Ván Cờ Hải Quân
Việt Báo – 29-10-2015
Tàu chiến Mỹ vào sát, trong vùng 12 hải lý của đảo nhân tạo do TC bồi đắp ở Biển Đông… Thế là TC tăng cường độ khẩu chiến.
May quá, chỉ là khẩu chiến từ phía TC. Chưa tốn viên đạn nào. Nhưng phía CSVN hầu như chỉ “gần như lặng lẽ nơi này,”
Bản tin Reuters cho biết hai Đô Đốc Tư Lệnh Hải quân Mỹ và TC sẽ nói chuyện với nhau một giờ đồng hồ qua hội thảo video vào Thứ Năm 29-10-2015.
Hai ông sẽ nói gì? Dĩ nhiên, sẽ không hung hăng kiểu Hà Nội từng hung hăng khẩu chiến với VNCH và Hoa Kỳ. Dĩ nhiên cũng sẽ không có lời lẽ từ bi dịu giọng…
Đây sẽ là cuộc hội thảo video từ xa giữa 2 ông Tư Lệnh Hải Quân Mỹ và TC… theo tin Reuters.
Trong khi đó, bản tin RFI ghi nhận:
“Ngay sau cuộc tuần tra bất ngờ tại Trường Sa, Biển Đông, trong khu vực 12 hải lý của nhiều đảo nhân tạo mà TC đòi hỏi chủ quyền, hôm qua, 27/10/2015, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter khẳng định: Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục các hoạt động tuần tra như vậy tại bất cứ nơi nào theo luật pháp quốc tế.
Hãng tin AFP dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: «Chúng tôi xuất phát từ nguyên tắc là chúng tôi sẽ có các hoạt động trên không và trên biển, và tất cả những nơi nào mà luật pháp quốc tế cho phép, và chúng tôi tiến hành các hoạt động như vậy khi cần thiết».
Phát biểu nói trên được Bộ trưởng Ashton Carter đưa ra trong một cuộc điều trần tại Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ. Vẫn theo AFP, một giới chức Bộ Quốc phòng Mỹ xin giấu tên khẳng định còn nhiều tầu chiến Hoa Kỳ sẽ được cử đến làm nhiệm vụ tại khu vực này.
Cuộc tuần tra của Hải quân Hoa Kỳ trong khu vực 12 hải lý nhiều đảo nhân tạo tại Trường Sa bị TC cực lực phản đối, coi như một hành động xâm phạm chủ quyền. Bắc Kinh đòi hỏi quyền kiểm soát trên gần như toàn bộ Biển Đông. Bắc Kinh coi các đảo nhân tạo mới bồi đắp là những vùng lãnh thổ thực thụ với phạm vi lãnh hải 12 hải lý.
Trong thời gian hai năm trở lại đây, đặc biệt là đầu hè năm nay, TC tăng cường mở rộng diện tích nhiều bãi san hô, đá ngầm, và xây dựng nhiều công trình kiên cố có thể phục vụ cho mục tiêu quân sự.
Hành động của TC khiến Hoa Kỳ và nhiều quốc gia Đông Nam Á lo ngại TC lấn tới để kiểm soát trên thực tế một trong những tuyến đường hàng hải quan trọng hàng đầu thế giới. Theo một số ước tính, lưu thông hàng hóa qua ngả Biển Đông chiếm khoảng một phần tư khối lượng vận tải hàng hóa toàn thế giới….”(ngưng trích)
Thực tế, tuy trễ nhưng còn hơn là không. Nói trễ, là vì công binh TC đã biến các bãi cạn thành các đảo nhân tạo kiên cố, có cả phi đạo và có thể chuyển thành căn cứu quân sự mới, một kiểu tiền đồn cho TC ở Biển Đông.
Trong khi đó, bản tin VOA ho biết Australia sẽ hoãn diễn tập hải quân với TC, cân nhắc đưa tàu tới Biển Đông.
VOA cho biết:
“Các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Úc đang cân nhắc khả năng điều tàu hải quân vào vùng biển gần các đảo nhân tạo mà Trung Quốc mới xây ở Biển Đông, trong trường hợp Australia quyết định theo chân Hoa Kỳ để thách thức tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Báo Wall St. Journal hôm nay, (28/10) dẫn lời một giới chức trong quân đội Úc quen thuộc với các nhà làm chính sách, nói rằng Australia đang cân nhắc những sự lựa chọn của mình. Giới chức này phát biểu không lâu sau khi tàu khu trục USS Lassen của Mỹ được máy bay hộ tống, đi ngang qua vùng biển trong phạm vi 12 hải lý –cách bãi đá Subi, một trong 7 bãi đá và bãi cạn thuộc quần đảo Trường Sa, nơi mà Trung Quốc đã bồi đắp thành đảo nhân tạo mới đây.
Vẫn theo WSJ, một giới chức khác đã tham gia công tác soạn thảo cẩm nang quân sự về Biển Đông cho Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne, xác nhận rằng các kế hoạch cho các hoạt động của tàu bè và máy bay trinh sát của hải quân Úc đã được soạn sẵn, mặc dù giới chức này không cho biết là liệu Canberra có ý định thực hiện ngay kế hoạch hay không.
Giới chức này cho biết quân đội Úc đã xem xét những sự lựa chọn của mình, kể cả kế hoạch cho tàu chạy ngang, hoặc máy bay bay ngang, các đảo nhân tạo trong Biển Đông trong nhiều tháng rồi, giữa lúc tình hình Biển Đông trở nên căng thẳng hơn.
Tuy nhiên Bộ trưởng Quốc phòng Úc Marise Payne hôm qua bác bỏ rằng hành động đó, nếu được thực hiện, sẽ thách thức quyết tâm của Trung Quốc. Văn phòng của bà không trả lời yêu cầu bình luận của báo WSJ hôm nay, về ý định của Australia và liệu Hoa Kỳ có trực tiếp yêu cầu Australia điều tàu hoặc máy bay vào khu vực nhạy cảm trong Biển Đông hay không….”(ngưng trích)
Thế giới thở phào nhẹ nhõm…Việt Nam vui mừng vô hạn, chỉ tiếc là Mỹ và Úc đều phản ứng chậm tới cả một năm.
Làm thế nào con người thông minh như TT Barack Obama lại nghĩ chậm mất cả năm như thế?
Phải chăng vì muốn chế độ CSVN hiểu thêm “tình bạn xã hội chủ nghiã vĩ đại” có ý nghĩa gì dưới mắt các quan lại Bắc Kinh?
Tại sao Hà Nội không cho dân biểu tình chống Tàu.