông đến đều xuất hiện những tai nạn tương tự như các tin tức vừa kể trên ở một vài vùng trên đất Hoa Kỳ nầy.
Mỗi năm vào khoảng tháng giêng tây, các công ty lò sưởi và máy lạnh gởi đến từng nhà một vài thông tin liên quan đến việc phòng ngừa các khí thải trong mùa đông như: “Do you have the flu or Carbon Monoxide poisoning? Hay “How a hidden leak in your furnace can make you sick”. Các tài liệu trên sẽ giúp các bạn có thể tránh được một số tai nạn cho chính bạn và gia đình.
Khí carbon monoxide
Trước hết khí đốt (gas) chuyền trong đường ông dẫn vào nhà bạn là một khí không màu và không mùi. Chính vì thế các công ty khí đốt trộn thêm vào hóa chất để cho khí có mùi trứng thúi (rotten egg) để chúng ta khám phá dể dàng mỗi khi đường ống bị thất thoát ra ngoài không khí. Khí carbon monoxide (CO) là một khí độc tạo thành qua sự đốt cháy các khí đốt trong lò sưởi hay bếp núc. Và một khi nồng độ của khí nầy lên cao, nó có thể gây ra sự phát nổ làm nổ tung nhà của bạn.
Khí carbon monoxide (CO) là một khí không màu không mùi vị, không gây ra ngứa ngái…do đó con người khó có thể phát hiện được sự hiện diện của khí nầy trong nhà hay vùng không gian chung quanh chúng ta.
Trong không khí và ở chỗ thông thoáng, nồng độ trung bình của CO là 0,1 phần triệu (ppm) tức 0,1cm3/lít không khí. Trong nhà, nồng độ cao hơn chiếm khoảng 0,5 đến 5 phần triệu. Vùng không khí chung quanh lò sưởi khi hoạt động có từ 5 đến 15 phần triệu. Ống khói các lò sưởi dùng củi để đốt có nồng độ 5.000 phần triệu. Và nếu tính khói thuốc lá không bị loãng trong không khí, nghĩa là khí CO phát ra từ khói thuốc đậm đặc, nồng độ CO lên đến 30.000 phần triệu.
Khí CO nầy có được do sự đốt cháy các hợp chất hữu cơ như củi, than, xăng dầu, v. v…trong điều kiện không đủ oxy để hoàn tất sự đốt cháy. Nếu sự đốt cháy hoàn tất, các hợp chất trên sẽ phóng thích ra khí carbonic (CO2). Nếu không đủ oxy, khí CO sẽ bị phóng thích.
Tóm lại, các nguồn phóng thích CO thường thấy chung quanh đời sống của chúng ta là lò sưởi than củi, bếp than (stoves), khói thuốc lá, khói xe hơi, các bình gas để đi cắm trại, máy phát diện chạy than hay dầu, máy cưa,v.v… thậm chí nhà cháy cũng phát thải ra nhiều khí carbon monoxide. Vì vậy không khí là môi trường ô nhiễm CO thường xuyên, và khí nầy cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự hâm nóng toàn cầu. Một phân tử CO gây tác hại gấp ngàn lần sự hủy hoại tầng ozone so với một phân tử CO2.
Đối với lượng phát thải CO trong khói xe, Luật Không khí sạch (Clean Air Act) và EPA Hoa Kỳ từ năm 1990 đã giảm giới hạn sự phát thải của xe xuống còn 3,4 gram cho một dặm Anh, so với trước đó là 87 grams và xe hơi các đời sau 2006 phải lấp đặt hệ thống hấp thụ khí CO có khả năng hấp thụ đến 99% khí CO phát thải ra.
Đây là một loại khí được xếp vào hạng độc hại có khả năng làm chết người nếu bị ngộ độc cấp tính. Nếu bị ngộ độc dài hạn và từ nhẹ đến nặng, con người có thể bị nhức đầu, chóng mặt, hoặc có những hiện tượng như cảm cúm. Nếu bị nhiễm nhiều hơn nữa CO có thể đi vào hệ thần kinh và hệ tuần hoàn có thể gây ra chết người. Đối với các bà mẹ đang mang thai, CO có thể gây tử vong cho thai nhi.
Phương pháp chữa trị tốt nhất là đem bịnh nhân vào chỗ thoáng khí và tiếp trợ khí oxygen vào khí quản mà thôi.
Nhưng phương pháp hay nhất để tránh tai nạn có thể xảy ra là phương cách phòng ngừa.
Biện pháp đề phòng khi mùa đông đến
Mỗi năm khi mùa đông đến chúng ta cần chuẩn bị hệ thống sưởi trước khi xử dụng.
*Trước hết, chúng ta cần phải mở của lò sưởi bằng cách mở miếng chắn gió trong ống khói (đã đóng lại khi mùa đông chấm dứt) và kiểm soát xem ống khói có bị nghẹt hay không?
*Sau đó cần kiểm soát các đường ống dẫn gas;
*Cần kiểm soát chung quanh lò sưởi xem có đủ không khí cung cấp cho lò sưởi khi được đốt lên hay không? Một lò sưởi trung bình đốt 12 feet3/ngày. Do đó, nơi gần lò sưởi cần phải thoáng để cho không khí mới thế vào. Nếu không, khí độc như CO có thể kết tụ chung quanh lò sưởi;
*Cần phải kiểm soát cần phải xem lại đường ống gas và hệ thống trao đổi nhiệt (heat axchanger) trong lò sưởi có bị rò rỉ hay không?
*Sau cùng cũng cần xem lại hệ thống nước nóng (nếu chạy bằng gas) và lò sưởi trung ương (central heater) chung quanh các ống nối.
Tốt nhứt là bạn nên gọi một thơ chuyên môn để kiểm tra lại toàn thể hệ thống sưởi nhà bạn trước khi mùa đông đến.
Đó là:
– Lau sạch hệ thống đốt (burner);
– Hút bụi bậm chung quanh hệ thống trao đổi nhiệt và thử nghiệm rò rỉ hệ thống nầy;
– Kiểm tra hệ thống thông gió;
– Kiểm tra lại sự vận hành của lò sưởi trung ương và hệ thống nước nóng, v.v…
Các triệu chứng của sự ngộ độc CO
Triệu chứng cấp tính: Đối với việc tiếp nhiễm ở nồng độ thấp, các hiện tượng xảy ra làm cho chúng ta có thể nhầm lẫn với việc bị cảm cúm, mệt mõi, hay bần thần không vui. Do đó việc chẩn đoán rất khó khăn. Và việc chẩn đoán chỉ được xác định bị nhiễm hay không là nhờ phương pháp đo lượng CO trong hồng huyết cầu mà thôi.
Hai hệ thống tuần hoàn và thần kinh là hai vị trí bị ảnh hưởng nặng nhất. CO có thể làm tăng áp suất máu, làm nhức đầu nặng, xây xẩm mặt mày, lên cơn kích ngất và cò thể bị hôn mê nếu bị ngộ độc nặng.
Nếu bị nhiễm độc dài hạn, các chứng sau đây có thể xảy ra bị sưng phổi, tim mạch, ảnh hưởng lên thị giác và thính giác, thận có thể bị giảm hoạt động và bị liệt. Một điểm có thể khám phà bằng mắt khi bị nhiễm độc CO, là da nạn nhân biến thành màu hồng.
Sau đây là nồng độ của carbon monoxide tức CO có thể gây ngộ độc từ nhẹ tới nặng như sau:
*Nếu con người hít thở không khí chứa 400 phần triệu lượng khí CO có thể bị tử vong;
*Nếu bị tiếp nhiễm 35 phần triệu trong vòng 6 giờ có thể bị nhức đầu và chóng mặt;
*Nếu bị tiếp nhiễm 800 phần triệu, nạn nhân bị ói mữa, co giựt trong vòng 45 phút và bị hôn mê trong vòng 2 giờ;
*Nếu bị nhiễm 6.400 phần triệu, nạn nhân có thể chết trong vòng dưới 20 phút.
Carboxyhemoglobin
Carbon monoxide hay CO là một khí có ái lực (affinity) với sắt (Fe – Iron) nghĩa là kết nối dễ dàng với nguyên tố sắt trong hồng huyết cầu qua cầu nối hoá học để cho ra carboxyhempglobine (COHb). Tính ái lực của CO đối với hồng huyết cầu mạnh hơn tình ái lực của oxygen đối với hồng huyết cấu gấp 240 lần. Do đó, khi bị nhiễm vào trong máu, CO sẽ tách oxygen ra khỏi hồng huyết cầu và làm giảm lượng oxy trong máu, và cơ thể sẽ thiếu oxy để nuôi dưỡng toàn thể con người. Và con người bắt đầu bị nhiễm độc từ hiện tượng nầy.
Thông thường lượng CO trung bình trong hồng huyết cầu là 5%. Một người hút hai gói thuốc một ngày có thể làm tăng lượng CO trong máu gấp hai lần nghĩa là 10%. Nạn nhân gọi là bị nhiễm độc khi lượng CO trong huyết cầu tăng lên 25%. Và có thể đưa đến tử vong nếu lượng CO tăng lên đến 70%.
Biện pháp phòng ngừa
Đây là một vấn đề y tế công cộng áp dụng cho cộng đồng. Việc giáo dục và gây ra ý thức an toàn trong việc sưởi ấm, khói xe, nhất là trong mùa đông, nhà cửa bị đóng kín, lượng không khí “sạch” bên ngoài không được thông thoáng với bên trong nhà.
Vì vậy, biện pháp hay nhất để phòng ngừa sự nhiễm độc CO là phương pháp lấp đặt hệ thống phát hiện CO trong không khí. Một hệ thống gây ra tiếng động (alarm), tạo ra sự chú ý của người trong vùng không khí đang bị ô nhiễm để thoát hiễm bằng cách rời khỏi nơi chúng ta đang hiện diện. Hệ thống nầy cần lấp đặt trên trần nhà, gần nơi đặt lò sưởi hay những lò nấu nướng vì khí CO nhẹ hơn không khí cho nên lơ lững phía trên trần nhà. Giá trung bình của hệ thống trên vào khoảng từ 20 đến 60 Mỹ kim chạy bằng pin.
Hệ thống khám phá khí CO tuy không bị bắt buộc lấp đặt trong nhà ở, nhưng hầu hết các cơ quan an toàn sức khoẻ đều đề nghị cần có ít nhất một hệ thống trong nhà. Gần đây nhất, thành phố New York ra luật phải có một hệ thống trên trong giấy phép xây cất nhà mới. Tiểu bang Illinois và Massachesetts ra luật áp đặt hệ thống trên kể tử ngày 1/1/2007.
Các khí độc khác
Ngoài khí CO phát thải trong nhà vào mùa đông, khí CO và một số khí thải khác như nitrogen oxides (NOx) và khói chì (lead) cũng là những nguyên nhân gây tác hại cho công nhân trong những khu sản xuất công nghiệp nhất là các công nghệ luyện kim và hầm mõ. Theo Cơ quan An toàn Sức khỏe trong Công nghiệp (OSHA) cũng như các định mức độc tố của Bộ Y tế HK, nếu nồng độ của CO trong không khí đạt đến 400 phần triệu, người công nhân hít phải không khí bị nhiễm độc nầy trong vòng một giờ đầu tiên thì chưa bị ảnh hưởng, nhưng trong giờ thứ hai trở đi, tình trạng ngất xỉu có thể xảy ra.
Nghĩa là trong giờ đầu tiên, con người chưa bị ảnh hưởng nhiều vì CO đang còn trong giai đoạn kết hợp với hồng huyết cầu. Nhưng sau đó, vì thiếu oxy cho cơ thể cho nên người công nhân sẽ thở mạnh, ngắn, hơi thở đứt quảng khi lượng CO trong máu lên đến 20 đến 30%. Từ 30 đến 50%, thần kinh sẽ bị giao động, chóng mặt, thị giác không còn hoạt động được nữa và sẽ đưa đến hôn mê. Nếu bị tiếp nhiễm trên 50% CO, có thể bị tử vong sau đó.
Còn về nitrogen oxides (NOx):
Đây là một khí độc, gây khó chịu cho da và mắt trước tiên khi bị tiếp nhiễm. Thông thường, NOx xuất hiện dưới dạng khí khi acid nitric tác dụng lên chất hữu cơ như gỗ, mạc cưa, hay acid nitric đun nóng, hoặc các chất hữu cơ có chứa nitrogen bị đốt cháy. Trong các lò luyện kim, hay hàn xì, nitrogen và oxy trong không khí gây ra phản ứng để tạo ra NOx.
Đặc tính của NOx là hòa tan trong nước để tạo thành acid nitric hay acid nitrous. Đây là phản ứng trong cơ thể khi hấp thụ NOx qua đường khí quản. Các acid tạo thành làm cho cổ họng và cuống phổi bị khô vì mất nước. Các acid vừa mới tạo thành sẽ bị trung hòa bằng cách kết hợp với các mô trong cơ thể. Và chất sau nầy sẽ làm cho các động mạch nở lớn làm giảm áp suất của máu gây chứng nhức đầu chóng mặt.
Nếu nồng độ tiếp nhiễm từ 60 đến 150 phần triệu, người công nhân sẽ bị khô mũi và cổ họng, ho và đau ngực. Nếu sau đó được hít thở không khí sạch, thì sẽ được hồi phục trong vòng một giờ. Nếu bị tiếp nhiễm liên tục trong 24 giờ, hơi thở sẽ bị đứt quảng, mất ngũ, có thể bị chứng cyanosis (máu xanh ở móng tay như trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm nitrate) và sau cùng có thể đi đến tử vong.
Sau cùng đối với khói chì (lead), kim loại nầy đã được EPA HK xếp vào loại gây ra ung thư cho con người. Phổi và thận là hai cơ quan trực tiếp bị ảnh hưởng. Nhiễm độc hơi chì là một mối ưu tư hàng đầu trong tất cả loại nhiễm độc trong công nghiệp. Chì đi vào cơ thể qua đường khí quản, thực quản hay qua các mô da dưới dạng bụi, khói, hay khí ẩm.
Thông thường con người bị tiếp nhiễm nhiều nhất dưới dạng chì hữu cơ. Khi chì đi vào cơ thể, một phần sẽ không bị hấp thụ và được tống khứ ra ngoài bằng đường đại tiện. Phần còn lại sẽ đóng trong túi mật. Chì xâm nhập qua đường khí quản độc hại hơn chì qua đường thực quản. Khi bị tiếp nhiễm chì bám vào tế bào máu, làm cho tế bào bị vỡ ra gây chứng thiếu máu (anemia). Và điểm đến sau cùng của chì trong cơ thể là thận, gan, hệ thống thần kinh và tế bào máu.
Kết luận
Qua những thông tin được nêu trên, khí CO và NOx là hai tác nhân nguy hiểm nhất trong mùa đông, vì khí NOx có tỷ trọng cao hơn không khí, và trong mùa đông, lượng hơi nước làm tăng độ ẩm của không khí. Do đó, một số khí độc khác như khói chì vẫn còn lơ lững nơi tầng ozone thấp, tức gần mặt đất. Vì vậy, nguy cơ bị tiếp nhiễm các khí trên rất cao.
Tóm lại, nếu chúng ta đã nhận thức được nguy cơ của việc nhiễm độc carbon monoxide và nitrongen oxides, chúng ta có thể tránh được các tai nạn trên. Dù ở đâu, trong nhà, hay trong xe, hoặc trong tàu…nguy cơ bị nhiễm độc CO rất cao.
Việc phòng bị vẫn là một biện pháp phòng ngừa tai nạn hữu hiệu nhứt trước khi mùa đông đến.
Kính chúc bà con cẩn thận và chuẩn bị cho mùa đông Ất Mùi nầy.
Mùa Đông Ất Mùi
Kinh Tế Học Phật Giáo
Cư sĩ Tâm Nguyện dịch
‘Chánh Nghiệp’ là một trong tám ‘con đường tu’ rất căn bản và quan trọng của ‘Bát Chánh Đạo’ nhằm giúp người tu dứt được những nguyên nhân xa gần của mọi khổ đau trong đời sống thường ngày. Đức Phật đã thuyết giảng đề tài này ngay sau khi Ngài thành đạo, rồi tiếp tục suốt 45 năm hoằng pháp, kể cả những ngày cuối đời.
“Chánh nghiệp” là những nghề nghiệp, việc làm chân chính, ngay thẳng, dựa vào chính sức lực của tim óc và bắp thịt của mình để mưu cầu cuộc sống. Vì thế, ta có thể nói rằng đạo Phật đã có một hướng đi đúng đắn làm nền tảng cho bộ môn Kinh-Tế-Học Phật-Giáo.
Tại những quốc gia mà đa số dân chúng tin theo đạo Phật thường bảo rằng họ muốn gìn giữ đức tin theo chánh pháp của Phật giáo. Ở Miến Điện, người dân thường nói rằng “Chúng tôi không thấy có sự đối nghịch nào giữa giá trị tôn giáo và sự tiến bộ của kinh tế cả. Sự an lạc của ‘thân’ và sự thanh tịnh của ‘tâm’ vẫn thường trợ duyên cho nhau mà không hề có tương phản nào” hoặc là “Chúng tôi có thể kết hợp những giá trị tôn giáo và truyền thống tâm linh với những lợi ích có được từ kỹ thuật tân kỳ rất thành công.” hay là “Người dân Miến Điện chúng tôi có bổn phận phải biết dung hợp một cách hài hòa giữa ‘mộng’ và ‘thực’ trong đức tin của mình, và suy nghĩ đó vẫn luôn luôn mang lại kết quả viên mãn.
Cũng thế, có những quốc gia khác lại cho rằng họ có thể theo mẫu mực thiết lập kế hoạch phát triển kinh tế hiện đại, và rồi sẽ mời gọi các kinh tế gia từ những quốc gia tân tiến đến hướng dẫn họ phác họa chương trình có tầm cỡ để phát triển kinh tế theo những loại như ‘Kế Hoạch Ngũ Niên’ chẳng hạn. Và không ai có thể ngờ rằng phương cách sống theo đạo Phật, mà ta có thể gọi là kinh tế học Phật giáo, giống như nếp sống duy vật chất hiện đại, lại có thể mang đến sự thăng tiến như thế.
Ngay cả những kinh tế gia, cũng như hầu hết mọi chuyên gia khác, vẫn thường loay hoay trong cái mù quáng có tính siêu hình của mình mà cứ cho đó là khoa học của sự thật tuyệt đối cố định, và không được định hình từ trước. Có một số vị lại cho rằng những luật kinh tế đều không mang ‘tính siêu hình’ hay ‘tính giá trị’ như định luật của trọng lực. Tuy vậy, chúng ta cũng không nên bận tâm đến những cuộc tranh cãi về phương pháp luận mà chỉ nên suy gẫm về một số điều căn bản nhất rồi thử nhìn sự việc bằng cặp mắt của một kinh tế gia hiện đại và một kinh tế gia phật giáo để xem sự thể như thế nào.
Gần như ai cũng đồng ý rằng sức lao động của con người chính là cội nguồn căn bản của mọi sự giàu có trên đời. Trong khi đó thì những kinh tế gia lại cho rằng ‘sức lao động’ hay việc làm lao công chỉ đáp ứng phần nào nhu cầu rất bình thường của con người. Còn đối với một chủ nhân ông của thời kỳ hiện-đại-hóa thì phải giảm đến mức tối thiểu sức lao động này, và nếu cần thì làm triệt tiêu luôn, để làm giảm giá thành sản phẩm. Nhưng với cách nhìn của người công nhân thì đó là sự bất công, vì khi lao động, con người đã hy sinh thời gian rảnh rỗi và sự thoải mái của đời mình để đổi lấy đồng lương, coi như là một đền bù cho sự hy sinh, mất mát đó.
Vì thế nên người chủ chỉ muốn có sản phẩm ra khỏi nhà máy mà chỉ phải sử dụng thật ít sức lao động của thợ thuyền, còn giới công nhân thì mong được làm việc để lãnh lương và không phải lo bị thất nghiệp.
Trong thực tế, không dễ gì áp dụng một trong hai phương cách trên và phải loại bỏ phương cách kia, mà nên dung hòa bằng cách biết sử dụng máy móc ở một mức độ thích hợp nhằm giảm bớt công việc nặng nhọc cho người lao động, như thế năng suất lao động sẽ tăng lên và sản phẩm sẽ xuất xưởng nhiều hơn. Đồng thời cũng nên áp dụng chế độ khen thưởng để khích lệ tinh thần làm việc. Phương pháp chia việc ra từng phần nhỏ để tăng thêm việc, và tạo thêm công ăn việc làm cho nhiều người có ít tay nghề. Sự thật thì cách vận hành này cũng đã được áp dụng từ thời xa xưa.
Khi sắp xếp lao động, người phật tử thường nhìn đến ba phương diện: trước tiên là tạo cơ hội cho công nhân thi thố tài năng, thứ đến là giúp cho mỗi người cùng cộng tác với các đồng nghiệp để tự xóa dần tính vị kỷ,(chấp ngã), và sau cùng là mang đến nhiều phúc lợi để cuộc sống được an lạc trong tự tại. Và như thế, phương cách này nên được áp dụng liên tục và mãi mãi.
Nếu sự tổ chức công việc mà luộm thuộm, không hợp lý, không gây được hứng khởi, mà chỉ tạo căng thẳng tinh thần, dễ gây ra bất đồng, mất đoàn kết và đưa đến bạo động, nghĩa là chỉ tạo điều kiện cho tội lỗi phát sinh. Nếu người chủ thiếu lòng từ bi, chỉ quan tâm đến sản lượng mà không để ý gì đến đời sống vật chất cũng như tinh thần của người thợ là đã cố ý hay vô tình làm thui chột ý thức muốn hướng về chân, thiện, mỹ của họ. Mọi cố gắng đem sự thoải mái vào việc làm sẽ giúp cho người thợ thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Đó là những yếu tố rất cần thiết cho thực tế cuộc sống có đạo lý.
Cũng từ nhận thức đó, người phật tử đã thấy rõ sự khác biệt giữa việc sử dụng máy móc như công cụ phục vụ con người, làm thăng hoa cuộc sống, và việc dùng con người làm nô lệ cho máy móc. Để làm sáng tỏ ý nghĩa này, Ananda Coomaraswamy, một người rất am tường về nét đặc thù của nét hiện đại phương Tây và nét cổ truyền phương Đông đã phân tích: “Một người thợ thủ công giỏi bao giờ cũng thấy được sự khác biệt giữa một chiếc máy và một dụng cụ cầm tay. Cái khung cửi dệt thảm được chuẩn bị một cách cẩn thận, giúp cho người thợ khéo tay, sử dụng thật tài tình các ngón tay của mình đê luồn lách đưa từng sợi chỉ màu khác nhau với con thoi tay để có thể dệt một tấm thảm đạt đến tuyệt đỉnh của nghệ thuật, diễn tả hết nét đẹp tuyệt vời của văn hóa dân tộc anh, mà chiếc máy dệt tân kỳ thì không làm sao diễn đạt được nét tuyệt mỹ ấy.” Từ cách suy nghĩ này ta có thể phân biệt được kinh tế học Phật giáo và kinh tế học hiện đại. Người phật tử thấy được cái tinh túy của văn minh nhân loại trong sản phẩm hơn là chấp chặt vào sản lượng trong văn minh cơ khí hóa. Tính cách nhân bản này, thực sự đã hình thành từ khi con người đã biết sản xuất, xác định được nhân cách và nhận thức chuộng sự tự do muốn chọn cho mình một phương cách sản xuất. Một triết gia, cũng là một nhà kinh tế người Ấn Độ Ông J.C.Kumarappa đã đúc kết rằng:
“Nếu mọi người biết quí trọng đúng mức đặc tính của việc làm, thì sẽ thấy ra giá trị cao hơn trong tương quan nhân quả của việc và sản phẩm, giống như sự liên hệ giữa sức khỏe của cơ thể con người và thực phẩm được hấp thụ. Nhận thức đó sẽ nuôi dưỡng và tạo duyên cho con người sáng suốt hơn, thăng tiến khả năng sản xuất của mình, hun đúc thêm tinh thần cầu tiến và cũng biết tự chế lòng ham muốn thấp hèn để luôn luôn có chỗ đứng xứng đáng trong mọi giai tầng của công việc. Đồng thời, khả năng thi thố cũng được nâng cao để thể hiện tư cách, phẩm giá của mình.”
Nếu một người bị mất việc, thì anh ta sẽ rất lo lắng và thất vọng, vì không những chỉ mất đồng lương, mà còn thiếu cả nguồn sống từ vật chất đến tinh thần là những giá trị khó có gì thay thế được. Một kinh tế gia thời nay có thể tính toán hết sức chuẩn xác làm sao để mọi người đều có việc làm cố định và được hưởng lương, hoặc một cách kinh tế hơn, là bảo đảm được đồng lương trong khi việc làm có thể thay đổi, biến động theo tình thế, v.v… Tiêu chuẩn căn bản của sự thành công trong kinh doanh hiện nay vẫn là tổng sản lượng hàng hóa phải xuất xưởng trong một thời gian qui định.
“Nếu mức độ tiêu thụ hàng hóa bị giảm sút nghiêm trọng, thì sẽ khó tránh được tình trạng phải sa thải công nhân ở những mức độ khác nhau, hoặc vừa phải hoặc ào ạt” như giáo sư Gaibraith đã viết trong tạp chí The Affluent Society, và hơn thế nữa: “Nếu vì sự ổn định của lợi nhuận mà phải chấp nhận sa thải công nhân thì phải cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho những người bị mất việc, để họ có thể giữ được mức sống bình thường, như một biện pháp cần thiết không thối thoát được”.
Theo cách nhìn của người phật tử thì họ cũng thấy được trong thực tế thì còn nhiều người vẫn coi trọng sản phẩm hơn giá trị con người, và số lượng hàng hóa được tiêu thụ vẫn quan trọng hơn phẩm chất của sản phẩm mang tính sáng tạo. Nghĩa là đã xem nhẹ cái tài hoa khéo léo của người thợ, hay nói một cách khác, là hạ thấp giá trị nghệ thuật của người thợ đi, để tôn vinh cái gì ô uế, xấu xa theo thị hiếu thường tình. Điều quan trọng hơn hết trong quan niệm kinh tế của phật giáo là làm sao cho mọi người đều có công ăn việc làm ổn định để kiếm sống. Đó không phải là một cường điệu trong sự tạo việc làm, hoặc sự gia tăng tối đa sản lượng. Khi những người phụ nữ của gia đình phải đi tìm việc ở các văn phòng hay những nhà máy thì đó là chỉ dấu thất bại nghiêm trọng của kinh tế. Cụ thể như là phải nhìn thấy các bà mẹ đang làm việc trong xưởng máy và bỏ các đứa con của mình chạy chơi rong ngoài đường phố là không hợp lý một chút nào trong ánh mắt của nhà kinh tế phật giáo. Còn đối với các kinh tế gia thời hiện đại thì bất kỳ ai là người thợ giỏi thì đó là người chiến sĩ can trường của mặt trận sản xuất.
Trong khi những người ham sống xa hoa, mong muốn có nhiều hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng, thì người phật tử chân chính chỉ nghĩ đến sự giải thoát khỏi những vướng mắc vật chất thường tình. Dựa vào con đường “Trung Đạo” của Phật giáo, người phật tử sẽ không thấy có gì là khúc mắc trong sự an lạc của tự thân. Sự giàu có không có chỗ đứng trong sự giải thoát, mà đó chỉ là vướng víu trở ngại mà thôi. Họ không cho hưởng thụ vật chất là thú vui, mà đó chỉ là những thèm muốn của dục vọng thấp hèn. Nét căn bản của kinh tế phật giáo là tính giản dị và tinh thần bất bạo động. Từ cách nhìn của một người làm kinh tế phật giáo thì tính mầu nhiệm trong cách sống đạo hạnh có thể làm toát ra sự hợp lý của từng mẫu mực – có khi với những phương tiện bé nhỏ đến bất ngờ lại có thể mang đến các kết quả mỹ mãn thật tuyệt vời.
Đối với một kinh tế gia hiện đại thì điều này thật là khó hiểu. Ông ta thường đo lường mức sống thường ngày bằng số lượng hàng hóa tiêu thụ hằng năm của một người, và cho rằng bao giờ một người biết tiêu thụ nhiều thì đời sống của anh ta phải tốt hơn so với một người ít biết tiêu thụ.
Một kinh tế gia phật giáo thì nghĩ khác, và cho rằng sự tiêu dùng phung phí là không hợp lý, vì như thế là trái với sự quân bình của con người. Mục tiêu mà người phật tử phải đạt được chính là sự an lạc tối thượng của thân tâm, và đó phải là kết quả của sự hưởng thụ có chừng mực. Vì thế, nếu ta chỉ cần quần áo để mặc đủ ấm đối với thời tiết và đủ đẹp khi được nhìn thì hà tất phải chạy theo thời trang để phải vứt bỏ đi một cách uổng phí những quần áo không còn hợp thời nữa. Như thế, ta sẽ có đủ thời gian, sức khỏe và phương tiện để chăm sóc làm đẹp cuộc sống tinh thần, nghệ thuật và tâm linh. Thật là không kinh tế chút nào khi chúng ta phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để nuôi dưỡng những kỹ nghệ may mặc tây phương trong khi còn quá nhiều người nghèo trên khắp địa cầu không có đủ mảnh vải để che thân và cần sự giúp đỡ, chia xẻ của chúng ta. Kinh tế học phật giáo đã nghiên cứu một cách có hệ thống nhằm chấm dứt mọi nhu cầu xa xỉ bằng ý thức “tri túc “ và “thiểu dục”.
Một mặt khác thì kinh tế học hiện đại lại quan niệm rằng sự tiêu thụ là cứu cánh tối thượng và cũng là mục tiêu chính của mọi sinh hoạt xã hội, nên phải sử dụng nhiều đất đai, cũng như sức lao động và vốn liếng để làm phương tiện phát triển sản xuất.
Nói tóm lại, tùy vào cách nhìn của hai nền kinh tế phật giáo và hiện đại, ta thấy được sự dị biệt tùy thuộc ở giá trị tinh thần và vật chất của hai quan niệm này về sự tiêu thụ hàng hóa. Từ đó, ta cũng biết được áp lực đè nặng trên vai của người dân tại hai nước Miến Điện và Hoa Kỳ khác biệt như thế nào. Một nơi thì mọi người được sống thanh thản, còn nơi kia thì sự căng thẳng cứ triền miên, mặc dù ở Miến Điện tỉ lệ sử dụng máy móc thay cho sức người lao động so với Hoa Kỳ thì thật là khiêm tốn.
Ai cũng biết rằng tính bất bạo động có liên hệ rất mật thiết với cách sống giản dị, nên khi nhu cầu tiêu dùng ở mức độ vừa phải thì ta sẽ thấy tinh thần được thảnh thơi, bớt được nhiều nỗi lo toan, chạy vạy cho có đủ phương tiện tiền bạc nhằm thỏa mãn ý thích. Như thế là đáp ứng được ý lời Phật dạy: “luôn tránh điều xấu ác, làm nhiều điều thiện lành, và giữ tâm thanh tịnh “
Củng vì tài nguyên thiên nhiên ở khắp mọi nơi đang cạn dần, và nếu mọi người đều tự bớt nhu cầu tiêu dùng thì sẽ giúp làm giảm thiểu được những tranh giành, cướp giật đầy tính bạo hành mà ta thường thấy xảy ra ở những quốc gia, dân chúng đang sống dựa vào nền kinh tế toàn cầu.
Mọi nền sản xuất khởi đi từ tài nguyên của địa phương nhằm thỏa mãn nhu cầu của dân chúng cùng sống trong vùng, thì đó là phương cách rất thích hợp với quan điểm kinh tế Phật giáo. Nếu phải tùy thuộc vào nguồn hàng hóa nhập từ một nơi xa xôi, và được sản xuất bởi những người xa lạ thì đó là những trường hợp ngoại lệ và chỉ được áp dụng rất giới hạn trong cộng đồng phật giáo.
Chính vì kinh tế gia hiện đại chấp nhận một sự tốn kém khi để một người phải di chuyển thật xa từ nhà đến nơi làm việc, và cũng không hợp với tiêu chuẩn của nếp sống cao, nên kinh tế gia phật giáo đã thấy ra đó là một sự thất bại khi phải dùng nhân sự đến từ một nơi xa xôi để thỏa mãn theo ước muốn của họ, thay vì sử dụng những người sống trong vùng lân cận.
Thống kê kinh tế hiện đại thường dựa vào sự tăng trưởng của các con số ‘tấn hàng hóa’ hoặc ‘dặm đường vận chuyển’ tính trên đầu người của dân số mỗi quốc gia. Phương pháp này được xem như là tiêu chuẩn của sự phát triển kinh tế, thì những số liệu thống kê này lại trở thành chỉ dấu của sự tàn hại các mẫu mực nhận thức về nhu cầu trong cuộc sống của người có đức tin Phật giáo.
Một nhận định rất nổi cộm về sự khác biệt giữa hai nền kinh tế này đối với việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên của trái đất. Bertrand de Jouvenel, một triết gia về chính trị rất nổi tiếng người Pháp đã định hình “Con người Tây phương” theo lời mô tả rõ ràng của một kinh tế gia hiện đại là:
Ông ta có khuynh hướng không kể bất kỳ thứ gì là phí tổn, mà chỉ chú tâm vào sự nỗ lực của con người, ông ta có vẻ như không màng đến tài nguyên mà mình đã phí phạm, và tệ hại hơn nữa, là có bao nhiêu sinh linh mà ông ta đã hủy diệt. Ông ta tỏ vẻ như không cần biết rằng nếp sống của con người là một phần lệ thuộc vào một hệ thống kinh tế gồm nhiều hình thái của đời sống. Vì thế giới này như bị chi phối bởi những thành phố mà ở đó người ta bị tách ra từ hình thái nào đó của đời sống không phải là tính người, và cảm giác về những gì là sở hữu của hệ thống kinh tế coi như là đã mất hẳn. Điều này đưa đến những hệ quả rất tệ hại không lường trước được trong cách hành xử đối với những thứ mà con người phải rất cần đến, giống như đối với nước uống và cây rừng vậy.
Hơn nữa, đức Phật cũng truyền dạy mọi người nên đối xử từ bi không những chỉ đối các sinh vật như loài người và động vật mà cả với cây cỏ nữa. Mỗi phật tử nên phát tâm thường xuyên trồng thêm cây và chăm bón cho đến khi cây có đủ sức tự lớn mạnh. Nhìn vào sự kiện này, người phật tử có thể xác định tính độc lập của nền kinh tế, nghĩa là không cần sự trợ giúp nào từ bên ngoài mà vẫn có thể tự phát triển. Có nhiều quốc gia ở vùng đông nam Á châu (và cả một số các vùng khác trên thế giới) vẫn bị chậm tiến một cách tủi hổ vì coi thường việc trồng cây gây rừng.
Còn kinh tế học hiện đại thì không để ý vào sự dị biệt giữa những vật liệu tái sinh được và không tái sinh được, mà chỉ lo tính cho quân bình và đủ số lượng của những vật liệu ấy bằng cách dùng trị giá của đồng tiền để chi trả. Vì thế, khi phải sử dụng những loại nhiên loại có thể thay thế cho nhau như than đá, dầu hỏa, cây rừng, hoặc sức nước, thì các kinh tế gia hiện đại chỉ nói đến trị giá tương đương của từng loại để phân biệt. Và dĩ nhiên loại nào rẻ nhất sẽ được ưu tiên dùng đến, vì nếu không là như thế thì chẳng hợp lý và kinh tế chút nào! Theo quan điểm của kinh tế gia phật giáo thì dĩ nhiên không phải là như thế, vì sự khác biệt giữa hai loại nhiên liệu không tái sinh được như dầu hỏa hay than đá và tái sinh được như cây rừng hay sức nước thì không thể được xem xét quá giản dị như thế. Đối với loại nhiên liệu không tái sinh được thì chỉ nên dùng khi thực sự cần thiết, và phải hết sức cẩn trọng vì lý do cần được bảo tồn. Sử dụng bừa bãi và lãng phí loại nhiên liệu này là một hành động mang tính bạo động và để chu toàn việc gìn giữ tính bất bạo động trên trái đất này là điều khó đạt được. Bổn phận của mỗi con người là phải hướng đến mục đích lý tưởng là làm bất cứ việc gì cũng không được bạo động.
Chính như một kinh tế gia hiện đại ở Âu châu có thể không nghĩ rằng nếu tất cả tài sản nghệ thuật đã bán sang Mỹ với giá hấp dẫn thì không phải là một động thái thành công về kinh tế. Còn kinh tế gia phật giáo thì nhấn mạnh rằng nếu dân chúng chỉ sống dựa vào những loại nhiên liệu không tái sinh được như dầu hỏa hay than đá thì cũng như là sống bám vào tư bản thay vì dựa vào thu nhập của chính mình. Nếp sống ấy sẽ không bao giờ được thường xuyên ổn định mà phải được điều chỉnh sao cho được thích hợp một cách tạm thời. Vì nếu những nguồn nhiên liệu như than đá, dầu hỏa và khí đốt được khai thác quá đáng và phân bố không đều đặn trên toàn cầu, thì ắt hẳn đó là một hành động có tính bạo lực đối với thiên nhiên và sẽ không tránh đưa tới sự bạo động giữa con người.
Riêng sự kiện này thôi cũng là chất liệu cho những quốc gia phật giáo phải suy nghĩ. Cho dù họ không quan tâm gì đến những giá trị tôn giáo và tâm linh trong truyền thống của mình, họ vẫn rất mong được ôm cả chủ nghĩa duy vật của kinh tế học hiện đại càng nhanh càng tốt. Trước khi cởi bỏ được quan niệm kinh tế học phật giáo, vì đó chỉ là một giấc mơ muốn ‘trở về cố hương’ không hơn không kém, thì họ cũng rất muốn sẽ đi được trên con đường phát triển của nền kinh tế hiện đại, và rồi sẽ dẫn họ đến một nơi mà họ muốn tới.
Dẫn chứng ở phần cuối của tác phẩm đáng khích lệ của mình là quyển ‘The Challenge of Man’s Future ‘giáo sư Harrison Brown ở viện kỹ thuật California đã đánh giá rằng:
Như chúng ta thấy một cách căn bản rằng xã hội công nghiệp thì không còn ổn định nữa, mà phải bị biến dạng thành một hình thái mang tính nông nghiệp, và trong đó, những điều kiện cho tự do cá nhân cũng không còn chỗ đứng với khả năng tránh được những tình trạng bị áp bức bởi một hình thái tổ chức chặt chẽ với sự kiểm soát độc đoán. Thật vậy, khi chúng ta quan sát tất cả những khó khăn có thể hăm dọa sự sống còn của nền văn minh công nghiệp, mà ta đã biết từ trước, thì thật là không dễ gì tìm ra phương cách để vẫn giữ được sự ổn định của nó cho đến cuối và bảo toàn được sự tự do cá nhân như một dung hợp hài hòa.
Cho dù hiện tượng này đã không còn nữa trong cách nhìn dài hạn, nhưng ta vẫn phải đối diện với vấn đề tức thời là liệu “sự hiện đại hóa”- vẫn đang tồn tại bất chấp những giá trị tôn giáo và tâm linh- có còn thực sự sản sinh được những hệ quả chấp nhận được hay không. Những khối lượng được thấy được thì thật là kếch xù, nhưng hậu quả thì cũng thật là khủng khiếp – nền kinh tế nông thôn thì đã sụp đổ, tình trạng thất nghiêp thì lan tràn khắp mọi thành phố và quốc gia, còn sự tăng trưởng tính vô sản thành phố thì không có khả năng nuôi dưỡng được con người cả phần thể chất lẫn cả tâm hồn nữa.
Dù cho ai còn tin tưởng rằng sự tăng trưởng kinh tế là quan trọng hơn những giá trị tôn giáo và tâm linh, thì dưới ánh sáng của cả kinh nghiệm thực tiễn trong hiện tại và viễn ảnh tương lai dài hạn, việc nghiên cứu kinh tế học phật giáo vẫn rất cần được quan tâm. Vì đó không phải là việc chọn lựa giữa “sự lớn mạnh hiện đại” và “sự trì trệ cổ điển”, mà là vấn đề tìm ra một con đường đúng cho sự phát triển. Đó chính là con đường “Trung Đạo” giữa sự thờ ơ của các “sứ giả duy vật” và sự bất động của các “nhà tồn cổ”. Hay nói một cách ngắn gọn là tìm cho ra con đường của“Chánh Nghiệp”. /
(Bản dịch do Cư sĩ Tâm Nguyện thực hiện – trích từ chương “Buddhist Economics” trong cuốn sách nguyên tác tiếng Anh “Small Is Beautiful” của tác giả Fritz Schumacher ấn hành lần đầu năm 1973).
Christmas Day – Lịch sử lễ Giáng Sinh
Sưu tầm
Chữ Giáng Sinh có nguồn gốc từ tiếng La tinh – chữ Natalis – nghĩa là ngày sinh ra đời.
1. NGUỒN GỐC:
Tại thành phố Roma – Ý đã có một buổi lễ được tổ chức vào ngày 25 tháng 12 từ một thế kỷ trước kỷ nguyên Thiên Chúa. Người dân La Mã làm lễ tôn thờ Mirthra, gốc Ba Tư, được mang vào Roma bởi những người lê dương La Mã. Mirthra là vị thần ánh sáng của người Ba Tư. Lễ vào ngày 25 tháng 12 là ngày điểm chí của mùa đông, sự ra đời của Mirthra tượng trưng cho sự bất bại của mặt trời (Dies natalis solis invicti). Trong buổi lễ người ta cúng thần bằng một con bò rừng nhỏ.
Năm 274, hoàng đế La Mã Aurélien tuyên bố việc tôn thờ thần Mirthra là quốc giáo và lấy ngày 25 tháng 12 để cử hành lễ.
Lễ Noël chưa xuất hiện vào thời kỳ đầu của đạo Thiên Chúa. Chỉ từ vào thế kỷ thứ II sau nhiều lần tìm tòi để có thể lấy một ngày nào đó trong năm làm ngày ra đời của Chúa Jésus vì không tìm thấy một dấu vết nào đề cập đến việc này trong các sách Phúc Âm. Nhiều ngày, tháng đã được đề nghị như ngày 6 tháng Giêng, ngày 25 tháng 3, ngày 10 tháng Tư… nhưng vẫn không dẫn đến một quyết định dứt khoát nào.
Tại La Mã, Giáo hội Thiên Chúa đã chọn ngày 25 tháng 12 làm ngày sinh của Chúa Jésus chắc chắn không hẳn không có hậu ý đối với buổi lễ cổ truyền tại đây : lễ kỷ niệm ngày sinh của thần “tà giáo” Mirthra. Vào những năm 330 hay 354, hoàng đế La Mã Constantin quyết định lấy ngày Noël là ngày 25 tháng 12.
Năm 354, Giáo hoàng Libère ấn định cử hành lễ vào ngày 25 tháng 12. Ngày này đã có một giá trị tượng trưng vì theo Malachie 3/19 và Luc 1/78 người ta xem như sự hiện diện của Chúa Cứu Thế như một sự mở màn cho “mặt trời của công lý”. Như thế buổi lễ Noël cũng là ngày sinh của Jésus mặt trời công lý.
Buổi lễ vào ngày 25 tháng 12 dần dần phát triển về phương Đông và vùng Gaule (Pháp ngày xưa): vào năm 379 tại Constantinople, đầu thế kỷ thứ V tại đất Gaule, trong thế kỷ thứ V tại Jérusalem và vào cuối thế kỷ thứ V tại Ai Cập. Các giáo hội Đông Phương vào thế kỷ thứ IV cũng cử hành lễ dười nhiều hình thức khác nhau vào ngày 6 tháng Giêng để biểu dương cho Thượng đế.
2. LỊCH SỬ NGÀY NOËL ĐẾN CUỐI THỜI TRUNG ĐẠI
Hoàng đế La Mã Théodore vào năm 425 đã nguyên tắc hoá những nghi lễ cho Noël. Buồl lễ vào ngày 25 tháng 12 đã trở nên đặc biệt dành cho những người theo Thiên Chúa Giáo. Clovis được rửa tội vào đêm Noël năm 496. Năm 506, hội nghị Giám mục Agle đã ấn định ngày lệ này như một nghĩa vụ phải có. Năm 529, hoàng đế La Mã Justinien đã ban hàng chỉ thị là ngày nghỉ được trả lương.
Buổi lễ nhà thờ vào nửa đêm được cử hành từ thế kỷ thứ V dưới triều đại của Giáo Hoàng Grégoire Le Grand.
Vào thế kỷ thứ VII, một tục lệ đã được ấn định tại La Mã để cử hành 3 buổi lễ: lễ trọng vào chiều ngày 24 tháng 12, lễ vào buổi sáng và ngày 25 tháng 12 tại các nhà thờ.
Ngày lễ Noël được lan tràn khắp Âu châu: Thế kỷ thứ V tại Ailenn thế kỷ thứ VII tại Anh quốc, thứ VIII tại Đức, thử IX tại các quốc gia vùng Bắc Âu, thứ IX và X tại các quốc gia vùng Xla-vơ.
Kể từ thế kỷ thứ XII, nghi thức tôn giáo được cho kèm thêm những “thảm kịch” lễ bái, những “bí mật” được dàn dựng cảnh tôn thờ của những mục đồng hoặc đám rước những vị đạo sĩ ba tư (mage). Những “thảm kịch lễ bái” này được trình diễn đầu tiên trong ngay nhà thờ rồi sau đó được đem ra sân trước nhà thờ.
3. LỄ NOËL TỪ THỜI PHỤC HƯNG
Những màng cỏ xuất hiện trong nhà thờ tại Ý đại lợi từ thế kỷ thứ XV và cây Noël tại Đức vào thế kỷ thứ XVI. Sau đó được lan đến các gia cư vùng Na-pô-li rồi các vùng miền Nam nước Pháp từ thế kỷ thứ XVII.
Trong thời kỳ phục hưng vào năm 1560, những người Tin Lành chống đối với sự hiện diện của máng cỏ và họ ưa chuộng phong tục cây Noël hơn. Cùng với sự đối kháng trong giai đoạn phục hưng vào thế kỷ thứ XVII, những trình diễn “thảm kịch lễ bái” đã bị cấm chỉ vì trở thành quá “phàm tục” một cách quá đáng.
Ngày nay, lễ Noël đã trở thành một buổi lễ dành cho trẻ em và gia đình.
4. Ý NGHĨA CỦA NGÀY NOËL
Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chúa, Noël là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ: chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noël… Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noël trở thành một buổi lễ của trẻ em: một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.
Ngày Noël cũng là một thông điệp của hoà bình: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người Chúa thương.” đây là câu được hát bởi những Thiên Thần báo tin sự xuất hiện của Vị Cứu Thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu
Nguồn: http://tinmung.net/Holiday/Christmas/CauChuyenGS/ChristmasDay.htm
Vui cười
Sắp tới ngày sinh nhật của cô gái, bạn trai cô hỏi:
– Em yêu, sinh nhật em sắp tới rồi đấy. Em muốn anh tặng gì nào?
Cô gái bẽn lẽn:
– Em vẫn chưa nghĩ ra anh yêu à!
Chàng trai vui mừng nói tiếp:
– Tốt quá! Thế anh sẽ tặng em thời gian một năm để suy nghĩ nhé!
Nửa đêm khi hai vợ chồng đang ngủ trên giường, bỗng người vợ nghe thấy tiếng động lạ liền lay chồng dậy:
– Anh ơi, dậy đi. Có ai đó đang ăn vụng bánh trong bếp nhà mình kìa.
Người chồng nhăn mặt mở mắt hỏi vợ:
– Bánh nào?
– Bánh em làm lúc tối ấy.
Nghe vậy anh chồng liền bật dậy hốt hoảng:
– Thế giờ chúng ta nên gọi cảnh sát hay xe cứu thương đến trước đây em?
– Chuyện cậu và anh chàng mới quen đến đâu rồi?
– Thôi rồi.
– Sao vậy? Hôm qua hai người còn đi xem phim mà.
– Ừ, nhưng lúc trong rạp mất điện, chân anh ta cứ quờ quạng…
– Anh ta sàm sỡ lắm hả?
– Được thế thì còn khá. Đằng này, anh ta cứ quờ quạng sợ mất đôi dép cũ rích.
Người lớn tuổi hảy cẩn thận: Quỉ hà hơi
Nguyễn thị Cỏ May
Chuyện “Qủy hà hơi” làm mê hoặc người và sai khiến lấy hết tiền bạc, tư trang đem đưa trọn cho nó, ngay giữa ban ngày, đã xảy ra ở Bắc và Nam Cali, cách nay vài năm. Nạn nhơn không phải là đàn bà, người lớn tuổi, mà là các ông trung nìên, tức những người khỏe mạnh, bình thường, ở tuổi chín chắn, có học, đang làm việc và thành công ở xã hội xứ Mỹ. Thủ phạm lừa đảo là những người đàn ông da màu, đen phi châu và nâu của Nam Mỹ.
Cũng câu chuyện có nội dung tương tợ vừa xảy ra ở Paris trong tháng chìn vừa qua nhưng nạn nhơn lại là các bà già, và quỷ hà hơi là những người đàn bà Trung quốc cộng sản. Ở Việt nam hiện nay không biết có hiện tượng này không?
Hán Quỷ ở Paris
Hai người đàn bà mang quốc tịch Trung quốc hà hơi vào những bà già đang đi trên đường phố Paris. Chỉ mươi phút sau, nạn nhơn bị mê hoặc như bị áp lực của thôi miên. Từ đây, nạn nhơn sẳn sàng làm theo lệnh sai khiến của quỷ hà hơi. Họ chẳng những móc túi vét hết tiền trong túi, mà còn dẩn quỷ về tận nhà, lấy tiền dấu cất ở nhà, cả tư trang, đem đưa hết cho quỷ.
Theo nhựt báo “Le Parisien” (Người Paris) thì đây là một cách lừa đảo rất mới, chưa từng xảy ra ở Paris và Pháp. Cách làm như vừa mang vẻ huyền bí, vừa sử dụng chất gây hôn mê.
Cảnh sát Paris, theo lời khai của nạn nhơn, đã tìm hiểu chất độc mà hai người đàn bà Trung cộng kia đã xử dụng. Cảnh sát nghĩ họ đã cho các bà già nạn nhơn hít phải một thứ hỗn hợp chất độc mà thành phần cấu tạo chưa thật sự được khám phá rỏ ràng nhưng sự tác hại lên con người giống như chất ma túy có tên “hơi thở của quỷ” trước đây, đã có hàng chục nạn nhơn người á châu bị lâm vào một trạng thái hôn mê chỉ biết vâng lời.
Sau vụ mấy bà đầm nạn nhơn, hai nữ hán quỷ đã bị cảnh sát tư pháp bắt giam để điều tra.
Belleville của Quận XX Paris
Đây là khu phố tàu sầm uất thứ hai của Paris. Cũng như khu phố Paris 13, trước kia, ở đây là khu phố nghèo chỉ có dân “rệp” và đen ở. Tây chẳng những không ở mà cũng chẳng dám bén mảng tới. Sau khu Paris 13 của người tàu tỵ nạn cộng sản việt nam tới lập nghiệp, khu Belleville Paris XX lần hồi xuất hiện người tàu Trung cộng mở cửa hàng buôn bán. Họ phát triển lấn chiếm lãnh địa của dân rệp và đen ở đây sanh sống từ lâu đời. Ngày nay, tới đây, chỉ thấy có người tàu đứng cửa hàng, rệp và đen đi mua hàng hoặc tụm năm, tụm ba trên lề đường, buôn bán trao tay nhau kín đáo, tránh bị cảnh sát để ý. Người tàu ở đây không biết nói tiếng Việt nam vì họ không có đi ngang qua lưng người Việt nam như người tàu ở Việt nam ra đi. Nét đặc biệt hơn, rất dễ nhận ra, là họ cho tới nay vẫn chưa biết xếp hàng theo thứ tự ưu tiên. Đi trên đường, họ không biết nhường bước cho người cùng đi đường khi cần. Nhìn lại mới thấy người tàu ở Paris 13, đến từ Miên, Lèo, Việt nam đều lịch sự hơn đồng bào hán tộc của họ rất nhiều.
Chính ở khu phô tàu Belleville này xuất hiện hai nữ hán quỷ mê hoặc mấy bà già để vét sạch tiền và tư trang.
Hai người đàn bà tàu bắc kinh, sau vụ hà hơi lấy tiền bị thưa, liền bị cảnh sát tư pháp bắt tại Métro Goncourt, Quận XX, tức khu Belleville, nhờ một người bà con của một nạn nhơn nhận ra được.
Hai người tuổi từ 42 và 59. Cả hai đều chối phăng những hành động vừa qua của họ. Một người nói rằng “mình đi tìm một địa chỉ”, người kia thì “hỏi thăm người đi đường métro nào gần nhứt”.
Nhưng sau đó, cảnh sát tới khách sạn ở thành phố Villepinte, ngoại ô Đông-Bắc Paris, cách Paris chừng 17 km, nơi họ cư trú, khám xét, tịch thu được những dụng cụ giúp “bào chế” chất độc mà họ đã xử dụng trong kế hoặch lừa đảo.
Cảnh sát còn đang phân tách chất độc tịch thu được. Theo sổ thông hành, hai người đàn bà Trung cộng này đã ở Madrid (Espagne) và Mexico.
Nạn nhơn khai “bị thôi miên và ngoan ngoản vâng lời sai bảo”.
Cảnh sát tư pháp bắt được thêm một người Trung cộng nữa cũng trong nhóm nữ hán quỷ lộng hành này. Người thứ ba 56 tuổi, cảnh sát nghi là người “bào chế” chất độc hổn hợp làm mê hoặc gạt người có tên gọi là “hơi thở của quỷ”.
Liền đó, nhà cầm quyền bắc kinh cho cảnh sát pháp biết ba người Trung quốc đó nằm trong một tổ chức chuyên lừa đảo, dày dạng kinh nghiệm, gốc ở Bắc kinh, hoạt động khắp nơi trên thế giới, chuyên về mê hoặc bằng một thứ chất độc, để sai khiến nạn nhơn đem tiền bạc, của cải nạp hết cho họ. Một thứ tội phạm đem lại cho thủ phạm nhiều lợi lộc.
Cảnh sát paris nhận hàng chục đơn thưa của nạn nhơn của khu phố từ Belleville tới Métro Goncourt. Đây là những nạn nhơn bị quỷ hà hơi từ mùa Xuân.
Nạn nhơn được “quỷ hà hơi” chiếu cố luôn luôn là những người lớn tuổi, đi trên đường phố Belleville, bình thường như bao nhiêu người khác. Một phụ nữ Trung quốc xuất hiện, chận một bà già trông có vẻ có tiền đang đi đường, hỏi thăm có biết bác sĩ Wang hay không ? Bà ta đang muốn tìm bác sĩ Wang. Người phụ nữ Trung quốc thứ hai xuất hiện. Cả hai bắt đầu tách riêng nạn nhơn ra xa làn sóng người đi đường, cho nạn nhơn hít một hợp chất nói là để “bảo vệ sức khỏe và tránh những xuôi xẻo”. Kế hoạch hành động chỉ đơn giản có vậy thôi.
Thế mà nạn nhơn nào cũng khai ra là sau đó, chỉ trong chốc lác, họ bị thôi miên và tuyệt đối vâng lời kẻ đối thoại. Họ không ngần ngại dẩn kẻ lạ về tận nhà, gom hết tiền bạc, tư trang bỏ vào một cái bao, trao cho kẻ lạ.
Có người biết chuyện giải thích cách lừa đảo này có pha lẫn quyền lực bùa phép vốn có từ lâu đời trong ngành y học Trung quốc (?). Nhiều người khác trong băng đảng “Quỉ hà hơi”, nghe nói, đã bị bắt tại Trung quốc và Nam hàn.
Họ rất linh động. Còn nhiều người ần náo ở Paris vẫn chưa bị phát hiện nhờ họ là một tổ chức tội phạm được tổ chức rất chặc chẻ. Trong số nạn nhơn ở Paris từ mùa Xuân năm nay, có một người khai ra đã bị mất đến 100 000 e. Tiền bạc kiếm được, họ thu gọn lập tức và chuyển ngay về Trung quốc. Và tới nay, số tiền kiếm được đã lên tới hằng triệu euros.
Chuyển tiền về Trung quốc? Bằng cách nào?
Mọi người ra khỏi nước Pháp, cả tây thiệt, đều không được mang trên người hơn 6000 euros. Nếu gởi cho người Trung quốc mang về, thì với số tiền hằng triệu euros, trong khoảng thời gian nhứt định, làm sao kịp? Chuyển qua ngân hàng, dĩ nhiên ngân hàng Trung quốc ở Paris, thì phải chịu sự kiểm soát. Chẳng lẽ chánh phủ pháp không muốn làm phật lòng “kẻ lạ”?
Quỉ hà hơi ở Californie
Theo tác giả Thiên An (Vũ An) của báo “Người Việt” xuất bản ở Nam Cali thì cho tới năm 2013, có khá nhiều người việt nam là nạn nhơn trực tiếp của “Quỉ hà hơi”. Không giống như ở Paris, quỷ hà hơi ở Cali không phải là những “nữ hán quỷ”, mà là những người đàn ông người da đe hoặc người gốc như Nam Mỹ. Quỉ cũng xáp lại gần, nắm tay, nói chuyện, đi chung xe, rồi đề nghị về nhà hoặc vào ngân hàng lấy hết tiền ra đưa trọn cho quỷ. Vài phút sau, tỉnh lại, quỷ biến mất, biết mình bị mất tiền. Có người bị mất tới 48 000 đô-la. Số ít nhứt cũng trên mươi ngàn đô-la.
Không dám thưa cảnh sát vì nghĩ chắc cảnh sát bao giờ tin được chuyện lừa gạt này như chuyện hoang đường vậy. Thế là làm thinh cắn răng chịu.
Cho tới lúc có người tố cáo, báo “Người Việt” loan tin và mở cuộc điều tra thì mới lần lượt xuất hiện nạn nhơn.
Người bị lừa không ai giống ai nhưng cách lừa tập trung trong mấy cách rất cổ điền: rủ cùng làm từ thiện, hỏi thăm người để tìm, tới Mỹ lảnh tiền thân nhơn tử nạn máy bay.
Tuy cách lừa đảo xét ra không có gì là khoa học lắm nhưng theo ký giả báo Người Việt thì chuyện lừa đảo này đang trở thành chuyện dài xã hội còn nhiều tập:
“Trong vòng một tuần sau khi câu chuyện của ông Đức được đăng, phóng viên Nhật Báo Người Việt được nghe nhiều nữa những câu chuyện tương tự từ độc giả, ở California cũng như tại các tiểu bang khác. Thiên hình vạn trạng, hình thức lừa đảo trên tuy không phải lúc nào cũng thành công, nhưng một khi đã tìm được đối tượng, thì nhanh chóng lấy sạch tài sản nạn nhân có rồi cao chạy xa bay.
Theo một thông cáo của sở cảnh sát San Franciso, nơi cũng từng có nhiều trường hợp bị lừa dạng này, đối tượng mà kẻ xấu nhắm vào thường có một hoặc cả ba tính chất “3G”: “Goodliness, Gullibility, Greed”, tạm dịch là “tốt bụng, cả tin, tham lam.”
Với những thủ đoạn tương tự như trong các câu chuyện mà những nạn nhân Việt đã gặp, cảnh sát cho biết kẻ xấu dễ dàng lừa được hàng ngàn đồng chỉ sau vài giờ đồng hồ tập luyện “ngón nghề” đánh tráo và tìm đối tượng ra tay.
Hình thức lừa đảo này không mới, cũng theo cảnh sát San Francisco, xuất hiện đầu tiên ở miền Nam Hoa Kỳ từ hơn 100 năm trước, đến nay vẫn dễ dàng lừa được những người” của thời đại “IPad, IPhone” như thường.
Quỉ hà hơi là ai? Là gì ? (*)
“Con quỷ hà hơi” có tên khoa học là Scopolamine hay còn gọi là “Hơi thở của quỷ” hoặc gọi tên khác là Burundanga là một loại ma túy được bào chế từ cây Borrachero có nhiều ở Colombie hay từ cây cà độc dược Datura metal có ở Việt nam rất nhiều. Nó có tác dụng gây mê đồng thời có khả năng làm mất đi thần trí của con người và đưa con người vào trạng thái như bị thôi miên. Loại này được coi là loại thuốc độc đáng sợ nhất thế giới mà tội phạm thường dùng để xóa trí nhớ và làm mất ý thức tạm thời của nạn nhân. Nó cũng được giới giang hồ ở Việt Nam sử dụng trong thời gian gần đây và đang rao bán rộng rải trên mạng.
Loại thuốc này có đặc điểm là không màu, không mùi và không vị, dễ bay hơi nhưng lại có khả năng tạo ra những giấc mơ kỳ lạ cho con người khi hít phải thuốc này. Đặc biệt, Scopolamine sẽ ngăn chặn ngay từ giai đoạn đầu, không để ký ức được hình thành, những sự kiện xảy ra trong thời gian thuốc ảnh hưởng tới thần kinh con người sẽ không được ghi lại. Đến khi thuốc hết tác dụng, người ta vẫn không tài nào nhớ nổi chuyện gì đã xảy ra. Nạn nhơn giống như cái xác còn thở. Nếu sử dụng với liều cao thì có thể gây chết người.
Xã hội ở Việt nam vốn đã băng hoại cùng cực, nay có những người xử dụng “quỷ hà hơi” thì Việt nam không còn thứ bất hạnh nào lớn hơn nữa.
Nguyễn Thị Cỏ May
(*) Xem thêm Dược Thảo thực dụng, Gs Nguyễn Thanh Vân, dạy Thực vật ở Đại Học Sư Phạm Sài gòn trước 30/04/75.
https://vietbao.com/a246360/nguoi-lon-tuoi-hay-can-than-quy-ha-hoi
Vui cười
Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói:
– Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ!
– Quan thứ hai nói: Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trăm thấy một sợ giăng thừng gấp mười cái cột đình làng này!
– Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ 3 lên tiếng.
– Quan thứ ba nói: Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia, mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng kia qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi.
– Đến lượt quan thứ tư: Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy 1 cái cây cao khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh đã bay đi rồi.
– Quan thứ ba hiểu ý muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói nên đành chịu thua.
– Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha ha. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người:
– Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cổ chúng nó lại cho ta!
– Các quan sợ rung cầm cập ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai, thì té ra Anh lính hầu. Lúc ấy các quan mới lên giọng:
– Thằng kia, mày định trói ai thế?
– Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ!
Đọc báo lề phải:
Khai mạc Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
(TTXVN/VIETNAM+) LÚC : 14/12/15 10:39
Sáng 14/12, Hội nghị lần thứ 13 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
Hội nghị lần này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bàn về các nội dung: Tiếp thu ý kiến đóng góp của đại hội đảng bộ các cấp, của đại biểu Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng; Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; về nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII; Dự thảo Quy chế làm việc, Quy chế bầu cử tại Đại hội lần thứ XII của Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.
Toàn cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Trung ương cũng sẽ thảo luận, cho ý kiến về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng; Báo cáo tổng kết thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Báo cáo công tác tài chính đảng và Báo cáo các công việc quan trọng của Bộ Chính trị đã giải quyết từ sau Hội nghị Trung ương 12 đến Hội nghị Trung ương 13.
Thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gợi mở một số vấn đề để Trung ương thảo luận.
Về việc tiếp thu ý kiến đóng góp, hoàn thiện các dự thảo văn kiện trình Đại hội lần thứ XII của Đảng, tính đến ngày 6/11, đã có 68 đảng bộ trực thuộc Trung ương gửi báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận ở đại hội đảng bộ (và của đại hội đảng bộ cấp cơ sở, cấp huyện) góp ý vào các văn kiện trình Đại hội XII.
Từ ngày 15/9 đến 31/10, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, các cấp, các ngành đã chủ động tổ chức nhiều cuộc hội thảo, thảo luận và gửi về Trung ương hàng trăm bản tổng hợp ý kiến góp ý.
Đông đảo cán bộ, đảng viên, nhân dân và kiều bào ở nước ngoài cũng đã gửi thư, tài liệu, nhiệt tình đóng góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện trình Đại hội.
Các cơ quan chức năng của Trung ương đã tập hợp, phân loại các ý kiến đóng góp và xây dựng báo cáo tổng hợp, tổng cộng 1.547 trang.
Hầu hết các ý kiến đều thể hiện tâm huyết, thẳng thắn, tinh thần trách nhiệm cao với Đảng, với nhân dân, đất nước; hoan nghênh việc Trung ương cho công bố sớm Dự thảo các văn kiện để lấy ý kiến nhân dân; cho rằng đây thực sự là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, thể hiện tinh thần dân chủ ngày càng cao trong Đảng, trong nhân dân và xã hội; phát huy trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tham gia vào quá trình hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương nghiên cứu, thảo luận kỹ lưỡng, góp ý cụ thể vào báo cáo giải trình, tiếp thu và toàn văn các dự thảo với tinh thần thực sự cầu thị, trân trọng các ý kiến đóng góp của toàn hệ thống chính trị và nhân dân; tập trung cho ý kiến với đối với các đề xuất bổ sung, chỉnh sửa và toàn văn Dự thảo các văn kiện, nhất là những vấn đề còn có ý kiến hoặc phương án lựa chọn khác nhau. Đồng thời cũng cần bày tỏ chính kiến đối với những ý kiến sai trái, đi ngược lại quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng.
Từ đó, xem xét thông qua toàn văn dự thảo Báo cáo chính trị và Báo cáo kinh tế-xã hội trình Đại hội XII của Đảng.
Về Báo cáo tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về xây dựng Đảng, Tổng Bí thư nêu rõ trên cơ sở các báo cáo tổng kết của các đảng bộ trực thuộc, Bộ phận Thường trực Trung ương 4 đã chuẩn bị dự thảo các báo cáo tổng kết; tổ chức 4 Hội nghị tại Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh để lấy ý kiến của đại diện 42 tỉnh ủy, thành ủy và 31 cơ quan, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương.
Bộ Chính trị đã họp, thảo luận, tiếp thu, chỉ đạo hoàn chỉnh để trình Ban Chấp hành Trung ương.
Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, cho ý kiến về các nội dung nêu trong Báo cáo, tập trung vào 3 nội dung và 4 nhóm giải pháp. Đó là đánh giá về tình hình thực hiện Nghị quyết, chỉ rõ những việc làm được, những việc chưa làm được, những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và kinh nghiệm rút ra.
Đồng thời, góp ý thêm về phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 với những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể; kiến nghị, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII, Quốc hội, Chính phủ những vấn đề cần điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết.
Về nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, tại Hội nghị Trung ương lần này, Bộ Chính trị sẽ báo cáo Trung ương về kết quả chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương; nhân sự Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Trung ương sẽ bỏ phiếu biểu quyết danh sách các vị Ủy viên Trung ương khóa XI (cả chính thức và dự khuyết) trong độ tuổi và các vị Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp “đặc biệt” tái cử khóa XII.
Đồng thời, Trung ương cũng bỏ phiếu biểu quyết đề cử các vị đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi tham gia Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XII; bỏ phiếu biểu quyết đề cử nhân sự Ủy ban Kiểm tra Trung ương khóa XII.
Theo quy trình công tác nhân sự, các vị Ủy viên Trung ương khóa XI (kể cả chính thức và dự khuyết) viết phiếu giới thiệu các vị Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI đủ tiêu chuẩn, điều kiện trong độ tuổi ứng cử 4 chức danh lãnh đạo chủ chốt.
Nhấn mạnh đây là công việc hết sức hệ trọng, Tổng Bí thư đề nghị Trung ương tập trung thảo luận, cho ý kiến, tạo sự thống nhất cao, làm cơ sở để Trung ương bỏ phiếu quyết định về nhân sự và ghi phiếu giới thiệu nhân sự theo đúng quy trình.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Trung ương, trên cơ sở nắm chắc các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng và thực tiễn chỉ đạo tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp vừa qua, đặc biệt là kết quả thực hiện Quy chế bầu cử trong Đảng do Ban Chấp hành Trung ương khóa XI ban hành, đóng góp ý kiến để hoàn chỉnh dự thảo Quy chế làm việc và dự thảo Quy chế bầu cử trình Đại hội XII của Đảng. Chú trọng bảo đảm thực hiện đúng Điều lệ Đảng, các nguyên tắc, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp đến việc chuẩn bị và tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Tổng Bí thư đề nghị các đồng chí Trung ương nêu cao tinh thần trách nhiệm trước Đảng, nhân dân, đất nước, tập trung nghiên cứu, thảo luận, cho ý kiến để hoàn thành tốt nội dung, chương trình đề ra.
Theo chương trình, hội nghị làm việc đến ngày 22/12./.
Lời bàn: Trung Ương biểu quyết đề cử nhân sự BCT, Ban bí thư, kiểm tra trung ương đúng tiêu chuẩn điều kiện hạn định tuổi… còn tứ trụ ???? cuộc chiến chưa tàn
Công trình nước tiền tỷ, xây xong không… có nước
18:24 PM ngày 14 tháng 12 năm 2015
Được đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng, nhưng công trình nước sinh hoạt tại thôn Mỹ Đàm, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa) xây xong không sử dụng được vì… không có nước.
Bể nước thu đầu nguồn của công trình nước sinh hoạt tập trung tại thôn Mỹ Đàm, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành (Thanh Hóa). Ảnh: Hoàng Lam
Trao đổi với báo Tiền Phong, ông Trương Văn Huy- Trưởng thôn Mỹ Đàm, xã Thành Minh cho biết: Công trình nước sinh hoạt tập trung của thôn Mỹ Đàm được khởi công xây dựng và hoàn thành trong năm 2014.
Theo thiết kế thì sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, công trình này sẽ đưa nước sinh hoạt về 5 bể nước, phục vụ cho hơn 100 hộ dân (hàng trăm nhân khẩu) của thôn Mỹ Đàm.
Tuy nhiên, tháng 11/2014, công trình này được hoàn tất các hạng mục, nhưng bể thu đầu nguồn không thể dẫn nước về 5 bể nước sinh hoạt chung ở trong thôn được. Do đó, các hộ dân cũng không có nguồn nước để dùng.
Hiện người dân địa phương rất bức xúc với việc, công trình hoàn thành một năm, không sử dụng được nhưng ngành chức năng vẫn chưa có hướng khắc phục, xử lý để mang nước về cho dân làng.
Được biết, đây là công trình do Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển hạ tầng Thanh Hóa (có trụ sở tại TP Thanh Hóa) thi công, với tổng số vốn công trình là hơn 1,3 tỷ đồng. Đây là nguồn vốn của Nhà nước từ Chương trình 135 dành cho thôn, bản đặc biệt khó khăn.
Hoàng Lam
Nguồn: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/
Lời bàn: Công trình xử dụng được mới là chuyện lạ
Hai máy bay SU 22 rơi ở vùng biển Bình Thuận
Thứ Sáu, 17/04/2015 | 12:29 GMT+7
(congluan.vn) – Khoảng 11h35 phút ngày 16/4, hai chiếc máy bay quân sự SU-22 của Không quân Việt Nam đang thực hiện bay diễn tập tại địa phận gần đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận, đã bị mất tín hiệu liên lạc.
Lúc 11h24 phút, Biên đội 2 máy bay SU-22 cất cánh từ sân bay Phan Rang ra khu vực vùng trời đảo Phú Quý đã bị mất liên lạc lúc 11h35 phút. Khu vực mất liên lạc được xác định cách phía Bắc đảo Phú Quý khoảng 10-20km.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo các đơn vị Phòng không – Không quân, Hải quân, Cảnh sát biển, Biên phòng, Quân khu 7 khẩn trương điều động lực lượng, phương tiện đang hoạt động ở khu vực biển miền Trung và Bình Thuận phối hợp với ngư dân trên biển tìm kiếm cứu nạn 2 phi công, đồng thời xác định khu vực máy bay rơi.
Hai chiếc Su-22 rơi gần đảo Phú Quý.
Đồ họa: VnExpress.net
Lực lượng chức năng đã tìm thấy 3 thùng dầu phụ. Nhiều khả năng cả hai máy bay trên đã bị rơi và chìm xuống biển.
Hai phi công gặp nạn là Lê Văn Nghĩa (phi công cấp 1), lái máy bay Su-22, số hiệu 5857, cấp bậc Trung tá, chức vụ Phó Trung đoàn trưởng Trung đoàn 937, Sư đoàn 370; Phi công Nguyễn Anh Tú (phi công cấp 3) điều khiển máy bay Su-22, số hiệu 5863, cấp bậc Đại úy, Phi đội phó Phi đội 1, Trung đoàn 937, Sư đoàn 370.
Trung tá Lê Văn Nghĩa, quê ở huyện Ứng Hoà, Hà Nội, hiện đang sinh sống tại quận 7, TP.HCM; Đại uý Nguyễn Anh Tú, quê ở Kiến Thuỵ, Hải Phòng, hiện gia đình đang ở Phan Rang-Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Ông Nguyễn Hùng Tân- Chánh văn phòng Ủy ban phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận cho biết: Địa điểm sự cố có tọa độ 10″36’33 và 108’51’30 cách Tây Nam Đá bé 0,5 hải lý. 2 phi công trong vụ tai nạn đã thoát ra ngoài khi xảy ra sự cố máy bay rơi.
T.Toàn
Nguồn : http://congluan.vn/hai-may-bay-su-22-roi-o-vung-bien-binh-thuan/
Lời bàn: Lại máy bay rơi trên Biển Đông ! « sự cố kỹ thuật ? » súng lạ bắn rơi ? chờ xem !!!
Đâu là “nút thắt” khiến Nguyễn Văn Đài bị bắt?
Tác giả: Bien Che viết lúc 17/12/2015 | 17.12.15
Chiềng Chạ
Trước những gì Nguyễn Văn Đài đã thực hiện trong suốt thời gian qua thật dễ hiểu khi tại sao rất nhiều người thắc mắc, vì sao Nguyễn Văn Đài vẫn chưa bị bắt? Đặc biệt, sau hàng loạt những hành động mang tính công khai, thách thức các nhà chức trách thời gian gần đây của Đài (Xem thêm: Tại đây). Việc Đài bị bắt hôm qua cho thấy những “động tĩnh’ của gã đã bị chú ý tương đối sát sao và dường như chỉ chờ đến lúc mọi thứ chín muồi thì việc bắt Đài mới diễn ra. Vậy câu hỏi đặt ra đâu là nút thắt khiến Đài bị bắt?
Một hoạt động do Nguyễn Văn Đài tổ chức trước khi bị bắt (Nguồn: Internet).
Có lẽ nên bắt đầu từ tội danh khiến Đài bị bắt: Điều 88 – Bộ luật Hình sự. Điều luật này ghi rõ:
Điều 88. Tội tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa
Việt Nam, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười hai năm:
a) Tuyên truyền xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;
b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân;
c) Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm.
Căn cứ điều luật này và chi tiết sau đây sẽ thấy rõ hơn tại sao Đài lại bị bắt và tại sao là bắt ở thời điểm bây giờ chứ không là một thời điểm trước đó như nhiều người đang băn khoăn: Theo thông tin từ rất nhiều trang tin RFA hay Dân Luận với những dòng tít như “Hội AEDC và Trung Tâm Nhân Quyền VN tổ chức kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền”, “Kỷ niệm Quốc tế Nhân quyền: nhiều người hoạt động bị ngăn chặn” thì nhóm của Đài (Hội Anh em dân chủ) đã có rất nhiều hoạt động kỷ niệm ngày Quốc tế nhân quyền (10/12). Và điều đáng nói là nằm trong các hoạt động được lên lịch từ trước này, Đài và nhóm của mình không chịu yên phận bằng những cuộc hội thảo tổ chức mà thành phần tham gia đa phần là những kẻ có số có má trong giới “dân chủ cuội”; có thể kể đến những cái tên như JB Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Văn Đài, nhà thơ Trần Đức Thạch, ông Nguyễn Văn Túc (Hội Anh em dân chủ), Chị Trần Thị Nga, luật sư Nguyễn Văn Đài, Trịnh Anh Tuấn, Nguyễn Chí Tuyến, Trịnh Bá Tư, nhạc sĩ Tạ Trí Hải, Trần Quang Trung (No.U FC và Hội Bầu bí tương thân) và ngoài ra còn rất nhiều đại diện chính giới các nước, các nhân viên Đại sứ quán các nước đóng tại Hà Nội…. mà gã cùng nhóm của mình đã lặn lội vào tận Nghệ An để rao giảng nhân quyền và không may đã bị đánh (xem thêm: Tại đây).
Phải thừa nhận rằng, Đài sẽ không đời nào bị bắt nếu hành động của gã vẫn kín kẽ và không có bất cứ một sai sót nào? Tuy nhiên, cái sai đó dù không thuộc về gã nhưng tiếc rằng cái tật sĩ diện vô cớ khi luôn đứng vai trò là “ban tổ chức”, người lĩnh xướng cho các hoạt động này đã khiến gã phải trả giá. Xin nhấn mạnh điều này bởi hầu hết các buổi tọa đàm dưới danh nghĩa “Kỷ niệm Quốc tế nhân quyền” Đài rất ít khi phát biểu, gã đã khéo léo nhường diễn đàn cho những người tham gia. JB Nguyễn Hữu Vinh là một trong những kẻ tiên phong trong thực hiện điều này mà không hiểu đó là một điều mà Đài đang muốn để có thể thoát thân nếu bị sờ gáy; và trong dịp “kỷ niệm” vừa qua tại Hà Nội, Vinh là kẻ hăng máu nhất trong đám người tham gia với những đoạn phát biểu thể hiện rõ tư tưởng chống đối, xuyên tạc tình hình nhân quyền, tự do tại Việt Nam (xem thêm:
Vậy nhưng, đến thời điểm hiện tại Vinh vẫn chưa bị bắt mà người thế vào đó lại là Đài (kẻ tưởng mình cao tay và kín kẽ hơn). Hay nói cách khác, rõ ràng những cuộc “hội thảo” trá hình do Đài tổ chức thực chất là diễn đàn để cho những kẻ chống đối phát biểu, gieo rắc các luận điệu chính trị phản động. Và riêng điều này rất gần với khoản b, Điều 88 – BLHS: “b) Tuyên truyền những luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân”. Và với vai trò là “nhà tổ chức”, kẻ đứng ra kết nối những người còn lại cho nên Đài sẽ rất khó có thể tránh được việc bị chú ý và bị sờ gáy. Cho nên, nếu nhìn ở cấp độ và các hoạt động do Đài và nhóm của mình tổ chức thì vai trò của Đài thể hiện rất rõ nét; nó sẽ không bao giờ diễn ra nếu không có gã. Đấy cũng là yếu tố “giọt nước tràn li” dẫn tới sự việc Đài bị bắt như đã được thông tin.
Chưa hết, có một điều rất dễ thấy nữa là ở thời điểm trước, trong và sau dịp “kỷ niệm’ Quốc tế Nhân quyền, Nguyễn Văn Đài hoạt động rất nhiều. Dường như dấu chân của gã có ở rất nhiều địa phương trên dải đất hình chữ S này. Và đúng như câu “có đi ắt có dấu, có hành vi ắt có dấu vết”, việc hoạt động nhiều, trên nhiều địa phương, nhất là tại Hà Nội đã khiến gã tạo ra không ít những sơ hở chết người và đương nhiên với một kẻ từ lâu đã thuộc vào tầm ngắm thì thật dễ hiểu khi tại sao Cơ quan An ninh điều tra – Bộ Công an lại gần như ngay lập tức ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét nơi ở đối với Đài.
Đài là một kẻ rất khôn ngoan trong việc đối phó với hoạt động bắt, xử lý của các cơ quan thực thi pháp luật nhưng tiếc rằng “khôn ngoan không lại với trời”. Đó cũng là một bài học đắt giá với những ai sống trong xã hội đương thời mà luôn nuôi sự ảo tưởng cho chính mình!
Nguồn : http://molang0205.blogspot.fr/2015/12/au-la-nut-that-khien-nguyen-van-ai-bi.html
Lời bàn : … cũng có blogger lề phải… mà ở lề phải thì … ăn cơm chúa múa tối ngày.
Một máy bay của hãng Air France hạ cánh khẩn cấp ở Keynia vì nghi có bom
Ngày 20/12, người phát ngôn cảnh sát Charles Owino nói chiếc máy bay Boeing 777 của Air France mang số hiệu 463 đang trên đường tới sân bay Charles de Gaulle ở Paris thì phi công đề nghị hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay quốc tế Moi vào lúc 12h37.
Ông Owino cho hay máy bay chở 459 và phi hành đoàn 14 người, rời Mauritius lúc 9 giờ tối.
Theo người phát ngôn, thiết bị nghi là bom được phát hiện trong phòng vệ sinh.
Ông nói thêm rằng tất cả các hành khách đã được sơ tán an toàn và thiết bị khả nghi đã được mang đi. Hiện các chuyên gia về chất nổ đang điều tra thiết bị kể trên
Nguồn:http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=1344060#ixzz3uqRuSHXJ
Vui cười
– Tốt nhất chúng ta nên chia tay
Người vợ tiếp lời:
– Nếu điều đó làm anh vui..
Anh chồng ra điều kiện:
– Chúng ta mỗi người bước đi 10 bước về 2 hướng khác nhau, nếu hết 10 bước mà cả hai quay đầu lại thì coi như không có chuyện gì, còn không thì về sau này nếu có gặp lại nhau chúng ta vẫn coi nhau là bạn bè nhé.
Anh chồng kìm lòng bước qua 9 bước, đến bước cuối cùng thì quay đầu lại,…sững sờ khi thấy người vợ không đi về hướng ngược lại mà đi theo ngay sau lưng mình.
Người vợ điềm tĩnh nói:
– Chỉ cần anh quay lại, em luôn ở sau anh.
Anh chồng nghẹn ngào nấc không thành tiếng, ôm choàng vợ vào lòng rưng rưng, còn người vợ từ từ quẳng viên gạch giấu trong người xuống, nghĩ thầm trong bụng: “Chỉ cần mày bước thêm 1 bước nữa, viên gạch của bà sẽ đập nát đầu mày…”