TC thực hiện kế hoạch khủng bố và lấn chiếm Biển Đông

Cac Bai Khac

No sub-categories

TC thực hiện kế hoạch khủng bố và lấn chiếm Biển Đông

Một thiết kế căn cứ quân sự nổi của chính quyền TC (Ảnh chụp màn hình của Naval Recognition)

Tác giả: Joshua Philipp, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính – 11-9-2015

Những chiến thuật của TC liên quan đến tình hình Biển Đông đang chuyển từ ‘lạ thường’ sang ‘kỳ quái’.

Kể từ tháng 12 năm 2013, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra hơn 2.900 mẫu đất ở quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông.

Chính quyển TC đã thực hiện điều này bằng cách sử dụng nhiều tàu thuyền bơm cát và bùn từ đáy đại dương để xây dựng nhiều hòn đảo mới. Sau đó, họ xây dựng nhiều đường băng, doanh trại quân đội và các thiết bị giám sát trên những hòn đảo này.

Hôm thứ Năm ngày 27 tháng 8, Bộ Quốc phòng Mỹ đã phát hành một báo cáo giải thích rằng đất đai mà lực lượng Hải quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa “đã giành lại được trong vòng 20 tháng qua là nhiều hơn 17 lần so với những vùng đất tranh chấp khác [mà họ tranh giành] suốt 40 năm trước đó”, và gần 95% lãnh thổ trong quần đảo Trường Sa nay đã thuộc chủ quyền của họ.

Không mấy khó hiểu khi sự việc này bắt đầu thổi bùng sự căng thẳng và đối đầu cả trong khu vực lẫn quốc tế.

Vì cộng đồng quốc tế ngày càng gây áp lực mạnh mẽ, nên từ ngày 5 tháng 8 chính quyền TC đã hứa sẽ ngừng hoạt động cải tạo đảo. Nhưng điều đó sẽ không xảy ra trước khi họ dồn toàn lực vào một chiến dịch xây dựng đảo tối hậu: cũng dựa theo báo cáo trên của Lầu Năm Góc, thì trong số 2.900 mẫu mới mà họ đã tạo ra thì có 900 mẫu đã được thực hiện chỉ trong vòng 1 tháng, từ tháng 5 đến tháng 6.

Những ai có theo dõi vấn đề này có thể nhớ rõ những gì đã xảy ra từ tháng 5 đến tháng 6. Mỹ đã gia tăng những nỗ lực của mình để làm việc với các nước láng giềng của TC. Và vào ngày 30 tháng 5, tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter đã công bố Sáng kiến An ninh Hàng hải Đông Nam Á để giải quyết những thách thức về lĩnh vực hàng hải trong khu vực này.

Chính quyền TC đã bị ép vào đường cùng. Vì vậy, họ hứa sẽ dừng lại [việc cải tạo đảo], và hãng tin Reuters đã công bố một bài viết được truyền bá rộng rãi vào ngày 5 tháng 8, với tiêu đề “Trung Quốc tuyên bố đã ngừng hoạt động cải tạo đảo ở Biển Đông”.

Nhưng bất cứ ai nghĩ rằng TC đã thực sự ngừng lại, thì họ đang bị lừa dối một cách trắng trợn. “Các hãng tin ở Mỹ cho rằng đây là sự thay đổi trong chính sách [của chính quyền TC], nhưng thực tế thì hoàn toàn không phải là như vậy”, cô Mira Rapp-Hooper, Giám đốc Tổ chức Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã phát biểu trong một cuộc phỏng vấn trước đó với thời báo Đại Kỷ Nguyên.

“Điều này có nghĩa là TC đang chuyển sang giai đoạn hai, tức là xây dựng cơ sở vật chất và năng lực [quân sự] trên những hòn đảo này”.

Thêm vào đó, chiến lược của họ ngày càng tinh vi hơn: toan tính làm đảo nổi [đưa xuống Biển Đông].

Lực lượng Hải quân thuộc Quân giải phóng Nhân dân TC đang xây dựng “công trình đảo nổi nhân tạo khổng lồ” (từ viết tắt của nó là “cơ cấu nổi siêu lớn VLFS”), tạp chí chuyên đề tình báo hải quân Navy Recognition Online từ Luân Đôn đã đăng bài báo cáo đầu tiên của mình vào ngày 9 tháng 8:

“Công trình VLFS được phát hiện đầu tiên dài hàng ki-lô-mét và do hàng loạt môđun nổi ghép lại với nhau. Nó có thể được lắp ráp theo yêu cầu và sử dụng như một bến tàu, cơ sở hậu cần và sân bay nổi. Một hòn đảo nổi, hoặc sân bay, hoặc căn cứ hải quân khổng lồ có thể được tạo nên bằng cách liên kết một vài “bệ nổi”, điều đó rất có giá trị sử dụng về mặt quân sự cũng như dân sự, một chuyên gia đã trả lời trong một cuộc phỏng vấn của đài truyền hình Thâm Quyến”.

Câu chuyện về cơ cấu nổi siêu lớn VLF đã được tờ báo Business Insider tường thuật vào ngày 10 tháng 8 (nhưng vì lý do nào đó, nó đã bị xóa).