Tin Việt Nam – 24/10/2015

Cac Bai Khac

No sub-categories

Tin Việt Nam – 24/10/2015

Báo đảng TC: Ngăn Mỹ «xâm nhập» Trường sa

Tú Anh – 18-10-2015
media
Máy bay trinh sát Northrop Grumman E-2 Hawkeye của hải quân Mỹ hạ cánh xuống tàu sân bay USS George Washington trong lần ghé qua Biển Đông ngày 7/11/2013. – REUTERS/Tyrone Siu/Files

Vào lúc Chủ tịch TC Tập Cận Bình tuyên bố « cứng rắn » tại Biển Đông, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi quân đội TC «chuẩn bị đối đầu» với kế hoạch của hải quân Mỹ áp sát 12 hải lý các «tiền đồn» của TC trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền truyền thống của Việt Nam và Philippines.

Báo mạng Đài Loan Want China Times ngày 18/10/2015 cho biết trong một động thái “võ mồm”, Hoàn Cầu Thời Báo của TC kêu gọi hải quân và không quân phải chuẩn bị «đương đầu với hành động gây chiến» của Mỹ.

Trong những ngày qua, truyền thông quốc tế loan báo là hải quân Mỹ sẽ áp sát các đảo nhân tạo mà TC đang xây dựng tại Biển Đông để «phủ nhận chủ quyền của TC». Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương Harry B Harris Jr cũng cho biết đề nghị cho chiến hạm tiến sát 12 hải lý đã được đệ trình Bộ Quốc phòng và Tổng thống Obama.

Theo tờ báo thuộc xu hướng diều hâu của đảng Cộng sản TC thì những quyết định này là hành động «khiêu khích». Dưới danh nghĩa bảo vệ «quyền tự do lưu thông» tại biển Nam Trung Hoa, Hoa Kỳ gây sự để áp đặt vị thế siêu cường. Do vậy, theo Hoàn Cầu Thời báo, TC phải ngăn chận không cho tàu chiến và máy bay quân sự Mỹ «tự do» hoạt động trên biển và trên không gần các tiền đồn của TC.

Dường như để tìm cách biện minh trước cho trường hợp khai chiến, Hoàn Cầu Thời Báo cho rằng TC phải «quân sự hóa» các đảo nhân tạo, gửi chiến hạm phòng vệ. Trong trường hợp «Mỹ gia tăng nhịp độ xâm nhập» thì phải đưa thêm đại pháo và tên lửa chiến lược ra đối đầu.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản tới Việt Nam bàn Biển Đông

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói chuyện với phóng viên ở Tokyo, 24/12/2014.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nói chuyện với phóng viên ở Tokyo, 24/12/2014.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani sẽ có chuyến thăm Việt Nam vào tháng sau để gặp Đại tướng Phùng Quang Thanh. Hai bên sẽ thảo luận về các hoạt động của TC ở Biển Đông.

Đây sẽ là chuyến đi Việt Nam đầu tiên trong vòng 2 năm của người đứng đầu Bộ Quốc phòng Nhật Bản.

Hai bộ trưởng sẽ trao đổi về các hành động đơn phương của TC nhằm thay đổi hiện trạng ở Biển Đông. Các hoạt động bao gồm các dự án cải tạo lớn, xây dựng các cơ sở quân sự. Việt Nam là một trong các bên có liên quan đến tranh chấp lãnh thổ với TC ở Biển Đông.

Washington đang xem xét kế hoạch đưa tàu quân sự vào vùng biển quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh xây ở Biển Đông.

Có lẽ ông Nakatani cũng sẽ giải thích luật an ninh hàng hải của Nhật, ban hành tháng trước. Luật này cho phép Nhật Bản hành sử quyền tự vệ tập thể và mở rộng vai trò của Lực lượng Tự vệ của nước này.

Các nhà quan sát tin rằng ông Nakatani nhắm đến việc thúc đẩy hợp tác với Việt Nam để kiểm soát sự gia tăng hoạt động hải quân của TC.

Ông Nakatani cũng bày tỏ ý muốn tham dự một cuộc họp của các bộ trưởng quốc phòng của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), gồm 10 nước thành viên, cùng với Úc, TC, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, New Zealand, Nga và Hoa Kỳ, được tổ chức từ ngày 3 đến ngày 5 tháng 11 tại Malaysia. – Theo VOA

BT CSVN Phùng Quang Thanh: VN muốn quan hệ tốt với cả Mỹ và TC

botruongquocphong-622

Bộ trưởng Quốc phòng CSVN, Phùng Quang Thanh. Ảnh minh họa chụp trước đây.

Bộ trưởng Quốc phòng CSVN Phùng Quang Thanh tuyên bố tại Quốc hội Ba Đình chiều 22/10, là Việt Nam mong muốn quan hệ tốt với cả Hoa Kỳ cũng như TC, và sẽ không nghiêng hẳn về bên nào.

Trong phiên thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, Phùng Quang Thanh nói với các đại biểu quốc hội rằng, quan hệ với TC và Hoa Kỳ rất quan trọng đối với an ninh quốc gia của Việt Nam, và nếu Việt Nam có quan hệ tốt với cả Mỹ và TC, thì Việt Nam có thể giữ được thế cân bằng, độc lập và tự chủ.

Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cũng nhấn mạnh là, Việt Nam mong muốn giải quyết tranh chấp biển đông bằng biện pháp hòa bình; Việt nam mong muốn có hòa bình và ổn định để có thể phát triển đất nước.

Theo báo chí Việt Nam, bên cạnh vấn đề căng thẳng trên Biển Đông, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh không quên đề cập tới những thách thức về an ninh hiện nay, như điều ông gọi là diễn biến hòa bình và chiến tranh không gian mạng.

Việt Nam : Dự luật tôn giáo cản trở tự do tín ngưỡng?

Thụy My – 23-10-2015
media
Giáo dân người Hmong dự thánh lễ tại một nhà thờ ở vùng cao Sapa, miền Bắc Việt Nam. REUTERS/Kham

«Tại Việt Nam, người công giáo được yêu cầu phải thỏa hiệp với chính quyền»,đó là tựa đề bài viết của đặc phái viên Le Monde Bruno Philips tại Hà Nội. Chính quyền cộng sản muốn áp đặt một đạo luật đưa các tôn giáo vào khuôn phép, mà theo các vị giám mục Việt Nam thì đó là một bước thụt lùi «bóp nghẹt tự do».

Tác giả mô tả trong gian phòng đơn sơ của Tòa Tổng giám mục Hà Nội – một công trình xây dựng từ thời Pháp thuộc, Đức Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn thận trọng từng từ ngữ trước sự hiện diện của người phiên dịch chính thức. Nhưng điều này không ngăn trở ngài chỉ trích thẳng thừng một dự luật về tín ngưỡng và tôn giáo mới đây. Dự luật này cho thấy ý định của chính quyền muốn đưa ra các quy định trong quan hệ giữa Nhà nước cộng sản và các cộng đồng tôn giáo.

Hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn giải thích bằng một thứ tiếng Pháp chải chuốt: «Một mặt, chính quyền Việt Nam tỏ ra ngày càng cởi mở hơn đối với tôn giáo, mặt khác lại đề nghị một dự luật thực sự là một bước lùi đối với những tiến bộ đã đạt được trước đây».

Vị giáo phẩm 77 tuổi người miền Nam được Đức Giáo hoàng Phanxicô phong Hồng y hồi tháng Giêng, cho biết thêm: «Tại các thành phố lớn Việt Nam, mọi việc khá tốt đẹp giữa các tín đồ và chính quyền. Nhưng tại các tỉnh lẻ, lại là chuyện khác: đôi khi các cuộc họp của Hội đồng giáo xứ bị chính quyền địa phương cấm đoán. Ngoài ra, chúng tôi còn mong muốn được nhận lại các tài sản của Giáo hội bị tịch thu sau khi những người cộng sản lên nắm quyền, năm 1954 ở miền Bắc và năm 1975 tại miền Nam».

Giáo hội công giáo Việt Nam đã bị bất ngờ khi dự luật trên đột ngột được loan báo hồi tháng Tư. Hội đồng Giám mục phản đối ý tưởng về một đạo luật «bóp nghẹt tự do» trong một đất nước mà quyền tự do tôn giáo được ghi trong Hiến pháp. Theo đó, dự luật này không nhìn nhận sự hiện diện thực tế một cách hợp pháp của các tổ chức tôn giáo ; gây phức tạp thêm cho người công giáo đối với việc đấu tranh chống hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính chẳng hạn, và rất mơ hồ nhất là về vấn đề tài sản nhà đất.

Tất nhiên là Phó trưởng ban Tôn giáo Chính phủ, Dương Ngọc Tấn không đồng ý. Ông nói: «Luật này nhìn nhận các tổ chức tôn giáo, mang lại cho các tổ chức này một sự tự do rộng rãi. Hẳn là phải xác định điều gì có thể làm và điều gì không thể».

Giới công giáo Việt Nam vẫn là một lực lượng quan trọng, với 6,6 triệu tín đồ trên tổng số 95 triệu dân, tương đương 6,93% dân số, cho dù số lượng không tăng. Đây là một cộng đồng mà chính quyền không thể làm lơ, và đôi khi họ là một thử thách đối với quyền lực của đảng Cộng sản.

Tâm trạng nghi ngờ cũng liên quan đến các tôn giáo khác ở Việt Nam như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài… ở những mức độ khác nhau. Nhà nghiên cứu Trần Thị Liên đã viết: «Để cản trở tôn giáo trở thành lực lượng cạnh tranh chính trị, Nhà nước do Đảng lãnh đạo muốn duy trì kiểm soát toàn bộ các hoạt động tín ngưỡng. Cũng như truyền thống Khổng giáo trước đây, chính quyền cộng sản luôn tìm cách khống chế qua việc tấn phong hàng giáo phẩm».

Tình hình này hiện nay vẫn mang tính thời sự. Giám mục Giuse Đinh Đức Đạo thuộc giáo phận Xuân Lộc nói: «Các quy định đã được giảm nhẹ, nhất là việc tấn phong linh mục, nhưng các buổi lễ phong chức vẫn phải được ủy ban nhân dân địa phương cho phép».

Nhận định này nói lên nhiều điều về ý định kiểm soát của chính quyền tại một địa phương mà một phần ba dân số là tín đồ công giáo. Càng đi về gần phía Saigon, những tháp chuông nhà thờ liên tiếp hiện ra dọc theo tuyến đường. Xuân Lộc là một địa phương quan trọng đối với hàng giáo phẩm: sau trận Điện Biên Phủ năm 1954, hàng trăm ngàn giáo dân miền Bắc đã vào đây tị nạn. «Tự do tín ngưỡng dần dà từng bước có tiến bộ hơn» – vị giám mục thận trọng nói.

Tương tự với Giám mục Phêrô Bùi Văn Đọc, Tổng giám mục Thành phố Hồ Chí Minh. Ngài nói: «Chúng tôi sống trong một xã hội đang thay đổi, và Giáo hội cũng thay đổi, cho dù bản thể của thông điệp vẫn vậy. Cần phải xây dựng các cầu nối giữa chúng tôi và Nhà nước, chứ không phải dựng lên những bức tường. Cần có lòng kiên nhẫn».

Về phần nhà sử học Đỗ Quang Hưng, một trong những người soạn thảo dự luật thì cho rằng văn bản này đã «mở rộng các lãnh vực tự do, chẳng hạn lần đầu tiên chấp nhận tù nhân có quyền hành đạo». Tuy nhiên ông cũng nói thêm: «Nhưng điều quan trọng là dành tư cách pháp nhân cho các tôn giáo và giảm bớt sự kiểm soát của Nhà nước».

VNTB – Thư hiệp thông với Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm của Hội đồng Liên tôn Việt Nam

24.10.15

P.V (VNTB) Hoàn toàn ủng hộ các quyền lợi chính đáng, các đòi hỏi hợp lý và các cuộc đấu tranh kiên trì của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Chúc Quý Nữ tu thành công trọn vẹn.
 
Kính gởi:
– Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước
– Các Cộng đồng Tôn giáo tại Việt Nam
– Các Cơ quan Nhân quyền quốc tế
Tin tức cho hay từ sáng ngày 22-10-2015, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam tại khu đô thị mới Thủ Thiêm, Sài Gòn đã huy động nhiều viên chức, công nhân xây dựng và dân phòng mang theo xe cần cẩu và nhiều vật dụng (trong đó có bạt và tôn để quây kín), đến san bằng cơ sở của Dòng Nữ tu Mến Thánh Giá (một trường học nay đã bị biến trái phép thành trụ sở Ủy ban nhân dân phường Thủ Thiêm và sát cạnh tu viện) ở khu vực 76A đường Nhà Thờ, Thủ Thiêm, quận 2, thành phố Sài Gòn. Họ đồng thời cắt đặt đông đảo công an chặn hai đầu đường để đề phòng phản ứng của quần chúng và sử dụng nhiều phụ nữ lạ mặt để gây rối tại hiện trường. Ngay lập tức, các nữ tu già trẻ dòng Mến Thánh Giá và nhiều giáo dân Công giáo, thậm chí cả vị quản xứ Thủ Thiêm già nua bại liệt là linh mục Lê Đăng Niêm (79t), đã kéo đến để phản đối hành vi ăn cướp và phá hoại này. Họ liên tục đọc kinh cầu nguyện, đồng thời giăng nhiều biểu ngữ yêu cầu nhà cầm quyền không được đập phá ngôi trường vốn là sở hữu hợp pháp của Nhà dòng, hoặc phải bồi thường đúng pháp luật. Cũng có rất nhiều người khác tới hiệp thông song đã bị bạo quyền ngăn cản. Cuộc tranh đấu hiện đang tiếp tục.
Trước vụ việc đàn áp tôn giáo và cướp bóc nhân dân này, Hội đồng Liên tôn VN nhận định như sau:
1- Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm là một cộng đồng tu trì Công giáo đã hiện diện từ năm 1840, như một tụ điểm tâm linh và ngọn lửa tinh thần cho dân chúng trong vùng. Sau đó, nhà dòng đã xây dựng được ba ngôi trường để giáo dục giới trẻ (trường Nữ Thủ Thiêm, trường Nam Thủ Thiêm và trường Nữ Thánh Anna. Tổng diện tích 4000 m2), đem lại vô vàn ích lợi về văn hóa và đạo đức cho bao thế hệ con người sinh sống tại khu vực.
Sau năm 1975, do chính sách độc quyền giáo dục của chế độ Cộng sản (một kiểu độc quyền hại nhiều hơn lợi), các cơ sở đó được giao quyền sử dụng cho nhà nước nhưng vẫn thuộc quyền sở hữu của Giáo hội Công giáo (có cam kết rõ ràng vào ngày 15-10-1975 giữa Ủy Ban liên lạc Giáo dục Công giáo Tổng Giáo phận Sài Gòn và Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh). Đến tháng 9-2011, có dự án ‘xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm’, người dân bắt đầu di dời, ba ngôi trường cũng ngưng hoạt động. Do đó, Dòng viết đơn yêu cầu nhà cầm quyền hãy trả lại chúng, vì mục đích hiến trường ban đầu là giáo dục.
2- Thế nhưng Cộng sản đã giở trò lật lọng. Tháng 7-2012, Ủy ban Nhân dân phường mời Dòng lên làm việc để nghe ông phó Chủ tịch ngang nhiên cho biết ba ngôi trường đã bị công lập hóa, thuộc về nhà nước rồi, và chẳng có bằng chứng nào cho thấy đây là tài sản của Nhà dòng cả; ngoài ra, các cơ sở này nằm trong khu quy hoạch giải tỏa nên sẽ không được trả lại!?! Tháng 11-2012, nhà cầm quyền đập phá, cào bằng trường Nam Thủ Thiêm (bên hông nhà thờ Thủ Thiêm), biến nó thành bãi đất trống, hỏ hoang cho tới bây giờ. Còn trường Nữ thánh Anna thì bị biến thành Ủy ban nhân dân phường.
Mới đây, ngày 21-10-2015, nhà cầm quyền địa phương mời Nhà dòng lên làm việc với nội dung chính là lập lại luận điệu ngang ngược như năm 2012. Họ còn dám yêu cầu các nữ tu không được đòi hỏi nhà nước “đền bù” hay “bồi thường’ mà là hãy xin nhà nước “hỗ trợ”!?! Nhà dòng kiên quyết tỏ rõ lập trường rằng nhà nước phải bồi thường thỏa đáng theo luật đất đai và giá thị trường, còn trong lúc chờ đợi thì không được thay đổi hiện trạng của các cơ sở.
Ngay hôm sau, cái nhà cầm quyền luôn tự xưng là “nhà nước pháp quyền”, “của dân, do dân, vì dân” đã tỏ thái độ như thấy trên, làm rúng động công luận trong và ngoài nước.
3- Phải chăng vì nay đã ký vào Hiệp ước Đối tác xuyên Thái Bình Dương, không còn bận tâm chuyện chế tài của quốc tế (nhất là Hoa Kỳ)? Phải chăng vì khu đất muốn chiếm đoạt nằm ở vị trí vàng (trên bờ sông Sài Gòn, đối diện với bến Bạch Đằng), đem lại quá nhiều lợi nhuận? Phải chăng vì chủ trương xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm hoàn toàn xóa sạch bóng dáng tôn giáo (theo kiểu các “thành phố vô thần” tại Liên Xô và các quốc gia Đông Âu trước đây, mà thực tế đã trở nên những thành phố tội ác)? Nên nhà cầm quyền Cộng sản đã bất chấp lương tâm, cam kết, pháp luật và công luận; đã coi khinh bề dày hiện diện lâu đời, đóng góp văn hóa to lớn, giá trị tinh thần lớn lao của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm và nhu cầu chính đáng về tôn giáo của nhân dân khu vực (y như số phận mà nhà cầm quyền đang muốn dành cho chùa Liên Trì của Hòa thượng Thích Không Tánh)?
Do đó Hội đồng Liên tôn Việt Nam tuyên bố:
1- Hoàn toàn ủng hộ các quyền lợi chính đáng, các đòi hỏi hợp lý và các cuộc đấu tranh kiên trì của Dòng Mến Thánh Giá Thủ Thiêm. Chúc Quý Nữ tu thành công trọn vẹn.
2- Nhiệt liệt hoan nghênh thái độ hiệp thông của các vị linh mục cai quản giáo xứ Thủ Thiêm, của nhiều tín hữu Công giáo, của các cộng đồng tôn giáo bạn và của mọi người yêu chuộng công lý đang phổ biến tin tức, bày tỏ tâm tình ủng hộ dân oan nữ tu trong vụ việc này.
3- Tha thiết kêu gọi đồng bào và tín đồ trong thành phố đến hỗ trợ các nữ tu lâm nạn, đặc biệt là các đồng đạo (linh mục, tu sĩ, giáo dân thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn). Cất tiếng nói và tỏ hành động ôn hòa nhưng giữa một tập thể càng lớn bao nhiêu thì càng có sức mạnh bấy nhiêu.
4- Mạnh mẽ cảnh báo nhà cầm quyền duy vật vô thần, độc tài toàn trị tại trung ương lẫn địa phương. Đừng tưởng có những công cụ bạo lực mù quáng và những phương tiện tuyên truyền dối trá trong tay là các người tha hồ tác oai tác quái. Nhân nào thì hậu quả ấy. Gieo gió ắt có ngày gặt bão.
Tuyên bố tại Việt Nam ngày 23-10-2015
Các chức sắc trong Hội đồng Liên tôn VN đồng ký tên.
Cao Đài:
– Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240)
– Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117)
– Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719)
Công Giáo:
– Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371)
– Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205)
– Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820)
– Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335)
Phật Giáo:
– Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881)
– Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312)
Phật Giáo Hoà Hảo:
– Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160)
– Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234)
– Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039)
– Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082)
– Ông Tống Văn Chính (điện thoại: 0163.574.5430)
– Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094)
Tin Lành:
– Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045)
– Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464)
– Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348)
– Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716)
– Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908)
– Mục sư Lê Quang Du (điện thoại: 0121.2002.001)

AI PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM TRONG VIỆC ĐƯA TRUNG QUỐC XÂM LẤN TRƯỜNG SA?

Nguyễn Thanh Giang –  22/10/2015

Kính gửi Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Trong những sai lầm mà ĐCSVN phạm phải, việc đưa Nguyễn Phú Trọng lên làm Tổng Bí thư thuộc loại sai lầm nghiêm trọng nhất.

Tôi đã viết như sau trong bài “Lại nói về nguy cơ Lê Chiêu Thống hiện đại”, công bố ngày 20 tháng 4 năm 2013:

“Tổng Bí thư không học và chưa hề trải nghiệm thực tế lĩnh vực khoa học và công nghệ nói chung và nông nghiệp nói riêng; không học và chưa trải nghiệm thực tế về kinh tế-tài chính….Ông chỉ có một mớ sách Mác – Lênin cổ lỗ sĩ với một tệp văn kiện, diễn văn viết theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo tiền nhiệm.

(Tôi gọi ông là cậu ấm hiện đại, làm nghề cạo giấy. Cái mác giáo sư – tiến sỹ ông được gắn chẳng qua chỉ là trời ơi đất hỡi. Để làm được một luận văn khoa học nghiêm túc người ta không chỉ phải thiên kinh vạn quyển mà phải lăn lưng vào thực tế kiệm nghiệm để thu thập số liệu riêng của mình. Ông xào xáo không biết được mấy trang sách rồi đem cái giấy giới thiệu của ĐCSVN sang trường Đảng CSLX thì không thầy nào không thể không phê “otlichno” mặc dù chỉ người đọc thông viết thạo là có thể viết được luận văn kiểu ấy)

Chẳng những thế con người ấy còn tỏ ra rất non kém. Vì non kém, ông ta chỉ có thể thuyết giáo chung chung. Hoặc nói những điều vô thưởng vô phạt. Hoặc nói những điều cũ mèm lạc lõng, lạc hậu đến mức như là phản động.

Việc làm thì chẳng đâu vào đâu. Hồi làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thủ đô rất trì trệ. Kém hẳn so với Đà Nẵng, Sài Gòn và nhiều thành phố khác. Đã thế còn tiếp tay cho Siputra lậu thuế ba ngàn tỷ đồng để được hưởng một biệt thư trị giá một triệu đôla.

Hành động quyết liệt nhất trong đời NPT, sau này kể lại, chỉ có thể là hành động đã được ông biểu diễn trong Hội nghị Trung ương 4 vừa rồi. Thế mà, kết quả hành động này đã không chỉ mang lại thất bại cho cá nhân ông mà còn bôi nhọ cả “triều đình” ĐCSVN…

Những gì diễn ra trong Hội nghị TW4 không dấu nổi âm mưu sát phạt nhau giữa Nguyễn Phú Trọng với Nguyễn Tấn Dũng”.

Không hạ bệ được ông Nguyễn Tấn Dũng, NPT đứng khóc thút thít trên tivi như một đứa trẻ con. Càng trẻ con hơn khi ông từng “khoe phiếu bé ngoan” với “thiên triều” của ông. Sau đây là đoạn kể của tôi trong bài “Rất đáng phàn nàn về ông Nguyễn Phú Trọng” viết ngày 7 tháng 5 năm 2007:

“Ngạc nhiên hơn là, ông Nguyễn Phú Trọng oang oang báo cáo với Trung Quốc và với toàn thế giới rằng: “Từ ngày nhận lãnh cương vị chủ tịch Quốc hội, nước đầu tiên tôi đi thăm là Trung Quốc”.

Khi nghe ông Nguyễn Phú Trọng vừa nói câu trên, mặc dù đang ngồi trước một số người, như là một phản xạ vô điều kiện, tôi đột nhiên văng bậy: “Sao cái thằng cha ngu quá thế nhỉ!”

Nói ra như vậy hết sức vô chính trị. Chẳng nhẽ ông Nguyễn Minh Triết lên làm chủ tịch nước, ông Nguyễn Tấn Dũng lên làm thủ tướng chính phủ mà không sang thăm ngay Trung Quốc là không đúng bằng ông Nguyễn Phú Trọng hay sao? Chẳng nhẽ đối với Việt Nam, tất cả các nước đều chỉ được xếp hàng sau Trung Quốc hay sao?

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chọn Nhật Bản, chủ tịch Nguyễn Minh Triết chọn Lào là những nước đến thăm đầu tiên (chứ không phải Hoa Kỳ hay Trung Quốc) là rất thông minh ….

Có cụ cách mạng lão thành đặt câu hỏi: “Hay là họ muốn vỗ vào mặt nhau, muốn chèn nhau để được ưu tiên đón nhận ân huệ và sự bảo trợ của Trung Quốc?”

Trẻ con như vậy nhưng rồi NPT đã từng tỏ ra rất ngạo mạn, khinh khi. Giữa lúc Biển Đông trào sôi căm hận: Trung Quốc xây thành đắp lũy ở Hoàng Sa, tuyên bố thành lập thành phố Tam Sa, cắt cáp tàu thăm dò Dầu khí ở Trường Sa, cấm và bắn giết ngư phủ ta, không cho đánh cá ở Biển Đông …., Quốc hội bồn chồn lo lắng đòi được nghe, được bàn thảo về tình hình Biển Đông thì NPT gạt đi, bảo rằng “Tình hình Biển Đông không có gì mới. Chỉ có mấy hòn đảo thôi mà”!

Không chỉ lấp liếm tội ác cho giặc, NPT còn tiếp tay thực hiện âm mưu cô lập hóa Việt Nam, biến Việt Nam thành con mồi đơn độc trước dã thú.

Ai cũng thấy, trong tình hình hiện nay, Việt Nam không thể nào đơn phương đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông. Muốn giữ Biển Đông phải dựa vào luật pháp quốc tế và sự hỗ trợ của cộng đồng nhân loại. Nhưng, NPT đã từng âm mưu tước bỏ các bửu bối quan trọng đó để trói tay nạp mạng Việt Nam cho Trung Quốc.

Bản tuyên bố chung ký kết giữa NPT và Hồ Cẩm Đào ngày 15 tháng 10 năm 2011 không hề đả động đến DOC và COC, chỉ cam kết sẽ giải quyết các vấn đề Biển Đông theo “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”. Hai ngày sau khi NPT ký bản cam kết đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lưu Vi Dân, sung sướng tung hô trước thế giới rằng: “Tuyên bố chung Trung-Việt” có ý nghĩa chỉ đạo quan trọng trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lâu dài, lành mạnh và ổn định. Trung Quốc và Việt Nam thông qua đàm phán giải quyết tranh chấp trên biển giữa hai nước không liên can gì với bên thứ ba“.

Tháng 8 năm đó, sau “Đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh Việt-Trung”, Nguyễn Chí Vịnh cũng ném vào mặt quốc tế rằng: “Những tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc, rõ ràng cần giải quyết giữa hai nước với nhau”.

Vừa lấp liếm cho tội ác của giặc, vừa thực hiện âm mưu cô lập hóa Việt Nam, tại Hội nghị Shanggri-La 13, tên tướng rụt cổ Phùng Quang Thanh khua môi: “Những vấn đề có liên quan đến hai nước thì cần giải quyết song phương …. Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia, hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn, bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ, hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi”.

Trời ơi, thế này thì còn cần gì Bí thư Quân ủy Trung ương với Bộ trưởng Quốc phòng cho tốn cơm. Làm gì cần đánh giặc nữa vì họ đã sẵn sàng rước chúng vào làm tổ sư họ!

Cần lưu ý rằng, cự tuyệt quốc tế, song phương hóa vấn đề Biển Đông không phải chủ trương của Bộ Chính trị ĐCSVN mà chỉ là âm mưu của Trung Quốc được NPT rắp tâm thức hiện. Bằng chứng là trong bản Tuyên bố chung Việt Nam- Trung Quốc do Chủ tịch Trương Tấn Sang ký ngày 21 tháng 6 năm 2013 có nhấn mạnh đến DOC.

Quyết liệt hơn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giữa Hội nghị Shangri-La đã công khai “ra lệnh” cho Trung Quốc phải “thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC)”, Ông nói rất dõng dạc: “ASEAN và Trung Quốc cần đề cao trách nhiệm, cùng nhau củng cố lòng tin chiến lược, trước hết là thực hiện nghiêm túc DOC, nỗ lực hơn nữa để sớm có Bộ quy tắc ứng xử (COC) phù hợp với luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật biển 1982 (UNCLOS)”.

Thẳng thừng bác bỏ đàm phán song phương, Thủ tướng tha thiết gọi mời: “Tôi tin rằng các nước trong khu vực đều không phản đối can dự chiến lược của các nước ngoài khu vực nếu sự can dự đó nhằm tăng cường hợp tác vì hòa bình, ổn định và phát triển. Chúng ta có thể kỳ vọng nhiều hơn vào vai trò của các nước lớn, nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc, hai cường quốc có vai trò và trách nhiệm lớn nhất …”.

Biểu hiện thực tế trên cho thấy có hai Bộ Chính trị. “BCT NPT” là BCT phản động, BCT bán nước; “BCT NTD”, trong trường hợp này, đã nói đúng tiếng nói của dân tộc Việt Nam (Những mong rằng rồi sẽ làm như nói).

Trong nhiệm kỳ Tổng Bí thư của NPT nổi cộm nhất, nguy hiểm nhất, da diết nhất là vấn đề biển đảo Việt Nam bị Trung Quốc xâm lấn.

(Vấn đề tham nhũng, vấn đề tụt hậu, vấn đề tệ nạn xã hội … cũng nhức nhói và được nói đến nhiều, nhưng kết quả giải quyết chẳng ra gì. Tất cả ngày càng trở nên lụn bại hơn, nếu không muốn nói là thối nát. Giành lấy quyền trưởng ban chỉ đạo chống tham nhũng từ tay Thủ tướng, NPT làm tệ hơn. Chẳng những thế, để chạy tội non kém, NPT ngụy biện xằng bậy: Đường Tăng đi thỉnh kinh cũng phải hối lộ, Đánh chuột khéo vỡ bình).

Đối mặt với tai họa xâm lăng của Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất cương nghị: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng. Việt Nam luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”.

Trước tuyên bố ngang ngược của Tổng Bí thư ĐCSTQ kiêm Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Tập Cận Bình khi trả lời báo Wall Street Journal ngày 22/9/2015: Quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa của Việt Nam) ở Biển Đông “từ thời xa xưa đã là lãnh thổ của Trung Quốc”, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hôm 28/9/2015, trong bài phát biểu tại Hội Á Châu (Asia Society) ở New York cũng như trả lời Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) Việt ngữ, đã đáp trả dõng dạc:“Ngài Tập Cận Bình khẳng định Nam Sa từ lâu là của Trung Quốc thì chúng tôi cũng nói lại rằng đối với chúng tôi, lập trường trước sau như một không thay đổi. Chúng tôi gọi đó là Trường Sa và Hoàng Sa, trước sau như một là thuộc về Việt Nam chúng tôiChúng tôi có đầy đủ bằng chứng về lịch sử và thực tiễn pháp lý để xác định chủ quyền là của Việt Nam chúng tôi.”, Chúng tôi mong muốn mọi tranh chấp phải được giải quyết bằng luật pháp quốc tế. Đây là cách duy nhất (để giải quyết bất đồng)”.

Trong khi đó thì NPT như liệt khẩu, không hề nói được một câu ra hồn trước vấn đề tối khẩn thiết liên quan đến vận mệnh quốc gia.

Nhãn quan chính trị của NPT mù mờ, cái tầm của ông ta rất thấp (cái tâm cũng chẳng ra gì khi chỉ quẩn quanh lo bảo vệ những ý kiến trong luận văn của mình mà bỏ mặc tổ quốc, bỏ mặc nhân dân). Trên bàn cờ chính trị, trước đối thủ, NPT luôn luôn hoặc bị lừa, hoặc chậm một nước. Rất có thể Trung Quốc đã không dám đưa HD-981 vào Hoàng Sa, chưa dám xây “Trường thành cát” ở Trường Sa nếu Việt Nam kịp thời nâng quan hệ hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ lên tầm Hợp tác Chiến lược và có hải quân Hoa Kỳ đóng ở Cam Ranh.

Việt Nam luôn luôn bỏ qua những cơ hội vàng mà nhẽ ra những người lãnh đạo sáng suốt phải biết kịp thời năm lấy. Trong chuyến viếng thăm vịnh Cam Ranh đầu tháng Sáu năm 2012, đứng trên con tàu chở khí cụ USNS Richard E. Byrd, ông Panetta Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đã khẳng định một điều vô cùng quan trong trước báo chí: “Tàu hải quân của Hoa Kỳ có thể sử dụng cảng Cam Ranh là yếu tố quan trọng của mổi quan hệ giữa hai nước và chúng ta thấy khả năng xảy ra điều này là rất lớn trong tương lai”.

Năm 1978 ta đã từng cho Liên Xô thuê cảng Cam Ranh 25 năm để phục vụ cuộc chiến tranh lạnh của hai nước ngoài, ngày nay trước họa ngoại xâm, vì quyền lợi của chính bản thân, nhằm bảo toàn giang sơn gấm vóc sao ta không khẩn thiết mời Hoa Kỳ vào.

Còn có thể dẫn chứng nhiều việc làm dớ dẩn, nhiều câu nói u mê nhưng thiết nghĩ những gì vạch ra trên đây đủ chứng tỏ rằng NPT hoặc quá ngu dại, hoặc là nội ứng cho giặc. Không những không gỡ được Hoàng Sa mà chính NPT còn tạo điều kiện cho Trung Quốc xâm lấn Trường Sa. Tội lớn này chắc chắn lịch sử sẽ phán xử.

Tiến sỹ Trần Nhơn, nguyên thứ trưởng Bộ Thủy Lợi đã luận tội rất chính xác:

Đóng cửa, hiệp thương với “Cướp ngày”,
Giữa kỷ nguyên hội nhập Đông Tây.
Phải chăng hồn ma Lê Chiêu Thống
Nhập vào Nguyễn Phú Trọng hôm nay?!

Còn để những Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Chí Vịnh ngày nào trong bộ máy lãnh đạo thì nguy cơ mất nước còn hiển hiện. Hãy kịp thời đuổi ngay họ ra khỏi Đảng.

Vậy mà, bọn gián điệp Phương Bắc, bọn chân gỗ, hay chính Nguyễn Phú Trọng đang tim cách áp đặt phương án giữ NPT thêm nửa nhiệm kỳ TBT. Đây là tai họa khôn lường. Kính mong BCHTW ĐCSVN hãy hết sức cảnh giác.

Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5, ngõ 341, đường Trung Văn

Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội

Mobi: 0984 724 165